Chương I Tình hình đầu tư phát triển y tế tuyến huyện bằng nguồn Ngân sách nhà nước LỜI NÓI ĐẦU “Con người là nguồn tài nguyên quý báu nhất của xã hội, con người quyết định sự phát triển của đất nước,[.]
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Y TẾ TUYẾN HUYỆN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA MẠNG LƯỚI Y TẾ TUYẾN HUYỆN
1 Đặc điểm và vai trò của ngành y tế.
1.1.1 Hàng hoá của ngành y tế
* Hàng hoá của ngành y tế là hàng hoá công cộng (Hàng hoá có hai loại là hàng hoá công cộng và hàng hoá cá nhân) Hàng hoá công cộng là loại hàng hoá mà các thành viên trong xã hội có thể sử dụng chung với nhau, việc sử dụng của người này không làm ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của người khác.
* Phân loại hàng hoá công cộng : Có hai loại hàng hoá công cộng :
+ Hàng hoá công cộng thuần tuý
+ Hàng hoá công cộng không thuần tuý.
Việc phân loại thế này giúp cho ta xác định được hàng hoá của ngành y tế là thuộc loại hàng hoá công cộng không thuần tuý, do nó không có đầy đủ các đặc điểm của hàng hoá công cộng thuần tuý Vậy đặc điểm của hàng hoá công cộng thuần tuý là gì?
* Đặc điểm của hàng hoá công cộng thuần tuý:
-Thứ nhất , không thể thực hiện được việc định suất để sử dụng Ví dụ như quốc phòng, nếu quốc phòng của một nước đặt mục tiêu là ngăn chặn một cuộc tiến công từ nước ngoài thì tất cả công dân trong nước đều được hưởng lợi ích này, không có cách nào có thể loại trừ các cá nhân ra khỏi sự hưởng thu này. Việc ngăn chặn không cho ai hưởng nhiều khi rất tốn kém và còn nguy hại nữa.
Ví dụ, nếu không cho ai hưởng Chương trình tiêm chủng mở rộng thì có thê gây nguy hại cho xã hội.
- Thứ hai , hàng hoá công cộng không cần thiết định suất việc sử dụng, điều đó có nghĩa là không cần thiết loại trừ bất cứ người tiêu dùng nào, vì tiêu dùng của một cá nhân không làm giảm số lượng có thể tiêu dùng của những người khác Nói khác, khi chi phí cận biên của cung ứng hàng hoá cho một cá nhân tăng thêm là bằng không thì cần định suất hàng hoá công cộng Ví dụ, chi phí quốc phòng không bị ảnh hưởng khi sinh thêm một đứa trẻ hay thêm một người dân nhập cư vào đất nước
Tóm lại, y tế là một loại dịch vụ công, có hai đặc điểm cơ bản trong tiêu dùng là tính không loại trừ và tính không cạnh tranh “Không cạnh tranh” có nghĩa là việc sử dụng, tiêu dùng của người này không làm giảm đi hoặc ảnh hưởng đến việc sử dụn, tiêu dùng của người khác “Không loại trừ” có nghĩa là tất cả mọi người đều có quyền sử dụng, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ đó.
1.1.2 Tính nhân đạo Đây là ngành sử dụng các phương tiện kỹ thuật để can thiệp vào việc chăm sóc và bảo vệ, cứu chữa con người bị bệnh tật và ốm đau Chính vì vậy ngành y tế là ngành có trách nhiệm cao, để chăm sóc sức khoẻ nhân dân một cách tốt nhất Bên cạnh đó, nước ta thực hiện chính sách xã hội nhân đạo với con người thì tinh thần nhân đạo càng cao hơn cả Chính vì tinh thần nhân đạo trong y học mà người làm công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân được ví: ‘Lương y như từ mẫu”.
Ngành y tế luôn có những ưu tiên đặc biệt cho những đối tượng dễ nhạy cảm với những biến động nhỏ trong cuộc sống, chịu thiệt thòi và chưa được quan tâm đúng mức trong cuộc sống hàng ngày như người nghèo, trẻ em, phụ nữ mang thai, đồng bào dân tộc thiểu số, sinh viên, người già…
1.1.3 Tính xã hội hoá trong ngành y tế
Xã hội hoá là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội vào phát triển ngành y tế để ngành y tế thực hiện tốt sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong thời kì công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Nếu như trước đây thời còn bao cấp thì ngân sách nhà nước chịu mọi chi phí cho việc khám chữa bệnh của nhân dân, nói khác là người dân khám bệnh không phải chịu phí tổn, viện phí gì cả Những năm gần đây với mục đích nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho toàn dân nên nhà nước ta thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để huy động các nguồn vốn khác nhau để đầu tư cho y tế như đóng viện phí khi người dân đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện, bảo hiểm xã hội, quỹ khám chữa bệnh vì người nghèo, quỹ sự nghiệp y tế….
Xã hội hoá y tế còn được biểu hiện bằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào công tác vệ sinh môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, công tác phòng chống các dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, vận động kế hoạch hoá gia đình…
1.1.4 Tính tập thể, cộng đồng
Ngành y tế với vai trò chăm sóc sức khoẻ nhân dân nên đòi hỏi sự phối hợp chuẩn xác, nhịp nhàng giữa các bộ phận chuyên môn y tế nhằm mục đích phòng bệnh cho người khỏe và chữa bệnh cho người ốm để họ nhanh chóng phục hồi tiếp tục làm việc, cống hiến sức lực, trí lực cho sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2.1 Bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, có sức khoẻ là có tất cả, là một trong những điều cơ bản giúp con người sống hạnh phúc Bảo vệ sức khoẻ nhân dân chính là cung cấp nguồn nhân lực để thực hiện phát triển kinh tế- xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân, ngành y tế luôn nỗ lực để hoàn thành tốt vai trò của mình.
1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực
Các yếu tố của sản xuất: lao động, vốn, tài nguyên, khoa học công nghệ, trong đó vốn và lao động là hai yếu tố quyết định chủ yếu tới năng suất lao động, trong hai yếu tố quan trọng đó thì lao động lại là yếu tố quyết định hơn cả. Nếu như không có sức khoẻ và trí tuệ thì không thể sử dụng các yếu tố sản xuất khác.
Nuôi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trong thời đại ngày nay có giá trị kinh tế xã hội hết sức quan trọng vì nó là nguồn nhân lực năng động nhất trong mọi nguồn lực Con người ngày nay đã được đặt đúng vị trí thực sự của nó đó là: Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của nền sản xuất xã hội,; vừa là người sản xuất vừa là người tiêu dùng; là trung tâm, mục tiêu, động lực của mọi sự phát triển.
1.2.3 Nhà nước thực hiện được chức năng công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Công bằng là bản chất của Chủ nghĩa xã hội, công bằng trong chăm sóc sức khoẻ là thể hiện tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta Xuất phát từ khía cạnh công bằng, chúng ta hiểu công bằng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ trước hết là đảm bảo cho người dân đều được chăm sóc sức khoẻ, mọi người dân đều được dễ dàng tiếp cận vớí các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ theo hướng mọi người có bệnh như nhau sẽ được chăm sóc y tế như nhau Vì vậy, đầu tư cho chăm sóc sức khoẻ nhân dân sẽ góp phần đảm bảo công bằng, thể hiện bản chất nhân đạo và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền y tế nước nhà Thực hiện sự công bằng là đảm bảo cho mọi người dân đều được chăm sóc sức khoẻ, phù hợp với khả năng kinh tế - xã hội của vùng, địa phương, đồng thời nhà nước có chính sách khám chữa bệnh miễn phí và giảm phí đối với người có công với nước, người nghèo, người sống ở vùng khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số.Phát triển y tế trong điều kiện nước ta là một quốc sách để hỗ trợ cho người có thu nhập thấp và trung bình, đảm bảo được sự công bằng, hiệu quả và tiết kiệm trong khám chữa bệnh.
2 Đặc điểm, vai trò và vị trí của y tế tuyến huyện.
- Mô hình tổ chức của các cơ sở y tế tuyến huyện:
Theo Nghị định số 171/NĐ-CP và Nghị định số 172/NĐ-CP ngày 29/09/2004 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12/04/2005 của Bộ Y tế-Bộ Nội vụ thì trung tâm y tế tuyến huyện được tách thành bệnh viện đa khoa huyện (bao gồm cả phòng khám đa khoa khu vực) và trung tâm y tế dự phòng huyện
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ TUYẾN HUYỆN NHỮNG NĂM QUA
1 Tình hình vốn ngân sách nhà nước (NSNN) đầu tư cho toàn ngành y tế giai đoạn 2001-2005.
Nguồn lực đầu tư phát triển ngành y tế giai đoạn 2001-2005 là 59.783.208 triệu đồng.
- Từ Ngân sách và ODA là 40.734.208 triệu đồng (bao gồm cả chi khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, chi khám chữa bệnh cho người nghèo từ nguồn bảo đảm xã hội; chưa bao gồm chi y tế trong lĩnh vực an ninh quốc phòng).
- Từ thu phí, lệ phí là 19.049.000 triệu đồng.
Bảng 1: Vốn đầu tư toàn xã hội cho ngành y tế giai đoạn 2001-2005. Đơn vị: Triệu đồng
Viện phí 7.616.855 8.786.282 11.243.227 14.266.960 17.869.884 59.783.208 3.1.Chi NSNN cho y tế 5.411.855 6.183.582 7.612.927 9.249.960 12.275.884 40.734.208 3.2 Viện phí 2.205.000 2.602.700 3.630.300 5.017.000 5.594.000 19.049.000 4.Chi NSNN cho y tế/GDP
5.Chi NSNN cho y tế/chi
Nhận xét : Ngân sách nhà nước chi cho y tế bình quân giai đoạn này vào khoảng 4,6 % tổng chi cân đối ngân sách nhà nước, có xu hướng tăng từ 4,17% năm 2001 lên 5,34% vào năm 2005.
* Nội dung chi cụ thể Ngân sách cho y tế như sau:
- Chi đầu tư phát triển (trong đó chủ yếu chi đầu tư XDCB).
- Chi Dự trữ quốc gia.
+ Chi khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi.
+ Chi nâng cấp trang thiết bị.
- Chi khám chữa bệnh cho người nghèo (từ nguồn bảo đảm xã hội).
- Chi cho Chương trình Mục tiêu quốc gia.
* Ngân sách nhà nước chi cho y tế được phân cấp thành Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương Trong đó:
- Ngân sách trung ương chi cho y tế thông qua Bộ Y tế và các Bộ, ngành khác quản lý.
- Ngân sách địa phương chi cho y tế tỉnh, huyện, xã.
Bảng 2: Vốn đầu tư NSNN cho y tế phân theo cấp ngân sách giai đoạn
3 Chi thường xuyên 3.766.000 4.231.000 4.933.000 5.223.460 6.983.884 25.137.344 -NSTW 811.900 823.800 955.500 1.075.880 1.161.884 4.828.964 -NSĐP 2.954.100 3.407.200 3.977.500 4.157.580 5.822.000 20.308.380 3.1.Chi Sự nghiệp y tế 3.696.000 4.231.000 4.933.000 5.223.460 5.923.884 24.007.344 -NSTW 796.000 823.800 955.500 1.075.880 1.083.884 4.735.064
4 Chi KCBcho người nghèo (ĐP) 769.000 751.000 751.000 2.271.000
Nhận xét: Ta thấy năm 2005 vốn đầu tư cho địa phương quản lý tăng lên một cách nhanh chóng, đạt 9.687.915 triệu đồng Nguyên nhân là do:
-Ngân sách trung ương hỗ trợ cho địa phương thực hiện các đề án nâng cấp bệnh viện y tế tuyến tỉnh và huyện
- Do thực hiện chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi.
* Chi tiết các nội dung chi cho toàn ngành y tế năm 2005 và giai đoạn2001-2005 như sau:
1.1 Chi đầu tư phát triển:
Thực hiện giai đoạn 2001-2005 là 10.775 tỷ đồng; chiếm khoảng 4% tổng chi của NSNN (Chiếm khoảng 4% tổng chi ngân sách nước, trong đó vốn ngoài nước (ODA) chiếm 20%, vốn trong nước chiếm 80%) Riêng năm 2005, thực hiện là 3.830 tỷ đồng, tăng 38,3% so với thực hiện năm 2004, nguyên nhân là do có 358 tỷ đồng ngân sách trung ương bổ sung vốn đầu tư có mục tiêu để cho các địa phương thực hiện đề án nâng cấp hệ thống y tế tỉnh, huyện và dự kiến có khoảng 200 tỷ đồng đầu tư từ chương trình 168,186 cho các huyện khó khăn.
1.2 Chi Dự trữ quốc gia.
Thực hiện giai doạn 2001-2005 khoảng 26 tỷ đồng, riêng năm 2005, thực hiện là 16 tỷ đồng, đạt 100% dự toán giao, trong đó có 12,8 tỷ đồng mua tăng thuốc dự trữ, nguyên liệu làm thuốc; 3,2 tỷ đồng tăng trang thiết bị dự trữ.
Thực hiện giai đoạn 2001-2005 là khoảng 25.137 tỷ đồng Trong đó năm
2005 dự toán giao là 6.432 tỷ đồng (tổng chi YTSN là 6.947 tỷ đồng trừ 515 tỷ đồng cho Chương trình Mục tiêu quốc gia), thực hiện 6.983 tỷ đồng tăng 551 tỷ đồng so với dự toán do:
Tăng chi khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi khoảng 250 tỷ đồng (200 tỷ đồng cho các địa phương như Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai, Hải Phòng; 40 tỷ đồng của Bộ Y tế và 10 tỷ đồng của các Bộ, ngành)
Ngân sách bổ sung để thực hiện điều chỉnh chính sách tiền lương, phòng chống bệnh dịch… khoảng 482 tỷ đồng, trong đó các đơn vị thuộc Bộ Y tế là 12,9 tỷ đồng, các địa phương là 469 tỷ đồng.
Chi từ nguồn viện trợ giảm 181 tỷ đồng do trước đây tính vào chi thường xuyên nay chuyển sang chi cho Chương trình Mục tiêu quốc gia.
1.4 Chi chương trình mục tiêu quốc gia:
Thực hiện cả giai đoạn 2001-2005 là : 2.524 tỷ đồng Năm 2005 dự toán giao 515 tỷ đồng, thực hiện là 695 tỷ đồng, tăng 181 tỷ đồng nguồn viện trợ cho phòng chống HIV/AIDS, Chương trình tiêm chủng mở rộng trước tính vào chi cho thường xuyên nay đề nghị tính vào chi cho Chương trình Mục tiêu quốc gia.
1.5 Chi quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo (chi từ nguồn bảo đảm xã hội)
Chương trình này thực hiện trong giai đoạn 2003-2005 dự kiến là : 2.271 tỷ đồng mức đầu tư, trong đó thực hiện của năm 2005 là 751 tỷ đồng, bằng 100% so với dự toán
* Tình hình thực hiện dự toán ngân sách do Bộ y tế trực tiếp quản lý năm 2005
Dự toán chi NSNN năm 2005 được Chính phủ và Bộ tài chính giao là 2.179.527 triệu đồng Trong đó:
- 881.700 triệu đồng chi đầu tư phát triển;
- 1.080.463 triệu đồng chi thường xuyên;
- 217.364 triệu đồng chi Chương trình MTQG.
Việc phân bổ và giao dự toán năm 2005 đã được thực hiện theo đúng quy định trong Luật NSNN (sửa đổi), ước thực hiện 6 tháng và cả năm 2005 như sau:
Bảng 3: Tình hình thực hiện dự toán Ngân sách do Bộ y tế trực tiếp quản lý năm 2005. Đơn vị: Triệu đồng.
TH 6 tháng Ước thực hiện cả năm 2005
Số tiền % DT Số tiền %DT
I Chi đầu tư phát triển 881.700 881.700 259.750 31,0 881.700 100,00
3-Chi SN Đào tạo 186.000 2.552 188.552 87.560 47,1 188.552 101,37 4-Chi SNYT 832.700 52.884 885.584 401.172 45,3 885.884 106,35 5-Chi QLHC 17.350 1.187 18.537 8.112 46,7 18.537 106,84
III Chi CTMTQG 217.364 217.364 96.727 44,5 217.364 100,00 Tổng cộng 2.179.527 56.623 2.236.150 907.648 40,12 2.236.150 102,60
2 Tình hình đầu tư cho mạng y tế tuyến huyện một số năm qua.
Trong toàn quốc có 1.589 cơ sở y tế tuyến huyện, trong đó có 655 trung tâm y tế, 891 phòng khám đa khoa khu vực và 43 bệnh viện đa khoa khu vực với tổng số 59.556 giường bệnh, chiếm 50% tổng số giường bệnh của các cơ sở y tế công lập trong cả nước.
Trong thời gian qua, Nhà nước đã quan tâm đầu tư nâng cấp các trung tâm y tế huyện, trong đó chủ yếu từ các dự án ODA và theo mục tiêu cụ thể như dự án Hỗ trợ y tế quốc gia chỉ tập trung vào nhà kĩ thuật, dự án dân số KHHGĐ tập trung vào khoa sản.
Theo thống kê đánh giá của Bộ y tế mức đầu tư cho y tế tuyến huyện còn rất thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu Y tế tuyến huyện là tuyến được đầu tư thấp nhất, hàng năm chiếm khoảng 20 % mức đầu tư cho ngành y tế ( trong khi đó số giường bệnh tuyến huyện chiếm khoảng 50% tổng số giường bệnh của cả nước).
Bảng 4: Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho mạng lưới y tế tuyến huyện giai đoạn 2001 – 2005. Đơn vị: Triệu đồng.
Chi NSNN 2001 2002 2003 2004 2005 Cộng 5 năm NSĐP 3.816.650 4.372.936 5.760.020 6.991.007 9.687.915 30.628.528 NSĐP chi cho tuyến huyện
3 Chi KCB chi người nghèo
Nguồn: Bộ Y tế Đầu tư cả cơ sở vật chất, cả trang thiết bị cho y tế tuyến huyện mới đạt khoảng 400 tỷ đồng/ năm (bao gồm cả vốn đầu tư XDCB tập trung, vốn ODA, chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên).
Bảng 5: Vốn đầu tư phát triển y tế tuyến huyện thực hiện giai đoạn 2001 – 2005. Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn, CT, DA 2001 2002 2003 2004 2005 Cộng 5 năm
3 DA hỗ trợ y tế quốc gia(1996 – 2002)
4 Dự án y tế nông thôn(2002
6 NSTW hỗ trợ cho tuyến huyện
Mức vốn đầu tư thông qua các chương trình, dự án và nguồn vốn ĐT XDCB :
- Nguồn vốn XDCB tập trung và chi mua sắm, sửa chữa từ kinh phí thường xuyên hàng năm vào khoảng 200 tỷ đồng/năm
- Đầu tư thông qua Chương trình Nâng cấp trang thiết bị y tế vào khoảng
400 tỷ đồng trong giai đoạn 1994-2001 (đã kết thúc vào năm 2001).
- Dự án Hỗ trợ y tế quốc gia (1996-2002) đã đầu tư khoảng 350 tỷ đồng cho 164 huyện thuộc 18 tỉnh. Đến hết năm 2004 đã hoàn thành đưa vào sử dụng 164 trung tâm y tế huyện, tăng 103.320m 2 sử dụng, và 54 phòng khám đa khoa khu vực, tăng 16.470 m 2 góp phần chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho đồng bào của 18 tỉnh khó khăn.
ĐÁNH GIÁ
1 Một số thành tựu cơ bản đã đạt được của ngành y tế nói chung và của y tế tuyến huyện nói riêng.
1.1 Các mục tiêu đầu tư của ngành y tế đến năm 2005.
Tập trung phát triển y tế dự phòng, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển nòi giống. Ưu tiên phát triển mạng lưới y tế, bảo đảm tất cả các xã có trạm y tế, có trang thiết bị và thuốc men thiết yếu, tăng cường cán bộ y tế cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; tăng cường đầu tư cho y tế dự phòng, nâng cao sức khoẻ của nhân dân.
Cải tạo nâng cấp hệ thống bệnh viện, phòng khám và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đặc biệt là tuyến cơ sở.
Tăng cường giám sát kĩ thuật của y tế tuyến trên đối với tuyến cơ sở, bảo đảm cho y tế cơ sở đủ khả năng phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh theo tuyến kĩ thuật. Đầu tư xây dựng các cơ sở y tế ở vùng thường bị thiên tai, bão lụt theo hướng kiên cố hoá, bảo đảm điều kiện chữa bệnh trong suốt bốn mùa.
Phấn đấu trong giai đoạn 2001-2005 thực hiện tốt chiến lược y tế và chiến lược dân số, mọi người được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng, sống trong môi trường an toàn,phát triển tốt về thể chất và tinh thần Tăng tuổi thọ bình quân từ
68 tuổi năm 2000 lên 70 tuổi vào năm 2005, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 34% năm 2000 xuống còn 24% năm 2005; tăng chiều cao trung bình của thanh niên từ 1,58m năm 2000 lên 1,6m năm 2005…Tiếp tục thực hiện các chính sách xã hội, cải thiện mức sống của các tầng lớp dân cư (Trích trang 101,102 trong Quy hoạch chiến lược phát triển ngành- Chương trình ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020- NXB Thống kê).
Ngoài ra là các mục tiêu đầu tư khác: Tập trung cho chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ trẻ em, phòng chống và quản lý các bệnh như tim mạch, ung thư, tâm thần…
Hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển y tế giai đoạn 2001-2010 và ban hành phân tuyến kĩ thuật phù hợp với nhu cầu về dịch vụ y tế; hình thành một số trung tâm y tế khu vực.
1.2 Một số thành tựu cơ bản về đầu tư đã đạt được của ngành y tế nói chung và y tế tuyến huyện nói riêng.
1.2.1 Khối lượng vốn đầu tư
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành y tế đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị máy móc thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
-Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước.
- Nguồn vốn từ hoạt động xã hội hoá các hoạt động y tế.
Ta thấy tình hình cung cấp và tài chính cho công tác y tế đã có sự thay đổi lớn trong suốt thời gian qua Nguồn vốn đầu tư hàng năm, ngày càng tăng, cụ thể:Tổng chi vốn đầu tư phát triển (đầu tư XDCB) từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế trong 5 năm 2001-2005 khoảng 10.775 tỷ đồng.
Bảng 6: Khối lượng vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2005.
Năm Chi NSNN( Triệu đồng)
Nguồn vốn đầu tư phát triển y tế cũng đã được phân bổ tương đối đồng đều ở tất cả các tuyến trung ương và địa phương, các công trình đầu tư cả cơ sở hạ tầng và trang thiết bị.
* Công tác phát triển nhân lực y tế
- Mức đầu tư cho sự nghiệp đào tạo cán bộ y tế năm 2005 dự toán giao 186.000 triệu đồng, trong đó:
+ Chi cho con người 85.356 triệu đồng (chiếm 45,89%).
+ Chi cho mua sắm, sửa chữa lớn: 26.027 triệu đồng (chiếm 13,99%). + Chi cho công việc 74.615 triệu đồng (chiếm 40,12%).
- Mức chi cho NCKH: Dự toán giao 41.213 triệu đồng, trong đó:
+ Nhóm chi cho con người là 1.382 triệu đồng, chiếm 3,35%.
+ Nhóm chi mua sắm, sữa chữa lớn 10.328 triệu đồng, chiếm 25,06%. + Nhóm chi cho công việc 25.503 triệu đồng, chiếm 71,59%.
* Cả nước có tất cả 82 cơ sở đào tạo nhân lực y tế, trong đó:
+ 13 trường Đại học (Đại học Y Hà Nội, Đại học Y-Dược TP Hồ ChíMinh, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y-Dược Cần Thơ, Đại học Y Thái Bình, Đại học Y Hải Phòng, Đại học Răng- Hàm-Mặt, Đại học Y tế công cộng, ĐH Điều dưỡng Nam Định, Học viện Quân Y, ĐH Y Thái Nguyên, ĐH Y-ĐH Huế, Khoa Y- ĐH Tây Nguyên)
+ 3 trường cao đẳng (CĐ kĩ thuật y tế I Hải Dương, CĐ Y tế Nghệ An,
+ 5 Trung tâm đào tạo cán bộ y tế (TP HCM, Nam Định, Bắc Kạn, Đà Nẵng, Bà Rịa- Vũng Tàu).
+ 63 trường Trung học Y tế của các tỉnh, thành phố trong cả nước.
* Hệ thống đào tạo nhân lực y tế Việt Nam:
Hệ thống đào tạo nhân lực y tế Việt Nam hoạt động theo sự điều chỉnh của Luật Giáo dục nên có đặc điểm như giáo dục nghề nghiệp, đại học và sau đại học được trình bày ở trên Do đặc thù của ngành y tế, đối với giáo dục sau đại học còn đào tạo Chuyên khoa 1, Chuyên khoa 2 và Bác sỹ nội trú bệnh viện.
- Trong thời gian đạo tạo Bác sỹ:
+ Hệ chuyên tu: 4 năm (hệ tập trung 4 năm).
- Thời gian đạo tạo Dược sỹ:
+ Hệ chuyên tu: 4 năm (hệ tập trung 4 năm).
SƠ ĐỒ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ CỦA VIỆT NAM.
1.2.2 Tác động của hoạt động đầu tư tới y tế a Củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở.
Hệ thống y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và phát triển: 100%số xã, phường đã có cán bộ y tế hoạt động; 65,4% số xã có bác sỹ; 93,1% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi; 81,9% số thôn bản có cán bộ y tế, khoảng 10% số xã đạt chuẩn quốc gia Chất lượng và hiệu quả hoạt động của trạm y tế xã ngày càng được nâng cao.Việc thực hiện khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế, người nghèo tại xã, các chương trình y tế tại cộng đồng có hiệu quả đã góp phần đưa dịch vụ y tế về gần dân hơn. b Phòng chống bệnh dịch và thực hiện công tác phòng chống một số bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS.
Hệ thống y tế dự phòng từ trung ương đến địa phương được củng cố về tổ chức cũng như nâng cấp trang thiết bị, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, kết quả là:
Trước tình hình dịch bệnh thời gian vừa qua diễn biến hết sức phức tạp, nhiều bệnh dịch mới nguy hiểm xuất hiện, một số bệnh dịch có nguy cơ quay trở lại như Sốt xuất huyết, Sốt rét… Ngành Y tế đã chủ động triển khai công tác phòng chống dịch; phối hợp với các cấp chính quyền và đoàn thể trong công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục nhân dân đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, phong trào xây dựng làng văn hoá sức khoẻ; triển khai có hiệu quả công tác giám sát dịch tễ Kết quả nhiều bệnh dịch nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi, đặc biệt là khống chế và dập tắt dịch SARS, nhanh chóng dập dịch H5N1, hạn chế bùng phát Sốt xuất huyết ở khu vực phía Nam.
Triển khai có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS theo Quyết định số 190/2001/QĐ-TTg ngày 13/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ, kết quả như sau:
+ Sốt rét: Không có dịch lớn xẩy ra, số lượng bệnh nhân sốt rét giảm từ
ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP
QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam ( khoá VII) về “ Những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân” đã đề ra giải pháp để chấn chỉnh hệ thống chăm sóc sức khoẻ như sau: “ Củng cố y tế cơ sở là nhiệm vụ cấp bách hiện nay Nhà nước phải chăm lo xây dựng và có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ y tế cơ sở”.
- Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IX ( tháng 4/2001) đã đề ra định hướng phát triển cơ sở vật chất ngành y tế đến năm 2010: “Nâng cấp bệnh viện huyện, tỉnh; phát triển các bệnh viện đa khoa khu vực ( liên huỵên ) ở xa các địa bàn trung tâm tỉnh …từng bước hiện đại hoá trang thiết bị y tế, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến”.
- Thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 ( khoá VII) công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt được những thành tựu quan trọng Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình mới đòi hỏi mạng lưới y tế cơ sở còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Vì vậy Ban bí thư TW Đảng đã có Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 về “ Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở” trong đó có yêu cầu các cấp uỷ Đảng, các ngành, các Đoàn thể quán triệt và thực hiện tốt việc nhận thức đầy đủ về vai trò của y tế cơ sở và trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng,chính quyền : “ Mạng lưới y tế cơ sở( gồm y tế thôn, bản, xã, quận, huyện, thị xã) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất đảm bảo cho mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ XHCN Các cấp uỷ Đảng và chính quyền cần quán triệt, nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của mạng lưới y tế cơ sở; có kế hoạch thiết thực để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tại địa phương mình…Bảo đảm cho trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã, phường có đủ khả năng phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh theo tuyến kĩ thuật, góp phần làm giảm tình trạng quá tải từ các bệnh viện tuyến trên.
- Nghị quyết 46/ NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã nêu rõ một trong các nhiệm vụ từ nay đến 2010 là “ Hoàn thiện và củng cố mạng lưới y tế cơ sở về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ Xây dựng và nâng cấp các bệnh viện, nhất là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện để có đủ khả năng giải quyết một cách cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngay tại địa phương”.
2 Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ.
-Nghị quyết số 37/CP ngày 20/06/1996 của Chính phủ về định hướng Chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đến 2020 đã xác định mục tiêu “Phân tuyến rõ về tổ chức và chuyên môn kĩ thuật để tránh dồn bệnh nhân lên tuyến trên, tạo điều kiện về cán bộ và trang thiết bị, ứng dụng các kĩ thuật thích hợp vào từng tuyến để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngay tại địa phương”.
- Quyết định số 35/2001/QĐT-TTg ngày 19/03/2001 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010 đề ra các giải pháp chính trong đó có giải pháp : Phát triển các bệnh viện đa khoa khu vực (liên huyện) ở những địa bàn xa trung tâm tỉnh Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của phòng khám đa khoa cụm liên xã ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Để thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cho phát triển mạng lưới cơ sở trong đó có tuyến huyện thì nhất thiết cần đề ra một loạt các giải pháp để phát triển mạng lưới y tế cơ sở
Với mục ngay từ ban đầu của chuyên đề nên em chỉ xin được đưa ra các giải pháp về đầu tư cho phát triển mạng lưới y tế tuyến huyện bằng nguồnNSNN.
NHU CẦU ĐẦU TƯ
1 Nhu cầu chi đầu tư phát triển giai đoạn 2006-2010 của ngành y tế.
Theo báo cáo của Vụ Đầu tư thì nhu cầu chi đầu tư phát triển của ngành y tế giai đoạn 2006-2010 là 44.180 tỷ đồng
Bảng 21: Nhu cầu chi đầu tư phát triển ngành y tế giai đoạn
Chi đầu tư phát triển
- Các cấp các ngành khác 500
+ Nâng cấp 67 bệnh viện đa khoa tỉnh 6.660
+ Nâng cấp các bệnh viện, cơ sở tuyến tỉnh khác 8.570
+ Nâng cấp hệ thống TT y tế dự phòng tỉnh 2.250
+ Dự án thuộc Chương trình MTQG 1.670
+ Nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện ĐKKV 8.350
+ Hoàn thiện hệ thống TT y tế dự phòng huyện 1.780
Nâng cấp hệ thống các trạm y tế xã 2.900
Nguồn: Vụ Đầu tư- Bộ Tài chính
Bộ Y tế dự kiến nguồn lực cho đầu tư phát triển toàn ngành giai đoạn 2006-2010 là 173.792 tỷ đồng, gồm:
(1)Từ ngân sách và ODA: 130.397 tỷ đồng, bằng 7,44% tổng chi ngân sách nhà nước., trong đó:
- Chi đầu tư phát triển là 44.180 tỷ đồng, chiếm khoảng 34%
- Chi thường xuyên và chi cho CTMTQG là 17.672 tỷ đồng, chiếm 55%.
- Chi khám chữa bệnh cho người nghèo, cận nghèo (từ nguồn bảo đảm xã hội) là 13.815 tỷ đồng, chiếm 10,6%.
- Chi ứng kinh phí mua thuốc, hỗ trợ lãi suất thực hiện đề án dự trữ thuốc lưu thông nhằm bình ổn giá thuốc là 630 tỷ đồng, chiếm 0,4 %.
(2)Từ thu khác là 43.395 tỷ đồng.
Kế hoạch tổng thể tài chính y tế giai đoạn 2006-2010
Bảng 22: Kế hoạch vốn đầu tư toàn xã hội cho ngành y tế 2006-2010. Đơn vị: Tỷ đồng.
3 Chi NSNN+Viện phí cho y tế 25.212 29.602 32.927.7 37.941 48.109 173.792 3.1 Chi NSNN cho y tế 19.516 22.420 24.987,7 28.301 35.172,3 130.397
4 Tỷ lệ chi NSNN cho y tế/GDP (%) 2,11 2,14 2,10 2,10 2,29 2,15
5 Tỷ lệ chi NSNN cho y tế/NSNN (%) 7,31 7,35 7,24 7,22 7,92 7,44
Nhận xét: Tỷ lệ chi cho y tế/ GDP giai đoạn này cao hơn giai đoạn trước,chứng tỏ sự chú trọng đầu tư cho y tế của Nhà nước tới việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân Tương tự, chi NSNN cho y tế giai đoạn này cũng cao hơn giai đoạn2001-2005.
Bảng 23: Kế hoạch vốn NSNN cho y tế giai đoạn 2006-2010. Đơn vị: Tỷ đồng.
Chi NSNN 19.516 22.420 24.987,7 28.301 35.172,3 130.397 -NSTW 10.001 10.297,5 10.263,7 10.494,5 13.458,8 54.497,5 -NSĐP 9.515 12.140,5 14.724 17.806,5 21.713,5 75.899,5 Nội dung chi
Chi đặc thù để bình ổn giá thuốc 510 30 30 30 30 630
2 Nhu cầu đầu tư cho tuyến huyện giai đoạn 2006-2010.
Như trên đã biết nhu cầu vốn đầu tư cho toàn ngành y tế giai đoạn 2006-
2010 là 44.180 tỷ đồng, trong đó: Các địa phương: 32.180 tỷ đồng, tuyến huyện là 10.130 tỷ đồng, gồm:
+8.350 tỷ đồng cho Nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực.
+ 1.780 tỷ đồng để hoàn thiện hệ thống trung tâm y tế dự phòng huyện (trên 662 tỷ đồng, mức đầu tư khoảng 3 tỷ đồng/trung tâm). Để tính được mức đầu tư trên, Bộ Y tế đã dựa vào các chỉ tiêu định mức và suất đầu tư để ước tính, cụ thể là:
-Bệnh viện huyện: 50-200 giường bệnh.
- Phòng khám đa khoa huyện: 10-30 giường bệnh
* Diện tích đất bình quân/ giường bệnh : 100-120m 2
* Diện tích sàn bình quân/giường bệnh : 40-45m 2
* Chi phí xây dựng mới:
- Chi phí xây dựng bình quân 1 m 2 sàn: 3 triệu đồng.
- Chi phí bình quân để trang bị mới thiết bị thiết yếu theo danh mục do Bộ
Y tế quy định: 30 tỷ đồng cho bệnh viện 200 giường, bình quân 150 triệu đồng/ Giường bệnh tuyến huyện; 900 triệu đồng đối với một phòng khám đa khoa khu vực, bình quân 90 triệu đồng/ giường bệnh.
* Chi phí bình quân để cải tạo, mở rộng nâng cấp và mua sắm thiết bị cho các cơ sở y tế theo tiêu chuẩn quy định:
- Chi phí cải tạo, nâng cấp bình quân 1m 2 sàn:1,5 triệu đồng.
- Chi phí bình quân để trang bị mới, nâng cấp thiết bị thiết yếu theo tiêu chuẩn danh mục Bộ Y tế quy định (bằng khoảng 2/3 mức đầu tư mới):
+ Bệnh viện tuyến huyện: 20 tỷ đồng cho bệnh viện 200 giường, bình quân 100 triệu đồng/ giường bệnh.
+ Phòng khám đa khoa khu vực: 60 triệu đồng/giường bệnh
* Chi phí nâng cấp khu hồi sức cấp cứu, nhà kỹ thuật : 2000 triêụ đồng/ Bệnh viện huyện.
Từ đó, ta thấy nhu cầu vốn đầu tư cho y tế tuyến huyện để phát triển nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực huyện , cân đối nguồn vốn như sau: a Nhu cầu đầu tư:
Tuyến huyện với vai trò và nhiệm vụ to lớn như vậy, nên cấp thiết cần phải đầu tư mạnh và đột phá của Nhà nước cho y tế tuyến huyện, đẩy mạnh tiến độ nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực Trong vòng 3 năm tới, tức là từ nay (2005) đến 2008 cần hoàn thành Đề án nâng cấp bệnh viện y tế huyện và bệnh viện đa khoa khu vực huyện Nhu cầu đâu tư giai đoạn 2005-
- Kinh phí để nâng cấp cơ sở vật chất, máy móc thiết bị là 8.350 tỷ đồng, trong đó:
+ Xây lắp 4.130 tỷ đồng để sửa chữa 498.100m 2 ,
+ Thiết bị 4.220 tỷ đồng để trang bị cho các bệnh viện đa khoa huyện (trong đó kể cả phòng khám đa khoa khu vực thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa), bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện ở những địa bàn xa trung tâm tỉnh
- Kinh phí đào tạo nâng cao năng lực và kỹ thuật chuyên môn: 150 tỷ đồng. b Cân đối nguồn vốn:
Với mức đầu tư như hiện nay, tổng mức đầu tư cho tuyến huyện trong giai đoạn 2005-2008 khả năng tối đa chỉ có khoảng 2.580 tỷ đồng, gồm:
- Từ nguồn vốn ĐTXDCB tập trung khoảng 1.840 tỷ đồng (khoảng 300-
400 tỷ đồng/ năm), chủ yếu được sử dụng để sửa chữa cơ sở, mua sắm một số thiết bị y tế thông thường, vốn đối ứng cho các dự án ODA của địa phương.
- Nguồn ODA khoảng 740 tỷ đồng, gồm:
+ Dự án Y tế nông thôn vay vốn ADB: đầu tư khoảng 600 tỷ đồng cho 74 huyện với mức bình quân 5,5 tỷ đồng/ huyện (2,2 tỷ đồng trang thiết bị, 3,3 tỷ đồng xây lắp); 99 phòng khám đa khoa khu vực bình quân 450-500 triệu đồng /phòng khám (130 triệu đồng xây lắp, 320 triệu đồng trang thiết bị).
+ Dự án chăm sóc sức khoẻ nhân dân các tỉnh Tây Nguyên dự kiến đầu tư cho 19 bệnh viện khoảng 140 tỷ đồng.
Như vậy, với khả năng trên, nguồn vốn đầu tư cho tuyến huyện giai đoạn 2005-2008 còn thiếu khoảng 5.770 tỷ đồng.
Bảng 24:Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển y tế tuyến huyện Đơn vị: Tỷ đồng.
2 Nguồn vốn đầu tư hàng năm và ODA 2.580
- Đào tạo cán bộ: Do tính chất cấp thiết của việc đầu tư cho mạng lưới y tế tuyến huyện, do đặc điểm của tuyến huyện, cần phải đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế theo cả hình thức dài hạn lẫn ngắn hạn.
+ Về dài hạn: cần phải đào tạo cán bộ đạt tới trình độ đại học cho tuyến huyện (chuyên khoa hoặc y khoa).
+ Về ngắn hạn: Tập trung đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng vận hành trang thiết bị y tế để sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị được đầu tư, tập trung vào các chuyên ngành: ngoại sản, nội nhi, hồi sức cấp cứu, gây mê, y tế dự phòng, chẩn đoán và xét nghiệm…
-Về trang thiết bị:mua sắm các trang thiết bị nhằm đáp ứng về cơ bản trang thiết bị theo danh mục do Bộ Y tế ban hành theo quy mô của từng loại giường bệnh (loại 50 giường bệnh, loại 100 giường bệnh, loại 150 giường bệnh, loại
200 giường bệnh ) tập trung vào các lĩnh vực sau:
+Phương tiện cấp cứu, hồi sức, chẩn đoán như: máy thở, máy gây mê,máy tạo ôxy, máy X-quang, máy siêu âm, máy nội soi dạ dày, máy điện tim, bàn mổ, duụn cụ mổ…
+ Chăm sóc sản khoa thiết yếu bao gồm cả chăm sóc sức khoẻ sơ sinh Một số chuyên khoa hiện tuyến huyện rất thiếu và yếu: Tai Mũi họng, răng hàm mặt, mắt, nội nhi, truyền nhiễm.
+ Các thiết bị phục vụ xét nghiệm như: Máy phân tích sinh hoá tự động, bán tự động, máy phân tích huyết học, máy phân tích nước tiểu, máy đo điện giải + Phương tiện vận chuyển cấp cứu…
- Về xây lắp: Đầu tư xây dựng mới các bệnh viện của các huyện mới chia tách hoặc đã quá xuống cấp Cải tạo, nâng cấp các bệnh viện đã xuống cấp, chưa được đầu tư trong thời gian qua, trong đó tập trung vào nhà kỹ thuật, khu vực hồi sức cấp cứu.