MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ
1.1.1.2 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong thực tế, việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của một nước được cân nhắc đối với từng giai đoạn phát triển kinh tế, tình hình việc làm nói chung và tính chất nền kinh tế hiện hành của nước đó Việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa không có tính chất cố định mà có xu hướng thay đổi theo tính chất hoạt động của nó, mục đích của việc xác định và mức độ phát triển doanh nghiệp
Một số tiêu chuẩn để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là tổng vốn đầu tư được huy động vào sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định, số lao động được sử dụng thường xuyên, giá trị bằng tiền của sản phẩm hoặc dịch vụ, lợi nhuận, vốn bình quân cho một lao động…Mỗi nước có một quan niệm và lựa chọn các tiêu thức khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước: Trình độ phát triển càng cao thì trị số các tiêu chí càng tăng Ở các nước càng phát triển thì chỉ số về lao động, vốn để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa càng cao Chẳng hạn như ở Nhật Bản, doanh nghiệp có 300 lao động và nguồn vốn là một triệu USD được xem là một doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng ở Thái Lan một doanh nghiệp có quy mô như vật là doanh nghiệp lớn.
Tính chất ngành nghề: Tùy thuộc vào yêu cầu và tính chất của từng ngành mà có ngành sử dụng nhiều lao động như: may mặc, giày da, thủ công, mỹ nghệ…, có ngành sử dụng ít lao động, nhiều vốn như hóa chất, điện…Trong phân loại doanh nghiệp cũng cần căn cứ vào tính chất này để có những quy định phù hợp giữa các ngành với nhau Các nước thường
4 phân thành các nhóm ngành với những tiêu chí phân loại khác nhau.
Vùng lãnh thổ: Mỗi vùng miền có trình độ phát triển khác nhau về quy mô và số lượng doanh nghiệp Do đó, để đảm bảo tính tương thích trong việc so sánh giữa các vùng với nhau thì cũng cần tính đến hệ số vùng trong tiêu chuẩn xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa Vùng có nền kinh tế phát triển cao thì số lượng và quy mô doanh nghiệp phải cao hơn vùng có nền kinh tế phát triển thấp.
Tính chất lịch sử: Trong quá trình phát triển kinh tế, quy mô các doanh nghiệp không ngừng tăng Các tiêu chí phân loại cũng thay đổi tỷ lệ với tốc độ tăng trưởng quy mô các doanh nghiệp.
Thông thường khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên số lao động được sử dụng rộng rãi bởi vì nó không dễ dàng chịu sự ảnh hưởng của những khác biệt về mức thu nhập và những thay đổi trong giá trị của đồng tiền nội địa qua các thời kỳ khác nhau của mỗi quốc gia Ở nước ta khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa được đưa ra tại điều
3, Nghị định 90/2001/NĐ – CP của Chính Phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động hằng năm không quá 300 người”
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước.
- Các hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã
- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định 02/2000/NĐ-
CP ngày 03 tháng 02 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
Hoàng Thị Thanh Thủy - TCDN 44A
Căn cứ tình hình kinh tế cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng: Ở Việt Nam cần phân định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo lĩnh vực sản xuất và dịch vụ Đối với lĩnh vực sản xuất: doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng, số lao động dưới 100 người là doanh nghiệp nhỏ, còn doanh nghiệp có từ 1 tỷ đến 10 tỷ đồng vốn, 100 đến 500 lao động là doanh nghiệp vừa Đối với lĩnh vực thương mại và dịch vụ: doanh nghiệp có vốn dưới 500 triệu và dưới 50 lao động là doanh nghiệp nhỏ, còn doanh nghiệp có vốn từ 500 triệu đến 5 tỷ và lao động từ
50 đến 250 người là doanh nghiệp vừa.
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 170.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, 2,6 triệu hộ kinh doanh cá thể và hơn 18.000 hợp tác xã Trong số đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 96% số doanh nghiệp đăng ký theo luật doanh nghiệp và 99% tổng số hộ kinh doanh cá thể Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút khoảng 450.000 lao động với thu nhập bình quân 1,05 triệu đồng / tháng 1
1.1.2.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ khởi sự và năng động, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tốn tại và phát triển ở mọi ngành nghề mọi thành phần kinh tế, chỉ cần số vốn hạn chế, một mặt bằng nhỏ hẹp đã có thể tiến hành hoạt động kinh doanh như nhận gia công theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp lớn đặc biệt là trong ngành dệt, may, cơ khí, …
Tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa đơn giản, dễ đưa ra quyết định, khi nhu cầu thị trường thay đổi hay gặp khó khăn dễ dàng thay đổi tình thế, nội bộ dễ đi đến thống nhất Trước những biến động của thị
Nguồn: Báo Sài Gòn giải phóng ngày 11/09/2005
6 trường, họ rất linh hoạt và mạnh dạn đầu tư, thay đổi trong sản xuất, trang thiết bị kỹ thuật với chi phí bổ sung không cao Nhu cầu đầu tư ít, sử dụng nhiều nguyên liệu sẵn có ở địa phương, chi phí đào tạo người lao động và quản lý ít tốn kém Đây là một điểm lợi thế rất lớn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cơ chế thị trường, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày nay, vòng đời của sản phẩm nhiều khi ngắn hơn thời gian tồn tại của máy móc thiết bị sản xuất ra, nó đòi hỏi phải khấu hao nhanh, đặc biệt là hao mòn vô hình Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể kết hợp, hợp lý hóa, cơ khí hóa với lao động thủ công để sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao trong điều kiện kết cấu hạ tầng hạn chế.
1.1.2.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hút nhiều lao động nhưng tay nghề lao động chưa cao
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Tín dụng là quan hệ vay mượn, sử dụng vốn của lẫn nhau trên nguyên tắc hoàn trả và sự tin tưởng Thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa Quá trình vận động của vốn tín dụng trải qua 3 giai đoạn: đầu tiên giá trị của vốn tín dụng được chuyển từ người sở hữu vốn sang người sử dụng vốn Vốn này được sử dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định Sau một khoảng thời gian cam kết, có thể khi kết thúc một chu kỳ sản xuất, vốn tín dụng được người sử dụng hoàn trả cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu
Hoạt động tín dụng có thể diễn ra trực tiếp giữa những người cần bổ sung vốn và những người thặng dư vốn nhưng do không có sự phù hợp về quy mô, thời gian, không gian…nên quan hệ này bị hạn chế Tín dụng ngân hàng đã khắc phục những nhược điểm của tín dụng trực tiếp, các ngân hàng tập trung các nguồn vốn từ những người thặng dư vốn, phân phối cho những người cần bổ sung vốn Hoạt động tín dụng ngân hàng có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp vừavà nhỏ nói riêng và nền kinh tế nói chung
1.2.1 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nền kinh tế được tổ chức bằng các doanh nghiệp khác nhau về quy mô, đối tượng, ngành nghề, có đặc điểm tuần hoàn và lưu chuyển vốn khác nhau Một số doanh nghiệp đã bán được hàng có tiền nhưng chưa đến lúc trả lương cho nhân viên, mua nguyên vật liệu, nộp thuế, đổi mới tài sản cố định… những doanh nghiệp này có tiền nhàn rỗi Bên cạnh đó cũng có
Nguồn: Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số 12/2005
1 6 những doanh nghiệp có tình trạng ngược lại, cần vốn để mua nguyên vật liệu, đầu tư tài sản cố định, trả lương nhân viên,…Ngân hàng sẽ đáp ứng những nhu cầu khác nhau về vốn của doanh nghiệp thông qua hoạt động tín dụng Ngân hàng sẽ huy động lượng vốn ở các doanh nghiệp tạm thời dư thừa về vốn và cho vay đối với những doanh nghiệp cần bổ sung vốn Nhờ vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp có thể đảm bảo quá trình sản xuất thường xuyên liên tục, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, vai trò của tín dụng thể hiện:
1.2.1.1 Tín dụng ngân hàng là nguồn tài trợ quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các ngân hàng thương mại với những ưu thế về khả năng tài chính, tính chuyên môn hóa nghề nghiệp, phạm vi họat động rộng …là trung gian tài chính quan trọng trên thị trường tài chính ở Việt Nam vai trò trung gian tài chính của ngân hàng càng thể hiện rõ Thị trường chứng khoán chưa phát triển, số lượng doanh nghiệp niêm yết còn ít, khối lượng vốn đầu tư thông qua thị trường chứng khoán hầu như không đáng kể Khi có nhu cầu về vốn chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn tìm đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng
Khi sử dụng nguồn tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thỏa mãn những điều kiện tín dụng, chịu sự kiểm soát của ngân hàng và chi phí vốn Chính những sự ràng buộc này là động lực quan trọng để doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động hiệu quả hơn
Doanh nghiệp muốn sử dụng vốn vay phải cung cấp các hồ sơ để ngân hàng đánh giá bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ về phương án vay vốn hay dự án vay vốn và một số hồ sơ khác Thông qua những tài liệu này, ngân hàng sẽ nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp đáp ứng được yêu
Hoàng Thị Thanh Thủy - TCDN 44A cầu của ngân hàng mới đuợc nhận tài trợ Ngân hàng chỉ tài trợ đối với phương án sản xuất và dự án đầu tư có tính khả thi Doanh nghiệp phải xây dựng được kế hoạch kinh doanh cụ thể, có căn cứ xác thực thông qua các hợp đồng đầu vào, đầu ra Những phương án, dự án này phải tính đến các chỉ tiêu kinh tế đảm bảo được nguồn trả nợ cho ngân hàng cũng như lợi nhuận cho chính doanh nghiệp khi vay vốn… Do đó, trong quá trình thực hiện dự án giảm thiểu rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp
Sau khi doanh nghiệp nhận tài trợ, ngân hàng sẽ có những biện pháp kiểm soát được hoạt động liên quan đến khoản vay của doanh nghiệp. Hoạt động kiểm soát của ngân hàng có thể thực hiện thường kỳ, hoặc bất thường như quá trình nhập hàng hóa, tiêu thụ hàng hóa, số hàng hóa tồn kho,… Cũng nhờ vậy, thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, nâng cao khả năng hạch toán kinh doanh, khả năng tổ chức sản xuất, tạo động lực tìm kiếm đầu vào, đầu ra.
1.2.1.2 Tín dụng ngân hàng hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp liên tục phát sinh các nhu cầu sản xuất, duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh Những nhu cầu của doanh nghiệp phát sinh đều cần đến vốn Thực tế, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ đáp ứng được một phần nhỏ các nhu cầu này, phần lớn doanh nghiệp phải dựa vào nguồn vốn nợ trong đó có vốn tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng góp phần cung cấp các yếu tố đầu vào để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Cùng với sự phát triển của công nghệ ngân hàng, hoạt động thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường, tiếp nhận các dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng cũng tác động mạnh mẽ đến việc tiêu thụ sản phẩm thông qua việc mở rộng tín dụng tiêu dùng, cho vay
1 8 hoặc bảo lãnh cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, mua bán hàng hóa
1.2.1.3 Tín dụng ngân hàng tác động vào xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thông qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, ngân hàng dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường. Tín dụng ngân hàng tác động điều tiết sự chuyển vốn đầu tư vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, hạn chế hoặc không đầu tư vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp Qua đó, quan hệ cung - cầu hàng hóa thay đổi và thay đổi cơ cấu nền kinh tế Với đặc điểm năng động, nhạy bén với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, khi có sự thay đổi về cung - cầu hàng hóa trên thị trường, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ nhanh chóng chuyển đổi đầu tư đáp ứng nhu cầu thị trường
1.2.1.2 Các hình thức tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất nhưng đồng thời cũng đem đến nhiều lợi nhuận nhất trong hoạt động của ngân hàng thương mại Để sử dụng và quản lý hoạt động này có hiệu quả, cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động của toàn ngân hàng, các ngân hàng thường tiến hành phân loại tín dụng theo các tiêu thức các nhau
1.2.2.1 Phân loại theo hình thức cấp tín dụng
Thương phiếu là công cụ tín dụng thương mại dùng để xác nhận cho người thụ hưởng một trái quyền ngắn hạn về tiền đối với người phải trả Thương phiếu ra đời và tồn tại từ hàng trăm năm trước đây, và trở thành công cụ tài chính phổ biến, mang tính thống nhất, khuyến khích các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ hàng hóa, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh
Hoàng Thị Thanh Thủy - TCDN 44A
Người thụ hưởng thương phiếu có thể giữ thương phiếu đến hạn đòi tiền người phải trả, hoặc mang đến ngân hàng xin chiết khấu Chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu những thương phiếu chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng để nhận lấy một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi lợi tức và hoa hồng phí
Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ khá đơn giản ít phiền phức đến ngân hàng Do tối thiểu có hai người cam kết trả tiền cho khách hàng nên độ an toàn của thương phiếu tương đối cao Chiết khấu không làm đóng băng vốn của ngân hàng vì thời hạn chiết khấu ngắn, ngân hàng có thể tái chiết khấu tại ngân hàng trung ương để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp Nghiệp vụ này có rủi ro khi ngân hàng nhận phải những thương phiếu giả mạo, hoặc người chịu trách nhiệm thanh toán thương phiếu mất khả năng thanh toán trước khi thương phiếu đến hạn.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
Trước yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển khu vực kinh tế quốc phòng, các doanh nghiệp quân đội cần một nguồn vốn hỗ trợ và các dịch vụ ngân hàng để đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh Ngày 4/11/1994, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (gọi tắt là Ngân hàng Quân Đội) được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng Cổ đông của Ngân hàng Quân Đội là các doanh nghiệp Quân Đội như Công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty Thành An, Công ty Tân Cảng….và một số cổ đông khác như Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam…
Trong suốt hơn 10 năm hoạt động, cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, với đường lối chính sách đúng đắn, Ngân hàng Quân Đội đã luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy không chỉ với các doanh nghiệp quân đội mà còn phục vụ đắc lực nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
1.3.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
Mô hình tổ chức của Ngân hàng Quân Đội đã liên tục được củng cố và hoàn thiện theo định hướng khách hàng và tăng cường hiệu quả quản lý rủi ro Theo đó, khách hàng luôn ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động của Ngân hàng Quân Đội Sở giao dịch, các chi nhánh, phòng giao dịch có nhiệm vụ chủ yếu là chăm sóc khách hàng Hội sở đóng vai trò hỗ trợ và giám sát, quản lý rủi ro Tất cả các công việc không trực tiếp tiếp xúc, giao dịch với khách hàng như công nghệ thông tin, tổ chức nhân sự, …sẽ được tập trung xử lý toàn bộ hoặc chi nhánh của từng vùng.
3 2 Đến hết năm 2005, Ngân hàng đã cơ bản hoàn thiện mô hình quản lý của một ngân hàng hai cấp, tách hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh Vai trò của các Uỷ ban cấp cao được đề cao, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Hội sở được hoàn thiện dần Các chi nhánh được phân cấp quản lý, thực hiện sắp xếp lại theo Quyết định 888 của Ngân hàng Nhà nước.
Hoàng Thị Thanh Thủy - TCDN 44A Đại hội cổ đông
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Các ủy ban cao cấp
Công ty CK Thăng Long
Khối mạng lưới bán hàng
Khối khách hàng cá nhân Khối khách hàng DN
Phòng Kế hoạch tổng hợp và Pháp chế Phòng CN thông tin
Cty QL nợ và khai thác TS
Khối quản lý tín dụng
Phòng nhân sự hành chính Phòng Tài chính kế toán
Trải qua hơn 10 năm hoạt động, Ngân hàng Quân Đội đã luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy không chỉ của riêng các doanh nghiệp quân đội mà còn phục vụ đắc lực nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế Ngân hàng Quân Đội cũng tập trung
3 4 thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động tại các trung tâm kinh tế lớn của đất nước
Mạng lưới chi nhánh là hoạt động hết sức quan trọng phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, an toàn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Hoạt động của Ngân hàng Quân Đội từ một điểm giao dịch là trụ sở ban đầu, đến nay đã có 25 chi nhánh và phòng giao dịch tại các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh Trong đó có 1 Sở giao dịch và 4 chi nhánh cấp 1 (chi nhánh Điện Biên Phủ, chi nhánh Đà Nẵng, chi nhánh Hải Phòng, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) Ngoài ra còn có 3 điểm giao dịch mới đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép và chuẩn bị khai trương
Cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động trong nước, Ngân hàng Quân Đội cũng rất chú trọng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác và mạng lưới giao dịch với các ngân hàng trên thế giới Ngân hàng đã thiết lập được quan hệ đại lý với 350 ngân hàng trên toàn thế giới ở trên 70 Quốc gia.
1.3.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Quân Đội
Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, với đường lối chính sách đúng đắn, chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quân Đội luôn đạt mức tăng trưởng ổn định.
Nguồn vốn và quy mô hoạt động của Ngân hàng luôn ổn định và tăng trưởng liên tục trong thời gian qua Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng qua các năm đều tăng vượt mức kế hoạch thông qua tăng vốn điều lệ và nguồn vốn tự bổ sung ở các quỹ và dự phòng Tính đến 30/12/2005, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Quân Đội đạt 560,4 tỷ tăng hơn 28 lần so với những ngày đầu thành lập Tổng tài sản tăng tương ứng đạt 11.500 tỷ đồng vào năm 2005, tốc độ tăng trưởng giá trị tổng tài sản trung bình trong 5 năm (từ năm 2000 đến năm 2005) là 36,14%.
Hoàng Thị Thanh Thủy - TCDN 44A
Năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Quân Đội không ngừng được nâng cao, góp phần đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn mà Ngân hàng Nhà Nước đề ra Ngân hàng Quân Đội là một trong những ngân hàng có mức lợi nhuận trước thuế cao nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) duy trì ở mức trên 20% trong những năm qua, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông Năm 2004 là năm đầu tiên Ngân hàng Quân Đội đạt mức lợi nhuận trước thuế trên 100 tỷ, đạt 105,39 tỷ đồng Đến năm
2005, mức lợi nhuận trước thuế đạt 148,78 tỷ đồng, vượt hơn 40% so với kế hoạch Quý I, năm 2006 lợi nhuận trước thuế đạt 60 tỷ bằng 32% kế hoạch năm 2006 Tình hình hoạt động kinh doanh cụ thể:
1.3.2.1 Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn là tiền đề hoạt động của ngân hàng, nhận thức được điều đó, ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động Ngân hàng Quân Đội đã xây dựng các kênh huy động vốn hiệu quả từ những nguồn vốn nhỏ lẻ ở dân cư đến các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội khác Vốn huy động bao gồm Việt Nam đồng và ngoại tệ với nhiều hình thức phong phú. Phương thức huy động mang lại hiệu quả cao được áp dụng thường xuyên là tiền gửi tiết kiệm Hiện nay, Ngân hàng Quân Đội có nhiều loại hình tiết kiệm khác nhau phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng Tiết kiệm có kỳ hạn bao gồm: loại kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng , tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm trả lãi trước
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Quân Đội tăng trưởng bền vững trong các năm vừa qua Năm 2003 tổng vốn huy động đạt 3.485 tỷ đồng, đến năm 2004 đạt 4.933 tỷ đồng tăng 42% so với năm 2003 và đạt120% kế hoạch năm Năm 2005, Ngân hàng đã triển khai sản phẩm mới là tiết kiệm dự thưởng với mức lãi suất cao và nhiều giải thưởng hấp dẫn Sản phẩm này đã thu hút một nguồn vốn lớn từ cá nhân và tổ chức, góp phần
3 6 gia tăng 42,8% vốn huy động so với đầu năm, vượt 17,4% kế hoạch năm. Đặc biệt, đầu năm 2006 Ngân hàng Quân Đội đã thu hút được 732 tỷ đồng tiền gửi đạt 209% so với kế hoạch đề ra với chương trình tiết kiệm ‘Du xuân cùng Ngân hàng Quân Đội’.
Cơ cấu huy động vốn cũng tăng trưởng theo chiều hướng tốt. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng mạnh, năm 2004 tăng 64,57% so với năm 2003 Đồng thời, Ngân hàng cũng đã thu hút được nguồn vốn ngày càng nhiều từ dân cư, tổng nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2004 bằng số dư tiền gửi của nhiều năm trước Năm 2005 vốn huy động từ dân cư đạt 2.327,83 tỷ đồng, tăng 60% so với đầu năm
Biểu đồ 1 :Tổng vốn huy động của Ngân hàng Quân Đội qua các năm
(Nguồn: báo cáo thường niên 2003, 2004 và báo cáo hoạt động 2005)
Hoàng Thị Thanh Thủy - TCDN 44A
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
2.3.1 Kết quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.3.1.1 Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các năm
Trong những năm qua, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phát triển rất mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước Nhận thức được tiềm năng phát triển của loại hình doanh nghiệp này, nhiều ngân hàng thương mại đã lựa chọn mảng thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa là thị trường mục tiêu Dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng, tốc độ tăng trưởng dư nợ hằng năm đạt mức cao Năm
2003 tốc độ tăng trưởng đạt 31,7%, năm 2004 đạt 20,18% và năm 2005 ước tính đạt 22%.
Trước xu thế chung của toàn hệ thống Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Quân Đội cũng có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh Đặc biệt, tại các chi nhánh mới, doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng khách hàng được chú trọng nhất Với những nỗ lực của toàn hệ thống Ngân hàng Quân Đội, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cao, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng Năm
2003, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 29,8% so với tổng dư nợ Năm 2004, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Quân Đội đạt 32,09%, dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 30,5% tổng dư nợ tín dụng Tốc độ tăng trưởng dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2005 có chững lại chỉ đạt khoảng 27% so sánh với tổng dư nợ tín dụng đạt 13,97% tốc độ tăng trưởng năm 2005 thì đây là kết quả khả quan Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tăng cùng với xu thế chung của các ngân hàng thương mại, chiếm 33,78%.
Hoàng Thị Thanh Thủy - TCDN 44A
Biểu đồ 2 : Dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng dư nợ (2003 - 2005)
(Nguồn: Báo cáo sao kê tín dụng Ngân hàng Quân Đội)
Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn:
Bảng 2: Dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo thời hạn trong tổng dư nợ (2003 - 2005)
Tổng dư nợ tín dụng 100% 2.951.00
Dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 29,8% 879.398 30,5% 1.188.89
Dư nợ ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa 23,01% 678.983 22,9% 892.619 22,83% 1.020.384
Dư nợ trung và dài hạn 31,58% 931.926 36,89% 1.437.97
Dư nợ trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa 6,79% 200.415 7,60% 296.271 10,95% 489.506
(Nguồn: Báo cáo sao kê tín dụng Ngân hàng Quân Đội)
T ri ệ u đ ồ n g dư nợ dnnvv tổng dư nợ
Ngân hàng Quân Đội chủ yếu vẫn ưu tiên tài trợ những phương án sản xuất kinh doanh ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ, thanh toán tiền hàng trong nước theo hợp đồng mua bán, thanh toán tiền hàng nhập khẩu mua nguyên vật liệu, hàng hóa Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn đối với nền kinh tế cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa đều tăng Dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng dư nợ và trong dư nợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Cụ thể năm 2003 dư nợ tín dụng ngắn hạn các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 77,21% tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa và chiếm 23,01% tổng dư nợ tín dụng, năm 2004 con số tương ứng là 75,08% - 22,9%, năm 2005 là 71,93% - 22,83%.
Dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng dư nợ của nền kinh tế và doanh nghiệp nhỏ và vừa Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng dư nợ tín dụng từ năm 2003 đến 2005 lần lượt là 6,79%, 7,6%, 10,95%. Cho thấy Ngân hàng đã chú trọng đầu tư vào các dự án mở rộng sản xuất, cải tiến thiết bị công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
Hoàng Thị Thanh Thủy - TCDN 44A
Biểu đồ 3: Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo thời hạn (2003 - 2005)
(Nguồn: Báo cáo sao kê tín dụng Ngân hàng Quân Đội)
Dư nợ tín dụng phân theo loại hình doanh nghiệp
Thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước, từ nhiều năm qua, hệ thống ngân hàng đã thực hiện chính sách đa dạng hóa khách hàng, không phân biệt loại hình doanh nghiệp và thành phần kinh tế Ngân hàng Quân Đội trước kia chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế Cùng với sự phát triển của Ngân hàng cũng như nền kinh tế, Ngân hàng Quân Đội đã chủ động mở rộng đối tượng khách hàng ở tất cả mọi thành phần kinh tế với phương châm “Sự thành công của doanh nghiệp là niềm tự hào của Ngân hàng chúng tôi”.
Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước, tăng dần tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với các loại hình doanh nghiệp khá Trong đó tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp cổ phần và trách nhiệm hữu hạn đạt mức cao nhất, năm 2004 tăng 49,23%,
T ri ệ u đ ồ n g dư nợ tín dụng dnnvv dư nợ ngắn hạn dư nợ trung và dài hạn
4 4 năm 2005 tăng 37,62% Kết quả này phù hợp với sự phát triển của loại hình doanh nghiệp cổ phần và trách nhiệm hữu hạn trong nền kinh tế, góp phần đa dạng hóa khách hàng, phân tán rủi ro.
Bảng 3: Dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo loại hỡnh doanh nghiệp (2003 - 2005)
Dư nợ % Dư nơ % Dư nợ %
% Doanh nghiệp cổ phần và trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 41.332 4,7% 84.411 7,1% 125.321 8,3% Doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã 86.181 9,8% 123.645 10,4% 193.266 12,8
(Nguồn: Báo cáo sao kê tín dụng Ngân hàng Quân Đội) 2.3.1.2 Tình hình nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng Quân Đội có chiều hướng gia tăng nhưng đều ở mức thấp (