Đối chiếu cấu trúc so sánh trong Tiếng Việt và Tiếng Hán
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
YE CHENGJIE (Diệp Thành Khiết)
ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC SO SÁNH TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
Thái Nguyên - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
YE CHENGJIE (Diệp Thành Khiết)
ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC SO SÁNH TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thị Vân
Thái Nguyên - 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đào Thị Vân, người đã tận tình hướng dẫn , giúp đỡ , tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã nhiệt tình chỉ bảo cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các bạn bè , đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
YE CHENGJIE (DIỆP THÀNH KHIẾT)
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đào Thị Vân , các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, công trình này chưa từng công bố ở bất kì nơi nào
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
YE CHENGJIE (DIỆP THÀNH KHIẾT)
Xác nhận của người hướng dẫn
PGS.TS Đào Thị Vân
Xác nhận của khoa chuyên môn
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục từ viết tắt iv
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Các phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của luận văn 5
7 Cấu trúc của luận văn 6
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 8
1.1 KHÁI QUÁT VỀ SO SÁNH VÀ CẤU TRÚC SO SÁNH 8
1.1.1 Một số định nghĩa về “so sánh” 8
1.1.2 Phân biệt so sánh luận lí và so sánh tu từ 11
1.1.3 Cấu trúc so sánh 13
1.1.4 Các kiểu so sánh 19
1.2 KHÁI QUÁT VỀ LỖI SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ 22
1.2.1 Khái niệm lỗi sử dụng ngoại ngữ 22
1.2.2 Một số quan niệm về lỗi sử dụng L2 22
1.2.3 Các cách phân loại lỗi 35
1.3 SƠ LƯỢC VỀ CÂU MẮC LỖI VÀ CẤU TRÚC SO SÁNH MẮC LỖI 39
1.3.1 Khái niệm câu mắc lỗi 39
1.3.2 Quan điểm của luận văn về cấu trúc so sánh mắc lỗi 40
1.4 TIỂU KẾT 41
Chương 2 CẤU TRÚC SO SÁNH TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN, NHỮNG ĐIỂM ĐỒNG NHẤT VÀ KHÁC BIỆT 43
Trang 62.1 CẤU TRÚC SO SÁNH TRONG TIẾNG VIỆT 43
2.1.1 Nhận xét chung 43
2.1.2 Miêu tả các kiểu cấu trúc so sánh trong tiếng Việt 43
2.2 CẤU TRÚC SO SÁNH TRONG TIẾNG HÁN 59
2.2.1 Nhận xét chung 59
2.2.2 Miêu tả các kiểu cấu trúc so sánh trong tiếng Hán 60
2.3 MỘT SỐ ĐIỂM ĐỒNG NHẤT VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CẤU TRÚC SS TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CẤU TRÚC SO SÁNH TRONG TIẾNG HÁN 76
2.3.1 Một số điểm đồng nhất giữa cấu trúc so sánh trong tiếng Việt và cấu trúc so sánh trong tiếng Hán 76
2.3.2 Một số điểm khác biệt giữa cấu trúc so sánh trong tiếng Việt và cấu trúc so sánh trong tiếng Hán 84
2.4 TIỂU KẾT 91
Chương 3 LỖI VÀ NGUYÊN NHÂN MẮC LỖI SỬ DỤNG CẤU TRÚC SO SÁNH TRONG TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC 95
3.1 MỘT SỐ LỖI SỬ DỤNG CẤU TRÚC SO SÁNH TRONG TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC 95
3.1.1 Nhận xét chung 95
3.1.2 Miêu tả một số kiểu lỗi sử dụng cấu trúc so sánh trong tiếng Việt của người Trung Quốc 96
3.2 NGUYÊN NHÂN VIẾT / NÓI NHỮNG CẤU TRÚC SO SÁNH MẮC LỖI CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC VÀ HƯỚNG SỬA LỖI 105
3.2.1 Nguyên nhân viết cấu trúc so sánh tiếng Việt mắc lỗi của người Trung Quốc 105
3.2.2 Về vấn đề sửa lỗi cấu trúc so sánh tiếng Việt cho người nước ngoài (ở đây là người Trung Quốc) học tiếng Việt 111
3.3 TIỂU KẾT 114
KẾT LUẬN 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 So sánh là một thao tác được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày nói chung và trong văn chương nói riêng Để nhận thức thế giới khách quan và nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng muôn màu muôn vẻ của cuộc sống, con người thường sử dụng thao tác này
1.2 Trong văn chương cũng như trong đời sống hàng ngày, so sánh là một biện pháp nghệ thuật hết sức quen thuộc và đem lại giá trị không nhỏ Nhờ phép so sánh, người nói / viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người nghe, người đọc Ngoài ra, nó còn có vai trò trong việc hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét của con người
1.3 Đến nay chưa tìm thấy một công trình nào dành riêng cho việc nghiên cứu đối chiếu với cấu trúc so sánh trong tiếng Việt và cấu trúc so sánh trong tiếng Hán một cách toàn diện
1.4 Với những lí do vừa nêu, người viết luận văn đã chọn đề tài „Đối chiếu cấu trúc so sánh trong tiếng Việt và tiếng Hán‟ để nghiên cứu Hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp người đọc thấy được một cách khái quát cấu trúc so sánh của hai ngôn ngữ này Đồng thời cũng thấy được những điểm đồng nhất và khác biệt giữa chúng, trên cơ sở đó tìm hiểu nguyên nhân người Trung Quốc nói chung và sinh viên Trung Quốc học chuyên ngành tiếng Việt nói riêng mắc lỗi khi sử dụng cấu trúc so sánh trong tiếng Việt
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu về cấu trúc so sánh nói chung
Trong lịch sử hình thành và phát triển văn học thế giới, từ những buổi đầu, phương thức so sánh đã được nhà triết học lỗi lạc Hy Lạp Arisstole quan tâm
Với nền văn học Trung Hoa cổ đại, phép so sánh được thể hiện qua những lời bình giải về hai thể Tỉ và Hứng trong thi ca dân gian Trung Quốc
Trang 9Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về cấu trúc so sánh trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Hán
Về các công trình nghiên cứu cấu trúc so sánh trong tiếng Việt, luận văn
sẽ trình bày ở chương 2 Xin xem mục 2.1
2.2 Tình hình nghiên cứu về câu so sánh trong tiếng Hán, đối chiếu câu so sánh tiếng Hán và tiếng Việt
- Với tiếng Hán, tình hình nghiên cứu về phạm trù so sánh, có thể đi
ngược dòng thời gian đến “Mã Thị Văn Thông”của Mã Kiến Trung (1983)
Sự nghiên cứu câu so sánh tiếng Hán đã có nguồn gốc từ lâu Nghiên cứu toàn diện và sớm nhất là công trình “现代汉语八百词” (Tám trăm từ Hán ngữ
hiện đại), (1980) của Lữ Thúc Tương Công trình này chủ yếu nghiên cứu về
hư từ cho nên về những từ so sánh ông cũng chỉ nghiên cứu từ góc độ hư từ (không đặt chúng trong câu), ví dụ những từ “hơn, ngang bằng, không như,
không hơn…”
Trong quyển “现代汉语语法” (Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại), (1983), tác
giả Lưu Nguyệt Hoa chia phương thức so sánh thành 2 loại: một là so sánh sự giống nhau và khác biệt của sự vật, tính chất và trạng thái; hai là so sánh sự cao hay thấp của tính chất và trình độ
Cuốn “外国人实用汉语语法” (Ngữ pháp Hán ngữ thực hành dành cho người nước ngoài), (1988) của hai tác giả là Lý Đức Tân vàTrình Mỹ Trân đã nêu ra các kiểu câu cơ bản về so sánh và đã phân tích cấu trúc của chúng cũng như sự kết hợp các từ trong câu
Trong công trình “汉语虚词 15 讲” (15 bài giảng về hư từ Hán ngữ),
hai tác giả là Bạch Hiểu Hồng và Triệu vệ đã tóm tắt được các loại hình của câu so sánh trong tiếng Hán
Trang 10Ngoài những công trình vừa kể, còn có những bài văn viết về câu so sánh, như: “说“跟……一样”(Nói và…bằng nhau / Nói “và…giống nhau), (1982),
“跟……一样浅谈” ( và…giống nhau) của Chu Đức Hi (1998), “汉语比较句
的两种否定形式” của Lý Thành Tài, “不比”型和“没有”(Hai hình thức phủ định của câu so sánh Hán ngữ), (Không hơn và không có), (1992) của Tướng
Nguyên Mậu,“不比”型比较句的语义类型” (Loại hình ngữ nghĩa của kiểu câu
so sánh không hơn), (1996) của Từ Yến Thánh,“不如”句研究” (Nghiên cứu
câu “không như”, (1999) của Lý Hướng Nông, v.v…
Những công trình nghiên cứu vừa kể trên phần nào cho người đọc cảnh quan về các kiểu cấu trúc so sánh trong tiếng Hán, song mỗi công trình vẫn còn những hạn chế nhất định mà ở đây chưa có điều kiện để phân tích
- Về nghiên cứu câu so sánh trong tiếng Hán và tiếng Việt, còn có 3 Luận văn thạc sĩ: 1 “越南留学生汉语比较句偏误及习得顺序考察”, (2004)
của Tiêu Tiểu Bình 2 “越南语“hơn”字句与汉语比字句对比研究”, (2004)
của Đặng Thế Tuấn 3 “汉语没有比较句和越南语” , “比较句的对比研究及
教学应用”, (2012) của Nguyễn Mạnh Toàn
Đến nay, theo chủ quan của chúng tôi, chưa thấy có một công trình nào dành riêng nghiên cứu câu so sánh trong tiếng Hán đối chiếu với câu so sánh trong tiếng Việt để tìm ra sự đồng nhất và khác biệt giữa chúng, cũng như chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu nguyên nhân người TQ mắc lỗi khi dùng câu so sánh trong tiếng Việt và ngược lại một cách kĩ lưỡng
Nghiên cứu đề tài này, trên tinh thần tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi muốn làm rõ sự đồng nhất và khác biệt
Trang 11của cấu trúc so sánh trong hai ngôn ngữ, đồng thời chỉ ra một số lỗi và nguyên nhân mắc lỗi sử dụng cấu trúc so sánh trong tiếng Việt của người Trung Quốc
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cấu trúc so sánh trong tiếng Việt
và cấu trúc so sánh trong tiếng Hán và những lỗi cũng như nguyên nhân mắc lỗi sử dụng cấu trúc so sánh trong tiếng Việt của người Trung Quốc
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu, đối chiếu cấu trúc so sánh trong tiếng Việt với cấu trúc so sánh trong tiếng Hán về hai phương diện là cấu trúc và ngữ nghĩa để tìm ra sự đồng nhất và khác biệt giữa chúng
- Tìm hiểu các kiểu lỗi và nguyên nhân người Trung Quốc nói chung, sinh viên Trung Quốc nói riêng mắc lỗi viết / nói cấu trúc so sánh trong tiếng Việt Khi tìm hiểu các kiểu cấu trúc so sánh mà người Trung Quốc sử dụng không đúng, luận văn cũng chỉ dừng lại ở bốn kiểu lỗi: 1) Lỗi cấu tạo ngữ pháp, 2) Lỗi dùng từ và 3) Lỗi ngữ nghĩa, 4) Lỗi sử dụng đối tượng so sánh
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
- Củng cố thêm lí thuyết về cấu trúc so sánh nói chung và cấu trúc so sánh trong tiếng Hán và tiếng Việt nói riêng
- Tìm ra sự giống và khác nhau của kiểu cấu trúc so sánh trong tiếng Hán
và tiếng Việt, từ đó có thể giúp cho người Hán học tiếng Việt và người Việt học tiếng Hán sử dụng kiểu câu này tốt hơn
- Tìm hiểu lỗi và nguyên nhân mắc lỗi sử dụng cấu trúc so sánh tiếng Việt của người Trung Quốc, trên cơ sở đó vận dụng vào việc dạy tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc
- Làm tài liệu tham khảo cho những ai nghiên cứu về cấu trúc so sánh trong tiếng Hán và tiếng Việt
Trang 124.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu và lựa chọn một số lí thuyết liên quan được dùng làm căn
cứ lí luận cho đề tài;
- Thống kê và phân loại cấu trúc so sánh tiếng Việt và tiếng Hán được sử dụng trong một số tác phẩm văn học và trong đời sống hàng ngày;
- Miêu tả, phân tích cấu trúc so sánh trong tiếng Việt và tiếng Hán trên
cơ sở ngữ liệu đã thống kê;
- Đối chiếu cấu trúc so sánh trong hai ngôn ngữ và chỉ ra được sự đồng nhất và khác biệt giữa chúng
- Tìm hiểu các kiểu lỗi và nguyên nhân mắc lỗi nói / viết câu so sánh của người Trung Quốc
- Tổng kết và rút ra kết luận về đối tượng nghiên cứu
5 Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp nghiên cứu này được
sử dụng để khảo sát thống kê và phân loại các cấu trúc so sánh tiếng Việt và tiếng Hán được sử dụng
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Các phương pháp nghiên cứu này được dùng để miêu tả, phân tích đối tượng nghiên cứu đồng thời cũng dùng để tổng kết những kết quả đã nghiên cứu được
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp nghiên cứu này được dùng để nghiên cứu những điểm đồng nhất và khác biệt giữa cấu trúc so sánh trong tiếng Việt và cấu trúc so sánh trong tiếng Hán
Ngoài ra, những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu khác như: phương pháp điều tra, phương pháp điền dã, v.v… cũng được người viết dùng khi cần thiết
6 Đóng góp của luận văn
Trang 137 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương này trình bày một số lý thuyết được luận văn chọn làm căn cứ lý luận cho đề tài, như lý thuyết về so sánh, cấu trúc so sánh, lý thuyết về lỗi sử dụng ngoại ngữ, sơ lược về câu mắc lỗi và cấu trúc so sánh mắc lỗi
Chương 2: Cấu trúc so sánh trong tiếng Việt và tiếng Hán, những điểm đồng nhất và khác biệt
Chương này trình bày hai nội dung lớn: 1) Miêu tả cấu trúc so sánh trong tiếng Việt và cấu trúc so sánh trong tiếng Hán, 2) Phân tích sự đồng nhất và khác biệt giữa cấu trúc so sánh trong tiếng Việt và tiếng Hán
Chương 3: Lỗi và nguyên nhân mắc lỗi sử dụng cấu trúc so sánh trong tiếng Việt của người Trung Quốc
Chương này trình bày một số lỗi và nguyên nhân mắc lỗi sử dụng cấu trúc so sánh tiếng Việt của người Trung Quốc
Trang 15Đến nay đã có khá nhiều định nghĩa về so sánh và phép so sánh Dưới đây là một số định nghĩa tiêu biểu
1.1.1.1 Định nghĩa trong từ điển
Theo Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa – Viện Ngôn ngữ học,
H 2010 (Hoàng Phê chủ biên), so sánh là “nhìn vào cái này mà xem xét cái kia
để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” [1, tr.1067]
Theo Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh, Nxb Văn hóa Thông tin, H
2010 (Song Dương, Đặng Thông chủ biên), so sánh là “xem xét để tìm ra những
điểm giống, tương tự hoặc khác biệt về mặt số lượng, kích thước, phẩm chất”
[2, tr.382]
Các định nghĩa về so sánh dẫn trên tuy có phần khác nhau nhưng đều chung ở một điểm: so sánh là đối chiếu hai hay nhiều sự vật với nhau để tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt giữa chúng
1.1.1.2 Định nghĩa của một số nhà nghiên cứu khác
Nhìn từ góc độ của phong cách học, so sánh là một phương thức phổ
biến trong mọi ngôn ngữ Vì thế, đây cũng là một trong những vấn đề được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu
Trên thế giới, tiêu biểu có A.Ju.Xtêpannov với Phong cách học tiếng
Pháp (1965), Vinôgradov với Phong cách học tiếng Nga (1969), Moorren với
Trang 16Phong cách học tiếng Pháp (1970), … Những công trình này được giới thiệu ở
Việt Nam đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý thuyết và ứng dụng của phương thức so sánh cũng như khẳng định giá trị của phương thức này trong sáng tạo hình tượng nghệ thuật
Phương thức so sánh cũng sớm được các nhà Việt ngữ học quan tâm Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX, khi các công trình nghiên cứu tiếng Việt xuất hiện, so sánh đã được nhắc đến Đặc biệt, ở chương trình đại học, so sánh
đã được bàn khá kĩ trong các bài giảng về phong cách học
Có thể kể tới một số công trình nghiên tiêu biểu đã đề cập tới so sánh,
như: Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của Cù Đình Tú, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H 1973; Giáo trình Việt ngữ, tập 3, Nxb Giáo dục, H 1994, (Đinh Trọng Lạc chủ biên); 99 phương tiện và biện pháp tu
từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H 1998, (Đinh Trọng Lạc chủ biên); Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H 1998 (Đinh Trọng Lạc chủ biên), v.v Trong
các công trình này, các tác giả đều đưa ra quan niệm về so sánh Xin dẫn một vài định nghĩa
- Định nghĩa của tác giả Đinh Trọng Lạc
Trong cuốn Giáo trình Việt ngữ, tác giả Đinh Trọng Lạc đã đưa ra quan niệm về so sánh như sau:
“So sánh là định nghĩa sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm có cùng dấu
hiệu chung Mục đích so sánh là để cụ thể hóa những sự vật trừu tượng, để người đọc dễ hiểu, dễ tưởng tượng hơn”.[6, tr.28]
Ngoài việc xác định khái niệm so sánh, trong cuốn giáo trình này, tác giả còn bàn về hình thức biểu hiện của biện pháp tu từ so sánh Có thể nói, đây chính là một trong những giáo trình đầu tiên của môn Phong cách học ở Việt Nam nghiên cứu về các biện pháp tu từ nói chung và biện pháp tu từ so sánh nói riêng
Trang 17- Định nghĩa của tác giả Nguyễn Thế Lịch
Trong bài “Các yếu tố và cấu trúc của so sánh nghệ thuật” (đăng trên
Tạp chí Ngôn ngữ số 1, 1988), tác giả Nguyễn Thế Lịch đã đưa ra quan niệm
về so sánh như sau:
“ So sánh thường được hiểu là đưa một sự vật ra đối chiếu về một mặt
nào đó với một sự vật khác khác loại nhưng lại có đặc điểm tương tự mà giác quan có thể nhận biết để hiểu sự vật đưa ra đó dễ dàng hơn”[19, 36]
Ngoài việc nêu khái niệm so sánh, tác giả Nguyễn Thế Lịch còn nêu điều kiện cần thiết để một phép so sánh tu từ tồn tại, đó là hai sự vật đem ra đối
chiếu phải khác loại, kiểu như: Mặt cô ấy tươi như hoa
- Định nghĩa của tác giả Đinh Trọng Lạc và tác giả Nguyễn Thái Hòa
So sánh tu từ được hai tác giả này trình bày trong cuốn Phong cách học
tiếng Việt như sau:
“ So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với
sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người
nghe” [5, tr.190]
Phân tích định nghĩa vừa dẫn có thể thấy hai tác giả không chỉ nêu ra quan niệm mà còn đề cập đến hiệu quả nghệ thuật của phương thức tu từ này
- Định nghĩa của tác giả Hữu Đạt
Tác giả Hữu Đạt đã định nghĩa so sánh tu từ như sau:
“So sánh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ
nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng” [24, tr.294]
Như vậy, theo tác giả Hữu Đạt, về bản chất, phép so sánh tu từ là dùng thuộc tính hay tình trạng của sự vật hay hiện tượng này giải thích cho thuộc tính, tình trạng của sự vật khác
1.1.1.3 Quan điểm của luận văn về phép so sánh
Tiếp thu những quan niệm của các nhà nghiên cứu đã nêu ở trên, luận văn này quan niệm về phép so sánh (bao gồm cả so sánh luận lí và so so sánh
tu từ) như sau:
Trang 18- So sánh là việc đối chiếu một phương diện nào đó của ít nhất hai sự vật hiện tượng
- Những sự vật, hiện tượng được đưa ra đối chiếu có thể cùng loại và có thể khác loại
- Những sự vật hiện tượng đưa ra đối chiếu phải có nét tương đồng sâu
xa nào đó trong những ngữ cảnh nhất định mà giác quan có thể nhận biết được
- Mục đích của so sánh là để tìm ra các nét tương đồng và khác biệt giữa đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh
1.1.2 Phân biệt so sánh luận lí và so sánh tu từ
1.1.2.1 So sánh luận lí
So sánh luận lí là kiểu so sánh, đối chiếu giữa hai đối tượng cùng loại nhằm xác lập sự tương đồng giữa hai đối tượng này Đây là kết quả của tư duy khái niệm, tư duy khoa học theo những quy luật thông thường
Tác giả Cù Đình Tú chỉ rõ: so sánh luận lí là phép so sánh mà trong đó
“cái được so sánh và cái so sánh là các đối tượng cùng loại và mục đích của sự
so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng” [ 7, tr.175]
Chức năng chủ yếu của so sánh logic là nhận thức Kiểu so sánh này là dạng thức được dùng phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, giúp người nghe hiểu rõ, hiểu sâu sắc phương diện nào đó của sự vật Mục đích của so sánh luận lí là xác lập một giá trị, một đại lượng, một tính chất, một đặc trưng nào đó bằng cách đối chiếu đối tượng này với một đối tượng khác có giá trị lớn hơn bằng hoặc kém nó
Dưới đây là một số ví dụ về so sánh luận lí:
Ví dụ (1): Hạnh cao như Thúy
Ví dụ (2): Da của Hà trắng hơn da của Yến
Trang 191.1.1.2 Ở đây xin dẫn thêm định nghĩa của tác giả Cù Đình Tú
Tác giả Cù Đình Tú quan niệm so sánh tu từ như sau:
“So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng
có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của
một đối tượng” [ 7, tr.267]
Trong công trình nghiên cứu này, ngoài việc xác định khái niệm, tác giả
Cù Đình Tú còn chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa so sánh tu từ và so sánh luận lí Theo tác giả, bản chất của so sánh luận lí là đối tượng đưa ra so sánh là các đối tượng cùng loại Tức cái được so sánh và cái so sánh phải là đối tượng cùng loại, còn ở so sánh tu từ, các đối tượng đưa ra so sánh là các đối tượng khác loại Nói cách khác, cái được so sánh và cái so sánh trong so sánh tu từ là những cái không cùng loại Mục đích của so sánh tu từ là nhằm diễn tả một cách hình ảnh các đối tượng
Như vậy, theo tác giả Cù Đình Tú, sự khác nhau cơ bản nhất của hai loại
so sánh này là ở dụng ý nghệ thuật và tính chất không cùng loại giữa cái được
so sánh và cái so sánh
Xin xem thêm một ví dụ về so sánh luận lí và so sánh tu từ:
Ví dụ (3): Chiếc áo này dài hơn chiếc áo kia
Ví dụ (4): Môi nó đỏ như son
Ví dụ (3) là kiểu so sánh luận lí vì các đối tượng được đưa ra so sánh là
các đối tượng cùng loại: chiếc áo
Ví dụ (4) là kiểu so sánh tu từ Ở đây, các đối tượng so sánh là các đôi
tượng khác loại: môi và son
Một ví dụ khác:
Ví dụ (5): Tóc nó như rễ tre
Ở ví dụ vừa dẫn, tóc và rễ tre là hai đối tượng khác loại Rễ tre có đặc điểm
là cứng và rối Tóc (nó) được đem ra so sánh với rễ tre nhằm làm nổi bật độ
cứng và rối của tóc (nó) Từ sự so sánh này, người nói có thể nhằm thể hiện một dụng ý nào đó, chẳng hạn như chê bôi
Trang 20So sánh luận lí và so sánh tu từ giống nhau ở chỗ chúng thường công khai phô bày hai vế:
- Vế được so sánh;
- Vế so sánh
Mỗi vế có thể gồm một hoặc nhiều đối tượng Các đối tượng có thể là sự vật, tính chất, hành động
Tóm lại, như đã nói ở trên, sự khác nhau cơ bản giữa so sánh luận lí và
so sánh tu từ là ở đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh Trong so sánh luận lí, đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh là những đối tượng cùng loại Trong so sánh tu từ, đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh là những đối tượng không cùng loại
1.1.3 Cấu trúc so sánh
1.1.3.1 Quan điểm của một số nhà nghiên cứu về cấu trúc so sánh
Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc so sánh Dưới đây là một vài quan điểm tiêu biểu :
a) Quan điểm của tác giả Cù Đình Tú
Theo tác giả Cù Đình Tú, cấu tạo của so sánh tu từ bao giờ cũng phô bày hai vế: vế được so sánh và vế so sánh Mỗi vế này có thể gồm một hoặc nhiều đối tượng Các đối tượng này gắn với nhau, tạo thành những kiểu hình thức so sánh sau:
- A như (tựa như, như là…) B
- A bao nhiêu B bấy nhiêu
- A là B
A là cái được so sánh, B là cái so sánh
b Quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc và tác giả Nguyễn Thái Hòa :
Tác giả Đinh Trọng Lạc và tác giả Nguyễn Thái Hòa cho rằng, cấu trúc
so sánh có thể ở dạng đầy đủ và ở dạng không đầy đủ
Trang 21(4) B : cái so sánh
- Cấu trúc so sánh ở dạng không đầy đủ
Theo hai tác giả này, cấu trúc so sánh trên không phải là cố định Tùy từng trường hợp, trật tự của các yếu tố có thể thay đổi hoặc bớt một số yếu tố trong cấu trúc Trường hợp cấu trúc so sánh vắng một hay một số yếu tố là cấu trúc so sánh ở dạng không đầy đủ Chẳng hạn:
+ Cấu trúc so sánh vắng yếu tố (t), mô hình cấu trúc là : A + tss + B + Cấu trúc so sánh vắng yếu tố A và t, mô hình cấu trúc là : tss + B + Cấu trúc so sánh vắng yếu tố tss, mô hình cấu trúc là : A + t + B
+ Cấu trúc so sánh có mô hình : A bao nhiêu B bấy nhiêu :
+ Cấu trúc so sánh có mô hình A là B : Từ là có giá trị như từ như nhưng
có sắc thái khác Như mang sắc thái giả định, còn là mang sắc thái khẳng định
c) Quan điểm của tác giả Hữu Đạt
Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, tác giả Hữu Đạt đã đưa ra mô
hình khái quát của phép so sánh là : A - X – B
Theo cấu trúc này, A là đối tượng được so sánh ; X là từ so sánh ; B là đối tượng so sánh
Nhìn vào mô hình trên, dễ dàng nhận thấy, so với quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc và tác giả Nguyễn Thái Hòa, cấu trúc so sánh mà tác giả Hữu Đạt đưa ra thiếu yếu tố chỉ phương diện so sánh Do đó, cấu trúc so sánh ở đây chỉ có 3 yếu tố
Trang 22Tác giả Hữu Đạt cũng nêu rõ, biến thể của cấu trúc này chỉ có 2 loại, là:
- So sánh không có từ so sánh, với mô hình cấu trúc là: A – B
Ví dụ :
Bác ngồi đó lớn mênh mông Trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non
(Tố Hữu)
Trong ví dụ trên, A (đối tượng được so sánh) là : Bác ngồi đó lớn mênh
mông ; B1 (đối tượng so sánh 1) là : Trời cao biển rộng ; B2 (đối tượng so sánh
2) là : ruộng đồng nước non
- So sánh có từ so sánh, với mô hình cấu trúc là : A – X – B
B : bầy quỷ đói
d) Quan điểm của tác giả Nguyễn Thế Lịch
Trong bài Cấu trúc so sánh trong tiếng Việt đăng trên Tạp chí ngôn ngữ,
số 7 năm 2001, tác giả Nguyễn Thế Lịch cũng đưa ra một cấu trúc so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố (giống như quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc đã nói ở trên), đó là:
- Yếu tố cần đưa ra so sánh, có thể là được hay bị xét về tương quan với chuẩn (YTĐ/BSS): (A)
- Yếu tố nêu rõ so sánh về phương diện nào (YTPD): (t)
- Yếu tố thể hiện mối quan hệ trong so sánh (YTQH): (tss)
- Yếu tố được dùng làm chuẩn để so sánh (YTSS): (B)
Theo đó, tác giả đã đưa ra một ví dụ minh họa về cấu trúc so sánh:
Trang 231 YTĐ/BSS
(A)
2.YTPD (t)
3.YTQH (tss)
4 YTSS (B)
Yếu tố được so sánh là người:
Ví dụ:
Em như cây quế giữa rừng
Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay
Đối với cấu trúc so sánh vắng YTPD (t) , người nghe (đọc) phải dựa vào liên tưởng để tìm ra nét tương đồng giữa YTĐSS và YTSS, từ đó mới có thể xác định YTĐSS đã được so sánh về phương diện nào
Ví dụ: Cô ấy như con mắm
Ở đây, sự tương đồng giữa cô gái và con mắm là sự “gầy, khô” Người gầy thường xơ xác, héo hon Con mắm cũng có hình dạng khô quắt Đây là nét
Trang 24tương đồng giữa cô gái gầy còm và con mắm Sự tương đồng này là căn cứ để
ta suy ra (t) - YTPD
+ Yếu tố quan hệ so sánh (YTQH: tss): Yếu tố này là yếu tố được coi là
đơn giản nhất trong cấu trúc so sánh Nó bao gồm các từ so sánh, kiểu như: như,
tựa, như là, như thể, chừng như, tựa như, hồ như, bao nhiêu…bấy nhiêu
Cần nói thêm rằng, từ là trong cấu trúc so sánh có giá trị tương đương từ
như, song là đem đến cho cấu trúc này sắc thái khẳng định, khác với như là
mang sắc thái giả định
+ Yếu tố so sánh (YTSS: B): Yếu tố này được xem là yếu tố quan trọng nhất của cấu trúc so sánh bởi nó là cái chuẩn của so sánh (Không có chuẩn thì không thành so sánh) Vì lẽ đó, YTSS là yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc
so sánh Trong so sánh tu từ, sự xuất hiện của yếu tố này là kết quả của quá trình quan sát, liên tưởng, lựa chọn và thông qua quá trình đó nó mang trong mình sắc thái tâm lí, tư duy, văn hóa của dân tộc YTSS quyết định mọi giá trị của so sánh Không hiểu YTSS thì không hiểu ý nghĩa của so sánh
Một điểm cũng cần lưu ý là không phải lúc nào cấu trúc so sánh cũng hội
tụ đủ 4 yếu tố trên, tức là có trường hợp cấu trúc so sánh bị khuyết thành tố Theo tác giả Nguyễn Thế Lịch, có 4 trường hợp cấu trúc so sánh không hoàn chỉnh, đó là:
+ Cấu trúc so sánh vắng yếu tố phương diện (vắng t), tức cấu trúc so
Theo tác giả, thuộc vào kiểu cấu trúc này có các thành ngữ so sánh như:
Cao như núi, mềm như bún, dai như đỉa, ngọt như mía lùi, đỏ như son…
Trang 25+ Cấu trúc so sánh vắng yếu tố bị / được so sánh và yếu tố phương diện,
cấu trúc so sánh là tss + B
Với kiểu cấu trúc so sánh này, gánh nặng ngữ nghĩa dồn cả vào yếu tố đem ra làm chuẩn để so sánh Vì thế, yếu tố này thường là phải do một ngữ (chứ không phải một từ) thể hiện
Tóm lại, tuy quan điểm về cấu trúc so sánh của các tác giả nói trên có khác nhau về chi tiết song phần lớn các tác giả đều cho rằng cấu trúc so sánh có thể ở hai dạng:
Ở dạng đầy đủ, cấu trúc so sánh gồm có 4 thành tố, là: A (cái được so sánh), t ( phương diện so sánh, tss ( từ so sánh) và B ( cái so sánh)
Ở dạng không đầy đủ, cấu trúc so sánh có thể khuyết một hoặc hai trong
số bốn thành tố nói trên
1.1.3.2 Quan điểm của luận văn về cấu trúc so sánh
Tiếp thu những quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã trình bày
ở trên, luận văn quan niệm về cấu trúc so sánh như sau :
- Ở dạng đầy đủ, một cấu trúc so sánh hoàn chỉnh bao gồm 4 yếu tố theo
mô hình : A + t + tss + B
Trong đó :
+ A : Yếu tố được so sánh
+ t : Yếu tố phương diện so sánh
+ tss : Yếu tố biểu thị quan hệ so sánh
Trang 26Tùy theo mục đích và cách sử dụng từ ngữ mà mô hình cấu trúc hoàn chỉnh kể trên có thể tạo ra biến thể bằng cách bớt hoặc đảo trật tự các yếu tố trong cấu trúc
1.1.4 Các kiểu so sánh
1.1.4.1 Quan điểm của tác giả Đào Thản
Tác giả Đào Thản dựa vào mục đích so sánh, hình thức so sánh cũng nhƣ
ý nghĩa của từ so sánh để đƣa ra 8 kiểu so sánh nhƣ sau:
Trang 271.1.4.2 Quan điểm của tác giả Hữu Đạt
Tác giả Hữu Đạt dựa vào cả hai tiêu chí là hình thức và nội dung để phân loại cấu trúc so sánh Kết quả cấu trúc so sánh đƣợc tác giả chia thành ba loại,
đó là:
- So sánh ngang bằng, ví dụ:
Nước da nâu và nụ cười bỡ ngỡ
Em như cầu vồng bảy sắc hiện sau mưa
Trang 28Tóm lại, căn cứ vào tính đồng nhất hay khác biệt giữa các sự vật và hiện tượng, ta có thể phân các biểu thức so sánh ra thành hai dạng, đó là:
- So sánh đồng nhất: Căn cứ vào các từ so sánh và tính chất của ý nghĩa
toàn cấu trúc mang lại ta có thể chia dạng này thành 2 kiểu nhỏ là so sánh tương tự và so sánh ngang bằng
+ So sánh tương tự: So sánh kiểu này thường dùng các từ so sánh như,
như là, như thể, giá như, tựa như, tựa, kém gì, khác gì,… Ý nghĩa của toàn cấu
trúc so sánh thường mang tính giả định Ví dụ:
Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
(Ca dao)
+ So sánh ngang bằng: So sánh kiểu này thường dùng các từ so sánh bằng,
là,… Ý nghĩa của toàn cấu trúc so sánh thường mang tính khẳng định Ví dụ:
Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim
(Tố Hữu)
- So sánh dị biệt: Căn cứ vào mức độ thể hiện thuộc tính giữa hai vế so sánh và được so sánh và các từ ngữ so sánh, có thể chia dạng này thành 2 kiểu
là so sánh dị biệt hơn và so sánh dị biệt kém
+ So sánh dị biệt hơn: Loại này lại có thể chia thành hai kiểu nhỏ là so
sánh dị biệt hơn tuyệt đối và so sánh dị biệt hơn tương đối
So sánh dị biệt hơn tuyệt đối là kiểu so sánh có các số từ (thứ tự) thể hiện mức độ kiểu như nhất (A), nhì (B), tam, tứ …, thứ nhất (A), thứ nhì (B)…
Thông thường, trong dạng kết cấu này, A và B được xếp theo thứ tự phân hạng đánh giá Ví dụ:
Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền
(Tục ngữ) Tuy nhiên đôi khi các từ thứ tự này chỉ mang tính tương đối hoặc có khi chỉ là một sắp xếp hình thức, có tính ước lệ Nhất là trong các dạng ngữ cố định, yêu cầu về vần điệu được ưu tiên hơn các sắp xếp khác
Trang 29 So sánh dị biệt tương đối là kiểu so sánh thường dùng các từ so sánh như: hơn, (còn) hơn,… Ví dụ:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
(Tục ngữ)
+ So sánh dị biệt kém là kiểu so sánh thường dùng các từ như: thua, kém,
không bằng, sao bằng, không tày, chẳng bằng, … Ví dụ:
Đêm nằm ở dưới bóng trăng Thương cha, nhớ mẹ không bằng thương em
(Ca dao) Như vậy, hầu như các tác giả nói trên đều gặp nhau ở một điểm, về ngữ nghĩa, có thể chia cấu trúc so sánh thành hai kiểu: So sánh đồng nhất và so sánh
dị biệt Mỗi kiểu so sánh lại có thể chia thành những nhóm nhỏ hơn, tùy theo từng tiêu chí phân loại
1.2 KHÁI QUÁT VỀ LỖI SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ
1.2.1 Khái niệm lỗi sử dụng ngoại ngữ
Đã có khá nhiều quan niệm về lỗi sử dụng ngoại ngữ ( L2 )
Theo tác giả Brown, H.D, “Lỗi là hiện tượng vi phạm quy tắc ngữ pháp của người bản ngữ, phản ánh năng lực ngôn ngữ trung gian của người học” [8, tr 24]
Tác giả Allwright và D.and K.M.Bailey quan niệm: lỗi là “một sản phẩm
hình thức ngôn ngữ đi lệch chuẩn của hình thức ngôn ngữ đúng” [8, tr.24]
Luận văn này theo quan điểm của nhóm tác giả thứ hai về khái niệm lỗi sử dụng ngoại ngữ của người học
1.2.2 Một số quan niệm về lỗi sử dụng L2
Có thể nói, đến nay đã có khá nhiều quan điểm khác nhau về lỗi sử dụng ngoại ngữ của người học, tùy theo góc nhìn của nhà nghiên cứu Có thể kể ra một vài quan điểm:
- Lỗi trên quan điểm hành vi luận
Trang 30- Lỗi trên quan điểm phân tích đối chiếu
- Lỗi trên quan điểm giao thoa văn hóa
- Lỗi trên quan điểm phương pháp giao tiếp
- Lỗi trên quan điểm phân tích lỗi và hệ ngữ trung gian
- Lỗi trên quan điểm chiến lược học tiếng
Vì đối tượng nghiên cứu của luận văn không phải là vấn đề này nên ở đây chỉ sơ qua các quan điểm nói trên và coi đó là căn cứ để luận văn phân tích các kiểu nguyên nhân mắc lỗi của người Trung Quốc khi sử dụng câu so sánh trong tiếng Việt
1.2.2.1 Lỗi theo quan điểm hành vi luận:
Có ba nhà nghiên cứu ngôn ngữ học tiêu biểu đã theo quan điểm hành vi luận khi xem xét lỗi của người học ngoại ngữ là Brown, H.D Chomsky, N và Ellis, R
Theo thuyết hành vi, thói quen có hai đặc tính cơ bản:
- Thứ nhất, thói quen thể hiện qua hành vi, cử chỉ, động tác và có thể quan sát được giống như có thể quan sát những sự vật hiện hữu trong thế giới khách quan
- Thứ hai, thói quen có tính tự động, máy móc Chính vì có tính tự động, máy móc cho nên một thói quen nào đó đã được xác lập thì nó rất khó bị tiêu diệt khi có môi trường tạo lập thói quen mới tương tự
Thông thường, việc tạo lập thói quen có thể thực hiện bằng hai cách là thông qua cơ chế bắt chước, mô phỏng và thông qua cơ chế khuyến khích, tăng cường
Áp dụng hai nguyên lí này trong dạy - học ngoại ngữ, người dạy có thể giúp người học tạo lập kích thích, phản ứng cho đến khi trở thành tự động Ví
dụ, dạy và luyện phát âm chẳng hạn, người học thực hiện phản ứng khi được nhận kích thích từ bên ngoài ( chẳng hạn như nghe được âm nào đó do giáo viên phát ra), họ sẽ bắt chước đến khi âm được luyện trở thành kĩ năng, tức có thể phát ra như một thói quen khi cần
Lí thuyết hành vi là lí thuyết của việc học nói chung và học ngoại ngữ nói riêng Những người theo lí thuyết hành vi luận khẳng định rằng, việc học
Trang 31ngoại ngữ ( L2) là việc tạo lập những thói quen mới khi người học đã có sẵn những thói quen cũ của tiếng mẹ đẻ ( L1) Vì vậy, quá trình hình thành thói quen mới khi sử dụng L2 tất yếu sẽ chịu sự tác động và ảnh hưởng của thói quen cũ từ L1 mà lí do đã nói ở trên ( thói quen hay phản ứng cũ rất khó bị loại
bỏ triệt để nếu trong quá trình tạo thói quen mới có điều kiện tương tự)
Từ cách nhìn này, các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm của lí thuyết hành vi luận đã cho nguyên nhân mắc lỗi của người học khi học ngoại ngữ
chính là do sự chuyển di thói quen trong sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ Một điều
cực đoan của các nhà hành vi luận là đã xem lỗi sử dụng L2 của người học là một cái xấu do người học thiếu tập trung, lơ đãng trong học tập và không biết ngăn ngừa sự can thiệp của thói quen cũ đã có khi sử dụng L1 Vì xem lỗi là một biểu hiện của thói xấu trong quá trình thụ đắc L2 nên các nhà hành vi luận nhấn mạnh tới việc phải giúp người học L2 sửa chữa, loại trừ lỗi trước khi nó trở thành thói quen
1.2.2.2 Lỗi theo quan điểm phân tích, đối chiếu
Vì ra đời trên cơ sở của trường phái tâm lí hành vi luận nên cái nhìn của các nhà ngôn ngữ học đối chiếu về lỗi của người học ngoại ngữ tuy không hoàn toàn đồng nhất nhưng cũng có vài điểm cơ bản trùng với quan điểm của các nhà hành vi luận
Các nhà nghiên cứu theo quan điểm phân tích, đối chiếu cho rằng, không nên mắc lỗi trong quá trình học ngoại ngữ Cần phải nghiêm khắc sửa chữa lỗi khi thụ đắc L2 Theo các nhà ngôn ngữ học phân tích đối chiếu, nguyên nhân chính gây ra lỗi của người học ngoại ngữ là sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ, tức khác biệt giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ 2 - ngoại ngữ mà người học đang tiến hành thụ đắc Vì thế, khi dạy - học ngôn ngữ thứ hai, cần phải so sánh, đối chiếu hai ngôn ngữ để tìm ra sự khác biệt giữa chúng, trên cơ sở đó giải thích,
dự đoán các lỗi mà người học đã hoặc có thể mắc phải Và một khi đã tìm ra nguyên nhân mắc lỗi của người học thì người dạy có thể tìm ra hướng khắc phục các lỗi cho họ
Trang 32Tóm lại, khác với các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm hành vi luận hầu như chỉ quan tâm đến vai trò của thói quen khi phân tích nguyên nhân mắc lỗi của người học, các nhà ngôn ngữ học đối chiếu đã có cái nhìn rộng hơn khi xem xét lỗi của người học L2 Điều này thể hiện ở chỗ các nhà ngôn ngữ học đối chiếu đã đứng trên cả bình diện tâm lí ( lỗi của người học một phần do thói quen) và bình diện ngôn ngữ ( người học mắc lỗi một phần do sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ ) để xem xét lỗi Tuy nhiên, dường như các nhà ngôn ngữ học đối chiếu có vẻ nghiêng về lí do thứ hai hơn, khi họ khẳng định “Tài liệu hiệu quả nhất là các tài liệu xây dựng trên cơ sở miêu tả một cách khoa học ngôn ngữ đích ( tức L2 – Diệp Thành Khiết ), so sánh một cách chi tiết với hệ thống ngôn ngữ mẹ đẻ của người học” [31, tr 85]
1.2.2.3 Lỗi theo quan điểm giao thoa văn hoá
Trước khi tìm hiểu lỗi trên quan điểm giao thoa văn hoá, cần hiểu khái
niệm Văn hoá
Cần phải nói ngay rằng, đến nay đã có khá nhiều định nghĩa về Văn hoá
Tác giả Lê Xảo Bình [9, tr.11] đã đưa ra con số là hơn 160 Xin dẫn ra dưới đây một số định nghĩa tiêu biểu:
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, H 2000, khái niệm văn hoá được hiểu như sau:
- Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử;
- Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần;
- Tri thức kiến thức khoa học;
- Trình độ cao trong sinh hoạt văn hoá xã hội, biểu hiện của văn minh;
- Nền văn hoá của một thời kì lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau
Tác giả Damen, L đưa ra định nghĩa: Văn hoá ( culture ) là “ những kiểu
dạng hay mô hình sinh sống mà người học biết và cùng chia sẻ; những kiểu
Trang 33dạng, mô hình diễn ra hàng ngày trong tất cả các lĩnh vực tương tác xã hội; văn
hoá là cơ chế thích nghi cơ bản của con người” [ 8, tr 32]
Luận văn này tạm theo quan điểm của nhà nhân học người Anh, EB
Tylor Tác giả quan niệm: “Văn hoá hay văn minh hiểu theo nghĩa dân tộc bao
quát của nó, là một tổng thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ năng lực và tập quán nào được lĩnh hội bởi con người với tư cách là thành viên của xã hội” [9, tr.11]
Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một loại hình tương tác xã hội cơ bản nhất của con người Do đó, hoạt động ngôn ngữ tất yếu chịu sự chi phối của yếu tố văn hoá và ngược lại văn hoá cũng có tác động trở lại đối với ngôn ngữ Đúng như tác giả Lê Xảo Bình đã khẳng định: “Ngôn ngữ là sản phẩm tín hiệu phản ánh hoạt động của con người, vì thế hoạt động của con người ảnh hưởng đến mọi mặt của ngôn ngữ, kể cả cách quan niệm, tư duy, và diễn đạt ngôn ngữ…”
[ 9, tr.11]
Luận văn này không nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa văn hoá và ngôn ngữ mà chỉ nhấn mạnh lỗi của người học ngoại ngữ theo quan điểm giao thoa văn hoá
Từ góc nhìn giao thoa văn hoá, tác giả Đỗ Minh Hùng cho rằng, “… người học ngoại ngữ có thể mắc lỗi không phải đơn thuần vì sự khác biệt về yếu tố bề mặt, yếu tố hình thức giữa L1 và L2, mà sự khác biệt về hai nền văn hoá, sự hiểu biết về văn hoá trong L2 cũng là một nguyên nhân chính khác dẫn đến hiện tượng vi phạm lỗi, cản trở hiệu năng giao tiếp của NH L2” [8, tr 33 ]
Không phải đến bây giờ các nhà nghiên cứu ngôn ngữ mới chỉ ra một trong những nguyên nhân dẫn đến lỗi sử dụng L2 của người học là sự khác biệt
về văn hoá mà ngay từ năm 1957, nhà ngôn ngữ học R Lado đã tính đến sự khác biệt về văn hoá khi so sánh các ngôn ngữ Tác giả đã có lí khi khẳng định rằng:
“ Nếu so sánh ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ của người học, chỉ ra được sự giống và
khác nhau giữa hai ngôn ngữ và hai nền văn hoá thì giáo viên sẽ ý thức được khó
khăn thực sự của người học là gì và từ đó có thể dạy tốt hơn” [32, tr 1]
Trang 34Tác giả Lê Xảo Bình cũng đã nêu được 11 kiểu lỗi dùng từ mà người Trung Quốc thường mắc do nguyên nhân khác biệt giữa văn hoá của người Việt và văn hoá của người Hán Đặc biệt, những lỗi dùng từ này được tác giả phân loại khá chi tiết theo tiêu chí từ loại, ví dụ như lỗi sử dụng đại từ xưng hô, lỗi sử dụng một số động từ, lỗi sử dụng một số danh từ, lỗi sử dụng giới từ, lỗi
sử dụng số từ, lỗi sử dụng cảm từ,…
Tóm lại, chỉ ra sự khác biệt về văn hoá và thấy được đây là một trong những nguyên nhân sâu sa dẫn đến lỗi sử dụng L2 của người học là một bước tiến của ngành ngôn ngữ học cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn Vì vậy, khi dạy ngoại ngữ không nên bỏ qua yếu tố văn hoá trong việc phát hiện và sửa lỗi cho người học
1.2.2.4 Lỗi theo quan điểm phương pháp giao tiếp
Nếu như quan điểm dạy tiếng theo phương pháp cổ điển ( dựa trên lí thuyết cấu trúc luận ) chỉ coi trọng việc dạy người học nắm hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ thì quan điểm dạy tiếng theo phương pháp giao tiếp lại vừa chú ý tới việc dạy người học nắm hệ thống cấu trúc ngôn ngữ,vừa chú ý tới việc rèn luyện thực hành kĩ năng giao tiếp cho họ
Nội dung cốt lõi của phương pháp giao tiếp là: Giao tiếp hướng tới khả năng truyền đạt nghĩa của ngôn ngữ; giao tiếp được áp dụng trong cả bốn kĩ năng Nghe, nói , đọc, viết; và đặc biệt, bên cạnh tính chính xác trong hình thức thì tính chất phù hợp trong sử dụng ngôn ngữ cần được lưu ý xem xét
Dưới cái nhìn của phương pháp giao tiếp, lỗi sử dụng L2 của người học không hoàn toàn là “ thói xấu”, “cần phải kiên quyết loại bỏ ngay khi chưa thành thói quen” mà “lỗi của người học L2 là một tín hiệu tích cực của quá trình học tập Lỗi cho biết người học đang tự mình tạo lập câu, phát ngôn để trình bày ý muốn nói, chứ không hoàn toàn lặp lại chính xác những gì đã học hoặc theo kiểu mẫu của người dạy…” [8, tr.35] Những người theo quan điểm phương pháp giao tiếp còn nhấn mạnh : “ …vì đang trong quá trình học tập nên
Trang 35những gì người học nói, viết chưa phải là những sản phẩm hoàn hảo, tức lỗi là một phần tất yếu trong sản phẩm” [33, tr.65] Thậm chí, có tác giả còn cho rằng,
“… không có lỗi tức là người học chưa học được gì mới và việc sửa lỗi là một phần quan trọng của bài học” [33, tr.65] Hay, “ Lỗi không là sự ngu dốt, không cản trở hoạt năng trong học tập…, mà trái lại nó cho biết người học đang thực hiện công việc học tập – nghiên cứu đang trong giai đoạn trải nghiệm cách hiểu, cách tri nhận của mình về những đặc tính hệ thống L2 bằng cách vận dụng thử nghiệm những gì đã biết từ thực tế sử dụng L1” [8, tr 36]
Chiến lược giao tiếp liên quan trực tiếp đến hiện tượng vi phạm lỗi có thể bao gồm hai trường hợp chủ yếu, đó là: 1) Chuyển dịch tương ứng 1-1 giữa hai ngôn ngữ và 2) thay thế, giải thích
- Về chiến lược chuyển dịch tương ứng 1-1: Tương ứng 1-1 ở đây bao
gồm cả số lượng và trật tự từ Chiến lược chuyển dịch là chiến lược được sử dụng nhiều nhất trong học ngoại ngữ bởi nó không gây khó khăn cho người học Song, chiến lược này trên thực tế chỉ giúp người học không mắc lỗi khi hai ngôn ngữ (L1 và L2 ) có sự tương đồng trên cả ba bình diện: Kết học, nghĩa học và dụng học Điều đó cho ta thấy người Trung Quốc học tiếng Việt sử dụng chiến lược chuyển dịch có nhiều bất lợi vì sự khác biệt khá lớn giữa hai ngôn ngữ này, chẳng hạn như sự khác biệt về hệ thống ngữ âm, khác biệt về sự chia cắt hiện thực khách quan của khá nhiều từ ngữ hay sự khác biệt về trật tự các thành tố của câu…
- Về chiến lược thay thế / giải thích: Chiến lược này thường liên quan
đến vốn từ vựng của người học Vì muốn nói bằng L2 nhưng không có từ chính xác, người học phải chọn từ khác thay thế có nghĩa tương đương hoặc giải thích dài dòng Cả hai cách này đều sinh lỗi Ví dụ, vì không nắm vững nghĩa và
cách sử dụng của từ giặt và từ rửa trong tiếng Việt là hai từ có nghĩa và cách sử dụng chỉ tương đương với một từ trong tiếng Hán – từ xi Từ „xi‟ vừa có nghĩa
là „rửa‟, vừa có nghĩa là „giặt‟: giặt quần áo, giặt chiếu, giặt chăn màn,…rửa
Trang 36mặt, rửa rau, rửa bát,…cho nên người Trung Quốc thường bị mắc lỗi khi dùng hai từ này Có em đã dùng từ giặt thay vì phải dùng từ rửa, ví dụ một em sinh viên đã nói: cô V giặt mặt ( rửa mặt ) rất cẩn thận Từ các ví dụ vừa dẫn có thể
thấy rằng, chiến lược thay thế / giải thích lí giải vì sao người học phạm lỗi dùng sai hay thừa từ khi sử dụng L2
Tóm lại, theo quan điểm giao tiếp, lỗi sử dụng L2 của người học là một nhân tố tích cực trong quá trình dạy tiếng Tuy nhiên, hạn chế của quan điểm này là do quá chú trọng đến chức năng giao tiếp nên một số nhà ngôn ngữ học theo quan điểm này chưa chỉ ra được đặc tính của các kiểu lỗi cũng như chưa giải đáp một cách thoả đáng cơ chế mắc lỗi của người học L2
1.2.2.5 Lỗi theo quan điểm phân tích lỗi và hệ ngữ trung gian
Hệ ngữ trung gian được hiểu là “ kiến thức ngoại ngữ của người học, được biểu hiện trong sản phẩm ngoại ngữ của họ”.[8, tr 37]
Nói cụ thể hơn, trong quá trình tiếp nhận và thụ đắc L2, người học sẽ lâm thời hình thành một hệ thống cấu trúc ngôn ngữ Hệ thống cấu trúc này không hoàn toàn giống L2 Nó được hình thành là bởi người học chưa thực sự làm chủ được L2 nên đã ghép các đơn vị của L2 theo những qui tắc chưa được nắm vững hay chưa áp dụng được Hệ thống cấu trúc ngôn ngữ - sản phẩm lâm thời do người học tạo ra này chính là hệ ngữ trung gian vừa nói ở trên Có
người gọi hệ ngữ trung gian là “ hệ thống ngôn ngữ tiệm cận”, “biệt ngữ” hay
“hệ ngữ chuyển tiếp” [8, tr 37]
Do xuất phát điểm có khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố L1, kinh nghiệm học L2 cũng như đặc điểm về cách học mà tiến trình hệ ngữ trung gian của từng cá nhân người học không hoàn toàn đồng nhất Nhưng cũng cần phải thấy xu hướng chung của hệ ngữ trung gian là thay đổi theo chiều tiếp cận hệ thống L2 chuẩn Tính chất khả biến này được thể hiện qua việc người học tích luỹ thêm kiến thức L2 và người học giảm dần hiện tượng vi phạm lỗi
Theo quan điểm phân tích lỗi và hệ ngữ trung gian, một số nhà nghiên cứu đã cho “lỗi là một bộ phận cấu thành hệ ngữ trung gian và nó mang tính hệ
Trang 37thống”[8, tr 37] Lỗi cung cấp những chứng cứ về một hệ thống mà người học đang sử dụng ở một thời điểm nhất định trong quá trình học, mặc dù đó chưa phải là hệ thống đúng Lỗi của người học “là kết quả của các quá trình ngôn ngữ tâm lí của người học và nó cung cấp thông tin về trình độ, giai đoạn, mức
độ thụ đắc hay năng lực giao tiếp L2 của người học” [8, tr 42] Trên bình diện
lí thuyết, lỗi có tính ngược chiều với hệ ngữ trung gian, tức nếu hệ ngữ trung gian càng gần với L2 thì lỗi càng giảm, và ngược lại Lỗi của người học L2 trong suốt tiến trình thụ đắc L2 có thể phân thành bốn giai đoạn: lỗi ngẫu nhiên, lỗi hình thành hệ thống, lỗi hệ thống và lỗi cố định
Tóm lại, dưới góc nhìn của quan điểm phân tích lỗi và hệ ngữ trung gian, lỗi có ý nghĩa trên ba bình diện: 1) Thông qua phân tích lỗi, giáo viên có thể biết về tiến độ của người học; 2) Lỗi cung cấp cho người nghiên cứu những hiểu biết về bản chất của quá trình học tập hay thụ đắc ngôn ngữ, những quá trình hay hoạt động tâm lí ngôn ngữ nào đang được người học sử dụng; và 3) Lỗi là điều tất yếu đối với chính bản thân người học
Lỗi không chỉ là một bộ phận tất yếu của hệ thống ngôn ngữ được hình thành trong quá trình tiếp nhận kiến thức L2 mà nó còn có tính chất hệ thống,
là kết quả của các quá trình ngôn ngữ tâm lí của người học và nó cung cấp thông tin về trình độ, giai đoạn và mức độ thụ đắc hay năng lực giao tiếp L2 của người học
Trái với quan điểm của các nhà hành vi luận, các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm này không coi lỗi là một cái “tội” của người học “cần kiên quyết loại bỏ” mà “… lỗi là công cụ học tập, là cách để người học kiểm chứng những giả thuyết của mình về ngôn ngữ đang học” Tuy có đánh giá vai trò tích cực của lỗi nhưng các nhà nghiên cứu theo quan điểm phân tích lỗi và hệ ngữ trung gian cũng thấy hạn chế của lỗi là “ lỗi có thể biến thành cố tật và là nguyên nhân khiến cho hệ ngữ trung gian không thể tiếp cận được L2” [8, tr 43]
Trang 381.2.2.6 Lỗi theo quan điểm chiến lược học tiếng
Đến nay đã có khá nhiều định nghĩa về chiến lược học tiếng, xin dẫn một vài định nghĩa tiêu biểu [8, tr 45, 46]
- Chiến lược học tiếng “ là một cố gắng để phát triển năng lực ngôn ngữ
và ngôn ngữ xã hội trong ngôn ngữ đích”
- “Chiến lược học tiếng là những hoạt động tư duy và giao tiếp được người học vận dụng để học và sử dụng ngôn ngữ”
- Chiến lược học tiếng “ là những hoạt động đặc thù được người học vận dụng để thúc đẩy việc học dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, lí thú hơn, hướng đích, có hiệu quả và thích ứng với tình huống mới hơn”
Tác giả R.L.Oxford đã nêu 12 thuộc tính của chiến lược học tiếng và đã được tác giả Nguyễn Minh Hùng liệt kê trong công trình của mình [8, tr 45],
đó là:
a Góp phần đạt mục tiêu giao tiếp;
b Mở rộng vai trò của người dạy;
c Mang tính sử lí tình huống ( giải quyết vấn đề );
d Là những hành vi đặc thù của người học;
e Giúp người học có định hướng rõ ràng hơn;
f Liên quan đến nhiều bình diện của người học chứ không chỉ là tư duy;
g Trực tiếp/ và hoặc gián tiếp trợ lực cho việc học;
h Không luôn luôn quan sát ( nhìn thấy ) được;
i Thường là hữu thức;
j Có thể chỉ dẫn ( dạy cho người học ) được;
k Có tính linh hoạt;
l Chịu tác động bởi nhều yếu tố
Tác giả Đỗ Minh Hùng [8, tr 46] đã khẳng định rằng “ …mọi người học đều ít nhiều sử dụng các chiến lược học tiếng, nhưng không hoàn toàn đồng nhất về số lượng chiến lược và mức độ hiệu quả” Việc lựa chọn chiến lược học
Trang 39tiếng có thể phụ thuộc vào tám yếu tố: 1) động cơ, 2) giới tính, 3) cơ sở văn hoá, 4) thái độ và niềm tin, 5) loại hình công việc, 6) tuổi tác và giai đoạn học, 7) cách thức học, và 8) khả năng chấp nhận sự mơ hồ
Điều cần nói ở đây là vấn đề quan hệ giữa các chiến lược học tiếng và lỗi của người học ngoại ngữ Theo tác giả Đỗ Minh Hùng, “ Có thể qui về hai nhóm chiến lược ít nhiều liên quan đến hiện tượng lỗi của người học là: 1) Chiến lược học tập / tri nhận, xử lí dữ liệu đầu vào và 2) Chiến lược giao tiếp,
xử lí dữ liệu đầu ra” [8, tr 50] Từ quan điểm chủ đạo này, bằng những ví dụ cụ thể, tác giả đã phân tích khá kĩ những khả năng phạm lỗi của người học từ các chiến lược học tiếng [8, tr 50 – 59], như lỗi do nguyên nhân từ chiến lược học tập / tri nhận hay lỗi do nguyên nhân từ chiến lược giao tiếp
- Về lỗi nảy sinh từ chiến lược học tập / tri nhận: Trong chiến lược học
tập /tri nhận, tất cả người học đều phải thực hiện ba thao tác phổ biến, đó là: chuyển di, suy luận tương tự và ghi nhớ
+ Chuyển di là hiện tượng người học sử dụng những nền tảng, hiểu biết
của mình về tiếng mẹ đẻ ( L1 ), về văn hoá của dân tộc để áp dụng vào việc dùng ngôn ngữ thứ hai (L2)
Nếu L1 và L2 có những nét tương đồng thì việc chuyển di này của người học sẽ thuận lợi và không hoặc ít vi phạm lỗi Ngược lại, nếu giữa L1 và L2 có
sự khác biệt thì việc chuyển di thường gây ra lỗi vì sự chuyển di đó không được chấp nhận trong L2 Ví dụ, người Trung Quốc khi dùng câu so sánh trong tiếng Việt thường hay mắc lỗi vì câu so sánh trong tiếng Hán và tiếng Việt không hoàn toàn đồng nhất về trật tự các thành tố trong cấu trúc so sánh Chẳng hạn,
trong tiếng Hán, câu so sánh “内心和外形一样美丽” Người Trung Quốc khi chuyển di cấu trúc này sang tiếng Việt thường bị mắc lỗi do sự khác biệt về vị
trí của từ „đẹp‟ trong cấu trúc câu như vừa nói: “Nội tâm và ngoại hình như
nhau đẹp”
Trang 40Chúng tôi đã thống kê được khá nhiều trường hợp người Trung Quốc mắc lỗi sử dụng câu so sánh trong tiếng Việt do chuyển di cấu trúc so sánh tiếng Hán sang cấu trúc so sánh trong tiếng Việt Xin dẫn một vài ví dụ:
- Ví dụ: 牛肉比鱼贵。Người Trung Quốc khi chuyển di câu này sáng
tiếng Việt thường là: Thịt bò so với cá đắt
- Ví dụ: 写得好比写得快重要。Người Trung Quốc khi chuyển di câu
này sáng tiếng Việt thường là: Viết tốt so với viết nhanh quan trọng
- Ví dụ: 家里也和外面一样热。 Người Trung Quốc khi chuyển di câu
này sang tiếng Việt thường là: Trong nhà và ngoài đường giống nhau nóng
Cần nói thêm rằng, sự chuyển di không chỉ lệ thuộc vào sự tương đồng hay khác biệt của hai ngôn ngữ ( L1 và L2 ) mà còn bị chi phối bởi hai nền văn hoá vì ngôn ngữ là một bộ phận quan trọng trong kho tàng văn hoá dân tộc Cho nên, nói chuyển di ngôn ngữ là bao gồm cả chuyển di các yếu tố văn hoá dân tộc Sự khác biệt về hai nền văn hoá cũng dễ gây ra lỗi của người học khi dùng chiến lược chuyển di Chẳng hạn, tiếng Hán và tiếng Việt đều có cấu trúc
so sánh: A vất vả như B, song người Việt ít nói Bố em vất vả như trâu vì theo
quan niệm của người Việt, lối so sánh này không đảm bảo sắc thái biểu cảm Ngược lại, người Hán có thể dùng như vậy mà không sợ ảnh hưởng tới sắc thái biểu cảm
+ Ghi nhớ là một chiến lược học tiếng quan trọng Không có một người
học nào lại không sử dụng chiến lược này Trong giai đoạn đầu, người học thường nhớ máy móc các ngữ liệu L2, như nhớ các câu hỏi về quê quán, về tuổi, nghề nghiệp,… được học thông qua ngữ cảnh và ngữ nghĩa mà chưa nhất thiết phải biết tường tận kết cấu, ngữ nghĩa của từng đơn vị của L2 Vì có thể ghi nhớ máy móc các ngữ liệu nên ưu điểm của chiến lược ghi nhớ là giảm thiểu áp lực cho bộ nhớ của não nhưng cũng là nguyên nhân phạm lỗi của người học