1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv aids của nhóm người dao tại huyện văn chấn tỉnh yên bái

99 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Hành Vi Nguy Cơ Lây Nhiễm HIV/AIDS Của Nhóm Người Dao Tại Huyện Văn Chấn Tỉnh Yên Bái
Tác giả Nguyễn Văn Hà
Người hướng dẫn TS. Phạm Công Chính
Trường học Trường Đại Học Y – Dược Thái Nguyên
Chuyên ngành Y tế công cộng
Thể loại luận án bác sĩ chuyên khoa cấp II
Năm xuất bản 2012
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,9 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN (14)
    • 1.1. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS (14)
    • 1.2. Khía cạnh y sinh học của HIV/AIDS (16)
    • 1.3. Các kết quả điều tra KAP về phòng chống HIV/AIDS trong nước (18)
    • 1.4. Bối cảnh giới đối với lây truyền HIV trong QHTD tại Việt Nam (24)
    • 1.5. Một số đặc điểm văn hóa, xã hội học của nhóm người Dao (28)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu (0)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (31)
    • 2.3. Phương pháp xử lý số liệu (37)
    • 2.4. Khống chế sai số (37)
    • 2.5. Vấn đề đạo đức nghiên cứu (38)
    • 2.6. Hạn chế của đề tài (38)
    • 2.7. Tổ chức lực lượng tham gia (0)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (39)
    • 3.1. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của nhóm người Dao (39)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (65)
    • 4.1. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của nhóm người Dao (65)
    • 4.2. Một số yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của nhóm người Dao (75)
  • KẾT LUẬN (81)

Nội dung

TỔNG QUAN

Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS

1.1.1 Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới Đến cuối năm 2008 số người nhiễm HIV/AIDS đang sống trên thế giới tiếp tục gia tăng và đạt con số 33,4 triệu người, tăng 20% so với năm 2000 và tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS ước tính cao gấp 3 lần năm 1990 Tính từ năm

1981 đến nay đã có khoảng 60 triệu người trên hành tinh đã nhiễm HIV, trong đó có khoảng 25 triệu người đã chết do các bệnh có liên quan đến AIDS.

Trong tổng số người lớn (15 - 49 tuổi) nhiễm HIV còn sống trên thế giới đến cuối năm 2008 có khoảng 40% là những người trẻ tuổi và 50% là phụ nữ.

Nhìn chung, đến năm 2008 dịch HIV đã bị hạn chế ở mức ổn định tại nhiều khu vực trên thế giới, tuy nhiên tỷ lệ hiện nhiễm HIV vẫn tiếp tục gia tăng ở một số khu vực khác như Đông Âu, Trung Á và một số vùng của châu Á do tỷ lệ mới nhiễm HIV còn ở mức cao Khu vực cận Sahara của châu Phi vẫn là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch HIV Gần 71% tổng số trường hợp mới nhiễm HIV trong năm 2008 là dân của các nước trong khu vực này (với khoảng 1,9 triệu người mới nhiễm), tiếp theo, vị trí số 2 vẫn là khu vực Nam và Đông Nam Á với 280.000 người mới nhiễm HIV trong năm vừa qua, cao hơn 110.000 người so với khu vực tiếp theo là Mỹ La Tinh, mới có 170.000 người mới nhiễm HIV trong năm 2008 [27].

1.1.2 Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS ở Châu Á - Thái Bình Dương

Theo ước tính, ở châu Á có khoảng 5 triệu người đang sống chung vớiHIV, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia,

Philippines, Indonesia Chỉ riêng năm 2007 đã có 380.000 người chết vì AIDS tại châu Á Tình hình đại dịch HIV/AIDS ở châu Á - Thái Bình Dương cũng đáng báo động như bất cứ loại dịch bệnh nào khác bởi mỗi ngày ở khu vực này có hơn 1.000 người nhiễm HIV mới.

Hiện bệnh dịch đang phát triển nhanh và mạnh ở một số quốc gia như Bangladesh, Trung Quốc Còn tại Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, mối đe dọa lớn nhất là do tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục bừa bãi Những nước này có tỷ lệ người bị lây nhiễm HIV/AIDS tăng nhanh Từ năm 2005 đến nay, tại Indonesia số người nhiễm HIV/AIDS đã tăng gấp ba, lên tới 26.632 trường hợp [28].

1.1.3 Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam

Tính đến ngày 31/3/2011, cả nước có 185.623 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống, trong đó có 44.701 bệnh nhân AIDS và tổng số người chết do AIDS là 49.912 người.

Cho đến nay, đã có trên 74% số xã/phường và 97,8% số quận/huyện trong toàn quốc đã có báo cáo về người nhiễm HIV/AIDS Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo cao nhất, chiếm khoảng 23% số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo của cả nước.

Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2010, toàn quốc đã phát hiện được 9.128 người nhiễm HIV, 3.841 bệnh nhân AIDS và 1.498 người tử vong do AIDS Trong số người mới được phát hiện nhiễm HIV trong 9 tháng qua, thành phố Hồ Chí Minh chiếm nhiều nhất (1.345 người), tiếp đến là Hà Nội

(764), Điện Biên (743), Thái Nguyên (466), Thanh Hóa (454) Phân tích hình thái nguy cơ lây nhiễm cho thấy, trong số những người mới được phát hiện nhiễm HIV trong 9 tháng đầu năm có 49% bị nhiễm qua đường máu,

38% qua đường tình dục, 3% qua đường mẹ truyền sang con và 10% không rõ đường lây Tỷ lệ người nhiễm HIV là nam chiếm 70,8% và nữ chiếm 29,2%. Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/AIDS đến hết tháng 9/2010:

- Dịch HIV/AIDS vẫn trong giai đoạn tập trung - vẫn xảy ra chủ yếu trong các nhóm có hành vi nguy cơ cao, đặc biệt là trong nhóm tiêm chích ma túy và người bán dâm.

- Năm 2010 có thể là năm thứ 3 liên tiếp có số người nhiễm HIV được báo cáo giảm, nhưng mức độ giảm bắt đầu chậm hơn so với những năm 2008, 2009.

-Chương trình phòng chống HIV/AIDS đã có tác động lớn, làm cho số người tử vong do AIDS được báo cáo trong năm 2010 tiếp tục giảm so với những năm trước đây [11], [12].

Khía cạnh y sinh học của HIV/AIDS

-Tác nhân gây AIDS là virus HIV - là một loại retrovirus nên nó có các đặc điểm của nhóm virus này Đó là các ARN virus có men sao chép ngược mà bản chất là AND polymeraza phụ thuộc ARN.

-Lịch sử tự nhiên của nhiễm HIV/AIDS:

+ Thời gian chuyển đổi huyết thanh là thời kỳ giữa nhiễm HIV và sự xuất hiện các kháng thể có thể phát hiện bằng xét nghiệm thông thường gọi là giai đoạn cửa sổ.

+ Thời gian ủ bệnh có thể là thay đổi và lâu, trung bình 10 năm nhưng có thể lâu hơn tới 15 năm.

+ Tiếp đến xuất hiện những triệu chứng như chán ăn, suy kiệt, lở loét, ỉa chảy, nấm miệng…

+ Thời gian sống sót trung bình sau khi có chẩn đoán AIDS là 1 - 2 năm nhưng cũng có thể ngắn hơn.

-Các yếu tố nguy cơ và yếu tố làm tăng nguy cơ:

+ Yếu tố sinh học: Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục có khả năng bị nhiễm HIV cao hơn người bình thường 2 - 9 lần Hẹp bao quy đầu dẫn đến dễ bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây loét do vậy nguy cơ nhiễm HIV và lây bệnh cho người khác cao hơn Ngoài ra, giai đoạn nhiễm HIV cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng lây truyền: Nguy cơ lây nhiễm rất cao ngay sau khi bị nhiễm HIV (giai đoạn cửa sổ) và giai đoạn AIDS (có khoảng 3.000 vi-rút/1 ml máu), ở giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng, số lượng HIV chỉ khoảng 20 - 40 vi-rút/1 ml máu.

+ Yếu tố hành vi: Vai trò của nam và nữ trong quan hệ tình dục, sự chấp nhận của xã hội về lối sống có nhiều bạn tình, phương thức sinh hoạt tình dục (miệng, hậu môn) hay các phong tục xăm mình, xâu lỗ tai, tiêm chích ma túy (TCMT)

+ Yếu tố dân tộc học: Tuổi trẻ (lứa tuổi có tỷ lệ nhiễm HIV cao là 15 -

45), những biến động về phân bố dân số (do sự phát triển và đô thị hoá nhanh, gia tăng giải trí, thương mại và du lịch, hệ thống xe tải đường dài ngày càng phát triển ).

+ Yếu tố văn hoá, kinh tế, xã hội: Sự kém hiểu biết về HIV/AIDS, tác hại của ma tuý, an toàn tình dục; yếu tố về kinh tế như nghèo đói, không đủ nguồn lực để đương đầu với AIDS, mặt tiêu cực của kinh tế thị trường; yếu tố về chính trị như thái độ của xã hội, luật pháp với các nhóm nguy cơ cao

(người TCMT, bán dâm ); thái độ đối với giáo dục tình dục, với tình trạng của người phụ nữ trong xã hội, sự chấp nhận của xã hội với phương pháp xét nghiệm HIV giấu tên và việc cho phép cung cấp bao cao su (BCS), bơm kim tiêm (BKT), điều trị cai nghiện bằng các ma tuý thay thế… [7], [23], [30],

Bảng tỷ lệ nguy cơ lây nhiễm HIV qua một số hành vi [23], [34]

Phương thức lây nhiễm Xác suất nhiễm HIV Tỷ lệ (%) của số trong 100 lần tiếp xúc nhiễm toàn cầu

Các kết quả điều tra KAP về phòng chống HIV/AIDS trong nước

- Điều tra tỷ lệ nhiễm HIV và các chỉ số HIV/AIDS tại thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho một số tỉnh thành thị và Thái Bình năm 2005 đại diện cho một số tỉnh thuần nông để có được các chỉ số nhằm theo dõi hiệu quả các chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia, tiến hành phỏng vấn và lấy máu 1.501 người tại thành phố Hồ Chí Minh và 3.000 người tại Thái Bình. Kết quả điều tra cho thấy: Tỷ lệ có quan hệ tình dục (QHTD) nhiều hơn một bạn tình trong 12 tháng qua là 15,2% trong nhóm nam giới và 4,7% trong nhóm nữ giới tại thành phố Hồ Chí Minh và 7,5% trong nhóm nam giới và 2,6% trong nhóm nữ giới tại Thái Bình Tỷ lệ luôn sử dụng BCS tại thành phố

Hồ Chí Minh và Thái Bình tương ứng là 12,0% và 10,4% Tỷ lệ có hiểu biết đúng phòng chống HIV/AIDS tại thành phố Hồ Chí Minh là 75,8% và Thái Bình 86,0% Hơn 8,0% quần thể cả hai tỉnh, thành phố đã từng được xét nghiệm HIV Tỷ lệ nhiễm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh là 0,7% và Thái Bình là 0,3% [40].

- Điều tra đầu tiên tại Việt Nam năm 2006 trên nhiều nhóm đồng bào dân tộc ít người 15 - 49 tuổi, tại 11 tỉnh về tỷ lệ nhiễm HIV, giang mai và các hành vi nguy cơ gây nhiễm HIV/AIDS kết quả cho thấy:

+Tỷ lệ nam đồng bào dân tộc có quan hệ với bạn tình bất chợt trong 12 tháng qua của đồng bào Mông ở Lai Châu (21,1%) và đồng bào Dao ở Yên Bái (7,1%) là cao nhất Kết quả nghiên cứu định tính tại hai tỉnh này cho thấy nhóm dân tộc Mông ở Lai Châu và dân tộc Dao ở Yên Bái có quan hệ tình dục tương đối tự do và thoải mái do quan niệm và lối sống đã có từ lâu Các điều tra xã hội học trong khuôn khổ nghiên cứu này cũng cho thấy hai nhóm đồng bào dân tộc này sử dụng BCS không nhiều do BCS không sẵn có và chủ yếu là giới trẻ mới biết và sử dụng.

+ Nhóm nữ đồng bào dân tộc Dao tại Yên Bái cũng có mức độ QHTD với bạn tình bất chợt trong 12 tháng qua nhiều nhất Điều tra xã hội học tại tỉnh Yên Bái cho thấy nhóm nữ đồng bào dân tộc Dao cũng cởi mở hơn khi nói về QHTD so với nhóm nữ của các đồng bào dân tộc khác Tỷ lệ nhóm nữ giới đồng bào Dao tại Yên Bái luôn sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình bất chợt nam giới trong 12 tháng qua chỉ là 10,0% Có thể nói rằng họ hầu như không có khái niệm sử dụng BCS.

+ Lai Châu có tỷ lệ sử dụng ma tuý trong nhóm quần thể dân cư 15 - 49 tuổi rất cao (10,5%) Thái Nguyên, Thanh Hoá và Yên Bái có tỷ lệ người dân sử dụng ma tuý vào khoảng 2,0% Điều tra xã hội học tại tỉnh Thanh Hoá cho thấy địa bàn tiến hành can thiệp và điều tra là nơi có tình hình sử dụng và buôn bán ma tuý rất phức tạp.

+ Thái Nguyên là tỉnh có tỷ lệ người dân tộc Sán Chay/Sán Dìu trả lời có biết thuốc kháng vi rút điều trị cho người nhiễm HIV cao nhất (60,3%).

+ Hầu hết những người dân được phỏng vấn trong cuộc điều tra này trả lời đã từng nhận được và nhận được trong 12 tháng qua thông tin tuyên truyền về phòng chống HIV.

+Tỷ lệ nhóm người dân tộc của cả 11 tỉnh được điều tra có thái độ tích cực với người nhiễm HIV rất thấp Có những tỉnh như Lai Châu trên cả nhóm nam lẫn nhóm nữ hầu như không có thái độ tích cực với người nhiễm HIV (nam giới 3,1% và nữ giới 1,8%) Rất nhiều người trong cuộc điều tra này vẫn cho rằng người nhiễm HIV là người phải thấy xấu hổ về bản thân mình và người nhiễm HIV là người có lỗi mang bệnh tật về cho cộng đồng.

+ Tỷ lệ các nhóm người dân tộc đã từng được làm xét nghiệm cao nhất cũng chỉ gần 9,0% (Thái Nguyên) và thấp nhất là khoảng 1,0% (Khánh Hoà).

Tỷ lệ người dân biết được nơi có thể làm xét nghiệm HIV của các tỉnh khác nhau cũng khác nhau Các tỉnh có tỷ lệ người dân biết được những nơi làm xét nghiệm HIV tương đối cao là Thái Nguyên (71,6%) và Thanh Hoá (60,3%). Các tỉnh còn lại thì tỷ lệ người dân biết được nơi làm xét nghiệm HIV tương đối thấp, thấp nhất là tại Yên Bái (14,6%).

+ Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người dân tộc Thái 15 - 49 tuổi tại tỉnh Thanh Hoá là rất cao (2,8%).

+ Nhóm người dân tộc Mông chưa bao giờ đến trường rất cao (76,8%).

Tỷ lệ người dân không được tiếp cận với vô tuyến, đài và báo trong tuần cũng chiếm cao nhất (33,4%) Trung vị tuổi quan hệ tình dục lần đầu cũng trẻ nhất

(17 tuổi) Thêm vào đó, tỷ lệ đồng bào Mông đã từng sử dụng ma tuý rất cao (10,5%) Hầu như không có ai kể cả nam lẫn nữ có kiến thức đầy đủ về HIV.

Tỷ lệ nam giới cũng như nữ giới đồng bào Mông có thái độ tích cực với người nhiễm HIV cũng thấp nhất trong các tỉnh điều tra (3,1% cho nhóm nam giới và 1,8% cho nhóm nữ giới) [20].

-Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm tìm hiểu về thái độ và thực hành về phòng chống HIV/AIDS của người lao động thuộc lĩnh vực cấp nước sinh hoạt nông thôn Đối tượng nghiên cứu bao gồm tổng số 420 người lao động tại 6 tỉnh là Lào Cai, Điện Biên, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Trà Vinh và An Giang Kết quả điều tra cho thấy:

+ Thái độ phòng chống HIV/AIDS của người lao động thuộc lĩnh vực này là khá tốt, thể hiện qua tỷ lệ khá lớn đối tượng đồng ý với các biện pháp phòng lây nhiễm HIV và sẽ không e ngại khi xét nghiệm HIV tự nguyện để kiểm tra sức khỏe; còn khi trong đơn vị có người bị nhiễm HIV, họ vẫn sẽ tiếp xúc và chủ động giúp đỡ, đồng thời tìm cách bảo vệ mình.

Bối cảnh giới đối với lây truyền HIV trong QHTD tại Việt Nam

Lây truyền HIV trong quan hệ vợ chồng/bạn tình tại Việt nam được hiểu tốt nhất khi đặt vào bối cảnh xã hội rộng lớn hơn, nơi tình trạng bất bình đẳng giới và các quyền con người không được thực hiện đầy đủ đã được thừa nhận là có ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương ở những người phụ nữ Trong bối cảnh này, các yếu tố thúc đẩy việc lây truyền HIV được hiểu là được định hình bởi cách nhìn nhận về giới và tình dục, mối QHTD với vợ chồng/bạn tình, bạo hành giới và tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử có liên quan đến HIV [47].

1.4.1 Tiến trình phát triển của các chuẩn mực giới và tình dục

Các lưu giữ lịch sử cho thấy vào thời sơ khai ở khu vực sau này trở thành nước Việt Nam, các thái độ và thực hành đối với tình dục dựa trên đức tin rằng những điều đó là một hoạt động lành mạnh của con người trong sự hòa hợp với vũ trụ Sự xuất hiện của Đạo Phật cùng với ách thống trị của đế quốc phương Bắc dần thúc đẩy việc chế ngự đam mê và dục vọng, và việc áp dụng các nguyên tắc của đạo Khổng trong quản lý xã hội, cùng với hơn một nghìn năm của tư tưởng phụ hệ, đã thiết lập nên một hệ thống phân cấp xã hội với các giá trị về giới tương ứng Tình dục được định nghĩa lại và được quản lý theo phân cấp giai tầng xã hội và giới với một tập hợp các giá trị rất rõ ràng về tôn ti trật tự trên dưới cũng như những mong muốn về các hành vi tình dục của nam và nữ, mà qua thời gian đã tiến hóa thành các chuẩn mực xã hội về nam tính và nữ tính [25].

Hệ thống giá trị này yêu cầu nam nữ không được gần gũi xác thịt cho tới khi kết hôn Một người phụ nữ ngoan phải có đủ 4 phẩm chất, đó là công, dung, ngôn, hạnh Còn nam giới được cho là có những đòi hỏi tình dục mãnh liệt không kiềm chế được, và cần được nhanh chóng và định kỳ thỏa mãn những đòi hỏi này; vì thế, khi nam giới phải xa nhà, việc họ tìm đến những nơi bán dâm có thể châm trước được Trải qua nhiều thế kỷ, các giá trị đã biến đổi và tạo nên khuôn mẫu phổ biến về nam tính với các đặc điểm hút thuốc, uống rượu, cờ bạc và bao gái làng chơi Nam giới cũng có các trách nhiệm cụ thể: Sinh con, xây dựng gia đình và tiếp nối dòng giống tổ tông [50].

Công cuộc cải cách kinh tế diễn ra vào những năm 1990 đã đem lại những biến đổi mạnh mẽ về cách sống, các giá trị và quan điểm về tình dục tại Việt Nam Đa dạng hóa nền kinh tế giúp đẩy nhanh phát triển, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tăng thêm các nguồn thu nhập cả về thương mại cũng như thu nhập cá nhân Với những sự biến đổi này, quyền tự do cá nhân và vị thế của người phụ nữ đã có sự cải thiện rõ rệt Người phụ nữ vẫn có xu hướng đặt mối QHTD trong khung cảnh gia đình, nhưng họ cũng có xu hướng coi trọng nhiều hơn vai trò của một mối QHTD viên mãn trong việc đảm bảo hạnh phúc gia đình so với những thế hệ trước [47].

Nền kinh tế thị trường đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những ham muốn cá nhân và khả năng tiếp cận của nam giới với tình dục ngoài hôn nhân, qua đó dựng nên một nét tính cách mới của nam giới: Chi tiêu gắn liền với hoạt động tình dục Đàn ông thời nay thường có xu hướng chi tiêu phần thu nhập dư dôi của mình ở những cơ sở có sử dụng phụ nữ để thu hút khách hàng, như cơ sở massage, quán bar, karaoke và câu lạc bộ ban đêm, những nơi đàn ông thường có thể mua dâm [25].

Bất chấp tất cả những thay đổi đó, sự ngây thơ của người phụ nữ trong các vấn đề tình dục vẫn rất được coi trọng, nhất là trước khi kết hôn và xã hội vẫn chấp nhận cho những người đàn ông có QHTD trước hôn nhân và ngoài hôn nhân Thực tế này đã đặt người phụ nữ đứng trước nguy cơ lây nhiễm HIV khi kết hôn, hoặc có mối quan hệ bạn tình lâu dài với những người bạn nam, ngay cả khi chính bản thân người phụ nữ không có các hành vi nguy cơ. Các dịch vụ sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản mà phụ nữ thường sử dụng nhiều hơn nam giới, có thể chưa giúp giải quyết một cách thỏa đáng việc ngăn ngừa các nguy cơ lây nhiễm HIV, tầm quan trọng của việc sử dụng BCS trong những tình huống nhất định nào đó, hoặc các cách nhằm giúp người phụ nữ thương thuyết tốt hơn để có tình dục an toàn Bạo lực giới, hoặc chỉ đơn giản là nỗi lo sợ bị bạo lực chỉ làm cho người phụ nữ yếu thế hơn trong việc thương thuyết sử dụng BCS hoặc thực hiện tình dục an toàn, để yêu cầu người có QHTD với mình đi xét nghiệm khi nghi ngờ nhiễm HIV hoặc yêu cầu chồng/bạn tình sống thuỷ chung [50].

1.4.2 Sử dụng bao cao su trong các mối quan hệ vợ chồng/bạn tình

Tỷ lệ sử dụng BCS tại Việt Nam vẫn còn ở mức độ rất thấp, chỉ vào khoảng 9% trong số 79% phụ nữ đã lập gia đình hoặc sống chung như vợ chồng có sử dụng các biện pháp phòng tránh thai Tỷ lệ sử dụng BCS trong các nhóm đích có nguy cơ lây nhiễm HIV cao cũng vẫn còn thấp, như đã đề cập ở trên Sự thịnh hành của triết lý Nho giáo và tư tưởng phụ hệ đã cho nam giới có toàn quyền trong việc cả hai việc: Đưa ra các quyết định và không phải chịu trách nhiệm về các hành vi tình dục của bản thân Kết quả từ một cuộc điều tra về gia đình trên quy mô quốc gia trong năm 2006 đã cho thấy thái độ không phản đối, khoan dung với các hành vi tình dục trước hoặc ngoài hôn nhân thiên về dành cho nam giới hơn là phụ nữ Mặc dù quan niệm chung phổ biến cho rằng người phụ nữ chịu trách nhiệm về biện pháp phòng tránh thai, nhưng phụ nữ lại không thể thương thuyết về cách lựa chọn các biện pháp sinh sản vì họ có vị thế thấp kém trong gia đình và do tư tưởng trọng nam khinh nữ rất thịnh hành Những thái độ mang tính văn hóa này khiến nam giới khó chấp nhận rằng họ có những lỗ hổng kiến thức về các vấn đề tình dục và thực hành các hành vi tình dục an toàn [47].

Lý do tại sao nam giới sử dụng hoặc không sử dụng BCS trong các mối QHTD rất khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể Một nghiên cứu do

Tổ chức Sức khỏe gia đình Quốc tế (FHI) tiến hành về khách hàng mua dâm là nam giới tại Việt Nam đã cho thấy nam giới không coi tình dục ngoài hôn nhân là thể hiện sự vô trách nhiệm đối với gia đình Những người đàn ông này đổ lỗi cho việc lây nhiễm HIV là do người bán dâm không yêu cầu họ sử dụng BCS, chứ không thừa nhận rằng chính họ là người quyết định không sử dụng BCS Những người đàn ông này bày tỏ lo lắng rằng những người bạn gái đã có QHTD trước khi đến với họ có thể là nguy cơ lây nhiễm sang họ, nhưng lại không nghĩ đến việc chính họ có thể phải chịu trách nhiệm vì đã làm lây nhiễm HIV sang cho vợ hoặc các bạn tình [50].

Nghiên cứu về các hình thái của nguy cơ lây nhiễm HIV và các mối QHTD trong nhóm những người TCMT cho thấy: Phần lớn những người sử dụng ma túy là vợ chồng hoặc bạn tình của nhau đều đã dùng chung BKT, và do đó, họ cho rằng bản thân đã nhiễm HIV nên không cần dùng BCS khi QHTD với nhau Những người này cảm thấy rằng việc sử dụng BCS có thể là sự thể hiện không chung thủy từ phía họ hoặc gây ra nghi ngờ từ phía người bạn tình của họ [25].

Một đánh giá nhanh các tài liệu có liên quan đến lây truyền HIV trong quan hệ vợ chồng/bạn tình cho thấy chỉ có 2 nghiên cứu được thiết kế chuyên biệt để tìm hiểu lây truyền HIV trong quan hệ vợ chồng/bạn tình ở các cặp chỉ có một người dương tính với HIV hoặc ở các cặp cả hai đều dương tính vớiHIV tại Việt Nam Cả hai nghiên cứu này đều cho thấy một số lượng đáng kể các các cặp bạn tình chỉ sử dụng BCS thường xuyên sau khi nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với HIV [47].

Nghiên cứu cho thấy quan điểm về BCS và tình dục có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sử dụng Đáng chú ý là cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ hai (SAVY: Survey Assessment of Vietnamese Youth) đã cho thấy: So với kết quả của điều tra SAVY lần thứ nhất cách đây 5 năm, hiện đã có sự thay đổi tích cực trong thái độ của vị thành niên và thanh niên đối với việc sử dụng BCS Theo kết quả của SAVY

2 có 45% nam thanh niên và 64% nữ thanh niên nói rằng BCS làm giảm khoái cảm tình dục (so với 76% nam giới và nữ giới ở SAVY 1, 2004) Tuy nhiên,khoảng 95% thanh niên hiểu rằng BCS giúp tránh thai, phòng lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV Chỉ có 15% nữ thanh niên và17% nam thanh niên trong SAVY 2 cho rằng BCS chỉ dành cho những người mua dâm hoặc không chung thủy, giảm so với 26% nữ thanh niên và 34% nam thanh niên ở cuộc điều tra trước [50].

Một số đặc điểm văn hóa, xã hội học của nhóm người Dao

1.5.1 Nguồn gốc lịch sử của dân tộc Dao ở Việt Nam

Người Dao là một người dân tộc thiểu số ở Việt Nam Tên gọi trước đây: Mán, Động, Trại, Dạo, Xá Tên tự gọi: Kìm miền hay Kìm mùn (người ởrừng) Tên tự nhận: Dìu miền, Yù miền (Dao nhân) được nhắc đến trong các câu chuyện truyền miệng, tài liệu cổ của người Dao và sử sách Trung Quốc, nó gắn liền với lịch sử dân tộc, được người Dao thừa nhận và nay thành tên gọi chính thức Tiếng Dao thuộc ngữ hệ Mông - Dao Người Dao ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc Quá trình di cư vào Việt Nam phức tạp, kéo dài từ thế kỷ thứ XIII cho đến những năm 40 của thế kỷ XX 18.

1.5.2 Cơ cấu dân số và phân bố địa dư sinh sống của người Dao ỞViệt Nam có 473.945 người Dao, chiếm 0,76% dân số cả nước, đứng hàng thứ 9 theo nhóm dân tộc, đông thứ 2 trong các nước có người Dao 39. Những tỉnh có nhiều người Dao là: Hà Giang (16%), Yên Bái (17%), Bắc Thái (16,4%), Tuyên Quang (12,8%), Lai Châu (9,1%), Cao Bằng (7,2%), Quảng Ninh (3,7%) Toàn quốc có 30 xã tỷ lệ người dân tộc Dao 100% và

165 xã có tỷ lệ người Dao trên 50% Người Dao thường sống xen kẽ và biết tiếng nói của các dân tộc cùng địa phương và giữ gìn bản sắc dân tộc mình.

Họ thường sống nơi thung lũng, đồi thấp hoặc quanh chân núi, dọc khe suối, nơi đầu nguồn nước Họ sống thành từng cụm, từng bản nhỏ riêng và tụ tập xung quanh người có thần quyền 18.

Người Dao ở Yên Bái có 73.700 người, người Dao đỏ chiếm 45%, tuổi

13 - 60 chiếm 75%, sống tập trung chủ yếu ở 27 xã thuộc 3 huyện (Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên): 09 xã của huyện Văn Chấn: Nậm Búng, Nậm Mười, Nậm Lành, An Lương, Suối Quyền, Sơn Thịnh, Cát Thịnh, Minh An, thị trấn Nông trường Chè Trần Phú; 07 xã của huyện Văn Yên: Viễn Sơn, Đại Sơn,

Mỏ Vàng, Xuân Tầm, Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Châu Quế Hạ; 11 xã của huyện Lục Yên: An Lạc, Khánh Hòa, Trúc Lâu, Phúc Lợi, Trung Tâm, Tân Lĩnh, Tân Phượng, Khai Trung, Minh Chuẩn, Khánh Thiện, Lâm Thượng Người Dao đỏ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương, trồng quế và từ lâu đã có sự giao lưu rộng rãi với các đối tượng buôn bán quế, gia súc,gia cầm [16], [18], [26].

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.

-Cá nhân là người dân tộc Dao trong độ tuổi 15 - 49, có tên trong danh sách quản lý hộ tịch và sinh sống thường xuyên tại địa phương.

-Tự nguyện tham gia nghiên cứu.

-Không đủ năng lực về tinh thần hoặc thể chất để tham gia nghiên cứu.

-Không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2.3 Cỡ mẫu Được tính theo công thức tính cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu mô tả dịch tễ học [21], [22], [37] Biến số chính cần xác định trong nghiên cứu là tỷ lệ luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với các loại bạn tình của người dân trong độ tuổi 15 - 49. n = Z 2 p (1 - p)

(1 - α/2) d 2 Trong đó: n: Là cỡ mẫu.

Z: Là hệ số tin cậy, lấy ở mức xác suất 95%, Z = 1,96. p: Chọn p = 0,5 để lấy cỡ mẫu tối đa. d: Là dự kiến sai số, d = 0,05.

0,05 2 Tính cả các trường hợp sai số khách quan (5%), lấy tròn n = 400

-Tính cỡ mẫu nghiên cứu cho từng xã:

Tổng số đối tượng 15 - 49 tuổi của xã n’ = x n

Tổng số đối tượng 15 - 49 tuổi của 2 xã

Cỡ mẫu nghiên cứu của xã Nậm Mười = 1.708 + 1.607 x 400 = 206

Cỡ mẫu nghiên cứu của xã Nậm Lành = x 400 = 194

- Tại mỗi xã, chọn đối tượng theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống dựa vào danh sách đã lập:

Tổng số đối tượng 15 - 49 tuổi của 2 xã

+ Đối tượng đầu tiên được chọn có số thứ tự ngẫu nhiên x (với 0 < x ≤ k), đối tượng kế tiếp được bằng khoảng cách k.

2.2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu

-Một số đặc điểm dân số - xã hội học:

+ Tuổi quan hệ tình dục lần đầu.

+ Sống với vợ (chồng) hoặc bạn tình (ngoài hôn nhân).

-Kiến thức và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS:

+ Kiến thức phổ thông về HIV/AIDS.

+ Hành vi quan hệ tình dục có nguy cơ và sử dụng bao cao su. + Nhận được các can thiệp và phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS. + Xét nghiệm HIV, giang mai, phân tích số liệu thứ cấp.

Bảng định nghĩa các biến số nghiên cứu [15], [42]

1 Tuổi Khoảng thời gian từ thời điểm sinh ra cho đến thời điểm tính tuổi, tính bằng số lần sinh nhật đã qua, tính theo năm dương lịch Đơn vị tính là năm (năm hiện tại trừ đi năm sinh).

2 Giới tính Nam hay nữ.

3 Nghề Là công việc sẽ tạo ra giá trị vật chất hay giá trị tinh thần nuôi nghiệp sống bản thân và gia đình, đóng góp các giá trị hữu ích cho cá nhân, người thân và xã hội.

4 Trình độ Lớp học hay cấp học cao nhất đã tham gia và hoàn thành. văn hóa

5 Có vợ Là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng có theo quy định (chồng) của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

6 Hôn nhân Là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng nhưng không theo thực tế quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

7 Ly hôn/ ly Là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án công nhận hoặc quyết thân định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng.

8 Tuổi quan Khoảng thời gian từ thời điểm sinh ra cho đến thời điểm hệ tình dục QHTD lần đầu tiên Đơn vị tính là năm (năm QHTD lần đầu lần đầu tiên trừ đi năm sinh).

9 Đã từng Được tính đã dùng ma túy từ một lần trở lên qua đường hút, hít, sử dụng ma tiêm (không bao gồm dùng ma túy qua đường uống mang mục túy đích chữa bệnh hoặc dùng theo chỉ định của thầy thuốc).

10 Kiến Một người có hiểu biết đúng về HIV/AIDS, người đó phải trả thức phổ lời đúng và đủ năm câu hỏi: thông về 1 Chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình chung thuỷ và không HIV/AIDS nhiễm HIV có làm giảm lây nhiễm HIV hay không?

(Hiểu biết 2 Dùng bao cao su có giảm được lây nhiễm HIV hay không? đúng về 3 Một người nhìn khoẻ mạnh có thể bị nhiễm HIV không? HIV/AIDS) 4 Muỗi cắn có thể lây truyền HIV hay không?

5 Ăn chung với người bị nhiễm HIV có bị lây HIV được không?

Những người chưa bao giờ nghe đến HIV/AIDS sẽ được loại ra khỏi tử số nhưng được đưa vào mẫu số.

11 Người Một người có thái độ tích cực, không kỳ thị với người nhiễm có thái độ HIV/AIDS, người đó phải trả lời đúng và đủ bốn câu hỏi: tích cực, 1 Bạn có mua rau từ người bán hàng bạn biết bị nhiễm HIV không kỳ thị không? với người 2 Nếu như có một người thân trong gia đình bạn bị lây nhiễm nhiễm HIV, bạn có muốn giữ kín chuyện này hay không?

HIV/AIDS 3 Nếu như một người thân trong gia đình bạn bị ốm do AIDS, bạn có sẵn lòng chăm sóc người thân đó trong nhà bạn không?

4 Theo bạn, nếu như một thầy hoặc cô giáo nhiễm HIV nhưng chưa bị ốm, thầy hoặc cô giáo đó có được tiếp tục giảng dạy hay không?

12 QHTD Người được phỏng vấn sẽ được hỏi về tình trạng hôn nhân và 3 với các loại bạn tình gần nhất trong 12 tháng qua Đối với mỗi bạn tình, cần bạn tình hỏi thêm xem họ có sống chung với bạn tình hay không, việc sử dụng bao cao su và các yếu tố khác.

13 Nam Những người được phỏng vấn sẽ được hỏi trong số 3 bạn tình giới có gần nhất của họ có ai là người bán dâm không Ngoài ra, họ QHTD với còn được hỏi xem có trả tiền để quan hệ tình dục trong 12 người bán tháng vừa qua không. dâm trong

14 Biết Người được phỏng vấn biết được một trong các địa chỉ sau để được nơi được cung cấp BCS: cung cấp 1 Các cơ sở y tế nhà nước: Bệnh viện; trung tâm y tế; BCS phòng/đơn vị kế hoạch hóa gia đình; các phòng khám vệ tinh, khu vực; nhân viên cộng đồng; các nhân viên khác.

2 Cơ sở tư nhân: Bệnh viện/phòng khám đa khoa; hiệu thuốc; bác sỹ tư.

3 Nguồn khác: Cửa hàng; bạn hoặc người thân; nguồn khác.

15 Biết nơi Nêu được ít nhất 1 trong 3 nơi làm xét nghiệm HIV: xét nghiệm 1 Bệnh viện.

HIV 2 Trung tâm y tế (phòng TV XN TN).

Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng các thuật toán thống kê y sinh học trên phần mềm EPI - INFO 6.04 [9], [41].

Khống chế sai số

-Các phương án trả lời trong phiếu hỏi đều được mã hóa trước.

- Bộ công cụ được thử nghiệm, hoàn chỉnh trước khi tiến hành nghiên cứu.

-Các phiếu được làm sạch, loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu.

Vấn đề đạo đức nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc không trả lời những câu hỏi mà họ không thích.

-Các thông tin thu được từ nghiên cứu này được hoàn toàn giữ bí mật.

-Đối tượng sẽ được tư vấn về HIV/AIDS hoặc các vấn đề về sức khỏe, bệnh tật hoàn toàn miễn phí.

Hạn chế của đề tài

Phỏng vấn người dân về các vấn đề liên quan đến ma túy, HIV/AIDS, quan hệ tình dục và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV; các trường hợp không thành thạo tiếng Kinh phải thông qua người phiên dịch nên kết quả nghiên cứu có thể có những sai sót nhất định.

2.7 Tổ chức lực lƣợng tham gia

- Điều tra viên thực hiện phỏng vấn có sự hỗ trợ của người dẫn đường kiêm phiên dịch (là người thông thạo địa bàn và có uy tín ở địa phương), đến hộ gia đình được chọn, giải thích lý do và gặp đối tượng được lựa chọn phỏng vấn.

- Nên khách quan tác động, đảm bảo tính bí mật, tế nhị, tạo không khí thoải mái, tin tưởng cho người được phỏng vấn để họ tự tin trả lời.

- Để tránh phỏng vấn lặp lại một người: Những người đã phỏng vấn sẽ được đánh dấu vào danh sách lập sẵn.

Lưu ý: Nếu trong trường hợp không thể gặp được đối tượng đã được lựa chọn trong danh sách (ví dụ đi học ở xa nhà, đi lao động xa nhà, đi khám chữa bệnh), điều tra viên có thể chọn đối tượng liền kề dưới trong danh sách để phỏng vấn thay thế.

Tổ chức lực lượng tham gia

3.1 Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của nhóm người Dao

3.1.1 Một số đặc điểm văn hóa, xã hội học của nhóm người Dao

Bảng 3.1 Cơ cấu đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi và giới tính Độ tuổi Nam Nữ Chung

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

Nhận xét: Độ tuổi 20 - 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 38,7%, tiếp đến là độ tuổi từ 30 - 39 (28,3%) Các độ tuổi khác chiếm tỷ lệ thấp hơn.

Bảng 3.2 Trình độ học vấn của người Dao

Trình độ học vấn Nam Nữ Chung

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

Chưa bao giờ đi học 36 18,2 83 41,1 119 29,8

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của nhóm người Dao

3.1.1 Một số đặc điểm văn hóa, xã hội học của nhóm người Dao

Bảng 3.1 Cơ cấu đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi và giới tính Độ tuổi Nam Nữ Chung

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

Nhận xét: Độ tuổi 20 - 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 38,7%, tiếp đến là độ tuổi từ 30 - 39 (28,3%) Các độ tuổi khác chiếm tỷ lệ thấp hơn.

Bảng 3.2 Trình độ học vấn của người Dao

Trình độ học vấn Nam Nữ Chung

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

Chưa bao giờ đi học 36 18,2 83 41,1 119 29,8

Nhận xét: Hầu hết trình độ học vấn ở mức tiểu học chiếm 36,3%, tiếp đến là trung học cơ sở 26,5%, trình độ học vấn cao hơn chiếm tỷ lệ rất thấp. Đặc biệt có 29,8% chưa bao giờ đi học.

Bảng 3.3 Nghề nghiệp của người Dao

Nghề nghiệp Nam Nữ Chung

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

Làm ruộng/nương 197 99,5 195 96,5 392 98,0 Đang đi học 0 0 6 3,0 6 1,5

Nhận xét: Nghề nghiệp chính của người dân chủ yếu là làm ruộng và làm nương, chiếm tỷ lệ rất cao 98,0%, các nghề còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp.

Hàng ngày 2 - 4 lần/tuần 1 lần/tuần Ít hơn 1 lần/tuần Hoàn toàn không Đọc báo Nghe đài Xem TV

Biểu đồ 3.1 Tiếp cận với các kênh truyền thông của người Dao (n = 400)

Nhận xét: Hàng ngày số người đọc báo/tạp chí chỉ chiếm 2,8%, nghe đài 30,8%, chủ yếu là xem ti vi 61,8% Số người hoàn toàn không đọc báo/tạp chí, không nghe đài, không xem ti vi chiếm tỷ lệ tương đối cao (57,8%;34,8% và 11,5%).

Nam Nữ Chung Đã nghe nói về HIV/AIDS Chƣa nghe nói về HIV/AIDS

Biểu đồ 3.2 Được nghe nói về HIV/AIDS của người Dao (n = 400)

Nhận xét: Số người đã được nghe nói về HIV/AIDS chiếm tỷ lệ rất cao

Hộp 3.1 Sự nghe nói về HIV/AIDS của người Dao

“… Hàng tuần loa truyền thanh của xã vẫn tuyên truyền về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, và truyền đi đến tất cả các thôn bản qua hệ thống FM không dây Ngoài ra hàng tháng tại các thôn bản cũng được cộng tác viên của xã đến tổ chức truyền thông nhóm, phát tờ rơi, tài liệu, bao cao su để phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS…”

Bảng 3.4 Tiếp cận với các thông tin phòng chống HIV/AIDS

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

Thông tin về HIV/AIDS 197 99,5 196 97,0 393 98,3

Thông tin về tiêm chích 72 36,4 76 37,6 148 37,0 an toàn

Thông tin về tình dục an 77 38,9 82 40,6 159 39,8 toàn

Thông tin về cai nghiện 34 17,2 27 13,4 61 15,3 ma túy

Thông tin về giáo dục 20 10,1 26 12,9 46 11,5 giới tính

Thông tin về các bệnh 120 60,6 118 58,4 238 59,5 LTQĐTD

Nhận xét: Số đã được tiếp cận với thông tin về HIV/AIDS chiếm tỷ lệ cao 98,3%; số đã được tiếp cận với thông tin về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) chiếm 59,5%; số đã được tiếp cận với thông tin về tình dục an toàn chiếm 39,8%; số đã được tiếp cận với thông tin về cai nghiện ma túy chiếm tỷ lệ thấp 15,3%; số đã được tiếp cận với thông tin về giáo dục giới tính chiếm tỷ lệ rất thấp 11,5%.

Bảng 3.5 Tiếp cận với các thông tin phòng chống HIV/AIDS trong 12 tháng qua

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

Thông tin về HIV/AIDS 196 99,0 192 95,0 388 97,0

Thông tin về tiêm chích 59 29,8 61 30,2 120 30,0 an toàn

Thông tin về tình dục an 66 33,3 69 34,2 135 33,8 toàn

Thông tin về cai nghiện 26 13,1 25 12,4 51 12,8 ma túy

Thông tin về giáo dục 12 6,1 18 8,9 30 7,5 giới tính

Thông tin về các bệnh 118 59,6 117 57,9 235 58,8 LTQĐTD

Nhận xét: Trong 12 tháng qua số được tiếp cận với thông tin về

HIV/AIDS chiếm tỷ lệ cao 97,0%; số được tiếp cận với thông tin về các bệnhLTQĐTD chiếm 58,8%; số được tiếp cận với thông tin về cai nghiện ma túy chiếm tỷ lệ thấp 12,8%; số được tiếp cận với thông tin về giáo dục giới tính chiếm tỷ lệ rất thấp 7,5%.

Hộp 3.2 Sự tiếp cận với các thông tin về phòng chống HIV/AIDS của người Dao

“… Qua Chương trình Phòng chống HIV/AIDS, tại xã đã có nhiều hoạt động tuyên truyền về: HIV/AIDS, bệnh viêm gan B, C, các bệnh LTQĐTD, ma túy, tình dục an toàn, giới tính… trên hệ thống loa của xã, thôn bản, tổ chức truyền thông nhóm nhỏ tại các thôn bản, cụm dân cư qua đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền qua các cụm pa nô, áp phích, bản tin sức khỏe của ngành y tế, qua đội tuyên truyền lưu động của tỉnh…”

Bảng 3.6 Tiếp nhận hỗ trợ về phòng chống HIV/AIDS

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

Nhận xét: Số người được xét nghiệm (XN) HIV là 61,5%; số được tiếp nhận BCS là 46,5%; số được khám chữa bệnh STI là 26,3%; không có ai được tiếp nhận BKT.

Bảng 3.7 Biết địa điểm xét nghiệm HIV và đã được xét nghiệm HIV

Nam Nữ Chung Đặc trƣng (n = 198) (n = 202) (n = 400)

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

Biết địa điểm XN HIV 151 76,3 146 72,3 297 74,3 Đã được làm XN HIV 127 64,1 133 65,8 260 65,0

Nhận xét: Trong toàn bộ đối tượng nghiên cứu, có 74,3% biết địa điểm xét nghiệm HIV và 65,0% đã từng được làm xét nghiệm HIV.

Bảng 3.8 Các tình huống trong lần xét nghiệm HIV gần đây nhất

Nam Nữ Chung Đặc trƣng (n = 127) (n = 133) (n = 260)

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

Tự đề nghị XN 4 3,1 1 0,8 5 1,9 Được đề nghị và đồng ý 120 94,5 130 97,7 250 96,2

Yêu cầu bắt buộc 3 2,4 2 1,5 5 1,9 Được tư vấn trước XN 125 98,4 132 99,2 257 98,8

Nhận kết quả XN 109 85,8 126 94,7 235 90,4 Được tư vấn sau XN 55 43,3 67 50,4 122 46,9

Nhận xét: Trong số 260 người được xét nghiệm HIV gần đây nhất có

96,2% là được đề nghị và đồng ý; được tư vấn trước xét nghiệm là 98,8%;nhận kết quả xét nghiệm là 90,4%; được tư vấn sau xét nghiệm là 46,9%.

Bảng 3.9 Hôn nhân của người Dao

Nam Nữ Chung Đặc trƣng (n = 198) (n = 202) (n = 400)

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Độc thân 44 22,2 32 15,8 76 19,0 Đang sống vợ chồng 125 63,2 123 60,9 248 62,0

Nhận xét: Số đang sống vợ chồng chiếm 62,0%; số sống độc thân là

19,0%; có đến 19,0% sống chung nhưng không kết hôn (hôn nhân thực tế).

3.1.2 Mô tả một số hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của nhóm người Dao Đã từng sử dụng ma túy 1,5%

Chƣa sử dụng ma túy

Biểu đồ 3.3 Sử dụng ma tuý của người Dao (n = 400)

Nhận xét: Hầu hết các đối tượng nghiên cứu chưa bao giờ sử dụng ma túy (98,5%), chỉ có 1,5% số người đã từng sử dụng ma túy.

Hộp 3.3 Vấn đề sử dụng ma túy của người Dao

“… Trước đây tại xã một số đàn ông cũng thường sử dụng ma túy, chủ yếu là hút thuốc phiện, nhưng từ khi nhà nước tuyên truyền và cấm thì hiện tại chưa phát hiện được trường hợp nào sử dụng ma túy…”

Bảng 3.10 Tuổi quan hệ tình dục lần đầu của người Dao

Trung bình tuổi quan hệ 17,1 17,4 17,3 tình dục lần đầu

Trung vị tuổi quan hệ 17,0 17,0 17,0 tình dục lần đầu

Nhận xét: Trong số 385 người đã QHTD, trung bình tuổi QHTD lần đầu là 17,3; trung vị tuổi QHTD lần đầu là 17,0.

Hộp 3.4 Vấn đề quan hệ tình dục sớm của người Dao

“… Người Dao khi bắt đầu trưởng thành (dậy thì, thậm chí còn chưa dậy thì) đã quan hệ tình dục với người mình thích Một người con trai hay con gái đã hoặc chưa kết hôn đều có thể quan hệ tình dục với những người khác giới mà hai người cảm thấy thích nhau và họ quan niệm đây là vấn đề hoàn toàn bình thường, có thể nói theo bản năng tình dục của con người…”

Bảng 3.11 QHTD trong nhóm người chưa lập gia đình

Nam Nữ Chung Đặc trƣng (n = 44) (n = 32) (n = 76)

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Đã từng QHTD 41 93,2 23 71,9 64 84,2

Có QHTD với người 4 9,1 4 12,5 8 10,5 yêu trong 12 tháng qua

Có QHTD với bạn tình bất chợt trong 12 tháng 30 68,2 13 40,6 43 56,6 qua

Có QHTD với bạn tình thường xuyên trong 12 24 54,5 20 62,5 44 57,9 tháng qua

Có QHTD với phụ nữ bán dâm/ khách làng 0 0 0 0 0 0 chơi trong 12 tháng qua

Nhận xét: Trong số 76 người chưa lập gia đình, số đã QHTD chiếm tỷ lệ rất cao 84,2%; có 14,5% QHTD trước 15 tuổi Trong 12 tháng qua: số cóQHTD với bạn tình bất chợt là 56,6%; số có QHTD với bạn tình thường xuyên là 57,9%; không có ai QHTD với phụ nữ bán dâm/khách làng chơi.

Hộp 3.5 Vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân của phụ nữ Dao

“… Người Dao không coi trọng sự trinh trắng, điều này không ảnh hưởng đến việc xây dựng gia đình sau này, người con gái chẳng may mang thai thì họ sinh con và sống như vậy nuôi con hoặc vẫn được người con trai khác cưới làm vợ một cách bình thường và rất quý con Những đứa con đó lấy họ mẹ, người Dao rất hay xin con nuôi và họ quý như con đẻ, không phân biệt con nuôi hay con đẻ… Ngày mai là ngày cưới nhưng tối hôm nay người con gái vẫn đi QHTD với người mà mình thích nhưng không lấy được nhau, và sau này họ vẫn thường hẹn hò gặp nhau và QHTD Những vấn đề này không ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và mọi bổn phận làm dâu, làm vợ, làm mẹ vẫn được thực hiện bình thường…”

Hộp 3.6 Vấn đề quan hệ tình dục ngoài hôn nhân của phụ nữ Dao với những người dân tộc khác

“… Với những người thuộc dân tộc khác, qua ánh mắt họ có thể cảm nhận được tình ý và họ có thể QHTD với nhau Chẳng hạn nếu có một người khách đến nhà chơi, nếu thấy người con gái chủ nhà xinh đẹp thì có những cách để thăm dò, ví dụ sau ăn ăn cơm xong, người con gái mời tăm thì người khách cầm 2 cái tăm để làm ám hiệu, nếu người con gái chấp nhận thì sẽ được biểu hiện qua cử chỉ, ánh mắt hoặc được cấu nhẹ vào sườn… Nếu thích thì người con gái của chủ nhà mạnh dạn hỏi "Có thích đi ngủ với mình không", và quyền quyết định là ở người khách Ngoài ra nếu gặp nhau không phải ở nhà thì họ mời một cách tế nhị là mời khách về nhà mình tắm và sẽ được ưu tiên tắm trước ở một cái bồn lớn là máng gỗ, nước tắm được đun cẩn thận với cành quế cho thơm bằng chiếc chảo lớn…”

Bảng 3.12 Sử dụng BCS khi QHTD với vợ/chồng hoặc bạn tình đang chung sống trong 12 tháng qua

Nam Nữ Chung Đặc trƣng (n = 158) (n = 172) (n = 330)

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

- Sử dụng BCS trong lần 61 38,6 56 32,6 117 35,5 QHTD gần đây nhất

- Luôn sử dụng BCS 23 14,6 23 13,4 46 13,9 trong 12 tháng qua

- Lý do không sử dụng

BCS trong lần QHTD gần đây nhất:

Không thích dùng 21 21,3 21 17,7 41 19,3 Đã uống thuốc tránh thai 9 9,0 15 13,0 24 11,2

Không cho là cần thiết 57 59,0 71 61,1 128 60,1

Không nghĩ đến điều đó 2 2,5 0 0,0 2 1,2

Nhận xét: Trong số 330 người QHTD với vợ/chồng hoặc bạn tình đang chung sống trong 12 tháng qua, có 35,5% sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất; chỉ có 13,9% luôn sử dụng BCS Trong số không sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất, có 60,1% không cho là cần thiết.

Bảng 3.13 Sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình bất chợt không trả tiền trong 12 tháng qua

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

- Sử dụng BCS trong lần 61 61,6 19 39,6 80 54,4 QHTD gần đây nhất

- Luôn sử dụng BCS 20 20,2 9 18,8 29 19,7 trong 12 tháng qua

- Lý do không sử dụng

BCS trong lần QHTD gần đây nhất:

Không thích dùng 3 7,9 3 10,4 6 9,0 Đã uống thuốc tránh thai 0 0,0 1 3,4 1 1,5

Không cho là cần thiết 21 55,3 12 41,4 33 49,3

Không nghĩ đến điều đó 3 7,9 0 0,0 3 4,5

Nhận xét: Trong số 147 người QHTD với với bạn tình bất chợt không trả tiền trong 12 tháng qua, có 54,4% sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất; chỉ có 19,7% luôn sử dụng BCS Trong số không sử dụng BCS trong lầnQHTD gần đây nhất, có 49,3% không cho là cần thiết; có 34,2% là không có sẵn BCS.

Bảng 3.14 Sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình ngoài hôn nhân không chung sống trong 12 tháng qua

Nam Nữ Chung Đặc trƣng (n = 64) (n = 48) (n = 112)

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

- Sử dụng BCS trong lần 39 60,9 22 45,8 61 54,5 QHTD gần đây nhất

- Luôn sử dụng BCS 11 17,2 7 14,6 18 16,1 trong 12 tháng qua

- Lý do không sử dụng

BCS trong lần QHTD gần đây nhất:

Không thích dùng 8 32,0 6 23,1 14 27,5 Đã uống thuốc tránh 0 0,0 2 7,7 2 3,9 thai

Không cho là cần thiết 6 24,0 5 19,3 11 21,5

BÀN LUẬN

Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của nhóm người Dao

4.1.1 Một số đặc điểm văn hóa, xã hội học của nhóm người Dao Đối tượng nghiên cứu được phân theo giới tính và theo 4 nhóm tuổi: Nhóm thứ nhất từ 15 - 19 tuổi, nhóm thứ hai từ 20 - 29 tuổi, nhóm thứ ba từ

30 - 39 tuổi và nhóm thứ tư từ 40 - 49 tuổi Nhóm 20 - 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 38,7% (bảng 3.1).

Tình hình đi học của người Dao ở mức thấp, có đến 29,8% là chưa bao giờ đi học, trong khi đó số đi học xóa mù chiếm tỷ lệ rất thấp 5,3% Trong số đã được đi học thì mới chủ yếu học đến bậc tiểu học và trung học cơ sở (bảng 3.2) Qua phỏng vấn chúng tôi nhận thấy mặc dù trong số người dân đã được đi học nhưng số biết đọc, biết viết thành thạo chiếm tỷ lệ cũng không cao. Điều này cũng rất phù hợp với thực tế vì mọi người cho biết số đã được đi học thì chủ yếu là học hết cấp tiểu học sau đó vì cuộc sống gia đình khó khăn phải thôi học để đi làm cùng gia đình để tăng thu nhập, giảm bớt khó khăn cho gia đình và họ cho rằng học lên cấp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông sẽ không có thời gian để lao động sản xuất, còn việc đi học không phục vụ gì cho cuộc sống thực tế Sau khi thôi đi học một vài năm, họ không có những hoạt động gì liên quan đến chữ viết, do vậy một số đã không thể đọc và viết tiếng Việt một cách thành thạo, thậm chí qua nhiều năm có người quên hẳn chữ viết đã được học.

Nguyên cứu của Bộ Y tế với nhóm nghiên cứu Nguyễn Thanh Long,Phan Thị Thu Hương, Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự, đề tài "Tỷ lệ nhiễmHIV, giang mai và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam" năm 2006 tại 11 tỉnh, trong đó có tỉnh Yên Bái thì tỷ lệ người dân tộc Dao ở Yên Bái chưa bao giờ đi học chiếm tỷ lệ 51,5%; người dân tộc Mông ở Lai Châu là 76,8%, cao hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi [20] Nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của người dân từ 15 - 49 tuổi ở huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình năm 2009 của Hoàng Huy Phương, Lê Hoàng Nam và Tạ Thị Lan Hương thì chỉ có 1,84% là mù chữ, thấp hơn rất nhiều kết quả nghiên cứu của chúng tôi [33] Điều này cho thấy trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực của các cấp các ngành, người dân tộc thiểu số nói chung và người dân tộc Dao nói riêng ở tỉnh Yên Bái được đi học với tỷ lệ đang tăng lên đáng kể Tuy nhiên việc tiếp tục tăng cường tuyên truyền vận động trẻ em đến trường và học lên các cấp học cao hơn là một việc cần được đặt ra, ngoài ra cần có thêm những chính sách cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ cho những người đi học để họ yên tâm hơn Song song với các giải pháp trên, trước mắt cần có những tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe nói chung và truyền thông phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS nói riêng cho đồng bào dân tộc, khi thiết kế cần có phần ngôn ngữ sử dụng cho những người biết đọc và có phần hình ảnh minh họa dễ hiểu cho những người không biết chữ.

Nghề nghiệp chính của người dân chủ yếu là làm ruộng, làm vườn hoặc làm nương (98,0%), (bảng 3.3) Nghiên cứu của Hoàng Huy Phương, Lê Hoàng Nam và Tạ Thị Lan Hương tại Ninh Bình năm 2009 có 58,27% người dân ở nông thôn là làm ruộng, thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi

[33] Với đặc điểm này, để đồng bào các dân tộc nói chung, đồng bào dân tộcDao nói riêng ở miền núi làm tốt việc làm nương rẫy gắn với việc bảo vệ rừng, phát triển rừng gắn với thực hiện chính sách dân tộc, chúng ta cần phải nghiên cứu, rà soát quy hoạch phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện, đầu tư trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, xây dựng và ban hành cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho họ biết làm nghề rừng Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, xác định cơ cấu giống cây trồng vật nuôi phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác Nghiên cứu việc giao rừng và đất rừng cho cộng đồng dân cư dân tộc thiểu số, trong điều kiện ở những nơi kinh tế hộ gia đình chưa phát triển Tạo điều kiện khuyến khích phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng (già làng, trưởng dòng tộc), phát huy tác động tích cực của các luật tục, hương ước, quy ước của cộng đồng ở vùng dân tộc vào việc bảo vệ và phát triển rừng, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Báo, đài, vô tuyến là ba phương tiện truyền thông quan trọng có thể sử dụng tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS Xem vô tuyến chiếm tỷ lệ cao hơn so với nghe đài, đọc báo, trong đó xem vô tuyến hàng ngày chiếm 61,8%. Đọc báo chiếm tỷ lệ thấp, trong đó hoàn toàn không đọc chiếm 57,8% (biểu đồ 3.1), điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình đi học của người dân. Nghiên cứu của Trương Tấn Minh, Trần Văn Tin và Nguyễn Vũ Quốc Bình tại huyện Diên Khánh và Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2008 về kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống HIV/AIDS trên người dân 15 - 49 tuổi: 97,3% có xem tivi hàng ngày; đọc báo hàng ngày chiếm 48,6% và 50,1% nghe đài hàng ngày, cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi [31].

Do vậy, cần quan tâm tiến hành truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng phụ thuộc vào điều kiện có phương tiện nghe nhìn và tình hình đi học của đồng bào.

Người dân được nghe nói về HIV/AIDS chiếm tỷ lệ rất cao (98,2%),(biểu đồ 3.2), điều này phù hợp với các hoạt động truyền thông phòng chốngHIV/AIDS đã và đang triển khai tại hai xã qua đội ngũ cộng tác viên qua truyền thông nhóm và qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Hầu hết những người dân được phỏng vấn đều trả lời rằng đã nhận được thông tin tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS từ trước tới nay (98,3%) và trong 12 tháng qua (97,0%), (bảng 3.4; 3.5) Nhưng chúng ta cũng cần hiểu rằng tỷ lệ này mới chỉ phản ánh một phần rất nhỏ các hoạt động tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS Cũng như tỷ lệ này mới chỉ phản ánh một phần nội dung tuyên truyền cụ thể cho từng hoạt động phòng chống HIV/ AIDS.

Với các hoạt động hỗ trợ về phòng chống HIV/AIDS tại hai xã, 46,5% được nhận BCS, 26,3% được khám và điều trị các bệnh LTQĐTD, tuy nhiên tỷ lệ được xét nghiệm HIV chiếm tương đối cao 61,5% (bảng 3.6) Vì chưa phát hiện hiện tượng tiêm chích ma túy nên hoạt động hỗ trợ BKT vẫn chưa triển khai tại hai xã này.

Dưới sự chỉ đạo của các cấp, các ngành và của các đơn vị chuyên môn về y tế, hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại hai xã Nậm Mười và Nậm Lành đã được triển khai đồng bộ trong các năm qua, hoạt động phòng chống HIV/AIDS đã được xã hội hóa Tại mỗi xã đều phân công hai cán bộ làm cộng tác viên phụ trách hoạt động phòng chống HIV/AIDS, trong đó một cán bộ là trưởng trạm y tế, một cán bộ là phụ trách về lĩnh vực đoàn thể của xã. Nhiệm vụ của các cộng tác viên phòng chống HIV/AIDS là mỗi tháng hai lần tổ chức hoạt động truyền thông nhóm về HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục luân phiên tại các cụm thôn bản, phân phát tài liệu truyền thông như tờ rơi, áp phích, sách nhỏ về HIV/AIDS, phân phát BCS đến tận tay người dân và hướng dẫn dẫn sử dụng đúng cách Mỗi tuần một lần tổ chức truyền thông trên loa của xã và hệ thống loa không dây đến toàn bộ các thôn bản trong xã với các bài kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, các bệnh LTQĐTD và các tin tức liên quan Hàng năm tại xã đều tổ chức các hoạt động truyền thông chiến dịch để hưởng ứng các lễ phát động, ngày thế giới phòng chống

HIV/AIDS huy động đông đảo người dân tham gia, trong đó tham gia các cuộc thi tìm hiểu về HIV/AIDS lồng ghép các tiểu phẩm văn nghệ, và thường xuyên đạt giải tại các hội thi do huyện tổ chức Ngoài ra đều có sự phối hợp rất chặt chẽ với các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện để tổ chức các đợt khám và điều trị về các bệnh LTQĐTD cho người dân tại hai xã Tất cả các hoạt động về phòng chống HIV/AIDS đều được tổng hợp báo cáo hàng tháng theo quy định.

Tuy nhiên các hoạt động đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS vẫn chưa mạnh, chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế: Hoạt động truyền thông nhóm luân phiên vẫn còn thưa ở các thôn bản do mỗi xã mới chỉ có 2 cộng tác viên truyền thông phòng chống HIV/AIDS, STI, trình độ cán bộ chưa cao, còn nhiều hạn chế về chuyên môn y tế, chưa giải đáp thỏa đáng được các câu hỏi thảo luận của người dân, các bài viết truyền thông về phòng chống HIV/AIDS, STI qua hệ thống loa của xã, thôn bản còn nghèo nàn, chưa sâu và lặp lại nhiều Các tài liệu truyền thông như tờ rơi, áp phích, sách nhỏ về HIV/ AIDS, phân phát BCS cho người dân số lượng vẫn còn hạn chế Hệ thống loa không dây phát FM tại các thôn bản được đầu tư đã lâu, chất lượng âm thanh hiện tại không đảm bảo Các hoạt động truyền thông đại chúng qua các cuộc thi tìm hiểu, biểu diễn văn nghệ, mít tinh hưởng ứng các lễ phát động, ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS… còn lẻ tẻ, chưa có hệ thống.

Từ thực tế trên, việc đầu tư cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS,STI tại hai xã Nậm Mười và Nậm Lành rất cần được quan tâm đầu tư và có sự tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các tuyến tỉnh, huyện, xã Việc khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục và cung cấp BCS hỗ trợ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS cần phải tăng cường hơn nữa để kịp thời ngăn chặn dịch.

Tư vấn xét nghiệm tự nguyện là một trong những can thiệp có hiệu quả nhất tại một số nước phát triển Việt Nam đã phát triển TV XN TN trong những năm gần đây Trong TV XN TN điều quan trọng là phải tuyên truyền làm sao cho người dân hiểu được và tình nguyện đến các phòng TV XN TN.

Một số yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của nhóm người Dao

4.2.1 Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS

Nhiều chương trình phòng chống HIV/AIDS hy vọng cung cấp kiến thức hiểu biết càng nhiều thì hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV sẽ càng giảm. Một người có kiến thức đầy đủ về HIV được định nghĩa tại chỉ số dự phòng

20, theo "Bộ Chỉ số theo dõi và đánh giá Chương trình Phòng chống HIV/AIDS quốc gia" của Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế [15] - Người đó phải trả lời đúng và đủ năm câu hỏi: Một là, chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình chung thuỷ và không nhiễm HIV có làm giảm lây nhiễm HIV hay không? Hai là, dùng bao cao su có giảm được lây nhiễm HIV hay không? Ba là, một người nhìn khoẻ mạnh có thể bị nhiễm HIV không? Bốn là, muỗi cắn có thể lây truyền HIV hay không? Năm là, ăn chung với người bị nhiễm HIV có bị lây HIV được không?

Tỷ lệ người có kiến thức đầy đủ về HIV của nam giới là 38,4% và của nữ giới là 36,1% (bảng 3.15) Kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2006, trong đó cũng tại Yên Bái: Kiến thức đầy đủ về HIV của nam giới là 22,0% và của nữ giới là 5,8%, thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi [20].Nghiên cứu của Hoàng Huy Phương, Lê Hoàng Nam và Tạ Thị Lan Hương tại Ninh Bình năm 2009: Kiến thức cơ bản toàn diện về HIV/AIDS của người dân (trả lời đúng tất cả các câu hỏi về kiến thức trong phiếu điều tra) ở nông thôn là 50,28%, cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi [33] Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Trần Hiển, Trịnh Quân Huấn và cộng sự năm

2005 tại thành phố Hồ Chí Minh và Thái Bình thì tỷ lệ có hiểu biết đúng phòng chống HIV/AIDS tại thành phố Hồ Chí Minh là 75,8% và Thái Bình 86,0% [40] Cần có chiến dịch truyền thông với biện pháp phù hợp và kế hoạch duy trì lâu dài nhằm tiếp tục tăng tỷ lệ hiểu biết đúng về HIV trong nhóm quần thể người dân tộc Dao này.

Chương trình phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con được Bộ Y tế quan tâm đặc biệt [4], [5], [6], [13], [30] Chính sách của Việt Nam là tất cả các bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV khi sinh con được dùng thuốc điều trị để giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con [8], [30], [35], [50], [55], [60] Tại nghiên cứu này, số người trả lời phỏng vấn biết được cả ba giai đoạn lây truyền HIV từ mẹ sang con chiếm tỷ lệ khá cao 67,0%; số biết đã có thuốc điều trị cho mẹ nhiễm HIV để giảm lây truyền sang con chiếm tỷ lệ 30,0% (bảng 3.16), cao hơn so với nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2006, chung cho 11 tỉnh với kết quả dưới một phần trăm [20] Tuy nhiên vẫn cần tiếp tục tăng cường thông tin tuyên truyền sâu rộng cho toàn bộ dân cư biết rằng nếu người mẹ nhiễm HIV sinh con thì sẽ được nhận liều thuốc miễn phí cho cả mẹ và con để làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Giáo dục sức khỏe sinh sản kéo dài tuổi QHTD lần đầu ngoài hôn nhân trong nhóm thanh niên càng nhiều càng tốt và sử dụng BCS khi QHTD kể cả lần QHTD lần đầu Chiến lược phòng chống HIV/AIDS trên nhóm thanh niên sẽ có hiệu quả nếu thiết lập được hành vi sử dụng BCS ngay từ lần QHTD lần đầu Nếu không, sẽ rất khó khăn để tuyên truyền thay đổi hành vi của họ sau này Tỷ lệ người dân biết được nơi cung cấp BCS đã tương đối cao 87,8%

(biểu đồ 3.4), cao hơn rất nhiều kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế cũng tại Yên Bái năm 2006 (37,0%) [20] Việc tuyên truyền sử dụng BCS cho người dân đã đang có hiệu quả, việc sử dụng BCS đã được quan tâm và chấp nhận.

Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là một trong những cản trở lớn trong công tác phòng chống HIV/AIDS, tư vấn xét nghiệm tự nguyện cũng như công tác điều trị bệnh nhân HIV/AIDS Do bị phân biệt đối xử nên nhiều người không dám đi tư vấn xét nghiệm, không dám thông báo tình trạng nhiễm HIV của mình cho những người khác và không nhận được sự hỗ trợ chăm sóc của y tế cũng như nhiều tổ chức đoàn thể khác Một người có thái độ tích cực với người nhiễm HIV/AIDS được định nghĩa tại chỉ số dự phòng

22, theo "Bộ Chỉ số theo dõi và đánh giá Chương trình Phòng chống HIV/AIDS quốc gia" của Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế [15] - Người đó phải trả lời đúng và đủ bốn câu hỏi: Một là, chấp nhận mua đồ ăn từ người bán hàng nhiễm HIV; hai là, đồng ý không cần giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV của thành viên trong gia đình; ba là, sẵn sàng chăm sóc tại nhà thành viên trong gia đình bị nhiễm HIV/AIDS; bốn là, chấp nhận một nữ giáo viên bị nhiễm HIV nhưng vẫn khỏe mạnh được phép giảng dạy Tỷ lệ trả lời bốn câu hỏi theo hướng tích cực chiếm tỷ lệ thấp: Ở nam giới 38,9%; nữ giới 34,2% (biểu đồ 3.5) Kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế cũng tại Yên Bái năm

2006 thì ở nam giới là 6,2% và ở nữ giới là 7,3%, thấp hơn rất nhiều kết quả nghiên cứu của chúng tôi [20] Nghiên cứu của Hoàng Huy Phương, Lê Hoàng Nam và Tạ Thị Lan Hương tại Ninh Bình năm 2009: Khi được hỏi “Ai có thể bị nhiễm HIV” thì 60,05% ở nông thôn cho rằng chỉ những người mắc các tệ nạn xã hội mới nhiễm HIV; 10% người dân ở nông thôn cho rằng người nhiễm HIV nên sống tại một nơi riêng biệt; 69,89% người dân ở nông thôn cho rằng người nhiễm HIV không nên kết hôn [33].

Trong nghiên cứu này, rất nhiều người vẫn cho rằng người nhiễm HIV là người phải thấy xấu hổ về bản thân mình (64,0%) và người nhiễm HIV là người có lỗi mang bệnh tật về cho cộng đồng (63,8%), (bảng 3.17) Do vậy, cần tuyên truyền giáo dục người dân hiểu biết hơn nữa về HIV/AIDS và không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

4.2.2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của nhóm người Dao

Tỷ lệ người dân hiểu biết sai về HIV/AIDS ở nhóm chưa bao giờ đi học cao hơn nhóm đã từng đi học có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), (bảng 3.18). Điều này phù hợp vì tất cả các tài liệu, pa nô, áp phích truyền thông phòng chống HIV/AIDS đều có một phần chính là được diễn giải bằng chữ, những người chưa bao giờ đi học hay không đọc và viết thành thạo tiếng phổ thông thì khó có thể hiểu biết một cách đầy đủ năm câu hỏi kiến thức về HIV/AIDS của chỉ số dự phòng 20 như đã nêu ở trên.

Tỷ lệ người dân có thái độ tiêu cực với người nhiễm HIV/AIDS ở nhóm chưa bao giờ đi học cao hơn nhóm đã từng đi học có ý nghĩa thống kê (p 0,05), (bảng 3.21) và sự khác nhau về tỷ lệ không sử dụng BCS khi QHTD lần gần đây nhất với vợ/chồng/người yêu ở nhóm hiểu biết sai về HIV/ AIDS với nhóm hiểu biết đúng về HIV/AIDS không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), (bảng 3.22).

Ngày đăng: 21/07/2023, 22:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w