1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp

118 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép Thái Nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Tác giả Lưu Thị Thu Hà
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Tư, PGS.TS Lờ Khắc Đức
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế
Thể loại luận án tiến sĩ y học
Năm xuất bản 2012
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 3,83 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU (5)
    • 1.1. Phân loại bệnh khớp (5)
      • 1.1.1. Các bệnh khớp do viêm (5)
      • 1.1.2. Các bệnh khớp không do viêm (5)
      • 1.1.3. Bệnh khớp do nguyên nhân ngoài khớp (5)
      • 1.1.4. Thấp ngoài khớp (6)
    • 1.2. Tình hình rối loạn cơ xương trong công nhân (6)
      • 1.2.1. Tình hình rối loạn cơ xương trong công nhân thế giới (6)
      • 1.2.2. Tình hình đau cơ xương trong công nhân Việt Nam (7)
    • 1.3. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan với đau thắt lưng (9)
      • 1.3.1. Nguyên nhân đau thắt lưng (10)
      • 1.3.2. Những nghiên cứu về các yếu tố liên quan ĐTL trong lao động (11)
    • 1.4. Các giải pháp can thiệp đau thắt lưng (14)
      • 1.4.1. Sơ lược về các phương pháp điều trị ĐTL (14)
      • 1.4.2. Những nghiên cứu can thiệp ĐTL trên thế giới (15)
      • 1.4.3. Những nghiên cứu can thiệp ĐTL tại Việt Nam (21)
    • 1.5. Một số đặc điểm về nhà máy Luyện thép (23)
      • 1.5.1. Đặc điểm nhà máy Luyện thép Lưu xá (23)
      • 1.5.2. Đặc điểm nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng (25)
  • Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (27)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (27)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu (28)
      • 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu (30)
      • 2.2.4 Các chỉ số nghiên cứu (30)
      • 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu (32)
      • 2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu về các yếu tố liên quan với ĐTL (39)
      • 2.2.7. Các biện pháp can thiệp (39)
    • 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (44)
      • 2.3.1. Thời gian nghiên cứu (44)
      • 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu (44)
    • 2.4. Xử lý số liệu (45)
      • 2.4.1. Xử lý số liệu (45)
      • 2.4.2. Phương pháp khống chế sai số (45)
    • 2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (46)
  • Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (47)
    • 3.1. Thực trạng đau thắt lưng của công nhân Luyện thép Thái Nguyên (0)
    • 3.2. Xác định một số yếu tố liên quan với đau thắt lưng (55)
    • 3.3. Kết quả của các giải pháp can thiệp (59)
      • 3.3.1. Kết quả thực hiện các hoạt động can thiệp tại cộng đồng (59)
      • 3.3.2. Kết quả cải thiện KAP của đối tượng nghiên cứu (60)
      • 3.3.3. Kết quả phục hồi chức năng đau thắt lưng (67)
  • Chương 4 BÀN LUẬN (76)
    • 4.1. Thực trạng đau thắt lưng của công nhân Luyện thép Thái Nguyên (0)
      • 4.1.1. Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (76)
      • 4.1.2. Thực trạng đau thắt lưng của công nhân Luyện thép Thái Nguyên (77)
    • 4.3. Hiệu quả các giải pháp can thiệp (91)
      • 4.3.1. Hiệu quả cải thiện KAP của công nhân Luyện thép Lưu Xá (91)
      • 4.3.2. Hiệu quả phục hồi chức năng ĐTL (97)
      • 4.3.3. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp tại cộng đồng (103)
      • 4.3.4. Sự chấp nhận của cộng đồng với mô hình truyền thông, can thiệp phòng chống đau thắt lưng tại địa điểm nghiên cứu (105)
      • 4.3.5. Đóng góp mới về khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài (105)
  • KẾT LUẬN (107)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHỤ LỤC (0)
    • Ảnh 1: Bộ thước đo TVĐ khớp của hãng Ito (Nhật Bản) dùng trong NC (35)
    • Ảnh 2 Hình ảnh tập vận động của công nhân (42)
    • Ảnh 3: Hình ảnh công nhân được phát và hướng dẫn chuẩn bị túi chườm nhiệt (0)
    • Ảnh 4: Hình ảnh lớp tập huấn (60)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu

Trong nghiên cứu chúng tôi áp dụng phương pháp: Nghiên cứu mô tả, phương pháp điều tra phỏng vấn và nghiên cứu can thiệp có đối chứng.

Nghiên cứu mô tả cắt ngang xác định:

- Tỷ lệ rối loạn cơ xương và đau thắt lưng tại nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng và Luyện thép Lưu Xá.

- Một số yếu tố liên quan với đau thắt lưng của công nhân nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng và Luyện thép Lưu Xá.

-Đánh giá kết quả trước và sau can thiệp

-So sánh kết quả can thiệp vói nhóm chứng

Công ty gang thép TN

Nhóm can thiệp So sánh

Nhà máy Luyện thép Lưu Xá

Số liệu trước can thiệp Trước CT

- Điều tra tỷ lệ ĐTL và các yếu tố liên quan đến ĐTL

Can thiệp bằng các biện pháp:

Truyền thông, tư vấn; tập huấn kỹ năng phát hiện và các phương pháp phòng chống, điều trị đau thắt lưng

Số liệu sau can thiệp So sánh

KAP, phục hồi đau thắt lưng Sau CT

Nhà máy Luyện cán thép GS

- Điều tra tỷ lệ ĐTL và các yếu tố liên quan đến ĐTL

Không can thiệp Hướng dẫn gia đình đưa người bệnh đi khám và điều trị tại bệnh viện

Số liệu lần 2 Điều tra KAP, phục hồi đau thắt lưng

Sơ đồ 2 Mô hình can thiệp có đối chứng

2.2.2.1 Cỡ mẫu áp dụng cho nghiên cứu mô tả Áp dụng công thức: n = Z

Lấy  = 0,05 ta có Z1-/2 = 1,96 d = 0,01 [26] p: tỷ lệ bệnh khớp = 0,3 (Tỷ lệ mắc các bệnh khớp theo nghiên cứu của Trần Thanh Hà là 30,7% [21]) q = 0,7 Sau khi tính toán có: n = 880 Cộng thêm 15% dự trữ, ta có cỡ mẫu tối thiểu cần phải điều tra là 930 người, thực tế chúng tôi điều tra 1033 người.

*Cỡ mẫu can thiệp về Kiến thức - Thái độ - Thực hành: Chọn mẫu có chủ đích, cỡ mẫu toàn bộ người lao động làm việc tại Nhà máy Luyện thép Lưu Xá, Công ty Gang thép Thái Nguyên (615 người)

*Cỡ mẫu can thiệp đau thắt lưng

Cỡ mẫu được tính theo công thức: n = (Z 1-α / 2 + Z 1-β ) p 1 q

 = 0,1 nên ta có Z 1- = 1,82 (lực mẫu được lựa chọn là 90%) p1 = 0,3 (Theo số liệu các nghiên cứu tỷ lệ ĐTL dao động từ 20% - 50% [8], [19], [44] và qua số liệu nghiên cứu [18] tại nhà máy Kock hóa Công ty Gang thép Thái Nguyên, tỷ lệ mắc ĐTL là 29,27%, chúng tôi chọn tỷ lệ mắc ĐTL mức trung bình 30%) p 2 = 0,1 (mong muốn sau can thiệp tỷ lệ ĐTL 10%). q1 = 1- p1 ; q2 = 1- p2

Sau khi tính toán ta có: n = 108

Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu để can thiệp cho các trường hợp đau thắt lưng là 108 người, làm tròn là 110 người.

-Chọn nhóm can thiệp: chúng tôi lập danh sách những người đau thắt lưng của nhà máy Luyện thép Lưu Xá, chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn lấy 110 người vào nhóm can thiệp.

-Chọn nhóm chứng: từ số bệnh nhân của nhóm can thiệp, chúng tôi chọn 110 người theo phương pháp ghép cặp, tỷ lệ 1: 1 là 110 người tương ứng ở nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng vào nhóm chứng.

Các đối tượng nghiên cứu của nhóm can thiệp và nhóm đối chứng có sự tương đồng với nhau về giới, tuổi nghề, tuổi đời và phân xưởng sản xuất.

2.2.4 Các chỉ số nghiên cứu

2.2.4.1 Chỉ số nghiên cứu cho nghiên cứu mô tả

* Chỉ số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

- Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, đơn vị sản xuất * Chỉ số về bệnh khớp của đối tượng nghiên cứu

-Tỷ lệ mắc các bệnh khớp

-Tỷ lệ mắc các bệnh khớp theo giới

-Tỷ lệ bệnh theo nhóm tuổi

-Tỷ lệ mắc bệnh theo phân xưởng sản xuất

-Tỷ lệ mắc các di chứng

*Chỉ số về KAP của công nhân gang thép Thái Nguyên

- Kiến thức về biểu hiện của ĐTL

-Kiến thức về nguyên nhân gây ĐTL

-Kiến thức về các yếu tố môi trường làm tăng ĐTL

-Kiến thức về hậu quả của ĐTL

- Thái độ của đối tượng nghiên cứu về ĐTL

-Thái độ của đối tượng nghiên cứu về hưởng ứng phòng chống ĐTL + Về thực hành

-Thực hành dự phòng ĐTL

-Thực hành tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động

*Chỉ số nghiên cứu về đau thắt lưng của đối tượng nghiên cứu - Thời gian mắc bệnh

- Tần xuất đau trong năm

- Thời gian nghỉ việc do ĐTL

- Điều kiện xuất hiện đau

- Tỷ lệ các biến chứng của đau thắt lưng

- Kiến thức của các đối tượng NC về nguyên nhân ĐTL

- Kiến thức của đối tượng NC về các yếu tố môi trường gây tăng ĐTL

2.2.4.2 Chỉ số nghiên cứu các yếu tố về nghề nghiệp và gánh nặng lao động liên quan tới đau thắt lưng

-Mối liên quan giữa ĐTL với hoạt động trong lao động

-Mối liên quan giữa ĐTL với gánh nặng trong công việc

-Mối liên quan giữa ĐTL với làm việc ở tư thế đứng và cúi

-Mối liên quan giữa ĐTL với tư thế ngồi.

-Mối liên quan giữa ĐTL với tư thế bê vật nặng.

-Mối liên quan giữa ĐTL với tư thế xách vật nặng.

-Mối liên quan giữa ĐTL với mật độ xương ở nữ công nhân.

2.2.4.3 Chỉ số nghiên cứu hiệu quả can thiệp

* Chỉ số về hoạt động: số buổi truyền thông, số lượt người tham gia mô hình can thiệp, số tài liệu truyền thông

* Kết quả cải thiện KAP của đối tượng nghiên cứu

-Kết quả của can thiệp kiến thức về biểu hiện của ĐTL

-Kết quả của can thiệp kiến thức về nguyên nhân gây ĐTL

-Kết quả của can thiệp kiến thức về các yếu tố môi trường làm tăng ĐTL

-Kết quả của can thiệp kiến thức về hậu quả của ĐTL

-Kết quả của can thiệp về thái độ về ĐTL của các đối tượng NC

-Kết quả của can thiệp về thực hành dự phòng ĐTL

-Kết quả của can thiệp về thực hành tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động * Kết quả phục hồi chức năng đau thắt lưng.

- Kết quả phục hồi tầm vận động cột sống

-Kết quả phục hồi tình trạng đau

-Kết quả phục hồi việc thực hiện các chức năng sinh hoạt

-Kết quả phục hồi độ giãn cột sống

-Kết quả phục hồi các điểm đau cạnh cột sống

-Kết quả phục hồi các điểm đau gai sống

-Kết quả phục hồi cơ cạnh cột sống

-Kết quả phục hồi sự thay đổi độ cong sinh lý cột sống

-Hiệu quả phục hồi chức năng đau thắt lưng sau can thiệp

* Chỉ số hiệu quả can thiệp trong nghiên cứu định tính để đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp

2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.5.1 Phương pháp thu thập số liệu về KAP

Số liệu về KAP trong phòng chống ĐTL được thu thập bằng phỏng vấn riêng trực tiếp mặt đối mặt giữa điều tra viên và đối tượng nghiên cứu bằng bộ phiếu thiết kế sẵn, kết hợp quan sát đánh giá đối tượng nghiên cứu trong điều kiện làm việc cụ thể (phụ lục1) Cách thu thập số liệu về KAP với phòng chống đau thắt lưng giữa trước - sau can thiệp và giữa nhóm can thiệp - nhóm chứng là như nhau.

* Các khái niệm về KAP

+ Chỉ tiêu về kiến thức được chia làm 2 mức độ để so sánh:

Kiến thức đầy đủ: đối tượng nghiên cứu trả lời đúng hoàn toàn câu hỏi trong bộ phiếu phỏng vấn.

Kiến thức không đầy đủ: là đối tượng nghiên cứu trả lời không đúng hoàn toàn hoặc trả lời không biết hoặc trả lời sai câu hỏi trong bộ phiếu phỏng vấn.

+ Chỉ tiêu về thái độ được chia thành 2 mức độ để so sánh:

Thái độ đúng: là đối tượng có thái độ đúng trong xử trí các vấn đề có liên quan tới đau thắt lưng như đi khám bệnh khi bị ĐTL, điều trị ĐTL theo ý kiến của bác sĩ, và có thái độ đúng trong hợp tác thực hiện các biện pháp điều trị dự phòng ĐTL.

Thái độ không đúng: là đối tượng có thái độ không đúng trong xử trí các vấn đề có liên quan tới đau thắt lưng.

+ Chỉ tiêu về thực hành được chia thành 2 mức độ để so sánh:

Thực hành đúng: là đối tượng có thực hành đúng khi thực hiện các hoạt động có liên quan tới đau thắt lưng như ngồi lên ghế khi làm việc ở tư thế ngồi, bê vật nặng và xách vật nặng đúng, thực hiện các biện pháp điều trị dự phòng ĐTL đúng.

Thực hành không đúng: là đối tượng có thực hành không đúng, hoặc chưa thực hiện các hoạt động có liên quan tới đau thắt lưng được đề cập trong nghiên cứu.

2.2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu về đau thắt lưng.

* Khám các cơ quan và bộ phận: các đối tượng nghiên cứu được các bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện Gang thép Thái Nguyên khám các bộ phận tim, phổi, tiêu hóa, tiết niệu, bệnh phụ khoa, các bệnh chuyên khoa lẻ

- Khám hệ thống các khớp: đối tượng nghiên cứu được bác sĩ, các kỹ thuật viên khoa Phục hồi chức năng bệnh viện Đa khoa Trung ương TháiNguyên khám sàng lọc, lượng giá chức năng như đo tầm vận động khớp, thử cơ… để điều tra tỷ lệ rối loạn cơ xương.

* Thu thập số liệu về đau thắt lưng

-Định nghĩa về đau thắt lƣng: Đau thắt lưng là một bệnh lý của vùng cột sống thắt lưng, có giới hạn phía trên là bờ dưới xương sườn 12, hai bên là hai khối cơ thẳng lưng và phía dưới là bờ trên hai gai chậu sau, hội chứng này gây hạn chế vận động, kèm các điểm đau vùng thắt lưng [123]. Đánh giá hội chứng ĐTL theo Tổ chức Y tế Thế giới và tác giả

Eduardo Oliva lopez [19], [63] gồm các dấu hiệu sau:

-Dấu hiệu cơ năng: khai thác tiền sử ĐTL

Mức 1: Đau nhẹ Mức 2: Đau vừa Mức 3: Rất đau + Tần số ĐTL

Mức 1: 1 đợt/1năm Mức 2: 1 - 5 đợt/1 năm Mức 3: trên 5 đợt/1năm Mức 4: Đau liên tục + Thời gian nghỉ việc do ĐTL:

Mức 1: dưới 7 ngày Mức 2: 7 -14 ngày Mức 3: 15 - 30 ngày Mức 4: trên 30 ngày + Điều kiện xuất hiện ĐTL:

Trong lúc làm việc Sau ngày làm việc Sau mang vác nặng Vận động bất thường cột sống.

-Dấu hiệu thực thể (khám hiện tại)

+Đánh giá mức độ đau: sử dụng thang nhìn (Analog Vision) là đoạn thẳng nằm ngang dài 10 cm, được chia 10 đoạn Qui ước chia 10 đoạn thành 5 mức độ, từ mức 1 không đau cho đến mức 5 là đau không chịu nổi.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 6 năm

2010, được chia làm 03 giai đoạn.

Giai đoạn I: Giai đoạn nghiên cứu mô tả trước can thiệp từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008.

Giai đoạn II: Giai đoạn can thiệp

- Can thiệp KAP được tiến hành trong 24 tháng từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 3 năm 2010.

- Can thiệp các trường hợp đau thắt lưng bằng phương pháp Vật lý trị liệu trong 3 tháng (từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 6 năm 2008).

Giai đoạn III: Giai đoạn nghiên cứu thu thập sau can thiệp từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010.

Khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên nằm ở phía Đông – Nam thành phố Thái Nguyên, khu công nghiệp này bao gồm nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn nhỏ khác nhau trong đó có nhà máy Luyện thép Lưu Xá và nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng Hai nhà máy này cùng bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất từ cuối năm 1975, sản phẩm chính của hai nhà máy là phôi thép thành phẩm và thép cán thành phẩm các loại.

Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2007, nhà máy Luyện thép Lưu Xá có 615 cán bộ công nhân viên chức và lao động, làm việc tại các lò luyện thép và phục vụ nguyên liệu cho các lò luyện thép, đúc thép.

Cùng vào thời điểm đó nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng có 418 cán bộ công nhân viên chức và lao động, làm việc tại các các lò luyện thép và phục vụ nguyên liệu cho các lò luyện thép, đúc thép, các dây chuyền cán thép và các khu vực phục vụ cho việc cán ra các loại thép thành phẩm.

Công nhân lao động ở hai nhà máy phải làm việc trong môi trường nóng, ồn, cường độ lao động cao xếp vào loại lao động nặng.

Xử lý số liệu

Số liệu được nhập, phân tích và xử lý trên chương trình EPI INFO 6.04 và SPSS bằng các phương pháp thống kê y học Trong nghiên cứu sử dụng tỷ lệ phần trăm và dùng thuật toán so sánh χ 2 , test so sánh.

- Tính chỉ số OR (Odd Ratio) và 95% CI của OR để đánh giá mức độ liên quan của các yếu tố.

-Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp

+ Chỉ số hiệu quả: CSHQ (%) =  1  2

Trong đó: p1 là tỷ lệ chỉ số cần đánh giá ở thời điểm trước can thiệp p2 là tỷ lệ chỉ số cần đánh giá ở thời điểm sau can thiệp + Hiệu quả can thiệp: HQCT (%) = CSHQ can thiệp – CSHQ đối chứng

2.4.2 Phương pháp khống chế sai số

- Cán bộ điều tra là nhóm nghiên cứu (gồm các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái Nguyên, các cán bộ Trạm y tế nhà máy) Cán bộ nghiên cứu được tập huấn và thống nhất về phương pháp trước khi tiến hành điều tra.

- Thực hiện các kỹ thuật đo tầm vận động khớp trên cùng một loại thước, các kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn vững ở khoa Phục hồi chức năng bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên thực hiện, đo theo đúng qui trình kỹ thuật.

-Giám sát chặt chẽ quá trình điều tra và can thiệp.

- Phiếu điều tra: Các phiếu điều tra được nhóm nghiên cứu được xây dựng theo đúng qui trình xây dựng với bộ câu hỏi đóng, mở

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu tuân theo qui trình xét duyệt của Hội đồng khoa học trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên, được sự đồng ý của Sở Y tế Thái Nguyên, Lãnh đạo nhà máy Công nhân được nghe giải thích rõ ràng, tự nguyện tham gia và có quyền từ chối không tham gia; các thông tin được giữ kín. Đây là một nghiên cứu hoàn toàn nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ người lao động, ngoài ra không nhằm mục đích nào khác.

Thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định về Y đức của ngành Y tế. Trong suốt quá trình nghiên cứu không gây ra bất kỳ một hậu quả xấu nào cho các đối tượng nghiên cứu.

Tất cả các can thiệp người lao động đều được miễn phí, nhóm nghiên cứu sẵn sàng tư vấn cho các đối tượng nghiên cứu những vấn đề liên quan đến bệnh tật và sức khỏe trong quá trình điều tra, nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Xác định một số yếu tố liên quan với đau thắt lưng

Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy số công nhân bị ĐTL chiếm 31,2%. Vậy nguyên nhân nào có liên quan đến ĐTL, chúng tôi tiến hành điều tra và xác định một số yếu tố liên quan đó.

Bảng 3.11 Liên quan giữa ĐTL với các hoạt động trong lao động Đau thắt lƣng Tổng số Hoạt động

Hoạt động tăng gánh nặng cho 222 443 665

Hoạt động không tăng gánh nặng 100 268 368 cho CSTL

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu bảng trên cho thấy có sự liên quan giữa ĐTL với các hoạt động tăng gánh nặng cho CSTL Tỷ lệ ĐTL ở những người có các hoạt động tăng gánh nặng cho CSTL trong công việc là 33,4%, cao hơn tỷ lệ ĐTL của những người có các hoạt động khác là 27,2% (p < 0,05).

Bảng 3.12 Liên quan giữa ĐTL với gánh nặng trong công việc

Mức độ Đau thắt lƣng Tổng số

Nhận xét: Có mối liên quan giữa ĐTL với gánh nặng trong công việc.

Những người có công việc vượt sức chịu đựng của họ có tỷ lệ ĐTL là 40,4%, cao hơn những người làm việc vừa sức chịu đựng của họ là 26,2% (p < 0,05).

Bảng 3.13 Liên quan giữa ĐTL với làm việc ở tƣ thế đứng và cúi

Tƣ thế Đau thắt lƣng Tổng số

Có Không Đứng và cúi 43 61 104

Nhận xét: Những công nhân làm việc ở tư thế đứng và cúi có liên quan đến ĐTL, tỷ lệ đau thắt lưng của những người làm việc ở tư thế đứng và cúi là41,3%, cao hơn tỷ lệ mắc của những người làm việc ở tư thế khác là 30,0% với p < 0,05.

Bảng 3.14 Liên quan giữa ĐTL và thực hành về tƣ thế ngồi

Tƣ thế Đau thắt lƣng Tổng số

Nhận xét: Có mối liên quan giữa ĐTL với tư thế ngồi trong sinh hoạt trong lao động Khi làm việc ở tư thế ngồi không đúng tỷ lệ mắc ĐTL là 34,3%, cao hơn những người làm việc ở tư thế ngồi đúng là 26,8% (p < 0,05).

Bảng 3.15 Liên quan giữa ĐTL và thực hành về tƣ thế bê vật nặng Đau thắt lƣng Tổng số

Nhận xét: Tư thế bê vật nặng không đúng trong sinh hoạt và trong lao động có liên quan với ĐTL, tỷ lệ đau thắt lưng của những người làm việc ở tư thế này là 32,6%, cao hơn những người bê vật nặng đúng là 20,3% (p < 0,05).

Bảng 3.16 Liên quan giữa ĐTL và thực hành về tƣ thế xách vật nặng

Tƣ thế Đau thắt lƣng Tổng số

Nhận xét: Có mối liên quan giữa ĐTL với thực hành tư thế xách vật nặng, nếu thực hiện xách vật nặng không đúng tỷ lệ mắc ĐTL là 33,0%, nếu xách vật nặng đúng tỷ lệ mắc ĐTL là 10,7% với p < 0,05.

Bảng 3.17 Liên quan giữa ĐTL với mật độ xương ở nữ công nhân

Mật độ xương Đau thắt lưng Tổng số

Nhận xét: Không có mối liên quan giữa ĐTL với giảm mật độ xương, loãng xương ở các nữ công nhân (p > 0,05).

Kết quả của các giải pháp can thiệp

3.3.1 Kết quả thực hiện các hoạt động can thiệp tại cộng đồng

Bảng 3.18 Kết quả tham gia của các thành viên chương trình

Thành Số lƣợng Tỷ lệ (%) viên tham gia

Các an toàn vệ sinh viên 58/58 100,0

Cán bộ trạm y tế nhà máy 5/5 100,0

Nhận xét: Chương trình hoạt động đã huy động được 100,0% các thành viên của chương trình tại cộng đồng tham gia.

Bảng 3.19 Kết quả thực hiện các hoạt động can thiệp tại cộng đồng

Chỉ số đánh giá Số lượng Số lượt người tham gia

Tư vấn trực tiếp 230 buổi 431

Pano 8 tấm Điều trị nhiệt và vận động trị liệu tại cộng đồng 52 buổi 8140

Nhận xét: Chương trình đã tổ chức được 6 buổi truyền thông giáo dục sức khỏe, trung bình mỗi người tham dự 5,3 lần.

Phòng tư vấn thực hiện được 230 buổi tư vấn cho 431 người Tổ chức được 7 lớp tập huấn thực hành các tư thế đúng trong sinh hoạt và trong lao động cho 562 người, đạt 91,4% số người tham gia Tổ chức được 52 buổi điều trị ĐTL tại cộng đồng cho 8140 lượt người tham gia Ảnh 4: Hình ảnh lớp tập huấn

3.3.2 Kết quả cải thiện KAP của đối tượng nghiên cứu

* Tác động của can thiệp đến thay đổi kiến thức của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.20 Kết quả can thiệp kiến thức về biểu hiện của ĐTL

Nhóm NC Nhóm can thiệp Nhóm chứng P

Trước CT Sau CT ĐT lần 1 ĐT lần 2

Kiến thức không 581 201 384 378 < 0,05 đầy đủ

Nhận xét: Ở nhóm chứng sự thay đổi không đáng kể kiến thức về biểu hiện của ĐTL giữa điều tra lần 1 và điều tra lần 2, p > 0,05. Ở nhóm can thiệp: hiệu quả can thiệp kiến thức đầy đủ về các biểu hiện của ĐTL đạt 1105,1%, p < 0,05.

Bảng 3.21 Kết quả của can thiệp kiến thức về nguyên nhân gây ĐTL

Nhóm NC Nhóm can thiệp Nhóm chứng P

Trước CT Sau CT ĐT lần 1 ĐT lần 2

Kiến thức không 570 176 380 366 < 0,05 đầy đủ 92,7 28,6 90,9 87,6

Nhận xét: Sự thay đổi kiến thức về nguyên nhân gây đau thắt lưng giữa điều tra lần 1 và điều tra lần 2 ở nhóm chứng không nhiều (p > 0,05). Ở nhóm can thiệp: hiệu quả can thiệp có kiến thức đầy đủ về nguyên nhân gây ĐTL tăng rõ rệt, đạt 841,8%, p < 0,05.

Bảng 3.22 Kết quả can thiệp kiến thức về các yếu tố nghề nghiệp, lao động làm tăng ĐTL

Nhóm NC Nhóm can thiệp Nhóm chứng P

Kết quả Trước CT Sau CT ĐT lần 1 ĐT lần 2

Kiến thức không 576 224 385 378 < 0,05 đầy đủ 93,7 36,4 92,1 90,4

Nhận xét: Điều tra lần 1 và điều tra lần 2 kiến thức về các yếu tố nghề nghiệp, lao động làm tăng đau thắt lưng của nhóm chứng không có sự thay đổi đáng kể. Ởnhóm can thiệp: hiệu quả can thiệp của các đối tượng nghiên cứu có kiến thức đầy đủ về các yếu tố nghề nghiệp, lao động làm tăng ĐTL đạt 888,0%.

Bảng 3.23 Kết quả của can thiệp kiến thức về hậu quả của ĐTL

Nhóm NC Nhóm can thiệp Nhóm chứng P

Trước CT Sau CT ĐT lần 1 ĐT lần 2

Kiến thức không 558 118 309 308 < 0,05 đầy đủ 90,7 19,2 73,9 73,7

Nhận xét: Kiến thức về hậu quả của đau thắt lưng tại nhóm chứng giữa điều tra lần 1 và lần 2 hầu như không có sự thay đổi. Ở nhóm can thiệp: hiệu quả can thiệp kiến thức đầy đủ về hậu quả của ĐTL tăng rõ rệt đạt 768,7%, p < 0,05.

Bảng 3.24 Kết quả can thiệp đến thái độ về khám bệnh khi đau thắt lƣng

Nhóm NC Nhóm can thiệp Nhóm chứng P

Trước CT Sau CT ĐT lần 1 ĐT lần 2

Cần đi khám 172 545 151 162 < 0,05 bệnh khi bị ĐTL

Không cần khám 443 70 267 256 < 0,05 bệnh khi ĐTL

Nhận xét: Sự thay đổi về thái độ đối với khám bệnh khi bị ĐTL của công nhân nhà máy Gia Sàng qua điều tra lần 1 và lần 2 không có sự cải thiện đáng kể.

Sự thay đổi thái độ về khám bệnh khi bị ĐTL của công nhân nhà máyLưu Xá có sự thay đổi rõ rệt sau can thiệp, HQCT đạt 208,9%, p < 0,05.

Bảng 3.25 Kết quả can thiệp đến thái độ về điều trị đau thắt lƣng

Nhóm NC Nhóm can thiệp Nhóm chứng P

Trước CT Sau CT ĐT lần 1 ĐT lần 2

Cần điều trị ĐTL theo ý 116 494 125 137 < 0,05 kiến bác sĩ 18,9 80,3 29,9 32,8

Không cần điều trị ĐTL 499 121 293 281 < 0,05 theo ý kiến bác sĩ 81,1 19,7 70,1 67,2

Nhận xét: Sau can thiệp các đối tượng có thái độ đúng cho rằng cần điều trị ĐTL theo ý kiến bác sĩ tăng rõ rệt, hiệu quả can thiệp đạt 315,2%, p < 0,05.

Sự thay đổi thái độ với điều trị ĐTL ở nhóm chứng không có sự thay đổi đáng kể qua điều tra lần 1 và lần 2.

Bảng 3.26 Kết quả can thiệp đến thái độ về điều trị dự phòng đau thắt lƣng

Nhóm NC Nhóm can thiệp Nhóm chứng P

Trước CT Sau CT ĐT lần 1 ĐT lần 2

Có thể phòng được ĐTL 318 541 168 170 < 0,05

Nhận xét: Kết quả điều tra lần 1 và lần 2 của nhóm chứng về thái độ điều trị dự phòng ĐTL không thay đổi.

Tỷ lệ những người cho rằng có thể điều trị dự phòng ĐTL ở nhóm can thiệp tăng rõ rệt với p < 0,05,hiệu quả can thiệp đạt 69,0%.

0 Cần Không cần Cần Không cần Có Không Mức độ

Cần đi khám bệnh Cần điều trị Có thể phòng khi bị ĐTL ĐTL theo ý kiến bác sỹ đƣợc ĐTL

Biểu đồ 3 Kết quả của can thiệp đến thái độ về ĐTL của các đối tượng NC so với trước can thiệp

Nhận xét: Sự thay đổi thái độ của các đối tượng nghiên cứu sau can thiệp có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 so với trước can thiệp.

*Tác động của can thiệp đến thay đổi thực hành của đối tượng NC

Bảng 3.27 Kết quả của can thiệp đến thực hành dự phòng ĐTL

Nhóm NC Nhóm can thiệp Nhóm chứng P

Trước CT Sau CT ĐT lần 1 ĐT lần 2

Nhận xét: Ở nhóm chứng sự thay đổi không đáng kể về thực hành dự phòng thắt lưng giữa điều tra lần 1 và điều tra lần 2. Ở nhóm can thiệp, hiệu quả can thiệp thực hành dự phòng ĐTL tăng rõ rệt, đạt 2146,7%, p < 0,05.

Bảng 3.28 Kết quả của can thiệp đến thực hành tƣ thế ngồi

Nhóm NC Nhóm can thiệp Nhóm chứng P

Trước CT Sau CT ĐT lần 1 ĐT lần 2

Nhận xét: Ở nhóm chứng số người thực hiện tư thế ngồi đúng có sự thay đổi giữa điều tra lần 1 và điều tra lần 2, nhưng không đáng kể. Ở nhóm can thiệp: hiệu quả can thiệp thực hành tư thế ngồi đúng tăng rõ rệt, đạt 126,8%, p < 0,05.

Bảng 3.29 Kết quả của can thiệp đến thực hành tƣ thế bê vật nặng

Nhóm NC Nhóm can thiệp Nhóm chứng P

Kết quả Trước CT Sau CT ĐT lần 1 ĐT lần 2

Tư thế bê vật nặng 66 523 52 56 < 0,05 đúng 10,7 85,0 12,4 13,4

Tư thế bê vật nặng 549 92 366 362 < 0,05 không đúng

Nhận xét: Ở nhóm can thiệp tỷ lệ những người thực hiện tư thế bê vật nặng đúng tăng lên rõ rệt sau can thiệp, hiệu quả can thiệp đạt 686,3%, p < 0,05. Ở nhóm chứng tỷ lệ những người thực hiện tư thế bê vật nặng đúng có sự thay đổi nhưng không đáng kể ở điều tra lần 2 so với lần 1.

Bảng 3.30 Kết quả của can thiệp đến thực hành tƣ thế xách vật nặng

Nhóm NC Nhóm can thiệp Nhóm chứng P

Trước CT Sau CT ĐT lần 1 ĐT lần 2

Tư thế xách vật 44 553 40 46 < 0,05 nặng đúng 7,2 89,9 9,6 11,0

Tư thế xách vật 571 62 378 372 < 0,05 nặng không đúng 92,8 10,1 90,4 89,0

Nhận xét: Các đối tượng nghiên cứu đã thực hiện tư thế xách vật nặng đúng tăng lên rõ so với trước can thiệp, hiệu quả can thiệp đạt 1134,0%, p < 0,05. Ở nhóm chứng, những người thực hiện tư thế xách vật nặng đúng hầu như không thay đổi giữa hai lần điều tra.

Bảng 3.31 Kết quả can thiệp đến tỷ lệ đau thắt lƣng

Thời điểm Nhóm can thiệp Nhóm chứng

Trước CT Sau CT ĐT lần ĐT lần p

Tỷ lệ ĐTL đầu cuối

Mắc bệnh SL 0 0 0 2 - ĐTL mới % 0,0 0,0 0,0 0,5 -

Nhận xét: Sau khi được tuyên truyền và áp dụng các biện pháp vận động trị liệu kết hợp nhiệt trị liệu cho thấy tại nhà máy luyện thép Lưu Xá không có trường hợp nào mắc ĐTL mới.

3.3.3 Kết quả phục hồi chức năng đau thắt lưng

Bảng 3.32 Kết quả phục hồi tầm vận động cột sống Địa điểm Nhóm can thiệp Nhóm chứng HQC

Kết quả CT CT lần 1 lần 2

Trung bình SL 26 1 25 19 CT: 96,2 72,4 < 0,05 ĐC: 23,8

Nhận xét: Sự cải thiện tầm vận động cột sống ở nhóm chứng thay đổi không đáng kể ở điều tra lần 2.

Sự cải thiện tầm vận động cột sống ở nhóm can thiệp thay đổi rõ, hiệu quả can thiệp 2425,0% phục hồi mức độ tốt, p < 0,05.

Không có trường hợp nào tầm vận động phục hồi kém.

Bảng 3.33 Kết quả phục hồi tình trạng đau Địa điểm Nhóm can thiệp Nhóm chứng

Trước Sau CT ĐT ĐT lần (%) (%)

Không đau SL 0 91 1 4 CT: 82,7 52,7 < 0,05 ĐC: 30,0

% 0,0 82,7 0,9 3,6 Đau rất nhẹ SL 23 17 55 60 CT: 25,8 16,6 < 0,05 ĐC: 9,2

% 20,9 15,5 50,0 54,6 Đau vừa SL 81 2 54 46 CT: 97,5 82,6 < 0,05 ĐC: 14,9

Mức độ đau thắt lưng có cải thiện nhưng không đáng kể qua hai lần điều tra ở nhóm chứng.

Mức độ đau thắt lưng ở nhóm can thiệp được cải thiện nhiều sau can thiệp, hiệu quả phục hồi không còn đau đạt 52,7% (p < 0,05).

Không có trường hợp nào đau mức độ trầm trọng sau can thiệp Bảng 3.34 Kết quả phục hồi các hoạt động trong sinh hoạt Địa điểm Nhóm can Nhóm chứng thiệp CSHQ HQCT

Kết quả Trước Sau ĐT ĐT

Nhận xét: Ở nhóm chứng sự thay đổi khả năng thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt giữa hai thời điểm điều tra lần 1 và lần 2 không đáng kể.

Sự thay đổi khả năng thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt ở nhóm can thiệp rất rõ rệt, hiệu quả can thiệp với các trường hợp thực hiện các động tác trong sinh hoạt bình thường là 1350,8%.

Bảng 3.35 Kết quả phục hồi độ giãn cột sống Địa điểm Nhóm can thiệp Nhóm chứng

Kết quả CT CT lần 1 lần 2

BÀN LUẬN

Hiệu quả các giải pháp can thiệp

4.3.1 Hiệu quả cải thiện KAP của công nhân Luyện thép Lưu Xá

*Hiệu quả cải thiện về kiến thức của công nhân Luyện thép Lưu Xá Đau thắt lưng là một vấn đề sức khỏe quan trọng của mỗi cá nhân và của cộng đồng, người bị ĐTL mạn tính thường rất bi quan, lo lắng bởi sự thiếu các thông tin về bệnh và sự không nhất quán của các chuyên gia về điều trị bệnh, do vậy việc cung cấp các thông tin để tăng cường kiến thức cho các đối tượng hết sức cần thiết.

Qua can thiệp, kiến thức của các đối tượng về biểu hiện của ĐTL đã có sự chuyển biến tích cực: tỷ lệ những người có kiến thức đầy đủ về các biểu hiện của ĐTL tăng từ 5,5% trước can thiệp lên 67,3% sau can thiệp, hiệu quả can thiệp đạt 1105,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (bảng 3.20) Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.21 có 71,4% tổng số sau can thiệp có kiến thức đầy đủ về nguyên nhân gây ĐTL, tăng rõ rệt so với trước điều trị là 7,3% và so với nhóm chứng là 12,4%, hiệu quả can thiệp đạt 841,8%, sau can thiệp không có trường hợp nào không biết các nguyên nhân gây ĐTL Có 63,6% các trường hợp có kiến thức đầy đủ về các yếu tố lao động và nghề nghiệp làm tăng ĐTL sau can thiệp, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.22) so với trước can thiệp và so với nhóm chứng Tỷ lệ có kiến thức đầy đủ về hậu quả của ĐTL là 80,8% sau can thiệp cao hơn hẳn so với trước can thiệp là 9,3% và so với nhóm chứng là 26,3% (bảng 3.23).

Việc tuyên truyền cho các đối tượng hiểu biết rõ về nguyên nhân ĐTL đã được các tác giả trên thế giới quan tâm Các nghiên cứu cho thấy sự thay đổi kiến thức sẽ giúp cải thiện đáng kể các vấn đề có liên quan đến ĐTL. Waddell G đã tổng hợp kết quả của một chương trình giáo dục bằng truyền thông đa phương tiện về ĐTL gồm 1777 đài phát thanh quảng cáo tác động đến 60% người trưởng thành, tờ rơi thông tin phát cho những người bị ĐTL, các chuyên gia y tế điều trị đau lưng và cho những người sử dụng lao động. Kết quả có một thay đổi đáng kể (p

Ngày đăng: 21/07/2023, 22:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w