ÐỐI TUỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 08/2014 →10/2014: Xây dựng kế hoạch, tập huấn cán bộ, điều tra thử bằng phiếu KAP.
- Từ tháng 11/2014 → 02/2015: Khám sàng lọc bệnh nhân và điều trị bệnh nhân glôcôm phát hiện được trong khám sàng lọc, triển khai can thiệp đối với cán bộ y tế cơ sở.
- Từ tháng 03/2015 → 07/2015: Điều trị bệnh nhân glôcôm, kết hợp đánh giá kết quả sau điều trị 1 và sau điều trị 3 tháng.
- Đánh giá kết quả kết quả can thiệp đối với cán bộ y tế cơ sở sau 03 tháng đào tạo hướng dẫn kiến thức, kỹ năng thực hành trong khám, phát hiện, chẩn đoán bệnh glôcôm tại y tế cơ sở.
- Tháng 08/2015 thu thập và xử lý số liệu kết quả can thiệp trên bệnh nhân và cán bộ y tế cơ sở.
Phương pháp nghiên cứu
-Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Nghiên cứu can thiệp trước sau, không đối chứng, có kết hợp nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu.
2.3.1 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.3.1.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu mô tả
*Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả:
Tính theo công thức cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ trong quẩn thể.
Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu cần có. p = 0,0268 tỷ lệ mắc glôcôm tại cộng đồng [13]. q = 1- p = 0,973
: sai số mong muốn, độ chính xác tương đối, chọn = 0,3 của tỷ lệ p. Thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu là: n = 1.550, làm tròn thành 1.600 người.
*Phương pháp chọn mẫu mô tả:
-Chọn huyện: Chúng tôi chọn chủ đích là huyện Đại Từ.
Với tỷ lệ chung c ủa bệnh glôcôm ở cộng đồng là 2,68%, thì ước tính huyện Đại Từ sẽ có khoảng trên 3.000 người bịbệnh glôcôm ở tuổi trưởng thành (trên 17 tuổi).
- Bốc thăm địa điểm nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện bốc thăm ngẫu nhiên đảm bảo tính khu vực vùng miền, với 03/28 xã và 01/03 thị trấn Kết quả bốc thăm được 4 địa điểm sau: xã Cù Vân, xã Bản Ngoại, xã Minh Tiến và thị trấn Hùng Sơn 1.
- Phương pháp chọn đối tượng khám sàng lọc : Các cá thể tham gia khám sàng lọc bệnh glôcôm tại điểm dân cư được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, theo bảng dãy số tự nhiên dựa vào khoảng cách mẫu k, dựa trên sổ hộ khẩu đăng ký thường trú tại địa phương Khoảng cách mẫu k được tính theo công thức: k = N/n n: cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là 1.600 người.
Theo kết quả điều tra dân số tháng 9 năm 2009 và niên gián thống kê năm 2013 của tỉnh Thái Nguyên, tổng số dân tại địa điểm nghiên cứu là
31.757 người Tuổi từ18 trở lên là 71,34% do vậy số người trong danh sách là 22.526 người, lấy số ngẫu nhiên đầu tiên < k (theo bảng số ngẫu nhiên), tìm số sau bằng k + 1.
Cán bộ y tế thôn bản phát giấy mời theo danh sách đến khám tại y tế xã theo lịch hẹn [7], [15], [16].
2.3.1.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu can thiệp
*Cỡ mẫu cho đối tượng bệnh nhân glôcôm
Với phương pháp nghiên cứu can thiệp trước sau không đối chứng, chúng tôi sử dụng tổng số bệnh nhân phát hiện được trong khám sàng lọc, bao gồm những bệnh nhân đã được phát hiện và điều trị trước đó cùng với bệnh nhân được phát hiện lần đầu trong khám sàng lọc.
*Cỡ mẫu cho đối tượng là cán bộ y tế cơ sở
Huyện Đại Từ có 31 trạm y tế của 28 xã và 3 thị trấn Trung tâm Y tế huyện có một chuyên viên phụ trách chương trìn h phòng chống mù lòa , mỗi trạm y tế xã có một cán bộ lãnh đạo kiêm phụ trách công tác phòng chống mù lòa Vì vậy, cỡ mẫu áp dụng cho đối tượng can thiệp là cán bộ y tế cơ sở bao gồm 32 cán bộ y tế của 31 trạm y tế xã và trung tâm y tế huyện Đại Từ.
2.3.2 Ðặc điểm của địa điểm nghiên cứu
Bản đồ hành chính huyện Đại Từ với địa điểm nghiên cứu
Xã Minh Tiến Xã Bản Ngoại TT Hùng Sơn 1 Xã Cù Vân Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, có diện tích là 574,17 km², là 1 trong những huyện được hưởng chế độ 135 giai đoạn 2014-2015 của chính phủ Kết quả của Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương năm 2009 và niên gián thống kế 2013 của Cục thống kế tỉnh Thái Nguyên, tổng số dân của huyện Đại Từ là 161.789 người [2], [3], [4], [14].
* Cù Vân: là một xã nằm ở phía Đông và cũng là cửa ngõ của huyện, có diện tích 15,29 km², dân số là 6.078 người, mật độ cư trú đạt 398 người/km² Xã có 13 xóm và có tài nguyên quặng thiếc [4].
* Hùng Sơn: Thị trấn được thành lập vào ngày 13 tháng 12 năm 2013 bằng việc sáp nhập xã Hùng Sơn vào thị trấn Đại Từ và đổi tên thị trấn Đại Từ thành Thị trấn Hùng Sơn, có diện tích 14.6349 km 2 , với 14.610 nhân khẩu [4].
*Bản Ngoại: là một xã nằm ở phần giữa của huyện và có tuyến quốc lộ
37 cùng tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng đi qua địa bàn Xã có diện tích 12,44 km², dân số là 7.041 người, bao gồm 19 xóm [4].
* Minh Tiến: là một xã nằm ở phía Bắc của huyện, có diện tích 26,13 km², dân số là 4.028 người, mật độ dân cư là 154 người/km², có 16 xóm Xã Minh Tiến nằm trong danh sách 19 xã ATK của tỉnh Thái Nguyên với nhiều ưu tiên trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội [4].
2.3.3 Các chỉ số nghiên cứu
2.3.3.1 Chỉ số về thực trạng bệnh glôcôm
-Sự phân bố đối tượng khám sàng lọc theo tuổi, giới và dân tộc.
-Tình trạng thị lực, nhãn áp của các đối tượng khám sàng lọc.
-Phân bố tỷ lệ hình thái glôcôm theo giới, theo nhóm tuổi.
-Phân bố hình thái glôcôm theo nhóm tuổi, giới và dân tộc.
-Thực trạng thị lực, nhãn áp, tỷ lệ C/D theo hình thái glôcôm.
-Tỷ lệ bệnh glôcôm được phát hiện ở các tuyến và trong khám sàng lọc
-Tỷ lệ hình thái glôcôm được phát hiện theo tuyến y tế.
-Hình thái glôcôm được phát hiện lần đầu trong khám sàng lọc.
-Tỷ lệ người dân có thông tin về bệnh glôcôm.
-Tần suất thông tin bệnh glôcôm đến người dân và bệnh nhân.
-Tỷ lệ bệnh nhân có thông tin về bệnh glôcôm.
-Nguồn truyền thông tới bệnh nhân.
-Thực trạng sự hiểu biết của người dân về bệnh glôcôm.
2.3.3.2 Nhóm chỉ số về các yếu tố liên quan
-Tiền sử gia đình có người bị bệnh glôcôm
-Mối liên quan tật khúc xạ với bệnh glôcôm.
-Mối liên quan bệnh tăng huyết áp với bệnh glôcôm.
-Mối liên quan đái tháo đường với bệnh glôcôm.
-Mối liên quan tỷ lệ C/D với bệnh glôcôm.
-Liên quan giữa sự hiểu biết của người dân và bệnh glôcôm
-Một số nhận thức của các đối tượng khám sàng lọc.
2.3.3.3 Nhóm các chỉ số đánh giá can thiệp
-Tỷ lệ của một bệnh nhân glôcôm đến khám theo hẹn
-Tỷ lệ các phương pháp điều trị can thiệp trên bệnh nhân.
-Kết quả thị lực, nhãn áp sau điều trị 1 tháng, 3 tháng.
-Kết quả nhãn áp, thị lực theo dõi dọc sau 1 tháng, 3 tháng.
-Kết quả đánh giá kiến thức của cán bộ y tế cơ sở.
-Kết quả đánh giá kỹ năng thực hành của cán bộ y tế cơ sở.
Nội dung can thiệp
-Thống nhất với lãnh đạo trung tâm y tế huyện, và lãnh đạo các trạm y tế về kế hoạch và nội dung khám sàng lọc phát hiện bệnh glôcôm.
- Đào tạo kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe, kiến thức và kỹ năng đánh giá xác định sơ bộ ban đầu về bệnh glôcôm (kiểm tra thị lực, đo nhãn áp) cho cán bộ y tế xã.
- Giảng viên lớp tập huấn là các bác sĩ bộ môn Mắt, khoa Mắt Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, là những người đã được đã được đào tạo chuyên sâu về chuyên đề glôcôm.
-Lập danh sách các đối tượng khám sàng lọc theo thiết kế nghiên cứu.
2.4.2 Can thiệp trên bệnh nhân glôcôm
-Acetozolamit 250mg; uống từ 2 đến 4 viên/ ngày.
-Thuốc tra mắt: Betoptic, Timolol, Azopte, Travantal, Duatrat.
- Phẫu thuật cắt mống mắt chu biên để dự phòng cơn tăng nhãn áp.
- Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị với trường hợp không đáp ứng bằng thuốc, hoặc nhãn áp không điều chỉnh sau phẫu thuật cắt mống mắt chu biên [64].
*Khám lại lần 1 sau 1 tháng điều trị:
- Hỏi diễn biến các dấu hiệu cơ năng tại mắt của bệnh nhân sau phẫu thuật và trong quá trình dùng thuốc Ghi chép lại các dấu hiệu bất thường, và các dấu hiệu biểu hiện tiến triển tốt của bệnh.
-Kiểm tra thị lực có chỉnh kính.
-Đo nhãn áp bằng nhãn áp Maklakoff với quả cân 10gram.
-Kiểm tra thị trường bằng thị trường kế tự động.
-Soi đáy mắt đánh giá tình trạng lõm đĩa thị giác.
- Đánh giá các dấu hiệu tại mắt như: tiền phòng, đồng tử, sẹo sau mổ hoặc vết đốt laser nếu có.
*Khám lại lần 2 sau 3 tháng điều trị:
-Hỏi và ghi chép các diễn biến của quá trình điều trị.
-Đánh giá thị lực có chỉnh kính.
-Đánh giá các dấu hiệu có thay đổi tại mắt.
-Kết luận kết quả sau điều trị 3 tháng
* Đánh giá mức độ hiểu biết về bệnh glôcôm của các đối tượng khám sàng lọc, được chia làm ba mức độ như sau:
- Có hiểu biết : có biết về tên bệnh glôcôm, nói được các dấu hiệu của bệnh, nói được phương án đúng khi nghĩ tới bị bệnh, nói được các biến chứng và hậu quả của bệnh glôcôm.
- Hiểu biết m ột phần: biết ít thông tin về bệnh glôcôm, nói không đầy đủ về dấu hiệu, biến chứng và hậu quả của bệnh glôcôm
-Không hiểu biết: không biết thông tin gì về bệnh glôcôm.
-Mức độ hiểu biết về bệnh glôcôm: Tổng điểm = 30 điểm
+ Không biết: 25 điểm
2.4.3 Can thiệp đối với cán bộ y tế cơ sở
2.4.3.1 Quá trình các bước tiến hành can thiệp
- Đánh giá cán bộ y tế cơ sở về kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ trong khám, chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhân glôcôm bằng phiếu điều tra KAP trước can thiệp (phụ lục 3).
-Bảng kiểm đánh giá kỹ thuật đo nhãn áp của cán bộ y tế sơ sở.
- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn về kiến thức về chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh glôcôm Cách đánh giá mức độ nhãn áp bằng nhãn áp Maklakoff, các tiêu chuẩn nhãn áp nhận định trên người bệnh.
-Thời gian can thiệp 3 tháng.
2.4.3.2 Đánh giá sau can thiệp
- Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành cán bộ y tế cơ sở bằng phiếu điều tra KAP sau can thiệp.
- Đánh giá kỹ năng chuẩn đoán và kỹ thuật đo nhãn áp bằng bảng kiểm
-Kiểm tra sổ ghi chép bệnh nhân được chẩn đoán tại trạm y tế.
- Nghiên cứu viên thực hiện ghi âm, hoặc thu hình trong quá trình phỏng vấn, và ghi chép lại những thông tin chính.
- Đánh giá về kiến thức , thái độ, kỹ năng của cán bộ y tế cơ sở với các mức độ:
+Tốt: Có kiến thức cơ bản về bệnh glôcôm, đánh giá được sự tiến triển của bệnh dựa trên 3 yếu tố: thị lực, nhãn áp, ước lượng thị trường Thực hiện kỹ thuật đo nhãn áp bằng nhãn áp kế Maklakoff với số điểm ≥ 25 điểm.
+Đạt: Kiến thức cơ bản về bệnh glôcôm chưa đầy đủ, chưa nêu được 3 yếu tố để đánh giá sự tiến triển của bệnh như : thị lực, nhãn áp, ước lượng thị
Kỹ thuật thu thập số liệu
+Chưa đạt: Không có kiến thức cơ bản về bệnh glôcôm, không biết đánh giá sự tiến triển củ a bệnh, và thực hiện kỹ thuật đo nhãn áp bằng nhãn áp kế Maklakoff với số điểm < 20 điểm.
2.4.4 Giám sát các hoạt động can thiệp
* Giám sát trực tiếp: do các thành viên của nhóm nghiên cứu và cán bộ của trạm y tế xã, các giám sát viên sẽ:
- Tham gia phỏng vấn trực tiếp trên các đối tượng khám sàng lọc , giải quyết những vướng mắc để các hoạt động thực hiện theo đúng tiến độ.
- Tham gia trợ giảng, hướng dẫn và đánh giá kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành của cán bộ y tế cơ sở.
* Thời gian giám sát: Trong thời gian khám sàng lọc, trong đợt điều trị, quá trình khám theo dõi 1 tháng, 3 tháng, và trong quá trình đào tạo hướng dẫn kiến thức kỹ năng đo nhãn áp cho cán bộ y tế cơ sở.
2.5 Kỹ thuật thu thập số liệu
2.5.1 Các tiêu chí áp dụng trong nghiên cứu
* Các đối tượng khám sàng lọc: Được chia thành 4 nhóm như sau
+ Nhóm không mắc bệnh glôcôm
- Nhóm bệnh glôcôm: Gồm các bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị tại các tuyến và bệnh nhân phát hiện lần đầu trong khám sàng lọc Chẩn đoán xác định bệnh glôcôm dựa vào các dấu hiệu như: Nhãn áp >25mmHg; tỷ lệ C/D > 0.3 hoặc chênh lệch C/D giữa hai mắt > 0,2.
- Nhóm nghi ngờ glôcôm khi: Nhãn áp 23 - 25mmHg; nhãn áp hai m ắt lệch nhau > 5mmHg; nhãn áp < 23mmHg và kèm theo tình trạng C/D > 0.3; chênh lệch C/D giữa hai mắt > 0.2; mạch máu trong đĩa thị giác gẫy khúc chuyển hướng, xuất huyết đĩa thị, biến đổi của lớp viền thị thần kinh.
Chia thành 7 nhóm: < 35 tuổi; 35→ 40 tuổi; 41→ 50 tuổi; 51→ 60 tuổi, 61→70 tuổi, 79 → 80 tuổi và >80 tuổi và phân loại theo giới nam và nữ.
* Tiêu chí về thị lực: Phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO 1985)
+Tốt: 8/10 – 10/10 + Khá: 4/10-7/10 + Kém: ĐNT >3m -3/10 + Mù: ĐNT 3m – ST (+) và ST (-)
* Tiêu chí về nhãn áp: Mức độ nhãn áp theo tác giả Tôn Thất Hoạt
(1972) Đo nhãn áp bằng nhãn áp Maklakoff với quả cân 10gram như sau:
-Nhãn áp của người dân khám sàng lọc:
+ Nhãn áp < 23mmHg: Bình thường + Nhãn áp: 23-25mmHg: Nghi ngờ + Nhãn áp > 25mmHg: Cao
-Nhãn áp của người bệnh glôcôm
+ Nhãn áp < 25mmHg: Nhãn áp điều chỉnh + Nhãn áp từ 25-32 mmHg: Nhãn áp bán điều chỉnh + Nhãn áp > 32mmHg: Nhãn áp không điều chỉnh
+ C/D từ 0.4 – 0.7: Lõm teo đĩa thị giác rộng.
+ C/D từ 0.8 – 0.9: Lõm teo đĩa thị giác gần toàn bộ.
+ C/D = 1.0: Lõm teo đĩa thị giác toàn bộ.
* Ước lượng góc tiền phòng bằng phương pháp Van-Herick:
+ Góc rộng: Lớn hơn hoặc bằng chiều dầy giác mạc+ Góc trung bình: Bằng 1/2 chiều dầy giác mạc
+ Góc hẹp: Bằng 1/4 chiều dầy giác mạc + Góc rất hẹp: Nhỏ hơn 1/4 chiều dầy giác mạc
* Giai đoạn bệnh glôcôm được đánh giá phân loại theo Poliak:
- Giai đoạn tiềm tàng: Bệnh nhân không có triệu chứng gì, nhãn áp chưa cao, đĩa thị bình thường, thị trường chưa biến đổi.
- Giai đoạn sơ phát: Tăng nhãn áp từng cơn hoặc liên tục, đĩa thị bình thường, thị trường chưa biến đổi.
-Giai đoạn tiến triển: Nhãn áp tăng cao, thị trường thu hẹp còn 50 o đến
15 o phía mũi, lõm gai bắt đầu.
- Giai đoạn trầm trọng: Tăng nhãn áp liên tục, lõm gai gần toàn bộ, thị trường thu hẹp còn < 15° phía mũi.
-Giai đoạn gần mù – mù: Nhãn áp cao liên tục, lõm teo gai toàn bộ, thị trường không làm được.
* Đánh giá góc tiền phòng theo phân loại của Shaffer
(1960): Bảng 2.1 Phân loại độ mở của góc tiền phòng [9].
Phân Độ mở Theo Độ mở Cấu trúc góc nhìn Khả năng loại góc V Herick góc đƣợc đóng góc Độ 4 Mở > 1/2 chiều dày 45°-35° Toàn bộ chi tiết góc Không rộng của GM tới dải thể mi
Trung 1/2 đến >1/4 Chi tiết góc tới cựa Độ 3 bình chiều dày của 35°-20° CM, không thấy dải Không
= 1/4 chiều dày Chi tiết góc tới dải bè, Độ 2 Hẹp của GM 20°-10° không thấy dải thể mi Có thể đóng và cựa CM Độ 1 Rất hẹp < 1/4 chiều dày < 10° Vòng Schwalbe hoặc Rất có thể của GM một phần dải bè đóng Độ 0 Đóng 0 0 Không thấy cấu trúc Đóng hoàn góc toàn
Bảng 2.2 Phân loại glôcôm nguyên phát [9]
Hình thái Giai đoạn Tình trạng Diễn biến chức nhãn áp năng thị giác
1 Glôcôm góc đóng 1.Tiềm tàng - Không cao - Ổn định
2 Glôcôm góc mở 2 Sơ phát - Cao - Không ổn định 3.Glôcôm thể hỗn hợp 3 Tiến triển - Rất cao
5 Gần mù và mù Cơn glôcôm góc đóng cấp diễn
2.5.2 Công cụ thu thập số liệu
- Bộ phiếu điều tra KAP và phiếu khám chuyên khoa mắt cho các đối tượng khám sàng lọc , bảng kiểm đánh giá sự hiểu biết về bệnh glôcôm của các đối tượng khám sàng lọc và bệnh nhân (Phụ lục 1).
-Phiếu theo dõi bệnh nhân 1 tháng, 3 tháng (Phụ lục 2).
- Phiếu KAP đánh giá kiến thức, thái độ, kỹ năng và bảng kiểm đánh giá kỹ thuật đo nhãn áp của cán bộ y tế cơ sở (Phụ lục 3, phụ lục 4).
- Vật tư, dụng cụ phục vụ cho khám, chẩn đoán bệnh glôcôm: bảng thị lực vòng hở Landolt, bộ đo nhãn áp Maklakoff với quả cân 10gram, đèn soi đáy mắt gián tiếp Keeler với kính 28D, kính soi góc Goldman 3 mặt gương, kính Volk 90D, máy sinh hiển vi đèn khe với độ phóng đại 16, thị trường kế tự động, bông gạc, găng tay khám bệnh Với thị trường kế tự động thực hiện kỹ thuật theo Pamela A Sample (2011) dùng theo độ chuẩn 30° [54], [65].
- Thuốc dùng cho khám bệnh: dung dịch Alcain 0,5%; dung dịch Cloramphenicol 0,4%; dung dịch Natriclorit 0,9%; dung dịch Mydrin-P 0,1%; dich nhầy Corner gel.
- Thuốc điều trị hạ nhãn áp: Acetazolamid 0,25mg; Kaleorid 0,6g; Pilocarpin 1%; Timolol 0,5% )
2.5.4 Qui trình thực hiện thu thập số liệu
- Chuẩn bị tài liệu truyền thông bao gồm: bài viết truyền thông trên loa đài địa phương (thôn/xã), tờ rơi, tranh dán tường với nội dung phòng chống mù lòa do bệnh glôcôm gây nên, bộ câu hỏi phỏng vấn , phiếu điều tra KAP cho các đối tượng khám sàng lọc, bệnh án glôcôm và ph iếu theo dõi bệnh glôcôm, tài liệu tập huấn và bộ câu hỏi KAP trước và sau can thiệp cho cán bộ y tế cơ sở.
-Tổ chức tập huấn cho các cán bộ tham gia công tác khám sàng lọc và phỏng vấn đối tượng nghiên cứu, thống nhất các mẫu phiếu điều tra, các chỉ tiêu của nghiên cứu, quy trình khám sàng lọc và can thiệp, lên kế hoạch về thời gian biểu, địa điểm, nhân lực cho mỗi địa điểm khám tại xã.
- Tổ chức tập huấn về các triệu chứng đặc hiệu của bệnh glôcôm, phương pháp phát hiện, cách xử trí cấp cứu ban đầu, hướng dẫn cho mỗi xã 1 cán bộ y tế thực hiện tốt kỹ thuật kiểm tra thị lực, và đo nhãn áp.
2.5.4.2 Quy trình khám sàng lọc đối tượng nghiên cứu
* Khám sàng lọc bệnh glôcôm tại trạm y tế các xã:
-Phỏng vấn, điền các thông tin cá nhân vào phiếu điều tra.
- Kiểm tra thị lực có chỉnh kính, đo nhãn áp, soi đáy mắt xác định tỷ lệ lõm/đĩa(C/D), đánh giá độ nông sâu tiền phòng qua đèn khe của sinh hiển vi
* Khám chẩn đoán xác định bệnh tại khoa Mắt Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên:
- Đánh giá tình trạng phần trước nhãn cầu, soi góc tiền phòng, soi đáy mắt đánh giá tình trạng võng mạc và đĩa thị giác.
-Làm thị trường kế tự động Centerfiel 2 – Oculus khi có chỉ định.
- Làm thử nghiệm chẩn đoán đối với trường hợp nghi ngờ glôcôm bằng nghiệm pháp dãn đồng tử và uống nước.
2.5.4.3 Theo dõi dọc và đánh giá sau can thiệp
-Bằng phiếu theo dõi chuyên khoa mắt sau 1 và sau 3 tháng.
- Các chỉ tiêu đánh giá: thị lực, nhãn áp, thị trường, tỷ lệ C/D, góc tiền phòng và giai đoạn của bệnh.
* Đối với cán bộ y tế cơ sở
- Đánh giá về kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành theo các mức độ như sau:
+ Tốt: Có kiến thức cơ bản về bệnh glôcôm, đánh giá được sự tiến triển của bệnh dựa trên 3 yếu tố: thị lực, nhãn áp, ước lượng thị trường Thực hiện kỹ thuật đo nhãn áp bằng nhãn áp kế Maklakoff với số điểm ≥ 25 điểm.
+ Đạt: Kiến thức cơ bản về bệnh glôcôm chưa đầy đủ, chưa nêu được 3 yếu tố để đánh giá sự tiến triển của bệnh như : thị lực, nhãn áp, ước lượng thị trường, và thực hiện k ỹ thuật đo nhãn áp bằng nhãn áp k ế Maklakoff với số điểm từ 20 → 24 điểm.
Đạo đức trong nghiên cứu
Sự tham gia của các đối tượng vào nghiên cứu hoàn toàn mang tính tự nguyện Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối tiếp tục tham gia nghiên cứu vào bất kỳ thời gian nào.
Các đối tượng nghiên cứu được biết rõ mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đồng thời được thông báo về nghĩa vụ của người tham gia nghiên cứu. Đề tài được thực hiện theo đúng quy định về y đức của Bộ Y tế, được sự đồng ý của Hội đồng Khoa học Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, và các cấp lãnh đạo chính quyền, y tế của địa phương nơi nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả sau can thiệp, điều trị sau 1 tháng, sau 3 tháng
4.1 Thực trạng bệnh glôcôm tại địa điểm nghiên cứu
4.1.1 Độ tuổi trong nghiên cứu
Trong tổng số 1619 người được điều tra bằng phỏng vấn, hỏi bệnh và khám sàng lọc bệnh glôcôm thuộc 4 xã của huyện Đại Từ, có độ tuổi từ 18 đến 94, tuổi trung bình của các đối tượng khám sàng lọc 53,6 ± 14,2 Tuổi trung bình của nam là 55,1±14,4 và tuổi trung bình của nữ là 53,1±14,1.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, với tổng số 1.619 người được khám sàng lọc, tỷ lệ nam tham gia là 27,55% (446 người) và tỷ lệ nữ là 72,45% (1.173 người) Tỷ lệ dân tộc kinh chiếm đa số, trong đó 70,85% là nam và 74,85% là nữ Nhóm tuổi ≤ 30 có tỷ lệ là 5,50% Tuổi của nam trong nghiên cứu tập trung cao nhất từ 51 → 60 tuổi chiếm tỷ lệ 31,17%, sau đó giảm dần từ nhóm tuổi 61 → 70 (22,42%), trên 80 tuổi chỉ có 4,26% Ở nữ nhóm tuổi
51 → 60 có tỷ lệ cao nhất (32,31%), sau đó cũng giảm dần từ nhóm 61 → 70 tuổi là 16,20% và đến tuổi > 80 chỉ có 2,98%.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng tham gia khám sàng lọc bệnh glôcôm giữa nam (446 người) và nữ (1.173 người) có tỷ lệ 1/3, nhưng tỷ lệ về độ tuổi theo các nhóm tương đối đồng đều Đặc biệt trong nghiên cứu của chúng tôi có tuổi dưới 40 chiếm tỷ lệ 18,84% Độ tuổi trong nghiên cứu của cả nam và nữ chủ yếu từ 41 đến 60 tuổi Bởi vì trong nhóm tuổi này có thể họ là những người chủ động về công việc, kinh tế và thời gian, đồng thời cũng là ở độ tuổi gặp nhiều dấu hiệu bệnh lý tại mắt, nên tham gia khám được nhiều hơn Đối với nhóm tuổi trẻ dưới 40 là những lao động chính trong các gia đình, và trong độ tuổi còn học phổ thông, cũng như tham gia các tổ chức đoàn thể tại địa phương nên thời gian hạn hẹp Do vậy tham gia khám sàng lọc được ít hơn Ở tuổi > 80 để đi khám được, thì lại phải phụ thuộc vào kinh
BÀN LUẬN
Thực trạng bệnh glôcôm tại địa điểm nghiên cứu
4.1.1 Độ tuổi trong nghiên cứu
Trong tổng số 1619 người được điều tra bằng phỏng vấn, hỏi bệnh và khám sàng lọc bệnh glôcôm thuộc 4 xã của huyện Đại Từ, có độ tuổi từ 18 đến 94, tuổi trung bình của các đối tượng khám sàng lọc 53,6 ± 14,2 Tuổi trung bình của nam là 55,1±14,4 và tuổi trung bình của nữ là 53,1±14,1.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, với tổng số 1.619 người được khám sàng lọc, tỷ lệ nam tham gia là 27,55% (446 người) và tỷ lệ nữ là 72,45% (1.173 người) Tỷ lệ dân tộc kinh chiếm đa số, trong đó 70,85% là nam và 74,85% là nữ Nhóm tuổi ≤ 30 có tỷ lệ là 5,50% Tuổi của nam trong nghiên cứu tập trung cao nhất từ 51 → 60 tuổi chiếm tỷ lệ 31,17%, sau đó giảm dần từ nhóm tuổi 61 → 70 (22,42%), trên 80 tuổi chỉ có 4,26% Ở nữ nhóm tuổi
51 → 60 có tỷ lệ cao nhất (32,31%), sau đó cũng giảm dần từ nhóm 61 → 70 tuổi là 16,20% và đến tuổi > 80 chỉ có 2,98%.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng tham gia khám sàng lọc bệnh glôcôm giữa nam (446 người) và nữ (1.173 người) có tỷ lệ 1/3, nhưng tỷ lệ về độ tuổi theo các nhóm tương đối đồng đều Đặc biệt trong nghiên cứu của chúng tôi có tuổi dưới 40 chiếm tỷ lệ 18,84% Độ tuổi trong nghiên cứu của cả nam và nữ chủ yếu từ 41 đến 60 tuổi Bởi vì trong nhóm tuổi này có thể họ là những người chủ động về công việc, kinh tế và thời gian, đồng thời cũng là ở độ tuổi gặp nhiều dấu hiệu bệnh lý tại mắt, nên tham gia khám được nhiều hơn Đối với nhóm tuổi trẻ dưới 40 là những lao động chính trong các gia đình, và trong độ tuổi còn học phổ thông, cũng như tham gia các tổ chức đoàn thể tại địa phương nên thời gian hạn hẹp Do vậy tham gia khám sàng lọc được ít hơn Ở tuổi > 80 để đi khám được, thì lại phải phụ thuộc vào kinh tế và phải có người đưa đi cho nên cũng có phần hạn chế. Đã có nhiều tác giả trên thế giới thực hiện nghiên cứu về bệnh glôcôm ở cộng đồng, nhưng với nhiều độ tuổi khác nhau Các tác giả Paul và Gordon năm 2001 [55] đã nghiên cứu xác định tỷ lệ bệnh glôcôm ở người Trung Quốc với tuổi từ 40 trở lên Nghiên cứu của Anton và CS năm 2004 [25] đã nghiên cứu dịch tễ học trên 569 người tuổi từ 40 → 79 ở Segovia Tây Ban Nha. Nghiên cứu của tác giả Raychaudhuri và CS năm 2005 [63] đã khảo sát dân số nông thôn Tây Bengal tuổi từ 50 trở lên Nghiên cứu của Sarkar và CS năm
2010 [69] mô tả cắt ngang 3.986 người từ 41 → 60 tuổi Nghiên cứu của Michael I Seider và CS (2010) [50] có độ tuổi trung bình của bệnh nhân nữ là
69 ± 11 tuổi (từ 18 → 87 tuổi), tuổi trung bình của bệnh nhân nam là 66 ± 14 (từ 23 → 82 tuổi) Tác giả Ji Hyun Kim và CS năm 2011 [40] đã thực hiện khảo sát 1.118 dân số nông thôn Sangju Hàn Quốc độ tuổi lớn hơn 50 trở lên. Nghiên cứu của tác giả Varma Rohit và Dandan Wang năm 2012 [77] ở người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người Mỹ La tinh tuổi từ 40 trở lên Năm 2013
Budenz và Barton cùng các tác giả khác đã thực hiện một nghiên cứu khảo sát 1.538 người vùng đô thị Tây Phi trên 40 tuổi [28] Tác giả Lingam Vijaya và
CS năm 2014 [46] đã nghiên cứu thuần tập với 80% dân số đô thị và 100% dân số nông thôn gồm 4.316 người từ 40 tuổi trở lên ở miền nam Ấn Độ Năm
2011 tác giả Pai-Huei Peng [53] đã tiến hành nghiên cứu hồi cứu 2.247 bệnh nhân người Mỹ gốc Việt có độ tuổi từ 18 → 98 tuổi.
Nghiên cứu của các tác giả trong nước, cũng cho thấy độ tuổi nghiên cứu có khác nhau Nhưng chủ yếu là tuổi từ 35 trở lên Năm 2008 tác giả Phạm Thị Minh Phương [13] đã nghiên cứu cắt ngang 6.440 người tại hai huyện của tỉnh Thái Bình với tuổi từ 35 trở lên Tác giả Đào Thị Lâm Hường
[9] từ năm 2009 đến 2011 đã tiến hành nghiên cứu thực trạng bệnh glôcôm tại cộng đồng hai tỉnh Nam Định (5.920 người) và Thái Bình (6.709 người) tổng số là 12.629 người độ tuổi từ 35 trở lên.
Một số tác giả ở Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về bệnh glôcôm trên những bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Tác giả Phạm Thị Thu Hà năm 2009 [6], tiến hành nghiên cứu 474 hồ sơ của 474 bệnh nhân được chẩn đoán glôcôm góc mở nguyên phát, được điều trị nội trú, ngoại trú tại khoa Glôcôm Bệnh viện Mắt Trung ương trong 5 năm 2004 đến 2008, bệnh nhân tuổi cao nhất là 83 và thấp nhất là 13, tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 44,74±17,24 Nghiên cứu của tác giả Lương Thị Hải Hà năm
2013 [5], đã thực hiện trên 109 mắt có đĩa thị biểu hiện nghi ngờ bệnh lí glôcôm của 55 bệnh nhân được khám tại phòng khám và khoa Glôcôm Bệnh viện Mắt Trung ương, từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 7 năm 2013 Đối tượng ít tuổi nhất là 9 tuổi, lớn nhất là 80 tuổi và độ tuổi trung bình là 43,6 ± 17,4. Trong đó số đối tượng tuổi từ 40 → 60 tuổi chiếm 50,9% và dưới 18 tuổi là 10,9% với tỷ lệ nam/nữ là 1/3.
Sự chênh lệch tỷ lệ giữa nam và nữ trong nghiên cứu của chúng tôi, cũng như trong nghiên cứu của một số tác giả khác, chưa có một nhận định nào để giải thích có tính khoa học về tỷ lệ này Trong khuôn khổ của luận văn và quĩ thời gian nghiên cứu, nên chúng tôi cũng chưa đề cập đến nghiên cứu, và đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp của đề tài.
4.1.2 Tỷ lệ mắc bệnh glôcôm
Chúng tôi đã thực hiện khám sàng lọc cho 1.619 người, và phát hiện được 79 bệnh nhân bị bệnh glôcôm chiếm tỷ lệ 4,88% Trong đó 19 bệnh nhân (1,17%) đã có lịch sử điều trị bệnh glôcôm, nhưng hiện tại bệnh trong giai đoạn tiến triển, nhãn áp bán điều chỉnh và không điều chỉnh.
Số bệnh nhân glôcôm được phát hiện mới trong quá trình khám sàng lọc tại bốn xã của huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên là 60 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 3,71%.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy tỷ lệ mắc bệnh glôcôm ở cộng đồng từ 1% đến 13,6% Nghiên cứu của tác giả Pai-Huei Peng và CS năm 2011 [53], với 2.247 bệnh nhân người Mỹ gốc Việt ở miền Bắc California tỷ lệ mắc bệnh glôcôm là 13,6%, cao hơn kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi Theo tác giả Sunny Y Shen năm 2008 [72] tỷ lệ mắc bệnh glôcôm giữa các nhóm có khác nhau về chủng tộc, dân tộc, bao gồm cả ở Trung Quốc, Ấn Độ và trong quần thể châu Á khác thì tỷ lệ mắc bệnh glôcôm tại cộng đồng dao động từ 2,4% đến 5%.
Bảng 4.1 So sánh tỷ lệ mắc bệnh với các tác giả khác trong khu vực
Tác giả và Thời gian và địa điểm Độ tuổi Tỷ lệ mắc nhóm nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu glôcôm
Ronnie George và CS Năm 2007, Ấn Độ Tuổi trên 40 3,08%
Anand Palimkar và Năm 2008, Ấn Độ Tuổi trên 35 3,68% Venkataraman
Sunny Y Shen và CS Năm 2008, Malay Tuổi trên 50 1%→5%
Ji Hyun Kim và CS Năm 2011, Hàn Quốc Tuổi trên 50 3,4% Phạm Thị Minh Phương Năm 2008, Thái Bình Tuổi trên 35 2,68% Đào Thị Lâm Hường Năm 2011, Nam Định Tuổi trên 35 2,2%→2,4% và Thái Bình
Ninh Sỹ Quỳnh Năm 2015, Đại Từ tỉnh Tuổi 18 → 94 3,71%
Tóm lại, với kết quả so sánh ở bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ mắc glôcôm ở cộng đồng từ 1% đến 13,6%, tùy theo từng khu vực, theo độ tuổi nghiên cứu và theo từng thời điểm nghiên cứu.
Tỷ lệ mắc bệnh glôcôm trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tỷ lệ mắc bệnh tại cộng đồng dân cư ở hai tỉnh Thái Bình và Nam Định của tác giả Đào Thị Lâm Hường [9] là (2,2%) tại Nam Định và (2,4%) tại Thái Bình.
Cũng cao hơn tỷ lệ mắc bệnh trong nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Minh Phương năm 2008 là 2,68% [13].
Yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh glôcôm
Cho đến nay bệnh glôcôm là nguyên nhân thứ nhất gây giảm thị lực không hồi phục, bệnh luôn tiến triển dẫn đến mù lòa do tổn thương lớp tế bào hạch võng mạc Nguyên nhân chưa rõ ràng, nhưng bệnh có chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố liên quan và nguy cơ như: chủng tộc, giới tính, di truyền, độ tuổi, bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, tật khúc xạ Tật khúc xạ do cận thị hay gặp trong hình thái glôcôm góc mở và tật khúc xạ do viễn thị hay gặp trong hình thái glôcôm góc đóng Ngoài ra còn có yếu tố về vùng miền, điều kiện kinh tế, sinh hoạt và phong tục tập quán của địa phương.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh glôcôm có yếu tố gia đình là 15,38% và không có yếu tố gia đình là 4,62% Kiểm định bằng test χ² cho thấy tiền sử gia đình có người bị bệnh glôcôm có liên quan tới tỷ lệ mắc bệnh glôcôm [OR=3,75; CI (95%)=1,52-9,24] với p < 0,05.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Nhân và CS [12], cho thấy tỷ lệ mắc bệnh glôcôm ở những người ruột thịt của bệnh nhân glôcôm chiếm 16% và 21% là nghi ngờ glcôcôm Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị
Minh Phương, cho thấy tỷ lệ mắc bệnh glôcôm có liên quan tới yếu tố gia đình là 16,2% [13] Theo tác giả Anhchuong Le, Bickol N Mukesh [26], tỷ lệ mắc bệnh tăng nhãn áp tiền sử gia đình là 18,2% Tác giả Cristina Leske và
CS (2008) [30], đã nghiên cứu 3.222 người có nguy cơ từ 40 → 84 tuổi, cho thấy nguy cơ tiền sử gia đình của bệnh glôcôm là 1,3% đến 4,6% Tác giả Louis Pizzarello (2004) [47] và Elizabeth Esparaz cùng CS (2015) [33] báo cáo độ tuổi trên 18 được chẩn đoán với bệnh glôcôm hoặc bị nghi ngờ glôcôm có yếu tố di truyền với tỷ lệ 38% Năm 2015 Linda Zheng và CS [45] nghiên cứu tổng cộng có 2.481 người tham gia trong đoàn hệ, tỷ lệ OAG là 1,7%, 2,7%, 4,3% hoặc 6,0% tương ứng với người mang 0-1, 2, 3 hoặc 4-6 alen nguy cơ từ SNPs Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Ryan Wang and Janey
L Wiggs (2015) [68], cho thấy yếu tố gia đình với bệnh tăng nhãn áp rất hiếm và có tỷ lệ khác nhau từ 1/2500 đến 1/20.000, tùy thuộc với điều kiện và dân số Tác giả Yutao Liu và Michael (2013) [83], nghiên cứu kiểu gen ADN đã xác định có gen rs10120688 và gen rs10965245 có liên quan tới tỷ lệ mắc bệnh glôcôm.
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi và kết quả của các tác giả trong và ngoài nước, tỷ lệ mắc bệnh glôcôm liên quan tới tiền sử gia đình có người bị bệnh glôcôm với những tỷ lệ khác nhau Điều này có thể do mỗi tác giả nghiên cứu ở những đối tượng bệnh nhân khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, lứa tuổi khác nhau và cũng là yếu tố chủng tộc khác nhau Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Nhân là đối tượng trong gia đình đã có người bị bệnh glôcôm Nghiên cứu của tác giả Linda Zheng và CS năm 2015 được thực hiện nghiên cứu theo đoàn hệ [45] Tác giả Cristina Leske năm 2008 [30] nghiên cứu trên đối tượng đã có những yếu tố nguy cơ.
Nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cho thấy tỷ lệ mắc bệnh glôcôm, và tỷ lệ hình thái glôcôm có khác nhau theo từng khu vực trên thế giới, nhưng có chung một nhận định về yếu tố chủng tộc có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh glôcôm Hình thái POAG thường gặp ở người châu Âu, châu Mỹ, châu Phi do đặc điểm cấu trúc nhãn cầu và độ cong giác mạc lớn Ngược lại, PACG gặp chủ yếu ở các nước châu Á do cấu trúc giải phẫu đặc biệt của phần trước nhãn cầu như độ cong giác mạc nhỏ, tiền phòng nông, góc tiền phòng hẹp, dễ gây nghẽn đồng tử dẫn đến đóng góc tiền phòng [18], [24], [38].
Qua khám sàng lọc tại cộng đồng cho 1.619 người, số bệnh nhân glôcôm được phát hiện lần đầu là 60 người chiếm tỷ lệ 3,71%, trong đó hình thái PACG (0,18%), hình thái POAG (3,34%) và glôcôm thứ phát (0,18%).
Kết quả của nghiên cứu của tác giả Sunny Y Shen (2008) [72] điều tra cắt ngang 3.280 người, đánh giá tỷ lệ mắc bệnh glôcôm ở người dân Malya châu Á cho thấy số mắc glôcôm là 111 người chiếm tỷ lệ 3,4% với (95% khoảng tin cậy [CI] là 3,3% - 3,5%), tỷ lệ POAG là 2,5% (95% CI = 2,4% -2,6%), PACG là 0,12% (CI 95% = 0.10% - 0.14%), và glôcôm thứ phát là 0,61% Số bệnh nhân có tiền sử của bệnh tăng nhãn áp là 12 người (8%), 27 người (18%) có thị lực thấp và 15 người (10%) bị mù Nghiên cứu của tác giả Anand Palimkar và CS (2008) [22], cho thấy tỷ lệ mắc bệnh glôcôm ở Ấn Độ là 3,68%, trong đó tỷ lệ POAG chiếm 13,1% và tỷ lệ PACG chiếm 21,2% Theo tác giả Michael B Rumelt (2011) [49], cho rằng nguy cơ cho glôcôm góc đóng cấp tính là khoảng 1/1.000 người da trắng và 1/100 người Tây Ban Nha và châu Á Tỷ lệ mắc POAG trong nghiên cứu của tác giả Varma R và CS năm 2012 [77] là 7,74% Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Budenz và Barton K (2013) [28] tỷ lệ POAG là 6,8% Trong khi đó tác giả Varma Rohit và Dandan Wang (2012) [77], điều tra 3.939 người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người Mỹ La tinh tuổi từ 40 trở lên cho thấy tỷ lệ mắc bệnh glôcôm góc mở ở nhóm tuổi 40 → 49 cao gấp 15 lần so với tuổi ≥ 80.
Sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh glôcôm ở các nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước, có thể do yếu tố cấu trúc giải phẫu về kích thước nhãn cầu, độ dầy mỏng của giác mạc, độ nông sâu của tiền phòng giữa người châu Á, người châu Âu, người châu Mỹ và người châu Phi.
4.2.3 Một số yếu tố liên quan khác
Theo kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi, tật khúc xạ có liên quan tới bệnh glôcôm Nhóm bệnh nhân bị tật khúc xạ có liên quan rõ rệt đến tỷ lệ mắc bệnh glôcôm với khoảng tin cậy [CI (95%) = 5,3-22,1] và p < 0,001.
Nghiên cứu của các tác giả trên thế giới như: Paul Mitchell [57], Michael B Rumelt [49], Shunichi Yamamoto [74], Ryan Wang and Janey L. Wiggs [68] cho thấy tỷ lệ mắc bệnh glôcôm có liên quan đến cận thị, viễn thị. Các tác giả đều nhận thấy ở người có tật cận thị hoặc viễn thị thì tỷ lệ mắc bệnh glôcôm thường cao hơn người không có cận thị hoặc viễn thị.
Nghiên cứu cắt ngang 3.654 người Úc từ 49 → 97 tuổi của tác giả Paul Mitchell năm 1999 [57], đã xác định mối quan hệ giữa cận thị và tỷ lệ mắc bệnh glôcôm góc mở Cho thấy tỷ lệ mắc glôcôm góc mở là 4,2% ở những mắt cận thị số thấp (-1D → -3D) và 4,4% ở những mắt có độ cận thị trên (- 3D), trong khi đó ở những mắt không cận thị là 1,5%.
Theo tác giả Michael B Rumelt năm 2011 [49], cho biết yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ glôcôm góc đóng nguyên phát hay gặp là tuổi cao, tật viễn thị cao, và bệnh tiểu đường Trong khi đó với kết quả nghiên cứu của tác giả Yuan Bo Liang và David S Friedman năm 2011 [82], cho thấy độ cận thị trung bình (-3,1 → -6,0D) làm tăng tỷ lệ POAG ở dân nông thôn độ tuổi từ 40 trở lên ở vùng Hàm Đan, Trung Quốc Và trong những người mắc hình thái POAG thì có 4,5% bị mù ít nhất một mắt do sự thoái hóa cận thị kèm theo. Các tác giả cũng nhận định tỷ lệ hình thái POAG mắc mới có khả năng tăng lên trong những thập kỷ tới.
Mức độ hiểu biết về bệnh glôcôm của người dân tại nơi nghiên cứu
Kết quả điều tra về sự hiểu biết về bệnh glôcôm của 1.619 người dân tại địa điểm nghiên cứu, cho thấy tỷ lệ người có hiểu biết về bệnh glôcôm với đầy đủ các dấu hiệu của bệnh và biến chứng của bệnh gây ra là rất thấp chỉ có 0,56% Tỷ lệ người dân có biết đến tên bệnh nhưng chỉ hiểu một vài dấu hiệu của bệnh nhưng không chính xác, hoặc chưa được đầy đủ là 26,37% Tỷ lệ người dân không nghe, không biết về bệnh glôcôm là như thế nào chiếm tỷ lệ cao nhất 73,07%.
Kết quả bảng trong nghiên cứu cho thấy, mức độ không hiểu biết về bệnh glôcôm có liên quan đến tỷ lệ phát hiện bệnh glôcôm Những người không hiểu biết về bệnh glôcôm phát hiện được nhiều hơn những người hiểu biết hoặc hiểu biết một phần về bệnh, có khoảng tin cậy [CI (95%)=0,26-0,66] với p < 0,001 Với kết quả này, có thể hiểu rằng số người bị bệnh trong tổng số
400 người có hiểu biết và hiểu biết một phần về bệnh glôcôm đã được khám, phát hiện và điều trị cho nên không có dấu hiệu của bệnh trong thời điểm khám sàng lọc, hoặc là những trường hợp bệnh nhân đã được điều trị ổn định dưới sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ Do vậy, không có trường hợp nào được phát hiện trong khám sàng lọc.
Nghiên cứu của tác giả Đào Thị Lâm Hường (2011), cho thấy tỷ lệ không biết gì về bệnh glôcôm là 44,7% (tại Nam Định) và 59,6% (tại Thái Bình), tỷ lệ hiểu biết lơ mơ về bệnh glôcôm là 26,6% (tại Nam Định) và 32% (tại Thái Bình), tỷ lệ có biết về bệnh glôcôm từ 13,8% → 23,3% Kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Minh Phương (2008), cho thấy về tỷ lệ người bệnh nhân không hiểu biết hoặc biết một phần về bệnh glôcôm là 53%.
Kết quả sự hiểu biết của người dân về bệnh glôcôm trong điều tra tại cộng đồng có khác nhau, điều này có thể do chịu ảnh hưởng của các hình thức truyền thông của các hệ thống thông tin của mỗi địa phương, điều kiện xã hội, chất lượng cuộc sống và ý thức đối với sức khỏe, ý thức chăm sóc các bệnh về thuộc chuyên khoa mắt, trong đó có bệnh glôcôm ở mỗi vùng miền, dân tộc có khác nhau.
Thực trạng công tác phòng chống bệnh glôcôm ở cộng đồng
Trên thế giới hiện có khoảng 314 triệu người mù và thị lực thấp, trong đó khoảng 39 triệu người mù Cứ 5 giây thế giới có thêm một người bị mù, và cứ 1 phút thế giới có thêm 1 trẻ bị mù Trong đó 90% người mù sống ở các nước nghèo và đang phát triển với các điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế khó khăn (Việt Nam được xếp trong nhóm các nước này), và 80% các nguyên nhân gây mù có thể điều trị hoặc phòng tránh được.
Theo báo cáo của Bệnh viện Mắt Trung ương, hiện nay Việt Nam có khoảng 409.000 người bị mù loà Trong đó có 1/3 là những người nghèo, và 83% tỷ lệ người mù ở Việt Nam có thể phòng chữa được (bao gồm 69% là có thể chữa được và 15% có thể phòng ngừa được) Các nguyên nhân gây mù chính hiện nay qua điều tra cho thấy đục thể thủy tinh vẫn là nguyên nhân chủ yếu chiếm tới 66,1%, sau đó là các bệnh lý đáy mắt chiếm 10,5%, bệnh glôcôm (6,4%), tật khúc xạ (2,5%) và bệnh mắt hột (1,7%) [1], [8].
Qua điều tra bằng phỏng vấn và hỏi bệnh cho 1.619 người, kết quả cho thấy tỷ lệ 99,81% người dân ủng hộ công tác truyền thông về bệnh glôcôm. Khi được hỏi có tới 98,89% sẵn sàng tham gia hoạt động truyền thông Kết quả điều tra trên 79 bệnh nhân, khi được hỏi biết về bệnh glôcôm từ đâu, có tỷ lệ cao nhất là qua đài, ti vi chiếm tới 69,23%, qua sách báo là 26,92%, từ gia đình, bạn bè là 15,38% và từ cán bộ y tế có 7,69%.
Với kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có được thông tin về bệnh glôcôm cao nhất là qua hệ thống thông tin truyền thông trên đài và ti vi (69,23%), và qua cán bộ y tế cơ sở chỉ có 7,69% Kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Thị Lâm Hường (2011), cho biết qua thông tin đại chúng là từ 11,3% → 11,6%, qua nhân viên y tế là cao nhất 68,9% tại Nam Định và 86,3% tại Thái Bình Điều này có thể là do hiện nay mạng lưới thông tin đã được phát triển tới các vùng miền núi, vùng sâu Cán bộ y tế cơ sở tại nơi nghiên cứu có thể đã lâu không được cập nhật thông tin, kiến thức về bệnh glôcôm nên có phần hạn chế về công tác khám và phát hiện bệnh, cũng như công tác truyền thông tới người dân về bệnh glôcôm như cán bộ trung tâm y tế đã trao đổi trong cuộc phỏng vấn (hộp 3).
Tác giả Weng T Ng và CS (2012) đã có bài viết tổng quan về quản lý và điều trị bệnh glôcôm góc đóng [78].
Tác giả Joseph A Ladapo và CS (2012) [43], đã thực hiện một chính sách sàng lọc bệnh tăng nhãn áp độ tuổi từ 50 đến 59, và đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tăng nhãn áp từ 50% xuống đến 27%, tỷ lệ thị lực thấp giảm từ 4,6% đến 4,4% và tỷ lệ mù lòa do glôcôm giảm từ 6,1% đến 5,6%.
Theo báo cáo của tác giả Rahman và Beard (2013) [62], cho thấy chi phí trung bình điều trị cho một bệnh nhân có bệnh tăng nhãn áp suốt đời là khoảng 3001 £, chi phí trung bình hàng năm cho mỗi bệnh nhân là 475 £.
Tóm lại, hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam công tác phòng chống mù lòa có sự phát triển mạnh, và đã có nhiều chương trình được thực hiện làm giảm tỷ lệ mù lòa tại cộng đồng Tỉnh Thái Nguyên cũng mới chỉ làm giảm tỷ lệ mù lòa do đục thể thủy tinh, còn do bệnh glôcôm thì hiện nay chưa có kế hoạch cụ thể và chưa có tính chất tập trung Vì vậy, một chương trình kế hoạch cụ thể cho công tác phòng chống mù lòa do bệnh glôcôm là hết sức cần thiết Vì tỷ lệ mắc glôcôm được phát hiện lần đầu trong cộng đồng chiếm tới 3,71% Và đây là tỷ lệ mắc khá cao đối với một bệnh khó chẩn đoán ban đầu tại cộng đồng.
Hạn chế của đề tài
Với nguồn lực, vật lực và khuôn khổ về thời gian, chúng tôi nhận thấy kết quả trong nghiên cứu còn một số vấn đề chưa đáp ứng được mong muốn của đề tài đó là:
- Đã có nghiên cứu trên thế giới, tác giả cho rằng sự thay đổi nhãn áp ngày và đêm của bệnh nhân là yếu tố nguy cơ của bệnh glôcôm Nhưng vì hạn hẹp về quĩ thời gian, nên chúng tôi chưa đưa vấn đề này ra để nghiên cứu và đánh giá Và đây là hướng cho nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
- Trong bệnh glôcôm, yếu tố di truyền thường được các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam luôn quan tâm và nghiên cứu Hiện nay đã có nhiều công trình khoa học xác định được một số gen liên quan đến bệnh glôcôm Trong luận văn này chúng tôi chưa đặt vấn đề này vào nghiên cứu, và đây cũng là hướng nghiên cứu phát triển tiếp theo của đề tài.