1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ tố hữu

87 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 109,25 KB

Cấu trúc

  • I- Lý do chọn đề tài (1)
  • II- Lịch sử vấn đề (1)
  • III- Giới hạn nghiên cứu………………………………………………………… 3 IV-Phương pháp nghiên cứu (3)
  • Chương I: Sự vận động cuả cái tôi trữ tình Tố Hữu qua các chặng đường sáng tác (0)
    • 1.1. Phát hiện vẻ đẹp đất nước thanh bình (21)
    • 1.2. Khát vọng cống hiến cho Tổ quốc (24)
    • 1.3. Bày tỏ lòng biết ơn những cơ sở quần chúng cách mạng, ơn Đảng, ơn Lãnh Tụ (28)
    • 1.4. Khẳng định niềm tin tưởng vào con đường cách mạng…………………… 33 2-Hướng tới cuộc sống hiện tại (35)
    • 2.1. Ngỡ ngàng cảm nhận lẽ đời (39)
    • 3.1. Khẳng định bản lĩnh cá nhân (49)
    • 3.2. Tình yêu thắm thiết, bền vững (53)
    • 3.3. Niềm trân trọng, tiếc thương những bạn bè nghệ sĩ (0)
  • Chương III: Phương thức biểu hiện…………………………………………… 56 1-Cấu tạo hình ảnh (58)
    • 1.2. Những hình ảnh biểu trưng (60)
    • 1.3. Những hình ảnh khái quát có tính chất ước lệ (71)
    • 2.1. Tăng cường thể thơ Luật (74)
    • 2.2. Giữ vững thể lục bát truyền thống………………………………………… 73 Phần thứ 3: Phần Kết luận (76)

Nội dung

Lịch sử vấn đề

Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam ông đã để lại cho trong 7 tập thơ ra đời cùng với chiều dài của lịch sử dân tộc Từ “Từ ấy” đến

“Ta với ta” là cả một cuộc hành trình dài đời thơ Tố Hữu.

Thơ Tố Hữu từ những chặng đầu đã thu hút giới phê bình, nghiên cứu một cách động đảo Mỗi tập thơ ra đời là một hiện tượng văn học lớn, và trở thành đối tượng nghiên cứu của hàng chục công trình phê bình, nghiên cứu văn học Đáng chú ý hơn cả là những công trình của các nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Tế Hanh, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư…và của các nhà nghiên cứu phê bình văn học có tên tuổi như, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Long…và còn một số bài viết của chính tác giả về đời mình và thơ của mình Các công trình nghiên cứu, các bài viết tập trung vào một số vấn đề sau, trong đời và thơ Tố Hữu.

-Con đường của thơ Tố Hữu: Gồm các bài viết về các tập thơ của ông, khuynh hướng vận động của thơ Tố Hữu.

-Phong cách nghệ thuật:Là các công trình nghiên cứu các bài viết tập trung khai thác, khám phá những giá trị đặc sắc trong thơ Tố Hữu cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.

-Luận đề về Tố Hữu: Tác phẩm tiếp nhận và thưởng thức là những bài viết đi sâu vào tìm hiểu, phân tích thẩm bình một số bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu qua các chặng đường thơ của ông.

-Hồi ức và kỷ niệm: Gồm những kỷ niện về một đời người và đời thơ của

Tố Hữu được tập trung trong “Hồi ký” của Tố Hữu, các kỷ niệm đẹp về Tố Hữu trong ký ức của bạn bè, đồng nghiệp, người thân.

Nhìn lại những chặng đường đã qua, những mốc lớn trong đời thơ Tố Hữu ta dễ dàng nhận ra: giới phê bình, nghiên cứu dành nhiều trang viết về các chặng đường thơ Tố Hữu trước 1975 và đều thống nhất khẳng định Tố Hữu là

“Đỉnh cao thơ trữ tình chính trị” Việt Nam thế kỷ XX Các tập “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” ra đời trong những năm đất nước hoà bình nhưng đời sống văn học lại không hề yên tĩnh.

Phải thừa nhận một điều là thơ Tố Hữu chặng đường hoà bình không còn giữ vị trí là đỉnh cao trong nền thơ ca Việt Nam như các chặng đường trước không thu hút đông đảo giới phê bình, nghiên cứu như trước nữa.

Dù vậy, thơ Tố Hữu thời kỳ hoà bình vẫn trở thành đối tượng quan tâm của một số công trình đã xuất bản Là một nhà nghiên cứu đã từng dõi theo những chặng đường thơ Tố Hữu, Giáo sư Hà Minh Đức đã quan sát quá trình vận động của thơ Tố Hữu từ “Từ ấy” đến “Một tiếng đờn” đã nói về “Vui buồn trong thơ Tố Hữu” Theo giáo sư “Một tiếng đờn” là một khúc riêng tư với nhiều ý thơ tiềm ẩn, không dễ tạo ngay được sự đồng cảm như một khúc ca ở giữa đời Trong tập thơ này điệu thơ của Tố Hữu vẫn như xưa nhưng anh đến với đời chỉ với tư cách thi nhân, cái tôi từng trải và nhiều chiêm nghiệm của thơ muốn tìm đến sự giao cảm. Đọc “Một tiếng đờn” nhà phê bình Lê Quang nhận xét:Có thể nói tình yêu đất nước, ca ngợi cuộc sống, lý tưởng là âm điệu chủ đạo trong “Một tiếng đờn” đó là sự tiếc nuối nhất quán trong dòng chảy về cảm xúc, hình tượng thơ của Tố Hữu trong giai đoạn lịch sử mới, khi đất nước đang trăn trở năng động vươn tới hạnh phúc, dân giàu nước mạnh.

Dẫu chưa có những công trình chuyên biệc trực tiếp bàn về cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu thời kỳ hoà bình nhưng các ý kiến trên là những gợi ý quý báu để chúng tôi thực hiện đề tài này.

Giới hạn nghiên cứu………………………………………………………… 3 IV-Phương pháp nghiên cứu

Viết về đề tài “Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu chặng đường hoà bình”, chúng tôi sẽ đi khảo xát hai tập thơ gồm các bài thơ của tác giả từ sau hoà bình đến cuối đời, đó là tập “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”, dựa trên văn bản do chính tác giả chọn lựa, sửa chữa và sắp xếp: Thơ Tố Hữu –Nhà xuất bản văn hoá -Thông tin –Hà Nội 2002

Qua việc khảo sát hai tập thơ này, chúng tôi muốn dựng lại diện mạo của thơ trữ tình Tố Hữu thờ kỳ hoà bình, chỉ ra sự vận động của nó so với các thời kỳ trước nhằm khẳng định nỗ lực sáng tạo của nhà thơ trong chặng đường cuối

IV-Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng tổng hợp các biện pháp sau: -Phương pháp phân tích tác phẩm trữ tình.

-Phương pháp nghiên cứu một tác giả văn học.

PHẦN II-PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TỐ HỮU QUA CÁC CHẶNG ĐƯỜNG SÁNG TÁC.

1-Cái tôi cá nhân cá thể với nhiệt tình cống hiến cho lý tưởng Thơ trữ tình thực chất là “Sự chiếm lĩnh bằng nghệ thuật các loại kinh nghiệm đời sống qua cái tôi cá nhân” Vậy nên, chúng ta hiểu cái tôi trữ tình trong thơ là sự bày tỏ cảm xúc riêng của nhà thơ trước các vấn đề của xã hội, trước sự phát triển của lịch sử dân tộc Sẽ không có được thơ trữ tình chính trị Tố Hữu nếu thiếu đi cái tôi cá nhân, nếu không có con người nhiệt huyết trong thơ ca cách mạng cận hiện đại Con người nhiệt huyết ấy tự cảm thấy mình trong con người vũ trụ, mặc dầu quen thuộc với tâm tình truyền thống nhưng xa lạ với cảm quan hàng ngày của người đương thời. Đặc sắc chủ yếu của thơ Tố Hữu thời kỳ “Từ ấy” không phải là những khám phá phong phú về thế giới mà là sự biểu hiện một cách chân thật cái tôi hết sức trong sáng, hôn nhiên của một thanh niên khát khao lý tưởng, tự ca hát niềm vui lớn của mình khi bắt gặp lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và được chiến đấu hy sinh cho lý tưởng ấy.

Tố Hữu bày tỏ niềm vui khi bắt gặp lý tưởng cách mạng:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim

(Từ ấy) Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của một thanh niên 17 tuổi đang bế tắc chưa tìm được đường đi cho mình thì bắt gặp lý tưởng cách mạng Chàng thanh niên đó đã giác ngộ được lý tưởng cách mạng và đi theo con đường mà mình đã tìm ra Đó là con đường đấu tranh vì độc lập vì tự do của dân tộc.

Tố Hữu đã thể hiện một cái tôi cá nhân cảm tính, ở phương diện tích cực, mạnh mẽ một mặt mà thơ mới lãng mạn chưa hề biết đến Lần đầu tiên, trong thơ Tố Hữu xuất hiện một lời tuyên bố dõng dạc:

Hãy đứng dậy!Ta có quyền vui sống

Cứ tan xương, cứ chảy tuỷ, cứ rơi đầu ! Mỗi thây rơi sẽ là một nhịp cầu

Cho ta bước đến cõi đời cao rộng

(Hãy đứng dậy) Niềm “Vui sống” ở đây là niềm vui của cái tôi cứng cỏi, dám hy sinh. Vui sống ở đây không phải là hưởng lạc, “Vui vẻ trẻ trung”, mà là chiến đấu, hy vọng, sống với ý thức đầy đủ về nhân cách Nếu thơ ca cách mạng thời trước đánh vào tự ái dân tộc, nòi giống vốn có trong mỗi con người thì thơ Tố Hữu tác động vào tự ái của nhân cách cá nhân mỗi người

Thể hiện tính cá thể cái tôi Tố Hữu trong “Từ ấy” có những nét riêng rất đáng yêu Đó là dáng điệu vừa hiên ngang vừa non nớt của cậu học sinh trường Quốc học Huế mới giác ngộ cách mạng:

Ta nện gót trên đường phố Huế Dửng dưng không một cảm tình chi ! Không gian sặc sụa mùi ô uế

Mà nước dòng Hương mãi cuốn đi…

(Dửng dưng) Lần đầu tiên trong thơ chính trị Việt Nam xuất hiện một cái tôi chân thành cởi mở, sống xúc động với toàn bộ thể chất, tự thể hiện tất cả niềm vui, niềm say mê, nỗi buồn, sự đấu tranh bản thân trong những phút yếu đuối Đây là niềm say mê chiến đấu chung của một cá nhân có xương thịt, có ý thức rất rõ cái phần riêng tư của mình, hiểu được cách mạng chính là con đường giải phóng cá tính chân chính:

Tôi đã sống những ngày điên phẫn uất Nhưng chưa hề một bữa như hôm nay Tôi đã nghe da nóng máu hăng say Rung cơ thể khắp đầu tay ngọn tóc Nhưng chưa biết có bao giờ mọc lại Ở trong tôi một núi lửa hơi đầy Thét vang trời, ghê ghớm như hôm nay…

(Tranh đấu) Cái tôi cá nhân cá thể Tố Hữu trong “Từ ấy” còn là cái tôi chấp nhận hy sinh, là nhiệt huyết khát khao được cống hiến đến cùng cho lý tưởng cách mạng.

Trước sự lựa chọn giữa sống – chết để cống hiến cho lý tưởng Tố Hữu sẵn sàng chấp nhận sự hy sinh, chấp nhận chế để bảo tồn lý tưởng:

Dẫu phải chết một phần ta cứ chết Không kêu ca, không hối tiếc, than phiền Quyết không để cả đoàn tan nát hết Bạn thuyềt ơi !Nỗ lực bơi chèo lên!

(Giờ quyết định) Bước chân vào con đường cách mạng, biết trước là con đường cách mạng đầy chông gai, đầy khó khăn vất vả nhưng ông vẫn sẵn sàng chấp nhận, chấp nhận cảnh tù đầy, cảnh tra tấn giã man của kẻ thù Tố Hữu không chịu khuất phục trước uy lực và sự tàn bạo của chúng. Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu Dấn thân vô là phải chịu tù đầy

Là gươm kề tận cổ súng kê tai

Là thân sống coi như còn một nửa.

Và đây, Sự hy sinh cao cả của những con người bất khuất kiên trung được đền đáp bằng cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, niềm vui ngập tràn trên từng khuôn mặt Tố Hữu vui niềm vui say cuồng nhiệt, niềm vui chiến thắng ngày khởi nghĩa:

Chừ đây Huế ! Huế ơi !Xiềng gông xưa đã gãy Hãy bay lên ! sông núi của ta rồi!

Nước mắt ta trào, húp mí tràn môi

Cổ ta ré trăm trận cười trận khóc !

Ta ôm nhau, hôn nhau từng mái tóc.

Hả hê chưa, ai bịt được hồn ta ?

Ta hét huyên thuyêt, ta chạy khắp nhà

Ai dám cầm tay ta, say thần thánh?

(Huế tháng tám) Một năm sau ngày khởi nghĩa, cái dư âm của những ngày hạnh phúc vẫn còn nguyên vẹn Tố Hữu hát mãi khúc ca vui giải phóng Tâm hồn người chiến sĩ cộng sản Tố Hữu hoà quyện vào không khi vui tươi của đất trời Cái tôi ở đây là cái tôi vui bất tận trước đất trời, cây cỏ:

Sự vận động cuả cái tôi trữ tình Tố Hữu qua các chặng đường sáng tác

Phát hiện vẻ đẹp đất nước thanh bình

Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cả dân tộc bắt tay vào công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục và xây dựng đất nước, Tố Hữu nhìn đâu cũng thấy đẹp, thấy vui Để có những vẫn thơ sôi nổi, vui tươi Tố Hữu đã có một cách nhìn tổng quát, cái nhìn ở tầm vĩ mô về những mảnh đất lịch sử trong thời bình.

Tìm về với cội nguồn, với lịch sử cha ông dựng nước, Tố Hữu tìm về địa danh xưa, nơi mà người anh hùng Hoàng Hoa Thám đã giục nghĩa quân lên đường giết giặc cứu nước:

Tiếng người xưa, đá còn ghi Lệnh cồng giục cháu đi theo người Sáng thu nay đẹp đất trời Đầu mùa lúa chín như phơi hoa vàng Phồn Xương ngói mới đỏ làng

Tưởng như ngày hội rước Hoàng Tướng quân…

Ngợi ca mảnh đất lịch sử xưa vẫn vang vọng “tiếng người xưa” mà nay đã “ngói mới đỏ làng”, nay đã đầy “ đồng lúa chín” nghĩa là cuộc sống đã đổi thay Hình ảnh “đồng lúa chín” với “ngói mới đỏ làng” là những hình ảnh tiêu biểu cho một cuộc sống ấm no hạnh phúc, tiêu biểu cho vẻ đẹp của đất nước thời kỳ hoà bình Và Tố Hữu đã ngợi ca, chiêm ngưỡng, tự hào, mở rộng lòng mình ra đón nhận những đổi thay này.

Vẻ đẹp của đất nước thanh bình còn được Tố Hữu khám phá ở trong sự thay đổi mới về đời sống sinh hoạt của con người Nhìn thuyền bè trôi trên dòng sông, nhìn những bãi bờ xanh ngắt trải dài, nhìn tấp nập màu áo của con người…Tố Hữu đã thấy được cuộc sống đổi mới ấy nó như cuốn hút lòng người:

…Thuyền chài thôi kiếp dạt trôi Thong dong bè nứa, quẫy đuôi cá lồng Đôi bờ xanh nõn ngô đông

Chè lương, lạc bãi, lúa đồng sum suê Áo màu vui mắt chợ quê

Ai xưa Cẩm Thuỷ, có về l ại lên !

Cuộc sống mới hiện ra trước mắt thật thân quen biết bao Cuộc sống mới là những gì ? Đó chính là hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau trên biển lớn mà không có cảnh “dạt trôi” nữa Đó là màu xanh của bạt ngàn cánh đồng ngô, đồi chè, bãi lạc, cánh đồng lúa… Cuộc sống mới thật đẹp, thật trù phú biết bao.

Niềm vui với cuộc sống thanh bình của Tố Hữu còn được thể hiện ở con mắt nhìn cảnh vật thiên nhiên vơí cả niềm vui, niềm tự hào lớn Vừa là niềm vui, niềm tự hoà với cuộc sống thực, với những thay đổi nhanh chóng của tạo vật và cũng vừa là niềm tự hào, hoài niệm về địa danh xưa: Đẹp sao “tráp ngọc” chốn này Xanh xanh đổi trẩu, đồi đay, đồi luồng Cao su thẳng lối nông trường

Trâu đàn, bò mộng trên đường nhởn nhơ Ngạt ngào hương quế gió đưa

Mấy nàng áo lụa, chợ tra măng vàng

Có gì trong năng thu sang Long lanh như ánh, rừng vàng tiếng cồng….

Mảnh đất Ngọc Lặc “ tráp ngọc” đẹp một vẻ đẹp trù phú với bạt ngàn màu xanh của các đồi trẩu, đồi đay, đồi luồng và đẹp hơn cả là bạt ngàn đồi Cao su với cuộc sống của con người, tạo vật Hình ảnh đàn trâu, bò nhởn nhơ trên đường là hình ảnh rất thực, là minh chứng cho cuộc sống bình yên trên khắp nẻo đường quê.

Tố Hữu miêu tả cảnh đẹp của đời sống mới trong sự đối chiếu xưa và nay để làm nổi bật cuộc sống mới nhưng cũng để hồi tưởng lại quá khứ xưa của lịch sử dân tộc, cái thời vẫn còn hoang tàn, vắng vẻ:

Ngày xưa, mái dạ phên tre

Mà nay nhà bạn bốn bề gạch xây Vườn xưa, dứa dại, gai mây

Mà nay na mít, trái cây trĩu cành.

Có một điểm nổi bật trong thơ Tố Hữu chặng đường hoà bình là mặc dù vui với hiện tại chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hiện tại đất nước nhưng Tố Hữu không quên những năm tháng gian nan chiến đấu trên mảnh đất lịch sử.

Qua đây, lại nhớ năm nào.

Xé trời đạn lửa, bom đào, đất rung Đường ra mặt trận, miền trung Quân dân ta vẫn trùng trùng đứng lên….

(Tĩnh Gia). Đọc thơ Tố Hữu chặng đường này ta thấy một điểm nổi bật là để ngợi ca những mảnh đất đổi mới, Tố Hữu sử dụng một loại hình ảnh thật, được lặp đi lặp lại nhiều lần Đó chính là hình ảnh ngói mới đỏ tươi, cánh đồng lúa chín,ngô khoai xanh biếc, cây trái vàng ươm…Tất cả những hình ảnh này đều là những dấu hiệu để nhận ra cuộc sống mới đang đổi thay trên những mảnh đất lịch sử Khi viết về những mảnh đất lịch sử trong thời bình Tố Hữu luôn có phép đối chiếu giữa xưa và nay, đối chiếu giữa một bên là quá khứ hào hùng,gian khổ, thiên nhiên hoang vu với một bên là hiện tại cuộc sống thanh bình với thiên nhiên trù phú Dùng phép đối xứng này Tố Hữu nhằm làm nổi bật nên vẻ đẹp của đất nước thời kỳ hoà bình Một vẻ đẹp thanh bình.

Có lẽ cái tôi Tố Hữu ở chặng đường này là cái tôi đan xen những cảm xúc Một bên là cảm xúc ngợi ca, một bên là cảm xúc hoài niệm Cả hai điều này làm lên cái tôi sử thi trong thơ Tố Hữu chặng đường này, làm nên những nét đặc trưng tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu

Khát vọng cống hiến cho Tổ quốc

Nhiệt tình cống hiến cho Tổ quốc, cho lý tưởng cổng sản xuyên thấm qua các chặng đường đời Tố Hữu Từ những ngày đầu, khi mới giác ngộ lý tưởng cách mạng, Tố Hữu đã xác định cho mình một hướng đi và ông đã chấp nhạn mọi khó khăn gian khổ để cống hiến hết mình cho lý tưởng: Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu Dấn thân vô là phải chịu tù đầy

Là gươm kề tận cổ súng kề tai

Là thân sống coi như còn một nửa.

Vẫn biết đời cách mạng còn bao chông gai trước mắt, bao gian nguy, vất vả nhưng người thanh niên cách mạng Tố Hữu vẫn sẵn sàng chấp nhận để thực hiện lý tưởng của mình Một cái tôi cứng cỏi, hiên ngang trước cuộc đời.

Cái tôi Tố Hữu với khát vọng cống hiến cho tổ quốc mãi theo Tố Hữu trong các chặng đường kháng chiến gian khổ của dân tộc Khát vọng ấy còn mãi thường trực trong Tố Hữu cả khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất Trong thời kỳ hoà bình, Tố Hữu vẫn luôn trăn trở, suy nghĩ về bản thân mình trước cuộc đời này:

Có đêm mãi chập chờn mơ ước Lại bâng khuâng Tự hỏi mình sau trước Cho cuộc đời, cho tổ quốc thương yêu

Ta đã làm gì ? và được bao nhiêu ?

Tố Hữu băn khoăn, dằn vặt mình bằng một câu hỏi lớn “Ta đã làm gì?” cho Tổ quốc này Nhưng chính điều băn khoăn ấy đã khẳng định được khát vọng cống hiến cho Tổ quốc của Tố Hữu Phải là người luôn luôn nuôi dưỡng ý chí cống hiến đời mình cho lý tưởng cách mạng thì mới có thể nói như vậy được Trong cuộc sống hiện tại này có biết bao đổi thay, nhìn lại các chặng đường đời mà mình đã bước qua, thấy được những gì mà mình đã làm được, mặc dù vui nhưng Tố Hữu vẫn không quên trách nhiệm của mình ngay cả trong thời bình Ông vẫn khẳng định cái khát vọng cống hiến của mình bằng một chân lý sáng ngời:

Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh.

Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ?

Chân lý sống của Tố Hữu ở đây là luận đề về “cho” – “nhận” con người

Tố Hữu trước sau vẫn là con người khao khát được sống “ cho” mọi người, cống hiến cho lý tưởng cộng sản của mình chứ không sống riêng cho bản thân mình, không chỉ “ nhận riêng mình” Từ những hiện tượng, những quy luật trong tự nhiên: Nếu là chim phải biết hót, nếu là chiếc lá phải xanh, Tố Hữu đã nâng lên thành quy luật của cuộc đời: Đời người sống phải biết vì mọi người, phải cống hiến sức mình cho cuộc đời này Nhìn lại những chặng đường đời của Tố Hữu ta thấy ông đã sống theo chân lý “sống là cho” như thế nào Từ những ngày đầu giác ngộ cách mạng hăm hở bước những bước đầu tiên trên con đường đấu tranh gian khổ, rồi tù đầy, rồi triền miên trong kháng chiến , hăm hở chiến đấu và chấp nhận mọi gian nguy chỉ với một mục tiêu duy nhất là “ cống hiến” đời mình cho lý tưởng cách mạng Đến khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, cả dân tộc bước vào công cuộc xây dựng đất nước, Tố Hữu vẫn bước những bước vững chắc trên đường đài và những khát vọng cống hiến lớn:

Hãy đi tới Tự cánh mình bay thẳng Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do ! Sống, cho mình Và sống cũng là cho….

(Chào năm 2000). ở đây “ Sống cho mình Và sống cũng là cho…” Nghĩa là gì? Phải khẳng định, một phần thuộc về bản năng của con người đó là “ sống, cho mình” Điều này không có gì là xấu cả Nhưng điều đáng nói là Tố Hữu đã “ sống cho mình như thế nào? Sống cho mình của Tố Hữu nghĩa là sống cho cái lý tưởng mà mình đã đặt ra, đã giác ngộ được Sống cho mình là phục vụ, sống cho những nghĩ suy, mong muốn và mục đích cao cả của cả đời mình Cái đáng quý, đáng nói, đáng trân trọng của cái tôi Tố Hữu ở đây là sống cũng là cho …? Một lý tưởng đẹp đẽ biết bao, một cái tôi cống hiến cả cuộc đời cho cách mạng, một nhân cách lớn của một tấm lòng lớn.

Cái tôi khát khao cống hiến cho lý tưởng cao đẹp của cả đời Tố Hữu không có tuổi Ông vẫn vững tin vào con đường mà mình đã lựa chọn mặc dù biết rằng mình chỉ là một, là riêng để góp phần nhỏ bé của mình để Xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh:

Mẹ ơi ! Sống đã bảy lăm năm Con vẫn còn đi, chặng chịu nằm Không làm lên núi, thì lên đá Lót dặm đường xa, đỡ bụi lầm.

Khát vọng cống hiến cho đời, cho lý tưởng của Tố Hữu thật mãnh liệt biết bao Biết là cuộc đời của con người là hữu hạn trong cái mênh mông vô hạn của đất trời, biết rằng đến một lúc nào đó con người ta phải tạm dừng, biết vậy nhưng Tố Hữu vẫ cứ đi mà “Chẳng chịu nằm” Dẫu biết rằng những việc mình làm chẳng thể gọi là “chiến công vang lừng” được nhưng cái ý nghĩ

“không làm nên núi, thì nên đá” mới đáng quý biết bao Có khi cái tôi Tố Hữu trong khát vọng cống hiến cho đời mới giản dị làm sao: Được làm cây lúa vàng thơm hạt

Làm tiếng chim thanh hót sớm chiều Làm hàng gạch lát đường thôn mát Tri kỷ, tri âm, chẳng đợi nhiều.

( Tiếng còi xa) Vậy đấy Tố Hữu là thế đấy Giản dị biết bao và cũng đáng kính, đáng trọng biết bao Sống mà được cống hiến, dù cái sự cống hiến của mình nó nhỏ bé, giản đơn thì đấy mới là sống đúng nghĩa của nó chứ không phải là tồn tại.

Tố Hữu muốn làm gì vậy? Muốn làm cây lúa vàng, làm tiếng chim thanh, làm hàng gạch lát đường Tất cả những ước muốn ấy rất gần gũi, thân quen với cuộc sống của mỗi chúng ta Nhớ lại ngày đầu giác ngộ lý tưởng cách mạng, cái tôi Tố Hữu khẳng định vị trí của mình trước cuộc đời cũng giản dị, gần gũi biết bao:

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ…

(Từ ấy) Điều mong ước giản đơn của Tố Hữu không phải là bất cứ ai cũng làm được, làm cây lúa nhưng phải là cây lúa chín vàng dậy mùi thơm hương lúa, làm con chim nhưng tiếng hót phải thanh, là viên gạch nhưng phải lát đường đi lại Tất cả những thứ đó tưởng dễ dàng làm được những quả thực là rất khó.

Khát vọng cống hiến cho tổ quốc cho lý tưởng cộng sản của cái tôi Tố Hữu được xuyên thấm qua các chặng đường lịch sử của dân tộc Nhưng có lẽ khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, dân tộc ta đã giành lại được độc lập tự do cuộc sống ngày một đổi thay thì cái khát vọng cống hiến cho Tổ quốc càng cháy bỏng hơn Vì sao vậy? Bởi vì trong kháng chiến xưa, trong những năm kháng chiến hào hùng của dân tộc, cái tôi cống hiến, cái khát vọng được góp sức mình để làm lên sức mạnh thần kỳ của dân tộc như Tố Hữu quả thực là đã trở nên quá quen thuộc Mặt khác khi cả dân tộc còn đang chìm trong những Độc lập, Tự do, là kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược Còn khi đất nước được hoà bình, đời sống ngày càng được đổi mới hơn thì việc người ta nói đến khát vọng cống hiến thật hiếm hoi biết bao Chính vì lẽ đó lên chúng ta lại càng thêm kính yêu Tố Hữu hơn, một con người mà cả cuộc đời với khát vọng cống hiến cho Tổ quốc không mệt mỏi, lùi bước Đọc thơ Tố Hữu chặng đường hoà bình, chúng ta lại thêm tin yêu vào cuộc đời này và hiểu thêm hơn về khát vọng cống hiến cho tổ quốc của cả đời cái tôi chiến sĩ –thi sĩ Tố Hữu

Bày tỏ lòng biết ơn những cơ sở quần chúng cách mạng, ơn Đảng, ơn Lãnh Tụ

Mạch cảm hứng về ân tình cách mạng cũng là một trong những mạch cảm hứng chính trong thơ Tố Hữu qua các chặng đường Đó chính là mảnh đất Hậu Giang với những bà mẹ bí mật tiếp tế cho lớp lớp đàn con chiến đấu trong rừng U Minh; Đó là mảnh đất quê hương, nơi ấy có hình ảnh Bầm, người mẹ Việt Nam yêu thương đồng chí của con mình, người mẹ vệ quốc quân; Và đặc biệt hơn cả là mảnh đất Việt Bắc - đầy ắp những ân tình cách mạng, những tình cảm quân dân thắm thiết….

Viết về những mảnh đất kháng chiến với những hình tượng người mẹ anh hùng, với những tình cảm gắn bó dân quân, Tố Hữu đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những mảnh đất những người mẹ đã nâng đỡ, chở che cho lớp lớp những chiến sĩ ra trận, ngợi ca, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tình quân dân thắm thiết của người kháng chiến.

Tiếp tục mạch ân tình cách mạng ấy, cái tôi Tố Hữu chặng đường hoà bình đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với quê hương, với những cơ sở quần chúng cách mạng. Đó là mảnh đất quê hương, nơi chứa đựng biết bao tình cảm thắm thiết, nơi nuôi dưỡng tâm hồn người thanh niên cách mạng Tố Hữu thủa nào Ông đã viết mảnh đất quê mình với tất cả tấm lòng của một đứa con trở về với cội nguồn:

Anh cùng em, lại về thăm HuếHuế quê mình, núi Ngự sông Hương

Ta lại đi theo những nẻo đường

Về với tuổi xuân xanh thủa ấy….

Viết về mảnh đất quê hương Cái tôi Tố Hữu bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với mảnh đất đã sinh ra mình, nuôi dưỡng mình, rèn luyện mình trong khổ ải để có một Tố Hữu sau này. Đó là những mảnh đất xưa, những mảnh đất gắn bó với đời cách mạng của Tố Hữu Viết về những mảnh đất ấy với cái tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc,

Tố Hữu có “ Về chiến khu xưa” Thăm lại chiến khu xưa, Tố Hữu vẫn không nguôi nhớ về một thời đã đi qua, một thời mà những trái tim lớn đã đồng cam cộng khổ:

Nay lên thăm chốn cũ, bồi hồi Bạn già đi…Bạn mới cười vui Tình đồng chí, cơm lam đầm ấm Măng đắng ngon, thêm nhớ trám bùi…

Trở lại những mảnh đất xưa, cái tôi Tố Hữu không khỏi bồi hồi xúc động:

Mà rưng rưng giọt lệ Đẹp sao, tình nghĩa này ! Lòng dân sâu như bể Tình bạn vẫn tràn đầy

(Như một cuộc hành hương) Trở lại những địa danh cách mạng, Tố Hữu gọi đó như là “một cuộc hành hương” trở về cội nguồn, trở về với bản ngã cái ta cộng đồng của mình.

Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với quê hương, với những cơ sở quần chúng cách mạng, Tố Hữu không quên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lòng trân trọng đối với những người mẹ cách mạng xưa Đó là hình ảnh mẹ Diệm với cuộc sống âm thâm khâu những lá cờ đỏ sao vàng cho chiến sĩ ta Hình ảnh:

“ Ngọn đèn leo lét đêm thâu

“Còn đây, cờ đỏ nắng trưa

Và cây cầu trắng đôi bờ Hiền Lương…”

(Mẹ Diệm) Như những lời nhắn nhủ chúng ta không thể quên được những người mẹ chiến sĩ anh hùng của dân tộc Tố Hữu viết về mẹ với cả tấm lòng biết ơn sâu sắc trước sự hi sinh cao cả của mẹ để cho đất nước này được Độc lập, Tự do, cờ đỏ sao vàng tung bay trên khắp mọi miền của tổ quốc.

Và đặc biệt hơn cả là những vần thơ viết về mẹ Suốt, người mẹ Việt Nam kiên trung bất khuất xúc động biết bao:

Giữa bom rơi, đạn nổ Giữa sóng lớn, gió to Ngực huân chương, mẹ vẫn chèo đò Không chịu nghỉ Ai ngăn cứ nói:

Tui già rồi, có chết khỏi lo Bọn trẻ sống, còn tay bắn giỏi !

Và mẹ ngã Bên bờ sông khói lửa

(Một khúc ca) Viết về người mẹ Việt Nam kiên cường bất khuất, Tố Hữu không khỏi bồi hồi, xót xa trước những hy sinh, mất mát của mẹ Những vần thơ của Tố Hữu đã toát lên được lòng biết ơn sâu sắc của những đứa con đối với những người mẹ Việt Nam cả một đời hy sinh cho tổ quốc, cuộc sống tươi đẹp của dân tộc này Ngòi bút Tố Hữu không chỉ là lòng biết ơn sâu sắc, mà ở đó còn bộc lộ niềm tự hào lớn vì truyền thống lịch sử với những người mẹ anh hùng.

Bên cạnh những vần thơ viết về chiến khu xưa, những người mẹ anh hùng với sự bày tỏ lòng biết ơn về những ân tình cách mạng, Tố Hữu còn có những vần thơ rất hay bày tỏ lòng biết ơn Đảng, ơn Lãnh tụ.

Lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, với người mẹ thứ hai đã nuôi dưỡng,bồi đắp mầm cách mạng cho người thanh niên Tố Hữu thủa nào:

Từ vô vọng mênh mông đêm tối Người đã đến, chói chang nắng dội Trong lòng tôi Ôi Đảng thân yêu Sống lại rồi Hạnh phúc biết bao nhiêu ! Xóm thợ đói nghèo cùng tôi kết bạn Leo lét đèn khuya Sáng từng chữ

Tuyên ngôn cộng sản (Một nhành xuân) Đảng mang đến cho ta ánh sáng cuộc đời, ánh sáng chân lý cách mạng , xoá tan đi con đường mù mịt, đen tối mà ta cứ loanh quanh chưa tìm được hướng đi Đảng đến, con đường đã vươn dài từ bóng tối ra ánh sáng, chân lý của Đảng sưởi ấm tâm hồn ta, thắm lên trong trái tim ta ngọn lửa nhiệt huyết của lòng sục sôi kháng chiến Đảng đến đem lại sự sống cho ta, đem lại hạnh phúc đời đời cho ta và để cho; mỗi người l à “một nhành xuân, của Đảng”.

Ngợi ca Đảng, ngợi ca lý tưởng cách mạng đã đem đến chân lý cho cuộc đời, Tố Hữu đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với Đảng Và để rồi, giữa cái tôi riêng tư với nghề cầm bút và cái tôi cống hiến đi theo chân lý của Đảng đã hoà quyện vào nhau:

Trong 50 tuổi: Đảng và thơ

Từ ấy hồn vui mãi đến giờ Mái tóc pha sương chưa cạn ý Con tằm rút ruột vẫn còn tơ.

Cái tôi ở đây là cái tôi tin tưởng, biết ơn Đảng đã chắp cánh cho hồn thơ của mình bay cao, là cái tôi lạc quan trước cuộc sống mới Nó không chỉ là niềm vui giản đơn nữa mà là “hồn vui” của một cá nhân thi sĩ –chiến sĩ Tố Hữu

Rồi những mùa xuân mới cứ đến bất ngờ làm lòng người say sưa thưởng thức những tinh hoa của dân tộc Xuân mới với những đổi mới Tố Hữu bày tỏ những xúc cảm của mình trước cuộc đời Lòng biết ơn Đảng sâu sắc của Tố Đảng của ta, tinh hoa dân tộc Phủi bụi mờ, hồng ngọc tươi nguyên Rồng muốn bay, trừ ngay rắn độc Hạnh phúc chung, xã hội người hiền.

Khẳng định niềm tin tưởng vào con đường cách mạng…………………… 33 2-Hướng tới cuộc sống hiện tại

Kháng chiến trường kỳ, gian nan của dân tộc Việt Nam đã qua, đất nước bước vào con đường khôi phục và Xây dựng cuộc sống mới, thay đổi trên khắp mọi miền Mặc dù công cuộc khôi phục Xây dựng đất nước còn gặp nhiều khó khăn, vất vả, có khi phải đối diện với những thế lực thù địch nhưng Tố Hữu vẫn tin, một niền tin vững bước hơn trên mỗi chặng đường đời.

Tổ quốc ta ! Muôn nghìn sức mạnh Như hôm qua lao vào trận đánh

Ta sẽ đi Đi tới những ngày mai Như một đoàn quân Bước thẳng, đường dài.

(Một khúc ca ). Đất nước đổi mới, cuộc đời này đẹp đẽ biết bao Nhìn vào cuộc sống mới, Tố Hữu càng vững tin hơn vào con thuyền cách mạng chèo lái dân tộc ta vững bước vào thiên niên kỷ mới:

Nước non càng đẹp, càng tươi Sức xuân như tuổi hai mươi mặn nồng

Dù ai quay hướng đổi lòng Con thuyền ta với cờ hồng, cứ đi !

Khẳng định niềm tin vào con đường cách mạng, Tố Hữu reo ca với niền vui của Độc lập, Tự do, với niền vui của con người Việt Nam được làm chủ đất nước mình: Đời vui thế, khi ta làm chủ Anh em ơi, đồng chí mình ơi ! Trẻ lại rồi, thế kỷ 20

Và trẻ mãi, mỗi người Một nhành xuân, của Đảng.

Niền tin lớn vào con đường cách mạng giải phóng dân tộc, niềm tin vào sức trẻ của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20 và niền tin sẽ trẻ mãi trong mỗi con người sức mạnh của cả dân tộc và mỗi người sẽ là “ một nhành xuân của Đảng”.

Trở lại với lịch sử dân tộc ta thấy, Việt Nam phải trải qua bao nhiêu đau thương, mất mát, hy sinh, biết bao khó khăn, gian khổ mới giành lại được Độc lập, Tự do, mới giành lại được quyền làm chủ về tay nhân dân Ngỡ như người dân Việt Nam sẽ khó mà có thể khắc phục và xây dựng một đất nước từ những đổ nát, tàng dư của chiến tranh để lại Nhưng không, triệu triệu trái tim hồng của dân tộc Việt Nam đã gộp lại, bắt tay nhau cùng chung sức chung lòng để xây dựng một đất nước Việt Nam đàng hoàng giàu đẹp như ngày nay Nhớ về lịch sử oai hùng của dân tộc, Tố Hữu càng vững tin vào con đường cách mạng của dân tộc ta, vững tin vào những bước đi vững chắc của dân tộc ta, vào sức mạnh của cả dân tộc:

Từ đổ nát, ta lại xây dựng mới

Rũ bùn dơ, mặt đất sẽ thanh tân Không sức nào ngăn nổi sức nhân dân Ngày mai sẽ là ngày mai Cộng sản!

(Chân lý vẫn xanh tươi).

Thế kỷ mới bắt đầu, thế kỷ 21 với sự đổi thay nhanh chóng trên mọi miền tổ quốc, Tố Hữu càng vững tin hơn vào nòi giống của người Việt –con hồng cháu lạc, vào truyền thống đoàn kết, tương hỗ lẫn nhau của người dân Việt Nam Khẳng định niềm tin của mình vào con đường cách mạng, vào đời sống mới sẽ mãi xanh tươi sẽ đưa đất nước Việt Nam tiến xa hơn trên trường Quốc tế và tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc luôn sục sôi trong trái tim

Tố Hữu Và ông tin chắc rằng đất nước Việt Nam với những con người có trái tim hồng sẽ làm được:

Kính thưa Bác ! Thế kỷ hai mươi mốt tới đây

Có thể là thế kỷ rồng bay Bảy mươi năm triệu con Hồng cháu lạc Đoàn kết nhau, nhất trí, vững tay

Nhất định sẽ dựng xây

Tổ quốc ta ngày nay Ngang tầm thời đại

(Chào mừng năm 2000 ! ) Niền tin vào con đường cách mạng trong Tố Hữu quả là đáng trọng biết bao Cả cuộc đời mình ông dành trọn trái tim mình cống hiến cho lý tưởng cộng sản và niền tin vào con đường cách mạng không biết mệt mỏi, không kể tuổi tác.

Mặc dù tuổi đã cao sức đã yếu nhưng niền tin trong ôngvào con đường cách mạng vẫn nguyên vẹn như thủa nào mới giác ngộ:

Ta mơ chăng, hỡi bạn đường yêu quý Triều đang lên, nước đang chuyển dòng đời Dẫu còn bao hùm sói mặt người

Bao lầm lỗi, giam tham, ác độcKhông gì ngăn được bước chân dân tộc !Cảm ơn đời đã cho ta, 82 tuổi bạc đầu Được vui sống một thời đã sống, dài lâuVới đồng chí, anh em, bè bạn

(Cảm nghĩ đẫu xuân 2002). Thơ Tố Hữu chặng đường này nói nhiều đến niền tin và khẳng định niền tin vào con đường cách mạng Tại sao vậy? Cả cuộc đời Tố Hữu vẫn nguyên vẹn cái tôi cống hiến và niền tin sục sôi vào con đường cách mạng Xưa nay vẫn là tin vậy tại sao chặng đường này thơ ông lại nói đến niền tin vào con đường cách mạng đến thế ? Niền tin vào con đường cách mạng chặng đường nào cũng là quan trọng, là cần thiết nhưng có lẽ trong chặng đường hoà bình, khi mà cả dân tộc đang bị cuốn vào vòng soáy của công cuộc đổi mới, khi mà đất nước phải đối phó với biết bao thế lực thù địch, nhưng mặt trái, giả dối của con người thì việc khẳng định niền tin vào con đường cách mạng lại có ý nghĩa hơn bao giờ hết Điều này không có gì là khó hiểu cả Bởi lẽ, trước những đổi thay nhanh chóng, trước biết bao “hùm sói mặt người”, bao “gian tham”, “ác độc” con người ta rất dễ nản lòng, rất dễ bước những bước “lầm lỗi”, mất niền tin vào cuộc đời này thì việc khẳng định lại niền tin vào con đường cách mạng trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ Con người sống phải có niền tin, niền tin vững chắc, có như vậy thì mới có thể vững vàng bước những bước trên chặng đường đời đầy gian nan, khổ cực, nguy hiểm được Trong xã hội này, cái xã hội mà còn có biết bao thế lực đen tối lúc nào cũng chỉ chờ cơ hội là sẵn sàng lật đổ chế độ cộng hoà trên đất Việt thì niền tin vào lý tưởng cách mạng là cần thiết hơn cả Có lẽ chính bởi những lẽ đó mà thơ Tố Hữu chặng đường hoà bình nói nhiều đến việc khẳng định niềm tin vào con đường cách mạng Điều này cũng khẳng định là chứng minh cho cái tôi đầy nhiệt huyết cống hiến cho lý tưởng cách mạng suốt đời của Tố Hữu:

2 Hướng tới cuộc sống hiện tại: Đây là nét mới trong cái tôi Tố Hữu các chặng đường thơ của ông trước giải phóng Ở các chặng đường trước ta thấy Tố Hữu không bao giờ đề cập đến đời sống cá nhân, hướng tới cuộc sống hiện tại Có chăng thì chỉ làm nền để làm nổi bật nên cái tôi cống hiến, cái ta dân tộc Từ cái tôi cá nhân cá thể cống hiến cho lý tưởng cộng sản đến cái tôi nhập vai quần chúng và cái tôi sử thi trong thơ Tố Hữu các chặng đường trước, ta thấy cái tôi Tố Hữu hướng tớicuộc sống hiện tại quả là mới mẻ trong đời thơ Tố Hữu mà các chặng đường trước không có nói đến Điều đó cho thấy Tố Hữu đã mở rộng cái tôi trữ tình của mình trong khía cạnh mới Không còn cái tôi reo vui với niền vui giác ngộ lý tưởng cộng sản, không còn là cái tôi với nhiệt huyết kháng chiến và sẵn sàng hy sinh…như các chặng đường thơ trước nữa Đến chặng đường này, cái tôi Tố Hữu khám phá những nét riêng, những khía cạnh cụ thể trong đời sống hiện tại Từ những khám phá, những cảm nhận riêng của mình, ông đã bộc lộ cái tôi buồn vui của mình trước cuộc sống hiện tại.

Ngỡ ngàng cảm nhận lẽ đời

Đất nước chặng đường sau giải phóng thật hỗn lộn, rối ren biết bao Có biết bao việc, biết bao điều mà khiến người ta ngỡ ngàng không thể hiểu nổi tại sao lại như vậy Tố Hữu là một trong số những người ấy.

Chứng kiến đất nước trên con đường đổi mới, nhìn vào xã hội, nhìn vào những bước đi của con người, ông cứ bâng khuâng, day dứt bởi những bước đi lầm lạc của con người Từ chuyện bị lạc đường theo đúng nghĩa thực, ông đã nâng nó lên thành vấn đề đi lạc đường, lầm đường của con người Và ông có cách nhìn, cách đánh giá rất bi quan trong vấn đề này: Ôi ! Bâng khuâng sống giữa đời này Biết mấy người đi lạc bước đây ? Say tỉnh, tỉnh say, nào thấy hướng Càng đi càng lún xuống đầm lầy !

Một câu hỏi lớn dành cho cuộc đời: “Biết mấy người đi lạc bước đường” ? Câu hỏi như lời cảnh báo về cuộc đời này bây giờ nhiều người lầm lạc quá Có cái gì đau đớn, xót xa khi nhìn vào cuộc đời của một cái tôi đầy nhiệt huyết cống hiến cho lý tưởng cao đẹp Con người say rồi lại tỉnh nhưng tỉnh rồi lại say Nó cứ như một cái vòng luẩn quẩn làm cho người ta bế tắc,cùng quẫn không nhận được hướng đi cho mình và càng đi thì dường như lại càng lún sâu xuống đầm lầy Vấn đề đặt ra ở đây là hướng nào là hướng đi cho

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ?

(Một khúc ca) Vậy đấy ! Đường đi đúng đắn của loài người, hướng đi đúng đắng đó là hướng đi tới những chân lý đẹp đẽ, con người phải bết sống vì mọi người, sống cho mọi người Đấy là con đường bước tới tương lai, xây dựng cuộc đời ngày một tươi đẹp hơn.

Việt Nam những năm đầu giải phóng, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế thì kiệt quệ, xã hội hỗn độn….Nhìn cuộc đời ông có những suy ngẫm về lẽ đời:

Có anh bộ đội sắm đồng hồ Thật giả không rành bụng cứ lo Bèn hỏi cô hàng Cô tủm tỉm Giả là như thật Khó chi mô.

Từ chuyện mua đồng hồ của anh bộ đội, Tố Hữu đã khái quát nên thành một vấn đề cấp bách trong xã hội Việt Nam những năm đầu giải phóng Đó là hiện tượng thật giả hỗn lộn Trong cuộc sống hiện tại, trong tình hình xã hội lúc này, con người cứ phải băn khoăn, lo lắng khi lựa chọn mua một món hàng. Liệu mình mua được hàng thật hay lại chỉ là hàng giả đây Cuộc sống này hỗn độn biết bao khi mà con người ngang nhiên công nhận “ giả là như thật” Điều này có “khó chi mô”, có khó gì đâu khi ta không thể phân biệt nổi thật giả thì thật cũng là giả mà giả cũng là thật mà thôi Vậy đấy, nếu xã hội còn có từ

“thật” để dùng khi mua hàng thì ắt sẽ có từ “giả” đi kèm với nó Anh bộ đội ở đây không thể quen với thật giả nên “bụng cứ lo” Có lẽ thời các anh sống khác xa nhiều, các anh sống vô tư, cống hiến hết mình cho lý tưởng, nên khi va chạm với cuộc sống đời thường thì không “rành” là lẽ đương nhiên thôi Cái tôi

Tố Hữu trước vấn đề thật giả là cái tôi đau đớn, xót xa, bẽ bàng trước hiện thực cuộc sống Còn gì đau đớn hơn khi nhận ra, cảm nhận được những giá trị đạo đức bị mất đi Người ta coi thường nhân phẩm của mình, coi thường những giá trị đạo đức của mình Họ đương nhiên thừa nhận thật giả để phân biệt nó thì khó gì đâu Thật là giả mà giả cũng là thật mà Đọc những câu thơ trên ta thấy được ở đây có cái gì như không thể chấp nhận được, thấy được thái độ phê phán gay gắt cuả tác giả trước những thay đổi của giá trị đạo đức giữa cuộc đời thường.

Hay nghe quảng cáo trên các phương tiện thông tin, Tố Hữu rất bất bình trước sự lố lăng, kệch cỡm của cái gọi là một thời thượng xính quảng cáo này:

Văn chương bút bẩn, bao hàng rởm

Lý luận đầu trơn, ối tập dày ! Nói những ba voi, không bát xáo Tàn canh, quảng cáo cái gì đây ?

(Quảng cáo) Văn chương truyền thống thiên về khẳng định những giá trị trong cuộc đời Xưa, người cầm bút là người có cái tâm đáng trọng và người ta dùng ngòi bút của mình để:

Dùng bút làm đòn để chuyển xoay chế độ Mỗi vẫn thơ phá bom đạn cường quyền.

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

Còn thời nay thì sao? Tố Hữu bẽ bàng nhận ra “Văn chương bút bẩn”,con người dùng văn chương, dùng ngòi bút của mình để làm những việc trái với đạo văn chương Con người ngày nay dùng ngòi bút của mình để ca ngợi những gì ? Toàn là nhằm quảng cáo những hàng rởm, toàn là những lố lăng kệch cỡm của đời thường Quảng cáo, văn chương thời nay chỉ là một mớ lý luận xuông Vậy nên giá trị của nó không có gì đáng nói cả Câu hỏi “quảng cáo cái gì đây”,không nhằm để hỏi mà là nhằm bộc lộ thái độ kịch liệt phê phán của tác giả trước những lố lăng, kệch cỡm của cái gọi là “quảng cáo”, giới thiệu mặt hàng ông chua xót nhận ra họ ngợi ca, tâng bốc biết bao hàng rởm.Trong xã hội không thiếu gì cảnh “cheo đầu dê bán thịt chó” Giá trị đạo đức của con người ở đây được đặt lên bàn cân thiệt hơn, nó được đo bằng giá trị đồng tiền.

Tố Hữu còn bị dị ứng với những lẽ đời thay đổi Với ông, ông thấy đổi mới là đi xuống, thấy đổi mới mà lòng không vui.: Đêm cuối năm Riêng một ngọn đèn

Dở hay, khôn dại những chê khen Làm ăn, hai chữ, quen mà lạ Thế cuộc, nhân tình, rõ trắng đen.

Công cuộc đổi mới trên đất nước cứ diễn ra hàng ngày, hàng giờ Tố Hữu không thể bắt kịp được nhịp sống sôi động của đời thường Ông thấy chuyện làm ăn sinh sống nó vừa như quen lại vừa như xa lạ với mình, ông bi quan nhận thấy “Thế cuộc, nhân tình, rõ trắng đen” Cái tôi Tố Hữu ở đây là cái tôi bi quan, trăn trở trước sự đổi mới Liệu đổi mới là đi lên hay tụt hậu đây? Điều này chính là ông cũng không thể nào nhận ra được Cuộc sống cứ chảy trôi, con người cứ phải vật lộn, kiếm sống để tồn tại được Cuộc sống mới là như vậy đấy Nó không còn là cái tôi cống hiến cho lý tưởng cộng sản như lớp lớp những thế hệ thời của ông nưã Bởi vậy nên ông cảm thấy xa lạ, ngỡ ngàng và có cái gì như không thể chấp nhận được với lối sống thực dụng giờ nữa Cũng chính vì thế nên ông cảm thấy buồn một nỗi buồn bàng bạc không tài nào giải thích nổi:

Mới bình minh đó, đã hoàng hôn Đang nụ cười tươi, bỗng lệ tuôn Đời thường sớm nắng chiều mưa vậy Khuấy động lòng ta biết mấy buồn.

Một nỗi buồn, nỗi cô đơn không người chia sẻ Ừ nhỉ? Đời sao lạ vậy ?mới bình minh vậy mà đã hoàn hôn Từ hiện tượng tự nhiên: Bắt đầu một ngày mới là bình minh và khép lại là hoàng hôn buông xuống Đời người sao lại sáng nắng chiều mưa, cười khóc bất thường vậy Sao có thể giải thích nổi vì sao lại như vậy, Chỉ biết rằng sống trong cuộc đời, đứng trong trời đất này phải trải qua những sóng gió cuộc đời ,nếm trải những mất mát , đau thương thì mới là con người thực Biết vậy mà sao Tố Hữu vẫn thấy buồn ,một nỗi buồn trải mênh mông trong lòng người thanh niên cộng sản hồi nào

Cũng chính bởi nhìn cuộc đời toàn thấy những sự đổi thay như vậy nên Tố Hữu đã nhận ra được cả những khó khăn ,vất vả, những sự thay đổi ngay trong khi được hưởng thụ “trái chín”, một cái nhìn bi quan trước cuộc đời:

Mùa trái chín, cũng là mùa là rụng Trong giá đông, xương ủ nụ mầm xuân Ngày mai…Ai biết xa gần

Biển đời sóng gió, mấy thân nổi chìm.

Khẳng định bản lĩnh cá nhân

Việc khẳng định bản lĩnh cá nhân của Tố Hữu có một ý nghĩa rất quan trọng Nó thể hiện được lòng nhiệt huyết, khát vọng cống hiến không mệt mỏi của cái tôi chiến sĩ – thi sĩ cho lý tưởng cộng sản Trước cuộc đời mới, Tố Hữu có những cảm nhận riêng về con đường cách mạng Ông đã thể hiện được niền lạc quan, tin tưởng, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, vững bước bước vào cuộc đời mới.

Trước hết ta thấy Tố Hữu không hề khuất phục trước những khó khăn, gian khổ Dù biết rằng cuộc đời này còn biết bao chông gai cám dỗ nhưng con người vẫn vững lái con đường cách mạng tiến lên phía trước:

Dù ai quay hướng đổi lòng Con thuyền ta, với cờ hồng cứ đi.

Có thể khẳng định rằng Tố Hữu luôn luôn biết vượt qua, biết chấp nhận và sẵn sàng chấp nhận mọi sóng gió của cuộc đời để công hiến cho lý tưởng của mình Ông coi nhẹ khó khăn, gian khổ:

Mặc quanh ta sóng gió

Dù đâu đó chiều tà Bình minh đang dậy đỏ Tim ta cùng chim ca…

(Có một ngày như thế ) Vững tin vào con đường cách mạng, tin vào lý tưởng cộng sản mà mình đã lựa chọn, Tố Hữu càng đi, càng bước những bước vững chắc, Dẫu cuộc sống có thế nào, dẫu cuộc đời này còn có những đổi thay, dẫu cho quanh ta còn là

“sóng gió” là “chiều tà” thì ta vẫn luôn giữ gìn “tấm lòng son” của mình:

Mỗi chặng đường đi ngoảnh lại nhìn Càng đi, càng vững, lại càng tin Hai bàn tay trắng, nên cơ nghiệp Một tấm lòng son quyết giữ gìn.

“Mỗi chặng đường qua” nghĩa là bấy nhiêu năm tháng đã trôi qua, những năm tháng gian nan, tủi cực Giờ đây khi tuổi đã cao, khi đã có những kinh nghiệm cuộc sống, khi từng trải, Tố Hữu ngoảnh lại nhìn những chặng đường mình đã bước qua, ông lại càng vững tin vào sự lựa chọn của mình, vào lý tưởng cộng sản của mình và tự nhủ sẽ giữ vững “tấm lòng son” của mình Lời tự nhủ, quyết tâm giữ vững “tấm lòng son” của mình có ý nghĩa biết bao trong cuộc sống hiện tại Thường thì khi con người ta không còn trẻ nữa, khi người ta phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật thì người ta rất dễ dẫn đến ý nghĩ buông xuôi, mặc cho dòng đời trôi chảy Mặt khác, trong xã hội này, cái xã hội mà còn biết bao hỗn lộn, thường thì con người ta nghĩ nhiều về mình hơn là nghĩ cho người khác, nghĩ về người khác.

“Một tấm lòng son” của Tố Hữu ở đây là biểu hiện của cái tôi sục sôi kháng chiến, cái tôi sẵn sàng cống hiến cả đời mình cho lý tưởng cộng sản,cho con đường giải phóng dân tộc.

Một điểm đáng nói trong thơ Tố Hữu chặng đường hoà bình là Tố Hữu không bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, bệnh tật cống hiến đến hơi thở cuối cùng cho lý tưởng cộng sản Trong khi đó, trên thi đàn thơ ca Việt Nam ta thấy, có nhà thơ cả cuộc đời cứ mãi bị ám ảnh bởi bệnh tật, cái chết và quyết chiến với nó. Chế Lan Viên là tiêu biểu cho hồn thơ luôn bị ám ảnh bởi bệnh tật và cái chết. Ông là đại diện cho hồn thơ đau thương nhưng luôn cháy lên khát vọng sống, khát vọng cống hiến cho cuộc đời.

Cái tôi Chế Lan Viên là cái tôi buồn đau Ông nhận ta cuộc đời này nhỏ bé biết bao Ông yêu tha thiết cuộc sống, vậy mà lại phải đau xót chứng kiến bệnh tật đang từng ngày, từng giờ gặm nhấm thân thể mình, sự sống dần dần rời bỏ mình mà không làm gì được Ông thấy sự sống thật mong manh Bên này là cõi thực, bên kia là cõi hư, giữa cuộc đời này và thế giới bên kia chỉ là một đường biên rất mỏng:

Gió thổi là sen hồ lật lại phía bên kia Phía ấy gọi anh về

Về đâu chưa biết nữa Chỉ biết hồn anh lật lại cùng với gió. Ở trong hồn ai đó ném thia lia.

(Gió lật là sen hồ) Mặc dù bị ảnh hưởng bởi bệnh tật và cái chết, nhưng trong thơ của ông vẫn cháy lên khát vọng sống, khát vọng sáng tạo không mệt mỏi Ông luôn tin tưởng, lạc quan:

Cuộc đời chẳng ba lơn như một chú hề

Hạnh phúc không đến hồi đầu thì đến hồi kết thúc Tất cả sẽ đoàn viên xin bạn chớ ra về

Trở lại với thơ Tố Hữu chặng đường hoà bình, ta nhận thấy một điểm rõ nhất là ông không bị ảnh hưởng bởi nỗi lo tuổi tác, bệnh tật Ông có cái nhìn lạc quan, tin tưởng trước cuộc đời Tuổi già nhưng tâm hồn không già, tấm lòng không khô cằn Dường như thơ Tố Hữu càng về gần những năm tháng cuối đời thì càng nói nhiều đến bản lĩnh cá nhân, đến cái tôi cống hiến không biết mệt mỏi cho cuộc sống đời này:

Mới bảy mười, sao đã gọi già ? Lưng còng thẳng đứng, vững gân da Bạc phơ mái tóc, mây đưa mộng Thanh bạch hồn thơ, nắng nở hoa.

Phải trái, dại khôn, đầu vẫn sáng, Thuỷ chung, đen bạc, mắt chưa nhoà

Sợ chi khúc khuỷu đường muôn dặm

Ta vẫn là ta, ta với ta.

Có lẽ đây là những vần thơ của người già, của người ý thức được tuổi tác của mình Nhưng phải thừa nhận nhận rằng biết về tuổi già, những vần thơ Tố Hữu lạ kỳ thay vẫn hừng hực khí thế sôi nổi của một cái tôi cống hiến.

Có những lúc cái ý nghĩ về tuổi tác cũng xuất hiện nhưng cũng chính lúc ấy cái ý thức về cái tôi cá nhân cống hiến lại càng nổi bật:

Bảy mươi bảy tuổi Cuối thu rồi Trời vẫn xanh Và ta vẫn vui Còn bao năm tháng đời cho sống Còn chống chèo, mặc nước ngược xuôi.

Cuộc đời này còn biết bao điều cần phải nói, phải bàn đến, nhưng TốHữu đã đặt trọn niền tin của mình vào cuộc đời này, vào lý tưởng cộng sản, vào sức mạnh thần kỳ của dân tộc Dẫu cuộc đời này còn biết bao chông gai, khó khăn, bao thế lực thù địch nhưng với sức mạnh toàn dân, với truyền thống bất khuất của lịch sử dân tộc, ta tin là đất nước sẽ mãi xanh tươi:

Bảy mươi tám tuổi mắt chưa nhoà Thanh thản lòng ta vẫn hát ca Rác rưởi, thì cùng nhau quét dọn

Lẽ nào cỏ dại lại là hoa ?

Vâng ! Có lẽ đúng vậy Lẽ nào cỏ dại lại trở thành hoa được nhỉ Sức mạnh dân tộc, sức mạnh của nhân dân sẽ quét sạch được mọi “rác rưởi”, sẽ làm cho cuộc sống này ngày một thêm giàu mạnh hơn Cỏ dại thì muôn đời vẫn chỉ là cỏ dại, còn hoa thơm, dẫu có bị vùi dập, trà đạp thì nó vẫn toả ngát hương, mùi hương chiến thắng Đấy là một niền tin tuyệt đối vào chân lý cách mạng của Tố Hữu.

Chiến thắng được ý nghĩa về bệnh tật, về nỗi lo tuổi tác, càng đi ta thấy

Tố Hữu càng vững tin vào con đường mà mình đã bước đi, càng khẳng định được cái tôi cống hiến không mệt mỏi của mình Dường như khi gần kề với danh giới của hai thế giới thực và ảo, càng về những năm cuối đời nhất thì cái tôi Tố Hữu càng khát khao cống hiến nhất, càng khẳng định được mình trước cuộc đời này:

Bảy mươi, tuổi hiếm người xưa

Ta nay tám chục, mà chưa thấy già Vẫn còn ăn nói, ngân nga

Còn lo việc nước, việc nhà, buồn vui.

(Tám mươi). Đó là những biểu hiện của một cái tôi khát khao cống hiến đời mình cho lý tưởng cộng sản, khẳng định được bản lĩnh cá nhân trước cuộc đời này.

Tình yêu thắm thiết, bền vững

Nói đến thơ trữ tình phải nói ngay đến Xuân Diệu Xuân Diệu là nhà thơ trong tình yêu Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là tình yêu thắm thiết, sôi nổi, ông luôn khát khao, vội vã tận hưởng tình yêu:

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ !

Em, em ơi, tình non đã già rồi,

(Giục giã ) Còn với Tố Hữu, về thơ tình yêu chặng đường trước giải phóng hầu như không có mà nếu có thì cũng chỉ làm nền để nói lên cái tôi cống hiến của Tố Hữu:

Mà nói vậy : “Trái tim anh đó Rất chân thật, chia ba phần tươi đỏ.

Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ và phần để em yêu….

Trong thơ ông chặng đường trước giải phóng xuất hiện nhiều từ “mình”,

“ta”, “anh”, “em”… nhưng tất cả điều đó nói lên tình quân dân, tình đồng chí, đồng bào….những tình cảm của ân tình cách mạng. Đến chặng đường hoà bình, thơ Tố Hữu dành một phần cho tình yêu đôi lứa Thơ viết về tình yêu đôi lứa của Tố Hữu chặng đường này có những đoạn rất tình tứ, rất hay:

Người ơi người ở đừng về Bâng khuân giã bạn, tái tê mạn thuyền

Ai về , ai nhớ, ai quên Mình về, đến hẹn lại lên cùng người.

Tình yêu ở đây quả thực rất thắm thiết, bền vững Nó là giọng quan họ, phảng phất hơi hướng của ca dao, dân ca về tình yêu đôi lứa Tình yêu đôi lứa có cái quyến luyến, nhớ nhung nhau khi phải chia tay Đêm thu quan họ, đêm để đôi lứa, để trai gái tìm đến nhau, giao duyên với nhau, nhưng cuộc vui nào cũng phải đến phần kết thúc Chia tay nhau họ lưu luyến, nhớ nhung về nhau.Yêu nhau, họ luôn nhớ về người mình yêu và câu hỏi “Ai về, ai nhớ, ai quên” như là lời khẳng định tình yêu của mình và họ hẹn nhau ở mùa hội sau Quyến luyến, nhớ nhung, sầu muộn là tâm trạng của lứa đôi yêu nhau khi xa cách Tố Hữu đã viết rất hay, rất đượm về tình yêu lứa đôi. Ở một cung bậc khác của tình yêu, ông đã cảm nhận được tình yêu đôi lứa không bao giờ là chuyện cũ cả:

Thế nào là mới, hỡi em ?

Có bao giờ cũ, ngày đêm, đất trời

… Như tình yêu ấy bền lâu

Xa nhau rồi lại gần nhau mặn nồng.

Tưởng như mới nở đoá hồng Hay đâu hương ủ từ lòng hoa xưa ?

Em ơi, đời mấy gió mưa Tình ta vẫn mới như vừa bén duyên.

Vâng! Chuyện tình yêu muôn đời vẫn mới Con người ta cả đời gần nhau mà vẫn chưa hiểu hết về nhau, vẫn cần phải khám phá mà có đôi khi lại cảm thấy bất ngờ về những cái “mới” của nhau Chuyện tình yêu cũng vậy Nó luôn là mới trong cảm nhận về nhau của lứa đôi yêu đương.

Quả thực, ở chặng đường này, Tố Hữu đã mở lòng mình ra đón nhận những rung động, đổi thay của cuộc đời này Có cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm rất mới về tình yêu đôi lứa.

3.3.Niền trân trọng, tiếc thương những bạn bè nghệ sĩ. Ở chặng đường sau giải phóng, thơ Tố Hữu viết nhiều về tình bạn Ngòi bút của ông hướng về cuộc đời riêng, cuộc đời của các nghệ sĩ, những con người đứng trên trận tuyến văn nghệ và qua đó, ông bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, tìm được nguồn mạch để bày tỏ lòng tri âm tri kỷ của mình. Đến chặng đường này, Tố Hữu đã có thời gian để hướng về tình bạn, tri âm tri kỉ.

Nhớ về Xuân Diệu, chàng trai mà cả đời tìm kiếm, khao khát được sống, được yêu, được giao cảm với đời, Tố Hữu đã có những vần thơ rất xúc động, tiếc thương một tài năng của dân tộc.

Một tiếng thơ rơi, ngàn lệ thấm Vắng anh, người bớt ấm bao nhiêu Thời gian ơi, nhớ chàng Xuân Diệu Dạt dào tình dâng nhịp thuỷ triều

(Gửi theo anh Duân Diệu).

Tài năng như Xuân Diệu, một hồn thơ cháy bảng khát khao yêu đương, cháy bỏng tình yêu đối với cuộc đời, với hạnh phúc lứa đôi Hồn thơ Xuân Diệu làm rạo rực lòng người, Xuân Diệu đã làm cho con người biết yêu, biết khát khao, biết đau khổ trước tình yêu Xuân Diệu sưởi ấm lòng người bằng những tình cảm, những dung động rất đời thường Giờ Xuân Diệu không còn nhớ, nỗi giao cảm với đời Tố Hữu bày tỏ lòng thương tiếc trân trọng đối với một tài hoa bậc thầy như Xuân Diệu.

Tố Hữu xót xa, đau đớn khi nhận ra mình đã mất một người bạn tri âm:

Thương anh, biết mấy là thương Một đời thơ những vấn vương lệ đời…

Mất còn, thôi thế, Chế ơi ! Tĩnh Viên mà động lòng người nghìn năm

Tiếng đàn xưa gọi tri âm Yêu sao, bạn trẻ viếng thăm sáng này !

Cuộc đời của Chế Lan Viên, một con người khát khao yêu cuộc sống và sáng tạo cháy bỏng vậy mà bị hiện thực cuộc đời vùi dập Bệnh tật, nỗi lo về cái chết cứ ám ảnh suốt đời của thơ ông Đọc thơ ông ta thấy xót xa, đau đớn cho một cái tôi cô đơn, lạc lõng thủa “Điêu tàn”, một cái tôi cứng cỏi, quyết chiến với bệnh tật và cái chết, khẳng định mình trong “Di cảo thơ”.

Lòng tri âm, tri kỉ, sự chia sâu sắc của Tố Hữu dành cho người bạn nghệ sĩ thật đáng trân trọng, đáng quý biết bao Phải nói rằng, chỉ có một tấm lòng yêu thương, một trái tim lớn thì mới cảm nhận được trái tim lớn trong đời Tố Hữu là người có trái tim lớn ấy trái tim biết chia sẻ và ông cũng nhận ra, trong số “các bạn trẻ viếng thăm Chế Lan Viên cũng có những trái tim biết cảm thông, trân trọng.

Tố Hữu đã dành nhiều tình cảm của mình cho người bạn đường kháng chiến gian nan Đó là nỗi nhớ, lòng trân trọng đối với hình ảnh người anh hùng –nghệ sĩ trong kháng chiến:

“Đường dài kháng chiến mải mê Chân anh nào biết phút tê tái lòng Anh đi để giọt máu hồng Dáng anh lồng lộng cánh đồng Điện Biên”.

(Nhà hoạ sĩ Tô Ngọc Vân).

Cuộc đời của một người nghệ sĩ trải dài theo con đương kháng chiến gian khổ của dân tộc Để làm được những kiệt tác, người chiến sĩ – nghệ sĩ phải chấp nhận những khó khăn, vất vả, thậm chí chấp nhận cả sự hy sinh. Đó là nỗi nhớ về một người bạn đường trong những ngày tháng bị tù đầy, xiềng xích với cả tấm lòng trân trọng, tiếc thương: Đi thật rồi sao ? Một bạn đường Năm năm, thương nhớ lắm anh Lương

Ba Son, bốc vác, hồn vô sản Côn Đảo, xiềng gông, chí đại dương !

(Nhớ anh Lê Văn Lương).

Viết về những người bạn nghệ sĩ, Tố Hữu đã bày tỏ những tình cảm chân thành, những cảm thông sâu sắc của mình Ông là người biết đánh giá đúng,biết nhận ra những giá trị đích thực của người nghệ sĩ Qua đó ta thấy hình ảnh những người nghệ sĩ hiện ra là những con người có phẩm chất đạo đức, có nhân cách lớn Trước đây thơ Tố Hữu chỉ có những tình cảm đồng chí, đồng bào, những ân tình cách mạng chứ không có tình bạn, tình tri âm, tri kỷ của cái tôi nghệ sĩ Tố Hữu viết về họ với tư cách là một người bạn nên ông dễ dàng

Phương thức biểu hiện…………………………………………… 56 1-Cấu tạo hình ảnh

Những hình ảnh biểu trưng

Như chúng ta đã biết, thơ Tố Hữu các chặng đường trước sử dụng rất nhiều những hình ảnh biểu trưng Ví như nói về hình ảnh Bác Tố Hữu ví Bác là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng, hình ảnh của con đường cách mạng là con tàu giữa biển mênh mông, hình ảnh Thạch Sanh là biểu trưng cho khí phách bất khuất cuả dân tộc Đến chặng đường hoà bình, thơ Tố Hữu tô đậm thêm những hình ảnh tượng trưng quen thuộc trong thơ ông ở các chặng đường trước giải phóng.

Trong thời bình, ta vẫn bắt gặp hình ảnh những đoàn quân vẫn vững bước hiên ngang vào trận tuyến mới trong thơ Tố Hữu thủa nào:

Lại hành quân, như năm nào đánh Mỹ Những sư đoàn, không súng, lại xung phong

Ta sẽ thắng, như những chàng dũng sĩ Biến hoang vu thành cơm áo, hoa hồng.

Trong trận tuyến mới, trận tuyến không có tiếng súng, không có cảnh bom rơi đạn nổ, nhưng những con người trên con đường đi xây dựng đất nước, xây dựng tương lai, cuộc sống mới… như hình ảnh của những chàng dũng sĩ trên trận tuyến xưa.

Hay hình ảnh của tổ quốc, dân tộc ta chặng đường hoà bình cũng rất thiêng liêng, cao cả:

Tổ quốc ta Bà mẹ anh hùng

Tự hào con cháu một lòng trung Nước đang mở cửa trời cao rộng

Bè bạn gần xa, sáng mọi vùng.

Và đặc biệt hơn cả là hình ảnh biểu trưng cho hình tượng Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc Bác là một vầng trời sáng toả khắp xuống trần gian, soi dọi lương tri của mọi người dân đất Việt: Đèn khuya Hà Nội… trên Lăng Một vầng trời sáng như trăng đêm rằm Bốn nghìn năm, bốn mươi năm

Toả quanh nơi Bác đang nằm hào quang.

Một hình ảnh biểu trưng xuyên suốt các chặng đường thơ Tố Hữu là hình ảnh mùa xuân – hình ảnh của chiến thắng, của Độc lập, Tự do.

Mùa xuân trong thơ Tố Hữu trước chặng đường giải phóng có rất nhiều ý nghĩa Đó là mùa xuân của lộc non, chồi biếc, là mùa xuân hồng:

Xuân bước nhẹ trên nhành non là mới

(Ý xuân). Đó chính là hình ảnh của mùa xuân chiến thắng: Đất nước ta ơi Xin bắn 20 phát đại bác vang trời Chào xuân 67

Xuân của chúng ta Nam Bắc hai miền chiến công lừng lẫy

(Chào xuân 67) Đó là hình ảnh của mùa xuân của lòng dũng cảm:

Anh chị em ơi Hãy giương súng lên cao, chào xuân 68 Xuân Việt Nam

Xuân của lòng dũng cảm.

Xuân còn là xuân sớm, xuân của những bất ngờ, ngỡ ngàng:

Xuân đến năm nay, sớm lạ thường Trời đang rét ngọt, sáng chiều sương Ong kêu ong dậy đường hoa vải Rực lúa chiêm trăng, bướm bướm vàng.

(Xuân sớm). Ở đây, mùa xuân mà Tố Hữu nhắc đi nhắc lại nhiều lần là xuân nhân loại, xuân của những chiến công vang lừng, xuân của lòng dũng cảm, xuân chiến thắng Đó là xuân của niềm vui, của hạnh phúc trong cảm nhận của cái tôi trữ tình Tố Hữu trước những cuộc đời cách mạng, trước mùa xuân đại thắng của dân tộc Việt Nam Tố Hữu theo dõi từng bước chuyển mình của thời gian và những bước tiến lớn của lịch sử dân tộc Có lẽ không một hình ảnh nào biểu trưng cho độc lập tự do bằng hình ảnh mùa xuân mới với những nét đặc trưng riêng của nó phù hợp với lịch sử cách mạng của dân tộc. Đến chặng đường hoà bình, hình ảnh mùa xuân càng xuất hiện một cách dày đặc Có tới 28 bài trong tổng số 122 bài trong thơ Tố Hữu chặng đường hoà bình trực tiếp viết về hình ảnh mùa xuân.

Chiến thắng vang rộng trên khắp mọi miền của tổ quốc, cuộc đời đã đổi mới, con người mở lòng mình ra đón nhận những vang động của cuộc đời, tận hưởng cuộc sống mới.

Xuân bỗng đến bất ngời làm lòng người ngỡ ngàng Đó là xuân sớm:

Mùa đông hết tự bao giờ Mải mê ngày tháng, ai ngỡ đã xuân !

Mùa xuân đến trong lòng người, xuân sớm bởi cảnh cảm nhận của lòng người mong chờ mùa xuân:

Chưa phải tết Mà hoa đào rộ nở Ào ào xuân Hớn hở từng giờ

Xứ sở mình lạ thật Cứ như mơ Đã biết trước, vẫn bất ngờ vui thế.

Vâng ! Mùa xuân thật lạ Vẫn biết trước mà sao cứ “bất ngờ vui” vậy Có lẽ cũng bởi đất nước này thiên nhiên của xứ sở này lạ lắm Mỗi muà xuân đến, ta lại cảm nhận được những nét khác biệt của mùa xuân Tố Hữu mải mê với niền say mê sáng tác thì mùa xuân ào đến với những lộc mới, sắc mầu phơi phới làm nhà thơ ngỡ ngàng nhưng lại cảm thấy nó thân thương, quen thuộc biết:

Bài thơ chưa kịp viết Mùa xuân Đã đến quanh ta, khác mọi lần Như tự lòng ta, xanh lộc mới Đất trời phơi phới sắc thanh tân.

Thậm chí mùa xuân còn đến quá sớm, khi mà những dư âm của mùa đông vẫn còn Mùa xuân sớm đến bởi vì… đó là mùa xuân Đơn giản chỉ vậy thôi:

Rét ngọt Mùa đông chưa tiễn chân

Mà xuân cứ tới…Bởi vì xuân Nên hồng cứ chín tươi roi rói

Mơ mấy cánh hoa cứ trắng ngần.

Có lẽ, ta dễ dàng nhận ra , trong thơ Tố Hữu ông nói nhiều đến xuân sớm Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ, hoà bình đã lập lên trên khắp miềm đất nước, con người vui với niềm vui mới, hạnh phúc đang dang rộng vòng tay đón chào ta, con người nào nức hoà mình vào cuộc đời, cuộc đời này đẹp biết bao, xuân đến tự bao giờ mà ta chẳng hay biết, chỉ biết rằng nó bất ngờ làm ta ngỡ ngàng nhưng ta đã luôn sẵn sàng đón nhận mùa xuân ấy, mùa xuân của hạnh phúc muôn đời.

Mùa xuân ở đây còn được hiểu là mùa xuân của lòng nhiệt huyết, mùa xuân của sự cống hiến:

Tám mươi mà vẫn xuân xanh Nâu sồng mà lại nên tranh yêu đời.

(Mừng thọ Bác Nguyễn Phan Chánh). Mùa xuân được tạo dựng bởi con người, con người đã làm nên mùa xuân: Đời vui thế, khi ta làm chủ Anh em ơi, đồng chí mình ơi Trẻ lại rồi, thế kỷ 20

Và trẻ mãi mỗi người Một nhành xuân , của Đảng

Vâng ! Quả là đúng như vậy Con người tạo lập nên mùa xuân này Để có được một mùa xuân hạnh phúc, vui tươi, tràn đầy nhựa sống, con người đã phải chiến đấu để bảo vệ, xây dựng mùa xuân của muôn đời Và mỗi người – mỗi cá nhân trong triệu triệu con người thật xứng đáng là “một nhành xuân” trong xuân lớn cuả dân tộc, của Đảng.

Thơ Tố Hữu chặng đường này còn nói tới mùa xuân của hạnh phúc trong tương lai, mùa xuân của thế giới đại đồng Niềm hạnh phúc dâng trào khi mùa xuân tới với nắng mới, mầm non, chồi biếc:

Sáng đầu năm Cao hứng làm thơ Mênh mông trời nắng trăng phơ phơ Như tờ giấy mới…Xuân đang vẽ Những nụ mần non, những dáng tơ.

Niềm vui, niềm hạnh phúc dâng trào, Tố Hữu hát vang lên bài ca cuộc sống mới trong lúc xuân về:

Xin hát khúc ca vui, mùa xuân này hỡi bạn !

Từ tim ta, say như bản tình ca Như tiếng hát từng băng qua lửa đạn Rất diệu kỳ, bỗng hoá những cánh hoa…

Xuân ở đây còn là xuân của nhân loại, xuân của thế giới đại đồng:

Phải đâu nhốn nháo chợ trời Đồng Xuân ơi, đến chưa thời Đồng Xuân ? Đành là mua bán đong cân

Có ai tính được nghĩa nhân giá nào ?

(Chợ Đồng Xuân). Ở đây có một sự chuyển đổi ý nghĩa Từ nghĩa thực Đồng Xuân, một địa danh gắn bó với đời sống người Hà Nội, nhà thơ đã hướng tới ý nghĩa mới về xã hội lý tưởng, thời đồng xuân, thời mà xuân ở khắp nơi Hướng tới một thời đại mới, thời đại đồng xuân, Tố Hữu ước ao đất Việt Nam sẽ xây dựng vững mạnh xã hội chủ nghĩa Cả dân tộc này sẽ cùng chung một mùa xuân, mùa xuân sinh nở Để có được mùa xuân ấy, con người đã sẵn sàng vượt mọi khó khăn gian khổ Bởi thế ta có “Xuân hành”:

Lẽ nào sống kiếp mong manh

Tự do hạnh phúc, đời dành cho ta Vượt bao ghềnh thác đường xa Vút lên cao, một khúc ca xuân hành

Con người đã sống, chiến đấu, sẵn sàng chấp nhận mọi gian nguy của cả thời chiến lẫn thời bình để có được mùa xuân bất diệt:

Có lẽ đất trời đang biến động Đó đây xuôi ngược, đổi dòng đời Thì biết vậy, Đời ta, ta sống Vạn xuân này, muôn thủa xanh tươi !

Hình ảnh mùa xuân ở chặng đường thơ Tố Hữu sau giải phóng được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau Ngoài nghĩa là xuân đất nước, xuân chiến thắng, xuân của niềm vui, hạnh phúc sa nó còn là mùa xuân của thế giới đại đồng, xuân bất diệt, xuân hành động.

Bên cạnh việc tô đậm thêm cho những hình ảnh tượng trưng quen thuộc. Thơ Tố Hữu chặng đường này còn cấp thêm ý nghĩa mới cho những hình ảnh tượng trưng ấy

Hình ảnh con đường trong thơ Tố Hữu trở thành một biểu tượng đặc sắc, tiêu biểu cho cách cảm nhận của ông về đời sống cách mạng, về con đường đấu tranh gian khổ mà cả dân tộc ta phải bước qua Đó là biểu trưng quen thuộc cho một không gian công cộng của hoạt động cách mạng, là nơi gặp gỡ của những người kháng chiến …

Những hình ảnh khái quát có tính chất ước lệ

Để diễn tả những khó khăn, gian nguy, vất vả của cuộc đời, thơ Tố Hữu chặng đường này sử dụng nhiều hình ảnh khái quát có tính chất ước lệ như :Sóng gió, bình minh, hoàng hôn, cuồng phong, nước mắt…Những hình ảnh này có tác dụng khắc sâu thêm những cảm nhận, cách nhìn cái tôi Tố Hữu trước cuộc đời:

Từ hiện tượng thiên nhiên mưa- nắng, bình minh, hoàng hôn là dấu hiệu để phân biệt ngày và đêm, Tố Hữu đã liên hệ với cuộc đời này: Đang nụ cười tươi, bỗng lệ tuôn Đời thường sớm nắng chiều mưa vậy khuấy động lòng ta biết mấy buồn !

Và như thế thì bình minh- hoàng hôn không còn là hiện tượng của thiên nhiên, đất trời nữa mà nó có tính chất ước lệ cao Cuộc đời này có những đổi thay, xáo trộn lớn Mới cười đấy nhưng rồi lại khóc đấy, cũng như đất trời đang nắng đấy nhưng rồi bất chợt lại mưa đấy Bởi rất hiểu quy luật ấy nên ta thấy

Tố Hữu rất buồn, một nỗi buồn bàng bạc trải mênh mông.

Sóng gió còn ở ngay trong bình yên, hạnh phúc, cuộc đời là vậy đấy Tố Hữu nhận ra giữa những cái tưởng chừng như là bình yên, cuộc đười bằng phẳng, thậm chí là giữa mùa chín ấy đang ủ mầm đau thương, biết đâu ngày mai…ngày mai lại sóng to gió lớn:

Mùa trái chín, cũng là mùa lá rụng Trong giá sương, đông ủ nụ mầm xuân

Ngày mai…Ai biết xa gần ? Biển đời sóng gió, mấy thân nổi chìm !

Có gì như bi quan trong cách nhìn đời của Tố Hữu ở đây, thì thiên nhiên là vậy, biết là mùa xuân chín cũng là đồng nghĩa với lá rụng, rồi lại ủ mầm, rồi sinh sôi nảy nở…cuộc đời này biết sao đây Người ta không thể đoán biết trước được số phận của cuộc đời mình như đoán biết được chu trình sinh sôi nảy nở của muôn cây, muôn loài vật được Trước cuộc đời này, trước những sóng to gió lớn ấy, con người không cảm thấy tự tin vào mỗi bước đi của mình nữa. Hăm hở đấy, sục sôi nhiệt huyết đấy nhưng trước mắt mình con đường mà mình đang bước tiếp không biết trước được là tiến hay thụt lùi đây, khi mà bao quanh biết bao khó khăn, vất vả, bao thử thách mới:

Ta lại đi, như từ ấy ra điLòng hăm hở, tưởng như mình trẻ lại Đường đi tới, hay ngược dòng thời đại ?

Giữa cuồng phong, nghiêng ngửa nửa cơ đồ !

Cuộc đời này đâu chỉ có những khó khăn, thử thách, những sóng to gió lớn mà còn có biết bao nước mắt phải tuôn rơi: Ôi ! Đời vẫn còn rơi bao nước mắt Bao bất công còn đau thắt lòng ta Sao lắm kẻ gian tà, giấu mặt Vàng đầy kho, ngạo nghễ, xa hoa !

(Xuân cho hạnh phúc đến muôn đời). Còn biết bao bất công, bao kẻ đang dình dập ta Cuộc đời ta còn biết bao nước mắt tuôn rơi, ta phải đối phó như thế nào đây Hình ảnh sóng gió được Tố Hữu sử dụng nhiều khi ông muốn nói tới những khó khăn, nguy nan, hiểm nguy của cuộc đời này Đi liền với nó là hình ảnh con người chèo chống con thuyền đời giữa biển lớn bao la: Đường dài chưa lúc dừng chân

Ba mươi năm lẻ, gian truân dạn dày Dập dồn gió bắc, gió tây Sóng to biển cả, một tay chống chèo.

Biết là cuộc đời này còn biết bao sóng gió, gian nguy nhưng ý chí của con người thật đáng khâm phục:

Mặc dù quanh ta sóng gió

Dù đâu đó chiều tà Bình minh đang dậy đỏ Tim ta cùng chim ca….

(Có một ngày như thế).

Hình ảnh “sóng gió”, “chiều tà”, “bình minh”, “chim ca” có tính chất ước lệ, “sóng gió”, “chiều tà”,là những hình ảnh biểu trưng cho những khó khăn, nguy hiểm, gian nan vất vả Còn những hình ảnh “bình minh”, “chim ca” còn biết bao khó khăn, nguy hiểm thì lòng ta vẫn mãi tin tưởng và ngày mai tươi đẹp hơn Đó là điều mà tác giả muốn gửi gắm vào đây Một điều dễ nhận ra ở đây là để nói đến những khó khăn, gian nan, những đổi thay của cuộc đời này, Tố Hữu sử dụng nhiều lần hình ảnh sóng gió, bình minh, hoàng hôn … Điều đó có nghĩa là thơ Tố Hữu ít có sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh, nó dẫn đến việc chúng ta đọc thơ Tố Hữu cứ có cảm giác như khô khan, nhàm chán.

Tóm lại, thơ Tố Hữu chặng đường này sử dụng nhiều hình ảnh, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu Đó là những hình ảnh về thiên nhiên, đất nước, con người trong thời đại mới Bên cạnh đó Tố Hữu đã tô đậm thêm những hình ảnh biểu trưng quen thuộc mà ông vẫn sử dụng nó trong các chaựng đường trước và đặc biệt là ông đã cung cấp thêm cho nó những ý nghĩa mới, có những cảm nhận mới về nó Ngoài ra ông còn sử dụng những hình ảnh khái quát có tính chất ước lệ Tuy nóa có gì như khô khan, nhàm, ít sáng tạo nhưng nó là những hình ảnh kiểu Tố Hữu.

2.Việc sử dụng thể thơ.

Tăng cường thể thơ Luật

Đọc thơ Tố Hữu chặng đường hoà bình có thể nhận thấy một hiện tượng rất đáng chú ý, đó là bài thơ Đường luật trong thời kỳ này chiếm một vị trí đáng kể Có tới 58 bài trong tổng số 122 bài thơ của Tố Hữu trong thời kỳ này. Ngoài ra, trong một số bài thơ có sự kết hợp giữa thơ luật và thơ lục bát Thể thơ tự do có nhưng ít, không đặc sắc.

Trong số 58 bài thơ luật có tới 47 bài thơ làm theo thể thơ thất ngôn là thể thơ truyền thống, là sở trường trong thơ Tố Hữu các chặng đường trước.Thơ thất ngôn thường được Tố Hữu viết theo khổ 4 câu, thường một bài là ba khổ hoặc nhiều hơn Tiêu biểu như những bài “Một tiếng đờn”, “Xuân đang ở đâu”, “Tiếng còi xa”…còn thể thơ ngữ ngôn cũng được tác giả chia ra từng khổ, mỗi khổ 4 câu Tiêu biểu như những bài “xưởng nhà”, “Có một ngày như thế, “Chị bí thư nhà máy”…

Cùng thời điểm này, thơ ca Việt Nam cũng đang vận động và đổi mới. Các nhà thơ (trẻ và không trẻ) đều hướng tới tìm tòi sáng tạo đổi mới thơ ca. Người ta tăng cường chất thơ cho thể thơ tự do, hoặc ít nhất không chịu khuôn mình trong những thể thơ cố định Ví dụ như việc tăng cường chất thơ cho thể thơ tự do nó gần với câu thơ điệu nói, gần với câu nói thường:

Anh lại về ngôi nhà mình Sao mười năm chiến tranh

Mẹ đón anh buổi bình minh nhập nhoạng Cơn mưa đón anh buổi hừng đông chạng vạng Mưa ….Mưa….Mưa

Khắp nơi, Mưa ngoài sân,

Nhưng cũng mưa cả trong nhà….

Sau lời mẹ là lời mưa reo ca….

(Ngày hoà bình đầu tiên –Phùng Khắc Bắc). Còn với Tố Hữu, ông vẫn tiếp tục gắn bó với thể thơ mà thế hệ trẻ ít dùng, ông tìm đến với thể thơ luật truyền thống Một mặt, ta thấy được về tâm lý lứa tuổi của ông Đến chặng đường này ta thấy ông có cách nhìn đời rất khác Có cái gì vẫn còn đang day dứt, là bi quan, là không bằng lòng khi nhìn vào cuộc đời này, đứng giữa cuộc đời này: Ôi !Bâng khuâng sống giữa đời này Biết máy người đi lạc bước đây ? Say tỉnh, tỉnh say, nào thấy hướng Càng đi cầng lún xuống đầm lầy !

(Lạc đường). Ôi nhìn cuộc đời này không chỉ là đổi mới, là đáng ca ngợi cả mà đó đều là chuyện lầm lạc sai đường Con người ta sống khác xưa quá, đâu còn là những ân tình cách mạng, là cống hiến, là chấp nhận hy sinh nữa Trong khi đó cái tôi Tố Hữu vẫn nguyên vẹn là cái tôi cống hiến, cái tôi xả thân hi sinh Nó như có gì lạc lõng giữa cuộc đời hiện tại.

Mặt khác, việc sử dụng thể thơ luật rất hợp với cảm hứng khái quát của ông Giọng thơ Tố Hữu xưa là giọng trữ tình, giọng tâm tình ngọt ngào, bởi vậy nên ông không quen với nối nói thẳng, nói sõng mà chủ yếu là nói bóng gió, nói xa xôi Điều này cho thấy cái khoảng cách của cảm nhận cái tôi Tố Hữu trong đời sống dân tộc đương thời Vẫn nguyên vẹn trong Tố Hữu cái tôi cống hiến mặc cho cuộc đời vẫn còn biết bao gian khó:

Mặc quanh ta sóng gió

Dù đâu đó chiều tà Bình minh đang dậy đỏ Tim ta cùng chim ca….

(Có một ngày như thế).

Và mặc dù các nhà thơ trẻ luôn tìm đến những xu hướng biến đổi thể thơ truyền thống, thơ trẻ biến cách táo bạo nhưng Tố Hữu vẫn tìm về với thể thơ truyền thống Nó hợp với cốt cách của Tố Hữu.

Giữ vững thể lục bát truyền thống………………………………………… 73 Phần thứ 3: Phần Kết luận

Tố Hữu vốn sử dụng sở trường về thể thơ lục bát Thơ Tố Hữu trước

1975 là giọng thơ tâm tình, chan chứa tình yêu thương và tiếng ru Giọng thơ

Tố Hữu rất gần với giọng ca dao, dân ca Chính vì thế Tố Hữu dùng chủ yếu là thể lục bát để bộc lộ những cảm xúc của mình Thể lục bát là thể của cao dao, dân ca, bởi vậy nên nó gần với những tình cảm của Tố Hữu Đến thời kỳ này, thơ về tình cảm quê hương gắn liền với thể lục bát Nó thuận với sở trường của

Tố Hữu Đó là những bài thơ viết về những mảnh đất lịch sử xưa giờ đang ngày một đổi mới với giọng ngợi ca, hoài cổ như: Phồn xương, Hà Trung, Luy Lâu, Nông Cống, Tĩnh Gia, Hoàng Hoá….

Những bài thơ viết về những mảnh đất xưa được viết với giọng ngợi ca. Giọng thơ không còn là giọng ngọt ngào ân tình như trong Việt Bắc nữa mà nó là giọng hoài niệm về những chiến công xưa, về lịch sử hào hùng của dân tộc ta:

Chiều thu, về lại Tĩnh Gia Đêm rằm sáng quá, như là chiêm bao ! Qua đây, lại nhớ năm nào

Xé trời đạn lửa, bom đào, đất rung Đường ra mặt trận, miềm Trung Quân dân ta vẫn trùng trùng đứng lên.

Phải thừa nhận rằng những thành công của Tố Hữu chặng đường này gắn liến với thể lục bát Có tới 40 bài trong tổng số 122 bài thơ của ông chặng đường hoà bình viết theo thể lục bát Trong khi đó, nhìn vào thơ ca Việt Nam sau 1975 ta thấy có xu hướng khác, nó có những cải biến táo bạo Nó không đơn giản chỉ là thể lục bát nữa nó có những phá cách Câu thơ lục bát truyền thống đổi dạng thay hình Sự phá vỡ chất ru, ngọt ngào, mê hoặc, trang trọng để tiến tới một giọng điệu lý trí, tính toán, hiện thực và sự phá vỡ hình thức dàn đồng ca để tiến đến dạng tâm sự cá nhân.

Trong thơ ca Việt Nam sau 1975 ta thấy xuất hiện nhiều lục bát cách thể. Đó là câu lục bát bị nói hoá, với kiểu diễn đạt không rõ nghĩa, tinh nghịch:

Quán cơm âm phủ còn không

Cô gì hôm ấy… lấy chồng hay chưa ?

Biến hoá đa dạng về cách ngắt nhịp, cắt dòng câu lục bát để phù hợp với sự diễn tả nhạc tình phi lục bát và sự tự nhiên của lời nói:

Nào là Núi sập sông khô Nào là

Mặn muối chua mơ cay gừngThương nhau thề biển nguyện rừngPhụ nhau tỉnh mặt quay lưng giữa câuThôi đành lỡ chuyện trầu cau

Dù có Mai sau Xin đừng Khi xưa se chỉ chắp thừng Bây giờ người hoá người dưng Của người.

(Lục bát lỡ nhịp –Nguyễn Thái Sơn). Đọc thơ của Tố Hữu chặng đường hoà bình ta thấy quen thuộc Có lẽ vì

Tố Hữu không có ý định đổ mới thể lục bát truyền thống Nó gần với tư chất của ông Bởi vậy nên thơ lục bát của Tố Hữu thời kỳ này có những bài, những đoạn rất có chất giọng luyến láy của những bài ca dao, dân ca, những bài viết về tình yêu đôi lứa:

…Người ơi người ở đừng về Bâng khuâng giã bạn, tái tê mạn thuyền

Ai về, ai nhớ, ai quên Mình về, đến hẹn lại lên cùng người.

PHẦN THỨ 3: PHẦN KẾT LUẬN

1.“Kể từ tập “Từ ấy” cho đến Việt Bắc, Gió Lộng, Ra trận, Máu và hoa và gần đây là Một tiếng đờn, thơ Tố Hữu đã đi chọn một chặng đường dài từ riêng đến chung và từ chung trở thành riêng”.

Cùng với sự vận động của đời sống dân tộc, thơ Tố Hữu ở từng giai đoạn cũng có những thay đổi Từ cái tôi cá nhân với nhiệt tình cống hiến cho lý tưởng cộng sản trước cách mạng tháng Tám trong “Từ ấy”, đến cái tôi nhập vai quần chúng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở “Việt Bắc”, đến cái tôi nhân danh cách mạng, nhân danh dân tộc của những năm tháng kháng chiến chống Mỹ,thơ Tố Hữu thời kỳ hoà bình trở nên đa dạng hơn.

Là một nhà thơ cách mạng , Tố Hữu vẫn tiếp tục cái tôi sử thi với những phát hiện mới mẻ về đời sống xã hội , tiếp tục bày tỏ những cảm nhận riêng của mình trước hiện thực cách mạng dân tộc trong thời đại mới Nếu như trước đây

Tố Hữu đã hoàn toàn hoà nhập đời sống riêng tư trong đời sống của dân tộc thì đến thời kỳ này Tố Hữu mạnh dạn bày tỏ những tâm sự riêng tư của mình trên trang viết Trước cuộc sống mới, trước những đổi thay to lớn của xã hội, trước những biến đổi không lường của lòng người, Tố Hữu đã khẳng định được bản lĩnh cá nhân của mình Dù cuộc đời này còn có biết bao sóng gió, bao khó khăn gian khổ nhưng Tố Hữu vẫn hiên ngang đứng vững giữa cuộc đời Bên cạnh đó đến chặng đường này ông đã dành nhiều trang viết cho tình yêu đôi lứa, thơ viết về tình yêu đôi lứa thời kỳ này có những đoạn viết rất tình tứ, rất hay Bên những người đứng trên trận tuyến văn nghệ Ông đã bày tỏ niềm trân trọng, tiếc thương những người bạn nghệ sĩ.

Cùng với những cảm nhận mới mẻ của cái tôi trữ tình, thơ Tố Hữu những năm hoà bình cũng có những thay đổi trong việc sử dụng các phương thức biểu hiện Vốn sở trường tạo dựng hình ảnh trực quan và Xây dựng những hình tượng biểu trưng cho ý nghĩa to lớn, kỳ vĩ cho cách mạng, đến thời kỳ hoà bình Tố Hữu tiếp tục tô đậm những hình ảnh biểu tượng cũ và cấp thêm cho nó những nét ý nghĩa mới Nhưng nói chung các hình ảnh này đã trở thành ước lệ, ít cảm xúc.

Văn học Việt Nam 75 –90 có những bước nhảy vọt lớn về việc cách tân thể loại thơ, các nhà thơ đều hướng tới việc tìm tòi đổi mới thơ ca Trong xu thế phát triển đó Cái tôi Tố Hữu vẫn tìm đến với thể thơ truyền thống, thể thơ mà thế hệ trẻ ít dùng Ông vẫn tiếp tục sở trường trong việc sử dụng các thể thơ luật và thể thơ lục bát Phải thừa nhận rằng thể thơ luật không còn phù hợp với thị hiếu của độc giả Việt Nam thời kỳ này, và thể thơ lục bát gắn với giọng ngọt ngào ân tình cách mạng của Tố Hữu cũng không còn giữ vị trí cao như các chặng đường trước Tuy nhiên, tất cả những điểm đó đã làm lên một cái tôi nỗ lực, tìm tòi sáng tạo,nỗ lực khẳng định bản lĩnh của mình và hình thành trọn vẹn một cái tôi thi sĩ – chiến sĩ Tố Hữu.

2-Trong những năm hoà bình, thơ ca Việt Nam có sự vận động và biến đổi rất quan trọng Trong đó, Tố Hữu dường như là một hiện tượng riêng giữa dòng chung Nếu như trước đây, Tố Hữu là đỉnh cao của thơ tình chính trị Việt Nam , đỉnh cao của nền thơ ca hiện đại, thì đến chặng đường hoà bình, người ta ít nhắc đến thơ ca Tố Hữu, nó không còn đứng vị trí hàng đầu nữa Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ, một mặt vì cái tôi không chuyển kịp nhu cầu đổi mới trong đời sống xã hội, mặt khác Tố Hữu không bắt kịp nhu cầu đổi mới trong thơ ca Việt Nam sau 75.

Tuy vậy, Tố Hữu đã góp phần vào biến đổi thơ ca Việt Nam Với một cái tôi đa dạng, hướng về cuộc sống hiện tại ở nhiều phương diện, Tố Hữu góp phần là cho thơ ca Việt Nam có mầu sắc mới Điều này là minh chứng rõ nhất cho khát vọng cống hiến cho cách mạng, cho dân tộc của một cái tôi đầy nhiệt huyết Tố Hữu

1-Nguyễn Thị Bình –Vài suy nghĩ về sức mạnh và giới hạn của thơ Tố Hữu

-Để dạy tốt văn 12-NXB GD-H-1996.

2-Hồng Diệu : Thơ Tố Hữu nhìn từ thế giới vi mô

-Tạp chí văn nghệ quân đội ,số 8 –1998.

3-Nguyễn Đăng Điệp –“Cuộc thảo luận về tập thơ Từ ấy”

-Tạp chí văn nghệ quân đội, số 8 –1998 4-Trịnh Bá Đỉnh –“60 năm cuộc đời sáng tạo thơ ca”.

-Tạp chí VH, số 10 –1997 5-Hà Minh Đức-Một số tài năng thơ ca thuộc về nhân dân và dân tộc.

-Lời giới thiệu tập thơ Tố Hữu –Nxb –GD- 1995 6-Hà Minh Đức: “Vui buồn trong thơ Tố Hữu

-Tạp chí văn nghệ Quân đội, T8- 19987-Tố Hữu: Thơ Tố Hữu - (chọn lựa, sửa chữa và sắp xếp)Nxb VH-TT- Hà Nội 2002

-Nhà văn nói về tác phẩm NxbVH –1998 9-Tố Hữu: Nhớ lại một thời –Hồi ký

-Nxb Hà Nội 2000 10-Lê Văn Hiền: Về cách dùng tính từ chỉ màu sắc của Tố Hữu

-Tạp chí ngôn ngữ số 4 –1976 11-Đào Thanh Hoa: “Tố Hữu, nhà thơ cách mạng”

-Thành phẩm tạp chí văn nghệ Quân đội, số 8 –1998

12-Nguyễn Hoà: “Phải sống đến tận cùng cuộc sống mới có được tác phẩm hay” -Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 8-1998

13-Mai Hương: (Tuyển chọn và biên soạn) –Thơ Tố Hữu những lời bình

14-Trần Ngọc Hương: -Luận đề về Tố Hữu

15-Nguyễn Văn Long: -Thơ Tố Hữu trong đời sống phê bình nghiên cứu văn học Việt Nam 50 năm qua, trong Tố Hữu –Thơ và cách mạng,

16-Nguyễn Văn Long:-“Nhìn lại cuộc tranh luận về tập thơ “Từ ấy”, Lời nói đầu trong cuộc thảo luận (1959 – 1960) về tập thơ Từ ấy.

17-Nguyễn Văn Long:-“Phê bình văn học với hai cuộc tranh hiệu vể thơ Tố

Hữu” -Tạp chí VNQĐ số 8 –1998.

18-Đặng Thai Mai:-“Mờy ý nghĩ”, Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy.

-Nxb Văn học, 4-1959 19-Nguyễn Đăng Mạch:-“Con đường của Thơ Tố Hữu”-Chân dung văn học

-Nxb Thuận Hoá -Huế –1990 20-Nguyễn Đăng Mạch (Chủ biên)-Văn học Việt Nam 45-75

-Nxb giáo dục 1990 21-Nguyễn Đăng Mạch –Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn.

-Nxb giáo dục 1994 22-Nhiều tác giả - Tố Hữu –Tác giả tác phẩm – Nxb Giáo dục

23-Nhiều tác giả -Nhà thơ Việt Nam hiện đại – Nxb KHXH –1984.

24-Nhiều tác giả- Tác giả Văn học Việt Nam – Nxb giáo dục – 1991

25-Nhiều tác giả- Từ điển vaen học – Nxb –KHXH – 1983.

26-Nhiều tác giả -Từ điểm thuật ngữ Văn học – Nxb giáo dục – 1992

27-Lê Lưu Oanh- Thơ trữ tình Việt Nam –Nxb ĐHQG – Hà Nội 1998

28-Nguyễn Kim Phong:-Lê Lưu Oanh (tuyển chọn và biên soạn)

-Tố Hữu –Nhà văn trong nhà trường- Nxb Giáo dục 29-Trần Huyền Xâm:-“Một quan niệm cách mạng về thơ”

-Tạp chí VNQĐ - số 8 –1998 30-Trần Đình Sử – Những thế giới nghệ thuật thơ.

-Nxb Giáo dục –Hà Nội –199531-Trần Đình Sử- Thi pháp thơ Tố Hữu

32-Hoài Thanh – “Thơ Tố Hữu có một sức mạnh phi thường” –Lời giới thiệu trong thơ Tố Hữu -NXBGD –Hà Nội –1996.

33-Đặng Thu Thuỷ –“Cái tôi trữ tình trong di cảo thơ CLV”

-Luận văn Thạc sĩ Khoa Ngữ Văn - ĐHSPHN

I-Lý do chọn đề tài……… 1

II-Lịch sử vấn đề ……….1

III-Giới hạn nghiên cứu……… 3 IV-Phương pháp nghiên cứu………3

Chương I: Sự vận động cuả cái tôi trữ tình Tố Hữu qua các chặng đường sáng tác……….4

1-Cái tôi cá nhân cá thể với nhiệt tình cống hiến cho lý tưởng……… 42-Cái tôi nhập vai quần chúng ………73-Cái tôi sử thi………12

Chương II: Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu thời kỳ hoà bình……… 20

1-Tiếp tục cái tôi sử thi……… 20

1.1.Phát hiện vẻ đẹp đất nước thanh bình……… 20

1.2.Khát vọng cống hiến cho Tổ quốc……… 23

1.3.Bày tỏ lòng biết ơn những cơ sở quần chúng cách mạng, ơn Đảng, ơn Lãnh Tụ……… 27

1.4.Khẳng định niềm tin tưởng vào con đường cách mạng……… 33 2-Hướng tới cuộc sống hiện tại……… 37

2.1.Ngỡ ngàng cảm nhận lẽ đời……….37

2.2-Đau đớn trước sự đổi thay trong đời sống chính trị……… 44 3-Giãi bày những tình cảm riêng tư……… 47

3.1.Khẳng định bản lĩnh cá nhân……… 47

3.2.Tình yêu thắm thiết, bền vững……… 51

3.3.Niềm trân trọng, tiếc thương những bạn bè nghệ sĩ……….53

Chương III: Phương thức biểu hiện………561-Cấu tạo hình ảnh……….56

1.2.Những hình ảnh biểu trưng……….58

1.3.Những hình ảnh khái quát có tính chất ước lệ……….68

2-Việc sử dụng thể thơ……… 71

2.1.Tăng cường thể thơ Luật……… 71

2.2.Giữ vững thể lục bát truyền thống……… 73 Phần thứ 3: Phần Kết luận……… 76

Ngày đăng: 20/07/2023, 18:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w