1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả vốn oda tại việt nam

94 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Sử Dụng Có Hiệu Quả Vốn ODA Tại Việt Nam
Người hướng dẫn TS. Phan Thị Nhiệm
Trường học Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2006-2010
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 130,53 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VỐN ODA (3)
    • 2. Một số khái niệm có liên quan (3)
      • 2.1. Vốn đối ứng (3)
      • 2.2 Vốn cam kết (3)
      • 2.3 Vốn ký kết (4)
      • 2.4 Vốn giải ngân (4)
      • 2.5 Tốc độ giải ngân (4)
    • 3. Phân loại ODA (4)
    • 4. Đặc điểm của ODA (6)
      • 4.1. ODA mang tính ưu đãi (6)
      • 4.2. ODA mang tính ràng buộc (7)
      • 4.4. ODA mang tính hợp tác phát triển (8)
      • 4.5. Vốn ODA có khả năng gây nợ (8)
    • 5. Vai trò của vốn ODA (10)
      • 5.1. Vai trò của vốn ODA đối với Việt Nam (10)
      • 5.2 Vai trò quan trọng của ODA đối với các nước đang và chậm phát triển (11)
    • 6. Đối tác cung cấp ODA (14)
      • 7.1. Vận động đàm phán ký kết điều ướcquốc tế khung về ODA (15)
      • 7.2 Chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt nội dung chương trình dự án ODA (16)
      • 7.4 Thực hiện chương trình và dự án ODA (18)
      • 7.5 Theo dõi đánh giá, nghiệm thu, qyuể toán và bàn giao kết quả chương trinh, dự án ODA (18)
      • 8.1 Ấn Độ (19)
      • 8.2. Thái Lan (21)
      • 8.3 Malaixia (21)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VN (23)
    • 1. Thực trạng thu hút, sử dụng và quản lý vốn ODA (23)
      • 1.1. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam trong thời (23)
      • 1.2. Cơ cấu sử dụng vốn ODA ở Việt Nam năm 2005 (28)
      • 1.3 Tình hình quản lý sử dụng nguồn vốn ODA (34)
        • 1.3.1. Tầm quan trọng của quản lý nhà nước về ODA (36)
        • 1.3.2. Một số nguyên nhân là cho quản lý và sử dụng ODA không đạt hiệu quả (39)
      • 2.1. Đánh giá tình hình sử dụng vốn ODA ở VN trong giai đoạn 2001- 2005 (41)
        • 2.1.1. Tác động tích cực ODA đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 – 2005 (41)
        • 2.1.2. Tình hình ODA cam kết, ký kết, giải ngân (45)
      • 2.2. Kết quả thực hiện trong sử dụng nguồn vốn ODA (51)
        • 2.2.1 Kết quả đạt được (51)
        • 2.2.2 Nguyên nhân đạt được kết quả trên (54)
        • 2.2.3. Những tồn tại cần khắc phục và bài học rút ra (56)
      • 2.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong sử dụng ODA (59)
        • 2.3.1 Hạn chế (59)
        • 2.3.2 Nguyên nhân của các hạn chế (60)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NHẰM SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VỐN ODA Ở VN (63)
    • I. Định hướng tăng cường sử dụng nguồn vốn ODA (63)
      • 1.1. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển (63)
        • 1.1.2. Nhu cầu về vốn ODA (63)
      • 2. Cơ cấu sử dụng nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2006-2010 (63)
        • 2.1. Cơ cấu sử dụng nguồn vốn ODA theo ngành, lĩnh vực (63)
        • 2.2. Cơ cấu sử dụng nguồn vốn ODA theo vùng, lãnh thổ (64)
        • 3.1. thuận lợi (65)
        • 3.2. Thách thức (66)
        • 4.1. Dự báo vốn ODA cam kết (66)
        • 4.2. Dự báo vốn ODA ký kết (66)
        • 4.3. Dự báo vốn ODA giải ngân (67)
      • 5. Định hướng ưu tiên trong sử dụng ODA trong ngành và lĩnh vực (67)
      • 7. Định hướng về chính sách sử dụng nguồn vốn ODA (74)
      • 9. Định hướng sử dụng các phương thức và mô hình viện trợ (76)
    • II. Giải pháp tăng cường nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA (77)
      • 1. Các giải pháp về chính sách và thể chế (77)
      • 5. Giải pháp về tổ chức (82)
      • 7. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền (83)
      • 2. BIỂU Biểu 1:Tỷ lệ giải ngân vốn ODA giai đoạn 1993-2005 (0)
    • Biểu 2: Tỷ lệ vốn ODA ký kết và giải ngân năm 2001-2005 (28)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VỐN ODA

Một số khái niệm có liên quan

Là giá trị của các nguồn lực huy động trong nước để chuẩn bị và thực hiện các chương trình và dự án ODA theo yêu cầu của chương trình dự án.

2.2 Vốn cam kết là tổng sồ vốn phía nhà tài trợ cam kết, tài trợ cho bên tiếp nhận thông qua các hiệp định ký kết đa phương và song phương

Tuy nhiên, để số vốn cam kết này được đi vào thực hiện và có hiệu quả mà còn phục vụ vào nhiều yếu tố, yếu tố quan trọng đó là tốc độ giải ngân.

Là số tiền mà nhà tài trợ cho một chương trình dự án cụ thể thong qua hiệp định vay vốn được ký kết giữa hai bên là bên tiếp nhận và nhà tài trợ

+Vốn giải ngân vốn đối ứng: là khoản tiền được cơ quan kiểm soát chi thông qua được thanh toán.

+ Giải ngân vốn ODA là khoản tiền đã được rút ra khỏi tài khoản của nhà tài trợ.

Tốc độ giải ngân là tiến độ thực hiện nhanh hay chậm của vốn cam kết, Tốc độ giải ngân phụ thuộc vào nội dung và bản chất của nguồn vốn ODA, đối với nguồn vốn ODA không theo dự án , tốc độ giải ngân thường rất nhanh hay còn gọi là “ giải ngân nhanh “.

Phân loại ODA

- Phân loại theo tính chất

+Viện trợ không hoàn lại : Là các khoản tiền mà nhà nước không phải trả lại cho nhà tài trợ ODA loại này thường dành cho những các chương trình dự án thuộc các lĩnh vực : nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải và bưu chinh viễn thông, ngành năng lượng điện, giáo dục và đào tạo, y tế, dân số và phát triển, bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu và chuẩn bị chương trinh và dự án, xoá đói giảm nghèo.

+Viện trợ có hoàn lại: là khoản vay ưu đãi hay còn gọi là tín dụng ưu đãi là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ

+Viện trợ hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại ( khoản tín dụng xuất khẩu của nước tài trợ)

-Phân loại theo mục đích.

+Hỗ trợ cơ bản: là hỗ trợ mà chủ yếu là cho xây dựng kết cấu hạ tầng (đường xã, cầu cống , cảng hàng không, trường học, bệnh viện , hê thống viễn thông…) thông thường các dự án này có kèm theo các trợ giúp kỹ thuật cho các dịch vụ tư vấn : khảo sát thiết kế, giám sát thi công, giám sát môi trường giám sát giải phóng mặt bằng, tăng cường thể chế.

+Hỗ trợ kỹ thuật : là một bộ phận của ODA tập trung chủ yếu cho các đầu vào “ phần miềm “ phụ vụ phát triển hỗ trợ để phát trển nguồn nhân lực và thiết chế, chuyển giao tri thức và tài trợ cho các đầu vào kỹ thuật mà cơ quan quản lý nhà nước không có khả năng đáp ứng hoặc có nhưng yếu kém Mục đích của hỗ trợ kỹ thuật là tăng cường năng lực cho các quốc gia đang phát trển.

- Phân loại theo điều kiện:

+ ODA không ràng buộc: Là loại ODA mà việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.

+ ODA có ràng buộc: Là loại ODA mà việc sử dụng nguồn tài trợ bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng

-Phân loại theo đối tác sử dụng.

+ ODA hỗ trợ dự án : là hình thức chủ yếu của hỗ trợ phát triển chính thức, nó có thể liên quan tới hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật.

+ODA hỗ trợ phi dự án Là hỗ trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho các mục đích tổng quát trong thời gian nhất định, mà không phải xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thê nào.

Đặc điểm của ODA

4.1 ODA mang tính ưu đãi

Là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ bảo đảm yếu tố không hoàn lại ( còn gọi là thành tố hỗ trợ ) đạt ít nhất 35 % đối với các khoản vay có ràng buộc và 25 % đối với các khoản vay không ràng buộc

Vốn ODA có thời gian cho vay ( hoàn trả vốn ) dài, ân hạn dài Chẳng hạn, vốn ODA của ngân hàng thế giới, Ngân hàng phat triển Châu Á, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản có thời gian hòan trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm.

Vốn ODA có thành tố viện trợ không hoàn lại (tức là cho không ), đây là điểm phân biệt viện trợ và cho vay thương mại Thành tố cho không được xác định dựa vào thời gian cho vay ,thời gian ân hạn và so sánh lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại.

Sự ưu đãi thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang phát triển và chậm phát triển Có hai điều kiện cơ bản nhất để nhận được vốn ODA là :

 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp, nước mà có GDP thấp thường được tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp càng thời hạn ưu đãi càng lớn.

 Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA.

Về thực chất vốn ODA là sự chuyển giao có hoàn lại và không hoàn lại trong những điều kiện nhất định một phần tổng sản phẩm quốc dân từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển.

4.2 ODA mang tính ràng buộc Đối với mỗi các nhà tài trợ ODA điều có chính sách riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hoặc có khả năng Đồng thời mục tiêu ưu tiên của các nước cung cấp ODA cững có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể, các nhà tài trợ thường có những quy định ràng buộc đối với nước nhận và nhiều khi những ràng buộc này rất chặt chẽ đối với các nước nhận Ví dụ, đồng yên Nhật lên giá mạnh thì việc sử dụng ODA phải được xem xét mới và có thể đạt được hiệu quả cao, Nhật bản quy định vốn ODA của Nhật bằng tiền yên nhật.

Các nước viện trợ nhìn chung đều không quên dành được lợi ích cho mình vừa gây ảnh hưởng chính trị vừa thực hiện xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ.

Các nhà tài trợ khác như Bỉ, Đức, Đan Mạch thì yêu cầu khỏng 50% viện trợ phải mua hàng hoá và dịch vụ của họ Canada yêu cầu cao nhất 65 %, Thụy

Sỹ chỉ yêu cầu 1.7 %, Hà Lan yêu cầu 2.2 %.

Cho dù là viện trợ không hoàn lại hay cho vay ưu đãi, các nước tài trợ sử dụng ODA như một công cụ chính trị, xác định vị trí của mình tại các nước và các khu vực tiếp nhận ODA.

Trong đó viện trợ chứa đựng hai mục tiêu như :

 Thúc đẩy tăng trưởng bền vững và xóa đói giảm nghèo ở các nước đang và chậm phát triển Viện trợ thường gắn liền với các điều kiện kinh tế về lâu dài, các nhà tài trợ sẽ có lợi ích về mặt an ninh , kinh tế, chính trị khi kinh tế các nước nghèo tăng trưởng.

 Tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ, các nước phát triển sử dụng vốn ODA như một công cụ chính trị nhằm xác định vị thế và ảnh hưởng của mình tại các nước tiếp nhận ODA.

Viện trợ của các nước phát triển không chỉ đơn thuần là việc trợ giúp hữu nghị mà còn là một cồng cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế, chính trị cho các nước tài trợ Những nước cấp tài trợ đòi hỏi nước tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp với lợi ích của bên tài trợ Khi nhận viện trợ nước nhận viện trợ cần cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện của các nhà tài trợ vì lợi ích trước mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu dài.

4.4 ODA mang tính hợp tác phát triển

ODA là hình thức hợp tác phát trển của các tổ chức quốc tế với các nước đang phát trển, với trong quan điểm này, ODA gồm viện trợ không hoàn lai và viện trợ có hoàn lại và các khoản cho vay với điều kiện ưu đãi của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ, mà vốn ODA của các nước phát triển và các tổ chức quốc tế bỏ ra là sẽ đem lại lợi ích của cả hai bên Các nước phát trỉen thông qua việc cung cấp vốn ODA một mặt muốn nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, còn mặt khác là đầu tư cho các nước đang phát triển và chậm phát triển nâng cấp phát triển kết cấu hạ tầng xã hội sẽ tạo ra thị trường rộng lớn hơn.

4.5 Vốn ODA có khả năng gây nợ

Vai trò của vốn ODA

ODA có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển của các nước đang phát triển Việc sử dụng vốn ODA một cách có hiệu quả, đứng mục đích sẽ giúp cho các nước thoái khỏi nghèo nàn, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới việc sử dụng có hiệu quả vốn ODA và nắm bắt được xu hướng vận động được dòng vốn này là hết sức cần thiết đối với các nước nhận viện trợ.

5.1.Vai trò của vốn ODA đối với Việt Nam

ODA phần lớn thành công của Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đều nhò vào nội lực, là kết quả của các nỗ lực đã cam kết của quốc gia Do quyền làm chủ của quốc gia được xác định rõ ràng và ủng hộ rộng rãi của công chúng đối với tiến trình cải cách kinh tế và phát triển, huy động sẽ thu được thành công bền vững trong việc thực hiện các chương trình phát triển trong khi các nỗ lực của cả nước đã giúp được những thành công hiện thời , kiều hối ODA Tổng nguồn vốn ODA cam kết trong 5 năm vừa qua cho Việt Nam là khoảng 11.1 tỷ đô la Mỹ Giải ngân thực tế chỉ khoảng 7.8 tỷ đô la Mỹ, ít hơn rất nhiều so với mục tiêu 9 tỷ đô la Mỹ cho giai đoạn 2001-2005 Vốn vay ODA đã tài trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội và nông nghiệp then chốt Hỗ trợ kỹ thuật từ nguồn ODA đã giúp giới thiệu những kỹ năng mới, các giải pháp quốc tế tốt nhất cũng như công nghệ hiện đại

Chính phủ đang hy vọng nguồn vốn ODA khoảng 11 tỷ đô la Mỹ trong năm giai đoạn tới, và đã dự thảo một khung chiến lược nhằm huy động và sử dụngODA có hiệu quả hơn trong giai đoạn này Chính phủ đang cập nhập khung pháp lý và thể chế quản lý ODA nhằm đảm bảo quyền lãnh đạo và sở hữu quốc gia, tối đa hoá hiệu quả, giám sát những kết quả phát triển, hài hoà các thủ tục hơn nữa, đồng thời tăng cường năng lực cảc cấp trung ương và cấp tỉnh trong việc sử dụng các nguồn vốn ODA hiệu quả hơn và xóa bỏ tham nhũng.

5.2 Vai trò quan trọng của ODA đối với các nước đang và chậm phát triển

- ODA là nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với các nước đang và chậm phát triển

Vốn đầu tư cộng với tài nguyên thiên nhiên, lao động và kỹ thuật tạo thành 4 vật chất xã hội.

Trong những điều kiện hịên nay với những thành tựu mới của khoa học và công nghệ, các nước có thể tiến hành không chỉ bằng khả năng tích luỹ trong nước mà còn kết hợp với tận dụng khả năng thời đại.

Do dân số tăng nhanh, sản xuất tăng chậm và cung cách quản lý kinh tế, tài chính kém hiệu quả, các nước đang phát triển đặc biệt là các nước Châu Phi đang vấp phải nhiều khó khăn kinh tế như nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ngày càng tăng Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia đang cố gắng hoàn thiện cơ cấu kinh tế bằng cách phối hợp với WB, Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund- IMF), các tổ chức quốc tế khác tiến hành chính sách điều chỉnh cơ cấu Chính sách này có xu hướng là chuyển chính sách kinh tế Nhà nước đóng vai trò trung tâm sang chính sách khuyến khích nền kinh tế phát triển theo định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân

- ODA giúp cho nước nghèo tiếp thu được những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực.

Những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước nhận tài trợ là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Các nhà tài trợ còn ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì họ tin tưởng rằng việc phát triển của một quốc gia quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực Đây mới chính là những lợi ích căn bản, lâu dài đối với nước nhận tài trợ Chỉ có điều là những lợi ích này thật khó có thể lượng hoá được.

- ODA giúp cho các nước đang phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

Do dân số tăng nhanh, sản xuất tăng chậm và cung cách quản lý kinh tế, tài chính kém hiệu quả, các nước đang phát triển đặc biệt là các nước Châu Phi đang vấp phải nhiều khó khăn kinh tế như nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ngày càng tăng Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia đang cố gắng hoàn thiện cơ cấu kinh tế bằng cách phối hợp với WB, Quỹ tiền tệ quốc tế các tổ chức quốc tế khác tiến hành chính sách điều chỉnh cơ cấu.Chính sách này có xu hướng là chuyển chính sách kinh tế Nhà nước đóng vai trò trung tâm sang chính sách khuyến khích nền kinh tế phát triển theo định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân Thế giới đã thừa nhận sự cần thiết của loại hình viện trợ này đối với các nước đang phát triển và Nhật Bản cũng chú trọng tới loại hình này.

- ODA giúp tăng trưởng thu hút vốn đàu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát trển trong ở các nước đang và chậm phát triển.

Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nước trước hết họ quan tâm tới khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tại nước đó Họ luôn cảnh giác với những nguy cơ làm tăng các phí tổn của đầu tư.

Một cơ sở hạ tầng yếu kém như hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh, phương tiện thông tin liên lạc thiếu thốn và lạc hậu, hệ thống cung cấp năng lượng (điện, nhiên liệu) không đủ cho nhu cầu sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư vì rằng những phí tổn mà họ phải trả cho việc sử dụng những tiện nghi hạ tầng sẽ lên cao, chưa kể đến thiệt hại như hoạt động của nhà máy, xí nghiệp phải dừng vì mất điện, công trình xây dựng bỏ dở vì không có nước…

Một hệ thống ngân hàng lạc hậu cũng là lý do làm cho các nhà đầu tư e ngại, vì những chậm trễ, ách tắc trong hệ thống thanh toán và sự thiếu thốn các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ cho đầu tư sẽ làm phí tổn đầu tư gia tăng, dẫn tới hiệu quả đầu tư giảm sút.

Như vậy, việc đầu tư của Chính phủ vào việc nâng cấp, cải thiện và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng đều hết sức cần thiết, nhằm làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn Nhưng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, trong nhiều trường hợp, các nước đang phát triển cần phải dựa vào nguồn vốn ODA để bổ sung cho vốn đầu tư hạn hẹp từ ngân sách Nhà nước Một khi môi trường đầu tư được cải thiện sẽ làm tăng sức hút dòng vốn FDI Mặt khác, việc sử dụng vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các chương trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận.

Rõ ràng ODA ngoài việc bản thân nó là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các nước đang phát triển, nó còn có tác dụng làm tăng khả năng thu hút vốn từ nguồn FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước, góp phần thực hiện thành công chiến lược hướng ngoại.

Đối tác cung cấp ODA

- Các đối tác song phương : là chính phủ của các nước phát triển hỗ trợ cho các nước đang phát triển và chậm phát triển.

Các đối tác song phương bao gồm bao gồm : Ai-xơ-len,Anh, BaLan, Bỉ,Ca- na-da,Cô-oét, Đân Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hangari, I-ta-lia,Luc-xem- bua,Mỹ,Na-uy,Nhật Bản,Niu-di-lân, Ôt-xtrây-lia, Phần Lan, Pháp Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thụy Điển, Thuỵ Sỹ, Trung Quốc và Singapo.

- Các đối tác đa phương: Bao gồm: có các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc(Chương trình phát triển của LHQ, Quỹ nhi đồng LHQ, Chương trình lương thực thế giới, Tổ chức y tế thế giới, Tổ chức nông nghiệp và lương thực

 Các định chế tài chính quốc tế,và các quỹ: nhóm ngân hang thế giới,quỹ tiền tệ quốc tế,Ngân hàng phát triển châu Á, ngân hang đầu tư Bắc Âu,Qũy phát triển Bắc Âu,Quỹ phát triển quốc tế,của các nước xuất khẩu dầu mỏ.

 Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ : Uỷ ban châu Âu, Cao uỷ Liên hợp quốcv ề người tỵ nạn, Quỹ dân số về Liên hợp quốc, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc,Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS, Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc, Quỹ đầu tư phát triển của Liên hợp quốc, Quỹ môi trường toàn cầu, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Quỹ Quốc tế và phát trển nông nghiệp, Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hoá của Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức nông nghiệp và lương thực, Tổ chức y tế thế giới.

7.Quy trình thu hút, quả lý và sử dựng vốn ODA.

Quy trình thu hút, quả lý và sử dụng ODA được tiến hành qua các bước chủ yếu sau:

7.1 Vận động đàm phán ký kết điều ướcquốc tế khung về ODA

- Danh mục các chương trình và dự án ưu tiên vận động ODA tại hôịi nghị thường niên nhóm tư vấn các nhà tài trợ(Hội nghị CG).

Trong tuần thứ nhất của tháng 8 hàng năm, bộ kế hoạch và đầu tư có văn batn hướng dẫn các cơ quan chủ quản chuẩn bị vào trước cuối tháng 9 hàng năm hàng năm, các cơ quan chủ quản gửi cho Bộ kế hoạch và đầu tư danh mục các chương trình và dự ánưu tiên vận động ODA tại hội nghị

- Phối hợp vận động ODA.

+ Tổ chức hội nghị điều phốiODA theo ngành.

+ Tổ chức hội nghị điều phốiODA theo lãnh thổ.

+ Các cơ quan đại diện ngoại giaocủa Việt Nam của nước ngoài tổ chức vận động ODA.

Trên cơ sở kết quảvận động ODA, Bộ kế hoạch và đầu tư tổng hợp trình thủ tướng chính phủdanh mục chương trình và dự ánODA đối với nhà tài trợtương ứng với các cơ quan chủ quản đề xuất và các cơ quan nhà tài trợ đề xuất.

-đàm phán ký kết điều ướcquốc tế khung về ODA.

Bộ kế hoạch và dầu tư chủ trì phối hợp với Bộ tài chính , bộ ngoại giao, văn phòng chính phủ và các cơ quan có nhu cầu về ODA chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán, ký kết với nhà tài trơ, các điều ước quốc tế về khungODA.

- Thông báo điều ước quốc tế khung về ODA.sau khi điều ước quốc tế khung về ODA đã được ký kết, Bộ kế hoạch và đầu tư thông báo bằng văn bản cho các cơ quan chủ quản về chương trình và dự án được nhà tài trợ đồng ý xem xét tài trợ trong từng thời kỳ để tiến hành các bước chuẩn bị tiếp theo.

7.2 Chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt nội dung chương trình dự án ODA

+ Yêu cầu lập văn kiện chương trình và dự án ODA.

+ Xác định cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng ODA.

+Vốn chuẩn bị cho chương trình và dự án.

Nội dung chủ yếu của kế hoạch chuẩn bị chương trình, dự án ODA như sau:

Mục tiêu và kết quả phải đạt dược của quá trình chuẩn bị kèm theo đề cương chi tiết và yêu cầu về nội dung đổi mới văn kiện chương trình, dự án. Trình tự các bước chuẩn bị , kết quả chủ yếu của mỗi bước, hoạt động chủ yếu phục vụ cho từng kết quả.

Phân công thược hiện, tổ chức và nêu rõ các đối tượng cần được thu hút tham gia quá trình chuẩn bị.

Những khác biệt giữa thủ tục của nhà tài trợ

Thời biểu hoàn thành các hoạt động, kết quả của quá trình chuẩn bị và lịch biểu huy động các đầu vào tương ứng.

-Thẩm định và phê duyệt nội dung chương trình và dự án

* Ra quyết định về chủ dự án theo các quy định dưới đây:

+ đối với chương trình và dự án đầu tưchủ dự án phải bảo đảm các điều kiện theo quy định theo pháp luật hiện hànhvề quản lý đầu tư và xây dựng. + Đối với các tổ chức và dự án hỗ trợ lỹ thuật chủ dư án phải bảo đảm:

Có chức năng, nhiệm vụ và hoạt động phù hợp với mục tiêu và nội dung của chương trình và dự án hổtợ kỹ thuật Có điều kiện cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

*Hỗ trợ hướng dẫn chủ dự án thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

+ Chuẩn bị lập văn kiện chương trình và dự án trên cơ sở danh mục tài trợ chính thức, đảm báo tiến độ xây dựng , chất lượng nội dung của văn kiện chương trinh, dự án.

+ Tổ chức huy động các nguồn lực thích hợp cho việc chuẩn bị chương trình, dự án.

+ Lập kế hoạch chuẩn bị chương trình dự án : Mục tiêu và kết quả phải đạt được của quá trình chuẩn bị, kèm theo đề cương chi tiết và yêu cầu về nội dung đối với văn kiện chương trình dự án Xác định rõ sự khác biệt về quy định và thủ tục giữa Việt Nam và nhà tài trợ

* Thậm định và ra quết định đầu tư ( hoặc phê duyệt văn kiện chương trinh, dự án hỗ trợ kỹ thuật ) về pháp lý hiện hành và quản lý đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng ODA.

7.3 Đàn phán, ký kết, phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước quốc tế cụ thể là về ODA

 Đàm phán: Thủ tướng chính phủ chỉ định cơ quant hay mặt chính phủ chủ trì đàm phán điều ước quốc tế về ODA với bên ngoài.

 Ký kết : Trường hợp điều ước quốc tế về ODA phải được ký kết với danh nghĩa nhà nước cộng hoà xã hội Việt Nam, Thủ tướng chính phủ trình chủ tịch nước xem xét qyuết dịnh sau khi cơ quan chủ quản chủ trì đảm phán thực hịen trình thủ tướng chính phủ về kết quả đàm phán, nội dung các văm thảo thuận sẽ ký với bên nước ngoài, đồng thời đề xuất người thay mặt Chính phủ ký điều ước quốc tế về ODA với ngoại nước về văn bản trình Thủ tướng chính phủ phải kèm theo ý kiến bằng văn bản của bộ kế hoạch và đầu tư , Bộ tài chính và bộ tư Pháp.

 Phê chuẩn hoặc phê duyệt: chính ohủ phê duyệt điều ước quốc tế bởi ODA.

7.4 Thực hiện chương trình và dự án ODA

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VN

Thực trạng thu hút, sử dụng và quản lý vốn ODA

Việt Nam là một nước đang phát triển do vậy nhu cầu vốn đầu tư rất lớn đặc biệt là nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Trong giai đoạn từ 1993 đến nay, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân

Trong bối cảnh tình hình hiện nay, khi nguồn ODA khó có khả năng gia tăng trong khi nhu cầu phát triển đòi hỏi nguồn lực này rất lớn, Chính phủ Việt Nam cam kết hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA

1.1 Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam trong thời gian qua Đối với các nước khó khăn về kinh tế, ODA là một trong những nguồn vốn quan trọng đối với các nước tiếp nhận, được cung cấp dưới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi được sử dụng vào mục đích phát triển dài hạn như xây dựng, phát triển kinh tế và hỗ trợ tăng phúc lợi xã hội Tuy nhiên, nguồn vốn này cũng có thể sử dụng không hiệu quả, gây gánh nặng nợ nần cho đất nước nếu như không có sự quản lý nhà nước chặt chẽ Các nước cung cấp ODA ngoài mục tiêu chung (giúp các nước nghèo phát triển ) còn theo đuổi các mục đích riêng như lợi ích kinh tế có được từ các khoản mục ODA mang lại, mở rộng xuất khẩu (buộc các nước ODA mua sản phẩm của mình), mở rộng hợp tác quốc tế có lợi cho họ, đảm bảo an ninh quốc phòng hoặc một mục tiêu chính trị khác.

Vốn ODA phải được ưu tiên sử dụng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế Hiệu quả của sử dụng vốn ODA phải là một trong những tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu trong công việc có quyết định huy động hoặc tiếp nhận dự án Chương trình của các nhà tài trợ có cung cấp hay không; đảm bảo sự gắn bó, thúc đẩy và phát huy được hiệu quả của quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.

Bảng 1 : Vốn cam kết và thực hiện vốn ODA giai đoạn 1993-2005

Năm Vốn cam kết Vốn giải ngân Tỷ lệ giải ngân

Nguồn : mạng thông tin khoa học công nghệ thành phố HCM

Biểu 1:Tỷ lệ giải ngân vốn ODA giai đoạn 1993-2005

Trong giai đoạn từ 1993 đến 2005, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân

Trong bối cảnh tình hình hiện nay, khi nguồn ODA khó có khả năng gia tăng trong khi nhu cầu phát triển đòi hỏi nguồn lực này rất lớn, Chính phủ Việt Nam cam kết hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA

Nguồn vốn ODA (viện trợ phát triển chính thức) là hình thức hỗ trợ phát triển của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế cho các nước đang phát triển Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 100 quốc gia tiếp nhận nguồn vốn này từ hơn 20 quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và các định chế tài chính quốc tế.

Năm 1993, sau khi nối lại quan hệ với các định chế tài chính quốc tế, đến nay, đã có khoảng 26 nhà tài trợ song phương, 21 nhà tài trợ đa phương và

350 tổ chức chính phủ với khoảng 1500 chương trình, dự án dành cho Việt Nam Đứng đầu trong các tổ chức trên là Nhật Bản, Ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) (chiếm 70-80% tổng nguồn vốn ODA hàng năm mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam), với số vốn cam kết ngày càng tăng.

Năm 2001 Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác phát triển với 25 nhà tài trợ song phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO) Từ năm 1993 tới 2001,Việt Nam đã hợp tác với cộng đồng các nhà tài trợ tổ chức thành công 9 Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (Hội nghị CG) và được cộng đồng tài trợ cam kết hỗ trợ nguồn vốn ODA với giá trị là 19,94 tỷ USD. Ðể sử dụng nguồn vốn ODA đã cam kết, từ 1993 - 2001, Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các nhà tài trợ các Ðiều ước quốc tế cụ thể về ODA trị giá 14,72 tỷ USD, đạt khoảng 73,8% tổng vốn ODA đã cam kết tính đến hết năm

2001, trong đó, ODA vốn vay khoảng 12,35 tỷ USD (84%) và ODA vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 2,37 tỷ USD (16%)

Tình hình thực hiện ODA đã có bước tiến triển khá, năm sau cao hơn năm trước và thực hiện tốt kế hoạch giải ngân hằng năm Từ năm 1993 tới hết năm

2001 vốn ODA giải ngân khoảng 9,5 tỉ USD, tương đương với khoảng 54% tổng nguồn vốn ODA đã cam kết Năm 2001-2005, Việt nam đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại Các nhà tài trợ đã cam kết dành cho

VN nguồn vốn ODA khá lớn với tổng giá trị đạt gần 14,9 tỉ USD Các chương trình, dự án ODA đã được ký kết có giá trị hơn 11,2 tỉ USD, trong đó khoảng80% là nguồn vốn vay ưu đãi Vốn ODA giải ngân trong thời kỳ này đạt hơn7,9 tỉ USD Năm 2001-2005, VN đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại Các nhà tài trợ đã cam kết dành cho VN nguồn vốn ODA khá lớn với tổng giá trị đạt gần 14,9 tỉ USD Các chương trình, dự án ODA đã được ký kết có giá trị hơn 11,2 tỉ USD, trong đó khoảng 80% là nguồn vốn vay ưu đãi Vốn ODA giải ngân trong thời kỳ này đạt hơn 7,9 tỉ USD Trong kế hoạch năm năm 2001 - 2005, ODA đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, khoảng 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 17% trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội ưu tiên của Chính phủ, đó là: năng lượng điện (24%); ngành giao thông (27,5%); phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷ lợi (12,74 %); ngành cấp thoát nước (7,8%); các ngành y tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ - môi trường (11,87%) Ngoài ra, nguồn ODA cũng hỗ trợ đáng kể cho ngân sách của Chính phủ để thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế và thực hiện chính sách cải cách kinh tế Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư bằng vốn ODA đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo như Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2 -1; nhà máy thủy điện sông Hinh; một số dự án giao thông quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ 1A (đoạn Hà Nội - Vinh, đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, đoạn thành phố Hồ Chí Minh- Nha Trang), cầu Mỹ Thuận…; nhiều trường tiểu học đã được xây mới, cải tạo tại hầu hết các tỉnh; một số bệnh viện ở các thành phố, thị xã như bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh); nhiều trạm y tế xã đã được cải tạo hoặc xây mới; các hệ thống cấp nước sinh hoạt ở nhiều tỉnh thành phố cũng như ở nông thôn, vùng núi Các chương trình dân số và phát triển, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, tiêm chủng mở rộng được thực hiện một cách có hiệu quả Ngoài ra, còn hàng loạt các công trình mới đầu tư bằng nguồn vốn ODA sẽ được đưa vào hoạt động trong thời gian tới

1 Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo

2 Năng lượng và công nghiệp

3 Giao thông vận tải, bưu chính viễn thong, cấp, thoát nước và phát triển đô thị

4 Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật, các ngành khác

Tỷ lệ % hiệp định ODA

Tỷ lệ % giải ngân ODA

Nhìn chung, việc sử dụng ODA trong thời gian qua là có hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.

1.2 Cơ cấu sử dụng vốn ODA ở Việt Nam năm 2005

- Phân bổ ODA theo ngành / lĩnh vực:

Bảng 2: Cơ cấu sử dụng nguồn vốn ODA thời kỳ 2001-2005 Đơn vị: Triệu USD

Hiệp định ODA ký kết 2001-2005 Giải ngân ODA 2001-2005 Tổng

Tỷ lệ Vay Viện % trợ Vay Viện trợ

1 Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo

2 Năng lượng và công nghiệp 1.802 1.747 54 16 1.375 1.368 7 17

3 Giao thông vận tải, bưu chính viễn thong, cấp, thoát nước và phát triển đô thị

- Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông

- Cấp, thoát nước và phát triển đô thị

4 Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật, các ngành khác

- Y tế, giáo dục đào tạo 1.171 562 609 11 554 383 171 7

- Môi trường, khoa học kỹ thuật 351 144 207 3 361 268 93 5

Nguồn: bộ kế hoạch và đầu tư

Biểu 2: Tỷ lệ vốn ODA ký kết và giải ngân năm 2001-2005

1 Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo

2 Năng lượng và công nghiệp

3 Giao thông vận tải, bưu chính viễn thong, cấp, thoát nước và phát triển đô thị

4 Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật, các ngành khác

Tỷ lệ % hiệp định ODA

Tỷ lệ % giải ngân ODA

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NHẰM SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VỐN ODA Ở VN

Định hướng tăng cường sử dụng nguồn vốn ODA

1.Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát trển thời kỳ 2006-2010

1.1 Nhu cầu vốn đầu tư phát triển. Để thực hịên mục tiêu phá triển kinh tế, xã hội của kế hoạch phát triển 5 năm 2006-2010 và đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7.5-8% / năm, cần huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 2.200 nghìn tỷ động ( theo giá năm 2005), tương đương gần 140 tỷ USD ( theo giá hiện hành là

160 tỷ USD), trong đó 65% là huy động từ các nguồn vốn trong nước và 35% là từ các nguồn ngoài nước

Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư huy động từ bên ngoài, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và vốn ODA có vị trí quan trọng.

1.1.2.Nhu cầu về vốn ODA Để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư huy động từ bên ngoài, trong 5 năm 2006-2010 cần thực hiện được khoảng 11 tỷ USD Để thực hịên được nguồn vốn ODA nêu trên, cần phải huy động từ bên ngoài, vốn đầu tư trực tiếp từ bên ngoài và vốn ODA có vị trí rất quan trọng.

2 Cơ cấu sử dụng nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2006-2010

2.1 Cơ cấu sử dụng nguồn vốn ODA theo ngành, lĩnh vực.

Cơ cấu sử dụng nguồn vốn ODA theo ngành và lĩnh vực thể hiện trong bảng sau:

Bảng7 : Cơ cấu vốn ODA theo lĩnh vực thời kỳ 2006-2010

Cơ cấu ODA thực hiện 2001- 2005

Dự kiến cơ cấu ODA ký kết 2006- 2010

Tổng ODA ký kết (tỷ USD)

Nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp phát triển nông thôn, xoá đói

Năng lượng và công nghiệp 17% 15% 3,05-3,56

Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và đô thị

Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường , khoa học công nghệ và các ngành khác

(bao gồm xây dựng thể chế, tăng cường năng lực )

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

So với thời kỳ 2001-2005, chính sách bổ sung nguồn vốn ODA trong thời kỳ 2006-2010 sẽ tiếp tục suy trì tỷ trọng ODA ở mức cao (21%) để hỗ trợ phát trển nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp với xoá đói giảm nghèo Tập trung sử dung vốn ODA vay ưu đãi (15%) để hỗ trợ phát triển hệ thống lưới điện và các trạm phân phối, tăng tỷ trọng vốn ODA (33%) cho phát triển giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị, các lĩnh vực y tế giáo dục và đào tạo , môi trường khoa học và công nghệ và các ngành lĩnh vực khác tiếp tục giữ tỷ trọng vốn ODA cao (31%).

2.2.Cơ cấu sử dụng nguồn vốn ODA theo vùng, lãnh thổ.

Trong thời kỳ 2006-2010 chính phủ sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để tăng tỷ trọng vốn ODA hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương thuộc vùng ưu tiên, cụ thể là tiếp tục vận động ODA cho các vùng nghèo và khó khăn như vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng băc Trung Bộ và duyên hải miền trung, vùng Tây nguên và đồng bằng sông Cửu Long.

Về giải ngân nguồn vốn ODA, dự báo của các chuyên gia kinh tế là lạc quan Việt Nam tiếp tục cần một lượng vốn cho tăng trưởng trong giai đoạn 2006-2010, trong khi khả năng và kinh nghiệm giải ngân đã có một bước tiến đáng kể so với giai đoạn 2001-2005

3.Dự báo khả năng vốn ODA thời kỳ 2006-2010

Những thuận lợi và thách thức trong sử dụng nguồn vốn ODA 5 năm 2006-

Việt Nam có những thuận lợi cơ bản để tiếp tục thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA phục vụ việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006- 2010:

- Tình hình chính trị ổn định: sự nghệp đổi mới toàn diện đời sống kinh tế xã hội trực tiếp được triển khai mạnh mẽ và sâu rộng.

- Nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao: những tiến bộ xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo đã tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với bạn bè quốc tế.

- Tiến trình hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới và khu vực diễn ra sôi động, với bước ngoặt là việc Việt Nam trở thành thành niên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới.

- Nhu cầu của nguồn vốn ODA của các nước đang phát triển tiếp tục tăng mạnh, song nguồn cung của thế giới còn có nhiều hạn chế.

- Năng lực tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình và dự án ODA còn có nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được những yêu cầu về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.

- Việc áp dụng các cách tiếp cận và mô hình viện trợ mới nhu cầu tiếp cận theo chương trình, hỗ trợ ngân sách và các hình thức hỗ trợ khác theo tinh thần Tuyên bố Pa-ri và cam kết Hà Nội về nhiều hiệu quả viện trợ yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ hệ thống quản lý trong nước, nhất là quản lý các nguồn lực công

4.Dự báo khả năng ODA cam kết, ký kết, và giải ngân trong thời kỳ 2006-2010.

4.1.Dự báo vốn ODA cam kết

Căn cứ vào kết quả phân tích và đánh giá tình hình và xu hướng ODA trên thế giới; những thuận lợi , khó khăn và thách thứccủa Việt Nam trong thu hút và sử dụng vốn ODA thời kỳ 2006-2010; dựa trên những kinh nghiệm và những bài học rút ra trong việc sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 1993-2005 căn cứ vào kết quả thăm dò ý kiến của các nhà tài trợ được thực hiện trong tháng 2 năm 2006 có thể dự báo trong thời kỳ 2006-2010, vốn ODA dành cho Việt Nam sẽ có mức cam kết đạt khoảng 19 - 21 tỷ USD, 4 tỷ USD/ năm , tăng trung bình 8% so với mức cam kết ODA năm 2005

4.2.Dự báo vốn ODA ký kết

+ vốn ODA ký kết trong thời kỳ 2001-2005 chuyển tiếp sang thời kỳ 2006-

+ Vốn ODA ký kết mới trong thời kỳ 2006-2010 sẽ đạt khoảng từ 12.35 - 15.75 tỷ USD

Như vậy tổng số vốn ODA được ký kết trong thời kỳ 2006 – 2010 dự báo sẽ đạt khoảng từ 20.35 – 23.75 tỷ USD.

Kết quả khảo sát các nhà tài trợ cũng cho thấy tổng số vốn ODA của các chương trình và dự án sẽ được ký kết trong thời kỳ 2006 -2010 khoảng 23.23 tỷ USA, sát với dự báo nguồn vốn ODA ký kết nêu trên.

4.3.Dự báo vốn ODA giải ngân

Dự báo tổng số vốn ODA sẽ giải ngân trong thời kỳ 2006 -2010 đạt khoảng từ 11.46 – 12.41 tỷ USD Theo kết qủa thăm dò ý kiến các nhà tài trợ, tổng vốn ODA giải ngân 5 năm tới sẽ đạt khoảng từ 10.9-12.3 tỷ USD.

Những kết quả dự báo nói trên là cơ sở để nhận định rằng, khả năng thực hiện 11.9 tỷ USD vốn ODA như đã được dự kiến trong kế hoạch phát trển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 -2010 là hiện thực.

5 Định hướng ưu tiên trong sử dụng ODA trong ngành và lĩnh vực.

* Phát triển nông nghiệp và nông thôn

Phát triển nông nghiệp và nông thôn bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản ,lâm nghiệp, kết hợp với xoá đói giảm nghèo Ưu tiên sử dụng vốn ODA để thực hiện các chương trình và dự án nhằm tăng năng suất nông nghiệp, phát triển hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ thiết yếu cho người nghèo ( giao thông nông thôn , cấp nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế…), phát triển công trình thuỷ lợi, kết hợp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác một cách bền vững, tạo công ăn việc làm kết hợp với xoá đói giảm nghèo, tăng cường năng lực cán bộ quản lý các cấp nhất là cấp huyện, xã và thôn bản.

- Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại

Tỷ lệ vốn ODA ký kết và giải ngân năm 2001-2005

1 Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo

2 Năng lượng và công nghiệp

3 Giao thông vận tải, bưu chính viễn thong, cấp, thoát nước và phát triển đô thị

4 Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật, các ngành khác

Tỷ lệ % hiệp định ODA

Tỷ lệ % giải ngân ODA

Ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông được ưu tiên cao nhất với số vốn ODA khoảng 2,75 tỷ USD và được giải ngân 25 % Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kì 2001-2005 đã giải ngân được khoảng 1,64 tỷ USD vốn ODA và giải ngân được 21 % trong đó đã góp phần đáng kể phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.Về cơ sở hạ tầng xã hội ODA được ưu tiên sử dụng phát triển giáo dục y tế xã hội với tổng số vốn ODA giải ngân đạt 554 triẹu USD trong thời kì 2001-2005 chủ yếu đầu tư hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất trường học cả 3 cấp như : giáo dục tiểu học ,trung học cơ sở ,trung học phổ thông ,giáo dục đại học và dạy nghề về ngành năng lượng và công nghiệp nguồn vốn ODA đã kí kết trong nghành Công nghiệp Năng lượng đạt 1,8 tỷ USD trong đó đã giải ngân 1,37 tỷ USD nhằm cải tạo nâng cấp, phát triển mới nhiều nhà máy điện vào thành thị , nông thôn và khu công nghiệp phát triển.

-Phân bổ ODA theo vùng lãnh thổ:

Bảng 3:Tình hình vốn ODA cam kết theo vùng lãnh thổ thời kì 2001-2005

Vùng lãnh thổ Giá trị ODA kí kết (triệu USD )

ODA trên đầu người (USD)

1.Trung du miền núi Bắc Bộ 399,9 33,98 14,6

3.Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

6.Đồng bằng sông Cửu Long 191,0 11,19 7,0

Nguồn :Bộ kế hoạch đầu tư ,Tổng cục thống kê(điều tra dân số 2004)

* Số liệu trên không tính các chương trình dự án ODA liên vùng

Năm 2001-2005 vùng Trung du miền núi Bắc Bộ giái trị ký kết vốn ODA cao nhất so với vùng khác 399.9 triệu USD, ODA trên đầu người là 33.98 USD Còn vùng đã ký kết thấp nhất là vùng Đồng Bằng sông Cửu Long giá trị ODA ký kết trong năm 2001-2005 là 199.0 triệu USD, ODA trên đầu người là 11.19 USD, nguồn vốn ODA góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói giảm nghèo của nhiều địa phương nhất là các tỉnh nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đòng bào dân tộc đó ODA có phần đóng góp quan trọng Nhiều dự án ODA đã trực tiếp hỗ trợ nhiều tỉnh và thành phố xây dựng hệ thống cấp nứơc sinh hoạt, phát triển lưới điện nông thôn, giao thông nông thôn, xây dựng chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và cung cấp tín dụng quy mô nhỏ

- Phân bổ ODA theo các nhà tài trợ năm 2001-2005 :

Bảng4 : Vốn ký kết của các nhà tài trợ năm 2001-2005

Quỹ Toàn cầu Tổng số 10 22.78 32.78

Vay Viện trợ 72.52 54.43 87.42 45.54 22.93 282.84 Nhật Bản Tổng số 463.6 458.52 478.04 773.08 748.26 2921.5

Viện trợ 0.5 0.5 mỹ Tổng số 1.5 15.97 6.7 6.74 25 55.91

Viện trợ Đức Tổng số 68.93 35.15 76.95 117.78 53.18 351.99

Viện trợ 17.16 26.03 27.22 62.09 34.26 166.76 Phần Lan Tổng số 18.61 0.16 36.47 40.57 12.16 107.97

Viện trợ 11.14 0.16 40.57 12.16 64.03 Đan Mạch Tổng số 26.61 13.6 12.96 46.04 156.44 255.65

Vay Viện trợ 17.29 26.16 5.27 3.41 17.49 69.62 Pháp Tổng số 105.63 144.53 36.81 139.9 75.67 502.54

Tây Ban Nha Tổng số 4 11.9 5 20.9 ay 4 11.9 5 20.9

Viện trợ 0.86 2.3 15.14 0.75 19.05 luxembourg Tổng số 1.23 3.88 18.76 3.68 27.55

Viện trợ 0.73 0.22 0.95 áo Tổng số 25.26 25.05 13.51 63.82

Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư

Ngân hàng thế giới là nhà tài trợ đa phương lớn nhất ở Việt Nam, cung cấp rất nhiều loại hình viện trợ đa dạng Những dự án được Hội Phát Triển Quốc

Tế, tổ chức cung cấp vốn vay ưu đãi của ngân hàng thế giới, chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ những vùng nông thôn khó khăn Ngân hàng thế giới còn tài trợ và quản lý quá trình thực hiện khoản tín dụng hố trợ giảm nghèo, một khoản vay hỗ trợ ngân sách chung được đồng tài trợ bởi một nhóm các nhà tài trợ đa phương và song phương khác. Năm 2001 ngân hàng pát triển thế giới ký kết cho Việt Nam là 742.38 triệu đô la Mỹ, 495.27 triệu USD năm 2001, 306.61 tiệu USD năm 2003, 753.62 triệu USD năm 2004 và 705.62 triệu USD trong năm 2005.

Ngân hàng phát triển Châu Á là tổ chức đa phương đứng thứ hai sau ngân hàng thế giới, vì mức ký kết và giải ngân lại chủ yếu tập trung vào những dự án về cơ sở hạ tầng và tăng cường năng lực thể chế Ngoài ra ngân hàng phát triển Châu Á còn hỗ trợ một số dư án thuộc khu vực Tiểu Vùng sông Mêkông mở rộng

Uỷ ban châu Á cũng hỗ trợ nhiều dự án quan trọng về xoá đói, giảm nghèo và hỗ trợ thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng xoá đói, giảm nghèo.

Với hơn 40 triệu đô la Mỹ đã giải ngân, uỷ ban châu Á đã tài trợ một số các dự án quy mô lớn thực hiện trên lĩnh vực.

Sự nhỏ lẻ của các cơ quan Liên Hợp quốc đã mất đi khi giá trị giải ngân tổng hợp khiến Liên Hợp Quốc đứng thứ 12 về giá trị giải ngân Một trong những nguyên nhân lý giải thực tế này là do tỷ lệ giải ngân khá cao của tổ chức này do với số vốn đã ký kết.

Ngân hàng phát triển Châu Á năm 2001 đã ký kết 194.72 triệu USD, 248.1 triệu USD trong nawm 2002, 324.22 triệu USD năm 2003, 315.72 triệu USD năm 2004 và 294.56 triệu USD năm 2005

Nhật Bản đứng thứ ba của ký kết ODA lớn trong năm 2001-2005 bằng 2921.5 triệu USD.

1.3 Tình hình quản lý sử dụng nguồn vốn ODA

Quản lý và sử dụng ODA được xây dựng trên cơ sở Chính phủ thống nhất quản lý ODA thông qua các cơ quan đầu mối với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước theo sự phân công, phân cấp gắn với quyền hạn và trách nhiệm, đảm bảo quản lý, kiểm tra và giám sát trong quá trình sử dụng ODA theo chức năng được giao.

Sau gần một thập kỷ được huy động để phục vụ công cuộc phát triển của đất nước, nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã đem lại những thành tựu bước đầu quan trọng Hàng trăm dự án ODA đã được đưa vào thực hiện với tổng số vốn được ký kết với các nhà tài trợ (tính đến hết năm 2001) lên đến 14,72 tỷ USD, đạt khoảng 73,8% tổng vốn ODA đã cam kết Tổng số vốn giải ngân qua các năm từ 1993 đến 2001 đạt khoảng 9,517 tỷ USD Ðồng thời, tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA cũng được nhận định là đã có bước tiến triển khá, năm sau cao hơn năm trước và thực hiện tốt kế hoạch giải ngân hàng năm Nhiều dự án ODA đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam Ðể đạt được các thành tựu kể trên, bằng việc xây dựng các chính sách đúng đắn về thu hút ODA và tạo ra một môi trường pháp lý phù hợp, Chính phủ Việt Nam chứng tỏ được vai trò quan lý nhà nước của mình trước cộng đồng các nhà tài trợ

Việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam, Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý cho việc quản lý nguồn vốn này trong Nghị định 131/2006/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở tập trung dân chủ , khuyến khích sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng và giám sát của cộng đồng.

- Thu hút ODA đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo đảm khả năng trả nợ nước ngoài phù hợp với năng lực tiếp nhận và sử dụng ODA của các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thực hiện

-ODA là vốn hỗ trợ phát triển chính thức do chính phủ các nước các tổ chức quốc tế ,các tổ chức tài trợ song phương và đa phương dành cho VN để hỗ trợ chính phủ và nhân dân VN thực hiện các mục tiêu ưu tiên phát triển.

- Quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong việc tăng cường công tác vận động viện trợ chủ động xây dựng danh mục các chương trình ,dự án yêu cầu tài trợ vốn ODA.

-Công khai minh bạch rong thu hút và sử dụng ODA.

-Phân cấp mạnh mẽ trong thẩm định và phê duyệt các chương trình và dự án ODA là sự đột phá thật sự so cấc nghị định trước.

-Mở rộng phân cấp gắn với rach s nhiệm của các Bộ ,ngành và địa phương ,đơn vị quản lý ,thực hiện và hụ hưởng ODA.

-Trách nhiệm về theo dõi đánh giá và giám sát việc thực hiện các chương trình , dự án ODA ở các cấp.

-Mức động đồng bộ cao giưa quy định quản lý và việc thực hiện các chương trình dự án ODA với quy trình trong nước.

-Do phân cấp thẩm định và phê duyệt chương trình dự án ODA nên chức năng nhiệm vụ của một số cơ quan quan quản lý nhà nước về ODA có những sự điều chỉnh nhất định.

Ngày đăng: 20/07/2023, 16:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w