1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam

70 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,46 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (9)
    • 1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu VN (9)
      • 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển (9)
      • 1.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Eximbank (11)
      • 1.1.3 Tình hình hoạt động của Eximbank trong thời gian gần đây (13)
        • 1.1.3.1 Tình hình huy động vốn (14)
        • 1.1.3.2 Hoạt động tín dụng (15)
        • 1.1.3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế (16)
        • 1.1.3.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ (16)
        • 1.1.3.5 Các hoạt động kinh doanh khác (17)
    • 1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh (20)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG (21)
    • 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại Eximbank (21)
      • 2.1.1 Sự hình thành và phát triển thẻ tại Eximbank (21)
      • 2.1.2 Hoạt động phát hành thẻ của NH XNKVN (22)
        • 2.1.2.1 Thẻ tín dụng Quốc tế (22)
        • 2.1.2.2 Thẻ ghi nợ quốc tế (24)
        • 2.1.2.3 Thẻ ghi nợ nội địa (26)
      • 2.1.3 Hoạt động thanh toán thẻ (27)
        • 2.1.3.1 Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế (27)
        • 2.1.3.2 Hoạt động của hệ thống ATM (29)
      • 2.1.4 Hoạt động Marketing và hợp tác phát triển thẻ (30)
    • 2.2 Thực trạng rủi ro kinh doanh thẻ tại Eximbank (30)
      • 2.2.1 Rủi ro trong phát hành thẻ (31)
      • 2.2.2 Rủi ro trong thanh toán thẻ (36)
      • 2.2.3 Rủi ro kỹ thuật (41)
      • 2.2.4 Hoạt động quản lý rủi ro (41)
    • 2.3 Đánh giá công tác quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ tại NH XNK (43)
      • 2.3.1 Những kết quả đạt được (43)
      • 2.3.2 Những mặt còn hạn chế (43)
      • 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế (44)
        • 2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan (44)
        • 2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan (45)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG LĨNH VỰC (47)
    • 3.1 Kế hoạch phát triển của NH trong thời gian tới (47)
      • 3.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế - Cơ hội và thách thức (47)
      • 3.1.2 Kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh của EIB trong năm 2010 (48)
      • 3.1.3 Kế hoạch phát triển kinh doanh thẻ trong năm 2010 của Eximbank (49)
    • 3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Eximbank (49)
      • 3.2.1 Giải pháp hạn chế rủi ro từ yếu tố tổ chức (49)
        • 3.2.1.1 Hoàn thiện tổ chức và quy trình hoạt động trong quản lý rủi ro kinh (49)
        • 3.2.1.2 Phối hợp với các tổ chức kinh doanh thẻ trong nước và quốc tế trong công tác ngăn ngừa và phát hiện rủi ro (52)
      • 3.2.2 Giải pháp hạn chế rủi ro từ yếu tố con người (53)
        • 3.2.2.1 Nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức của cán bộ thẻ tại NH xuất nhập khẩu Việt Nam (53)
        • 3.2.2.2 Hạn chế rủi ro phát sinh từ ĐVCNT (55)
        • 3.2.2.3 Hạn chế rủi ro phát sinh từ chủ thẻ (57)
      • 3.2.3 Giải pháp hạn chế rủi ro từ yếu tố công nghệ kỹ thuật (59)
        • 3.2.3.1 Đảm bảo an toàn cho hệ thống ATM (59)
        • 3.2.3.2 Nhanh chóng chuyển đổi sang thẻ chip chuẩn EMV (60)
        • 3.2.3.3 Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý rủi ro cho hoạt động thẻ (61)
      • 3.2.4 Giải pháp hạn chế rủi ro từ yếu tố tài chính – kinh tế (61)
        • 3.2.4.1 Thiết lập các hạn mức sử dụng và chấp nhận thẻ (61)
        • 3.2.4.2 Thiết lập Quỹ dự phòng rủi ro kinh doanh thẻ (62)
      • 3.2.5 Giải pháp hạn chế rủi ro từ yếu tố khác (63)
    • 3.3 Kiến nghị với các cơ quan hữu trách (63)
      • 3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ (63)
      • 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (64)
      • 3.3.3 Kiến nghị với hiệp hội thẻ các NH phát hành và thanh toán thẻ VN.......57 KẾT LUẬN (65)

Nội dung

KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu VN

1.1.1Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam đựợc thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là NH xuất nhập khẩu Việt Nam ( Viet Nam Export – Import Bank), là một trong những NH thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam NH chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990 Ngày 06/04/1992, thống đốc NH nhà nước Việt Nam đã kí giấy phép số 0011/NH – GP cho phép NH hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam, tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là NH thương mại cổ phần xuất - nhập khẩu Việt Nam ( Viet Nam Export – Import Commercial Joit – Stock Bank), gọi tắt là Việt Nam Eximbank. Đến nay, vốn điều lệ của Eximbank đạt 8.800 tỷ đồng Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng Eximbank hiện là một trong những NH có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối NH thương mại cổ phần tại Việt Nam Ngoài ra, Eximbank còn có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại số 07 – Lê Thị Hồng Gấm

- Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh và 124 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại

Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 NH ở tại 72 quốc gia trên thế giới.

Eximbank là NH có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, hỗ trợ du học cũng như các sản phẩm tài chính NH hiện đại khác Trong suốt quá trình hoạt động NH đã đạt được rất nhiều thành tựu, trong đó phải kể đến một số thành tựu nổi bật như:

 Được chọn là 1 trong 6 NH Việt Nam tham gia thực hiện Dự án hiện đại hoá NH(Bank Modernization Project) do NH Nhà Nước Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của NH thế giới.

 Đã được hai tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới là Master Card International và Visa International chấp nhận làm thành viên chính thức.

 Tháng 6/2005 Eximbank là NH duy nhất được chọn làm đại diện cho khối NH TMCP vinh dự được Thống đốc NH nhà nước Việt Nam trao tặng bằng khen và phần thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đấu thầu trái phiếu chính phủ tại NH nhà nước.

 Tháng 9/2005 nhận “ Cúp Vàng top ten sản phẩm uy tín chất lượng” cho sản phẩm hỗ trợ du học trọn gói.

 Đạt danh hiệu “10 doanh nghiệp quản lý tốt nhất 2007” do báo thế giới - Việt Nam và tạp chí Economist của Vương quốc Anh trao tặng.

 Tháng 7/2008 Eximbank vinh dự nhận được danh hiệu “NH tốt nhất Việt Nam” do tạp chí The Banker trao tặng.

 Năm 2008, Eximbank phối hợp với công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn (SJC) chính thức khai trương sàn giao dịch vàng SJC – Eximbank, đồng thời tăng vốn điều lệ lên 7.220 tỷ đồng, trở thành một trong những NH TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Eximbank cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một NH tầm cỡ quốc tế gồm:

 Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.

 Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.

 Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).

 Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hoá, chiết khấu chứng từ hàng hoá và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, cheque.

 Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, Thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB…thanh toán qua mạng bằng thẻ.

 Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

 Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước…)

 Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học Tư vấn đầu tư – tài chính - tiền tệ.

 Dịch vụ đa dạng về địa ốc, Home – Banking; Telephone – Banking.

 Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với truờng hợp Thomas Cook Traveller’ Cheque, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích NH đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Eximbank

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động của NH XNKVN.

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Xuất Nhập Khẩu)

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của NH bao gồm tất cả các cổ đông có tên trong danh sách đăng ký cổ đông

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị NH, có toàn quyền nhân danh NH để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của NH, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị theo điều lệ Eximbank ít nhất 3 người và nhiều nhất 11 thành viên Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm và có thể được bầu lại Hiện nay, hội đồng quản trị gồm 11 thành viên

Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP XNK Việt Nam

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 72.169 109.487 211.181 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng 139.017 634.105 135.257

Lãi/ (Lỗ) thuần từ mua bán CK kinh doanh 85 4.163 39.834

Lãi / (Lỗ) thuần từ mua bán CK đầu tư 57.190 (167.439) 185.919

Lãi thuần từ hoạt động khác 41.536 31.283 30.475

Tổng lợi nhuận trước thuế 628.847 969.232 1.532.751

Lãi trên cổ phiếu (Đồng/ Cổ phiếu) 873 1.052 1.287

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh NHTMCP XNK Việt Nam qua các năm)

Qua bảng trên ta thấy, tình hình kinh doanh của Eximbank trong những năm vừa qua là tương đối khả quan Biểu hiện là lợi nhuận trước thuế tương đối cao Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng năm 2009 đạt 1.532.751 triệu đồng, tăng 563.519 triệu so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng 58,14% Đây là kết quả đáng mừng đối với Ngân hàng XNKVN Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đang dần vượt qua khó khăn bởi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.

THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG

Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại Eximbank

2.1.1 Sự hình thành và phát triển thẻ tại Eximbank

Dịch vụ thanh toán thẻ NH được Eximbank đưa vào thị trường Việt Nam bắt đầu từ năm 1991 Tuy vậy, đây là thời kỳ Mỹ cấm vận Việt Nam nên rất khó khăn cho NH XNK VN triển khai thanh toán thẻ trực tiếp với các TCTQT do đồng tiền thanh toán giữa các thành viên là Đô la Mỹ Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng,

NH XNK VN phải đi vòng bằng cách thiết lập quan hệ đại lý thanh toán thẻ thông qua các NH và công ty tài chính nước ngoài Đến năm 1996, thị trường thẻ Việt Nam bắt đầu trở nên sôi động với sự tham gia của các NH trong nước và nước ngoài tại Việt nam Tháng 4/1996, NH XNK

VN cùng với NH Ngoại Thương, NH TMCP Á Châu và NH liên doanh FirstVina trở thành 4 thành viên đầu tiên của TCTQT Mastercard tại Việt Nam Đây là điểm mốc đánh dấu sự tiến triển đầu tiên của thị trường thẻ Việt nam Và tháng 4 năm đó,

NH XNK đã phát hành thẻ tín dụng quốc tế Eximbank Mastercard Năm 1998, NHXNK VN được TCTQT Visa kết nạp là thành viên Ngay sau đó, NH XNK VN đã phát hành thẻ tín dụng quốc tế Eximbank Visa.

Không ngừng phát triển, năm 2003 Eximbank chính thức cho ra đời sản phẩm thẻ nội địa tại Việt nam mang tên V- Top Năm 2005, Eximbank là NH đầu tiên phát hành thẻ thanh toán Quốc tế mang thương hiệu Visa Debit, đồng thời kết nối thành công với hệ thống thanh toán thẻ nội địa của Vietcombank.

Tháng 3/2010, Eximbank là NH duy nhất trở thành thành viên của liên minh GlobePass Đây là một liên minh toàn cầu của các NH phát hành và thanh toán thẻ bao gồm 12 NH thành viên của 11 quốc gia và lãnh thổ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, Hong Kong, Đài Loan, Philipines và Việt Nam.

Ngày 08/04/2010, thẻ nội địa Eximbank chính thức liên thông với hệ thống ATM của NH Đông Á thuộc liên minh VNBC Do đó, Eximbank đã nâng tổng số quầy ATM có thể giao dịch thẻ nội địa EIB là 4.833 máy ATM trên toàn quốc.

2.1.2 Hoạt động phát hành thẻ của NH XNKVN

2.1.2.1 Thẻ tín dụng Quốc tế

NH XNK Việt Nam bắt đầu phát hành thẻ tín dụng quốc tế vào năm 1996 với chiếc thẻ Eximbank Mastercard, đến nay Eximbank còn phát hành 2 loại thẻ mang thương hiệu quốc tế khác là thẻ tín dụng Eximbank Visa và thẻ ghi nợ Eximbank Visa Debit

Bảng 2.1: Số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành qua các năm Đơn vị: Thẻ

Tổng số thẻ đang lưu hành tính đến năm 36.265 51.542 72.447 93.749 120.826

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phòng quản lý thẻ Eximbank)

Trong những năm đầu tiên, lượng thẻ phát hành ra trên thị trường rất khiêm tốn.

Do nền kinh tế vẫn mang đậm tính chất sản xuất nhỏ lẻ, ưa dùng tiền mặt nên mọi tầng lớp dân cư vẫn coi thẻ NH là một khái niệm rất xa lạ Thẻ chỉ được những người thường xuyên đi công tác ở nước ngoài chú ý tới Số lượng thẻ phát hành vì thế tăng trưởng rất chậm Sau những khó khăn, từ năm 2005 trở lại đây, số thẻ phát hành của NH XNK VN tăng trưởng với tốc độ khá cao.

Năm 2005 là năm NH XNK đạt những thành công đáng kể trong việc mở rộng mạng lưới như kết nối thành công hệ thống ATM với 6 NHTMCP và 1 NH liên doanh, kí thoả ước phát triển thị trường với TCTQT Mastercard Trong năm 2006, thị trường thẻ tại Việt nam với sự tham gia của 30 NH đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt hơn bao giờ hết Năm 2007 ghi nhận sự sụt giảm lượng phát hành của hầu hết các loại thẻ tín dụng quốc tế của NH XNK Ngoài Mastercard vẫn giữ được đà tăng với tốc độ khá cao 25,8% thì còn lại thẻ Visa chỉ phát hành được 5.237 thẻ, giảm 33,7% so với năm 2006 Điều này dẫn đến tổng lượng thẻ tín dụng phát hành năm

2007 giảm 13,3% so với năm trước đó Sự sụt giảm trong lượng thẻ tín dụng phát hành là do năm 2007 thị trường thẻ xuất hiện khá nhiều loại thẻ đa dạng, cạnh tranh trở nên gay gắt hơn Năm 2008, với những nỗ lực cải thiện tình hình, lượng thẻ tín dụng của NH XNK đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tổng lượng thẻ tín dụng phát hành trong năm 2008 gần gấp đôi so với năm 2007 Đó là do lượng thẻ Visa tăng 5.263 thẻ (tương đương 100,5%), thẻ Master tăng 3.368 thẻ (tương ứng 64,1%) Và đặc biệt có sự ra đời thẻ tín dụng quốc tế dành cho các doanh nhân là thẻ Eximbank Visa Business Số lượng thẻ phát hành trong năm đầu tiên là 800 thẻ là một sự khởi đầu khá khả quan Năm 2009, nhờ vào hoạt động Marketing đặc biệt mà lượng thẻ Visa Business tăng trưởng đến trên 300% về số lượng phát hành, và chiếm 16,5% trong lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành trong năm

Bảng 2.2 Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do EIB phát hành Đơn vị: Tỷ VNĐ

( Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phòng quản lý thẻ Eximbank)

Ngoài số lượng phát hành, doanh số sử dụng thẻ cũng là nhân tố quyết định tới kết quả hoạt động của lĩnh vực phát hành thẻ Năm 2007, doanh số sử dụng thẻ tăng

21,6% so với năm 2006 Lượng thẻ phát hành Visa cũng giảm 33,9% nhưng doanh số sử dụng vẫn tăng 12,7% đạt mức tuyệt đối cao nhất trong các loại thẻ tín dụng phát hành là 576,2 tỷ VNĐ, chiếm 69,7% tổng doanh số chi tiêu của thẻ tín dụng trong năm Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thoái toàn cầu. Người tiêu dụng thắt chặt chi tiêu hơn, cũng vì thế mà doanh số sử dụng thẻ tín dụng do NH XNK phát hành năm 2008 cũng tăng chậm lại, chỉ đạt 929,1 tỷ VNĐ, tăng 12,4% so với năm 2007 (giảm so với mức tăng 21,6% năm 2007) Doanh số sử dụng thẻ Visa tăng nhẹ 14,6% Tuy rằng nhờ nỗ lực marketing của NH, số thẻ Master phát hành tăng lên, nhưng doanh số sử dụng thẻ Master bị giảm 5,2% so với năm 2007 Nhưng đặc biệt năm 2008 có sự ra đời của thẻ Visa Business, doanh số sử dụng loại thẻ này đạt 31,5 tỷ đồng Có được kết quả này là do năm 2008, dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo, Phòng quản lý thẻ đã thực hiện rất thành công chương trình khuyến mãi dành cho chủ thẻ Visa Business Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành trong năm tăng 89,9% nhưng doanh số sử dụng chỉ tăng 12,4% Năm 2009, do nền kinh tế đang trên đà hồi phục, doanh số chi tiêu của các chủ thẻ tín dụng cũng tăng khá nhiều 35,5%, đạt 1.219,2 tỷ VNĐ Doanh số sử dụng của các loại thẻ tín dụng đều tăng, trừ thẻ Master doanh số sử dụng giảm nhẹ 2,99% Và thẻ Visa Business đạt mức tăng trưởng cao nhất: 88,6% Tiếp sau đó là thẻ Visa tăng 40,8% so với doanh số sử dụng năm 2008 Điều này cho thấy thẻ Visa ngày càng được khách hàng sử dụng nhiều hơn nhờ vào những tiện ích và độ an toàn của loại thẻ này.

2.1.2.2 Thẻ ghi nợ quốc tế

Nhằm đa dạng hoá sản phẩm và tăng khả năng cạnh trạnh, năm 2005 NH XNK phát hành thẻ thanh toán Quốc tế mang thương hiệu Visa Debit, được sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trên toàn thế giới rất thuận tiện.

Hình 2.1: Số lượng phát hành thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit của EIB

( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ NH XNK VN )

Thẻ Visa Debit của NH XNK từ khi được triển khai đã đạt những kết quả rất khả quan Trong năm đầu tiên phát hành, số lượng thẻ Visa Debit đạt 5.590 thẻ, nhiều hơn so với các loại thẻ khi mới được phát hành trước đây Năm 2006, chỉ sau một năm xuất hiện, số lượng thẻ Visa Debit đã đạt 11.735 thẻ, tăng 109,9% (tương đương tăng 6.145 thẻ) so với năm 2005 Đây là một khởi đầu rất thuận lợi, cho thấy tiềm năng lớn của thẻ ghi nợ quốc tế tại thị trường Việt nam trong tương lai Năm

Thực trạng rủi ro kinh doanh thẻ tại Eximbank

Những năm trước, vấn đề về tội phạm thẻ còn chưa được các NH Việt nam quan tâm, bởi khi đó thị trường thẻ chưa thực sự lớn mạnh, doanh số thanh toán qua thẻ không nhiều nên các rủi ro về thẻ cũng còn thấp Nhưng khoảng 4 – 5 năm trở lại đây, với tốc độ tăng trưởng khoảng 150% cùng với khu vực Châu Á – Thái Bình

Dương, thị trường thẻ Việt Nam đang trở thành mục tiêu hướng tới của các tội phạm thẻ Việc tin tặc xâm nhập hệ thống dữ liệu hoặc đường truyền để lấy cắp thông tin đã bắt đầu xuất hiện năm 2006 Đây là những dấu hiệu cảnh báo đối với các NH Việt nam nói chung và NH XNKVN nói riêng về vấn đề an ninh thẻ.

2.2.1 Rủi ro trong phát hành thẻ

Giả mạo thẻ do NHTM trong nước phát hành mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây, nhưng có dấu hiệu phát triển đáng ngại Năm 2006 là năm NH XNKVN gánh chịu hậu quả nặng nề từ rủi ro phát hành thẻ quốc tế Thiệt hại do giả mạo tăng mạnh, chiếm 41,31% rủi ro phát hành cả nước với giá trị thiệt hại lên tới 57.879 USD.

Bảng 2.5 Tình hình giả mạo thẻ do Eximabnk phát hành Đơn vị: USD

Giả mạo thẻ do EIB phát hành 47.879 40.713 48.679 50.230

Giả mạo thẻ do NH

Giả mạo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 202.819.206 181.699.817 204.192.254 207.264.215

Tỷ lệ giả mạo của EIB/

( Nguồn: Báo cáo giả mạo của Tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master) Đây cũng là điều dễ hiểu bởi thẻ quốc tế do NH XNK phát hành chiếm một phần không nhỏ của thị phần thẻ quốc tế phát hành tại Việt Nam và chủ yếu các chủ thẻ của NH XNK sử dụng thẻ này để chi tiêu ở nước ngoài, hầu hết là ở thị trườngMalaysia, Hàn Quốc, Indonexia, Thái Lan…Mà các thị trường này lại là những điểm nóng về tình hình tội phạm thẻ Riêng thị trường Malaysia vốn được mệnh danh là mảnh đất màu mỡ cho tội phạm thẻ, đặc biệt là kiểu tội phạm Skimming.Thông tin thẻ tín dụng sau khi bị đánh cắp sẽ được các tổ chức tội phạm thẻ sử dụng để làm các thẻ giả và đem chi tiêu mua sắm các hàng hoá dịch vụ có khả năng chuyển đổi cao như: vàng, bạc, đá quý, đồng hồ…Trước sự gia tăng đột biến của các giao dịch giả mạo thẻ do NH phát hành, nhóm quản lý rủi ro trực thuộc phòng Quản lý Thẻ đã tổ chức việc chấm giao dịch cấp phép hàng ngày nhằm phát hiện các giao dịch có dấu hiệu giả mạo, tiến hành khoá thẻ và phát hành thay thế thẻ miễn phí cho các chủ thẻ đi Malaysia trở về cũng như có những khuyến cáo sử dụng thẻ an toàn tư vấn cho khách hàng Đến năm 2007, nhờ vào hiệu quả của công tác quản lý rủi ro, rủi ro phát hành thẻ của NH XNKVN đã giảm xuống còn 40.713 USD, giảm 14,9% so với năm 2006, chỉ chiếm 25,13% rủi ro phát hành của cả nước Nhưng trong khi đó, giá trị thẻ giả mạo phát hành của các NH trên cả nước lại tăng 15,6% so với năm 2006, lên mức 162.022 USD, còn giá trị giả mạo của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương giảm 10,4% so với năm 2006 Giá trị rủi ro phát hành thẻ của Việt nam chiếm tỷ trọng 0,089% so với tổng thiệt hại của khu vực (tăng 0,02% so với năm 2006) Điều này cho thấy tội phạm thẻ đang bắt đầu tập trung vào Việt nam.

Năm 2008, giá trị rủi ro phát hành thẻ của Việt Nam tăng mạnh 20,5%, lên mức 195.265 USD, chiếm 0,096% trong tổng thiệt hại rủi ro của khu vực Điều này cũng khó tránh khỏi khi thị trường thẻ của Việt Nam ngày một phát triển, số lượng thẻ nội địa và quốc tế được các NHTM phát hành ngày một nhiều, trong khi đó khả năng quản lý rủi ro của các NHTM Việt Nam lại còn nhiều bất cập Hơn nữa, một phần do người Việt nam thực sự chưa có ý thức cao trong việc bảo đảm an toàn cho thẻ của mình NH XNK cũng không ngoại lệ Rủi ro phát hành của NH XNK tăng 19,6%, thiệt hại ước tính là 48.679 USD, chiếm 24,93% tổng thiệt hại của cả nước Năm 2009, rủi ro phát hành của các NHTM Việt Nam vẫn tăng, nhưng mức tăng có chậm lại, chỉ tăng 2% (giảm khá nhiều so với mức 20,5% năm 2008) Tuy nhiên, tỷ trọng rủi ro phát hành của Việt nam so với khu vực vẫn tăng lên, ở mức 0,1% Điều này là do rủi ro phát hành thẻ của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang có dấu hiệu giảm khá nhiều (từ mức tăng 12,4% năm 2008, đến năm 2009 rủi ro phát hành chỉ tăng 1,5%) bởi các nỗ lực phòng chống giả mạo thẻ của các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản…Các nước này đã và đang thực hiện khá thành công việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip- một biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống tội phạm thẻ hiện nay Rủi ro phát hành của các nước này giảm mạnh làm rủi ro chung của khu vực giảm Nếu Việt nam không nhanh chóng thực hiện việc chuyển đổi này thì tương lai Việt nam sẽ là thị trường hướng tới của tội phạm thẻ Riêng đối với NH XNKVN, công tác quản lý rủi ro phát hành lại có kết quả khá khả quan khi rủi ro chỉ tăng nhẹ 3,18% so với mức 19,6% năm 2008, chiếm 25,16% tổng rủi ro phát hành trong cả nước Sở dĩ có được kết quả này một phần vì năm 2009, do nền kinh tế chưa được phục hồi hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nên người tiêu dùng vẫn thắt chặt chi tiêu, doanh số sử dụng thẻ tín dụng của người Việt tại thị trường nước ngoài giảm mạnh nên rủi ro cũng giảm thấp hơn Bên cạnh đó, sau một thời gian phát hành, thẻ ghi nợ quốc tế do NH XNK phát hành cũng ngày một chiếm mất ưu thế của thẻ tín dụng bởi tính năng và sự an toàn của nó, doanh số sử dụng thẻ này năm 2009 đã tăng trưởng rất cao Do đó, cũng làm giảm bớt rủi ro phát hành của NH XNK.

Xét theo cơ cấu loại thẻ mà NH XNK phát hành bị giả mạo thì có thể thấy giả mạo thẻ MasterCard và VisaCard phát sinh tương đối thường xuyên hơn Visa – Business Trong đó, giả mạo thẻ Visa vẫn chiếm giá trị lớn nhất do thẻ Visa có số lương phát hành nhiều nhất và doanh số sử dụng cao nhất trong 3 loại thẻ quốc tế mà NH XNK đang phát hành.

Bảng 2.6 Tỷ lệ giả mạo trên doanh số sử dụng thẻ xét theo loại thẻ.

( Báo cáo giả mạo của Tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master )

Từ khi NH XNK bắt đầu phát hành thẻ Visa Business, giả mạo loại thẻ này chỉ phát sinh 2 giao dịch vào năm 2008 là 3160 USD và vào năm 2009 với giá trị là

6980 USD Thẻ Visa Business là loại thẻ VIP dành cho các doanh nhân, những người thành đạt, có địa vị trong xã hội ĐVCNT mà chủ thẻ Visa Business lựa chọn thanh toán thường là các Merchant lớn có uy tín nên tình trạng thẻ bị Skimming cũng như ĐVCNT gian lận trong thanh toán hầu như không xảy ra Giao dịch giả mạo thẻ Visa Business thực hiện được là do lỗi hệ thống thanh toán của thẻ Visa Business, nên khi cấp phép thanh toán giao dịch hệ thống không check được số thẻ nên đã chấp nhận thanh toán một thẻ Visa Business không tồn tại trong hệ thống thẻ của NH XNK phát hành Gian lận thẻ Visa Business rất hiếm khi xảy ra nhưng khi xảy ra lại gây tổn thất không nhỏ Vì thế, chúng ta không được coi nhẹ giả mạo loại thẻ này.

Thẻ Visa thường có tỷ lệ rủi ro lớn nhất, do chiếm phần lớn trong số lượng phát hành cũng như doanh số sử dụng thẻ Quốc tế của NH XNK, nên giả mạo ở loại thẻ này cũng phổ biến nhất Giá trị giả mạo của thẻ Visa thường chiếm thấp nhất 60% tổng giá trị rủi ro trong phát hành thẻ Quốc tế của NH XNK Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, tỷ lệ giả mạo so với doanh số sử dụng của Visa giảm đáng kể Từ mức 0.128% năm 2007 đến năm 2008 chỉ còn 0.078% và đến năm 2009 giảm xuống còn 0.022% So với các NHTM Việt nam khác thì tỷ lệ này ở NH XNK vẫn còn thấp hơn khá nhiều Đặc biệt, khi doanh số sử dụng Visa do NH XNK phát hành lại liên tục tăng với tốc độ tăng khá ổn định.

Năm 2006 là năm NH XNK chịu tổn thất từ rủi ro phát hành của thẻ Master nhiều nhất, tỷ lệ giả mạo trên doanh số sử dụng thẻ này lên tới 0.097%, giá trị giả mạo Master chiếm tới 18,9% trong giá trị giả mạo phát hành tại NH XNK năm đó. Cùng với việc tăng cường hoàn thiện công tác quản lý rủi ro, thắt chặt mối quan hệ hợp tác, giữ vững vị thế đối tác chiến lược của các TCTQT tại Việt Nam, tỷ lệ giả mạo so với doanh số sử dụng của thẻ Master đã giảm mạnh vào năm 2007, chỉ còn 0.11%, giá trị rủi ro chỉ dừng ở mức 4.463 USD, chiếm 8,8% tổng giá trị giả mạo của NH XNK năm 2007 Nhưng năm 2008, doanh số sử dụng thẻ Master bị giảm nhẹ (5,2%), theo đó giả mạo từ loại thẻ này cũng giảm, tỷ lệ giả mạo so với doanh số sử dụng chỉ ở mức 0.009% Đến năm 2009, cùng với việc giảm đến 48,1% số lượng thẻ phát hành và giảm 2,99% doanh số sử dụng thì rủi ro từ thẻ Master do NHXNK phát hành cũng giảm Vì thế, tỷ lệ rủi ro trên doanh số sử dụng loại thẻ này giảm xuống mức 0.009% Nhìn chung có thể thấy tỷ lệ giá trị giả mạo trên doanh số sử dụng của các loại thẻ NH XNK phát hành đều có xu hướng giảm khá nhiều trong những năm gần đây Và so với tỷ lệ chung của Việt Nam thường ở mức 0.08% thì những tỷ lệ này ở NH XNK vẫn thấp hơn mức trung bình của Việt Nam, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Ban lãnh đạo tới công tác quản lý rủi ro hoạt động thẻ.

Về loại hình giả mạo, giả mạo trong hoạt động phát hành thẻ của NH là do thẻ giả và giả mạo trong các giao dịch thực hiện qua email, fax, internet, nơi không có sự xuất trình thẻ trong quá trình thanh toán Đã có một thời gian rất dài, cuối năm

2003 và đầu năm 2004 thẻ NH XNKVN nói riêng cũng như thẻ của các NH trong nước nói chung bị từ chối khi thực hiện các giao dịch qua internet Vào thời điểm đó, tình trạng ăn cắp thông tin và lợi dụng tài khoản thẻ của người khác để sử dụng trên Internet ở Việt nam xảy ra rất thường xuyên Điều này gây ảnh hưởng đến uy tín các NH phát hành thẻ trong nước cũng như gây khó khăn cho những chủ thẻ có nhu cầu sử dụng thực sự Tình trạng thẻ giả chiếm 96% giá trị giả mạo thẻ và NH XNK chính thức phải gánh chịu những tổn thất phát sinh nên việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phòng chống giả mạo thẻ là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động quản lý rủi ro tại NH trong thời gian tới Nguyên nhân chính dẫn đến thẻ NH XNK phát hành bị làm giả là do thẻ bị Skimming trong quá trình chủ thẻ chi tiêu Cho tới nay, chưa phát hiện trường hợp nào chủ thẻ NH XNKVN bị Skimming khi thanh toán tại thị trường VN mà tất cả đều phát sinh khi chủ thẻ chi tiêu ở nước ngoài Khi đời sống kinh tế phát triển, thu nhập người dân tăng lên cùng với sự giảm giá của các tour du lịch quốc tế dẫn đến số lượng khách du lịch quốc tế tăng vọt đặc biệt là khách du lịch đến các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan Malaysia, Singapore Đây vốn được coi là mảnh đất màu mỡ cho tội phạm thẻ hoạt động, là nơi các ĐVCNT sẵn sàng thông đồng với tội phạm thẻ tiến hành đánh cắp thông tin của khách hàng thanh toán thẻ Bên cạnh đó, do thẻ thanh toán còn tương đối mới với chủ thẻ Việt Nam nên chủ thẻ không phát hiện được thủ đoạn Skimming thẻ, do đó hoàn toàn không đề phòng ĐVCNT Chỉ đến khi phát sinh các giao dịch thanh toán giả mạo truyền về, lên sao kê, chủ thẻ mới nhận ra và thông báo cho NH thì đã muộn Thông thường, sau khi đánh cắp được thông tin thẻ, các tổ chức tội phạm thẻ sẽ tiến hành làm thẻ giả và đem thanh toán, chủ yếu tại thị trường Mỹ, Nhật Bản và các thị trường thẻ mới phát triển, là nơi tập trung tội phạm thẻ hoạt động có tổ chức, có hệ thống bán hàng tự động phát triển hoặc hoạt động quản lý thanh toán thẻ còn lỏng lẻo Nhận thức nguyên nhân này, như đã nói ở trên, NH XNKVN đã tiến hành khoá thẻ tạm thời đối với các chủ thẻ du lịch đến Malaysia để theo dõi, phát hành thay thế thẻ miễn phí đối với các thẻ phát sinh giao dịch giả mạo Giải pháp này đã có hiệu quả tích cực, ngăn chặn sự tăng trưởng các giao dịch giả mạo do thẻ NH XNK phát hành bị Skimming.

Trong lĩnh vực phát hành thẻ của NH XNK không có rủi ro xảy ra do thẻ bị mất cắp, thất lạc là do NH đã để floor limit bằng 0 ngay cả trên hệ thống stand– in của TCTQT Chính vì vậy, trong bất cứ trường hợp nào, các giao dịch thẻ của NH XNK phát hành đều được tiến hành cấp phép khi thực hiện giao dịch thanh toán Bên cạnh đó, NH XNK đã tiến hành nghiêm túc các thao tác khoá thẻ tạm thời trực tiếp qua điện thoại ngay thời điểm khách hàng phát hiện bị mất thẻ và tuân thủ chặt chẽ quy trình cập nhật lên danh sách Bulletin do TCTQT quy định.

2.2.2 Rủi ro trong thanh toán thẻ

Thời gian vừa qua, một số NH tại Việt nam đã phải gánh chịu những thiệt hại từ hoạt động thanh toán thẻ Có nhiều dấu hiệu cho thấy Việt nam đang được các tổ chức tội phạm thẻ trong khu vực nhắm tới, thẻ giả mạo làm từ các nước khác được tội phạm đưa vào sử dụng tại thị trường Việt nam nhiều hơn Cùng với sự cảnh báo kịp thời từ các TCTQT, Eximbank đã tăng cường công tác giám sát hoạt động của các ĐVCNT, kết quả là đã phối hợp được với công an bắt được một số tội phạm giả mạo thẻ thời gian qua.

Bảng 2.7: Rủi ro trong lĩnh vực thanh toán thẻ của NH XNK VN Đơn vị: USD

RR thanh toán thẻ tại NH XNK 192.279 556.484 235.110 313.940

RR thanh toán thẻ tại Việt Nam 719.938 1.454.560 815.698 785.650

Tỷ lệ RR thanh toán/ Doanh số thanh toán của NH XNK (%) 0,09% 0,09% 0,07% 0,06%

Giả mạo tại NH XNK/ Việt Nam 26,7% 38,2% 28,8% 39,9%

(Nguồn: Báo cáo giả mạo của Tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master)

Năm 2006, giá trị giả mạo của NH XNK tăng 0,8% và chiếm 26,7 % giá trị giả mạo thẻ thanh toán của Việt nam Thời gian này, thị trường thẻ quốc tế gặp những sự cố nghiêm trọng trong bảo mật thẻ Vào quý II năm 2006, hệ thống của công ty CardSysterms Solution bị hacker đột nhập và ăn cắp thông tin khách hàng Sự cố này đã tạo ra một lượng lớn thẻ giả trên thị trường Và không ít số thẻ giả đó đã được chuyển vào Việt Nam để thanh toán làm cho giá trị rủi ro thanh toán của Việt Nam tăng mạnh, mà NH XNKVN với hệ thống các ĐVCNT rải khắp cả nước nên cũng sẽ gánh chịu một phần lượng giao dịch giả mạo của Việt Nam Không chỉ tội phạm công nghệ cao của thế giới bắt đầu để mắt tới Việt nam, mà trên thực tế đã xuất hiện tội phạm thẻ là người Việt, làm giả thẻ và chi tiêu tại Việt nam Ví dụ như vụ các đối tượng là sinh viên Việt Nam tìm mua qua Internet thông tin thẻ tín dụng do các NH nước ngoài phát hành và tự làm thẻ giả để rút tiền tại ATM của các NH Việt Nam Hay như cuối năm 2005, công an quận Đống Đa – Hà Nội đã bắt giam Nguyễn Anh Tuấn về hành vi làm giả thẻ tín dụng để rút hơn 800 triệu VNĐ tại các máy ATM ở Hà Nội.

Đánh giá công tác quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ tại NH XNK

2.3.1 Những kết quả đạt được

Do có chiến lược kinh doanh đúng đắn, đội ngũ nhân viên thẻ có trình độ, năng động và nhiệt tình, phòng quản lý thẻ của Eximbank đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần vào thành công chung của cả NH.

 Tỷ lệ thẻ giả mạo và tỷ lệ giao dịch giả mạo tại NH XNK giảm dần qua từng năm, được TCTQT đánh giá là NH hoạt động tích cực trong hoạt động phòng chống giả mạo thẻ thanh toán.

 Công tác giám sát và quản lý rủi ro được chú trọng, quán triệt từ Hội sở xuống chi nhánh Trung tâm thẻ với chức năng quản lý tập trung, thực hiện giám sát các giao dịch và triển khai các chương trình cụ thể về quản lý rủi ro xuống từng chi nhánh Chi nhánh trực tiếp thực hiện những biện pháp được chỉ đạo thông qua văn bản hướng dẫn và các công cụ hỗ trợ từ Hội sở nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

 Hệ thống ATM được trang bị chức năng phát hiện các thiết bị lạ, một số ATM được trang bị Camera và có chương trình giám sát, cảnh báo từ xa giúp phát hiện và khắc phục sự cố một cách nhanh chóng.

 Công tác chăm sóc khách hàng được chú trọng hơn nhằm nâng cao ý thức tự bảo vệ của chủ thẻ, giảm thiểu rủi ro Nhằm hỗ trợ khách hàng tại trung tâm thẻ thường xuyên phối hợp với chi nhánh trong việc tư vấn cho khách hàng sử dụng thẻ an toàn Các ĐVCNT có rủi ro cao thường xuyên được theo dõi chặt chẽ. Đồng thời trung tâm thẻ thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Marketing và nhân viên ĐVCNT để phát hiện và ngăn ngừa các dấu hiệu rủi ro trong quá trình thanh toán thẻ.

2.3.2 Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động quản lý rủi ro tại NH XNK vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

 Số lượng thẻ phát hành còn thấp, doanh số thanh toán thẻ chưa cao là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến doanh thu từ kinh doanh thẻ còn hạn chế Đây là vấn đề mà

NH cần phải nghiêm túc nhìn nhận và đưa ra các biện pháp để giải qyuết kịp thời.

 Tỷ lệ tổng giá trị giả mạo thẻ NH XNK VN phát hành so với tổng doanh số sử dụng thẻ và tổng giá trị giả mạo thanh toán thẻ tại NH XNK trên doanh số thanh toán thẻ của NH XNK VN vẫn cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực.

 Hoạt động phối hợp với các NH khác để phòng ngừa rủi ro chung còn rất hạn chế Các phản ứng mang tính cục bộ, giữa NH XNK và các NHTM khác không có sự trao đổi thông tin dẫn đến tình trạng một khách hàng có thể lừa đảo nhiều NH mà các NH không hề hay biết.

 Do lỗi kỹ thuật mà ATM của một số NH trong liên minh cho đổi PIN thẻ của

NH XNK mà NH chưa có biện pháp xử lý tình trạng trên.

 Hiện tại, NH XNKVN vẫn chưa xây dựng một Quỹ dự phòng rủi ro riêng cho lĩnh vực kinh doanh thẻ, điều này sẽ làm cho NH bị thiếu chủ động khi có tổn thất xảy ra cũng như thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh thẻ của NH.

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, do công tác thẩm định của cán bộ thẻ NH XNK chưa thực sự tốt Hiện nay, NH XNK chưa có hệ thống chấm điểm cho khách hàng mở thẻ và cho ĐVCNT Việc thẩm định, đánh giá khách hàng còn dựa phần nhiều vào trực giác và kinh nghiệm của cán bộ thẻ Trong khi đó, rất nhiều cán bộ thẻ của NH XNK chưa có hiểu biết về nghiệp vụ tín dụng, không đủ khả năng để loại hết rủi ro từ khâu thẩm định khách hàng, đặc biệt đối với ĐVCNT Do đó, khó mà hạn chế các ĐVCNT “ma” lập nên để cố tình chấp nhận các thẻ thanh toán giả mạo.

Thứ hai, chính sách đào tạo nhân viên, ĐVCNT cũng như tình hình kiểm tra, kiểm soát các đơn vị này chưa được làm thường xuyên và đầy đủ Do địa bàn trải rộng nên chi phí đào tạo cũng như kiểm tra các ĐVCNT là khá lớn Do đó, NH XNK đã không thực hiện thường xuyên và toàn diện các ĐVCNT mà chỉ kiểm tra mang tính xác suất những đơn vị có khả năng rủi ro cao Điều này làm khả năng xảy ra rủi ro từ những ĐVCNT là rất cao.

Thứ ba, về công tác đào tạo nguồn nhân lực: Cán bộ phòng quản lý rủi ro hầu hết không được đào tạo chuyên nghiệp để xử lý rủi ro Hơn nữa, khi tội phạm thẻ ngày càng sử dụng các công nghệ hiện đại hơn để thực hiện gian lận thẻ, nếu cán bộ

NH không được đào tạo về những kỹ thuật mới để phòng chống của các TCTQT thì tổn thất là không tránh khỏi.

Thứ tư, về các cơ sở vật chất kỹ thuật mà NH XNK sử dụng cho hoạt động kinh doanh thẻ Sau một thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực này nhưng NH XNK vẫn chưa có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ thẻ Cơ sở vật chất kỹ thuật không đồng bộ, nhiều chương trình quản lý thẻ NH tự triển khai dưới hình thức Trung tâm thẻ yêu cầu Trung tâm tin học NH XNK xây dựng Do vậy, chương trình không mang tính hệ thống, thiếu chuyên nghiệp và chắp vá Hơn nữa, trong khi thế giới đã và đang chuyển đổi công nghệ thẻ từ sang thẻ chip để ngăn chặn giả mạo thì NH XNK vẫn còn khá dè dặt, việc chuyển đổi thực hiện rời rạc, mới chỉ dừng lại ở mức mang tính thử nghiệm.

Thứ năm, về các biện pháp quản lý và ngăn chặn rủi ro của NH XNK Hiện nay,

NH XNK vẫn chưa có một hệ thống quản lý rủi ro riêng cho nghiệp vụ thẻ Các chương trình quản lý rủi ro còn khá chắp vá và lạc hậu so với thế giới Hiện nay, biện pháp chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc hàng ngày quét các giao dịch đã thực hiện, lọc những giao dịch đột biến để rà soát, tìm rủi ro Công việc này phụ thuộc khá nhiều vào cảm quan và kinh nghiệm của cá nhân cán bộ thực hiện Hơn nữa, việc tìm ra rủi ro thường chậm hơn rất nhiều so với thực tế thời điểm xảy ra các gian lận Tính thiếu kịp thời dẫn đến các biện pháp của NH XNK cũng thiên về giải quyết rủi ro xảy ra hơn là ngăn chặn được rủi ro phát sinh.

Thứ sáu, về mô hình tổ chức Hiện nay, cán bộ quản lý rủi ro chỉ tập trung tại Phòng quản lý rủi ro tại Trung tâm thẻ, còn tại các chi nhánh, phần lớn cán bộ làm công tác kiêm nhiệm Điều này làm việc đánh giá và xử lý rủi ro không được kịp thời và chính xác.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG LĨNH VỰC

Kế hoạch phát triển của NH trong thời gian tới

3.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế - Cơ hội và thách thức

Hội nhập kinh tế quốc tế là bước đi không có quyền lựa chọn của nền kinh tế nói chung và của toàn hệ thống NH Việt Nam nói riêng Đó là do quá trình toàn cầu hoá đang đang diễn ra mạnh mẽ, tác động tới tất cả các quốc gia trên thế giới Sự gia tăng ngày một lớn về quy mô, hình thức trao đổi hàng hoá và dịch vụ, mức độ lưu chuyển vốn quốc tế…làm tăng thêm mức độ phụ thuộc giữa các quốc gia.

Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế chính thức bước vào quá trình hội nhập sâu và rộng, cơ hội phát triển đối với nghành NH là rất lớn nhưng những thách thức đặt ra cũng không nhỏ.

Cơ hội đó là qua hội nhập, các NH có thể mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế, đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NH. Đồng thời, thông qua hội nhập, các NH còn có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, là những yếu tố rất quan trọng trong chiến lược phát triển của bất cứ NH nào.

Tuy nhiên, thách thức rất lớn khi tham gia hội nhập đó là các NH phải đối mặt với sức cạnh tranh lớn từ nhiều phía, khả năng xảy ra rủi ro trong các hoạt động dịch vụ cao do một mặt NH phải hướng các hoạt động ra bên ngoài, một mặt lại phải cạnh tranh với các NH nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước Ngoài ra, việc hội nhập còn có tác động mạnh tới một số vấn đề như: tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ…Vì vậy, đòi hỏi các NH phải đề ra chiến lược phát triển hợp lý nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh mới

3.1.2 Kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh của EIB trong năm 2010

Trong năm 2010, Eximbank sẽ tiếp tục nỗ lực ổn định các hoạt động nghiệp vụ đảm bảo kinh doanh có lãi, xây dựng một NH có lựợng khách hàng lớn và ổn định, có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh Cụ thể các hoạt động sẽ triển khai như sau:

- Về hoạt động huy động vốn:

+ Trong năm 2010, Eximbank sẽ mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch, tăng cường công tác tiếp thị nhằm thu hút khách hàng

+ Sử dụng linh hoạt các chính sách lãi suất và chính sách chiết khấu.

+ Phấn đấu sao cho tổng nguồn vốn huy động tăng 30%, số lượng khách hàng mở tài khoản tăng 26%.

- Về hoạt động cho vay và thanh toán quốc tế:

+ Mở rộng công tác tiếp thị khách hàng đồng thời tìm kiếm, tăng cường mối quan hệ với các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

+ Thu hút việc thanh toán trong và ngoài nước qua Eximbank nhằm tăng doanh số mua bán ngoại tệ đồng thời huy động được nguồn ngoại tệ lớn.

+ Đẩy mạnh hạn mức cho vay đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thanh toán xuất nhập khẩu.

+ Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt và đa dạng hơn nữa các sản phẩm dịch vụ tín dụng, tăng mức cho vay của NH đối với các khách hàng hoạt động lâu năm, có uy tín.

+ Phấn đấu tổng mức dư nợ tăng 39%, doanh số thanh toán quốc tế tăng 30%.

- Về hoạt động thu - chi ngân quỹ và kết quả kinh doanh:

Phấn đấu tăng nguồn thu, giảm chi phí, đảm bảo mức tăng trưởng lợi nhuận ở mức 12 - 15%

- Về đầu tư máy móc thiết bị:

Trong năm 2010, Eximbank sẽ tăng cường đầu tư máy móc thiết bị để phục vụ kinh doanh tốt hơn như: cải tạo nội thất, lắp đặt bàn - quầy giao dịch cho nhân viên các bộ phận thẻ, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ

3.1.3 Kế hoạch phát triển kinh doanh thẻ trong năm 2010 của Eximbank

Phương hướng chính của Eximbank nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thời gian tới là: Duy trì nhịp điệu tăng trưởng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ Thu hút thêm khách hàng phát hành thẻ tín dụng Visa, Master, V-Top…khuyến khích việc chi tiêu của chủ thẻ, mở rộng mạng lưới của ĐVCNT trong hệ thống đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng

Phát triển hệ thống ATM và các dịch vụ gia tăng qua hệ thống ATM Tiếp tục triển khai lắp đặt máy ATM của tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước Nghiên cứu ,tìm đối tác để lắp đặt ATM tại các tỉnh thành phố chưa có chi nhánh của Eximbank.

Mở rộng đối tác thanh toán, cung cấp dịch vụ thanh toán qua ATM, triển khai các dịch vụ mới trên hệ thống ATM: dịch vụ thanh toán hoá đơn (điện, nước, cước phí viễn thông, bảo hiểm…), thẻ trả lương, quảng cáo, mua hàng qua ATM

Phát triển sản phẩm thẻ mới: đa dạng hoá sản phẩm, nghiên cứu, phát triển các sản phẩm thẻ mới đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh , khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực thẻ của Eximbank trên thị trường Phát hành thẻ chip EMV, các sản phẩm thẻ liên kết giữa NH với các doanh nghiệp, đối tác lớn như: xăng dầu, bưu điện, hàng không, các trung tâm thương mại… Để nâng cao tính cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Eximbank đã xác định một mục tiêu cụ thể là trở thành một trong số 100 Tập đoàn tài chính đa năng có quy mô lớn nhất Châu Á vào giai đoạn 2015 – 2020, với phạm vi hoạt động không chỉ trong nước mà tại cả các thị trường tài chính thế giới.

Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Eximbank

3.2.1 Giải pháp hạn chế rủi ro từ yếu tố tổ chức

3.2.1.1 Hoàn thiện tổ chức và quy trình hoạt động trong quản lý rủi ro kinh doanh thẻ. Để đáp ứng nhu cầu của việc phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ,việc thành lập Trung tâm thẻ theo tiêu chuẩn Quốc tế là rất cần thiết Và thực tế, ngày 01/02/2009 Trung tâm thẻ của Eximbank đã chính thức được kí quyết định thành lập dựa trên cơ sở Phòng quản lý thẻ trước đây Đây là một bước đi quan trọng, thể hiện tầm nhìn đúng đắn của Ban lãnh đạo của Eximbank nhằm nâng cao vị thế hoạt động kinh doanh thẻ trong NH, góp phần xây dựng cơ cấu Eximbank trở thành tập đoàn tài chính với nhiều thành phần Công ty trực thuộc trong thời gian tới Trung tâm thẻ hiện nay được coi tương đương một chi nhánh cấp II của Eximbank, đứng đầu là Giám đốc Trung tâm và về mặt nghiệp vụ hoàn toàn độc lập với hoạt động của NH nói chung.

Hiện nay, Trung tâm thẻ gồm có 6 phòng:

 Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm thẻ.

 Phòng Marketing và chính sách sản phẩm.

 Phòng quản lý rủi ro, giải quyết khiếu nại và NH đại lý.

 Phòng hỗ trợ nghiệp vụ, cá thể hoá sản phẩm thẻ.

Tại các chi nhánh: Với việc quản lý dữ liệu tập trung nên bộ phận thanh toán thẻ tại các chi nhánh sẽ không còn Thay vào đó mọi giao dịch thanh toán với chủ thẻ và ĐVCNT sẽ thực hiện tự động trực tuyến tại Trung tâm thẻ Bộ phận thẻ tại chi nhánh chỉ thực hiện các công việc về: Tiếp nhận và hoàn thiện hồ sơ của khách hàng và chuyển lên Trung tâm thẻ quản lý hồ sơ gốc về chủ thẻ và ĐVCNT, cập nhật các thông tin về chủ thẻ, ĐVCNT theo yêu cầu của Trung tâm Phát triển thị trường khu vực về chủ thẻ và ĐVCNT Cung cấp các dịch vụ bảo trì hỗ trợ đối với các ĐVCNT tại địa bàn Phối hợp thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng, khuyếch trương quảng cáo theo chỉ đạo của Trung tâm thẻ Phối hợp với Trung tâm thẻ để thực hiện tra soát, khiếu nại, bồi hoàn.

Phòng quản lý rủi ro với tiền thân là Nhóm quản lý rủi ro được thành lập từ năm

2004 thuộc phòng quản lý thẻ là một bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh thẻ của NH và đang được phát triển đến một trình độ chuyên sâu hơn, bao gồm các chức năng, nhiệm vụ:

Nghiên cứu xây dựng các quy định, quy trình nghiệp vụ và an ninh trong lĩnh vực thanh toán và phát hành thẻ nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho NH.

Phối hợp với các phòng ban chuyên môn nghiên cứu xây dựng quy chế tín dụng riêng cho việc phát hành và thu hồi nợ thẻ tín dụng.

Xây dựng quy chế tín dụng và quy trình đánh giá tín dụng riêng cho việc phát hành, thu hồi nợ thẻ tín dụng và đánh giá các ĐVCNT để loại bỏ những đơn vị có rủi ro cao.

Liên hệ với các TCTQT để cập nhật các thông tin về quản lý rủi ro và thông báo cho các Chi nhánh.

Theo dõi các báo cáo giao dịch thanh toán thẻ, sử dụng thẻ trong hệ thống thẻ Eximbank để phát hiện sớm các trường hợp có nghi ngờ giả mạo, đề ra các biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời, hạn chế tổn thất cho NH.

Xử lý các trường hợp rủi ro trong thanh toán như tra soát, bồi hoàn.

Phối hợp với các chi nhánh và là đầu mối liên hệ với các cơ quan pháp luật để xử lý, điều tra và quản lý các trường hợp giao dịch giả mạo, thẻ giả mạo, mất cắp, thất lạc…

Hiện nay, phòng Quản lý rủi ro kiêm nhiệm cả hai chức năng nghiệp vụ là:

 Phụ trách an ninh: Phụ trách việc theo dõi tình hình rủi ro của thị trường khu vực và quốc tế, nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro thẻ hiệu quả cho Eximbank.

 Phụ trách các vấn đề về khiếu nại, thu hồi nợ khi có rủi ro xảy ra.

Nhưng về cơ cấu tổ chức, cần bổ sung thêm cán bộ cho Phòng quản lý rủi ro và tất cả các cán bộ đều phải là cán bộ chuyên trách, có kiến thức chuyên môn về thẻ NH, có kinh nghiệm lâu năm và nắm vững các quy trình nghiệp vụ về phát hành, thanh toán thẻ Có như vậy mới phát hiện sớm các rủi ro và đề xuất các giải pháp thích hợp ngăn chặn rủi ro trong quá trình hoạt động Bên cạnh đó, ở các chi nhánh củaEximbank trong cả nước, mỗi chi nhánh cần có một cán bộ thẻ làm đầu mối chịu trách nhiệm phối hợp hành động với nhóm quản lý rủi ro khi phát hiện các trường hợp giả mạo trong quá trình hoạt động.

3.2.1.2 Phối hợp với các tổ chức kinh doanh thẻ trong nước và quốc tế trong công tác ngăn ngừa và phát hiện rủi ro.

Hàng ngày, Phòng Quản lý rủi ro cần tiến hành theo dõi các báo cáo về tình hình hoạt động thẻ trong hệ thống, để phát hiện kịp thời các giao dịch giả mạo trong hệ thống thẻ của NH Trên cơ sở các báo cáo về tình hình sử dụng thẻ do NH phát hành, báo cáo về hoạt động thanh toán thẻ của các ĐVCNT trong hệ thống, cán bộ rủi ro phân loại theo các nhóm giao dịch có dấu hiệu nghi ngờ giả mạo như: giao dịch với số tiền lớn, các giao dịch được thực hiện liên tục trong một thời gian ngắn từ cùng một số thẻ, các giao dịch được thực hiện liên tục trong một thời gian ngắn từ cùng một số thẻ, các giao dịch thực hiện tại các ĐVCNT, tại các thị trường có mức độ rủi ro cao Trên cơ sở phân loại, cán bộ quản lý rủi ro tiến hành xác minh để phát hiện các giao dịch giả mạo từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời. Để phòng chống giả mạo và lừa đảo trong hoạt động thanh toán thẻ các TCTQT đều xây dựng các chương trình hỗ trợ các thành viên trong việc phát hiện giả mạo và quản lý rủi ro Eximbank cần phối hợp và khai thác tối đa chức năng của các dịch vụ sau:

 Dịch vụ cảnh báo về ĐVCNT quốc gia ( National Merchant Alert Service – NMAS): NMAS lưu trữ thông tin về những ĐVCNT đã từng bị chấm dứt hợp đồng do có những hành vi liên quan đến giả mạo, có mức đòi bồi hoàn cao hoặc đã từng vi phạm các điều khoản trong hợp đồng chấp nhận thẻ Trước khi kí kết hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với một đơn vị mới, trong quá trình thẩm định đơn vị đó,

NH có thể cập nhật cơ sở dữ liệu của NMAS và loại trừ những ĐVCNT nằm trong danh sách đó Đồng thời, NMAS cũng có chế độ tự động thông báo cho NHTT nếu có một ĐVCNT được đưa lên danh sách cảnh báo có độ rủi ro cao trong vòng 180 ngày sau khi NH có đưa ra yêu cầu được biết thông tin về ĐVCNT đó.

 Dịch vụ phát hiện rủi ro ( Risk Identification Service – RIS ) : RIS chứa một cơ sở dữ liệu về các hoạt động của các ĐVCNT như doanh số giao dịch, yêu cầu tra soát, bồi hoàn, số giao dịch giả mạo…Và những thông tin này thường xuyên được cập nhật Một chương trình đánh giá rủi ro sẽ sử dụng các thông số để đánh giá hoạt động của các ĐVCNT và khi các thông số đến một ngưỡng nào đó, RIS sẽ gửi một bản báo cáo về ĐVCNT và 6 mức cảnh báo dựa trên các thông tin đó Qua đó, giúp các NHTT quản lý, giám sát và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời đối với các ĐVCNT có rủi ro cao trong hệ thống của mình.

 Dịch vụ thông tin giả mạo toàn cầu ( Global Fraud Information Sevice – GFIS ) : Đây là dịch vụ kết nối và lưu chuyển các thông tin về giả mạo, lừa đảo trong hoạt động thẻ giữa các tổ chức thành viên trên toàn cầu thông qua thư điện tử. Ngoài ra, GFIS còn cung cấp các công cụ khác như: diễn đàn nơi các thành viên có thể trao đổi thông tin về điều tra và phòng chống giả mạo, số liệu thống kê định kì hàng tháng và quý về giả mạo thẻ, những thông tin cập nhật về luật pháp liên quan đến giả mạo thẻ tại các nước…

Ngoài việc hợp tác chặt chẽ với TCTQT, Eximbank cũng cần phối hợp với các tổ chức kinh doanh thẻ trong nước và quốc tế nhằm cùng thống nhất chống lại tình trạng giả mạo thẻ cũng như giảm thiểu những rủi ro trong quá trình hoạt động của hệ thống thanh toán Hoạt động thẻ cũng như các hoạt động kinh doanh tài chính –

Kiến nghị với các cơ quan hữu trách

3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ

Việc Thủ Tướng Chính Phủ ban hành chỉ thị 20/2007/CT – TT ngày 24/08/2007 về tiến hành trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước là một bằng chứng cho thấy quyết tâm đẩy mạnh sự phát triển thị trường thẻ nước ta của Chính Phủ Nhưng hành lang pháp lý đầy đủ và hoàn thiện cho hoạt động thanh toán thẻ, nhất là các chế tài áp dụng xử lý đối với các hành vi giả mạo, lừa đảo trong giao dịch thẻ; hành vi tội phạm thẻ, tiết lộ thông tin, ăn cắp thông tin khách hàng sử dụng vào mục đích gian lận trong thanh toán thẻ; hay cá nhân, đơn vị gây thất thoát dữ liệu thẻ thì đến nay chúng ta vẫn chưa có một văn bản quy định nào phù hợp với thông lệ quốc tế Đây là một thiếu sót lớn làm thị trường thẻ bị buông lỏng thiếu kiểm soát dẫn đến nguy cơ tội phạm thẻ phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời gian tới Hiện nay, trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, chúng ta chưa có quy định tội danh và khung hình phạt cho tội phạm làm và tiêu thụ thẻ giả cũng như hành vi lừa đảo hoặc cấu kết thực hiện các giao dịch thẻ giả mạo Chính vì vậy, trong một số vụ án cấu kết giả mạo giao dịch thẻ và tiêu thụ thẻ giả bị phát hiện vừa qua, người phạm tội chủ yếu bị quy kết vào tội tiêu thụ tiền giả, đền lại số tiền lừa đảo cho NH hoặc ĐVCNT và chấp hành hình phạt theo quy định Việc áp dụng khung hình phạt như vậy là chưa chính xác, chưa đủ tính răn đe và cũng không giúp các tổ chức kinh doanh thẻ có cơ sở tố cáo tội phạm khi phát hiện hành vi lừa đảo. Bên cạnh đó, việc Nhà nước không có quy định cụ thể về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng thẻ, mà chỉ là mỗi NH tự đề ra các quyết định xử lý của NH mình cũng làm cho người dân cảm thấy e ngại khi sử dụng thẻ.

Do đó, sẽ khó mà khuyến khích người dân sử dụng thẻ thay tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày.

Vì hoạt động kinh doanh thẻ mang tính toàn cầu nên các hoạt động giả mạo thẻ cũng thường có liên quan đến yếu tố nước ngoài, Chính Phủ có thể tham khảo luật và quy định của các TCTQT cũng như các quy định của Luật pháp quốc tế để ban hành các điều khoản có tính thực tiễn cao, phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh những tranh chấp có thể xảy ra lại có sự mâu thuẫn với hệ thống pháp luật Việt Nam.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

 Với tốc độ phát triển của thị trường tiền tệ là 150 - 300 % / năm thì dường như những quy định của NHNN để điều chỉnh hình thức thanh toán này còn quá sơ sài. Sau hơn 16 năm phát triển, cho đến nay NHNN mới chỉ có 2 văn bản điều chỉnh hoạt động thẻ là Quyết định 371/1999/QĐ – NHNN ngày 19/10/1999 và Quyết định 20/2007/QĐ – NHNN ngày 15/5/2007 sửa đổi bổ sung quyết định 371 trên Về vấn đề quản lý rủi ro trong thanh toán thẻ, cho đến nay NHNN mới ban hành quyết định số 32/2007/QĐ – NHNN ngày 09/07/2007 về hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh nhằm giảm thiểu rủi ro từ hành vi lợi dụng tính chất vô danh của thẻ thực hiện các giao dịch gian lận rửa tiền của tội phạm thương mại Như vậy, có thể thấy vẫn rất cần thêm khung chế tài cụ thể và chặt chẽ hơn để có cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi giả mạo, gian lận thẻ nói chung cũng như các tranh chấp, khiếu nại, có thể phát sinh giữa các bên trong quá trình sử dụng thẻ.

 Bên cạnh đó, để giúp các NHTM giảm bớt các rủi ro thông tin do thị trường thiếu minh bạch, NHNN nên xây dựng một NH dữ liệu làm nhiệm vụ thu thập và lưu trữ thông tin tín dụng của chủ thẻ Những thông tin thu thập về chủ thẻ sẽ hỗ trợ các NHTM Việt Nam đánh giá chính xác chủ thẻ từ đó hạn chế rủi ro trong hoạt động phát hành của NH.

 NHNN nên xây dựng quy định về việc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ ở các NHTM Việt Nam, khuyến khích các NH nên thực hiện quy định này một cách linh hoạt để giảm thiểu tổn thất nếu có rủi ro thẻ xảy ra.

 Để đối phó với tình trạng gian lận thẻ có khả năng chuyển hướng sang các thị trường chưa áp dụng chương trình EMV như Việt Nam hiện nay, NHNN cần nhanh chóng triển khai kế hoạch và lộ trình chuyển đổi công nghệ thẻ theo tiêu chuẩn EMV đối với các tổ chức phát hành thẻ ở Việt Nam từ nay đến năm 2015 Khuyến khích cũng như đốc thúc các NHTM triển khai một cách đồng bộ việc chuyển đổi này để giảm rủi ro cũng như tăng khả năng cạnh tranh cho thị trường thẻ Việt Nam.

3.3.3 Kiến nghị với hiệp hội thẻ các NH phát hành và thanh toán thẻ VN

Trong thời gian tới, Hiệp hội thẻ cần tiếp tục phát huy vai trò là “ diễn đàn hợp tác trao đổi” của mình trong hoạt động phòng chống rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tại thị trường Việt Nam Là trung tâm tiếp nhận các thông tin từ các NH thành viên và TCTQT , tổng hợp và lập các báo cáo về tình hình rủi ro chung của thị trường thẻ giúp các NH và các nhà phân tích, NHNN có cái nhìn tổng quát về tình hình tội phạm thẻ trong khu vực và quốc tế.

Với vai trò của mình, Hội thẻ VN cần là đầu mối phối hợp với các cơ quan truyền thông và các NH để thực hiện các chương trình tuyên truyền rộng rãi tới các chủ thẻ để hướng dẫn, nâng cao nhận thức và thao tác sử dụng thẻ, vấn đề an toàn bảo mật thông tin thẻ để có ý thức cảnh giác nhằm tự bảo vệ mình.

Cần tổ chức thường xuyên các hình thức trao đổi thông tin về rủi ro và các giải pháp để phòng ngừa và xử lý rủi ro giữa các NH Xem xét thành lập đơn vị quản lý rủi ro và có cơ chế trao đổi thông tin kịp thời hiệu quả.

Hội thẻ nên tập hợp các phản ánh của các NH thành viên về những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết và xử lý các rủi ro phát sinh trong hoạt động thẻ để kiến nghị với NHNN Từ đó có thể tư vấn cho NHNN xây dựng hành lang pháp lý để các NH có có căn cứ pháp lý và thống nhất thực hiện; Xây dựng quỹ dự phòng rủi ro và hệ thống thông tin khách hàng cá nhân Đồng thời, làm đầu mối phối hợp với các tổ chức trong nước tổ chức đào tạo, hướng dẫn về quản lý rủi ro trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ.

Rủi ro là một yếu tố luôn gắn với mọi hoạt động trong đời sống xã hội nói chung và các hoạt động kinh tế nói riêng Chính vì vậy, rủi ro trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ cũng là một yếu tố tất yếu khách quan Điều quan trọng là cần nhận biết được rủi ro để đề ra các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả nhất giúp giảm thiểu các thiệt hại mà rủi ro có thể đem lại Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, chuyên đề đã tập trung nêu lên một số vấn đề sau:

Thứ nhất, khái quát về hoạt động kinh doanh tại NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt

Thứ hai, phân tích, đánh giá có hệ thống thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tại

NH XNKVN, kết quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động quản lý rủi ro của NH.

Thứ ba, đưa ra các giải pháp, kiến nghị có tính thực tiễn nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại NH XNKVN.

Qua bài chuyên đề này, em thực sự hi vọng những giải pháp được đưa ra sẽ phát huy tác dụng thực tế, khắc phục được các mặt tồn tại, góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam nói riêng cũng như thị trường thẻ Việt Nam nói chung trên chặng đường hội nhập thị trường Ngân hàng – tài chính khu vực và trên thế giới

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn TS Trần Văn Bão cùng các anh chị đang công tác tại NHTMCP XNK Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề thực tập cuối khoá này.

Em xin chân thành cảm ơn !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 GS.TS Hoàng Đức Thân và GS.TS Đặng Đình Đào (2005) Kinh tế thương mại, NXB Lao động – xã hội.

2 PGS.TS Hoàng Minh Đường và PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc (2008) Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

3 PGS.TS Đặng Cao Minh (2009) Phân tích kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

4 Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tại NH thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam.

5 Báo cáo thường niên của NH Xuất nhập khẩu Việt Nam qua các năm.

6 TS Lê Huyền Ngọc (2008) “ Kết nối toàn hệ thống - Giải pháp cho thị trường thẻ Việt Nam phát triển” Tạp chí NH, số 78 tháng 4/2008

7 Các trang web: www eximbank.com.vn www.vietbao.vn www.VnExpress.net

NHTMCP Xuất Nhập Khẩu VN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP

Ngày đăng: 20/07/2023, 16:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. TS Lê Huyền Ngọc (2008) “ Kết nối toàn hệ thống - Giải pháp cho thị trường thẻ Việt Nam phát triển” Tạp chí NH, số 78 tháng 4/20087. Các trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết nối toàn hệ thống - Giải pháp cho thị trườngthẻ Việt Nam phát triển
1. GS.TS Hoàng Đức Thân và GS.TS Đặng Đình Đào (2005) Kinh tế thương mại, NXB Lao động – xã hội Khác
2. PGS.TS Hoàng Minh Đường và PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc (2008) Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân Khác
3. PGS.TS Đặng Cao Minh (2009) Phân tích kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Khác
4. Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tại NH thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam Khác
5. Báo cáo thường niên của NH Xuất nhập khẩu Việt Nam qua các năm Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w