Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Tổng Công ty CNTT Bạch Đằng
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, chất lượng sản phẩm và dịch vụ đóng vai trò quan trọng quyếtđịnh trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Dưới tácđộng của tiến bộ khoa học – công nghệ, của nền kinh tế thị trường và hộinhập với nền kinh tế thế giới, khoa học quản lý chất lượng có sự phát triểnnhanh và không ngừng Nhận thức tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm,trong thời gian thực tập em đã đi sâu vào nghiệp vụ quản trị chất lượng sảnphẩm trong doanh nghiệp
Tổng công ty Vinashin Bạch Đằng với Công ty mẹ là Tổng công tyCông nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng là một trong những cơ sở quan trọng bậcnhất của Tập đoàn kinh tế VINASHIN, phục vụ sự phát triển giao thông vậntải thuỷ của đất nước.Với mô hình sản xuất kinh doanh mới, Tổng Công tyCông nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng được tổ chức và hoạt động theo hướng kinhdoanh đa nghành nghề, lấy công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ làngành kinh doanh chính, kết hợp với việc mở rộng, phát triển ngành côngnghiệp phụ trợ, kinh doanh vận tải biển và các nghành kinh doanh khác theoyêu cầu của thị trường nhằm tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinhdoanh với việc đổi mới, ứng dụng trình độ công nghệ, quản lý hiện đại vàchuyên môn hoá cao làm cơ sở để Tổng Công ty phát triển toàn diện và bềnvững, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế Hệ thốngquản lý chất lượng của tổng công là theo Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 cụ thể
là ISO 9001:2000, hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu Bởi vậy, trong
thời gian thực tập ở công ty em đã lựa chọn đề tài: “Áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Tổng công ty CNTT Bạch Đằng” để đi sâu
vào nghiên cứu tìm hiểu với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy giáoHoàng Trọng Thanh và các cán bộ nhân viên trong công ty
Trang 2Kết cấu của báo cáo ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Lý luận cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng
Phần thứ hai: Thực trạng áp dụng ISO 9001:2000 tại Tổng công tyCNTT Bạch Đằng
Phần thứ ba: Các đánh giá và kiến nghị
Trang 3Phần thứ nhất
Lý luận cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng
1.1 1.1 Những vấn đề cơ bản về chất lượng
1.1.1 Khái niệm về chất lượng
Chất lượng là một phạm trù rất rộng và phức tạp phản ánh các nội dung
kỹ thuật, kinh tế và xã hội Tuỳ theo từng phạm vi và lĩnh vực nghiên cứu,người ta đã đưa ra những khái niệm khác nhau về chất lượng Mỗi khái niệmxuất phát từ những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau nhưng đều gópphần thúc đẩy khoa học quản lý chất lượng không ngừng phát triển va hoànthiện
Theo giáo sư IshiKaw-Chuyên gia chất lượng Nhật Bản: “Chất lượng là
sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”
Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO(International organization forstandardization ): “Chất lượng là tập hợp những tính chất và những đặc trưngcủa sản phẩm và dịch vụ có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc nhucầu tiềm ẩn của khách hàng”
Cục đo lường chất lượng Việt Nam đã đưa ra khái niệm :
“Chất lượng là tổng hợp tất cả các tính chất biểu thị giá trị sử dụng phùhợp với nhu cầu xã hội xác định, đảm bảo các yêu cầu của người sử dụngnhưng củng đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế và khả năng sản xuất của từngnước.”(TCVN 5814-1994)
1.1.2 Các thuộc tính chất lượng sản phẩm :
- Các thuộc tính kỹ thuật của sản phẩm
Trang 4- Tuổi thọ của sản phẩm.
- Tính thẩm mỹ của sản phẩm
- Tính an toàn về sản phẩm, mức độ gây ôi nhiễm môi trường
- Tính kinh tế của sản phẩm như tiết kiệm năng lượng , nhiên liệu,…
- Tính tiện lợi của sản phẩm phản ánh về những đòi hỏi về tính sẵn có,tính dễ sử dụng, bảo quản …
- Các đặc tính chất lượng không phản ánh cụ thể như: dịch vụ sau bán,nhãn hiệu, uy tín có tác dụng thu hút sự chú ý và kích thích ham muốn muahàng của khách hàng
1.1.3 Đặc điểm của chất lượng sản phẩm:
*Chất lượng sản phẩm phải được đánh giá qua các chỉ tiêu, tiêu chuẩn
cụ thể:
Không thể tạo ra một mức chất lượng cao nếu chỉ dựa trên ý tưởng, nhậnxét về mặt định tính Mỗi sản phẩm được đặc trưng bằng các tiêu chuẩn , đặcđiểm riêng biệt nội tại của nó phụ thuộc vào trình độ thiết kế sản phẩm vàđược biểu hiện bằng các chỉ tiêu cơ, lý, hoá nhất định có thể đo lường và đánhgiá được nhờ đó ta có thể so sánh được chất lượng các sản phẩm
*Chất lượng sản phẩm có tính tương đối :
Tính tương đối của chất lượng sản phẩm thể hiện ở cả hai mặt khônggian và thời gian Một loại sản phẩm có thể được đánh giá cao ở thị trườngnày nhưng không được đánh giá cao ở thị trường khác Nhu cầu khách hàngluôn thay đổi và ngày một cao hơn, đòi hỏi chất luợng sản phẩm phải luônđược đổi mới, linh hoạt Doanh nghiệp muốn thành công phải đón trước đượcnhu cầu của khách hàng
Trang 5*Chất lượng sản phẩm cần được đánh giá trên cả hai mặt khách quan
và chủ quan :
Tính chủ quan của chất lượng thể hiện thông qua chất lượng trong sựphù hợp hay còn gọi là chất lượng thiết kế Đó là sự phù hợp giữa thiết kế vớinhu cầu khách hàng Nâng cao loại chất lượng loại này có ảnh hưởng trựctiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm
Tính khách quan của chất lượng thể hiện thông qua các thuộc tính vốn cótrong từng sản phẩm Nhờ tính khách quan này chất lượng có thể đo lường,đánh giá qua các tiêu chuẩn, chỉ tiêu cụ thể Nâng cao chất lượng loại nàygiúp các doanh nghiệp giảm chi phí chất lượng
1.2 1.2 Quản lý chất lượng
1.2.1 Khái niệm về quản lý chất lượng:
Quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách mục tiêu , trách nhiệm và thực hiện chúng bằng
các biện pháp như hoạch định chất lượng , kiểm soát chất lượng , đảm bảochất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng
1.2.2 Vai trò của quản lý chất lượng :
Quản lý chất lượng sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong doanhnghiệp, nó quyết định chất lượng sản phẩm tung ra trên thị trường như thếnào, cao hay thấp, … Qua đó quyết định sự tồn vong và thịnh suy của sảnphẩm trên thị trường Đối với mọi doanh nghiệp, quản lý chất lượng sản phẩmnhằm duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó tăng lợi nhuận Kono SukeMatuhita – chủ tịch tập đòan điện tử Nhật Bản : “ Nếu cho rằng mọi hàng hóa
Trang 6có linh hồn thì chất lượng chính là linh hồn của nó ” ( Bản lĩnh trong kinhdoanh – NXB Quốc Gia 1994 )
Với nền kinh tế quốc dân, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm sẽtiết kiệm được lao động xã hội do sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, sứclao động, công cụ lao động, … Như vậy , nâng cao chất lượng sản phẩm là tưliệu sản xuất có ý nghĩa quan trọng tới tăng năng suất xã hội, thực hiện tiến bộkhoa học – công nghệ, tiết kiệm
Với người tiêu dùng, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thỏa mãn đượccác yêu cầu của người tiêu dùng, sẽ tiết kiệm cho người tiêu dùng và gópphần cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống Từ đó tạo lòng tin và sự ủng hộcủa người tiêu dùng với người sản xuất, góp phần phát triển sản xuất – kinhdoanh
Như vậy, chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.Tầm quan trọng của quản lý chất lượng ngày càng được nâng lên, do đó phảikhông ngừng nâng cao trình độ quản lý chất lượng và đổi mới không ngừngcông tác quản lý chất lượng
1.2.3 Chức năng của quản lý chất lượng :
Trang 7- Theo dõi, thu nhập, đánh giá thông tin và tình hình thực hiện các mụctiêu chiến lược của doanh nghiệp theo kế hoạch đã đề ra.
- Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ và tìm ra những nguyên nhândẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ đó, từ đó đưa ra các biện pháp điềuchỉnh, cải tiến kịp thời
- So sánh các hoạt động thực tế với kế hoạch đã đề ra để có sự điều chỉnhhợp lý, phù hợp
Có thể tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra bất thường
Điều chỉnh và cải tiến nhằm làm cho các hoạt động của hệ thống trongdoanh nghiệp có khả năng thực hiện được những tiêu chuẩn chất lượng đã đề
ra Đồng thời cũng là hoạt động nâng chất lượng lên một mức cao hơn, đápứng với tình hình mới Điều đó cũng có nghĩa là làm giảm khoảng cách giữamong muốn của khách hàng và thực tế chất lượng đã đạt được, thỏa mãn nhucầu của khách hàng ở mức độ cao hơn
1.2.4 Nội dung quản lý chất lượng trong doanh nghiệp :
Quản lý chất lượng trong thiết kế sản phẩm :
Trong giai đọan này phải tổ chức được một nhóm thực hiện công tácthiết kế phối hợp linh hoạt với những bộ phận liên quan Đây là giai đọansáng tạo ra những sản phẩm mới với đầy đủ những chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật,
do đó cần đưa ra nhiều phương án sau đó lựa chọn phương án tốt nhất màphản ánh được nhiều đặc điểm quan trọng của sản phẩm như : thỏa mãn nhucầu thị trường, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, có tính cạnh tranh,chi phí sản xuất, tiêu dùng hợp lý … Từ đó, đánh giá các phương án và lựa
Trang 8chọn phương án tối ưu Đó chính là việc so sánh lợi ích thu được từ mỗi đặcđiểm của sản phẩm với chi phí bỏ ra.
Mục tiêu cơ bản trong phân hệ này là cần đáp ứng đẩy đủ năm yêu cầu
+ Đúng chủng loại yêu cầu
Quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất :
Mục đích của giai đọan này là huy động và khai thác có hiệu quả quytrình công nghệ, thiết bị và con người đã lựa chọn để sản xuất sản phẩm cóchất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của khách hàng và quốc tế đã đặt ra Điều
đó có nghĩa là chất lượng sản phẩm phải hoàn toàn phù hợp với các thiết kế
Quản lý chất lượng trong phân phối và tiêu dùng :
Mục đích của giai đọan này là cung cấp các sản phẩm một cách nhanhnhất, kịp thời đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng với chi phí hợp lý Bêncạnh đó phải tìm cách tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng có thểkhai thác sử dụng tối đa những tính năng của sản phẩm
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng trong doanh nghiệp :
A – Các nhân tố vĩ mô :
Trang 9Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời một phần câu
hỏi : “ Doanh nghiệp phải đối phó những cái gì ? ”
Sự ổn định chính trị, việc công bố các chủ trương, chính sách về luật, cácpháp lệnh và nghị định cũng như quy định pháp quy có ảnh hưởng đến doanhnghiệp, tác động đến cách thức hoạt động của doanh nghiệp
Nhân tố kinh tế :
Các nhân tố này có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp Chúngrất rộng lớn, đa dạng và phức tạp Các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế bao gồmcác nhân tố lãi suất ngân hàng, thực trạng của giai đọan mà hãng đang hoạtđộng trong chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ
… Mỗi nhân tố kinh tế có thể là cơ hội thuận lợi hoặc là thách thức, đe dọađối với doanh nghiệp
Các nhân tố thương thay đổi chậm nên thường khó nhận ra, nhưng chúngcũng là những nhân tố tạo cơ hội hay gây ra nguy cơ cho doanh nghiệp :phong tục, tập quán … Bởi vậy, đòi hỏi người quản lý chất lượng phải có sựtìm hiểu kĩ càng, sâu sắc
Nhân tố khoa học - kỹ thuật :
Khoa học quản lý phát triển hình thành những phương pháp quản lý tiêntiến, hiện đại góp phần nắm bắt nhanh hơn, chính xác hơn nhu cầu kháchhàng và giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng mứcthỏa mãn khách hàng
Trang 10Các điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu thời tiết có ảnh hưởng rõ rệt đếncác quyết định của doanh nghiệp, vấn đề sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên,năng lượng, về môi trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý thíchđáng để đảm bảo sự hài hòa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của ngườitiêu dùng, lợi ích xã hội.
B – Các nhân tố thực hiện :
Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh là cực kỳ quan trọng đối với doanhnghiệp Nó đòi hỏi cần phải phân tích từng đối thủ cạnh tranh để nắm và hiểuđược khả năng và ý đồ của họ cũng như các biện pháp phản ứng hành động
mà họ có thế thực hiện để giành lợi thế
Người cung cấp là một phần quan trọng trong hoạt động của doanhnghiệp có tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đó lànguồn cung cấp nguyên – nhiên liệu, chi tiết, phụ tùng, máy móc, thiết bịcông nghệ, cung cấp vốn lao động cho doanh nghiệp Họ là chỗ dựa vữngchắc cho doanh nghiệp về nhân lực, vật lực, tài lực Họ có thể gây ra áp lựccho doanh nghiệp bằng cách tăng giá, giảm chất lượng hoặc cung cấp không
đủ số lượng, không đúng thời hạn mong muốn,… doanh nghiệp cần có đủthông tin về những người cung cấp, lựa chọn bạn hàng tin cậy và tạo nên mốiquan hệ hợp tác lâu dài với họ
Khách hàng chính là nhân tố quyết định sự sống còn của doanhnghiệp.Doanh nghiệp sẽ không tồn tại nổi không có khách hàng, sự tín nhiệmcủa khách hàng là tài sản giá trị của doanh nghiệp
Trang 11C – Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp :
+ Trình độ chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, có sự so sánh với sảnphẩm của các đối thủ cạnh tranh, tiêu chuẩn quốc gia, khu vực, quốc tế …+ Nguồn vốn của doanh nghiệp
+ Tình trạng hạ tầng cơ sở, nguyên, nhiên vật liệu, máy móc, công cụ,trang thiết bị của doanh nghiệp, trình độ công nghiệp hiện đại, khả năng cảitiến, đổi mới công nghệ, khả năng đẩu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng
+ Tình hình tổ chức quản lý trong doanh nghiệp nói chung và quản lýchất lượng nói riêng trong doanh nghiệp
+ Tình hình đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp Bộ máylãnh đạo, trình độ, tư cách đạo đức của cán bộ công nhân viên, công tác tuyểnchọn, đào tạo …
+ Tình hình xây dựng và áp dụng các văn bản trong doanh nghiệp(chínhsách, mục tiêu, kế hoạch …)
+ Tình hình tiến hành các hoạt động nghiên cứu – triển khai, ứng dụngtiến bộ kỹ thuật, cải tiến công nghệ, các hoạt động tiêu chuẩn hóa …
+ Đảm bảo chất lượng trong các giai đọan của quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp
1.2.6 Những nguyên tắc của quản lý chất lượng sản phẩm :
Trong cơ chế thị trường, khách hàng là người chấp nhận và tiêu thụ sảnphẩm Khách hàng đề ra các yêu cầu về sản phẩm, chất lượng và giá cả sảnphẩm Để tồn tại và phát triển thì sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra phải
Trang 12tiêu thụ được và có lãi Do đó, quản lý chất lượng phải hướng tới khách hàngnhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Con người giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành,đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm Vì vậy, trong công tác quản lý chấtlượng cần áp dụng các biện pháp và phương pháp thích hợp để huy động hếtnguồn lực, tài năng của con người ở mọi cấp, mọi ngành vào việc đảm bảo vànâng cao chất lượng
Quản lý chất lượng phải được thực hiện tòan diện và đồng bộ :
Chất lượng sản phẩm là kết quả tổng hợp của các lĩng vực kinh tế, tổchức, kỹ thuật, xã hội … Do vậy, đòi hỏi phải đảm bảo tính toàn diện và sựđồng bộ trong các mặt họat động liên quan đến đảm bảo và nâng cao chấtlượng
và cải tiến chất lượng :
Đảm bảo và cải tiến chất lượng là sự phát triển liên tục, không ngừngcủa công tác quản lý chất lượng Đảm bảo chất lượng bao hàm việc duy trì vàcải tiến để đáp ứng nhu cầu khách hàng Cải tiến chất lượng bao hàm việcđảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả, hiệu suất của chất lượng nhằm thỏamãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng
Quản lý chất lượng theo quá trình :
Trên thực tế đang diễn ra hai cách quản trị liên quan tới quản lý chấtlượng :
Trang 13Một là, quản trị theo quá trình nghĩ là quản lý chất lượng ở mọi khâu liênquan tới việc hình thành chất lượng đó là các khâu nghiên cứu nhu cầu kháchhàng đến thiết kế, sản xuất, dịch vụ sau bán.
Hai là, quản trị theo mục tiêu tài chính, nghĩa là doanh nghiệp chỉ chú ýtới lợi nhuận, coi nó là mục tiêu cuối cùng và trong quản lý chất lượng quáchú trọng đến khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm
Kiểm tra là khâu rất quan trọng của bất kỳ một hệ thống quản lý nào.Không có kiểm tra sẽ không có hoàn thiện và không có đi lên Trong quản lýchất lượng cũng vậy, kiểm tra nhằm mục đích hạn chế và ngăn chặn nhữngsai sót, tìm những biện pháp khăc phục khâu yếu, phát huy cái mạnh để đảmbảo và nâng cao chất lượng sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng nhucầu của thị trường
1.3 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
1.3.1 Nguyên tắc quản lý chất lượng của ISO 9000
Nguyên tắc của quản lý chất lượng theo ISO 9000 là:
Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng: Chất lượng là sự thoả mãn
khách hàng, chính vì vậy quản lý chất lượng phải nhằm đáp ứng mục tiêu đó.Quản lý chất lượng là không ngừng tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng vàxây dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tốt nhất
Nguyên tắc 2 Vai trò của lãnh đạo: Lãnh đạo công ty thống nhất mục
đích, định hướng vào môi trường nội bộ của công ty, huy động toàn bộ nguồnlực để đạt được mục tiêu của công ty
Nguyên tắc 3 Sự tham gia của mọi người Con người là yếu tố quan
trọng nhất cho sự phát triển Việc huy động mọi nguời một cách đầy đủ sẽ tạo
Trang 14cho họ kiến thức và kinh nghiệm thực hiện công việc, đóng góp cho sự pháttriển của công ty
Nguyên tắc 4 Phương pháp quá trình: Mỗi một tổ chức, để hoạt động có
hiệu quả, phải nhận ra được và quản lý các quá trình có mối quan hệ tương tácqua lại lẫn nhau ở bên trong tổ chức đó Mục đích của Bộ tiêu chuẩn ISO
9000 là khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cân theo quá trình để quản lýmột tổ chức
Nguyên tắc 5 Quản lý theo phương pháp hệ thống: Việc quản lý có hệ
thống sẽ làm tăng hiệu quả và hiệu lực hoạt động của công ty
Nguyên tắc 6 Cải tiến liên tục: Cải tiến liên tục là mục tiêu liên tục của
mọi công ty và điều này càng trở nên quan trọng trong sự biến động khôngngừng của môi trường kinh doanh như hiện nay
Nguyên tắc 7 Quyết định dựa trên thực tế: Các quyết định và hành động
có hiệu lực dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông tin
Nguyên tắc 8 Quan hệ cùng có lợi với bên cung cấp: Thiết lập mối quan
hệ cùng có lợi với bên cung ứng và sẽ nâng cao khả năng tạo ra giá trị của cảhai bên
1.3.2 Đối tượng và các trường hợp áp dụng ISO 9000
Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 có thể áp dụng cho các đối tượng vàtrường hợp sau:
- Các tổ chức có mong muốn giành được lợi thế nhờ việc thực thi hệthống quản lý chất lượng này
- Các tổ chức có mong muốn giành được sự tin tưởng từ các nhà cungcấp của họ
- Những người sử dụng sản phẩm
Trang 15- Các tổ chức đánh giá hoặc kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng để xácđịnh mức độ phù hợp của nó đối với bộ tiêu chuẩn ISO 9001
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn hoặc đào tạo về hệ thống quản lýchất lượng thích hợp cho tổ chức đó
1.3.3 Nội dung của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000
Thay vì tồn tại nhiều tiêu chuẩn, phiên bản mới (ISO 9000:2000) chỉ còn
3 tiêu chuẩn:
ISO 9000, hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và thuật ngữ
ISO 9001, hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu
ISO 9004, hệ thống quản lý chất lượng – hướng dẫn cải tiến hiệu quảhoạt động
Về cấu trúc, từ 20 yêu cầu theo phiên bản cũ nay được tổ chức lại theocách tiếp cận quá trình và phân nhóm theo các hoạt động của tổ chức thành 5thành phần chính :
-Các yêu cầu chung của hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) gồm cảcác yêu cầu hệ thống văn bản, tài liệu và hồ sơ
- Trách nhiệm của người lãnh đạo – trách nhiệm của lãnh đạo cao cấpvới HTQLCL, gồm cam kết của lãnh đạo, đinh hướng của khách hàng, hoạchđịnh chất lượng và thống kê nội bộ
- Quản lý nguồn lực - gồm các yêu cầu về cung cấp nguồn lực cần thiếtcho HTQLCL, trong đó có các yêu cầu về đào tạo
- Tạo sản phẩm - gồm các yêu cầu về sản phẩm và dịch vụ trong đó cóviệc xem xét hợp đồng, mua hàng, thiết kế, sản xuất, đo lường và hiệu chuẩn
Trang 16- Đo lường, phân tích và cải tiến - gồm các yêu cầu cho các hoạt động đolường sự thoả mãn khách hàng, phân tích dữ liệu và cải tiến liên tục.
Trang 17Phần thứ hai
Thực trạng áp dụng ISO 9001-2000 tại Tổng công ty CNTT
Bạch Đằng
2.1 Giới thiệu về Tổng công ty CNTT Bạch Đằng
Trụ sở chính: Số 3 Phan Đình Phùng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng,thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 031 3842782 - Fax: 031 3842282
Email: bachdangshincorp@bdsy.com.vn
Website:http://www.bachdangshincorp.com.vn
Tổng giám đốc: Kỹ sư Chu Thế Hưng
Tổng công ty Vinashin Bạch Đằng với Công ty mẹ là Tổng công tyCông nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng là một trong những cơ sở quan trọng bậcnhất của Tập đoàn kinh tế VINASHIN, phục vụ sự phát triển giao thông vậntải thuỷ của đất nước Tổng công ty chính thức được thành lập theo quyếtđịnh số 2236 QĐ/CNT/TCCB-LĐ ngày 19 - 7 – 2007 của Chủ tịch hội đồngquản trị Tập doần kinh tế VINASHIN, là đứa con đầu lòng và đầu đàn củangành công nghiệp đóng tàu miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là công trình hợp tácViệt Nam - Trung Quốc
Với mô hình sản xuất kinh doanh mới, Tổng Công ty Công nghiệp tàuthuỷ Bạch Đằng được tổ chức và hoạt động theo hướng kinh doanh đa nghànhnghề, lấy công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ là ngành kinh doanhchính, kết hợp với việc mở rộng, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, kinhdoanh vận tải biển và các nghành kinh doanh khác theo yêu cầu của thị trườngnhằm tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với việc đổi mới,
Trang 18ứng dụng trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao làm cơ
sở để Tổng Công ty phát triển toàn diện và bền vững, nâng cao năng lực cạnhtranh và hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện thành công mục tiêu: “Thành lập
và xây dựng Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng trở thành mộttrong những Tổng Công ty chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ ViệtNam trong lĩnh vực đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ và các ngành nghề dịch vụkhác” nhằm góp phần xây dựng Tập đoàn vững mạnh
Trong những năm qua, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng đã
có bước phát triển mạnh mẽ trong kỹ thuật, công nghệ đóng tàu, là đơn vịthường xuyên thực hiện các sản phẩm trọng điểm, yêu cầu kỹ thuật cao củaTập đoàn Tổng công ty đã đủ năng lực để đóng mới tàu hàng và tàu dầu cỡlớn đến 70.000 DWT Sửa chữa các tàu trên ụ nổi 10.000 DWT đến 50.000DWT và có khả năng chế tạo và lắp ráp động cơ diezel tới 32.000 HP, máyphát điện đồng bộ, máy chính tàu thủy MAN B&W và MITSUBISHI Tổngcông ty luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, duy trìtốc độ tăng trưởng cao, trong nhiều năm liền là một trong những đơn vị cótổng giá trị sản lượng cao nhất - chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản lượng củaTập đoàn
Tổng công ty là nơi đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, côngnhân kỹ thuật của các đơn vị trong Tập đoàn Tổng công ty Công nghiệp tàuthủy Bạch Đằng được kế thừa, tiếp thu và phát triển những kinh nghiệm, trình
độ quản lý tiên tiến, trình độ khoa học công nghệ hiện đại sẽ trở thành mộttrong những đơn vị có năng lực sản xuất kinh doanh lớn và giữ vị trí quantrọng trong sự phát triển bền vững của Tập đoàn kinh tế VINASHIN
Với cơ sở vật chất cùng đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật bậc caoTổng công ty CNTT Bạch Đằng đã và đang cung cấp cho khách hàng trong
Trang 19và ngoài nước các sản phẩm đóng mới và sửa chữa với tính năng kỹ thuật vàchất lượng cao Sản phẩm của chúng tôi đã phần nào đáp ứng được các nhucầu của các ngành kinh tế trong nước và xuất khẩu.
Tổng công ty sẵn sàng liên doanh, liên kết với các cá nhân và các tổchức kinh tế trong và ngoài nước để thực hiện các đơn đặt hàng và cùng đầu
tư và phát triển sản xuất
2.2 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty CNTT Bạch Đằng:
cỡ lớn đến 70.000 DWT Sửa chữa các tàu trên ụ nổi 10.000 DWT đến 50.000DWT và có khả năng chế tạo và lắp rắp động cơ diezel tới 32.000 HP, máyphát điện đồng bộ, máy chính tàu thuỷ MAN B&W và MITSUBISHI Tổngcông ty luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, duy trìtốc độ tăng trưởng cao, trong nhiều năm liền là một trong những đơn vị có giátrị tổng sản lượng cao nhất - chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản lượng củaTập đoàn
Trang 20 Các chỉ tiêu phản ánh kết qủa sản xuất kinh doanh:
( báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của phòng Tài Chính Kế Toán Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng)
Qua bảng tổng hợp, ta thấy doanh thu của Tổng công ty tăng khá đềuhằng năm
Về chỉ tiêu doanh thu của năm 2004 tăng 81.733.572.761 đồng so vớinăm 2003 tương đương 22% Năm 2005 tăng 197.027.941.667 đồng so vớinăm 2004 tương đương 43%.Năm 2006 tăng 18.575.234.786 đồng so với năm
2005 tương đương 2%.Năm 2007 tăng 188.301.396.885 đồng so với năm
2006 tương đương 28%
Về chỉ tiêu giá vốn hàng bán của năm 2004 tăng 77.154.341.920 đồng
so với năm 2003 tương đương 21% Năm 2005 tăng 180.177.348.033 đồng sovới năm 2004 tương đương 41%.Năm 2006 tăng 1.028.352.956 đồng so vớinăm 2005 Năm 2007 tăng 178.396.256.152 đồng so với năm 2006 tươngđương 28%
Về chỉ tiêu lợi tức sau thuế của năm 2004 tăng 294.415.759 đồng so vớinăm 2003 tương đương 33% Năm 2005 tăng 523.756.469 đồng so với năm
2004 tương đương 44% Năm 2006 tăng 633.752.793 đồng so với năm 2005tương đương 37% Năm 2007 tăng 872.905.379 đồng so với năm 2006 tươngđương 37%
2.3 Đặc điểm kinh tế -kỹ thuật ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm:
2.3.1 Tổ chức bộ máy của Tổng công ty CNTT Bạch Đằng:
Trang 21Phòng Lao động tiền lương
Phòng Kinh tế đối ngoại
Phân xưởng Triền Đà
Phân xưởng Trang trí 1
Phân xưởng Trang trí 2
Trang 22* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Chức năng nhiệm vụ của phòng giám đốc
1- Tổ chức tiếp nhận, đăng ký và chuyển giao công văn, thư tín, điệnbáo, báo chí, tài liệu theo đúng địa chỉ hoặc theo sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnhđạo Văn phòng hoặc Lãnh đạo Công ty
2- Quản lý và sử dụng con dấu theo chế độ quy định
3- Soạn thảo văn bản, nhân sao, in ấn, phát hành, lưu trữ tất cả các loạivăn bản Theo quy định nghiệp vụ công tác văn thư, giữ bí mật tài liệu
4- Quản lý mạng thông tin liên lạc nội bộ
5- Quản lý, thi đua tuyên truyền (Phục vụ khánh tiết cho các buổi lễ, hộinghị, hội thảo v.v tham gia các cuộc triển lãm)
6- Xây dựng, đề nghị về việc thi đua khen thưởng trong toàn Công ty.7- Quản lý điều hành hoạt động các xe ca, xe con
8- Quét dọn vệ sinh hàng ngày, phục vụ tiếp nước cho khách và các cuộchọp, chăm sóc cắt tỉa cây cối trong khu làm việc của Văn phòng Giám đốc.9- Giúp Tổng Giám đốc và Ban Tổng Giám đốc:
- Đón tiếp khách trong nước và nước ngoài đến giao dịch và làm việc vớiCông ty
- Chuẩn bị văn bản, tài liệu, phục vụ cho giao dịch ký kết thanh lý hợp
đồng (Văn phòng có nhiệm vụ làm việc, liên hệ với các đơn vị liên quan).
- Thay mặt Tổng Giám đốc trong các hoạt động xã giao như: Hỏi thăm,chúc mừng, chia buồn, tổ chức các cuộc họp, hội thảo, ngày Lễ, ngày Tết…
Chức năng, nhiệm vụ của phòng Lao động Tiền lương:
Trang 23- Chức năng: Phòng Lao động tiền lương là đơn vị có chức năng giúp
Tổng Giám đốc về quản lý lao động, quản lý tiền lương và quản lý bảo hiểm
xã hộ
- Nhiệm vụ:
a) Quản lý lao động:
b) Quản lý tiền lương:
c) Quản lý bảo hiểm xã hội:
Chức năng nhiệm vụ của phòng KCS
- Chức năng phòng KCS:
Phòng KCS là đơn vị có chức năng giúp Tổng giám đốc về quản lý chấtlượng và hệ thống chất lượng của công ty
- Nhiệm vụ của phòng KCS:
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm
+ Kiểm tra, nghiệm thu các vật tư mua và nhập về:
+ Kiểm tra, công tác đo lường, kiểm định
Chức năng nhiệm vụ phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh
+ Lập, theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn (5 năm) của côngty
+ Lập, theo dõi kế hoạch năm, kế hoạch tháng của công ty
+ Báo cáo tiến độ sản xuất và kinh doanh của công ty (báo cáo năm, quí,tháng, tuần)
+ Đóng mới:
- Marketing, tìm kiếm khách hàng
Trang 24- Lập dự toán
- Theo dõi tiến độ và quá trình thực hiện kế hoạch
- Marketing, tìm kiếm khách hàng
- Lập dự toán
- Theo dõi tiến độ và quá trình lập kế hoạch
Chức năng nhiệm vụ của Phòng Quản lý dự án :
- Chức năng : Tham mưu cho lãnh đạo công ty về quản lý các dự án đầu
tư, quản lý tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc và duy tu sửa chữa cáccông trình đang sử dụng trong toàn công ty
- Nhiệm vụ : Thực hiện triển khai các dự án đầu tư nâng cấp công ty theo
kế hoạch đầu tư được phê duyệt
Chức năng nhiệm vụ phòng kinh tế đối ngoại
a) Tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty:
- Tìm kiếm khách hàng trên thị trường quốc tế để tiếp thị sản phẩm củacông ty
- Kết hợp với cá phòng ban chức năng khác tham mưu giúp Tổng giámđốc về phương án đàm phán chào giá vật tư thiết bị, phương án dự toán về sảnphẩm và dịch vụ, ký kết hợp đồng kinh doanh đối ngoại
- Xây dựng chiến lược phát triển của công ty và các chỉ tiêu kế hoạchkinh doanh đối ngoại
b) Thực hiện các công việc:
- Kết hợp với cá phòng ban chức năng khác trong việc xúc tiến, triểnkhai thực hiện hợp đồng kinh doanh đối ngoại
Trang 25- Xử lý, dịch thuật các công văn phục vụ công tác đối ngoại.
- Kết hợp với phòng công nghệ thông tin về hoạt động kinh tế đối ngoạicho website
Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty
Trang 26- Trường đào tạo công nhân kĩ thuật: Trường Cao đẳng nghề Giao Thôngvận tải Trung ương II, trường Cao đẳng Hàng Hải I, trường đào tạo nghề côngnhân kĩ thuật Công nghiệp tàu thuỷ I, trường Trung học thuỷ sản,…
* Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực:
Công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo tay nghề và trình độ cho các
kĩ sư và công nhân trong Công ty Đối với học viên mới ra trường Công ty cócác lớp kiểm tra sát hạch để nâng cao trình độ trước khi đưa vào làm Côngtác đó nhằm tuyển được công nhân có trình độ tay nghề cao và phù hợp vớiyêu cầu của công việc
* Các chính sách của doanh nghiệp tạo động lực cho người lao động:
Thực hiện theo luật lao động, việc sử dụng lao động như sau:
+ Ngày làm việc: 253 ngày/năm
+ Ngày nghỉ (lễ , cuối tuần): 112 ngày/năm
2.3.3 Thuyết minh sơ đồ dây chuyền sản xuất:
Sau khi có hợp đồng đóng mới một con tàu Phòng kế hoạch của công tytiến hành ký kết hợp đồng trên cơ sở nhiệm vụ thư của chủ tàu công ty tiếnhành ký hợp đồng với cơ quan thiết kế trong hoặc ngoài nước để có bản vẽ
kỹ thuật của con tàu Khi có thiết kế kỹ thuật của con tàu Trung tâm thiết kế
Trang 27kỹ thuật của công ty lên danh mục trang thiết bị vật tư để đóng con tàu theothiết kế cung cấp số liệu cho phòng kinh tế đối ngoại và trung tâm cung ứngvật tư tàu thuỷ để ký kết với các đối tác trong và ngoài nước để mua cáctrang thiết bị vật tư phục vụ cho việc đóng mới con tàu Trung tâm thiết kế kỹthuật và chuyển giao công nghệ của công ty có bản vẽ thiết kế kỹ thuật thìtiến hành làm thiết kế công nghệ phù hợp với công nghệ và trang thiết bị máymóc của công ty đồng thời dự trù vật tư cho các đơn vị xí nghiệp trong công
ty như trong sơ đồ nêu trên để tiến hành sản xuất để đóng tàu Vật tư được dựtrù các đơn vị căn cứ vào đó để lĩnh tại trung tâm cung ứng vật tư tàu thuỷ.Việc giám sát chất lượng đóng mới con tàu do trung tâm tư vấn giám sát chấtlượng sản phẩm và đo lường chất lượng của công ty (viết tắt là QCSMv) cùngđăng kiểm nước ngoài (do chủ tàu Lựa chọn d) Đăng kiểm Việt nam, chủ tàucùng giám sát Các hồ sơ kỹ thuật từ khi đóng đến khi bàn giao cùng cácchứng chỉ của trang thiết bị trên tàu đều bàn giao cho chủ tàu thực hiện việcnày do
QCSM đảm nhận Khi đóng hoàn chỉnh con tàu và được thử toàn bộ tínhnăng của con tàu cùng trang thiết bị thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật và quiphạm quốc tế sẽ được bàn giao cho chủ tàu đi khai thác
2.3.4 Đặc điểm công nghệ sản xuất:
a ) Đặc điểm về phương pháp sản xuất: Các tàu được đóng mới tại công
ty theo phương pháp sản xuất tiên tiến áp dụng các kỹ thuật tiên tiến của cáccường quốc đóng tàu như Nhật Bản, Hàn Quốc
Ba Lan, Cộng hoà liên bang Đức v v áp dụng các tiêu chuẩn quốc tếthoả mãn các công ước quốc tế về đóng tàu dưói sự giám sát của các Đăngkiẻm nước ngoài như: NK , GL, BP , ABS v v và đăng kiểm Việt nam
Trang 28b) Đặc điểm về trang thiết bị: Công ty trang bị cấc máy móc hiện đạithuộc nghành đóng tàu như câc máy cắt tôn tự độngtheo lập trình của máytính, máy lốc tôn cỡ lớn, máy hàn tự động và bán tự động có khí bảo vệ, máygia công trục cỡ lớn, máy doa ống bao trục, máy doa ổ đỡ lái, cần cẩu có sứcnâng từ 50 tấn – 120 tấn, dây chuyền sơ chế tôn, máy phun sơn, các ô tô vậntải cỡ lớn để chuyên chở các tổng đoạn v v Về thiết kế công nghệ có trang
bị các phần mềm chuyên dụng trong nghành đóng tàu, về kiểm tra chất kượngsản phẩm trang bị các thiết bị đo tiên tiến: máy đo chiều dày tôn, chiều dàylớp sơn, có phòng thí nghiệm cơ lý hoá tính vật liệu trong nghành đóng tàu cóthiết bị phục vụ cho công việc kiểm tra phá huỷ và không phá huỷ vật liệu v
v Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo hệ thống ISO 9001-2000
c) Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng, thông gió, ánh sáng: Mặtbằng của công ty khoảng 25 ha trong đó có nhà làm việc cho khối gián tiếp,các đà để lắp ráp tàu, nhà xưởng để chế tạo vỏ tàu, gia công cơ khí, xưởngcung cấp khí công nghiệp v v Tất cả các khu vực nhà xưởng được thiết kếphù hợp với công nghiệp đóng tàu có hệ thống thông gió và đầy đủ ánh sáng,đảm bảo vệ sinh môi trường, trong các khuôn viên nhà xưởng có cây xanh
d) Đặc điểm về an toàn lao động: có phòng chức năng riêng về công tácbảo hộ lao động, có màng lưới an toàn lao động viên từ cấp tổ lao động Các
kỹ thuật viên an toàn lao động chuyên trách có mặt thường xuyên tại hiệntrường sản xuất để kiểm tra và đôn đốc thực hiện nghiêm túc an toàn laođộng Người lao động được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, các trang thiết bị
an toàn trong sản xuất chuyên ngành đóng tàu được trang bị đầy đủ Công tácbảo hộ lao động đặc biệt được quan tâm vì đây là yếu tố cơ bản trong kếhoạch sản xuất kinh doanh của công ty Người lao động hàng năm theo định
kỳ được khám sức khoẻ để phát hiện những bệnh phát sinh với đặc thù của