1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty đầu tư tài chính idj financial 1

105 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty đầu tư tài chính IDJ Financial
Tác giả Trần Bích Ngọc
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Đức Hiển
Trường học ĐH Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành TTCK
Thể loại khóa luận
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 163,07 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Hoạt động cơ bản của công ty đầu tư tài chính (3)
    • 1.1.1. Khái niệm, chức năng (3)
    • 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của một công ty đầu tư tài chính (3)
    • 1.1.3. Vai trò của hoạt động định giá doanh nghiệp trong hoạt động của Công ty đầu tư tài chính (6)
  • 1.2. Các phương pháp xác định giá trị của công ty đầu tư tài chính (6)
    • 1.2.1. Khái niệm định giá doanh nghiệp (6)
    • 1.2.2. Phương pháp định giá doanh nghiệp của Công ty đầu tư tài chính (8)
      • 1.2.2.1. Phương pháp giá trị tài sản (8)
      • 1.2.2.2. Phương pháp hiện tại hoá các nguồn tiền tương lai (DCF) (14)
      • 1.2.2.3. Phương pháp định giá dựa vào các chỉ số- Mô hình số nhân thu nhập P/E (34)
  • Chương 2: Thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại IDJ Financial (38)
    • 2.1. Khái quát về IDJ financial (38)
      • 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của IDJ Financial (38)
      • 2.1.2. Các nghiệp vụ chính (39)
      • 2.1.3. Kết quả kinh doanh (43)
    • 2.2. Thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại IDJ Financial (47)
      • 2.2.1. Giới thiệu về công ty (47)
      • 2.2.2. Phương pháp dùng để định giá của IDJ Financial thông qua việc định giá PG Richfarm (53)
        • 2.2.2.1. Căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp (53)
        • 2.2.2.2. Phương pháp định giá (54)
      • 2.3.1. Đánh giá (85)
      • 2.3.2. Nguyên nhân (88)
  • Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại IDJ Financial (89)
    • 3.1. Định hướng phát triển (89)
      • 3.1.1. Định hướng phát triển của IDJ Financial (89)
      • 3.1.2. Định hướng phát triển của IDJ Financial cụ thể với dịch vụ định giá giá trị doanh nghiệp (90)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại IDJ Financial (91)
      • 3.2.1. Lập một quy trình khoa học cho việc tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp (91)
      • 3.2.2. Cần kết hợp sử dụng nhiều phương pháp để xác định giá trị doanh nghiệp (92)
      • 3.2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên (92)
      • 3.2.4. Một vài điểm hoàn thiện thêm về kỹ thuật xác định giá trị doanh nghiệp bằng phương pháp giá trị tài sản tại IDJF (92)
      • 3.2.5. Một vài điểm hoàn thiện thêm về kỹ thuật xác định giá trị doanh nghiệp bằng chiết khấu luồng tiền (FCFF) tại IDJF (97)
    • 3.3. Kiến nghị (100)
  • Kết luận (63)

Nội dung

Hoạt động cơ bản của công ty đầu tư tài chính

Khái niệm, chức năng

Công ty đầu tư tài chính là một trung gian đầu tư trong hệ thống tài chính

Các hoạt động cơ bản của một công ty đầu tư tài chính

1- Công ty đầu tư tài chính được huy động vốn từ các nguồn:

- Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành;

- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế;

- Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

2- Công ty đầu tư tài chính được cho vay dưới các hình thức:

- Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo quy định củaNgân hàng Nhà nước

- Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật các Tổ chức tín dụng và hợp đồng uỷ thác.

- Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp.

3- Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác

- Công ty đầu tư tài chính được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân.

- Công ty đầu tư tài chính được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác với các tổ chức tín dụng khác.

4- Bảo lãnh: Công ty đầu tư tài chính được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh Việc bảo lãnh của công ty đầu tư tài chính phải được thực hiện theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước

5- Công ty đầu tư tài chính được cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

6- Mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ

Công ty đầu tư tài chính được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi công ty đầu tư tài chính đặt trụ sở chính và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Công ty đầu tư tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Dịch vụ ngân quỹ: Công ty đầu tư tài chính được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

7- Công ty đầu tư tài chính được thực hiện các hoạt động khác sau đây:

- Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác;

- Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng;

- Tham gia thị trường tiền tệ;

- Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng;

- Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp;

- Được quyền nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng;

- Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ,đầu tư cho khách hàng;

- Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác.

8- Công ty đầu tư tài chính được thực hiện các nghiệp vụ dưới đây sau khi được Ngân hàng Nhà nước hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan cho phép:

- Hoạt động bao thanh toán;

Vai trò của hoạt động định giá doanh nghiệp trong hoạt động của Công ty đầu tư tài chính

Trong hoạt động kinh doanh của mình, công ty đầu tư tài chính thực hiện cấp tín dụng đặc biệt cho các doanh nghiệp, đầu tư các dự án, tham gia thị trường tiền tệ… Để tìm, lựa chọn các cơ hội đầu tư tốt, cần phải có dự thẩm định nghiêm chỉnh, hiệu quả Ngoài ra, công ty muốn cung ứng các dịch vụ về tư vấn ngân hàng, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng thì cũng cần phải thực hiện việc việc thẩm định, định giá Có thể nói, hoạt động định giá doanh nghiệp là một hoạt động không thể thiếu đối với công ty đầu tư tài chính.

Các phương pháp xác định giá trị của công ty đầu tư tài chính

Khái niệm định giá doanh nghiệp

 Doanh nghiệp: là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh

Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân.

 Giá trị doanh nghiệp và định giá doanh nghiệp

Về mặt giá trị, doanh nghiệp là một tài sản:

- Giống như các hàng hoá thông thường khác, doanh nghiệp cũng có thể là đối tượng của các giao dịch mua bán, hợp nhất, chia nhỏ… Quá trình hình thành giá trị, giá cả của doanh nghiệp cũng không nằm ngoài sự chi phối của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh Vì vậy, xét về mặt lý thuyết, các kỹ thuật đánh giá đối với hàng hoá thông thường hoàn toàn có thể áp dụng cho “hàng hoá doanh nghiệp”.

- Khác với hàng hoá thông thường, doanh nghiệp không chỉ là tập hợp đơn giản của các hàng hoá vô tri vô giác Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, nó là một thức thể hoạt động Bởi vậy, định giá doanh nghiệp không chỉ định giá các tài sản hiện hữu mà còn phải định giá được mặt hoạt động của chúng (Cũng có trường hợp định giá doanh nghiệp tan rã, nhưng là định giá để bán như món hàng phế thải, thanh lý Ở đây chúng là nói đến việc định giá một doanh nghiệp có khả năng tồn tại và sinh lời trong lương lai).

- Doanh nghiệp là một thể thức hoạt động, nó mang lại dòng tiền trong tương lai Do đó, tiêu chuẩn để đánh giá giá trị một doanh nghiệp là dòng thu nhập tương lai doanh nghiệp mang lại.

Như vậy, có thể đưa ra khái niệm: Giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh Định giá doanh nghiệp là sự ước tính với độ tin cậy cao nhất (đối với các chủ thể tham gia mua bán) các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh “Việc định giá ấy không là một khoa học chính xác, nó là một nghệ thuật vì đòi hỏi khả năng ước lượng giá trị về cả phẩm lẫn lượng, cả những yếu tố không đo đếm được” (GS NguyễnXuân Nghĩa) Một cách cụ thể, định giá doanh nghiệp có thể được đi từ bước thấp nhất lên cao bước cao hơn, từ hiện tại đến tương lai.

Phương pháp định giá doanh nghiệp của Công ty đầu tư tài chính

Cơ sở lý luận : Phương pháp này còn gọi là phương pháp giá trị tài sản thuần. Được xây dựng dựa trên các giả thiết:

- Doanh nghiệp về cơ bản giống như một loại hàng hoá thông thường.

- Sự hoạt động của một doanh nghiệp bao giờ cũng được tiến hành trên cơ sở một lượng tài sản có thực Những tài sản đó là sự hiện diện cụ thể và rõ ràng về sự tồn tại của doanh nghiệp Chúng cấu thành thực thể của doanh nghiệp.

- Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ sự tài trợ vốn của các nhà đầu tư ngay khi thành lập doanh nghiệp và được bổ sung trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh Cơ cấu vốn tài trợ để hình thành tài sản là sự khẳng định cũng như thưà nhận về mặt pháp lý các quyền sở hữu và lợi ích của các nhà đầu tư đối với các tài sản đó.

Vì vậy, giá trị doanh nghiệp được tính bằng tổng giá trị thị trường của số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh.

Phương pháp xác định Tổng giá trị tài sản trong doanh nghiệp thường không chỉ thuộc về người chủ sở hữu doanh nghiệp mà chúng còn thuộc về các nhà tài trợ khác như người cho vay Do đó, mặc dù giá trị doanh nghiệp được coi là tổng giá trị các tài sản cấu thành doanh nghiệp, nhưng để thực hiện một giao dịch mua bán doanh nghiệp, người ta phải xác định giá trị tài sản thuần

Giá trị tài sản thuần = Tổng giá trị tài sản - Tổng nợ phải trả

Theo công thức này, có hai cách tính cụ thể về giá trị tài sản thuần:

- Cách thứ nhất: dựa vào cơ cấu nguồn vốn phản ánh trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm xác định bằng cách: lấy tổng giá trị tài sản phản ánh ở phần tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả bên nguồn vốn. Đây là một cách đơn giản, dễ thực hiện Nếu như việc ghi chép phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của chế độ kế toán thì giá trị tài sản thuần tính toán được sẽ là số liệu có độ tin cậy đối với số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Nó chỉ ra mức độ độc lập tài chính, khả năng tự chủ trong quản lý điều hành công ty của chủ doanh nghiệp, là căn cứ thích hợp để các nhà tài trợ đánh gía khả năng an toàn của việc đầu tư vốn, đánh giá vị thế tín dụng của doanh nghiệp.

Tuy nhiên giá trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp này chỉ là thông tin mang ý nghĩa lịch sử, có tính chất tham khảo trong quá trình vận dụng các phương pháp khác nhằm định ra giá trị doanh nghiệp một cách chính xác hơn.

- Cách thứ hai: Giá trị tài sản thuần được xác định theo giá trị thị trường.

Ngay cả khi doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán do Nhà nước quy định thì số liệu trên bảng cân đối kế toán được lập vào một thời điểm nào đó trong quá khứ cũng không phản ánh đúng giá trị thị trường của toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp, bởi các lý do sau:

+ Toàn bộ giá trị của các tài sản phản ánh trên bảng cân đối kế toán là những số liệu được tập hợp từ các hoá đơn mua bán hàng, các bảng kê… trong kỳ kế toán Các số liệu này phản ánh chính xác các chi phí phát sinh tại thời điểm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Đó là những chi phí mang tính lịch sử, không còn phù hợp ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, ngay cả khi không tính đến yếu tố thời gian của tiền.

+ Giá trị còn lại của tài sản cố định phản ánh trên sổ sách kế toán cao hay thấp là phụ thuộc vào việc doanh nghiệp chọn sử dụng phương pháp tính khấu hao nào, phụ thuộc vào thời điểm doanh nghiệp xác định nguyên giá và xác định tuổi thọ kinh tế kỹ thuật của tài sản Bởi vậy, giá trị tài sản cố định phản ánh trên sổ sách kế toán thường không phản ánh đúng giá trị thị trường tại thời diểm xác định giá trị doanh nghiệp của tài sản đó.

+ Giá trị hàng hoá, vật tư tồn kho hoặc đang dùng trong sản xuất, một mặt phụ thuộc vào cách hoạch toán là giá mua đầu kỳ, cuối kỳ hay giá thực tế bình quân, mặt khác lại phụ thuộc vào sự lựa chọn các tiêu thức phân bổ chi phí khác nhau cho số hàng hoá dự trữ Do đó, số liệu kế toán phản ánh giá trị tài sản đó cũng không có đủ độ tin cậy ở thời điểm đánh giá doanh nghiệp.

Một số lý do cơ bản trên đủ để giải thích vì sao giá trị tài sản phản ánh trên bảng cân đối kế toán chỉ đươc coi là những số liệu tham khảo trong qúa trình đánh giá lại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo giá trị thị trường

Theo cách thứ hai, để định giá tài sản theo giá thị trường, trước hết người ta loại ra khỏi danh mục những tài sản không cần thiết và không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của sản xuất kinh doanh (theo một tiêu chuẩn phần trăm chất lượng còn lại nào đó) Sau khi tiến hành đánh giá số tài sản còn lại trên nguyên tắc sử dụng giá trị thị trường để tính cho từng tài sản hoặc từng loại tài sản cụ thể như sau:

+ Đối với tài sản cố định và tài sản lưu động là hiện vật thì đánh giá theo giá trị thị trường nếu trên thị trường đang có bán những tài sản giống như vậy Nhưng trên thực tế, thường không tồn tại thị trường tài sản cố định cũ, đã qua sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau Do đó, nguời ta dựa theo công dụng hay khả năng phục vụ sản xuất của tài sản để áp dụng một tỷ lệ khấu hao trên giá trị của một tài sản mới. Đối với những tài sản cố định không còn tồn tại trên thị trường thì người ta áp dụng một hệ số quy đổi so với những tài sản khác loại nhưng có tính năng tương tự.

+Tài sản bằng tiền được xác định bằng cách kiểm kê đối chiếu ngân quỹ, đối chiếu số dư trên tài khoản

+ Các khoản phải thu: Do khả năng đòi nợ các khoản phải thu là khác nhau nên người ta phải bắt đầu từ việc đối chiếu công nợ, xác minh tính pháp lý, đánh giá độ tin cậy của từng khoản phải thu nhằm loại ra những khoản mà doanh nghiệp không có khả năng thu hồi.

+ Đối với các khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp: Về nguyên tắc, phải thực hiện đánh giá một cách toàn diện về giá trị đối với doanh nghiệp hiện đang sử dụng các khoản đầu tư đó Tuy nhiên, nếu các khoản đầu tư này không lớn, người ta thuờng trực tiếp dựa vào giá trị thị trường của chúng dưới hình thức chứng khoán hoặc căn cứ vào số liệu sổ sách của bên đối tác liên doanh để xác định theo cách thứ nhất đã đề cập ở trên.

+ Đối với các tài sản cho thuê: Tính theo phương pháp chiết khấu luồng tiền trong tương lai.

Thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại IDJ Financial

Khái quát về IDJ financial

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của IDJ Financial

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Quốc tế (IDJ Connection) là công ty Việt Nam đầu tiên hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực mua và bán doanh nghiệp, dự án (M&A – Mergers and Acquistions) và kết nối đầu tư IDJ Connection đã nhiều lần tổ chức thành công các hội nghị đầu tư quốc tế, được chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước ghi nhận Hàng trăm doanh nghiệp và dự án Việt Nam đã tìm được đối tác đầu tư thong qua IDJ connection Hiện nay đã có gần 500 doanh nghiệp trong nước tin tưởng thong qua IDJ Connection để tìm kiếm đối tác đầu tư, tìm nguồn vay vốn, tìm đối tác, bán một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

Dựa trên nền tảng thông tin của IDJ Connection, IDJ financial đã được thành lập để đầu tư vào các dự án tiềm năng

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính quốc tế và phát triển doanh nghiệp IDJ

- Tên giao dịch: IDJ Financial

- Địa chỉ: Tầng 14, Toà nhà 4A, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.

Email; contact@idjf.vn Web: www.idjf.vn

- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh; Số 0103016173 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 15/03/2007

- Văn phòng đại diện: Lầu 1, toà nhà Mỹ Vinh, số 250, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

- Nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng lên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ngày 15/05/2007

* Đầu tư và phát triển doanh nghiệp

IDJ Financial đặt mục tiêu trở thành nhà đầu tư hiệu quả nhất, thong qua việc chọn lựa đầu tư vào các doanh nghiệp thực sự có tiềm năng phát triển và hoạt động minh bạch.

- Sản xuất, thương mại, xây dựng và năng lượng.

- Du lịch, vận tải, viễn thong…

Không chỉ dừng lại ở khả năng cung cấp nguồn tài chính dồi dào, thế mạnh của IDJ Financial còn nằm ở khả năng hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp Là cổ đông chiến lược của doanh nghiệp được đầu tư, IDJ Financial sẽ:

- Đầu tư nhân lực chất lượng

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và gia tăng giá trị thương hiệu

- Tư vấn lộ trình phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết trên thị trường chứng khoán.

- Tạo sức mạnh liên kết chuỗi về vốn, cơ cấu kinh doanh truyền thống và quảng cáo cho các doanh nghiệp IDJ Financial đầu tư.

Cam kết đầu tư toàn diện và lâu dài IDJ Financial cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững Đầu tư mang tính chọn lọc cao và minh bạch IDJ Financial tham gia đầu tư vào những doanh nghiệp thật sự tiềm năng, đang có lãi, có báo cáo tài chính minh bạch.

Tiêu chí đầu tư: Điều kiện để IDJ Financial tham gia đầu tư:

- Phải là doanh nghiệp đang hoạt động theo pháp luật

- Mức đầu tư tối thiểu của IDJ Financial vào mỗi doanh nghiệp sẽ không dưới 8 tỷ đồng.

- Là công ty cổ phần Điều kiện với các doanh nghiệp thuộc loại hình khác là phải có khả năng chuyển đổi thành công ty cổ phần.

- Công ty đang làm ăn có lãi Nếu là doanh nghiệp cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước thì không nhất thiết phải có lãi nhưng phải thật sự có tiềm năng phát triển.

- Vốn đăng kí tối thiểu của doanh nghiệp là 3 tỷ đồng. Ưu tiên những doanh nghiệp có định hướng phát hành cổ phiếu tăng vốn và niêm yết trên thị trường chứng khoán.

* Đầu tư và phát triển dự án

Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đội ngũ chuyên gia trình độ cao, có hiểu biết sâu sắc giầu kinh nghiệm, IDJ Financial sẵn sang cùng các doanh nghiệp lập mới các dự án dưới hình thức thành lập những công ty cổ phần mới.

Các lĩnh vực ưu tiên bao gồm dự án xây dựng toàn nhà cao tầng, bênh viện, trường học cao cấp và dự án thuộc các lĩnh vực khác có tỷ suất lợi nhuận dự kiến đạt trên 20% một năm IDJ Financial dành ưu tiên cho dự án tại các thành phố lớn Đối tác mong muốn liên kết phát triển dự án với IDJ Financial phải có lợi thế đặc biệt, dễ dàng khởi tạo doanh nghiệp một cách nhanh chóng, ví dụ như có sẵn đất đai với đầy đủ giấy tờ hợp pháp, có thương hiệu nổi tiếng hoặc có sẵn hệ thống khách hang…

Giá trị đầu tư của IDJ Financial vào mỗi dự án không thấp hơn 10tỷ đồng.

Với hiểu biết sâu sắc về tình hình kinh tế trong vào ngoài nước, am hiểu các ngành nghề và văn hoá Việt Nam, IDJ Financial luôn sẵn sang cung cấp những cơ hội đầu tư đa dạng và phù hợp với nhu cầu riêng biệt của mỗi khách hang, bao gồm:

- Đầu tư vào những tài sản có thu nhập cố định

- Đầu tư bất động sản.

Các dịch vụ bao gồm:

- Uỷ thác trọn gói: IDJ Financial chịu trách nhiệm lựa chọn và quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư.

- UỶ thác theo chỉ định: khách hang có thể lựa chọn danh mục đầu tư theo tư vấn của IDJ Financial và uỷ thác cho chúng tôi quản lý danh mục đầu tư.

* Phân tích và tư vấn

Với đội ngũ chuyên gia nghiên cứu và phân tích có trình độ chuyên môn cao, phương pháp làm việc chuyên nghiệp, hiểu biết sâu sắc về thị trường trong và ngoài nước, IDJ Financial cung cấp các dịch vụ nghiên cứu, phân tích và tư vấn đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng:

- Phân tích tình hình kinh tế vĩ mô, ngành và doanh nghiệp

- Định giá tài sản doanh nghiệp

- Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp

- Tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp

- Tư vấn phát hành cổ phiếu tăng vốn và niêm yết trên thị trường chứng khoán

Tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Tính đến nay, tuy mới đi vào hoạt động được 1 năm nhưng IDJ Financial dự kiến lợi nhuận đạt 20-25% cho năm 2007, và đã thực hiện một khối công việc đáng kể và đạt được những thành tựu quan trọng, bao gồm:

- Xây dựng bộ máy, phát triển nguồn nhân lực.

- Phát triển hoạt động kinh doanh, đầu tư.

- Xây dựng quan hệ hợp tác với các tổ chức đầu tư trong và ngoài nước, quảng bá hình ảnh IDJ Financial

Kết quả đạt được trên các mặt như sau:

Tính tới hết tháng 11/2007, IDJ Financial có 30 nhân viên (trong đó có 22 nhân viên ký kết hợp đồng chính thức và 8 cộng tác viên), được đánh giá là một đội ngũ nhân viên trẻ, có kiến thức, chuyên nghiệp và năng động.

Bảng 2.1 : Phân bổ nhân sự theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%)

Trên Đại học 07 23,3 Đại học 21 70

PTTH, Trung cấp, Dạy nghề 02 6.67

Dự kiến đầu năm 2008, IDJ Financial sẽ tuyển dụng thêm 10 nhân sự cao cấp để bổ sung cho các bộ phận Đầu tư, Phân tích và Tư vấn, Đối ngoại

* Hoạt động kinh doanh và danh mục đầu tư.

IDJ Financial tập trung vào 3 mảng hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính, bao gồm:

- Đầu tư và phát triển doanh nghiệp, dự án.

- Phân tích và tư vấn.

Về đầu tư vào các doanh nghiệp, dự án: với tư cách là cổ đông chiến lược/ lớn, trong vòng 1 năm công ty đã làm việc với hơn 300 doanh nghiệp và dự án để chọn lựa ra danh mục đầu tư thích hợp, tiêu biểu là: Công ty IDJEducation (70% vốn sang lập- hiện tại công ty đang sở hữu dự án xây dựng trường cao cấp trên nền đất 2.6 ha tại trung tâm khu đô thị Nam Thăng LongCiputra Hà Nội,có tên Hà Nội Academy School, dự kiến trường sẽ thu hút được 3.000 học sinh và khai giảng vào năm 2009-2010), Công ty Cổ phầnXây dựng Công trình Ngầm- Vinavico ( IDJ Financial quyết định đầu tư vàoVinavico với tư cách là cổ đông lớn và hiện đang chiến 5% vốn điều lệ củaVinavico Vinavico đã niêm yết trine thị trường chứng khoán), Công ty CP Đầu tư phát triển Cơ sở Hạ tầng Vinavico-IDI (đánh giá cao tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh BĐS và phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện sự chỉ đạo và chủ trương của BLĐ Tổng công ty Vinaconex, IDJ Financial kết hợp cùng vớiVinavico và 2 tổ chức tài chính và đầu tư khác hình thành và đưa vào hoạt động Vinavico-IDI, mục tiêu của Vinavico-IDI đã tận dụng sức mạnh và sự chỉ đạo của BLĐ Vinaconex tiến hành đầu tư và phát triển các dự án BĐS và các khu công nghiệp trên phạm vi cả nước phù hợp với quy hoạch phát triển chung của Tổng công ty Vinaconex, đặc biệt là các dự án có sẵn nằm dọc theo tuyến đường Láng- Hoà Lạc do Vinaconex quy hoạch và thực hiện Hiện tại Vinavico-IDI có số vốn điều lệ là 80 tỷ VNĐ, IDJ Financial góp 20% VĐL trong đó có 6% vốn với tư cách là cổ đông sang lập Công ty đã chính thức đi vào hoạt động từ 1/11/2007 và đang triển khai đầu tư một dự án kinh doanh BĐS ngay tại khu trung tâm mới của Hà Nội, Trung Hoà- Nhân CHính), Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Khai thác mỏ Vinavico-Incom ( với tư cách là cổ đông chiến lược IDJ Financial đã đầu tư và chiếm 14% vốn điều lệ của Vinavico Incom, VĐL 20tỷ Hiện tại công ty đang thi công rất nhiều các công việc liên quan đến xây dựng các phần hở cho các dự án công trình ngầm, thủy điện với doanh thu ước tính cho năm 2007 khoảng 80tỷ VNĐ Ngoài ra công ty đang triển khai các thủ tục cần thiết để đầu tư khai thác một mỏ khoáng sản loại hiếm tại địa bàn Yên Bái), Công ty cổ phần nhựa An phát (Đây là một trong những công ty đứng đầu ngành nhựa tại khu vực phía Bắc, đi đầu trong sản xuất dây chuyền xử lý nhựa tái chế, sản xuất hạt nhựa tái chế, chiếm lĩnh thị phần lớn trong lĩnh vực bao bì xuất khẩu Công ty có nhà máy tại Hải Dương, đang phát triển thêm nhà máy thứ 2, có đội ngũ lãnh đạo trẻ và năng động Năm 2007 lợi nhuận dự kiến của công ty là 30% Công ty có kế hoạch niêm yết trên sàn Hà Nội vào tháng 4/2008/ IDJ Financial chiếm 25% vốn điều lệ của công ty này)

Thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại IDJ Financial

Nguyên tắc và các bước tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp sẽ được trình bày dưới đây cùng với dẫn chứng về trường hợp xác định giá trị công ty CP PG Richfarm.

2.2.1 Giới thiệu về công ty:

Giới thiệu về công ty

- Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi PG được thành lập theo giấy phép số

0203000425 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cấp ngày 08 tháng 04 năm 2003.

Tên giao dịch là PG Richfarm

Diện tích nhà máy: 29.000 m2 Địa chỉ: Khu công nghiệp An Tràng, An Lão, Hải Phòng. Điện thoại: 0313.679888 Fax: 0313.679898

- PG Richfarm là 1 trong 6 công ty thành viên của Tập đoàn PG

Tập đoàn PG hiện nay gồm 6 công ty, hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con, tổng vốn điều lệ xấp xỉ 86 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ, tổng số lượng nhân sự bình quân 230 người, bao gồm:

1 Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển PG (tiền thân là Công ty TNHH Thái Bình Dương) đóng vai trò là Công ty mẹ, được thành lập từ ngày 02/03/1994; đặt trụ sở tại Ngõ 72 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng; vốn điều lệ ban đầu là 750 triệu đồng; hoạt động chính là sản xuất và gia công giày dép xuất khẩu; số lượng lao động bình quân là 1.700 người Nay được chuyển về trụ sở tại CC1 khu đô thị PG An Đồng, An Dương, Hải Phòng; vốn điều lệ là 50 tỷ đồng; hoạt động chính hiện nay là đầu tư tài chính, phát triển thương hiệu và cho thuê trụ sở, kho bãi, văn phòng làm việc; số lượng lao động bình quân là 15 người

2 Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng PG (tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Thái Bình Dương), được thành lập kể từ ngày 03/07/2001; đặt trụ sở tại số 16 Trần Hưng Đạo, quận HồngBàng, Hải Phòng; vốn điều lệ là 8 tỷ đồng; số lao động bình quân là 40 người.Nay được chuyển về trụ sở tại CC1 khu đô thị PG An Đồng, An Dương, HảiPhòng; hoạt động chính của Công ty là đầu tư dự án phát triển nhà để bán theo cơ chế kinh doanh tại thôn Trang Quan, xã An Đồng, huyện An Dương,Hải Phòng - Dự án xây dựng trên diện tích đất là 17,8 ha; tổng vốn đầu tư dự kiến là 391 tỷ với sản phẩm trên 600 căn nhà các loại; số lượng lao động bình quân là 20 người.

3 Công ty Cổ phần Thức ăn Chăn nuôi PG (tiền thân là Công ty Cổ phần Thức ăn Chăn nuôi Thái Bình Dương), được thành lập kể từ ngày 08/04/2003; đặt trụ sở tại Khu công nghiệp An Tràng, xã Trường Sơn, huyện

An Lão, thành phố Hải Phòng; vốn điều lệ là 7 tỷ đồng; số lượng lao động bình quân là 120 người; Doanh thu năm 2006 là 130 tỷ đồng; hoạt động chính của Công ty và sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi

4 Công ty Cổ phần PG Rồng Biển (tiền thân là Công ty Cổ phần Du Lịch Hải Long), được thành lập kể từ ngày 23/02/2001, vốn điều lệ là 14.928.500.000 đồng (Tập đoàn PG tham gia góp vốn chiếm tỷ lệ trên 60% kể từ tháng 12/2003); đặt trụ sở tại số 1A Hoàng Diệu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng hoạt động chính là kinh doanh dịch vụ giải trí trò chơi cảm giác mạnh và đầu tư xây dựng khu trung tâm thương mại, nhà hàng, văn phòng cho thuê Dự án xây dựng trên diện tích 1,75 ha nằm trên dải Trung tâm Thành Phố, tổng đầu tư giai đoạn 1 trên 60 tỷ đồng; số lượng lao động bình quân hiện nay là 10 người

5 Công ty Cổ phần Thiết bị Chiếu sáng PG, được thành lập kể từ ngày 01/11/2005, vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, đặt trụ sở tại số 71 Ngô Quyền, Hải Phòng Hoạt động kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh bóng đèn tiết kiệm điện Compact; lao động bình quân hiện nay là 50 người

6 Công ty TNHH Nước Giải khát PG, được thành lập kể từ ngày01/11/2005, vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, đặt trụ sở tại CC1 khu đô thị PG, thônTrang Quan, xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng Hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh nước uống tinh khiết; lao động bình quân hiện nay là 15 người

- Sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản, thuốc thú y.

- Xuất nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, cung cấp con giống, xây dựng trang trại chăn nuôi.

Bảng 2.2: Thành phần sở hữu

2 Ông Phan Huy Hoàng 350.000.000 VND

3 Ông Lê Hoài Đức 700.000.000 VND

4 Ông Nguyễn Hải Lưu 700.000.000 VND

5 Bà Trịnh Thị Thúy Hoàn 350.000.000 VND

6 Ông Đào Văn Ninh 350.000.000 VND

7 Ông Nguyễn Đức Thành 350.000.000 VND

8 Công ty đầu tư & xây dựng PG 6.900.000.000 VND

Sản phẩm hiện tại cung cấp

Hiện tại PD Richfarm cung cấp ra thị trường với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho vật nuôi là lợn, gà, vịt, chim cút Với 2 thương hiệu sản phẩm là Logatoca và Richfarm.

Sản phẩm PG Richfarm hiện đang phân phối tại 20 tỉnh miền Bắc ViệtNam tính từ tỉnh Nghệ An trở ra Mũi nhọn phát triển thị trường là các sản phẩm thức ăn công nghiệp (ăn thẳng) cho vật nuôi.

Theo kết quả kinh doanh năm 2007, PG Richfarm đã chính thức xếp vào tóp 10 công ty hàng đầu khu vực phía bắc (trong đó có cả các công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài) PG Richfarm đứng thứ 3 trong các công ty trong nước khu vực phía Bắc (Dabaco)

- Thức ăn chăn nuôi là một mũi nhọn phát triển ngành nông nghiệp ở Việt Nam.

- Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp hiện nay chủ yếu đều sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất nhập ngoại (chiếm 85-90%), nguyên nhiên liệu sản xuất nhập khẩu chiếm tới 45- 55% tùy từng thời kỳ Do vậy, với lộ trình cắt giảm thuế khi hội nhập, thuế nhập khẩu sẽ giảm xuống, thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam

- Hiện nay trong cả nước có 241 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi thống kê tới cuối năm 2006 là 3.561.000 tấn hỗn hợp và 527.000 tấn đậm đặc Trong đó các doanh nghiệp liên doanh và nước ngoài chiếm 70% lượng cung cấp thức ăn ra ngoài thị trường, 30% còn lại là của các doanh nghiệp trong nước.

- Thị trường đầu vào: Trị giá của nguyên liệu đầu vào chiếm từ 80-85% giá trị thành phẩm, các nguyên liệu thô (ngô, sắn, khô đậu tương, cám mỳ, cám gạo) sử dụng sản xuất thức ăn phải nhập khẩu từ 45-55%, các nguyên liệu tinh (các axittamin và khoáng chất) nhập khẩu đến 90% Do vậy, sự phụ thuộc vào các nguyên liệu nhập ngoại là rất lớn

Giải pháp hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại IDJ Financial

Định hướng phát triển

3.1.1 Định hướng phát triển của IDJ Financial.

Ngòai việc quản trị một website nổi tiếng là cầu nối trong lĩnh vực đầu tư và M&A www.muabandoanhnghiep.com.vn , IDJF còn có hơn 400 cổ đông là những người thành đạt trong xã hội, luôn ủng hộ công ty trong việc tìm kiếm dự án và cơ hội đầu tư Tận dụng những lợi thế này IDJF tiếp tục phát triển việc đầu tư theo định hướng:

- Tập trung đầu tư vào bất động sản.

- Đầu tư vào các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển và chuẩn bị niêm yết: hiện nay các doanh nghiệp tốt có xu hướng đại chúng hóa công ty và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khóan Với lợi thế là một công ty đầu tư tài chính được nhiều người biết đến với uy tín của tri thức và sự năng đông, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam muốn có một đối tác chiến lược như IDJF sẵn sang tư vấn và ủng hộ họ về mặt truyền thống, chuẩn bị tốt cho niêm yết Hiện nay IDJF đang đàm phán với khoảng 30 doanmh nghiệp khác nhau ở nhiều ngành khác nhau và sẽ tiến hành đầu tư các doanh nghiệp chọn lọc trong năm 2008 và tiếp sau

- Phát triển mạnh mảng Phân tích và Tư vấn, đặc biệt là tư vấn M&A. IDJF sẽ tăng cường nhân lực cho bộ phận này và kết hợp với một đối tác chiến lược có kinh nghiệm để cung cấp báo cáo phân tích và dịch vụ tư vấn M&A cho các doanh nghiệp Việt Nam

Với định hướng tham vọng dựa trên năng lực và cơ sở đã tạo dựng, IDJF đặt mục tiêu năm 2008 lợi nhuận trên vốn sẽ đạt trên 30% và trở thành công ty đầu tư tài chính hàng đầu Việt Nam về uy tín và hiệu quả đầu tư.

3.1.2 Định hướng phát triển của IDJ Financial cụ thể với dịch vụ định giá giá trị doanh nghiệp.

IDJF xác định, tư vấn, đầu tư trong đó có định giá doanh nghiệp là một hoạt động chính của công ty, với sự đầu tư thích đáng về vốn, nhân lực trình độ cao và đẩy mạnh quan hệ với các khách hàng chiến lược, các tổ chức định giá uy tín khác Với chiến lược đó, IDJF đặt mục tiêu cho dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp ( trong đó có xác định giá trị doanh nghiệp ) của mình là trở thành một dịch vụ uy tín, chất lượng cao với phong cách dịch vụ chuyên nghiệp.

Giải pháp hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại IDJ Financial

3.2.1 Lập một quy trình khoa học cho việc tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp:

Qua nghiên cứu thực tế công tác xác định giá trị doanh nghiệp của IDJ Financial và tham khảo lý thuyết, chuyên đề xin đưa ra một quy trình xác định giá trị doanh nghiệp tham khảo như sau:

- Bước 1: Xác định mục đích của việc định giá giá trị doanh nghiệp.

- Bước 2: Tiếp cận đối tượng cần định giá.

+ Tiếp cận doanh nghiệp cần định giá, nêu ra yêu cầu về những tài liệu cần được cung cấp đối với ban lãnh đạo doanh nghiệp.

+ Tìm hiểu về doanh nghiệp qua các nguồn thông tin khác như: phỏng vấn lãnh đạo, công nhân viên; thông tin báo chí, internet; mua thông tin từ các tổ chức chuyên nghiệp

- Bước 3: Xác minh tính chính xác của các tài liệu được cung cấp.

- Bước 4: Đánh giá tổng thể về doanh nghiệp (ngành, đầu vào, đầu ra, đối thủ cạnh tranh, các chỉ số…)

- Bước 5: Lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp và tiến hành theo phương pháp đã chọn

- Bước 6: Đánh giá quá trình xác định giá trị doanh nghiệp (xem xét các khoản mục còn nghi hoặc và có bất đồng ý kiến, đối chiếu kết quả xác định của các phương pháp khác nhau và kết luận)

3.2.2 Cần kết hợp sử dụng nhiều phương pháp để xác định giá trị doanh nghiệp

Do không có một phương pháp nào là tuyêt đối chính xác cho viẹc xác định giá trị mọi doanh nghiệp, và do trên thực tế khó có một doanh nghiệp nào có thể đáp ứng hoàn toàn diều kiện áp dụng của riêng một phương pháp nên một giải pháp tốt để hạn chế sai sót trong xác định là kết hợp nhiều phương pháp để xác định giá trị của một doanh nghiệp Sau đó, Công ty sẽ đối chiếu so sánh kết quả của mỗi phương pháp với nhau Nếu các kết quả có sự khác biệt quá lớn, cần tìm ra nguyên nhân, từ đó nhận định được phương pháp nào là thích hợp nhất để xác định giá trị doanh nghiệp đó Mức độ thích hợp của mỗi phương pháp sẽ là căn cứ để xác định hệ số bình quân gia quyền cho phương pháp đó Và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp cuối cùng nên được tính bằng bình quân gia quyền có trọng số của kết quả xác định giá trị doanh nghiệp theo các phương pháp đó.

3.2.3 Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên

- Gửi nhân viên đi học các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ Các kiến thức bổ trợ nghiệp vụ cần thiết là: kế toán, kiểm toán, thống kê doanh nghiệp, toán xác suất, thẩm định giá.

- Tăng cường hợp tác với các chuyên gia định giá giàu kinh nghiệm.

- Thường xuyên tuyển mộ người có năng lực, có tinh thần trách nhiệm.

3.2.4 Một vài điểm hoàn thiện thêm về kỹ thuật xác định giá trị doanh nghiệp bằng phương pháp giá trị tài sản tại IDJF. a) Xác định nguyên giá tài sản cố định.

Xác định lại nguyên giá cho những tài sản cố định đặc chủng, giá trị lớn, đã qua một thời gian dài sử dụng sử dụng phương pháp so sánh tương đương hoặc giá trị sổ sách của tài sản đó.

Giá trị sổ sách của một tài sản đã được ghi nhận một thời gian dài về trước sẽ rất xa vời so với giá trị thị trường của tài sản đó ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp Bởi vậy tổ chức định giá luôn nỗ lực tìm ra một tài sản có cùng chức năng và tương tự về các đặc điểm kỹ thuật, nhưng lại có thể xác định được nguyên giá một cách đáng tin cậy, làm vật thay thế rồi sử dụng phương pháp so sánh tương đương để ước lượng nguyên giá của tài sản cần xác định Tuy nhiên cách chọn tài sản thay thế và kỹ thuật xử lý sự khác biệt giữ tài sản thay thế và tài sản cần xác định mới là điều quyết định tính hợp lý của kết quả.

Về cách chọn tài sản tài sản thay thế: Điều kiện để một tài sản có thể được chọn làm tài sản thay thế của tài sản cần xác định lại nguyên giá là:

+ Có cùng công dụng, chức năng

+ Tương đương nhau càng nhiều càng tốt về các đặc điểm sau: Đời công nghệ, thể hiện qua các tính năng kỹ thuật như: công suất thiết kế, mức độ tiêu hao nguyên nhiên liệu, mức độ gây ô nhiễm, các chức năng phụ trợ khác…

Nước có công nghệ được dùng để sản xuất.

Như vậy tài sản thay thế tốt nhất phải là tài sản thoả mãn nhiều nhất các yêu cầu trên

Trong điều kiện thực tế là rất khó tìm được tài sản thay thế có tính tương đồng lớn với tài sản cần xác định lại nguyên giá, buộc phải lựa chọn những tài sản có ngững điểm khác biệt ở mức độ chấp nhận được, thì ở đây, kỹ htuật điều chỉnh sự khác biệt sẽ đóng vai trò quyết định tính hợp lý của kết quả

Phương pháp so sánh tương đối là một phương pháp phổ biến trong kỹ thuật định giá tài sản, với ba bước cơ bản là:

+ Chọn 1 đến 3 tài sản thay thế tốt nhất cho tài sản cần xác định lại nguyên giá.

+ Liệt kê các đặc điểm quan trọng của tài sản cần xác định lại nguyên giá và so sánh với các thay thế Chấm điểm cho mỗi sự khác biệt theo tiêu chí: Áp dụng thang điểm 10 cho khả năng tốt nhất của đặc điểm so sánh Theo thang điểm đó, chấm điểm cho đặc điểm cụ thể của tài sản cần xác định lại nguyên giá và các tài sản thay thế.

Lần lượt lấy từng tài sản thay thế ra làm mốc so sánh: Với mỗi 1 điểm hơn hoặc kém của tài sản cần xác định lại nguyên giá so với tài sản thay thế, sẽ tương ứng cộng hoặc trừ một mức phần trăm nguyên giá của tài sản thay thế để tính ra nguyên giá của tài sản cần xác định lại nguyên giá Từ đó, tính ra nguyên giá quy đổi của tài sản cần xác định lại nguyên giá so với tài sản thay thế chọn làm mốc.

+ Lấy trung bình có hoặc không có trọng số của các nguyên giá quy đổi trên làm nguyên giá cuối cùng cho tài sản cần xác định lại nguyên giá. Việc chấm điểm trên đòi hỏi sự tư vấn của các chuyên gia kỹ thuật để đạt được sự so sánh hợp lý. b) Định giá thương hiệu.

Những phương pháp dựa vào nghiên cứu

Nhiều mô hình dùng nghiên cứu tiêu dùng để định giá tài sản thương hiệu Những mô hình này không áp giá trị tài chính lên thương hiệu, mà đo lường những hành vi và thái độ của người tiêu dùng có tác động đến hiệu quả kinh tế của thương hiệu Những mô hình này sử dụng nhiều số đo khác nhau về cảm nhận của người tiêu dùng như mức độ nhận biết, hiểu rõ, quen thuộc về sản phẩm, những đặc điểm hình ảnh cụ thể, những yếu tố cân nhắc khi mua sắm, sở thích, mức độ thỏa mãn và giới thiệu với người khác.

Ngày đăng: 19/07/2023, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w