1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại công ty bảo hiểm toàn cầu giai đoạn 2006 2010

72 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Triển Khai Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Hỏa Hoạn Tại Công Ty Bảo Hiểm Toàn Cầu Giai Đoạn 2006 - 2010
Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương
Người hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Thị Lệ Huyền
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế Bảo hiểm
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 159,11 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN (7)
    • 1.1. Rủi ro hỏa hoạn (9)
      • 1.1.1 Một số khái niệm liên quan (9)
      • 1.1.2. Nguyên nhân gây ra hỏa hoạn (9)
    • 1.2. Lịch sử ra đời Bảo hiểm hỏa hoạn (10)
    • 1.3. Sự cần thiết và vai trò của Bảo hiểm hỏa hoạn (11)
    • 1.4. Đặc điểm cơ bản của Bảo hiểm hỏa hoạn (12)
    • 1.5. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm hỏa hoạn (12)
      • 1.5.1. Đối tượng Bảo hiểm (12)
      • 1.5.2. Phạm vi Bảo hiểm (13)
      • 1.5.4. Phí BH (18)
      • 1.5.5. Giám định và bồi thường tổn thất (22)
      • 1.5.6. Thủ tục yêu cầu bảo hiểm (25)
      • 1.5.7 Một số nghiệp vụ Bảo hiểm bổ sung cho Bảo hiểm hỏa hoạn (25)
  • CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM TOÀN CẦU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (28)
    • 2.1. Giới thiệu chung về công ty Bảo hiểm Toàn cầu GIC (28)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (28)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức (31)
      • 2.1.3. Danh mục sản phẩm bảo hiểm (33)
      • 2.1.4. Kết quả kinh doanh bảo hiểm tại GIC giai đoạn 2006 - 2010 (34)
    • 2.2. Tình hình triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm Hỏa hoạn tại Bảo hiểm Toàn cầu giai đoạn 2006 - 2010 (40)
      • 2.2.1. Vài nét về thị trường Bảo hiểm hỏa hoạn Việt Nam (40)
      • 2.2.2. Các hoạt động triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm Hoả hoạn (41)
        • 2.2.2.1. Công tác khai thác bảo hiểm (41)
        • 2.2.2.2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất (48)
        • 2.2.2.3. Công tác giám định tổn thất và bồi thường (51)
      • 2.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong triển khai nghiệp vụ BHHH tại công ty Bảo hiểm Toàn cầu (53)
        • 2.2.3.1. Thuận lợi (53)
        • 2.2.3.2. Khó khăn (54)
    • 2.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ Bảo hiểm Hoả hoạn tại GIC (56)
      • 2.3.1. Kết quả khai thác và thực hiện doanh thu (56)
      • 2.3.2. Tình hình thu chi (58)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRIỂN (7)
    • 3.1. Phương hướng phát triển trong thời gian tới (62)
      • 3.1.1. Phương hướng phát triển của công ty Bảo hiểm GIC (62)
      • 3.1.2. Dự báo thị trường Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam (63)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm hỏa hoạn ở Bảo hiểm toàn cầu (63)
      • 3.2.1. Về phía nhà nước (63)
      • 3.2.2. Về phía doanh nghiệp (64)
        • 3.2.2.1. Về công tác khai thác (64)
        • 3.2.2.2. Công tác giám định và giải quyết bồi thường (65)
        • 3.2.2.3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất (66)
        • 3.2.2.4. Công tác cán bộ (67)
        • 3.2.2.5. Công tác tính phí (68)
        • 3.2.2.6. Giảm thiểu chi phí của nghiệp vụ (68)
        • 3.2.2.7. Các giải pháp khác (69)
  • KẾT LUẬN (70)
    • Biểu 2.2 Yếu tố tăng phí (43)
    • Biểu 2.3 Các yếu tố xem xét giảm phí (44)
    • Biểu 2.4 Giảm phí theo mức miễn thường (46)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN

Rủi ro hỏa hoạn

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

BHHH là một nghiệp vụ BH tài sản nhằm bảo hiểm cho các loại tài sản của các cá nhân và tổ chức kinh tế xã hội Đây là một nghiệp vụ BH khá phức tạp Vì vậy khi triển khai nghiệp vụ BH này, cần phải thống nhất một số khái niệm sau đây có liên quan đến rủi ro hỏa hoạn:

- Cháy: là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sang.

- Hỏa hoạn: là cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài nguồn lửa chuyên dùng gây thiệt hại cho tài sản và người ở xung quanh.

- Đơn vị rủi ro: là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với khoảng cách không cho phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác ( khoảng cách gần nhất không dưới 12m ).

- Tổn thất toàn bộ: gồm 2 loại:

+ Tổn thất toàn bộ thực tế: là tài sản được BH bị phá hủy hoặc hư hỏng hoàn toàn, có thể số lượng thì còn nguyên nhưng giá trị không còn gì.

+ Tổn thất toàn bộ ước tính: là tài sản được BH bị phá hủy hoặc hư hỏng đến mức nếu sửa chữa phục hồi thì chi phí sửa chữa phục hồi bằng hoặc lớn hơn số tiền BH.

1.1.2 Nguyên nhân gây ra hỏa hoạn

- Các công ty, doanh nghiệp đã để nguyên vật liệu, thành phẩm ngay tại phân xưởng sản xuất, không để nơi riêng biệt, vô tình biến nhà xưởng thành kho chứa hàng hóa, cho nên khi xảy ra cháy thường cháy lớn và lan nhanh Thêm vào đó, khoảng cách an toàn giữa các phân xưởng cũng đã bị lấn chiếm nghiêm trọng để chứa hàng hóa, xe gắn máy của nhân viên Ngoài ra, các vụ cháy xảy ra tại các công ty thường được báo cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp trễ (Theo vietbao.vn ngày

- Do chập điện hoặc sự cố thiết bị kỹ thuật.

- Do thiếu ý thức bảo vệ và phòng chống cháy nổ hoặc sơ suất khi dùng lửa, do mâu thuẫn cá nhân, tai nạn giao thông, đốt phá hoại.

- Do vi phạm nội qui phòng cháy.

Lịch sử ra đời Bảo hiểm hỏa hoạn

Vào thời kỳ Trung đại, Phục hưng, ở Châu Âu vẫn chưa có hệ thống phòng cháy, chữa cháy hữu hiệu Khi hỏa hoạn xảy ra, người bị hại thường dựa vào sự giúp đỡ của các phường hội.

Hiệp hội bảo hiểm hoả hoạn lần đầu tiên ra đời trên thế giới là ở Đức năm

1591 mang tên Feuer Casse Một thời gian ngắn sau đó xuất hiên thêm vài Công ty nữa nhưng không để lại dấu ấn gì lớn cho tới giữa thế kỷ 17. Đến năm 1666, sau vụ cháy lớn ở Luân Độn kéo dài trong nhiều ngày, thiêu hủy gần như toàn bộ thành phố, người ta mới ý thức được tầm quan trọng của việc thiết lập hệ thống phòng cháy, chữa cháy và bồi thường cho người bị thiệt hại Năm

1667, ở Anh xuất hiện một số văn phòng cung cấp dịch vụ phòng cháy, chữa cháy và bảo hiểm hỏa hoạn.

Năm 1684, công ty BHHH đầu tiên (công ty Friendly Society) ra đời, hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ Sau đó, hàng loạt các công ty BHHH khác được thành lập và dần lan rộng sang các nước khác trên lục địa Châu Âu Công ty bảo hiểm đầu tiên thành công ở Mỹ là Công ty bảo hiểm tương hỗ, do Benfamir Franklin và một số thành viên khác sáng lập năm 1752, mang tên là The Philadenphia Contributionship chuyên bảo hiểm Hoả hoạn cho nhà cửa Công ty bảo hiểm cổ phần đầu tiên ở Mỹ mang tên là The Insurance Company of Noth America được thành lập năm 1792 Ngày nay, nghiệp vụ BHHH được tiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển. Ở Việt Nam, nghiệp vụ BHHH được triển khai từ cuối năm 1989 Qua một số năm thực hiện, nghiệp vụ này ngày càng phát triển Năm 2003, doanh thu phí BH cháy nổ mới đạt gần 350 tỷ đồng thì đến năm 2006 doanh thu phí BH của nghiệp vụ đã đạt 614 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2005 Ngày càng có nhiều công ty BH tham gia cung cấp dịch vụ trong thị trường BHHH, các sản phẩm BHHH ngày càng đa dạng, phong phú và ngày càng khẳng định được vai trò là tấm lá chắn cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia BH Ngày 8 tháng 11 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2006/NĐ-CP qui định chế độ BH cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ, đồng thời khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng bắt buộc mua BH cháy, nổ.

Sự cần thiết và vai trò của Bảo hiểm hỏa hoạn

Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển thì nhu cầu tập trung vật tư, hàng hoá rất lớn, quy trình công nghệ ngày càng phức tạp và những loại máy móc hiện đại sẽ được phổ biến hơn Trong khi đó, khoa học kỹ thuật an toàn thường đi sau, nguồn vốn sử dụng cho các biện pháp an toàn thường rất thấp so với vốn đầu tư phát triển sản xuất thêm vào đó điều kiện tự nhiên ngày càng khắc nghiệt và đã khiến cho khả năng xảy ra rủi ro tai nạn nhiều hơn so với mức độ thiệt hại về người và của nghiêm trọng hơn.

Chỉ tính riêng hoả hoạn mỗi năm nước ta xảy ra hàng nghìn vụ Hoả hoạn nổ, làm chết hoặc bị thương hàng trăm người, thiệt hại về tài sản hàng chục tỷ đồng Có những vụ Hoả hoạn làm thiêu huỷ hàng trăm nóc nhà, toàn bộ khu chợ lớn hoặc cả một cơ sở sản xuất kinh doanh hàng chục tỷ đồng, làm cho hàng nghìn người không còn nhà ở hàng nghìn hộ kinh doanh phải điêu đứng vi mất hết toàn bộ hàng hoá, tiền của , không còn chỗ kinh doanh làm cho hàng trăm công nhân không còn nơi làm việc.

Tuy chúng ta đã chú ý ngăn ngừa đề phòng hạn chế tổn thất nhưng rủi ro vẫn xảy ra ở bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu và năm ngoài sự kiểm soát của con người, một trong những biện pháp hữu hiệu là bảo hiểm, cụ thể là bảo hiểm hoả hoạn, nó san sẽ rủi ro cho nhiều người do đó, từ rủi ro lớn có thể biến thành những rủi ro nhỏ giúp cho các doanh nghiệp chẳng may gặp rủi ro tổn thất giảm được gánh nặng. Nhờ BHHH, doanh nghiệp có thể đảm bảo được vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống, công ăn, việc làm cho người lao động nhanh chóng và tiếp tục hoạt động sau khi xảy ra hoả hoạn Trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự chủ về tài chính, thì tham gia bảo hiểm tài sản mà cụ thể là Bảo hiểm hoả hoạn vẫn là phương án tối ưu.

Đặc điểm cơ bản của Bảo hiểm hỏa hoạn

Mặc dù BHHH đã được triển khai từ rất lâu trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, đây vẫn là một nghiệp vụ được triển khai khá muộn Khi tổ chức triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm này, người ta phải tính đến một số đặc điểm chủ yếu sau:

- Thiệt hại do hỏa hoạn gây ra là rất lớn và không ai lường trước được Vì vậy, khi triển khai nghiệp vụ, công tác đề phòng và hạn chế tổn thất luôn được đặt lên hàng đầu.

- Các loại tài sản khác nhau thì khả năng xảy ra hỏa hoạn cũng khác nhau. Ngay bản than một loại tài sản, nếu được làm bằng các nguyên vật liệu khác nhau thì khả năng xảy ra hỏa hoạn cũng khác nhau Cho nên, việc tính phí BHHH rất phức tạp.

- Công tác đánh giá và quản lý rủi ro, công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm này cũng rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ phải có trình độ chuyên sâu

- Vì mức độ thiệt hại do hỏa hoạn gây ra rất lớn, cho nên các công ty BH đã triển khai nghiệp vụ này đồng thời phải triển khai các công việc nhưu tái bảo hiểm, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh.

- Ở Việt Nam, sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức đã có những tài sản giá trị rất lớn, khả năng xảy ra hỏa hoạn đối với những loại tài sản này rất khác nhau Cho nên, nhu cầu tham gia BHHH ngày một tăng.

Vì vậy, nghiệp vụ BH này luôn được coi là một trong những nghiệp vụ BH chủ yếu nhất.

Nội dung cơ bản của Bảo hiểm hỏa hoạn

1.5.1 Đối tượng Bảo hiểm Đối tượng BHHH là tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ , các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội Đối tượng này được cụ thể hóa như sau:

- Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng ( trừ đất đai ).

- Máy móc thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Sản phẩm, vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho.

- Nguyên vật liệu, sản phầm dở dang, thành phẩm, thành phẩm trên dây chuyền sản xuất.

- Các loại tài sản khác ( kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn…)

Phạm vi BH là giới hạn các rủi ro được BH và giới hạn trách nhiệm của công ty BH Trong BHHH, công ty BH có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại và chi phí sau:

- Những thiệt hại do những rủi ro được BH gây ra cho tài sản được bảo hiểm.

- Những chi phí cần thiết và hợp lí đến hạn chế bớt tổn thất tài sản được BH trong và sau khi hỏa hoạn xảy ra.

- Những chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi hỏa hoạn xảy ra. a) Rủi ro được Bảo hiểm

Trong BHHH, rủi ro được BH bao gồm:

- Rủi ro chính: “ Rủi ro hỏa hoạn” – Rủi ro A

Rủi ro này thực chất bao gồm: cháy, sét và nổ.

+ Cháy: Cháy chỉ được coi là hỏa hoạn khi hội tụ đủ 3 yếu tố: phải thực sự có phát lửa, lửa đó không phải là lửa chuyên dùng, lửa đó phải là bất ngờ hay ngẫu nhiên phát ra.

Khi có đủ 3 yếu tố trên và có thiệt hại về vật chất cho những nguyên nhân được cho là hợp lý gây ra, những thiệt hại đó sẽ được bồi thường cho dù đó là do bị hỏa hoạn hoặc do nhiệt hoặc khói

+ Sét: Công ty BH sẽ chịu trách nhiệm bồi thường khi tài sản được BH bị phá hủy trực tiếp do sét hoặc do sét đánh gây ra hỏa hoạn Nếu sét đánh mà không gây hỏa hoạn hoặc không phá hủy trực tiếp tài sản thì không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường.

Cần lưu ý rằng, khi sét đánh phá hủy trực tiếp các thiết bị điện tử thì được bồi thường, còn sét đánh làm thay đổi dòng điện dẫn đến thiệt hại cho thiết bị điện tử thì không được bồi thường.

+ Nổ: Nổ là hiện tượng cháy xảy ra rất nhanh tạo một áp lực lớn kèm theo tiếng động mạnh, phát sinh do sự giãn nở đột ngột của chất lỏng, rắn hoặc khí Nổ trong rủi ro A bao gồm:

* Nồi hơi phục vụ sinh hoạt.

* Hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hoặc sưởi ấm trong một ngôi nhà

* Không phải nhà sưởng làm các công việc sử dụng hơi đốt.

* Các trường hợp nổ gây ra hỏa hoạn đã nghiễm nhiên được BH Như vậy ở đây chỉ còn lại những thiệt hại do nổ mà không gây hỏa hoạn.

# Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ mà không gây hỏa hoạn thì không được bồi thường, trừ trường hợp nổ nồi hơi, khí phục vụ sinh hoạt, với điều kiện là sự nổ đó không phải là do các nguyên nhân bị loại trừ

# Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ xuất phát từ: thiệt hại ban đầu do hỏa hoạn được bồi thường nhưng những tổn thất do hậu quả của nổ thì không được bồi thường.

- Rủi ro phụ - Rủi ro B

Ngoài rủi ro chính, các công ty BH còn có thể bảo hiểm cho các rủi ro phụ.Rủi ro phụ có được bảo hiểm hay không còn rùy thuộc vào hợp đồng BH; đồng thời, rủi ro này chỉ được BH khi đi kèm theo rủi ro chính Các rủi ro phụ bao gồm:máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào, nổi loạn, bạo động dân sự, đình công, bể xưởng, động đất, lửa ngầm dưới đất, going bão, hệ thống chữa cháy rò rỉ nước… b) Rủi ro loại trừ

Trong BHHH, ngoài các điểm loại trừ riêng cho từng rủi ro, các loại trừ chung được áp dụng như sau:

- Động đất, núi lửa phun hay những biến động khác của thiên nhiên

- Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt.

- Tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.

- Tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng lõa của người được BH gây ra.

- Những tổn thất xảy ra do:

+ Gây rối,quần chúng nổi dậy, bãi công, sa thải công nhân trừ khi rủi ro này được ghi nhận là được bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm, nhưng chỉ với phạm vi bảo hiểm đã qui định tại rủi ro đó.

+ Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài, chiến sự ( dù có tuyên chiến hay không tuyên chiến ), nổi loạn, nội chiến, khởi nghĩa, cách mạn, binh biến, bạo động, đảo chính…

+ Những hành động khủng bố.

- Những tổn thất mà nguyên nhân gây ra có liên quan đến nguyên liệu vũ khí hạt nhân, phóng xạ ion hóa hay nhiếm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hoặc từ chất thải hạt nhân do bốc cháy nguyên liệu hạt nhân.

- Những tổn thất xảy ra đối với mát móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào kể cả do sét đánh.

- Hang hóa nhận ủy thác hay ký gửi trừ khi những hang hóa đó được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và người được BH trả thêm phí

BH theo tỷ lệ phí qui định.

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM TOÀN CẦU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Giới thiệu chung về công ty Bảo hiểm Toàn cầu GIC

- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phẩn Bảo hiểm Toàn Cầu.

- Tên tiếng anh: Global Insurance Company.

- Website: www.gic.com.vn

- Email: toancau@gic.com.vn

- Trụ sở chính: Lầu 2 toà nhà ITAXA House, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. Điện thoại: 083 3933 0113- 114- 115

- Hội sở phía Bắc: Tầng 4 số 141 Lê Duẩn, Q Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 0439429136

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Thành lập ngày 19 tháng 06 năm 2006 theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 37/GP/KDBH do Bộ Tài chính cấp.

Hình thức doanh nghiệp: Doanh nghiệp Cổ phần Bảo hiểm

Ban đầu : 80.000.000.000 VNĐ Đến 2010 : 1.000.000.000.000 VNĐ

+ Tập đoàn điện lực Việt Nam ( EVN) nắm giữ 30% vốn điều lệ

+ Công ty bay dịch vụ Miền Nam (SFC)

+ Tổng công ty CP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE)

+ Ngân Hàng Thương mại Cổ Phần Đông Á (DONGA BANK)

+ Công ty Cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SUDICO)

Nhân sự: Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ năng động, giàu kinh nghiệm với phương châm:

"Giỏi chuyên môn nghiệp vụ Giữ nghiêm đạo đức nghề nghiệp"

 Lĩnh vực hoạt động chính:

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: cung cấp hơn 20 nhóm sản phẩm bảo hiểm thương mại cho kỹ thuật, tài sản, trách nhiệm con người, xe cơ giới, hàng không, hàng hải, hàng hóa vận chuyển.

- Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ: đây là một công cụ quản lý rủi ro đảm bảo khả năng tài chính cho các hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và tăng doanh thu từ phí nhận tái bảo hiểm và hoa hồng từ nhượng tái bảo hiểm GIC đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác với hầu hết công ty tái bảo hiểm có uy tín trên toàn thế giới, như Swiss Re, Murich re, Lububan Re,và Vinare….

- Đầu tư tài chính là một kênh chính tạo ra lợi nhuận cho công ty, điều hòa nguồn vốn sử dụng và sử dụng tối đa hợp lý nguồn vốn nhàn rỗi, nhằm nâng cao năng lực tài chính, hỗ trợ khả năng khai thác Như đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán…

- Các dịch vụ tài chính khác.

"Xây dựng và phát triển GIC thành một Công ty Bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu của Việt Nam hoạt động đa ngành trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, có thương hiệu, có uy tín và thị phần lớn về kinh doanh bảo hiểm".

 Phương châm hoạt động: “Vì quyền lợi của khách hàng để phát triển”.

- Tập đoàn điện lực Việt Nam (BH tài sản của các tập đoàn, các công trình xây dựng, lắp đặt thủy điện, nhiệt điện)

- Hệ thống kho bạc tên toàn quốc

- Công ty bay dịch vụ miền Bắc

- Công ty bay dịch vụ miền Nam

- Cụm cảng hàng không miền Nam

- Công ty vận tải dầu khí Palcon

- Các khách hàng lớn khác.

Tính đến nay, GIC có 1 trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh, 1 Hội sở phía Bắc và

14 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn và các Phòng kinh doanh bảo hiểm tại các trung tâm kinh tế trọng điểm.

- Chi nhánh khu vực Tây Bắc ( Thành phố Sơn La )

- Chi nhánh Bắc miền Trung ( Thành phố Huế )

- Chi nhánh Hồ Chí Minh

- Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu

Và các Phòng Kinh doanh Bảo Hiểm tại các tỉnh:

Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên,Phú Thọ, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang

Những năm gần đây, thị trường trong nước xuất hiện thêm nhiều công ty bảo hiểm bao gồm cả Nhà nước, cổ phần, liên doanh, 100% vốn nước ngoài và các văn phòng đại diện của nước ngoài tại Việt Nam buộc GIC phải nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ để đảm bảo khả năng đứng vững trên thị trường Bảo hiểm

Một trong những biện pháp quan trọng là thay đổi cơ cấu tổ chức văn phòng công ty Theo cơ cấu tổ chức mới, song song với nghiệp vụ khách hàng thì văn phòng công ty có chức năng quản lý, giám sát hoạt động của các văn phòng địa phương trực thuộc

CÔNG TY CP BẢO HIỂM TOÀN CẦU

TRỤ SỞ CHÍNH HỘI SỞ PHÍA BẮC

Ban BH XCG & Con người

Ban Tổ chức Hành chính

Ban Tài chính-kế toán

Ban Kiểm tra nội bộ

Bộ phận NV Hàng hải

Bộ phận NV Phi hàng hải

Ban Tài chính-kế toán

Chi nhánh các khu vực phía Nam (Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai…) Chi nhánh các khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…)

Có hai trung tâm đầu não là trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh và Hội sở phía Bắc tại Hà Nội; có mạng lưới phục vụ trong cả nước với 14 chi nhánh tại các trung tâm kinh tế trọng điểm trên toàn quốc.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Công ty Bảo Hiểm Toàn Cầu

2.1.3 Danh mục sản phẩm bảo hiểm

GIC hiện đang kinh doanh các nhóm sản phẩm chính sau:

- Bảo hiểm hỏa hoạn & các rủi ro đặc biệt

- Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản

- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

- Bảo hiểm lòng trung thành

- Bảo hiểm đèn quảng cáo

- Bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng

- Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân

- Bảo hiểm tàu ven biển, tàu song, tàu cá

- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa

Bảo hiểm xe cơ giới - Bảo hiểm vật chất xe Ô tô

- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới

- Bảo hiểm sức khỏe toàn diện

- Bảo hiểm trách nhiệm người sử dụng lao động

- Bảo hiểm tai nạn người sử dụng điện

- Bảo hiểm tai nạn con người

- Bảo hiểm nằm viện phẩu thuật

- Bảo hiểm sức khỏe gia đình

- Bảo hiểm xây dựng, lắp đặt

- Bảo hiểm đổ vỡ máy móc

- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh do đổ vỡ máy móc

- Bảo hiểm thiết bị điện tử

- Bảo hiểm hư hỏng hàng hóa trong kho lạnh

Bảo hiểm trách nhiệm - Bảo hiểm trách nhiệm chung (trách nhiệm công cộng)

- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm

- Bảm hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

- Bảo hiểm thân máy bay, hành khách, hành lý, phi hành đoàn

- Bảo hiểm trách nhiệm hàng không

Bảo hiểm hộ gia đình - Bảo hiểm hộ gia đình

Bảo hiểm cháy nổ - Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

Nhận thấy sự phát triển của thị trường BH Việt Nam như hiện nay, GIC đã và đang cố gắng nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm mới để phục vụ nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.

Một số nghiệp vụ lớn có các yếu tố nước ngoài như: BH hoả hoạn, xây dựng lắp đặt, hàng không, dầu khí,… luôn được GIC chú trọng việc áp dụng điều kiện, điều khoản BH nước ngoài theo thông lệ quốc tế nhưng có vận dụng, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế- xã hội của Việt Nam

Ngoài ra GIC tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty BH quốc tế để mở rộng cung cấp dịch vụ cho khách hàng quốc tế.

2.1.4 Kết quả kinh doanh bảo hiểm tại GIC giai đoạn 2006 - 2010

Tuy là một công ty mới với hơn 5 năm thành lập và phát triển, nhưng với sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo, cùng với kinh nghiệm của cán bộ chuyên môn, GIC đã dần khẳng định được mình trên thị trường Không chỉ tập trung mở rộng quy mô kinh doanh, GIC còn đi sâu phát triển chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ của mình Vì vậy, mặc dù kinh doanh Bảo hiểm phi nhân thọ đang ngày càng trở nên gay gắt hơn, mỗi công ty đều có những thủ thuật, chính sách riêng như dùng áp lực hành chính, giảm phí, tăng hoa hồng, mở rộng phạm vi bảo hiểm…để giành giật khách hàng, GIC vẫn thu được những kết quả kinh doanh đáng mừng qua các năm.

Công ty đã cố gắng phục vụ tốt khách hàng để giữ vững địa bàn và phát triển mạng lưới kinh doanh, đồng thời áp dụng đúng linh hoạt chính sách của Nhà nước,các quy định của Tổng công ty vào hoạt động kinh doanh Với sự chỉ đạo hướng dẫn,hỗ trợ tích cực, kịp thời của các phòng ban trên Tổng công ty, sự ủng hộ và giúp đỡ hiệu quả của các cấp chính quyền, đoàn thể và các cơ quan chức năng, sự tín nhiệm của khách hàng nên công ty đã đạt được những kết quả đáng mừng.

Dưới đây là doanh thu phí BH và tình hình chi bồi thường theo nghiệp vụ tạiGIC giai đoạn 2006 - 2010:

Bảng 2.1: Doanh thu phí Bảo hiểm tại GIC ( giai đoạn 2006 – 2010 ) Đơn vị: Triệu đồng

Nhóm nghiệp vụ Doanh thu phí năm 2006

Bảo hiểm hộ gia đình 2.121,30 2.651,63 13.836,87 21.447,15 30.026,01

Bảo hiểm tài sản và BH thiệt hại 22.413,30 28.016,63 34.740,69 55.824,89 78.154,85

Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển 2.842,52 3.553,15 13.362,12 14.658,87 20.522,418

Bảo hiểm xe cơ giới 20.317,86 25.397,33 55.126,39 76.790,35 107.506,49

Bảo hiểm thân tàu & TNDS của chủ tàu 12.791,27 15.989,09 52.123,12 53.930,70 75.502,98

Bảo hiểm trách nhiệm chung 500,94 626,17 728,08 1.075,06 1.505,08

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính 65,06 81,33 92,17 23,93 33,502

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu )

SVTH: Nguyễn Thị Lan Hương Kinh tế Bảo hiểm 49

Bảng 2.2: Tình hình bồi thường theo nghiệp vụ tại GIC ( giai đoạn 2006 – 2010 ) Đơn vị: Triệu đồng

Nhóm nghiệp vụ Chi bồi thường năm 2006

Bảo hiểm hộ gia đình 45,04 450,39 2.536,27 3.931.22 5.110,59

Bảo hiểm tài sản và BH thiệt hại 467,71 1.169,28 2.135,13 1.128,09 1.692,135

Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển 784,87 1.962,17 5.592,37 10.009,46 15.014,19

Bảo hiểm xe cơ giới 1.930,53 4.826,33 21.368,85 30.624,77 48.999,63

Bảo hiểm thân tàu & TNDS của chủ tàu 841,27 2.103,17 4.961,15 4.671,14 5.138,25

Bảo hiểm trách nhiệm chung - - 595 682,69 819,23

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính - - - - -

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu )

SVTH: Nguyễn Thị Lan Hương Kinh tế Bảo hiểm 49

Thông qua số liệu về doanh thu phí và tình hình bồi thường theo nghiệp vụ ở trên, có thể biểu diễn trên sơ đồ để thấy rõ hơn sự tăng, giảm qua các năm.

Biểu đồ 2.1 : Doanh thu phí và chi bồi thường tại GIC ( giai đoạn 2006 – 2010 ) Đơn vị: Triệu đồng

Qua bảng 2.1; 2.2 và biểu đồ 2.1 có thể thấy rằng:

Nhìn chung thì cả doanh thu và chi bồi thường đều tăng dần qua các năm Tỷ lệ tăng này tỷ lệ thuận với nhau.

Có thể thấy doanh thu phí tại GIC tăng dần qua các năm, cụ thể là:

- Năm 2006: Doanh thu phí BH là 105.280,82 triệu đồng.

- Năm 2007: Doanh thu đạt được là 131.601,03 triệu đồng Trong đó doanh thu về Bảo hiểm tài sản và BH thiệt hại, BH hàng không, BH xe cơ giới, BH thân

SVTH: Nguyễn Thị Lan Hương Kinh tế Bảo hiểm 49 tàu và TNDS của chủ tàu là vượt trội hơn hẳn Cụ thể lần lượt là 28.016,63 triệu; 35.268,16 triệu và 25.397,33 triệu đồng

Tình hình triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm Hỏa hoạn tại Bảo hiểm Toàn cầu giai đoạn 2006 - 2010

2.2.1 Vài nét về thị trường Bảo hiểm hỏa hoạn Việt Nam

Thị trường BH nước ta những năm gần đây đã rất sôi động, đa dạng Số lượng công ty BH tăng, các sản phẩm BH cũng ngày càng phong phú đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng, xuất hiện thêm hình thức BH độc đáo kết hợp BH và gửi tiền tiết kiệm Tốc độ tăng doanh thu phí BH ở Việt Nam khá cao so với thế giới và khu vực Các công ty BH tích cực hợp tác để cùng có lợi Đặc biệt, với sự ra đời của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng thể hiện bước chuyển biến tích cực của ngành

Tổng doanh thu phí BH của 28 trong số 29 doanh nghiệp BH phi nhân thọ năm

2010 đạt trên 17.000 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2009 Đến cuối năm 2010, ngành BH phi nhân thọ đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 19.084 tỷ đồng Trong năm 2010, các doanh nghiệp BH phi nhân thọ đã giải quyết bồi thường và trả tiền BH khoảng 6.800 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường BH gốc là 40%.

Tuy nhiên, thị trường BH Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Nguyên nhân là do năng lực hoạt động của các doanh nghiệp BH còn hạn chế; cạnh tranh giữa các công ty gay gắt; công tác giải quyết bồi thường, khiếu nại chưa đạt được sự yên tâm và tin tưởng của khách hàng khi có rủi ro xảy ra Cục Quản lý, Giám sá BH đặt mục tiêu năm 2011: tổng doanh thu BH phi nhân thọ khoảng 20.000 tỷ đồng, tăng trưởng từ 20 – 25% so với năm

2010 Thị trường BH sẽ được phát triển toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và người dân; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động BH; đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế; khuyến khích các

SVTH: Nguyễn Thị Lan Hương Kinh tế Bảo hiểm 49 tổ chức, các cá nhân tham gia BH như biện pháp bảo đảm ổn định tài chính; khuyến khích các doanh nghiệp BH cung cấp các dịch vụ BH trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và ở vùng sâu, vùng xa cho người dân có thu nhập thấp; bảo đảm cam kết WTO, IAIS và xu thế hội nhập quốc tế.

Theo thống kê từ ngành bảo hiểm, trên thị trường bảo hiểm hỏa hoạn, hiện nay Bảo Việt đang chiếm thị phần lớn nhất với 38,37%; kế đó là Bảo Minh với 21,29%; Allianz-AGF chiếm 12,6% đứng thứ ba

Gần đây, khi nhiều vụ cháy lớn xảy ra liên tiếp, người ta mới phát hiện ra rằng việc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc còn rất hạn chế, chỉ khoảng 20% trên tổng số phải mua theo quy định

Từ năm 2006 đến nay, số vụ cháy ngày càng gia tăng Riêng năm 2009 đã xảy ra 1.948 vụ cháy Các vụ cháy vẫn tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố lớn, nơi tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp như Hà Nội, Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai

Năm 2009, doanh thu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc toàn thị trường đạt 31,7 tỷ đồng, 5 tháng đầu năm 2010 đạt 44,4 tỷ đồng.

Có rất nhiều lý do được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đưa ra như: điều kiện chưa cho phép, chưa có giấy chứng nhận an toàn PCCC, chưa có ngân sách…

Tuy vậy, các nhà bảo hiểm Việt Nam vẫn cho rằng họ phải nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cao nhất, đông thời giảm phí bảo hiểm cũng như phải cải thiện hiệu quả kinh doanh vốn để có thể thu hút khách hàng.

2.2.2 Các hoạt động triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm Hoả hoạn

2.2.2.1 Công tác khai thác bảo hiểm

Công tác này bao gồm các hoạt động: a)Tuyên truyền, quảng cáo, chủ động tiếp cận khách hàng

Trong khâu này, khai thác viên phải:

- Xác định được khách hàng tiềm năng, đó là những người có đối tượng có thể

SVTH: Nguyễn Thị Lan Hương Kinh tế Bảo hiểm 49 được bảo hiểm, người có khả năng tham gia bảo hiểm ( có đủ điều kiện tài chính để đóng phí bảo hiểm, có quyền lợi có thể được bảo hiểm, có quyền hợp pháp để hưởng quyền lợi bảo hiểm khi phát sinh sự kiện bảo hiểm ), khách hàng có thể tiếp cận được.

Nguồn khách hàng tiềm năng: thông qua mối quan hệ cá nhân, gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp cũ, các đoàn thể…; thông qua mối quan hệ của những người có ảnh hưởng, lãnh đạo chính quyền; thông qua những nguồn thông tin sách báo, tài liệu tuyên truyền quảng cáo…

- Lập danh sách khách hàng dự kiến: Trên cơ sở việc xác định khách hàng tiềm năng, khai thác viên tiến hành lập danh sách khách hàng dự kiến sẽ tiếp cận, từ đó xác định nên gặp gỡ khách hàng nào trước, khách hàng nào sau, mục đích tiếp cận, cách thức tiếp cận Cách thức tiếp cận tốt nhất là gặp gỡ trực tiếp khách hàng sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết và nắm bắt thông tin về khách hàng.

- Nắm các thông tin trước khi tiếp cận khách hàng: Tên, địa chỉ, điện thoại; ngành nghề kinh doanh, thời gian hoạt động; đối tượng tài sản có thể bảo hiểm ; bộ phận hoặc các cá nhân có quyền quyết định, chịu trách nhiệm vấn đề mua bảo hiểm; khả năng tiếp cận; xem xét trường hợp có phải thông qua hình thức đấu thầu không

- Chuẩn bị những tài liệu khi đến gặp khách hàng: Trên cơ sở những thông tin thu thập được về khách hàng, việc đánh giá đối tượng bảo hiểm, phân tích khả năng tiếp cận để có phương án tiếp cận hợp lý Người khai thác cần chuẩn bị những tài liệu cần thiết để giới thiệu và tư vấn cho khách hàng: Quyển giới thiệu về công ty; tờ rơi giới thiệu tóm tắt về nghiệp vụ; Quy tắc bảo hiểm dự kiến giới thiệu ( Người khai thác phải tìm hiểu rõ phạm vi bảo hiểm theo quy tắc );bản copy một số hợp đồng bảo hiểm tài sản có giá trị lớn hoặc tương tự; chuẩn bị một số tỷ lệ phí dự kiến để chủ động khi khách hàng yêu cầu; Mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm,… Trên cơ sở các thông tin khách hàng cung cấp sau buổi gặp đầu tiên, khai thác viên phải tiếp tục bám sát khách hàng, chủ động liên hệ lại để kịp thời nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. b)Đánh giá rủi ro

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRIỂN

Phương hướng phát triển trong thời gian tới

3.1.1 Phương hướng phát triển của công ty Bảo hiểm GIC

Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày càng sôi động hơn với sự tham gia của tất cả các công ty bảo hiểm đã đi vào hoạt động ổn định Do đó công ty đã phải san sẻ thị trường và giảm thị phần nhiều hơn Bên cạnh đó đầu tư nước ngoài cũng chưa có chiều hướng tăng Xác định được những khó khăn và thử thách, GIC đã đề ra phương hướng hoạt động cho thời gian tới là:

- Tổng doanh thu phí BH: 350 tỷ đồng

+ Doanh thu BH gốc: 327 tỷ đồng.

+ Doanh thu tái BH: 23 tỷ đồng.

- Doanh thu hoạt động tài chính: 30 tỷ đồng.

- Lợi nhuận sau thuế: 28,69 tỷ đồng.

- Giữ vững vị thế của GIC trên thị trường BH phi nhân thọ.

+ Giữ vững địa bàn và tăng thị phần.

+ Củng cố kinh doanh theo chiều sâu,nâng cao chất lượng phục vụ, cùng tồn tại và phát triển với khách hàng.

+ Kinh doanh theo tư duy mới của luật bảo hiểm

SVTH: Nguyễn Thị Lan Hương Kinh tế Bảo hiểm 49

3.1.2 Dự báo thị trường Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam

Thị trường BHHH sẽ tiếp tục phát triển nhanh và hiệu quả với đầy đủ các yếu tố của thị trường nhằm đa dạng hóa các sản phẩm với chất lượng cao, góp phần đảm bảo an toàn, thúc đẩy nền kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển, các doanh nghiệp

BH sẽ chủ động và nâng cao sức cạnh tranh trong môi trường kinh doanh của cơ chế thị trường và hội nhập với khu vực và thế giới

Dự đoán số lượng doanh nghiệp BH sẽ tiếp tục tăng lên do đó thị trường BHHH sẽ ngày càng đa dạng, doanh thu phí BH cũng sẽ tăng.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm hỏa hoạn ở Bảo hiểm toàn cầu

- Bộ Tài chính nên sửa chế độ chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt, cùng với đó là tăng cường giám sát kiểm tra, xây dựng cơ chế thông tin giữa doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan chức năng, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền.

- Về quản lý Nhà nước, cần sửa đổi Luật phòng cháy chữa cháy Về cơ chế chính sách, cần sửa đổi quy định về tỷ lệ 5% kinh phí phòng cháy chữa cháy phải nộp và tỷ lệ giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm (không tính phần phí tái bảo hiểm) phù hợp hơn với thực tế.

- Các đơn vị hành chính sự nghiệp cần được cấp kinh phí để mua bảo hiểm và quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đứng đầu nếu không mua bảo hiểm. Cần có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn và xử lý trục lợi bảo hiểm.

- Ngoài ra, cần sửa đổi quy tắc điều khoản bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phù hợp với quy tắc điều khoản bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt để thuận tiện cho việc mở rộng rủi ro bảo hiểm ngoài rủi ro cháy nổ bắt buộc và thuận lợi cho tái bảo hiểm.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Hương Kinh tế Bảo hiểm 49

Sau một thời gian thực tế tìm hiểu tại GIC, qua quá trình thu thập số liệu cũng như phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn, em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp kiến nghị sau:

3.2.2.1 Về công tác khai thác

Có thể nói trong những năm qua khâu khai thác bảo hiểm vẫn còn yếu,vậy nên cần đẩy mạnh công tác khai thác nghiên cứu thị trường Với nhiều nước trên thế giới, bảo hiểm đã trở thành nhu cầu và trở thành tập quán của đời sống nhưng với nước ta tất cả mới bắt đầu Do vậy tuyên truyền quảng cáo là hết sức quan trọng với mục đích giới thiệu các loại hình bảo hiểm Ý nghĩa và tác dụng của nó là gây danh tiếng cho công ty và cạnh tranh khách hàng.

Từ khi được thành lập cho đến nay, GIC luôn quan tâm đến hoạt động này nhưng hiệu quả chưa cao, một phần là do sự nhận thức về BHHH còn thấp Vì lẽ đó mà việc tuyên truyền nên phản ánh lại các vụ Hoả hoạn lớn và hậu quả của nó sau đó đưa ra những con số bồi thường cụ thể để từ đó làm nổi bật được vai trò và sự cần thiết của BHHH Trong cơ chế thị trường khách hàng thường rất khó tính, không phải họ chấp nhận tham gia bảo hiểm ngay, vì vậy công tác này đòi hỏi sự kiên trì của cán bộ khai thác Cần phải hưỡng dẫn tận tình, nêu rõ cho khách hàng thấy sự thuận lợi khi họ tham gia bảo hiểm tại GIC mà ở các Công ty khác không có Thông qua như vậy, GIC mới có thể duy trì và củng cố được các mối quan hệ cũ, xây dựng mối quan hệ mới tốt đẹp.

Hoả hoạn xảy ra ở các chợ gần đây đã trở thành nạn dịch vì tốc độ lây lan nhanh, thiệt hại nhiều nhưng thực tế BHHH ở chợ chưa được khai thác nhiều Do vậy GIC nên đi sâu khai thác đối tượng khách hàng là các hộ kinh doanh ở chợ, các khu vực triển lãm… Ngoài ra cần phải chú ý vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ Thực tế số lượng những doanh nghiệp này ỏ nước ta là rất lớn nhưng phần lớn chưa tham gia bảo hiểm.

SVTH: Nguyễn Thị Lan Hương Kinh tế Bảo hiểm 49 Đây là phần thị trường rất hoang sơ và là điểm trọng tâm cần khai thác trong giai đoạn tới.

Ngoài ra để khai thác đạt hiệu quả cao cần xây dựng và có kế hoạch thực hiện chiến lược khai thác, mở rộng thị trường theo các cách như:

- Mạnh dạn áp dụng mềm dẻo, linh hoạt chính sách khách hàng trên cơ sở nguyên tắc và chính sách của Bảo Việt.

- Đổi mới tư duy và phương pháp tiếp thị, gắn trách nhiệm của mình với quyền lợi của khách hàng.

- Phân loại thị trường hợp lí.

- Chú trọng tạo động lực phát triển khai thác BH, quan tâm đến chế độ và quyền lợi cho người trực tiếp khai thác.

- Chú trọng khai thác tập trung thông qua các đầu mối lớn như: phòng CSGT, công an thành phố, cục thuế, cục đầu tư thành phố, sở GD, cục đăng kiểm, ban quản lý dự án, các tổng công ty 90,91

- Tăng cường mối quan hệ để có sự ủng hộ của các ngành, các cấp trong khai thác

BH, làm chủ thị trường.

3.2.2.2 Công tác giám định và giải quyết bồi thường

Nếu làm tốt công tác này sẽ có tác dụng to lớn, giúp lôi cuốn khách hàng tham gia BHHH và BH gián đoạn kinh doanh sau cháy.

Do công tác giám định chỉ mang tính chất tương đối nên dễ dẫn đến sự phản ánh không chính xác và trung thực Vì vậy các cán bộ làm công tác này ngoài trình độ chuyên môn cao, tư cách đạo đức phải “khách quan, vô tư, trung thực” để phản ánh đúng toàn bộ sự diễn biến gây ra rủi ro Đồng thời họ còn phải có sự đúc kết và tập hợp thành sổ tay nghiệp vụ giám định bảo hiểm cháy và gián đoạn kinh doanh sau cháy để dễ dàng tra cứu và đưa ra kết luận chính xác Cụ thể:

SVTH: Nguyễn Thị Lan Hương Kinh tế Bảo hiểm 49

Với công tác bồi thường :

Khách hàng chỉ thực sự cảm thấy được ý nghĩa của bảo hiểm khi gặp rủi ro và được bồi thường tổn thất Vì vậy để tạo uy tín của công ty đối với khách hàng, công ty cần phải bồi thường nhanh chóng kịp thời chính xác và dứt điểm Bên cạnh đó công ty cần phải tăng cường và bổ sung quỹ bồi thường để khi có tổn thất lớn xảy ra có thể bồi thường nhanh chóng, đồng thời sử dụng quỹ này đầu tư vào các lĩnh vực an toàn tăng khả năng bồi thường cho khách hàng. Để làm tốt công tác bồi thường công ty cần phải giảm bớt thủ tục rườm rà tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhận tiền bồi thường góp phần ổn định kinh doanh.

Với công tác giám định:

GIC nên thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng phục vụ của cán bộ, đồng thời tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ với các công ty giám định, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực Những vụ phức tạp nên phối hợp, mời các công ty giám định có uy tín trong nước hoặc nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam tham gia.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong khâu giám định- bồi thường để đảm bảo “trả nhanh- trả đủ- trả chính xác” góp phần bảo vệ quyền lợi đối với khách hàng và hiệu quả kinh doanh của công ty.

3.2.2.3 Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất

Một trong các nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ BHHH chưa đạt hiệu quả tối ưu là thực hiện chưa tốt công tác PCCC Vì vậy, công ty cần phải kết hợp chặt chẽ hơn nữa phòng cảnh sát PCCC các cấp chính quyền và ban nghành để kiểm tra tình hình thực hiện PCCC ở các đơn vị Với các xí nghiệp sản xuất, phối hợp với công an PCCC để có yêu cầu cụ thể về phương tiện PCCC, lập thêm các phương án cứu chữa khi hỏa hoạn xảy ra Giải thích cho khách hàng hiểu rằng không phải tham

Ngày đăng: 18/07/2023, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w