CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
Ngân sách xã
Ngân sách xã (NSX) là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý.
- NSX là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền Nhà nước cấp cơ sở Hoạt động của quỹ này thể hiện trên hai phương diện: Huy động nguồn thu vào quỹ (gọi tắt là thu NSX) và phân phối, sử dụng các khoản vốn quỹ đó (gọi tắt là chi NSX).
- Hoạt động thu, chi của NSX luôn gắn chặt với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã đã được phân công, phân cấp; đồng thời luôn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã Chính vì vậy, các chỉ tiêu thu, chi của NSX luôn mang tính pháp lý.
- Các quan hệ thu, chi NSX rất đa dạng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Nhưng số thu hoặc số chi theo từng hình thức chỉ có thể được thực thi một khi nó đã được ghi vào dự toán và đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1.1.2 Nội dung thu chi của Ngân sách xã
Nguồn thu của NSX do Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh quyết định phân cấp trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng.
SV: Hoàng Xuân Hòa Lớp: Quản Lý Kinh tế 49A
Nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSX được hình thành trên cơ sở tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương kết hợp với các nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội mà chính quyền xã được phân công, phân cấp thực hiện Đó chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phân cấp quản lý về kinh tế, xã hội với sự phân cấp về quản lý tài chính, ngân sách Và trên một phương diện nhất định, căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSX được phân giao, người ta có thể coi đó là nội dung của NSX.
Theo thông tư số 60/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ra ngày 23/06/2008 về việc quy định quản lý NSX và các hoạt động tài chính ở xã, phường, thị trấn thì nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSX được quy định như sau:
1.1.2.1 Nguồn thu của Ngân sách xã.
Các khoản thu NSX hưởng một trăm phần trăm là các khoản thu dành cho xã sữ dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư phát triển Căn cứ vào nguồn thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế – xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cân đối cho các khoản thu, chi thường xuyên, khi phân cấp nguồn thu, HĐND cấp tỉnh xem xét dành cho NSX hưởng 100% các khoản thu dưới đây:
- Các khoản phí, lệ phí thu vào NSX theo quy định.
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NSNN theo chế độ quy định.
- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý.
- Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác.
- Viện trợ không hoàn lại của các cá nhân và tổ chức ở ngoài nước trực tiếp cho NSX theo chế độ quy định
- Thu kết dư Ngân sách xã năm trước.
- Các khoản thu khác của NSX theo quy định của pháp luật.
* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên:
- Theo quy định của luật Ngân sách Nhà Nước thì các khoản này gồm:
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
+ Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh.
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình.
+ Lệ phí trước bạ nhà đất.
Các khoản thu trên tỷ lệ NSX được hưởng tối thiểu là 70% Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn HĐND cấp tỉnh có thể quy định tỷ lệ Ngân sách xã, thị trấn được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100% Ngoài các khoản thu phân chia như trên NSX còn được HĐND các cấp tính bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, phí, lệ phí phân chia theo luật ngân sách nhà nước đã dành 100% cho NSX và các khoản thu NSX được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối đựơc nhiệm vụ chi.
SV: Hoàng Xuân Hòa Lớp: Quản Lý Kinh tế 49A
* Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã gồm:
+ Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (gồm các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ) Số bổ sung cân đối này được xác định từ đầu thời kỳ ổn định ngân sách và được giao từ 3 đền 5 năm.
+ Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
1.1.2.2 Nhiệm vụ chi của Ngân sách xã
Chi của Ngân sách gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX Căn cứ vào chế độ phân cấp quản lý Kinh tế – Xã hội của nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã khi phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX, HĐND tỉnh xem xét giao cho NSX thực hiện các nhiệm vụ thu chi dưới đây.
- Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã:
+ Tiền lương, tiền công của cán bộ công chức cấp xã.
+ Sinh hoạt phí đại biểu hội đồng nhân dân.
+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của nhà nước.
+ Chi về các hoạt động văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết…
+ Chi mua sắm sữa, chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc. + Chi khác theo chế độ quy định.
+ Kinh phí hoạt động của các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã.
+ Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã - hội ở xã( Mặt trân tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam) Sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác( nếu có).
+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định.
- Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự, an toàn xã hội:
+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của NSX theo quy định của pháp lệnh về dân quân tự vệ.
+ Chi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của NSX theo quy định của pháp luật.
+ Chi tuyên truyền, vận động tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
- Chi cho công tác xã hội và các hoạt động văn hoá, thông tin , thể duc thể thao do xã quản lý:
SV: Hoàng Xuân Hòa Lớp: Quản Lý Kinh tế 49A
+ Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã việc theo chế độ quy định ( không kể cả trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghĩ việc và trợ cấp thôi việc một lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi ), chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xã hội khác.
- Chi cho hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh do xã quản lý.
- Chi sự nghiệp giáo dục: hỗ trợ các lớp học bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên và cô nuôi dạy trẻ do xã quản lý.
- Chi cho sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thuờng xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
Quản lý ngân sách xã
Quản lý ngân sách xã là quản lý thống nhất chính xã, xây dựng ngân sách xã lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của của Nhà nước, tăng tích lũy để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
SV: Hoàng Xuân Hòa Lớp: Quản Lý Kinh tế 49A
Trong đó, ngân sách xã được quản lý qua một chu trình gồm 3 khâu: + Lập dự toán ngân sách xã
+ Chấp hành dự toán ngân sách xã
+ Quyết toán ngân sách xã Đây là một chu trình khép kín và được diễn ra theo trình tự không thể đảo ngược Quá trình diễn ra các công việc ở mỗi khâu gắn chặt với hoạt động của cơ quan chính quyền Nhà nước.
1.2.2 Mục tiêu quản lý ngân sách xã
* Đảm bảo nhiệm vụ thực hiện toàn diện nền kinh tế các cấp
- Quản lý sự tăng trưởng về kinh tế và xã hội tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động
- Điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt.
- Nhà nước sẽ sử dụng ngân sách như một công cụ để góp phần bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát của chính phủ.
- Xác định phương hướng chuyển dịch kinh tế phù hợp với phương hướng của Tỉnh và điều kiện cụ thể của địa phương, dựa trên khả năng khai thác các lợi thế cho mục tiêu phát triển
- Tập trung sức thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao hơn giai đoạn trước, khắc phục những tồn tại, yếu kém của nền
1 4 kinh tế xã, đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ của khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả cho sản xuất kinh doanh
- Quan tâm đúng mức tới phát triển giáo dục đào tạo, coi trọng phát huy nhân tố con người; chăm lo về y tế, giải quyết các vấn đề bức xúc về giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững ổ định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.
1.2.3 Nguyên tắc quản lý ngân sách xã
- Đối với các nguồn lực tài chính thuộc nguồn kinh phí NSNN:
Phải tuân thủ các quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật, cụ thể:
+ UBND xã tổ chức quản lý thống nhất ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã.
+ Quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã phải được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, hiệu quả, tiết kiệm.
+ Phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, ngân sách xã, năng lực điều hành của UBND và năng lực giám sát của HĐND cấp xã.
+ Mọi khoản thu, chi ngân sách xã phải được thực hiện qua Kho bạc Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
+ Thu, chi ngân sách xã phải hạch toán kế toán và quyết toán theo Mục lục NSNN và chế độ kế toán của Nhà nước.
SV: Hoàng Xuân Hòa Lớp: Quản Lý Kinh tế 49A
+ Hoạt động tài chính khác của xã theo quy định của pháp luật bao gồm: các quỹ công chuyên dùng của xã; tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã; tài chính thôn bản (các khoản thu, chi từ các khoản đóng góp của dân trên nguyên tắc tự nguyện do thôn bản huy động) và một số hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật Xã được mở tài khoản tiền gửi tạo Kho bạc Nhà nước để gửi các khoản tiền không thuộc ngân sách xã, Kho bạc Nhà nước quản lý các khoản tiền gửi này theo chế độ tiền gửi Các khoản thu, chi tài chính khác của xã phải được hạch toán rõ rang, minh bạch theo từng loại hoạt động.
+ UBND xã tổ chức quản lý thống nhất các hoạt động tài chính có lien quan đến các loại tài sản công của xã, tài sản của Nhà nước và tài sản khác theo chế độ quy định.
- Đối với nguồn kinh phí các chương trình dự án
+ Cần phải có những quy định cụ thể trong việc tiếp nhận và thực hiện các dự án.
+ Đáp ứng được yêu cầu theo dõi, quản lý theo trong quy trình quản lý lồng ghép, minh bạch các nguồn lực tài chính cấp xã, tôn trọng các quy định và yêu cầu của nhà tài trợ.
+ Quy trình phải được đơn giản hóa và về lâu dài làm cho công tác quản lý tài chính ngân sách xã luôn được tiến hành theo dự toán, công khai, minh bạch mọi khoản thu , chi, góp phần huy động và sử dụng nguồn tài chính xã một cách hiệu quả.
+ Nâng cao năng lực quản lý cho chính quyền cấp xã tăng cường sự phối hợp, chia sẻ thông tin về kinh tế, xã hội và tài chính, ngân sách giữa các cấp
1 6 ngân sách, cơ quan quản lý Nhà nước; các ban ngành đoàn thể và người dân trong quá trình quản lý tài chính xã.
Tác động trực tiếp của hội nhập được thể hiện qua yêu cầu thay đổi chính sách tài chính để phù hợp với yêu cầu của các cam kết trong cũng như ngoài nước.
Mặc dù được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp nhưng việc khai thác nguồn thu chưa triệt để Vai trò kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính chưa phát huy được hết hiệu quả từ đó dẫn tới việc chính sách chế độ nói chung cũng như việc chấp hành các chính từ sổ sách nói riêng tại các xã, thị trấn chưa được chấn chỉnh kịp thời Bên cạch đó công tác tuyên truyền tập huấn nghiệp vụ bồi dưỡng chuyên môn mới chỉ dừng lại ở hình thức, tính chủ động thấp chưa bắt nhịp được với những quy định mới.
Nội dung quản lý ngân sách xã
Để xứng đáng với vị trí, vai trò trên của Ngân sách xã thì cần phải quản lý tốt Ngân sách xã Ngân sách xã cũng là một cấp ngân sách nhà nước nên nội dung quản lý Ngân sách xã cũng gồm ba khâu: Lập dự toán Ngân sách xã, chấp hành dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách xã Để quản lý tốt Ngân sách xã thì cần phải quản lý tốt cả ba khâu của chu trình này Theo Nghị Định số 60/2008/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2008 của Chính Phủ và Thông tư số 60/2008/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý NSX và các quỹ tài chính khác của xã thi nội dung ba khâu đó như sau:
1.3.1 Lập dự toán ngân sách xã
* Lập dự toán NSX phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Phải phán ánh một cách đầy đủ, chính xác các khoản thu, chi dự kiến có thể phát sinh năm kế hoạch theo đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước Điều này có nghĩa là: khi lập dự toán NSX người lập phải tính toán đầy đủ các khả năng thu Ngân sách xã, có tính đến khả năng khai thác nguồn thu tiềm năng của xã, đồng thời tính toán phân bổ chi tiêu NSX tiết kiệm và hiệu quả.
SV: Hoàng Xuân Hòa Lớp: Quản Lý Kinh tế 49A
- Phải lập dự toán NSX theo các mẫu biểu quy định, đúng thời gian, đúng mục lục NSX, gửi kịp thời các cơ quan chức năng của Nhà nước xét duyệt, tổng hợp.
- Lập dự toán NSX phải đảm bảo cân đối theo nguyên tắc chi không vượt quá số thu quy định có thể khai thác năm kế hoạch Nghiêm cấm vay hoặc chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức để cân đối NSX.
* Căn cứ lập dự toán ngân sách xã:
- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của xã.
- Chính sách, chế độ thu NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi NSX và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND cấp tỉnh quy định.
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành như: định mức chi về lương, sinh hoạt phí cho cán bộ xã, chi cho hoạt động của các ban ngành, đoàn thể…
- Số kiểm tra NSX do UBND huyện thông báo.
- Tình hình thực hiện dự toán NSX các tháng đầu năm và ước thực hiện dự toán NSX các tháng cuối năm hiện hành Trong thực tế có thể căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán NSX các năm trước liền kề để có thể phát hiện ra tính quy luật của các khoản thu, chi ngân sách.
Dự toán NSX phản ảnh tổng hợp các khoản thu và nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của bộ máy chính quyền Nhà nước cấp cơ sở, vì vậy nó phải được lập dựa vào những căn cứ trên để có thể xác lập các chỉ tiêu thu chi NSX một cách tương đối chính xác, khoa học Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động quản lý và điều hành Ngân
2 2 sách xã cũng như đảm bảo đầy đủ kịp thời phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của chính quyền xã, sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã một cách chủ động.
* Trình tự lập dự toán ngân sách xã:
Theo thông tư 60/2003 TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định trình tự lập dự toán NSX như sau:
- Uỷ ban nhân dân xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thuế xã (nếu có) tính toán các khoản thu NSNN trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý).
- Các ban, tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của đơn vị, tổ chức mình.
UBND xã tổng hợp, lập dự toán thu-chi và cân đối ngân sách xã báo cáo Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐND để xem xét, gửi UBND huyện và phòng Tài chính huyện Thời gian báo cáo dự toán NSX do UBND cấp tỉnh quy định. Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, phòng tài chính huyện làm việc với UBND xã về cân đối thu chi NSX thời kỳ ổn định mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, phòng tài chính huyện chỉ tổ chức làm việc với UBND xã về dự toán ngân sách khi UBND xã có yêu cầu.
* Trình duyệt và quyết định dự toán ngân sách xã:
Sau khi hệ thống biểu mẫu dự toán NSX được xây dựng đầy đủ, ban tài chính xã có trách nhiệm lập bản thuyết minh dự toán nhằm tạo điều kiện cho việc xét duyệt dự toán NSX được nhanh, xác thực Trong bản thuyết minh
SV: Hoàng Xuân Hòa Lớp: Quản Lý Kinh tế 49A phải nêu rõ một số nội dung cơ bản như sau: căn cứ xác định các chỉ tiêu trong dự toán, cơ cấu thu chi NSX dự kiến năm kế hoạch có phù hợp với định hướng ổn định và phát triển kinh tế xã hội do UBND xã đã quyết định hay không? Sự thay đổi thu chi NSX dự kiến năm kế hoạch so với năm báo cáo, lý do của sự thay đổi: các biện pháp về kinh tế, tài chính và hành chính để thực hiện tốt các dự toán NSX Bản thuyết minh sau khi lập xong với các biểu mẫu dự toán hợp thành hồ sơ dự toán NSX.
Ban tài chính xã có trách nhiệm báo cáo với Chủ tịch UBND xã xem xét hồ sơ dự toán NSX Nếu cần thiết, Chủ tịch UBND xã có thể yêu cầu ban tài chính xã sửa đổi bổ sung cho hợp lý Sau khi trưởng ban tài chính xã chỉnh lại dự toán theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã, dự toán NSX sẽ được trình cho Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND xã Dự toán NSX đã được Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐND xã chấp thuận sẽ gửi cho phòng tài chính huyện để tổng hợp và gửi UBND huyện để báo cáo.
Sau khi có quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NSX chính thức của UBND huyện, UBND xã giao cho Ban tài chính hoàn chỉnh lại dự toán cho phù hợp với số được giao Dự toán sau khi hoàn chỉnh trình HĐND và quyết định sẽ gửi báo cáo cho UBND huyện, phòng Tài chính huyện, Kho bạc Nhà nước và được công bố công khai cho các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong xã biết.
1.3.2 Chấp hành dự toán ngân sách xã
*Những căn cứ để tổ chức chấp hành thu ngân sách xã:
Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Văn Quan 1 Điều kiện tự nhiên
Văn Quan là một huyện nằm ở phía Tây – Nam của tỉnh Lạng Sơn Trung tâm huyện cách thành phố Lạng Sơn khoảng 45 km Văn Quan có tổng diện tích đất tự nhiên là 54,944ha Phía Bắc giáp huyện Văn Lãng, phía Nam giáp huyện Bình Gia và Bắc Sơn.
Văn Quan có hệ thống giao thông khá thuận lợi, có 2 tuyến quốc lộ đi qua: Quốc lộ 1B nối liền Lạng Sơn - Đồng Đăng – Văn Quan – Bình Gia – Bắc Sơn Quốc lộ 279 chạy từ Bắc xuống Nam là tuyến giao lưu với huyện Chi Lăng và các tỉnh miền xuôi Đây là điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế giữa các vùng trong và ngoài huyện.
Toàn huyện có 23 xã và một thị trấn, gồm 224 thôn bản; trong đó có 4 xã và thị trấn thuộc khu vực vùng I, có 10 xã vùng II, và 9 xã thuộc vùng III ; trong đó toàn huyện hiện nay có 6 xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II; dân số hiện nay là 66.546 người, gồm 14,044 hộ; dân số sống ở nông thôn chiém 93,7%, dan số sống ở khu vực thị trấn, thị tứ chiém 6,3% Huyện Văn Quan có
5 dân tộc chính, dân tộc tày chiếm 65,55%, dân tộc dao chiếm 10,92%, dân tộc Nùng chiếm 8,34%, dân tộc Mông và dân tộc khác chiếm 0,48%.
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Văn Quan là huyện miền núi, nền kinh tế của huyện cũng có những đặc điểm chung như hầu hết các huyện miền núi khác của các tỉnh miền núi phía
3 2 bắc Nền kinh tế chưa phát triển, sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu; quy mô nền kinh tế còn nhỏ; các ngành công nghiẹp xây dựng, thương mại dịch vụ còn nhỏ bé; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất nhỏ bé chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Nền kinh tế mới có bước phát triển nhanh và ổn định trong khoảng 8 năm trở lại đây Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP) bình quân hàng năm thời kỳ thời kỳ 2006-2010 là 9,46%; năm 2010 là 10,21%, trong đó ngành Nông-Lâm nghiệp tăng 5,7%, công nghiệp-xây dựng tăng 22,5%, thương mại- dịch vụ tăng 21,3% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng hướng, h- ướng đẩy mạnh CNH-HĐH, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng dần các ngành công nghiệp xây dựng cơ bản và thương mại dịch vụ: Tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp chiếm 72,84% năm 2009 xuống còn 62,99% năm
2010, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm từ 7,1% năm 2009 lên 9,01% năm 2010; Thương mại - dịch vụ chiếm từ 20,06% năm 2009 lên 28,0% năm 2010
Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển nhanh và ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm trên 5,9%; sản lượng lương thực có hạt năm 2008 đạt 22.598 tấn, đến năm 2010 đạt lên 31.026 tấn, lương thực bình quân đầu người tăng từ 343,3 kg/ người/ năm năm 2001 lên 466,2 kg/ người/năm năm
2010 Cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp đã có những bước chuyển biến quan trọng, tỷ trọng giá trị trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, lâm nghiệp ngày càng tăng Nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, bước đầu hình thành một số vùng chuyên canh tập trung, có sản lượng hàng hoá lớn, như vùng thuốc lá ( giá trị sản xuất hàng năm của cây thuốc lá khoảng 45 đến 55 tỷ đông), vùng hồi, vùng quýt (giá trị sản xuất hàng năm khoảng 40 - 45 tỷ đồng) Trồng rừng mới hàng năm được thực hiện tốt, kết hợp với công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng có hiệu quả, nên đã nâng
SV: Hoàng Xuân Hòa Lớp: Quản Lý Kinh tế 49A độ che từ 28 % năm 1986 lên 45% năm 2010 Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 6,7 triệu đồng/người/năm.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây có bước phát triển mới, ngày càng tăng về cơ sở và số hộ sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề và số lượng sản phẩm , đặc biệt phát triển các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất đồ mộc gia dụng, mộc xây dựng, sửa chữa máy móc, thiết bi, xe máy các loại, sản xuất vật liệu xây dựng các loại với quy mô ngày càng lớn, không ngừng đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân giá trị sản xuất hàng năm tăng bình quân trên 13,5%.
Thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, khối lượng hàng hoá cũng như tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn và bán lẽ ngày càng tăng nhanh; giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ trong những năm qua tăng bình quân hàng năm 18,3%/ năm, do vậy đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng nhiều. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của tỉnh, huy động có hiệu quả sự đóng góp của dân, khai thác mọi nguồn thu, tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH ( Điện, đường, trường, trạm, kiên cố hoá kênh mương, các công trình thuỷ lợi đầu mối) và đầu phát triển được chú trọng, đáp ứng một bước quan trọng đời sống và sản xuất của nhân dân Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2010 là 200 tỷ đồng. Đến nay 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 95% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cả 4 mùa Phong trào làm đường bê tông xi măng nông thôn đang phát triển mạnh; 95% số xã có xã, thị trấn và 62% số hộ có
3 4 điện lưới quốc gia; hệ thống các công trình thuỷ lợi được đầu tư, sửa chữa nâng cấp tăng thêm năng lực tưới tiêu, nhiều công trình trường học, bệnh viện, các cơ sở văn hoá thông tin, phát thanh, truyền hình được đầu tư, nâng cấp tạo điều kiện cho việc nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần nhân dân; không còn phòng học tranh tre nứa lá.
* Về văn hoá - xã hội Đi đôi với phát triển kinh tế, các lĩnh vực xã hội được trú trọng:Trong những năm qua sự nhiệp giáo dục đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả Mạng lưới trường, lớp phát triển vững mạnh, đáp ngày một tốt hơn nhu cầu giảng dạy và học tập; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi huy động đến trường đạt trên 99,5 % ; số học sinh giỏi các cấp ngày một tăng, công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, huy động có hiệu quả các nguồn lực tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ; phổ cập trung học cơ sở đến nay được 16/20 đơn vị ; xây dựng được 2 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
Công tác phòng bệnh, chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ Hàng năm triển khai và thực hiện tốt các chương trình Quốc gia về y tế, hàng năm trẻ em được tiêm chủng đat trên 95% Mạng lưới y tế từ huyện đến xã, thôn bản được củng cố cả về số lượng và chất lượng, Đến nay đã có 100% trạm xá xã được kiên cố hoá; cán bộ y tế xã được đào tạo cơ bản, nhiều trạm xá xã đã có bác sỹ, các thôn đều có cán bộ y tế.
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục và chăm sóc trẻ em đã đạt được những tiến bộ rát quan trọng, tỷ lệ giảm sinh hàng năm đạt từ 0,5-0,6%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng hiện nay còn 27%.
SV: Hoàng Xuân Hòa Lớp: Quản Lý Kinh tế 49A
Các hoạt động văn hoá-thông tin phong phú, đa dạng và có nhiều chuyển bién tịch cực, tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhằm nâng cao dân trí, định hướng dư luận góp phần giữ gìn và từng bước được phát huy truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc; Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, làng văn hoá, gia đình văn hoá từng bước thực hiện có hiệu quả, đã có 62,5% số hộ đạt gia đình văn hoá; 100% số thôn bản xây dựng được quy ước, hương ước đưa vào thực hiện Đến nay có 100% số hộ được nghe đài tiếng nói VN, 80% số hộ được xem truyền hình, 60% số xã có sân chơi thể thao, 25% số xã có điểm văn hoá vui chơi ; hệ thống bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đến nay đạt 6 máy điện thoại/100 dân; 100% xã có báo đọc trong ngày.
Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa àn huyện Văn Quan trong thời
Năm 1997 là năm đầu tiên luật ngân sách nhà nước có hiệu lực thi hành trên toàn quốc Cho đến nay luật ngân sách nhà nước đã được sửa đổi và bổ sung nhiều lần cho phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu của quản lý nhà nước và năm 2004 là năm áp dụng luật ngân sách nhà nước sửa đổi.
Do địa bàn cách trở, có nhiều xã xa trung tâm nên lực lượng cán bộ xã chưa đủ mạnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tài chính của đội ngũ cán bộ xã chưa bắt kịp nhịp độ triển khai Ngân sách xã, chưa nắm bắt được sự thay đổi giữa luật ngân sách nhà nước cũ với luật ngân sách nhà nước mới (sửa đổi và bổ sung) cũng nhựư phát triển của khoa học công nghệ.
Qua thực tế thực hiện phân cấp quản lý Ngân sách xã theo luật ngân sách nhà nước, công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan Hầu hết các xã trong huyện đều nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa, nội dung của quản lý Ngân sách xã theo luật ngân sách nhà nước Các xã đã bước đầu cải tổ sắp xếp lại ban tài chính xã, xác định rõ chức danh kế toàn Ngân sách xã trong bộ máy
4 0 cán bộ xã Chính quyền ở xã dần dần đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, từ chỗ thụ động, trông chờ vào ngân sách cấp trên nay đã chủ động bàn biện pháp khai thác nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu, phát huy tối đa thế mạnh của từng xã để tăng thu, chú trọng quản lý giám sát chặt chẽ các khoản thu, sửa đổi cơ cấu chi nhằm hướng tới ngày càng phù hợp hơn với nhiệm vụ quản lý nhà nước ở cấp chính quyền cơ sở được giao Quản lý thu, chi đều dựa trên cơ sở nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội …được giao.
Dưới đây là toàn bộ thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã của huyện Văn Quan trong ba khâu: lập dự toán, chấp hành và quyết toán Ngân sách xã trong thời gian qua.
2.2.1 Lập dự toán Ngân sách xã Để việc chấp hành và quyết toán NSX được thực hiện theo đúng quy định của luật ngân sách nhà nước, và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính thì trước hết phải tôn trọng khâu “lập dự toán Ngân sách xã” Lập dự toán Ngân sách xã là tiền đề cực kỳ quan trọng để thực hiện tiếp hai khâu sau. Nhận thức được điều này các xã trên địa bàn huyện đã tiến hành tuân thủ qui trình lập dự toán theo quy định của luật ngân sách nhà nước
- Lập dự toán ngân sách gồm hai phần đó là:
+ Dự toán thu ngân sách được phân cấp cho xã quản lý
+ Dự toán chi ngân sách, trong đó có dự toán chi chi tiết cho chi thướng xuyên và chi đầu tư phát triển.
Trên cơ sở hướng dẫn của thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ tài chính về việc hưỡng dẫn quản lý Ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, thị trấn Phòng tài chính huyện cùng uỷ ban
SV: Hoàng Xuân Hòa Lớp: Quản Lý Kinh tế 49A nhân dân huyện đã hướng dẫn 23 xã, thị trấn của huyện Lập dự toán Ngân sách xã hàng năm, đồng thời hướng dẫn các xã thực hiện mở tài khoản thu- chi ngân sách và các khoản thu chi của xã tại uỷ ban nhân dân huyện Văn Quan Trước đây việc Lập dự toán ngân sách chỉ mang tính hình thức chứ không làm căn cứ điều hành Nhưng sau khi thực hiện luật ngân sách nhà nước, nhận thức được việc quản lý Ngân sách xã phải được tổ chức quản lý từ khâu Lập dự toán, chấp hành và quyết toán Ngân sách xã Công tác Lập dự toán ngân sách háng năm dần đi vào nề nếp.
Ban đầu, việc Lập dự toán Ngân sách xã chi tiết đầy đủ theo mục lục ngân sách nhà nước, áp dụng chế độ kế toán ngân sách mới, quản lý Ngân sách xã qua kho bạc nhà nước đối với các xã vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, không khỏi lúng túng khi xây dựng dự toán thu, chi cho Ngân sách xã Nhưng cho đến nay đã trai qua 4 năm thực hiện luật ngân sách nhà nước công tác Lập dự toán Ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Quan về cơ bản đã chấp hành tốt, cùng với sự hướng dẫn và chỉ đạo cơ quan tài chính cấp trên và sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ trong ban tài chính xã và ngân sách xã, đặc biẹt là kế toán Ngân sách xã, các xã trong huyện đã tiến hành Lập dự toán ngân sách một cách khoa học, hợp lý hơn và tuân thủ theo biểu mẫu quy định Dự toán chi Ngân sách xã đã được tính toán phân bổ theo mục lục ngân sách, tạo cơ sở cho công tác kiểm soát thu chi Ngân sách xã của Kho Bạc.
Hàng năm căn cứ vào quyết định của chính phủ, thông tư hướng dẫn của
Bộ tài chính và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, địa phương, uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn chính quyền xã Lập dự toán Ngân sách xã.Ban tài chính và ngân sách xã có trách nhiệm Lập dự toán Ngân sách xã theo mục lục ngân sách và biểu mẫu do Bộ tài chính quy định để UBX xét trìnhHĐND xã thảo luận và quyết định.
Dự toán thu gồm: Các chương, loại, khoản, nhóm, tiểu nhóm, mục và tiểu mục theo quy định của mục lục ngân sách nhà nước và luật ngân sách nhà nước Dự toán các khoản thu của Ngân sách xã được xã xây dựng trên cơ sở các chi tiêu sản xuất kinh doanh của đia phương theo đúng các luật thuế và chế độ hiện hành, có tính đến yếu tố trượt giá và dự toán thu thường được lập dự toán ngân sách lớn hơn dự toán chi (hoặc bằng chứ không nhỏ hơn) và lớn hơn hoặc bằng tốc độ tăng thu hàng năm Số tăng hay giảm thu so với năm trước phải được giải thích rõ ràng.
Hướng phấn đấu của các xã hiện nay là cố gắng tự cân đối thu và chi ngân sách trên địa bàn, đặc biệt hạn chế trường hợp có số giao thu bổ sung rồi mà vẫn còn thiếu hụt do thu thường xuyên (gồm các khoản thu 100% Ngân sách xã hưởng và khoản thu phân chia theo % với ngân sách cấp trên) nhỏ hơn chi thường xuyên, phải cắt giảm số chi thường xuyên tương ứng với số thiếu hút đó (với các khoản chi chưa thực sự cần thiết) hoặc tăng dự toán thu thường xuyên (với các khoản mà nguồn huy động vẫn còn có khả năng tăng thu) Các xã đều cố gắng tự cân đối thu chi Ngân sách xã mình và hạn chế việc xin bổ sung từ ngân sách cấp trên, chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết và tuỳ theo mục đích nhất định đối với các xã còn nghèo, khó khăn, gặp rủi ro không lường trước được như: Thiên tai, dịch bệnh… Đối với khoản thu do đóng góp tự nguyện của nhân dân để đầu tư và lo việc chung cho chính quyền xã là khoản không mang tính thường xuyên nên được các xã ghi ghi chú trong dự toán, không tổng hợp vào số thu trong ngân sách.
Do địa bàn quản lý rộng, thêm vào đó có một số cán bộ kế toán Ngân sách xã ở vài xã trên địa bàn huyện mới chỉ được bồi dưỡng kiến thức sơ qua, tập huấn ngắn ngày Một số cán bộ kế toán Ngân sách xã vào làm việc dựa trên
SV: Hoàng Xuân Hòa Lớp: Quản Lý Kinh tế 49A cơ sở quen người, biết việc chứ chưa nắm rõ nghiệp vụ kế toán Ngân sách xã, chưa nắm bắt được kịp thời các chính sách, chế độ kế toán mới áp dụng đối với xã Nên việc nhận thức coi thường, nhiều khi còn làm cho đầy đủ thủ tục. Theo thông lệ chế độ kiểm tra giám sát thu chi Ngân sách xã qua kho bạc nhà nước vẫn còn mới mẻ đối với một số cán bộ kế toán Ngân sách xã trên địa bàn Trong một số công việc, như mở tài khoản, thanh toán chuyển khoản Do vậy việc Lập dự toán ngân sách và gữi dự toán ngân sách ở một số xã đó còn chậm so với thời gian quy định.
Bên cạnh đó vấn đề tôn trọng nguyên tắc minh bạch và công khai tài chính theo quyết định 192/2004/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ và thông tư 03/2005/TT-BTC ngày 6/1/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành quyết định 192 vẫn chưa được thực hiện triệt để Mặc dù uỷ ban nhân dân huyện, xã thông báo bằng văn bản cho Đảng uỷ, các tổ chức chính trị - xã hội ở xã và trưởng các thôn, thông bảo trên các phương tiện truyền thông đến cơ sở song xã thực hiện không đầy đủ, chỉ làm cho qua chuyện với các con số trong dự toán và các khoản thu chi, tỷ lệ phân bổ các khoản thu…mà chỉ đọc qua loa qua hội nghị, qua đài truyền thanh xã một vài lần là xong chuyện.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐẠI BÀN HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI GIAN TỚI
Đây không phải là một đề tài mới song cùng với quá trình phát triển kinh tế, công tác quản lý Ngân sách Nhà nước cũng không ngừng thay đổi nhằm tạo ra cơ chế hợp lý phù hợp với tiến trình phát triển như hiện nay Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và kiến thức cho nên chuyên đề không thể đi sâu vào từng khía cạnh Do vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót khi nhìn nhận, đánh giá các vấn đề Rất mong nhận được nhứng ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để em có cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn về vấn đề.
Em xin chân thành cảm ơn!
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
Ngân sách xã (NSX) là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý.
- NSX là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền Nhà nước cấp cơ sở Hoạt động của quỹ này thể hiện trên hai phương diện: Huy động nguồn thu vào quỹ (gọi tắt là thu NSX) và phân phối, sử dụng các khoản vốn quỹ đó (gọi tắt là chi NSX).
- Hoạt động thu, chi của NSX luôn gắn chặt với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã đã được phân công, phân cấp; đồng thời luôn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã Chính vì vậy, các chỉ tiêu thu, chi của NSX luôn mang tính pháp lý.
- Các quan hệ thu, chi NSX rất đa dạng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Nhưng số thu hoặc số chi theo từng hình thức chỉ có thể được thực thi một khi nó đã được ghi vào dự toán và đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1.1.2 Nội dung thu chi của Ngân sách xã
Nguồn thu của NSX do Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh quyết định phân cấp trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng.
SV: Hoàng Xuân Hòa Lớp: Quản Lý Kinh tế 49A
Nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSX được hình thành trên cơ sở tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương kết hợp với các nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội mà chính quyền xã được phân công, phân cấp thực hiện Đó chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phân cấp quản lý về kinh tế, xã hội với sự phân cấp về quản lý tài chính, ngân sách Và trên một phương diện nhất định, căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSX được phân giao, người ta có thể coi đó là nội dung của NSX.
Theo thông tư số 60/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ra ngày 23/06/2008 về việc quy định quản lý NSX và các hoạt động tài chính ở xã, phường, thị trấn thì nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSX được quy định như sau:
1.1.2.1 Nguồn thu của Ngân sách xã.
Các khoản thu NSX hưởng một trăm phần trăm là các khoản thu dành cho xã sữ dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư phát triển Căn cứ vào nguồn thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế – xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cân đối cho các khoản thu, chi thường xuyên, khi phân cấp nguồn thu, HĐND cấp tỉnh xem xét dành cho NSX hưởng 100% các khoản thu dưới đây:
- Các khoản phí, lệ phí thu vào NSX theo quy định.
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NSNN theo chế độ quy định.
- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý.
- Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác.
- Viện trợ không hoàn lại của các cá nhân và tổ chức ở ngoài nước trực tiếp cho NSX theo chế độ quy định
- Thu kết dư Ngân sách xã năm trước.
- Các khoản thu khác của NSX theo quy định của pháp luật.
* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên:
- Theo quy định của luật Ngân sách Nhà Nước thì các khoản này gồm:
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
+ Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh.
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình.
+ Lệ phí trước bạ nhà đất.
Các khoản thu trên tỷ lệ NSX được hưởng tối thiểu là 70% Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn HĐND cấp tỉnh có thể quy định tỷ lệ Ngân sách xã, thị trấn được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100% Ngoài các khoản thu phân chia như trên NSX còn được HĐND các cấp tính bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, phí, lệ phí phân chia theo luật ngân sách nhà nước đã dành 100% cho NSX và các khoản thu NSX được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối đựơc nhiệm vụ chi.
SV: Hoàng Xuân Hòa Lớp: Quản Lý Kinh tế 49A
* Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã gồm:
+ Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (gồm các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ) Số bổ sung cân đối này được xác định từ đầu thời kỳ ổn định ngân sách và được giao từ 3 đền 5 năm.
+ Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
1.1.2.2 Nhiệm vụ chi của Ngân sách xã
Chi của Ngân sách gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX Căn cứ vào chế độ phân cấp quản lý Kinh tế – Xã hội của nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã khi phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX, HĐND tỉnh xem xét giao cho NSX thực hiện các nhiệm vụ thu chi dưới đây.
- Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã:
+ Tiền lương, tiền công của cán bộ công chức cấp xã.
+ Sinh hoạt phí đại biểu hội đồng nhân dân.
+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của nhà nước.
+ Chi về các hoạt động văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết…
+ Chi mua sắm sữa, chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc. + Chi khác theo chế độ quy định.
+ Kinh phí hoạt động của các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã.
+ Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã - hội ở xã( Mặt trân tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam) Sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác( nếu có).
+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định.
- Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự, an toàn xã hội:
+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của NSX theo quy định của pháp lệnh về dân quân tự vệ.
+ Chi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của NSX theo quy định của pháp luật.
+ Chi tuyên truyền, vận động tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
- Chi cho công tác xã hội và các hoạt động văn hoá, thông tin , thể duc thể thao do xã quản lý:
SV: Hoàng Xuân Hòa Lớp: Quản Lý Kinh tế 49A
+ Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã việc theo chế độ quy định ( không kể cả trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghĩ việc và trợ cấp thôi việc một lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi ), chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xã hội khác.
- Chi cho hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh do xã quản lý.