1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông thành phố sầm sơn, tỉnh thanh hóa theo hướng trải nghiệm

131 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Thành Phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa Theo Hướng Trải Nghiệm
Tác giả Nguyễn Văn Xô
Người hướng dẫn TS. Cao Thị Cúc
Trường học Trường Đại học Hồng Đức
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 3,77 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (15)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (17)
  • 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu (17)
  • 4. Giả thuyết khoa học (17)
  • 5. Nhiệm vụ nghiên cứu (18)
  • 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu (18)
  • 7. Phương pháp nghiên cứu (19)
  • 8. Dự kiến kết quả đạt được (0)
  • 9. Cấu trúc luận văn (20)
  • Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM (21)
    • 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề (21)
      • 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước (21)
      • 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước (23)
    • 1.2. Một số khái niệm cơ bản (26)
      • 1.2.1. Quản lý, Quản lý giáo dục (26)
      • 1.2.2. Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo hướng trải nghiệm (27)
      • 1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo hướng trải nghiệm (28)
    • 1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường (29)
      • 1.3.1. Vị trí, vai trò của môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông (29)
      • 1.3.2. Đặc điểm dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo hướng trải nghiệm (30)
      • 1.3.3. Mục tiêu hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo hướng trải nghiệm (31)
      • 1.3.4. Nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT theo hướng trải nghiệm (32)
      • 1.3.5. Phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT theo hướng trải nghiệm (33)
      • 1.3.6. Phương tiện, điều kiện dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo hướng trải nghiệm (41)
      • 1.3.7. Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của HS ở trường trung học phổ thông theo hướng trải nghiệm (41)
    • 1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông (42)
      • 1.4.1. Vai trò của Hiệu trưởng trường THPT trong quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm (42)
      • 1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo hướng trải nghiệm (44)
      • 1.4.6. Quản lý việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của HS theo hướng trải nghiệm (0)
    • 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT theo hướng trải nghiệm (48)
      • 1.5.1. Các yếu tố chủ quan (48)
      • 1.5.2. Các yếu tố khách quan (52)
  • Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM. .40 2.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (54)
    • 2.1.2. Tình hình hoạt động giáo dục của thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (56)
    • 2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng (58)
      • 2.2.1. Mục đích khảo sát (58)
      • 2.2.2. Nội dung khảo sát (59)
      • 2.2.3. Mẫu khách thể khảo sát (59)
      • 2.2.4. Phương pháp khảo sát (59)
      • 2.2.5. Tiêu chí và thаng đánh giá (59)
    • 2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm (60)
      • 2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về mục tiêu hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm (60)
      • 2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh (61)
      • 2.3.3. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm (64)
      • 2.3.4. Thực trạng các hình thức dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm (65)
      • 2.3.5. Thực trạng phương tiện, điều kiện dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm (68)
      • 2.3.6. Thực trạng kết quả học tập môn Tiếng Anh của HS các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm (70)
    • 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường (71)
      • 2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm (71)
      • 2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm (73)
      • 2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy môn tiếng Anh của giáo viên theo hướng trải nghiệm (75)
      • 2.4.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học môn Tiếng Anh (79)
      • 2.4.6. Thực trạng quản lý việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của (81)
    • 2.5. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm (83)
      • 2.5.1. Các yếu tố chủ quan (83)
      • 2.5.2. Các yếu tố khách quan (84)
    • 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm (85)
      • 2.6.1. Ưu điểm (85)
      • 2.6.2. Hạn chế (86)
      • 2.6.3. Nguyên nhân (87)
  • Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM (90)
    • 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp (90)
      • 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa (90)
      • 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống (90)
      • 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn (90)
      • 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi (91)
    • 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm.......................................................................................................76 1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV các trường THPT TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa về hoạt động dạy học môn tiếng Anh (91)
      • 3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho giáo viên tiếng Anh (0)
      • 3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm phù hợp với tình hình thực tiễn (97)
      • 3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm (99)
      • 3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng (0)
      • 3.2.6. Biện pháp 6: Chỉ đạo tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập phù hợp với hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm (104)
    • 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất (107)
    • 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất (107)
      • 3.4.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất (108)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những con đường cơ bản để đưa đất nước ta phát triển và hội nhập với thế giới thành công Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” Tiếp theo đó, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta lại tiếp tục khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Đến Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước”. Đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, việc đổi mới PPDH là vấn đề tiên quyết, đổi mới quản lý giáo dục mang tính then chốt Chất lượng giáo dục không chỉ phụ thuộc vào việc giảng dạy của từng GV bộ môn mà còn phụ thuộc vào năng lực của người quản lý Công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý dạy học ở trường THPT hiện nay có nhiều mặt tích cực song cũng bộc lộ những hạn chế nhất định.

Ngày nay ngoại ngữ chính là một phương tiện quan trọng để đưa nước ta hội nhập với khu vực và trên thế giới, tiếp cận những thông tin khoa học hiện đại và giao lưu với các nền văn hoá khác, cũng như giới thiệu văn hoá Việt Nam ra cộng đồng quốc tế Ngoại ngữ phổ biến ở nước ta hiện nay là Tiếng Anh, đây cũng chính là một trong các môn học bắt buộc ở trường THPT.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, mục tiêu của môn tiếngAnh là cung cấp cho HS một công cụ giao tiếp thông qua rèn luyện và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Kết thúc chương trình giáo dục phổ thông HS có thể đạt được bậc 3 trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, từ đó giúp HS có nền tảng sử dụng tiếng Anh trong học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời để trở thành những công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập Bên cạnh đó, Chương trình GDPT 2018 môn Tiếng Anh nhấn mạnh đến tính công cụ và tính chất tổng hợp, liên môn của môn học, thể hiện rõ mối quan hệ qua lại giữa môn Tiếng Anh và các môn học khác Là môn học công cụ, các kĩ năng được phát triển trong môn Tiếng Anh sẽ hỗ trợ HS học các nội dung khác của học vấn phổ thông; ngược lại nội dung giáo dục của các môn học khác cung cấp chất liệu để môn Tiếng Anh khai thác trên cơ sở yêu cầu người học liên hệ và vận dụng vào thực tiễn đời sống.

Tổ chức dạy học tiếng Anh ở trường THPT là vấn đề đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, để quá trình dạy học môn tiếng Anh phát huy được năng lực cá nhân của HS, tạo điều kiện cho HS phát huy được tính sáng tạo và phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong học tập thông qua nhiều hình thức trải nghiệm đa dạng…vẫn còn những vấn đề cần bàn đến

Sầm Sơn là một thành phố trẻ của tỉnh Thanh Hóa với bãi biển dài và nhiều phong cảnh đẹp, hằng năm đón hàng nghìn lượt khách quốc tế về nghỉ dưỡng Nhu cầu sử dụng ngoại ngữ tại nơi đây là rất lớn nhằm góp phần phát triển du lịch và truyền bá hình ảnh đất nước và con người xứ Thanh đến với du khách Tuy nhiên, việc sử dụng ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng trên địa bàn thành phố vẫn còn rất hạn chế Thực tế này đòi hỏi cần phải đào tạo một lượng lớn nguồn lực lao động có thể giao tiếp tiếng Anh ở mức độ cơ bản để đáp ứng những yêu cầu trong lĩnh vực du lịch và tham gia phát triển kinh tế, văn hóa xã hội tại địa phương

Trong những năm qua, hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trườngTHPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tuy đã đạt được những thành quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong thực hiện nội dung chương trình; việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa được thực hiện đồng bộ; đội ngũ GV Tiếng Anh chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; trang thiết bị cho dạy học được đầu tư nhiều nhưng chưa được sử dụng có hiệu quả Bên cạnh đó, phần lớn HS sau khi tốt nghiệp THPT chưa có kỹ năng và thói quen sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp để tham gia có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “ Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm ” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra các biện pháp hiệu quả để khắc phục những hạn chế, khó khăn trong hoạt động dạy học môn Tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh, góp phần thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT theo hướng trải nghiệm.

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trườngTHPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm.

Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tuy đã đạt được những kết quả nhất định,nhưng vẫn còn một số hạn chế trong quản lý chương trình dạy học, phân công giáo viên giảng dạy, trong hoạt động kiểm tra, đánh giá…dẫn đến chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Nếu nghiên cứu và đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế sẽ khắc phục các hạn chế trên, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT theo hướng trải nghiệm.

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm.

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn TiếngAnh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo trải nghiệm.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm.

6.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành tại 3 trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, gồm các trường:

- Trường THPT Nguyễn Thị Lợi

- Trường THPT Chu Văn An

6.3 Giới hạn về khách thể khảo sát

Khách thể khảo sát là cán bộ quản lý, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa; Ban Giám hiệu, tổ trưởng và tổ phó chuyên môn, giáo viên và học sinh các Trường THPT trên địa bàn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Số lượng khách thể: 155 người

Luận văn nghiên cứu thực trạng từ năm 2020 đến 2022.

Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa những vấn đề lý luận từ sách, báo, tài liệu và văn kiện, văn bản có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Thiết kế mẫu phiếu điều tra CBQL, GV, HS nhằm khảo sát thực trạng dạy học môn Tiếng Anh và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm.

7.2.2 Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát việc tổ chức và cách thức quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm.

Tiến hành phỏng vấn một số CBQL Sở GD&ĐT, CBQL các trường THPT trên địa bàn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa nhằm thu thập thông tin về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm, những khó khăn, hạn chế của công tác này nhằm bổ sung cho thông tin thu được từ phiếu điều tra.

7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Thông qua nghiên cứu hồ sơ, kết quả tự đánh giá và đánh giá hàng năm của đội ngũ CBQL, GV, các báo cáo tổng kết của Sở GD&ĐT tỉnh ThanhHóa nhằm hỗ trợ đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng

Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm.

Xin ý kiến của các chuyên gia nhằm khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất.

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích về định lượng và định tính của kết quả nghiên cứu Sử dụng bảng tính Excel để xử lý, tính toán số liệu thu được của đề tài.

8 Những đóng góp mới của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý HĐDH môn Tiếng Anh ở các trường THPT theo hướng trải nghiệm.

- Làm sáng tỏ thực trạng quản lý HĐDH môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm.

- Đề xuất 06 biện pháp quản lý HĐDH môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT theo hướng trải nghiệm

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Theo thống kê của báo The Washington post về các nghiên cứu ngôn ngữ thế giới, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ 3 thế giới nhưng là ngôn ngữ được nhiều người học nhất hiện nay, là ngôn ngữ chính thức tại gần

60 quốc gia và vùng lãnh thổ [26] Tiếng Anh là một trong 6 ngôn ngữ chính thức được Tổ chức liên hợp quốc công nhận, cũng là ngôn ngữ chính thức của nhiều tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu EU, Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO, Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN… và được sử dụng như ngôn ngữ giao tiếp chung trong các sự kiện văn hóa, thể thao, chính trị, kinh tế quốc tế.

Hiện nay quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia, các lĩnh vực và mọi ngành nghề Trong quá trình hội nhập quốc tế, việc trao đổi giữa các quốc gia khác nhau đẩy yêu cầu giao tiếp vốn là điều kiện bắt buộc để thực hiện mọi hoạt động giao lưu trong xã hội lên tầm quan trọng mới Với nhiều đặc điểm ưu việt về ngôn ngữ và tầm ảnh hưởng của các nước có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, nhiều quốc gia đã lựa chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chung, đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thông dụng nhất hiện nay Để đáp ứng nhu cầu từ xu hướng quốc tế, tiếng Anh đã trở thành nội dung bắt buộc trong nền giáo dục phổ thông của hầu hết các nước trên thế giới.

Các nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức (ngôn ngữ duy nhất hoặc cùng các loại ngôn ngữ khác) và các nước sử dụng chung thống nhất là tiếng Anh, giáo dục tiếng Anh được thực hiện bắt buộc trong các nhà trường phổ thông từ cấp tiểu học Tiếng Anh đã thay đổi đáng kể do ảnh hưởng của các ngôn ngữ khác, người dân bản địa đã có sự “địa phương hóa” tiếng Anh theo các đặc điểm của tiếng mẹ đẻ Trong tác phẩm “Language

Myths and the History of English” [27] và “Language Contact, Creolization, and Genetic Linguistics” [28], các tác giả cho rằng tiếng Anh có thể được xem là một ngôn ngữ hỗn hợp hoặc ngôn ngữ “Creole” - thuật ngữ nói về loại ngôn ngữ được sử dụng bởi một cộng đồng nhất định, được sinh ra do sự tiếp xúc của hai hay nhiều ngôn ngữ khác của những cá thể trong cộng đồng ấy. Các ảnh hưởng to lớn của các ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Bắc Âu cổ và tiếng Pháp Norman, lên từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh là điều hiển nhiên, tuy nhiên đa số các chuyên gia không xem tiếng Anh là ngôn ngữ hỗn hợp thực sự [26] Do mỗi quốc gia có sự khác biệt riêng trong ngôn ngữ tiếng Anh của mình, phương pháp và nội dung chương trình giáo dục tiếng Anh ở mỗi nước cũng có điểm khác nhau. Ý thức được tầm quan trọng của dạy học và quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh, nhiều nước nói tiếng Anh đã thành lập các viện nghiên cứu để nghiên cứu tìm hiểu về phương pháp giảng dạy và nội dung chương trình học tiếng Anh phù hợp cho nền giáo dục quốc gia, đặc biệt là cho cấp học đầu tiên - cấp tiểu học Nhiều trường đại học của nước Anh đã phát hành các giáo trình giảng dạy cho cấp tiểu học như “Kids Box” của Đại học Cambridge [29], [31], giáo trình “Family and Friends” và “Let’s Go” của Đại học Oxford, giáo trình

“Gogo loves English” và “Academy stars” của Nhà xuất bản Macmillan và nhiều tài liệu khác Các giáo trình này đều được xây dựng cùng tài liệu đào tạo, hướng dẫn giáo viên trên cùng một chương trình dạy tiếng Anh hoàn chỉnh. Các tổ chức trên luôn thực hiện nghiên cứu thêm, cập nhật và thay đổi nội dung bài học, phương pháp dạy trong các giáo trình để nâng cao chất lượng giáo dục tiếng Anh.

Cùng với các giáo trình giảng dạy được đầu tư công phu, các nhà nghiên cứu còn đi sâu vào nghiên cứu các phương pháp giảng dạy cho giáo viên từ rất sớm Trong cuốn “Teaching English in the Primary Classroom”, tác giả Susan Halliwell đã phân tích cách dạy học với học sinh tiểu học và đưa ra các đề nghị về phương pháp giảng dạy phù hợp, trong đó bà đã đưa ra một số hướng dẫn về cách xây dựng bài giảng và nhấn mạnh việc giải thích nghĩa,cách dùng từ vựng mới thông qua các hoạt động trong lớp [30].

Các vấn đề về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, phương pháp giảng dạy tiếng Anh đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học nghiên cứu và tổng hợp thành các lí luận liên quan tới quản lý và giảng dạy tiếng Anh Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: “Teaching English Cambridge University Press, 1995” của Adrian Doff [29]; "English Brainstormers" của Jack Umstatter, "The Learner Centered Curriculum" của Nunan D,

"Approaches and Methods in Language Teaching" của Richards, J.C an Rogers [27],…

Các công trình nghiên cứu trên mặc dù đề cập đến các cách tiếp cận khác nhau về phương án tổ chức lớp học tiếng Anh ở cấp tiểu học nhưng đều dựa trên quan điểm lấy học sinh là trung tâm, áp dụng phương pháp tổ chức các hoạt động trực tiếp trong lớp để HS hiểu được nghĩa và thực hành, đồng thời xây dựng các hoạt động sáng tạo, phong phú để học sinh hứng thú tham gia học tập.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT theo hướng trải nghiệm

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM

Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Theo thống kê của báo The Washington post về các nghiên cứu ngôn ngữ thế giới, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ 3 thế giới nhưng là ngôn ngữ được nhiều người học nhất hiện nay, là ngôn ngữ chính thức tại gần

60 quốc gia và vùng lãnh thổ [26] Tiếng Anh là một trong 6 ngôn ngữ chính thức được Tổ chức liên hợp quốc công nhận, cũng là ngôn ngữ chính thức của nhiều tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu EU, Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO, Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN… và được sử dụng như ngôn ngữ giao tiếp chung trong các sự kiện văn hóa, thể thao, chính trị, kinh tế quốc tế.

Hiện nay quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia, các lĩnh vực và mọi ngành nghề Trong quá trình hội nhập quốc tế, việc trao đổi giữa các quốc gia khác nhau đẩy yêu cầu giao tiếp vốn là điều kiện bắt buộc để thực hiện mọi hoạt động giao lưu trong xã hội lên tầm quan trọng mới Với nhiều đặc điểm ưu việt về ngôn ngữ và tầm ảnh hưởng của các nước có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, nhiều quốc gia đã lựa chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chung, đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thông dụng nhất hiện nay Để đáp ứng nhu cầu từ xu hướng quốc tế, tiếng Anh đã trở thành nội dung bắt buộc trong nền giáo dục phổ thông của hầu hết các nước trên thế giới.

Các nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức (ngôn ngữ duy nhất hoặc cùng các loại ngôn ngữ khác) và các nước sử dụng chung thống nhất là tiếng Anh, giáo dục tiếng Anh được thực hiện bắt buộc trong các nhà trường phổ thông từ cấp tiểu học Tiếng Anh đã thay đổi đáng kể do ảnh hưởng của các ngôn ngữ khác, người dân bản địa đã có sự “địa phương hóa” tiếng Anh theo các đặc điểm của tiếng mẹ đẻ Trong tác phẩm “Language

Myths and the History of English” [27] và “Language Contact, Creolization, and Genetic Linguistics” [28], các tác giả cho rằng tiếng Anh có thể được xem là một ngôn ngữ hỗn hợp hoặc ngôn ngữ “Creole” - thuật ngữ nói về loại ngôn ngữ được sử dụng bởi một cộng đồng nhất định, được sinh ra do sự tiếp xúc của hai hay nhiều ngôn ngữ khác của những cá thể trong cộng đồng ấy. Các ảnh hưởng to lớn của các ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Bắc Âu cổ và tiếng Pháp Norman, lên từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh là điều hiển nhiên, tuy nhiên đa số các chuyên gia không xem tiếng Anh là ngôn ngữ hỗn hợp thực sự [26] Do mỗi quốc gia có sự khác biệt riêng trong ngôn ngữ tiếng Anh của mình, phương pháp và nội dung chương trình giáo dục tiếng Anh ở mỗi nước cũng có điểm khác nhau. Ý thức được tầm quan trọng của dạy học và quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh, nhiều nước nói tiếng Anh đã thành lập các viện nghiên cứu để nghiên cứu tìm hiểu về phương pháp giảng dạy và nội dung chương trình học tiếng Anh phù hợp cho nền giáo dục quốc gia, đặc biệt là cho cấp học đầu tiên - cấp tiểu học Nhiều trường đại học của nước Anh đã phát hành các giáo trình giảng dạy cho cấp tiểu học như “Kids Box” của Đại học Cambridge [29], [31], giáo trình “Family and Friends” và “Let’s Go” của Đại học Oxford, giáo trình

“Gogo loves English” và “Academy stars” của Nhà xuất bản Macmillan và nhiều tài liệu khác Các giáo trình này đều được xây dựng cùng tài liệu đào tạo, hướng dẫn giáo viên trên cùng một chương trình dạy tiếng Anh hoàn chỉnh. Các tổ chức trên luôn thực hiện nghiên cứu thêm, cập nhật và thay đổi nội dung bài học, phương pháp dạy trong các giáo trình để nâng cao chất lượng giáo dục tiếng Anh.

Cùng với các giáo trình giảng dạy được đầu tư công phu, các nhà nghiên cứu còn đi sâu vào nghiên cứu các phương pháp giảng dạy cho giáo viên từ rất sớm Trong cuốn “Teaching English in the Primary Classroom”, tác giả Susan Halliwell đã phân tích cách dạy học với học sinh tiểu học và đưa ra các đề nghị về phương pháp giảng dạy phù hợp, trong đó bà đã đưa ra một số hướng dẫn về cách xây dựng bài giảng và nhấn mạnh việc giải thích nghĩa,cách dùng từ vựng mới thông qua các hoạt động trong lớp [30].

Các vấn đề về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, phương pháp giảng dạy tiếng Anh đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học nghiên cứu và tổng hợp thành các lí luận liên quan tới quản lý và giảng dạy tiếng Anh Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: “Teaching English Cambridge University Press, 1995” của Adrian Doff [29]; "English Brainstormers" của Jack Umstatter, "The Learner Centered Curriculum" của Nunan D,

"Approaches and Methods in Language Teaching" của Richards, J.C an Rogers [27],…

Các công trình nghiên cứu trên mặc dù đề cập đến các cách tiếp cận khác nhau về phương án tổ chức lớp học tiếng Anh ở cấp tiểu học nhưng đều dựa trên quan điểm lấy học sinh là trung tâm, áp dụng phương pháp tổ chức các hoạt động trực tiếp trong lớp để HS hiểu được nghĩa và thực hành, đồng thời xây dựng các hoạt động sáng tạo, phong phú để học sinh hứng thú tham gia học tập.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Vấn đề kinh nghiệm dạy học ngoại ngữ ở một số nước trên thế giới và trong khu vực trong đó có công tác quản lý đã được đề cập đến khá chi tiết trong “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” (Hà Nội, 2008) [3].

Có nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu, biên soạn các tài liệu về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh và góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong giai đoạn hội nhập quốc tế của nước ta.

Hướng dẫn số 1206/HD-SGDĐT về việc triển khai dạy học tiếng Anh cấp THPT và THCS theo Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 năm học 2017-2018 nêu rõ các trường triển khai Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh theo Đế án “Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống quốc dân giai đoạn 2008- 2020” có cơ sở vật chất tối thiểu theo qui định, có đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng và đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ tối thiểu tương đương bậc 4 (B2) và phương pháp dạy học tiếng Anh [24].

Nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Hằng (2018) cho thấy việc vận dụng lí thuyết hoạt động trải nghiệm trong môn học có thể linh hoạt nhưng cần đảm bảo đầy đủ các bước; đồng thời, giáo viên sẽ tham gia với vai trò là người chỉ dẫn, thúc đẩy quá trình học tập; HS cần được tự trải nghiệm; từ đó, đúc kết nên kinh nghiệm mới cho bản thân [20].

Nguyễn Mai Khanh (2019) cho rằng, trong bối cảnh đổi mới dạy học theo tiếp cận năng lực, trong đó có bộ môn Tiếng Anh đã và đang đặt ra không ít thách thức cho cán bộ quản lí các trường THCS về việc nâng cao chất lượng dạy tiếng Anh Trước những yêu cầu mới đó, cần phải xác định hướng tiếp cận quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh THCS Nội dung quản lí HĐDH tiếng Anh THCS theo tiếp cận năng lực bao gồm: 1) Quản lí mục tiêu, nôi dung, chương trình dạy tiếng Anh THCS theo tiếp cận năng lực; 2) Chỉ đạo hoạt động giảng dạy của GV THCS theo định hướng PTNL HS; 3) Quản lí hoạt động học của HS theo tiếp cận năng lực; 4) Quản lí đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng PTNL HS; 5) Xây dựng các điều kiện hỗ trợ quản lí HĐDH tiếng Anh THCS theo định hướng PTNL HS; 6) Quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận năng lực [18] Các nội dung trên có mối quan hệ biện chứng với nhau trong quá trình quản lí HĐDH môn Tiếng Anh THCS của các nhà quản lí Mỗi nội dung có vị trí, vai trò và chức năng riêng nhưng tạo nên một quá trình tổng thể để nâng cao chất lượng HĐDH tiếng Anh THCS theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh.

Nguyễn Thị Hương (2020) cho rằng, phương pháp học qua trải nghiệm giúp người học có thể rèn luyện và học tập một cách tốt nhất, hiệu quả nhất, cả về kiến thức chuyên môn lẫn kĩ năng học tập, tìm tòi, phân tích và áp dụng thực tiễn, trang bị cho người học kĩ năng xã hội một cách toàn diện Học tiếng Anh bằng trải nghiệm là cách học giúp người học được tiếp cận tiếng Anh một cách gần gũi và chủ động nhất, mọi từ vựng, cấu trúc câu hay kĩ năng phản xạ giao tiếp được học và sử dụng ngay lập tức thay vì chỉ ghi chép và nhớ như cách học truyền thống Cách học tiếng Anh bằng trải nghiệm giúp người học vận dụng tổng hợp tất cả giác quan và hành động trong các tình huống thực tế, giúp nhớ lâu hơn những điều đã học Tương tự như vậy, trải nghiệm tiếng Anh mang đến cho người học cảm giác thú vị, nhiều cảm hứng hơn và người dạy cũng cảm nhận được nhiều năng lượng hơn [16].

Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý, Quản lý giáo dục

Quản lý là một sự tác động có định hướng, mang tính hệ thống, được thực hiện có ý thức, tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lí, bằng cách vạch ra mục tiêu của tổ chức đồng thời kiếm tìm các biện pháp, cách thức tác động vào tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [23].

Tác giả Phạm Văn Kha khẳng định: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục đích đã định”[17].

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý, song nhìn chung các định nghĩa trên đều đi đến thống nhất: QL luôn luôn tồn tại với tư cách là một hệ thống gồm các yếu tố: chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý); khách thể quản lý (người bị quản lý, đối tượng quản lý) gồm con người, trang thiết bị kỹ thuật, vật nuôi, cây trồng và mục đích hay mục tiêu chung của công tác quản lý do chủ thể quản lý áp đặt hay do yêu cầu khách quan của xã hội hoặc do có sự cam kết, thỏa thuận giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý, từ đó nảy sinh các mối quan hệ tương tác với nhau giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý

Như vậy, mặc dù có những cách tiếp cận và hiểu khác nhau nhưng về bản chất, quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý đến người bị quản lý nhằm thực hiện mục tiêu chung.

Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật Quản lý mang tính khoa học vì các hoạt động của quản lý có tổ chức, có định hướng đều dựa trên những qui luật, những nguyên tắc và những phương pháp hoạt động cụ thể,đồng thời quản lý mang tính nghệ thuật vì nó được vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào những điều kiện cụ thể trong sự kết hợp và tác động nhiều mặt của các yếu tố khác nhau trong đời sống xã hội.

Có nhiều quan điểm và góc độ nhìn nhận khác nhau về khái niệm quản lý giáo dục.

Tác giả P.V.Khudominxky: "QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống từ Bộ GD đến nhà trường nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện, hài hòa của họ" [19], [22].

Tác giả Đặng Quốc Bảo: "QLGD theo nghĩa tổng quan là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển XH Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục không chỉ giới hạn cho thế hệ trẻ mà cho mọi con người Cho nên, quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành giáo dục quốc dân" [1].

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "QLGD là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thể hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất" [23].

Kế thừa các quan điểm trên, chúng tôi quan niệm: “QLGD là sự tác động có tổ chức, có định hướng, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở giáo dục và toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định”.

1.2.2 Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo hướng trải nghiệm

“Trải nghiệm” là sự trải qua, kinh qua và chiêm nghiệm một quá trình. Trải nghiệm là hành động, kết quả của hành động là người tham gia có được

Từ quan niệm về “trải nghiệm” như trên, chúng tôi cho rằng: Hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân.

Dạy học tiếng Anh là hoạt động trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, học sinh tự giác tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập để hình thành năng lực giao tiếp và các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo chuẩn đã xác định.

Trong luận văn này chúng tôi quan niệm: Hoạt động dạy học môn tiếng

Anh theo hướng trải nghiệm là quá trình dạy học mà ở đó học sinh được học qua môi trường thực tế hoặc giả định để hình thành năng lực giao tiếp và các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo chuẩn môn học đề ra.

Hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, trong đó, dưới sự tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ của GV, CBQL, cha mẹ HS…., HS huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm bản thân có được liên quan đến tiếng Anh để tham gia vào các hình thức hoạt động dạy học đa dạng với tư cách là chủ thể hoạt động (như: Giao tiếp, hoạt động xã hội, đóng vai trong các tình huống giả định vv…), qua đó hình thành và phát triển năng lực tiếp nhận, năng lực tạo lập văn bản và năng lực giao tiếp.

1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo hướng trải nghiệm

Một số vấn đề lý luận về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường

1.3.1 Vị trí, vai trò của môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông

Tiếng Anh với tư cách là một môn ngoại ngữ, là môn văn hóa cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông Tiếng Anh còn là một môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc đối với HS sau khi hoàn thành chương trình THPT.

Tiếng Anh không chỉ là một trong các môn học cơ bản, không thể thiếu của học vấn phổ thông, mà còn phương tiện hữu hiệu để khai thác thông tin, là công cụ giao tiếp, cập nhật tri thức để hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Với tư cách là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục THPT, môn tiếng Anh cung cấp cho HS một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa đa dạng, phong phú trên thế giới, hội nhập với cộng đồng quốc tế.

Môn tiếng Anh ở trường THPT còn góp phần phát triển tư duy (trước hết là tư duy ngôn ngữ) cho HS Tiếng Anh không những chuyển tải nội dung của nhiều môn học khác mà còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách của HS, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông. Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, với nhu cầu của người học và điều kiện dạy học cụ thể của từng địa phương, việc quản lý dạy học môn tiếng Anh cần: Quản lý mục tiêu và nội dung dạy học môn tiếngAnh; đào tạo và bồi dưỡng GV dạy tiếng Anh; quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của HS; quản lý việc thực hiện chương trình, SGK; đổi mới phương pháp dạy học, cải tiến các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn, với hoàn cảnh của mỗi địa phương, đảm bảo HS được học liên tục 7 năm ở bậc trung học (từ lớp 6 đến lớp 12); đầu tư CSVC, thiết bị, sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả; đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá cho phù hợp chương trình, phương pháp giảng dạy và yêu cầu của bộ môn tiếng Anh.

1.3.2 Đặc điểm dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo hướng trải nghiệm

Chương trình môn Tiếng Anh ở THPT quan tâm đều đến cả 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết Qua chương trình này, HS có thể luyện được cả 4 kỹ năng Tuy nhiên, với chương trình này đòi hỏi HS cần phải phát huy tính tự giác, ý thức học tập cao Lượng kiến thức chương trình khó và quá tải đối với

HS Hơn thế nữa, sự phân bố thời gian để học phần ngữ pháp của chương trình tiếng Anh quá ngắn so với lượng kiến thức mà các em phải học, điều này làm cho chương trình trở nên khó đối với người dạy, đặc biệt là người học cảm thấy chương trình trở nên rất quá tải Với chương trình này đòi hỏi

GV phải linh hoạt áp dụng kết hợp các phương pháp giảng dạy để HS có thể tiếp thu và vận dụng được kiến thức đã học trong các tình huống cuộc sống thực tại, giúp các em hứng thú trong học tập, từ đó có thể tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tự giác vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế để giúp các em biến kiến thức đã học thành kiến thức của mình.

Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân.

Thực chất của dạy học trải nghiệm là thực hiện nguyên lí “học đi đôi với hành” Điều này được khẳng định một lần nữa trong khái niệm về hoạt động trải nghiệm của PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa: “Hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống mà nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy và dần chuyển hóa thành năng lực” [25].

Bản chất của dạy học theo hướng trải nghiệm là hoạt động dạy học được tổ chức theo con đường gắn kết lí thuyết với thực tiễn, tạo điều kiện cho học sinh được tham gia trực tiếp và trở thành chủ thể hoạt động (tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược học tập Nó nằm trong mô hình: Conceive (hình thành ý tưởng) - Design (thiết kế ý tưởng) - Implement (thực hiện ý tưởng) - Operate (vận hành ý tưởng)), từ đó tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hình thành phát triển cho học sinh niềm tin, tình cảm và năng lực cần có của công dân trong xã hội hội nhập (phát triển toàn diện nhân cách học sinh).

Dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các chủ đề và chủ điểm phù hợp với học sinh phổ thông.

Dạy học Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm khác với dạy học truyền thống đó là: Học sinh tham gia trực tiếp vào từng hoạt động học tập; Tính chủ động của học sinh trong kế hoạch và hoạt động cá nhân; Tính hợp tác, tương tác trong hoạt động giữa các học sinh; Tính tiếp cận với môi trường trong và ngoài nhà trường; Tính sáng tạo để thích ứng và tạo ra những giá trị mới cho bản thân (kiến thức, kĩ năng, tình cảm).

1.3.3 Mục tiêu hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo hướng trải nghiệm Ở THPT, mục tiêu của dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm giúp học sinh hình thành được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo chuẩn xác định, giúp các em hình thành năng lực giao tiếp.

Mục tiêu của dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ở trường phổ thông cần thiết phải đảm bảo tính liên thông giữa các khối lớp 10, 11, 12 vì vậy cần xây dựng theo hướng mở với các chủ đề, chủ điểm linh hoạt gắn với chuẩn đầu ra từng khối lớp, tạo nền tảng cho HS có thể sử dụng tiếng Anh trong học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời Trong quá trình dạy và học, học sinh phải là trung tâm, học sinh là người trực tiếp, thường xuyên sử dụng ngôn ngữ như là một phương tiện giao tiếp.

Có thể xác định các mục tiêu dạy học môn tiếng Anh ở trường THPT theo hướng trải nghiệm gồm:

- HS hiểu, nhớ các kiến thức cơ bản qua chủ đề trải nghiệm.

- HS thực hành được kỹ năng nghe - hiểu tiếng Anh.

- HS có khả năng giao tiếp cơ bản và diễn đạt các nội dung giao tiếp.

- HS rèn luyện được kỹ năng đọc trong các chủ đề qua hoạt động trải nghiệm.

- HS luyện được kỹ năng viết các đoạn văn mô tả về các hoạt động của bản thân, của lớp học trong phạm vi chương trình THPT.

- Học sinh có thái độ đúng đắn, tích cực để sử dụng tiếng Anh trong học tập, trong giao tiếp.

1.3.4 Nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT theo hướng trải nghiệm

Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ trở thành phương tiện hữu hiệu để khai thác thông tin, tiếng Anh là công cụ giao tiếp để giúp con người cập nhật tri thức của nhân loại, từ đó củng cố tri thức của bản thân và phát triển kinh tế - xã hội Tiếng Anh là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình THPT, góp phần phát triển tư duy cho học sinh, nhất là tư duy ngôn ngữ, tiếng Anh không chỉ chuyển tải nội dung của nhiều môn học khác mà còn góp phần hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh.

Nội dung dạy học trải nghiệm theo các chủ đề thể hiện khái quát kiến thức có tích hợp, lồng ghép các nội dung văn hóa và các chủ điểm cụ thể Đối với từng khối lớp cần thiết kế các chủ đề, chủ điểm phù hợp với yêu cầu về năng lực mà HS phải đạt được, các yêu cầu về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng theo từng cấp độ quy định đối với lớp 10, 11, 12

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông

1.4.1 Vai trò của Hiệu trưởng trường THPT trong quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm Để quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT theo hướng trải nghiệm đòi hỏi Hiệu trưởng trường THPT phải nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình môn Tiếng Anh ở trường THPT, nắm vững vị trí vai trò của môn Tiếng Anh trong chương trình giáo dục THPT.

Hiệu trưởng phải có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên Tiếng Anh về thực hiện mục tiêu chương trình dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.

Hiệu trưởng là người lập kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT trong chương trình giáo dục nhà trường, trong đó xác định rõ các nội dung trong chương trình dạy học.

Hiệu trưởng là người tổ chức các nguồn lực để thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh với nhiều phân môn khác nhau, chương trình dạy học khác nhau theo hướng phân hóa sâu ở lớp 11 và lớp 12 Thực hiện phân công giảng dạy theo hướng trải nghiệm đáp ứng nhu cầu học tập theo định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 11 và lớp 12 Hiệu trưởng Là người huy động mọi nguồn lực để thực hiện hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm một cách hiệu quả; chỉ đạo đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá và tổ chức các hoạt động giáo dục Tiếng Anh bổ trợ cho việc dạy và học môn Tiếng Anh ở trường THPT.

Hiệu trưởng là người chỉ đạo dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT theo định hướng trải nghiệm.

Hiệu trưởng là người kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT theo hướng trải nghiệm Để làm tốt nhiệm vụ quản lí này thì người Hiệu trưởng thực sự phải là con chim đầu đàn trong tập thể sư phạm Hiệu trưởng phải am hiểu việc giảng dạy, nắm vững chương trình môn học, nắm vững đặc trưng của từng bộ môn. Nhạy bén nắm bắt sự đổi mới chương trình, nội dung phương pháp giảng dạy, đặc biệt là thường xuyên cập nhật kiến thức và thành tựu khoa học về đổi mới phương pháp dạy học, khoa học giáo dục để chỉ đạo tập thể sư phạm nhà trường thực hiện và học tập những điển hình tiên tiến, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện nhà trường Hiệu trưởng phải có năng lực tổ chức điều hành, chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình để từ đó nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh, thúc đẩy quá trình dạy họcTiếng Anh theo hướng trải nghiệm trong nhà trường, làm cho chất lượng dạy học Tiếng Anh ngày càng được nâng cao.

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo hướng trải nghiệm

1.4.2.1 Quản lý xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

CBQL trong quá trình phân tích thực trạng dạy học môn tiếng Anh của trường THPT, được thể hiện rõ ở kết quả tổng kết năm học của giáo viên và học sinh Từ đó, CBQL nắm bắt được những thành công và hạn chế của công tác quản lý dạy học tiếng Anh nói chung và dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, nhận thấy những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, CBQL xếp ưu tiên từng vấn đề cần giải quyết.

Trước hết, CBQL lập kế hoạch chung của trường, trong đó có kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm Kế hoạch này CBQL cần triển khai đến các bộ môn để giữa các bộ môn có sự hài hòa, thống nhất với nhau trong toàn bộ chương trình học.

Trong quá trình lập kế hoạch chung cho toàn trường, Hiệu trưởng nhà trường triển khai xây dựng kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ngay từ đầu năm học Mặt khác, kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm của nhà trường được triển khai tới tất cả GV trong tổ ngoại ngữ để GV có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cá nhân Kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cần có sự hài hòa và thống nhất, nằm trong kế hoạch chung của nhà trường, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.

Tổ trưởng tổ ngoại ngữ lên kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm và nộp cho ban giám hiệu để quản lý và theo dõi.

Nội dung quản lý xây dựng kế hoạch dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm theo từng khối lớp.

- Xây dựng kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm của kỳ học.

- Xây dựng kế hoạch cho từng chủ đề dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.

- Huy động các nguồn lực để dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho GV.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí cần đạt được của hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.

1.4.2.2 Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh

Mục tiêu dạy học môn tiếng Anh được xác định rõ là sau khi hoàn thành chương trình THPT, HS có thể sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết; có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về tiếng Anh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lý lứa tuổi; có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một số nước nói tiếng Anh, từ đó có tình cảm và thái độ tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hóa và ngôn ngữ của các nước đó; biết tự hào, yêu quý và tôn trọng nền văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc mình. Điều này có nghĩa, sau khi hoàn thành chương trình, HS phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, sử dụng được vốn từ được học để hỗ trợ cho việc học tập các môn học khác, phát triển trí tuệ và các kỹ năng cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động nghề nghiệp sau này.

Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT theo hướng trải nghiệm bao gồm các nội dung cụ thể sau:

- Chỉ đạo GV xây dựng mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.

- Tổ chức cho GV Tiếng Anh nghiên cứu, thảo luận, đề ra biện pháp triển khai chương trình môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.

- Chỉ đạo GV thực hiện nội dung chương trình dạy học theo hướng trải nghiệm.

- Kiểm tra, đánh giá thực hiện nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.

- Điều chỉnh kịp thời những hạn chế khi thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.

- Chỉ đạo rà soát, sắp xếp lại nội dung chương trình dạy học môn TiếngAnh theo hướng trải nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, địa phương và khả năng của HS.

1.4.2.3 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Giờ lên lớp là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, giữ vai trò quyết định chất lượng dạy học Để quản lí hiệu quả hoạt động dạy môn Tiếng Anh của GV, người quản lí cần:

- Chỉ đạo, hướng dẫn GV tiếng Anh xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng trải nghiệm.

- Chỉ đạo, quản lý công tác chuẩn bị giờ dạy của GV Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.

- Chỉ đạo, quản lý chất lượng giờ dạy của giáo viên Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm thông qua dự giờ.

- Chỉ đạo, điều hành việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS.

- Chỉ đạo, điều hành việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng trải nghiệm.

- Chỉ đạo, điều hành công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV.

1.4.2.4 Quản lý hoạt động học của học sinh

Việc quản lý hoạt động học tập của học sinh là một trong những yếu tố không nhỏ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Hoạt động học tập của học sinh song song cùng tồn tại với hoạt động dạy của GV Quản lý hoạt động học tập của HS là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp và việc thực hiện các bài tập ở nhà Quản lý hoạt động học tập của học sinh gồm những nội dung sau:

- Chỉ đạo, điều hành và quản lý nền nếp, ý thức học tập môn tiếng Anh của HS.

- Quản lý các phương pháp, hình thức học tập môn tiếng Anh của HS theo hướng trải nghiệm.

- Quản lý các hoạt động ngoại khóa của HS.

- Quản lý, kiểm tra kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh theo hướng trải nghiệm.

- Quản lý việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng GD để quản lí tốt hoạt động học tập môn tiếng Anh của HS theo hướng trải nghiệm.

1.4.2.5 Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học môn Tiếng Anh

Với đặc thù của tiếng Anh là thực hành giao tiếp, rèn luyện 4 kỹ năng:

Nghe - Nói - Đọc - Viết nên đồ dùng dạy học rất cần thiết phải phong phú nhằm hỗ trợ đắc lực cho hiệu quả giảng dạy Việc đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh chỉ phát huy hiệu quả khi GV có kiến thức chuyên môn vững vàng và được trang bị các phương tiện trợ giảng như thiết bị dạy học, thiết bị nghe nhìn, Nếu được sử dụng hiệu quả, HS có hứng thú, dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ, qua đó, giúp GV chuyển tải được nội dung đến HS một cách có hiệu quả nhất Vì vậy nhà QL cần:

- Xây dựng phòng nghe nhìn, phòng Lab phục vụ dạy học môn tiếng Anh.

- Quản lý sử dụng các phòng học bộ môn, phòng chức năng, đồ dùng, thiết bị dạy học.

- Quản lý xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa và bảo quản CSVC, PTDH cho từng năm học.

- Xây dựng thư viện phong phú sách tham khảo dạy học môn tiếng Anh.

- Quản lý sử dụng máy ứng dụng nối mạng Internet, bảng thông minh, máy trình chiếu đa năng, các phần mềm ứng dụng dạy học và học môn Tiếng Anh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT theo hướng trải nghiệm

1.5.1 Các yếu tố chủ quan a) Năng lực quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm của CBQL

Chủ thể quản lý chính là yếu tố tạo ra tác động quản lý trong quá trình hoạt động của nhà trường Trong nhà trường THPT, chủ thể quản lý là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, Phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC và các tổ trưởng chuyên môn Do vậy, để thực hiện hoạt động quản lý, chủ thể quản lý chính là người đưa ra mệnh lệnh quản lý, họ kết hợp sử dụng các công cụ, phương pháp quản lý để tác động lên đối tượng quản lý.Năng lực quản lý của Hiệu trưởng chi phối tới tất cả các giai đoạn của hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm Trước hết, đó là lập kế hoạch, Hiệu trưởng phải thấy vai trò của Tổ chuyên môn với việc tổ chức dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm Năng lực của Hiệu trưởng chi phối tới hoạt động chung của nhà trường và hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm nói riêng Năng lực này chi phối tới việc phân công lực lượng tham gia tổ chức hoạt động khi quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa họ Năng lực của Hiệu trưởng còn tác động đến khâu chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm Sự quan tâm của Hiệu trưởng đến kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm khiến cho hoạt động này diễn ra theo đúng kế hoạch, giải quyết kịp thời những khó khăn của GV.

Trình độ, năng lực của Tổ trưởng chuyên môn cũng có ảnh hưởng đến dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, bởi họ biết rõ thực trạng dạy học tiếng Anh và nhu cầu trải nghiệm của HS vì thế sẽ tham mưu sát thực trạng để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng Tổ trưởng chuyên môn cùng GV sẽ là người thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.

Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn là mối quan hệ được phân cấp, cơ chế quản lý rõ ràng, trong đó, Hiệu trưởng là người nắm bao quát và trao quyền chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm Hiệu trưởng cũng cần lắng nghe những tham mưu, đề xuất và tạo điều kiện cho tổ chuyên môn và

GV thực hiện hiệu quả hoạt động này.

Cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm trong tương lai là mục tiêu quản lý mà chủ thể quản lý đặt ra Trong nhà trường, CBQL là người xây dựng mục tiêu chung cho nhà trường, trong đó có các mục tiêu cụ thể, như thực hiện mục tiêu dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý được gắn kết bởi mục tiêu quản lý.

Trong dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, CBQL là chủ thể đưa ra mệnh lệnh quản lý đối với khách thể, CBQL đưa ra các định hướng xây dựng hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho GV, HS trong nhà trường, trong đó có việc xác định mục tiêu, nội dung trải nghiệm, từ đó,CBQL tổ chức chỉ đạo các nguồn lực, nhân lực để thực hiện mục tiêu Khách thể là người sẽ triển khai thực hiện các mệnh lệnh của chủ thể, thực hiện các mục tiêu mà kế hoạch trải nghiệm đề ra. b) Năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm của giáo viên Để tổ chức dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, GV muốn thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch trải nghiệm thì GV chính là người lựa chọn, xác định các nội dung, tổ chức cho học sinh trải nghiệm. Trong hoạt động trải nghiệm, HS được GV phát hiện những năng lực mới, HS được bộc lộ kinh nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập với bạn bè Năng lực của GV còn thể hiện, GV cần thiết lập mối liên hệ với gia đình HS để phối hợp tổ chức dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm hiệu quả Thông qua dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, GV định hướng về các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết để học sinh tích lũy kinh nghiệm về tri thức nhằm giao tiếp tiếng Anh tốt hơn Do vậy, không thể phủ nhận năng lực sư phạm của GV bởi lẽ, GV có năng lực sư phạm sẽ triển khai áp dụng giáo dục mục tiêu dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn tiếng Anh.

Giáo viên đòi hỏi phải có trình độ, năng lực, phẩm chất để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ dạy học, tạo nên chất lượng của dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm nói riêng và tạo nên hiệu quả của hoạt động dạy học nói chung trong nhà trường.

Do vậy, yêu cầu đối với giáo viên đều đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn Có tinh thần trách nhiệm, làm gương, có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp Đối với môn học tiếng Anh, GV phải có năng lực diễn đạt, việc sử dụng ngôn từ chuẩn xác để giảng dạy cho HS trong nhà trường cũng như trong quá trình trải nghiệm.

Bên cạnh đó, GV còn có các năng lực cần thiết như năng lực nhận thức, năng lực chuyên môn, năng lực xã hội, năng lực phương pháp Trong đó, năng lực nhận thức về dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm đòi hỏi GV phải có sự nhận biết về trình độ, kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để điều chỉnh nhận thức của mình Năng lực này phụ thuộc vào tri thức và trải nghiệm của bản thân GV Năng lực chuyên môn thể hiện ở trình độ và kỹ năng chuyên môn của GV trong dạy học tiếng Anh Năng lực phương pháp thể hiện ở GV tiếp nhận phương pháp dạy học mới, công nghệ mới trong nghề nghiệp,luôn đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm Dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm đòi hỏi GV là người hướng dẫn HS đạt được mục tiêu giao tiếp, HS phải ở vị trí trung tâm để thường xuyên sử dụng ngôn ngữ là phương tiện trong giao tiếp Khi HS gặp lỗi, khó khăn về ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng thì GV chính là người giúp HS giải quyết những khó khăn đó trong quá trình thực hành giao tiếp. c) Tính tích cực học tập của học sinh

Bước vào giai đoạn THPT, HS có sự thay đổi môi trường học tập đòi hỏi HS phải có sự nỗ lực phấn đấu học tập để khẳng định bản thân mình Hoạt động học tập của HS THPT đi sâu vào những nội dung kiến thức cơ bản đòi hỏi tính tích cực, năng động, độc lập của HS Vì vậy, đối với hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, GV cần có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng và điều kiện cần thiết để HS học tập tốt môn tiếng Anh.

Nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS, GV phải định hướng để

HS nhận thức được mục tiêu của hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, GV cần tổ chức, hướng dẫn HS lĩnh hội hệ thống tri thức sau buổi trải nghiệm, HS thể hiện năng lực của bản thân trong quá trình học tập trải nghiệm Mặt khác, sự định hướng của gia đình HS, điều kiện kinh tế - xã hội nơi HS sinh sống, sự tận tâm của GV, môi trường học tập trải nghiệm…cũng tác động tới tính tích cực học tập của HS.

Trong học tập môn tiếng Anh, HS phải thể hiện tinh thần học tập tích cực, chính sự tích cực là cơ sở để HS rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói là hai hoạt động chính trong quá trình học tập trải nghiệm Trong giờ học trải nghiệm khi GV xây dựng không khí học tập tích cực, GV là người dẫn dắt tổ chức các hình thức như tổ chức trò chơi, diễn đàn, hội thi/cuộc thi….từ đó hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, theo cặp Các hình thức thảo luận này tạo sự hợp tác của HS và phát huy tính tích cực của HS cùng nhau thảo luận trong học tập trải nghiệm.

Trong dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm GV cần tạo hứng thú học tập cho HS, để xuất hiện nhu cầu giao tiếp của HS Vì vậy, GV cần chấp nhập lỗi của HS trong quá trình giao tiếp, khuyến khích và động viên HS để

HS coi tiếng Anh là phương tiện thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của HS Bởi nếu đứng ở mặt tâm lý, HS sửa lỗi và không có thái độ rụt rè khi nói tiếng Anh mà thể hiện thái độ tích cực sử dụng tiếng Anh trong lớp và trong giao tiếp thực.

1.5.2 Các yếu tố khách quan a) Cơ sở vật chất cho dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

Cơ sở vật chất, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo học tập dựa vào trải nghiệm trong các trường THPT nếu được trang bị đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho HS trải nghiệm, HS hứng thú để dễ dàng đọc, hiểu và nhớ nội dung tri thức Vì vậy, cần có sự đầu tư về phòng Lab, máy cassette, projector, máy chiếu Song song đó, việc trang bị tài liệu hướng dẫn, tham khảo về dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cũng có ý nghĩa quan trọng Đó chính là cơ sở để GV có thể tự bồi dưỡng, tự học và trao đổi chuyên môn nghiệp vụ nhằm tổ chức có hiệu quả các hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm. b) Điều kiện của địa phương nơi nhà trường đang hoạt động

Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương nơi nhà trường đóng cũng có tác động không nhỏ tới các điều kiện của hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương thuận lợi thì nhà trường sẽ được hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất cho các hoạt động trải nghiệm. c) Môi trường giáo dục và dạy học môn tiếng Anh

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM .40 2.1 Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Tình hình hoạt động giáo dục của thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Năm học 2020-2021, toàn thành phố có 82 cơ sở giáo dục (tăng 6 cơ sở so với năm trước trong đó có 42 cơ sở giáo dục Mầm non (12 trường công lập; 02 trường tư thục; 28 nhóm, lớp mầm non tư thục (tăng 06 nhóm, lớp );

13 trường Tiểu học; 12 trường THCS; 3 trường THPT; 1 Trung tâm GDNN - GDTX và Trung tâm HTCĐ xã, phường Việc huy động học sinh trong độ tuổi đến trường ở các cấp học, bậc học đạt tỉ lệ cao; giáo dục mầm non tỉ lệ huy động 2425/2425 trẻ 5 tuổi ra lớp, đạt 100%; giáo dục tiểu học huy động 2273/2273 trẻ 6 tuổi vào lớp 1, đạt 100%; THCS huy động 1919/1919 học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6, đạt 100%.

Chất lượng giáo dục mũi nhọn khối THCS ổn định; chất lượng giáo dục mũi nhọn THPT có bước tiến bộ rõ rệt (trường THPT Sầm Sơn vươn lên thứ 8/93 trường toàn tỉnh); chất lượng giáo dục đại trà có chuyển biến tích cực, kết quả điểm thi vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 xếp thứ 5 toàn tỉnh, điểmbình quân đạt 6,13 điểm, tăng 0,65 điểm so với năm học trước; kỳ thi tốt nghiệpTHPT năm 2021 có 71 em có tổng điểm 3 môn xét tuyển đại học đạt

27 điểm trở lên, 36 em đạt điểm 10 các môn thi.

Quy mô trường lớp trên địa bàn thành phố ổn định và có chiều hướng phát triển, cơ sở vật chất các trường học được quan tâm đầu tư; năm học 2020- 2021, thành phố được công nhận thêm 4 trường công lập, 01 trường tư thục đạt chuẩn quốc gia, 01 trường được công nhận lại; dự kiến hết năm 2021 có thêm 3 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia lên 85%; tăng 17,5% so với năm học trước, hoàn thành chỉ tiêu năm 2021.

Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bước đầu đạt hiệu quả, chất lượng; 100% học sinh lớp 1 được bố trí đủ cơ sở vật chất, giáo viên để học 2 buổi/ ngày, 100% cán bộ quản lý, giáo viên được phân công dạy lớp 1 năm học 2020-2021 và lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022 hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là trong dạy học đạt hiệu quả: 100% các đơn vị, trường học trực thuộc thực hiện quản lý trên phần; sử dụng sổ liên lạc và sổ điểm điện tử;

Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19; chỉ đạo các nhà trường tổ chức linh hoạt việc thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục, kết thúc năm học đúng quy định; tổ chức thành công Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đảm bảo an toàn, nghiêm túc đúng quy chế.

Các đơn vị trường học tổ chức tốt các phong trào thi đua, các kỳ thi, hội thi, tạo động lực để toàn ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh năm học 2020-2021, bậc học Mầm non có 8 giáo viên tham gia dự thi kết quả 8/8 đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh; bậc học Tiểu học có 14 giáo viên tham gia dự thi kết quả 12/14 đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng được quan tâm chỉ đạo kịp thời, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên vững về tư tưởng đạo đức cách mạng; trong năm học đã phối hợp với Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức thành công hội nghị Chuyên đề “Bác Hồ với ngành giáo dục và đào tạo” cho gần

1500 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành.

Công tác khuyến học, khuyến tài; hỗ trợ học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn đã được thành phố quan tâm chỉ đạo kịp thời, trong năm học đã cấp học bổng, trao thưởng cho 268 học sinh từ bậc tiểu học đến THPT với số tiền 231.000.000 đ

* Chất lượng giáo dục THPT

Chất lượng giáo dục đại trà các trường THPT trên địa bàn được giữ vững, tỷ lệ học sinh khá, giỏi cao hơn năm học trước Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, trường THPT Sầm Sơn xếp thứ 22; THPT Chu Văn An xếp thứ 49; THPT Nguyễn Thị Lợi xếp thứ 62 trên tổng số 93 trường THPT toàn tỉnh. Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh THPT Sầm Sơn xếp thứ 8, THPT Chu Văn

An xếp thứ 31, THPT Nguyễn Thị Lợi xếp thứ 74

* Chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp uỷ,chính quyền các cấp, người dạy, người học về tầm quan trọng của ngoại ngữ trong thời kỳ hội nhập, giúp mọi người hiểu rõ mục tiêu, định hướng, xu thế của việc dạy và học ngoại ngữ Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ để học tập, giao tiếp, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập.

Tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025, Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh đến 2025”.

Tham gia chương trình thí điểm dạy ngoại ngữ 1 không phải là tiếng Anh vào chương trình giảng dạy chính khoá (dạy tiếng Đức, Hàn, Nhật, Trung ; tăng cường dạy ngoại ngữ 2 ở một số cơ sở giáo dục có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh.

Tăng cường các điều kiện dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin; đầu tư có trọng điểm hệ thống hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ trực tuyến và trên máy tính đáp ứng mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng chung. Đổi mới công tác quản lý dạy và học ngoại ngữ; xây dựng các nguồn học liệu mở trên cổng thông tin, trang thông tin điện tử của các đơn vị, trường học kết nối; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán, cộng tác viên môn ngoại ngữ trong công tác phối hợp chỉ đạo, kiểm tra hoạt động chuyên môn ở cơ sở. Đẩy mạnh xã hội hoá trong dạy và học ngoại ngữ nhằm tăng cường nguồn lực xã hội cho công tác dạy và học ngoại ngữ Phối hợp với các tổ chức, trung tâm ngoại ngữ quốc tế đủ điều kiện nhằm thu hút giáo viên nước ngoài có trình độ tham gia giảng dạy, đáp ứng nhu cầu dạy học ngoại ngữ trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ, hợp tác, đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ; cấp chứng chỉ ngoại ngữ có giá trị quốc tế.

Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng

Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá, làm cơ sở thực tiễn cho việc xuất các biện pháp QL hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trườngTHPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm.

- Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm.

- Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm.

- Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm.

2.2.3 Mẫu khách thể khảo sát

Khảo sát trên 20 CBQL (gồm hiệu trưởng, hiệu phó các trường THPT; tổ trưởng tổ chuyên môn Tiếng Anh), 25 giáo viên dạy môn Tiếng Anh và

110 học sinh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Khảo sát bằng phiếu hỏi; phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên, HS của các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Phối hợp một số phương pháp như: trực tiếp quan sát các hoạt động dạy học của giáo viên trên lớp; phỏng vấn CBQL, GV, HS…

Phương pháp xử lý thông tin: xử lý các số liệu điều tra bằng các phương pháp thống kê toán học.

2.2.5 Tiêu chí và thаng đánh giá

Dựa trên cách quy điểm của thống kê toán trong nghiên cứu khoa học để đánh giá kết quả nghiên cứu Lượng hóa bằng điểm theo nguyên tắc cụ thể như sau:

Bảng 2.1 : Quy ướ c tiêu chí và đi m đánh giá ể Điểm 4 3 2 1

Tốt Khá Trung bình Yếu

Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng

Không ảnh hưởng Rất thường

Thường xuyên Đôi khi Không bao giờRất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiếtRất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

- Điểm trung bình đánh giá các mức tác động:

Yếu/ Không cần thiết/Không khả thi/ Không bao giờ/Không ảnh hưởng

Trung Bình/Ít cần thiết/ Ít khả thi/Bình thường/ Đôi khi/ Ít ảnh hưởng 2,50 < ĐTB ≤ 3,25:

Khá/ Cần thiết/Khả thi/ Thường xuyên/ Ảnh hưởng

Tốt/ Rất cần thiết//Rất khả thi Rất thường xuyên/ Rất ảnh hưởng

Thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm

2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về mục tiêu hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

Khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về việc nhận thức của CBQL, GV, HS về mục tiêu hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm, kết quả thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh

Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm

TT Nội dung CBQL GV HS

1 HS hiểu, nhớ các kiến thức cơ bản qua chủ đề trải nghiệm 20 100,0 25 100,0 110 100,0

2 HS thực hành được kỹ năng nghe - hiểu tiếng Anh 18 90,00 18 72,00 100 90,91

3 HS có khả năng giao tiếp cơ bản và diễn đạt các nội dung giao tiếp 20 100,0 25 100,0 105 95,46

4 HS rèn luyện được kỹ năng đọc trong các chủ đề qua hoạt động trải nghiệm 20 100,0 25 100,0 108 98,18 5

HS luyện được kỹ năng viết các đoạn văn mô tả về các hoạt động của bản thân, của lớp học trong phạm vi chương trình THPT

6 Học sinh có thái độ đúng đắn, tích cực để sử dụng tiếng Anh trong học tập, trong giao tiếp

Từ kết quả bảng 2.2 cho thấy: Nhận thức của CBQL, GV và HS về mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm được đánh giá với tỉ lệ khá cao và thống nhất Trong đó các nội dung sau được CBQL, GV và HS đánh giá hơn cả:

- HS hiểu, nhớ các kiến thức cơ bản qua chủ đề trải nghiệm.

- HS rèn luyện được kỹ năng đọc trong các chủ đề qua hoạt động trải nghiệm.

- HS có khả năng giao tiếp cơ bản và diễn đạt các nội dung giao tiếp.

- Thay đổi hành vi của học sinh từ thói quen thụ động thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và hiệu quả.

So sánh giữa các khách thể điều tra cho thấy: Đánh giá của CBQL,

GV thống nhất và cao hơn so với đánh giá của HS Tuy nhiên, sự chênh lệch này là không đáng kể Một số nội dung còn lại, mặc dù cũng được CBQL, GV và HS đánh giá là cần thiết, song mức độ thấp hơn, cụ thể:

- HS thực hành được kỹ năng nghe - hiểu tiếng Anh (CBQL: 90,00 %;

- HS luyện được kỹ năng viết các đoạn văn mô tả về các hoạt động của bản thân, của lớp học trong phạm vi chương trình THPT (CBQL: 85,00, GV:

- Học sinh có thái độ đúng đắn, tích cực để sử dụng tiếng Anh trong học tập, trong giao tiếp (CBQL: 75,00, GV: 80,00 %; HS: 83,64%)

Như vậy, việc xác định mục tiêu của hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm giữa các khách thể điều tra tương đối thống nhất Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ HS chưa nhận thức đúng đắng về vấn đề này Vì vậy ngay từ đầu năm học, mỗi nhà trường cần chú trọng việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho HS về dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.

2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

Tác giả khảo sát CBQL, GV về việc thực hiện nội dung dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm, kết quả thể hiện qua bảng 2.3. Điểm trung bình các nội dung dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm mà CBQL, GV và HS đánh giá lần lượt là 2,86; 2,89 Điều này cho thấy việc thực hiện các nội dung dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm mới đạt ở mức 2: thỉnh thoảng Kết quả này cho thấy, mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, song việc tổ chức thực hiện hoạt động này chưa thường xuyên Trong đó, các nội dung sau được CBQL, GV và HS thống nhất đánh giá là được tổ chức thường xuyên hơn cả đó là:

Chủ đề tích hợp nhằm củng cố tri thức, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đã hình thành (CBQL& GV: 3,36, HS: 3,21, TB:1).

Chủ đề tích hợp nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng mới (CBQL& GV:

Bảng 2.3: Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm

STT Nội dung đánh giá tượng Đối khảo sát

1 Chủ đề tích hợp nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng mới

Chủ đề tích hợp nhằm củng cố tri thức, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đã hình thành

3 Chủ đề phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng

4 Chủ đề lồng ghép với các nội dung giáo dục văn hóa

Chủ đề củng cố ngữ âm,

Ngữ pháp; từ vựng theo câp độ chương trình môn học

Chủ đề củng cố ngữ âm, ngữ pháp; từ vựng theo cấp độ chương trình môn học (CBQL&GV: 2,91, TB:3; HS: 2,65, TB:4).

Chủ đề lồng ghép với các nội dung giáo dục văn hóa (CBQL&GV:

Các nội dung được CBQL, GV và HS đánh giá chưa thực hiện thường xuyên là: Chủ đề phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh

Nhìn vào kết quả trên chúng tôi nhận thấy, nội dung được đánh giá cao nhất là thực hiện dạy học tiếng Anh theo chủ đề tích hợp nhằm củng cố tri thức, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và chủ đề tích hợp nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng, trong khi chủ đề phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh chỉ được đánh giá là “ít khi thực hiện” Đây chính là nguyên nhân dẫn tới kết quả học tập môn Tiếng Anh của học sinh THPT của thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa chưa cao

Khi tiến hành phỏng vấn cô L.T.T - Tổ trưởng tiếng Anh ở trường THPT C.V.A., cô cho biết: “Hiện nay, HS THPT ở thành phố Sầm Sơn yếu về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Kiến thức về từ vựng và ngữ pháp cũng ở mức trung bình” Lý giải về điều này, GV cho biết thêm: “chỉ có những HS khá, giỏi, nắm chắc ngữ pháp môn tiếng Anh có sự đầu tư tự học môn học này nên khả năng giao tiếp tốt Còn đa số HS trong trường học với mục đích đối phó với các bài kiểm tra và bài thi học kỳ Trong thực tế thì nhiều em vẫn chưa giao tiếp bằng tiếng Anh được”.

Như vậy, các nội dung dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm đã được giáo viên các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa quan tâm thực hiện, tuy nhiên chủ yếu ở mức chưa thường xuyên, có những nội dung còn ít thực hiện Nguyên nhân do phân phối chương trình, do năng lực thiết kế và tổ chức dạy học tiếng Anh theo chủ đề tích hợp của giáo viên còn hạn chế.

2.3.3 Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

Tìm hiểu các phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm, tác giả tiến hành khảo sát CBQL, GV và HS, kết quả được trình bày trong bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4: Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm

STT Phương pháp tượng Đối khảo sát

1 Phương pháp thảo luận CBQL

2 Phương pháp trò chơi CBQL

3 Phương pháp dạy học theo tình huống

4 Phương pháp nghiên cứu điển hình

5 Phương pháp đóng vai CBQL

HS 2,87 Điểm trung bình thực trạng sử dụng phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm mà CBQL, GV và HS đánh giá lần lượt là 2,78; 2,87 Điều này cho thấy việc thực hiện các phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm được đánh giá ở mức 2: thỉnh thoảng

Trong các phương pháp trên, phương pháp được sử dụng thường xuyên hơn cả là “Phương pháp thảo luận” (CBQL& GV: 3,31, HS: 3,23, TB:1) Sở dĩ có điều này là do đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong lớp học hiện nay Khi sử dụng PPDH này HS được phát biểu, trình bày, trải nghiệm, được cùng GV tìm ra con đường đi đến chân lí Kết quả là HS rất hứng khởi, hiểu bài và nhớ bài lâu hơn, đặc biệt là có khả năng vận dụng được các kiến thức đã học vào công việc một cách tốt hơn.

Các phương pháp được sử dụng thường xuyên tiếp theo là “Phương pháp trò chơi” (CBQL& GV: 3,13, HS: 3,11, TB:2), “Phương pháp dạy học theo tình huống” (CBQL& GV: 2,89, HS: 2,97, TB:3)

Các phương pháp ít được sử dụng và có sự đánh giá khác nhau giữa CBQL, GV và HS là: “Phương pháp nghiên cứu điển hình” (CBQL&GV:

2,60, TB: 4, HS: 2,32, TB:5) và “Phương pháp đóng vai” (CBQL&GV: 1,98, TB: 5, HS: 2,72, TB:4).

Trao đổi với cô L.T.V., CBQL trường THPT S.S., chúng tôi được biết: do đặc thù môn Tiếng Anh và đặc thù của hoạt động học theo hình thức trải nghiệm nên các phương dạy học lấy học sinh làm trung tâm hay phương pháp thảo luận, trò chơi được sử dụng thường xuyên hơn Các phương pháp dạy học nghiên cứu điển hình và dạy học theo dự án học tập chưa được giáo viên quan tâm thực hiện thường xuyên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về chương trình và thời gian dành cho bài học; năng lực thiết kế tổ chức dạy học tích hợp, dạy học theo dự án của giáo viên còn hạn chế.

Về cơ bản giáo viên các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm sử dụng các phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, tuy nhiên mức độ thực hiện vẫn còn chưa thường xuyên, có phương pháp còn hiếm khi thực hiện Vì vậy trong bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên cần quan tâm đến tất cả các phương pháp dạy học trên để nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2.3.4 Thực trạng các hình thức dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường

2.4.1 Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

Chúng tôi khảo sát ý kiến CBQL, GV về thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn,tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm, kết quả thể hiện qua bảng 2.9.

Bảng 2.9 Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm

TT Nội dung Mức độ Thứ bậc

1 Xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm theo từng khối lớp 10 22,22 12 26,67 15 33,33 8 17,78 2,53 5

2 Xây dựng kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm của kỳ học 8 17,78 9 20,00 14 31,11 14 31,11 2,24 6 3

Xây dựng kế hoạch cho từng chủ đề dạy học tiếng

Anh theo hướng trải nghiệm

4 Huy động các nguồn lực để dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm 13 28,89 9 20,00 14 31,11 9 20,00 2,58 4 5

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho GV

Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí cần đạt được của hoạt động dạy học tiếng

Anh theo hướng trải nghiệm

Dựa vào kết quả thống kê cho thấy các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đến công tác lập kế hoạch dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, tuy nhiên mức độ thực hiện chưa cao, thể hiện qua điểm trung bình đạt 2,74- mức khá

Công tác lập kế hoạch được đánh giá thực hiện tốt nhất là “kế hoạch dạy học tiếng Anh theo chủ đề trải nghiệm” với kết quả là 3,18 điểm - xếp loại khá “Xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm theo từng khối lớp” và

“dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm của kỳ học” chưa được các trường quan tâm thực hiện nên kết quả đánh giá ở mức trung bình (đạt 2,53 và 2,24 điểm).

Các nội dung “kế hoạch huy động nguồn lực, phối hợp các lực lượng để thực hiện” và “bồi dưỡng năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho giáo viên” được đánh giá ở mức khá.

Trao đổi với giáo viên N.T.P trường THPT N.T.L, chúng tôi được biết giáo viên và nhà trường mới chỉ chú trọng việc xây dựng kế hoạch cho các chủ đề dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, chưa quan tâm nhiều đến kế hoạch dạy học theo hướng trải nghiệm của học kỳ và kế hoạch của năm học.

Các nội dung khác mới triển khai nhưng chưa có kế hoạch dài hơi Đặc biệt việc xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động chưa được quan tâm.

Nhìn chung, công tác lập kế hoạch dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm đã được các trường quan tâm thực hiện, tuy nhiên mới chỉ tập trung ở khâu lập kế hoạch cho chủ đề dạy học, công tác lập kế hoạch dạy học theo học kỳ và năm học cho khối lớp, bồi dưỡng năng lực cho giáo viên về dạy học trải nghiệm Việc xác định tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá kết quả học tập tiếng Anh theo hướng trải nghiệm chưa được quan tâm đúng mức

2.4.2 Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm Để đánh giá thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm, chúng tôi đã khảo sát ý kiến CBQL, GV ở các trường THPT trên địa bàn, kết quả thể hiện qua bảng 2.10.

Kết quả bảng số liệu cho thấy thực trạng công tác quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá chưa được đánh giá cao, thể hiện qua điểm trung bình đạt 2,65, đạt mức khá

Bảng 2.10: Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố

Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm

TT Nội dung Mức độ Thứ bậc

Chỉ đạo GV xây dựng mục tiêu dạy học môn

Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

Tổ chức cho GV Tiếng

Anh nghiên cứu, thảo luận, đề ra biện pháp triển khai chương trình môn

Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

3 Chỉ đạo GV thực hiện nội dung chương trình dạy học theo hướng trải nghiệm 15 33,33 12 26,67 9 20,00 9 20,00 2,73 3

Kiểm tra, đánh giá thực hiện nội dung chương trình dạy học môn Tiếng

Anh theo hướng trải nghiệm

5 Điều chỉnh kịp thời những hạn chế khi thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn Tiếng

Anh theo hướng trải nghiệm

Chỉ đạo rà soát, sắp xếp lại nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, địa phương và khả năng của

Nội dung “Chỉ đạo GV xây dựng mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm” được CBQL và GV đánh giá ở mức tốt với mức điểm trung bình là 3,38 Các nội dung được đánh giá xếp loại khá là “Tổ chức cho

GV Tiếng Anh nghiên cứu, thảo luận, đề ra biện pháp triển khai chương trình môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm” (ĐTB = 3,13), “Chỉ đạo GV thực hiện nội dung chương trình dạy học theo hướng trải nghiệm” (ĐTB = 2,73). Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng này, qua trao đổi với cô giáo L.T.V,

- GV trường THPT SS., cô cho biết: “Ở trường THPT S.S hiện nay, trước khi thực hiện các nội dung dạy học theo hướng trải nghiệm, CBQL luôn tổ chức cho GV xây dựng mục tiêu dạy học, nghiên cứu và thảo luận để đề ra các phương pháp và hình thức phù hợp Bên cạnh đó các nội dung đề ra được đa số GV thực hiện đầy đủ và nghiêm túc”.

Bên cạnh đó, các nội dung được đánh giá ở mức trung bình là: “Kiểm tra, đánh giá thực hiện nội dung chương trình môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm” (ĐTB = 2,44), “Điều chỉnh kịp thời những hạn chế khi thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm”

(ĐTB= 2,36), “Chỉ đạo rà soát, sắp xếp lại nội dung chương trình môn Tiếng

Anh hợp với điều kiện thực tế nhà trường, địa phương và khả năng của HS” (ĐTB = 1,87).

Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm

2.5.1 Các yếu tố chủ quan Để tìm hiểu về ảnh hưởng của các các yếu tố chủ quan đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát CBQL, GV các trường THPT trên địa bàn, kết quả thể hiện qua bảng 2.15.

Bảng 2.15: Thực trạng ảnh hưởng của các các yếu tố chủ quan đến việc quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm

Năng lực quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm của

2 Năng lực dạy học tiếng

Anh theo hướng trải nghiệm của giáo viên 25 55,56 12 26,67 8 17,78 0 0,00 3,38 1

3 Tính tích cực học tập của học sinh 19 42,22 13 28,89 10 22,22 3 6,67 3,07 3

Kết quả đánh giá của CBQL, GV cho thấy cả 3 yếu tố đều ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm Trong đó, yếu tố “Năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm của giáo viên” (ĐTB = 3,38) và yếu tố “Năng lực quản lý dạy học Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm của

CBQL” (ĐTB = 3,31) được đánh giá là ảnh hưởng nhiều nhất, mức độ đánh giá là “Rất ảnh hưởng”, yếu tố còn lại được đánh giá ở mức độ “Ảnh hưởng”, đó là: “Tính tích cực học tập của học sinh” (ĐTB = 3,07).

2.5.2 Các yếu tố khách quan Để tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng các yếu tố khách quan đến công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát CBQL, GV các trường THPT trên địa bàn, kết quả thể hiện qua bảng 2.16.

Bảng 2.16: Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến việc quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm

1 Chương trình, kế hoạch dạy học môn học 24 53,33 12 26,67 5 11,11 4 8,89 3,24 2

2 CSVC cho hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 26 57,78 11 24,44 6 13,33 2 4,44 3,36 1

3 Điều kiện của địa phương nơi nhà trường đang hoạt động 22 48,89 11 24,44 6 13,33 6 13,33 3,09 3

4 Môi trường giáo dục và dạy học môn Tiếng Anh 18 40,00 9 20,00 8 17,78 10 22,22 2,78 4

Kết quả đánh giá của CBQL, GV cho thấy các yếu tố khách quan đều ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng có sự khác nhau Trong đó, yếu tố “CSVC cho hoạt động dạy học môn Tiếng Anh” (ĐTB = 3,36) được đánh giá là ảnh hưởng nhiều nhất, mức độ đánh giá là “Rất ảnh hưởng” Cơ sở vật chất, trang thiết bị là một trong những điều kiện cần thiết cho hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT nên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học theo hướng trải nghiệm Các yếu tố còn lại được đánh giá ở mức độ “Ảnh hưởng”, đó là:

“Chương trình, kế hoạch dạy học môn học” (ĐTB = 3,24);“ Điều kiện của địa phương nơi nhà trường đang hoạt động” (ĐTB = 3,09), “Môi trường giáo dục và dạy học môn Tiếng Anh” (ĐTB = 2,78).

Như vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm Mỗi yếu tố với đặc trưng của riêng mình sẽ có tác động ở các mức độ khác nhau, trong đó các yếu tố chủ quan là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn so với các yếu tố khách quan Việc xác định đúng đắn các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học mônTiếng Anh theo hướng trải nghiệm giúp CBQL các nhà trường có cơ sở xây dựng biện pháp tác động phù hợp để quản lý tốt hơn, nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của đổi mới giáo dục.

Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm

2.6.1 Ưu điểm Đội ngũ CBQL các nhà trường THPT trên địa bàn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá có phẩm chất, năng lực, đã xây dựng được sự đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường, có được sự đồng thuận, tín nhiệm của đội ngũ.

Dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm được các cấp QL quan tâm, CBQL nhà trường thực hiện đầy đủ các biện pháp QL như: chỉ đạo xây dựng KHDH; tổ chức hoạt động DH; chỉ đạo các hoạt động chuyên môn nâng cao chất lượng DH; kiểm tra, đánh giá hoạt động DH,…

Bản thân CBQL các nhà trường đã tích cực, chủ động trong công việc, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực QL và thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng GV.

Việc triển khai các văn bản chuyên môn, đổi mới PPDH trong nhà trường được thực hiện nghiêm túc và có những chuyển biến tích cực về chất lượng.

Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học của nhà trường đã được các cấp QL hết sức quan tâm, đặc biệt là hệ thống CSVC phục vụ dạy học Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm được trang bị tương đối đầy đủ.

Các nội dung QL hoạt động DH môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm nói chung được thực hiện nghiêm túc, tạo được sự ổn định, phát triển trong QL hoạt động DH môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT trên địa bàn thành phố.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho GV, HS và PHHS chưa đạt được kết quả như mong muốn Đặc biệt là sự nhận thức của HS và phụ huynh

HS về môn Tiếng Anh chưa cao

Một số GVCN, GV bộ môn và HS chưa nhận thức rõ về vị trí, vai trò của Tiếng Anh theo yêu cầu của bậc học Do đó, động lực và sự đầu tư học tập môn Tiếng Anh chưa được phân bổ hợp lý.

CBQL nhà trường đã quan tâm đến việc QL xây dựng kế hoạch DH môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm nhưng chưa kiểm soát tốt chất lượng xây dựng kế hoạch DH, cũng như chưa quan tâm rà soát, điều chỉnh KH cho phù hợp Việc xây dựng KH đôi khi còn mang tính hình thức, thủ tục.

Công tác bồi dưỡng năng lực, phương pháp dạy học cho GV tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cơ bản thực hiện theo KH của cấp trên, CBQL nhà trường chưa thực sự chủ động trong bồi dưỡng đội ngũ Đội ngũ GV tiếng Anh mặc dù đều đạt chuẩn về trình độ, năng lực ngôn ngữ và tay nghề nhưng việc tiếp cận đổi mới PPDH chưa tương xứng, chưa đồng đều GV ngại đổi mới và chưa đầu tư nghiên cứu chương trình, cách thiết kế bài học và tổ chức hoạt động dạy học theo các PPDH tích cực, các kỹ thuật DH phát triển phẩm chất, năng lực HS nhằm đáp ứng mục tiêu dạy học tiếng Anh hiện nay.

Các hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp tạo cơ hội cho

HS giao tiếp bằng Tiếng Anh chưa được chú ý thực hiện

Mặc dù CSVC được quan tâm đầu tư, nâng cấp, tuy nhiên vẫn còn nhiều phòng học thiếu diện tích, trong khi đó sĩ số HS trên lớp học đông, chưa đảm bảo điều kiện để tổ chức giờ học Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm một cách hiệu quả Bên cạnh đó, công tác quản lý, sử dụng CSVC, đồ dùng dạy học chưa được quan tâm nên kỹ năng sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học và ứng dụng CNTT của một số GV còn yếu, chưa thành thạo dẫn tới ngại sử dụng, khi sử dụng mất nhiều thời gian, lúng túng nên hiệu quả sử dụng không cao.

Việc QL thực hiện chương trình, chuẩn bị bài và QL chất lượng giờ dạy của GV Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm chưa được thực hiện đầy đủ và sát sao CBQL chưa thường xuyên thực hiện kiểm tra và đánh giá điều chỉnh giờ dạy Việc đổi mới PPDH, hình thức tổ chức dạy học trong DH tiếng Anh theo hướng trải nghiệm còn mang tính phong trào, hình thức theo đợt, hiệu quả của việc đổi mới đối với phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS chưa nhiều.

Chưa có những tác động hiệu quả nhằm giảm ảnh hưởng tiêu cực cũng như phát huy những thế mạnh từ các yếu tố ảnh hưởng đến QL dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, như: yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương Công tác quản lý xây dựng kế hoạch chưa sát với tình hình thực tế (địa phương là TP du lịch, HS có nhiều cơ hội được trải nghiệm thực tế…); chưa tận dụng được những điều kiện đó để tổ chức dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.

Nhận thức và năng lực QL của CBQL nhà trường chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của đổi mới QL trong GD nói chung và QL hoạt động DH môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá nói riêng.

CBQL nhà trường ít được đào tạo và ít được bồi dưỡng về khoa học quản lý nên công tác QL thiếu yếu tố khách quan, khoa học Một số CBQL trẻ còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn để đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển nhanh của GD như hiện nay.

Cơ chế QLGD nói chung và QL hoạt động DH ở các nhà trường THPT trên địa bàn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay còn những yếu tố chưa phù hợp: Quy mô, mô hình trường lớp còn thiếu sự đồng bộ dẫn tới những khó khăn cho công tác QL

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM

Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa Đổi mới quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm phải trên cơ sở kế thừa những thành tựu về quản lý trong và ngoài nước, từ đó phát huy những mặt tích cực, những ưu điểm trong thực hiện quản lý hoạt động này Đổi mới quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cần cơ cấu lại bộ máy quản lý, phân công nhân sự thực hiện hoạt động, cử GV đi bồi dưỡng về dạy học môn tiếng Anh để tiếp thu những cái mới, cái tiến bộ mà hoạt động quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm đã đạt được Dạy học tiếng Anh trong giai đoạn hiện đang có nhiều thay đổi để hội nhập quốc tế, vì vậy để tránh bị tụt hậu về kiến thức đòi hỏi CBQL, GV thường xuyên phải cập nhật kiến thức để góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Hệ thống là một tổng thể gồm nhiều yếu tố liên quan đến nhau, các yếu tố của hệ thống có mối quan hệ, tác động qua lại với nhau Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải tác động đến quá trình DH môn Tiếng Anh (từ hệ thống các quan điểm, các thành tố, các nội dung của quá trình DH) theo trình tự một cách rõ ràng, lôgíc, đồng bộ Mỗi biện pháp giải quyết một vấn đề, một lĩnh vực, một nội dung, một bộ phận trong hệ thống các nội dung QL hoạt động DH môn Tiếng Anh Mỗi biện pháp là một phần của hệ thống các nhóm biện pháp Mặt khác, mỗi biện pháp

QL cũng phải là một hệ thống gồm các yếu tố như: Mục đích, ý nghĩa; nội dung và tổ chức thực hiện; điều kiện thực hiện.

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải thể hiện và cụ thể hoá đường lối, phương châm GD của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chế định của ngành trong quá trình QL Bên cạnh luật GD, Điều lệ trường phổ thông, Nghị quyết 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT, các biện pháp cần phải được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu chiến lược phát triển GD, đặc biệt là các đề án DH ngoại ngữ của các cấp QL Biện pháp QL hoạt động DH môn Tiếng Anh đồng thời phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phải linh hoạt, gắn với thực tiễn cuộc sống và phong trào GD ở địa phương và điều kiện GD của nhà trường.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn đòi hỏi người CBQL phải nhanh nhạy phát hiện các vấn đề thực tiễn nảy sinh, xác định đúng hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực, môi trường của nhà trường để áp dụng các BP quản lý phù hợp Các biện pháp QL hoạt động DH môn tiếng Anh được đề xuất nhằm giúp CBQL quản lý hiệu quả hoạt động DH môn tiếng Anh ở thực tiễn nhà trường, nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Anh cho HS như mục tiêu GD đã đề ra.

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng trong dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội ở thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa Các biện pháp phải sát với yêu cầu thực tế của môn học tiếng Anh, yêu cầu của ngành, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THPT thành phố Sầm Sơn Khi triển khai thực hiện phải đảm bảo được tiến độ thực hiện, đảm bảo các điều kiện về tài chính, về đội ngũ GV, về tổ chức,kịp thời giải quyết các vướng mắc và khó khăn trong quá trình thực hiện biện pháp Để có căn cứ khách quan, các biện pháp phải được khảo nghiệm để kiểm chứng tính khả thi, từ đó áp dụng vào thực tiễn.

Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm .76 1 Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV các trường THPT TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa về hoạt động dạy học môn tiếng Anh

3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV các trường THPT TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa về hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

* Mục tiêu của biện pháp

Giúp cho đội ngũ CBQL, GV nói chung, GV tiếng Anh nói riêng nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, từ đó giúp CBQL và GV tiếng Anh tự xác định vị trí, vai trò của mình trong việc nâng cao năng lực quản lí và chất lượng DH tiếng Anh, xác định được những yêu cầu mới trong DH tiếng Anh.

Bản thân CBQL, GV có khả năng tự đánh giá năng lực của mình; từ đó, xác định được thuận lợi và khó khăn trong quản lí và DH tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, đồng thời, có động lực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của mình, hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ, đóng góp vào thành công của sự nghiệp đổi mới GD

* Nội dung của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho CBQL nhà trường (Hiệu tưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn), GV và GV Tiếng Anh về vai trò của tiếng Anh trong đời sống, công việc của mỗi người và vai trò của dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm trước những yêu cầu mới của chương trình GDPT.

Giúp cho đội ngũ GV Tiếng Anh nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình trong đổi mới GD; nhận thức về quan điểm DH Tiếng Anh, mục tiêu, nhiệm vụ, việc đổi mới phương pháp DH, nâng cao năng lực

DH tiếng Anh theo hướng trải nghiệm; nhận thức được những năng lực cần có đối với giáo viên dạy tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực, phương pháp DH tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho GV tiếng Anh nhằm đạt được những mục tiêu đổi mới trong

* Cách thức thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu chủ trì tổ chức việc nâng cao nhận thức, bồi dưỡng đội ngũ Trên cơ sở cập nhật, nghiên cứu đầy đủ, theo trình tự các văn bản, hướng dẫn của ngành, của cơ quan QL cấp trên, kế hoạch bồi dưỡng của Sở GD&ĐT, BGH xây dựng KH bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực cho CBQL, GV nhà trường (cụ thể về mục tiêu, nội dung, cách thức và cách đánh giá kết quả bồi dưỡng) Các văn bản phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, phân tích, chắt lọc nội dung.

Ban giám hiệu hệ thống hóa các văn bản của nhà trường về DH TiếngAnh và các yêu cầu đổi mới DH Tiếng Anh, tổ chức quán triệt, bồi dưỡng và tổ chức sinh hoạt chuyên môn giúp cho CBQL, GV có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của Tiếng Anh và DH Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.

Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nhận thức, tạo điều kiện thuận lợi và yêu cầu CBQL, GV tham gia đầy đủ các hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng của cấp trên, tạo điều kiện để CBQL, GV tiếp xúc với hệ thống các văn bản quản lý, chỉ đạo Yêu cầu GV có sổ ghi chép, ghi những nội dung chính của các văn bản được triển khai, học tập, bồi dưỡng.

Tổ chức tốt hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo hướng trải nghiệm, trong đó quan tâm hiệu quả áp dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn Mở rộng hình thức sinh hoạt chuyên môn quy mô cụm trường để nhân rộng, phát huy trí tuệ đội ngũ.

Chỉ đạo tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CBQL, GV bằng các khẩu hiệu, “slogan” ngắn gọn dễ nắm bắt, dễ nhớ trong nhà trường.

Tổ chức đánh giá về nhận thức của đội ngũ CBQL và GV Việc đánh giá nhận thức của CBQL, GV được thực hiện dưới các hình thức như: viết báo cáo thu hoạch, lồng ghép đánh giá trong hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, kiểm tra việc ghi chép văn bản được triển khai, sử dụng phiếu đánh giá,

CBQL nhà trường cần có sự đồng thuận, nhất quán trong nhận thức và chỉ đạo, cần xây dựng văn hóa làm việc bằng văn bản ở đơn vị.

Cần xây dựng, cập nhật hệ thống tài liệu (các văn bản, văn kiện của Đảng, các chính sách của nhà nước, các văn bản của ngành về DH Tiếng Anh).

Xây dựng trong nhà trường hệ thống cổng thông tin để truyền tải các văn bản, tài liệu thuận lợi nhất (Website, email, facebook, zalo…).

CBQL nhà trường phải đảm bảo điều kiện thuận lợi (thời gian, tài lực, nhân lực,…) cho công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng cho CBQL, GV.

3.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho giáo viên tiếng Anh

* Mục tiêu của biện pháp Để đảm bảo chất lượng dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cần thiết phải tiến hành bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho giáo viên tiếng Anh Mục tiêu của biện pháp nhằm xác định nhu cầu bồi dưỡng của GV, tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực thiết kế, tổ chức dạy học, đánh giá kết quả dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho giáo viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học

* Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn Tiếng Anh cho giáo viên làm cơ sở nền tảng để thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm.

Tổ chức bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh về cơ sở tâm lý học của dạy học theo hướng trải nghiệm và bản chất của quá trình dạy học Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, trên cơ sở đó xác định nhiệm vụ, vai trò của giáo viên Tiếng Anh trong dạy học theo hướng trải nghiệm.

Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Hệ thống biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm đã đề xuất là một thể thống nhất, đồng bộ Mặc dù, mỗi biện pháp có vị trí, vai trò, nội dung, cách tiến hành khác nhau, song giữa các biện pháp lại có mỗi quan hệ biện chứng tác động qua lại Vì vậy, chủ thể quản lí, đối tượng quản lí và các lực lượng liên quan trong nhà trường cần nhận thức đúng đắn và vận dụng linh hoạt vào hoạt động thực tiễn trên từng lĩnh vực chuyên môn nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng Anh, cũng như nâng cao chất lượng giáo dục HS ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Sầm Sơn,tỉnh Thanh Hoá.

Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Thông qua ý kiến của các chuyên gia (là cán bộ quản lý, giáo viên có kinh ngiệm tham gia dạy học môn Tiếng Anh cho học sinh các trường THPT Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) nhằm đánh giá tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất, từ đó có thể áp dụng các biện pháp vào thực tiễn quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm.

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm

Các cán bộ quản lý Sở GD & ĐT tỉnh Thanh Hóa; Ban Giám Hiệu các trường THPT; các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, bí thư Đoàn trường: 28 người.

3.4.4 Chuẩn đánh giá Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, chúng tôi lượng hoá ý kiến bằng cách cho điểm như sau:

Câu hỏi đóng với 4 mức độ trả lời, cho điểm theo các mức như sau:

Mức 1: Rất cần thiết, Rất khả thi: 4 điểm.

Mức 2: Cần thiết; Khả thi: 3 điểm

Mức 3: Ít cần thiết, Ít khả thi: 2 điểm

Mức 4: Không cần thiết, Không khả thi: 1 điểm

3.4.5 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.5.1 Về tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất

Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm, chúng tôi đã lấy ý kiến khảo sát của 28 khách thể, kết quả thu thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các bi n pháp đệ ề xu tấ

TT Biện pháp RCT CT ICT KCT Thứ bậc

Tổ chức nâng cao nhận thức cho

CBQL, GV các trường THPT TP Sầm

Sơn, tỉnh Thanh Hóa về hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

2 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho giáo viên tiếng Anh 26 14 4 1 3,44 2

3 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm phù hợp với tình hình thực tiễn 20 12 8 5 3,04 4

4 Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng

Anh theo hướng trải nghiệm 22 10 11 2 3,16 3

5 Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm 16 13 9 7 2,84 6

Chỉ đạo tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập phù hợp với hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

Qua bảng khảo sát trên cho thấy các chuyên gia được trưng cầu ý kiến đã đánh giá 6 biện pháp đều có mức cần thiết từ khá trở lên Điều này chứng tỏ các biện pháp đã đề xuất là cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm Các biện pháp được đánh giá rất cần thiết đó là: “Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV các trường THPT

TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa về hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm” (ĐTB = 3,51), “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho giáo viên tiếng Anh” (ĐTB 3,44) Các biện pháp còn lại được đánh giá ở mức cần thiết đó là: “Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm” (ĐTB = 3,16), “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm phù hợp với tình hình thực tiễn” (ĐTB 3,04), “Chỉ đạo tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập phù hợp với hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm” (ĐTB = 2,93) và biện pháp “Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm” (ĐTB = 2,84).

Kết quả khảo sát trên cho thấy CBQL và GV rất xem trọng và đánh giá cao những biện pháp này Đây là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn theo hướng trải nghiệm

3.4.5.2 Về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm, chúng tôi đã lấy ý kiến khảo sát của 28 khách thể, kết quả thu thể hiện qua bảng 3.2.

Qua bảng 3.2 cho thấy các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tình Thanh Hóa theo hướng trải nghiệm đề xuất trong luận văn được đa số chuyên gia đánh giá là có tính khả thi cao, thể hiện qua điểm trung bình là 3,01 Trong đó biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho giáo viên tiếng Anh” (ĐTB = 3,44) được đánh giá “Rất khả thi” khi thực hiện và xếp thứ 1 Các biện pháp còn lại được đánh giá ở mức khả thi đó là biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV các trường THPT TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa về hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm” (ĐTB = 3,22) xếp thứ 2.

Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Biện pháp RKT KT IKT KKT Thứ bậc

Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL,

GV các trường THPT TP Sầm Sơn, tỉnh

Thanh Hóa về hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

2 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho giáo viên tiếng Anh 28 10 6 1 3,44 1

3 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học môn

Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm phù hợp với tình hình thực tiễn 18 10 11 6 2,89 4

4 Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm 19 13 8 5 3,02 3

5 Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm 17 10 9 9 2,78 5

Chỉ đạo tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập phù hợp với hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

Xếp thứ 3 là biện pháp “Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm” (ĐTB = 3,02), xếp thứ

4 là biện pháp “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm phù hợp với tình hình thực tiễn” (ĐTB = 2,89), thứ 5 là biện pháp “Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm” (ĐTB = 2,78) và thứ 6 là biện pháp “Chỉ đạo tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập phù hợp với hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm” (ĐTB = 2,69).

3.4.5.3 Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất Để khẳng định mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm, chúng tôi áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman như sau:

Trong đó: r: Hệ số tương quan d: Hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng đem so sánh

N: Số đơn vị được nghiên cứu

Thực hiện phép tính ta có:

Bảng 3.3: Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các bi n pháp đ xu tệ ề ấ

Tính cần thiết Tính khả thi Hiệu số Điểm đánh giá

Thứ bậc Điểm đánh giá

1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV các trường

THPT TP Sầm Sơn, tỉnh

Thanh Hóa về hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

2 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho giáo viên tiếng Anh

3 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm phù hợp với tình hình thực tiễn

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

5 Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng

Anh theo hướng trải nghiệm 2,84 6 2,78 5 1 1

Chỉ đạo tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập phù hợp với hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

Với hệ số tương quan r = 0,89, kết hợp với những phân tích, đánh giá từ thực tiễn cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo hướng trải nghiệm vừa có tính cần thiết và vừa có tính khả thi cao.

Ngày đăng: 18/07/2023, 00:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo(1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục - Đào tạo TW1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
2. Đặng Quốc Bảo (1999), Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường, một số hướng tiếp cận, Trường cán bộ QLGDTW1 Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường, một sốhướng tiếp cận
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1999
3. Cao Duy Bình (1999), Kế hoạch hóa hoạt động nhà trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch hóa hoạt động nhà trường
Tác giả: Cao Duy Bình
Nhà XB: NXB Đạihọc Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
4. Bộ GD-ĐT (2000), Điều lệ trường trung học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường trung học
Tác giả: Bộ GD-ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
5. Bộ GD-ĐT (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT- Môn tiếng Anh, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT-Môn tiếng Anh
Tác giả: Bộ GD-ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
6. Bộ GD-ĐT (2017), Tài liệu bồi dưỡng GV- Thực hiện chương trình, Sách Gíao Khoa Lớp 10,11,12 THPT- Môn tiếng Anh, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng GV- Thực hiện chương trình,Sách Gíao Khoa Lớp 10,11,12 THPT- Môn tiếng Anh
Tác giả: Bộ GD-ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2017
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông: Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông: Hoạtđộng trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
9. Hoàng Cơ Chinh (2000), Nghiên cứu về cải tiến quản lí quá trình dạy học nhằm thực hiện việc đổi mới PPGD, Nghiên cứu giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về cải tiến quản lí quá trình dạyhọc nhằm thực hiện việc đổi mới PPGD
Tác giả: Hoàng Cơ Chinh
Năm: 2000
10. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa họcquản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2010
11. Cục nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ giáo dục Đào tạo, Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trong trường tiểu học, Nxb ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹnăng xây dựng và tổ chức các hoạt động trong trường tiểu học
Nhà XB: NxbĐHSP
12. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về quản ý giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quản ý giáo dục và khoa họcgiáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1986
13. Tường Duy Hải (2017), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Tiếng Anh THCS, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trongdạy học Tiếng Anh THCS
Tác giả: Tường Duy Hải
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2017
14. Haorl Konntz, Odonnell C, Weihrich H(1999), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr.24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếucủa quản lý
Tác giả: Haorl Konntz, Odonnell C, Weihrich H
Nhà XB: NXB Khoa học Kỹ thuật
Năm: 1999
16. Nguyễn Thị Hương (2020), “Một số phương pháp dạy học tiếng anh cho sinh viên qua hoạt động trải nghiệm”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1, tr.190-194 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phương pháp dạy học tiếng anh chosinh viên qua hoạt động trải nghiệm”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Năm: 2020
17. Phạm Văn Kha (1999), Tập bài giảng quản ý nhà nước về giáo giục, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng quản ý nhà nước về giáo giục
Tác giả: Phạm Văn Kha
Năm: 1999
18. Nguyễn Mai Khanh (2019), “Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh THCS”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tr.68-72, 99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anhtheo tiếp cận phát triển năng lực học sinh THCS”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Mai Khanh
Năm: 2019
19. D.V Khuđômixki (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và trường học
Tác giả: D.V Khuđômixki
Năm: 1997
20. Đào Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Hằng (2018), “Học tập trải nghiệm -lí thuyết và vận dụng vào thiết kế,tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, Số 433, tr.36-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập trải nghiệm -líthuyết và vận dụng vào thiết kế,tổ chức hoạt động trải nghiệm trongmôn học ở trường phổ thông”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Đào Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Hằng
Năm: 2018
21. M.I. Kondakop - M.L Popop - P.V Khudominxky (1982), Quản lý giáo dục quốc dân trên địa bàn quận huyện, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo trung ương - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáodục quốc dân trên địa bàn quận huyện
Tác giả: M.I. Kondakop - M.L Popop - P.V Khudominxky
Năm: 1982
22. Nguyễn Thị Ngọc Phúc (2018), “Phát triển năng lực dạy học trải nghiệm cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr.22-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực dạy học trải nghiệmcho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, "Tạp chí Giáodục
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Phúc
Năm: 2018

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w