Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp về tổ chức môi trường chơi nhằm phát triển tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động chơi ở trường mầm non hiên nay, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập và thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
huy tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
Giả thuyết khoa học
Môi trường chơi có ảnh hưởng tới hoạt động vui chơi của trẻ Mẫu giáo lớn và sự hoàn thiện các phẩm chất tâm lý cá nhân của trẻ, đặc biệt là sự phát triển khả năng tự lập trong hoạt động chơi của trẻ, do vậy nếu giáo viên quan tâm tổ chức môi trường chơi phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của trẻ, đưa vào môi trường chơi những yếu tố tự điều khiển, thay đổi không gian chơi linh hoạt thì sẽ tạo điều kiện phát triển tính tự lập trong trò chơi cho trẻ mẫu giáo 5– 6 tuổi ở trường mầm non.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng tổ chức môi trường chơi cho trẻ MGL ở trường MN và thực trạng biểu hiện tính tự lập của trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi
MN và thực trạng biểu hiện tính tự lập của trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi.
Đề xuất một số giải pháp để tổ chức môi trường chơi nhằm phát huy tính tự lập trong hoạt động vui chơi cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non đạt hiệu quả 3 6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Nội dung: Đề tài hướng vào nghiên cứu một số giải pháp để tổ chức môi trường chơi nhằm phát triển tính tự lập trong hoạt động vui chơi của trẻ 5 – 6 tuổi
- Đối tượng: tổng số trẻ 55; tổng số giáo viên 60
- Địa bàn nghiên cứu: Tại một số trường mầm non ở Huyện Thường Xuân.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích, so ánh, tổng hợp hóa, khái quát hóa hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát biểu hiện tính tự lập của trẻ trong hoạt động vui chơi trước và sau thực nghiệm.
Quan sát tác động sư phạm của giáo viên trong quá trình tổ chức môi trường hoạt động và tổ chức hoạt động chơi cho trẻ.
Phương pháp điều tra bằng phiếu
Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên để tìm hiểu nhận thức và lấy ý kiến của giáo viên về việc tổ chức môi trường chơi nhằm phát huy tính tự lập của trẻ.
Trao đổi với giáo viên những biện pháp giáo viên đang sử dụng và những khó khăn trong việc tổ chức môi trường chơi cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Phương pháp thống kê toán học
Những đóng góp mới của khóa luận
a Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức môi trường chơi và biểu hiện tính tự lập trong trò chơi của trẻ mẫu giáo, chỉ ra thực trạng tổ chức môi trường chơi và biểu hiện tính tự lập trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non trên đại bàn Huyện Thường Xuân. b Đề xuất một số giải pháp để tổ chức môi trường chơi nhằm phát triển khả năng tự lập của trẻ MGL ở trường MN.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH TƯ LẬP CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 N ghiên cứu về môi trường chơi
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển con người
Con người sinh ra và lớn lên trong “môi trường” Sự sống của con người không thể có nếu thiếu “môi trường” Chính vì thế mà từ khi xuất hiện khoa học nghiên cứu về con người thì đã nảy sinh những quan điểm khác nhau về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự phát triển toàn diện của con người, cả về mặt thể chất lẫn các phẩm chất tâm lý cá nhân.
Các tác giả theo trường phái sinh học như: Uynxon, Monot, Kloenx đã phủ nhận vai trò của môi trường đối với sự phát triển của con người Họ cho rằng, sự phát triển của con người được quy định sẵn bởi bộ gen di truyền, yếu tố môi trường chỉ có thể sản sinh ra những biến đổi nhỏ trong hành vi của trẻ Trong khi đó các nhà khoa học theo trường phái xã hội học lại quá đề cao tầm quan trọng cuẩ môi trường Họ coi môi trường là động lực trong sự trong sự phát triển của con người,còn con người là đối tượng thụ động, được tạo nên bởi yếu tố môi trường: nhân tố môi trường làm thay đổi hành vi của trẻ Tuy nhiên do quá đề cao vai trò của môi trường mà họ không giải thích được tại sao cùng một kích thích nhưng tác động lên các cá thể khác nhau lại cho những phản ứng khác nhau Hoặc cũng kích thích đó tác động lên cùng một người trong những hoàn cảnh khác nhau lại cho những phản ứng hành vi khác nhau Một số tác giả lại đưa ra quan điểm mang tính nhị nguyên khi cho rằng cả hai yếu tố sinh học và môi trường có giá trị ngang nhau đối với sự phát triển của con người [a].
Nhìn chung, những quan điểm đó đều nhìn nhận ảnh hưởng của môi trường tới sự phát triển nhân cách còn phiến diện, chưa đầy đủ Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định con người vừa là thực thể tự nhiên vừa là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ biện chứng.
Lý luận mác - xít về sụ hình thành và phát triển con người trong bối cảnh xã hôi cụ thể đã được C.Mác khẳng định trong luận điểm duy vật biện chứng nổi tiếng: “ bản chất con người khonng phải là cái trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” [b] Nó trở thành kim chỉ nam đúng đắn để nghiên cứu sự phát triển con người trong điều kiện lịch sử - xã hội nhất định để các ngành khoa học nghiên cứu về con người như: Xã hội học, Triết học, Tâm lí học, Giáo dục học đều lấy làm cơ sở xuất phát.
Trong sản xuất sự ảnh hưởng của môi trường đến năng suát lao động được các nhà tâm lý học lao động nghiên cứu tập trung vào các điều kiện môi trường vi mô như: nhiệt độ, màu sắc, âm thanh, khung cảnh, mối quan hệ liên nhân cách của nhóm nhỏ là những yếu tố có tác dộng mạnh đến hiệu quả làm việc của người lao động Những nghiên cứu về môi trường theo hướng này có ý nghĩa đối với việc thiết kế môi trường vi mô và tổ chức quản lý sản xuất để đạt được năng suât cao nhất.
Các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển nhân cách con người.Nhà tâm lý học Mỹ Kenloc
(1923) đã nuôi một con khỉ 10 tháng tuổi trong cùng điều kiện môi trường với cậu con trai 8 tháng tuổi của mình để so sánh ảnh hưởng của môi trường đến con khỉ và con người Và nhiều ví dụ khác cũng đã cho chúng ta thấy vai trò của môi trường đối với con vật hoặc con người đều rất quan trọng,nhưng tác động của môi trường sống của con người không thể làm thay đổi bản chất dã thú của con vật Ngược lại môi trường của con người có thể tác động vào bản chất người của con người Ví dụ, cô bé Kamala bị lạc vào rừng sống cùng bầy sói trong thời gian dài, có thể hú lên như sói, khi trở lại môi trường của con người, người ta dạy cô bốn năm,chỉ nhớ được 2 từ [c] Nhà Xã hội Mỹ R.E Pác – cơ đã nói: “người không đẻ ra người, đứa trẻ chỉ trở nên người trong quá trình giáo dục”.Điều này nói lên rằng: vai trò của yếu tố môi trường văn hóa xã hội, môi trường giáo dục có tính quyết định đối với sự hình thành nhân cách con người. Nhìn chung, quan điểm của các nhà tâm lý học và giáo dục học đều khẳng định vai trò quyết định của yếu tố môi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người, quan tâm tới việc nghiên cứu xây dựng môi trường có ảnh hưởng tốt nhất đến quá trình dạy học và giáo dục nhân cách thế hệ trẻ.
Những nghiên cứu về môi trường hoạt động cho trẻ
Nói về những nghiên cứu về môi trường hoạt động cho trẻ nhỏ, trước hết phải kể đến Maria Montessori (1870 – 1952) – nhà giáo dục nổi tiếng người Ý.
Bà là người đầu tiên thành lập “ Children’s House” ở Roome,trở thành một trong những người đi tiên phong trong việc tạo dựng cho trẻ một môi trường học phù hợp với sự phát triển tự nhiên và mong muốn của trẻ, giúp trẻ phát triển thể chất, trí lực cũng như sự tự lập và cũng giúp trẻ sớm thích nghi với các điều kiện xã hội Bà cho rằng trong đứa trẻ luôn chứ đựng một “ sức sống nội tại
“,sức sống đó có từ khi trẻ sinh ra, nó tồn tại tích cực trong sự vận động và phát triển, nó là nguồn sức mạnh vô tận và giáo dục và nhiệm vụ khích lệ, phát huy để nó được phát triển tự nhiên, tự do theo quy luật cuả bản thân Trong mô hình
“Ngôi nhà trẻ thơ”,đồ dùng,dụng cụ hoạt động được thiết kế phù hợp, gọn nhẹ, dễ dịch chuyển: tủ đồ ăn có đủ kích cỡ để trẻ có thể với tay, khóa cũng thích hợp cho trẻ sử dụng, cánh cửa dễ dàng mở ra đóng vào,móc quần áo được đóng ở một độ cao thích hợp , kích thích trẻ làm những công việc “tự phát” theo ý thích của chúng Các vật dụng trong môn trường hoạt động của trẻ thuộc loại
“nhẹ nhàng tiện lợi”, đảm bảo tính thẩm mỹ, văn hóa, tính logic, hệ thống và vừa với số lượng trẻ Khi làm việc với “môi trường tốt đẹp” đó, “vừa có thể giúp trẻ tập trung suy nghĩ, vừa khiến trẻ hồi phục lại sức lực” [d,276] Môi trường như vậy giúp trẻ có cảm nhận về bản thân và biết “tự xây dựng cuộc sống của mình”.Trẻ sẽ hoàn toàn được ‘tự do”, được hoạt động một cách độc lập, tự chủ và thông qua đó mà trẻ lớn lên; còn người giáo viên được đặt ở vị trí là người tổ chức môi trường cho trẻ và là người quan sát trẻ Chương trình này hiện nay được nhiều trường mầm non ở Việt Nam áp dụng cả cho những trẻ bình thường và cả những trẻ cần sự hỗ trợ đặc biệt.
Ngoài mô hình tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ thao phương pháp Motessori, trên thế giới còn xuất hiện một số mô hình khác như: DAP, High/Scope, Anti – Bias, SteinerWaldorf và một mô hình mmoi trường hoạt động hiện nay mới được các trường trong nước tiếp cận đó là Mô hình môi trường theo phương pháp Reggio Emilia Trong môi trường này, đồ dùng và thiết bị của trẻ cũng được đề cao về tính thẩm mĩ Ở đó trẻ được tăng cường khám phá và có thể tham gia các hoạt động lâu dài [e,13] Môi trường hoạt động trong trường Reggio Emilia được xem như là “người giáo viên thứ ba” nên khi tổ chức môi trường theo phương pháp Reggio Emilia, người giáo viên phải chú ý đến hệ thống giá trị của nó Kiến thức được cấu trúc không tách rời vào trong nhóm xã hội Nó đảm bảo một số nguyên tắc về tính thẩm mĩ, về sự học tích cực – các đồ dùng mở cho phép trẻ hoạt động chuyển hóa chúng và có cơ hội thể hiện ý tưởng theo nhiều cách khác nhau Để đáp ứng được vai trò là “người giáo viên thứ ba”cho trẻ, môi trường cũng phải thật linh động, phải đươc điều chỉnh liên tục bởi trẻ và giáo viên để đảm bảo sự cập nhật và đáp ứng nhu cầu của họ để trở thành vai trò chính trong việc tái tạo kiến thức Những gì xung quanh học được coi là yếu tố điều kiện bởi những hoạt động tích cực của trẻ và người lớn nên môi trường cũng cần đảm bảo sự phối hợp – nó phải được phối hợp sao cho trẻ có nhiều cơ hội tham gia để tương tác với những người khác và với môi trường để kiến tạo tri thức cho mình như Vuwgotxi nói: “với sự trợ giúp, trẻ có thể làm nhiều việc hơn là tự làm một mình - mặc dù trong giới hạn của sự phát triển của chúng”; môi trường hoạt động của trẻ phải mang hoạt động của thế giới bên ngoài vào bên trong để mở rộng nhận thức cho trẻ về thế giới tự nhiên, vật lý và môi trường xã hội mà trẻ sống, giúp trẻ nhận thức được mình như là một phần của thế giới Ngoài ra, môi trường phải đảm bảo được sự rõ ràng, sáng sủa, linh hoạt, sự logic trong việc đảm bảo mối quan hệ giữa những đồ vật trong môi trường, giữa môi trường tự nhiên và nhân tạo đảm bảo sự trao đổi lẫn nhau về ý tưởng của trẻ và giáo viên, giữa trẻ với nhau nhằm giúp trẻ thêm tự tin sáng tạo. Điểm khác biệt giữa môi trường Montessori và môi trường theo nhà trường Reggio Emilia là sự thiên lệch về môi trường vật lý(vật chất) hay môi trường xã hội Trong môi trường Montessori, bà chủ yếu tạo ra một môi trường vật chất đa dạng, phong phú đồ dùng đồ chơi và để cho trẻ được “tự lập” hoạt động, giáo viên chỉ quan sát và hỗ trợ khi cần thiết Nó không chú ý nhiều đến mối quan hệ giữa các trẻ với nhau mà chỉ chú ý phát triển năng lực cá nhân của từng trẻ Vì thế mà nhiều ý kiến cho rằng “Ngôi nhà trẻ thơ” của bà quá yên tĩnh, mặc dù nó tạo điều kiện cho trẻ được phát triển “sớm” nhưng nó không có sự “ồn ào” cần thiết trong đó Môi trường Reggio Emilia không chỉ coi trọng về không gian vật lý mà cũng chú ý nhiều hơn đến môi trường tâm lý Với quan điểm coi không gian hoạt động là nơi phản chiếu những giá trị,thái độ và văn hóa của con người sống trong đó, họ đã dùng môi trường vật lý để “tạo ra mối quan hệ thoải mái giữa nhiều người khác tuổi với nhau, tạo ra một môi trường đẹp mắt, đưa ra những thay đổi, tăng cường nhiều lựa chọn và hoạt động, tiềm ẩn cho việc mở ra tất cả các kiểu hoạt động mang tính xã hội, có hiệu quả và có nhận thức Tất cả đều góp phần tạo ra cảm giác khỏe khoắn và an toàn cho trẻ”[f,44-45] Hiện nay nhiều trường mầm non ở Mỹ, Úc, Canada, Hàn Quốc và nhiều nước khác trên thế giới cũng đang áp dụng mô hình trường học Reggio Emilia và phương pháp Reggio Emilia trong giáo dục trẻ.
Tác giả Edward Rây Krisnan (Mission College – Thailand) trong một bài báo về giáo dục đại học cũng đã nói: “ Đứa trẻ học rất nhanh trong những năm tháng thơ ấu của cuộc đời, bởi vì thực tế không có ai thực sự dạy các em mà chính bản thân các em đóng vai trò tích cực trong việc học tập của bản thân Hãy suy nghĩ về môi trường xung quanh đứa trẻ trong hầu hết các trường hợp, trẻ em học cách tư duy trong những môi trường không theo khuôn phép, không nghiêm ngặt và rất linh hoạt ở nhà, ở sân chơi, ở cửa hiệu, trong gia đình, ; để phát triển tư duy cảm giác và hình thành tư duy phân tích cho trẻ cần tạo ra những môi trường tự do hơn cho các em”[i] Như vậy, đối với trẻ mầm non , giáo viên cần tạo cho trẻ cơ hội được tự mình khám phá, được tư duy cảm xúc; cần cho trẻ được ồn ào, được tự do trao đổi các ý tưởng, tự do chìm đắm trong những ý tưởng riên của trẻ với các bạn; giáo viên cũng cần để cho trẻ được tự do làm việc gì đó, được mắc sai lầm quan trọng là giáo viên cần tạo ra được bầu không khí thoải mái, vui vẻ, khuyến khích trẻ tự đánh giá và bày tỏ cảm xúc của mình trong các hoạt động, cả hoạt động học tập và vui chơi Với môi trường tâm lí như vậy trẻ sẽ rất tin tưởng vào cô giáo, tin vào bạn bè và tin vào khả năng của chính mình để chủ động,tự tin thực hiện hoạt động Đây là yếu tố quan trọng để bộc lộ và phát huy tính tự lập ở trẻ, vì thế trong kiến tạo môi trường cần thiết phải tạo được tâm lý an toàn cho trẻ.
1.1.2 Nghiên cứu về tính tự lập
Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Và tính tự lập trong mối liên hệ với sự phát triển của cá nhân và với môi trường xung quanh cũng được các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau.
Các tác giả như: A.G Coovaliop, IU.A Đimitrieva,… nghiên cứu về các thành tố tâm lý biểu hiện của tính tự lập đã gắn tính tự lập với các quá trình tâm lý: tư duy, chú ý, trí nhớ, sáng tạo,… xem nó là một cấu tạo tâm lý bền vững, có cấu trúc phức tạp và được gắn với hoạt động ý chí củ cá nhân, được thể hiện ở sự độc lập trong hoạt động của cá nhân Theo đó tính tự lập là tổng hòa cả mặt nhận thức, đạo đức - ý chí và tình cảm của cá nhân Tính tự lập được hình thành trong quá trình hoạt động, nó thể hiện mối quan hệ của cá nhân đối với sự vật, hiện tượng với người khác và với bản thân mình …[j][k][l].
Các khái niệm cơ bản
2.1.Khái niệm môi trường chơi và tổ chức môi trường chơi
Theo định nghĩa chung nhất của UNESCO, môi trường (nghĩa rộng) là tất cả những sự vật có trong hành tinh chúng ta đang sống; bao gồm tất cả các vật thể hữu sinh và các yếu tố vô sinh, các tương tác giữa chúng và sản phẩm của các tương tác ấy Ở phạm vi hẹp hơn, môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Đối với các cơ thể sống thì môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cá thể nên về nghĩa hẹp, môi trường được hiểu là những hoàn cảnh cụ thể trong đó có sự vật hiện tượng liên quan đến đối tượng mà chúng ta hướng đến đối tượng mà chúng ta hướng đến
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống, sự phát triển của từng cá nhân cũng như cả cộng đồng người và tác động qua lại với hoạt động sống của con người Trong tài liệu giáo dục học đại cương (1998), nhiều tác giả thống nhất quan điểm cho rằng: môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài,các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh con người, cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người đó [a], [r] Môi trường sống của con người có thể phân thành môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Trong đó:
Môi trường tự nhiên là tổng thể các yếu tố vô sinh như: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời, hệ thực vật và động vật Môi trường tự nhiên gần gũi, gắn bó và có ảnh hưởng rất lớn tới con người nhất là đối với trẻ em Tự nhiên không chỉ là cuộc sống của con người về phương diện cá thể mà còn là một trong những phương tiện giáo dục quan trọng, giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
Môi trường xã hội là tổng thể các tổng thể các quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng của họ Những mối quan hệ đó có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của con người, ảnh hưởng đến nền văn hóa chung và sự phát triển của toàn xã hội Trong môi trường xã hội, quan hệ con người với nhau cũng phát triên theo xu hướng phát triển lịch sử xã hội và ngược lại nó góp phần ảnh hưởng tới sự phát triển và hoàn thiện xã hội.
Vậy, môi trường là điều kiện hoàn cảnh, là những sự vật xung quanh con người, vây quanh và tác động đến đời sống của mỗi người, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển mọi mặt của con người
Khái niệm “môi trường giáo dục”
Các nhà khoa học giáo dục thừa nhận: môi trường giáo dục có ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động dạy và học nhưng có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm môi trường giáo dục Ban đầu, khái niệm môi trường giáo dục được đưa ra dựa trên một đặc tính nào đó như: những điều kiện tạo ra những xúc cảm về mặt tâm lý (K.Sosnicki) hay như những hệ thống các tình huống trong đó con người đang thích nghi (J.Peter) Ngày nay, môi trường giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng hơn: “là một hệ thống gồm bất cứ những nhân tố kích thích hay ảnh hưởng nào” hoặc cũng được quan niệm là: “một hệ thống gồm những nhân tố kích thích có ý đồ, có phương hướng nhằm đạt mục giáo dục nhất định” [s].
Theo từ điển Giáo dục học, môi trường giáo dục là “tập hợp những không gian, những hoạt động xã hội và cá nhân, những phương tiện giao lưu, những quá trình, phối hợp lại với nhau và tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục đạt được kết quả cao nhất” [s,t].
Với khái niệm học: “Học là qúa trình tự biến đổi mình và lầm phong phú mình bằng cách chọn nhập và xử lí thông tin lấy từ môi trường xung quanh” của tác giả Lâm Quan Thiệp [h],chứng tỏ cần xây dựng một môi trường thông tin phong phú, môi trường kiến thức tích cực để tích cực hóa hoạt động học tập của người học, giúp người học phát triển Môi trường giáo dục có thể chia thành: môi trường xã hội và môi trường tự nhiên.
Vậy, môi trường giáo dục là toàn bộ cở sở vật chất, tinh thần được sử dụng nhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của con người được giáo dục theo mục tiêu giáo dục đã định.
Khái niệm “môi trường hoạt động”
Khi nói đến môi trường giáo dục cho trẻ mầm non, không thể không nói đến môi trường hoạt động giáo dục.
Môi trường hoạt động là không gian cho một hoạt động nhất định, bao gồm hệ thống các phương tiện, các điều kiện vật chất mà nhà giáo dục lựa chọn để tiến hành các hoạt động giáo dục, trong đó có sự phối hợp, định hướng của nhà giáo dục tới các mối quan hệ xã hội, các phương tiện giao lưu, các đặc điểm phát triển tâm lí cá nhân nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục.
2.1.2.Môi trường chơi của trẻ mẫu giáo
Môi trường chơi là không gian nơi diễn ra hoạt động chơi của trẻ được xác định bởi gồm 2 thành phần cơ bản là môi trường vật lý và môi trường xã hội, trong đó:
Môi trường vật lý là những điều kiện vật chất mà giáo viên tạo ra cho trẻ, bao gồm 4 yếu tố chính: Thời gian – không gian – con người ( giáo viên và trẻ)
- Đồ dùng, thiết bị, vật liệu được tổ chức phù hợp với mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Môi trường tâm lý là tổng hợp các yếu tố tâm lý xuất phát từ mối quan hệ tương tác giữa trẻ với các bạn cùng chơi, giữa trẻ với cô giáo, giữa trẻ với môi trường chơi và từ chính bản thân trẻ, được biểu hiện ra ngoài thông qua bằng các tương tác lời nói và phi lời nói, qua hành vi
Vậy môi trường tổ chức chơi cho trẻ mầm non là thiết kế, tạo ra môi trường vật lý và môi trường tâm lý chơi sao cho đối tương chơi và các mối quan hệ liên quan đến nó trong môi trường phải trở thành tiềm năng sinh ra động cơ chơi cho trẻ đồng thời các mối qaun hệ liên quan đến trong môi trường phải hỗ trợ và thúc đẩy trẻ thực hiện hoạt động đó.
2.2 Khái niệm tính tự lập
Tự lập là từ nguồn gốc Hán Việt thường được dùng để chỉ một phẩm chất nhân cách tốt của người trưởng thành.Theo từ điển Hán - Việt thì tự lập là tự mình, mình vun trồng lấy mình và lớn lên được, không cậy dựa vào ai, còn tự lực là chỉ dựa vào sức mình mà hoàn thành công việc.
Sự phát triển tính tự lập của trẻ 5 – 6 tuổi
3.1 Cơ sở hình thành tính tự lập ở trẻ mẫu giáo
Maria Montessorri – theo quan điểm giáo dục tự nhiên đã cho rằng tính tự lập nằm trong sự phát triển tự nhiên của trẻ, nó có sẵn và trẻ cần có sự giúp đỡ để phát triển tính tự lập ngay từ khi mới được sinh ra
Nhưng theo các nhà giáo học Xô Viết thì tính tự lập là biểu hiện của tính tích cực ở trẻ, liên quan chặt chẽ đến sự hình thành, phát triển của tâm lý và nhân cách Ngay khi mới bước vào tuổi lên ba, khi trẻ ý thức được “cái tôi” của mình thì việc giáo dục hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ là một việc làm quan trọng và cần thiết đối với những nhà giáo dục Tính tự lập ở trẻ 5 -6 tuổi được hình thành dựa trên một số tiền đề nhất định.
Về mặt sinh lý , cơ thể trẻ đã phát triển tương đối hoàn thiện, hệ xương cứng chắc hơn, hệ cơ cũng phát triển dẻo dai hơn, trẻ có thể thực hiện các vận động cơ bản khéo léo hơn trước và có khả năng thể hiện một số vận động tinh khéo khác Trẻ có khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường tốt hơn trước. Như vậy, trẻ 5 – 6 tuổi không còn phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà trẻ là một cơ thể hoàn toàn độc lập, có thể thực hiện một số hoạt động tự phục vụ cho bản thân mình.
Về mặt tâm lý, bắt đầu từ giai đoạn khủng hoảng tuổi lên ba, ngoài mong muốn được mọi người chú ý, quan tâm, ở trẻ nảy sinh nhu cầu tự khẳng định mình.Trẻ thường đòi hỏi ở mọi người nhiều thứ không phù hợp với quyền hạn và khả năng của mình, muốn được tự làm mọi việc Trẻ luôn đề đạt nhu cầu “tự con” và tỏ ra bướng bỉnh, chống đối thiếu hợp tác nếu phải làm theo yêu cầu của người lớn hoặc nếu người lớn áp đặt ý muốn của mình vào ý muốn của trẻ Nhưng “tính tự lập của trẻ không giống với hành vi tự phát của chúng mà bao giờ cũng có sự lãnh đạo và những yêu cầu của người lớn”, do đó những tác động sư phạm không đúng đắn thời kỳ này cung có thể gây ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách trẻ sau này, biến trẻ vụng về, ỷ lại vào người khác Như vậy cho thấy rằng môi trường sống, môi trường giáo dục và những điều kiện mà người lớn tạo ra cho trẻ có ảnh hưởng đến sự phát triển tính tự lập của trẻ.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng tính tự lập của trẻ được hình thành cơ bản dựa trên sự phát triển của ba yếu tố:
- Sự xuất hiện ý thức và nhu cầu tự khẳng định mình
A.N Leonchiev cho rằng sự hình thành nhân cách được thể hiện trước hết ở sự phát triển ý thức, sự hình thành các mối qaun hệ và hệ thống thứ bậc động cơ; trong đó dấu hiệu đầu tiên và cơ bản nhất của sự hình thành nhân cách được bắt đầu từ sự xuất hiện ý thức [g, 200-207] Tính tự lập cũng bắt đầu được hình thành từ sự xuất hiện của tự ý thức.
Tự ý thức là quá trình từ nhận thức bản than cả về mặt thể lực, tinh thần và xã hội như một nhân cách nhất định mà tiền đề của nó là sự mong muốn đươc tách mình ra khỏi người khác, được hình thành ở cuối tuổi ấu nhi Đến 5 – 6 tuổi, ý thức bản ngã và nhu cầu tự khẳng định mình của trẻ mới được xác định rõ; trẻ nhận thức rõ về giới tính của mình, nhận thức được vị trí của mình trong các nhóm xã hội như gia đình, bạn bè, an hem…, trẻ biết xưng hô đúng ngôi và biết lĩnh hội những chuẩn mực về nếp sống, hành vi thể hiện đúng vị trí vị trí của mình trong các nhóm xã hội đó.
Những “hành động tự ý thức” của trẻ khi được người lớn thừa nhận sẽ khuyến khích phát triển ý thức tự lập nên người lớn cần tạo điều kiện cho trẻ được phát triển tự ý thức đồng thời khuyến khích động viên những cố gắng của trẻ: giúp trẻ củng cố và có cơ hội “thể hiện” những kỹ năng đã học được trước đó.
- Sự phát triển tính chủ định trong các hành động tâm lý
Tính chủ định trong hành động tâm lý của trẻ mẫu giáo thể hiện ở việc trẻ thực hiện hành động có chủ ý như: trẻ tri giác có chủ định, chú ý có chủ định, sự phát triển của hệ thống thứ bậc động cơ…
Trong quá trình hoạt động, nếu được người lớn quan tâm, khuyến khích đúng lúc, trẻ sẽ nỗ lữ tìm kiếm các phương thức khác nhau để thực hiện nhiệm vụ đặt ra, thử nghiệm, thay đổi và tiếp tục cố gắng… Vì thế người lớn cần tôn trọng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội trải nghiệm tính tự lập của mình để trẻ được thực hiện ý đồ của mình,nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao, được tự đánh giá kết quả, quá trình hoạt động của bản thân và rút ra kinh nghiệm cho những lần thực hiện sau này.
- Sự rèn luyện kỹ năng và thói quen
Kỹ năng và thói quen có ảnh hưởng đến sự phát triển tính tự lập; nếu không nắm được các kỹ năng thực hiện hành động, trẻ không thể hành động độc lập được Tuy nhiên nếu chỉ nắm vững các kỹ năng không thì chưa đủ để giúp trẻ tự lập mà các kỹ năng chỉ giúp trẻ khéo léo hơn trong hoạt động nên cơ sở hình thành, luyện tập các thói quen tương ứng, nhà giáo dục mới có thể hình thành tính cách tự lập cho trẻ.
3.2 Vai trò của tính tự lập với sự phát triển nhân cách trẻ MG 5 – 6 tuổi
Mục đích cuối cùng của giáo dục chính là giúp con trẻ tự lập, tự tin để đứng vững trên đôi chân của mình nên có thể nói tính tự lập có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống và hoạt động của chính trẻ cả ở hiện tại và trong tương lai.
Trong giai đoạn tuổi mầm non, nhân cách của trẻ đang trên đà phát triển,tính tự lập được đánh giá là một đặc trưng quan trọng của nhân cách mà sự hình thành của nó không tách rời các sự phát triển của các phẩm chất nhân cách khác như: tính chủ định, tính định hướng và sự nỗ lực ý chí cá nhân Tính tự lập giúp trẻ phát triển và hoàn thiện dần các quá trình tâm lý: chú ý, tư duy, ghi nhớ , phát triển nhận nhức, phát triển năng lực xúc cảm,thúc đẩy trẻ tích cực hoạt động và ảnh hưởng tới sự phát triển tính sáng tạo sự tự tin ở trẻ giúp trẻ lĩnh hội chuẩn mực hành vi đạo đức và giúp đẩy nhanh quá trình chuẩn bị vào lớp một của trẻ.
Trước hết, tính tự lập giúp trẻ phát triển trí tuệ, phát triển nhận thức Tính tự lập nảy sinh cùng sự phát triển ý thức và nhu cầu tự khẳng định mình nên trẻ thường có mong muốn được độc lập thông qua quá trình tự mình hoạt động đó, trẻ sẽ tự nhận thức vấn đề, tự phân tích, đối chiếu, so sánh, suy luận, dự đoán, đặt giả thuyết và tự đưa ra quyết định Mặc dù ban đầu, do vốn kinh nghiệm còn ít ỏi nên hành động của trẻ còn phải trải qua nhiều lần “thử và sai”, nhưng về sau khi đã lớn hơn và có kinh nghiệm hơn, trẻ phân tích vấn đề nhanh nhạy hơn và thực hiện công việc đạt hiệu quả hơn; như vậy tính tự lập góp phần giúp tư duy của trẻ phát triển Tự lập trong hoạt động nhận thức, tự tìm kiếm và lĩnh hội tri thức cho riêng mình giúp trẻ trở nên nhanh nhẹn và linh động hơn trong việc giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống, trẻ cũng biết cố gắng hết sức để tìm cách giải quyết các vấn đề gặp phải khi tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác.
Tính tự lập thúc đẩy trẻ tích cực, sáng tạo trong các hoạt động như: nhận thức, khám phá khoa học, hoạt động nghệ thuật cùng với trí tò mò và lòng ham hiểu biết, trẻ trở nên hào hứng hơn, tích cực trong quá trình nhận thức, khám phá với mong muốn tìm hiểu đến cùng sự vật hiện tượng xung quanh Do vậy trẻ sẽ ghi nhớ kiến thức thu được lâu hơn, trí tuệ của trẻ cũng phát triển hơn và trẻ có thể phát triển khả năng tự khám phá đối với các hiện tượng xung quanh chúng.
Trong các hoạt động nghệ thuật - thẩm mĩ như âm nhạc, tạo hình , tính tự lập thể hiện ở khả năng hoạt động độc lập, ở những “ý tưởng” độc đáo mang mầm mống sáng tạo Đồng thời, bên cạnh việc trẻ được tự do thể hiện cảm nhận,suy nghĩ, tình cảm và thái độ đối với thế giới xung quanh trẻ được thự do thể hiện sự tích cực, trẻ là việc một cách chăm chú, độc lập, sáng tạo Và cũng nhờ đó mà năng lực cảm thụ thẩm mĩ của trẻ được cải thiện hơn, trẻ tự tin đưa ra cảm nhận của mình trong cảm thụ cũng như trong nhận xét “tác phẩm nghệ thuật” của chúng
Ảnh hưởng của môi trường chơi tới sự phát triển tính tự lập của trẻ
4.1.Vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển tính tự lập của trẻ
Vui chơi với trẻ thơ là cuộc sống Thông qua trò chơi trẻ khám phá môi trường xung quanh, thông qua trò chơi mà trẻ học làm người Điều này đã được các nhà tâm và giáo dục học trên thế giới khẳng định và sử dụng nó như là một phương tiện toàn diện giáo dục nhân cách trẻ, để chuẩn bị cho trẻ đến với cuộc sống trong tương lai.A.X Makarenco đã đánh giá rất cao ý nghĩa của trò chơi đối với cuộc sống của trẻ Ông tin rằng nhân cách của trẻ được hình thành và bộc lộ trong khi chơi, vì vậy, việc giáo dục những nhà hoạt động tương lai cần bắt đầu trước tiên bằng trò chơi, bằng hoạt động vui chơi
Trong hoạt động vui chơi, các phẩm chất tâm lý và những đặc điểm nhân cách của trẻ được hình thành một cách mạnh mẽ và có ý nghãi nhất định đến sự hình thành tính tự lập của trẻ:
Trước hết, vui chơi ảnh hưởng đến sự hình thành tính chủ định trong các quá trình tâm lý của trẻ vì thế mà nó ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách tự lập ở trẻ Sự chú ý và ghi nhớ các điều kiện giúp trẻ chủ động và tự lập hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chơi mà không sợ khó khăn: trẻ trở nên nhanh nhẹn hơn trong việc giải quyết những nhiệm vụ nảy sinh bất ngờ trong trò chơi, dần dần trẻ khẳng định được mình, tự tin đưa ra quyết định cho nhóm chơi của trẻ Bằng cách này trò chơi trở thành môi trường rèn luyện cho tính tự lập và cho sự phát triển nhân cách của trẻ.
Vui chơi làm cho tư duy, trí tuệ của trẻ có sự phát triển vượt trội, bình diện tư duy chuyển dần từ bên ngoài vào bên trong cho phép trẻ thực hiện phép thử ngầm trong óc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng và trẻ có khả năng đoán ra trước diễn biến hành vi của người khác để từ đó mà lập kế hoạch hành động cho bản thân và có cách xử lý phù hợp Tính tự lập liên quan đến việc trẻ có thể tự nhận thức ra vấn đề và tự giải quyết hay không nên sự phát triển của trò chơi trong tư duy trở thành điều kiện cần thiết cho sự phát triển tính cách tự lập của trẻ và là yếu tố rất quan trọng cho cuộc sống tự lập sau này của mỗi người. Vui chơi đã tạo ra cho trẻ những nét tính cách đặc trưng chỉ có ở riêng tuổi mẫu giáo như tính hình tượng và tính dễ xúc cảm đồng thời giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng được tự lập, được giống như người lớn và khả năng còn non yếu của trẻ Các nhà giáo dục khẳng định tuổi mẫu giáo là lứa tuổi nền tảng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, những gì trẻ không đạt được khi đã kết thúc lứa tuổi này thì rất khó hình thành cho trẻ ở lứa tuổi sau, vì thế việc quan tâm giáo dục tính tự lập cũng như giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ ngay từ độ tuổi này thông qua trò chơi là việc cần thiết
Tóm lại, hoạt động vui chơi là phương tiện thuận lợi để phát triển tính tự lập ở trẻ.việc tổ chức môi trường hoạt động vui chơi với vật liệu chơi hấp dẫn phong phú và môi trường tâm lý an toàn thúc đẩy trẻ hứng thú, tích cực, chủ động, tự tin sẽ phát triển khả năng tự lập trong trò chơi của chúng.
4.2.Ảnh hưởng của môi trường chơi đối với tính tự lập của trẻ MGL trong hoạt động chơi
Tính tự lập của trẻ chịu ảnh hưởng của mối quan hệ tương tác trong bộ ba: Giáo viên - Trẻ em – Môi trường chơi
8 Ảnh hưởng của môi trường vật chất đến sự phát triển tính tự lập ở trẻ: Môi trường vật chất cho trẻ chơi bao gồm các yếu tố về Thời gian – Không gian
- Đồ dùng, vật liệu, thiết bị - Con người, các yếu tố này có ảnh hưởng nhất định tới tính tự lập trong khi chơi của trẻ.
9 Ảnh hưởng của môi trường tâm lý tới sự phát triển tính tự lập ở trẻ: Môi trường tâm lý trong trò chơi được tạo bởi trạng thái tâm lý của bản thân trẻ, mối quan hệ của trẻ và cô giáo,mối quan hệ của trẻ với các bạn, được thể hiện thông qua hành vi, ngôn ngữ nói, qua cách trẻ giao tiếp với giáo viên với bạn.
Như vậy, cách tổ chức các yếu tố trong môi trường chơi với các yếu tố vật chất và tâm lý trong môi trường chơi có ảnh hưởng lớn đến khả năng chơi tự lập của trẻ Không gian chơi rộng rãi, thoải mái, các đồ dùng đồ chơi hấp dẫn, gợi mở sẽ như là những yếu tố “tự điều khiển” tác động vào hứng thú của trẻ, giúp trẻ tự nghĩ ra trò chơi, tự tìm kiếm môi trường chơi phù hợp với đối tượng đó.Cảm giác tự tin và an toàn mà môi trường chơi mang lại sẽ kích thích trẻ chủ động định hướng môi trường chơi, trẻ có thể tự chọn bạn chơi, cùng nhau thảo luận tự đưa ra kế hoạch hoạt động cho trò chơi và có thể tự kiểm tra, đánh giá quá trình chơi của mình.
Biểu hiện tính tự lập của trẻ trong hoạt động vui chơi
Sự tự lập của trẻ trong hoạt động vui chơi là kết quả của mối quan hệ tác động của trẻ đối với môi trường chơi của chúng Khả năng tự lập chơi của trẻ được biểu hiện thông qua một số nét sau:
Trẻ tự lập chơi biểu hiện trước hết ở khả năng tự định hướng được không gian chơi Khi đưa trẻ vào môi trường chơi của chúng, trẻ sẽ tự quan sát, phân tích, so sánh để tự xác định chủ đề chơi, qua đó trẻ sẽ tự lựa chọn trò chơi mà trẻ thích Biểu hiện cao nhất của khả năng tự định hướng là trẻ tự nghĩ ra được trò chơi bằng kinh nghiệm của chính mình và phù hợp với chủ đề và mục tiêu mà giáo viên đề ra.Cùng với việc tự nghĩ ra trò chơi và xác định góc chơi, trẻ sẽ tự biết tìm bạn, tự kết nhóm, phân vai và cùng nhau lập kế hoạch để chuẩn bị tiến hành trò chơi của chúng.
Không chỉ tự nghĩ ra trò chơi, trẻ còn có khả năng tổ chức thực hiện trò chơi đó.Khi đã tự lên kế hoạch chơi, trẻ sẽ tự nhận ra những điều cần thiết để tiến hành chơi và biết tự tìm kiếm phương tiện chơi cho phù hợp để tác động vào đối tượng chơi mà trẻ và nhóm của chúng đã chọn.Ở đây trẻ đã tự xác định được cách thức tác động lên đối tượng – là các đồ dùng, đồ chơi trong góc chơi của trẻ.Cũng từ cách tác động, công dụng và giá trị của đồ chơi mà trẻ tự xác định nôi dung chơi Tự lập nghĩ ra trò chơi và tự lập nghĩ ra nội dung chơi nên trẻ sẽ biết tự lập giải quyết các vấn đề nảy sinh trong trò chơi đó.
Trong quá trình tham gia trò chơi, trẻ tự lập rất tự tin đưa ra ý tưởng chơi mới và thuyết phục bạn cùng tham gia với mình Ngoài ra trẻ còn biết tự kiểm soát những mong muốn của mình để phục vụ mục đích chơi chung mà nhóm trẻ đã đề ra Trẻ biết tự nhận xét, đánh giá bản thân và đánh giá bạn cùng chơi.Trong các mối quan hệ của trẻ với môi trường chơi, trẻ tự lập luôn tỏ ra chủ động, có nỗ lực và cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ chơi.
1 Môi trường bao quanh con người, đảm bảo sự tồn tại cho con người và có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của họ Trong phạm vi đó, môi trường sống có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tính tự lập của mỗi người.
2 Đối với trẻ em, tính tự lập được hình thành ngay từ tuổi lên ba trên cơ sở của sự phát triển tự ý thức và nhu cầu tự khẳng định mình, từ sự rèn luyện các kỹ năng, thói quen và tính chủ định trong các hành động tâm lý Sự phát triển tính tự lập của trẻ chịu ảnh hưởng của môi trường sống, môi trường giáo dục ở gia đình và ở trường mầm non Vì thế người lớn phải “làm gương” cho trẻ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ được tự mình trải nghiệm, tự mình hoạt động để giúp trẻ vừa lĩnh hội kinh nghiệm sống vừa phát triển tính tự lập và hoàn thiện dần các phẩm chất tâm lý khác.
3 Môi trường chơi của trẻ là tổng thể bao gồm cả yếu tố vật chất và tâm lý - những điều kiện mà người lớn đã tạo ra cho trẻ chơi.
4 Môi trường chơi tác động đến tính tự lập của trẻ trong khi chơi, định hướng cho trẻ tự lựa chọn góc chơi và tự tìm kiếm các cách thức giải quyết vấn đề nảy sinh và tự tìm phương tiện chơi cho phù hợp Sự thay đổi không gian chơi, thay đổi các điều kiện về đồ chơi vật liệu chơi , sự thay đổi các mối quan hệ tương tác giữa trẻ với bạn và trẻ với cô giáo có atnh hưởng đáng kể đến tính tự lập trong trò chơi của trẻ.
4 Giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức môi trường cho trẻ chơi.Khi tổ chức môi trường chơi cho trẻ, giáo viên phải đảm bảo nó phù hợp với khả năng nhận thức và nhu cầu phát triển của trẻ đồng thời đảm bảo tính giá trị,tính hệ thống và tính thẩm mĩ, văn hóa trong đó Những tác động của giáo viên tới môi trường chơi và trẻ ảnh hưởng tới tính chất các mối quan hệ tương tác khác của trẻ trong trò chơi, tác động trực tiếp tới sự tự tin và từ đó ảnh hưởng tới khả năng tự lập trong hoạt động của trẻ Do đó, giáo viên cần xác định được vai trò của mình để từ đó có những tác động phù hợp, giúp trẻ tự tin hơn, hiệu quả trò chơi cũng vì thế mà được nâng cao hơn.
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra được thống kê như bảng sau:
STT Tên trường MN Địa bàn Số GV Số trẻ
1 Trường MN Lương Sơn Lương Sơn – Thường Xuân 16 18
2 Trường MN Hoa Mai Xuân Cẩm – Thường Xuân 18 20
3 Trường MN Yên Nhân Yên Nhân - Thường Xuân 21 22
- Giáo viên có trình độ Đại học là 18 GV chiếm 32,7%; Giáo viên có trình độ cao đẳng là 28 GV chiếm 50,9%; 9 GV trình độ trung cấp chiếm 16,4%.
- Số giáo viên có kinh nghiệm đứng lớp MGL từ 3 năm trở lên ( 35 GV – chiếm 63,6%), 12 GV đã dạy MGL 2 năm và 8 GV dạy MGL 1 năm trong đó 5 giáo viên mới vào nghề.
- Tổng số trẻ tham gia điều tra là 60 trẻ, thuộc cả ba trường mầm non.
Phương pháp nghiên cứu thực trạng
- Tham khảo, nghiên cứu tài liệu chăm sóc giáo dục trẻ hiện hành Đọc hướng dẫn thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ, hướng dẫn tổ chức các hoạt động theo hướng tích hợp, tìm hiểu nội dung chương trình cần cung cấp cho trẻ ở trường mầm non.
- Nghiên cứu kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi và kế hoạch tổ chức môi trường chơi cho trẻ của giáo viên đứng lớp.
- Sử dụng phiếu câu hỏi điều tra giáo viên tập trung vào việc tìm hiểu nhận thức và thái độ của giáo viên đối với việc phát triển tính tự lập cho trẻ thông qua việc tổ chức môi trường hoạt động vui chơi và những biện pháp giáo viên đã sử dụng để phát triển tính tự lập trong hoạt động vui chơi cho trẻ.
- Trò chuyện với giáo viên để tìm hiểu về thái độ của giáo viên với vấn đề nghiên cứu, trao đổi với giáo viên về cách thức mà giáo viên đã làm, tìm hiểu những khó khăn mà giáo viên gặp phải
- Trò chuyện với trẻ tìm hiểu hứng thú và vốn kinh nghiệm sống của trẻ, đánh giá mức độ tự tin, tự nhiên trong giao tiếp và khả năng tự đánh giá của trẻ trong hoạt động vui chơi.
- Quan sát, ghi chép và có ghi hình lại cách tổ chức môi trường hoạt động chơi của giáo viên, quan sát việc giáo viên tổ chức việc giáo viên tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
- Lập bảng quan sát, quan sát trẻ và phân tích biểu hiện tính tự lập của trẻ trong hoạt động vui chơi.
- Quan sát cách tổ chức môi trường trong và ngoài lớp học, vườn trường để đánh giá hiệu qảu sử dụng của nó đối với hoạt động vui chơi của trẻ.
3.5 Xử lý số liệu bằng toán thống kê
Kết quả điều tra
4.1.Thực trạng xây dựng môi trường chơi nhằm phát triển tính tự lập chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non hiện nay a Nhận thức của giáo viên đối với việc tổ chức môi trường chơi nhằm phát triển khả năng chơi tự lập cho trẻ MGL
- Quan niệm của giáo viên đối với việc phát triển tính tự lập cho trẻ trong hoạt động vui chơi:
Về khái niệm Thế nào là trẻ biết tự lập: 76,92% các GV quan niệm trẻ biết tự lập là trẻ biết tự mình làm mọi việc trong phạm vi khả năng của chúng,
15,38% GV cho rằng trẻ tự lập là trẻ biết tự lên kế hoạch hoạt động cho mình và tự giải quyết nhiệm vụ theo cách riêng của chúng mà không lệ thuộc hoàn toàn vào sự giúp đỡ của người lớn, 7,7% còn lại thì cho rằng trẻ tự lập biết hành động một cách độc lập mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.
Về ý nghĩa của tính tự lập đối với sự phát triển nhân cách, 100% GV cho rằng tính tự lập có tầm quan trọng đối với sự hoàn thiện nhân cách trẻ và việc giáo dục tính tự lập cho trẻ ở trường mầm non là rất cần thiết, 100% giáo viên cho biết họ có quan tâm tới giáo dục tính tự lập cho trẻ, trong đó 73,07% GV cho rằng mình thường xuyên đưa nhiệm vụ giáo dục tính tự lập vào trong mục tiêu tổ chức các hoạt động, 26,93% giáo viên chỉ thỉnh thoảng mới đưa nhiệm vụ giáo dục tính tự lập vào trong các hoạt động của trẻ.
Như vậy, đại đa số GV đã nắm khái quát về khái niệm tính tự lập ở trẻ và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ em Trên thực tế họa đã quan tâm giáo dục tính tự lập của trẻ, nhưng họ chỉ mới thực hiện thường xuyên trong các hoạt động vệ sinh và tự phục vụ là chủ yếu; mục tiêu giáo dục tính tự lập chưa được thực sự quan tâm trong các hoạt động nhận thức và HĐVC hoặc nếu có thì GV cho rằng chỉ cần chơi xong trẻ tự cất được đồ chơi đúng nơi quy định là được.
-Về biểu hiện tính tự lập của trẻ trong HĐVC: đại đa số các GV đã nhận ra được dấu hiệu biểu hiện tính tự lập trong hoạt động vui chơi của trẻ Theo các
GV, trẻ tự lập chơi là trẻ tự biết chọn góc chơi và vai chơi của mình (78,84%) và có nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ chơi (90.38%) Kỹ năng tự lập kế hoạch chơi ở trẻ không được GV đánh giá cao vì họ cho rằng trẻ chưa thể lập kế hoạch như người lớn được; khả năng tự kiểm tra đánh giá được GV chú ý nhưng phần đông trẻ vẫn chỉ nhận xét bạn theo khuôn mẫu của GV Các dấu hiệu khác như kỹ năng tự tổ chức thực hiện hoạt động, sự sáng tạo và tự tin trong vui chơi cũng được nhiều GV quan tâm Cũng có GV cho rằng những biểu hiện đó là đặc điểm vui chơi ở trẻ nhỏ, không cần phải có tác động sự phạm mà chỉ cần để trẻ chơi tự do trẻ cũng bộc lộ được, nhưng thực tế có nhiều trẻ em khi được để chơi tự do lại không chơi theo đúng định hướng giáo dục, chơi không tích cực,không tự lập trong mối quan hệ tương tác với bạn.
Nhìn chung, GV đã nhận ra được tương đối đầy đủ các dấu hiệu biểu hiện tính tự lập trong hoạt động vui chơi của trẻ: theo họ tự lập trong hoạt động là sự nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chơi và tự biết chọn góc chơi, vai chơi Nhiều giáo viên cho rằng trẻ chưa đủ khả năng tự lập kế hoạch và tự tổ chức thực hiện nhiệm vụ chơi theo sáng kiến kinh nghiệm của chúng, sáng kiến của trẻ phụ thuộc vào gợi ý và sự định hướng của cô.
- Về sự cần thiết của việc giáo dục tính tự lập cho trẻ trong HĐVC: 100%
GV đều cho rằng là cần thiết – Khi hỏi lý do tại sao, họ cho rằng: do hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo nên nó ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách trẻ (69,23% ý kiến); 32,69% ý kiến giáo viên cho rằng do HĐVC hoàn toàn do tự nguyện nên cần giáo dục trẻ tự lập chơi và chỉ có 21,15% giáo viên cho rằng vì HĐVC là cuộc sống của trẻ, trẻ tự lập trong vui chơi là tự lập trong cuộc sống thực Ở đây, cùng với việc khẳng định sự cần thiết phải giáo dục tính tự lập trong hoạt động vui chơi của trẻ, giáo viên đã đồng thời nhận định vai trò và ảnh hưởng của HĐVC đối với sự phát triển nhân cách và đối với cuộc sống của trẻ.
Bảng 1: Nhận thức của GV về các yếu tố ảnh hưởng tính tự lập chơi của trẻ
STT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng (%)
Môi trường vật chất:sự sắp xếp bố trí các góc chơi với dồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong phú
2 Nhu cầu, hứng thú của trẻ 73.08 26.96 0
3 Vốn kiến thức và kinh nghiệm của trẻ 34.62 61.53 3.85
4 Vai trò tổ chức, hướng dẫn của giáo viên 51.92 34.62 13.46
5 Mức độ thành thạo các kỹ năng chơi, kỹ năng tự tổ chức trò chơi của trẻ 26.92 65.38 7.70
6 Mối quan hệ của trẻ với giáo viên 23.08 55.77 21.15
7 Mối quan hệ của trẻ với nhau 17.30 71.15 11.53
Theo kết quả này, đa số GV cho rằng: nhu cầu – hứng thú có ảnh hưởng nhiều nhát tới sự tự lập trong hoạt động vui chơi của trẻ Môi trường vật chất, vốn kiến thức và kinh nghiệm, mức độ thành thạo các kỹ năng chơi và kỹ năng tự tổ chức trò chơi, mối quan hệ của trẻ với giáo viên và mối quan hệ của trẻ với nhau được xem là có ảnh hưởng tương đối tới sự tích cực và tự lập trông vui chơi của trẻ. b Thực trạng xây dựng môi trường chơi nhằm phát triển tính tự lập cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
Bảng 2: Thực trạng các biện pháp phát triển TTL chơi cho trẻ
1 Cung cấp kinh nghiệm cho trẻ qua nhiều hoạt động khác nhau 86.54 13.46 0
2 Xây dựng các góc chơi đa dạng, phong phú 92.30 7.7 0
3 Cung cấp, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi phù hợp hấp dẫn 96.15 3.85 0
4 Tạo mối quan hệ gần gũi giữa cô và trẻ 88.46 11.54 0
5 Cho trẻ quyền tự chọn các góc chơi 73.08 26.92 0
6 Luôn ủng hộ sáng kiến của trẻ 42.31 46.15 11.54
7 Tạo tình huống có vấn đề trong các góc chơi 11.54 82.7 5.76
8 Tổ chức cho trẻ tích cực tham gia đánh giá và tự đánh giá trong các góc chơi 65.38 26.92 7.7
9 Động viên khuyến khích trẻ 84.62 15.38 0
Theo bảng 2, các GV đã quan tâm nhiều nhất tới việc cung cấp, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi phù hợp hấp dẫn; xây dựng các góc chơi đa dạng, phong phú;cung cấp kinh nghiệm cho trẻ qua nhiều hoạt động khác nhau; tạo mối quan hệ giữa cô và trẻ; động viên khuyến khích trẻ nhưng không phải trong tất cả các hoạt động chơi của trẻ mà họ chỉ mới quan tâm đến việc tạo môi trường chơi cho HĐVC theo các góc Tuy nhiên, hoạt động chơi của trẻ không chỉ có hoạt động đóng vai theo chủ đề, hoạt động theo các góc mà còn nhiều trò chơi khác nhau như: trò chơi học tập, chơi tự do, trò chơi dân gian, trò chơi có luật và đều cần có sự chuẩn bị môi trường chơi.
Bảng 3: Các vấn đề GV quan tâm khi xây dựng môi trường chơi
Các yếu tố giáo viên quan tâm Số
Nội dung chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ MGL 43 78.18
Mục tiêu giáo dục trẻ MGL 36 65.45
Nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ 50 90.90 Ý kiến chỉ đạo của cấp trên 9 16.36
Khả năng hoạt động và tự giải quyết nhiệm vụ của trẻ 37 67.27 Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, các tính năng của chúng 32 58.18 Các tình huống có thể nảy sinh trong quá trình trẻ chơi 28 50.90
Sở trường của giáo viên trong việc tổ chức môi trường và tổ chức hướng dẫn cho trẻ chơi
Quan tâm đến nhu cầu của trẻ, đến chương trình chăm sóc giáo dục trẻ hiện hành, đến mục tiêu giáo dục trẻ và khả năng giáo dục trẻ sau đó mới đến sự lựa chọn đồ dùng đồ chơi khi tổ chức cho trẻ chơi chứng tỏ đa số giáo viên đã nhận thức được yếu tố quyết định tới hiệu quả chơi của trẻ để tổ chức môi trường chơi và tổ chức hoạt động chơi phù hợp với trẻ.
- Thực trạng việc lập kế hoạch tổ chức môi trường chơi nhằm phát triển tính tự lập chơi cho trẻ
Trước hết, về việc lập kế hoạch tổ chức HĐVC, GV chỉ mới quan tâm lập kế hoạch tổ chức hoạt động chơi theo góc và mooht số trò chơi có luật cho trẻ.Các hoạt động chơi tự do và các trò chơi khác ít được họ để ý lên kế hoạch cẩn thận mà chỉ làm một cách sơ lược, đưa ra ý tưởng và phác thảo một vài nét chính Kế hoạch tổ chức môi trường chơi cho trẻ thường gắn liền với kế hoạch tổ chức chơi và chỉ nằm trong phần chuẩn bị Đối với việc tổ chức môi trường cho trẻ chơi, trong bản kế hoạch của giáo viên chỉ dừng lại ở việc lựa chọn không gian chơi, các vật liệu, đồ dùng đưa vào trò chơi, cách sắp xếp vị trí của trẻ với mục đích phát triển nhận thức, kỹ năng và các mặt nhận thức xã hội.
GV chưa lên được một kế hoạch tổ chức môi trường một cách chi tiết có gắn liền với ý tưởng của GV với mục đích phát triển các phẩm chất tâm lý như tính tự lập, tính sáng tạo cho trẻ.
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 –
Một số yêu cầu khi tổ chức môi trường chơi nhằm phát triển tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
tự lập cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi a Đảm bảo mục tiêu phát triển tính tự lập của trẻ trong khi chơi
Việc thiết kế môi trường chơi cho trẻ phải hướng đến mục đích phát triển tính tự lập cho trẻ trong trò chơi, giúp trẻ chủ động, tự lập tương tác với các đối tượng chơi, tự lập tương tác với cô với bạn Muốn vậy, đối tượng trong môi trường chơi phải nằm trong kinh nghiệm của trẻ, trẻ có thể tự thao tác dễ dàng mà không cần sự hỗ trợ trực tiếp từ phía giáo viên.
GV sắp xếp, mở rộng đối tượng trong môi trường chơi theo hướng mở, vật liệu chơi và yếu tố chơi phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ, phải đa dạng, phong phú về chủng loại và cách sử dụng, phải kích thích trẻ sử dụng tối đa các giác quan.
Và có thể cùng với một loại đồ chơi nhưng bố trí theo các môi trường khác nhau có thể kích thích trẻ chơi nhiều trò chơi khác nhau Các đối tượng chơi phải phù hợp với trẻ để kích thích phát triển nhận thức, hướng vào vùng phát triển gần nhất của trẻ.
Tổ chức môi trường chơi cho trẻ phải đảm bảo hướng vào mục tiêu giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, phát triển toàn diện cho trẻ và việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. b Đảm bảo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm trong môi trường chơi
Thường xuyên gần gũi với trẻ trong những điều kiện hoạt động tương đối ổn định nên GV có thể dễ dàng tự đoán được hành vi, nhu cầu và hoạt động của trẻ.
Từ đó GV lập kế hoạch tổ chức môi trường hợp lý, linh hoạt và xuất phát từ đặc điểm và nhu cầu của trẻ.
GV tổ chức môi trường chơi phải đảm bảo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm, trẻ sẽ là người trực tiếp tham gia vào hoạt động chơi, GV chỉ là người hướng dẫn tổ chức môi trường chơi, đặc biệt là cần phải tôn trọng trẻ, kích thích trẻ tích cực triển khai sang kiến của mình khi tham gia chơi. c Tổ chức môi trường chơi phải đảm bảo tính tích cực, linh hoạt, sáng tạo,…
HĐVC là hoạt động mang tính tích hợp Môi trường chơi phóng khoáng tự do giúp trẻ phát huy tính tự lập phải là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên và các yếu tố xã hội Khi tham gia trò chơi ,trẻ không chỉ được vẻ mà Trẻ có thể học thông qua chơi môi trường chơi là một không gian văn hóa, giáo dục mà giáo viên tạo ra giúp trẻ củng cố, trải nghiệm những kiến thức mà trẻ đã học, vừa giúp trẻ được thực hành được sang tạo theo cách riêng của chúng HĐVC là hoạt động tích hợp của nhiều hoạt động giáo dục khác như giáo dục thẩm mỹ-nghệ thuật, phát triển ngôn ngữ, giáo dục thể chất,…Do vậy ,đồ dùng, vật liệu trong môi trường chơi cần thiết kế đa dạng, phong phú, đa tính năng ,có thể sử dụng qua nhiều hoạt động khác nhau, nhiều chủ điểm khác nhau mà không làm trẻ nhàm chán Hoặc giáo viên có thể thay đổi không gian chơi, tạo ra các không gian hoạt đông khác nhau,nhiều chủ điểm khác nhau mà không làm trẻ nhàm chán hoặc giáo viên có thể tạo ra sự thay đổi không gian chơi, tạo ra các không gian hoạt động khác nhau, đưa những yếu tố khác lạ vào môi trường …giúp trẻ được tự do sang tạo, trải nghiệm và triển khai trò chơi của mình. d Đảm bảo tính an toàn cho trẻ
- Phải đảm bảo an toàn về mặt thể chất cho trẻ khi hoạt động
Các đồ dùng, đồ chơi, các vật liệu trong môi trường chơi phải đảm bảo vệ sinh, đảm bảo thẩm mỹ và không gây nguy hiểm cho trẻ khi thao tác với chúng.Môi trường an toàn về mặt thể chất luôn hài hòa về ánh sáng, màu sắc, không gian thoáng… nên khi trẻ tham gia chơi không làm cho trẻ thấy ngột ngạt, khó chịu, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
- Phải đảm bảo về mặt tâm lý cho trẻ
Nếu trẻ thấy lo lắng, sợ, không tự tin có nghĩa là môi trường chơi không tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý do đó mà trẻ không thể thực hiện tốt quá trình chơi của mình Môi trường chơi cho trẻ đảm bảo an toàn về mặt tâm lý là phải tạo cho trẻ cảm thấy mọi vật, mọi người thân thiện, gần gũi, các đối tượng trong môi trường chơi không được quá lạ lẫm nó phải được xuất hiện trong tiềm thức của trẻ và hình thành cho trẻ những biểu tượng nhất định về nó Khi trẻ được đảm bảo an toàn về mặt tâm lý thì trẻ sẽ tự tin tham gia vào môi trường chơi, giúp trẻ phát huy khả năng giao tiếp cũng như sử dụng môi trường chơi một cách hợp lý phù hợp với mục đích chơi cuả chúng.
Đề xuất một số giải pháp khi tổ chức môi trường chơi nhằm phát triển tính tự lập trong hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Trên cơ sở những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của việc thực tiễn của việc tổ chức môi trường chơi cho trẻ và các quan điểm đổi mới giáo dục mầm non hiện nay…tôi xin đề xuất một số giải pháp tổ chức môi trường chơi nhằm phát triển tính tự lập trong hoạt động chơi cho trẻ như sau:
Giải pháp 1: Tổ chức môi trường vật chất cho trẻ chơi
+ Giáo viên sử dụng yếu tố “tự điều khiển” để định hướng hành động chơi của trẻ: GV đưa vào môi trường chơi của trẻ những đồ dùng, những đối tượng làm cho trẻ phải hành động và tự nghĩ ra cách hành động cho phù hợp với nó. Trẻ biết cách ứng xử trong môi trường chơi khi có vật thể khác lạ xuất hiện. Giải pháp này được giáo viên áp dụng riêng cho từng góc chơi với mục đích giúp trẻ tự lập trong việc giải quyết tình huống chơi, giúp trẻ phát huy tính sang tạo, tạo cảm hứng mới lạ cho trẻ để kích thích trẻ tự hoạt động với đối tượng theo nhiều cách khác nhau.
+ Thường xuyên thay đổi không gian chơi: Khi không gian chơi trong lớp học đã trở nên quen thuộc đối với trẻ sẽ tạo cảm giác nhàm chán, trẻ trở nên thụ động, ngại suy nghĩ, ngại sang tạo trong môi trường quen thuộc đó và làm việc một cách rập khuôn, máy móc… Việc thay đổi không gian chơi từ trong lớp ra ngoài trời hoặc chuyển sang một địa điểm khác cũng tạo ra ưu thế nhất định đối với việc phát huy tính tự lập ở trẻ như: không gian ngoài trời, tận dụng khoảng không gian và điều kiện cơ sở vật chất có sẵn trong khuôn viên trường…Khi được giáo viên tạo điều kiện để trẻ được tự tổ chức hoạt động chơi ngoài trời,trẻ tự biết cách giải quyết tình huống chơi phù hợp với điều kiện thời tiết, biết ứng xử với bạn với vật liệu chơi thế nào cho phù hợp để không vi phạm quy định khi chơi, không làm tổn hại đến tài sản chung của nhà trường.
+ Thường xuyên thay đổi đối tượng chơi trong các góc chơi; Sự luân chuyển đồ chơi giữa các góc chơi tạo cho trẻ một không khí chơi khác với ngày thường, trẻ hứng thú chơi, biết cách giao tiếp, ứng xử cho phù hợp, tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn, năng động hơn.
Giải pháp 2: Tác động vào môi trường tâm lý khi trẻ tham gia chơi
+ Tạo mối quan hệ hợp tác giữa cô và trẻ: Cô tạo ra những tình huống để cô và trẻ cùng thực hiện một nhiệm vụ chung, cô và trẻ cùng làm, cùng chơi, cô bình đẳng với trẻ, trẻ và cô giúp đỡ lẫn nhau Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, gần gũi khi giao tiếp và trao đổi với cô, trẻ dễ dàng xem cô như người bạn trong trò chơi khi đó trẻ sẽ tự đưa ra trò chơi mà trẻ thích, tự tổ chức chơi theo ý trẻ, trẻ chủ động và tự lập hơn.
+ Động viên khuyến khích trẻ: Trong quá trình trẻ cùng cô làm đồ chơi hoặc trong khi trẻ hoạt động, giáo viên để ý quan sát và kịp thời kích lệ sự cố gắng của trẻ, ủng hộ cách làm của trẻ để trẻ thấy tự tin, mạnh dạn và chủ động tương tác với đồ chơi, chủ động trong mối quan hệ với bạn Sự khích lệ đúng lúc của cô giúp trẻ nhận ra và phát huy được ưu thế của mình trong trò chơi GV nên khen trẻ trước tập thể để bạn bè ghi nhận sự tiến bộ của trẻ, có niềm tin vào trẻ và ủng hộ trẻ, khiến trẻ tự tin hơn để khẳng định mình trong nhóm bạn bè và tự lập hơn.
1 Tổ chức xây dựng môi trường chơi cho trẻ là một phần của kế hoạch" tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Môi trường chơi ảnh hưởng đến khả năng tự lập trong trò chơi của trẻ MGL, các biện pháp tác động vào môi trường và chất hay tâm lý không tách rời nhau mà có sự hỗ trợ và kết hợp với nhau, nhằm định hướng hành động cho trẻ, thúc đẩy trẻ tự nghĩ ra trò chơi, tự chọn nội dung chơi, tự tìm kiếm phương tiện chơi, tự thực hiện trò chơi và tự kiểm tra, đánh giá mình trong khi chơi Kết quả chơi và biểu hiện tính tự lập của trẻ được xem là kết quả đánh giá hiệu quả tổ chức môi trường chơi, do vậy GV cần quan tâm tới khâu lập kế hoạch và đánh giá lại hiệu quả mà bản kế hoạch đã đề ra để có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý.
GV là người giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức môi trường chơi để tích cực hóa hoạt động của trẻ, kích thích trẻ tích cực trải nghiệm, được thể hiện và tự lập hơn trong hoạt động chơi của chúng và cũng từ đó mà chủ động và tích cực hơn trong cuộc sống Do vậy, GV phải phát huy tối đa tạo và khả năng chuyên môn để không chỉ tạo ra môi trường phù hơn, phát huy khả năng tự lập và sáng tạo mà còn tạo ra những tác động tâm lý - thiết giúp trẻ tự lập hơn từ bên trong bản thân trẻ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM
1.1 Tính tự lập là một phẩm chất nhân cách quan trọng của con người thời đại mới Tính tự lập cần được tạo điều kiện rèn luyện và phát triển ngay từ lứa tuổi mầm non, đặc biệt là tuổi MG – lứa tuổi ý thức và tự ý thức đã bắt đầu phát triển.
Môi trường chơi có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tính tự lập của trẻ. Được trải nghiệm môi trường chơi sẽ rèn luyện cho trẻ khả năng thích ứng nhanh với môi trường, từ đó trẻ chủ động chơi hơn, biết thực hiện nhiệm vụ chơi một cách độc lập, sáng tạo và hiệu quả hơn Tổ chức môi trường chơi và sử dụng nó như một phương tiện phát triển tính tự lập cho trẻ là một cách để các
GV “biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục”, trong đó trẻ vận dụng những kinh nghiệm đã có và cùng với những tín hiệu gợi ý từ môi trường chơi để từ đề xuất ra trò chơi mới, tự tổ chức thực hiện nhiệm vụ chơi, tự kiểm soát và đánh giá quá trình chơi của mình nhưng không chệch khỏi định hướng và mục tiêu giáo dục mà GV đã đề ra.
| Tổ chức môi trường chơi để phát triển khả năng tự lập chơi cho trẻ là việc làm cần thiết nên đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của GV và cũng phải được thực hiện theo một kế hoạch, một quy trình và mục đích nhất định.
1.2 Thực tiễn hiện nay cho thấy các GV đã quan tâm tới việc tổ chức môi trường chơi cho trẻ, đã đưa vào môi trường chơi của trẻ nhiều đồ dùng đồ chơi,phong phú hấp dẫn Tuy nhiên công việc này chưa được thực hiện theo một kế hoạch cụ thể, GV chưa xác định ý nghĩa của đối tượng đối với khả năng tự lập chơi của trẻ Do vậy biểu hiện tự lập chơi của trẻ chưa cao, trẻ có phụ thuộc nhiều và sự hướng dẫn của GV và chưa chủ động sáng tạo, quá trình chơi của trẻ Khả năng định hướng môi trường chơi của trẻ tron điều kiện môi trường chơi có sự thay đổi là chưa cao, trẻ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự tìm kiếm phương tiện chơi, tự giải quyết tình huống nảysinh trong trò chơi Khả năng tự đánh giá bản thân qua hoạt động chưa tốt, trẻ còn dựa nhiều vào sự dẫn dắt và câu hỏi gợi ý của GV.
1.3 Dựa trên kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi là xuất một số biện pháp: tổ chức xây dựng môi trường chơi nhằm phát triển tinh tự lập cho trẻ.
Các giải pháp cụ thể như: Thường xuyên thay đổi không gian chơi cho trẻ; Thường xuyên thay đổi đối tượng chơi trong các góc chơi; Tạo mối quan hệ gần gũi, gắn bó, thân thiết giữa cô và trẻ; Xây dựng mối quan hệ hợp tác trong các nhóm trẻ ; Động viên, khuyến khích trẻ