1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hứng thú học tập môn giáo dục học đại cương của sinh viên trường cao đẳng cộng đồng hậu giang

96 3,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  LÊ KHÁNH VÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẬU GIANG Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC Mã số: 60 31 80 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN TUẤN LỘ T.P Hồ Chí Minh, năm 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. LÊ KHÁNH VÂN LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình hoàn thành luận văn: Hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương của sinh viên Giáo dục mầm non trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của thầy hướng dẫn, trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, đồng nghiệp, các em sinh viên Giáo dục mầm non trong trường. Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Phó giáo sư- Tiến sĩ Trần Tuấn Lộ, thầy đã hết lòng giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu, động viên cho tôi hoàn thành đề tài luận văn này. Ban giám hiệu trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, đồng nghiệp trong trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá thu thập số liệu tại trường. Các em sinh viên đã hợp tác và cung cấp cho tôi những thông tin trong quá trình nghiên cứu đề tài. T.p Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2011. MỤC LỤC 0TLỜI CAM ĐOAN0T 2 0TLỜI CẢM ƠN0T 3 0TMỤC LỤC0T 4 0TMỞ ĐẦU0T 7 0T1.Lý do chọn đề tài0T 7 0T2. Mục đích nghiên cứu0T 8 0T3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu0T 8 0T4. Giả thuyết khoa học0T 8 0T5. Nhiệm vụ nghiên cứu0T 8 0T6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu0T 8 0T7. Phương pháp nghiên cứu0T 9 0T8. Đóng góp mới của đề tài0T 9 0TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NÀY0T 11 0T1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ0T 11 0T1.1.1. Những nghiên cứu về hứng thú0T 11 0T1.1.2. Những nghiên cứu về hứng thú nhận thức0T 12 0T1.1.3. Những nghiên cứu về hứng thú học tập0T 12 0T1.1.4. Những nghiên cứu về hứng thú học tập bộ môn.0T 13 0T1.2. LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ0T 16 0T1.2.1. Lý luận về hứng thú0T 16 0T1.2.1.1. Khái niệm0T 16 0T1.2.1.2. Biểu hiện của hứng thú0T 17 0T1.2.1.3. Mối quan hệ của hứng thú với đặc điểm, trạng thái tâm lý khác.0T 19 0T1.2.1.4. Sự hình thành, phát triển hứng thú0T 21 0T1.2.1.5 Phân loại hứng thú0T 22 0T1.2.2. Hứng thú nhận thức0T 23 0T1.2.2.1. Khái niệm0T 23 0T1.2.2.2. Đặc điểm của hứng thú nhận thức0T 24 0T1.2.3. Hứng thú học tập0T 25 0T1.2.3.1. Khái niệm0T 25 0T1.2.3.2. Biểu hiện của hứng thú học tập0T 26 0T1.2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển hứng thú học tập.0T 26 0T1.2.4. Hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương0T 30 0T1.2.4.1. Khái quát hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương0T 30 0T1.2.4.2. Biểu hiện của hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương0T 30 0T1.2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương.0T 32 0TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẬU GIANG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ 0T 38 0T2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU0T 38 0T2.1.1. Mẫu nghiên cứu0T 38 0T2.1.2. Dụng cụ nghiên cứu0T 38 0T2.1.2.1. Cấu trúc bảng trưng cầu ý kiến sinh viên về thực trạng và nguyên nhân hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương của sinh viên Giáo dục mầm non trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang0T 38 0T2.1.2.2. Quy cách trả lời bảng trưng cầu ý kiến.0T 41 0T2.1.2.3.Cách xử lý bảng trưng cầu ý kiến.0T 42 0T2.1.2.4.Quy định phiếu không hợp lệ0T 43 0T2.1.3.Xử lý số liệu thống kê bằng phần mền SPSS for Windows 11.5 .0T 43 0T2.2. TÌNH HÌNH HỨNG THÚ HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẬU GIANG.0T 43 0T2.2.1. Nhận thức của sinh viên Giáo dục mầm non trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang về ý nghĩa môn Giáo dục học đại cương.0T 43 0T2.2.2. Cảm xúc của sinh viên Giáo dục mầm non trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang đối với môn Giáo dục học đại cương.0T 44 0T2.2.3. Hành động học tập của sinh viên Giáo dục mầm non trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang trong quá trình học môn Giáo dục học đại cương0T 47 0T2.2.4. Hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương của sinh viên Giáo dục mầm non trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang.0T 49 0T2.3. NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ĐẾN HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẬU GIANG0T 53 0T2.3.1. Những nguyên nhân tác động tích cực tới hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương của sinh viên Giáo dục mầm non.0T 53 0T2.3.2. Những nguyên nhân tác động tiêu cực tới hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương.0T 56 0TCHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẬU GIANG 0T 62 0T3.1. TỒ CHỨC NGHIÊN CỨU0T 62 0T3.1.1. Cấu trúc bảng trưng cầu ý kiến về biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương cho sinh viên Giáo dục mầm non trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang0T 62 0T3.1.2. Cách trả lời bảng trưng cầu ý kiến0T 63 0T3.1.3. Cách sử lý bảng trưng cầu ý kiến0T 64 0T3.2. CÁC BẢNG TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN GIÁO DỤC MẦM NON0T 64 0T3.2.1. Ý kiến của sinh viên Giáo dục mầm non về những biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương0T 64 0T3.2.2. Ý kiến của giảng viên về những biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương0T 68 0T3.2.3. Ý kiến của sinh viên Giáo dục mầm non về những bài học trong môn Giáo dục học đại cương.0T 71 0T3.2.4. Ý kiến của giảng viên về những bài học trong môn Giáo dục học đại cương.0T 72 0T3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN GIÁO DỤC MẦM NON0T 73 0T3.3.1. Nhóm biện pháp về người học0T 73 0T3.3.2. Nhóm biện pháp môi trường học tập0T 74 0T3.3.3. Nhóm biện pháp về môn học0T 76 0T3.3.4. Nhóm biện pháp về giảng viên0T 77 0TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ0T 81 0TKết luận0T 81 0TKiến nghị0T 81 0TTÀI LIỆU THAM KHẢO0T 84 0TPHỤ LỤC0T 86 0TPhụ lục 10T 86 0TPhụ lục 2:0T 94 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay, đặt ra yêu cầu rất cao đối với nguồn nhân lực, những người lao động tương lai cần có tri thức, năng động, sáng tạo…để đạt được những yêu cầu đó, giáo dục nhà trường đóng vai trò rất quan trọng. Mục đích của giáo dục là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục để người học có thể tự học suốt đời. Trong mối quan hệ giữa thầy và trò, hiệu quả giáo dục phụ thuộc nhiều vào việc làm thế nào để người học hoạt động một cách tích cực. Hứng thú là nguồn tạo nên tính tích cực đó. Hứng thú là một trong những vấn đề phức tạp của tâm lý học, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng đối với con người. Hứng thú kích thích hoạt động của con người, làm cho con người say mê, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của mình. Hoạt động nào có hứng thú cao hơn, người thực hiện nó một cách dễ dàng, có hiệu quả cao, tạo ra xúc cảm dương tính mạnh mẽ đối với người tiến hành hoạt động đó. Họ sẽ tìm thấy niềm vui trong hoạt động, hoạt động sẽ trở nên nhẹ nhàng, ít tốn công sức hơn, có sự tập trung cao. Ngược lại, người ta cảm thấy gượng ép, hoạt động trở nên nặng nhọc, khó khăn làm cho người ta mệt mỏi, chất lượng hoạt động giảm rõ rệt. Hứng thú học tập có ý nghĩa rất lớn đến thành tích kết quả học tập của sinh viên. Usinxki cho rằng: “Trong học tập không có hứng thú mà chỉ dùng sức mạnh của sự cưỡng ép, nó sẽ làm cho óc sáng tạo của người ta ngày thêm mai một, nó sẽ làm cho người ta ngày một thờ ơ với loại hình hoạt động này” [38 – tr 29] Cũng như các lĩnh vực hoạt động khác, học tập là một loại lao động gian khổ, phức tạp. Muốn đạt tới đỉnh cao của khoa học, cần phải thường xuyên, tích cực, sáng tạo trong học tập. Do vậy, nếu có hứng thú học tập con người có cảm giác dễ chịu, giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tự giác, độc lập, chủ động, tích cực, làm nẩy sinh khát vọng học tập một cách sáng tạo, lĩnh hội tri thức cũng trở nên dễ dàng hơn, sẽ đạt được những thành tích nhất định trong học tập. Ngược lại, không có hứng thú, học tập chỉ mang tính chất đối phó, miễn cưỡng thì sẽ trở nên nặng nề và khó đạt được kết quả cao. Giáo dục học đại cương là một trong những môn học căn bản của sinh viên sư phạm. Việc hình thành hứng thú học tập đặc biệt là hứng thú học tập môn giáo dục học đại cương là cơ sở để sinh viên – những thầy cô giáo tương lai có thái độ và phương pháp giáo dục phù hợp đặc điểm tâm lý, sinhcủa trẻ. Đối với bậc mầm non, phương pháp giáo dục của thầy, cô giáo như thế nào, tác động rất lớn tới các em nhỏ. Do vậy, việc trau dồi phương pháp giảng dạy của sinh viên Giáo dục mầm non lại càng phải được quan tâm nhiều hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục, tăng thêm lòng yêu nghề, yêu trẻ của sinh viên Giáo dục mầm non. Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục, trong điều kiện tỉnh Hậu Giang còn nghèo, trình độ dân trí thấp, rất cần đội ngũ lao động giỏi phục vụ cho tỉnh nhà, thì việc làm thế nào để người học hứng thú trong học tập là vấn đề cần phải suy nghĩ. Trong khuôn khổ của đề tài, tôi lựa chọn nghiên cứu hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương. Trên cơ sở đó, đề ra biện pháp nâng cao hứng thú cho sinh viên Giáo dục mầm non, giúp các em học tập tốt môn học này. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương của sinh viên Giáo dục mầm non trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang. Từ đó, đề xuất các biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn này cho sinh viên Giáo dục mầm non trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Giáo dục mầm non trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang đã học môn Giáo dục học đại cương. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương của sinh viên Giáo dục mầm non. 4. Giả thuyết khoa học Hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương của sinh viên Giáo dục mầm non trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang chưa cao và có thể tìm ra những biện pháp nâng cao hứng thú này. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 5.2. Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương của sinh viên Giáo dục mầm non trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang và tìm hiểu nguyên nhân của nó. 5.3. Đề xuất biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương cho sinh viên Giáo dục mầm non trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu vấn đề hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương và tìm ra biện pháp cụ thể để nâng cao hứng thú học tập môn này cho sinh viên Giáo dục mầm non trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Sử dụng các phương pháp đọc, phân tích, khái quát các tài liệu, văn bản nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu các bài kiểm tra của sinh viên để bổ sung cho kết quả điều tra. 7.2. Phương pháp quan sát Sử dụng phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu những biểu hiện hứng thú học môn Giáo dục học đại cương của sinh viên trong những giờ lên lớp. 7.3. Phương pháp đàm thoại Trò chuyện với các em sinh viên và các giảng viên giảng dạy những lớp tiến hành nghiên cứu để có thông tin cho vấn đề nghiên cứu. 7.4. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý – Giáo dục đối với những vấn đề còn chưa rõ trong quá trình nghiên cứu. 7.5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Với phương pháp điều tra sử dụng bảng hỏi, việc soạn bảng hỏi dựa vào cơ sở lý luận của đề tài. Soạn thảo bảng hỏi gồm các bước sau: Bước thăm dò thử Sinh viên trả lời câu hỏi sau: Các em có suy nghĩ gì về môn Giáo dục học đại cương mà các em đã học ? Vì sao ? Các em có kiến nghị gì đối với giảng viên và nhà trường, để nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương ? Trên cơ sở câu trả lời của sinh viên để tiến hành soạn bảng thăm dò chính thức. Bước soạn bảng thăm dò chính thức Bảng hỏi gồm nhiều câu dễ hiểu, rõ ràng. Các câu có sự ràng buộc nhau để kiểm tra độ chân thực trong các câu trả lời, có câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Ngoài bảng hỏi dành cho sinh viên còn có bảng hỏi dành cho giảng viên, nhằm tham khảo ý kiến của các thầy, cô về thực trạng hứng thú và về những biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương. 8. Đóng góp mới của đề tài Đề tài này là nghiên cứu mới, thiết thực. Cái mới ở đây là nghiên cứu hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương, trên đối tượng là các em sinh viên Giáo dục mầm non trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, thuộc một tỉnh nghèo, trình độ dân trí thấp, mới được thành lập, rất cần đội ngũ lao động có trình độ cao. Do vậy, làm thế nào nâng cao nâng cao hứng thú cho người học nói riêng, cũng như chất lượng giáo dục nói chung, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội là việc làm rất cần thiết. [...]... kiến thức của mình về môn Giáo dục học đại cương Dựa trên sự phân tích biểu hiện của hứng thú, hứng thú học tập, hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương, chúng tôi xây dựng những nhóm dấu hiệu về biểu hiện của hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương Cụ thể: Nhóm dấu hiệu về nhận thức ý nghĩa môn học Giáo dục học đại cương: - Giáo dục học đại cươngmôn học quan trọng đối với ngành Giáo dục mầm... tới tâm lý của người học, tạo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi cho sự hình thành, phát triển hứng thú học tập 1.2.4 Hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương 1.2.4.1 Khái quát hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương Hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương mà tôi sử dụng trong đề tài, với nghĩa hứng thú nhận thức trong hoạt động học tập, môn học cụ thể là môn Giáo dục học đại cương Từ... hứng thú học tập các môn của học sinh cấp II một số trường tiên tiến” Từ thực trạng hứng thú học tập của học sinh, tác giả đề xuất biện pháp giáo dục nhằm nâng cao hứng thú học tập cho các em - Năm 1977, tổ nghiên cứu của Khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội I đã nghiên cứu đề tài Hứng thú học tập của học sinh cấp II đối với môn học cụ thể” kết quả cho thấy, hứng thú học tập các môn. .. Nội dung môn học cần cho cuộc sống - Môn Giáo dục học đại cương giúp em hiểu biết hơn về nghề Giáo dục mầm non - Môn Giáo dục học đại cương giúp em nâng cao lòng yêu nghề, yêu trẻ - Môn Giáo dục học đại cương giúp em lĩnh hội được tri thức giáo dục, rèn luyện và phát triển nhân cách bản thân - Môn Giáo dục học đại cương giúp em hình thành kỹ năng dạy họcgiáo dục - Học môn Giáo dục học đại cương, ... vào khám phá bản chất môn Giáo dục học đại cương Đối tượng của hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương là nội dung môn học Do vậy, sinh viên không chỉ tiếp thu mà còn nắm vững tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo….do nội dung môn học này quy định Hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương tạo ra động cơ chủ đạo của hoạt động học tập, có tác dụng thay đổi bản thân hoạt động học tập, ảnh hưởng tới tính... để học môn Giáo dục học đại cương + Em chú ý nghe giảng môn Giáo dục học đại cương + Em ghi chép bài đầy đủ + Em chỉ học vở ghi và giáo trình chính mà cô giới thiệu + Em học bài và làm bài tập trước khi đến lớp + Em đi học chuyên cần đối với môn Giáo dục học đại cương + Em đọc những tài liệu liên quan đến môn Giáo dục học đại cương - Hành động học tập tích cực + Trong khi học môn Giáo dục học đại cương, ... Từ những phân tích về hứng thú, hứng thú học tập tôi thấy: Hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương là sự lựa chọn của cá nhân, hướng vào nhận thức môn học Giáo dục học đại cương, cùng với cảm xúc tốt trong quá trình này, nhằm vươn lên nắm kiến thức học tập một cách sâu sắc, toàn diện Hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương kết hợp giữa yếu tố nhận thức và xúc cảm với môn học, tạo cho cá nhân... dục học đại cương nói riêng Tóm lại, hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương của sinh viên nảy sinh, hình thành, phát triển dưới ảnh hưởng của những yếu tố bên trong (sinh viên) và bên ngoài (giảng viên, đặc điểm môn học, môi trường học tập) Từ đó, có thể xây dựng những nhóm dấu hiệu, để nghiên cứu nguyên nhân tác động tới hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương, cụ thể như sau: Về sinh viên: ... học tập môn Giáo dục học đại cương Mặt nhận thức - cảm xúc tích cực trong hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương, được biểu hiện trong hoạt động học tập của sinh viên Người học nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa, vai trò của môn Giáo dục học đại cương trong đời sống xã hội, đối với bản thân, nghề nghiệp… Người học có cảm xúc dương tính, tích cực, đối với môn Giáo dục học đại cương, qua những... quả học tập của các em được nâng cao Các em thường đạt khá, giỏi trong học tập 1.2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương Yếu tố bên trong a Sinh viên Kinh nghiệm của sinh viên Khi họctrường phổ thông những môn như: Anh văn, Văn, Sử các em sinh viên đã được học, nên nếu các em họcCao đẳng, Đại học các ngành: Anh văn, Sử, Văn hoặc học . động học tập của sinh viên Giáo dục mầm non trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang trong quá trình học môn Giáo dục học đại cương0 T 47 0T2.2.4. Hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương của sinh. cứu: Sinh viên Giáo dục mầm non trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang đã học môn Giáo dục học đại cương. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương của sinh viên Giáo. triển hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương. 0T 32 0TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẬU GIANG VÀ

Ngày đăng: 30/05/2014, 15:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w