1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại hà nội

68 870 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 770,5 KB

Nội dung

Hiệu quả của việc đọc sách này tăng lênnhiều lần vì những hiện tượng văn học đã trở nên cụ thể trước mắt người xemvới sự sống động, linh hoạt giúp cho họ cảm nhận chúng một cách rõ ràng.

Trang 1

M ỤC L ỤC Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1 THỊ HIẾU 4

1.2 THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH 7

1.2.1 Điện ảnh 7

1.2.1 Thị hiếu điện ảnh 9

1.3 THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN 11

1.3.1 Sinh viên 11

1.3.2 Thị hiếu điện ảnh của sinh viên 13

Chương 2 THỰC TRẠNG THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CƠ SỞ ĐIỆN ẢNH TẠI HÀ NỘI 14

2.1.1 Khái quát về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội 14

2.1.2 Khái quát về các cơ sở điện ảnh trên địa bàn Hà Nội 15

2.2 THỰC TRẠNG THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI 17

2.2.1 Thị hiếu của sinh viên trong lĩnh vực thưởng thức điện ảnh 17

2.2.1.1 Sinh viên yêu thích thưởng thức điện ảnh 17

2.2.1.2 Phương thức thưởng thức điện ảnh của sinh viên 20

Trang 2

2.2.1.3 Những yêu thích của sinh viên trong thưởng thức điện ảnh 21

2.2.2.Thị hiếu của sinh viên trong lĩnh vực đánh giá điện ảnh 34

2.2.2.1 Sinh viên quan tâm đến việc đánh giá các tác phẩm điện ảnh 34

2.2.2.2 Một vài thị hiếu của sinh viên qua việc đánh giá các tác phẩm điện ảnh 35

2.2.3 Thị hiếu của sinh viên trong lĩnh vực sáng tạo điện ảnh 46

2.2.3.1 Sinh viên yêu thích tham gia vào sáng tạo điện ảnh 45

2.2.3.2.Hoạt động sáng tạo điện ảnh của sinh viên chưa nhiều 46

2.3 Nguyên nhân tác động đến thị hiếu điện ảnh của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội 47

2.3.1 Nguyên nhân chủ quan 47

2.3.1.1 Tâm lý lứa tuổi 47

2.3.1.2 Hoàn cảnh kinh tế 48

2.3.1.3 Lối sống của sinh viên 48

2.3.1.4 Trình độ kiến thức 49

2.3.2 Nguyên nhân khách quan 49

2.3.2.1 Tác động của hội nhập 49

2.3.2.2 Hoạt động của ngành điện ảnh 50

2.3.2.3 Từ các cơ quan văn hoá 50

2.3.2.4 Từ phía nhà trường… 51

Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI 3.1 THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN QUA DƯ LUẬN 52 3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO

THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG

Trang 3

ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI 52

3.2.1 Đối với ngành điện ảnh 52

3.2.1.1 Đối với các cơ sở điện ảnh 52

3.2.1.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh 55

3.2.2 Đối với các cơ quan văn hoá 56

3.2.3 Đối với nhà trường 57

3.2.4 Đối với sinh viên 58

KẾT LUẬN 61

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Điện ảnh là môn nghệ thuật tổng hợp có sức thu hút kì lạ đối với côngchúng Và lực lượng khán giả đông đảo của điện ảnh là sinh viên Họ cónhững thị hiếu điện ảnh khác nhau, có người thích xem bộ phim này, nhưng

có người lại thích xem bộ phim khác Thị hiếu điện ảnh của họ góp phần làmphong phú, đa dạng thêm thị hiếu điện ảnh của công chúng Bởi vậy, khi nắmbắt được thị hiếu điện ảnh của sinh viên sẽ giúp cho các nhà điện ảnh hiểu rõhơn về một bộ phận đông đảo của khán giả để đáp ứng kịp thời

Sinh viên là những ngườì đang chuẩn bị kiến thức và kinh nghiệm đểbước vào lao động nghề nghiệp Họ có mong muốn làm giàu vốn sống, vốnvăn hoá, nghệ thuật và tự hoàn thiện mình Họ đã tìm ra phương thức hữuhiệu để thoả mãn là điện ảnh Môn nghệ thuật thứ bảy này từ lâu đã trở thànhmón ăn tinh thần không thể thiếu được của họ Điện ảnh đem lại cho sinh viênnhững giây phút thoải mái, lý thú, thoải mái sau những giờ học căng thẳng.Điện ảnh còn giúp cho sinh viên nhận biết và hiểu cuộc sống muôn màu muôn

vẻ Không những thế, điện ảnh đã khơi dậy những gì tốt đẹp trong tâm hồn

họ, hướng tới chân thiện mỹ, đến một cái đẹp hoàn thiện Nghiên cứu thị hiếuđiện ảnh của sinh viên nhằm thoả mãn nhu cầu của họ

Trong thời kì đổi mới, chăm lo đào tạo những trí thức tương lai cho xãhội đã được Đảng và nhà nước quan tâm vì họ là những chủ nhân tương laicủa đất nước Trong văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnhvấn đề giáo dục thẩm mỹ, giáo dục văn hoá, nghệ thuật: “Các ngành văn hoágiáo dục Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các ngành có liên quancần phối hợp chặt chẽ đẩy mạnh vấn đề giáo dục thẩm mỹ, giáo dục văn hoá,nghệ thuật trong các trường học” Bên cạnh những thị hiếu lành mạnh, trongsinh viên cũng tồn tại những thị hiếu không lành mạnh Tìm hiểu thị hiếu điệnảnh của sinh viên giúp cho các nhà quản lý văn hoá, nhà trường và các ngànhliên quan có giải pháp định hướng giáo dục nhằm nâng cao thị hiếu của họ

Trang 5

Thị hiếu điện ảnh của công chúng nói chung và của sinh viên nói riêngluôn thay đổi nhất là dưới tác động của hội nhập Nếu không nhận thức được

sự thay đổi nhanh chóng đó sẽ không đáp ứng được nhu cầu của họ

Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh

viên một số trường đại học tại Hà Nội” làm khoá luận tốt nghiệp cử nhân

Quản lý văn hoá

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về thị hiếu điện ảnh thì đã có rất nhiều công trình, nhiều bàibáo như: luận án phó TS của Nguyễn Văn Thủ với đề tài “Nhu cầu điện ảnhcủa công chúng Việt Nam hiện nay”, “Khán giả điện ảnh Việt Nam, nhu cầu

và thị hiếu” của Phòng nghiên cứu khán giả điện ảnh – Fafilm Việt Nam, “Vềnhu cầu và thị hiếu điện ảnh của công chúng” ở An Giang của Hoàng TrầnDoãn, “Nhu cầu và thị hiếu khán giả điện ảnh” - Đặng Minh Liên… Nhìnchung các công trình này đều đi vào khảo sát trên diện rộng Còn nghiên cứuthị hiếu điện ảnh của sinh viên lại rất ít, chủ yếu chỉ dưới dạng các bài báo

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài đi vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá thị hiếu điện ảnh của sinhviên một số trường đại học tại Hà Nội để rút ra những biện pháp nhằm nângcao thị hiếu cho sinh viên

Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu về thị hiếu điện ảnh của sinh viên.Với dự hạn hẹp của thời gian nghiên cứu, người viết chỉ xin nghiên cứu

đề tài ở 4 trường đại học tại Hà Nội (2 trường thuộc khối xã hội và hai trườngthuộc khối tự nhiên) là: Đại học Văn hoá Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội vànhân văn, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội

Trang 6

4 Nhiệm vụ của khoá luận

- Tìm hiểu thực trạng thị hiếu điện ảnh của sinh viên các trường đại họctại Hà Nội

- Nêu nguyên nhân thị hiếu điện ảnh của sinh viên

- Đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao thị hiếu điện ảnh của sinhviên

5 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu

- Điều tra bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp xử lý số liệu

6 Cấu trúc của khoá luận

Ngoài mở đầu, kết thúc, khoá luận gồm các chương:

Chương 1: Một số khái niệm cơ bản

Chương 2: Thực trạng thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đạihọc tại Hà Nội

Chương 3: Một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao thị hiếu điện ảnhcủa sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội

Trang 7

Chương 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1 THỊ HIẾU

Theo ngôn ngữ La Tinh ở phương Tây và ngôn ngữ phương Đông thìthị hiếu chính là Gustus đều chỉ sự ham muốn sự thích thú chung, do giácquan mang lại chứ không chỉ là sự thích thú riêng do giác quan nào đó củacon người Người ta thích ăn món ăn Trung Quốc, thích hút thuốc lá mùi vịThổ Nhĩ Kỳ, thích ngửi nước hoa Pháp…đều liên quan đến thị hiếu của conngười Do vậy thị hiếu là một khái niệm chỉ sự thích thú của con người khitiếp xúc với đối tượng thông qua các giác quan

Tuy nhiên chung quanh vấn đề thị hiếu có rất nhiều cách phát biểu khácnhau Nhưng nói chung đều xoay quanh hai ý kiến Một là, trong khái niệmthị hiếu có chỉ sự thích thú cá nhân hay không hay là sự thích thú của conngười nói chung Hai là, khái niệm thị hiếu có bao chứa kiểu thích thú, kiểu

ưa thích không

Tác giả Đỗ Huy cho rằng: “Thị hiếu là khả năng lựa chọn phổ biến củacon người, là sở thích trong mọi lĩnh vực của cá nhân và tập thể” [10, tr 177].Theo tác giả, thị hiếu là sự yêu thích của đa số công chúng chứ không phảicủa một cá nhân cụ thể

Còn ý kiến thứ hai, tác giả Trần Độ trong cuốn “Thoả mãn nhu cầu vănhoá và nâng cao thị hiếu nghệ thuật” lại bày tỏ rằng: “Thị hiếu là kiểu ưathích nào đó, kiểu ưa thích này thường bộc lộ ngay lập tức, nó biểu thị toàn bộkhả năng đánh giá, cảm xúc của chủ thể” [6, tr 21] Sở dĩ kiểu ưa thích nàybộc lộ ngay lập tức vì khả năng đánh giá, xúc động của ta bao giờ cũng thểhiện trước một đối tượng thẩm mỹ và tạo ra một sự ưa thích ngay lập tức theomột kiểu nào đó Chẳng hạn như khi đứng trước một bức tượng (đối tượngthẩm mỹ) thị hiếu (tức là kiểu ưa thích) của ta lập tức sẽ xuất hiện ngay Ta sẽthấy ngay một trạng thái thích thú, khoái cảm hay thờ ơ thậm chí khó chịu…

Trang 8

ưa thích của mỗi cá nhân không thể xác lập thành một kiểu Kiểu là do nhiều

sự vật có thuộc tính giống nhau tạo nên Do đó nhiều cá nhân cùng thích mộttác phẩm nào đó mới có ý nghĩa kiểu ưa thích Còn nếu mỗi cá nhân có thịhiếu của riêng mình thì chúng ta có thể gọi là sở thích cá nhân mà thôi

Khái niệm thị hiếu trong đời sống cũng như trong khoa học đều baohàm sự ưa thích của một cá nhân hay một nhóm cá nhân về một quyển sáchhay một bức tranh nào đó Thị hiếu tuy gắn với tình cảm cá nhân nhưng biểuthị các kiểu ưa thích khác nhau Bởi vậy, người viết xin lấy một khái niệm rấtđơn giản nhưng lại khá bao quát của TS Hoàng Trần Doãn để chúng ta cùng

sử dụng trong cuốn khoá luận này: “Thị hiếu là biểu hiện sự yêu thích của cánhân và xã hội trong một khoảng thời gian nào đó đối với vật chất hay tinhthần Thị hiếu thay đổi theo sự thay đổi của cá nhân và xã hội trong khoảngthời gian khác nhau” [5, tr 26]

Thị hiếu được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động đểthoả mãn nhu cầu của cá nhân cũng như của xã hội Trong cuốn “Những vấn

đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học”, B.Ph.Lômô đã viết như sau:

“Nhưng các đối tượng của nhiều nhu cầu và phương pháp thoả mãn chúngđược xã hội tạo nên trong lịch sử phát triển của chúng ở mọi người, cá nhân,cộng đồng đã hoàn thành và phát triển thị hiếu và sở thích nhất định” [14,tr.320] Như thế thị hiếu được hình thành trong một thời gian dài, tồn tại nhưmột phẩm chất văn hoá của chủ thể trong hoạt động thoả mãn nhu cầu Trongthành phần của thị hiếu có trình độ văn hoá, trình độ học vấn truyền thốngcùng nhiều yếu tố khác Thị hiếu trở thành đối tượng nghiên cứu như mộtkhái niệm căn bản gắn liền với sự tiêu dùng cá nhân, xã hội và làm thoả nhucầu của chủ thể

Thị hiếu được hình thành xuất phát từ sở thích Sở thích là ý thích riêngcủa mỗi cá nhân đối với đối tượng nào đó tương đối ổn định và lâu dài.Những sở thích này cùng với mong muốn thoả mãn nhu cầu trở thành động cơthúc đẩy hoạt động thoả mãn nhu cầu của chủ thể Nhu cầu được thoả mãn sẽ

Trang 9

được củng cố và phát triển sở thích, tạo ra các sở thích mới ở chủ thể Lúc này

sở thích là cơ chế để hình thành nhu cầu Trong bất cứ hoạt động nào của conngười hay xã hội cũng thuộc sự yêu thích khác nhau của cá nhân với đốitượng Sở thích nào được hình thành và tồn tại trong chủ thể một cách lâu dài,chi phối việc hình thành hoạt động và thoả mãn nhu cầu thì được gọi là thịhiếu

Trong thị hiếu cần phân biệt thị hiếu thấp và thị hiếu cao, thị hiếukhông lành mạnh và thị hiếu lành mạnh

Trước hết cần phân biệt thị hiếu thấp (hay thị hiếu kém phát triển) vàthị hiếu cao (thị hiếu phát triển) Thị hiếu thấp là loại thị hiếu thô kệch, dochưa được nâng cao trình độ thẩm mỹ, chưa biết phân biệt cái nào là đẹp, cáinào là không đẹp Vì thế ở những người mà thị hiếu thấp thường thích nhữngcái không đẹp vì tưởng rằng nó đẹp Những cái ấy đối với người có thị hiếuhơn lại thấy nó lố bịch, cầu kỳ và buồn cười Thị hiếu thấp là thị hiếu củanhững người chưa được tiếp xúc với nhiều cái đẹp thực sự vì thế nó thô sơ,kệch cợm

Ngược lại thị hiếu cao (hay thị hiếu phát triển) là thị hiếu của nhữngngười có học vấn, có trình độ kiến thức cao, thực sự tiếp xúc nhiều với cáiđẹp Ở những người này, thị hiếu tinh tế hơn, sâu sắc hơn nhất là ở nhữngngười được giáo dục thẩm mỹ

Thị hiếu cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ kiến thức, trong đó kiếnthức về ngôn ngữ các loại hình nghệ thuật là yếu tố rất quan trọng Bởi vì nếuthưỏng thức nghệ thuật mà không hiểu ngôn ngữ nghệ thuật thì không thểthưởng thức được

Khi nói tới thị hiếu lành mạnh và thị hiếu không lành mạnh lại đề cậptới một vấn đề khác

Thị hiếu không lành mạnh có hai loại ở mức cao là thị hiếu độc hại, ởmức thấp là thị hiếu xấu Sở dĩ có sự phân biệt như vậy vì có tác phẩm xuất

Trang 10

thể mang sự độc hại đến cho khán giả Thế nhưng cũng có tác phẩm xuất phát

từ thị hiếu xấu nhưng tác hại của nó khó nhận thấy hơn nó bị chen lẫn vớinhững yếu tố nghệ thuật thực sự…nó cũng thuộc về loại không lành mạnh.Loại thị hiếu không lành mạnh (độc hại và xấu) này tác động xấu đến sự pháttriển tinh thần và nhân cách của con ngưòi

Còn thị hiếu lành mạnh là loại thị hiếu tốt không chỉ đảm bảo cho nhâncách phát triển toàn diện mà con giúp cho chủ thể hưởng thụ, đánh giá đúngđắn, trọn vẹn các đối tượng thẩm mỹ mà còn tạo ra nhiều giá trị thẩm mỹ caođẹp

1.2 THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH

1.2.1 Điện ảnh

Theo luật Điện ảnh, năm 2006 quy định: “Điện ảnh là loại hình nghệthuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm thanh, được ghitrên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổbiến đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật” [15, tr.8]

Điện ảnh ra đời trên cơ sở những phát minh khoa học kỹ thuật và trongmỗi bước phát triển của nó như đều gắn liền với những tiến bộ, nhữngphương tiện mới của kỹ thuật hiện đại Chẳng bao nhiêu lâu sau khi ra đờiđiện ảnh đã có một sự vượt thoát kỳ diệu lên trên một kỹ nghệ thông thường,

ra khỏi sự ràng buộc của phương tiện kỹ thuật để tồn tại như một ngành nghệthuật Điện ảnh đã tổng hợp được được tinh tuý của các bộ môn nghệ thuậtkhác như văn học, sân khấu, hội hoạ, âm nhạc…đã gắn kết sức mạnh của cácloại hình nghệ thuật đó bằng sức mạnh của các phương tiện Nhờ đó mà nó cókhả năng truyền cảm mạnh mẽ, cuốn hút sự ưa thích của nhiều người

Điện ảnh sử dụng ngôn ngữ riêng của mình, đó là ngôn ngữ đặc biệttổng hợp được tạo ra bởi hình ảnh, động tác của máy quay, ánh sáng, phụctrang và bối cảnh, âm thanh, dựng phim, thời gian, không gian, lời thoại vànhững phương pháp bổ sung dẫn truyện…Tính đặc biệt của nó không chỉ thểhiện ở việc nó được tạo ra mà còn ở chỗ người ta cảm nhận nó M.Martin viết

Trang 11

về ngôn ngữ đặc biệt này như sau: “Người ta cảm nhận nó không chỉ bằng taibằng mắt mà còn bằng cảm xúc và bằng trái tim” [18, tr.36] Tính tổng hợpcủa điện ảnh còn bao hàm sự tổng hợp những cái hay nhất, cảm xúc tốt nhấtcủa những người trong nhóm làm phim khi cùng nhau sáng tạo ra tác phẩmnghệ thuật của mình.

Điện ảnh là loại hình nghệ thuật mang tính chân thực cao Vì sự phongphú của thể loại có trong điện ảnh như: phim truyện, phim tài liệu, phim hoạthình mà tính chân thực của điện ảnh rất cao Phim tài liệu là thể loại mangtính báo chí và được thể hiện theo nguyên tắc chân thực nghĩa là nó đượcsáng tác và biểu hiện trên cơ sở các sự kiện có thực đã và đang xảy ra Phimtruyện lại được thể hiện và sáng tác theo nguyên tắc khúc triết nghĩa là sựviệc đã xảy ra (hoặc chưa xảy ra) được các tác giả sắp xếp thành chuỗi liênquan qua đó câu chuyện kể về các số phận của các nhân vật Và người xemcoi những biểu hiện trên phim là phản ánh đời sống thực, họ tin vào những gìxảy ra trong phim, đôi khi còn vận dụng nó vào trong đời sống của mình

Điện ảnh là loại hình có tính hấp dẫn Điện ảnh cho phép người ta đọcsách bằng hình ảnh, với sự hỗ trợ của âm thanh cuộc sống (tiếng động, âmnhạc, ngôn ngữ của con người) Hiệu quả của việc đọc sách này tăng lênnhiều lần vì những hiện tượng văn học đã trở nên cụ thể trước mắt người xemvới sự sống động, linh hoạt giúp cho họ cảm nhận chúng một cách rõ ràng.Với cách diễn xuất của diễn viên, cách ghi hình sinh động, linh hoạt và cách

hỗ trợ tối đa âm thanh, ánh sáng mà người nghe có thể cảm nhận được đầy đủcác vấn đề của xã hội, của con người được đề cập trong tác phẩm Hơn thếcon người có thể tìm thấy mình, những người thân, những người xung quanhmình trong đó

Điện ảnh đã được hàng triệu người trên thế giới hào hứng chào đón.Trong lịch sử phát triển của mình điện ảnh đã chứng tỏ tính ưu việt của một

bộ môn nghệ thuật tổng hợp có tác động mạnh mẽ đến tinh thần của quần

Trang 12

đến vậy, đồng thời lại đa năng đến như thế Nó có khả năng hình thành quanđiểm và thị hiếu của người xem Trong cuộc sống con người thường xây dựngcho mình cách ứng xử theo một khuôn mẫu nhất định Những khuôn mẫu nàyđược tìm thấy ở hình ảnh cụ thể của người cha, người mẹ, người thầy, ngườianh hay thần tượng của mình…Và điện ảnh giới thiệu với họ những khuônmẫu điển hình như thể bằng hình tượng nghệ thuật, theo ngôn ngữ của điệnảnh Điện ảnh đã tác động đến trí tuệ, tâm hồn, mang đến cho người xemnhững hiểu biết mới, những tình cảm mới góp phần điều chỉnh các quan hệ xãhội, hành vi theo lý tưởng của thời đại Điện ảnh xây dựng nên hình tượng,hình mẫu mà người xem thường tìm thấy ở đó thần tượng, mầu người chomình bắt chước Điện ảnh mang đến cho con người những khuôn mẫu ứng xửdưới dạng những hình ảnh cụ thể như cuộc đời với những khả năng nhậnthức, phản ánh như thế Điện ảnh là phương tiện của trí tuệ, làm giầu sự hiểubiết của con người, một hình thức hoạt động, nâng cao dân trí, một hình tháiđặc thù nhận thức xã hội, không những thế điện ảnh còn thức tỉnh những nhucầu tiềm ẩn, sâu xa của con người Do thế V.I Lenin đã nói rằng: “…đối vớichúng ta trong các loại hình nghệ thuật, điện ảnh la nghệ thuật quan trọng bậcnhất vì tính rộng rãi của nó…” [11, tr.272].

1.2.2 Thị hiếu điện ảnh

“Thị hiếu điện ảnh là biểu hiện mức độ yêu thích điện ảnh của chủ thể

Nó còn là khuynh hướng, kết quả lựa chọn nhu cầu điện ảnh và cũng là biểuhiện năng lực thưởng thức điện ảnh của chủ thể” [5, tr.78]

Thông thường tính hấp dẫn của tác phẩm điện ảnh tỷ lệ thuận với tácđộng gây khoái cảm của nó với chủ thể Có hai mâu thuẫn như sau: thứ nhất

là tác phẩm hay nhưng chủ thể lại không thích, thứ hai là tác phẩm không haynhưng chủ thể lại thích Có thể giải thích sự tồn tại của các trạng thái này bởi

sự tham gia của thị hiếu vào việc thưởng thức các tác phẩm của chủ thể Thịhiếu góp phần vào việc định hướng cho hoạt động của chủ thể, tạo cho chủthể những trạng thái, tình cảm yêu thích hay ngược lại

Trang 13

Trong nghệ thuật cũng như trong điện ảnh, thị hiếu hiện diện như mộtthành phần không thể thiếu để quyết định xu hướng hoạt động thoả mãn nhucầu điện ảnh của người sáng tác cũng như công chúng khán giả Thị hiếu điệnảnh đề cập như một thành phần tham gia vào nhu cầu điện ảnh.

Thị hiếu điện ảnh thúc đẩy quá trình tiếp xúc giữa chủ thể thẩm mỹ(công chúng) và đối tượng thẩm mỹ (tác phẩm điện ảnh) Trong khi thưởngthức, đánh giá một tác phẩm điện ảnh, khán giả nảy sinh sở thích hay khôngthích một yếu tố nào đó trong phim Và họ có nhu cầu tìm hiểu sâu sắc hơn vềtác phẩm đó hay tác phẩm khác Thí dụ như khi xem bộ phim “Cánh đồnghoang” một khán giả rất ấn tượng cảnh cuối phim khi người vợ trẻ ôm đứacon và bắn rơi máy bay để trả thù cho chồng Và vị khán giả đó nảy sinhmong muốn tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật quay của phim

Ở đây chúng ta cần phân biệt hai khái niệm nhu cầu điện ảnh và thịhiếu điện ảnh “Nếu nhu cầu điện ảnh là động cơ thúc đẩy con người hànhđộng để lĩnh hội, thưởng thức và sáng tạo ra các giá trị điện ảnh thì thị hiếuđiện ảnh lại là khả năng thẩm thấu, đánh giá của con người với các giá trị đó”[5, tr.46] Nhu cầu điện ảnh thôi thúc sự tìm kiếm, kích thích tính tích cực củacon người vượt qua trở ngại, khắc phục điều kiện và hoàn cảnh đến với tácphẩm điện ảnh thì thị hiếu là cánh cửa đón con người vào với thế giới điệnảnh Nhu cầu điện ảnh là những thuộc tính tiềm ẩn bên trong vốn có của conngười, còn thị hiếu điện ảnh được dần dần hình thành trong quá trình hoạtđộng thực tiễn của họ Tuy có sự phân biệt nhưng nhu cầu điện ảnh và thịhiếu điện ảnh lại có quan hệ mật thiết với nhau Nếu nhu cầu điện ảnh là cơ sở

để nảy sinh thị hiếu điện ảnh thì thị hiếu điện ảnh lại là một dạng động cơ củanhu cầu điện ảnh

Sở thích cá nhân là biểu hiện cụ thể của thị hiếu điện ảnh Ở trình độnào đó nó đơn thuần là “thích” hay “không thích” Trong quá trình thực tiễn,thị hiếu thẩm mỹ nói chung trong đó có thị hiếu điện ảnh dần dần được nâng

Trang 14

khả năng phát hiện, đánh giá những giá trị sâu lắng, tinh tế của tác phẩm, cókhả năng tiếp thu những cái mới lạ…Lúc này không chỉ còn đơn thuần làthích hay không thích mà nhờ có thị hiếu chủ thể có thể lý giải rõ ràng “tạisao thích” hay “tại sao không thích” Đối với mỗi người thì thói quen thị hiếuđược hình thành lâu dài thể hiện tính cách của cá nhân Sức mạnh thói quennhất là thói quen thị hiếu được củng cố về mặt tình cảm trong tính cách cánhân là rất lớn.

Sở thích cá nhân nhưng diễn ra liên tục và lâu dài đến một mức độ nhấtđịnh là biểu hiện ổn định của nhu cầu điện ảnh Sự ưa thích đó là cơ sở cho sựlựa chọn tích cực hoạt động điện ảnh của công chúng Thị hiếu điện ảnh làkhuynh hướng và cũng là kết quả lựa chọn nhu cầu điện ảnh, không những thế

nó còn biểu hiện năng lực thưởng thức điện ảnh của cá nhân

1.3 THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN

1.3.1 Sinh viên

Trong từ điển Tiếng Việt có nêu: “Sinh viên là những người học ởtrường đại học” [22, tr 750] Tức là sinh viên là những người đang học tập vànắm lấy chuyên môn ở trong các trường học đại học, cao đẳng Kon I.X đặcbiệt nhấn mạnh: “Sinh viên là nhóm xã hội đặc biệt, nhóm người đang chuẩn

bị kiến thức và kinh nghiệm để bước vào lao động nghề nghiệp trong tươnglai” [23, tr.55]

Về phương diện xã hội, sinh viên là những người ngồi ghế nhà trườngphổ thông, có nghĩa là từ 18 đến 25 tuổi Đây là giai đoạn phát triển ổn định

về hệ xuơng, cơ bắp và mạnh về trí óc, sức sáng tạo tạo ra vể đẹp hoàn mỹ ởngười sinh viên

Sinh viên là bộ phận dân cư trẻ tuổi được xã hội quan tâm, đào tạo mộtcác hệ thống cơ bản để trở thành lực lượng lao động và quản lý xã hội tươnglai Các tổ chức chính trị xã hội, gia đình đều đặt kỳ vọng vào sinh viên, làmnâng cao vai trò, vị trí của sinh viên trong xã hội

Trang 15

Đối với sinh viên học tập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, các hoạt độngnhận thức, hoạt động trí tuệ đóng vai trò quan trọng Sinh viên phải lĩnh hộikiến thức mang tính chất chuyên ngành, sâu hơn phải thích ứng với nhữngphương pháp mới, khác hẳn so với các truờng phổ thông Những kiến thức đó

sẽ là cơ sở cho nghề nghiệp của họ sau này Ngoài ra sinh viên còn tích cựctham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao Các câu lạc bộvăn thơ, hội hoạ, khiêu vũ…luôn hấp dẫn lôi cuốn sự tham gia của sinh viên

để thoả mãn nhu cầu giao lưu phong phú và nhu cầu rèn luyện toàn diện củasinh viên Bởi vậy, ở sinh viên luôn có sự năng động, sáng tạo, linh hoạt vớihoàn cảnh và thích nghi rất nhanh với cái mới

Tuổi sinh viên cũng là thời kì phát triển tích cực nhất của hoạt độngtình cảm như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ Nhữngtình cảm này biểu hiện rất phong phú trong các hoạt động của sinh viên Đểthoả mãn tình cảm trí tuệ, sinh viên không chỉ học những gì có sẵn trongchương trình bắt buộc mà họ còn mở rộng, đào sâu kiến thức của mình bằngnhiều cách với nhiều nguồn cung cấp kiến thức thông tin như: tìm đọc ở thưviện, học trên các phương tiện truyền thông, tham gia các hoạt động ngoạikhoá, các hoạt động nghiên cứu khoa học hay các hội thảo khoa học…Chínhtình cảm trí tuệ đã làm cho luợng trí thức sinh viên tích luỹ thường lớn

Sinh còn là người yêu vẻ đẹp thể hiện ở hành vi, đạo đức, vẻ đẹp thẩm

mỹ ở các sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc con người tạo ra Và tình cảm đạođức, tình cảm thẩm mỹ thể hiện ở một chiều sâu rõ rệt, yêu thích cái gì họ đềuthể hiện cố gắng lý giải và phân tích một cách có cơ sở Đặc biệt đời sống tìnhcảm của sinh viên khá phong phú bởi những đòi hỏi cấp thiết khi tâm sinh lýcủa họ đã phát triển Cũng chính vì thế mà nhu cầu tinh thần của họ càng lớn

Họ muốn thưởng thức, đánh giá và tham gia vào các loại hình văn hoá vănhoá nghệ thuật Sinh viên chính là nguồn khán giả đông đảo của trong các buổibiểu diễn ca nhạc, trình diễn thời trang hay những buổỉ chiếu phim Sự thoả

Trang 16

xã hội, những kiến thức của cuộc sống, những tình cảm mới lạ và đẹp đẽ,những bài học bổ ích, hiểu biết về nghệ thuật đặc biệt là tình cảm thẩm mỹ.

1.3.2 Thị hiếu điện ảnh của sinh viên

Thị hiếu điện ảnh của sinh viên là những yêu thích, là sự lựa chọn phổbiến trong lĩnh vực điện ảnh của những người trẻ tuổi đang học tập và nghiêncứu trong các trường đại học, cao đẳng Sự yêu thích lựa chọn ấy giúp cho họthu thập kiến thức khoa học và những kinh nghiệm chuyên môn giúp cho họtrở thành những chuyên gia trong tương lai và chuẩn bị bước vào lao động,sản xuất

Sinh viên là những người có nhu cầu rất cao về điện ảnh bởi thông quacác tác phẩm điện ảnh họ tìm thấy trong đó những thông tin về cuộc sống,tình cảm, về lao động, học tập Nhu cầu cao thì cũng kèm theo đòi hỏi cao vềnội dung, chất lượng của điện ảnh Bởi thế đến với điện ảnh họ luôn có niềmđam mê được thưởng thức, đánh giá và sáng tạo điện ảnh Trong quá trình ấy,

họ luôn luôn thể hiện quan điểm của mình yêu thích cái này, lựa chọn cái này,bác bỏ cái khác vì cho là không hay không phù hợp Họ có những đánh giákhác quan nhiều khi là chủ quan đối với những khía cạnh, những lĩnh vực củađiện ảnh Tuy nhiên khách quan hay chủ quan đều thể hiện thị hiếu điện ảnhcủa sinh viên

Thị hiếu điện ảnh của sinh viên đã thể hiện quan điểm của sinh viên vềcuộc sống, tình bạn, tình yêu hay cao hơn là “cách sống” của họ Trong bốicảnh mở cửa hội nhập này, thị hiếu điện ảnh của sinh viên lại càng được thểhiện một cách phong phú hơn

Chương 2

Trang 17

THỰC TRẠNG THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT

SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI

2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CƠ SỞ ĐIỆN ẢNH TẠI HÀ NỘI

2.1.1 Khái quát về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội

Về đời sống vật chất:

Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2006, trên địa bàn Hà Nội có

35 trường đại học với 1,4 triệu sinh viên (trong đó công lập khoảng 1,2 triệu).Một bộ phận sinh viên sống ở nội trú, còn hầu hết sinh viên ở ngoại trú

Đời sống vật chất của ngày càng tăng nên sinh viên bớt đi gánh nặng,

có điều kiện để học tập hơn Họ có thể tiếp thu kiến thức trên nhiều hình thức,nhiều phương tiện khác nhau Sinh viên không còn phải học “chay” như trướckia, mà họ có sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học như slide, máy chiếu, máytính… Giờ học thực hành của sinh viên các trường kĩ thuật như đai học Báchkhoa hiệu quả hơn nhờ được trang bị kĩ thuật hiện đại Sinh viên khối xã hộinhư đại học Văn hoá, đại học Khoa học xã hội và nhân văn được đi thực tếnhiều hơn làm giàu kiến thức chuyên môn của mình Hình ảnh của những sinhviên bước lên giảng đường với chiếc laptop không còn là hiếm Đặc biệt với

sự bùng nổ của mạng lưới truyền thông, cùng với sự năng động nhạy bén,sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu các kiến thức ở khắp mọi nơi trên thế giới.Chỉ cần kích chuột vào một trang web thì cả chân trời tri thức mở ra Đấtnước bước vào hội nhập đồng nghĩa với việc nhiều cơ hội mở ra cho sinhviên Sinh viên có thể tìm ra nhiều công việc phù hợp với mình Nó không chỉgiúp cho họ có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn, trở nên năng động hơn màcòn mang lại một khoản thu nhập

Trang 18

Tuy nhiên với những nhu cầu vật chất ngày càng cao, gia đình lạikhông có khả năng đáp ứng nên nhiều sinh viên vì mải đi kiếm đã bỏ bê họchành.

Về đời sống tinh thần

So với thời trước thì đời sống tinh thần sinh viên hiện nay được cảithiện hơn nhiều Các trường đại học tổ chức nhiều hơn các buổi diễn ca nhạc,các buổi nói chuyện chuyên đề về những vấn đề mà sinh viên quan tâm…Cácbạn sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ, làmphong phú thêm tâm hồn của mình

Đời sống tinh thần của sinh viên kí túc xá được quan tâm hơn Các tổchức Đoàn và Hội sinh viên hoạt động tích cực hơn, có hiệu quả hơn Tại kítúc xá của trường đại học Kinh tế quốc dân đang thực hiện khá tốt mô hìnhphát thanh kí túc xá tạo điều kiện cho sinh viên có thể cập nhật những thôngtin về nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng, được thưởng thức nhữngbài hát hay, những áng văn đẹp Trường đại học Văn hoá Hà Nội với chuyênngành nghệ thuật thường xuyên tổ chức hội thi tiếng hát sinh viên, sinh viênthanh lịch, các buổi gặp gỡ các nhà thơ, nhà văn Phong trào văn hoá vănnghệ của trường đại học Bách khoa Hà Nội, trường đại học Khoa học xã hội

và nhân văn cũng khá sôi nổi, lôi cuốn được nhiều sinh viên tham gia

Đời sống tinh thần của sinh viên được nhà trường quan tâm hơn nhiềunhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của sinh viên Bản thânsinh viên tự tìm các hoạt động giải trí cho mình Họ đến nhiều hơn với cácbuổi diễn ca nhạc của các “sao”, các quán âm nhạc, sàn nhảy Bên cạnhnhững sở thích tốt đẹp, cũng nảy sinh những thị hiếu không lành mạnh

2.1.2 Khái quát về các cơ sở điện ảnh trên địa bàn Hà Nội

Hà Nội là thủ đô, nằm ở vị trí trung tâm của cả nước nên tập trung các

cơ sở điện ảnh phục vụ cho công chúng Luật Điện ảnh năm 2006 quy định:

“Cơ sở điện ảnh là cơ sở do tổ chức, cá nhân thành lập, hoạt động trong lĩnh

Trang 19

vực sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim theo quy định của luật này

và các quy định khác của pháp luật có liên quan.” [15, tr.9]

Trên địa bàn Hà Nội có các hãng phim của nhà nước như: hãng phimtruyện Việt Nam, hãng phim truyện I Các tổ chức, đoàn thể đã thành lập cáchãng phim của họ như: Hôđa phim (Hội điện ảnh Việt Nam), hãng phim NgọcKhánh (Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh), hãng phim Công an nhân dân(Bộ công an)…Các hãng phim này được thành lập với chủ chương xã hội hoáđiện ảnh Khác với các hãng phim nhà nước, các hãng phim này phải tự huyđộng vốn và tự marketing để cho ra những sản phẩm đa dạng như phim tàiliệu, phim truyện, phim ca nhạc…

Trên địa bàn thành phố Hà Nội, có khá nhiều rạp chiếu phim, trong đó

có thể chia ra thành bốn loại Loại thứ nhất do Bộ Văn hoá thông tin quản lý,hình thức hoạt động là doanh nghiệp công ích hoặc sự nghiệp có thu nhưTrung tâm chiếu bóng quốc gia, Cinema Ngọc Khánh…Loại thứ hai thuộc sởhữu của các đơn vị chức năng xuất nhập khẩu và phát hành phim như: FafilmCinema (thuộc fafilm Việt Nam), mạng lưới của các công ty điện ảnh bănghình thuộc thành phố (rạp tháng Tám, Công ty Điện ảnh băng hình Hà Nội).Loại thứ ba chọn mô hình liên doanh liên kết như Đăng Dung là địa chỉ liêndoanh giữa Cine Net và công ty điện ảnh và băng hình nhà nước, Dân chủ làliên doanh giữa Fafilm Việt Nam và công ty Mỹ Visonet Trong những nămvừa qua, các rạp đều đầu tư tu sửa hoặc xây dựng lại, đổi mới trang thiết bị đểthu hút khán giả đến với rạp Thí dụ như rạp Dân chủ có 328 chỗ ngồi, hệthống đèn và âm thanh được thiết kế qua máy tính tạo nên độ tin cậy về chấtlượng; rạp Đăng Dung đã có tới 140 chỗ ngồi, 4 buổi chiếu/ngày, trung bình

4000 lượt người xem/tháng; rạp Bạch Mai có 300 chỗ ngồi…

Trang 20

2.2 THỰC TRẠNG THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI

2.2.1 Thị hiếu của sinh viên trong lĩnh vực thưởng thức điện ảnh

2.2.1.1 Sinh viên yêu thích thưởng thức điện ảnh

Khi được hỏi thì 98% sinh viên đều trả lời rằng họ rất yêu thích điệnảnh Và nếu được lựa chọn một môn nghệ thuật để thưởng thức sinh viên sẽchọn điện ảnh Theo một cuộc điều tra nhỏ của Tiến sĩ Hoàng Trần Doãn thìông thấy rằng trong các loại hình văn hoá nghệ thuật thì sinh viên yêu thíchnhất điện ảnh Số sinh viên lựa chọn điện ảnh chiếm 51,2%, chiếm tỷ lệ caonhất Còn các loại hình khác thì thấp hơn, chẳng hạn như: hội hoạ chiếm23,6%, nhiếp ảnh chiếm 26,7% Ngay cả ca múa nhạc, một loại hình rất gầngũi với công chúng đặc biệt phù hợp với sinh viên cũng chỉ chiếm 46,1%.Những con số trên chứng tỏ sức hấp dẫn của điện ảnh đối với sinh viên

Người viết đã làm một cuộc phỏng vấn đối với một số sinh viên đểthêm phần khẳng định mức độ yêu thích điện ảnh của họ Bạn Vũ Thị Thu,sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã nói rằng: “Mình rấtthích điện ảnh vì mình có thể vừa giải trí vừa có thể hiểu biết về thế giới xungquanh”

Là sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân, luôn phải tính toán vớicác con số nhưng bạn Vũ Kim Dung lại rất yêu thích văn hoá nghệ thuật đặcbiệt là điện ảnh Bạn đã nói rằng: “Tôi thích xem phim vì mỗi khi xem phimtôi được sống trong tưởng tượng, được trải nghiệm nhiều điều lý thú kể cảnhững cái mà ngoài đời không có”

Bạn Nguyễn Thị Liên, sinh viên trường đại học Văn hoá Hà Nội chobiết: “Tớ rất thích xem phim đặc biệt là những bộ phim chuyển thể kịch bảnvăn học vì nó giúp tớ hình dung những nhân vật trong các phẩm văn học mộtcách cụ thể và sinh động hơn Nhiều cuốn tiểu thuyết bọn tớ chưa có thời gianđọc nhưng nhờ xem các bộ phim chuyển thể này chúng tớ yêu thích đọcnhững tác phẩm đó hơn”

Trang 21

Sở dĩ sinh viên yêu thích điện ảnh bởi những lợi ích mà điện ảnh đemtới cho họ là rất lớn Là nghệ thuật tổng hợp, mỗi tác phẩm điện ảnh chứanhiều nội dung và cùng một lúc có khả năng thoả mãn nhiều nhu cầu khácnhau của sinh viên Sinh viên đến với điện ảnh từ rất nhiều lý do khác nhau.Người viết đã làm một cuộc trắc nghiệm về mục đích đến với điện ảnh củasinh viên với 1000 phiếu phát ra và đã thu được kết quả như sau:

Bảng điều tra mục đích đến với điện ảnh của sinh viên (đơn vị:%)

TT Mục đích đến với điện ảnh

Mức độ quan trọng

Rất quantrọng

Quantrọng

Koquantrọng

4 Trải nghiệm những tình huống mà

thực tế chưa trải qua

5 Làm tăng hiểu biết về nghệ thuật 5,1 65,6 29,3

6 Tìm thấy ý nghĩa tốt đẹp của cuộc

Sinh viên đến với điện ảnh với mục đích giải trí là chính Con số 59,5%với mức độ quan trọng đã nói lên điều đó Các sinh viên mà người viết phỏngvấn đều để cập đến tính giải trí mà điện ảnh mang lại Có sinh viên đã nóirằng: “Tôi thích xem phim vì nó giúp tôi thoải mái đầu óc sau những giờ họccăng thẳng” Tuổi sinh viên đang ở giai đoạn họ phải tiếp thu một khối lượngkiến thức khoa học khá lớn để phục vụ cho nghề nghiệp sau này Vì thế họphải trải qua những giờ học vất vả Sinh viên tìm đến điện ảnh như là tìm

Trang 22

những giây phút thư giãn Giải trí đối với con người nói chung và sinh viêntrong xã hội hiện đại như ngày nay là rất cần thiết và trở thành nhu cầu khôngthể thiếu trong cuộc sống Họ đến với điện ảnh một cách tự nhiên thoải mái đểrồi sau đó thu được cái gì đó cho mình từ mỗi tác phẩm điện ảnh.

Làm giàu kiến thức và kinh nghiệm sống chiếm vị trí thứ hai trong mụcđích đến với điện ảnh của sinh viên Ngoài giải trí ra, điện ảnh còn cung cấpcho họ rất nhiều thông tin giúp họ tăng thêm lượng kiến thức trong cuộc sống.Sinh viên là những người ham hiểu biết Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, họhầu như chỉ tiếp xúc với những kiến thức khoa học nên những kiến thức vềcuộc sống của họ vẫn chưa nhiều Điện ảnh đã làm rất tốt điều này

Không chỉ làm giàu kiến thức, điện ảnh còn cho sinh viên thấy ý nghĩatốt đẹp của cuộc sống Sinh viên là lứa tuổi phát triển về đời sống tình cảm,

họ là những người gọi là “mới lớn”, là những người lãng mạn Chính vì thế

họ tìm đến với điện ảnh như đến mục đích sống cao đẹp để từ đó họ có thểsống tốt đẹp hơn

Trong tác phẩm điện ảnh, những tình huống thực của cuộc sống đượcnghệ thuật hoá, những chi tiết nghệ thuật lại được hiện thực hoá Nhờ đó việctiếp xúc của người xem với các tác phẩm nghệ thuật giúp họ có thể trảinghiệm được những tình huống thực trong cuộc đời mà nhiều khi họ chưa gặphay chưa trải qua Ví dụ như xem bộ phim “Titanic” của điện ảnh Mỹ, ngườixem có thể cảm nhận, trải nghiệm sự hoảng loạn của hành khách khi con tàugặp tai nạn trên biển thông qua diễn xuất của diễn viên mà không cần phảichứng kiến hay trải qua tai nạn như vậy Sự trải nghiệm này làm cho người tathêm kinh nghiêm sống, giúp họ có thể hình dung được sự việc xảy ra và cóthể chủ động giải quyết Đây cũng là mục đích mà sinh viên muốn đạt đượckhi tiếp xúc với điện ảnh và cũng chứng tỏ hiệu quả điện ảnh đem đến với họ

Mục đích đến với điện ảnh của sinh viên hai khối tự nhiên và khoa học

xã hội khác nhau Sinh viên khối xã hội đến với điện ảnh nhiều hơn với mụcđích tăng thêm hiểu biết về nghệ thuật, tìm những rung động nghệ thuật hay

Trang 23

tái tạo nghệ thật Phải chăng là do ngành khoa học xã hội là ngành nghiên cứucác vấn đề của con người, các quan hệ gắn với tâm tư, tình cảm của conngười Nhưng nói tóm lại, dù là sinh viên khối nào thì họ cũng là nhữngngười yêu thích thưởng thức điện ảnh và có niềm đam mê với môn nghệ thuậtthứ bảy này.

2.2.1.2 Phương thức thưởng thức điện ảnh của sinh viên

Người viết đã lựa chọn một vài phương thức xem phim chủ yếu củasinh viên để làm một cuộc điều tra

Bảng điều tra số lần xem phim 1 tuần

Số lần/tuần Xem trên TV Xem bằng đĩa Xem trên Internet

Sinh viên thích xem phim, họ đã tìm đến với điện ảnh bằng nhiều hìnhthức khác nhau như xem đĩa hoặc xem trên Internet Những bộ phim nổi tiếngcủa điện ảnh Việt Nam và thế giới sinh được họ thuê đĩa về xem Và một cáchđơn giản để sinh viên xem phim hiệu quả và phổ biến nhất là “lướt web” Họ

có thể lựa chọn vô vàn trang để xem khi vào các trang web nhưwww.phim24g.net, www.ephim.com, www.loadphim.com Cả thế giới phimonline mở ra cho sinh viên thưởng thức phim cũ, phim mới kể cả những phim

Trang 24

Những sinh viên có điều kiện thì đến các rạp để xem phim Họ yêuthích đến rạp bởi vì rạp là nơi thưởng thức tốt nhất các tác phẩm điện ảnh.Rạp có phục vụ tốt, phương tiện máy móc hiện đại Hơn nữa đi xem rạp mỗingười đều cảm nhận được không khí thưởng thức nghệ thuật và được giao lưucảm xúc nghệ thuật Nhưng không phải sinh viên nào cũng có điều kiện đếnrạp Chỉ có 18,4 % bạn lựa chọn đến xem phim 1 lần/tháng, 7% là 2 lần/tháng, còn lại đều không lần nào.

Bảng điều tra số lần đến xem phim ở rạp 1 tháng (đơn vị %)

Số lần đến xem phim ở rạp 1 tháng

2.2.1.3 Những yêu thích của sinh viên trong thưởng thức điện ảnh

Sự lựa chọn thể loại điện ảnh của sinh viên

Trong điện ảnh có rất nhiều thể loại phim như phim tài liệu, thời sự,phổ biến khoa học, phim truyện, phim hoạt hình Những lựa chọn của sinhviên đối với các thể loại này thể hiện sự yêu thích hay không yêu thích của

họ, người ta gọi là thị hiếu Thái độ mong muốn lựa chọn thể loại điện ảnhcủa sinh viên được thể hiện như sau:

Bảng điều tra các thể loại điện ảnh sinh viên yêu thích (đơn vị: %)

Mức độ yêu thích

Rấtthích Thích

Bìnhthường

Kothích

1 Tài liệu, phóng sự, khoa học 7,3 14,7 36,6 41,4

Trang 25

Qua bảng số liệu thấy rằng sinh viên thích xem phim truyện nhất, tiếpđến là phim hoạt hình, cuối cùng là phim tài liệu, phóng sự khoa học.

Câu hỏi đặt ra ở đây là sinh viên chỉ thích xem phim truyện mà khôngthích xem các thể loại khác nhất là phim phóng sự, tài liệu, khoa học

Mỗi thể loại phim khác nhau có đặc điểm, chức năng khác nhau và cáctác giả sử dụng thể loại này vào mục đích khác nhau khi muốn chuyển tảinhững vấn đề của xã hội, con người đến người xem Các thể hiện của phimtruyện phù hợp với sinh viên hơn các thể loại khác

Mang tính chính luận, ít tính giải trí, phim tài liệu, phóng sự khoa học

là thể loại báo chí mang nhiều thông tin và tính chân thật Chức năng chủ yếucủa thể loại này là phổ biến kiến thức người xem nên không có kịch tính, lờinói chủ yếu của người thuyết minh chứ không phải của diễn viên Do vậy thểloại này kém hấp dẫn, ít thu hút với người xem Như đã nói ở trên sinh viênđến với điện ảnh với mục đích giải trí là chính nên ít bạn chọn thể loại này(chỉ có 7,3%)

Phim truyện là loại phim do diễn viên đóng, có hư cấu với chủ định củatác giả được gọi là phim nghệ thuật Với tính nghệ thuật cao ở nội dung vàcách thức thể hiện bằng ngôn ngữ điện ảnh mà mặc nhiên người ta coi phimtruyện là tiêu biểu cho nền điện ảnh quốc gia Qua các tác phẩm phim truyện,người xem thấy được các vấn đề của xã hội, con người Phim truyện phản ánhtoàn vẹn và sinh động hiện thực cuộc sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất.Người xem có thể tìm thấy hình ảnh của mình, của người thân, bạn bè trongphim Mặt khác với độ dài thích hợp, khả năng mô tả, mổ xẻ những vấn đềthực tiễn được thể hiện khúc triết hơn, đầy đủ hơn giúp cho người xem dễtheo dõi, dễ đồng cảm hơn đối với nhân vật Bên cạnh đó, cùng với sự phốihợp một cách nhuần nhuyễn của các bộ môn nghệ thuật khác nhau như nghệthuật biểu diễn, âm nhạc, hội hoạ đem lại hiệu quả cảm xúc cho người xem.Phim truyện với những lợi thế đó đã tác động mạnh mẽ vào tình cảm của nhận

Trang 26

hoài bão, mong muốn hoàn thiện mình Phim truyện mang lại cho sinh viênnhững giá trị tinh thần, giúp cho tầm mắt họ được mở rộng hơn về nhiều lĩnhvực, hướng dẫn họ cách sống, các làm việc Cách thể hiện sinh động của phimtruyện tất yếu sẽ thu hút những người đề cao tính giải trí như sinh viên (có43,7% lựa chọn với mức độ rất thích)

Phim hoạt hình cũng là một thể loại phim truyện, với nhiều yếu tố nghệthuật và giải trí, nhưng bối cảnh, nhân vật được thể hiện bằng nhiều chất liệumang tính hội hoạ (búp bê, cắt giấy…) và gần đây là hoạt hình 3D (threedimensions animal) Xuất phát từ sự ngộ nghĩnh dễ thương của các nhân vậtcũng như bối cảnh của phim, thể loại này thường dành cho trẻ em Sinh viên

là những người từ 18 tuổi trở lên, có thể gọi là người lớn tuy nhiên tính trẻcon nhiều khi vẫn còn trong họ Do vậy không phải bàn tại sao sinh viên lạiyêu thích xem phim hoạt hình Hơn nữa sinh viên còn yêu thích những cáimới lạ, đầy hấp dẫn do kĩ xảo của hoạt hình mang lại Các bộ phim nhưFantaxi, Shrek…với hình ảnh đẹp mắt, kĩ sảo tuyệt vời đã được nhiều bạn yêuthích

Người viết đã làm một cuộc điều tra về những thể loại phim truyệnđược sinh viên hay xem và thu được kết quả như sau:

Bảng điều tra về những thể loại phim yêu thích của sinh viên (đơn vị:%)

Trang 27

7 Phim chưởng 13,6 18,8 23,2 44,4Trên đây người viết xin đưa ra một số thể loại phim tiêu biểu Việc gọitên phim chỉ là một cách tương đối Tác phẩm điện ảnh đặt ra ở lĩnh vực gì,yêu tố nào trong nó thì đặt nó vào thể loại đó.Chẳng hạn như tác phẩm đặt vấn

đề xã hội, với nhiều yếu tố tâm lý xã hội thì gọi là phim tâm lý xã hội, yếu tốhành động đuổi bắt nhiều thì được gọi là phim hành động, phim dựng trên cơ

sở kịch bản chuyển thể từ tác phẩm văn học được gọi là phim chuyển thể, yếu

tố lịch sử nhiều thì được gọi là phim lịch sử…

Sinh viên thích xem nhất thể loại phim tâm lý xã hội (46,5% với mức

độ rất thích) chứng tỏ sinh viên quan tâm nhiều đến diễn biến xã hội và đờisống tâm lý con người Trong thể loại này thường có biểu hiện của đời sốnglứa đôi, một loại tình cảm đặc biệt của con người Loại tình cảm này thườngxuất hiện và phát triển mạnh ở lứa tuổi thanh niên, sinh viên Khi xem thể loạiphim này con người thường cảm nhận và thường liên hệ tới bản thân mình.Phim tâm lý xã hội thường khai thác những mâu thuẫn nội tâm, những dằn vặttoan tính, những xúc cảm từ sâu thẳm con người Do vậy người xem nhưđược trải nghiệm những rung động của mình từ đó nhận thức rõ hơn và xuấthiện nhiều cảm xúc hơn Và như thế những khúc mắc trong cuộc sống, trongtình cảm đã được lý giải Thời kỳ sinh viên là thời kỳ con người ta vừa thực tếvừa dễ rung động, lãng mạn Họ luôn có nhu cầu lý giải một cách chính xácnhững vấn đề xác thực của đời sống vì họ nhìn cuộc sống rất thực tế Nhưngnhiều khi sinh viên lại cần những cái lãng mạn trong cuộc sống để thấy lạcquan, yêu đời hơn Tính thực tế và cả tính lãng mạn luôn tồn tại trong họ và lànguyên nhân khiến họ yêu thích thể loại phim này

Tính ly kỳ mạnh mẽ làm cho sinh viên thích xem phim hành động.Phim hành động đứng vị trí thứ hai trong lựa chọn thể loại phim yêu thích củasinh viên Những pha rượt đuổi gay cấn, những cú lia súng điêu luyện luônlàm cho các bạn sinh viên thán phục khi xem thể loại phim này (32,9% vớimức độ rất thích)

Trang 28

Những sinh viên thích phiêu lưu mạo hiểm lại thích xem phim khoahọc viễn tưởng Bạn Vũ Kim Dung, Đại học Kinh tế quốc dân đã nói rằng:

“Phim viễn tưởng đã cho tôi những thứ mà ngoài đời thực không có” Những

bộ phim như thế này làm giàu thêm trí tưởng tượng của sinh viên và chắpthêm đôi cánh cho những ý tưởng sáng tạo của họ Nhiều khi những sáng kiếncủa sinh viên lại xuất phát từ ý tưởng của một bộ phim viễn tưởng nào đó

Sinh viên đa phần không thích xem phim lịch sử (46,3 % với mức độkhông thích) vì họ cho rằng nó quá khô khan, không có tính thời sự chỉ phảnánh những cái đã qua, mang tính khô cứng, ít có tình tiết tình cảm riêng tư, và

do đó ít phù hợp với sinh viên Còn phim chưởng một thời cũng làm say mêgiới trẻ hay tò mò thích xem những cảnh đánh nhau Nhưng sinh viên bây giờthì không thích nữa (44,4% với mức độ không thích) vì phim chưởng hay cónhững tình tiết giống nhau, đánh nhau nhiều quá mà không đi vào thực tiễncon người

Người viết có làm một cuộc phỏng vấn nhỏ đối với các bạn sinh viênthuộc hai khối khoa học xã hội và khoa học tự nhiên về thị hiếu xem phimchưởng và phim lịch sử Kết quả thấy rằng có lẽ là do tính chất khối học nêncác bạn khoa học xã hội thường yêu thích xem phim lịch sử hơn và phimchưởng lại là sự lựa chọn của các bạn khối tự nhiên

Sự lựa chọn đề tài phim truyện của sinh viên

Phim truyện được chia thành các thể loại, mỗi thể loại có những nộidung khác nhau phản ánh các mặt hoạt động của xã hội, của con người.Người ta gọi đó là đề tài Đề tài nào phản ánh được những vấn đề mà khán giảquan tâm thì chiếm được sự yêu thích và mong muốn được xem của khán giả.Người xem thường quan tâm đến những đề tài gắn liền với cuộc sống, nghềnghiệp và tính chất hoạt động của họ Tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tíchcực nhất của những tính cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ.Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và đời sống của

Trang 29

sinh viên Vì thế người viết đã chọn một số đề tài tiêu biểu phù hợp với họsinh viên để làm cuộc trắc nghiệm và thu đuợc kết quả như sau:

Bảng điều tra về đề tài phim truyện yêu thích của sinh viên (đơn vị: %)

Mức độ yêu thích

Rấtthích Thích

Bìnhthường

Kothích

Nhìn vào bảng trên thì chúng ta đều thấy rằng sinh viên yêu thích nhất

đề tài tình bạn, tình yêu trong thể loại phim truyện (43,3 % với mức độ rấtthích) Tình bạn đã làm phong phú thêm tâm hồn nhân cách của họ Bên cạnhtình bạn, tình yêu là một loại tình cảm đặc trưng mà họ đặc biệt quan tâm vìthế có thể dễ hiểu vì sao sinh viên lại yêu thích những thể loại về tình bạn,tình yêu Nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với sinh viên.Bởi nhiều khi họ lúng túng chưa biết phải bắt đầu từ đâu trong các mối quan hệtình cảm thì nhờ có xem phim họ lại tìm ra cách giải quyết riêng cho mình Sứcthu hút của những bộ phim nói về chủ đề tình bạn, tình yêu là rất lớn vì đó làtình cảm thiêng liêng nhất của con người Đối với các bạn sinh viên lại cànglớn hơn

Đề tài về các vấn đề xã hội được sinh viên quan tâm thứ hai (29,0%mức độ rất thích) vì như trên đã nói sinh viên sống khá lãng mạn nhưng làtrong lĩnh vực tình cảm còn họ nhìn vào cuộc sống nhiều khi rất thực tế Họrất cần nắm bắt những vấn đề của xã hội, những tình huống xảy ra trong cuộcsống và cách giải quyết nó như thế nào Đề tài về các vấn đề xã hội trongphim truyện đã đáp ứng được điều đó Bộ phim hình sự “Chạy án” là một bộphim được các khán giả nhất là sinh viên yêu thích bởi nó đặt ra những vấn

đề “nóng hổi” của xã hội, là tham ô, là hối lộ, là các tệ nạn xã hội như cờ bạc,

Trang 30

mại dâm…Bộ phim đã cho sinh viên thấy nhiều mặt của xã hội và đặt ranhững vấn đề cần giải quyết.

Đề tài về sản xuất, kinh doanh, học tập cũng được sinh viên khá quantâm(27,4 % với mức độ rất thích) Hoạt động học tập là hoạt động chính của

họ Hằng ngày sinh viên luôn lên giảng đường để thực hiện nghĩa vụ cao cả

ấy Không chỉ học trên giảng đường mà họ còn học tập ở mọi nơi Ngay cảkhi xem phim họ cũng có nhu cầu học tập, làm giàu kiến thức cho mình. Sinhviên rất thích những bộ phim phục vụ cho công việc học tập hay sản xuất kinhdoanh Nhiều sinh viên nhờ xem phim mà nảy ra ý tưởng kinh doanh và đã rấtthành công Người viết có gặp một bạn trường kinh tế quốc dân, là chủ củamột cửa hàng kinh doanh máy tính đã nói rằng: “Sau khi xem xong phim

Hướng nghiệp mình thấy cách kinh doanh máy tính ở đó hay quá lại sẵn kiến

thức vi tính nên mình quyết định mở cửa hàng này Đúng là nhờ phim mà nênnghiệp”

Đề tài về vấn đề gia đình luôn được sự quan tâm của các khán giả Tụcngữ thường có câu “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” Do vậy khai thác

về đề tài gia đình không bao giờ cạn Và nhu cầu được xem các vấn đề về giađình cũng không bao giờ hết Sinh viên là lứa tuổi cũng đã có những suy nghĩnghiêm túc về vấn đề gia đình, họ luôn mong muốn giải đáp những khúc mắctrong gia đình, bởi gia đình luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống của

họ Không phải đâu xa họ tìm đến điện ảnh như một câu trả lời xác đáng nhất

Bộ phim phim “Của để dành” phát đi phát lại nhiều lần nhưng vẫn được cácbạn yêu thích cũng vì lẽ đó

Đề tài về lịch sử cũng như về chiến tranh không được sinh viên lựa chọnnhiều (45,8% với mức độ không thích) Có lẽ là do chiến tranh đã quá xa với họ

Và nếu như bộ phim nào cũng chỉ nói về chiến tranh hay lịch sử đơn thuần màkhông xen vào những câu chuyện tình yêu nào đó thì người chắc chắn rằng sẽ rất

ít sinh viên lựa chọn Bạn Lương Thành Trung, sinh viên trường đại học Bách

Trang 31

khoa Hà Nội đã nói rằng: “Những bộ phim như thế này chẳng khác nào phim tàiliệu” Tính khô khan của những đề tài này không phù hợp với các bạn sinh viên.

Sự lựa chọn chủ đề phim truyện của sinh viên

Bảng điều tra về chủ đề phim truyện yêu thích của sinh viên (đơn vị:%)

Ở đây ta cần phân biệt giữa chủ đề và đề tài phim truyện Đề tài phimchuyện là khái niệm rộng hơn Trong mỗi đề tài, tác giả có thể chọn rất nhiềuchủ đề khác nhau.Trên đây người viết đã lựa chọn một vài chủ đề mà sinhviên thường xem để làm một cuộc điều tra

Kết quả điều tra cho thấy sinh viên vẫn yêu thích các chủ đề về tìnhbạn, tình yêu nhất (65,5%) bởi đó là nhu cầu cần thiết của lứa tuổi này Người

ta thường có câu “Tình yêu sinh viên”, đó là thứ tình cảm đẹp đẽ nhất tuổisinh viên

Vấn đề thứ hai mà sinh viên quan tâm đó là cuộc sống sinh viên Cònrất nhiều vấn đề khúc mắc trong cuộc sống của mình mà các bạn sinh viênchưa tìm ra câu trả lời thích hợp nhất Do thế những bộ phim có đề tài nàyđược sinh viên đón nhận rất nồng nhiệt Bạn Lê Thị Thuý, sinh viên Đại học

Văn hoá đã nói rằng: “Tớ rất thích xem phim về sinh viên như Phía trước là

bầu trời, xin hãy tin em, hướng nghiệp… vì nó nói lên chân thực cuộc sống

sinh viên của bọn tớ” Các bạn tìm thấy những cảnh quen thuộc trong ký túc

xá của mình khi xem phim như tranh nhau từng xô nước, nấu cơm trongphòng bị quản trị ký túc xá mắng, tổ chức sinh nhật… Các nhà làm phim nhưđạo diễn Đỗ Thanh Hải đã nắm bắt sâu sắc tâm lý của sinh viên và đã xây

Trang 32

phong là “đạo diễn phim sinh viên” cũng bắt đầu từ khi xem phim của đạodiễn Điều đó cũng nói lên sự yêu thích xem các bộ phim có chủ đề về sinhviên của các bạn.

Chủ đề tiếp theo mà sinh viên đã chọn là các chủ đề về gia đình, vềchính trị, xã hội và cuối cùng là các vấn đề về con người Sở dĩ các bạn ítchọn các chủ đề về vấn đề khác của con người vì các bạn ít quan tâm đến nótrong thời gian này

Sự lựa chọn của sinh viên đối với các yếu tố trong tác phẩm điện ảnh

Các yếu tố mà người viết đặt ra ở đây là nội dung tác phẩm, vấn đề đặt

ra trong tác phẩm, yếu tố nghệ thuật, diễn xuất của diễn viên và các yếu tốkhác

Bảng điều tra về sự lựa chọn các yếu tố trong tác phẩm điện ảnh của sinh viên (đơn vị:%)

Mức độ quan tâm

Quantâm

Bìnhthường

Không quantâm

Trang 33

tình tiết ra làm sao, kết thúc ra thế nào Cùng với sự quan tâm nội dung câuchuyện thì sinh viên chú ý đến nữ diễn viên chính, nam diễn viên chính là ai,

là diễn viên đã quen mặt hay chưa gặp trên phim bao giờ Họ thường không

để ý tới các yếu tố nghệ thuật trong phim như âm thanh, ánh sang quayphim…Người viết có đem một số bộ phim nổi tiếng, được các bạn sinh viênhay xem để hỏi các bạn về tên người quay phim hay người làm tiếng động thìcác bạn đều trả lời rằng không biết Có bạn còn nói ngay rằng: “Chẳng cầnquan tâm đến các yếu tố đó làm gì” Câu trả lời của các bạn đã đặt ra một vấn

đề rằng nhận thức về xem phim của sinh viên chưa sâu, phải chăng là họ cònthiếu những kiến thức về điện ảnh?

Sự yêu thích của sinh viên đối với một số yếu tố nội dung có trong tác phẩm

Các yếu tố có trong tác phẩm điện ảnh giữ vai trò quan trọng, tạo ra sựhấp dẫn, ấn tượng làm tăng giải trí ý nghĩa tác phẩm đối với người xem Đó làcác yếu tố vui vẻ nhẹ nhàng, yếu tố tình cảm sâu sắc, yếu tố hồi hộp, ly kỳ vàcác yếu tố có ý nghĩa giáo dục Các yếu tố này còn thể hiện phong cách sángtác của tác giả

Bảng điều tra về một số yếu tố nội dung trong tác phẩm điện ảnh của sinh viên (đơn vị: %)

Yếu tố tình cảm sâu lắng là sự lựa chọn thứ hai của sinh viên (41,4 %

Trang 34

thường làm người xem rung động, làm sống lại những ký ức hay lắng đọngtrong họ những suy nghĩ sâu xa, những triết lý cuộc đời Với sinh viên, nhữngnội dung đậm màu sắc tình cảm, thường được họ cảm nhận nhanh nhạy vàxuất hiện những rung động Nhiều sinh viên cho rằng khi xem phim họ đồngcảm với nhân vật hay nhiều khi họ chứng kiến được những tình cảm của mìnhtrong những hoàn cảnh tương tự.

Xếp thứ ba là phim có những yếu tố hồi hộp, ly kỳ Với mức độ rấtthích chỉ có 34,8% lựa chọn; mức độ thích là 25,8% Mặc dù yếu tố ly kỳ hồihộp làm tăng sự hấp dấn của tác phẩm điện ảnh nhưng không phải là yếu tốđầu tiên được sinh viên lựa chọn

Xếp bậc cuối là những tác phẩm có ý nghĩa giáo dục Sinh viên có quanniệm rằng những tác phẩm có ý nghĩa giáo dục thì thường khô khan

Một số thị hiếu không lành mạnh của sinh viên trong thưởng thức điện ảnh:

Ở các quán nước gần trường, nhiều nhóm sinh viên nam tụ tập nhau và

để cùng say sưa thưởng thức một bộ phim chưởng hay những bộ phim hànhđộng Mỹ Trong phim chưởng thì không ngớt những cảnh đánh nhau đổ máu,nhiều khi nội dung chẳng có gì nhưng sinh viên vẫn xem một cách hào hứng

Đa số các bộ phim Mỹ đều có những cuộc ruợt đuổi để sát hại nhau, nhữngpha đọ súng tơi bời giữa đám siêu nhân đeo mặt nạ, những trận đấu tay bo,trên những tầng gác cheo leo, những cảnh vật lộn cắn xé nhau giữa trùng sónglớn, máu đỏ hoà nước biển…Và một cách vô thức những tính bạo lực đã hìnhthành trong sinh viên Nhiều vụ xô sát nhau cũng chỉ vì một nhân vật trongphim Từ “ấn tượng bạo lực” sẽ ảnh hưởng tới nhân cách của cả một thế hệkhán giả trẻ Ngày ngày vẫn tiếp xúc với những cuốn phim bạo lực đó thìsinh viên sẽ không có đủ thì giờ và bản lĩnh để phân biệt rạch ròi “bạo lựcchính nghĩa” và “bạo lực phi nghĩa”

Phim bạo lực là một chuyện, một thị hiếu không lành mạnh nữa củasinh viên là xem những bộ phim sex, có thể gọi là những bộ phim kích dục

Ngày đăng: 30/05/2014, 14:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Quang Chính - Trần Luân Kim – Lưu Danh Hùng - Đặng Vũ Thảo (1997), Nhu cầu và thị hiếu khán giả điện ảnh, Tạp chí văn hoá nghệ thuật, số 5, số 6, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu và thị hiếu khán giả điện ảnh
Tác giả: Vũ Quang Chính - Trần Luân Kim – Lưu Danh Hùng - Đặng Vũ Thảo
Năm: 1997
2. Phạm Vũ Dũng (1997), Mấy thực trạng về điện ảnh hiện nay, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy thực trạng về điện ảnh hiện nay
Tác giả: Phạm Vũ Dũng
Năm: 1997
3. Phạm Vũ Dũng (1999), Điện ảnh ấn tượng và suy ngẫm, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điện ảnh ấn tượng và suy ngẫm
Tác giả: Phạm Vũ Dũng
Nhà XB: NXB Văn hoádân tộc
Năm: 1999
4. Hoàng Trần Doãn (2006), Nhận diện khán giả Việt Nam hôm nay, Tạp chí văn hoá nghệ thuật, số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện khán giả Việt Nam hôm nay
Tác giả: Hoàng Trần Doãn
Năm: 2006
5.Hoàng Trần Doãn (2006), Nghiên cứu nhu cầu điện ảnh của sinh viên, luận án TS TLH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhu cầu điện ảnh của sinh viên
Tác giả: Hoàng Trần Doãn
Năm: 2006
6. Trần Độ (1987), Thoả mãn nhu cầu văn hoá và nâng cao thị hiếu nghệ thuật, NXB Văn hoá Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoả mãn nhu cầu văn hoá và nâng cao thị hiếu nghệthuật
Tác giả: Trần Độ
Nhà XB: NXB Văn hoá Hà Nội
Năm: 1987
7. Nguyễn Ánh Hồng (2002), Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh, luận án TS TLH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinhviên thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Ánh Hồng
Năm: 2002
9. Trần Thanh Hiệp (2004), Điện ảnh của nhu cầu phát triển, NXB Văn hoá Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điện ảnh của nhu cầu phát triển
Tác giả: Trần Thanh Hiệp
Nhà XB: NXB Văn hoáHà Nội
Năm: 2004
10. Đỗ Huy (2000), Mỹ học với tư cách là một khoa học, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học với tư cách là một khoa học
Tác giả: Đỗ Huy
Nhà XB: NXB Chính trị quốcgia
Năm: 2000
11. Đặng Minh Liên (2005), Dòng phim giải trí ở Việt Nam, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dòng phim giải trí ở Việt Nam
Tác giả: Đặng Minh Liên
Năm: 2005
12. Đặng Minh Liên (2005), Dòng phim truyền thống, Tạp chí văn hoá nghệ thuật, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dòng phim truyền thống
Tác giả: Đặng Minh Liên
Năm: 2005
13. V.I.Lênin(1960) , Bàn về văn hoá nghệ thuật, NXB Sự Thật, 1960 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về văn hoá nghệ thuật
Nhà XB: NXB Sự Thật
14. B.Ph. Lomov(2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận của tâm lý học, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận và phương pháp luận của tâmlý học
Tác giả: B.Ph. Lomov
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2000
16. Hiền Lương (2006), Buồn vui phim Việt, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Buồn vui phim Việt
Tác giả: Hiền Lương
Năm: 2006
17. Hiền Lương(2005), Mấy nét thực trạng phát hành phim hiện nay, tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy nét thực trạng phát hành phim hiện nay
Tác giả: Hiền Lương
Năm: 2005
19. Đặng Minh (1997), Phim nghệ thuật và phim thương mại gợi mở về loại hình, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phim nghệ thuật và phim thương mại gợi mở về loạihình
Tác giả: Đặng Minh
Năm: 1997
20. Nguyễn Chương Nhiếp (2000), Thị hiếu và vai trò của nó trong đời sống thẩm mỹ, luận án TS Triết học, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị hiếu và vai trò của nó trong đời sốngthẩm mỹ
Tác giả: Nguyễn Chương Nhiếp
Năm: 2000
21. Nguyễn Văn Thủ (1993), Nhu cầu điện ảnh của công chúng điện ảnh Việt Nam hiện nay, luận án phó TS XHH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu điện ảnh của công chúng điện ảnhViệt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Văn Thủ
Năm: 1993
23. Kon I. X (1971), Giới sinh viên phương Tây là một nhóm xã hội, Tạp chí Triết học số 191 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới sinh viên phương Tây là một nhóm xã hội
Tác giả: Kon I. X
Năm: 1971
8. Nguyễn Phương Hồng (1997), Thanh niên, học sinh với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB Chính trị quốc gia Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng điều tra mục đích đến với điện ảnh của sinh viên (đơn vị:%) - tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại hà nội
ng điều tra mục đích đến với điện ảnh của sinh viên (đơn vị:%) (Trang 21)
Bảng điều tra các thể loại điện ảnh sinh viên yêu thích (đơn vị: %) - tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại hà nội
ng điều tra các thể loại điện ảnh sinh viên yêu thích (đơn vị: %) (Trang 24)
Bảng điều tra về những thể loại phim yêu thích của sinh viên (đơn vị:%) - tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại hà nội
ng điều tra về những thể loại phim yêu thích của sinh viên (đơn vị:%) (Trang 26)
Bảng điều tra về sự lựa chọn các yếu tố trong tác phẩm điện ảnh của sinh viên (đơn vị:%) - tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại hà nội
ng điều tra về sự lựa chọn các yếu tố trong tác phẩm điện ảnh của sinh viên (đơn vị:%) (Trang 32)
Bảng điều tra về một số yếu tố nội dung trong tác phẩm điện ảnh của sinh viên (đơn vị: %) - tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại hà nội
ng điều tra về một số yếu tố nội dung trong tác phẩm điện ảnh của sinh viên (đơn vị: %) (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w