Trong khuôn khổ đồ án này chúng em sẽ thực hiện đề tài “Ứng dụng PROE/ENGINEER để thiết kế khuôn khay xà phòng và lập trình gia công khuôn”.Trong suốt quá trình làm đồ án chúng em cũng t
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển và kèm theo đó là nhu cầu cuộc sống của con
người ngày càng cao hơn.Ngành sản xuất đồ gia dụng và công nghiệp cũng nhờ đó mà phát triển đi lên,trong đó không thể không nói đến ngành công nghiệp.Sự hiện diện của các sản phẩm xà phòng trong đời sống với vô số nhưng ưu điểm nổi trội hơn so với các sản phẩm khác
Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật,người ta đã áp dụng các thành tựu của khoa học và đời sống và sản xuất.Cũng như đối với các ngành khoa học khác,ngành cơ khí cũng áp dụng rất nhiều thành tựu về khoa học đặc biệt là điều khiển số.Phần lớn các máy móc trong công nghiệp hiện đại ngày nay đều sử dụng máy điều khiển số
Đối với sinh viên ngành cơ khí,việc tìm hiểu các chương trình điều khiển số hay tham gia vào quá trình lập trình là việc làm có ý nghĩa nhằm giúp cho sinh viên nắm được các kiến thức hiện đại cũng như tìm hiểu được
bản chất của các máy điều khiển số.Vì vậy thông qua việc làm Đồ án Công nghệ CAD/CAM/CNC đã góp phần nâng cao kiến thức cho sinh viên.
Trong khuôn khổ đồ án này chúng em sẽ thực hiện đề tài “Ứng dụng PROE/ENGINEER để thiết kế khuôn khay xà phòng và lập trình gia công khuôn”.Trong suốt quá trình làm đồ án chúng em cũng tham khảo nhiều tài
liệu liên quan cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Võ Quang Trường đã
giúp em hoàn thành đồ án này.Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót em mong được sự góp ý của các thầy.Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng,ngày 22 tháng 4 năm 2014 sinh viên thực hiện
Thái Bảo
Trang 2PHẦN I:PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ
YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA SẢN PHẨM
1.1 LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO CHI TIẾT
Với kết cấu của chi tiết có nhiều lỗ sâu và chiều dày của thành chi tiết
là 25mm thì việc lựa chọn phương pháp chế tạo là rất quan trọng.Với phần mềm PROE thì ta có thể chế tạo khuôn từ chi tiết.Sau đây là các phương pháp chế tạo chi tiết từ khuôn:
Phun : phun là quá trình phun nhựa nóng chảy điền đầy vào
long khuôn
Tạo ra những sản phẩm có hình dạng tùy ý
Trên cùng một sản phẩm hình dáng mặt trong và mặt ngoài
có thể khác nhau
Khả năng tự động hóa chi tiết có tính lặp lại cao
Sản phẩm sau khi phun có độ nhẵn bóng bề mặt rất cao nên không cần gia công lại
Phù hợp với quá trình sản xuất hang khối và vừa
Dập: Dập tấm là phương pháp biến dạng dẻo phôi kim loại ở
dạng tấm,trong khuôn dưới tác dụng của ngoại lực để tạo thành sản phẩm có hình dạng,kích thước theo yêu cầu.Dập tấm thường tiến hành ở trạng thái nguội nên còn gọi là dập nguội.Khi chiều dày phôi lớn hơn 10mm thì có thể dập nóng.Đặc điểm chung của dập tấm: Vật liệu dùng để dập rất rộng rãi.Ví dụ như thép C thấp.thép hợp kim,kim loại và hợp kim màu…
Đúc: Đúc là quá trình nấu chảy nhựa thành chất lỏng với nhiệt
độ cao sau đó phun chất lỏng vào khuôn đúc có sẵn
Tạo ra những sản phẩm có hình dạng tùy ý
Khả năng điền đầy vào khuôn cao
Sản phẩm sau khi đúc có độ nhẵn bóng bề mặt rất cao nên không cần gia công lại
Kết luận : Với những phương pháp trên ta chọn cách chế tạo chi tiết
bằng phương pháp đúc trong khuôn kim loại và chon việc đưa vật liệu vào khuôn bằng phương phun ép
Chi tiết được lựa chọn là một bộ phận chính của khuôn
đúc,để tạo ra sản phẩm là khuôn khay xà phòng.
Trang 3Quy trình làm việc của khuôn khá đơn giản do không yêu cầu cao về vật liệu và công nghệ,nhựa nóng chảy đưa vào khuôn ép định dạng,sau khi
làm nguội sẽ cho ra chi tiết khuôn khay xà phòng.Quy trình diễn ra như
hình 1.1 :
Hình 1.1Sản phẩm cuối cùng mà chúng ta muốn thiết kế chính là bộ phận chính của máy đúc kim loại,đó là bộ khuôn đúc kim loại bao gồm bộ phận chính là hai nửa khuôn đúc : khuôn trên và khuôn dưới.Cuối cùng ta được chi tiết như hình 1.2 :
Trang 4Hình 1.2
1.2 PHÂN TÍCH KĨ THUẬT VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC
CỦA CHI TIẾT:
1.2.1 Công dụng và điều kiện làm việc của chi tiết:
Tấm khuôn là chi tiết quan trọng trong kết cấu khuôn đúc,nó trực tiếp tạo ra hình dạng bề mặt của khay,quyết định đến độ bóng cũng như tính thẩm mỹ của chi tiết mà khuôn tạo ra
Điều kiện làm việc của khuôn:
o Chịu tác dụng va dập lớn khi đóng khuôn
o Chịu được nhiệt độ dòng chất lỏng nóng chảy cao
o Vật liệu làm khuôn phải đảm bảo ít bị mài mòn và độ bền cao
o Chịu tác dụng của các dòng chảy chất lỏng gây ra
1.2.2 Chọn vật liệu và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết:
Vật liệu chế tạo khuôn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành cũng như chất lượng của sản phẩm được tạo ra.Nó qui định tuổi thọ khuôn,độ chính xác gia công,tốc độ giải nhiệt… Vì yêu cầu sản phẩm khác nhau về cấu trúc khuôn,tính sản phẩm,độ bóng bề mặt,độ chính xác kích thước,giá thành do đó em chọn vật liệu đảm bảo một số tiêuchí sau:
o Vật liệu có khả năng chịu được nhiệt độ cao,ít biến dạng do va đập,do nhiệt
o Đảm bảo gia công tốt
o Vật liệu ít bị rỗ,khí,ít khuyết tật bên trong
o Dễ tìm trong điều kiện Việt Nam
o Giá thành đảm bảo tính cạnh tranh
Có nhiều loại vật liệu khác nhau có thể sử dụng làm khuôn,nhưng đáp ứng được các tiêu chí trên và đặc biệt là cạnh tranh về giá thành,nên
em chọn vật liệu làm khuôn ở đây là thép cacbon chất lượng tốt C45
Cơ tính sau khi thường hóa như sau:
o Độ cứng sau ủ HB ≤ 197HB
o Giới hạn bề ≥ 610 MN/m
o Giới hạn chảy ≥ 360 MN/m
Thành phần hóa học cơ bản :
Trang 5o %Mn = 0.5% - 0.8%.
o %Si = 0.17% - 0.37%
PHẦN II:THIẾT KẾ CHI TIẾT BẰNG PHẦN MỀM
CAD/CAM
A:GIỚI THIỆU CHUNG
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHẦN MỀM CAD/CAM:
CAD - Computer Aided Design: thiết kế nhờ máy tính nghĩa là sửdụng hệ thống máy tính để hỗ trợ việc tạo ra, biến đổi, phân tích hoặctối ưu hóa bản vẽ thiết kế
CAD được định nghĩa là một hoạt động thiết kế liên quan đến việc sửdụng liên hệ chặt chẽ với hệ thống đồ họa máy tính Các lý do quan trọng cóthể máy tính để tạo lập, sửa chữa hoặc trình bày một thiết kế kỹ thuật CAD
có kể đến khi sử dụng hệ thống CAD là tăng hiệu quả làm việc cho ngườithiết kế, tăng chất lượng thiết kế, nâng cao chất lượng trình bày thiết kế vàtạo lập cơ sở dữ liệu cho sản xuất Các bước tiến hành một thiết kế vớiCAD: Tổng hợp (xây dựng mô hình động học); phân tích tối ưu hóa (phântích kỹ thuật); trình bày thiết kế (tự động ra bản vẽ)
Các khái niệm cơ bản về CAD:
Mô hình hình học:
Mô hình hình học là dùng CAD để xây dựng biểu diễn toán học dạnghình học của đối tượng Mô hình này cho phép người dùng CAD biểu diễnhình ảnh đối tượng lên màn hình và thực hiện một số thao tác lên mô hìnhnhư làm biến dạng hình ảnh, phóng to thu nhỏ, lập một
mô hình mới trên cơ sở mô hình cũ.Từ đó, người thiết có thể xây dựng mộtchi tiết mới hoặc thay đổi một chi tiết cũ Có nhiều dạng mô hình hình họctrên CAD Ngoài mô hình 2D phổ biến, các mô hình 3D có thể được xâydựng cho phép người sử dụng quan sát vật thể từ các hướng khác nhau,phóng to thu nhỏ, thực hiện các phân tích kỹ thuật như sức căng, tính chấtvật liệu và nhiệt độ
Mô hình lưới:
Trang 6Sử dụng các đường thẳng để minh hoạ vật thể Mô hình này có những hạn chế lớn như không có khả năng phân biệt các đường nét thấy và nét khuất trong vật thể, không nhận biết được các dạng đường cong, không có khả năng kiểm tra xung đột giữa các chi tiết bộ phận và khó khăn trong việc tính toán các đặc tính vật lý.
Mô hình bề mặt:
Được định nghĩa theo các điểm, các đường thẳng và các bề mặt Mô hình này có khả năng nhận biết và hiển thị các dạng đường cong phức tạp,
có khả năng nhận biết bề mặt và cung cấp mô
hình 3D có bề mặt bóng, có khả năng hiển thị rất tốt mô phỏng quỹ đạo chuyển động như của dao cắt trong máy công cụ hoặc chuyển động của các rôbốt
Mô hình đặc:
Mô tả hình dạng toàn khối của vật thể một cách rõ ràng và chính xác
Nó có thể mô tả các đường thấy và đường khuất của vật thể Mô hình này trợgiúp đắc lực trong quá trình lắp ráp các phần tử phức tạp Ngoài ra, mô hình còn có khả năng tạo mảng màu và độ bóng bề mặt Hơn nữa, người sử dụng
có thể kết hợp với các chương trình phần mềm chuyên dụng khác để biểu diễn mô hình và tạo hình ảnh sống động cho vật thể
CAM - Computer Aided Manufacturing: chế tạo nhờ máy tính nghĩa
là sử dụng hệ thống máy tính để lập kế họach, điều khiển và giám sát các hoạt động sản xuất trong nhà máy một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua giao diện của hệ thống máy tính với các nguồn nhân lực của nhà máy
Được định nghĩa là việc sử dụng máy tính trong lập kế hoạch, quản lý và điều khiển quá trình sản xuất Các ứng dụng của CAM được chia làm 2 loại chính:
+ Lập kế hoạch sản xuất+ Điều khiển sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất:
+ Ước lượng giá thành sản phẩm: Ước lượng giá của một loại sản phẩm mới là khá đơn giản trong nhiều ngành công nghiệp và được hoàn thành bởi chương trình máy tính Chi phí của từng chi tiết bộ phận được cộng lại và giá của sản phẩm sẽ được xác định
+ Lập kế hoạch quá trình với sự trợ giúp của máy tính: Các trình tự
Trang 7được chuẩn bị bởi máy tính Các hệ thống này cần cung cấp các bản lộ trình, tìm ra lộ trình tối ưu và tiến hành mô phỏng kiểm nghiệm kế hoạch đưa ra.
+ Các hệ thống dữ liệu gia công máy tính hóa: Các chương trình máy tính cần được soạn thảo để đưa ra các điều kiện cắt tối ưu cho các loại nguyên vật liệu khác nhau Các tính toán dựa trên các dữ liệu nhận được từ thực nghiệm hoặc tính toán lý thuyết về tuổi thọ của dao cắt theo điều kiện cắt
+ Lập trình với sự trợ giúp của máy tính: Lập trình cho máy công
cụ hoặc lập trình CNC là công việc khó khăn cho người vận hành và gây
ra nhiều lỗi khi các chi tiết Các bộ hậu xử lý máy tính được sử dụng để thay thế việc lập trình bằng tay.Đối với các chi tiết có hình dạng hình họcphức tạp, hệ thống CAM có thể đưa ra chương trình gia công chi tiết nhờ phương pháp tạo ra tập lệnh điều khiển cho máy công cụ hiệu quả hơn hẳn lập trình bằng tay
+ Cân bằng dây chuyền lắp ráp với sự trợ giúp bằng máy tính: Việcđịnh vị các phần tử trong các trạm lên dây chuyền lắp ráp là vấn đề lớn
và khó khăn Các chương trình máy tính như COMSOAL và CALB đượcphát triển để trợ giúp cân bằng tối ưu cho các dây chuyền lắp ráp
CNC – viết tắt cho Computer(ized) Numerical(ly) Control(led) (điều khiển
bằng máy tính) – đề cập đến việc điều khiển bằng máy tính các máy móc khác với mục đích sản xuất (có tính lập lại) các bộ phận kim khí (hay các vật liệu khác) phức tạp, bằng cách sử dụng các chương trình viết bằng kí hiệu chuyên biệt theo tiêu chuẩn EIA-274-D, thường gọi là mã G CNC được phát triển cuối thập niên 1940 đầu thập niên 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của trường MIT.
Từ CNC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Computer Numerical
Control, nghĩa là Máy tiện kim loại được điều khiển bằng máy tính Vì thế,
bộ não của máy CNC là máy tính Đây không phải là máy tính bình thường
mà là máy tính với công suất tính toán cực nhanh Hệ điều hành mà nó sử dụng là Fanuc, Fargor hoặc Mazak, chứ không phải là Windows hay Mac như các máy tính (computer) mà chúng ta thường dùng hàng ngày
Máy tính này sẽ điều khiển các bộ phận cơ khí để cắt gọt kim loại Chương trình được viết sẵn và được tự động thi hành khi bạn nhất nút Start Chương trình này được dịch ra một thứ ngôn ngữ để máy tính có thể hiểu được Sau đó, máy tính chuyển lệnh từ các chương trình qua các mạch điện
tử đến điều khiển các bộ phận cơ khí
Trang 8Hình 1.3
2.2 ƯU ĐIỂM CHÍNH CỦA CÔNG NGHỆ CAD/CAM
Thiết kế các sản phẩm có hình dạng phước tạp trong không gian 3D
Liên kết với các Môđun khác để thực hiện quá trình tính toán phân tích kỹ thuật,mô phỏng gia công thử để kịp thời sửa chữa trước khi tiến hành quá trình sản xuất
Biên dịch cá đường chạy dao chính xác dùng cho công nghệ gia công trên máy CNC và truyền chương chình gia công qua các máy CNC
2.3: VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA CAD TRONG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TÍCH HỢP CIM (COMPUTER INTERGRATED
MANUFACTURING):
Các phần mềm CAD/CAM chuyên nghiệp phục vụ thiết kế ,gia côngkhuôn mẫu có khả năng thực hiện các chức năng cơ bản sau :
o Thiết kế mô phỏng hình học 3 chiều 3D những hình dạng phức tạp.
o Giao tiếp với các thiết bị đo,quét tọa độ 3D (Coordinate MeasuringMachine-CMM) thực hiện nhanh các chức năng mô phỏng hình học
từ dữ liệu số (digitized data)
o Phân tích và liên kết dữ liệu: tạo mặt phân khuôn, tách khuôn, quản
lý kết cấu lắp ghép,…
o Tạo bản vẽ và ghi kích thước tự động: Có khả năng liên kết các bản
vẽ 2D với mô hình 3D và ngược lại
o Liên kết với các chương trình tính toán thực hiện các chức năngphân tích kỹ thuật (CAE): tính biến dạng khuôn,mô phỏng dòngchảy vật liệu,trường áp suất.độ co rút vật liệu,…
Trang 9o Nội suy hình học, biên dịch các kiểu đường chạy dao chính xác chocông nghệ gia công điều khiển số.
o Giao tiếp dữ liệu theo các định dạng đồ họa chuẩn: DXF, IGES,VDA,PTC,…
o Xuất dữ liệu đồ họa 3D dưới định dạng tệp tin STL(Stereolithograth) để giao tiếp với các thiết bị tạo mẫu nhanh theocông nghệ tạo hình lập thể (Stereolithograth Apparatus-SLA)
2.4 ỨNG DỤNG CAD/CAM TRONG CHẾ TẠO KHUÔN MẪU
Trình độ thiết kế và chế tạo khuôn mẫu có thể coi là một tiêu chí đánh giá sự phát triển của nền công nghiệp.Trên thế giới ước tính 40% - 90% các sản phẩm trong các ngành công nghiệp được chế tạo bằng việc sử dụng các hệ thống khuôn mẫu khác nhau.Sản phẩm khuôn mẫu thuộc loại sản phẩm Cơ – Tin – Điện tử
(Mechatronics) kỹ thuật cao
Ứng dụng các hệ phần mềm tích hợp CAD/CAM/CNC hiện nayđang là thị trường mua bán và ứng dụng khá sôi động.Có thể tin rằng: không có phần mềm CAD/CAM thì không thể thiết kế và chếtạo khuôn mẫu phức tạp, có độ chính xác cao.Trong công nghệ chếtạo sản phẩm khuôn mẫu công nghệ cao thì công nghệ thông tin được ứng dụng rất có hiệu quả và đóng vai trò quan trọng quyết định trong ngành Cơ – điện tử.Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong gia công cơ khí bằng các thiết bị điều khiển số vẫn là vấn đề
ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn trong đào tạo cũng như trong sảnxuất cơ khí
Tạo mẫu nhanh thông qua giao tiếp dữ liệu với thiết bị tạo mẫu nhanh theo công nghệ tạo hình lập thể (đo quét tọa độ)
Giảm đáng kể thời gian mô phỏng hình học bằng cách tạo mô hình hình học theo cấu trúc mặt cong từ dữ liệu số
Chức năng mô phỏng hình học mạnh, có khả năng mô tả những hình dáng phức tạp nhất
Khả năng mô hình hóa cao cho các phương pháp phân tích,cho phép lựa chọn giải pháp kỹ thuật tối ưu
Trang 102.5 GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM PRO/EGINEER WILDFIRE 4.0
Phần mềm ProE là phần mềm mạnh trong lĩnh vực CAD/CAM/CNC, tập hợp đầy đủ các tính năng thiết kế, lắp ráp, lập trình gia công và cả việc mô phỏng quá trình gia công chi tiết Với những chức năng như vậy chúng ta có thể xuất file lập trình đã được lập trình bằng phần mềm này để kết nối với bộ điều khiển của máy CNC để gia công sản phẩm thực tế, có thể quan sát quá trình mô phỏng gia công trước khi
đi vào thực tế, việc này đem lại nhiều hiệu quả và cũng giúp chúng ta tránh được những sai sót không đáng có
Trong ProE có gần như toàn bộ những môđun cần thiết để giúp chúng
ta thiết kế hoàn thiện một sản phẩm thực tế như mô-đun thiết kế lắp ráp, thiết kế khuôn, gia công …
ProE có nhiều tính năng rất mạnh trong lĩnh vực CAD/CAM/CNC,nó mang lại cho chúng ta các khả năng như:
Mô hình hóa trực tiếp vật thể rắn
Tạo các mô-đun bằng các khái niệm và phần tử thiết kế
Có khả năng mô phỏng động học,động lực học,kết cấu cơ khí
Sau đây là một số mô-đun cơ bản được dùng để thiết kế bánh
Ngoài ra, nó còn giúp chúng ta xuất ra file lập trình để
chạy trên máy thực.
Ngoài ra còn có một số mô-đun khác
Trang 11B:TRÌNH TỰ QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ KHAY XÀ
PHÒNG
Ta sử dụng mô đun PART để thiết kế
Trình tự tiến hành:
Bước 1: Thiết lập chế độ thiết kế bằng PART
Thiết lập vị trí làm việc mặc định của phần mềm:Chọn
File→Set working Director→Chọn vị trí lưu file
Tiếp theo vào file/new: Xuất hiện hộp thoại New, trong type chon PART,Trong Sub-type chọn Solid Đặt tên trong mục Name là :khayxaphong, tick chọn Use default template.sau
đó chọn mmns_part_solid màn hình làm việc xuất hiện để ta thao tác trên đó với 3 mặt phẳng chuẩn cơ bản gồm TOP – FRONT – RIGHT sau đó tick OK.Như hình 2.1:
Trang 12Hình 2.1
Bước 2: Tạo khối dạng khay xà phòng
Trên hộp thoại Menu, ta chọn theo đường dẫn
Trang 13Hình 2.3
Sau đó ta chọn dấu
Nhập chiều sâu chi tiết là 50 mm Ta được chi tiết như hình 2.4:
Hình 2.4
Bước 3: Tạo phần hốc hộp cùng biên dạng góc bo của khay xà phòng
Ta sử dụng lệnh EXTRUDE để đùn mặt đáy của khay xà phòng.
Trang 15Ta cũng sử dụng lệnh EXTRUDE để đùn đảo vào mặt hốc của chi tiết sau
đó dùng draft để tạo đảo ngiêng 15 độ như hình 2.7:
Hình 2.7
Bước 5: Ta tạo rãnh chữ thập như nguyên mẫu:
Ta sử dụng lệnh EXTRUDE để cắt rãnh chữ thập ở giữa sau đó dùng lệnh round bo góc bán kính 5mm như hình 2.8:
Hình 2.8
Trang 16 Bước 2: Lấy chi tiết để tách khuôn.
Các bước thực hiện như sau: Từ Menu Manager chọn Mold Model/locate refpart để lấy mẫu từ hình thiết kế part.prt.
Trang 18Chọn Create features.Sau đó ta tiến hành đùn bằng lệnh Potrustion về một
phía như đã làm khi tạo chi tiết ban đầu,khi đến chọn mặt phẳng đùn.như hình 2.14
Hình 2.14
Cuối cùng ta được chi tiết đùn như hình 2.15:
Trang 19Hình 2.15
Bước 4: ta tạo mặt phân khuôn thành 2 khối khác nhau như sau:
Ta dùng lệnh Parting Surface/Plane để tạo mặt phẳng phân cách cho chi
tiết như hình 2.16:
hình 2.16
Sau đó ta vào Edit/ FILL/ References→Define
Trang 21Ta chọn Volume Split rồi chọn Done ta được như hình 2.19:
Hình 2.19
Ta lựa chọn mặt phẳng đùn mới tạo là ADTM 1 rồi sau đó điền tên cho mỗi
khuôn như hình 2.20:
Trang 23Sau đó ta chon Define Step rồi chọn Difine move
Hình 2.20
chọn KHUONTREN cho khoảng cách tách khuôn là 200mm như hình 2.21:
Hình 2.21
Ta cũng làm tương tự cho KHUONDUOI cho khoảng cách là -200mm ta
được 2 khuôn như hình dưới ( sau khi đã ẩn đi phôi và mặt phân khuôn)
Trang 24KHUÔN TRÊN
KHUÔN DƯỚI
Ta lưu lại toàn bộ quá trình tách khuôn trên
Trang 25PHẦN III: THIẾT KẾ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ
CHẾ TẠO CHI TIẾT
3.1 :PHÂN TÍCH CÁC Đ C ĐI M V YÊU C U KỸ THU T B M T ẶC ĐIỂM VỀ YÊU CẦU KỸ THUẬT BỀ MẶT ỂM VỀ YÊU CẦU KỸ THUẬT BỀ MẶT Ề YÊU CẦU KỸ THUẬT BỀ MẶT ẦU KỸ THUẬT BỀ MẶT ẬT BỀ MẶT Ề YÊU CẦU KỸ THUẬT BỀ MẶT ẶC ĐIỂM VỀ YÊU CẦU KỸ THUẬT BỀ MẶT
C N GIA CÔNG: ẦU KỸ THUẬT BỀ MẶT
Trên cơ sở các dữ liệu về hình dáng về hình học,độ chính xác,độ bóng bề mặt và vật liệu của chi tiết khuôn trên khay
Xà Phòng,ta nhận thấy:
o Vì các chi tiết chỉ cần thiết gia công về một phía mặt và chi tiết ko quá phức tạp nên chỉ cần chọn máy phay 3 trục là có thể gia công được.
o Cần đảm bảo độ bóng bề mặt phân khuôn để đảm bảo
độ kín khít,độ bóng lòng khuôn (bề mặt các lỗ) thấp, hình dáng lỗ dạng tròn rất khó gia công nên chỉ có thể
gia công trên máy phay CNC mới đảm bảo gia công
được.
o Khuôn có kích thước đạt 240x180x80 mm nên cần lựa
chọn máy CNC có khả năng dịch chuyển đảm bảo gia
công được toàn bộ khuôn.
o Các bề mặt của khuôn có thể gia công với độ bóng cao
do đây là khuôn đúc, vì vậy cần thiết đảm bảo chi tiết được sản xuất đáp ứng được độ bóng cần thiết.
Với chi tiết khuôn trên, ta thấy để gia công được cần trải qua
một nguyên công gồm 4 bước:
o Bước 1: Phay thô, phay tinh mặt đầu.
o Bước 2: Phay tinh hốc 75x100 nghiêng 15 độ
o Bước 3: Phay tinh bo măt đầu khuôn
o Bước 4: Phay tinh biên dạng khuôn
3.2: LỰA CHỌN MÁY VÀ MỘT SỐ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHÍNH CỦA MÁY LỰA CHỌN:
Trang 26Sau khi xác định các phương pháp gia công và đồ gá đặt như hình vẽ tiến hành chọn máy Việc tiến hành chọn máy phụ thuộc vào độ chính xác và độ bóng bề mặt gia công Kích thước, hình dáng, vật liệu của chi tiết gia công.
Máy phay CNC Mill 450- Hãng Emco của Áo vì một số đặc
điểm sau đây:
Kích thước máy phù hợp với kích thước của chi tiết gia công.
Máy Mill 450 là loại máy CNC Milling 4 trục có thể gia công được các chi tiết có hình dạng 3D.
Máy đảm bảo được năng suất gia công.
Có nhiều ưu điểm so với các máy thông thường điều khiển bằng tay nhờ thực hiện bằng cách nạp chương trình từ máy tính vào máy.
Máy phay CNC Mill 450
Trang 27THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MÁY:
Trang 28mẫu gỗ Phôi đúc đạt cấp chính xác là II.
Cấp chính xác kích thước IT15-IT16
Độ nhám bề mặt: Rz=80µm
Trong giới hạn đồ án chọn phôi đã qua sử dụng quá trình gia công trêncác máy công cụ vạn năng đạt kích thước và độ nhám bề mặt theo yêu cầu,chỉ chừa lại 2mm trên các mặt gia công trên máy CNC
Phương án gia công:
Chỉ thực hiện 1 nguyên công
Phôi ban đầu có kích thước 240x180x80 mm
Từ các phân tích và lựa chọn máy như trên, ta có thể chọn các bước công nghệ và trình tự gia công như sau:
1) Bước 1: Phay thô, phay tinh mặt đầu.
Đồ gá kẹp là ê tô vạn năng
Chọn dao phay kiểu dao phay mặt đầu
Sau nguyên công đảm bảo độ nhám bề mặt đạt Ra=2.5µm
2) Bước 2: Phay tinh hốc 75x100 nghiêng 15 độ:
Chọn dao phay kiểu dao phay đầu cầu
Sau nguyên công đảm bảo độ nhám bề mặt Ra=2.5µm, sai số gia công không vượt quá ±0.01 mm
3) Bước 3: Phay tinh bo măt đầu khuôn:
Chọn dao phay kiểu dao phay ngón đầu bằng
Sau nguyên công đảm bảo độ nhám bề mặt Ra≤2.5µm,
sai số gia công không vượt quá ±0.01 mm
4) Bước 4: Phay tinh biên dạng khuôn:
Chọn dao phay kiểu dao phay ngón đầu bằng
Sau nguyên công đảm bảo độ nhám bề mặt Ra≤2.5µm, sai số gia công không vượt quá ± 2.5µm
CÔNG:
Dựa vào quy trình và các bước công nghệ tiến hành gia công ta chọn
dao phay của hãng dao MITSUBISHI-Nhật Bản.