TÓM TẮT Dự án: « Hoàn thiện công nghệ thiết kế giầy dép với sự trợ giúp của máy tính và triển khai sản xuất các mẫu thiết kế trên dây chuyền sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ » được Viện n
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU DA-GIẦY
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ GIÀY DÉP
VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH VÀ TRIỂN KHAI
SẢN XUẤT CÁC MẪU THIẾT KẾ TRÊN DÂY CHUYỀN
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP QUY MÔ NHỎ
Chủ nhiệm đề tài TRẦN THỊ TUYẾT MAI
7666
04/02/2010
Hà Nội, 2009
Trang 2MỤC LỤC
TÓM TẮT 03
PHẦN MỞ ĐẦU 06
CHƯƠNG I TỔNG QUAN
1.1 Luận cứ về xuất xứ và tính cấp thiết của dự án
07 07 1.2.Tình hình nghiên cứu và triển khai liên quan đến dự án trong và ngoài nước 08
1.2.1 Sự phát triển phần mềm thiết kế và các thiết bị ngoại vi phục vụ nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm Giầy 08
1.2.2 Thực trạng công tác thiết kế sản phẩm giầy ở các doanh nghiệp sản xuất giầy có mặt tại Việt Nam 10
1.2.3 Sự khác biệt giữa công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm giầy dép ở các nước phát triển (Anh - Pháp - Ý - Đức - Mỹ ) và ở trong nước 13
1 3 Mục tiêu của dự án 15
1 4 Nội dung chính của dự án 16
CHƯƠNG II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CỦA DỰ ÁN 17
2.1 Thiết kế sản phẩm giầy dép với sự trợ giúp của máy tính 17
2.1.1 Xác định chủ đề thiết kế 17
2.1.2 Phác thảo (phần mềm 3D Shoes Designer): (thiết kế kiểu dáng) 18
2.1.3 Lựa chọn phác thảo có tính khả thi 18
2.1.4 Thiết kế kỹ thuật các phác thảo đã lựa chọn (2D Pattern Enginneering, 3D Shoes Designer) 19
2.1.5 Tổng hợp quy trình thiết kế……… 23
2.2 Đánh giá kết quả thiết kế sản phẩm giầy dép với sự trợ giúp của máy tính 29
2.2.1 Ưu thế của phương pháp thiết kế giầy khi có sự trợ giúp của máy tính 30
2.2.2 Những vấn đề cần lưu ý khác khi thiết kế sản phẩm giầy dép khi có sự trợ giúp của phần mềm thiết kế và các thiết bị ngoại vi 31
2.3.1 Sự sai lệch về dưỡng mẫu do những nguyên nhân khác 32
2.3.2 Sự khác biệt giữa các kiểu phom sử dụng để sản xuất hàng loạt … 35
2.3.3 Kết cấu sản phẩm và các yếu tố khác trong công nghệ 36
2.3.4 Sự thay đổi hoặc bất ổn định về nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất 37
2.4 Quy trình triển khai sản xuất 39
2.4.1 Chọn mẫu sản xuất 39
2.4.2 Chuẩn bị sản xuất 40
2.4.3 Triển khai sản xuất 42
2.4.5 Phát triển mẫu mới trên cơ sở mẫu đã sản xuất……… 42
2.5 Kết quả sản xuất thử nghiệm 42
2.5.1 Kết quả nghiên cứu thiết kế 43
2.5.2 Kết quả sản xuất thử nghiệm 43
CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
3.1 Kết luận 44
3.2 Kiến nghị 44
Tài liệu tham khảo 45
Phụ lục 46
Trang 3Danh s¸ch nh÷ng ng−êi thùc hiÖn
-
Dự án: « Hoàn thiện công nghệ thiết kế giầy dép với sự trợ giúp của máy
tính và triển khai sản xuất các mẫu thiết kế trên dây chuyền sản xuất công
nghiệp quy mô nhỏ » Mã số 04-08/SXTN/HĐ-KHCN
1 Kỹ sư Trần Thị Tuyết Mai Trung tâm Đào tạo - Viện n/cứu Da Giầy Chủ nhiệm dự án
2 Cử nhân Hoàng Thị Hồng Trung tâm Thiết kế và phát triển sản phẩm Thư ký dự án
3 Cử nhân Đào Vĩnh Sơn Trung tâm Thiết kế và phát triển sản phẩm Cộng tác viên
4 Cử nhân Lưu Toàn Năng nt
5 Cử nhân Lê Hùng Sơn nt
Cùng toàn thể cán bộ công nhân Trung tâm Thiết kế và PTSP, phòng Kinh
doanh và các cán bộ nghiệp vụ Viện nghiên cứu Da Giầy
Trang 4TÓM TẮT
Dự án: « Hoàn thiện công nghệ thiết kế giầy dép với sự trợ giúp của máy tính và triển khai sản xuất các mẫu thiết kế trên dây chuyền sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ » được Viện nghiên cứu Da Giầy đề xuất và được Bộ Công
Thương xét duyệt thực hiện trong 2 năm 2008 và 2009
1 Mục tiêu:
- Hoàn thiện công nghệ thiết kế giầy với sự trợ giúp của máy tính
- Nghiên cứu những yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến kết quả thiết kế và các giải pháp khắc phục
- Thiết lập quy trình thiết kế và triển khai sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế
- Thông qua hoạt động của dự án tạo điều kiện để đào tạo và nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật viên và giáo viên thực hành của Trung tâm Mẫu và Đào tạo (nay là Trung tâm Thiết kế và phát triển sản phẩm.)
2 Nội dung và phạm vi nghiên cứu:
2.1 Dự án tập trung nghiên cứu những nội dung sau:
- Nghiên cứu thiết kế sản phẩm giầy dép với sự trợ giúp của máy tính (phương pháp, trình tự thực hiện, yêu cầu kỹ thuật ) Đánh giá kết quả thiết kế kỹ thuật sản phẩm giầy dép khi có sự trợ giúp của máy tính
- Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến dưỡng mẫu thiết kế (nguyên liệu, công nghệ, các yếu tố khác ) khi triển khai sản xuất
- Xây dựng và hoàn thiện quy trình thiết kế
- Áp dụng quy trình thiết kế để thiết kế sản phẩm thời trang: dự kiến nghiên cứu thiết kế và lựa chọn triển khai sản xuất 10 – 12 mẫu giày dép thời trang nam –
Trang 5- Ứng dụng triển khai sản xuất thử nghiệm các mẫu thiết kế trên dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ tại Trung tâm và giới thiệu sản phẩm của dự án đến người tiêu dùng thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm
3 Phương pháp nghiên cứu:
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành như sau:
- Tìm hiểu thực tế hoạt động thiết kế và PTSP của các doanh nghiệp thông qua các cuộc tham quan, tiếp xúc, trao đổi và thảo luận
- Nghiên cứu, so sánh các phương pháp thiết kế thủ công truyền thống của Tiệp, Đức, Ý để tìm ra tính ưu việt của mỗi phương pháp trong việc thiết kế các kiểu giầy cơ bản
- Kết hợp tính ưu việt của các phương pháp thiết kế thủ công truyền thống với việc sử dụng lợi thế của công cụ 2D, 3D và thiết bị ngoại vi trong một số công đoạn nhằm tối ưu hoá quá trình thiết kế
- Tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng để tiếp thu sửa đổi, điều chỉnh nhằm hoàn thiện sản phẩm theo hướng phù hợp với nhu cầu của thị trường
- Bước đầu tiến hành nghiên cứu thiết kế tổng thể sản phẩm giầy; gắn bó chặt chẽ việc nghiên cứu thiết kế với mục đích cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm
4 Kết quả nghiên cứu:
4.1 Nhóm nghiên cứu đã đề xuất được 2 quy trình:
- Quy trình thiết kế giầy tổng quát
- Quy trình triển khai sản xuất
- Bước đầu vận dụng hiệu quả 2 quy trình này vào việc nghiên cứu thiết kế và sản xuất với kết quả tốt
- Sản phẩm của dự án được khách hàng tin dùng và tiêu thụ thường xuyên tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Viện Mẫu mã phong phú và đa dạng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của một nhóm khách hàng
4.2 Điểm hạn chế của dự án:
- Mặc dù sản lượng sản phẩm vượt quá sản lượng dự kiến song giá trị sản
phẩm còn thấp chưa đạt được như mong muốn Mẫu mã chưa nuột nà, sắc xảo
5 Kết luận và kiến nghị:
5.1 Kết luận:
- Dự án thực hiện đúng nội dung, tiến độ và đạt được mục đích đề ra
Trang 6- Sản phẩm của dự án bước đầu được người sử dụng tin dùng do tính tiện dụng, thời trang và giá cả phù hợp
- Tuy nhiên năng lực thiết kế - PTSP và năng lực sản xuất còn hạn chế và bị động về nguồn NPL nên số lượng và giá trị sản phẩm thời trang còn hạn chế
5.2 Kiến nghị:
- Ưu tiên đầu tư đào tạo các nhà thiết kế trẻ trình độ cao và toàn diện
- Xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Thiết kế Mẫu mốt nhằm tập trung và phát huy hiệu quả các nguồn lực
- Kết nối thông tin về nhu cầu nghiên cứu và PTSP Giầy giữa các doanh nghiệp phát triển dịch vụ mẫu mốt
- Thực hiện chính sách bảo vệ bản quyền mẫu mốt
- Phát triển và đa dạng hóa nguồn NPL tạo cơ sở hiện thực hóa mẫu thiết kế Trân trọng cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ và tạo điều kiện của Bộ Công Thương, Ban lãnh đạo Viên nghiên cứu Da Giầy và Trung tâm Thiết kế và PTSP, các cộng tác viên và đồng nghiệp trong quá trình thực hiện dự án./
Thay mặt nhóm thực hiện dự án
Chủ nhiệm dự án
Trần Thị Tuyết Mai
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, công nghệ thiết kế giầy dép với sự trợ giúp của máy tính là không thể thiếu trong nền công nghiệp sản xuất giầy hiện đại Nếu không có công nghệ thiết kế phù hợp chắc chắn khả năng sáng tạo và sản xuất ra những sản phẩm mới của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giầy dép sẽ bị hạn chế và mất
đi cơ hội chiếm lĩnh thị truờng Điều này ngày càng trở nên cấp thiết khi mẫu mã luôn thay đổi và số lượng đặt hàng nhỏ Thực tế ở nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước chưa có khả năng thực hiện đồng bộ quá trình thiết kế kỹ thuật sản phẩm giầy trên máy tính Lý do là các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) chưa đủ sức đầu tư đồng bộ phần mềm thiết
kế 2D, 3D và các thiết bị ngoại vi tiên tiến Bên cạnh đó là một số lý do khác như: trình độ còn hạn chế của các thiết kế viên, sự lệ thuộc và ỉ lại vào đối tác về mẫu mốt và những nguyên nhân khách quan khác Mặc dù vậy do nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp đã đầu tư phần mềm 2D và máy cắt để phục vụ thiết kế Tuy nhiên việc thiết kế thường bó hẹp trong phạm vi thiết
kế mũ giầy chưa đề cập đến việc thiết kế tổng thể và hiệu quả thiết kế chưa cao
Với mục đích đề xuất một quy trình thiết kế tổng thể sản phẩm giầy dép phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm từng bước chủ động thâm nhập thị trường (bước đầu là thị trường nội địa) nhóm nghiên cứu đề
xuất nghiên cứu dự án « Hoàn thiện công nghệ thiết kế giầy dép với sự trợ giúp của máy tính và triển khai sản xuất các mẫu thiết kế trên dây chuyền sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ »
Dự án đã được Bộ Công Thương phê duyệt theo quyết định nêu trong hợp đồng số 04 - 08/SXTN/HĐ-KHCN ngày 25/02/2008 thực hiện tại Trung tâm Mẫu
và Đào tạo nay là Trung tâm thiết kế và phát triển sản phẩm - Viện nghiên cứu Da Giầy là nơi có cơ sở vật chất phù hợp với việc nghiên cứu thiết kế sản xuất giầy theo phương pháp kết hợp thiết kế thủ công truyền thống và sự trợ giúp của máy tính Bên cạnh đó, Xưởng sản xuất thử nghiệm của Trung tâm sẽ là nơi triển khai sản xuất quy mô nhỏ các mẫu thiết kế của dự án Việc giới thiệu sản phẩm của dự
án được thực hiện thông qua các cửa hàng bán lẻ các đơn hàng nhỏ của khách hàng
Trang 8CHƯƠNG I TỔNG QUAN
1.1 Luận cứ về xuất xứ và tính cấp thiết của dự án :
Dự án: « Hoàn thiện công nghệ thiết kế giầy dép với sự trợ giúp của máy tính và triển khai sản xuất các mẫu thiết kế trên dây chuyền sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ » được Viện nghiên cứu Da Giầy đề xuất và được Bộ Công
Thương xét duyệt thực hiện trong 2 năm 2008 và 2009
Dưới đây là những căn cứ và cơ sở xây dựng dự án :
- Hiện nay số doanh nghiệp Da Giầy có vốn đầu tư trong nước có xu hướng tăng lên và đang chiếm khoảng 45% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm giầy dép Một số doanh nghiệp sản xuất giầy đã dần chuyển đổi từ phương thức gia công sang mua nguyên liệu và bán thành phẩm (mua đứt bán đoạn) Nhiều công ty giầy của Việt Nam cũng đã mua giấy phép (license) để sản xuất và xuất khẩu các thương hiệu giầy nổi tiếng và độc quyền trên thị trường thế giới Với xu hướng đó, để thoát dần khỏi cảnh gia công, làm thuê cho các công ty lớn nhằm tăng thêm lợi nhuận từ việc sản xuất kinh doanh giầy; ngành giầy Việt Nam thật sự cần đến các trung tâm thiết kế mẫu mốt để từ đó nâng cao năng lực thiết kế và phát triển sản phẩm, tiếp cận nhanh chóng với xu hướng thời trang của thế giới và chủ động về mẫu mã trong hoạt động sản xuất kinh doanh Do vậy các doanh nghiệp cần sớm được tiếp cận với phương pháp và công nghệ thiết kế giầy theo phương pháp tiên tiến
- Hoạt động nghiên cứu thiết kế sản phẩm và đào tạo các nhà thiết kế của Viện nghiên cứu Da Giầy trong nhiều năm qua đã và đang là tiền đề hỗ trợ một cách có hiệu quả cho các doanh nghiệp sản xuất giầy trong lĩnh vực thiết kế và phát triển sản phẩm Trước tình hình hiện nay, công tác nghiên cứu và phát triển mẫu mốt ở Viện cần được quan tâm đặc biệt để hỗ trợ ngày càng hiệu quả và kịp thời cho các doanh nghiệp sản xuất giầy nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Thực hiện dự án là điều kiện để hoàn thiện công nghệ thiết kế phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của các doanh nghiệp sản xuất giầy Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Bên cạnh đó, thông qua công tác triển khai sản xuất ở quy mô nhỏ những mẫu thiết kế mới dự án sẽ đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại hiện có trong quá trình chuyển giao mẫu mới vào sản xuất hàng loạt Từ đó góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển công tác thiết kế mẫu mốt và gia tăng cơ hội chủ động thâm nhập vào thị trường giầy dép trong và ngoài nước
Trang 9- Dự án được xây dựng căn cứ vào thực trạng có tính phổ biến trong công tác nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất Giầy và kết quả nghiên cứu của một số đề tài sau :
+ Đề tài: “Nghiên cứu thiết kế, thiết kế triển khai sản xuất mẫu mới giầy dép
da theo phương pháp tiên tiến” Đề tài cấp Bộ năm 1997
+ Đề tài: “Nghiên cứu phương pháp thiết kế và làm phom mẫu phục vụ chiến lược chủ động trong thiết kế mẫu mốt và sản xuất của ngành giầy Việt Nam” Mã số: 70-07/R-D
1.2 Tình hình nghiên cứu và triển khai liên quan đến dự án trong và ngoài nước :
1.2.1 Sự phát triển phần mềm thiết kế và các thiết bị ngoại vi phục vụ nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm Giầy:
Ngày nay, các hãng cung cấp phần mềm và các thiết bị ngoại vi thiết kế giầy nổi tiếng trên thế giới liên tục cải tiến và đưa ra thị trường những phần mềm thiết
kế và thiết bị ngoại vi chuyên dụng phục vụ thiết kế giầy Cụ thể như sau :
Hãng Torielli - Ý: với phần mềm Shoemaster bao gồm:
- 2D pattern engineering - thiết kế 2D phục vụ thiết kế các chi tiết mũ giầy (hình phẳng);
- 2D/3D shoe engineering - thiết kế mũ giầy và giầy;
- 3D creating shoe design - thiết kế tạo mẫu giầy;
- Sole design and engineering - thiết kế và thiết kế triển khai đế giầy;
- Heel design and engineering - thiết kế và thiết kế triển khai gót giầy;
- Custom insole design/creation - thiết kế đế trong theo đơn đặt hàng
- Romans Cad 2D Pattern Design - thiết kế dưỡng mẫu phẳng 2D
- Romans Cad 3D Design - thiết kế hình khối 3D
- Romans Cad 3D Last Design - thiết kế phom 3D
Trang 10- Romans Cad 3D Last and Grade - thiết kế phom 3D và nhân cỡ số
- Romans Cad Sole 3D Design - thiết kế đế giầy 3D
Hãng Delcam - Anh:
- Shoe Design - thiết kế giầy
- Shoe style - phác thảo giầy (phong cách,kiểu dáng)
- Engineer - thiết kế
- Shoe cost - giá thành sản phẩm giầy
- Last Maker - chế tạo phom
- Stitch Tec - công nghệ May ráp
- Model Tracer - nhập dữ liệu
Ở nước ngoài: trên thế giới và khu vực đã và đang áp dụng công nghệ thiết kế giầy với sự trợ giúp của máy tính nhằm nâng cao hiệu quả thiết kế, đáp ứng tốc độ thay đổi mẫu mã ngày càng nhanh chóng và rút ngắn thời gian chuẩn bị khi triển khai sản xuất hàng loạt Quá trình nghiên cứu thiết kế mẫu mới và thiết kế triển khai sản xuất sản phẩm giầy hàng loạt ở các nước phát triển đã được thực hiện bài bản và hiệu quả từ khâu nghiên cứu thị trường, xu hướng thời trang, thiết kế kiểu dáng (thiết kế mỹ thuật), thiết kế kỹ thuật, thăm dò thị trường và tổ chức triển khai sản xuất hàng loạt
Ở các nước có ngành công nghiệp sản xuất giầy phát triển với các nhà thiết kế tài năng và những công cụ thiết kế hữu hiệu gồm các phần mềm 2D, 3D tiên tiến và thiết bị ngoại vi hiện đại đã cho phép thay thế gần như hoàn toàn quá trình thiết kế
Trang 11sản phẩm giầy dép theo phương pháp thủ công truyền thống Nhưng các nhà thiết
kế đều nhận thấy một điều căn bản là mặc dù có thể ứng dụng các phần mềm thiết
kế giầy của các hãng khác nhau song những nguyên tắc, nguyên lý cơ bản áp dụng trong quá trình thiết kế gần như không thay đổi Sự trợ giúp của các phần mềm thiết kế nêu trên chỉ đóng vai trò là một công cụ đắc lực để hỗ trợ nhà thiết kế thực hiện nhanh chóng và hoàn thiện chính xác ý đồ thiết kế Các thiết bị ngoại vi giúp hiện thực hóa mẫu hiện vật ở một số khâu và triển khai cắt dưỡng mẫu thiết kế Phần mềm thiết kế và các thiết bị ngoại vi không thay thế được kiến thức và những kinh nghiệm quý báu các nhà thiết kế
Ngày nay công việc thiết kế mẫu mã được thực hiện nhanh chóng hơn song sự cạnh tranh cũng trở nên gay gắt do thông tin về mẫu mới được truyền tải gần như tức thời qua mạng internet và các phương tiện thông tin đại chúng khiến khách hàng có điều kiện so sánh, lựa chọn sản phẩm dễ dàng hơn Sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm giầy dép thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Khả năng hiện thực hoá và tốc độ triển khai mẫu mới
- Giá trị thẩm mỹ và công năng của sản phẩm
- Giá bán và khả năng phân phối hàng hóa trên thị trường
Đối mặt với mỗi khía cạnh doanh nghiệp có một sức ép khác nhau đòi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh phải tìm kiếm cho mình những giải pháp phù hợp Ở khía cạnh sản phẩm ngày nay có thể nói mẫu mã là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của hoạt động sản xuất và kinh doanh giầy dép Vì dạng sản phẩm mới sẽ quyết định những hoạt động liên quan khác của doanh nghiệp như: chuẩn bị nguồn nhân lực, công nghệ, thiết bị để phù hợp với hoạt động sản xuất và kinh doanh loại sản phẩm đó Việc nghiên cứu đưa ra được mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng và giá cả hợp lý được thị trường chấp nhận là điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển
Ở trong nước: hiện nay các doanh nghiệp Da Giầy quy mô lớn đã và đang áp dụng công nghệ thiết kế giầy với sự trợ giúp của máy tính Tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có điều kiện để đầu tư người và thiết bị nên lĩnh vực nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm còn bỏ ngỏ hoặc chưa có điều kiện để triển khai công tác nghiên cứu thiết kế đồng bộ
1.2.2 Thực trạng công tác thiết kế sản phẩm giầy ở các doanh nghiệp sản xuất giầy có mặt tại Việt Nam:
Trang 121.2.2.1 Nhóm các doanh nghiệp quy mô đầu tư lớn: các tập đoàn đa quốc gia,
doanh nghiệp FDI và liên doanh:
Công tác thiết kế và phát triển sản phẩm được thực hiện bởi Trung tâm Thiết
kế của công ty mẹ ở các nước phát triển Các Trung tâm này là nơi nghiên cứu sáng tạo và đưa ra thị trường các loại mẫu mã giầy dép "mốt" vào loại nhất thế giới Việc đầu tư người và các điều kiện để phát triển mẫu mốt ở các Trung tâm Thiết kế này được hoạch định bởi chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn và những khoản đầu tư tài chính khổng lồ của các hãng Những phát minh và tiến bộ về khoa học kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực thiết kế và công nghệ, lĩnh vực nghiên cứu nguyên phụ liệu được đầu tư và vận dụng trong quá trình thiết kế Tại đây công việc thiết kế sản phẩm giầy dép không chỉ đơn giản là quá trình thiết kế mỹ thuật hay kỹ thuật mà là kết tinh của các quá trình nghiên cứu về xu hướng thời trang, thị hiếu, nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng khác như: thời tiết, những
sự kiện đặc biệt về chính trị xã hội, thể thao, văn hóa hay những nhân vật được mến
mộ hoặc thần tượng hoá Bên cạnh đó, các chuyên gia kỹ thuật còn phải tính đến khả năng hiện thực hóa và tính kinh tế khi triển khai sản xuất mẫu thiết kế mới Sau
đó là sự thẩm định mẫu mới của các chuyên gia thị trường và người tiêu dùng… Kết quả là mẫu mã mới tung ra thị trường của các hãng sẽ dẫn dắt và đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong một khoảng thời gian hay một giai đoạn nào đó với quy mô toàn cầu Điều này có thể thấy rất rõ đối với sự thành công của loại giầy thể thao ở các hãng giầy lớn như Adidas, Nike, Reebook, Puma Cho đến nay, giày thể thao được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới do tính năng tiện dụng phù hợp với thói quen vận động, di chuyển và tính năng động của con người trong cuộc sống hiện đại Hàng năm các hãng vẫn liên tục cải tiến, đổi mới và sáng tạo ra những mẫu giầy mới thoả mãn nhu cầu, thị hiếu và đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng
Ở Việt Nam các doanh nghiệp này cũng thiết lập phòng hoặc bộ phận thiết
kế song nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận thông tin chuyển giao từ các Trung tâm Thiết kế của Công ty mẹ và khách hàng Thông qua sự chỉ đạo trực tiếp của phụ trách là những chuyên gia nước ngoài các thiết kế viên trong nước tham gia vào việc sao chép, cải biên để tạo nên phác thảo mới theo ý tưởng được gợi ý; sau đó thực hiện từng phần thiết kế kỹ thuật mẫu mới trong đó chủ yếu là thiết kế phần mũ giầy Một số (rất ít) nhân viên thiết kế trong nước được bổ túc tại bộ phận thiết kế của công ty mẹ đã bắt đầu tham gia thiết kế phom và khuôn đế với sự kiểm tra và giám sát về chất lượng rất chặt chẽ của chuyên gia nước ngoài
Trang 13Như vậy công việc chủ yếu của bộ phận thiêt kế tại các công ty này thực chất
là tiếp thu chuyển giao ý tưởng về mẫu mới sau đó thực hiện thiết kế kỹ thuật và thiết kế triển khai Nghĩa là về thực chất các nhà thiết kế giầy Việt Nam hiện nay làm trong các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp FDI và liên doanh lớn chưa phải
là chủ nhân đích thực của các mẫu giầy do các doanh nghiệp này đang sản xuất mà chỉ là người tham gia vào quá trình thiết kế với vai trò người phụ việc thành thạo hơn là đóng vai trò của một nhà thiết kế thực thụ
1.2.2.2 Nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa :
Thực tế hiện nay cho thấy các doanh nghiệp trong nước nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó khăn trong việc đầu tư công nghệ và đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thiết kế sản phẩm giầy Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề này xuất phát từ phía doanh nghiệp và từ các điều kiện khách quan khác Cụ thể là :
Nguyên nhân chủ quan:
- Phương thức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (gia công, mẫu mã do đối tác chịu trách nhiệm) Phụ thuộc nước ngoài về mẫu mã
- Chủ doanh nghiệp chưa quan tâm hoặc không đủ khả năng để chủ động phát triển mẫu mã do nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh còn hạn hẹp
- Đầu tư cho công việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm là quá trình đầu tư lâu dài, vốn đầu tư lớn
Nguyên nhân khách quan
+ Bị cạnh tranh gay gắt với giầy Trung Quốc và giầy nhập ngoại
- Vấn đề liên quan khác:
+ Công nghệ, thiết bị, công cụ, nguồn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất giầy thiếu đồng bộ và phụ thuộc nước ngoài Nếu nhập khẩu toàn bộ thì đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, vượt quá khả năng của doanh nghiệp
+ Nhiều doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước chưa có định hướng phát triển thị trường nội địa một cách rõ rệt nên chưa có nhu cầu đổi mới mẫu mã theo hướng tự chủ và về thực chất ngay cả khi có mẫu mã mới việc áp dụng và triển khai cũng chưa sẵn sàng
+ Việc thay đổi mẫu mã liên tục liên quan đòi hỏi nhà sản xuất phải có năng lực đủ mạnh về tài chính, khả năng tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh mà
Trang 14nhiều doanh nghiệp chưa đủ trình độ và năng lực để bắt nhịp với sự thay đổi liên tục đó
+ Vấn đề bản quyền, tác giả chưa được thực thi nghiêm minh nên mẫu mã giầy dép có thể bị sao chép và khó có thể bán mẫu thiết kế cho các nhà sản xuất
Kết quả là nhiều doanh nghiệp không có bộ phận thiết kế và nếu có các nhân viên chủ yếu chỉ làm công việc của người sao chép dưỡng và thử mẫu để phục vụ triển khai sản xuất
1.2.3 Sự khác biệt giữa công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm giầy dép ở các nước phát triển (Anh - Pháp - Ý - Đức - Mỹ ) và ở trong nước:
1.2.3.1 Ở các nước phát triển:
Nguồn lực phục vụ công tác nghiên cứu thiết kế:
Con người:
- Có tài năng và được đào tạo bài bản
- Thường xuyên tiếp cận và cập nhật thông tin về: thời trang, công nghệ, NPL mới…
- Trình độ học vấn cao và toàn diện (chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính…)
- Kiến thức chuyên sâu và nhiều kinh nghiệm…
- Thu nhập và mức sống cao
Thiết bị, công cụ thiết kế:
- Hiện đại, đồng bộ
- Công nghệ thiết kế tiên tiến
Cơ sở vật chất khác: đầy đủ, kịp thời
Mục đích nghiên cứu thiết kế:
- Được xác định và xây dựng đồng bộ ngay từ đầu phục vụ mục đích, chiến lược sản xuất kinh doanh của hãng, công ty:
- Trưng bày để bán và chuyển giao cho các nhà sản xuất
- Phục vụ sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại
+ Thị trường: sở thích, thói quen tiêu dùng, nhu cầu…
+ Xu hướng thời trang, công nghệ và NPL mới + Các yếu tố ảnh hưởng khác: thời tiết, thu nhập, tốc độ phát triển kinh
tế và những biến động liên quan đến đời sống…
- Lĩnh vực nghiên cứu thiết kế kỹ thuật tiến hành nghiên cứu và thiết kế đồng
bộ các yếu tố sau:
+ Đế, gót
+Mũ giầy
Trang 15+ Vận dụng công nghệ - nguyên phụ liệu mới
- Mối liên hệ qua lại giữa thiết kế kiểu dáng và thiết kế kỹ thuật được trao đổi và thống nhất trong quá trình nghiên cứu
Kết quả: hoạt động thiết kế đã góp phần vào thành công của hãng, công ty thông
qua việc:
+ Sáng tạo mẫu và sản phẩm mới
+ Xây dựng các bộ sưu tập thường niên + Dẫn dắt người tiêu dùng (qui mô toàn cầu)
+ Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng
+ Thu lợi nhuận, tái đầu tư + Tạo dựng phong cách, hình ảnh của Công ty
1.2.3.2 Ở các doanh nghiệp trong nước:
Nguồn lực phục vụ công tác nghiên cứu thiết kế:
Con người:
- Xuất thân từ công nhân hoặc người làm công tác kỹ thuật trong doanh nghiệp được đào tạo tại chỗ (kèm cặp, bổ túc) thông qua quá trình hợp tác với nước ngoài
- Ít có điều kiện tiếp cận và cập nhật thông tin về: thời trang, công nghệ, NPL mới…
- Trình độ học vấn hạn chế (chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính…)
- Có kinh nghiệm song thiếu tầm nhìn tổng thể do không được đào tạo bài bản và chuyên sâu (về công nghệ, nguyên phụ liệu, thiết bị… hoặc những môn học bổ trợ kiến thức về mỹ học )
- Thu nhập và mức sống thấp
Thiết bị, công cụ thiết kế:
- Thiết bị mới được đầu tư, khả năng đồng bộ thấp
- Công nghệ tiên tiến: mới tiếp cận từng phần (thiết kế mũ)
Cơ sở vật chất khác:
- Chưa thật sự sẵn sàng (nguyên phụ liệu, thiết bị ngoại vi và các điều kiện khác )
Mục đích nghiên cứu thiết kế:
- Chủ yếu theo hướng sao chép, cải biên và giải quyết những vấn đề cụ thể không theo hướng nghiên cứu thiết kế sáng tạo
- Chỉ thiết kế phục vụ trong nội bộ doanh nghiệp
- Chưa có tiền lệ mua bán chuyển giao mẫu giữa các nhà thiết kế và nhà sản xuất
Công tác tổ chức thực hiện:
- Còn phiến diện hiện mới tập trung chủ yếu vào thiết kế kỹ thuật chưa chú trọng đến nghiên cứu thiết kế kiểu dáng trên cơ sở khảo sát về thị trường, nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng Cụ thể là:
- Thiết kế kiểu dáng
+ Kém phát triển
Trang 16+ Ít được quan tâm
+ Chưa có sự liên hệ mật thiết giữa khảo sát thị trường, thị hiếu… + Mức độ nghiên cứu chưa sâu và thiếu toàn diện
- Thiết kế kỹ thuật:
+ Không đồng bộ
+ Chưa có nghiên cứu thiết kế chuyên về phom, đế, gót
+ Mới thiết kế hoàn chỉnh phần mũ giầy
+ Nguyên phụ liệu phụ thuộc thị trường
Kết quả:
- Nhóm doanh nghiệp FDI, liên doanh, công ty lớn:
+ Công ty mẹ cung cấp mẫu mã (ý tưởng, phác thảo mẫu, mẫu hiện vật )
+ Công ty con (trong nước) triển khai phác thảo theo ý tưởng chỉ đạo, thiết kế kỹ thuật, chuẩn bị dưỡng mẫu, sao chép, chỉnh sửa phom…
- Nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ:
+ Chưa đủ nguồn lực để chủ động nghiên cứu và phát triển sản phẩm + Mẫu mã nghèo nàn và chưa đủ khả năng chiếm lĩnh thị trường
Kết luận: trước xu thế phát triển mạnh mẽ của thế giới trong lĩnh vực thiết kế mẫu mốt và thực trạng nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn có sự cách biệt khá
xa của các doanh nghiệp trong nước; dự án: « Hoàn thiện công nghệ thiết kế giầy dép với sự trợ giúp của máy tính và triển khai sản xuất các mẫu thiết kế trên dây chuyền sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ» tại Viện nghiên cứu Da Giầy sẽ góp
phần nghiên cứu xây dựng quy trình thiết kế giầy tổng thể với sự trợ giúp của máy tính (và áp dụng triển khai sản xuất thử nghiệm các mẫu mới ở quy mô nhỏ) với mong muốn đem lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp khi tiếp nhận chuyển giao công nghệ thiết kế và triển khai sản xuất ở quy mô công nghiệp
1 3 Mục tiêu của dự án:
- Hoàn thiện công nghệ thiết kế giầy với sự trợ giúp của máy tính
- Nghiên cứu những yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến kết quả thiết kế và các giải pháp khắc phục
- Thiết lập quy trình thiết kế và triển khai sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế
- Thông qua hoạt động của dự án tạo điều kiện để đào tạo và nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật viên và giáo viên thực hành của Trung tâm Mẫu và Đào tạo (nay là Trung tâm Thiết kế và phát triển sản phẩm.)
- Chuyển giao công nghệ thiết kế và triển khai tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước với mục đích:
Trang 17+ Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ động nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với điều kiện và năng lực hiện có
+ Chủ động phát triển sản phẩm giầy dép phục vụ thị trường tiêu dùng nội địa + Tăng lợi nhuận thu được từ giá trị gia tăng của sản phẩm giầy
+ Phát triển ngành sản xuất giầy bền vững, chuyển đổi phương thức sản xuất kinh doanh từ gia công sang chủ động sản xuất kinh doanh
1 4 Nội dung chính của dự án:
- Nghiên cứu thiết kế sản phẩm giầy dép với sự trợ giúp của máy tính (phương pháp, trình tự thực hiện, yêu cầu kỹ thuật ) Đánh giá kết quả thiết kế kỹ thuật sản phẩm giầy dép khi có sự trợ giúp của máy tính
- Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến dưỡng mẫu thiết kế (nguyên liệu, công nghệ, các yếu tố khác ) khi triển khai sản xuất
- Xây dựng và hoàn thiện quy trình thiết kế
- Áp dụng quy trình thiết kế để thiết kế sản phẩm thời trang: dự kiến nghiên cứu thiết kế và lựa chọn triển khai sản xuất 10 – 12 mẫu giày dép thời trang nam –
Trang 18CHƯƠNG II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CỦA DỰ ÁN
2.1 Thiết kế sản phẩm giầy dép với sự trợ giúp của máy tính:
Thực trạng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của hầu hết các doanh nghiệp trong nước cho thấy các doanh nghiệp chưa có khả năng thực hiện toàn bộ quá trình thiết kế kỹ thuật sản phẩm giầy trên máy tính do chưa đủ sức đầu tư đồng bộ phần mềm thiết kế 2D, 3D và các thiết bị ngoại vi tiên tiến và trình độ còn hạn chế của các thiết kế viên (Chưa kể đến sự ỉ lại và lệ thuộc vào đối tác trong lĩnh vực
nghiên cứu, thiết kế mẫu mốt) Do vậy trong khuôn khổ dự án : « Hoàn thiện công nghệ thiết kế giầy dép với sự trợ giúp của máy tính và triển khai sản xuất các mẫu thiết kế trên dây chuyền sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ», nhóm nghiên
cứu đã lựa chọn giải pháp kết hợp tính ưu việt của các phương pháp thiết kế thủ công truyền thống với việc sử dụng lợi thế của công cụ 2D, 3D và thiết bị ngoại vi trong một số công đoạn nhằm tối ưu hoá quá trình thiết kế Trong thực tế, nhóm nghiên cứu đã thực hiện tổng thể quá trình thiết kế trên cơ sở các phương pháp thiết
kế giầy (cụ thể là các phương pháp thiết kế mũ giầy) của Tiệp, Đức và Ý kết hợp với sự trợ giúp của phẩn mềm 2D Pattern Enginneering, 3D Shoes Designer, phầm mềm P-cut và thiết bị nhập dữ liệu, máy cắt ZUN (Thụy sĩ) do hãng UMS cung cấp cho Trung tâm Mẫu và Đào tạo năm 2004
Trên cơ sở thực trạng các hoạt động thiết kế và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thiết
kế tổng thể sản phẩm giầy với trình tự thực hiện và các bước tiến hành dưới đây
- Sản phẩm thiết kế là loại sản phẩm nào? Thuộc dòng sản phẩm thông thường
có tính phổ biến kinh điển hay thời trang nổi trội ? Nét đặc trưng của dòng sản phẩm ? Mức giá tiêu thụ dự kiến ?
- Thông tin về xu hướng thời trang của loại sản phẩm dự kiến thiết kế; trong
đó cập nhật thông tin chi tiết về:
+ Kiểu dáng phom: dáng mũi phom và độ cao gót phom
Trang 19+ Kết cấu và kiểu dáng đế, gót: đế đúc sẵn hay lắp ráp ? gót liền hay gót rời, + Kiểu dáng đặc trưng của loại gót sẽ sử dụng trong mùa tới
+ Kết cấu, dạng trang trí, màu sắc đặc trưng của phần mũ giầy
- Xu hướng sử dụng chất liệu chính: một loại hay kết hợp và là loại nguyên liệu cụ thể nào
- Màu sắc chủ đạo trong mùa và các phiên bản màu sắc dự kiến có thể
- Loại phụ kiện sẽ sử dụng để trang trí hoặc gây ấn tượng cho sản phẩm
- Nghiên cứu xem xét khả năng cung ứng nguyên phụ liệu của thị trường và năng lực của nhà sản xuất so với dự định Loại trừ những phương án không khả thi
do không có khả năng cung cấp nguyên phụ liệu
- Xác định các mẫu nguyên phụ liệu có khả năng cung cấp và sản lượng (trữ lượng) dự kiến
Lời giải đáp không những là kim chỉ nam cho các bước thiết kế chi tiết ở các giai đoạn sau mà còn có vai trò định hướng; đặt nền móng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cho cả doanh nghiệp Do vậy nội dung này được xem là nền tảng của toàn bộ quá trình thiết kế và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong tương lai
2.1.2 Phác thảo (phần mềm 3D Shoes Designer): (thiết kế kiểu dáng)
Sau khi tiếp nhận thông tin các nhà thiết kế tiến hành phác thảo theo chủ đề
đã xác định ở mục 2.1.1
Bản vẽ phác thảo ý tưởng được thực hiện thông qua bản vẽ tay hoặc sử dụng phần mềm thiết kế 3D Trong thực tế việc phác thảo bằng phần mềm 3D sẽ thuận tiện và nhanh chóng khi cần có hình ảnh phác thảo sơ bộ để trao đổi với khách hàng qua mạng internet và khả năng điều chỉnh sản phẩm khi khách hàng yêu cầu
về kết cấu, màu sắc, chất liệu Tuy nhiên nhà thiết kế cần có kiến thức và kỹ năng
sử dụng phần mềm rất thành thạo mới phát huy được ưu thế này
2.1.3 Lựa chọn phác thảo có tính khả thi
Mục đích là để lựa chọn được những mẫu phác thảo đẹp và có khả năng thực hiện và dễ tiêu thụ (phù hợp với người tiêu dùng về hình thức, nội dung và giá cả) Nghĩa là những mẫu phác thảo có tính khả thi nhằm tập trung nguồn lực vào công việc thiết kế và chuẩn bị triển khai sản xuất tiếp theo Việc lựa chọn phác thảo được
tổ chức theo hình thức trao đổi, thảo luận nhóm giữa các nhà thiết kế với các nhà công nghệ và nhà cung cấp nguyên phụ liệu nhằm mục đích sau:
- Loại trừ hoặc sửa đổi những phác thảo bất hợp lý về công nghệ
Trang 20- Lựa chọn phác thảo có tính thẩm mỹ và có tính khả thi phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp (lưu ý: năng lực cung ứng vật tư, tay nghề công nhân, trình độ công nghệ ) và khả năng đáp ứng nguồn nguyên phụ liệu của thị trường
- Phác thảo có khả năng được thị trường, khách hàng chấp nhận theo đánh giá, nhận định của các chuyên gia marketing
2.1.4 Thiết kế kỹ thuật các phác thảo đã lựa chọn (2D Pattern Enginneering, 3D Shoes Designer)
2.1.4.1 Thiết kế và lựa chọn phom và đế:
Cho đến nay, việc thiết kế giầy ở nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu chỉ tập trung vào việc thiết kế phần mũ giầy phù hợp với phom trên cơ sở phom có trước do chưa có khả năng thiết kế tổng thể sản phẩm giầy dép bao gồm cả việc thiết kế kiểu dáng phom và đế Xuất phát từ thực tế nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong điều kiện hiện nay ở nước ta (trình độ, điều kiện, khả năng liên kết ); để có thể giải quyết hài hòa giữa việc thiết kế kiểu dáng và khả năng hiện thực hóa mẫu thiết kế nhóm nghiên cứu bước đầu đề cập đến việc điều chỉnh phom trên cơ sở phom chuẩn đã có - chẳng hạn như từ phom
mũi tròn (đây cũng là một trong những giải pháp được áp dụng tương đối phổ biến
ở các nước có ngành giầy phát triển) Trong quá trình điều chỉnh phom sẽ đồng
thời xem xét khả năng điều chỉnh trong giới hạn cho phép để có thể lựa chọn được loại đế, gót phù hợp với phom để tạo ra khả năng lắp ráp đồng bộ đế, gót trong quá trình sản xuất sau này Có như vậy các nhà thiết kế mới có cơ hội hiện thực hóa mẫu thiết kế Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của nhóm còn hạn chế do công việc thiết kế phom, đế rất phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố như các số liệu nhân trắc bàn chân theo giới tính, lứa tuổi, tộc người, điều kiện sinh sống, thói quen sinh hoạt v.v cũng như công nghệ và kỹ năng làm khuôn mẫu đế, gót Đây là một quá trình đòi hỏi phải có sự đầu tư về người, cơ sở vật chất (hoặc sự liên kết chặt chẽ với các nhà chuyên môn trong lĩnh vực chế tác khuôn mẫu ); một quá trình nghiên cứu lâu dài và kinh nghiệm thực tiễn Mặc dù vậy nhóm nghiên cứu đề xuất nguyên tắc phát triển và lựa chọn phom và đế, gót theo hướng nêu dưới đây:
a Nguyên tắc chung :
- Lựa chọn phom và đế, gót có kiểu dáng phù hợp với phác thảo
- Trong trường hợp cần có sự điều chỉnh hình dạng mũi phom hoặc chiều cao gót phom (để phù hợp với chiều cao và biên dạng mặt đế) cần thực hiện trên một bản sao phom chuẩn Công việc sửa phom cần có sự phối hợp với một nhà chế tạo phom có kinh nghiệm để sửa đổi theo ý kiến của nhà thiết kế
Trang 21- Sau khi sửa đổi kiểm tra lại các thông số cơ bản của phom trước khi tiến hành các công việc thiết kế tiếp theo Cụ thể như sau :
+ Kích thước mặt đáy phom (insole) so với mặt đáy phom chuẩn
+ Chiều dài tiêu chuẩn của phom theo cỡ số tương ứng (không kể độ dư phần mũi phom dành cho việc tạo dáng theo thời trang)
+ Vị trí chuẩn của điểm giữa mũi phom so với mặt đáy phom chuẩn
+ Độ béo của phom tương ứng với cỡ số so sánh với bảng thông số
+ Độ vồng của phom tại vị trí tương ứng với ngón cái
+ Kiểm tra khả năng lắp ráp đồng bộ giữa phom và đế: lưu ý giới hạn độ ngóc mũi phom (≤ 25mm), điểm chạm đất của phom ở vùng khớp ngón phải phù hợp với cấu tạo của bàn chân
- Thử phom theo phương pháp cổ diển:
+ Thiết kế kiểu giầy kín (kiểu giầy oxphord) trên phom thử
+ Lựa chọn chân mẫu (người mẫu có bàn chân cân đối không dị tật, không gầy, không béo, kích thước bàn chân phù hợp với cỡ số của phom chuẩn gốc ban đầu)
+ Đi thử giầy và đánh giá chất lượng phom về sự vừa vặn, độ vững chắc, cảm giác thăng bằng, cảm giác vùng mũi, hậu
+ Điều chỉnh phom lần 1, 2 cho đến khi hoàn thiện
- Phom và đế, gót phù hợp với kiểu dáng cơ bản của phác thảo sẽ được sử dụng để thiết kế toàn bộ các chi tiết phần đế và phần mũ giầy
Tham khảo số liệu trong quá trình kiểm tra phom ở bảng 1 trang tiếp theo
b Thiết kế phần đế, gót và các chi tiết khác:
- Căn cứ vào phom và đế, gót phù hợp với kiểu dáng cơ bản của phác thảo đã chọn, tùy vào cấu trúc kiểu giầy mô phỏng trên phác thảo tiến hành thiết kế các chi tiết phần đế dưới đây trên cơ sở kích thước, biên dạng mặt đáy phom :
+ Đế trong, độn tăng cường 1 và 2, độn điền đầy, đế ngoài
+ Bọc mặt, bọc cạnh (đối với xăng đan), bọc gót
+ Lót mặt, lót gót, phủ gót
+ Các chi tiết khác như: đệm gan bàn chân
Việc đo đạc và thiết kế có thể được thực hiện trên máy (nếu có máy quét 3D) hoặc theo phương pháp thủ công truyền thống Dù thực hiện trên máy hay theo phương pháp truyền thống, việc thiết kế các chi tiết đế vẫn thực hiện theo các nguyên tắc thông thường căn cứ vào các thông số cơ bản đo đạc trên phom, cấu trúc và sự chuyển động của bàn chân
Trang 22Bảng 1 Số đo bàn chân sử dụng để kiểm tra phom tại các vị trí tương ứng
Đơn vị đo: cm
Nam
Cỡ Chiều dài
N 0 1 Vòng khớp ngón
N 0 2 Vòng mai chân
N 0 3 Vòng gót
N 0 4 Vòng mắt cá chân
N 0 2 Vòng mai chân
N 0 3 Vòng gót
N 0 4 Vòng mắt cá chân
N 0 2 Vòng mai chân
N 0 3 Vòng gót
N 0 4 Vòng mắt cá chân
Trang 23- Nhập APTB vào máy tính
- Thiêt kế mẫu chính (kiểu giầy) trên APTB theo các nguyên tắc của dựa trên
cơ sở các đường, điểm cơ bản có liên quan đến cấu trúc bàn chân và kết cấu của từng kiểu giầy Căn cứ vào mức độ tiên tiến của phần mền 2D, 3D và năng lực của nhà thiết kế mà có thể vẽ mẫu chính trên máy tính hoặc thực hiện vẽ bằng tay thông thường Trong thực tế các kiểu giầy kết cấu đơn giản nên thực hiện trên máy tính
- Khi thiết kế mẫu chính lưu ý thiết kế đồng bộ các chi tiết ngoài, chi tiết lót, chi tiết tăng cường Lưu ý dùng màu sắc để phân biệt loại chi tiết để tránh nhầm lẫn khi tách chi tiết nhất là khi tách chi tiết trên máy
- Nhập bản thiết kế mẫu chính nếu là bản vẽ tay vào máy tính
- Tiến hành tách chi tiết trên máy Đối với dưỡng làm mẫu thử (test sample) nên sử dụng dưỡng chi tiết tinh (net) với đường kê lắp ráp để quá trình thử dưỡng được nhanh chóng và chính xác Sau khi xác nhận kết quả thử dưỡng mới thêm
Trẻ em
Cỡ Chiều dài
N 0 1 Vòng khớp ngón
N 0 2 Vòng mai chân
N 0 3 Vòng gót
N 0 4 Vòng mắt cá chân
Trang 24đường gấp, đường may vào mép chi tiết và hình thành bộ dưỡng gốc để chế thử hiện vật chào hàng
- Đối với một số chi tiết đặc biệt khi tách cần đến một số thủ pháp như chọn trục xoay, bù trừ ở đường chân gò nên thực hiện tách chi tiết theo phương pháp thủ công sau đó mới nhập dữ liệu của chi tiết vào máy Ví dụ: các chi tiết lắc của giầy môcassin, chi tiết lắc của giầy bốt, giầy ủng
(Khi nhập dữ liệu có thể vi chỉnh để đường nét sắc xảo, nuột nà song không làm ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể khi lắp ráp các chi tiết phần mũ giầy.)
- Lưu giữ mẫu chính và các chi tiết thiết kế ở dạng các file lưu trữ Nên lưu mẫu theo ký hiệu phom/kiểu mũ giầy/thời gian thực hiện để thuận tiện khi tìm kiếm thông tin về mẫu thiết kế
- Tiến hành cắt bộ dưỡng chuẩn (còn gọi là bộ rập) trên máy cắt
- Chế thử mẫu hiện vật để đánh giá kết quả thiết kế và kết hợp xây dựng định mức vật tư, quy trình công nghệ trong các khâu của quá trình sản xuất (pha cắt, may mũ, tiền chế đế và gò ráp đế hoàn thiện sản phẩm).Khi kết quả thiết kế là chính xác và mẫu thiết kế được lựa chọn để sản xuất tiến hành nhân cỡ số trên máy Lưu ý thử lại cả dãy cỡ số bằng loại nguyên liệu sẽ sử dụng sản xuất đại trà
- Nhân cỡ số sử dụng phần mềm nhân cỡ và cắt bộ dưỡng (gồm toàn bộ dải cỡ số) trên máy cắt
Trang 25Quy trình thiết kế tổng quát:
2.1.5.2 Nội dung cơ bản của từng giai đoạn thiết kế:
- Xác định chủ đề:
(Xem trang tiếp theo)
I Xác định chủ đề (Nền tảng)
- Kiểu dáng phom, đế, gót
- Màu sắc
- Chất liệu
- Mức giá dự kiến
- Dự đoán nhu cầu sử dụng
- Khác
I Xác định chủ đề (Nền tảng)
II Phác thảo (Định hướng)
III Chọn phác thảo khả thi (Tập trung nguồn lực)
IV Thiết kế kỹ thuật (Hiện thực hóa)
Trang 26- Phác thảo:
- Chọn phác thảo khả thi:
(Xem tiếp trang sau)
III Chọn phác thảo khả thi (Tập trung nguồn lực)
- Phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp
- Được thị trường chấp nhận theo đánh giá của chuyên gia thị trường
- Khác
II Phác thảo (Định hướng)
Trang 27- Thiết kế kỹ thuật:
2.1.5.3 Quy trình thiết kế chi tiết:
(Xem tiếp trang sau)
IV Thiết kế kỹ thuật (Hiện thực hóa)
Sử dụng phương pháp truyền thống với sự trợ giúp của phần mềm thiết kế 2D, 3D và các thiết bị ngoại vi
Trang 28Quy trình thiết kế và lựa chọn phom, đế
(phù hợp với phác thảo định thiết kế)
+ Biên dạng mặt đáy phom
+ Chiều dài phom theo cỡ số tương ứng
+ Vị trí của điểm giữa mũi phom so với mặt đáy phom chuẩn
+ Độ béo của phom tương ứng với từng cỡ số (so sánh với bảng thông số)
+ Độ vồng của phom tại vị trí tương ứng với ngón cái
+ Kiểm tra khả năng lắp ráp đồng bộ giữa phom và đế: lưu ý giới hạn độ ngóc
mũi phom (≤ 25mm), điểm chạm đất của phom ở vùng khớp ngón phải phù hợp
với cấu tạo của bàn chân
Thử phom theo phương pháp cổ diển:
+ Thiết kế kiểu giầy kín (kiểu giầy oxphord) trên phom thử
+ Lựa chọn chân mẫu (người mẫu có bàn chân cân đối không dị tật, không
gầy, không béo, kích thước bàn chân phù hợp với cỡ số của phom ban đầu)
+ Đi thử giầy và đánh giá chất lượng phom về sự vừa vặn, độ vững chắc,
cảm giác thăng bằng, cảm giác vùng mũi, hậu
+ Chỉnh sửa phom lần 1, 2 cho đến khi hoàn thiện
* Phom và đế, gót phù hợp với kiểu dáng cơ bản của phác thảo sẽ được
sử dụng để thiết kế toàn bộ các chi tiết phần đế và phần mũ giầy
Trang 29Quy trình thiết kế phần đế, gót và các chi tiết khác
-
Thiết kế các chi tiết phần đế căn cứ vào kích thước,
biên dạng mặt đáy phom
(thực hiện trên máy hoặc thiết kế thủ công)
Đế ngoài theo biên dạng mặt đáy phom có tính đến độ
dày của NL làm mũ giầy, độ dư gia công và kết cấu phần đế (đế cắm hay Lu-i và biên dạng gót )
Độn điền đầy theo biên dạng mặt đáy phom trừ đi
phần chân gò ở đáy phom (lùi từ 15mm đến 20mm tùy từng vị trí vùng mũi - hậu)
Đế trong có kích thước phù hợp với biên dạng mặt đáy
phom
Độn tăng cường 1 và 2 theo biên dạng mặt đáy giới
hạn bởi đường chéo song song với đường khớp ngón tương ứng trên mặt đáy phom và lùi về phía gót phom
Bọc mặt, bọc cạnh (đối với xăng đan) theo biên dạng
đáy phom có tính đến độ dày của đế trong và độ dư gia công khi bọc từ 5 đến 8mm
Bọc gót trên cơ sở gót lựa chọn và độ dư NL khi bọc
Lót mặt, lót gót, phủ gót: thiết kế trên cơ sở biên dạng
đáy phom để tạo êm và làm đẹp sản phẩm
Xuất dữ liệu để cắt các chi tiết phần đế hình thành bộ dưỡng mẫu làm mẫu hiện vật
Trang 30Quy trình thiết kế phần mũ giầy
-
(Xem tiếp trang sau)
Lấy áo phom trung bình (APTB) Nhập APTB vào máy tính
Thiêt kế mẫu chính gồm các chi tiết ngoài, chi tiết lót và tăng cường
(thực hiện trên máy tính hoặc vẽ bằng tay)
Nhập bản thiết kế mẫu chính vào máy tính
(nếu là bản vẽ tay)
Tách chi tiết trên máy
Lưu mẫu chính và các chi tiết thiết kế
ở dạng các file lưu trữ Xuất dữ liệu để cắt các chi tiết phần mũ giầy hình thành bộ dưỡng mẫu làm mẫu hiện vật
Trang 312.2 Đánh giá kết quả thiết kế sản phẩm giầy dép với sự trợ giúp của máy tính 2.2.1 Ưu thế của phương pháp thiết kế giầy khi có sự trợ giúp của máy tính:
Mặc dù chưa thực hiện hoàn toàn quá trình thiết kế giầy nhờ các phần mềm thiết kế và các thiết bị ngoại vi như ở các nước phát triển song việc sử dụng phương pháp thiết kế giầy kết hợp giữa tính ưu việt của phương pháp thiết kế thủ công truyền thống với việc sử dụng lợi thế của công cụ 2D, 3D và thiết bị ngoại vi đã
mang lại những ưu thế sau:
- Tách chi tiết nhanh và chính xác Nhất là các chi tiết không đối xứng và những chi tiết có khả năng chọn trục đối xứng trên mẫu chính
- Đối với các kiểu giầy cấu trúc đơn giản việc điều chỉnh, sửa chữa mẫu chính tương đối thuận lợi
- Có khả năng lưu giữ các thông số về mẫu thiết kế thuận tiện cho những lần thiết kế sau
- Dưỡng mẫu được cắt chính xác và nhanh chóng do thực hiện trên máy
- Nhân cỡ số nhanh và hiệu quả
- Tổng thể quá trình thiết kế được thực hiện nhanh hơn thiết kế thủ công thuần túy nhất là khi triển khai sản xuất nhiều mẫu trong thời gian ngắn Tiết kiệm được nhân công và sức lực trong khâu cắt dưỡng (bìa mẫu)
- Sản phẩm giầy làm từ bộ dưỡng chuẩn cho kết quả chuẩn xác so với ý đồ thiết kế ban đầu
Trong các ưu thế trên ngay khi vận dụng phương pháp thiết kế với sự trợ giúp của các phần mềm thiết kế các doanh nghiệp sẽ ngay lập tức tiết kiệm được thời gian và thay đổi hình thức lao động của người thợ cắt dưỡng Sở dĩ như vậy là do: Hiện nay với phương pháp thiết kế truyền thống thời gian bình quân để một nhân viên cắt dưỡng trình độ khá cắt 01bộ dưỡng mẫu (gồm 5cỡ) theo phương pháp thủ công phải mất ít nhất 1 đến 2 ngày (tuỳ theo mức độ phức tạp của mẫu) Khi sử dụng phần mềm 2D và máy cắt, thời gian cắt 01 bộ dưỡng rút ngắn chỉ còn
10 – 15 phút với chất lượng dưỡng mẫu cao hơn hẳn Bộ dưỡng mẫu được cắt trên máy cho kết quả sắc nét, nuột nà, đẹp, chính xác và đồng đều với mọi chi tiết Ngoài ra, khi sử dụng máy để cắt dưỡng, vật liệu cắt dưỡng có thể là bìa cứng (hay nhựa dạng tấm) ± 1mm có độ bền tốt hơn bìa cắt dưỡng mẫu thông thường nên có thể sử dụng trực tiếp mà không bị biến dạng dưỡng Áp dụng hiệu quả nhất là trong trường hợp cắt dưỡng định vị phục vụ sản xuất hàng loạt
Trang 32Với ưu thế nổi bật này trong thời kỳ đầu tư ban đầu về công nghệ thiết kế cho lĩnh vực thiết kế mẫu mốt hầu hết các doanh nghiệp đều bắt đầu từ việc mua các phần mềm thiết kế 2D và máy cắt dưỡng
2.2.2 Những vấn đề cần lưu ý khác khi thiết kế sản phẩm giầy dép khi có sự trợ giúp của phần mềm thiết kế và các thiết bị ngoại vi:
- Phần mềm thiết kế 2D, 3D và các thiết bị ngoại vi là công cụ trợ giúp nên kết quả thiết kế vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào người sử dụng (nhà thiết kế) Vì vậy nhà thiết kế trước hết phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết
kế sản phẩm giầy dép; bên cạnh đó là khả năng sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm thiết kế Từ đó mới có thể vận dụng các phần mềm thiết kế thực hiện các phương pháp thiết kế giầy được nhanh chóng, và phát huy hiệu quả của các phần mềm ứng dụng và các thiết bị ngoại vi
- Do toàn bộ quá trình thiết kế có liên quan mật thiết với nhau kể từ khi phác thảo ý tưởng và đến các bước thiết kế kỹ thuật nên cần phải thực hiện chính xác, tỷ
mỷ ngay từ đầu Để kết quả thiết kế được chính xác cần kiểm soát chặt chẽ các thông số đầu vào thể hiện ở sự đồng bộ và nhất quán giữa phom, đế, gót và các chi tiết phần mũ giầy
- Đối với việc nhân cỡ số: tuy các phần mềm nhân cỡ số có ưu điểm rõ rệt và rất hiệu quả trong việc hỗ trợ các nhà thiết kế nhưng cần lưu ý vấn đề sau:
+ Kiểm tra và điều chỉnh lại định vị (vị trí) gắn tem mác, logo trang trí do tem, mác giữ nguyên kích thước không tăng (hoặc giảm) theo cỡ giầy
+ Đối với xăng đan, giầy cài khóa : quai gắn khóa cài hoặc khóa trang trí không thay đổi kích thước chiều rộng do phụ thuộc kích thước lồng khóa cài, khóa trang trí
+ Kích thước quai cài hoặc kích thước chi tiết ở chỗ đấu nối trực tiếp với dây chun cũng không tăng (hoặc giảm) theo cỡ giầy mà phải phù hợp với kích thước của loại chun đã lựa chọn
+ Phải chế thử hiện vật mẫu cho cả dãy cỡ số vì kết quả nhân cỡ thực tế cho thấy kết quả nhân cỡ số cho hiệu quả tối ưu khi dải cỡ gồm 5 cỡ số liên tiếp trong
đó 2 cỡ tăng và 2 cỡ giảm so với cỡ lựa chọn để nhân cỡ Ví dụ: dải cỡ từ 35, 36,
37, 38, 39 đối với giầy nữ (gồm 5 cỡ và cỡ gốc dùng để nhân cỡ là cỡ số 37) hoặc
38 đến 42 đối với giầy nam Trong trường hợp dải cỡ số vượt quá 5 cỡ nên chế thử hiện vật và điều chỉnh lại dưỡng mẫu nếu cần thiết để mẫu hiện vật được hoàn hảo; (tránh sự biến dạng và hiệu quả không mong muốn về bố cục, màu sắc mặc dù khi lắp ráp các chi tiết vẫn ăn khớp)
Trang 332.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thiết kế khi triển khai mẫu mới và giải pháp khắc phục:
Có rất nhiều yếu tố và nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả thiết kế Đôi khi rất khó xác định chính xác một nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến những sự cố khi đưa mẫu mới vào triển khai sản xuất Trong nhiều trường hợp các nhà thiết kế sẽ phải kiểm soát lại từ đầu để loại trừ dần các yếu tố gây ảnh hưởng; từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục Thực tế cho thấy dưỡng mẫu thường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ một số nguyên nhân có tính phổ biến như:
sự thay đổi nguyên liệu và phụ liệu, các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm trong quá trình sản xuất hay do việc không tuân thủ dấu định vị khi lắp ráp của công nhân trong các công đoạn của quá trình sản xuất Để ngăn ngừa sự cố trong triển khai sản xuất ngay từ khâu thiết kế cần lưu ý xem xét những vấn đề sau:
2.3.1 Sự sai lệch về dưỡng mẫu do những nguyên nhân khác:
2.3.1.1 Do thiếu ký hiệu trên dưỡng mẫu:
Đây là nguyên nhân rất đơn giản nhưng lại gây hậu quả khó lường trong sản xuất kinh doanh Việc ký hiệu có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thể hiện mối liên hệ chặt chẽ và tính đồng bộ xuyên suốt giữa các yếu tố phom, đế và mũ giầy từ thiết
kế, triển khai sản xuất và phân phối tiêu thụ Do vậy trên dưỡng thiết kế phải có những ký hiệu sau: ký hiệu phom/chiều cao gót phom ; cỡ số ; tên mẫu thiết kế ; tên nhà thiết kế ; ngày tháng Các ký hiệu này sẽ quyết định hàng loạt vấn đề liên quan đến mẫu mới ngay trong quá trình thiết kế; khi chào hàng, đặt hàng (sản xuất), giao hàng và tiêu thụ Ký hiệu rõ ràng sẽ tránh được sự nhầm lẫn dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, lãng phí đáng tiếc khi sản xuất.Vì vậy nhà thiết kế không được xem nhẹ Tham khảo bảng 2
Bảng 2 Thông tin về mẫu thiết kế của hãng DELCAM
Thiết kế số:
Dưỡng:
Ngày: Dải cỡ số:
Nguồn: Tài liệu giới thiệu kỹ thuật của hãng Delcam
Trang 342.3.1.2 Do định vị thiếu chính xác trên dưỡng:
Cách định vị trên dưỡng mẫu có tác dụng truyền tải ý đồ lắp ráp sản phẩm của nhà thiết kế đến công nhân Vì vậy các dấu định vị phải được tôn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc quy định Đôi khi nhà thiết kế phải tìm cách sáng tạo để cách định vị được rõ ràng giúp cho công nhân hiểu theo một cách duy nhất đúng
Tiêu chí xác định vị trí định vị và cách định vị trên dưỡng mẫu như sau:
- Dễ hiểu và thể hiện được mục đích định vị (giới hạn để lắp ráp, ghép nối )
- Rõ ràng và thuận tiện khi định vị trong quá trình sản xuất
- Số đường, điểm định vị phải tối giản (vừa đủ để xác định vị trí chi tiết khi lắp ráp) để giảm các thao tác thừa trong sản xuất; nhất là sản xuất hàng loạt
- Cập nhật những tiến bộ trong công nghệ chế tạo dao chặt để phối hợp đặt các dấu định vị trên dưỡng nhằm giảm bớt các thao tác định vị thủ công
Dưới đây là một số điểm lưu ý khi xác lập các định vị trên dưỡng mẫu
Bảng 3 Yêu cầu về ký hiệu trên dưỡng định vị
Đường kê - Cho phép định vị bằng nét đứt Khoảng
cách giữa 2 nét liền nhau ≤ 10 đến 15mm tùy vào độ dài và độ uốn lượn (phức tạp) của đường cần định vị
- Khi định vị qua các đoạn đường cong lồi, lõm hay gấp khúc về nguyên tắc phải
sử dụng đường liền không ngắt quãng
Rãnh tạo khe
có độ rộng ≤ 1,5mm và phải nằm về một phía của đường định vị
Lỗ đục - Định vị tâm lỗ không định vị chu vi
Tâm đối xứng - Định vị hình chữ V và điểm nhọn trùng
với trục đối xứng
Nguồn: Tài liệu thiết kế Giầy - Nicôla Giulianelli - 2000
Trang 352.3.1.3 Do dưỡng mẫu không đồng bộ:
Thông thường nhà thiết kế phải cung cấp 2 loại dưỡng mẫu để phục vụ sản xuất gồm:
- Mẫu pha cắt: là mẫu gốc dùng làm căn cứ để chế tạo dao chặt định hình phục
vụ cắt nguyên liệu sản xuất giầy (mũ, đế và các chi tiết cần thiết khác)
- Mẫu định vị: là mẫu gốc có thêm các dấu định vị để công nhân sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất
Vì số dưỡng mẫu phục vụ sản xuất rất lớn nên cần phải kiểm soát chặt chẽ ngay từ ban đầu để tránh bị thiếu hụt làm cản trở tiến độ sản xuất Cụ thể là:
- Phân loại dưỡng theo phần đế và phần mũ; theo chi tiết bên ngoài, chi tiết bên trong (lót) và chi tiết tăng cường; chi tiết đối xứng và không đối xứng
- Kiểm đếm chính xác số lượng dưỡng cho một mẫu và cho toàn bộ dải cỡ số
Do tính chất và yêu cầu của quá trình thiết kế, dưỡng mẫu thường phải thử
và điều chỉnh một vài lần trước khi xác nhận nên dễ xảy ra việc nhầm lẫn giữa các lần điều chỉnh dưỡng mẫu Vì vậy nhà thiết kế phải thực hiện các biện pháp sau:
- Ký hiệu đầy đủ, rõ ràng, không bị mờ hoặc mất dấu trong quá trình sản xuất
- Phân biệt rõ ràng giữa dưỡng thiết kế lần 1, 2, 3 để khi hủy dưỡng phải hủy đồng bộ tránh nhầm lẫn
- Điều chỉnh dưỡng phải điều chỉnh đồng bộ tránh sai lệch khi lắp ráp do chỉ chỉnh sửa 01 dưỡng đơn lẻ
2.3.1.4 Do những nguyên nhân khác:
Thực tế còn cho thấy có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến sự sai lệch về dưỡng mẫu trong thiết kế triển khai Về chủ quan: nhà thiết kế không tuân thủ những quy định chặt chẽ trong quá trình thiết kế từ việc đặt tên mẫu, ký hiệu, trình
tự sửa đổi, điều chỉnh và thay thế dưỡng Về khách quan: sự truyền đạt thông tin thiếu chính xác từ nhà thiết kế đến bộ phận quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất và công nhân trực tiếp sản xuất hoặc bộ phận sản xuất chủ quan và không chấp hành những quy định và trình tự quy định của nhà thiết kế Trong những trường hợp như vậy cần tăng cường khâu giám sát kỹ thuật và có giải pháp ngăn chặn kịp thời
2.3.2 Sự khác biệt giữa các kiểu phom sử dụng để sản xuất hàng loạt:
Phom đóng vai trò quyết định toàn bộ dưỡng mẫu bao gồm dưỡng các chi tiết phần mũ và đế giầy Vì vậy khi triển khai phải kiểm soát chặt chẽ kích thước phom dùng để sản xuất hàng loạt Theo ý kiến chuyên gia dung sai kích thước đo đạc trên phom dùng để sản xuất không quá ±0,05% kích thước đo được ở vị trí tương tự trên phom gốc Ví dụ kích thước chiều dài phom chuẩn là 230mm Kích
Trang 36thước chiều dài đo được trên phom sản xuất sẽ nằm trong giới hạn là 230 ± (0,05%
x 230) = 230,115mm Nghĩa là gần như không có sự khác biệt giữa phom thiết kế
và phom sản xuất (trường hợp lý tưởng) Thực tế phom dùng để sản xuất ở nước ta nhất là những cơ sở sản xuất nhỏ có sự khác biệt tương đối lớn so với tiêu chuẩn nêu trên Do vậy khi thiết kế nên chọn giới hạn max ở đường chân gò để dưỡng mẫu được an toàn (vì ngay cả trường hợp cần phải chỉnh sửa dưỡng cũng sẽ thực hiện được dễ dàng hơn)
Trên cơ sở cấu tạo của phom các nhà thiết kế thiết kế các kiểu giầy phù hợp tránh rách giầy khi tháo phom hoặc tháo được phom song cổ giầy bị bai dãn hoặc làm biến dạng giầy Sự lựa chọn này căn cứ vào giới hạn chu vi đường cổ giầy BD
và chu vi vòng gót BE (của bàn chân) thể hiện trên phom
Bảng tham khảo dưới đây dùng để lựa chọn đúng loại phom tối ưu cho từng kiểu giầy thiết kế
Bảng 4 Kích thước vòng BD và BE của các loại phom có cấu tạo khác nhau
Loại phom Kích thước vòng BD
dây kiểu Decby Phom xẻ chữ
V
dây kiểu Oxpho
Mocassin
Trong đó: BD là kích thước chu vi
đi qua điểm uốn B nằm trên trục phía trước của phom và D là điểm gót phía hậu phom (giới hạn min chu vi đường
cổ giầy)
BE là kích thước chu
vi đi qua điểm uốn B nằm trên trục phía trước của phom và E
là điểm gót nằm ở mặt đáy phom (giới hạn min chu vi vòng gót để
có thể đưa chân vào giầy)
Nguồn: Tài liệu thiết kế Giầy - Hubert Chong - 2009
Trong trường hợp không có loại phom phù hợp để thiết kế kiểu giầy mong muốn, nhà thiết kế cần xem xét kỹ lưỡng quá trình chế thử hiện vật để rút kinh nghiệm và lựa chọn loại nguyên liệu phù hợp (thông qua việc thử dưỡng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau) nhằm đạt được kết quả tối ưu
Trang 372.3.3 Kết cấu sản phẩm và các yếu tố khác trong công nghệ:
Tùy vào kết cấu và công nghệ sản xuất một kiểu giầy mới nào đó mà công việc thiết kế và công nghệ sản xuất có thể diễn ra đơn giản hoặc phức tạp Căn cứ vào phác thảo các nhà thiết kế sẽ phân tích, phân loại để đưa về kiểu dáng cơ bản đặc trưng, từ đó sẽ tiến hành thiết kế theo những nguyên tắc cơ bản áp dụng đối với từng kiểu giày Đây là bước có tính quyết định đến toàn bộ quá trình thiết kế và công nghệ sản xuất sau này Mặc dù đã có sự xem xét tính khả thi của mẫu mới về mặt công nghệ (bước 2.1.1) song thực tế đôi khi vẫn có vướng mắc khi triển khai thiết kế kỹ thuật và gặp vướng mắc về công nghệ khi sản xuất hàng loạt Những vướng mắc thường gặp đó là sự dày cộm sau khi may ráp mũ giầy hoặc lắp ráp các chi tiết phần đế do phải lắp ghép quá nhiều lớp nguyên liệu với nhau Thông thường sự dày cộm ở phần mũ giầy sẽ kéo theo những khó khăn về công nghệ khi lắp ráp các chi tiết phần đế Do vậy nhà thiết kế cần phải xem xét cân nhắc cả 2 yếu
tố công nghệ và thiết kế một cách tổng thể đối với phần mũ, đế và các chi tiết liên quan ngay từ đầu Cụ thể là phải cân nhắc, lựa chọn để tạo ra đường nét đẹp, bố cục hợp lý trên mẫu chính sao cho kiểu dáng phác thảo không thay đổi mà công nghệ sản xuất được thực hiện dễ dàng Có như vậy mẫu mới sẽ khắc phục được sai xót
về công nghệ và đạt được kết quả tối ưu
Thực tế sản xuất cho thấy có thể áp dụng một số biện pháp cụ thể sau:
- Đường phân chia các chi tiết mũ giầy không tạo thành góc nhọn và hẹp khi cắt đường chân gò vì tốn nguyên liệu (do khó sắp khít các chi tiết) và dễ rách, khó
gò sát phom
- Cắt bỏ các góc vát khi bắt đầu đường kê, đường gấp ngay từ dưỡng mẫu có thể giảm tối đa số chi tiết xếp chồng khi lắp ráp, hạn chế bong keo hay phải gia cố quá mức vì quá dày cộm, cứng
- Tăng độ rộng đường kê (12 - 15)mm trong trường hợp có nhiều hàng lỗ và đường may trang trí (để đường may nuột đẹp không bị trượt do mép kê quá hẹp )
- Điều chỉnh kết cấu phần lót và sử dụng giải pháp công nghệ phù hợp để đạt được mục đích tạo êm và giản tiện khi lắp ráp hay đấu nối
- Những vướng mắc có thể thực hiện được ngay từ khâu thiết kế cần phải giải quyết triệt để nhằm giảm bớt sự phức tạp, rườm rà về công nghệ khi sản xuất hàng loạt
- Do lắp ráp nhiều chi tiết với nhau nên dưỡng mẫu phải được thiết kế rất chính xác Khi thiết kế phải sử dụng bút chì kim Þ 0,5 để sang dấu Với các chi tiết
Trang 38đối xứng phải gập bìa mẫu theo đúng kỹ thuật (rạch nhẹ bìa theo trục đối xứng sau
đó gập)
Một vấn đề thường gặp trong thiết kế là hiện tượng mũ giầy không ôm sát phom Có rất nhiều nguyên nhân như: áo phom không chuẩn, vẽ giới hạn chi tiết vượt quá giới hạn đường, điểm cơ bản (dựa trên cấu trúc và sự chuyển động của bàn chân), tách chi tiết sai nhất là những chi tiết phải lựa chọn trục đối xứng chưa
có sẵn hoặc pha cắt nguyên liệu sai chiều bai yêu cầu Trong trường hợp này, nhà thiết kế cần kiểm tra từng bước để loại trừ và tìm ra nguyên nhân chính
2.3.4 Sự thay đổi hoặc bất ổn định về nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất:
Đây là một thực tế khách quan có tính phổ biến trong ngành sản xuất giầy nói chung đặc biệt là ở các doanh nghiệp sản xuất giầy nhỏ và vừa trong nước Sự thay đổi này kéo theo hàng loạt những vấn đề khó khăn trong sản xuất kinh doanh trong đó có sự ảnh hưởng trực tiếp đến khâu thiết kế và công nghệ Để đối mặt với thực tế này việc nghiên cứu thiết kế cần phải thực hiện các giải pháp sau:
2.3.4.1 Thiết kế bổ sung các chi tiết tăng cường, gia cố hoặc điều chỉnh dưỡng trong phạm vi cho phép (trong trường hợp tiết kiệm chi phí):
- Việc thay thế nguyên liệu trong sản xuất phải thỏa mãn yêu cầu kỹ, mỹ thuật tương tự như nguyên liệu sử dụng ban đầu và phải được sự đồng ý của các bên liên quan (thiết kế, kỹ thuật, khách hàng )
- Về mặt thiết kế dù thay thế bất cứ loại nguyên liệu nào cũng phải chế thử hiện vật trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt để nhà thiết kế điều chỉnh, bổ sung dưỡng mẫu cho phù hợp đảm bảo triển khai sản xuất được an toàn
- Trong trường hợp nguyên liệu có sự khác biệt tương đối đáng kể (về độ bai,
độ cứng ) thì tùy vào mức độ nhà thiết kế phải thiết kế bổ sung các chi tiết tăng cường để hạn chế độ bai dãn hay đưa ra các giải pháp công nghệ làm giảm độ dày,
độ bai dãn, độ cứng của nguyên liệu cho phù hợp với loại nguyên liệu sử dụng ban đầu
- Khi nguyên liệu có sự khác biệt hoàn toàn có thể phải thiết kế lại từ đầu
2.3.4.2 Chế thử hiện vật - Thử dưỡng và đề xuất nhóm nguyên liệu phù hợp:
Là công việc áp dụng bắt buộc đối với tất cả các mẫu thiết kế mới và trong các trường hợp thay đổi nguyên phụ liệu của mẫu đang sản xuất Nhà thiết kế phải đặc biệt coi trọng khâu chế thử hiện vật vì đây là bước công việc không chỉ đóng vai trò kiểm tra đánh giá kết quả thiết kế mà còn là khâu xem xét lựa chọn chất liệu