1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hoạt động ttqt của nhtm tại việt nam khảo sát trường hợp seabank

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hoạt Động TTQT Của NHTM Tại Việt Nam. Khảo Sát Trường Hợp SeABank
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 163,72 KB

Cấu trúc

  • Chương I:. Khái quát chung về dịch vụ thanh toán quốc tế của NHTM tại VN (5)
    • I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH VỤ TTQT CỦA NHTM (5)
      • 1. Vài nét cơ bản về NHTM (5)
        • 1.1 Khái niệm NHTM (5)
        • 1.2 Vai trò chính của NHTM (5)
        • 1.3 Các hoạt động chính của NHTM (6)
      • 2. Hoạt động TTQT của NHTM (12)
        • 2.1 Định nghĩa TTQT (0)
        • 2.2 Phương thức TTQT (14)
        • 2.3 Phương tiện thanh toán của thanh toán quốc tế (18)
        • 2.4. Cam kết của VN với WTO về lĩnh vực NH, quy định quốc tế hoạt động TTQT của NHTM, thách thức của các NHTM VN khi gia nhập WTO (20)
    • II. Tình hình về thanh toán quốc tế của 1 số NHTM tại VN (24)
      • 1. Tình hình thanh toán quốc tế của NHTM Vietcombank (24)
      • 2. Tình hình thanh toán quốc tế của NHTM Techcombank (25)
      • 3. Tình hình thanh toán quốc tế của NHTM Habubank (25)
  • Chương II: Hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank (26)
    • I. Vài nét cơ bản về NHTM cổ phần Đông Nam Á SeABank (26)
      • 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển (26)
      • 2. Cơ cấu tổ chức của nh seabank (29)
      • 3. Nguồn lực và kết quả kinh doanh (30)
    • II. Dịch vụ TTQT tại NH SeABank (33)
      • 1. Khái quát chung về hoạt động thanh toán quốc tế của SeABank (33)
      • 2. Thực trạng TTQT tại SeABank (34)
        • 2.1 Quy trình TTQT , mô hình tổ chức TTQT (34)
        • 2.2 Hoạt động TTQT chủ yếu (38)
        • 4.1. Kết quả thanh toán quốc tế (53)
        • 4.2. Đánh giá kết quả (54)
  • Chương III. Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTM nói chung và SeABank nói riêng (56)
    • 1. Năm nhóm giải pháp chính (56)
    • 2. Một số kiến nghị (64)
  • KẾT LUẬN (67)

Nội dung

Khái quát chung về dịch vụ thanh toán quốc tế của NHTM tại VN

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH VỤ TTQT CỦA NHTM

1 Vài nét cơ bản về NHTM

NHTM là 1 tổ chức tài chính trung gian với chức năng là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn, đồng thời cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng Theo luật các tổ chức tín dụng của nước CHXHCN Việt Nam “ hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gưỉ và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và ung ứng các dịch vụ thanh toán “ Sự ra đời và phát triển của dịch vụ hàng hoá gắn với sự ra đời và phát triển của lưu thông tiền tệ làm cơ sở cho hoạt động của ngân hàng

1.2 Vai trò chính của NHTM

Hệ thống ngân hàng thương mại có vị trí rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển thể hiện ở những nội dung sau:

- Chọn lĩnh vực đầu tư có độ chính xác cao hơn nhiều so với từng cá thể trong xã hội, điều này có nghĩa là các NHTM chuyển một cách có hiệu quả nhất các nguồn vốn tích luỹ trong xã hội từ người cần vay sang người cho vay.

- Sự cạnh tranh dẫn đến đưa lãi suất và dịch vụ tới mức hợp lý nhất do đó mà vốn thực tế bỏ vào đầu tư được phát triển tới mức cao nhất.

- Thông qua các dịch vụ tiện ích ngân hàng thúc đẩy thanh toán và lưu thông hàng hoá thuận tiện góp phần nhanh chóng hỗ trợ cho việc lưu thông hàng hoá và dịch vụ được trôi chảy Góp phần làm tăng chu kỳ phân phối sản phẩm, và vòng quay của vốn.

- Ngân hàng cũng chính là nhân tố góp phần phân tán rủi ro thông qua việc đa dạng hoá khách hàng và các khoản đầu tư của mình

- Góp phần giảm thiểu chi phí giao dịch không cần thiết và tiết kiệm tới mức cao nhất cho từng chủ thể tham gia hoạt động đó.

- Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp thông tin , tư vấn , môi giới và bảo lãnh cho khách hàng.

NH có rất nhiều chức năng quan trọng trong việc lưu chuyển tiền tệ đóng chức năng là 1 trung gian tài chính trung gian tín dụng thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế Nó góp phần tạo tiền góp phần gia tăng khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế TTQT còn đóng vai trò “sản xuất” huy đông và sử dụng các nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho nền kinh tế.

1.3 Các hoạt động chính của NHTM

NHTM có các hoạt động chính sau: hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn, hoạt động trung gian TTQT và dịch vụ khác. a) Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động chính của NHTM, đây là hoạt động then chốt trong quá trình hoạt động của một NH, nếu hoạt động này không diễn ra tốt thì tất cả những hoạt động khác sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là toàn bộ NH sẽ bị tê liệt Hoạt động này nhằm thu hút các nguồn vốn từ trong tổ chức,cá nhân, doanh nghiệp Phải thực hiên chức năng này NHTM mới có cơ sở cho thực hiện các chức năng, hoạt động khác của toàn bộ NH.

Hoạt động huy động vốn của NHTM có thể thể hiện qua nhiều phương thức khác nhau:

- Huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là hình phương thức huy động có nhiều ưu việt, hiện nay trên các NHTM có nhiều phương thức thu hút khác nhau, với nhiều kỳ hạn khác nhau tuỳ theo nhu cầu của NH và của cá nhân, ví dụ như kỳ hạn 5 năm, 1 năm, 6 tháng, 3 tháng… Đối với mỗi loại kỳ hạn NH áp những mức lãi suất khác nhau, và mức độ đảm bảo cho các loại tiền gửi cũng khác nhau

Huy động tiền gửi có kỳ hạn là một hoạt động rất quan trọng của NHTM đối với tất cả các khu vực của nền kinh tế, là một hoạt động vừa mang tính kinh doanh, vừa mang tính xã hội rộng rãi Bằng việc thu hút tốt nhất các khoản tiền nhàn rỗi của các khu vực trong nền kinh tế NH đáp ứng được nguồn vốn cho nền kinh tế, đồng thời đem lại lợi ích cho những người gửi tiền , đó là tiền lãi và sự đảm bảo an toàn.

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của các tổ chức cá nhân, riêng với doanh nghiệp thì thường không có hình thức này vì trong doanh nghiệp có khả năng kiểm soát tài chính rõ rang và cụ thể Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là đảm bảo thế năng của đồng vốn khi cần đến, đặc biệt là khoản tiền sử dụng vào mục đích giao dịch Các khoản tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp của các NH giúp giảm chi phí của NH là cơ sở để các NH có thể giảm lãi suất và tăng khả năng cạnh tranh

- phát hành các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, chứng từ tiền gửi …. những hình thức thu hút vốn đầu tư này thường có lãi suất huy động cao hơn lãi suất kho bạc.

- Ngoài ra còn có hình thức thu hút tiền gửi bằng cách vay NHTM khác hoặc vay NHNN dưới hình thức vay chiết khấu, vay bù trừ tại trung tâm thanh toán bù trừ. b) Hoạt động sử dụng vốn đầu tư Đây là hoạt đông kinh doanh sinh lời chủ yếu và cơ bản nhất của NHTM. Hoạt động này nhằm mục đích duy trì hoạt động kinh doanh lợi nhuận của

NH Có các hình thức sử dụng vốn như sau:

- Hoạt động ngân quỹ: thông thường NHNN yêu cầu các NHTM phải duy trì một phần tài sản của mình dưới hình thức vốn dự trữ gồm tiền mặt hoặc một số dư tiền gửi tại NHNN.

- Hoạt động tín dụng: Đây là hoạt động quan trọng ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của NH, mang lại nguồn thu chủ yếu của NH và là cơ sở cho hàng loạt các hoạt động dịch vụ khác của NH.

NHTM là người cho vay chủ yếu đối với các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp, nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức

Tình hình về thanh toán quốc tế của 1 số NHTM tại VN

1 Tình hình thanh toán quốc tế của NHTM Vietcombank:

Thành lập ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam- Vietcombank được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt Với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu, mặc dù phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các ngân hàng thương mại khác, Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí số 1 vững chắc trong thanh toán xuất nhập khẩu với doanh số 22,8 tỷUSD, tăng 8,6% so với năm 2005, chiếm 27% thị phần cả nước Đặc biệt,doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 12,7 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước, cao hơn nhiều mức tăng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước là22% và chiếm tới 32% thị phần xuất khẩu cả nước Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu năm 2006 ở mức 10,1 tỷ USD, giảm 8,2% so với năm 2005 và chiếm 22,8% thị phần nhập khẩu cả nước

Trong những năm tới, Vietcombank sẽ tiếp tục đầu tư hợp lý vào lĩnh vực TTQT nhằm cung ứng đầy đủ các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

2 Tình hình thanh toán quốc tế của NHTM Techcombank:

Techcombank- Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam là thành viên của Hiệp hội Thương mại điện tử VECOM từ tháng 07/2007, và là một trong 5 ngân hàng đầu tiên trên thế giới ký kết và thực hiện hợp đồng hỗ trợ DN xuất khẩu với ADB.

Cuối năm 2006, Techcombank chính thức cung cấp sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa Đặc biệt cần phải kể đến chương trình hợp tác Techcombank - Pacific Airlines trong việc cung cấp vé máy bay qua mạng cho. Theo ông Đinh Việt Cường, giám đốc trung tâm thẻ Techcombank, lượng giao dịch bằng thẻ Techcombank Visa tăng lên 700 giao dịch mỗi ngày và tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 1000 khách hàng đặt vé máy bay qua mạng.

Hiện nay, dịch vụ TTQT đóng góp tới gần 50% doanh thu dịch vụ của Techcombank, tỷ lệ điện chuẩn trên 99% cho toàn bộ điện TTQT.

Kết thúc tháng 01/2008, tổng tài sản của Techcombank đạt 39.662 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 46,8 tỷ đồng Tổng nguồn vốn huy động trên toàn hệ thống đạt 34.654 tỷ đồng, trong đó huy động từ khu vực dân cư vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu 41,8%, tương đương với 14.490 tỷ đồng Dư nợ tín dụng đạt 22.976 tỷ đồng.

3 Tình hình thanh toán quốc tế của NHTM Habubank:

Vừa qua NHTM cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) đã được ngân hàngWachovia - một trong 4 ngân hàng lớn nhất tại Mỹ trao tặng danh hiệu ngân hàng TTQT xuất sắc năm 2007 TTQT là một trong những dịch vụ mũi nhọn tại Habubank, trong năm 2007, tổng giá trị thanh toán của Habubank quaHSBC đạt hơn 37% với tỷ lệ điện thanh toán chính xác rất cao tới 98% nên hầu hết các điện thanh toán của Habubank đều được thực hiện trong ngày, thể hiện mức độ chuyên nghiệp của Habubank trong việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền quốc tế.

Hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank

Vài nét cơ bản về NHTM cổ phần Đông Nam Á SeABank

1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Ngân hàng Đông Nam Á tên giao dịch quốc tế là Southeast Asia Bank (SeABank) được thành lập từ năm 1994, Hội sở chính đặt tại 16 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

Ngân hàng Đông Nam Á được thành lập theo giấy phép số: 0051/NHGP ngày 25/03/1994 là một trong những ngân hàng TMCP có mặt sớm nhất tại việt nam, SeABank đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hoàn thiện và đã đạt được những thành công hết sức khả quan.

Hết năm 2006, SeABank phát triển mạng lưới của mình lên gần 40 chi nhánh, phòng giao dịch ở các thành phố lớn tham gia vào chương trình tiết kiệm năng lượng thương mại thí điểm do WorldBank (WB) tài trợ, với tư cách là nhà cung cấp tài chính (FSP) – ngân hàng Đông Nam Á đã thiết kế sản phẩm “ nguồn năng lượng vàng từ SeABank”- được nhận định là một sản phẩm mới mẻ và mang tính xã hội Ngày 15/6/2006, SeABank đã tham gia khoá huấn luyện nghiệp vụ chuyển tiền nhanh ra nước ngoài do công ty cổ phần Eden tổ chức Tại khoá tập huấn này, SeABank đã nhận được nhiều giải thưởng trong đó có giải thưởng “điểm giao dịch thức dậy” SeABank ký kết hợp đồng làm đại lý chuyển tiền nhanh cho công ty cổ phần Eden với dịch vụ nhận tiền kiều hối từ nước ngoài chuyển về từ ngày 01/08/2005 Với dịch vụWESTERN Union của SeABank khách hàng có thể nhận được tiền chỉ sau 5 đến 10 phút. Đặc biệt trong những năm gần đây, SeABank liên tục có sự tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động Tính đến ngày 31/12/08, vốn điều lệ của SeABank là hơn 4.068 tỷ đồng, bằng 136% so với năm 2007 Tổng tài sản của ngân hàng là gần 22.729 tỷ đồng, tổng huy động 16.726 tỷ đồng và gần 51.000 khách hàng tại khắp các tỉnh thành trên cả nước, tăng 20% so với năm 2007.

Tổng dư nợ thị trường 1 của SeABank trong năm 2008 là gần 7.586 tỷ đồng Doanh thu phí dịch vụ đạt 37,343 tỷ đồng, tăng 246% so với năm 2007. Lợi nhuận trước thuế của SeABank là 457 tỷ đồng, tăng 12% so với lợi nhuận trước thuế năm 2007

Hết năm 2008 SeABank đã có gần 70 điểm giao dịch tại các khu vực kinh tế trọng điểm trên cả nước, trong đó năm 2008 ngân hàng đã mở thêm 29 điểm giao dịch tại nhiều địa bàn mới cũng như các địa phương đã có điểm giao dịch của SeABank như: Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Bắc Ninh Đặc biệt, trong năm 2008 hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng đã thu dược những kết quả rất khả quan với doanh thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế đạt gần 16 tỷ đồng, bằng 232% so với năm 2007

Từ giữa năm 2008 SeABank đã chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa S24+ và đã thu được những kết quả rất tốt Tính đến cuối tháng 12/2008 SeABank đã phát hành được 15.359 thẻ cho các khách hàng tại tất cả những địa phương có điểm giao dịch của ngân hàng và triển khai lắp đặt hơn 30 máy ATM SeABank trên toàn quốc Trong thời gian tới SeABank sẽ tiếp tục nghiên cứu để cho ra đời nhiều sản phẩm thẻ mới tiện dụng hơn, có thể kể đến như: thẻ tín dụng quốc tế dành cho đối tượng doanh nhân, cấp quản lý điều hành, thẻ trả trước dành cho giới trẻ… Đồng thời SeABank sẽ gia tăng thêm nhiều dịch vụ tiện ích khác cho thẻ S24+ như: giao dịch trực tuyến, các dịch vụ thấu chi, tiết kiệm đồng thời tích lũy điểm thưởng áp dụng trên mỗi lần thanh toán hóa đơn hay mua hàng hóa dịch vụ… để mang đến cho các khách hàng sản phẩm thẻ đa năng, an toàn và tiện ích nhất.

Tháng 12/2008 SeABank đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho phép thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản SeABank – SeABank AMC, nhằm phục vụ nhu cầu quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng, đảm bảo kinh doanh an toàn và bền vững, đồng thời phục vụ nhu cầu xử lý nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp khác, giúp nguồn vốn trong nền kinh tế lưu chuyển minh bạch và thông thoáng hơn. SeABank cũng liên tục đưa ra các sản phẩm mới như: Đồng hành cùng Honda; Nguồn năng lượng vàng của SeABank; Tiêu dùng cùng doanh nhân; Chương trình ưu đãi đặc biệt: Doanh nghiệp vàng; An Phú cư; Bao thanh toán

… Triển khai thành công các dịch vụ ngân hàng hiện đại như SMS Banking, Email Banking và Internet Banking Việc triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại này đã khẳng định những sáng tạo mang tính đột phá trong mô hình liên kết cung ứng sản phẩm dịch vụ nhằm đem lại những tiện ích tối đa cho khách hàng

Không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển mạng lưới và sản phẩm – dịch vụ, SeABank không ngừng nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin Hệ thống quản trị Ngân hàng T24 đã được triển khai hoàn thiện trong quý

I năm 2007 Đây thực sự là một bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ của SeABank Hệ thống này sẽ là nền tảng công nghệ để SeABank nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các quy trình hiện đại để đáp ứng nhanh hơn các nhu cầu đa dạng và phong phú của thị trường thực hiện cam két không ngừng phát triển, nâng cao uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế

Hình ảnh về một ngân hàng hiện đại, tăng trưởng bền vững, luôn vì lợi ích của khách hàng đang được SeABank nỗ lực xây dựng và từng bước được công nhận từ phía khách hàng hội đồng quản trị

Khối kinh doanh trung tâm KD tiền tệ

Bam kiểm soát khối hỗ trợ

Ban tổng giám đốc khối tham mưu

P hỗ trợ hạch toán tín dụng

P tổ chức nhân sự P.tái thẩm định

P thanh toán quốc tế P.hành chính

P.KH&DV trung tâm thẻ

P công nghệ trung tâm giải pháp tự động

2 Cơ cấu tổ chức của nh seabank

( Theo nguồn báo cáo tài chính thường niên năm 2006 NH TMCP Đông Nam Á SeABank )

Nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong ngân hàng SeAbank đã từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức của mình nhằm phù hợp với tình hình phát triển của công ty Trong năm 2006 Seabank đã thay đổi cơ cấu kinh tế của mình, thành lập trung tâm thẻ, trung tâm sản phẩm & thị trường, trung tâm kinh doanh, trung tâm kinh doanh tiền tệ và đầu tư, trung tâm thanh toán Cơ cấu tổ chức này đã tỏ ra ưu việt hơn rất nhiều so với cơ cấu tổ chức trước đo, trong việc phân định chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban một cách chi tiết và cụ thể nếu năm 2005 chức năng của các phòng ban được phân định một cách chung chung với 14 phòng được điều hành trực tiếp bởi ban tổng giám đốc và bên dưới phòng ban là các chi nhánh giao dịch thì năm 2006 cơ cấu đã được thay đổi một cách đáng kể với 5 trung tâm lớn chuyên trách với 26 phòng với các chức năng kinh doanh khác nhau được điều hành trực tiếp từ các 3 khối là khối tham mưu, kinh doanh, hỗ trợ, các khối này lại chịu trách nhiệm điều hành của ban tổng giám đốc điều này đã góp phần làm minh bạch hoá và phân định rõ ràng trách nhiệm của các bộ phận góp phần thúc đẩy quá trình TTQT diễn ra một cách nhanh chóng, minh bạch và hiệu quả, nâng cao uy tín của SeAbank của SeAbank trên trường quốc tế Nhờ có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chứch của công ty năm 2007 là năm thành công vượt bậc của SeAbank trong hoạt động của cả NH nói chung và của hoạt động TTQT nói riêng.

3 Nguồn lực và kết quả kinh doanh a) Nguồn lực

Với chính sách thu hút nhân tài và chế độ đãi ngộ tốt SeABank có một đội ngũ cán bộ là những người có năng lực và, trình độ và kinh nghiệm trong hoạt động NH nói chung và TTQT nói riêng Công tác đào tạo cán bộ nhân viên luôn được tập trung chú trọng nhằm xây dựng được một đội ngũ nhân viên đông đảo về số lượng cao về chất lượng , có thể coi nhân lực là một nguồn vốn quý giá của SeABank.Với nguồn nhân lực tăng đều trong các năm nếu năm 2005 số cán bộ công nhân viên chỉ là 278 người thì tới năm 2006 đã là 500 người và năm 2007 là 831 người trong đó số cán bộ nhân viên có trình độ trên đạo học luôn chiếm khoảng trên đưới 70 %, trình độ lao động phổ thông thấp chiếm những vị trí không đáng kể trong công ty chủ yếu là nhân viên phục vụ như tạp vụ bảo vệ……

Tổng tài sản có: Khối lượng tổng tài sản có của SeABank tăng nhanh liên tục qua từng năm thể hiện qua bảng số liệu sau:

Trang thiết bị SeABank đã tạo dựng cho mình một nền tảng trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến nhằm đáp ứng ngày càng cao của hoạt động thanh toán trong

NH nói chung và bản than dịch vụ TTQT nói riêng, với việc tăng nhanh số trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, SeABank còn không ngừng áp dụng những phần mềm quản trị khách hàng mới nhất và hiện đại nhất trên thế giới và đang được các NH hàng đầu trên thế giới đang áp dụng như phần mềm T24 và Way 4 vào hoạt động kinh doanh SeABank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam kết nối thành công phần mềm quản trị lõi ngân hàng T24 TEMENOS và phần mềm thẻ Way4 - những công nghệ ngân hàng hiện đại nhất trên thế giới hiện nay và có thể giao dịch tại tất cả các ATM và POS trong các liên minh thẻ Smartlink & Banknet Việt Nam trên khắp lãnh thổ Việt Nam

Năm Tổng tài sản có(tỷ đồng)

Dịch vụ TTQT tại NH SeABank

1 Khái quát chung về hoạt động thanh toán quốc tế của SeABank

Từ khi mới thành lập vào năm 1994, với tổng thu từ hoạt động TTQT chiếm 1 phần rất nhỏ trong tổng lợi nhuận đên nay SeABank đã đạt được những thành tựu rất khả quan Với nhiều cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty nói chung và của đội ngũ chuyên viên, nhân sự của bộ phận TTQT nói riêng đã đạt được những thành quả đáng khích lệ Đó là SeABank đã thiết lập được các mối quan hệ đại lý với nhiều NH uy tín trên thế giới như Bank of China ( Trung Quốc), Union Bank of Californioa, HSBC, Standand Chatered, Citibank, Banco de Sabadel, Ircea de Banca…… Với kết quả TTQT liên lục tăng trong nhiều năm liền, và với chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn, mạng lưới thanh toán, hệ thống tài khoản NOSTRO,nhân sự và mạng lưới NH đại lý không ngừng mở rộng ra các nước khắp nơi trên thế giới Bên cạnh đó hạn mức tín dụng của NH liên tục tăng, chất lượng dịch vụ TTQT của SeABAnk đã đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và các chuẩn mực của TTQT trên thế giới, với những thành công và đóng góp lớn của SeABank vào hoạt động thanh toán quốc tế Năm 2007 SeABank đã được nhận liên tiếp 2 giải thưởng về TTQT năm 2007, đó là SeABank đã được Wachovia 1 trong 4 NH lớn nhất nước Mỹ trao giải thưởng

“ NH có hoạt động TTQT xuất sắc nhất năm 2007” và được NH lớn thứ nhất Trung Quốc Bank of China ký thoả thuận hợp tác và tiếp tục nhận giải “Giải TTQT xuất sắc nhất năm 2007” do Ngân hàng HSBC giải thưởng Giải thưởng thanh toán quốc tế (Global Transaction Banking Award 2007) của HSBC (một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới) được trao cho các ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế tốt, tỷ lệ điện chuẩn đạt trên 90% .

2 Thực trạng TTQT tại SeABank

2.1 Quy trình TTQT , mô hình tổ chức TTQT

Quy trình Thanh toán Quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 3787/2007/QĐ-TGĐ ngày 09-11-2007 của Tổng Giám đốc là một bản hướng dẫn phân định cụ thể trách nhiệm duyệt điện, kiểm tra chứng từ và mô tả chi tiết cách thức thực hiện luân chuyển hồ sơ, lưu giữ chứng từ từ các Chi nhánh trên toàn hệ thống đến Phòng Thanh toán quốc tế - Trung tâm Thanh toán Hội sở, áp dụng cho tất cả các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế như chuyển tiền, thư tín dụng, nhờ thu được thực hiện trên toàn hệ thống SeABank.

SeABank đã phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn, chức năng của các sở hội, sở giao dịch trung tâm kinh doanh và các chi nhánh SeaBank phân định các chi nhánh TTQT loại A và các chi nhánh TTQT loại B với các chức năng cụ thể như sau:

- Chi nhánh TTQT loại A: Chi nhánh được phép: o Phê duyệt các giao dịch TTQT phát sinh tại chi nhánh o Duyệt cấp 1 các loại điện TTQT o Nhận, xử lý trực tiếp và định đoạt bộ chứng từ theo L/C

- Chi nhánh TTQT loại B: Chi nhánh được phép: o Phê duyệt các giao dịch TTQT phát sinh tại chi nhánh o Soạn điện TTQT chờ phòng TTQT HO duyệt o Nhận, quản lý chứng từ theo L/C và tuân theo các quyết định về bộ chứng từ của phòng TTQT HO SeABank cũng phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ cho từng nhân viên cụ thể trong công ty tạo một sự phối hợp đầy đủ và nhịp nhàng với toàn hoạt động của bộ máy:

Thanh toán viên: Là các chuyên viên thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại SeABank.

Kiểm soát viên TTQT tại chi nhánh loại A: Là người được uỷ quyền Kiểm soát và duyệt cấp 1 các giao dịch thanh toán quốc tế tại chi nhánh

Kiểm soát viên tại chi nhánh loại B: là người được uỷ quyền ký kiểm soát các giao dịch TTQT phát sinh tại chi nhánh ngoại trừ việc duyệt điện TTQT và kiểm tra chứng từ.

Kiểm soát viên tại phòng TTQT HO: Là người được uỷ quyền Kiểm soát và Duyệt cấp 1 các giao dịch thanh toán quốc tế tại trung tâm kinh doanh, các điện TTQT và bộ chứng từ của chi nhánh loại B.

Trưởng phòng TTQT HO: là người được ủy quyền kiểm soát và phê duyệt cấp 2 các giao dịch thanh toán quốc tế của toàn hàng

Giám đốc: Giám đốc hoặc Phó giám đốc Chi nhánh hay người được ủy quyền

 Phân loại chi nhánh TTQT

- Chi nhánh TTQT loại A: Là chi nhánh có phòng TTQT riêng hoặc bộ phận TTQT, trong đó:

+ Có tối thiểu 01 CV TTQT và 01 KSV TTQT

+ Kiểm soát viên có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực TTQT

+ Doanh số TTQT ≥ 5.000.000 USD/tháng

+ Có tối thiểu 01 CV thực hiện nghiệp vụ TTQT

+ Có phát sinh giao dịch TTQT trong quá trình hoạt động

+ Không đủ các tiêu chuẩn xếp loại A

Chi nhánh có doanh số TTQT trong hai tháng liên tục đạt 5.000.000 USD/tháng trở lên được xem xét bổ sung nguồn lực đáp ứng các điều kiện để được xếp loại Chi nhánh TTQT loại A.

 Áp dụng: Đối với những chi nhánh loại A: toàn bộ những bước kiểm soát và duyệt điện bước 1 quy định tại quy trình TTQT sẽ được thực hiện tại chi nhánh và do kiểm soát viên TTQT tại chi nhánh duyệt Kiểm soát và duyệt điện bước2 sẽ được duyệt tại phòng TTQT HO.

Phòng TTQT HO là đầu mối quản lý các tài khoản NOSTRO tại các ngân hàng đại lý, xử lý điện tập trung thông qua hệ thống T24 và mạng SWIFT, kiểm soát tất cả các bức điện trước khi ra/ vào hệ thống. Để phục vụ cho việc kiểm tra các bức điện, các Chi nhánh phải gửi hồ sơ cho phòng TTQT HO bằng Fax, Scan hoặc các phương tiện sẵn có

Các chi nhánh loại A tập trung điện chờ duyệt cấp 2 tại phòng TTQT HO Các chi nhánh TTQT loại B tập trung điện chờ duyệt bước1, các bộ chứng từ L/C nhập, xuất sẽ về phòng TTQT HO chờ xử lý.

Từng bước tham gia vào quá trình nghiệp vụ TTQT chịu trách nhiệm theo phân bước trách nhiệm cụ thể và trong phạm vi hạn mức phê duyệt do TGĐ ban hành trong từng thời kỳ.

 Xử lý điện theo thời gian (The cut-off time)

Các giao dịch được thực hiện theo thứ tự ưu tiên về thời gian nhập vào hệ thống, giao dịch nhập trước được thực hiện trước.

- Điện đi: Hồ sơ và các bức điện được gửi cho phòng TTQT HO trước 16 giờ (Riêng điện MT103 là 16h30) sẽ được kiểm tra và xử lý trong ngày Hồ sơ và các bức điện được gửi cho phòng TTQT HO sau 16 giờ (Riêng điện MT103 là sau 16h30) sẽ được kiểm tra và xử lý trước 9 giờ sáng ngày hôm sau

- Điện đến: Điện đến được xử lý chậm nhất trước 11h30 nếu phòng TTQT HO nhận điện vào buổi sáng, 15h30 nếu nhận điện vào buổi chiều, đầu giờ ngày làm việc tiếp theo nếu nhận điện sau 15h30.

Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTM nói chung và SeABank nói riêng

Năm nhóm giải pháp chính

Giải pháp thứ nhất : Mô hình và mạng lưới kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế a) Thành lập trung tâm giao dịch và kinh doanh đối ngoại để: điều hành và chỉ đạo trực tiếp nghiệp vụ kinh tế đối ngoại

- Phát triển và quản lý một cách trực tiếp và có hiệu quả hệ thống NH đại lý.

- Huy động và sử dụng nguồn lực một cách tối đa

- Thực hiện tốt các nghiệp vụ bổ trợ cho hoạt động thạnh toán quốc tế như bảo lãnh, bao thanh toán , tái bảo lãnh, triết khấu, máy rút tiền tự động , mua bán ngoại tệ…

- Đổi mới mô hình thanh toán quốc tế

Thứ nhất: phân loại tốt các chi nhánh thực hiện thanh toán quốc tế

- Chi nhánh loại 1: được phép phát hành l/c nhập khẩu , xử lý và thanh toán trực tiếp Trung tâm giao dịch chỉ giữ vai trò trung gian chuyển tiếp và xác thực thông tin với nh đại lý , thực hiện thanh toán theo yêu cầu của đại lý đồng thời kiểm tra giám sát khối lượng giá trị của từng chi nhánh thông qua mạng thanh toán SWIFT

- Chi nhánh loại 2 : là đầu mối tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cách lập l/c hoàn thiện các thủ tục thanh toán , trách nhiệm lưu trữ và bảo đảm thanh toán

Thứ hai: nâng cao trách nhiệm thanh toán

- Công tác điều hành hạn chế tối đa trường hợp thanh toán bằng nguồn vốn tự có , ký quỹ tỷ lệ thấp.

- Về mặt nghiệp vụ : o Thường xuyên theo dõi tình hình thế giới sẹ biến động của giá cả và thị trường hối đoái tình hình chính trị , văn hoá, tài chính của các quốc gia mà mình có quan hệ thương mại. o Khai thác điều tra về tình hình tài chính, tư cách đạo đức , khả năng giao hàng, năng lực kinh doanh của các đối tác nước ngoài. o Tư vấn cho khách hàng ký kết hợp đồng, lựa chọn phương thức và điều kiện thanh toán có lợi nhất cho khách hàng.

Thứ ba: bảo quản chặt các món bảo lãnh và l/c trả chậm Đảm bảo thực hiện đúng theo văn bản số 2179 do tổng GĐ ký ngày 1/11/1997

Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban rà soát, tính toán, tiếp nhận thông tin phục vụ quản lý thanh toán quốc tế

Thứ tư: giải pháp bảo đảm.

Bảo đảm tính bảo mật và thực hiện đúng quy trình Phân rõ trách nhiệm giữa các ban nghành và chi nhánh b) Mở rộng hoạt động TTQT thông qua mở rộng mạng lưới kinh doanh ngoại tệ

Thứ nhất: Mở rộng mạng lưới chi nhánh tại các địa điểm như địa điểm du lịch bến cảng, sân ga,……

- Hạn chế các biện pháp có tỷ lệ rủi ro cao trong kinh doanh nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng và của toàn bộ hoạt động trong nh nói riêng.

Thứ hai: đa dạng hoá các ngoại tệ trong kinh doanh ngoại tệ

Thu hút các nhà đầu tư về cơ cấu cũng như trong phương thức thanh toán nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán được đễ dàng và thuận lợi.

Thứ ba: phát triển nguồn vốn trong kinh doanh ngoại tệ, đáp ứng đủ nhu cầu về vốn trong hoạt động kinh doanh.

Nguồn vốn huy động trong các năm không ngừng gia tăng

Tỷ lệ dư nợ quá hạn 0.79 0.42 0.42 0.23 0.24

NH SeABank áp dụng chiến lược huy động nguồn vốn với quy mô lớn, xây dựng cơ cấu lãi suất hợp lý, hình thức trả lãi hấp dẫn, kỳ hạn đa dạng, tăng cường hoạt động quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát huy hiệu quả hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch SeABank đã áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường, với hàng chục kỳ hạn tiền gửi, chính sách khuyến mãi hấp dẫn như: tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm lãi suất bậc thang và đặc biệt là dịch vụ Home Teller. Trong năm 2006, SeAbank Hồ Chí Minh đã đưa ra giải pháp quản lý vốn CMs nhằm phục vụ nhóm khách hàng là những tập đoàn lớn, mô hình công ty mẹ con, CMs tập hợp các giải pháp, dịch vụ hỗ trợ trọn gói kiểm soát dòng tiền luân chuyển trong công ty nhằm tạo ra tiền nhanh hơn điều tiết sử dụng vốn hợp lý hơn Bên cạnh việc đa dạng hoá sản phẩm, SeAbank cũng thường xuyên mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước nhằm tiết kiệm nguồn vốn mới, phục vụ cho công tác phát triển theo chiều sâu của NH, công tác này cũng góp một phần không nhỏ vào việc tăng nguồn vốn bổ sung cho hoạt động thanh toán quốc tế và các dịch vụ bổ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế

Liên tiếp tăng trong nhiều năm với mức tăng tương đối lớn, năm sau tăng nhanh và mạnh hơn năm trước cả về chiều rộng và chiều sâu năm 2004 so với 2003 là 437%, 2005 sao với 2004 là 255%, 2006 so với 2005 là 163%,

2007 so với 2006 là 243 % thì công tác huy động vốn là một trong các hoạt động chính của NH SeABank, nó tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác phát triển và được mở rộng thông qua đó tăng vị trí của SeABank.

Thứ tư : chủ động tìm nguồn khách hàng tăng cương giao dịch có kỳ hạn và hoán đổi. c) Mở rộng có chọn lọc mạng lưới NH đại lý

Thứ nhất: củng cố và tăng cường quan hệ với NH nước ngoài thông qua đó tìm hiểu thông tin về đối tác trong ngoại thương nhằm tránh rủi ro trong quan hệ hợp tác kinh doanh.

Thứ hai: là theo dõi sát sao mọi hoạt động của nh đại lý nhằm tránh tình trạng nhầm lẫn.

Thứ ba: là khai thác các nghiệp mới từ NH nước ngoài tìm ra các phương thức đầu tư thông qua hệ thống NH đại lý thu thập thông tin nâng cao nghiệp vụ, tham gia hội thảo chuyên đề, báo cáo Học hỏi kinh nghiệm… đẩy mạnh hiện đại hoá nh như thẻ tín dụng và các máy rút tiền tự động , tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán phát triển.

Khai thác tốí đa mọi nguồn khoa học công nghệ máy móc trang thiết bị mà mình có nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng của máy móc trang thiết bị, d) Phát triển hệ thống nghiệp vụ tín dụng ngoại tệ:

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.

Thứ nhất: là mở rộng quan hệ NH mục tiêu xác định rõ ràng và đầy đủ thị trường cụ thể và thị trường tiềm năng.

Thứ hai: là xây dựng đề án phát hành kỳ phiếu ra nước ngoài trên thị trường vốn quốc tế hoà nhập vào cộng đồng NH quốc tế

Thứ ba: là tìm mọi biệp pháp đẩy mạnh các hình thức huy động truyền thống mặt khác tích cực thu hút khách hàng xuất khẩu và làm dịch vụ cho NHTM

- Đó là đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn

Tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu dưới hình thức triết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ hoặc triết khẩu hối phiếu được NHNN chấp nhận.

- Tham gia mua cổ phần cổ phiếu và thị trường chứng khoán

- Mở rộng cơ cấu tín dụng.

Giải pháp thứ hai : hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn nghiệp vụ.

 Hoàn thiện các loại văn bản kinh doanh đối ngoại gồm:

- Quy trình cho vay ngoại tệ và bảo lãnh vay vốn nước ngoài

- Quy trình nghiệp vụ kinh doanh hối đoái

- Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế

- Quy trình nghiệp vụ thanh toán qua biên giới

 Hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế

Một số kiến nghị

a) Kiến nghị với Chính Phủ và một số bộ ngành liên quan:

- Chính Phủ cần đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại với các biện pháp như ký kết hiệp định thương mại song phương và đa phương với các nước trên thế giới nhằm thiết lập những tiền đề cơ bản cho hoạt động ngoại thương phát triển Chính phủ cũng cần khuyến khích các hoạt động XNK, hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới….

- Chính Phủ cần có cơ chế duy trì cân bằng cán cân TTQT: hiện nay ở VN thâm hụt cán cân thương mại tương đối lớn nghiêng về nhập khẩu, do vậ Chính Phủ cần có những biện pháp tích cực nhằm duy trì ổn định trong cán cân TTQT, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTQT diễn ra cân bằng.

- Chính Phủ cần có những biện pháp nhằm ổn định chế độ tỷ giá hối đoái như: Quản lý chặt đối với ngoại tệ, có thể lới rộng biên độ tỷ giá cho phù hợp với tình hình kinh doanh trong nước…

- Chính Phủ cũng cần hoàn thiện hệ thống luật pháp trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại: nhằm sớm tạo ra những hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp VN cũng như tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư của nước ngoài vào VN Điều này làm cơ sở cho hoạt động TTQT của NHTM có thể phát triển nhanh và thuận lợi.

- Chính phủ cần cải cách triệt để và mạnh mẽ các thủ tục hành chính tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động XNK phát triển kéo theo sự phát triển của hoạt động TTQT

- Chính phủ cũng cần tạo lập những văn bản pháp quy phù hợp với tình hình phát triển của VN, tạo dựng một môi trường đầu tư, môi trường kinh tế chính trị… nhằm lợi dụng triệt để toàn bộ ưu thế sẵn có của mình thu hút đầu tư nước ngoài, qua đó làm cho hoạt động TTQT phát triển theo. b) Với NHNN

- Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên NH nhằm thiết lập một thị trường hối đoái hoàn thiện ở VN

- Mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tạo điều kiện cho hoạt động TTQT có hiệu quả.

- Mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động thanh toán ngoại tệ liên NH nhằm thiết lập được một chế độ tỷ giá hợp lý và sâu sát với thị trường thế giới Bên cạnh đó cũng nên thực hiện hình thức đa dạng hoá nguồn ngoại tệ, thu hút thêm khách hàng.

- Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với thị trường, trên cơ sở NHNN lới rộng hơn các biên đọ giao dịch nhằm giúp cho các NHTM xác định tỷ giá phù hợp cho mỗi giao dịch.

- Tính toán hợp lý và xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý, đối phó với các tình huống xảy ra với các NHTM khi mà các NH này không có khả năng thanh khoản. c) Kiến nghị với khách hàng

- Khách hàng nên tìm hiểu kỹ thị trường và chọn đúng bạn hàng, tránh rơi vào tình trạng không bán được hàng hoá của mình, cũng như không thu được ngoại tệ, thua lỗ.

- Khách hàng nên trung thực trong mối quan hệ với bạn hàng, đây là một nhân tố cần thiết cho sự tạo dựng một mối quan hệ trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thương mại diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

- Khách hàng cũng cần phải trung thực với NH, đảm bảo cho hoạt động thanh toán được thuận lợi trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau, đảm bảo không có sự tranh chấp hay khúc mắc gì trong quá trình thanh toán.

- Khách hàng có thể tranh thủ sự tư vấn của NH đối với thị trường và bạn hàng của mình, như về tình hình kinh tế, xã hôi, tình hình chính trị, tình hình tài chính của công ty, … nhằm tìm hiểu kỹ bạn hàng của mình trước khi tiến hành hoạt động đầu tư.

Ngày đăng: 14/07/2023, 18:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng CSVN, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X – NXB chính trị quốc gia Hà Nội Khác
2. Việt Nam hội nhập kinh tế cơ hội và thách thức. GS. PTS Tô Xuân Dân, PTS Đỗ Đức Bình Khác
3. Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương – NXB giáo dục – PGS Đinh Xuân Trình Khác
4. Sổ tay về các quy định của Việt Nam và cam kết gia nhập WTO của Việt Nam Khác
5. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ - NXB thống kê – GS. TS Lê Văn Tư Khác
12. kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – NXB giáo dục – 1998 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w