TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẢI SỢI MAY MẶC MIỀN BẮC
Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc
CÔNG TY C PH N V I S I MAY M C MI N B CỔ Ầ Ả Ợ Ặ Ề Ắ
- Tên giao dịch đối ngoại:
NORTHERN TEXTILES AND GARMENTS JOINT STOCK COMPANY
- Tên giao dịch đối ngoại viết tắt: TEXTACO b/ Trụ sở giao dịch chính :
Số 79 Lạc Trung – Quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội c/ Vốn điều lệ và cơ cấu vốn của công ty :
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được xác định : 23 tỷ đồng ,trong đó không bao gồm phần vốn nhà nước tại 2 công ty cổ phần: vải sợi may mặc Nam Hà và vải sợi may mặc Hải Phòng.
Cơ cấu vốn điều lệ :
* Người lao động trong doanh nghiệp: 55,5% 12,761 tỷ đ
( Nguồn: Phương án cổ phần hóa công ty vải sợi may mắc miền Bắc, lập ngày 20/03/2005) d/ Lịch sử hình thành:
Công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc tiền thân là Tổng công ty vải sợi may mặc thuộc Bộ Thương Mại chuyên kinh doanh sản xuất ngành hàng vải sợi may mặc
Ngày 27/05/1957 Nhà nước quyết định thành lập Tổng công ty Bông vải sợi thuộc Bộ Thương Nghiệp-Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, sau đó đổi thành: Cục Bông vải sợi (08-12-1960), Cục vải sợi may mặc(16-07-1962), Tổng công ty vải sợi may mặc(24-11-1970), Công ty vải sợi trung ương (05/05/1981), Tổng công ty vải sợi may mặc(1985).
Ngày 22/03/1995 chuyển thành Công ty vải sợi may mặc miền Bắc theo quyết định số 107 TM/TCCB của Bộ Thương Mại Công ty gồm 3 chi nhánh: Chi nhánh Hải Phòng, Chi nhánh Nam Hà và Chi nhánh TP Hồ Chí Minh; hai xí nghiệp Lạc Trung và Giáp Bát
Thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 1439/QĐ-BTM ngày 06/10/2004 của Bộ Thương Mại, công ty vải sợi may mặc miền Bắc chuyển thành công ty cổ phần Sau khi cổ phần chi nhánh Hải Phòng và Hà Nam tách ra hoạt động Xí nghiệp Lạc Trung và Giáp Bát hợp nhất thành công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc Chi nhánh Hồ Chí Minh hoạt động giống như một công ty con của công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc. Chi nhánh này được công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc phân vốn và tự túc kinh doanh, hàng năm nộp một phần lợi tức.
Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc
Công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ Công ty là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về tài chính, có tài khoản tại ngân hàng nhà nước, hoạt động theo luật pháp và điều lệ của công ty.
Công ty có chức năng chính là:
+ Xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa
+ Sản xuất hàng dệt may và các mặt hàng tiêu dùng khác
+ Xây dựng kinh doanh nhà và dịch vụ cho thuê nhà.
Thông qua kinh doanh bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu, hợp tác kinh doanh và đầu tư, sản xuất gia công, dịch vụ các mặt hàng vải sợi may mặc và một số mặt hàng khác phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm góp phần ổn định thị trường và tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc kinh doanh các mặt hàng sau:
+ Sản xuất, kinh doanh hàng dệt may, bông, vải, sợi, thuốc nhuộm, hóa chất, các loại hàng tiêu dùng, hàng đồ da và giả da, giấy, hàng điện máy dân dụng, nguyên vật liệu, phụ liệu, máy móc thiết bị, nông lâm sản, thực phẩm, thủy sản, vật liệu xây dựng và văn phòng phẩm
+ Xây dựng, kinh doanh dịch vụ kho, nhà, xưởng sản xuất, văn phòng.
+ Xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng nhà nước không cấm.
+ Kinh doanh các ngành nghề khác mà nhà nước không cấm.
+ Phạm vi hoạt động : trong nước và ngoài nước.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc
Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay khoảng 600 người.
Tổ chức bộ máy của công ty: gồm 7 phòng thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ, quản lý và phục vụ, 2 phân xưởng may, 1 phân xưởng cắt.
- Nguyễn Như Lâm : Chủ tịch
- Đinh Văn Tòng : Ủy viên thường trực
- Vũ Văn Thiếu : Ủy viên
- Nguyễn Thị Bích Mùi : Ủy viên
- Phạm Thị Khánh Hòa : Ủy viên
- Lê Kim Hoa : Trưởng ban
- Bùi Hữu Nam : Ủy viên
- Nguyễn Thị Bích Thủy : Ủy viên
- Trần Thị Sơn : Ủy viên
- Thân Thị Quế : Ủy viên
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các cá nhân và phòng ban trong công ty:
* Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến phương hướng mục tiêu của công ty( trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông), có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị, của giám đốc công ty.
* Ban kiểm soát: ban kiểm soát của công ty gồm 5 thành viên, hoạt động độc lập theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình được quy định tại điều lệ của công ty và chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông về việc kiểm tra, giám sát, hoạt động của hội đồng quản trị và tổng giám đốc.
* Tổng giám đốc: Là người do hội đồng quản trị đề cử, bổ nhiệm và phải đáp ứng đầy đủ điều kiện là đại diện theo pháp luật của công ty Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình phù hợp với các quyết định, điều lệ của công ty.
* Phòng tổ chức cán bộ - lao động tiền lương(TCCB-LĐTL): Tổ chức cán bộ, lao động, thanh tra bảo vệ, khen thưởng, kỷ luật và chế độ chính sách tiền lương của cán bộ công nhân viên Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động.
* Phòng hành chính: Thực hiện công tác hành chính: văn thư, lưu trữ, in ấn tài liệu, giúp đỡ ban lãnh đạo trong các vấn đề khen thưởng, bình bầu, bảo vệ,… Tiếp khách phục vụ các hội nghị, sinh hoạt tập trung của công ty, quản lý trang thiết bị, phương tiện làm việc Tổ chức thực hiện các khâu công tác, đời sống, chăm sóc sức khỏe, y tế, vệ sinh cơ quan, nhà ăn.
* Phòng tài chính kế toán:Có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc tổ chức chỉ đạo công tác kế toán và thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính của công ty, có trách nhiệm quản lý vốn, quỹ, tài sản, bảo toàn và sử dụng vốn của công ty có hiệu quả, lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm lên cấp trên, cơ quan thuế và các đối tượng khác.
* Phòng kỹ thuật: Xây dựng và quản lý quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật quy cách của từng loại sản phẩm Tiến hành sáng tạo mặt hàng mới, may mẫu chào hàng Tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, thành phẩm, tham gia đào tạo công nhân mới.
* Phòng phục vụ sản xuất: Tổ chức tiếp nhận nguyên, phụ liệu, giám định số lượng, chất lượng Tổ chức các khâu: sửa chữa nhà xưởng, lắp đặt hệ thống điện, máy móc thiết bị, tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng Thực hiện vận chuyển, giao nhận, bảo quản nguyên phụ liệu, đóng gói thành phẩm phục vụ hoàn thiện cho chu trình sản xuất.
* Phòng kế hoạch thị trường: Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư, quản lý hợp đồng kinh tế, marketing để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.Làm thủ tục về xuất nhập khẩu, hải quan, xây dựng chương trình quảng cáo của công ty, trực tiếp điều độ sản xuất.
* Phòng quản lý xây dựng cơ bản(XDCB): Tổ chức quản lý hệ thống cơ sở vật chất Xây dựng, giám sát, khai thác có hiệu quả các công trình.Tổ chức các nguồn nguyên vật liệu và các điều kiện phục vụ cho thi công các công trình Phối hợp với xí nghiệp xây dựng thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản cụ thể do công ty giao.
Bộ máy tổ chức quản lý công ty cổ phần vải sợi may mắc miền Bắc sẽ được khái quát trong sơ đồ dưới đây: ĐẠI HỘI
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC
LĐTL Phòng hành chính Phòng
P.Phục vụ Sản xuất P.Kế hoạch TT P.Quản lý
- Phân xưởng là, đóng gói, hoàn thiện…
Các đơn vị kinh doanh:
Chi nhánh, cửa hàng, trung tâm…
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN VẢI SỢI MAY MẶC MIỀN BẮC
Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc
1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc
Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của Công ty Thực hiện cơ chế quản lý điều hành và hạch toán tập trung tại công ty.
Nhiệm vụ cụ thể của phòng Tài chính kế toán:
+ Tổ chức quản lý điều hành hệ thống kế toán toàn công ty.
+ Tổ chức ghi chép tính toán phản ánh trung thực tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và thực hiện các nghiệp vụ tài chính, hạch toán. + Xây dựng kế hoạch tài chính theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Nghiên cứu xây dựng qui chế quản lý tài chính.
+ Tổng hợp các số liệu để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phục vụ cho công tác quản lý.
+ Lưu trữ chưng từ kế toán theo quy định của nhà nước.
+ Thực hiện kiêm kê định kỳ hoặc đột xuất, đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng và thời gian.
+ Lập báo cáo tài chính định kỳ và đột xuất.
+ Theo dõi quản lý vốn góp vào các công ty cổ phần, công ty liên doanh Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của mình, bộ máy kế toán được tổ chức theo hướng tập trung Toàn bộ công việc được thực hiện tại phòng kế toán Bộ máy kế toán của công ty cổ phần vải sợi may mắc miền Bắc sẽ được khái quát trong sơ đồ dưới đây:
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Sơ đồ 1.4.1. v n KT ố b ng ti n ằ ề v t li u ậ ệ KT và TSCĐ ti n KT ề l ươ ng
KT tiêu thụ và xác đ nh ị k t qu ế ả
* Kế toán trưởng : Là người phụ trách chung có nhiệm vụ kiểm tra,2 giám sát mọi vấn đề trong phòng kế toán, đôn đốc các bộ phận chấp hánh các quy định, chế độ kế toán mà nhà nước quy định.Kế toán trưởng là người lập báo cáo tài chính, là người trực tiếp cung cấp thông tin kế toán cho ban lãnh đạo, cơ quan thuế nhà nước; chịu trách nhiệm với lãnh đạo công ty, cơ quan pháp luật.
* Kế toán vốn bằng tiền: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thanh toán ( thu chi ) và các khoản vay bằng tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
* Kế toán vật liệu và tài sản cố định: Theo dõi việc xuất nguyên vật liệu, phụ liệu dùng cho quá trình sản xuất, gia công các loại sản phẩm cũng như theo dõi việc các loại vật liệu từ ngoại nhập, vật tư tồn kho để phân bổ hợp lý các loại vật liệu Đồng thời theo dõi việc tăng giảm tài sản cố định, cuối tháng lập bảng phân bổ tính khấu hao cho sản phẩm cùng các báo cáo có liên quan khác.
* Kế toán tiền lương : Theo dõi quỹ lương của công ty, tính lương từng tháng dựa trên cơ sở định mức và sản phẩm sản xuất trong tháng để thanh toán , trích nộp các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng quy định
* Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả: Có nhiệm vụ theo dõi tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa của công ty cho thị trường trong nước và ngoài nước chi tiết cho từng thị trường và từng khách hàng cụ thể; tính toán doanh thu,xác định lỗ lại của quá trình hoạt động kinh doanh, theo dõi công nợ phát sinh.
* Kế toán xây dựng cơ bản (XDCB) : Ghi chép, phản ánh kịp thời vốn đầu tư XDCB đã được hình thành và tình hình sử dụng vốn đầu tưXDCB.Thông qua việc ghi chép sẽ phản ánh, kiểm tra giám sát việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn đầu tư, việc thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB Tính toán chính xác, kịp thời giá trị công trình đã được hoàn thành, bàn giao.Quyết toán vốn đầu tư khi công việc hoàn thành.
* Thủ quỹ: Trực tiếp quản lý tiền của công ty Thu chi tiền cho các hoạt3 động tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ( cho thuê nhà xưởng), tam ứng, lương cho CB-CNV, và các khoản thu chi khác liên quan đến quá trình hoạt động của công ty.
Tất cả các bộ phận kế toán trong công ty có chức năng nhiện vụ khác nhau nhưng lại gắn bó mật thiết vì một mục đích là cùng phản ánh về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vải sợi may mắc miền Bắc Từ đó giúp ban lãnh đạo công ty đánh giá được tình hình hoạt động của công ty để đưa ra những phương án giúp cho công ty hoạt động hiệu quả nhất Cũng như cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm như cục thuế, cục thống kê, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, người lao động trong công ty…
1.4.2 Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc a/ Chế độ chính sách công ty áp dụng.
Công Ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ Ngày 20/03/2006, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do bộ Tài Chính ban hành và các văn bản sửa đổi,bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ), mọi giao dịch liên quan đến ngoại tệ đều được quy đổi theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, mức thuế suất 10% Đơn vị đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế Xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : theo phương pháp bình quân gia quyền Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế Nguyên giá tài sản cố định bao gồm toàn bộ các chi phí mà công ty phải bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước4 tính Cuối kỳ phải đánh giá sản phẩm dở dang Ngoài ra công ty còn sử dụng các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác. b/ Tình hình vận dụng chế độ chứng từ kế toán.
Hiện nay công ty áp dụng hệ thống chứng từ kế toán được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/ 03/ 2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính Công ty đã xây dựng và đăng ký sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ Tài Chính về việc dăng ký và sử dụng hóa đơn, chứng từ trong doanh nghiệp Hệ thống chứng từ được sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm:
- Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy nộp tiền, biên lai thu tiền, phiếu chuyển tiền, giấy báo có, giấy báo nợ, séc chuyển khoản, séc bảo chi, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, biên lai thu tiền, biên bản kiểm kê quỹ…
- Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên bản kiểm kê, hóa đơn GTGT…
- Chứng từ về TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, Hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, biên bản nghiệm thu kiểm kê TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành…
- Chứng từ về lao động và tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, thưởng, bảng kê trích nộp theo lương, giấy chứng nhận nghỉ ốm BHXH
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẢI SỢI MAY MẶC MIỀN BẮC
Những vấn đề chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc
2.1.1 Đặc điểm hàng hóa tiêu thụ
Vì chức năng chủ yếu của công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc là sản xuất, kinh doanh xuất khẩu các loại hàng may mặc nên sản phẩm hàng hóa yêu cầu phải bền đẹp, đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng để có thể đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi tại nhiều thị trường khác nhau Một số sản phẩm chủ yếu của công ty đó là: quần, áo nam nữ các loại, quần áo bảo hộ lao động, quần áo đồng phục, áo jacket hai lớp, ba lớp và năm lớp, bao, túi cặp… Nguyên vật liệu, phụ liệu để sản xuất hàng hóa có thể do công ty mua trong nước, hoặc nhập khẩu để phục vụ cho quá trình sản xuất.
Ví dụ như: vải các loại, vải giả da, phụ liệu các loại, da thuộc…tất cả phải đạt tiêu chuẩn cao hơn trước Các loại vật liệu này được nhập từ Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật, Anh, Asean, Mỹ, Đài Loan Tuy nhiên với một số đơn đặt hàng như gia công xuất khẩu thì nguyên vật liệu sẽ do khách hàng giao cho công ty, công ty chỉ có trách nhiệm tổ chức sản xuất theo mẫu đã định và giao trả hàng đúng thời hạn của khách hàng Sản phẩm của công ty có chất lượng tốt vì được sản xuất trên dây chuyện máy móc thiết bị tiên tiến với tay nghề người lao động được đào tạo bồi dưỡng định kỳ đã từng bước có được sự ưa chuộng của người tiêu dùng trong nước cũng như ngoài nước.
2.1.2 Các phương thức tiêu thụ 0
Công ty mở một số văn phòng đại diện ở các thị trường nước ngoài và một số tình thành phố lớn trong nước nhằm thúc đẩy hàng hóa bán ra Ở thị trường nội địa, hoạt động phân phối của công ty chủ yêu thực hiện ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh…Trong đó mặt hàng sơ mi là chủ lực Nên công ty rất chú trọng vào việc thiết lập các mạng lưới bán lẻ tại các thành phố trên Hoạt động phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh khối lượng hàng hóa tiêu thụ, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty Do vậy những năm gần đây, công ty đã đa dạng hóa mạng lưới tiêu thụ bằng việc áp dụng các kênh phân phối ngắn bằng và dài tùy thuộc vào từng khu vực thị trường mà xuất khẩu hay bán ra.
Công ty có những phương thức tiêu thụ sau:
- Sản xuất tiêu thụ theo đơn đặt hàng:
+ Đơn đặt hàng gia công xuất khẩu: Nhận thấy gia công xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh phù hợp với năng lực của công ty và đem lại nhiều lợi ích hơn nhận may xuất khẩu ủy thác nên hầu hết các đơn đặt hàng của công ty là nhận may gia công Với hình thức này công ty là người trực tiếp ký kết các hợp đồng gia công với phía nước ngoài, thực hiện sản xuất theo yêu cầu của phía đối tác và xuất khẩu hàng đến nơi nhận đối tác yêu cầu Hiện nay hình thức gia công tại công ty chủ yếu là làm gia công thuần túy Có nghĩa là bên đặt gia công giao nguyên vật liệu, bản mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể về kiểu dáng, chất lượng Thế nên thực hiện may gia công xuất khẩu không cần lo nhiều về vốn kỹ thuật, nguyên vật liệu, thị trường… Ngoài ra cũng có một số đối tác chỉ giao vốn ban đầu cùng các yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm Công ty tự lo mua nguyên vật liệu cần thiết, may mẫu sản phẩm phù hợp với yêu cầu và thực hiện sản xuất.
+ Đơn đặt hàng sản xuất trong nước: Công ty nhận hợp đồng sản xuất và thực hiện giao hàng cho đối tác.
Mỗi đơn đặt hàng này đều phải thông qua ký kết hợp đồng kinh tế tạo1 cơ sở vững chắc về pháp luật trong hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và cho mỗi nghiệp vụ tiêu thụ nói riêng Mỗi hợp đồng kinh tế thường quy định rõ:
+ Về quy cách, giá cả, chủng loại, số lượng từng loại thành phẩm( thường được liệt kê trong phụ lục đính kèm);
+ Về số tiền đối tác đặt cho công ty;
+ Về thời gian giao hàng;
+ Về phương thức thanh toán;
+ Về các điều khoản chung…
Sau khi giao hàng cho đối tác, hai bên sẽ lập biên bản giao nhận hàng, ký xác nhận về số lượng, chủng loại và quy cách của hàng hóa Khi xuất hàng công ty sẽ lập phiếu xuất kho kiêm hóa đơn GTGT làm căn cứ xuất hàng Công ty chỉ giao lô hàng đầu tiên khi nhận được tiền đặt cọc từ phía khách hàng Cuối cùng căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hóa hai bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng kinh tế để thanh toán hết số còn lại Kế toán sẽ ghi nhận doanh thu bán hàng tại thời điểm xuất hàng nhưng chỉ giao hóa đơn tài chính cho khách hàng khi khách hàng đã thanh lý xong hợp đồng kinh tế.
Khách hàng đến mua trực tiếp tại công ty, nếu khách hàng mua với số lượng lớn công ty sẽ lập hợp đồng mua hàng và tiền hành bán hàng như với cửa hàng chỉ khác nhau ở giá bán ra là giá bán thống nhất với giá bán lẻ niêm yết tại công ty ( không có giảm giá hay hoa hồng) Nếu khách hàng mua với số lượng không nhiều thì không phải lập hợp đồng mà công ty sẽ bán trực tiếp cho khách hàng với giá bán lẻ niêm yết tại công ty.
Ngoài ra công ty còn có một số địa điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm của công ty và cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa của công ty Ví dụ như tại HàNội, công ty có mở một chi nhánh đại diện là chi nhánh công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc - Trung tâm thời trang TEXTACO tại 37 Lý Thường2 Kiệt Đây là nơi công ty dùng làm văn phòng giao dịch, giới thiệu sản phẩm. Tại đây có đầy đủ các mẫu mã sản phẩm cuả công ty, khách hàng có thể đến xem và mua hàng trực tiếp.
2.1.3 Giá cả và các hình thức thanh toán a/ Giá cả:
Chiến lược giá cả đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh may mặc dù chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng nó lag công cụ, ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm bán ra của công ty và quyết định mua của khách hàng Để có thể đưa ra một mức giá phù hợp công ty phải xem xét tới nhiều yếu tố khác nhau như giá vốn hàng bán, chi phí, tỷ lệ lợi nhuận đối với sản phẩm đó, mức ưa chuộng của khách hàng, khả năng bán và mức giá trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh Để thu hút khách hàng, công ty có một chính sách giá hết sức linh hoạt, giá bán tính trên cơ sở giá thành sản xuất, điều chỉnh theo giá thị trường đồng thời phụ thuộc mối quan hệ giữa khách hàng với công ty trên cơ sở giá cả cạnh tranh bù đắp chi phí bảo đảm cho lợi nhuận dương Ngoài ra để giảm giá bán, công ty đã thực hiện giảm giá thành sản phẩm như có máy móc thiết bị hiện đại, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, thay thế vật liệu để giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu về nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng công ty áp dụng chính sách giá linh hoạt để phù hợp với từng đối tượng khách hàng Phần giảm giá này công ty có thể thực hiện ngay hoặc cuối mỗi kỳ kinh doanh sau khi xem xét số khách hàng mua trong kỳ để thưởng cho khách hàng mua nhiều với tỷ lệ 1% đến 3% trên tổng doanh số bán cả năm của khách hàng.
Chính sách giá cả linh hoạt phù hợp với cơ chế thị trường và các loại hình dịch vụ trên đã làm cho uy tín của Công ty với các bạn hàng ngày càng cao và thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới. b/ Phương thức thanh toán:
Công ty đã thực hiện các phương thức thanh toán hết sức đa dạng phụ3 thuộc vào sự thoả thuận giữa hai bên theo hợp đồng kinh tế đã ký kết bao gồm: tiền mặt, chuyển khoản, séc chuyển khoản, séc bảo chi, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu
Việc thanh toán có thể là thanh toán ngay hoặc là thanh toán chậm sau một khoảng thời gian nhất định sau khi người mua nhận được hàng (thời hạn thanh toán chậm tuỳ theo từng hợp đồng quy định và tuỳ thuộc mối quan hệ với khách hàng tối đa từ 30- 45 ngày Công ty luôn tạo mọi thuận lợi trong khâu thanh toán đồng thời không gây thiệt hại về kinh tế cho bản thân doanh nghiệp Để đảm bảo quản lý chặt chẽ các khoản phải thu và không bị chiếm dụng vốn, trong hợp đồng kinh tế bao giờ cũng phải quy định rõ thời hạn thanh toán Nếu quá thời hạn này công ty sẽ tính lãi suất theo lãi suất quá hạn ngân hàng trên tổng giá thanh toán Chính bởi lẽ đó mà trong những năm qua trong công ty không xảy ra tình trạng mất hoặc bị chiếm dụng vốn.Tuy nhiên việc bán chịu cũng chỉ được thực hiện với khách hàng có quan hệ lâu dài với công ty, không bán chịu cho khách tư nhân hoặc khách vãng lai trừ khi có thế chấp hoặc ngân hàng bảo lãnh.
Kế toán tiêu thụ tại công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc
2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là giá trị vốn thực tế của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp, giá thành sản phẩm xây lắp (đối với các doanh nghiệp xây lắp) đã bán trong kỳ Ngoài ra giá vốn hàng bán còn phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí xây dựng cơ bản dở dang vượt định mức, số trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Trị giá vốn hàng bán có thể được tính theo nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm hình thành và sự vận động của sản phẩm, hàng hóa trong từng doanh nghiệp và việc đăng ký phương pháp tính trị giá thực tế hàng xuất kho của Doanh nghiệp.
Với đặc thù kinh doanh nhiều loại hàng hóa nên Công ty cổ phần vải4 sợi may mặc miền Bắc đã sử dụng phương pháp tính giá hàng xuất bán theo phương pháp bình quân cả kỳ Là doanh nghiệp chuyên kinh doanh mua bán hàng hóa nên trị giá vốn hàng bán của Công ty còn bao gồm chi phí thu mua phân bổ cho hàng đã bán.
Trị giá vốn hàng xuất bán = Giá thực tế xuất kho + Chi phí phân bổ cho hàng đã bán
Tài khoản sử dụng: TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Hàng ngày, việc tiêu thụ hàng hóa được công ty ghi chép rất đầy đủ. Các chứng từ liên quan đến việc bán hàng cũng được tập hợp và lưu giữ rất cẩn thận để làm căn cứ ghi sổ kế toán.Tại Phòng kế toán, kế toán cũng mở sổ, thẻ kế toán chi tiết từng loại hàng hoá căn cứ trên chứng từ Cuối tháng kế toán sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu với kế toán các kho, cửa hàng để chốt số liệu cuối tháng và tiến hành lập Bảng tổng hợp xuất tồn hàng hóa toàn Công ty để làm căn cứ xác định giá vốn hàng xuất bán vào cuối kỳ Khi xuất kho, giá trị xuất kho được tính theo giá bình quân gia quyền Khi xuất kho tiến hành lập phiếu xuất kho, thủ kho ghi số lượng xuất, kế toán ghi đơn giá và tính thành tiền cho hàng hoá, vật tư xuất Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: 01 liên lưu, 01 liên giao cho khách hàng, 01 liên chuyển lên phòng kế toán Kế toán sẽ căn cứ vào Phiếu xuất kho này để viết HĐ GTGT cho khách hàng. Đơn vị: CÔNG TY CP VẢI SỢI MAY MẶC MIỀN BẮC Mẫu số: Địa chỉ: 79 – Lạc Trung – Hà Nội T heo QĐ số 15/2003-QĐ-BTC
Mã số thuế: n gày 20 tháng 03 năm 2006
Telefax: c5 ủa Bộ Tài Chính
Ngày 03 tháng 01 năm 2008 Số CT: PX 6739
Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Ngọc Nga Địa chỉ:
Xuất tại kho: Kho số 1
STT Tên vật tư, hàng hóa Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
Số tiền bằng chữ: Mười sáu triệu năm trăm nghìn đồng.
Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
Người nộp tiền (Ký, họ tên)
Người lập phiếu (Ký, họ tên)
Thủ quỹ(Ký, họ tên)
Công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc
Ngày Số CT Diễn giải TKĐƯ Số lượng Đơn giá Doanh thu Thành tiền Thuế Tổng tiền
02/01 013247 Công ty Đông Bắc – (Quần áo IEC) 1111 16 145.000 2.320.000 232.000 2.552.000
03/01 043541 Nguyễn Thị Ngọc Nga – (Áo sơ mi) 1121 75 200.000 15.000.000 1.500.000 16.500.000
05/01 043549 Hoàng Thị Mỹ – (Áo sơ mi) 1111 20 146.999 2.939.980 293.998 3.233.978
… … ………… …… xxx xxx xxx xxx xxx
09/01 054102 Trần Thị Bích Ngọc – (Áo sơ mi) 1121 100 210.000 21.000.000 2.100.000 23.100.000
… … ………… …… xxx xxx xxx xxx xxx
15/01 049406 Công ty Anh Thư – ( Áo sơ mi) 1121 600 165.910 99.545.000 9.954.500 109.499.500
16/01 049407 Nguyễn Thị Ngọc Nga – ( Áo sơ mi) 1121 90 200.000 18.000.000 1.800.000 19.800.000
17/01 049408 Nguyễn Thị Minh – ( Áo sơ mi) 1121 60 247.000 14.820.000 1.482.000 16.302.000
17/01 049409 XN An Bình – ( Áo sơ mi) 131 67 194.399 13.024.800 1.302.480 14.327.280
18/01 049411 Lê Hoàng Anh – ( Áo sơ mi) 131 25 194.856 4.871.400 487.100 5.358.500
18/01 049412 DN tư nhân Hiền Dung – (Áo sơ mi) 131 1950 247.770 483.130.100 48.315.300 531.468.400
… ….x ……… …… xxx xxx xxx xxx xxx
Trong tháng 1 năm 2008, tổng giá vốn của thành phẩm xuất kho là7 8.115.000.000đ, cuối tháng kế toán ghi sổ như sau:
Sau đó kế toán tiến hành định khoản kết chuyển giá vốn hàng bán vào tài khoản xác định kết quả tiêu thụ:
Công ty CP vải sợi may mặc miền Bắc
Tên tài khoản : Giá vốn hàng bán Đơn vị tính: 1.000đ
Nội dung chứng từ Tài khoản đối ứng
Số tiền Nợ Số tiền Có
Giá vốn hàng bán Sơ mi Giá vốn hàng bán áo jakét Giá vốn hàng bán quần thể thao
Giá vốn hàng bán quần áo IEC
Kết chuyển giá vốn hàng bán sơ mi
Kết chuyển giá vốn hàng bán áo jakét
Kết chuyển giá vốn hàng bán quần thể thao
Kết chuyển giá vốn hàng bán quần áo IEC
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên)
2.2.2 Kế toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm 9 a/ Hạch toán chi tiết doanh thu tiêu thụ thành phẩm.
Khi có sản phẩm hoàn thành theo đơn đặt hàng, công ty thông báo cho khách hàng (phiếu báo sản phẩm hoàn thành) đến nhận hàng Khi xuất hàng cho khách hàng, thủ kho tiến hàng viết phiếu xuất kho và lập thành 03 liên, 01 liên thủ kho giữ, 01 liên giao cho khách hàng, 01 liên chuyển lên phòng kế toán Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để viết Hóa đơn GTGT. Hóa đơn được lập thành 3 liên ( đặt giấy than viết 1 lần): Liên 1 lưu tại phòng kế toán, Liên 2 giao cho khách hàng, Liên 3 lưu hành nội bộ ( dùng để thanh toán). Đơn vị: Công ty CP vải sợi may mặc miền Bắc0 Mẫu số:
HÓA ĐƠN Ký hiệu: KH/2008B
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Số: 0013623
Liên 1: Lưu Ngày 03 tháng 01 năm 2008 Đơn vị bán hàng : Công ty CP vải sợi may mặc miền Bắc Địa chỉ : 79 - Lạc Trung – Hai Bà Trưng - TP.Hà Nội
Họ và tên người mua hàng : Nguyễn Thi Ngọc Nga Đơn vị : Công ty TNHH THT Địa chỉ : Bà Triệu – Hà Nội
SốTK: Hình thức thanh toán: CK
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
Thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.500.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 16.500.000
Bằng chữ: Mười sáu triệu năm trăm nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Đơn vị: Công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc Mẫu số:
0 1 0 1 2 4 5 8 3 7 Địa chỉ: 79 – Lạc Trung – Hà Nội T1 heo QĐ số 15/2003-QĐ-BTC
Mã số thuế: ngày 20 tháng 03 năm 2006 Telefax: của Bộ Tài Chính
Ngày 18 tháng 01 năm 2008 Số CT: PT 1712
TK có: 131 Người nộp tiền: DN tư nhân Hiền Dung Địa chỉ: Kiến An – Hải Phòng
Lý do: Thanh toán tiền hàng
Bằng chữ: Năm trăm ba mốt triệu bốn trăm sáu tám nghìn bốn trăm đồng
Kèm theo: chứng từ gốc.
Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
Người nộp tiền (Ký, họ tên)
Người lập phiếu (Ký, họ tên)
Thủ quỹ (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc Mẫu số: Địa chỉ: 79 – Lạc Trung – Hà Nội T2 heo QĐ số 15/2003-QĐ-BTC
Mã số thuế: ngày 20 tháng 03 năm 2006 Telefax: của Bộ Tài Chính
Họ tên người nộp tiền: Công ty Anh Thư Địa chỉ : Hoàng Mai – Hà Nội
Lý do nộp : Thanh toán tiền hàng
Bằng chữ: Một trăm linh chín triệu bốn trăm chín mươi chín nghìn năm trăm đồng chẵn.
Kèm theo…….chứng từ gốc.
Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
Người nộp tiền (Ký, họ tên)
Người lập phiếu (Ký, họ tên)
Thủ quỹ(Ký, họ tên)
Căn cứ vào các chứng từ, kế toán vào sổ chi tiết doanh thu Ví dụ sổ chi tiết 3 doanh thu tiêu thụ áo sơ mi:
Công ty CP vải sợi may mặc miền Bắc
Tên thành phẩm: Sơ mi
Từ ngày: 01/01/2008 đến ngày: 31/01/2008 Đơn vị: 1.000đ
Chứng từ Khách hàng TK ĐƯ
Nguyễn Thị Ngọc Nga Hoàng Thị Mỹ
Trần Thị Bích Ngọc Cty Anh Thư Nguyễn Thị Ngọc Nga Nguyễn Thị Minh
DN tư nhân Hiền Dung
Tổng doanh thu tiêu thụ áo sơ mi của công ty trong tháng 01 năm 2008 là 4.156.450.000đ Các thành phẩm khác được tiêu thụ trong tháng cũng làm tương tự b/ Hạch toán tổng hợp doanh thu tiêu thụ thành phẩm 4
Về nguyên tắc doanh thu tiêu thụ sản phẩm chỉ được phản ánh khi hàng hoá chuyển quyền sở hữu từ đơn vị bán sang đơn vị mua Do đó tại thời điểm xác định là bán hàng và ghi nhận doanh thu công ty có thể đã thu được tiền hoặc chưa thu được Vì vậy, để hạch toán doanh thu bán hàng kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- TK 131: Phải thu khách hàng
- TK 511: Doanh thu bán thành phẩm
- TK 1121: Tiền gửi ngân hàng
Khi có sản phẩm hoàn thành theo đơn đặt hàng, công ty thông báo cho khách hàng (phiếu báo sản phẩm hoàn thành) đến nhận hàng Khi khách hàng đến nhận hàng công ty viết hoá đơn GTGT cho khách hàng Tuỳ theo từng phương thức thanh toán, kế toán ghi vào các sổ kế toán liên quan cho phù hợp Khi giao hàng cho khách hàng kế toán ghi sổ theo định khoản:
* Trường hợp bán hàng thu tiền ngay (thu bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng ):
Khi đó sẽ lập hoá đơn GTGT sau đó làm một số thủ tục khác như kế toán trưởng ký tên, thủ quỹ lập phiếu thu và thu tiền.
Nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt thì căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, thủ quỹ sẽ lập phiếu thu Phiếu thu được lập thành 2 liên: Liên 1 Lưu tại quyển chứng từ của phòng kế toán, Liên 2 Thủ quỹ chuyển cho kế toán vốn bằng tiền (kiêm kế toán thanh toán) Sau đó khách hàng mang hóa đơn xuống kho nhận hàng, kế toán tiến hành ghi sổ Ví dụ phiếu thu tiền công ty Anh Thư ngày 15 tháng 01 năm 2008 Số tiền 109.499.500 Kế toán hạch toán như sau:
* Trường hợp chưa thu được tiền ngay hay khách hàng trả chậm: + Trường hợp khách hàng mua hàng với tổng số tiền hàng và số dư nợ còn lại nhỏ hơn mức nợ tối đa, nhân viên tiếp thị phụ trách khách hàng đó sẽ xác nhận số dư nợ đến ngày mua hàng, trưởng phòng ký duyệt sau đó lập hoá đơn GTGT.
+ Trường hợp khách hàng mua hàng với tổng số tiền hàng và số dư nợ còn lại lớn hơn mức dư nợ tối đa, nhân viên tiếp thị phụ trách khách hàng đó sẽ xác nhận số dư nợ đến ngày mua hàng và trình giám đốc Nếu giám đốc ký duyệt thì lập hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho.
Các thủ tục khác tương tự trường hợp thanh toán ngay Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho được lập thành 3 liên trong đó:
Liên 1: Màu tím, lưu tại quyển chứng từ
Liên 2: Màu đỏ, giao cho khách hàng
Liên 3: Màu xanh, lưu tại phòng kế toán ghi sổ.
Việc hạch toán doanh thu trong trường hợp khách hàng trả chậm là vô cùng quan trọng bởi nó chi phối rất lớn đến lượng vốn lưu động trong công ty cũng như các tỷ suất tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty.
Vì thế doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm đến vấn đề này đặc biệt là công tác hạch toán các khoản phải thu khách hàng phải rõ ràng, tránh những sai sót sảy ra Tại công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc đã rất chú trọng vấn đề này Việc hạch toán khoản phải thu khách hàng được tiến hành bao gồm hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết.
- Hạch toán chi tiết phải thu khách hàng
Trong vấn đề tiêu thụ thành phẩm việc theo dõi các khoản phải thu là hết sức quan trọng Có khách hàng thì công ty mới tiêu thụ được thành phẩm, tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng được ưu tiên mua chịu mà với công ty cổ phần cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc chỉ ưu tiên bán chịu6 với những khách hàng quen thuộc, không bán chịu cho khách tư nhân và khách vãng lai Bởi như đã nói ở trên nó sẽ dẫn đến vốn lưu động bị chiếm dụng, giảm số vòng quay của vốn lưu động, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc có nhiều khách hàng quan hệ thường xuyên do vậy việc theo dõi thanh toán do cả phòng kế toán và phòng kế hoạch tiêu thụ thực hiện.
Tại công ty, khi khách hàng mua hàng mà hoá đơn là trả chậm thì kế toán sẽ ghi cột tiền nợ của bảng chi tiết TK131.
- Hạch toán tổng hợp Phải thu khách hàng
Tổng doanh thu của Công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc tháng
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẢI SỢI MAY MẶC MIỀN BẮC
Nhận xét, đánh giá khái quát tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phầm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc
Qua thời gian tìm hiểu và khảo sát thực tế tại công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc, em rút ra một vài nhận xét về tình hình kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty.
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường và cơ chế này ngày càng thịnh hành và len lỏi, đối với các công ty đòi hỏi phải bắt nhịp với cơ chế mới và việc bắt nhịp này không phải là chuyện đơn giản bởi phải bắt nhịp như thế nào và bằng cách nào để không quá sớm và cũng không quá muộn mà vẫn mang lại hiệu quả cao nhất Công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc đã rất năng động trong việc chuyển đổi cơ chế, đã cố gắng trang bị máy móc thiết bị và sản xuất thêm sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay Sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường và được thị trưêng chấp nhận So với trước đây thì những năm gần đây chất lượng sản phẩm của công ty đã nâng lên rõ rệt, tổng giá trị sản xuất của toàn công ty đã tăng lên, đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện Kết quả đó có được là nhờ có bộ máy lãnh đạo năng động, nhiệt tình có bề dày kinh nghiệm Cùng với sự phát triển và lớn mạnh của công ty, công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện Kế toán đã phát huy được vai trò của mình trong quản lý kinh doanh của công ty, góp phần không nhỏ vào sự thành công của công ty, trong đó kế toán tiêu thụ thành4 phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm cũng dần được hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin cho các nhà quản lý Các ưu điểm cụ thể của kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty nói riêng được thể hiện trên những mặt sau đây: a/ Về tổ chức bộ máy kế toán
Công ty có đội ngũ kế toán đầy năng lực và kinh nghiệm làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, bộ máy kế toán được tổ chức sắp xếp phù hợp với yêu cầu và khả năng trình độ của từng người Mỗi nhân viên trong phòng kế toán công ty được phân công một mảng công việc nhất định trong chuỗi mắt xích công việc chung Chính sự phân công đó trong công tác kế toán đã tạo ra sự chuyên môn hóa trong công tác kế toán, tránh chồng chéo công việc, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác kế toán, giúp cho mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được giải quyết nhanh chóng, rõ ràng theo sự phân công công việc đã có sẵn.
Ngoài ra bộ máy kế toán của công ty còn được tổ chức theo hình thức tập trung tạo điều kiện cho kế toán trưởng kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ tập trung thống nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán Đồng thời tạo ra sự chuyên môn hóa công việc đối với các nhân viên kế toán cũng như việc trang bị các phương tiện kỹ thuật, tính toán, xử lý thông tin. b/ Về chứng từ, sổ sách:
Hầu hết hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán đều tuân thủ chế độ kế toán hiện hành Phần lớn hệ thống sổ sách ở công ty khá đầy đủ, tỉ mỉ, việc ghi chép và mở sổ sách theo quy định do vậy công việc phần hành kế toán được thực hiện khá trôi chảy Cùng với việc hạch toán trên các sổ tổng hợp, công ty còn mở các sổ chi tiết, các bảng kê để theo dõi chi tiết từng loại thành phẩm, chi phí, doanh thu Việc lập và luân chuyển các chứng từ đều được kế toán thực hiện rất nghiêm ngặt theo chế độ quy định đảm bảo5 tính khách quan và tuân thủ các chứng từ.
Ngoài ra trên các trang sổ như sổ cái hay sổ chi tiết các tài khoản, phần tài khoản đối ứng công ty đều ghi rõ tài khoản đối ứng nợ và tài khoản đối ứng có từ đó giúp cho việc theo dõi được dễ dàng.
Chứng từ được luân chuyển và có kết cấu một cách hợp lý phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hệ thống chứng từ được lập và luân chuyển một cách khoa học, ngăn nắp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kím, lưu trữ, bảo quản và việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kịp thời đầy đủ và chính xác. c/ Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm.
Việc hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ luôn được ghi chép đầy đủ đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan không bị bỏ sót hay ghi chép sai Việc hạch toán thành phẩm được chi tiết theo từng loại giúp thuận lợi trong việc theo dõi những biến động của thành phẩm từ đó quản lý được tốt hơn Giá vốn hàng bán được xác định riêng cho từng loại thành phẩm, xác định theo từng tháng giúp cho việc hạch toán được rõ ràng Hạch toán doanh thu và chi phí được thực hiện rõ ràng, cuối kỳ kết chuyển để xác định kết quả tiêu thụ Đặc biệt trong công tác hạch toán chi phí, công ty đã mở các sổ chi tiết chi phí rõ ràng để theo dõi từng loại chi phí Đối với chi phí bán hàng, công ty chi tiết ra thành chi phí liên quan đến tiền lương, bảo hiểm xã hội riêng và các chi phí bằng tiền khác riêng; với chi phí quản lý doanh nghiệp công ty chi tiết ra thành chi phí về lương nhân viên quản lý, chi phí về đồ dùng văn phòng, chi phí về khấu hao TSCĐ Điều này là rất hợp lý khi trong tháng công ty phát sinh nhiều các nghiệp vụ liên quan đến chi phí từ đó thuận lợi khi đối chiếu, cũng như theo dõi sự biến động của từng loại chi phí, giúp cho việc quản lý được chặt chẽ hơn.
Nhìn chung, với những ưu điểm đã đạt được trong thời gian qua đã6 phản ánh một cách trung thực nhất sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty nói chung và phòng kế toán nói riêng Công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của quản lý và hạch toán.
Những thành tựu trong hạch toán kế toán đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công của công ty song bên cạnh những thành tựu vẫn còn những vướng mắc, những tồn tại mà các nhà quản lý nói chung và các cán bộ kế toán nói riêng cần phải quan tâm để có biện pháp xử lý kịp thời, nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác kế toán cũng như hiệu quả của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc Những hạn chế đó được bộc lộ ở những điểm sau: a/ Về chứng từ, sổ sách
Sử dụng hình thức nhật ký chứng từ khá phức tạp về kết cấu, quy mô sổ lớn về lượng và loại, đa dạng kết cấu giữa các đối tượng trên loại sổ Nhật ký chính và phụ nên khó vận dụng phương tiện máy tính vào xử lý số liệu kế toán và đòi hỏi trình độ kế toán cao.
Mặc dù hầu hết các sổ sách chứng từ của Công ty đều tuân theo chế độ kế toán hiện hành song riêng sổ chi tiết TK131 lại khác Thông thường mỗi một sổ chi tiết chỉ mở riêng cho một đối tượng còn sổ cái là mở chung nhưng ở đây sổ chi tiết TK131 lại theo dõi chung cho tất cả các đối tượng, không tuân thủ chế độ kế toán hiện hành dẫn đến tình trạng khó theo dõi các đối tượng công nợ, khó tổng hợp, dễ xảy ra tình trạng nhầm lẫn hoặc bỏ sót. b/ Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm.
- Về hạch toán các khoản phải thu7 Đây là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản lưu động của công ty Đó là một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của công ty bởi nó ảnh hưởng đến vòng quay của vốn, đến các tỷ suất tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty Khi hạch toán chi tiết các khoản phải thu của khách hàng công ty nên hạch toán và ghi sổ chi tiết rõ ràng, theo dõi cho từng đối tượng công nợ, ngày chứng từ phát sinh trên TK131 cho từng đối tượng.
- Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Ở công ty có rất nhiều hình thức tiêu thụ sản phẩm nhưng hầu như đều bán theo đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua bán hàng hoá Hơn nữa, do đặc điểm của sản phẩm là quần áo thời trang nên có những tháng công ty có hợp đồng nhiều và ngược lại có những tháng ít dẫn đến doanh thu giữa các tháng khác nhau, có tháng nhiều và có tháng ít Do đó, nếu tháng nào công ty cũng kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản xác định kết quả trong tháng sẽ không phản ánh chính xác được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bởi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh hàng tháng ở công ty là rất lớn Hơn nữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại không chi tiết cho từng loại sản phẩm nên rất khó theo dõi và như vậy sổ chi tiết chi phí và sổ cái hai loại chi phí đó giống nhau Công ty cần có một giải pháp phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho hợp lý sao cho phản ánh đúng nhất hiệu quả kinh doanh của toàn công ty.
Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc
Tiêu thụ thành phẩm và xác định tiêu thụ thành phẩm và 1 công việc hết sức quan trọng Nó cho nhà quản lý thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó đưa ra được những quyết định8 đúng đắn nhằm tăng lợi nhuận cho công ty.
Giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc
- Với TK131, Công ty nên mở sổ chi tiết theo dõi cho từng khách hàng chứ không nên theo dõi chung trên cùng mét sổ chi tiết như vậy vừa không đúng chế đé kế toán hiện hành, vừa khó theo dõi và khó quản lý công nợ của từng khách hàng Mẫu sổ chi tiết TK131 như sau:
Công ty CP vải sợi may mặc miền Bắc
SỔ CHI TIẾT TK131 Đối tượng:
Thời hạn được chiết khấu
Số phát sinh Số dư
SH NT Nợ Có Nợ Có
1.Số dư đầu kỳ 2.Số phát sinh trong kỳ
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ở Công ty phát sinh không đều giữa các tháng Bởi vậy nếu sau khi xác định được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà kế toán kết chuyển toàn bộ sang TK911 thì sẽ không phản ánh chính xác được kết quả tiêu thụ thành phẩm Do đó công ty cần phải có tiêu thức phân bổ hợp lý để phản ánh9 chính xác kết quả hoạt động tiêu thụ thành phẩm của mình Nghĩa là tính xem tỷ lệ một đồng doanh thu thì phải chi ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Tỷ lệ này muốn xác định được thì phải căn cứ vào tổng doanh thu và tổng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của năm trước.
Tổng chi phí bán hàng năm 2007: 5.866.100.193 ( B )
Tổng chí phí quản lý doanh nghiệp: 2.181.642.941( C )
+) Tỷ lệ chi phí bán hàng / Doanh thu cả năm = B / A x 100
+) Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp / Doanh thu cả năm = C / A x 100
Với tỷ lệ phân bổ như trên, hàng tháng căn cứ vào doanh thu của công ty, kế toán tiến hành phân bổ chi phí bán hàng (CPBH) và chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) trong tháng vào TK911 theo công thức:
1 CPBH phân bổ vào TK 911 = Tỷ lệ CPBH x Doanh thu trong tháng
2 CPQLDN phân bổ vào TK 911 = Tỷ lệ CPQLDN x Doanh thu trong tháng ( Số liệu dựa vào báo cáo tài chính tóm tắt của công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc năm 2007).
Sau đó kế toán so sánh giữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã phân bổ vào TK 911 với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh Lúc này sẽ xẩy ra hai trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu CPBH và CPQLDN phân bổ vào TK911 nhỏ hơn CPBH và CPQLDN thực tế phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 911 : Chi phí bán hàng phân bổ
Nợ TK 1422 : Phần chênh lệch 0
Có TK 641, 642: CPBH, CPQLDN thực tế phát sinh.
Trường hợp 2: Nếu CPBH và CPQLDN phân bổ vào TK911 lớn hơn CPBH và CPQLDN thực tế phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 911 : Chi phí bán hàng phân bổ
Có TK 1422 : Phần chênh lệch
Có TK 641, 642 : CPBH, CPQLDN thực tế phát sinh.
Trong tháng 1 năm 2008, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh như sau:
Như vậy chi phí bán hàng kết chuyển sang TK 911 là : 595.516.500 ; số còn lại (595.516.500 - 574.738.554) = 20.777.946đ hạch toán vào bên
Có TK 1422 để tiếp tục phân bổ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp = 10.093.500.000 x 2,2% 222.057.000đ; số còn lại ( 222.057.000 – 206.873.200) = 15.183.800đ hạch toán vào bên Có TK 1422 đê tiếp tục phân bổ.
Theo đó, kết quả kinh doanh tháng 1 năm 2008 được tính lại như sau: 10.093.500.000 – ( 8.115.000.000 + 595.516.500 + 222.057.000)
Chênh lệch so với cách tính bình thường là:
Vậy nếu thực hiện theo tiêu thức phân bổ thì lợi nhuận của công ty trong tháng 1 năm 2008 sẽ là 1.160.926.500đ
- Công ty nên lập báo cáo và xác định kết quả tiêu thụ riêng cho từng loại sản phẩm Việc xác định được kết quả tiêu thụ cho từng loại sản phẩm sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về kết quả đạt được của từng loại sản phẩm để từ đó đề xuất ra các chiến lược kinh doanh mới đem lại hiệu quả cao nhất Vì vậy Công ty nên tiến hành xác định kết1 quả tiêu thụ theo từng sản phẩm Muốn vậy công ty cần phải phân bổ được chi phí bán hàng( CPBH) và chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) được cho từng loại sản phẩm trên cơ sở tỷ lệ giá vốn hàng bán (GVHB) của từng loại sản phẩm
1 Tỷ lệ GVHB của từng loại sản phẩm = GVHB của từng loại sản phẩm Tổng GVHB trong tháng
2 CPBH p/bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng CPBH trong tháng x Tỷ lệ
GVHB của từng loại sản phẩm
3 CPQLDN p/bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng CPQLDN trong tháng x Tỷ lệ GVHB của từng loại sản phẩm
Có thể nói rằng, trong nền kinh tế thị trường hiện nay thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp một mặt phải tự trang trải được các chi phí, mặt khác phải thu được lợi nhuận, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được trên cơ sở quản lý chặt chẽ các loại tài sản, vật tư, chi phí, quản lý chặt chẽ quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp.
Theo đó, chất lượng thông tin kế toán thông qua hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá quay vòng nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và trở thành mục tiêu kinh doanh mà các doanh nghiệp đều muốn đạt được Vì vậy việc hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu với không chỉ bộ phận kế toán mà còn với cả toàn doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc được sự giúp đỡ của các cán bộ phòng kế toán, các cô chú trong công ty cùng với sự hướng dẫn của Cô giáo – Thạc sĩ Lê Kim Ngọc em đã đi sâu tìm hiểu kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Trên cơ sở các chế độ kế toán hiện hành kết hợp với thực tế tại công ty em đã đề xuất một số biện pháp với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít
K T LU NẾ Ậ cũng như thời gian thực tập chưa nhiều nên chuyên đề của em không thể3 tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô cũng như các cán bộ phòng kế toán trong công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Cô giáo – Thạc sĩ Lê Kim Ngọc cùng các cán bộ phòng kế toán của Công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2009
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ~~~*~~~
1 Phương án cổ phần hóa công ty vải sợi may mặc miền Bắc.
2 Qui định nhiệm vụ của các phòng, đơn vị trực thuộc công ty.
3 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần.
4 Báo cáo tài chính của công ty các năm 2006, 2007, 2008.
5 PGS.TS Nguyễn Thị Đông Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
6 PGS.TS Nguyễn Thị Đông Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán
Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.
7 PGS.TS Nguyễn Văn Công Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính.
Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN5
Hà Nội, ngày…… tháng…….năm 2009
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẢI SỢI MAY MẶC MIỀN BẮC 3
1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc 3
1.2.Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc 4
1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc 5
1.4.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc 9
1.4.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc 9
1.4.2.Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc 12
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẢI SỢI MAY MẶC MIỀN BẮC 18
2.1 Những vấn đề chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc 18
2.1.1 Đặc điểm hàng hóa tiêu thụ 18
2.1.2 Các phương thức tiêu thụ 19
2.1.3 Giá cả và các hình thức thanh toán 21
2.2 Kế toán tiêu thụ tại công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc 22
2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 22
2.2.2 Kế toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm 28