1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư vĩnh phú

76 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Kế Toán Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Vĩnh Phú
Tác giả Hoàng Thị Xuân
Người hướng dẫn Thầy Giáo Trần Chiến
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 188,52 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN Về CôNG TY CÔ PHầN đầU T VĩNH PHU (3)
    • 1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ (3)
      • 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (3)
      • 1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh (4)
    • 1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ (12)
      • 1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán (12)
      • 1.2.2. Hình thức ghi sổ kế toán (14)
      • 1.2.3. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phú. .17 CHƯƠNG II: CƠ S Ở LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TI ÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH (17)
      • 2.1.1. Đặc điểm, phân loại thành phẩm và công tác quản lý thành phẩm của công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phú (21)
      • 2.1.2. Đặc điểm hoạt động tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh (23)
    • 2.2. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ (29)
      • 2.2.1. Kế toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm (29)
      • 2.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán (39)
      • 2.2.4. Kế toán thuế GTGT (41)
    • 2.3. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH (49)
      • 2.3.1. Kế toán chi phí bán hàng (49)
      • 2.3.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (51)
      • 2.3.3. Kế toán chi phí tài chính và doanh thu tài chính (53)
      • 2.3.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (53)
  • CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY C Ổ PH ẦN ĐẦU TƯ VĨ NH PHÚ (21)
    • 3.1. Nhận xét chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh (58)
    • 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phú (62)
  • KẾT LUẬN (66)

Nội dung

TÔNG QUAN Về CôNG TY CÔ PHầN đầU T VĩNH PHU

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ

cổ phần đầu t vĩnh phú

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 18/11/1963 , Bộ trưởng Bộ công nghiệp ra quyết định thành lập Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phú với năng lực ban đầu có :

+ Máy móc thiết bị : 22 (cái)

+ Tổng số cán bộ công nhân viên : 125 (người)

Công nghệ chủ yếu là dập nóng, dập nguội và cắt gọt cơ khí.

Nhiệm vụ: tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản phẩm theo kế hoạch của nhà nước.

Kể từ khi thành lập đến năm 1986, Công ty luôn tổ chức sản xuất tốt, hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao cho, đời sống cán bộ công nhân viên ổn định.

Thực hiện quyết định số 217-HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ, về việc xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh Các doanh nghiệp Nhà nước từng bước chuyển dần sang cơ chế thị trường hạch toán kinh doanh, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước Giai đoạn này Công ty gặp nhiều khó khăn, số lượng cán bộ công nhân viên là 1.200 người, việc làm và đời sống gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ và Ban giám đốc, Công ty đã chủ động nắm bắt thị trường, cải tiến tổ chức sản xuất do đó đã duy trì sản xuất ổn định và phát triển.

Thực hiện Nghị định số 388 – HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ, ban hành quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nặng ra quyết định thành lập lại Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phú. Điạ chỉ: SN:1A - Ngõ 58/3/16 - Đường Trần Bình - Phường Mai Dịch - Quận Cầu Giấy - Hà Nội

Vốn kinh doanh: 1521 triệu đồng.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh: sản xuất và kinh doanh chi tiết cơ khí bulông, đai ốc, vít, vòng đệm theo tiêu chuẩn và những sản phẩm phục vụ lắp ráp ôtô, xe máy, xe đạp

Số lượng công nhân viên: 576 người (trong đó trình độ Đại học là 53 người, Cao đẳng và trung cấp là 52 người).

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ Địa chỉ : Số nhà 1A ngõ 58/3/16 đường trần bình ph ường mai dịch quận cầu giấy Hà Nội Điện thoại : 046.265.3235 Fax : 0241 832467

Giám đốc Công Ty : Vũ Thị Thuỳ Dung

Số tài khoản tại Ngân hàng NN&PTNN Cầu Giấy - Hà Nội : 421101-000 304 Được sự chỉ đạo đúng đắn của Nhà nước cùng với sự năng động của đội ngũ lãnh đạo, Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phú đang từng bước cải tiến hoạt động quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh để nhanh chóng nắm bắt được những cơ hội mới trong nền kinh tế mở cửa đầy biến động Cụ thể trong năm 2008 này, công ty sẽ tiến hành cổ phần hoá để huy động và sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn vốn của nhà nước và các nguồn vốn khác để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh ,thuộc Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí thuộc Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp của Bộ Công nghiệp, Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phú có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam Việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu dựa vào các đơn đặt hàng lớn vì sản phẩm của công ty là sản phẩm phụ để phục vụ cho ngành công nghiệp nên khách hàng của công ty là các tổ chức sử dụng sản phẩm phụ Hiện nay, công ty chủ yếu sản xuất các loại bu lông, đai ốc phục vụ cho đường điện chiếm tới 70% số lượng sản phẩm công ty có thế mạnh ở sản phẩm bu lông đặc biệt vì các đối thủ cạnh tranh chưa có.

Do đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty sản xuất các sản phẩm phụ đai ốc, bu lông các loại và thường là sản xuất theo đơn đặt hàng và theo yêu cầu kế hoạch nên nguyên nhiên vật liệu chủ yếu là các loại thép, sắt, than củi, dầu diezen với số lượng lớn vì vậy giá trị tài sản ngắn hạn của công ty lớn hơn rất nhiều tổng tài sản dài hạn Và công ty cũng phải đi vay để mua nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất theo các đơn hàng nên nợ phải trả của công ty cũng lớn hơn rất nhiều vốn chủ sở hữu mà chủ yếu là công ty đi vay của Ngân hàng đầu tư và phát triển khu vực Cầu Giấy, vay nội bộ và vay của Bộ khoa học và công nghệ, do vậy mà chi phí lãi vay công ty phải trả là rất lớn Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2008 và 2009.

Biểu 1.1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Giá vốn hàng bán Triệu đồng 24.802 31.912 7.110 28,66

Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 535 698 163 30,5

Số lượng lao động Người 358 302 -56 -15,64

(Nguồn : Phòng Tài chính Kế toán)

Qua biểu trên, chúng ta có thể thấy doanh thu của công ty năm 2009 tăng25,19% so với năm 2008, tương ứng là lợi nhuận năm 2009 tăng 30,5% so với năm 2006 Tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu Số lượng lao động năm 2009 giảm đi so với năm 2008 do tinh giản biên chế và thu nhập bình quân 1 lao động 1 tháng tăng 37,43% cho thấy hiệu quả của công tác tổ chức quản lý, phân công lao động góp phần tăng doanh thu,giảm chi phí Điều đó chứng tỏ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây có hiệu quả bổ sung vào vốn chủ sở hữu, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty.

Biểu 1.2 MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

Sản phẩm Loại Cấp bền

Bu lông đặc biệt M12→M30 6.6→10.9 Đai ốc tinh M12→M30 5.8→9.8

(Nguồn: Phòng sản xuất kinh doanh)

1.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng Căn cứ vào các chức năng quản lý hành chính, dựa vào đặc điểm công nghệ, máy móc, thiết bị, đặc điểm lao động, tính chất của các công việc, bộ máy của công ty gồm có :

+ Ban giám đốc ( 1 giám đốc, 2 phó giám đốc)

(Trước đây, công ty có 6 phân xưởng và tổ chức riêng 1 ban kho để quản lý vật tư và thành phẩm, công cụ dụng cụ Do yêu cầu thu gọn bộ máy, nên đã có sự sáp nhập giữa các phân xưởng lại và cuối cùng còn 4 phân xưởng, ban kho trở thành một bộ phận của phòng sản xuất kinh doanh)

- Giám đốc công ty là người đứng đầu công ty, có quyền điều hành cao nhất, là đại diện pháp nhân của công ty Phó Giám đốc, các phòng ban chức năng là người giúp việc cho Giám đốc Tất cả các phòng ban, phân xưởng đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc.

- Phó giám đốc là người giúp Giám đốc giám sát và điều hành sản xuất kỹ thuật, tài chính của công ty.

- Phòng tổ chức – hành chính là đơn vị trực thuộc công ty, có chức năng tham mưu cho Giám đốc về các lĩnh vực: tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, hành chính quản trị, đào tạo, phục vụ, thực hiện chế độ chính sách và chăm sóc sức khoẻ người lao động, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty.

- Phòng kỹ thuật là đơn vị trực thuộc công ty, có chức năng tham mưu cho Giám đốc về tổ chức quản lý các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, công nghệ và môi trường của công ty theo các quy định của Nhà nước, bao gồm: công tác thiết kế và kỹ thuật công nghệ, môi trường và năng lượng Phòng kỹ thuật chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc kỹ thuật - sản xuất.

- Phòng sản xuất kinh doanh là một đơn vị trực thuộc công ty có chức năng tham mưu cho Giám đốc trên các lĩnh vực: sản xuất và kinh doanh, nghiên cứu thị trường, ký các hợp đồng sản xuất, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả; tiếp nhận quản lý bảo quản các loại nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm trong các kho vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm và thực hiện nhập xuất theo đúng quy định Phòng sản xuất kinh doanh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc kinh tế.

- Phòng Tài chính kế toán là đơn vị trực thuộc công ty, có chức năng tham mưu cho Giám đốc quản lý và tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán, hạch toán thống kê và phòng Tài chính kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty.

ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ

PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ

1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung công ty chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán.

Sơ đồ 1.3: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁNCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU

- Bộ máy kế toán gồm có tất cả 9 người trong đó có 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp và 6 kế toán viên có chức năng riêng.

- Kế toán trưởng là người giúp Giám đốc giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế toán, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về các thông tin kế toán hiện đang áp dụng tại công ty Kế toán trưởng có chức năng tổ chức mọi hoạt động kế toán của công ty thuộc phạm vi và quyền hạn của mình, thu thập mọi thông tin liên quan đến các tài liệu công tác kế toán để lập các Báo cáo kế toán hàng quý, hàng năm.

- Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ giúp việc, cố vấn cho kế toán trưởng chỉ đạo việc hạch toán và tổng hợp số liệu kế toán từ các phần hành kế toán chi tiết vào Sổ cái, lập các Báo cáo tài chính.

- Kế toán hàng tồn kho (nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm) đánh giá phân loại NVL, CCDC theo tính chất của từng loại, theo dõi tình hình nhập xuất NVL, CCDC, thành phẩm và giá trị thực tế của những lô hàng.

- Kế toán TSCĐ và nguồn vốn theo dõi tình hình biến động tăng hoặc giảm TSCĐ của công ty và nguồn vốn, cách vào sổ sách kế toán, theo dõi tài sản về mặt giá trị và hiện vật, thông qua việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hay chưa.

- Kế toán thanh toán và tiền lương có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quả lao động của cán bộ nhân viên, tính đúng đủ, kịp thời tiền lương, các khoản trích theo lương, khấu trừ lương cho cán bộ công nhân viên, quản lý chặt chẽ việc sử dụng và chi tiêu quỹ lương, phản ánh các khoản phải thu, phải trả của công ty.

- Kế toán ngân hàng kiêm thủ quỹ phản ánh đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hình tăng giảm toàn bộ các loại vốn bằng tiền như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Kế toán ngân hàng kiêm thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý số tiền có trong quỹ két của công ty, phản ánh số hiện còn và tình hình tăng giảm của tiền mặt tại quỹ thông qua kiểm kê thường xuyên số tiền quỹ thực tế tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ kế toán.

- Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tập hợp và xác định đúng chi phí sản xuất, theo dõi chi tiết theo từng chi phí, đồng thời phản ánh giá trị thành phẩm nhập kho, xuất kho, sản phẩm tồn kho.

- Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời và giám sát chặt chẽ tình hình bán hàng, doanh thu, giá vốn cũng như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Cuối kỳ, nhân viên kế toán phụ trách phần hành này tiến hành kết chuyển doanh thu, chi phí trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.

- Kế toán thuế và bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ tính toán, theo dõi các khoản bảo hiểm phải trích, phải thu, phải nộp và các khoản lương của cán bộ công nhân viên được hưởng theo chế độ bảo hiểm xã hội quy định; kê khai thuế GTGT đầu ra, đầu vào, tính toán và lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng và các công việc liên quan tới thuế GTGT theo quy định của luật thuế GTGT. Mặc dù có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các kế toán viên trong bộ phận kế toán, nhưng với quy mô doanh nghiệp không lớn như công ty, một bộ máy kế toán cồng kềnh gồm 9 người là không thích hợp Thêm vào đó, phân công công việc giữa các nhân viên chưa đều ví dụ như kế toán TSCĐ và nguồn vốn Do tính chất của TSCĐ và nguồn vốn không biến động nhiều, ít nghiệp vụ phát sinh nên công việc của kế toán TSCĐ và nguồn vốn ít hơn so với các kế toán viên khác Sắp tới, công ty sẽ tiến hành cổ phần hoá và theo như kế hoạch phòng tài chính kế toán sẽ gồm có 5 kế toán Bộ máy kế toán gồm 5 người sẽ thu gọn hơn và khi đã phân công, công việc giữa các kế toán viên sẽ hợp lý hơn.

1.2.2 Hình thức ghi sổ kế toán

Trước đây, hình thức ghi sổ kế toán mà công ty áp dụng là Nhật ký - chứng từ, sau đó chuyển sang sử dụng hình thức Nhật ký chung Hình thức Nhật ký chung thích hợp hơn đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ như Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phú và thực tế đã phát huy được hiệu quả của nó.

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết, ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt (Sổ

Nhật ký bán hàng) Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên Sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp, định kỳ (3,5,10 ngày) kế toán lấy số liệu trên Sổ Nhật ký đặc biệt để ghi vào Sổ cái liên quan.Đồng thời với việc ghi Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt các nghiệp vụ phát sinh cũng được ghi vào các Sổ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối quý, cuối năm, kế toán tiến hành cộng số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập cácBáo cáo tài chính

Sổ nhật ký chung Sổ ,thẻ kế toán chi tiết

Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Sổ nhật ký đặc biệt

Sơ đồ 1.4 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ

CHUNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ

Ghi chú : Quan hệ đối chiếu

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

1.2.3 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phú

Chế độ tài chính kế toán của công ty được áp dụng theo chế độ và quy định hiện hành Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 dương lịch và chấm dứt vào hết ngày 31 tháng 12 cùng năm, kỳ kế toán áp dụng tại công ty là theo quý Đơn vị tiền tệ sử dụng để hạch toán tại công ty thống nhất là đồng Việt Nam.Công ty không phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ.

KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ

2.2.1 Kế toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm

Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế suất là 5%, toàn bộ doanh thu bán hàng là doanh thu không có thuế GTGT.

Tài khoản được sử dụng trong kế toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm tại công ty là:

TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tài khoản này được chi tiết ra:

+ TK 5111: Doanh thu bán vật tư, hàng hoá.

+ TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm.

Tài khoản 511 được chi tiết ra 2 tài khoản như vậy bởi vì, bên cạnh việc bán sản phẩm sản xuất ra là chủ yếu thì công ty còn bán thép các loại và xỉ kẽm.

Công ty không sử dụng các TK 521, TK531, TK 532 để phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu.

2.2.1.2 Chứng từ sử dụng Đối với phương thức bán hàng thu tiền ngay, chứng từ sử dụng là Hoá đơn GTGT, Phiếu xuất kho, Phiếu thu tiền mặt, Giấy báo có của ngân hàng. Khách hàng đến mua hàng phải có đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế và đến phòng sản xuất kinh doanh của công ty làm thủ tục ban đầu cho việc mua bán. Phòng sản xuất kinh doanh căn cứ vào yêu cầu của khách hàng và tiến hành xuất kho thành phẩm để viết Hoá đơn GTGT và Phiếu xuất kho cho khách hàng Trên Hoá đơn GTGT ghi rõ: tên, địa chỉ, mã số thuế của công ty (nếu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng thì ghi thêm số tài khoản ngân hàng), đơn vị tính, số lượng, đơn giá của thành phẩm bán ra, ký vào hoá đơn và chuyển cho giám đốc ký duyệt Khách hàng cầm Hoá đơn GTGT và Phiếu xuất kho đã có chữ ký hợp lệ đến phòng kế toán để nộp tiền, kế toán thanh toán sẽ tiến hành lập Phiếu thu, Phiếu thu lập thành 3 liên (đặt giấy than viết một lần): liên

1 lưu tại quyển, liên 2 chuyển cho người nộp tiền, liên 3 dùng để luân chuyển chứng từ và ghi sổ Thủ quỹ tiến hành thu tiền và ký vào Phiếu thu, đóng dấu đã thu tiền Sau đó người mua hàng cầm Hoá đơn GTGT, Phiếu xuất kho và Phiếu thu (liên 2) xuống kho để nhận hàng Thủ kho căn cứ vào Phiếu xuất kho và Hóa đơn GTGT đã hoàn thành thủ tục nộp tiền tiến hành xuất hàng. Hoá đơn GTGT liên 2 được giao cho khách hàng, thủ kho căn cứ vào Phiếu xuất kho tiến hành ghi thẻ kho cho từng loại thành phẩm xuất kho và chuyển Hoá đơn GTGT (liên xanh) và Phiếu xuất kho (liên 2) lên phòng kế toán để kế toán tính và ghi sổ các chỉ tiêu giá vốn hàng bán và doanh thu tiêu thụ.

Hàng ngày, kế toán tiêu thụ khi nhận được Hoá đơn GTGT tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính, máy sẽ tự động vào Sổ Nhật ký bán hàng và Sổ chi tiết bán hàng.

Ví dụ: Ngày 03 tháng 12 năm 2009, kế toán nhận được Hoá đơn số

0020409 và nhập dữ liệu vào máy tính Máy sẽ xử lý dữ liệu và tự động vào

Sổ Nhật ký bán hàng, Sổ chi tiết bán hàng và sau đó vào Sổ cái tài khoản doanh thu

Biểu 2.4 Mẫu hoá đơn GTGT

HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01GTKT-3LL

GIÁ TRỊ GIA TĂNG LR/2007B

Liên 1: Lưu Số: 0020409 Ngày 03 tháng 12 năm 2009 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ Địa chỉ : Số nhà 1A Ngõ 58/3/16 Đường Trần Bình - Phường Mai Dịch -

Quận Cầu Giấy - Hà Nội

Số tài khoản : 421101-000 304 tại Ngân hàng NN&PTNT Cầu Giấy – HNội Điện thoại : 046.265.3235 MST: 0100100671- 005

Họ tên người mua hàng : Trịnh Tuấn Sơn Đơn vị : Công ty Cổ phần MEINFA Địa chỉ : Sông Công – Thái Nguyên

Số tài khoản : 102010000442248 tại Ngân hàng Công thương Sông Công –

Thái Nguyên Hình thức thanh toán: MST: 4600283621

T Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá

Thành tiền ( VND) Ghi chú

Tổng giá trị thanh toán 27.187.650 VND

Số tiền (bằng chữ): Hai mươi bẩy triệu, một trăm tám mươi bẩy ngàn, sáu trăm năm mươi đồng chẵn.

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Biểu 2.5 Sổ nhật ký bán hàng

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ

SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG

Diễn giải Ghi nợ TK

Ghi có các tài khoản

Số hiệu ngày TK 5111 TK5112 TK 3331

0020408 01/12 Cty TNHH TM Đăng Khoa mua đai ốc 5.636.400 5.368.000 268.400

0020409 03/12 Cty CP MEINFA mua BL, đai ốc, vòng đệm 27.187.650 25.893.000 1.294.650

0020410 03/12 Cty CP xây lắp điện 1 mua bộ 5 chi tiết nhúng kẽm 11.754.113 11.194.394 559.719

0020411 03/12 Cty cổ phần xây lắp điện 1 mua BL 11.750.424 11.190.880 559.544

0020412 03/12 Cty CP xây dựng Thành Đông 12.312.300 11.726.000 586.300

0020414 03/12 Nhà máy cơ khí Yên Viên mua thép 71.487.465 68.083.300 3.404.165

0020415 03/12 Truyền tải điện Thanh Hoá mua BL 1.109.451 1.056.620 52.831

0020416 04/12 Anh Nguyễn Văn Hùng mua BL mộc 811.793 773.136 38.657

0020417 04/12 Nhà máy thiết bị điện Đông Anh mua BL 11.832.969 11.369.494 563.475

0020418 05/12 Cty TNHH TM Đăng Khoa mua BL 61.285.686 58.367.320 2.918.366

0020419 05/12 Ông Nguyễn Văn Đức mua BL 332.756 316.910 15.846

0020415 Truyền tải điện Thanh Hoá mua BL cấp bền 6.6M24x90 (66M24X90) 131 92 11.485 1.056.620 52.831 1.109.451

0020416 Anh Nguyễn Văn Hùng mua BL cấp bền 8.8M22x70 (88M22X70) 131 72 10.738 773.136 38.657 811.793

0020417 Nhà máy thiết bị điện Đông Anh mua

0020418 Cty TNHH TM Đăng Khoa mua BL cấp bền 5.6M24x100 (56M24X100) 131 4.868 11.990 58.367.320 2.918.366 61.285.686

0020419 Ông Nguyễn Văn Đức mua BL cấp bền

0020426 Cty CP XD số 2 Vinaconex mua BL cấp bền 5.6M16x65 (56M16X65) 131 500 3.680 1.840.000 92.000 1.932.000

Biểu 2.7 Sổ cái tài khoản 511

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ

Tài khoản: 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Diễn giải TK đối ứng

8 Cty TNHH TM Đăng Khoa mua đai ốc 131 5.368.000

9 Cty CP MEINFA mua BL, đai ốc, vòng đệm 131 25.893.000

Nhà máy cơ khí Yên Viên mua thép

Xí nghiệp vật tư cơ khí Việt Anh mua thép

3 Cty TNHH SX và TM thép Bách

4 Cty TNHH SX và TM thép Bách

31/12 KC Kết chuyển doanh thu 511→ 911 3.652.771.848

Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng

Ngoài sổ cái theo dõi doanh thu bán các thành phẩm và vật tư, hàng hoá,công ty còn mở các sổ chi tiết theo dõi doanh thu cho từng loại thành phẩm.

Biểu 2.8 Sổ chi tiết tài khoản 5112 – Hàng mộc

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ

Tài khoản: 5112- Doanh thu bán các thành phẩm

03/12 0020409 Cty CP MEINFA mua BL, đai ốc, vòng đệm

03/12 0020411 Cty cổ phần xây lắp điện 1 mua BL 131 11.191.944

03/12 0020415 Truyền tải điện Thanh Hóa mua BL 131 1.056.620

04/12 0020416 Anh Nguyễn Văn Hùng mua BL 131 773.136

04/12 0020417 Nhà máy thiết bị điện Đông Anh mua BL

31/12 KC Kết chuyển doanh thu 5112→ 911 1.860.916.699

Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng

Cuối kỳ, từ các Sổ chi tiết bán hàng kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết bán hàng và so sánh với số liệu trên Sổ cái TK 511.

Biểu 2.9 Sổ chi tiết tài khoản 131 – Cty CP MEINFA

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ

Tài khoản: 131 - Phải thu khách hàng Đối tượng: CTCPMIF – Công ty cổ phần MEINFA

Diễn giải TK đối ứng

03/12 0020409 Mua bu lông, đai ốc, vòng đệm 5112

05/12 H002 Bù trừ tiền mua hàng 331 27.187.650

08/12 PT621 Khách hàng trả tiền mua BL 111 12.092.640

Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng

Cùng với việc vào Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng, khi nhập chứng từ vào máy, máy tính sẽ xử lý dữ liệu và vào Sổ Nhật ký bán hàng, Nhật ký chung và Sổ cái TK 131.

Biểu 2.10 Sổ cái tài khoản 131

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ

Tài khoản: 131 - Phải thu khách hàng

Diễn giải Mã đối tượng TK ĐƯ Phát sinh

Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng

Cuối kỳ, từ các Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng, kế toán tính ra tổng số phát sinh đối ứng nợ, có của TK 131 của từng khách hàng, lập Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với khách hàng và đối chiếu số liệu với Sổ cái TK 131 - Phải thu khách hàng.

Biểu 2.11 Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với khách hàng

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI KHÁCH HÀNG

Tài khoản: 131 - Phải thu khách hàng Đối tượng Dư đầu Phát sinh Dư cuối

Nợ Có Nợ Có Nợ Có

CTCPCDUB CT CP cơ điện Uông

CTCPTP CT CP Thành Phát 71.955.623 10.225.380 82.181.003

CTCPXDTD CT CP xây dựng

CTXLD1 CT CP xây lắp điện 1 225.489.426 388.303.001 108.880.640 504.911.787

CT CP TM và tư vấn

CTDTHL CT TNHH 1 TV đóng tàu Hạ Long 18.985.050 18.985.050

CTCPXLCN CT CP cơ khí và xây lắp công nghiệp 210.571.655 210.571.655

2.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán

Kế toán sử dụng tài khoản TK 632 để hạch toán giá vốn hàng bán Tài khoản này được mở chi tiết thành 2 tiểu khoản:

- TK 6321 – Giá vốn hàng bán của hàng hoá

- TK 6322 – Giá vốn hàng bán của thành phẩm

Hiện tại, để tính giá vốn thành phẩm xuất bán, công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ Do đặc điểm của phần mềm kế toán mà công ty đang áp dụng, hàng ngày kế toán chỉ theo dõi thành phẩm xuất bán về mặt số lượng nhập, xuất Đến cuối tháng, căn cứ vào Bảng tổng hợp nhập xuất tồn, kế toán tổng hợp kiểm tra đối chiếu số lượng thực nhập, thực xuất có khớp đúng không Sau đó, kế toán tiêu thụ sẽ tính được giá vốn của thành phẩm xuất bán. Để tính được giá vốn của thành phẩm xuất bán đến cuối tháng, kế toán chỉ cần vào phân hệ kế toán Hàng tồn kho và chạy “Tính giá trung bình”, máy tính sẽ tự động tính ra giá vốn hàng bán đơn vị bình quân cho các thành phẩm.

Hàng ngày, căn cứ vào Phiếu xuất kho và Hoá đơn GTGT được chuyển đến, kế toán tiêu thụ nhập số liệu vào máy, máy tính sẽ tự động cập nhật vào Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết, Sổ cái TK 632 và Sổ cái của các tài khoản liên quan khác như TK 155, TK 911.

Ví dụ: Căn cứ vào phiếu xuất kho cho hoá đơn GTGT 0020409 số phiếu xuất003/12, kế toán nhập dữ liệu vào máy, máy tính xử lý dữ liệu và vào sổ cái TK632.

Biểu số 2.12 Mẫu phiếu xuất kho

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ

Số: 003/12 Người nhận hàng: Nguyễn Thị Lan Hương - Bộ phận: phòng sản xuất kinh doanh

Lý do xuất kho: Xuất bán cho Công ty Cổ phần MEINFA.

Xuất tại kho: Thành phẩm mộc (TP 1551)

Số lượng Đơn giá Thành tiền

4 Vòng đệm vênh D18 VDVD18 Cái 6.300 6.300 193 1.215.900

Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười chín triệu, một trăm hai mươi lăm ngàn chín trăm đồng chẵn

Số chứng từ gốc kèm theo: 01.

Người lập phiếu Người lĩnh Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc

Biểu 2.13 Sổ cái tài khoản 632

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ

Tài khoản: 632 – Giá vốn hàng bán

01/12 001/12 Cty TNHH TM Đăng Khoa mua Đô

03/12 003/12 Cty CP MEINFA mua BL, đai ốc, vòng đệm

03/12 004/12 Cty CP xây lắp điện mua bộ BL 1554 10.594.080

03/12 005/12 Cty CP xây lắp điện mua bộ BL 1551 8.124.244

03/12 008/12 Cty CP xây dựng Thành Đông mua Đô

31/12 267/12 Cty TNHH SX và TM thép Bách

31/12 KC Kết chuyển giá vốn hàng bán 632

Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng

Cùng với việc vào sổ cái tài khoản 632, kế toán còn theo dõi tình hình tiêu thụ đối với từng loại thành phẩm thông qua các sổ chi tiết.

Hiện tại, Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phú tính thuế theo phương pháp khấu trừ Vì vậy, cùng với việc theo dõi và phản ánh giá vốn, doanh thu, kế toán còn phải hạch toán thuế GTGT với mức các mức thuế suất tương ứng là 5%, 10% Trong đó, sản phẩm của công ty chủ yếu phải chịu mức thuế suất 5%. công ty luôn hiểu rõ trách nhiệm của công ty đối với Ngân sách là phải hạch toán đúng và đủ, từ đó nộp thuế kịp thời cho Ngân sách Nhà nước.Công ty luôn chấp hành đầy đủ việc kê khai thuế và nộp thuế đầy đủ, chính xác.

Thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức sau:

Thuế Thuế GTGT Thuế GTGT Thuế GTGT

GTGT = còn phải nộp + đầu ra phải - đầu vào được phải nộp đầu tháng nộp trong kỳ khấu trừ

2.2.4.2 Tài khoản sử dụng Để theo dõi tình hình nộp thuế với Nhà nước, kế toán sử dụng tài khoản:

- TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.

- TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp.

Hàng ngày, kế toán nhận được Hoá đơn GTGT tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính, máy sẽ tự động cập nhật vào Sổ Nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 133 và tài khoản 3331.

Cuối tháng, căn cứ vào các Hoá đơn GTGT, kế toán lập các Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra (Biểu 2.18) là cơ sở tính thuế GTGT đầu ra phải nộp và Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào (Biểu 2.19) là cơ sở xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trên cơ sở 2 bảng sao kê, kế toán lập tờ khai thuế GTGT (Biểu 2.17) và nộp lên cơ quan thuế Tờ khai được lập thành 2 bản, một bản lưu tại công ty, bản còn lại được nộp lên cơ quan thuế kèm theo đó là Bảng giải trình tờ khai thuế GTGT (Biểu 2.20), Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra và Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào Việc nộp thuế do kế toán thanh toán nộp tại kho bạc Nhà nước.

Biểu 2.14 Tờ khai thuế GTGT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ( GTGT)

[01] Kỳ kê khai :tháng 12 năm 2009

[03] Tên cơ sở kinh doanh : Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phú

[04] Địa chỉ trụ sở : Cầu Giấy

[07] Điện thoại : 046.265.3235 Đơn vị tiền : Đồng Việt Nam

STT Chỉ tiêu Giá trị HHDV (chưa có thuế GTGT)

A Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ (đánh dấu “x”) [10]

B Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [11]

C Kê khai thuế GTGT phải nộp Ngân sách Nhà nước

I Hàng hoá, dịch vụ (HHDV) mua vào

1 Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong kỳ ( [12] = [14] + [16];

[12] 1.640.222.841 [13] 91.639.913 a Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong nước [14] 1.640.222.841 [15] 91.639.913 b Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu [16] [17]

2 Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước a Điều chỉnh tăng [18] [19] b Điều chỉnh giảm [20] [21]

3 Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào([22]=[13]+[19]– [21]) [22] 91.639.913

4 Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này [23] 91.639.913

II Hàng hoá, dịch vụ bán ra

1 Hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ ( 24] = [26]+[27] ;

1.1 Hàng hoá, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT [26]

1.2 Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT ( [27] = [29] +

[27] 3.652.771.848 [28] 182.638.593 a Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0% [29] b Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5% [30] 3.652.771.848 [31] 182.638.593 c Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10% [32] [33]

2 Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV bán ra các kỳ trước a Điều chỉnh tăng [34] 1.990.000 [35] 99.500 b Điều chỉnh giảm [36] 48.483.786 [37] 2.424.189

3 Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra ( [38]

III Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ

1 Thuế GTGT phải nộp trong kỳ ( [40] = [39] – [23] – [11] ) [40] 88.673.991

2 Thuế GTGT chưa được khấu trừ hết kỳ này ([41] = [39] – [23] – [11] ) [41]

2.1 Thuế GTGT đề nghị hoàn kỳ này [42]

2.2 Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau ([43]=[41] – [42]) [43]

Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng sự thật và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã kê khai.

Hà N ội , ngày 20 tháng 01 năm 2009 Đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh

Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ)

Biểu 2.15 Sổ cái tài khoản 133

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ

Tài khoản: 133 - Thuế GTGT phải nộp

Diễn giải TK đối ứng

03/12 0088098 Mua vòng đệm của Cty TNHH sản xuất cơ khí Nga Dung

04/12 0099644 Cty CP CN và TM LIDOVIT 331 1.071.700

05/12 0098789 Cty CP TM Trung Hiếu 1122 1.949.130

06/12 0006893 Cty CP CK xây lắp TM Minh

31/12 BT Kết chuyển thuế GTGT đầu vào sang TK 3331

Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng

Biểu 2.18 Bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ bán ra

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ

Cầu Giấy - Hà Nội (Ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của BTC)

BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA

(Kèm theo tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT)

Kỳ tính thuế : Tháng 12 năm 2009 Người nộp thuế:

Mã số thuế : 0100100671-005 Đơn vị tính : đồng Việt Nam

HĐ Số HĐ Ngày, tháng, năm phát hành

Tên người mua Mã số thuế Mặt hàng Doanh số chưa có thuế Thuế GTGT Ghi chú

Hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5%

LR/2007B 0020408 01/12/2007 Cty TNHH TM Đăng Khoa - Đ/ốc điện phân 5.368.000 268.400

LR/2007B 0020409 03/12/2007 Cty cố phần MEINFA 4600283621 BL, Đ/ốc hàng mộc 25.893.000 1.294.650

LR/2007B 0020410 03/12/2007 Cty CP xây lắp điện 1 0100100745 Bộ 5 chi tiết NK 11.194.394 559.719

LR/2007B 0020411 03/12/2007 Cty CP xây lắp điện 1 0100100745 BL mộc 11.190.880 559.544

LR/2007B 0020412 03/12/2007 Cty CP xây dựng Thành Đông

LR/2007B 0020772 31/12/2007 Trần thị Ánh - Bulông nhuộm đen 5.094.000 254.700

LR/2007B 0020773 31/12/2007 Cty TNHH SX và TM thép

LR/2007B 0020774 31/12/2007 Cty TNHH SX và TM thép

Tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra: 3.652.771.848

Tổng thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra : 182.638.593

Biểu 2.19 Bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ mua vào

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÚ

Cầu Giấy - Hà Nội Mẫu số 01-2/GTGT

(Ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của BTC)

BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO

(Kèm theo tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT)

Kỳ tính thuế : Tháng 12 năm 2009 Người nộp thuế:

Mã số thuế : 0100100671-005 Đơn vị tính : đồng Việt Nam

STT Ký hiệu HĐ Số HĐ Ngày, tháng, năm phát hành Tên người bán Mã số thuế Mặt hàng Doanh số chưa có thuế Thuế suất Thuế GTGT Ghi chú

GV/2007B 0088098 03/12/2007 Cty TNHH SX cơ khí Nga

MD/2007N 0099644 04/12/2007 Cty CP CN và TM LIDOVIT 0303171396 Thép 21.429.000 5 1.071.700

HV/2007B 0098789 05/12/2007 Cty CP TM Trung Hiếu 0101324843 Thép 38.982.590 5 1.949.130

NK/2007B 0006893 06/12/2007 Cty CP cơ khí xây lắp thương mại Minh Cường 0100766140 Thép 3.290.002 5 164.498

CA/2007T 071508 12/12/2007 Cửa hàng xây dựng 88 0100107564-003 Mua dầu 781.818 10 78.182

DA/2007T 028413 15/12/2007 Cửa hàng xăng dầu 154 0100107564-007 Xăng ôtô 981.818 10 98.182

HC/2007B 0050135 27/12/2007 Cty Thán Tú 2300234154 Bảo hộ lao động 20.840.000 10 2.084.000

Tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ mua vào : 1.640.222.841

Tổng thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào : 91.639.913

Biểu 2.20 Bảng giải trình tờ khai thuế GTGT

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĨ NH PH Ú

Cầu Giấy - Hà Nội Mẫu số : 02A/GTGT

BẢNG GIẢI TRÌNH TỜ KHAI THUẾ GTGT

(Kèm theo tờ khai thuế GTGT tháng 12 năm 2009)

Tên cơ sở kinh doanh : Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phú

I.Giải trình các chỉ tiêu điều chỉnh trên tờ khai: Đơn vị tiền : đồng Việt Nam

STT Chỉ tiêu điều chỉnh

Mã chỉ tiêu trên tờ khai

Kỳ kê khai đề nghị điều chỉnh

Số liệu đã kê khai

Số liệu đề nghị điều chỉnh

Số kê khai điều chỉnh kỳ này Lý do điều chỉnh

1 Hàng hoá dịch vụ mua vào

2 Hàng hoá dịch vụ bán ra

2.1 Điều chỉnh tăng 34,35 1.990.000 99.500 Do kê thiều số HĐ 0019527 ngày 13/10

2.2 Điều chỉnh giảm 36,37 48.483.786 2.424.189 Do kê gộp với số HĐ : 0019532 ngày 13/10 và kê 2 lần số HĐ 0019537 ngày 16/10

II.Các trường hợp điều chỉnh khác

Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai.

Ngày 20 tháng 01 năm 2009 Đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY C Ổ PH ẦN ĐẦU TƯ VĨ NH PHÚ

Nhận xét chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh

Bước sang nền kinh tế thị trường, khi mà những doanh nghiệp Nhà nước gặp vô vàn những khó khăn trong thị trường cạnh tranh đầy thách thức như hiện nay (các doanh nghiệp phải thực hiện hạch toán độc lập, không còn sự bao cấp của Nhà nước) thì công ty vẫn đứng vững và ngày càng phát triển bền vững. Doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên qua các năm, thu nhập của người lao động theo đó cũng được cải thiện, số lượng khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài với công ty ngày càng nhiều Đó là kết quả của sự cố gằng và nỗ lực lâu dài của toàn thể ban Giám đốc và của sự lao động tích cực của các cán bộ nhân viên trong công ty.

Có thể nói rằng, để có thể tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường ngày nay Doanh thu bán hàng là nguồn thu nhập, do vậy công ty ý thức được tầm quan trọng của công tác tiêu thụ và luôn đặt nhiệm vụ tổ chức tốt công tác tiêu thụ lên hàng đầu Để thực hiện mục tiêu này, công ty đã tổ chức một bộ máy kế toán nhạy bén với nhiệm vụ, cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ hỗ trợ cho công tác quản lý của ban lãnh đạo công ty Đặc biệt là bộ phận kế toán tiêu thụ đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc phản ánh tình hình tiêu thụ một cách chi tiết về số lượng, doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán và đã trở thành một công cụ đắc lực giúp ban lãnh đạo công ty ra quyết định kinh doanh một cách đúng đắn

Qua thời gian thực tập tìm hiểu, nghiên cứu tiếp cận thực tế sản xuất và thực tế công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phú, em xin có một số nhận xét về công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty như sau:

- Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán được tổ chức có sự phân công phân nhiệm rõ ràng Cán bộ phòng kế toán đều là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình được bố trí công việc hợp lý, phù hợp với năng lực của từng người, không những thế cán bộ kế toán công ty còn không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao.

- Về hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán: việc xây dựng hệ thống chứng từ, sổ sách, tài khoản của công ty được vận dụng đúng theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành Chứng từ được tổ chức hợp lý, ghi chép đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Sổ sách của công ty được tổ chức chặt chẽ, thuận tiện cho quá trình ghi chép và lập Báo cáo tài chính, các tài khoản được chi tiết đến cấp 4 nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán Về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh nói riêng, nhằm đảm bảo cho việc hạch toán doanh thu bán các thành phẩm và giá vốn thành phẩm bán ra được cụ thể, kế toán đã tổ chức hệ thống sổ chi tiết theo từng mặt hàng: thành phẩm mộc, thành phẩm nhuộm đen, thành phẩm điện phân và thành phẩm nhúng kẽm Điều này đã giúp cho ban lãnh đạo công ty nắm bắt được nhu cầu của thị trường và hiệu quả kinh doanh của từng loại thành phẩm để từ đó có quyết định hợp lý về tổ chức sản xuất cũng như đầu tư công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Về việc ứng dụng công nghệ thông tin: hiện nay công ty sử dụng phần mềm kế toán Bravo 6.0, phần mềm kế toán này được thiết kế phù hợp với đặc điểm hạch toán kế toán tại công ty Trong công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm nhờ áp dụng kế toán máy, công ty đã xây dựng được bảng mã thành phẩm cho từng loại thành phẩm theo tên gọi, quy cách Việc xây dựng bảng mã thành phẩm góp phần không nhỏ vào công tác quản lý thành phẩm và công tác kế toán thành phẩm tại công ty.

- Về công tác theo dõi công nợ: kế toán tiêu thụ quản lý chặt chẽ lượng thành phẩm tiêu thụ và các khoản phải thu khách hàng Có sự phối hợp và đối chiếu giữa kế toán tiêu thụ và kế toán theo dõi các khoản phải thu của khách hàng Các khoản phải thu được quản lý chi tiết, chặt chẽ theo từng khách hàng. Hàng quý, trước khi lập Báo cáo Tài chính, công ty luôn gửi thư xác nhận nợ tới các khách hàng nhằm đảm bảo số liệu chính xác, đầy đủ.

- Về xác định kết quả kinh doanh: việc xác định kết quả kinh doanh của công ty được tiến hành vào cuối mỗi quý một cách chính xác và kịp thời Các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được theo dõi cụ thể, chi tiết đảm bảo cho các khoản chi hợp lý và tiết kiệm.

3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại

Nhìn chung, công tác kế toán của công ty được tổ chức chặt chẽ, hiệu quả tuân thủ chế độ kế toán Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà công tác kế toán vẫn còn một số điểm chưa hoàn thiện.

- Về việc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: hiện nay ở Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phú không theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu là hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại. Ở công ty hầu như không xuất hiện trường hợp khách hàng trả lại hàng bán hay giảm giá hàng bán do hàng bị kém phẩm chất Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh không thể đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm cung cấp trên thị trường là đạt tiêu chuẩn Khi khách hàng mua phải sản phẩm kém phẩm chất thì việc trả lại và giảm giá hàng bán là điều không thể tránh khỏi Vì vậy, công ty cần theo dõi các nghiệp vụ trả lại cũng như giảm giá hàng bán ra.

- Về việc kế toán doanh thu tiêu thụ nội bộ: ngoài việc xuất thành phẩm bán cho các khách hàng, thành phẩm còn được xuất sử dụng cho các nhu cầu nội bộ công ty như sửa chữa nội bộ, giới thiệu sản phẩm Theo quy định, trường hợp xuất sử dụng nội bộ phải được theo dõi trên tài khoản 512 – Doanh thu tiêu thụ nội bộ Nhưng hiện nay, công ty không sử dụng tài khoản 512 để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế này mà hạch toán trực tiếp vào tài khoản chi phí liên quan như

Ví dụ: ngày 03/12, Nhà máy xuất kho thành phẩm mộc phục vụ cho việc sửa chữa ôtô chở hàng, nghiệp vụ này được hạch toán:

(Mà thực chất đây được coi là tiêu thụ nội bộ và phải được hạch toán như sau:

Kế toán doanh thu tiêu thụ nội bộ như vậy không ảnh hưởng đến việc xác định kết quả kinh doanh trong kỳ nhưng lại cung cấp thông tin không chính xác về giá vốn hàng bán và doanh thu tiêu thụ nội bộ.

- Về phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho tiêu thụ: Công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá thành phẩm xuất kho Phương pháp này tuy có ưu điểm là đơn giản, dễ làm nhưng việc tính toán bị dồn vào cuối kỳ gây ảnh hưởng đến công tác kế toán nói chung Mặc dù có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán nhưng phương pháp này không thích hợp với doanh nghiệp có nhiều loại thành phẩm và số lần nhập, xuất của mỗi thành phẩm nhiều nhưCông ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phú - Về việc thu hồi nợ của khách hàng: do khách hàng của công ty chủ yếu là khách quen, có quan hệ làm ăn lâu dài nên việc mua chịu xảy ra rất thường xuyên, nhiều khoản phải thu của khách hàng đến cuối năm 2009 là rất lớn, như công ty Huynh đai nợ lên đến hơn 4 tỷ đồng Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của Nhà máy do công ty phải thường xuyên đi vay vốn của ngân hàng nên việc bị chiếm dụng vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng lượng vốn đi vay, làm tăng đáng kể chi phí lãi vay, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

- Về việc lập dự phòng phải thu khó đòi: thực chất các khoản dự phòng là quyền lợi tài chính của công ty Nếu rủi ro thực sự xảy ra thì đó là nguồn bù đắp thiệt hại Hơn nữa, các khoản dự phòng được phép hạch toán vào chi phí nên điều này có lợi cho công ty về phương diện thuế Việc không lập dự phòng trước cho khoản nợ này đã làm cho chi phí trong kỳ tăng bất thường và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty.

- Về công tác kế toán quản trị: công tác kế toán quản trị tại công ty chưa được quan tâm đúng mức Đây là một mảng quan trọng giúp cho các nhà quản trị một cách đắc lực.

Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phú

3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh

Sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào công tác kế toán. Thông qua việc kiểm tra, tính toán, ghi chép, phân loại, tổng hợp nghiệp vụ phát sinh bằng hệ thống phương pháp khoa học của kế toán: chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp cân đối có thể biết được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn diện về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh có vai trò quan trọng trong công tác kế toán của công ty Bởi phần hành này phản ánh một cách trực tiếp các thông tin về sản phẩm, khách hàng, thị trường tiêu thụ, khả năng bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận trong kỳ Bất kỳ một sự hạn chế nào trong công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh đều ảnh hưởng đến tính chính xác và kịp thời của thông tin kế toán tại doanh nghiệp Do vậy việc hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là hết sức cần thiết.

Hoàn thiện là cần thiết và tất yếu, nhưng để đảm bảo tính khoa học trong việc hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh thì các biện pháp hoàn thiện phải có tính khả thi, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành Do đó, hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phú cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng các cơ chế tài chính, chế độ kế toán Kế toán không chỉ là công cụ quản lý của doanh nghiệp, nó còn là công cụ quản lý tài chính quan trọng của Nhà nước Tuy nhiên việc Nhà nước ban hành các cơ chế tài chính, văn bản pháp lý chỉ mang tính chất tổng hợp và hướng dẫn cho các doanh nghiệp Việc tổ chức kế toán tại doanh nghiệp cần phải vận dụng sáng tạo, linh hoạt, tránh dập khuôn máy móc.

Thứ hai, hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, giảm nhẹ công tác kế toán nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học, đảm bảo hiệu quả của công tác kế toán nói chung.

Thứ ba, hoàn thiện phải trên cơ sở phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau Chính vì vậy, việc vận dụng chế độ kế toán sao cho phù hợp với trình độ của doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh, điều kiện vật chất của doanh nghiệp là cần thiết.

- Về kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: Công ty nên mở sổ theo dõi tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại, tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại, tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán.

Việc hạch toán chiết khấu thương mại vào chi phí bán hàng là sai bản chất của nghiệp vụ kế toán Công ty nên mở sổ theo dõi khoản chiết khấu thương mại thực hiện trong kỳ Qua đó, công ty có thể đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chiết khấu thương mại với khách hàng, để từ đó có biện pháp thích hợp thúc đẩy quá trình tiêu thụ tại công ty Để hạch toán chiết khấu thương mại, kế toán sử dụng tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại Tài khoản này có kết cấu như sau:

Bên nợ: tập hợp các khoản chiết khấu thương mại chấp thuận cho người mua trong kỳ.

Bên có: kết chuyển toàn bộ khoản chiết khấu thương mại vào tài khoản 511.

Tài khoản 521 cuối kỳ không có số dư. Để theo dõi chiết khấu thương mại, công ty nên mở sổ chi tiết và tổng hợp của tài khoản 521, mẫu sổ tương tự như sổ của tài khoản 5112 – doanh thu bán thành phẩm.

Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại, theo dõi doanh thu của số hàng hoá, thành phẩm hoặc lao vụ đã tiêu dùng nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân do: vi phạm hợp đồng, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại quy cách Tài khoản 531 cuối kỳ không có số dư, kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên nợ: phản ánh doanh thu của số hàng đã tiêu thụ nhưng bị trả lại. Bên có: kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào doanh thu trong kỳ.

Khi phát sinh nghiệp vụ trả lại hàng bán kế toán phản ánh như sau:

Nợ TK 531 : doanh thu hàng bán bị trả lại

Nợ TK 3331 : thuế GTGT tương ứng

Cuối kỳ tiến hành kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại vào doanh thu.

Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán, tương tự như tài khoản 531.

- Về kế toán doanh thu tiêu thụ nội bộ: đối với trường hợp xuất dùng thành phẩm phục vụ cho nội bộ công ty, biếu tặng, khuyến mại, kế toán nên hạch toán vào tài khoản 512 – doanh thu tiêu thụ nội bộ TK 512 cuối kỳ không có số dư, kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên nợ: kết chuyển doanh thu nội bộ thuần vào tài khoản xác định kết quả.

Bên có: tổng số doanh thu tiêu thụ nội bộ thực hiện trong kỳ của doanh nghiệp.

Khi công ty xuất thành phẩm để tiêu dùng nội bộ phục vụ sản xuất kinh doanh, kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

+ Phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ:

+ Phản ánh doanh thu tiêu thụ nội bộ:

- Về việc tính giá thành phẩm xuất kho tiêu thụ: Công ty nên áp dụng phương pháp giá hạch toán đối với thành phẩm xuất kho tiêu thụ Giá hạch toán là một loại giá ổn định mang tính chủ quan của doanh nghiệp Đến cuối kỳ, để ghi sổ tổng hợp và lập các báo cáo tài chính, kế toán phải chuyển đổi giá hạch toán thành giá thực tế căn cứ hệ số chênh lệch giá:

Giá thực tế của TP tồn Giá thực tế của TP đầu kỳ + SX trong kỳ

Hệ số giá Giá hạch toán của TP Giá hạch toán của TP SX tồn đầu kỳ + trong kỳ

Giá thực tế của TP Giá hạch toán của Hệ số

Bán ra = TP bán ra x giá

Phương pháp này không phụ thuộc vào số lượng danh điểm thành phẩm, số lần nhập xuất mỗi loại nhiều hay ít và thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại thành phẩm, nhập xuất kho thành phẩm diễn ra thường xuyên.

Ngày đăng: 20/07/2023, 16:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w