1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần văn phòng phẩm hồng hà

69 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Văn Phòng Phẩm Hồng Hà
Người hướng dẫn Cô Giáo Nguyễn Thị Phương Hoa
Trường học Trường Đại Học
Thể loại Đề Tài
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 89,12 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I (0)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty (4)
    • 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh (0)
    • PHẦN 2:………………………………………………………………….…18 (0)
      • 2.1. Đặc điểm về nguyên vật liệu tại Công ty (0)
        • 2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty (18)
        • 2.1.2. Tổ chức danh mục nguyên vật liệu tại công ty theo phần mềm (20)
      • 2.2. Công tác quản lý vật liệu ở Công ty (22)
      • 2.3. Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty (23)
        • 2.3.1. Hạch toán ban đầu (23)
        • 2.3.2. Tài khoản sử dụng (32)
        • 2.3.3. Trình tự hạch toán kế toán (33)
          • 2.3.3.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu (33)
    • PHẦN 2:…………………………………………………………50 NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ 3.1. Đánh giá kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà (0)
      • 3.1.1. Ưu điểm (51)
      • 3.1.2. Hạn chế (52)
      • 3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà (54)
        • 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà (54)
        • 3.2.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà (54)
        • 3.2.3. Ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu (56)
      • 3.3. Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà (57)
        • 3.3.1. Về hạch toán ban đầu (57)
        • 3.3.2. Tài khoản sử dụng (57)
        • 3.3.3. Trình tự hạch toán (58)
        • 3.3.4. Sổ kế toán (58)
        • 3.3.5. Các giải pháp khác (58)
          • 3.3.5.1. Hoàn thiện công tác quản lý (58)
          • 3.3.5.2. Thành lập ban kiểm nghiệm vật tư chuyên nghiệp (59)
          • 3.3.5.3. Ban hành quy chế về định mức và hạn mức vật tư (60)
    • PHẦN 3:…………………………………….……………………………..…………50 (0)
  • KẾT LUẬN (63)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (66)

Nội dung

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà là một Công ty thành viên của Tổng công ty giấy Việt Nam.

- Trụ sở giao dịch tại :

25 phố Lý Thường Kiệt -quận Hoàn Kiếm –Hà Nội (cơ sở 1 ).

627 Ngô Gia Tự-quận Long biên-Hà Nội (cơ sở 2 ).

- Tên giao dịch đối ngoại của công ty là Hồng Hà Stationery company, viết tắt là HOSTACO.

- Tài khoản giao dịch: 21110000034477- Phòng giao dịch số 1 Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội

Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà được thành lập ngày 01/01/1959, với sự giúp đỡ về kỹ thuật, trang thết bị và công nghệ của nước bạn Trung Quốc, ban đầu trên tổng diện tích 7.300 m 2 trên mặt bằng của một xưởng sửa chữa ô tô của Pháp để lại.

Năm 1960 nhà máy đi vào hoạt động chính thức Năm 1981 nhà máy sát nhập với Nhà máy bút máy Kim Anh ở Vĩnh Phú, và được đặt tên chung là Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà.

Năm 1991 là năm có chuyển biến lớn về tổ chức của Nha máy: Nhà máy VPP Hồng Hà tách ra thành Nhà máy VPP Cửu Long ở 468 Minh Khai,trước đây là phân xưởng tạp phẩm của Nhà máy.

Năm 1996, trở thành thành viên của Tổng công ty giấy Việt Nam Sau khi trở thành thành viên của Tổng công ty giấy Việt Nam, Công ty đã dần đáp ứng được yêu cầu của thị trường và đạt được một số thành tựu nhất định.

Năm 1997, để thuận tiện cho việc giao dịch và kinh doanh, nhà máy đã đổi tên thành Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà.

Trải qua 46 năm tồn tại và trưỏng thành Công ty đã không ngừng phát triển sản xuất, mở rộng qui mô về cả chiều rộng lẫn chiều sâu Được thể hiện ở việc Công ty đầy tư xây dựng, mở rộng sản xuất ở cơ sở II, với tổng diện tích mặt bằng là 58320 m 2

Năm 1960 công ty đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm.

Công ty đã được nhà nước tặng thưởng:

- 01 huân chương lao động hạng nhì.

- 02 huân chương lao động hạng ba.

- 01 huân chương Quân công hạng ba về thành tích 10 năm bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội

- 02 cờ thi đua của chính phủ.

- Nhiều bằng khen của Bộ công nghiệp, Bộ công nghiệp nhẹ, tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Tổng công ty giấy Việt Nam, Thành phố Hà Nội.v.v…

- Các sản phẩm của Công ty đã liên tục đuợc người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao “ từ năm 1998 đến nay.

- Sản phẩm văn phòng phẩm và giấy vở được bình chọn vào “Top 5

“sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng nhất.

- Thương hiệu Hồng Hà đã hai lần đạt giả thưởng Sao vàng Đất Việt và là 1 trong 100 thương hiệu mạnh toàn quốc.

Ngày17/8/2005, công ty vinh dự được công nhận đạt chỉ tiêu chất lượng ISO 9001 phiên bản 2000 do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế QMS của Australya cấp.

Trong giai đoạn 1999-2008, sản xuất của Công ty liên tục tăng trưởng từ 30-40%/năm Thu nhập bình quân tăng 10-25%/năm Năm 2005 thu nhập bình quân của CBNV trong công ty đạt 1980000đ/người

Cũng năm 2005, Công ty tiến hành cổ phần hoá và đến 1/1/2006 chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà Từ đó đến nay Công ty vẫn không ngừng nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm Vì vậy hiện nay công ty đã trở thành một trong những Công ty văn phòng phẩm hàng đầu ở Việt Nam.

Hiện Công ty có hai cơ sở, cơ sở 1 ở 25 Lý Thường Kiệt- Hoàn Kiếm-

Hà Nội với diện tích 6500m 2 Hiện tại cơ sở này đang được đầu tư xây dựng thành cao ốc văn phòng, cơ sở 2 ở Cầu Đuống- Gia Lâm- Hà Nội, tất cả hoạt động sản xuất và điều hành của công ty tại cơ sở này Khối nhà văn phòng của Công ty được lắp đặt các thiết bị điều hòa không khí, điện, nước, ánh sáng đầy đủ bảo đảm môi trường làm việc cho các nhân viên Tuy nhiên do khối văn phòng được xây dựng từ trước đó rất lâu nên cách bố trí tổ chức các văn phòng còn nhiều bất cập, hạn chế sự phối kết hợp của các bộ phận phòng ban trong Công ty.

Công ty đã đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho cơ sở 2 của Công ty tại Cầu Đuống, bao gồm việc xây dựng mới nhà xưởng và mua sắm máy móc thiết bị hiện đại mới đầu tư có tính đồng bộ và tự động cao, sử dụng ít lao động Hiện nay cơ sở 2 đã đi vào hoạt động chính thức và mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty.

1.2, Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phầnVăn phòng phẩm Hồng Hà

1.2.1, Ngành nghề sản xuất kinh doanh, mặt hàng,thị trường tiêu thụ

Văn phòng phẩm là sản phẩm không thể thiếu trong lĩnh vực công tác học tập của mọi người: Vở, giấy viết, bút các loại rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã Tùy theo yêu cầu và đối tượng sử dụng mà mà công ty đưa ra thị trường các loại sản phẩm có chất lượng cao, có kiểu dáng, kích thước khác nhau, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong thời kỳ khoa học kỹ thuật đang phát triển, đời sống dân trí được nâng cao Các sản phẩm của Công ty gồm:

- Giấy vở: nhiều sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp như dòng vở Supper Class, Mực tím, sinh viên

- Bút máy- bút bi: bút máy Hồng Hà cao cấp, bút máy phổ thông.

- Dụng cụ học sinh: hộp bút Lexe, kệ chặn sách, đặc biệt là sản phẩm đèn chống lóa học sinh.

- Ba lô- túi- cặp: đây là ngành hàng mới được Công ty đầu tư phát triển.

Từ năm 2005 Công ty đã có trên 100 mẫu sản phẩm ba lô, túi, cặp.

- Đồ dùng văn phòng: trong năm đầu thâm nhập thị trường, Công ty đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế mẫu mã sản phẩm và đưa ra thị trường hàng chục loại sản phẩm chất lượng cao Trong tương lai đây sẽ là một trong những ngành hàng chủ lực của Công ty.

Ngoài ra, Công ty còn:

- Xuất, nhập khẩu thiết bị, vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.

- Cho thuê văn phòng, cửa hàng, nhà xưởng.

Bên cạnh đó, để tận dụng nguồn lực hiện có và phát huy công suất tối đa của máy móc, thiết bị, Công ty còn sản xuất các mặt hàng khác theo đơn đặt hàng Đây là một hướng phát triển mới của công ty.

1.2.2, Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà

Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu tài chính của Công Ty Cổ Phần Văn phòng phẩm Hồng Hà

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá vốn hàng bán 32,638.8978 32,681.9052 34,822.69 Lợi nhuận trước thuế 33,268.3422 33,306.3348 33,525.14

( Nguồn: phòng tài chính kế toán năm 2008)

Bảng 1.2 Chênh lệch giữa các năm của một số chỉ tiêu của Công Ty Cổ Phần Văn phòng phẩm Hồng Hà

Chỉ tiêu Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007

Nhận xét: Qua bảng số liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà ta thấy: nhìn chung trong những năm gần đây Công ty có sự tăng trưởng về mọi mặt, do không ngừng cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất kinh doanh chứng tỏ sự đi lên vững mạnh của công ty, cụ thể là:

- Tổng doanh thu tăng 8.100.000 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 0.12%

- Lợi nhuận trước thuế tăng 379.300.000 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 0.11%

- Thu nhập bình quân tăng 1.200 đồng tương ứng với tốc đội tăng là 1.18%

- Tổng doanh thu tăng 235.959.000 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 3.58%

- Lợi nhuận trước thuế tăng 21.881.000 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 0.66%

- Thu nhập bình quân tăng 2.400 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 2.33%

Qua bảng số liệu trên ta thấy hầu hết các chỉ tiêu tài chính đều tăng qua các năm, tổng nguồn vốn và tài sản cố định đều tăng chứng tỏ công ty hoạt động có lãi nên đã đầu tư thêm máy móc, thiết bị, quy mô kinh doanh được mở rộng Giá vốn hàng bán tăng nhưng lợi nhuận vẫn cao, điều này có thể chấp nhận được Do đó, có thể nói năm 2007, 2008 công ty có sự tăng trưởng nhanh hơn năm 2006, mặc dù thu nhập bình quân và tổng doanh thu tăng không nhiều nhưng điều này được thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận

1.3, Tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

* Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà

Phó tổng giámđốc KT- ĐT- SX

Phó tổng giámđốc KH-SX

TT bán buôn T.T thương mại Khối nội vụ

Nhà máy phụ tùng kim loại

NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ 3.1 Đánh giá kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà

Thứ nhất: Đối với công tác hạch toán ban đầu : với nguyên vật liệu mua vào,kế toán chỉ dùng một giá là giá thực tế của vật liệu, điều này sẽ giảm bớt công việc cho kế toán do kế toán không phải hạch toán giá vật liệu hàng ngày.

Công ty tổ chức thu mua vật liệu trọn gói (chi phí mua đã tính trong giá mua của vật liệu) nên khi vật liệu về đến kho là kế toán có thể tính ngay được giá trị thực tế của số vật liệu đó Do đó việc sử dụng giá thực tế để hạch toán vật liệu là phù hợp với tình hình thực tế của công ty.

Thứ hai: Về tổ chức chứng từ và hệ thống tài khoản: Nhìn chung chứng từ nhập, xuất kho được thiết lập đầy đủ, quy trình luân chuyển chặt chẽ, thuận tiện cho công tác nhập- xuất kho, phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho của Công ty Hệ thồng tài khoản được áp dụng theo quyết định mới nhất của Bộ tài chính Để phân loại, ghi chép, tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, kế toán trung thực việc ghi chép, phản ánh tình hình tăng, giảm hiện có đối với từng loại vật liệu bằng các sổ, bảng kê chi tiết nhập- xuất vật liệu.

Thứ ba: Về trình tự hạch toán: Trình tự hạch toán của Công ty được thực hiện nhanh gọn, rõ ràng, chính xác Đối với mỗi nguyên vật liệu khi nhập, xuất, kế toán đều hạch toán cụ thể, quy trình thống nhất Khi nguyên vật liệu có sự biến động về số lượng (tăng, hay giảm) đều được phản ánh chính xác.

Thứ tư: Về công tác tổ chức hệ thống sổ sách kế toán: Các sổ sách kế toán của công ty đựơc mở tương đối đầy đủ và hợp lý Sổ sách không bị tảy xoá, việc hạch toán từng bước được công khai rõ ràng trên từng tờ sổ, các số liệu tổng hợp khớp với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh Đôi khi phòng kế toán đã vận dụng các mẫu sổ một cách linh hoạt mà vẫn đảm bảo ghi đúng, đủ mà vẫn gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí, công sức Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ “Nhật ký chứng từ” để hạch toán Hình thức này có ưu điểm là cung cấp thông tin kịp thời, phù hợp với đăc điểm, tình hình hoạt động của Công ty và nghiệp vụ vững vàng của các nhân viên kế toán Đồng thời hình thức này thích hợp cho cả kế toán máy và kế toán thủ công vì mẫu sổ đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu số liệu.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận ưu điểm trên, công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cũng có những hạn chế nhất định nhất định.

Thứ nhất: Đối với công tác hạch toán ban đầu: Việc hạch toán ban đầu ở Công ty khá linh hoạt và phù hợp với tình hình sản xuất thực tế Tuy nhiên sự linh hoạt này có thể gây nên những tổn thất nếu người quản lý và sử dụng nguyên vật liệu không có ý thức tự giác Cụ thể, thủ tục xuất- nhật thường không chặt chẽ với những vật liệu có giá trị thấp, thủ kho không tiến hành lập phiếu xuất kho mà vẫn cho phép nhập- xuất, đến cuối tháng mới viết phiếu nhập xuất cho toàn bộ số nguyên vật liệu đã luân chuyển qua kho Như vậy sẽ gây khó khăn cho công tác nắm bắt tình hình biến động vật liệu ở kho, đồng thời rất khó kiểm tra và quy trách nhiệm vật chất với các sai phạm xảy ra,không giám sát được nguyên vật liệu có được sử dụng đúng mục đích hay không Do vậy việc ghi phiếu xuất kho lúc này chỉ mang tính hình thức, để làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán.

Thứ hai: Về tổ chức chứng từ và hệ thống tài khoản: Hiện nay, trong danh mục tài khoản sử dụng của Công ty có tài khoản 151 nhưng Công ty không sử dụng để phản ánh vật tư hàng hoá mua trong kỳ, cuối tháng hàng chưa vận chuyển về đến kho Điều này dẫn đến việc phản ánh tình hình biến động vật liệu hiện có của doanh nghiệp không được chính xác.

Thứ ba: Về trình tự hạch toán: Kế toán chi tiết nguyên vật ở Công ty đang được áp dụng là phương pháp ghi thẻ song song Việc áp dụng phương pháp này phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty vì phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đối chiếu Tuy nhiên sử dụng phương pháp này cũng có nhược điểm là việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán có sự trùng lặp về chỉ tiêu số lượng Hơn nữa, định kỳ thủ kho chuyển chứng từ nhập, xuất kho lên cho kế toán là 15 ngày một lần Thời gian chuyển chứng từ như vậy làm cho công tác kế toán bị dồn nhiều vào cuối tháng, việc hạch toán không kịp thời Mặt khác, gây ảnh hưởng, làm chậm tiến độ kế toán tính giá thành trong điều kiện nhập, xuất vật liệu của Công ty diễn ra thường xuyên với tần suất lớn

Thứ tư: Về công tác tổ chức hệ thống sổ sách kế toán: Việc sử dụng hình thức “Nhật ký- Chứng từ” là phù hợp với loại hình Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm như Công ty, tuy nhiên hình thức này cũng gây nên nhiều khó khăn cho Công ty trong việc áp dụng máy tính vào hạch toán, do đó nhiều công việc kế toán phức tạp phải thực hiện bằng tay Không chỉ có thế,việc sử dụng phần mềm kế toán tại Công ty đôi khi cũng có một số lỗi, cho nên một số phần hành không sử dụng được Dẫn đến công việc hạch toán đôi khi độ chính xác không cao, không đáp ứng được yêu cầu của Doanh nghiệp.

3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà

3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà

Kế toán là một công cụ quan trọng và hữu hiệu trong quản lý kinh tế cả về vĩ mô lẫn vi mô Hiện nay, trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, kế toán trở thành một công cụ không thể thiếu được trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp Trong lĩnh vực kế toán nói chung, kế toán nguyên vật liệu là một bộ phận chiếm vị trí vô cùng quan trọng, vì nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là yếu tố cấu thành nên sản phẩm Do đó việc hạch toán nguyên vật liệu luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các doanh nghiệp.

Kế toán nguyên vật liệu là một trong những phần hành kế toán trong doanh nghiệp khi thực hiện tự chủ trong sản xuất kinh doanh Do đó, nâng cao và hoàn thiện công tác kế toán nói chung, cũng như công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng là điều cần thiết, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh tế xã hội, đồng thời khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà là một doanh nghiệp sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cũng như giá thành sản phẩm Thực tế đòi hỏi Công ty phải không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

3.2.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà

Trong một doanh nghiệp sản xuất có quy mô tương đối lớn như Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà thì yêu cầu nắm bắt tình hình nguyên vật liệu cả về số lượng, chất lượng và chủng loại của từng loại nguyên vật liệu một cách chính xác, kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng Những thông tin này giúp cho phòng kế toán của Công ty xây dựng dự toán nguyên vật liệu một cách kinh tế nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm Do vậy, để đáp ứng yêu cầu này của công tác quản lý nguyên vật liệu thì việc hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu là một việc làm cần thiết.

Hơn nữa, nguyên vật liệu được sử dụng tại Công ty rất phong phú, đa dạng Để sử dụng chúng một cách hiệu quả cho quá trình sản xuất đòi hỏi chúng phải được theo dõi, bảo quản sát sao, giảm đến mức tối đa các hao hụt, mất mát trong sử dụng và dự trữ Việc không ngừng hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu cũng là một nhân tố giúp Công ty đạt được mục tiêu này.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác kế toán nguyên vật liệu sẽ giúp cho công tác tài chính được phản ánh một cách nhanh chóng, chính xác, góp phần phục vụ đắc lực cho công tác quản lý của Công ty Mặt khác, khối lượng công việc kế toán tại Công ty hiện nay là khá lớn, đòi hỏi phải hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán nguyên vật liệu nói riêng, nhằm tìm ra phương pháp hạch toán thích hợp, giảm bớt được khối lượng công việc Vì vậy, hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu là một yêu cầu, một vấn đề cần được quan tâm đúng mức.

Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà hịên nay là một thành viên của tổng Công ty Giấy Việt Nam Công ty có một bộ máy tổ chức quản lý hoạt động phối hợp nhịp nhàng, kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty Sản phẩm của Công ty sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường về mẫu mã, chất lượng và từ đó doanh số bán của Công ty không ngừng tăng lên mỗi năm, thị trường tiêu thụ được mở rộng Trong bộ máy quản lý hiệu quả đó, công tác kế toán với nhiệm vụ cung cấp các thông tin cần thíêt để ra các quy định quản lý tối ưu đã góp phần quản lý tốt các vấn đề tài chính, tiền tệ của Công ty.

Công tác kế toán nói chung, kế toán nguyên vật liệu nói riêng có vị trí quan trọng trong công tác kế toán ở một đơn vị sản xuất, mặt khác, như đã biết, nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nên kế toán nguyên vật liệu một cách chính xác, tính đúng, đủ sẽ giúp cho việc tập hợp chi phí tính giá thành một cách chính xác Hơn nữa còn tạo điều kiện để quản lý chặt chẽ một bộ phận tài sản lưu động của Công ty Bởi vậy nhiệm vụ của cán bộ kế toán và những người có trách nhiệm quản lý nguyên vật liệu cần tích cực tìm ra những điểm chưa hợp lý, chưa đúng chính sách, chế độ, từ đó điều chỉnh, sửa chữa nhằm làm cho hệ thống kế toán của đơn vị được thông suốt, hợp lý, đúng chính sách, chế độ.

Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà, tôi đã biết được cơ bản quy trình kế toán nguyên vật liệu, phân tích, đánh giá về công tác kế toán do phần hành này nhằm hoàn thiện hơn.

Ngày đăng: 14/07/2023, 17:33

w