1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Thực Hành Tình Huống Học Phần Bảo Hiểm Trong Kinh Doanh Chủ Đề Thực Hành Thương Vụ Mua Bán, Vận Tải Và Bảo Hiểm Quốc Tế.docx

118 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Thực Hành Tình Huống Học Phần Bảo Hiểm Trong Kinh Doanh Chủ Đề Thực Hành Thương Vụ Mua Bán, Vận Tải Và Bảo Hiểm Quốc Tế
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại bài tập thực hành
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 5,05 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Công ty xuất khẩu - MOXA INC (5)
  • 1.2. Công ty nhập khẩu - CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA NĂNG LƯỢNG (JSC) (5)
  • 1.3. Công ty vận tải (6)
    • 1.3.1. Bên giao nhận (Freight forwarder) - TRANSMATIC EXPRESS LIMITED (6)
    • 1.3.2. Bên chuyên chở (Carrier) - HÃNG HÀNG KHÔNG VIETJET (VIỆT NAM) (6)
  • 1.4. Công ty bảo hiểm (7)
    • 1.4.1. Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm PETROLIMEX - Công ty Bảo hiểm PJICO Đông Đô (7)
    • 1.4.2. Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (8)
  • 1.5. Công ty giám định tổn thất - CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VINACONTROL (8)
  • CHƯƠNG 2. MUA BÁN VÀ TỔ CHỨC VẬN CHUYỂN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN/ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG (9)
    • 2.1. Quá trình đàm phán giao dịch và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu (9)
    • 2.2. Phân tích các điều khoản chính của hợp đồng xuất nhập khẩu (10)
    • 2.3. Phân tích nội dung chính của vận đơn hàng không (14)
    • 2.4. Tổ chức giao nhận và vận chuyển bằng đường hàng không (17)
      • 2.4.1. Xin giấy phép nhập khẩu (17)
      • 2.4.2. Thuê phương tiện vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa (17)
      • 2.4.3. Thông quan nhập khẩu (20)
      • 2.4.4. Kiểm định, giám định chất lượng (21)
      • 2.4.5. Giải quyết tranh chấp trong nhập khẩu hàng hóa (nếu có) (22)
  • CHƯƠNG 3. THƯƠNG VỤ MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG (22)
    • 3.1. Thủ tục yêu cầu và chấp nhận bảo hiểm giữa hai bên (22)
      • 3.1.1. Công ty mua bảo hiểm – CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA NĂNG LƯỢNG (22)
      • 3.1.2. Người bảo hiểm – Công ty Bảo hiểm PJICO Đông Đô (23)
      • 3.1.3. Thủ tục yêu cầu và chấp nhận bảo hiểm giữa hai bên (23)
    • 3.2. Phân tích một số nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa (27)
    • 3.3. Tổ chức giám định và bồi thường tổn thất (29)
      • 3.3.1. Tổ chức giám định (30)
      • 3.3.2. Bồi thường tổn thất (31)
    • 3.4. Tình huống tranh chấp và giải quyết tranh chấp (32)
      • 3.4.1. Tóm tắt nội dung vụ việc bồi thường tổn thất hàng hóa (32)
      • 3.4.2. Chi tiết vụ việc bồi thường tổn thất hàng hóa (33)
      • 3.4.3. Giải quyết vụ việc bồi thường tổn thất hàng hóa (33)
  • CHƯƠNG 4. BẢO HIỂM THÂN MÁY BAY (34)
    • 4.1. Quá trình giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng bảo hiểm thân máy bay (34)
      • 4.1.1. Người bảo hiểm: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (34)
      • 4.1.2. Người được bảo hiểm: Công ty CP Hàng không VietJet (35)
      • 4.1.3. Thủ tục yêu cầu và chấp nhận bảo hiểm giữa hai bên (36)
    • 4.2. Phân tích nội dung chính đơn bảo hiểm (37)
    • 4.3. Tổ chức giám định và bồi thường tổn thất (42)
      • 4.3.1. Tổ chức giám định tổn thất (42)
      • 4.3.2. Bồi thường tổn thất (43)
    • 4.4. Tình huống tranh chấp và giải quyết tranh chấp (45)
      • 4.4.1. Tình huống tranh chấp (45)
      • 4.4.2. Giải quyết tranh chấp (47)
  • CHƯƠNG 5. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA HÀNG HÀNG KHÔNG (48)
    • 5.1. Quá trình giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng hàng không (49)
    • 5.2. Phân tích nội dung chính của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng hàng không (52)
      • 5.2.1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách, hành lý và hàng hóa (52)
      • 5.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự với bên thứ 3 (56)
    • 5.3. Tổ chức giám định và bồi thường tổn thất (59)
      • 5.3.1. Tổ chức giám địnSSh (59)
      • 5.3.2. Bồi thường tổn thất (61)
    • 5.4. Tình huống tranh chấp và giải quyết tranh chấp (64)
      • 5.4.1. Case giả định (64)
      • 5.4.2. Case thực tế (bảo hiểm con người) (67)
  • KẾT LUẬN (69)
  • PHỤ LỤC (71)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ *** BÀI TẬP THỰC HÀNH TÌNH HUỐNG HỌC PHẦN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH CHỦ ĐỀ THỰC HÀNH THƯƠNG VỤ MUA BÁN, VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM QUỐC TẾ 1 Mục[.]

Công ty xuất khẩu - MOXA INC

Moxa là nhà sản xuất thiết bị truyền thông kết nối trong công nghiệp, chuyên cung cấp giải pháp truyền thông, có trụ sở chính tại Đài Loan và USA Trong đó trụ sở tại Đài Loan chuyên nghiên cứu phát triển và sản xuất thiết bị, trụ sở tại California chuyên về bán hàng và tiếp thị sản phẩm Moxa có trên 12 chi nhánh và trên 120 nhà phân phối trên toàn thế giới.

 Địa chỉ: 13F., Số 3, Sec 4, New Taipei Blvd., Xinzhuang Dist., New Taipei City 242, Taiwan

Công ty nhập khẩu - CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA NĂNG LƯỢNG (JSC)

ĐỘNG HÓA NĂNG LƯỢNG (JSC)

Công ty cổ phần Dịch vụ và Tự động hóa Năng lượng (JSC) được thành lập vào năm 2012 với mục đích mang đến những sản phẩm, giải pháp khác biệt với khả năng mở rộng cao, mang đến sự tối ưu cho khách hàng trong ngành Tự động hóa Các sản phẩm và giải pháp của JSC cung cấp cho khách hàng thuộc các lĩnh vực bao gồm: điện (nhà máy điện, truyền tải và phân phối điện, điện công nghiệp), dầu khí, giao thông, tự động hóa nhà máy, hàng hải, Ngoài ra, JSC còn phân phối hàng loạt các thiết bị khác như: Inverter (bộ nghịch lưu, chỉnh lưu), đồng hồ đo đa năng, thiết bị đo lường nhiệt độ,

Hiện nay, JSC đã trở thành nhà phân phối cho các hãng sản xuất uy tín hàng đầu trên thế giới như MOXA, Avatec, KEP,

 Địa chỉ: Số 12, ngách 83, ngõ 24, phố Kim Đồng, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Công ty vận tải

Bên giao nhận (Freight forwarder) - TRANSMATIC EXPRESS LIMITED

Transmatic Express Ltd được thành lập năm 1990 tại Đài Loan, là công ty cung cấp trọn gói các dịch vụ vận chuyển, giao nhận xuất nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không

 Địa chỉ: 4F-9, NO 32, SEC1, CHENGKUNG ROAD, TAIPEI 115 , TAIWAN

Bên chuyên chở (Carrier) - HÃNG HÀNG KHÔNG VIETJET (VIỆT NAM)

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, thành lập năm 2012, có trụ sở tại TP

Hồ Chí Minh Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận An toàn Khai thác (IOSA) Vietjet được xếp hạng an toàn hàng không ở mức cao nhất thế giới với mức 7 sao bởi AirlineRatings.com, tổ chức uy tín chuyên đánh giá về an toàn và sản phẩm của các hãng hàng không toàn cầu Vietjet đang khai thác 80 tàu bay A320 và A321, thực hiện hơn

385 chuyến bay mỗi ngày, với 105 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và các đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia,…

 Địa chỉ: Tầng 8, Vietjet Plaza, 60A Trường Sơn, Q Tân Bình,

Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty bảo hiểm

Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm PETROLIMEX - Công ty Bảo hiểm PJICO Đông Đô

Bảo hiểm PJICO Đông Đô

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) là công ty bảo hiểm nhà nước tại Việt Nam , tham gia vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội và có chi nhánh hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam PJICO là nhà cung cấp bảo hiểm lớn thứ tư tại Việt Nam, có thị phần khoảng 10% trên thị trường bảo hiểm (không bao gồm bảo hiểm nhân thọ) vào năm 2011, đứng sau Bảo hiểm Bảo Việt , Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam và Bảo Minh Công ty bảo hiểm PJICO Đông Đô, là đơn vị thành viên thứ 59, đã hoạt động hơn 6 năm trong lĩnh vực kinh tế Bảo hiểm phi nhân thọ.

- Địa chỉ: Tầng 2, Tầng 3, Tòa nhà số 188 Trường Chinh, Phường

Khương Thượng, Quận Đống đa, Thành phố Hà Nội

Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt

Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt - Baoviet Insurance) được thành lập năm 1964, là công ty thành viên được Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt đầu tư 100% vốn Bảo hiểm Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm lâu đời nhất tại Việt Nam, luôn khẳng định vị trí dẫn đầu thị trường cả về thị phần, doanh thu phí bảo hiểm gốc lẫn quy mô vốn điều lệ Các lĩnh vực hoạt động bao gồm: Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm và bảo hiểm con người; với mạng lưới 67 công ty thành viên tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, Bảo hiểm Bảo Việt hiện chiếm 23,64% thị phần và là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.

- Địa chỉ: Tầng 4, số 8, đường Nguyễn Cơ Thạch, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Công ty giám định tổn thất - CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VINACONTROL

Vinacontrol, tiền thân là Cục kiểm nghiệm hàng hóa kiêm Sở Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu được thành lập từ năm 1957, là tổ chức giám định đầu tiên và hàng đầu tại Việt Nam với hơn 60 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giám định, được công nhận theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17020:2017 Trụ sở chính củaVinacontrol đặt tại Hà Nội, 26 công ty thành viên, đơn vị trực thuộc,trạm, văn phòng đại diện và 7 phòng thử nghiệm hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc gia (VILAS) đặt tại các thành phố lớn, cảng biển, trung tâm thương mại và cửa khẩu của Việt Nam, với hơn 1000 cán bộ/giám định viên/thẩm định viên thuộc nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau.

 Địa chỉ: 54 Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

MUA BÁN VÀ TỔ CHỨC VẬN CHUYỂN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN/ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Quá trình đàm phán giao dịch và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu

Sau khi tìm hiểu và đánh giá sản phẩm từ danh sách nhà cung cấp tiềm năng, Công ty Cổ Phần Dịch Vụ và Tự động hoá năng lượng (Services and Automation for energy JSC) lựa chọn MOXA INC là nhà cung cấp phù hợp JSC tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng mua bán linh kiện điện tử với MOXA.

- 05/09/2017, JSC gửi thư hỏi hàng cho MOXA qua email, hỏi mua một số linh kiện điện tử có kèm theo danh sách với các điều kiện cơ bản sau:

 Hàng mới 100%, chưa qua sử dụng, sản xuất năm 2017

 Hàng có nguồn gốc xuất xứ Đài Loan

 Điều kiện cơ sở giao hàng FCA Sân bay quốc tế Đào Viên, Đài Loan, Incoterms 2010

- 10/09/2019, Sau khi nhận được thư hỏi hàng của JSC và tiến hành xem xét, MOXA đồng ý với các điều kiện mà JSC đưa ra và gửi thư chào hàng bổ sung, làm rõ thêm các điều khoản:

 Danh mục linh kiện điện tử kèm số lượng và giá

 Thanh toán bằng điện chuyển tiền (TTR), 15 ngày kể từ ngày phát hành hoá đơn hoặc giao hàng

 Toàn bộ chứng từ liên quan sẽ được gửi cho bên mua qua chuyển phát nhanh trong vòng 7 ngày từ ngày giao hàng

- 21/09/2017, sau khi cân nhắc và điều chỉnh các điều khoản, JSC gửi thư đặt hàng chính thức cho MOXA với những điều khoản cơ bản như cả hai bên đã đồng ý và bổ sung các điều khoản còn thiếu:

 Điều khoản nghiệm thu và khiếu nại

 Đính kèm hướng dẫn giao nhận hàng hoá

- 25/09/2017, MOXA gửi thư chấp nhận đơn đặt hàng

Như vậy, hai bên đã tiến hành đàm phán gián tiếp thông qua thư tín, cụ thể là email Hình thức đàm phán này rất linh hoạt và giúp tiết kiệm được chi phí trong suốt quá trình trao đổi Phong cách đàm phán hợp tác được sử dụng, cả người bán và người mua đều chú trọng vào việc tìm ra các giải pháp liên kết và thỏa mãn nhu cầu lợi ích của cả hai, do đó, quá trình đàm phán ký kết hợp đồng diễn ra thuận lợi và không xảy ra xung đột, tranh chấp gay gắt Đây là lựa chọn chính xác giúp doanh nghiệp và nhà cung cấp xây dựng được mối quan hệ lâu dài, bền vững, tạo sự liên hệ chặt chẽ, tin tưởng lẫn nhau.

Phân tích các điều khoản chính của hợp đồng xuất nhập khẩu

Tên hàng, số lượng và giá cả : Bảng liệt kê linh kiện điện tử chứa thông tin sau:

- Mô tả hàng hoá: Hàng linh kiện điện tử, cụ thể là wifi

- Mã hàng: Từng loại linh kiện đều được liệt kê chi tiết mã hàng trong hợp đồng Do có 13 linh kiện nên em xin phép không liệt kê ở đây.

- Số lượng (bộ): tổng cộng có 78 bộ

- Đơn giá (USD/bộ): được liệt kê chi tiết trong chứng từ, tổng giá trị 67,604 USD

- Phương thức vận chuyển: Hàng không

- Điều kiện giao hàng: FCA Sân bay quốc tế Đào Viên, Đài Loan, INCOTERMS 2010

- Thời gian giao hàng: Trong vòng 8 tuần kể từ ngày xác nhận đơn hàng

- Điểm đến: Hà Nội, Việt Nam

Chất lượng và nguồn gốc

- Chất lượng hàng hoá: hàng mới 100%, chưa sử dụng

- Nguồn gốc xuất xứ: Đài Loan

- Năm sản xuất: 2017 Đóng gói : Bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc đóng gói hàng hoá, cần phải được đóng gói với chủng loại bao bì thích hợp và các thùng hàng cũng cần phải được chèn, chặn, lót hoặc gia cố nhằm tránh các thiệt hại hoặc nguy hiểm trong quá trình vận chuyển cũng như các điều kiện lưu kho

- Phương thức thanh toán: Điện chuyển tiền (TTR)

- Thời hạn thanh toán: 15 ngày kể từ ngày phát hành hoá đơn hoặc ngày giao hàng

- Phí ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam và ngân hàng trung gian do bên bán chịu

- Đính kèm thông tin ngân hàng bên Bán

Chứng từ yêu cầu : Toàn bộ chứng từ sau sẽ được gửi cùng với hàng hoặc gửi trực tiếp tới bên Mua qua chuyển phát nhanh trong vòng 7 ngày kể từ ngày giao hàng

- Hoá đơn thương mại được phát hành bởi bên bán (05 bản gốc)

- Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa được phát hành bởi bên bán (05 bản gốc)

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá được phát hành bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Đài Loan (03 bản gốc và 03 bản sao)

- Cam kết bảo hành được phát hành bởi nhà sản xuất (05 bản gốc)

- Giấy chứng nhận Chất lượng và số lượng phát hành bởi bên bán

- Biên bản thí nghiệm xuất xưởng do nhà sản xuất cấp (05 bản gốc/ thiết bị)

- Hướng dẫn sử dụng (01 bản gốc)

- Chi tiết về giao nhận hàng hoá và chứng từ

- Giao hàng từng phần: không cho phép

Bảo hành : Toàn bộ hàng hóa sẽ được bảo hành theo chính sách bảo hành của bên bán

Nghiệm thu và khiếu nại : Hàng hóa được nghiệm thu bởi bên mua ngay khi hàng về Khiếu nại sẽ được thực hiện trong vòng 7 ngày kể từ ngày hàng đến Bên bán chịu trách nhiệm cho bất cứ khiếu nại nào từ bên mua.

* Phân tích và nhận xét:

- Tên hàng, mô tả hàng hoá đầy đủ và chi tiết kèm thêm mã hàng hoá

- Giá được hiểu là giá FCA Đào Viên, Đài Loan Đồng tiền tính giá là đồng ngoại tệ của nước thứ ba - đô la Mỹ, đây là đồng tiền mạnh, có thể tự do chuyển đổi Đơn giá được quy định rõ ràng theo bộ. Phương pháp quy định giá là giá cố định, phù hợp với mặt hàng điện tử ít có sự biến động về giá cả trong thời gian ngắn.

- Điện chuyển tiền là phương thức thanh toán quốc tế, theo đó người nhập khẩu ra ngân hàng làm hồ sơ chuyển tiền cho người xuất khẩu Đây là phương thức thanh toán nhanh chóng, nghiệp vụ dễ dàng tuy nhiên dễ dàng xảy ra rủi ro trong trường hợp đối tác không thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán và giao hàng Do đó, phương thức này thường được áp dụng khi hai bên đã có sự tin tưởng vào đối tác.

- Điều khoản giao hàng đã nêu rõ điều kiện cơ sở giao hàng, thời gian giao hàng và phương thức vận tải để bản hợp đồng dễ theo dõi và giúp thủ tục pháp lý diễn ra mạch lạc hơn, tuy nhiên chưa có quy định về điều khoản dỡ hàng

- Điều khoản đóng gói được quy định rõ ràng, cụ thể và phù hợp với hàng hoá là linh kiện điện tử

- Chứng từ yêu cầu được liệt kê đầy đủ, quy định rõ phương thức gửi và thời gian gửi, giảm thiểu tối đa rủi ro phát sinh

- Điều khoản bảo hành được quy định rõ ràng, có trích dẫn chính sách bảo hành, dễ dàng cho việc áp dụng

- Điều khoản nghiệm thu và khiếu nại chưa nêu rõ chi phí phát sinh khi xảy ra khiếu nại do ai phải chịu Nên bổ sung điều khoản trọng tài để tránh phát sinh rủi ro khi có tranh chấp xảy ra giữa hai bên

- Nên bổ sung điều khoản luật áp dụng vì đây là điều khoản quan trọng giúp các bên có cơ sở xác định quyền, nghĩa vụ chưa được quy định trong hợp đồng và là cơ sở giải quyết các tranh chấp phát sinh trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Phân tích nội dung chính của vận đơn hàng không

- Số vận đơn (Airway Bill No.): 978-83415566

- Địa điểm phát hành: Taipei, Đài Loan (Đài Viên, Đài Loan)

- Bên giao nhận (Freight Forwarder): Transmatic Express Limited

- Người gửi hàng (Shipper): Tập đoàn Moxa (Đài Loan)

- Người nhận hàng (Consignee): Công ty Cổ phần Dịch vụ và Tự động hóa Năng lượng (Việt Nam)

- Sân bay xuất phát (Airport of Departure): Taipei, Đài Loan

- Sân bay đến (Airport of Destination): Hà Nội, Việt Nam

- Bên chuyên chở (Carrier): Hãng hàng không Vietjet (Việt Nam)

- Cước phí (Freight and Charges): Đã ghi "Freight prepaid as arranged" (cước phí trả trước theo thỏa thuận).

 193kg managed ethernet switch, industrial secure router switch,

PT series interface module, hàng được đóng trong 13 containers.Vận đơn sẽ được áp dụng theo Công ước Vacsava 1929 và Công ước Montreal 1999

- Trách nhiệm của người chuyên chở khi giao hàng từ sân bay tới sân bay:

 Thời hạn trách nhiệm: Người chuyên chở chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển bằng máy bay (trong cảng hàng không, trong máy bay, hoặc bất cứ nơi nào nếu máy bay phải hạ cánh ngoài cảng hàng không)

 Cơ sở trách nhiệm: Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về thiệt hại trong trường hợp mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển hàng không Người chuyên chở cũng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra do chậm trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng máy bay.

 Miễn trách: Nếu người chuyên chở chứng minh được: o Anh ta, người làm công hoặc đại lý của anh ta đã áp dụng các biện pháp cần thiết hợp lý để tránh thiệt hại hoặc không thể áp dụng những biện pháp phòng tránh như vậy. o Thiệt hại do lỗi trong việc hoa tiêu, chỉ huy hoặc vận hành máy bay

 Quy định về bồi thường và trách nhiệm: o Trong việc vận chuyển hành lý ký gửi và hàng hóa, trách nhiệm của người vận chuyển được giới hạn ở một khoản

250 Franc cho mỗi một kilogam, trừ khi người gửi hàng công bố giá trị vào lúc giao hàng cho người vận chuyển và trả một khoản tiền bổ sung nếu có yêu cầu như vậy Trong trường hợp đó, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm trả một khoản tiền không vượt quá giá trị đã công bố, trừ khi người vận chuyển chứng minh được rằng khoản tiền bồi thường đó lớn hơn giá trị thực tế của hành lý người gửi giao hàng. o Ðồng Franc nói ở đây là đồng Franc Pháp có hàm lượng vàng là 65.5 mg vàng, độ tinh khiết 900/1000 Khoản tiền này có thể đổi ra bất kỳ đồng tiền quốc gia nào theo số tròn. o Trong trường hợp người chuyên chở cố ý gây tổn thất cho hàng hóa thì họ không được hưởng giới hạn trách nhiệm nói trên

 Khiếu nại và kiện tụng người chuyên chở o Khiếu nại o Trong trường hợp thiệt hại, người được quyền nhận hàng phải khiếu nại người vận chuyển ngay lập tức sau khi đã phát hiện ra thiệt hại và chậm nhất là 7 ngày sau ngày nhận hàng. o Trường hợp chậm trễ, đơn khiếu nại phải làm muộn nhất trong vòng 14 ngày kể từ ngày hàng hoá lẽ ra phải đặt dưới quyền định đoạt của người nhận hàng. o Mỗi đơn khiếu nại phải được lập thành văn bản đúng với chứng từ vận chuyển hoặc bằng thông báo riêng gửi trong thời gian nói trên. o Nếu không khiếu nại vào những thời gian nêu trên, thì không khởi kiện nào đối với người vận chuyển được coi là hợp pháp, trừ trường hợp người vận chuyển gian lận o Nơi kiện o Theo sự lựa chọn của nguyên đơn, việc khởi kiện về thiệt hại phải được tiến hành tại lãnh thổ của một trong các bên ký kết hoặc là trước tòa án có nơi ở cố định của người vận chuyển, hoặc nơi có trụ sở kinh doanh chính của người vận chuyển đó hoặc nơi người vận chuyển có cơ sở kinh doanh mà hợp đồng được ký kết hoặc trước tòa án nơi đến. o Những vấn đề về thủ tục tố tụng do luật toà án thụ lý vụ kiện điều chỉnh

Tổ chức giao nhận và vận chuyển bằng đường hàng không

2.4.1 Xin giấy phép nhập khẩu

Căn cứ theo Thông tư số 42/2013/TT-BCT về Quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu thông thường.

2.4.2 Thuê phương tiện vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa

- Bước 1: Thuê phương tiện vận chuyển:

Việc thuê phương tiện vận tải căn cứ vào:

 Thỏa thuận về điều kiện giao nhận: Điều kiện FCA Incoterm 2010.

 Tính chất của hàng hóa: Linh kiện điện tử khối lượng nhỏ

Theo đó, bên mua là bên có nghĩa vụ thuê phương tiện vận chuyển. Công ty liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ - Transmatic Express Ltd. nhằm được hỗ trợ trong việc thuê tàu và thực thi, giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa Giá cước vận chuyển được 2 bên thỏa thuận là 3 USD với hàng lớn hơn 100kg Như vậy, công ty Transmatic Express đã đứng ra làm đại diện cho Công ty Cổ phần Dịch vụ và

Tự động hóa Năng lượng trong vấn đề giao nhận hàng

- Bước 2: Mua bảo hiểm cho hàng hóa:

Xét về cơ cấu giá thành thì trong giá thành của hàng hóa chưa bao gồm phí bảo hiểm, xét về trách nhiệm thì đây thuộc trách nhiệm của bên mua Tuy nhiên, loại bảo hiểm nào, phạm vi ra sao… sẽ cần được các bên xác định cụ thể trong hợp đồng, trong trường hợp này hợp đồng không quy định rõ về vấn đề mua bảo hiểm

 Thời gian giao hàng và địa điểm giao hàng: o Hàng sẽ được giao trong vòng 8 tuần kể từ ngày xác nhận đơn hàng o Hàng xếp tại: sân bay Taipei và được giao cho người chuyên chở (FCA) o Hàng đến tại: sân bay Nội Bài, Hà Nội, Việt Nam o Hợp đồng đã quy định rõ thời gian và địa điểm giao hàng để tránh nhầm lẫn dẫn đến những chi phí phát sinh không đáng có cho cả người mua và người bán.

 Thông báo giao hàng: o Trong hợp đồng không đề cập rõ đến thông báo giao hàng nên cả hai bên phải thống nhất với nhau o Người bán sẽ thông báo hàng đã được giao ra sân bay cho người mua bằng thư điện tử o Trước một ngày khi hàng đến người bán sẽ gửi thông báo cho người mua để người mua chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để ra nhận hàng. o Sau khi hàng đã được giao an toàn, người bán sẽ gửi fax cho người mua những tài liệu giao hàng liên quan.

 Nhận xét: Trong hợp đồng có ghi rõ hàng không được phép giao từng phần Khi nhận hàng phải kiểm tra số lượng hàng hóa theo Packing List để báo lại cho bên bán trong trường hợp thiếu hàng hoặc tổn thất trong thời gian quy định.

 Khi tàu đến cảng Hà Nội, phát ra thông báo sẵn sàng làm hàng là ETA, bên mua phải liên hệ trực tiếp cho cảng, ủy thác cho cảng dỡ hàng và chuẩn bị các chứng từ, phương tiện nhận hàng Các bước nhận hàng tại sân bay bao gồm:

 Bước 1: Đăng ký vào cổng

Mang giấy giới thiệu của công ty về việc tới làm thủ tục nhận hàng sau đó nhận thẻ vào cổng

 Bước 2: Đóng tiền thương vụ: o Hồ sơ đóng tiền thương vụ bao gồm: số thứ tự + giấy ủy quyền + giấy giới thiệu và CMND gốc. o Đóng xong sẽ nhận lại hóa đơn, Bill kèm số thứ tự, tiếp theo lên tòa nhà hải quan làm thủ tục hải quan mở tờ khai.

 Bước 3: Làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập Vì ở đây hàng thuộc luồng vàng nên các bước tiến hành như sau o Chuẩn bị hồ sơ gồm: Tờ khai, Giấy giới thiệu, Invoice,

Packing list, Airway Bill Nộp đúng và đủ thuế o Nộp hồ sơ vào ô cửa 19 chờ xếp phân tờ khai, sau khi xếp phân người mở và đánh số lên tờ khai thì mang tới số ô cửa đó mở. o Sau khi mở tờ khai và được thông quan xong mang qua ô

35 bộ phận trả tờ khai để tách trả tờ khai và nộp lệ phí. o Bước 4: Lấy hàng

 Lấy hàng: Quét mã vạch thẻ để có số thứ tự lấy hàng ở phòng kho kế bên hải quan và chờ lấy hàng ở phòng chờ Sau khi hàng ra phải ký nhận và xuất trình chứng minh hoặc giấy giới thiệu với nhân viên kho để nhận hàng.

 Thanh lý cổng: Hồ sơ gồm: Tờ khai, mã vạch, bill có kèm số thứ tự, cục hàng Tại đây hải quan cổng sẽ kiểm tra xem số lượng hàng, số bill trên tờ khai với thông tin trên cục hàng có khớp không.

 Kiểm tra số lượng hàng hóa theo Packing list để báo lại cho bên bán trong trường hợp bị thiếu hàng hay tổn thất trong thời gian quy định.

- Công ty Cổ phần Dịch vụ và Tự động hóa Năng lượng sẽ tiến hành việc thông quan nhập khẩu Các công việc tiến hành gồm có:

- Khai và nộp tờ khai hải quan, nộp và xuất trình các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan Hồ sơ hải quan bao gồm các giấy tờ sau:

 Hợp đồng mua bán hàng hóa

 Bản kê chi tiết hàng hóa

- Sau khi đã khai báo hải quan cho lô hàng nhập khẩu, Công ty Cổ phần Dịch vụ và Tự động hóa Năng lượng đợi lô hàng về đến cửa khẩu và xuất trình hàng hóa cho hải quan kiểm tra.

- Khi hàng về đến cửa khẩu, cơ quan giao thông (cảng) phải kiểm tra niêm phong của hàng hóa trước khi trước khi dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải Cơ quan hải quan sau đó tiến hành kiểm tra hải quan hàng hóa để quyết định hàng có được thông quan hay không Việc kiểm tra hải quan hàng hóa được tiến hành dựa trên hai yếu tố: kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa

- Khi nhận được quyết định thông quan, công ty phải nộp thuế nhập khẩu và đưa hàng về cơ sở của mình.

2.4.4 Kiểm định, giám định chất lượng

- Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Thủ tục kiểm tra gồm 3 bước

Bước 1: Đăng ký kiểm tra

THƯƠNG VỤ MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Thủ tục yêu cầu và chấp nhận bảo hiểm giữa hai bên

3.1.1 Công ty mua bảo hiểm – CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ

TỰ ĐỘNG HÓA NĂNG LƯỢNG

- Tên: Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Tự Động Hóa Năng Lượng.

- Lĩnh vực kinh doanh: điện (nhà máy điện, truyền tải và phân phối điện, điện công nghiệp), dầu khí, giao thông, tự động hóa nhà máy, hàng hải, Ngoài ra, công ty còn phân phối hàng loạt các thiết bị khác như: Inverter (bộ nghịch lưu, chỉnh lưu), đồng hồ đo đa năng, thiết bị đo lường nhiệt độ,

- Địa chỉ: 13F., Số 3, Sec 4, New Taipei Blvd., Xinzhuang Dist., NewTaipei City 242, Taiwan

3.1.2 Người bảo hiểm – Công ty Bảo hiểm PJICO Đông Đô

- Tên: Tổng công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX – Công ty bảo hiểm PJICO Đông Đô

- Địa chỉ: Tầng 2-3 tòa nhà 188 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội.

3.1.3 Thủ tục yêu cầu và chấp nhận bảo hiểm giữa hai bên

Bước 1: Liên hệ công ty bảo hiểm PJICO

Liên hệ với công ty bảo hiểm PJICO đặt dịch vụ và nêu yêu cầu mua bảo hiểm hàng hóa cho hàng nhập khẩu thông qua sdt 0902.642.058 hoặc 0983.425.058

Lý do lựa chọn công ty bảo hiểm PJICO:

- PJICO là công ty lớn và khá uy tín trên thị trường bảo hiểm nước ta.

- So với các công ty khác như Bảo Việt hay Bảo Minh thì mức tính phí bảo hiểm của PJICO có thấp hơn và thường xuyên nhận được nhiều ưu đãi.

- Đây là công ty bảo hiểm mà bên người mua là Công ty Cổ phẩn Dịch vụ và Tự động hóa Năng lượng đã có mối làm ăn lâu dài.

- Quy trình giải quyết đền bù nhanh chóng, dịch vụ tư vấn tốt, thủ tục nhanh gọn.

- Văn phòng đại diện có trụ sở tại Hà Nội nên dễ gặp mặt trực tiếp để thương lượng điều khoản hợp đồng hay lúc xảy ra tranh chấp.

Bước 2: PJICO tiếp nhận tư vấn và gửi mẫu đơn yêu cầu bảo hiểm

Sau khi tư vấn về trường hợp mua bảo hiểm này với đại diện Công ty Cổ phẩn Dịch vụ và Tự động hóa Năng lượng về các điều khoản hai bên cho rằng là hợp lý, PJICO gửi lại mẫu đơn yêu cầu bảo hiểm theo mẫu để bên mua bảo hiểm điền thông tin.

Bước 3: Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Tự Động Hóa Năng Lượng điền đơn yêu cầu bảo hiểm

Thông qua việc so sánh và cân nhắc, Công ty quyết định sử dụng điều kiện bảo hiểm chính là điều kiện bảo hiểm nhóm A.

Lý do: Do quãng đường vận chuyển từ sân bay quốc tế Đài Loan đến sân bay Hải Phòng của Việt Nam khá dài nên sẽ có thể gặp phải rủi ro Hàng linh kiện điện tử là hàng hóa có giá trị cao, dễ hỏng hóc và trong quá trình vận chuyển có thể gây ra va chạm làm biến chất đi linh kiện Vì vậy nên mua điều kiện bảo hiểm loại A để chắc chắn cho chất lượng của sản phẩm.

Ngoài ra vùng trời mà máy bay có thể phải đi qua cũng không hề và cũng chưa bao giờ ghi nhận được bất cứ một vụ việc nào liên quan đến sự bất ổn về chính trị cũng như văn hóa xã hội VD như đình công hay chiến tranh, chính vì vậy, bên mua bảo hiểm hoàn toàn không cần phải mua thêm hai loại bảo hiểm này để tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra mua thêm 1 bảo hiểm rủi ro phụ là: Nước mưa Bởi hàng linh kiện điện tử là loại hàng dễ hỏng nếu bị dính ẩm, nước rất dễ bị biến đổi tính chất và không thể sử dụng được nên mua thêm loại rủi ro này là hợp lý.

- Công ty gửi giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu có sẵn của Công ty bảo hiểm PJICO

- Phía bên Công ty Bảo hiểm PJICO phản hồi và gửi thông báo về các điều kiện được nhận bảo hiểm của mình.

Bước 4: PJICO gửi bảng phí

PJICO gửi lại bảng phí:

- Biểu phí một số mặt hàng đóng trong container.

Bảo hiểm theo điều kiện “C”, tỷ lệ phí 0.05%

Bảo hiểm theo điều kiện “B” , tỷ lệ phí 0.08%

Bảo hiểm theo điều kiện “A” 1/1/82, biểu phí như sau:

- Hàng đóng bao, đóng trong container: 0.12-0.15%

- Đối với các rủi ro phụ:

- Thêm một rủi ro phụ (bể vỡ, mất cắp, ướt…) : 0.05%

Tính phí bảo hiểm hàng nhập:

Thông thường, tổng số tiền bảo hiểm được tính theo công thức:

Trong đó: I : là phí bảo hiểm

C : là trị giá hàng hoá

F : là cước phí vận tải

R : là tỷ lệ Phí chính + tỷ lệ phí phụ (nếu có)

CIF : là giá trị hàng hoá bao gồm cả giá trị hàng, cước phí và phí bảo hiểm

Ngoài cách tính trên, tổng số tiền phí bảo hiểm hàng hóa có thể được tính theo trị giá FOB, EX-WORK, CFR (CNF)……

Cụ thể cách tính các loại giá trên như sau:

- Giá FOB (Free on Board): nếu người mua và người bán thỏa thuận giao hàng theo điều kiện giá này thì trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng được giao qua lan can tàu Trường hợp này thì người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm.

Khách hàng tham gia bảo hiểm có thể tham gia theo 100% FOB hoặc 110%FOB.

- Giá EX-Work: là giá giao hàng tại xưởng (nhà máy) của người bán Thỏa thuận giao hàng theo giá này thì trách nhiệm của người bán sẽ kết thúc tại xưởng, người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm.

Khách hàng có thể tham gia bảo hiểm theo 100% trị giá EX-Word hoặc 110% trị giá EX.

- Giá CFR (CNF): Cost and Freight: Giá này bao gồm Trị giá hàng hóa (FOB hoặc EX-Word) và cước phí Nếu giao hàng theo giá này thì người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm.

Khách hàng có thể tham gia bảo hiểm theo 100% CFR (100% CNF) hoặc 110% CFR (110% CNF), hoặc nếu tham gia bảo hiểm theo giá CIF thì sẽ căn cứ vào CFR hoặc CNF để tính trị giá CIF.

Khoản phí mà công ty phải trả cho PJICO sẽ là:

(chưa bao gồm thuế VAT)

=> Phí bảo hiểm đã tính thuế VAT (10%) = 126.634 USD

Bước 5: PJICO hẹn gặp Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Tự Động Hóa Năng Lượng đàm phán điều khoản trong hợp đồng và ký kết

PJICO hẹn gặp đại diện Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Tự Động Hóa Năng Lượng tại trụ sở của PJICO tại Tầng 2-3 tòa nhà

188 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội.

Hai bên bàn bạc thêm về các điều khoản trong hợp đồng, đưa đến bản hợp đồng chính thức và ký kết thỏa thuận, mỗi bên giữ một bản Bên mua bảo hiểm là Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Tự Động Hóa Năng Lượng đóng phí bảo hiểm.

Bước 6: PJICO gửi lại đơn bảo hiểm

PJICO gửi lại đơn bảo hiểm xác nhận lại giao kết giữa 2 bên và cung cấp phí bảo hiểm đã thỏa thuận.

Bước 7: Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Tự Động Hóa Năng Lượng hoàn thành nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm

Sau khi nhận được đơn yêu cầu bảo hiểm Công Ty Cổ PhầnDịch Vụ Và Tự Động Hóa Năng Lượng hoàn thành nghĩa vụ đóng phí theo đúng số tiền được lập trong đơn bảo hiểm.

Phân tích một số nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa

hàng hóa Điều 1 Đối tượng bảo hiểm:

 Đối tượng được bảo hiểm: 78 bộ linh kiện điện tử, Net weight: 171.25 Kgs

 Phương thức vận chuyển: Hàng không

 Đóng gói: Hàng chở rời, đóng gói trong container

 Hành trình vận chuyển được bảo hiểm: Từ cảng Sân bay quốc tế Đào Viên, Đài Loan. Điều 2 Điều kiện bảo hiểm, điều khoản loại trừ và tỷ lệ phí bảo hiểm: (Tỷ lệ phí dưới đây không bao gồm 10% thuế GTGT và được tính trên giá trị tham gia bảo hiểm)

1 Đối với hàng nhập khẩu: Điều kiện “A” (QTC PJICO – 2017) đối với mặt hàng đóng trong container

-> Tỷ lệ phí bảo hiểm: 0.12%/ Tổng giá trị tham gia bảo hiểm

2 Phụ phí bảo hiểm dính mưa: 0.05%.

3 Địa chỉ tiếp nhận: Mọi giao dịch đáp ứng yêu cầu cấp đơn bảo hiểm và thu phí, khiếu nại và yêu cầu bồi thường tổn thất hàng hóa sẽ được thực hiện tại Hà Nội bởi:

Cty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) – Cty Bảo hiểm PJICO Đông Đô Điều 3 Số tiền bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm:

1 Giá trị hàng hóa bảo hiểm: Được xác định căn cứ theo hóa đơn thương mại.

Trị giá CIF của lô hàng được tính theo công thức:

Trong đó:C – Giá trị hàng hóa theo hóa đơn;

R – Tỷ lệ phí bảo hiểm + phụ phí (nếu có)

2 Phí bảo hiểm = (Tỷ lệ phí bảo hiểm + phụ phí (nếu có)) x (trị giá bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm)

3 Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm:

Phí bảo hiểm phải được thanh toán trước khi hàng đến cảng đích (cảng Hải Phòng, Việt Nam) trong điều kiện đi biển thông thường, hợp lý. Điều 4 Thủ tục yêu cầu và cấp đơn bảo hiểm:

1 Người được bảo hiểm phải thông báo yêu cầu bảo hiểm hoàn chỉnh cho chuyến hàng được bảo hiểm cho Người bảo hiểm và gửi giấy yêu cầu bảo hiểm cho Người bảo hiểm.

2 Cấp đơn bảo hiểm: Thời điểm chấp nhận bảo hiểm được xác định từ khi Người được bảo hiểm gửi giấy yêu cầu bảo hiểm.

3 Hủy bỏ Đơn bảo hiểm: Trong trường hợp chuyến hàng bị hủy bỏ thì Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho Người bảo hiểm ngay sau khi nhận được thông báo hủy bỏ kèm theo các chứng từ có liên quan. Điều 5 Giám định và chi phí giám định:

Chi phí giám định sẽ do Người được bảo hiểm thanh toán cho cơ quan giám định và sẽ được Người bảo hiểm bồi hoàn nếu trường hợp tổn thất đó thuộc phạm vi trách nhiệm của Người bảo hiểm. Điều 6 Bảo lưu quyền khiếu nại cho Người bảo hiểm:

Khi xảy ra hư hỏng tổn thất, mất mát cho hàng hóa được bảo hiểm, Người được bảo hiểm phải thực hiện mọi biện pháp có thể để phòng tránh và hạn chế tổn thất thấp nhất Đồng thời Người được bảo hiểm đảm bảo thực hiện và bảo lưu đầy đủ cho Người bảo hiểm quyền khiếu nại người thứ ba gây ra tổn thất. Điều 7 Khiếu nại và bồi thường:

Người được bảo hiểm phải gửi ngay cho Người bảo hiểm hồ sơ khiếu nại trong vòng 60 ngày kể từ ngày phát sinh quyền khiếu nại

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Người bảo hiểm nhận được hồ sơ khiếu nại hoàn chỉnh và hợp lệ của Người được bảo hiểm, Người bảo hiểm phải giải quyết bồi thường Nếu từ chối hoặc có tranh chấpNgười bảo hiểm phải có văn bản gửi cho Người được bảo hiểm trong thời hạn đó

Tổ chức giám định và bồi thường tổn thất

Ngày 15/08/2017, khi lô hàng linh kiện điện tử được vận chuyển bởi máy bay A321 từ Taipei đến Hà Nội Khi nhận hàng, bên nhập khẩu được thông báo bởi bên vận chuyển là hàng hóa bị ướt trên bề mặt và đã ký biên bản xác nhận hàng hóa bị ướt trên bề mặt. Các bên chỉ định Công ty Cổ phần tập đoàn Vinacontrol làm đơn vị giám định độc lập giám định hàng hóa tiến hành quy trình giám định tổn thất và bồi thường tổn thất như sau:

Nghi ngờ có tổn thất hàng hóa, Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và

Tự Động Hóa Năng Lượng gửi Thông báo tổn thất (Notice of Loss) cho người chuyên chở bao gồm máy bay A321 và Công Ty Cổ Phần Hàng không Vietjet biết và thông báo tình hình tổn thất hàng hoá cho Công ty bảo hiểm PJICO ngay ngày 16/08/2017 Theo đó, người nhận hàng yêu cầu đại diện người chuyên chở hoặc thuyền trưởng có mặt tại cảng lúc 9 giờ sáng ngày 16/08/2017 để tiến hành giám định tổn thất.

Người nhận hàng tiến hành mọi biện pháp có thể được để giảm nhẹ và ngăn ngừa tổn thất lây lan. Đảm bảo thực hiện quyền bảo lưu cho Công ty bảo hiểm PJICO để Công ty bảo hiểm giữ quyền khiếu nại đối với những người có liên quan trách nhiệm đến tổn thất của hàng hoá. Đơn vị giám định được các bên thống nhất lựa chọn là Công ty

Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol.

Sau khi hoàn thành giám định, Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và

Tự Động Hóa Năng Lượng lập chứng từ bảo lưu quyền khiếu nại đối với người chuyên chở, đi kèm với bộ chứng từ đòi bồi thường (Notice of Claim) (hợp đồng bảo hiểm, B/L, P/L, biên bản giám định và các chứng từ cần thiết khác) gửi cho công ty Bảo hiểm PJICO nêu rõ tổn thất là hư hại 18 mô-đun ethernet nhanh với 8 cổng 10 /100T (X) (fast ethernet module with 8 10/100T(X) ports), với tổng số tiền thiệt hại là: 1000 USD Quy đổi sang VND với tỷ giá 1/23000 : 23,000,000 VND

Trên cơ sở kết quả giám định được nêu trong Chứng thư giám định, Công ty bảo hiểm PJICO sẽ xem xét, đối chiếu với Hợp đồng bảo hiểm, nếu tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm thì Công ty bảo hiểm căn cứ vào kết quả giám định, phân bổ tổn thất, bồi thường tổn thất cho Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Tự Động Hóa Năng Lượng thông qua phát hành các chứng từ sau:

- Thông báo bồi thường: thể hiện việc chấp nhận bồi thường 1000 USD quy đổi sang VND với tỷ giá 1/23000 tương đương

23,000,000 VND của công ty bảo hiểm PJICO cho tổn thất hư hại

18 mô-đun ethernet nhanh với 8 cổng 10 / 100T (X) (fast ethernet module with 8 10/100T(X) ports).

- Thư chấp nhận bồi thường: thể hiện sự chấp nhận của Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Tự Động Hóa Năng Lượng về nội dung bồi thường của công ty bảo hiểm PJICO được đề cập trên thông báo bồi thường

- Giấy ủy quyền: Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Tự Động Hóa Năng Lượng đồng ý ủy quyền cho người có thẩm quyền của công ty bảo hiểm đứng ra liên lạc các bên, ký các chứng từ liên quan đến kiện tụng, bồi thường hàng hóa.

- Thư biên nhận và thế quyền: Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Tự Động Hóa Năng Lượng phải ký tên đóng dấu xác nhận đồng ý chuyển toàn bộ quyền khiếu nại có liên quan đến lô hàng bị tổn thất để khiếu nại các bên liên quan.

Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Tự Động Hóa Năng Lượng ký những chứng từ cần thiết và gửi lại cho người bảo hiểm sau đó PJICO sẽ trả tiền bồi thường.

Nếu Công ty Bảo hiểm từ chối bồi thường tổn thất, tranh chấp sẽ được giải quyết bằng thương lượng giữa các bên liên quan dựa trên các điều khoản của INSTITUTE CARGO CLAUSES (A) Khi Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Tự Động Hóa Năng Lượng đã tuân thủ các điều khoản 1-7, PJICO có nghĩa vụ bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một (01) năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật Nếu tranh chấp không thể giải quyết bằng thương lượng thì sẽ được đưa ra Tòa án tại Việt Nam để giải quyết theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba (03) năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.

Tình huống tranh chấp và giải quyết tranh chấp

3.4.1 Tóm tắt nội dung vụ việc bồi thường tổn thất hàng hóa

Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Tự Động Hóa Năng Lượng và Công ty Moxa Inc ký hợp đồng mua bán linh kiện điện tử từ Taipei, Đài Loan đến Hà Nội, Việt Nam Lô hàng được vận chuyển bởi bên giao nhận là Transmatic Express Ltd và bên chuyên chở là Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet Lô hàng đã được chủ hàng là Công ty Cổ Phần Dịch Vụ và Tự động hoá năng lượng mua bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX – Công ty bảo hiểm PJICO Đông Đô.

Khi nhận hàng, bên nhập khẩu được thông báo bởi bên vận chuyển là hàng hóa bị ướt trên bề mặt và đã ký biên bản xác nhận hàng hóa bị ướt trên bề mặt Bên nhập khẩu đã yêu cầu công ty bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm hàng hóa vận chuyển Sau khi nhận tiền bảo hiểm Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Tự Động Hóa Năng Lượng đã biên nhận và thế quyền để Công ty bảo hiểm PJICO Đông Đô truy đòi Bị đơn – Công ty Cổ phần hàng không Vietjet phải bồi thường số tiền cho phần hàng hóa bị hư hại.

3.4.2 Chi tiết vụ việc bồi thường tổn thất hàng hóa

Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Tự Động Hóa Năng Lượng (sau đây gọi là Người mua) đã thuê bên chuyên chở là Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet là bị đơn để vận chuyển lô hàng linh kiện điện tử.

Tháng 8/2017, máy bay A321vận chuyển lô hàng linh kiện điện tử từ Taipei, Đài Loan về Hà Nội, Việt Nam.

Ngày 15/08/2017, máy bay A321 về tới cảng Hà Nội Tuy nhiên, khi nhận hàng, bên nhập khẩu được thông báo hàng hóa bị ướt trên bề mặt và đã ký biên bản xác nhận hàng hóa bị ướt trên bề mặt

Sau đó, 2 bên chỉ định Công ty Cổ phần tập đoàn Vinacontrol làm đơn vị giám định độc lập giám định hàng hóa.

Theo chứng thư giám định ngày 23/08/2017 của Công ty Cổ phần tập đoàn Vinacontrol xác định hàng hóa thực nhận bị hư hại là 18 mô-đun ethernet nhanh với 8 cổng 10 / 100T (X) (fast ethernet module with 8 10/100T(X) ports), với tổng số tiền thiệt hại là: 1000 USD Quy đổi sang VND với tỷ giá 1/23000 : 23,000,000 VND

3.4.3 Giải quyết vụ việc bồi thường tổn thất hàng hóa Đầu tiên, để có cơ sở giải quyết vụ án, cần phải căn cứ vào kết quả giám định khách quan đã được thực hiện Giám định của Công ty

Cổ phần tập đoàn Vinacontrol được công nhận do là đơn vị được các bên đồng ý chỉ định.

Do đó, các bên đã thống nhất và căn cứ vào kết quả giám định của Vinacontrol để thực hiện bồi thường Cụ thể các bên thực hiện bồi thường như sau:

- PJICO bồi thường cho Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Tự Động Hóa Năng Lượng tổng số tiền thiệt hại là: 23,000,000 VND

- Người mua đã lập bộ hồ sơ đòi bồi thường cho PJICO( công ty bảo hiểm cho lô hàng), PJICO đã bồi thường đầy đủ cho Người mua, đồng thời Người mua đã có “Biên nhận và thế quyền” để từ bỏ quyền khiếu nại đối với tổn thất của lô hàng linh kiện điện tử và chuyển giao quyền khiếu nại để công ty bảo hiểm PJICO truy đòi người thứ ba bồi thường.

- PJICO tiến hành đòi bồi thường Công ty Cổ phần Hàng không

Vietjet tổng số tiền thiệt hại là 23,000,000 VND.

- Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet tiến hành bồi thường với tổng số tiền là 23,000,000 VND.

BẢO HIỂM THÂN MÁY BAY

Quá trình giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng bảo hiểm thân máy bay

4.1.1 Người bảo hiểm: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt

- Trụ sở chính: 104 Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

- Bảo hiểm Bảo Việt đã đồng hành cùng Vietjet Air từ năm 2011, đóng vai trò là doanh nghiệp bảo hiểm gốc đứng đầu thu xếp bảo hiểm cho Vietjet Air.

- Bảo hiểm Bảo Việt là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Bảo Việt (mã BVH, sàn HOSE) - doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường Bảo hiểm Phi Nhân thọ Việt Nam, luôn là lựa chọn tối ưu nhất cho các dự án lớn, trọng điểm mang tầm quốc gia, thị trường Với hệ thống mạng lưới gồm 67 công ty thành viên và hơn 300 phòng kinh doanh phục vụ khách hàng trên toàn quốc, hơn 3.000 cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tiềm lực tài chính vững mạnh, sản phẩm đa dạng và ưu việt, năng lực quản trị – kinh doanh, quản lý rủi ro và giải quyết bồi thường tốt, trong nhiều năm, Bảo hiểm Bảo Việt đã nhận bảo hiểm với vai trò là nhà bảo hiểm chính hoặc đồng bảo hiểm cho hầu hết các dịch vụ hàng không có mặt tại Việt Nam, từ bảo hiểm vệ tinh cho Vinasat 1 và 2 đến bảo hiểm cho các Hãng hàng không lớn nhỏ như Vietnam Airlines, VietJet, Jetstar, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam,

Tổng Công ty Cảng hàng không

4.1.2 Người được bảo hiểm: Công ty CP Hàng không VietJet

- Công ty CP Hàng không VietJet (Vietjet Aviation JSC), hoạt động với tên VietJet Air, là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, có trụ sở chính tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất TP Hồ Chí Minh và chi nhánh tại Sân bay Quốc tế Nội Bài Hà Nội.

- Vietjet là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo mô hình hàng không thế hệ mới, chi phí thấp, đi đầu trong các ứng dụng công nghệ Được thành lập năm 2007 và chính thức khai thác chuyến bay đầu tiên vào ngày Giáng sinh

24/12/2011, Vietjet là một trong các hãng hiếm hoi trên thế giới có lãi ngay từ năm thứ 2 hoạt động.

- Mở rộng mạng đường bay quốc tế và nâng cao chất lượng dịch vụ là những chiến lược phát triển trọng tâm của Vietjet Hãng hiện đang sở hữu mạng đường bay rộng khắp Việt Nam và các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia, Nhật Bản, Hongkong, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, v.v và ngày càng khẳng định thương hiệu Hãng hàng không thế hệ mới trên thị trường quốc tế.

4.1.3 Thủ tục yêu cầu và chấp nhận bảo hiểm giữa hai bên

Hai bên đàm phán và ký kết hợp đồng bảo hiểm theo quy trình các bước sau:

Bước 1: Gửi giấy yêu cầu bảo hiểm cho Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt:

- Công ty gửi giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu có sẵn của Bảo Việt

- Phía bên Công ty Bảo hiểm Bảo Việt phản hồi và gửi thông báo về các điều kiện được nhận bảo hiểm của mình Về phía VietJet:

 Thông tin chi tiết hơn về đối tượng bảo hiểm để yêu cầu tư vấn từ Công ty Bảo hiểm

1 - Thông số kỹ thuật máy bay: Loại động cơ, công suất

2 - Dữ liệu về cấu trúc máy bay, nước xuất xứ, loại, model, số lượng ghế

4 - Giá trị hiện tại của máy bay - Giá trị của các thiết bị và thông số kỹ thuật khác - Loại máy bay (Thương mại), phạm vi địa lý, tên đại lý bảo dưỡng

5 - Dữ liệu riêng tư của Phi công:

Tên tuổi, kiểu máy bay đã lái và số giờ bay của từng kiểu máy bay riêng biệt, giấy phép lái xe (lịch sử, loại và số).

 Nhận chào phí từ phía Công ty Bảo Việt

Bước 2: Đàm phán các điều khoản trong Hợp đồng bảo hiểm và yêu cầu các chứng từ kèm theo.

Bước 3: Ký kết hợp đồng, ký duyệt và đóng dấu đơn/GCN bảo hiểm a Ký duyệt Hợp đồng bảo hiểm/ Đơn bảo hiểm

- Trình lên lãnh đạo Công ty CP Hàng không VietJet để ký ĐBH/ HĐBH căn cứ theo các quy định phân cấp của Tổng giám đốc và lãnh đạo Chi nhánh đã ban hành.

- Đối với dịch vụ bảo hiểm mà Tổng giám đốc đã ký, Phòng Kinh doanh phải chuyển dự thảo Đơn bảo hiểm / Hợp đồng bảo hiểm đến Phòng Tàu bay hoặc Phòng nghiệp vụ Chi nhánh.

- Hai bên Công ty CP Hàng không VietJet và Bảo hiểm cùng ký hợp đồng bảo hiểm cho máy bay. b Đóng dấu

Một bộ Hợp đồng bảo hiểm/ Đơn bảo hiểm bao gồm 07 bản có giá trị pháp lý như nhau được văn thư đóng dấu và luân chuyển như sau :

- Vietjet Air nhận 02 bản chính và 01 bản copy.

- Bảo Việt giữ 3 bản chính và 01 bản copy.

Bước 4: Nộp phí bảo hiểm theo thời hạn đã thỏa thuận

Phân tích nội dung chính đơn bảo hiểm

Đối tượng được bảo hiểm:

Bảo Việt đồng ý bảo hiểm cho phương tiện vận chuyển đường hàng không của Vietjet Air với đối tượng bảo hiểm cụ thể như sau:

 Chiều dài thân máy bay : 44,51 m

 Tầm bay tối đa : 5.550km

 Sức chứa khoang dưới : 10 container tiêu chuẩn LD3-46W

 Tải trọng vận chuyển hàng hóa: 2-2,5 tấn (12-15m3)

Trách nhiệm bảo hiểm: Điều kiện A: Bảo hiểm mọi rủi ro Theo điều kiện này, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt nhận trách nhiệm bồi thường:

 Tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận xảy ra đối với máy bay do tai nạn bất ngờ gây ra (kể cả trường hợp máy bay bị mất tích) trong thời gian được bảo hiểm.

 Chi phí cần thiết và hợp lý trong trường hợp khẩn cấp mà Người được bảo hiểm đã phải chịu nhằm đảm bảo an toàn cho máy bay ngay sau khi hư hỏng hoặc phải hạ cánh bắt buộc, nhưng tối đa không vượt quá 10% giá trị bảo hiểm của chiếc máy bay đó.

 Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Lý do chọn điều kiện A thay vì điều kiện B chỉ bồi thường với tổn thất toàn bộ là do trước giờ Vietjet mua bảo hiểm cho máy bay theo từng năm, tổn thất bộ phận luôn có xác suất xảy ra cao hơn so với tổn thất toàn bộ (theo dữ liệu ghi nhận trong quá khứ đã có các trường hợp tổn thất bộ phận đối với máy bay A321 của hãng như sự cố mất

2 bánh trước trong quá trình hạ cánh hay tấm ốp bề mặt trên cánh trái bị bong hỏng khi đang di chuyển buộc phải hạ cánh để đảm bảo an toàn)

Ngay sau khi xảy ra sự cố, Công ty bảo hiểm chỉ định chuyên gia kiểm tra thiệt hại của thân máy bay Sau khi nghiên cứu biên bản giám định và các tài liệu chứng minh, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường cho khách hàng theo giá trị phân bổ.

 Công ty Bảo hiểm không nhận trách nhiệm bồi thường với: o Trường hợp hao mòn tự nhiên, giảm dần chất lượng, gây vỡ, hỏng hóc hoặc trục trặc xảy ra bên trong bất kỳ bộ phận nào của máy bay cũng như hậu quả do những hiện tượng ấy gây ra trong phạm vi bộ phận đó. o Trường hợp hư hỏng xảy ra với bất kỳ bộ phận nào do những vật có tác dụng phá huỷ dần dần, lâu dài gây ra.

 Các khiếu nại phát sinh khác không được bồi thường: o Những tiếng động (có thể tai người không thể nghe thấy), kích sóng đột biến khi máy bay vượt tốc độ, sự chấn động sóng âm thanh,… và bất kỳ rủi ro liên quan đến các hiện tượng này. o Trở ngại khi sử dụng tài sản. o Máy bay gặp ô nhiễm cùng các loại nhiễm bẩn khác. o Máy bay bị nhiễu sóng điện, sóng điện từ.

Tuy nhiên, những tổn thất do hiện tượng trên vẫn có thể được bồi thường nếu rủi ro xảy ra do các trường hợp như: máy bay rơi, đâm va, cháy nổ, hay do một tình trạng khẩn cấp nào đó được ghi nhận khi máy bay đang bay.

Giá trị thực tế của máy bay vào thời điểm ký kết = 60 triệu USD

Thời hạn hiệu lực bảo hiểm:

Thời hạn bảo hiểm: 1 năm từ 00 giờ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến 24 giờ ngày 31 tháng 12 năm 2017 (theo giờ Việt Nam)

Bảo Việt sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường đối với các tổn thất xảy ra trước ngày bắt đầu của thời hạn bảo hiểm quy định tại điều này.

Hiệu lực bảo hiểm có giá trị khi Hợp đồng bảo hiểm được 2 bên ký kết và Vietjet thanh toán phí bảo hiểm cho Bảo Việt đúng thời hạn đã cam kết/thỏa thuận trong Hợp đồng bảo hiểm này

 Dựa trên phương pháp tính phí thực phí và phụ phí, tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng đối với máy bay A321 trong điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro được 2 bên tính toán và thỏa thuận ở mức: 0,012%

Mua bảo hiểm ngang giá trị (A=V) với:

Giá trị bảo hiểm (V) = Giá trị của thân máy bay (V máy bay) + Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm: I= A x R= 60,0072 triệu USD x 0,012% = 7200 USD (chưa bao gồm VAT 10%)

 Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm:

Phí bảo hiểm sẽ được Vietjet Air thanh toán cho Bảo Việt trong 1 lần 100% số phí bảo hiểm tính bằng USD chậm nhất sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ký.

Trường hợp máy bay bị tổn thất toàn bộ thì sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày gặp tổn thất, hãng máy bay phải thanh toán không chậm trễ số phí bảo hiểm nếu chưa trả trước đó.

Nếu Vietjet Air không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn, thì ngoài việc phải thanh toán số phí cho thời gian máy bay đã được bảo hiểm, hãng còn phải thanh toán cả lãi suất cho thời gian từ ngày đến hạn đến ngày thực thanh toán (trừ trường hợp có thỏa thuận khác bằng văn bản)

 Phương thức thanh toán: chuyển khoản.

Trường hợp hủy bảo hiểm, tỷ lệ hoàn là 80% số phí cho thời gian hủy Số tiền này sẽ được hoàn lại sau khi hai bên có văn bản chấp thuận hủy bỏ Hợp đồng.

Tổ chức giám định và bồi thường tổn thất

4.3.1 Tổ chức giám định tổn thất a Hoàn cảnh sự việc:

Ngày 21/10/2017, máy bay A321 số đăng ký VN-A651 gặp sự cố khi hạ cánh tại sân bay Nội Bài Khi đang thực hiện hạ cánh, cơ trưởng phát hiện động cơ hoạt động không bình thường nên yêu cầu thợ máy kiểm tra kỹ thuật cánh trái và động cơ tàu bay Sau khi kiểm tra, thợ máy phát hiện tấm ốp bề mặt ở mặt trên cánh trái bị bong hỏng và động cơ bên phải bị hư hỏng nặng.

Ngay sau sự cố, Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu đại diện Cảng vụ Hàng không miền Bắc tại sân bay Nội Bài niêm phong tàu bay để phục vụ công tác điều tra. b Quy trình giám định tổn thất:

Sau khi xảy ra sự cố, hãng hàng không Vietjet đã thông báo tình hình sự việc cho công ty bảo hiểm Bảo Việt và mời các chuyên gia giám định của công ty bảo hiểm Bảo Việt nhằm xác định tính chất, nguyên nhân, mức độ và trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra làm cơ sở cho việc bồi thường Kết quả cho thấy tấm ốp bề mặt số 575AT ở mặt trên cánh trái bị bong hỏng, không thể sửa chữa được, phải thay mới và động cơ bên phải bị hư hỏng, phải sửa chữa Kết quả cũng xác định được rằng nguyên nhân của tổn thất là do thời tiết không thuận lợi, có hiện tượng WindShear là hiện tượng gió giật xoáy đột ngột, nguy hiểm, không chỉ xảy ra khi trời mưa giông mà ngay cả trời trong cũng có thể xảy ra Đây là sự cố mà hãng hàng không không thể dự đoán trước được và cơ trưởng cùng các phi công đã cố gắng hết sức để giảm thiểu rủi ro nhưng không tránh được tổn thất xảy ra.

Sau khi thực hiện việc giám định tổn thất, hãng hàng không Vietjet đã chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và gửi cho công ty bảo hiểm để đòi bồi thường, gồm có:

 Thư yêu cầu bồi thường của hãng hàng không;

 Bản tường trình tai nạn của hãng hàng không;

 Bản tường trình tai nạn của tổ lái;

 Giấy chứng nhận khả phi;

 Bảng trọng tải máy bay;

 Biên bản giám định tai nạn máy bay;

 Bảng tổng hợp các chi phí giám định, sửa chữa và thay thế kèm theo hoá đơn chứng từ liên quan;

Sau khi nhận được bộ hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường của hãng hàng không Vietjet, công ty bảo hiểm Bảo Việt thấy rằng rủi ro trên thuộc các rủi ro được bảo hiểm và đã thực hiện bồi thường như sau:

Bồi thường giá trị riêng biệt của bộ phận bị tổn thất theo phương pháp kinh tế nhất bao gồm: Chi phí sửa chữa, thay thế; chi phí vận chuyển nhân công và vật liệu; chi phí bay thử sau khi sửa chữa hoặc thay thế và chi phí giám định do hãng hàng không Vietjet đã ký hợp đồng bảo hiểm ngang giá trị theo điều kiện A – điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro Tổng số tiền bồi thường không vượt quá giá trị bảo hiểm của máy bay ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm Khiếu nại bồi thường thuộc phần này đều phải khấu trừ:

 Phần chi phí sửa chữa lớn tương ứng với thời gian đã sử dụng so với tuổi thọ của bộ phận được sửa chữa hoặc thay thế.

 Mức khấu trừ quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

 Cụ thể như sau: Máy bay được bảo hiểm với giá trị 60 triệu USD, mức khấu trừ 5% giá trị bảo hiểm.

Cách chi phí như sau:

 Giá tấm ốp và chi phí sửa chữa động cơ: 10 triệu USD

 Ngày công lao động: 50.000 USD

 Chi phí bay thử: 35.000 USD

 Chi phí giám định: 20.000 USD Động cơ bị tổn thất đã sử dụng 5.000 giờ bay trên tổng số 15.000 giờ bay thiết kế và tỷ lệ cấu thành của động cơ là 10%.

Vậy số tiền mà công ty bảo hiểm phải bồi thường cho hãng hàng không được tính như sau:

 Tổng giá trị thiệt hại: 10.000.000+50.000+35.000+20.000 10.105.000 (USD)

Vậy số tiền bồi thường là: 10.105.000 – (2.000.000+3.000.000) 5.105.000 (USD)

Tình huống tranh chấp và giải quyết tranh chấp

Ngày 24/10/2016, hãng hàng không Vietjet ký bảo hiểm với công ty Bảo Việt cho máy bay A321 số đăng ký VN-A651 với trị giá bảo hiểm là 60 triệu USD Hãng hàng không mua bảo hiểm ngang giá trị theo điều kiện A Mức khấu trừ 5% giá trị bảo hiểm.

Vào ngày 21/10/2017, trên hành trình chở hàng và hành khách, máy bay VN-A651 đã hạ cánh bằng bụng mà không có các bánh hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Việt Nam Máy bay đã phải bay vòng trên bầu trời hơn 1 giờ để đốt nhiên liệu trong khi sân bay chuẩn bị cho pha hạ cánh khẩn cấp Do phi công xử lý tốc độ khá chuẩn xác nên đã giúp máy bay tiếp đất hoàn hảo bằng phần bụng thay vì cánh máy bay Hơn nữa, đường băng và được xịt một chất đặc biệt để chống hoả hoạn, vì vậy khi máy bay tiếp đường băng và dừng lại, tạo ra một số tia lửa nhỏ, không xảy ra cháy nổ Tuy nhiên, phần thân máy bay tiếp xúc với đường băng bị hư hỏng nặng do ma sát với mặt đất

Sau khi xảy ra vụ việc, hãng hàng không đã mời các chuyên gia giám định để xác định mức tổn thất và nguyên nhân sự cố Kết quả giám định cho thấy phần thân máy bay tiếp xúc với mặt đất hư hỏng nghiêm trọng, các chi phí ước tính gồm:

 Chi phí sửa chữa:18 triệu USD

 Chi phí giám định 30.000 USD

 Chi phí công lao động 70.000 USD

 Chi phí bay thử: 35.000 USD

Bộ phận bị tổn thất đã sử dụng 5.000 giờ bay trên tổng số 15.000 giờ bay thiết kế và tỷ lệ cấu thành là 10%.

Nguyên nhân được xác định là do phần bộ phận hạ cánh bất ngờ bị trục trặc, không thể mở bánh xe.

Tranh chấp: Do hai bên không thể thương lượng và hòa giải nên hãng hàng không đã kiện công ty bảo hiểm ra tòa, cụ thể như sau:

Quan điểm và lý lẽ của công ty bảo hiểm Bảo Việt:

Khi nhận được thông báo về sự cố và yêu cầu bồi thường tổn thất từ hãng hàng không, công ty bảo hiểm đã từ chối chi trả số tiền tổn thất vì cho rằng nguyên nhân của sự cố là do lỗi của đội ngũ nhân viên kỹ thuật của hãng hàng không khi không kiểm tra kỹ trước khi cất cánh nên đây là rủi ro có thể lường trước được Vì thế hợp đồng bảo hiểm này đã vi phạm nguyên tắc bảo hiểm chỉ bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn, tức là rủi ro bảo hiểm là những đe doạ nguy hiểm mà con người không lường trước được, là nguyên nhân gây nên tổn thất cho đối tượng bảo hiểm.

Quan điểm và lý lẽ của hãng hàng không Vietjet:

Về phía hãng hàng không, đại diện của hãng cho rằng mình đã thực hiện đầy đủ và kỹ lưỡng việc chuẩn bị máy bay trước khi cất cánh, việc bộ phận hạ cánh bị trục trặc là bất ngờ và không thể dự đoán trước được Hơn nữa, hãng đã có hành động cần mẫn hợp lý trong việc hạn chế tổn thất xảy ra bằng cách chuẩn bị rất tốt cho việc hạ cánh bằng bụng được thực hiện an toàn.

Tòa án cho rằng nguyên nhân không mở được bánh xa hạ cánh là do vấn đề về vật liệu, mang yếu tố bất ngờ, hãng hàng không không thể lường trước được Hơn nữa, Vietjet cũng đã chứng minh được rằng mình đã kiểm tra kỹ lưỡng máy bay trước khi cất cánh nên rủi ro này không phải rủi ro lường trước được Rủi ro trên không nằm trong những rủi ro loại trừ theo QTC 1991 nên đây là rủi ro được bảo hiểm Vì vậy, công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường tổn thất cho hãng hàng không như đã quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, công ty bảo hiểm cũng phải chịu lệ phí Tòa án.

Như vậy, số tiền bồi thường mà công ty bảo hiểm phải trả hãng hàng không được tính như sau:

 Tổng giá trị thiệt hại: 18.135.000 USD

 Lệ phí Tòa án: 10.000 USD

Vậy số tiền công ty bảo hiểm phải trả cho hãng hàng không là:

18.135.000 + 10.000 – (2.000.000 + 3.000.000) = 13.145.000 (USD)Sau đó công ty Bảo Việt đã thực hiện chi trả số tiền trên cho Vietjet như kết luận của tòa án.

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA HÀNG HÀNG KHÔNG

Quá trình giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng hàng không

trách nhiệm dân sự của hãng hàng không.

Hai bên đàm phán và kí kết hợp đồng bảo hiểm theo quy trình gồm các bước sau:

Bước 1: Gửi giấy yêu cầu bảo hiểm cho cầu Công ty bảo hiểm Bảo Việt:

- Liên hệ với Công ty bảo hiểm Bảo Việt

- Công ty Bảo hiểm Bảo Việt trả lời và gửi giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu có sẵn của công ty( Giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu phụ lục 5)

- Công ty Vietjet gửi giấy yêu cầu bảo hiểm

- Phía bên Công ty Bảo hiểm Bảo Việt phản hồi và gửi thông báo về các điều kiện được nhận bảo hiểm của mình Hãng hàng không kê khai các thông tin chung trên đơn gửi đến Ban quản lý của Hội, gồm nội dung chính sau:

 Tên, địa chỉ người yêu cầu bảo hiểm

 Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu cho tàu bay, động cơ, cánh quạt, có các thông tin sau đây: (1) Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của quốc gia xuất khẩu áp dụng đối với tàu bay, tên gọi của Giấy chứng nhận, số Giấy chứng nhận và ngày bắt đầu có hiệu lực; (2) Các khác biệt về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của quốc gia xuất khẩu so với tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của Việt Nam Các khác biệt này phải được nhà chức trách hàng không quốc gia xuất khẩu phê chuẩn và được Cục HKVN chấp nhận bằng văn bản; (3) Các điều kiện đặc biệt khác quy định bởi nhà chức trách hàng không quốc gia xuất khẩu tàu bay trước khi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu.

 Danh mục chỉ lệnh đủ điều kiện bay áp dụng cho tàu bay gồm các nội dung sau đây: (1) Xác nhận việc đã thực hiện các chỉ lệnh đủ điều kiện bay; phương pháp thay thế trong trường hợp áp dụng các phương pháp thay thế tương đương theo hướng dẫn của nhà chế tạo nhằm tuân thủ các yêu cầu của chỉ lệnh đủ điều kiện bay;

(2) Xác định chỉ lệnh đủ điều kiện bay phải được thực hiện theo chu kỳ lặp lại, thông tin về chu kỳ lặp lại và thời hạn thực hiện gần nhất.

 Danh mục công việc đã thực hiện với các yêu cầu bắt buộc đối với các thiết bị vô tuyến, liên lạc của tàu bay.

 Danh mục công việc đã thực hiện tuân thủ các khuyến cáo về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay do nhà chức trách hàng không xuất khẩu ban hành, nếu có.

Bước 2: Đàm phán các điều khoản trong Hợp đồng bảo hiểm và yêu cầu các chứng từ kèm theo.

Bước 3: Ký kết hợp đồng, ký duyệt và đóng dấu đơn/GCN bảo hiểm a)Ký duyệt Hợp đồng bảo hiểm/ Đơn bảo hiểm

Trình lên lãnh đạo Công ty Vietjet để ký ĐBH/ HĐBH căn cứ theo các quy định phân cấp của Tổng giám đốc và lãnh đạo Chi nhánh đã ban hành Đối với dịch vụ bảo hiểm mà Tổng giám đốc đã ký, Phòng Kinh doanh phải chuyển dự thảo Đơn bảo hiểm / Hợp đồng bảo hiểm đến Phòng Tàu bay hoặc Phòng nghiệp vụ Chi nhánh Hai bên Công ty Vietjet và Bảo Việt cùng kí hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bao gồm:

 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với khách hàng, hành lý, hàng hóa và bưu kiện

 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ 3 b)Đóng dấu

Một bộ Hợp đồng bảo hiểm/ Đơn bảo hiểm bao gồm 07 bản có giá trị pháp lý như nhau được văn thư đóng dấu và luân chuyển như sau :

 Công ty Vietjet nhận 02 bản chính và 01 bản copy.

 Bảo Việt giữ 3 bản chính và 01 bản copy.

Bước 4: Nộp phí bảo hiểm theo thời hạn đã thỏa thuận

Phân tích nội dung chính của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng hàng không

nhiệm dân sự của hãng hàng không.

5.2.1 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách, hành lý và hàng hóa

- Đối tượng bảo hiểm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có tổn thất xảy ra liên quan đến hành khách và hành lý, tư trang của họ, hàng hóa hãng nhận chuyên chở.

- Phạm vi trách nhiêm bảo hiểm:

Công ty bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thường cho:

1 Những khoản tiền mà người được bảo hiểm phải bồi thường cho người khác( hành khách và chủ hàng) theo chế độ trách nhiệm hiện hành do:

 Gây thương vong cho hành khách khi họ đang ở trong máy bay hoặc lên xuống máy bay

 Tổn thất về hàng hoá và hành lý trong quá trình vận chuyển theo phiếu hành lý, hàng hoá hoặc vận đơn hàng không

 Tổn thất về hành lý tư trang do hành khách tự bảo quản

2 Án phí dân sự và các chi phí cần thiết, hợp lý đã được hai bên thoả thuận bằng văn bản.

3 Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

- Các trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm:

 Bảo Việt không nhận trách nhiệm bồi thường với 12 điểm rơi rủi ro loại trừ chung trong bảo hiểm hàng không của hãng được quy định tại điều 8 quyết định số 365/PT-HK91 ngày 08-3- 1991và các trường hợp loại trừ dành riêng cho bảo hiểm trách nhiệm dân sự với hành khách, hành lý và hàng hóa sau:

 Tổn thất về người và tài sản của Người được bảo hiểm hoặc bên cùng tham gia kinh doanh với Người được bảo hiểm khi những người này đang thi hành nhiệm vụ của họ đối với Người được bảo hiểm.

 Tổn thất về người và tài sản của nhân viên tổ bay khi họ đang làm nhiệm vụ trên máy bay

- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng:

 Thời hạn bảo hiểm: 1 năm, kể từ Thời hạn bảo hiểm: Từ 00 giờ ngày 04 tháng 03 năm 2017 đến 24 giờ ngày 03 tháng 03 năm

 Bảo Việt sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường đối với các tổn thất xảy ra trước ngày bắt đầu của thời hạn bảo hiểm quy định tại điều này.

 Hiệu lực bảo hiểm có giá trị khi Hợp đồng bảo hiểm được 2 bên ký kết và Vietjet thanh toán phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm đúng thời hạn đã cam kết/thỏa thuận trong Hợp đồng bảo hiểm này.

- Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm: số tiền lớn nhất mà công ty bảo hiểm phải chi trả nhằm thay mặt người được bảo hiểm đứng ra đền bù, cụ thể:

 Đối với hành khách( trường hợp thương tật hoặc tử vong): 50000 USD/ người

 Đối với hành lý, tư trang cá nhân: 5000 USD/ khách

 Đối với hàng hóa nhận chuyên chở: 1000000 USD cho mỗi lần tổn thất xảy ra (với khoản khấu trừ 1000 USD cho mỗi đơn hàng)

 Hàng hóa nhận chuyên chở : 1000 USD cho mỗi đơn hàng

Phí bảo hiểm thực tế được xác định theo công thức:

S i : Số vụ tai nạn xảy ra với 1 loại máy bay làm phát sinh TNDS đối với hành khách, hành lý và hàng hóa

T i : Thiệt hại bình quân mỗi vụ

C i : Số máy bay cùng loại hoạt động năm thứ i

1 Trường hợp máy bay bị tai nạn:

- Người được BH và người BH phải thực hiện đầy đủ mọi quy định trong "Thể lệ giám định tai nạn máy bay".

2 Trường hợp hành lý, hàng hoá bị tổn thất: Người được BH phải cùng hành khách lập biên bản bất thường về tài sản ngay tại sân bay đến (theo mẫu).

- Khiếu nại: Sau khi tổn thất xảy ra, bộ hồ sơ khiếu nại phải gửi đến công ty bảo hiểm trong vòng 9 tháng kể từ ngày có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất

- Trách nhiệm dân sự đối với hành khách:

 Thư yêu cầu bồi thường của hành khách hoặc Người được hưởng tiền bồi thường

 Danh sách hành khách đi máy bay

 Vé hành khách hoặc cuống vé hoặc phiếu lên máy bay

 Bảng kê khai thiệt hại và chứng minh thiệt hại thực tế

 Giấy báo tử (nếu hành khách bị chết trong quá trình điều trị).

- Trách nhiệm dân sự đối với hành lý, tư trang và hàng hóa:

 Thư yêu cầu bồi thường của hành khách hoặc người thừa kế hợp pháp

 Biên bản bất thường về tài sản

 Vé hành khách, phiếu hành lý hoặc vận đơn

 Bảng kê hành lý, hàng hoá chuyên chở trên máy bay (trường hợp máy bay bị tổn thất toàn bộ)

 Bảng kê khai thiệt hại và chứng minh thiệt hại đối với từng loại tài sản theo giá mua mới và giá trị còn lại.

- Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm:

Phí bảo hiểm sẽ được Vietjet Air thanh toán cho Bảo Việt trong 1 lần 100% số phí bảo hiểm tính bằng USD chậm nhất sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ký.

Trường hợp máy bay bị tổn thất toàn bộ thì sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày gặp tổn thất, hãng máy bay phải thanh toán không chậm trễ số phí bảo hiểm nếu chưa trả trước đó.

Nếu Vietjet Air không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn,thì ngoài việc phải thanh toán số phí cho thời gian máy bay đã được bảo hiểm, hãng còn phải thanh toán cả lãi suất cho thời gian từ ngày đến hạn đến ngày thực thanh toán (trừ trường hợp có thỏa thuận khác bằng văn bản)

- Phương thức thanh toán: chuyển khoản.

Trường hợp hủy bảo hiểm, tỷ lệ hoàn là 80% số phí cho thời gian hủy Số tiền này sẽ được hoàn lại sau khi hai bên có văn bản chấp thuận hủy bỏ Hợp đồng.

- Một số quy định khác: 13 quy tắc đươc quy định tại điều 12 chương V quyết định số 365/PT- HK 91 ngày 08/03/1991

5.2.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự với bên thứ 3

- Đối tượng bảo hiểm: Trách nhiệm bồi thường đối với những tổn thất xảy ra liên quan đến một bên thứ 3 (của chủ nhà để máy bay, công ty cung ứng xăng dầu hàng không, công ty cung cấp dịch vụ bảo dưỡng máy bay, dịch vụ hàng hóa, suất ăn và các dịch vụ khác trong lĩnh vực hàng không…)

- Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm:

Công ty bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thường đối với:

1 Những khoản tiền mà Người được bảo hiểm phải bồi thường cho bên thứ 3 theo chế độ trách nhiệm dân sự do:

 Gây thương vong (chết hoặc không chết người);

 Làm hư hỏng, thiệt hại tài sản của người thứ ba do máy bay hoặc bất kỳ một người, một vật thể nào từ trên máy bay rơi xuống gây ra.

2 Án phí dân sự và các chi phí cần thiết, hợp lý đã được hai bên thoả thuận bằng văn bản.

3 Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

- Những trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm

Những trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm với 12 điểm rơi rủi ro loại trừ chung trong bảo hiểm hàng không của hãng được quy định tại điều 8 quyết định SỐ 365/PT-HK91 NGÀY 08-3- 1991và các trường hợp loại trừ dành riêng cho bảo hiểm trách nhiệm dân sự với bên thứ 3 như sau:

Tổ chức giám định và bồi thường tổn thất

Khi có rủi ro, sự cố tai nạn hàng không xảy ra thì vai trò của công tác giám định là rất quan trọng nhằm đánh giá mức độ, nguyên nhân, xác định diễn biến sự việc một cách khách quan Kết quả của công tác giám định là cơ sở để hãng hàng không và công ty bảo hiểm tiến hành bồi thường tương xứng với phần trách nhiệm Do vậy, làm tốt công tác giám định thì mới có thể làm tốt được công tác bồi thường và phát huy được vai trò của bảo hiểm trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất đảm bảo cho hàng hoá. Đối với một giám định viên thì cần phải nắm vững kiến thức, kỹ thuật máy bay, nắm vững các quy định nghiệp vụ và đặc biệt là các quy định trong thể lệ giám định máy bay Tóm tắt về thể lệ qua một số nội dung chính sau:

Khi có thông tin về tai nạn máy bay thì giám định viên cần phải nắm vững những thông tin cần thiết như :

 Loại máy bay, số đăng ký

 Ngày và nơi xảy ra tai nạn

 Sơ bộ mức độ tổn thất

 Các công việc của người được bảo hiểm sau sự cố để ngăn chặn các tổn thất tiếp theo

Trên cơ sở các thông tin đó, có thể đối chiếu với giấy chứng nhận bảo hiểm để có thể xác định được là máy đó thuộc máy được bảo hiểm không, hay rủi ro có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không khi đối chiếu đúng rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm, máy bay thuộc danh sách được bảo hiểm thì giám định viên phải tiếp cận hiện trường nơi xảy ra tổn thất Trong trường hợp máy bay bị tai nạn thì giám định viên cần phải tìm kiếm hộp đen và gửi về trung tâm xác định nguyên nhân tai nạn, tiếp theo cần xem xét cứu chữa những nạn nhân bị thương, bảo quản thi hài những nạn nhân bị chết Giám định viên cần đánh giá sơ bộ tổn thất về hành khách, hành lý, hàng hoá và khả năng thay thế, cứu chữa Kiểm tra và xem xét xong thì giám định viên lập báo cáo gửi cho công ty bảo hiểm, hãng hàng không và cơ quan chức năng có liên quan Trong báo cáo đề cập đến:

 Tình huống xảy ra tai nạn

 Diễn biến và hậu quả tai nạn

 Thời gian, địa điểm xảy ra tổn thất

 Sơ bộ tình hình tổn thất: con người và tài sản

Trong báo cáo giám định viên cần phải đưa ra được nhận xét, cách giải quyết tai nạn: máy bay có sửa chữa được không? Chi phí này có kinh tế không? Ước tính tổn thất toàn bộ? Kiến nghị…

Giám định viên tiến hành công việc điều tra và xác định được các thông tin cần thiết một cách khẩn trường, tỉ mỉ, chính xác và liên tục thông báo cho công ty bảo hiểm để công ty bảo hiểm có thể tiến hành công tác giải quyết bồi thường một cách nhanh chóng cho nạn nhân và gia đình nạn nhân.

=> Tóm lại, công tác giám định tổn thất đóng một vai trò quan trọng trong quá trình bảo hiểm, kết quả báo cáo của giám định sẽ là cơ sở quan trọng để tiến hành giải quyết bồi thường.

Công tác bồi thường là chức năng quan trọng trong quá trình bảo hiểm Việc xác định thiệt hại và giải quyết một cách đầy đủ, kịp thời về vai trò của mình Còn đối với hành khách, người gửi hàng thì được bồi thường trước những tổn thất, bảo vệ lợi ích của họ khiến họ cảm thấy an toàn hơn khi sử dụng dịch vụ của hãng Trong bảo hiểm có 04 phương thức bồi thường là:

 Thanh toán bằng tiền mặt

Phạm vi áp dụng của quy định là các trường hợp tổn thất của khách hàng liên quan tới trách nhiệm dân sự của Hàng không Việt Nam, kể cả trường hợp mà Hàng không Việt Nam được các hãng hàng không nước ngoài uỷ quyền giải quyết và trường mà Hàng không Việt Nam là đại lý phục vụ cho hãng hàng không nước ngoài.

Cơ quan có quyền giải quyết các khiếu nại này bao gồm: các Xí nghiệp Thương mại Mặt đất thuộc Hàng không Việt Nam Hiện nay đã được chuyển giao cho các Trung tâm Kiểm soát khai thác tại Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, các cơ quan đại diện Hàng không Việt Nam tại nước ngoài, các văn phòng khu vực của Hàng không Việt Nam ở trong nước, phòng bảo hiểm của Hàng không Việt Nam và một số cơ quan được Tổng công ty cho phép bồi thường.

Công ước Vácsava (Công ước Vácsava là công ước về thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế được ký tại Vacsava ngày 12/10/1929) đã đề cập:

 Đối với hàng hóa: Điều 22 khoản 2 quy định trong việc vận chuyển hành lý ký gửi và hàng hóa, trách nhiệm của người vận chuyển được giới hạn ở một khoản 250 Franc cho mỗi một kilogam, trừ khi người gửi hàng công bố giá trị vào lúc giao hàng cho người vận chuyển và trả một khoản tiền bổ sung nếu có yêu cầu như vậy Trong trường hợp đó, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm trả một khoản tiền không vượt quá giá trị đã công bố, trừ khi người vận chuyển chứng minh được rằng khoản tiền bồi thường đó lớn hơn giá trị thực tế của hành lý người gửi giao hàng. Điều 22 khoản 3 quy định đối với các đồ vật mà hành khách tự bảo quản, thì trách nhiệm của người vận chuyển được giới hạn

5000 Franc cho mỗi hành khách.

 Đối với con người: Điều 17 quy định trách nhiệm (dân sự) của người vận chuyển về những thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành khách bị chết hoặc bị thương hoặc bất kỳ thương tích nào về thân thể của hành khách, nếu tai nạn gây ra thiệt hại ở trên tàu bay hoặc trong quá trình hoạt động xếp tải hay dỡ tải. Điều 22 khoản 1 quy định trong vận chuyển hành khách trách nhiệm của người vận chuyển đối với mỗi hành khách được giới hạn một khoản 125.000 Franc phù hợp với luật tòa án mà vụ kiện được thụ lý, thiệt hại được quyết định thanh toán bằng hình thức trả theo định kỳ, giá trị tiền tương ứng của việc thanh toán nêu trên không được vượt quá 125.000 Franc Tuy nhiên, do hợp đồng đặc biệt, người vận chuyển và hành khách có thể thỏa thuận giới hạn trách nhiệm cao hơn.

Ngoài ra, ở Việt Nam quy định tương tự về vấn đề này, trong luật HKDDVN ở điều 160 có quy định “Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hành khách chết hoặc bị thương do tai nạn xảy ra trong tàu bay, trong thời gian người vận chuyển đưa hành khách lên tàu bay hoặc rời tàu bay”.

Chế độ trách nhiệm dân sự được xây dựng trên cơ sở “rủi ro”(yếu tố khách quan) và lỗi lầm (yếu tố chủ quan) đó là tính chất đặc thù của ngành hàng không trong hoạt động HKDDVN phù hợp với thông lệ quốc tế.

Do một số quốc gia phát triển đã có những yêu cầu đòi hỏi cao hơn như: Mỹ, Nhật, Australia nên năm 1999 đã ra đời công ướcMontreal 1999 với 53 nước ký, với hạn mức trách nhiệm với hành khách là không giới hạn (Unlimited Liability) Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 8/2000 HKVN đã quyết định tham gia: đối với hành khách là hạn mức không giới hạn trách nhiệm Với hạn mức trách nhiệm này sẽ giúp cho HKVN hội nhập với ngành hàng không trong khu vực và trên thế giới.

Tình huống tranh chấp và giải quyết tranh chấp

(Công ti bảo hiểm Bảo Việt) Địa chỉ: Trụ sở chính số 72 phố Trần Hưng Đạo – phường Trần Hưng Đạo – quận Hoàn Kiếm – thành phố Hà Nội

Ngày 21/10/2017, máy bay A321 số đăng ký VN-A651 gặp sự cố khi hạ cánh tại sân bay Nội Bài Khi đang thực hiện hạ cánh, cơ trưởng phát hiện động cơ hoạt động không bình thường, kết hợp với điều kiện thời tiết mưa bão trên hành trình chở hàng và hành khách khiến máy bay VN-A651 đã hạ cánh bằng bụng mà không có các bánh hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Việt Nam Do máy bay tiếp xúc mạnh với mặt đất nên một số hàng hóa linh kiện bị va đập dẫn tới hỏng hoàn toàn.

Trong lúc xuống máy bay, 1 nữ hành khách đi xuống khoảng 7 bậc thang thì té ngã và chảy máu đầu Các đơn vị hàng không triển khai đội y tế, xe cứu thương chuyển khách vào Bệnh viện cấp cứu nhưng người này đã tử vong.

3 Bên chịu trách nhiệm chi trả chi phí giám định tổn thất

Sau khi đã thu thập đủ hồ sơ và bằng chứng chứng minh vụ việc, Công ty Bảo hiểm Bảo Việt và hãng hàng không đã tiến hành trao đổi và thống nhất việc bồi thường tổn thất bao gồm:.

 5 bộ chuyển mạch từ cổng Ethernet sang cổng giao diện dùng cho hệ thống điều khiển máy công nghiệp

 3 mô đun giao diện kết nối dành cho bộ chuyển mạch dùng trong mạng hữu tuyến

Trong đó xác định rõ trách nhiệm bồi thường của công ty vận tải dựa trên nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự trên cơ sở rủi ro và lỗi lầm Theo đó:

 Trách nhiệm về “rủi ro” thì dựa trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm.

 Trách nhiệm về “lỗi lầm” thì xét trên yếu tố lỗi là chính:

Nguyên tắc xác định là phải xem xét tới các yếu tố, hành vi vi phạm, hậu quả, mối quan hệ nhân quả (hành vi là nguyên nhân trực tiếp đối với hậu quả) và lỗi lầm chứng minh không có lỗi thuộc nghĩa vụ người vi phạm Đối với hành lý, hàng hoá công ty có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hành lý, hàng hoá, chậm trễ hành lý ký gửi trong quá trình vận chuyển được tính từ thời điểm sau:

“Người gửi hàng giao hàng hoá, hành lý cho người vận chuyển tới địa điểm người vận chuyển trả hành lý, hàng hoá cho người có quyền nhận (người có tên trong vận đơn hàng không hoặc trong vé)”.

Vấn đề xác định lỗi (chủ quan) căn cứ vào các định ước trong hợp đồng vận chuyển và theo các quy định của pháp luật Trong trường hợp này, Airway Bill không kê khai rõ giá trị hàng hóa của khách hàng thì mức bồi thường không vượt quá mức giới hạn giá trị hàng hóa đã kê khai từ trước với tổn thất là 2000 USD quy đổi sang VND với tỷ giá 1/23000 là 46,000,000 VND tuy nhiên điều khoản khấu trừ 1000 USD cho mỗi một đơn hàng nên thiệt hại là 1000 USD

Qua cơ quan điều tra xác định nạn nhân bị ngã tử vong do trượt chân (nằm trong điều khoản bồi thường của hợp đồng) và được bảo hiểm theo mức tối đa là 20 triệu.

Quyền lợi bảo hiểm Hạn mức số tiền bảo hiểm/người

Thời hạn thông báo bồi thường kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm

A Bảo hiểm tai nạn 20.000.000 30 (ba mươi) ngày A1 Tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn

Tối đa đến số tiền bảo hiểm

A2 Chi phí y tế thực tế phát sinh do tai nạn

B Bảo hiểm mất giảm chi phí sinh hoạt, mất giảm thu

1.000.000/ngày 180 (một trăm tám mươi) ngày nhập do bị cách ly bởi dịch bệnh (tối đa 21 ngày, áp dụng cho một lần cách ly liên tục trong suốt

5.4.2 Case thực tế (bảo hiểm con người)

Chuyến bay 370 của Malaysia Airlines (MH370/MAS370) là một chuyến bay quốc tế thường lệ của hãng hàng không Malaysia Airlines đi từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh Khởi hành từ Kuala Lumpur vào lúc vào 0 giờ 41 MST ngày 8 tháng 3 năm 2014, dự kiến tới Bắc Kinh vào 6 giờ 30 cùng ngày Máy bay chở 239 hành khách, trong đó có hai trẻ sơ sinh, cùng với 12 thành viên phi hành đoàn Nhưng hai giờ sau khởi hành máy bay biến mất khỏi radar ATC và ngừng liên lạc với Trung tâm kiểm soát không lưu Subang Vào thời điểm mất tích thì đây là tai nạn làm thiệt mạng nhiều nhất liên quan tới máy bay Boeing 777 và của ngành hàng không Malaysia Vụ mất tích của MH370 được coi là "vụ mất tích bí ẩn bậc nhất trong lịch sử hàng không

Ngay sau khi Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết, máy bay MH370 đã rơi xuống khu vực ngoài khơi phía Tây Perth,Australia, các công ty bảo hiểm đã thanh toán khoản tiền 110 triệuUSD cho MAS, khoản tiền này được thực hiện theo tiêu chuẩn chính sách công nghiệp du lịch hàng không, nếu một chiếc máy bay đã mất tích hơn hai ngày, nó sẽ được giả định là bị phá hủy và sẽ nhận được bồi thường.

Hãng bảo hiểm Đức Allianz hôm thứ Hai cho biết họ là nhà tái bảo hiểm hàng đầu cho vụ máy bay AirAsia mất tích ngoài khơi bờ biển Indonesia với 162 người trên khoang Công ty Đức (từ chối cho biết thông tin cụ thể về số tiền bảo hiểm), có Malaysia Airlines là khách hàng, là nhà bảo hiểm chính cho chuyến bay MH370 biến mất trên Ấn Độ Dương vào tháng 3 năm 2014, cũng như chuyến bay MH17 bị bắn rơi hồi tháng 7 khi bay qua Ukraine.

 Tham khảo luật: a, Công ước Montreal 1999 cũng xác định các hãng hàng không sẽ phải bồi thường cho mọi hành khách chết hoặc chấn thương trong các vụ tai nạn, kể cả nếu nhà chức trách không xác định được nguyên nhân tai nạn.

Như vậy, Malaysia Airlines sẽ phải bồi thường cho gia đình mỗi hành khách trên chuyến bay MH370 khoảng 175.000 USD Với 227 hành khách trên chuyến bay, tổng cộng hãng hàng không này sẽ phải bồi thường khoảng 40 triệu USD.

Cũng theo công ước này, các hãng hàng không phải bồi thường trong thời gian 6 tháng kể từ thời điểm máy bay mất tích. Riêng đối với 10 thành viên đội tiếp viên và 2 phi công của chuyến bay MH370, việc đòi bồi thường của gia đình họ sẽ tùy thuộc vào luật lao động và hợp đồng lao động của họ với Malaysia Airlines. b, Đối với trách nhiệm của hành khách, Công ước Montreal giới hạn các khoản thanh toán ban đầu vào khoảng 165.000 đô la cho mỗi hành khách theo tỷ giá hối đoái hiện tại, hoặc tổng cộng khoảng 27 triệu đô la cho 162 hành khách trên chuyến bay củaAirAsia Nhưng nếu hãng hàng không bị phát hiện có lỗi, chẳng hạn như lỗi của phi công, thì các yêu cầu bồi thường có thể cao hơn nhiều.

John Ribbands, một người độc lập ở Melbourne cho biết: “Điều này giống hệt MH370 và MH17 theo nghĩa là có những nghĩa vụ bảo hiểm tối thiểu tiêu chuẩn mà tất cả các hãng vận tải phải có”

Ngày đăng: 14/07/2023, 16:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Website: https://www.vietjetair.com/ Link
10. Website: https://www.dms.myflorida.com Link
1. GS, TS Hoàng Văn Châu, 2006. Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh Khác
2. The Shipowners‘ Club, 2018. The Shipowners' club amendments to the rules for 2018 Khác
5. Website: www.pjico.com.vn/ Khác
6. Website: www.baoviet.com.vn/ Khác
7. Website: www.shipownersclub.com/ Khác
8. Website: www.dma.dk/ Khác
9. Website: britanniapandi.com/publication/calls-class-3/ Khác
1. Hợp đồng mua bán Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w