1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học các môn lý luận mác lênin cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự cấp phân đội ở học viện chính trị quân sự hiện nay

46 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 50,19 KB

Nội dung

Trong thời gian qua bên cạnh những ưu điểm đã đạt được việc vậndụng kiến thức thực tiễn và luận chứng cho kiến thức lý luận của học viên cònnhiều hạn chế nhất định: Học lý luận máy móc c

Trang 1

Mở đầu

1- Tính cấp thiết của đề tài

Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin Thực tiễn vừa là điểm khởi đầu, là nguồn gốc vừa là mụctiêu hướng tới của lý luận Do vậy, nhận thức lý luận phải xuất phát từ thựctiễn, trên cơ sở thực tiễn

Quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin Đảng ta xác định nguyêntắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơbản nhất trong giáo dục - đào tạo Nó đòi hỏi quá trình giáo dục đào tạo phảimang tính thực tiễn sâu sắc trên cơ sở nhu cầu của thực tiễn, bám sát vậnđộng thực tiễn, phải được chứng minh bằng thực tiễn và thực hành trong thựctiễn

Từ khi thành lập đến nay Học viện Chính trị quân sự luôn quán triệt sâusắc đường lối quan điểm của Đảng, đặc biệt là quan điểm về thực tiễn trongquá trình giáo dục - đào tạo đối với mọi đối tượng Trong đó đặc biệt chútrọng đối với việc đào tạo đội ngũ giáo viên khoa học xã hội nhân văn cấpphân đội Trước yêu cầu ngày càng cao của việc đào tạo giáo viên - lực lượng

có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là đào tạo

“những cỗ máy cái” đòi hỏi mỗi học viên đang học tập để trở thành giáo viênkhoa học xã hội nhân văn quân sự cấp phân đội phải vững vàng về lý luận,chắc về kiến thức cơ bản, có tư duy lý luận sắc xảo, có khả năng vận dụngkiến thức thực tiễn và luận giải những vấn đề lý luận để hiểu đúng, hiểu thựcchất, hiểu sâu sắc các tri thức đã được lĩnh hội, làm nền tảng vững chắc choquá trình truyền thụ sau này và làm cơ sở vận dụng vào giải quyết những vấn

đề thực tiễn đặt ra Muốn vậy cùng với nhiều nhiệm vụ học tập rèn luyện thìviệc rèn luỵên kỹ năng liên hệ thực tiễn và học tập các môn lý luận Mác -Lênin là hết sức quan trọng

Trang 2

Trong thời gian qua bên cạnh những ưu điểm đã đạt được việc vậndụng kiến thức thực tiễn và luận chứng cho kiến thức lý luận của học viên cònnhiều hạn chế nhất định: Học lý luận máy móc câu chữ, không đi sâu vào bảnchất quy luật, thực chất nguyên lý, thụ động về tư duy, “nô lệ ” về kiến thức,chỉ biết liên hệ trách nhiệm bản thân, thiếu thực tiễn hoặc thực tiễn phong phúnhưng không biết lựa chọn thực tiễn phù hợp với nguyên lý lý luận, liên hệkhông sát, không chặt chẽ, dẫn đến hiểu lý luận hời hợt, không hiểu đượcthực chất lý luận.

Với những lý do trên nhóm tác giả lựa chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học các môn lý luận Mác - Lênin cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay” để nghiên cứu.

2- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Xung quanh vấn đề dạy học các môn lý luận Mác - Lênin đã có nhiềucông trình khoa học, luận án, luận văn đề cập đến, tiêu biểu như công trình

khoa học của giáo sư Lê Xuân Lựu “Nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả dạy học lý luận Mác - Lênin” (1989- Học viện Chính trị quân sự); Luận án

“Nâng cao chất lượng hiệu quả bài giảng các môn khoa học xã hội nhân văn

ở các Trường đại học quân sự ” của Trần Đình Tuấn (2001); gần đây có các bài viết như: “Liên hệ lý luận với thực tiễn trong dạy học” (Tạp chí giáo dục

lý luận Chính trị quân sự số 01/ 2007); “Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn một nguyên tắc căn bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, (Tạp chí Lịch sử Đảng

số 11/2007), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận liên hệ với thực tiễn

và giảng dạy môn công tác đảng, công tác chính trị hiện nay” (Tạp chí giáo

dục lý luận Chính trị số 04/2007) Song chưa có công trình khoa học nàonghiên cứu, luận giải vấn đề rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học cácmôn lý luận cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn quân

sự ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay Do vậy, việc nghiên cứu này có ýnghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn

Trang 3

3- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

* Mục tiêu:

Đề tài làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năngliên hệ thực tiễn vào học các môn lý luận Mác - Lênin cho học viên đào tạogiáo viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự cấp phân đội ở Học việnChính trị quân sự hiện nay Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nângcao kết quả rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học các môn lý luận Mác -Lênin của học viên

* Nhiệm vụ:

Đề tài luận giải quan niệm về việc rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễnvào học các môn lý luận Mác - Lênin, làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận

Đánh giá phân tích thực trạng kỹ năng liên hệ và rèn luyện kỹ năng liên

hệ thực tiễn vào học các môn lý luận Mác - Lênin đào tạo giáo viên khoa học

xã hội và nhân văn quân sự cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự hiệnnay

Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chấtlượng rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học các môn lý luận Mác -Lênin cho học viên đào tạo giáo viên cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân

sự hiện nay

4- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

*Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ kỹ năng liên hệ thực tiễn và học các môn

lý luận Mác - Lênin của học viên đao tạo giáo viên khoa học xã hội và nhânvăn quân sự cấp phân đội

* Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là việc rèn luyện kỹ năng liên hệ thựctiễn vào học lý luận Mác - Lênin của học viên đào tạo giáo viên khoa học xãhội và nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay

5- Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

* Phương pháp luận

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đường lối quan điểm của Đảng,chính sách của Nhà nước về giáo dục đào tạo và Nghị quyết lãnh đạo củaĐảng uỷ các cấp mà trực tiếp là của Hệ sư phạm

* Phương pháp cụ thể

Đề tài sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phân tích, tổng hợp,lôgíc và lịch sử, trìu tượng hoá, khái quát hoá, điều tra xã hội học và phươngpháp chuyên gia

6- ý nghĩa của đề tài

Đề tài cung cấp hệ thống quan niệm về rèn luyện kỹ năng liên hệ thựctiễn vào học các môn lý luận Mác - Lênin cho học viên đào tạo giáo viên xãhội và nhân văn quân sự cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay,tạo cơ sở khoa học cho việc rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn, chỉ ra nhữngvấn đề ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân của thực trạng kỹ năng và rènluyện kỹ năng liên hệ thực tiễn của học viên Từ đó chỉ ra một số giải pháp cơbản làm cơ sở cho việc vận dụng và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn củahọc viên trong học tập các môn lý luận Mác - Lênin thiết thực góp phần pháttriển năng lực sư phạm cho học viên

Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâmđến vấn đề này

7- Kết cấu của đề tài

Đề tài kết cấu bao gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), phần kết luận,danh mục và tài liệu tham khảo

Trang 5

Chương 1

cơ sở lý luận và một số nhân tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học tập các môn lý luận mác - lênin cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự cấp phân đội

ở học viện chính trị quân sự hiện nay

1.1 Một số vấn đề lý luận về rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học tập các môn lý luận Mác - Lênin cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự cấp phân đội ở học viện chính trị quân

sự hiện nay

1.1.1 Quan niệm về rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học tập các môn lý luận Mác - Lênin cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự cấp phân đội ở học viện chính trị quân sự hiện nay

* Quan niệm về kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học tập các môn lý luận

Mác - Lênin

Lý luận và thực tiễn là những phạm trù triết hoc dùng để chỉ mặt vậtchất và tinh thần của một quá trình lịch sử xã hội thống nhất của nhận thức vàcải tạo tự nhiên ,xã hội Thực tiễn theo từ điển bách khoa Việt Nam là “toàn

bộ hoạt động vật chất có tính lịch sử xã hội của loài người nhằm cải tạo thếgiới xung quanh Thực tiễn bao gồm nhiều hoạt động khác nhau trong đóquan trọng nhất là hoạt động sản xuất, hoạt động cải tạo xã hội và thựcnghiệm khoa học” [tập 4, tr 346] Thực tiễn là hoạt động bản chất của conngười nhằm cải tạo thế giới khách quan bảo đảm cho xã hội tồn tại và pháttriển; là phương thức tồn tại đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa conngười và thế giới ,luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loàingười Lý luận là một yếu tố cấu thành thực tiễn “lý luận là hệ thống những trithức đã được khái quát tạo ra một quan niệm hoàn chỉnh về các quy luật và vềmối quan hệ cơ bản của hiện thực Lý luận là sự phán ánh và tái hiện cái hiệnthực khách quan Mọi lý luận đều bị quy định bởi hoàn cảnh lịch sử trong đó

Trang 6

nó nảy sinh bởi trình độ cụ thể của lịch sử sản xuất, kỹ thuật và thực nghiệm”[tập 2, tr.686].

Kỹ năng theo từ điển tâm lý học quân sự ‘là năng lực vận dụng có hiệuquả những tri thức về phương thức hoạt động đã được chủ thể lĩnh hội để thựchiện những nhiệm vụ tương ứng Hiểu theo nghĩa khái quát, kỹ năng là khảnăng vận hành những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm vào thực hiện nhiệm

vụ Theo nghĩa cụ thể, kỹ năng là hệ thống thao tác hành vi trên cơ sở nhữngkiến thức và kinh nghiệm nhất định để giải quyết những tình huống cụ thể Kỹnăng bao giờ cũng gắn với hoạt động cụ thể, không có kỹ năng cho tất cả mọiloại hoạt động Tri thức và thao tác là hai nhân tố cơ bản để hình thành kỹnăng nhưng tri thức và thao tác không phải là kỹ năng, mà kỹ năng là khảnăng vận dụng tri thức kinh nghiệm vào thực hiện một thao tác hoạt động cụthể Có tri thức tốt là không phải có ngay hành động tốt mà còn tuỳ thuộcvào trình độ thao tác Như vậy tri thức là nền tảng, còn thao tác mới là yếu tốquyết định hiệu quả hoạt động cụ thể

Kỹ năng liên hệ thực tiễn là một loại kỹ năng đặc biệt Theo từ điểnBách khoa Việt Nam, “liên hệ là khái niệm triết học dùng để diễn đạt sự liênkết, sự phụ thuộc và chế ước lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thànhcủa sự vật, hiện tượng những sự vật khác nhau trong một hệ thống với nhautrong một chỉnh thể thống nhất Liên hệ biểu hiện sự gắn kết mối quan hệhoặc là sự liên đới phụ thuộc lẫn nhau”.Kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học tập

là hoạt động thao tác tư duy gắn lý luận với thực tiễn

Từ đó ta quan niệm: Kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học tập các môn lýluận Mác - Lênnin là trình độ vận dụng những tri thức về thực tiễn vào lĩnhhội các nguyên lý lý luận Mác - Lênin

Xét về cấu trúc bao gồm cả tri thức và thao tác Nhưng đây không chỉ

là tri thức về kỹ năng liên hệ mà còn là tri thức về thực tiễn và lý luận Thaotác không phải là thao tác hành động bình thường mà là thao tác trí tuệ, thaotác tư duy trừu tượng ,là hoạt động tư duy diễn ra trong đầu óc người học Là

Trang 7

sự vận dụng các thao tác phân tích ,tổng hợp, so sánh…dùng thực tiễn để luậngiải chứng minh lý luận nhằm hiểu thực chất lý luận

Xét về trình độ kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học các môn lý luận Mác Lênin biểu hiện trình độ kiên thức, độ nhuần nhuyễn nhanh nhạy, sắc saỏtrong các thao tác tư duy Trình độ kỹ năng càng cao thì thao tác tư duy càngkhéo léo linh hoạt Trình độ kỹ năng liên hệ được biểu hiện ở các cấp độ sau

-Cấp độ thứ nhất, biểu hiện trình độ kỹ năng là khả năng liên hệ các

nguyên lý lý luận với hoàn cảnh lịch sử sinh ra nó Đây là trình độ sơ đẳngnhất người học chủ yếu sử dụng các thao tác tổng hợp, phân tích, tri giác biểutượng, tưởng tượng để phân tích lịch sử, làm rõ lịch sử chỉ ra tại sao tronghoàn cảnh đó thì có nguyên lý luận đó chứ không phải là lược sử, tái hiện lịch

sử đơn thuần

Cấp độ thứ hai của trình độ kỹ năng là khả năng gắn kết những nguyên

lý lý luận với thực tiễn tự nhiên, xã hội và tư duy Tức là khả năng vận dụng

lý luận vào phân tích, xem xét thực tiễn Từ việc phân tích chỉ ra bản chấtthực tiễn để xem xét luận giải thực chất của lý luân biểu hiện trên thựctế.Chẳng hạn khi nói quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ lựclượng sản xuất vậy trên thực tế nó đươc biểu hiện như thế nào.Nghĩa là bằngcác thao tác tư duy gắn kết thực tiễn với lý luận để làm sáng tỏ vấn đề lý luận

đề cập là cái gì trong thực tế

Cấp độ thứ ba, của trình độ kỹ năng liên hệ là khả năng vận dụng lý

luận vào luận giải đường lối quan điểm của các Đảng Cộng sản và thực tiễncác nước xã hội chủ nghĩa Đây là trình độ cao nhất của khả năng liên hệ thựctiễn với lý luận trong học tập các môn lý luận Mác - Lênin Ơ trình độ nàyngười học từ những nguyên lý lý luận đã biết vận dụng vào để xem xét luậngiải đường lối quan điểm của Đảng cộng sản và những vấn đề thực tiễn trênmọi lĩnh vực ở các nước xã hội chủ nghĩa; từ đó chỉ ra cái đúng đắn sáng tạocủa đường lối quan điểm, những sai lầm khuyết điểm trong đường lối của

Trang 8

Đảng và làm rõ những vấn đề lý luận còn phù hợp với thực tiễn , những vấn

đề không còn phù hợp ,đã bị thực tiễn vượt qua

Như vậy thực chất trình độ kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học tập cácmôn lý luận Mác - Lênin là trình độ vận dụng các thao tác tư duy để gắn kếtthực tiễn với lý luận biểu hiện ở khả năng lựa chọn,phân tích thông tin thựctiễn để luận giải nguyên lý lý luận, tìm ra tính phù hợp hoặc không phù hơpgiữa thực tiễn với lý luận,lý luận với thực tiễn Trình độ kỹ năng liên hệ thựctiễn vào học lý luận càng cao thì các thao tác tư duy lý luận càng nhạybén ,linh hoat

*Quan niệm về rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học tập các môn

lý luận Mác - Lênin cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay

Theo Từ điển Tiếng Việt “rèn luyện là luyện tập thường xuyên quathực tế để thành thục hơn vững vàng hơn” Rèn luyện kỹ năng thực chất là rènluyện thao tác hành động, luyện tập độ thành thục của thao tác Rèn luyện kỹnăng liên hệ thực tiễn và học tập các môn lý luận Mác - Lênin là rèn luyệnthao tác tư duy lý luận, luyện tập khả năng sử dụng các thao tác tư duy đểvận dụng các tri thức thực tiễn vào học tập của lý luận Do vậy, ta có quanniệm như sau: Rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn và học tập các môn lý luậnMác - Lênin là quá trình luyện tập khả năng liên kết vận dụng có hiệu quả cáctri thức về thực tiễn vào lĩnh hội các nguyên lý lý luận Mác - Lênin

Mục đích của việc liên hệ thực tiễn vào học các môn lý luận Máclênincho học viên là để học tốt các môn lý luận, qua đó người học hiểu thực chất,hiểu đúng, hiểu sâu sắc các nguyên lý lý luận của các nhà kinh điển Mục đíchrèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học các môn lý luận là rèn luyện khảnăng vận dụng tổng hợp các thao tác tư duy để gắn kết thực tiễn với lý luậntrong học lý luận Từ đó để phát triển tư duy lý luận ,hình thành thế giới quancách mạng, phương pháp luận khoa học trong xem xét, giải quyết các vấn đềthực tiễn và lý luận

Trang 9

Nội dung rèn luyện là rèn luyện cả về tri thức và thao tác Rèn luyệntri thức là luyện tập trình độ phân tích ,tổng hợp các thông tin thu nhận đượcnhằm tăng sự phong phú và độ chính xác, khoa học của các thông tin.Rènluyện các thao tác của kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học lý luận là rèn luyệnkhả năng vận dụng tổng hợp các thao tác tư duy để chọn lọc các thông tinthực tiễn gắn kết với thông tin thực tiễn nhằm nâng cao trình độ các thao tác

tư duy

Hình thức rèn luyện kỹ năng thông qua các hình thức dạy học, qua hoạtđộng thực tiễn, sinh hoạt hàng ngày Qua các hình thức dạy học như bàigiảng, Xêmina, tự học, thực hành mà rèn luyện kỹ năng là hình thức cơ bản,hiệu quả nhất Bằng các hình thức dạy học người học phải vừa tiếp nhận trithức, vừa hình thành các kỹ xảo, kỹ năng của thao tác Qua sinh hoạt hàngngày, học tập công tác nhất là hoạt động thực tiễn để người học từng bướcvận dụng các kiến thức đã học giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra giúpngười học có điều kiện trực tiêp soi chiếu lý luận với hoạt độngthực tế,từ đótích luỹ những kinh nghiệm thưc tiễn

Phương pháp rèn luyện cơ bản phải rèn luyện thường xuyên theo mộtquy trình chặt chẽ từ thấp đến cao Có thể hình thành kỹ năng liên hệ thực tiễnvào học các môm lý luận Máclênin theo các bước sau đây:

Bước 1: Thu nhận và tích luỹ thông tin Trong bước này thông tin chủ

yếu là về thực tiễn lịch sử xã hội, tự nhiên, tư duy Người học phải bằng nhiềuhình thức biện pháp khác nhau để nắm thông tin như qua bài giảng, nghiêncứu sách báo, thông tin đại chúng, qua cán bộ quản lý Tích luỹ được nhiềuthông tin là cơ sở quan trọng để hình thành kỹ năng

Bước 2: Phân loại và chọn lọc thông tin ở bước này người học cần biết

phân tích thông tin, lựa chọn những thông tin cơ bản và hữu ích Người họcphải phân tích tổng hợp những thông tin đã thu nhận được tìm ra vấn đề bảnchất, cốt lõi Có rất nhiều loại thông tin khác nhau, do nhiều kênh thông tinmang lại có cả thông tin thuận và thông tin phản diện, cả những vấn đề cơ bản

Trang 10

và những vấn đề chỉ là hiện tượng Người học phải nắm chính xác thông tinsau đó mổ xẻ tìm ra bản chất thông tin thực tiễn Từ đó có nhận thức ban đầu,

có thái độ và quan điểm về thông tin đó Đây là bước quan trọng chỉ có xử lýđúng những thông tin, người học mới có thái độ quan điểm đúng đắn nếunhận thức sai lệch, phiến diện thì khi luận giải những vấn đề sẽ không chínhxác, không khoa học

Bước 3: Gắn kết thông tin thực tiễn với thông tin lý luận Khi đã bước

đầu có nhận thức về thông tin người học chọn lọc thông tin thực tiễn tươngứng với thông tin lý luận Trong bước này đòi hỏi người học phải rèn luyệnkhả năng cùng một lúc sử dụng nhiều thao tác tư duy để đối sánh thực tiễn với

lý luận tìm ra mối quan hệ đồng đẳng hoặc khác biệt của các vấn đề lý luận vàthực tiễn

Bước 4: Xem xét lý luận thông qua thực tiễn Đây là bước cao nhất

trong quá trình rèn luyện kỹ năng Không chỉ dừng lại ở việc gắn kết thực tiễnvới lý luận mà phải chỉ ra những điểm, những vấn đề mà lý luận không cònphù hợp với thực tiễn cần phải sửa đổi bổ sung Để có trình độ này người họcphải có tư duy tổng hợp, có cái nhìn tổng thể, sâu sắc về lý luận và thực tiễn,nhận thức đúng bản chất để phát hiện ra những yếu tố không hợp lý, khôngphù hợp Để thực hiện kỹ năng này người học phải có tư duy độc lập, sángtạo, phải có quá trình chuyên tâm nghiên cứu tìm tòi cả về lý luận, thực tiễn

Như vậy, việc rèn luyện kỹ năng thực tiễn và học tập các môn lý luậnMác - Lênin cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn cấpphân đội ở Học viện Chính trị quân sự là đặc biệt quan trọng có ý nghĩa thiếtthực đối với người học lý luận Với kỹ năng này người học lý luận trở nên dễdàng hơn ,hiệu quả hơn ,làm cho viêc học lý luận sinh động,hấp dẫn hơn,khắc phục được tình trạng học lý luận tách rời vời thực tiên,hiểu lý luận hờihợt mơ hồ Chỉ bằng cách học này người học mới thấy đươc giá trị ,ý nghĩathựctiễn của lý luận Chỉ trên cơ sở đó người học mới hình thành và phát triển

về trí tuệ , chắc về kiến thức ,vững về niềm tin Với việc rèn luyện kỹ năng

Trang 11

này là điều kiện để người học hình thành một phương pháp học tập lý luậnkhoa học có hiệu quả và hình thành phương pháp tư duy biện chứng,tư duythực tiễn.

1.2 Cơ sở khoa học và một số yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học tập các môn lý luận Mác - Lênin cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay

1.2.1 Cơ sở khoa học của việc rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học tập các môn lý luận Mác - Lênin cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay

Rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học tập các môn lý luận Mác Lênin có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu yêu cầu đào tạongười sĩ quan quân đội, người giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự,chiến sĩ kiên cường trên mặt trận đấu tranh tư tưởng lý luận hiện nay Trướcyêu cầu ngày càng cao của mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ cách mạng thì việc rènluyện kỹ năng liên hệ thực tiễn không chỉ quan trọng cấp thiết mà còn đặc biệtcấp bách trong giai đoạn hiện nay Xuất phát từ lý do sau đây:

-Một là, do mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa lý luận Mác - Lênin

với thực tiễn Trên cơ sở quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩaMác - Lênin vào điều kiện thực tế cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã xác định một nguyên tắc cơ bản trong nhận thức và hoạt động cách mạng

đó là nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn Người khẳng định: “thốngnhất lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác -Lênin Thực tiễn không có lý luận thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận màkhông liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” Một lý luận chỉ trở thành khoahọc cách mạng khi xuất phát từ thực tiễn, có nguồn gốc từ thực tiễn, bám sátthực tiễn Hồ Chí Minh chỉ rõ: “lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm loài người,

là tổng hợp tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”.Thực chất lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm của lịch sử loài người, có nguồn

Trang 12

gốc từ thực tiễn được, hình thành từ những kinh nghiệm thực tiễn; lý luậnchân chính tự nó không tách rời thực tiễn mà gắn bó mật thiết với thực tiễn.Song không phải có thực tiễn là có lý luận mà lý luận chỉ được hình thànhtrên cơ sở tổng kết khái quát những kinh nghiệm thực tiễn Chính thực tiễn là

cơ sở, là căn cứ, là tài liệu để tổng kết thành lý luận,không có thực tiễn thìkhông có lý luận Học thuyết Mác - Lênin ra đời trên cơ sở kinh tế, xã hội ,tưtưởng… trong xã hội đương thời, nó là kết tinh của toàn bộ tinh hoa lịch sử tưtưởng nhân loại,không có cơ sở thực tiễn thì không có nguyên lý lý luận Mác

- Lênin.Theo Lênin chỉ rõ : “Học thuyết của Mác là sự kế thừa thẳng và trựctiếp những học thuyếtcủa các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh

tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội” và Lênin cũng cho rằng đó là “Banguồn gốc, đồng thời là ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác”.Lênin rất đúngkhi cho rằng :Bản chất là linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là biết phân tích

cụ thể một tình hình cụ thể “xuất phát từ thực tế khách quan,nâng cao tínhnăng động chủ quan”.Chính điều này đã được Mác thấu triệt: “Ngay cả nhữngphạm trù trừu tượng, mặc dù chúng chính là nhờ ở tính trừu tượng của mình

có hiệu lực đối với tất cả các thời đại,nhưng ngay trong tính xác định của sựtrừu tượng hoá ấy ,chúng còn là những sản phẩm của những điều kiện lịch sử

và có một ý nghĩa đầy đủ chỉ với những điều kiện ấy và trong giới hạn củachúng”.Chủ nghĩa Mác là hệ tư tưởng khao học chân chính thể hiện sâu sắcmối quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn Chính phong trào cộngsản và công nhân quốc tế thế kỷ XIX là cơ sở để Mác - Ăngghen, khái quátthành những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học Toàn bộ lịch sử nhânloại là cơ sở để các nhà kinh điển khái quát thành những quy luật chung nhấtcủa triết học Mác - Lênin Lý luận Mác - Lênin nếu tách khỏi thực tiễn không

vì thực tiễn thì sẽ không có sức sống Lý luận và thực tiễn thống nhất nhưngkhông đồng nhất Thực tiễn là cơ sở,động lực và mục đích của nhận thức nênthực tiễn vận động biến đổi tắt yếu sẽ dẫn tới sự biến đổi của lý luận.Lý luậnMác lênin không phải là một cái gì đã xong xuôi hoặc bất biến mà là một hệ

Trang 13

thống mở tự đổi mới tự phát triển trong dòng phát triển trí tuệ nhân loại.Nếuxem lý luận Mác lênin là bất biến sẽ dẫn đến giáo điều,rập khuôn máymóc;còn nếu xem nó không còn phù hợp với thực tiễn sẽ dẫn ddensbeenhj tảkhuynh xa rời chân lý.Lý luận Mác lênin là nền tảng cho nhận thức và hànhđộng mà những người cộng sản cần bổ sung, phát triển nếu họ không muốnlạc hậu với cuộc sống.

Hai là, do vị trí vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin; đặc điểm phương

pháp, cách thức học các môn lý luận Mác - Lênin

Lý luận Mác - Lênin là học thuyết khoa học, cách mạng về nhận thức

và cải tạo thế giới, về những quy luật phát triển của tự nhiên ,xã hội và tư duycon người ,về những con đường cách mạng lật đổ chế độ xã hội bóc lột và xâydựng chủ nghĩa cộng sản, là thế giới quan của giai cấp công nhân mà đội tiềnphong của nó là Đảng Cộng sản và công nhân Sự ra đời của chủ nghĩa Mác

- Lênin là sự tiếp thu toàn bộ tinh hoa tư tưởng nhân loại trực tiếp là triết học

cổ điển đức ,kinh tế chính trị anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng pháp Nó làmột hệ thống lý luận khoa học, cách mạng triệt để ,cân đối và hoàn bị ;baogồm ba bộ phận cấu thành triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin

và chủ nghĩa xã hội khoa học;bằng phương pháp trìu tượng khoa học đã phântích toàn bộ lịch sử nhân loại mà trực tiếp là lịch sử phát triển của thời kỳ tưbản chủ nghĩa để tìm ra bản chất, quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội , tưduy Do vậy mà lý luận Mác - Lênin có tính khái quát cao, tính trừu tượng,tính khoa học cách mạng Là hệ thống lý luận duy vật khách quan, toàndiện ,phát triển ,lịch sử, cụ thể học thuyết đã luận giải toàn bộ lịch sử pháttriển tự nhiên, xã hội và tư duy con người Sự ra đời học thuyết Mác đã xé tánbức màn đêm của thần thánh, chúa trời và ma quỷ chỉ ra bản chất, quy luậtvận động của thực tại khách quan, con đường, phương pháp để con người đấutranh thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, mọi xiềng xích nô lệ, xây dựngmột xã hội tốt đẹp, không có người bóc lột người Do vậy nó trở thành thếgiới quan, phương pháp luận của giai cấp công nhân là kim chỉ nam cho mọi

Trang 14

hành động cách mạng vì sự giải phóng giai cấp công nhân, dân tộc, xã hội vànhân loại Liên hệ thực tiễn với lý luận tức là gắn kết thực tiễn với cơ sở hiệnthực, soi lý luận và thực tiễn ,gắn những nguyên lý lý luận với hoàn cảnh lịch

sử sinh ra nó và thực tiễn sinh động của cuộc sống

Phương pháp luận mác xít xuất phát từ chỗ cho rằng cơ sở của phươngpháp nhận thức là những quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội, nó chỉ cóthể là phương pháp khoa học khi nào, nó phản ánh quy luật khách quan củabản thân thực tại, cho nên những nguyên tắc của phương pháp luận, quy luật,phạm trù và khái niệm của nó như quy luật mâu thuẫn, lượng đổi, chất đổi,phủ định của phủ định, giữa cái tự do và cái tất yếu, giữa cái phổ biến và cáiđặc thù Không phải là những nguyên tắc tuỳ tiện do trí tuệ con người tạo ra

mà là sự biểu hiện của tính quy luật của giới tự nhiên cũng như của conngười Phương pháp luận mác xít vừa dựa trên phép biện chứng của đốitượng, vừa dựa trên đặc thù của sự phản ánh phép biện chứng đó của tư duy.Chỗ cách biệt căn bản của phương pháp luận mác xít với phương pháp luậncủa chủ nghĩa duy vật trước mác là có tính đặc thù của hoạt động tư duy vàkhác với phương pháp luận duy tâm là nó gắn liền những quy luật này với sựtác động thực tiễn của chủ thể xã hội tới thế giới khách quan Vì vậy, phươngpháp luận mác xít gắn bó hữu cơ với thế giới quan mác xít và nhiều khi chúng

ta không thể phân biệt đâu là thế giới quan, đâu là phương pháp luận Lêninrất đúng khi cho rằng: Bản chất là linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là biếtphân tích cụ thẻ một tình hình cụ thể “phải xuất phát từ thực tế khách quan,nâng cao tính năng động chủ quan”, phải có quan điểm toàn diện, lịch sử cụthể

Học tập là hoạt động nhận thức của người học Đó là quá trình phảnánh thế giới khách quan vào ý thức người học, là quá trình vận động của tưduy ,có mâu thuẫn nội tại và phát triển biện chứng từ chỗ chưa hiểu biết đếnhiểu biết, hiểu biết chưa đầy đủ chính xác đến đầy đủ và chính xác, từ chỗchưa có kỹ năng đến có kỹ năng giải quyết vấn đề đặt ra Sự phản ánh hiện

Trang 15

thực khách quan vào ý thức người học không phải là một hoạt động giảnđơn ,thụ động mà là quá trình phức tạp có sự hoạt động tích cực, sáng tạo, cótính chất tìm tòi, nghiên cứu từ thấp đến cao,là sự phản ánh khách quan về nộidung và chủ quan về hình thức.

Hoạt động nhận thức của người học vừa tuân theo quy luật nhận thứcchung của nhân loại, vừa có nét độc đáo, riêng biệt Quá trình hoạt độngkhông phải là sự phát hiện ra chân lý mới mà là khám phá lại và lĩnh hội cáckiến thức khoa học đã được khám phá ra, nó được diễn ra trong điều kiện sưphạm thuận lợi làm cho hoạt động nhận thức của người học đi theo con đườngngắn nhất và chắc chắn tới đích, tránh được những bước quanh co phức tạp

Tuy có những đặc thù những hoạt động học tập của học viên trong nhàtrường quân sự cũng là quá trình lĩnh hội những tri thức, những kinh nghiệm

xã hội lịch sử nhằm hình thành, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho ngườihọc Học tập các môn lý luận Mác - Lênin là nội dung quan trọng trongchương trình đào tạo, trang bị kiến thức lý luận căn bản nhằm hình thành thếgiới quan cách mạng, nhân sinh quan cộng sản và phương pháp luận khoa họccho người học ;và làm cơ sở để học tập các môn học khác; do đặc điểm củahọc thuyết Mác và các môn lý luận Mác - Lênin đòi hỏi người học phải cómột năng lực tư duy lý luận đạt trình độ cao, một vốn thực tiễn phong phúmới hiểu đúng thực chất những nguyên lý lý luận Đồng thời người dạy cũngphải có một phương pháp dạy học khoa học hướng dẫn người học nhận thứcđúng bản chất các nguyên lý khoa học làm cơ sở vận dụng vào giải quyết cácvấn đề thực tiễn

Liên hệ thực tiễn với lý luận trong học tập lý luận là đưa các vấn đềkhoa học về đúng nguồn gốc sinh ra nó, luận giải các vấn đề lý luận trên cơ sởthực tiễn và sự phát triển của thực tiễn, lấy thực tiễn để chứng minh làm sáng

tỏ lý luận, soi lý luận vào thực tiễn để hiểu đúng bản chất, hiểu sâu sắc cácnguyên lý lý luận Điều này đòi hỏi người học phải có một kỹ năng liên hệthực tiễn vào học các môn lý luận Mác - Lênin

Trang 16

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách thức học lý luận.

Lý luận luôn mang tính trìu tượng khái quát cao Do đó phải có phương thứchọc đặc thù, đặc biệt đối với học viên có trình độ kinh nghiệm còn hạn chế đểhiểu tường tận nguyên lý lý luận thì cực kỳ khó khăn Phương pháp học chủyếu là lấy sự việc hiện tượng quá trình thực tiễn xã hội lịch sử để chứng minhluận giải những nguyên lý lý luận, nghiên cứu một cách toàn diện vạch rõ bảnchất các vấn đề quy luật vận động và mọi hình thức biểu hiện của nó, học mộtcách cụ thể đánh giá một cách khách quan gắn liền với đường lối quan điểmcủa Đảng Sử dụng phổ biến phương pháp học theo quan điểm của Lênin chỉra: “Trong vấn đề thuộc về khoa học xã hội phương pháp chắc chắn nhất vàcần thiết nhất để thực sự có được thói quen xem xét vấn đề đó một cách đúngđắn và để không lạc hướng trong rất nhiều tri tiết hoặc trong rất nhiều ý kiếnđối lập nhau Điều quan trọng nhất của một sự nghiên cứu khoa học là khôngnên quên mối liên hệ lịch sử căn bản là xem xét mọi vấn đề theo quan điểmsau đây: Một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào,hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào và đứng trênquan điểm của sự phát triển để xem xét hiện nay nó đã trở thành như thế nào”không nặng về học tập, câu chữ, lý thuyết hàn lâm mà phải biết nắm thực chấtnguyên lý lý luận.Để làm được điều đó phải biết khai thác nguồn tài liệu thực

tế phong phú để luận giải các vấn đề lý luận,đưa lý luận về vơí thực tiễn đểhiểu sâu sắc lý luận Khi nói về công tác huấn luyện, Hồ Chí Minh đã chỉ racách khai thác nguồn tài liệu thực tế như sau: “Khoa học chính trị dùng sách

vở, bài báo bàn về chiến lược, chiến thuật làm tài liệu lý luận; lấy lịch sử vàkinh nghiệm đấu tranh của Đảng làm thực tế Khoa học kinh tế lấy kinh tếchính trị học làm tài liệu lý luận, lấy lịch sử kinh tế của nước ta gần 100 nămnay làm tài liệu thực tế” Theo tinh thần đó dạy học các môn lý luận đều phải

và có thể khai thác sử dụng các nguồn tài liệu thực tế trên cơ sở thực tế,xemxét vấn đề lý luận đó ra đời trong hoàn cảnh nào,đang biểu hiện nhu thế nàotrên thực tế,đề câp và giải quyết vấn đề thực tiễn nào,có ý nghĩa và giá trị như

Trang 17

thế nào trong thực tế Bên cạnh sử dụng nguồn tài liệu lịch sử, thực tế đờisống xã hội trong nước, thế giới và nghề nghiệp còn có nguồn tài liệu thực tế

do chính kinh nghiệm trực tiếp hoặc gián tiếp của người học đúc kết đượcthông qua hoạt động Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Ngoài những tài liệu vềchủ nghĩa Mác - Lênin còn có những tài liệu thiết thực Đó là những kinhnghiệm do người học mang đến Chỉ bằng cách học như vậy người học mới

dễ dàng và thấu triệt lý luận và lý luận mới có giá trị vận dụng thực tế sátđúng”

Ba là, do bản chất của quá trình dạy học, quy luật của quá trình nhận

thức Lênin đã khái quát quy luật nhận thức thành một luận điểm nổi tiếng “từtrực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thựctiễn Đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý” [Lênin, tập 29,tr.179] Đó là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào ý thức người học, làquá trình vận động của tư duy Trên cơ sở các tài liệu cảm tính, người học sửdụng các thao tác tư duy để xử lý, chế biến, nghiền ngẫm các thông tin họctập gạt bỏ những cái vụn vặt ngẫu nhiên bên ngoài, nắm cái bản chất quy luậtcủa sự vật hiện tượng hình thành các khái niệm, biểu tượng mới trong tư duy,trên cơ sở đó vận dụng kiến thức kỹ xảo, kỹ năng vào giải quyết vấn đề lýluận và thực tiễn đặt ra Các giai đoạn nhận thức : trực quan sinh động, tưduy trừu tượng, thực tiễn thống nhất với nhau làm tiền đề cơ sở cho nhau, chếước lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển Giai đoạn trước làm cơ sởcho giai đoạn sau, giai đoạn sau tác động trở lại giai đoạn trước

Bốn là, do quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của chủ nghĩa Mác

-Lênin, nguyên lý giáo dục và mục tiêu yêu cầu đào tạo Lý luận Mác - Lêninđược Đảng ta kiên định lấy làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọihành động.Nên việc nghiên cứu và làm sáng tỏ nguyên lý lý luận có ý nghĩathiết thực đối với cả lý luận và thực tiễn Trên cơ sở đó, Đảng ta luôn xác định

và quán triệt nguyên tắc thực tiễn trong quá trình giáo dục đào tạo Lêninkhảng định: “Quan điểm về đời sống,,về thực tiễn phảI là quan điểm thứ nhất

Trang 18

và cơ bản của lý luận nhận thức”.Nguyên tắc này được Đảng ta chỉ rõ: “Hoạtđộng giáo dục được thực hiệntheo nguyên lý học đi đôi với hành ,giáo dục kếthợp với lao động sản xuất lý luận gắn liền với thực tiễn,giáo dục nhà trườngkết hợp với giáo dục gia đình và xã hội” Nội dung nguyên tắc chỉ ra quá trìnhtruyền thụ và lĩnh hội kiến thức lý thuyết phải gắn với thực tiễn cáchmạng ,thực tiễn nghề nghiệp quân sự, nội dung dạy học phải phù hợp vớitrình độ thực tiễn, có tác dụng hướng dẫn thực tiễn hình thức phương phápdạy học phải phù hợp với điều kiện thực tiễn Quá trình dạy học phải thườngxuyên thâm nhập thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn để kìm thời bổ sung

lý luận, tránh lối dạy học giáo điều sách vở, tách rời lý thuyết với thực tiễn xãhội hoạt động quân sự, rơi vào kinh nghiệm chủ nghĩa hoặc xem nhẹ lýthuyết Mục tiêu yêu cầu đào tạo đặt ra cần phải nắm chắc, nắm sâu sắc lýluận Người giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự phải có bản lĩnh vànăng lực chuyên môn vững vàng, đặc biệt trong quá trình đào tạo phải nắmsâu sắc những nguyên lý, lý luận Mác - Lênin làm cơ sở để giảng dạy sau này

và tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ

Đồng thời do yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trước sự chống pháquyết liệt của các thế lực thù địch trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” xácđịnh chống phá trên lĩnh vực tư tưởng lý luận là một trọng điểm nhằm phủnhận nền tảng tư tưởng lý luận của cách mạng nước ta,làm cho quân đội mấtphương hướng về chính trị Chính từ yêu cầu ngày càng cao của cuộc đấutranh tư tưởng lý luận và yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng chính quytinh nhuệ và từng bước hiện đại, lấy cơ sở đòi hỏi hơn lúc nào hết người họcviên đào tạo giáo viên phải rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn trong học tập

lý luận Mác - Lênin

1.2.2 Một số nhân tố cơ bản tác động đến việc rèn luyện kỹ năng liên

hệ thực tiễn vào học tập các môn lý luận Mác - Lênin cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay

Trang 19

Quá trình đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn cấp phân đội ởHọc viện Chính trị quân sự luôn chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tốtrong đó việc rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học tập các môn lý luậnMác - Lênin trực tiếp chịu tác động của những nhân tố cơ bản sau:

Một là, nhóm nhân tố thuộc về học viên Học viên là chủ thể trực tiếp

quyết định chất lượng của quá trình rèn luyện Học viên đào tạo giáo viên cấpphân đội có tuổi đời rất trẻ,được chọn lựa kỹ cả về phẩm chất đạo đức,nănglực; có vốn kiến thức cơ bản tương đối vững chắc, đặc biệt là hệ thống kiếnthức về lịch sử xã hội, có khả năng nhận thức nhanh; động cơ thái độ học tậpđúng đắn,xu hướng nghề nghiệp rõ ràng, có ý chí quyết tâm cao trong học tập,rèn luyện; được xuất thân từ nhiều địa phương khác nhau,có lối phong tục tậpquán phong phú,đa dạng; học tập công tác trong điều kiện tập trung nên cókhả năng trao đổi giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.Đây là những cơ sở nền tảngvững chắc,những điều kiện thuận lợi trực tiếp quyết định trình độ kỹ năng liên

hệ thực tiễn vào học lý luận của học viên

Tuy nhiên hầu hết học viên chưa từng trải, vốn thực tiễn ít, kinhnghiệm còn nghèo nàn, một bộ phận còn tồn tại tâm lý, tư tưởng cá nhân chủnghĩa ngại va chạm, thiếu tích cực cố gắng trong quá trình học tập;trình độ trithức nhất là kiến thức lý luận còn nhiều hạn chế, phương pháp học tập cònmang nặng cách học phổ thông phụ thuộc chủ yếu vào giáo trình và bàigiảng,còn lúng túng trong đổi mới,lựa chọn phương pháp học tập khoahọc,phù hợp;một số ít khả năng tư duy lý luận yếu Những hạn chế này mộtphần tạo nên khó khăn cho quá trình rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy lýluận trong quá trình học tập

Hai là, những yếu tố thuộc về giáo viên Đây là nhân tố quyết định nhất

đến chất lượng học tập nói chung và kết quả rèn luyện kỹ năng liên hệ thựctiễn vào học lý luận của học viên nói riêng Trình độ năng lực sư phạm, kinhnghiệm sự từng trải là yếu tố có ý nghĩa quan trọng có tác động to lớn đến quátrình rèn luyện Người giáo viên có tài nghệ sư phạm cao hay thấp trực tiếp

Trang 20

ảnh hưởng đến hiệu quả bài giảng, đến việc tổ chức, hướng dẫn hoạt độngnhận thức của người học Trình độ,kinh nghiệm ,vốn sống và sự từng trải tạonên sự tài tình khéo léo trong việc sử dụng các thủ thuật sư phạm vừa thu húthọc viên, vừa buộc học viên vào tình huống phải tư duy giúp người học nhanhchống tìm ra chân lý Đội ngũ nhà giáo trong Học viện phần lớn có trình độcao, có kinh nghiệm và vốn sống dày dạn, nhiệt tình trách nhiệm say mê vớinghề nghiệp, có uy tín cao luôn là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức,nhiều thầy giáo đã có quá trình nghiên cứu sâu sắc cả về lý luận và thực tiễnlàm cho bài giảng có tính thuyết phục,tính khoa học, tính thực tiễn phongphú ,tính giáo dục cao thật sự là một công trình vừa mang tính khoa học vừa

có tính nghệ thuật,nhờ đó giúp học viên nhanh chống nắm chắc kiến thức cơbản đồng thời tạo cơ hội ,điều kiện cho học viên rèn luyện ,vận dụng các thaotác tư duy Tuy nhiên có một bộ phận giáo viên còn có những hạn chế cả vềtrình độ kiến thức, phương pháp sư phạm,vốn sống và kinh nghiệm thực tiễn.Một số giáo viên trẻ tri thức chưa sâu sắc kinh nghiệm chưa dày dạn, phươngpháp còn hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập,rèn luyện của họcviên.Cá biệt có trường hợp giảng lý luận mà không tin vào lý luận ,giảng bài

mà thiếu nhiệt huyết chỉ giảng theo nghĩa vụ ,biểu hiện sự hoài nghi,thờ ơ vớiđiều trình bày nên thiếu sức thuyết phục đối với người học không kích thíchđược sự say mê học tâp,nghiên cứu

Ba là, nhóm yếu tố thuộc về môi trường sư phạm và điều kiện kinh tế

-xã hội Môi trường văn hoá sư phạm ở Học viện Chính trị đã tác động lớn đếnviệc hình thành và phát triển kỹ năng của người học viên Đời sống vậtchất,tinh thần được quan tâm; tài liệu, phương tiện thông tin ngày càng bảođảm, môi trường văn hoá được chú trọng xăy dựng lành mạnh,dân chủ đượcphát huy,các chế độ nề nếp,kỷ luật được duy trì chặt chẽ, nghiêm túc;

hệ ,khóa nhiều năm liền là đơn vị vững mạnh toàn diện; các tổ chức nhất làĐảng bộ ,chi bộ được tập trung xây dựng và phát huy tốt vai trò, chứcnăng,các tập thể là một khối thống nhất; nhiều hoạt động thực tiễn được tổ

Trang 21

chức quy mô chặt chẽ, giàu tính mô phạm gắn liền với phong trào thi đua tạonên động lực mạnh mẽ thu hút đông đảo học viên tham gia có tác động tíchcực đến học viên Tuy nhiên cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nguồn tài liệu ít,không kịp thời được bổ sung thông tin mới, có lúc có nơi chế độ sinh hoạtchất lượng chưa cao còn có biểu hiện hình thức tính giáo dục ,rèn luyệnthấp;hoạt động thực tiễn có lúc chất lượng hiệu quả chưa cao cũng hạn chếmột phần đến kết quả rèn luyện.

Môi trường bên ngoài quân đội nhất là sự tác động của nền kinh tế thịtrường với những mặt trái, mặt tiêu cực của nó đã ảnh hưởng không nhỏ đếnquá trình học tập của người học viên Những chính sách về phát triển kinh tế,giáo dục, văn hoá, xã hội của Đảng và Nhà nước đã tác động lớn đến tâm tưnguyện vọng của người học Trong những năm gần đây Đảng, Nhà nước,quân đội đã có những chính sách đãi ngộ đối với học viên đào tạo giáo viênkhoa học xã hội nhân văn quân sự đã cổ vũ kịp thời khích lệ tinh thần họctâp,ý chí phấn đấu vươn lên Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,

xu hướng quốc tế hóa, sự bùng nổ của thông tin, đặc biệt là những thành tựuphát kiến mới về khoa học quân sự như điện tử, máy tính Internet cũng nhưcác vấn đề toàn cầu như: chiến tranh, xung đột sắc tộc tôn giáo, khủng hoảngkinh tế, vũ khí hạn nhân, ô nhiễm môi trường cũng tác động trực tiếp đến quátrình học tập Đặc biệt sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đôngâu,sự chống phá hết sức quyết liệt tinh vi của các thế lực thù địch trên lĩnhvực tư tưởng lý luận,các thế lực chống cộng đưa ra và tìm mọi cách để xuyêntạc bóp méo để phủ nhận tính khoa học ,cách mạng của chủ nghĩa Mác lênin

cả về lý luận và thực tiễn đã ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học các môn lýluận cũng như rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học lý luận Các nhân

tố này tác động tổng hợp đến quá trình rèn luyện của học viên tùy theo đặcđiểm ,tính chất mà mức độ ảnh hưởng là khác nhau song yếu tố chủ quan củangười học vẫn là trực tiếp quyết định nhất

Kết luận chương 1

Trang 22

Rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học các môn lý luận Mác Lênin thực chất là rèn luyện, phát triển tư duy lý luận tạo nên sự nhuầnnhuyễn, độ tinh tế, khéo léo, nhanh nhạy sắc sảo của các thao tác tư duy làmcho người học có thể và nhanh chóng sử dụng các tri thức về thực tiễn để luậngiải chứng minh, làm sáng tỏ những nguyên lý lý luận Từ đó giúp người họcnắm chắc được bản chất của lý luận làm cơ sở vận dụng giải quyết những vấn

-đề thực tiễn đặt ra, bồi dưỡng và phát triển văn hoá sư phạm cho người giáoviên trong tương lai Quá trình rèn luyện đó chịu sự tác động tổng hợp củanhiều yếu tố tạo nên những thuận lợi và khó khăn nhất định đối với quá trìnhrèn luyện nhưng yếu tố quan trọng nhất có tính chất quyết định kết quả rènluyện thuộc về người học viên

Chương 2 thực trạng và một số giải pháp rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào

học các môn lý luận mác - lênin cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự ở học

viện chính trị quân sự hiện nay

2.1 Thực trạng và một số yêu cầu rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học các môn lý luận Mác - Lênin cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị quân sự

2.1.1 Thực trạng rèn luyện năng liên hệ thực tiễn vào học các môn

lý luận Mác - Lênin cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị quân sự

Trang 23

* Thực trạng kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học các môn lý luận Mác Lênin của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay

Thực trạng kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học các môn lý luận Mác Lênin của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự ở Họcviện Chính trị quân sự trực tiếp biểu hiện chất lượng học các môn lý luận củahọc viên trong các hình thức dạy học Qua khảo sát 131 học viên khoá giáoviên 4, giáo viên 5, giáo viên 6, chất lượng học các môn lý luận Mác - Lênin

-và khả năng liên hệ thực tiễn -vào học các môn lý luận trong các khoá làkhông giống nhau Trong khóa gíao viên 5 số học viên học lý luận khá giỏiđạt 72% năm học 2005-2006, đến năm học 2006-2007 tăng lên 76%;khóagiáo viên 4 tương ứng là 73,5%và 75% Kỹ năng và trình độ liên hệ của họcviên tỷ lệ thuận với thời gian đào tạo Kết quả này biểu hiện những ưu điểm

và hạn chế sau:

Ưu điểm: Hầu hết học viên đã có khả năng gắn kết những nguyên lý

khoa học với những điều kiện hoàn cảnh lịch sử Nhiều học viên nắm chắckiến thức lịch sử và có quá trình nghiên cứu lịch sử chuyên ngành sâu sắc:chuyên ngành triết học Mác - Lênin nắm chắc lịch sử triết học, chuyên ngànhkinh tế chính trị Mác - Lênin tìm hiểu sâu lịch sử kinh tế, chuyên ngành chủnghĩa xã hội khoa học nắm chắc lịch sử phong trào cộng sản và công nhânquốc tế Qua nghiên cứu lịch sử tư tưởng, lịch sử kinh tế-xã hội các học viênđược trang bị tương đối đầy đủ lịch sử hình thành và phát triển các nguyên lý

lý luận, có 72% số học viên nắm được cơ sở kinh tế-xã hội nảy sinh cácnguyên lý lý luận;32% học viên khoá giáo viên 6, 45% học viên khoá giáoviên 5, 67% học viên khoá giáo viên 4 có khả năng luận giải sâu sắc điều kiệnhoàn cảnh lịch sử sinh ra những nguyên lý lý luận

Một bộ phận học viên có cả ba khoá đã biết đưa ra các sự vật hiệntượng, các quá trình xã hội thực tiễn vào để luận giải lý luận Tức là đã biếtgắn lý luận với thực tiễn Có 25% học viên khoá giáo viên 6 , 37% học viên

Ngày đăng: 13/07/2023, 11:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w