1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giai phap mo rong hoat dong cho vay tieu dung tai 67284

99 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Chi Nhánh NHNo& PTNT Định Công
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng
Chuyên ngành Ngân Hàng - Tài Chính
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 127,17 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG (6)
    • 1. Tổng quan về ngân hàng thương mại (6)
      • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM (6)
        • 1.1.1. Lịch sử hình thành NHTM (6)
        • 1.1.2. Lịch sử phát triển của NHTM (7)
      • 1.2. Chức năng của NHTM (9)
        • 1.2.1. Chức năng làm trung gian tài chính (9)
        • 1.2.2. Chức năng làm trung gian thanh toán (9)
        • 1.2.3. Chức năng tạo phương tiện thanh toán (9)
    • 2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại (10)
      • 2.1. Các hình thức cho vay của NHTM (10)
        • 2.1.1. Định nghĩa về cho vay (10)
        • 2.1.2. Các hình thức cho vay của NHTM (11)
          • 2.1.2.1. Căn cứ theo thời hạn cho vay (11)
          • 2.1.2.2. Căn cứ theo tài sản đảm bảo (12)
          • 2.1.2.3. Căn cứ theo hình thức cho vay (13)
      • 2.2. Hình thức cho vay tiêu dùng của các NHTM (14)
        • 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển hình thức cho vay tiêu dùng tại NHTM (14)
        • 2.2.2. Định nghĩa cho vay tiêu dùng (16)
        • 2.2.3. Đặc điểm cho vay tiêu dùng (16)
          • 2.2.3.1. Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay có độ rủi ro cao (16)
          • 2.2.3.2. Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay có mức lãi suất cao trong (17)
          • 2.2.3.3. Các khoản cho vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay nhiều (17)
          • 2.2.3.4. Các khoản cho vay tiêu dùng mang lại lợi nhuận khá lớn cho các ngân hàng (17)
        • 2.2.4. Cơ sở cho vay tiêu dùng (17)
          • 2.2.4.1. Do nhu cầu về hàng tiêu dùng tăng nhanh (18)
          • 2.2.4.2. Do lợi nhuận của các khoản cho vay tiêu dùng (18)
          • 2.2.4.3. Do rủi ro của hoạt động cho vay tiêu dùng đã được hạn chế (19)
          • 2.2.4.4. Do sự canh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng (19)
        • 2.2.5. Các hình thức cho vay tiêu dùng (20)
          • 2.2.5.1. Chia theo tài sản đảm bảo (20)
          • 2.2.5.2. Chia theo hình thức tài trợ của ngân hàng (20)
          • 2.2.5.3. Chia theo mục đích vay của khách hàng (22)
        • 2.2.6. Tác động của cho vay tiêu dùng (23)
          • 2.2.6.1. Tác động với ngân hàng (23)
          • 2.2.6.2. Tác động với người tiêu dùng (23)
          • 2.2.6.3. Tác động với các doanh nghiệp (23)
          • 2.2.6.4. Tác động với nền kinh tế (24)
        • 2.2.7. Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng tại một số NHTM trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (24)
          • 2.2.7.1. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại một số NHTM trên thế giới (24)
          • 2.2.7.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (28)
        • 2.2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM (30)
          • 2.2.8.1. Nhóm yếu tố chủ quan (31)
          • 2.2.8.2. Nhóm yếu tố khách quan (34)
          • 2.2.9.1. Sự cần thiết của công ty thông tin tín dụng tiêu dùng (37)
          • 2.2.9.2. Việt Nam đã đến lúc cần có công ty thông tin tín dụng tiêu dùng (39)
  • CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỊNH CÔNG (43)
    • 1. Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT Định Công (43)
      • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh (43)
      • 1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh (45)
    • 2. Tình hình hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Định Công (46)
      • 2.1. Hoạt động huy động vốn (46)
      • 2.2. Hoạt động sử dụng vốn (49)
      • 2.3. Các hoạt động khác (51)
    • 3. Tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT Định công (52)
      • 3.1. Tình cho vay tiêu dùng của chi nhánh qua các năm (52)
      • 3.2. Các hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nánh (59)
      • 3.3. Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của chi nhánh NHNo&PTNT Định Công.59 1. Thủ tục cho vay tiêu dùng (61)
        • 3.3.2. Trình tự xét duyệt cho vay (61)
        • 3.3.3. Theo dõi nợ và thu nợ (63)
      • 3.4. Những mặt được và chưa được trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Định Công (63)
        • 3.4.1. Những thành tựu thu được trong hoạt động cho vay tiêu dùng (63)
        • 3.4.2. Những mặt hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh 65 3.5. Những nhân tố ảnh hưởng làm hạn chế hoạt động cho vay tiêu dùng tại (66)
        • 3.5.1. Nhân tố khách quan (69)
        • 3.5.2. Nhân tố chủ quan (71)
    • 1. Những mục tiêu hoạt động của chi nhánh (73)
      • 1.1. Những mục tiêu hoạt động chung (73)
      • 1.2. Mục tiêu của hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh (76)
    • 2. Các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT Định Công (77)
      • 2.1. Mở rộng nguồn vốn huy động (77)
      • 2.2. Xây dựng quy trình cho vay hợp lý, có biện pháp quản lý tiền vay an toàn và hiệu quả (78)
      • 2.3. Ổn định, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng mạng lưới phục vụ (cụ thể mở thêm điểm giao dịch) (80)
      • 2.4. Mở rộng tiếp thị, quảng bá thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam (81)
      • 2.5. Lập tổ chuyên theo dõi hoạt động cho vay tiêu dùng (82)
      • 2.6. Hình thành các hình thức cho vay tiêu dùng linh hoạt mới (82)
      • 2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (83)
      • 2.8. Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng (84)
      • 2.9. Đổi mới và hoàn thiện công tác giao dịch với khách hàng, có chính sách khách hàng đúng đắn (85)
      • 2.10. Xây dựng hệ thống tính điểm với khách hàng cá nhân (86)
      • 2.11. Một số giải pháp khác (86)
    • 3. Các kiến nghị (87)
      • 3.1. Kiến nghị với chính phủ (87)
      • 3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước (87)
      • 3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Thăng Long (88)
      • 3.4. Kiến nghị với khách hàng (88)
  • KẾT LUẬN (90)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM

1.1.1 Lịch sử hình thành NHTM

Nói tới ngân hàng thương mại là nói đến một trung gian quan trọng vào bậc nhất của nền kinh tế Hiện nay ngân hàng là một cụm từ quen thuộc của mọi người nhưng không phải ai cũng viết về lịch sử hình thành của ngành ngân hàng.

Ngân hàng ra đời gắn liền với nhu cầu phát triển của nền sản xuất hàng hoá Sự hình thành và phát triển của ngân hàng và sự phát triển của nền kinh tế có sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phát triển của nền kinh tế thúc đẩy và đặt ra yêu cầu cho sự ra đời của ngân hàng Sự ra đời của ngân hàng lại giúp cho sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của tiền tệ Việc đổi tiền hay đúc tiền của các thợ vàng được coi là nguồn gốc của sự ra đời ngành ngân hàng hiện nay Những người cho vay nặng lãi cũng là nguồn gốc cho sự ra đời của nghề ngân hàng Lịch sử ra đời của ngân hàng luôn gắn liền với việc cho vay nặng lãi của những người giàu có, những người này đồng thời cũng làm luôn việc đổi tiền Yêu cầu về sự an toàn cho các khoản tiền lớn làm phát sinh thêm nghề cất trữ tiền, việc này cũng thường do những người thực hiện việc đổi tiền đảm nhận Có thể gọi những người này là những người kinh doanh tiền tệ Nghiệp vụ cho vay được những người kinh doanh ngoại tệ thực hiện từ rất sớm, ban đầu họ dùng vốn tự có để cho vay nhưng sau đó họ nhận ra rằng có một số người có nhu cầu gửi tiền và sau một thời gian thì họ rút tiền ra Tuy nhiên không phải mọi người gửi tiền đều rút tiền cùng một lúc, do vậy luôn có một số tiền nhất định tam thời “nhàn rỗi”, tận dụng điều này những người kinh doanh tiền tệ có thể lấy số tiền đó cho những người có nhu cầu vay vốn vay Đây là những hoạt động sơ khai góp phần hình thành nên ngành ngân hàng.

1.1.2 Lịch sử phát triển của NHTM

Với hình thức ngân hàng đầu tiên là ngân hàng của những người thợ vàng hay những người cho vay nặng lãi, lịch sử phát triển của ngân hàng bặt đầu được hình thành Trải qua nhiều bước thăng trầm trong lịch sử với sự sụp đổ và phát triển, ngân hàng ngày càng khẳng định vị thế không thể thay thế của nó trong nền kinh tế.

Ban đầu khi các ngân hàng của những thợ vàng hay những người cho vay nặng lãi được hình thành, họ chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ giản đơn của ngân hàng như: Nhận tiền gửi, cho vay phục vụ tiêu dùng, cất trữ tiền. Sau đó các ngân hàng này cũng phát triển thêm hình thức cho vay với những người giàu có, vua chúa với mục đích không phải là tiêu dùng như phục vụ chiến tranh Hình thức cho vay lúc này là thấu chi, tức là cho phép người vay vay nhiều hơn số tiền mà họ gửi tại ngân hàng Điều này gây ra rủi ro cho ngân hàng Các ngân hàng này sau một thời gian hình thành và phát triển thì đứng trước nguy cơ sụp đổ vì các ngân hàng thường mất khả năng thanh toán do việc phát hành những chứng chỉ tiền gửi khống để cho vay.

Sau sự sụp đổ của ngân hàng của thợ vàng hay những người cho vay nặng lãi thì ngân hàng của những người lái buôn ra đời Trước nhu cầu vay vốn để buôn bán, nhu cầu thanh toán, ngân hàng lái buôn ra đời Hình thức ngân hàng này được gọi là ngân hàng thương mại Như vậy ngân hàng thương mại ra đời cùng với tư bản thương nghiệp và sự luân chuyển của tư bản thương nghiệp Lúc này các nghiệp vụ ngân hàng cũng được mở rộng hơn so với hình thức ngân hàng trước: Nhận tiền gửi, thanh toán, cất giữ, cho vay. Hình thức cho vay lúc này không phải là hình thức thấu chi như trước mà chủ yếu là cho lái buôn vay để thực hiện việc buôn bán của họ dưới hình thức chiết khấu thương phiếu Hình thức cho vay này là hình thức cho vay ngắn hạn, nó được hình thành trên cơ sở sự luân chuyển của hàng hoá Vào thời điểm này các ngân hàng vẫn không dám cho vay tiêu dùng vì độ rủi ro cao của nó, hình thức cho vay vẫn chủ yếu là cho vay ngắn hạn, những khoản vay trung va dài hạn hầu như không tồn tại Hình thức ngân hàng thương mại đầu tiên này sau một thời gian hoạt động và phát triển thì nhiều ngân hàng rơi và tình trang phá sản, sụp đổ Sự sụp đổ này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của nền kinh tế Sau đó nhiều hình thức ngân hàng thương mại khác được thành lập như ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển… Các ngân hàng này chủ yếu thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ Cùng thời gian này cũng đánh dấu sự ra đời của ngân hàng Nhà nước, ngoài chức năng kinh doanh tiền tệ như các ngân hàng thương mại khác thì loại hình ngân hàng quan trọng này còn có chức năng xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

Nền kinh tế từng bước phát triển kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều hình thức ngân hàng thương mại khác nhau như: Ngân hàng tư nhân, ngân hàng cổ phần, ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng liên doanh…Bước tiến bộ vượt bậc của giai đoạn so với giai đoạn trước là sự tách biệt rõ ràng giữa ngân hàngNhà nước( Ngân hàng trung ương) với các ngân hàng thương mại khác Hình thức hoạt động lúc này của các ngân hàng thương mại cũng được mở rộng không ngừng.

Ngân hàng thương mại hoạt động với vai trò là định chế tài chính quan trọng, vai trò và chức năng của ngân hàng thương mại ngày càng được mở rộng Có thể tóm tắt chức năng của ngân hàng thương mại theo 3 chức năng chính như sau:

1.2.1 Chức năng làm trung gian tài chính Đây là chức năng thể hiện rõ nét nhất đặc điểm của ngân hàng thương mại- một trung gian tài chính Thực hiện chức năng này tức là ngân hàng đóng vai trò là người trung gian giúp chuyển vốn từ những đối tượng tạm thời dư vốn đến những người thiếu hụt vốn và có nhu cầu vay vốn Sự tồn tại của ngân hàng thương mại là vô cùng cần thiết vì sự hai đối tượng trên nếu quan hệ trực tiếp với nhau thì gặp rất nhiều trở ngại về không gian, thời gian…

1.2.2 Chức năng làm trung gian thanh toán

Ngay từ khi có sự hình thành của hình thức ngân hàng thương mại đầu tiên- Ngân hàng của những người lái buôn, ngân hàng thương mại đã có chức năng này Ngày này,ngân hàng thương mại trở thành trung gian thanh toán quan trọng và có qui mô lớn nhất tại đa số các quốc gia trên thế giới Thực hiện chức năng này nghĩa là ngân hàng sẽ thay mặt khách hàng của mình thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ cho ngưòi cung cấp Hiện nay các ngân hàng thương mại không chỉ thực hiện chức năng thanh toán hộ cho khách hàng mà còn thực hiện việc thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng thông qua ngân hàng trung ương hay thông qua các trung tâm thanh toán Thực hiện hình thức thanh toán này các ngân hàng thương mại hiện nay thường sử dụng phương pháp thanh toán thủ công hay thanh toán điện tử (Phổ biến hiện nay).

1.2.3 Chức năng tạo phương tiện thanh toán

Ngay từ khi tồn tại hình thức ngân hàng của những thợ vàng, các ngân hàng đã tạo ra những phương tiện thanh toán bằng việc phát hành ra những giấy nhận nợ với khách hàng Những giấy nhận nợ này được phát hành dựa trên số lượng tiền kim loại mà các ngân hàng này nắm giữ, nhưng sau đó các giấy nhận nợ này đi vào lưu thông thể hiện được những ưu điểm vượt trội. Các giấy nhận nợ này dần thay thế cho tiền kim loại cả trong thanh toán lẫn cất trữ và tiền giấy ra đời từ đó.

Nhận thấy việc phát hành ra tiền giấy mang lại một khoản lợi nhuận khổng lồ, các ngân hàng đua nhau phat hành tiền riêng của ngân hàng của mình Việc đua nhau phát hành tiền của các ngân hàng làm rối loạn nền kinh tế dẫn tới Nhà nước phải qui định việc phát hành tiền giấy cho ngân hàng Trung ương( Tại một số nước thì việc này được giao cho Bộ tài chính).

Ngân hàng hiện nay thực hiện chức năng tạo phương tiện thanh toán bằng việc tạo ra những số dư trên tài khoản của khách hàng, qua đó khách hàng có thể sử dụng số dư này thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ cho nhà cung cấp Ngân hàng có thể tạo ra số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng bằng cách cho khách hành vay tiền Như vậy thông qua hoạt động cho vay của mình hay cấp tín dụng cho khách hàng ngân hàng đã thực hiện chức năng tạo phương tiện thanh toán.

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

2.1 Các hình thức cho vay của NHTM

2.1.1 Định nghĩa về cho vay

Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.

Trong cuốn Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, FREDERICS.MISHKIN đã cho rằng, cho vay là món nợ đối với cá nhân hoặc công ty nhận món vay đó, nhưng là một tài sản có đối với ngân hàng vì nó mang lại lợi nhuận cho ngân hàng này.

Trong cuốn Ngân hàng thương mại, PGS TS PHAN THỊ THU HÀ cho rằng, cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định.

Trong cuốn Nghiệp vụ ngân hàng thương mại do PGS.TS LÊ VĂN TỀ chủ biên, nhóm tác giả cũng đã đưa ra định nghĩa về hoạt động tín dụng của ngân hàng như sau: “ Tín dụng (Credit) xuất phát từ chữ La tinh là Credo (tin tưởng, tín nhiệm) là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng hay các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp hoặc các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”.

Qua việc tiếp nhận những định nghĩa cho vay của các tác giả trên, theo em hiểu theo một nghĩa chung nhất thì cho vay là hoạt động tài trợ của ngân hàng thương mại cho những nhu cầu vốn của khách hàng trên cơ sở nguyên tắc hoàn trả,có thời hạn và có lãi.

2.1.2 Các hình thức cho vay của NHTM

Hiện nay tại các ngân hàng thương mại tồn tại nhiều loại hình cho vay khác nhau, các loại hình này được phân loại ra thành từng nhóm phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng như giúp ngân hàng quản lí các khoản vay dễ dàng hơn Việc phân chia các loại cho vay chính là việc sắp xếp các khoản vay theo tùng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định

Tuỳ theo từng ngân hàng mà tồn tại các cách phân loại cho vay khác nhau, nhưng nhìn chung hiện nay tồn tại các các cách phân loại sau:

2.1.2.1 Căn cứ theo thời hạn cho vay

Theo tiêu thức này các ngân hàng chia cho vay ra thành 3 loại chính:

Hình thức cho vay này có thời hạn vay dưới 12 tháng, bổ sung sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của Nhà nước, doanh nghiệp cũng như nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân Với hình thức cho vay này, ngân hàng có thể áp dụng hình thức cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp, cho vay theo món, cho vay theo hạn mức, cho vay có tài sản đảm bảo, cho vay không cần tài sản đảm bảo, thấu chi, chiết khấu hay luân chuyển.

Tuỳ theo từng quốc gia mà có cách quy định về thời hạn cho vay trung hạn khác nhau Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho vay trung hạn có thưòi hạn từ trên 1 năm cho tới 5 năm Cho vay trung hạn thường được dùng để tài trợ cho việc mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kĩ thuật, mua công nghệ sản xuất…

Theo những quy định chung thì cho vay dài hạn có thời hạn là trên 5 năm, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà có quy định về thời gian tối đa của khoản vay Các khoản cho vay dài hạn dùng tài trợ cho những nhu cầu vốn dài hạn như xây nhà, mua các thiết bị, công nghệ cần vốn có qui mô lớn, xây nhà máy sản xuất mới.

2.1.2.2 Căn cứ theo tài sản đảm bảo

Theo căn cứ này ta có thể chia cho vay ra thành 2 loại:

 Cho vay có tài sản đảm bảo

Với hình thức này ngân hàng yêu cầu khách hàng của mình khi nhận vốn vay từ ngân hàng cần có tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo của khách hang có thể được thực hiện dưới dạng cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh của người thứ ba Tài sản đảm bảo giúp cho ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể xảy ra và giúp cho ngân hàng bù đắp được phần nào tổn thất khi khách hàng không hoàn thành được nghĩa vụ với ngân hàng Vì sự đảm bảo này có cơ sở pháp lý nên ngân hàng có thêm nguồn thu thứ hai nếu như nguồn thu nợ thứ nhất không được khách hàng thực hiện.

 Cho vay không có tài sản đảm bảo

Việc yêu cầu tài sản đảm bảo có thể giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro xảy ra, nhưng có nhiều trường hợp tài sản đảm bảo lại làm hạn chế việc khách hàng tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng Trong một số trường hợp đặc biệt ngân hàng có thể cấp tín dụng cho khách hàng mà không đòi hỏi tài sản đảm bảo Với hình thức này, tức là khách hàng không cần thực hiện việc cầm cố, thế chấp hay không cần sự bảo lãnh của người thứ ba Cho vay không cần tài sản đảm bảo chủ yếu áp dụng cho những khách hàng có uy tín, có quan hệ lâu năm với ngân hàng.

2.1.2.3 Căn cứ theo hình thức cho vay

Theo căn cứ này, ta có thể chia cho vay ra thành 2 loại:

 Cho vay trực tiếp với khách hàng Đây là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với khách hàng Với hình thức này, khách hàng có nhu cầu vay vốn được ngân hàng trực tiếp giao vốn kèm theo một hợp đồng tín dụng, trong đó qui định rõ số tiền và thời hạn mà khách hàng này phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho ngân hàng.

 Cho vay gián tiếp Đây là hình thức cho vay mà ngân hàng không trực tiếp giao vốn cho khách hàng Việc cho vay của ngân hàng được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian Hiện nay tại Việt Nam các tổ chức trung gian thường là các tổ, đội, nhóm, hội(phụ nữ, nông dân…), nhóm sản xuất… Các tố chức trung gian này thường có các thành viên hoạt động theo những tiêu chí chung Ngân hàng thực hiện việc cho vay theo tổ, tức là đã chuyển một số bước trong tiến trình cho vay cho các tổ này như: Phát tiền cho vay, thu nợ gốc và lãi khi đến hạn,…Ngoài ra với hình thức cho vay gián tiếp này ngân hàng có thể áp dụng cho các hãng sản xuất, hãng bán lẻ.

Bên cạnh các căn cứ trên, nhiều ngân hàng còn có nhiều căn cứ khác để phân loại cho vay như: Căn cứ vào loại tiền vay, có thể chia thành cho vay bằng nội tệ, cho vay bằng ngoại tệ; Căn cứ vào đối tượng vay, có thể chia thành cho vay với Nhà nước, cho vay với tổ chức tín dụng, cho vay với doanh nghiệp, cho vay với hộ gia đình, cho vay với cá nhân; Căn cứ vào mục đích vay, có thể chia thành cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh; Căn cứ vào các ngành kinh tế, có thể chia thành cho vay công nghiệp-thương mại, cho vay nông nghiệp và cho vay xuất nhập khẩu…

Việc phân chia các hình thức cho vay này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quản lý các khoản vay của ngân hàng Tuỳ theo từng đặc thù riêng mà các ngân hàng có các tiêu chí phân chia khác nhau.

2.2 Hình thức cho vay tiêu dùng của các NHTM

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển hình thức cho vay tiêu dùng tại NHTM

Sự ra đời của hệ thống các ngân hàng thương mại gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại cũng không ngừng được mở rộng và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các hình thức ngân hàng thương mại đầu tiên với nghiệp vụ truyền thống là cho vay ngắn hạn, đã góp phần cung ứng vốn phục vụ sự phát triển của nền kinh tế Cùng với nhu cầu về nguồn vốn trung và dài hạn, cũng như khả năng quản trị rủi ro của các ngân hàng được nâng cao, các ngân hàng thương mại đã “mạnh dạn” mở rộng các hình thức tín dụng trung và dài hạn Nhưng cũng chính vì tập trung vào hình thức tín dụng mới mẻ và hứa hẹn mang lại nguồn lợi nhuận lớn này, mà các ngân hàng thương mại đã “bỏ quên” một mảng hoạt động cũng mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ - Cho vay tiêu dùng.

TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỊNH CÔNG

Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT Định Công

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh

Sở giao dịch I (SGD I) là một bộ phận của Trung tâm điều hành NHNo& PTNT Việt Nam và là một chi nhánh trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp Ngày 14/04/2003, Sở giao dịch I đổi tên thành Chi nhánh NHNo& PTNT Thăng Long NHNo&PTNT Thăng Long ra đời và đi vào hoạt động trên cơ sở kế thừa và mở rộng các hoạt động của SGD I trước đây Hiện nay NHNo& PTNT Thăng Long có 9 chi nhánh và 4 phòng giao dịch Với mục đích mở rộng mạng lưới chi nhánh hoạt động để thu hút nguồn vốn và cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức,cá nhân, dân cư trên khu vực Định Công cũng như các khu vực lân cận khác, chi nhánh NHNo

&PTNT Định Công- một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Thăng Long đã được thành lập.

Chi nhánh NHNo&PTNT Định Công được thành lập theo Quyết Định số 112/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 19/05/2003 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam,trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại phòng giao dịch Định Công Chi nhánh Định Công là chi nhánh cấp 2 loại 4, và là đơn vị phụ thuộc NHNo&PTNT Thăng Long, có con dấu riêng, bảng cân đối tài khoản, có cơ cấu tổ chức theo quy định tại khoản 3 điều 11 chương III và thực hiện các nhiệm vụ theo điều 10 chương II Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam.

Các căn cứ thành lập chi nhánh NHNo&PTNT Định Công:

 Căn cứ Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT ViệtNam, ban hành kèm theo Quyết Định số 117/QĐ/HĐQT-NHNo, ngày

3/6/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y tại Quyết định số 571/2002/QĐ- NHNN ngày 5/6/2002.

 Căn cứ Quyết định số 17/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 12/2/2003 của Chủ tịch HĐQT- NHNo&PTNT Việt Nam về việc đổi tên Sở giao dịch NHNo&PTNT thành chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.

 Căn cứ vào tờ trình số 383/CNTL-tt ngày 12/5/2003 của Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.

 Căn cứ theo đề nghị của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

Tên gọi: Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Định Công.

Trụ sở giao dịch: Được đặt tại nhà CT5, khu đô thị Định Công, huyện

Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.

Chi nhánh NHNo&PTNT Định Công đã đi vào hoạt động được 4 năm, qua các năm hoạt động chi nhánh đã có những tiến bộ và thành tựu đáng ghi nhận Hoạt động của chi nhánh đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Chi nhánh NHNo&PTNT Định Công hiện nay hoạt động dưới sự chỉ đạo chung của NHNo&PTNT Việt Nam, mà trực tiếp làNHNo&PTNT Thăng Long Chi nhánh có nhiệm vụ huy động, cho vay vốn,cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn của mình và các khu vực lân cận khác, cũng như thực hiện các nhiệm vụ, chức năng khác do NHNo&PTNTThăng Long giao Hiện nay chi nhánh Định Công chủ yếu phục vụ đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cá nhân và một số đối tượng khách hàng khác doNHNo&PTNT Thăng Long chỉ định.

Tuy ra đời muộn, nhưng chi nhánh NHNo&PTNT Định Công đã khẳng định được sự phù hợp trong tổ chức, sự hiệu qủa trong hoạt động kinh doanh trong các năm qua Chi nhánh NHNo&PTNT Định Công không chỉ phải chịu sức ép từ phía các ngân hàng trong hệ thống các ngân hàng thương mại đã có bề dầy kinh nghiệm, mà trong xu thế như hiện nay chi nhánh NHNo&PTNT Định Công còn phải đối đầu với sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài khi các hiệp định kinh tế chính thức có hiệu lực.

Qua 4 năm đi vào hoạt động dưới tư cách là một chi nhánh, ngân hàng đã trải qua không ít khó khăn cũng như thử thách Dưới sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, mà trực tiếp là NHNo&PTNT Thăng Long cùng với sự đoàn kết nhất trí cao của cán bộ công nhân viên tại chi nhánh, chi nhánh NHNo&PTNT Định Công đã hoạt động có hiệu quả, hoàn thành được các nhiệm vụ mà cấp trên giao Chi nhánh đã khẳng định đượcvị trí và vai trò của mình thông qua kết quả hoạt động Hiện nay chi nhánh NHNo&PTNT Định Công đang có những bước tiến vững chắc và tự tin, các năm hoạt động chi nhánh đều có lãi Sự phát triển của chi nhánh đã góp phần vào sự phát triển chung của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Thăng Long nói riêng Bên cạnh đó nhờ sự hoạt động có hiệu quả của chi nhánh mà đời sống của cán bộ công nhân viên của chi nhánh được đảm bảo và cải thiện, từ đó giúp cán bộ công nhân viên tại chi nhánh yên tâm công tác và làm việc có hiệu quả hơn

1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh

Cùng với phương châm hoạt động chung của NHNo&PTNT Việt Nam là cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và an toàn, hiện nay cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Định Công bao gồm: Một giám đốc, một phó giám đốc, 17 cán bộ dài hạn, 10 cán bộ ngắn hạn Đến nay chi nhánh mới chỉ có 2 phòng:

PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TÍN DỤNG

 Phòng kế toán với 10 cán bộ dài hạn, 7 cán bộ ngắn hạn.

 Phòng tín dụng với 7 cán bộ dài hạn, 3 cán bộ ngắn hạn.

Tình hình hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Định Công

Qua 4 năm đi vào hoạt động chi nhánh NHNo&PTNT Định Công đã thu được những kết quả đáng ghi nhận về mọi mặt Hoạt động của chi nhánh đã góp phần cung ứng nhanh chóng về nhu cầu vốn cho khách hàng, số lượng khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm. Chi nhánh luôn hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao và có những mục tiêu hoạt động đúng đắn

2.1 Hoạt động huy động vốn

Năm 2003 chi nhánh Định Công đi vào hoạt động trên cơ sở tổ chức,sắp xếp lại phòng giao dịch Định Công Là chi nhánh cấp 2 loại 4 và là đơn vị phụ thuộc NHNo& PTNT Thăng Long, ngay từ năm đầu tiên đi vào hoạt động chi nhánh đã thu được những thành quả đáng ghi nhận về công tác huy động vốn.

Có thể nói nguồn vốn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của một ngân hàng Nguồn vốn vừa là đối tượng kinh doanh, vừa là phương tiện kinh doanh của ngân hàng Hiện nay việc phát triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng như: Bảo hiểm, thị trường chứng khoán, công ty tài chính…, làm hạn chế nguồn vốn của dân cư gửi vào ngân hàng Chi nhánh NHNo&PTNT Định Công mới đi vào hoạt động từ năm 2003, nên việc huy động vốn gặp khá nhiều khó khăn Nguồn vốn huy động được chưa thực sự đa dạng Tuy nhiên, nhờ có kế hoạch rõ ràng của cấp trên, cùng sự đồng lòng nhất trí và quyết tâm cao của cán bộ công nhân viên, chi nhánh Định Công luôn hoàn thành được những kế hoạch được giao.

NHNo&PTNT Định Công là một chi nhánh thuộc NHNo&PTNT ViệtNam, nên nó cũng có những hình thức tiền gửi và các loại lãi suất doNHNo&PTNT Việt Nam qui định Chi nhánh NHNo&PTNT Định Công huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Bảng 2.4 Tình hình huy động vốn qua các năm tại chi nhánh Đơn vị tính: Triệu đồng

T Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

3.1 Tiền gửi không kì hạn 2.589 1.160 2.752

3.2 Tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng 25.457 26.499 22.231

3.3 Tiền gửi có kì hạn từ

3.4 Tiền gửi có kì hạn từ

( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004,2005,2006 )

Theo số liệu trên ta có thể nhận thấy, qui mô nguồn vốn của chi nhánh không ngừng được mở rộng: Năm 2005 nguồn vốn huy động được tăng lên so với năm 2004 là 133.866 triệu đồng, năm 2006 qui mô nguồn vốn tăng lên so với năm 2005 là 128.843 triêu đồng Qui mô nguồn vốn tăng lên do qui mô tiền gửi của các thành phần kinh tế tại chi nhánh tăng lên Trong đó, nguồn tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn Khoản tiền gửi có kì hạn từ 12 đến 24 tháng có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong khoản tiền gửi tiết kiệm, khoản tiền gửi có kì hạn từ 24 tháng trở lên lại có xu hướng tăng lên Điều này giúp cho ngân hàng có thể mở rộng được nguồn vốn để cho vay trung và dài hạn Bình quân vốn huy động trên một cán bộ tại chi nhánh tăng dần qua các năm Tuy nhiên, qui mô nguồn vốn tại chi nhánh chưa lớn, đa dạng, các hình thức huy động còn đơn điệu

2.2 Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động chính của bất kì ngân hàng thương mại nào là huy động vốn và cho vay lại các tổ chức kinh tế, dân cư, hoặc đầu tư vào các hạng mục khác, với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Huy động được nguồn vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một ngân hàng, nhưng sử dụng nguồn vốn đó sao cho hợp lý và mang lai lợi nhuận cho ngân hàng lại càng có ý nghĩa hơn.

Bên cạnh công tác huy động vốn, công tác sử động vốn của chi nhánh qua 3 năm 2004, 2005, 2006 cũng thu được những thành tựu nhất định.

Bảng 2.5: Phân loại dư nợ theo tính chất nguồn vốn Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 số tiền

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004,2005,2006)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ có sự biến động giảm qua các năm.Năm 2003 là năm chi nhánh chính thức đi vào hoạt động, năm 2004 tổng dư nợ tăng lên so với năm 2003 là 136.951 triệu đồng Nhưng sang đến năm

2005 tổng dư nợ giảm 17.879 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 tổng dư nợ giảm 39.642 triệu đồng so với năm 2005 Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh, nhưng tỷ trọng này giảm dần qua các năm Trong khi ấy cho vay trung hạn có xu hướng tăng qua các năm Điều này thể hiện những chiến lược kinh doanh đúng đắn của chi nhánh và phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ thống ngân hàng là tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn.

Bảng 2.6: Phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

3 Cho vay TD với cá nhân, hộ gia đình 191.333 226.254 132.715

6 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ(%) 0.78 0.9 0.95

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy rằng cho vay với cá nhân và hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy rằng cho vay với cá nhân, hộ gia đình có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối: Năm 2004, tỷ trọng này là 59.245%, năm 2005 tỷ trọng này là74.16%, năm 2006 tỷ trọng này là 50%.Cho vay với doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại có xu hướng tăng lên về tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh Năm 2004, tỷ trọng này là 40.755%, năm 2005 tỷ trọng này là 25.84% và năm 2006 tỷ trọng này là 48.439% Việc mở rộng cho vay với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của chi nhánh phù hợp với chính sách phát triển của Nhà nước- khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh Tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh tăng lên trong các năm do các khoản nợ không được thanh toán đúng hạn, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh vẫn duy trì ở mức

Ngày đăng: 13/07/2023, 04:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PETER S.ROSE. Quản trị ngân hàng thương mại Khác
2. FREDERIC S.MISHKIN. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính Khác
3. PGS.TS. LÊ VĂN TỀ (chủ biên),PGS.TS. NGÔ HƯƠNG, TS. ĐỖ LINH HIỆP, TS. HỒ DIỆU, TS. LÊ THẨM DƯƠNG. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Khác
4. PGS. TS.PHAN THỊ THU HÀ. Ngân hàng thương mại Khác
5. GS.TS. LÊ VĂN TƯ. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính Khác
6. Tạp chí ngân hàng 7. Tạp chí tài chính 8. Thời báo kinh tế Khác
9. Tạp chí ngân hàng, thị trường tiền tệ Khác
10.Trang web: www.mekongcapital.com; www.vneconomy.com.vn Khác
11.Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Định Công năm 2004,2005, 2006 Khác
12.Kế hoạch kinh doanh năm 2007 của chi nhánh Định Công 13. Một số nguồn tài liệu khác Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w