Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1.1 Chi phí sản xuất và các cách phân loại:
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất:
Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp phải hạch toán kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, các doanh nghiệp đều phải cố gắng tiết kiệm chi phí, hạ GTSP phấn đấu tăng lợi nhuận Trong quản trị doanh nghiệp, CPSX và GTSP là những chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy được chủ doanh nghiệp rất quan tâm Để thực hiện tốt việc phân tích CPSX, hạ giá thành sản phẩm, thì trước hết cần phải hiểu rõ bản chất của CPSX và GTSP. CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) Như vậy, thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá thành sản phẩm Do đó chỉ được tính là CPSX của kỳ hạch toán những chi phí có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải toàn bộ chi phí chi ra trong kỳ.
Phân biệt chi phí và chi tiêu:
- Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh
- Chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì.
Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian, có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng chưa được tính và chi phí (mua NVL về nhập kho nhưng chưa sử dụng) và có nhứng khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (chi phí trích trước).
Vì thế, khi xem xét bản chất của CPSX trong doanh nghiệp, cần xác định rõ các mặt sau:
- CPSX của doanh nghiệp phải được đo lường và tính toán bằng tiền trong một khoảng thời gian nhất định.
- Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào 2 nhân tố chủ yếu: khối lượng các yếu tố sản xuất tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã tiêu hao.
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất:
CPSX kinh doanh có rất nhiều loại, nhiều khoản, khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò… trong quá trình kinh doanh Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải phân loại CPSX Xuất phát từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, CPSX cũng được phân loại theo những tiêu thức khác nhau.
Phân loại CPSX theo yếu tố chi phí:
Theo quy định hiện hành, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố chi phí sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị NVL chính, NVL phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ… sử dụng vào SXKD (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình SXKD trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: là tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ CBCNV.
- Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: bao gồm phần BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả CBCNV.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: là tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho SXKD trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào SXKD trong kỳ.
- Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ.
Tác dụng: Phân loại theo tiêu thức này có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất: cho phép hiểu rõ tỷ trọng của từng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX, làm cơ sở cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn hay sử dụng lao động.
Phân loại CPSX theo khoản mục chi phí trong GTSP:
Theo cách phân loại này, dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ của chi phí cho từng đối tượng, chia thành:
- Chi phí NVL trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về NVL chính, phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của CNSX (BHXH, BHYT, KPCĐ) theo tỷ lệ quy định.
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất (trừ chi phí vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp). CPSX chung bao gồm các yếu tố sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm tiền lương, phụ cấp lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương…cho nhân viên quản lý phân xưởng. + Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất với mục đích quản lý sản xuất.
+ Chi phí dụng cụ: bao gồm toàn bộ chi phí về công cụ, dụng cụ dùng ở phân xưởng để phục vụ sản xuất.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm chi phí khấu hao của những TSCĐ dùng ở phân xưởng phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho phân xưởng sản xuất.
+ Chi phí bằng tiền khác: bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp bằng tiền dùng cho sản xuất và quản lý sản xuất ở phân xưởng.
Tác dụng : Phân loại theo cách này có tác dụng cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở để kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau.
Phân loại CPSX theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc hoàn thành : Theo cách phân loại này CPSX được chia thành:
- Chi phí biến đổi (biến phí): Biến phí là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động như: số lượng sản phẩm sản xuất…Trong doanh nghiệp sản xuất, biến phí thường gồm các khoản chi phí như: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhiên liệu…
- Chi phí cố định (Định phí): là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi Định phí thường bao gồm: chi phí khấu hao nhà xưởng của doanh nghiệp, chi phí thuê nhà xưởng…
- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố biến phí lẫn định phí như: chi phí điện lực, chi phí điện thoại, tiền thuê máy móc thiết bị
Phân loại CPSX theo quan hệ của chi phí với quá trình sản xuất:
Theo cách này, CPSX bao gồm:
- Chi phí cơ bản: là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất như: Chi phí NVL chính, chi phí nhân công trực tiếp…
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Trong quá trình sản xuất, CPSX phát sinh ở những địa điểm khác nhau để tạo ra những sản phẩm, lao vụ khác nhau, ở những phạm vi giới hạn nhất định theo quy trình sản xuất của doanh nghiệp Vì vậy, kế toán phải xác định đối tượng tập hợp CPSX theo từng phạm vi, giới hạn đó.
Vậy, đối tượng kế toán tập hợp CPSX là phạm vi (giới hạn) để tập hợp các CPSX phát sinh.
Phạm vi (giới hạn) tập hợp CPSX có thể là:
- Nơi phát sinh chi phí: phân xưởng, đội, trại sản xuất…
- Nơi gánh chịu chi phí: sản phẩm, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất, công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng…
Xác định đối tượng tập hợp CPSX thường dựa vào những căn cứ: địa bàn sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất, quy trình sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu trình độ và phương tiện quản lý.
Các chi phí phát sinh sau khi đã được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp CPSX sẽ là cơ sở để tính GTSP, lao vụ, dịch vụ theo đối tượng tính GTSP đã xác định.
1.2.1.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Khái niệm : Đối tượng tính GTSP là các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất, cần phải được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
- Dựa vào loại hình sản xuất: Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc là một đối tượng tính giá thành Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn thì từng loại sản phẩm sẽ là một đối tượng tính giá thành.
- Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Với quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng Với quy trình sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá sẽ là thành phẩm ở bước cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo
Kỳ tính giá thành sản phẩm: là khoảng thời gian cần thiết để kế toán tổng hợp CPSX phục vụ cho việc tính GTSP tùy theo đặc điểm của loại hình sản xuất để xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp Nếu doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, chu kỳ sản xuất ngắn, mặt hàng ít, khối lượng lớn thì kỳ tính
Hệ số phân bổ chi phí = Tổng CPSX phát sinh cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Chi phí phân bổ cho đối tượng i
= Hệ số phân bổ chi phí x Tiêu thức phân bổ của đối tượng i
GTSP phù hợp là tháng Còn nếu doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất phức tạp, chu kỳ sản xuất dài, khối lượng sản phẩm nhỏ, đơn chiếc thì kỳ tính GTSP phù hợp là quý hay kết thúc chu kỳ sản xuất.
1.2.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Phương pháp tập hợp CPSX là cách thức, kỹ thuật xác định chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí Phương pháp tập hợp chi phí được sử dụng trong kế toán CPSX để tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán tập hợp CPSX đã xác định Tùy theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp CPSX cho thích hợp
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp CPSX phát sinh có liên quan trực tiếp tới từng đối tượng kế toán tập hợp CPSX riêng biệt Do đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt Theo phương pháp này, CPSX phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo mức độ chính xác hơn Vì vậy, cần sử dụng tối đa phương pháp tập hợp CPSX trực tiếp trong điều kiện cho phép.
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp CPSX phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không tổ chức ghi chép riêng cho từng đối tượng kế toán ban đầu được mà phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng Sau đó, lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp để phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán chịu chi phí Việc phân bổ được tiến hành theo như sau:
- Xác định hệ số phân bổ:
- Xác định chi phí phân bổ cho đối tượng i:
Với phương pháp phân bổ chi phí gián tiếp, độ chính xác của CPSX tính cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí phụ thuộc vào tính hợp lý của việc lựa chọn tiêu thức dùng để phân bổ chi phí.
1.2.3 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
Theo chế độ kế toán hiện hành quy định, các doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thì phải tập hợp CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên Các doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ phải tiến hành tập hợp CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thì việc ghi chép được phản ánh thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất vào các TK và các sổ kế toán tổng hợp.
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí NVL trực tiếp bao gồm chi phí NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu…được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến chi phí NVL trực tiếp, kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho, các chứng từ liên quan khác để xác định giá vốn của số NVL đã xuất dùng Đối với những NVL khi xuất dùng liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, lao vụ…) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho từng đối tượng liên quan. Để theo dõi các khoản chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” TK này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất…) Kết cấu của TK này như sau:
Bên Nợ : Tập hợp chi phí NVL xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ
+ Giá trị vật liệu xuất dùng không hết
+ Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
TK 621 cuối kỳ không có số dư.
Trình tự kế toán chi phí NVL trực tiếp có thể được khái quát qua sơ đồ 1.4
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện kế toán máy
Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán là rất cần thiết vì các dữ liệu được tự động xử lý trên phần mềm kế toán nên sẽ giảm được khối lượng công việc của người làm công tác kế toán Hiện nay, tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể mà các doanh nghiệp sử dụng những phầm mềm kế toán khác nhau nhưng đều đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp Đối với kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP thì thông tin cũng phải phản ánh được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phân tích các khoản mục chi phí làm cơ sở đánh giá tình hình tiết kiệm hay lãng phí chi phí. Để tổ chức tốt việc kế toán CPSX và tính GTSP trong điều kiện kế toán máy, đáp ứng những yêu cầu về quản lý CPSX và tính GTSP tại doanh nghiệp, kế toán CPSX và tính GTSP cần nắm vững những nguyên tắc sau:
- Việc tập hợp các CPSX hoàn toàn do máy nhận dữ liệu từ các phần hành kế toán liên quan và do máy tự tính toán phân bổ CPSX trong kỳ Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hóa ngay từ đầu tương ứng với từng đối tượng chịu chi phí.
- Lập các thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khóa sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn sẵn.
- Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin để tiến hành kiểm tra và in ra các báo cáo cần thiết.
Dưới đây là sơ đồ thể hiện trình tự xử lý kế toán tập hợp chi phí sản xuất trên các phần mềm kế toán:
Chứng từ gốc về CPSX và các bảng phân bổ
Sổ chi tiết CPSX sản phẩm
Sổ tổng hợp chi tiết CPSX và bảng tính GTSP Nhật ký – Sổ Cái TK 621, 622, 623, 627, 154, 631
Hệ thống Báo cáo kế toán
Sơ đồ1.8 : Trình tự xử lý kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên hệ thống sổ kế toán
1.4.1 Sổ kế toán chi tiết:
Sổ kế toán chi tiết CPSX sản phẩm, dịch vụ được dùng chung cho các TK
621, 622, 623, 627, 154, 631 Mỗi TK được mở trên từng trang sổ hoặc một quyển sổ riêng và sổ được mở riêng cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất trong đó chi tiết cho từng sản phẩm, dịch vụ
1.4.2 Sổ kế toán tổng hợp:
Sổ này được mở tùy theo hình thức sổ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng Hiện nay, các doanh nghiệp có thể áp dụng 1 trong 4 hình thức: Nhật ký –
Sổ Cái, Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ và hình thức Nhật ký chứng từ.
Hình thức Nhật ký – Sổ Cái
Theo hình thức này sổ tổng hợp gồm: Nhật ký sổ Cái TK 621, 622, 623,
627, 631, 154 Trình tự ghi sổ được khái quát qua sơ đồ sau:
Chứng từ gốc về CPSX và các bảng phân bổ
Sổ nhật ký chung Sổ chi tiết CPSX sản phẩm
Bảng cân đối số phát sinh
Hệ thống Báo cáo kế toán
Sổ tổng hợp chi tiết CPSX và bảng tính GTSP
Sơ đồ 1.9 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ Cái
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
Hình thức Nhật ký chung
Theo hình thức này, sổ tổng hợp gồm: Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái các TK
621, 622, 623, 627, 154, 631, Bảng cân đối số phát sinh Trình tự ghi sổ được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
Hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc về CPSX và các bảng phân bổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết CPSX sản phẩm
Sổ tổng hợp chi tiết và bảng tính GTSP Bảng cân đối số phát sinh
Chứng từ gốc về CPSX và các bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ số 7
Hệ thống Báo cáo kế toán
Theo hình thức này, sổ tổng hợp gồm: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ Cái các TK 621, 622, 623, 627, 154, 631 Trình tự ghi sổ được khái quát qua sơ đồ 1.11.
Hình thức Nhật ký chứng từ
Theo hình thức Nhật ký chứng từ, sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Bảng kê số 4, 5, 6; Nhật ký chứng từ số 7; Bảng tính GTSP; sổ Cái các TK 621, 622, 623,
627, 154, 631 Trình tự ghi sổ được khái quát qua sơ đồ 1.12
Sơ đồ 1.11: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại một số nước trên thế giới
Theo Kế toán Mỹ, chi phí chỉ toàn bộ giá trị của các nguồn lực đã hao phí để có được các hàng hóa hoặc dịch vụ.
Chế độ kế toán Mỹ và chế độ Kế toán có sự giống nhau cơ bản về cách phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành, gồm 3 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm tất cả các chi phí về nguyên, vật liệu có thể xác định một cách trực tiếp và dễ dàng cho sản phẩm sản xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản thù lao cho những công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: bao gồm tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm mà chưa tính vào chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp như: chi phí NVL gián tiếp, nhân công gián tiếp, khấu hao máy móc thiết bị và nhà xưởng…
Kế toán CPSX trong kế toán Mỹ có rất nhiều điểm giống với chế độ kế toán Việt Nam
- Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thường áp dụng hệ thống kê khai thường xuyên hàng tồn kho, vì hệ thống này giúp cho hoạt động kiểm soát quản lý của doanh nghiệp được hoàn thiện cũng như việc báo cáo tài chiníh và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được kịp thời Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất với qui mô rất nhỏ cũng có thể áp dụng hệ thống kiểm kê định kỳ hàng tồn kho Do đó, kế toán CPSX cũng được tiến hành theo hai hệ thống: hệ thống kê khai thường xuyên và hệ thống kiểm kê định kỳ.
- Để tổ chức kế toán CPSX, kế toán Mỹ cũng sử dụng các TK: Nguyên, vật liệu; Phải trả công nhân viên; CPSX chung; Sản phẩm dở dang; Tổng hựop sản xuất (trong kiểm kê định kỳ)…Trình tự kế toán cũng bao gồm Kế toán chi phí nguyên vật liệu, kế toán chi phí nhân công và CPSX chung Tuy nhiên có điểm khác là đối với kế toán chi phí NVL và chi phí nhân công, từ các TK “Nguyên vật liệu”, “Phải trả công nhân viên” sẽ kết chuyển thẳng sang TK “Sản phẩm dở dang” (trong kê khai thường xuyên) hoặc TK “Tổng hợp sản xuât” (trong kiểm kê định kỳ” chứ không qua một TK chi phí trung gian như TK 621, 622 trong kế toán Việt Nam Nhưng đối với các khoản chi phí gián tiếp, tập hợp cho nhiều đối tượng như: chi phí NVL gián tiếp, chi phí khấu hao, chi phí điện, nước… cũng được tập hợp qua TK “Chi phí sản xuất chung” sau đó mới kết chuyển sang TK
“Sản phẩm dở dang” hoặc “Tổng hợp sản xuất”.
Theo chế độ kế toán Pháp, chi phí là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất trong một thời gian nhất định: chi phí mua nguyên, vật liệu, dự trữ sản xuất khác, chi phí tiền điện, nước, dịch vụ mua ngoài, chi phí nhân viên…
Trong kế toán Pháp, phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kiểm kê định kỳ do vậy kế toán CPSX được thực hiện theo phương pháp kiểm kê định kỳ Các loại chi phí khi phát sinh được tập hợp vào các TK: 60 “Mua”, 61 “Dịch vụ mua ngoài”, 63 “Thuế”, 64 “Chi phí nhân viên”, 65 “Chi phí quản lý thông thường khác”…, sau đó kết chuyển sang TK “Giá phí sản xuất”, từ đây được kết chuyển sang TK “Thành phẩm” đối với sản phẩm hoàn thành nhập kho và TK “Sản phẩm dở dang” đối với sản phẩm dở dang.
Do có định nghĩa như trên nên chỉ tiêu GTSP trong kế toán Pháp bao gồm CPSX ra sản phẩm và những chi phí dùng cho việc tiêu thụ sản phẩm, chỉ tiêu này giống như chỉ tiêu giá thành toàn bộ trong Kế toán Việt Nam
GTSP = Giá phí sản xuất + Giá phí tiêu thụ
Như vậy, so với kế toán Việt Nam, kế toán Pháp cũng có một số nét khác biệt nhưng nhìn chung về bản chất GTSP và việc tính toán là giống.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình được thành lập từ tháng 1/1957 Tiền thân của công ty là Xí nghiệp X30 quân đội sáp nhập với một số cơ sở, công ty hợp doanh thành Xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình.Với lịch sử gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã trải qua một chặng đường không ngừng vươn lên tự đổi mới, phát triển và khẳng định mình Hiện nay Công ty TNHH Nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình là một công ty lớn của ngành công nghiệp Hà Nội có trụ sở chính tại:
277 đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
Tên giao dịch của công ty: ZIVIHA.COMPANY
Website: www.thuongdin h com.vn Điện thoại: (04)8544680
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể khái quát qua các giai đoạn sau:
Xí nghiệp chịu sự quản lý của Cục Quân nhu Tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ sản xuất mũ cứng, giầy vải cung cấp cho bộ đội Trong thời kỳ này, với cơ sở vật chất đơn sơ và điều kiện sản xuất khó khăn nên sản lượng sản xuất này còn thấp, khoảng 55.000 chiếc mũ/năm và trên 200.000 đôi giầy/năm.
Tháng 6 năm 1965, Xí nghiệp X30 tiếp nhận một đơn vị công tư hợp doanh sản xuất giầy, dép và đổi tên thành “Nhà máy Cao su Thụy Khuê” Quy mô của Xí nghiệp khi đó được mở rộng, sản lượng tăng đáng kể đạt 150% kế hoạch Cuối năm 1970, Nhà máy cao su Thụy Khuê sáp nhập với XínghiệpGiầy vải Hà Nội cũ và đổi tên mới là: Xí nghiệp Giầy vải Hà Nội Thời điểm này sản phẩm của Xí nghiệp phong phú và đa dạng hơn: giày vải ngắn cổ, giầy vải cao cổ, giầy bata, giầy cao su trẻ em và đặc biệt đã có giầy Basket xuất khẩu theo Nghị định sang Liên Xô và Đông Âu cũ.
Hòa trong cao trào “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, toàn thể cán bộ công nhân xí nghiệp ra sức sản xuất, khắc phục khó khăn, góp phần nhỏ bé vào công cuộc giải phóng miền Nam, cùng đất nước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội
Tháng 6/ 1978, Xí nghiệp giầy vải Hà Nội hợp nhất với Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình cũ và lấy tên là: Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình Khi đó số lượng công nhân viên của Xí nghiệp đạt 3.000 người, qui mô sản xuất cũng được mở rộng với 8 phân xưởng, 10 phòng ban nghiệp vụ, sản lượng giầy đạt tới 2.4 triệu đôi /năm.
Theo yêu cầu phát triển của ngành giầy, tháng 4 năm 1989, Xí nghiệp đã tách cơ sở 152 Thụy Khuê để thành lập Xí nghiệp giầy Thụy Khuê Lúc này, số lượng cán bộ công nhân viên ở Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình là 1700 người. Cùng với nhiều doanh nghiệp khác, Xí nghiệp chuyển sang cơ chế thị trường với tình tình hết sức khó khăn về vốn, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, nhưng nhờ sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, Xí nghiệp đã từng bước tháo gỡ khó khăn, chủ động tìm kiếm thị trường, khai thác nguồn vật tư, nguyên liệu, thiết kế thử và cải tiến mẫu mã sản phẩm… Ngoài những đôi giày Basket truyền thống, Phòng chế thử mẫu đã thiết kế nhiều loại giầy mới như: giầy Olimpia, Regetta, ED3… với chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp và được xuất khẩu sang Cộng Hòa Dân chủ Đức và nhiều nước thuộc Xã hội Chủ nghĩa Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của
Xí nghiệp không ngừng được đầu tư, đổi mới Tuy nhiên đến năm 1991, hệ thống Chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu cũ bị đổ vỡ đã đẩy Xí nghiệp rơi vào một tình thế hết sức khó khăn: mất thị trường xuất khẩu, trong khi đó thị trường nội địa lại chưa hình thành nên sản xuất bị đình trệ, số lượng công nhân nghỉ việc lên đến vài trăm người.
Trước những khó khăn nêu trên, cuối năm 1991, đầu năm 1992, Xí nghiệp đã đưa ra một quyết định quan trọng: Xí nghiệp vay Ngân hàng ngoại thương, chính thức ký hợp đồng kinh tế với Đài Loan để hợp tác sản xuất kinh doanh trong đó phía Thượng Đình lo tổ chức sản xuất, quản lý doanh nghiệp, quản lý cán bộ, mua nguyên vật liệu trong nước, thủ tục xuất nhập khẩu còn phía đối tác lo thị trường xuất khẩu, cho vay vốn đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất… Phương án đúng đắn trên kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả về vốn của Ngân hàng Ngoại thương và LEAPODEXIM nên sau 4 tháng ký kết, 3 dây chuyền sản xuất giầy vải hoàn chỉnh đã được lắp đặt tại Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình Tháng 9/1992: Lô hàng đầu tiên của Xí nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế được xuất sang thị trường Pháp và Đức.
Ngày 8/7/1993: Được sự đồng ý của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, phạm vi chức năng của Xí nghiệp đã được mở rộng: trực tiếp xuất nhập khẩu và kinh doanh giầy dép cũng như các nguyên liệu, máy móc, ngoài ra còn kinh doanh cả du lịch và dịch vụ, chính vì vậy Xí nghiệp được đổi tên thành: “Công ty Giầy Thượng Đình” thông qua giấy phép thành lập công ty 2556/QĐ ngày 8/7/1993 – Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, giấy phép đăng ký kinh doanh số
10847 cấp ngày 24/7/1993 do trong tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp, giấy phép kinh doanh xuất khẩu số 2051013 loại hình doanh nghiệp Nhà nước.
Tháng 8/2005 theo quyết định số 108/2005/QĐ ngày 26/07/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công ty Giầy Thượng Đình chính thức đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình. Hiện nay công ty có 1 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, 2 tổng đại lý tại Hà Nội, Đà Nẵng và gần 50 đại lý tại các tỉnh, thành phố khác trong cả nước Sản phẩm của công ty có thế mạnh về chất lượng, chủng loại, mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng, chiếm thị phần lớn trong nước và xuất khẩu, từng bước chinh phục những khách hàng khó tính như Nga, Pháp, Nhật, Đức, Italy, Bungari
- Năm 1996 sản phẩm của Công ty đã đạt giải TOPTEN, là một trong 10 mặt hàng được người tiêu dùng yêu thích nhất do báo Đại Đoàn Kết đứng ra tổ chức.
- Đầu năm 1999 được cấp chứng chỉ ISO 9000 và 9002 của tổ chức QUAVERT ( cơ quan chứng nhận của tổng cục tiêu chuẩn và đo lường chất lượng Việt Nam ) và tổ chức PSB Singapore ( thành viên chính thức của tập đoàn chứng nhận quốc tế IQNET).
- Ngày 26/02/2001 sản phẩm của Công ty đạt Giải vàng – Giải về chất lượng Việt Nam 2000 do bộ khoa học công nghệ và môi trường cấp, ngoài ra Công ty còn có nhiều giải thưởng khác nữa.
Từ một Xí nhiệp chuyên sản xuất quân trang phục vụ quân đội những năm
50 – 60 với công nghệ ban đầu hết sức thô sơ đến nay có thể nói Công ty TNHHNhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình đã thực sự trở thành một doanh nghiệp có vị trí cao, vững chắc trong ngành công nghiệp nhẹ nước nhà với những dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến Hàng năm công ty sản xuất từ 4 đến 5 triệu đôi giầy hoàn chỉnh, trong đó khoảng 40% dành cho tiêu thụ trong nước còn 60% đôi giầy được xuất sang các thị trường nước ngoài như:
Otraylia, Cuba, Nga, EU Sự tăng trưởng của Công ty trong những năm gần đây được biểu hiện qua một số chỉ tiêu như sau: Biểu 2.1 (trang bên)
Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm, ngành nghề kinh doanh:
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, tập trung, kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm , sản lượng sản xuất lên tới 4 triệu đôi/ năm với mục đích phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp được chia thành hai loại căn cứ vào phạm vi mặt hàng sản xuất, đó là sản phẩm giầy nội địa và sản phẩm giầy xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài Mặt hàng giầy dép có các loại: giầy bata, giầy bộ đội, giầy basket, giầy thể thao… Trong đó,mặt hàng giầy thể thao chiếm 30% cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty với nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau, 70% còn lại là các loại giầy vải cao cấp, giầy thể dục nhịp điệu, giầy leo núi, giầy đá bóng
Ngoài ra, công ty còn nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất, gia công, cung cấp các sản phẩm bảo hộ lao động như găng tay, mũ bảo hiểm, sản xuất các sản phẩm bằng cao su phục vụ công nghiệp.
Biểu 2.1 : Kết quả sản xuất kinh doanh trong một số năm vừa qua
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trong đó:
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình tổ chức sản xuất theo các phân xưởng Các phân xưởng này có mối quan hệ với nhau trong quá trình giao bán thành phẩm Mỗi phân xưởng chỉ chịu trách nhiệm thực hiện một số bước trong quá trình sản xuất sản phẩm Các bộ phận, phân xưởng tổ chức thành một dây chuyền khép kín để sản xuất từng loại sản phẩm Quá trình sản xuất sản phẩm được diễn ra liên tục từ khâu đưa vật liệu vào cho đến khi hoàn thiện sản phẩm Hiện nay, công ty có 4 phân xưởng sản xuất chính:
- Phân xưởng bồi cắt: Đảm nhiệm 2 khâu đầu của quy trình công nghệ là bồi tráng và cắt vải bạt NVL của công đoạn này chủ yếu là vải bạt các màu, vải lót, mút xốp, mếch, bìa catton…NVL được chuyển đến máy bồi, máy bồi có chức năng kết dính các NVL này với nhau bằng một lớp keo dính, vải được bồi trên máy với nhiệt độ lò sấy từ 180 – 2000 0 C và được bồi ở 3 lớp là lớp mặt, lớp lót và lớp giữa Các tấm vải sau khi được bồi xong thì chuyển cho bộ phận cắt. Sau khi cắt xong, sản phẩm của phân xưởng được chuyển sang phân xưởng may để lắp ráp mũ giầy.
- Phân xưởng may: nhận sản phẩm từ phân xưởng cắt và phụ liệu từ kho và sẽ may các chi tiết thành mũ giầy hoàn chỉnh NVL chủ yếu ở công đoạn này là: vải; các loại phụ liệu như: chỉ, ođê, dây trang trí, chun… Quá trình may ở công đoạn này phải trải qua nhiều thao tác kỹ thuật liên tiếp như: can góc, may nẹp, kẻ chỉ… Bán sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng này là mũ giầy.
Bồi vải, bồi giả da, mút
Nguyên vật liệu Cán luyện cao su
Cán luyện tổ hợp Ép đế Đánh sờm
Gò giầy Bôi keo Sửa giầy Thu hóa
- Phân xưởng cán: Có nhiệm vụ chế biến các hóa chất, sản xuất đế giầy bằng cao su NVL của phân xưởng là cao su, các hóa chất như Benzen, xăng công nghiệp, các loại bột màu… Bán thành phẩm ở công đoạn này là các đế giầy và được chuyển đến phân xưởng gò để lắp ráp giầy.
- Phân xưởng gò: Đảm nhiệm khâu cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất giầy, sản phẩm của khâu này là từng đôi giầy hoàn chỉnh Mũ giầy và đế giầy được chuyển đến bộ phận quét keo, sau đó qua dàn nhiệt, công nhân phân xưởng gò sẽ gò hình giầy theo phom giầy Tiếp đến là công đoạn dán đế, dán viền sau đó được đưa vào bộ phận lưu hóa để hấp ở nhiệt độ thích hợp khoảng
130 0 C trong vòng 3 – 4 giờ nhằm đảm bảo độ bền của giầy Sau khi giầy lưu hóa xong sẽ được chuyển đến bộ phận đóng gói để xâu dây và đóng hộp.
Ngoài các phân xưởng chính trên, còn có một phân xưởng sản xuất phụ phục vụ sản xuất đó là phân xưởng cơ năng, chịu trách nhiệm cung cấp điện, lắp đặt sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, cung cấp hơi nóng, áp lực.
Sản phẩm của công ty có chu kỳ ngắn, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục nhưng ổn định và thuộc loại sản xuất với khối lượng lớn Trên dây chuyền có thể sản xuất giầy hàng loạt với các mã giầy khác nhau theo đơn đặt hàng hoặc theo thiết kế của công ty Ở mỗi giai đoạn sản xuất đều hình thành bán thành phẩm nhưng chỉ có thành phẩm mới được bán ra ngoài.
Quá trình sản xuất giầy có thể được khái quát qua mô hình sau:
Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên GiầyThượng Đình là một đơn vị kế toán độc lập có đặc điểm sản xuất tập trung với quy mô sản xuất lớn, hoạt động định hướng theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nên Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng:
- Hệ thống trực tuyến bao gồm: Ban giám đốc công ty, giám đốc các xí nghiệp và các quản đốc phân xưởng.
- Hệ thống chức năng bao gồm: Các phòng chức năng của công ty,Các phòng ban quản lý, các xí nghiệp, phân xưởng Đứng đầu Ban Giám đốc là Giám đốc công ty chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tiếp theo là trợ lý Giám đốc và 4 Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc và tham mưu điều hành các phòng ban còn lại. Ở dưới là các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham gia đề xuất với BanGiám đốc công ty những chủ trương, biện pháp tăng cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công ty theo quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng ban, bao gồm.
- Phòng Chế thử mẫu: có nhiệm vụ sản xuất thử các kiểu mẫu, đưa ra các kiểu dáng giầy mới để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng hoặc thiết kế các kiểu mới theo yêu cầu của đơn đặt hàng.
- Phòng Kỹ thuật, công nghệ: Chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm dựa trên các kiểu mẫu do phòng chế mẫu cung cấp
- Phòng Quản lý chất lượng: Thực hiện chức năng kiểm tra từng quy trình sản xuất, cũng như chất lượng sản phẩm ở mỗi công đoạn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
- Phòng Kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ đưa ra kế hoạch mua vật tư, kế hoạch giá thành sản phẩm, xây dựng định mức vật tư
- Phòng Tiêu thụ: Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng quí, phân tích các thông tin về thị trường tiêu thụ để có các quyết định hợp lý
- Phòng Hành chính – tổ chức: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức bộ máy, việc quản lý lao động Bên cạnh đó phòng này còn có nhiệm vụ điều hành các mối quan hệ giữa các bộ phận trong và ngoài công ty.
- Phòng Kế toán - Tài chính: Phòng này có nhiệm vụ hạch toán chi phí kinh doanh của công ty và xác định nhu cầu về vốn, tình hình thực hiện và biến động các loại tài sản, vật liệu, sản phẩm trong công ty Phòng kế toán tài chính có nghĩa vụ báo cáo các Báo cáo kết quả kinh doanh và một số báo cáo tài chính khác trước Ban Giám đốc và cơ quan thuế.
- Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu thông tin về khách hàng để có chiến lược kinh doanh mới Phòng này còn thực hiện việc xuất khẩu sản phẩm và nhập các yếu tố sản xuất theo hợp đồng
- Phòng Cơ năng: Có nhiệm vụ bố trí điện nước, năng lượng phục vụ cho quá trình sản xuất
- Phòng Bảo vệ: Thực hiện việc kiểm tra, bảo vệ mọi tài sản thuộc sở hữu của công ty cũng như giữ gìn trật tự trị an nội bộ Công ty.
- Ban Vệ sinh môi trường:Thực hiện công tác vệ sinh môi trường trong toàn công ty, đảm bảo cho môi trường, cảnh quan công ty luôn sạch đẹp
- Trạm Y tế: Thực hiện các biện pháp cụ thể để phòng khám chữa bệnh cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty, thực hiện công tác Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Các phân xưởng chịu sự quản lý của phó giám đốc sản xuất Đây là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, là đầu mối quan trọng trong việc xúc tiến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Các phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đó Phòng Kế toán tài chính là trung tâm đầu mối của tất cả các phòng ban khác trong Công ty
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.2(trang bên)
Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty
2.1.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán:
Hiện nay, Công ty đang tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung Phòng Kế toán – Tài chính của công ty được trang bị 3 máy tính và 1 máy in Kế toán phụ trách phần hành nào thì đảm nhận luôn việc nhâp, xử lý dữ liệu và trang in bảng biểu luôn phần hành đó Do đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán nên toàn bộ công việc kế toán từ việc lập chứng từ, ghi sổ chi tiết đến tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính đều được thực hiện tại phòng kế toán của Công ty Công ty chỉ bố trí bộ phận thống kê ở mỗi phân xưởng để làm nhiệm vụ ghi chép những thông tin kinh tế ban đầu về NVL, sản phẩm, tiền lương sau đó định kỳ hoặc cuối tháng bộ phận này sẽ lập báo cáo theo từng chỉ tiêu gửi về phòng kế toán để các nhân viên kế toán ở đây tiến hành xử lý số liệu và lập các sổ sách, báo cáo cần thiết.
Phòng kế toán có 12 người, trong đó có 1 Kế toán trưởng, 2 kế toán phó kiêm kế toán tổng hợp, 1 thủ quỹ và 8 nhân viên kế toán còn lại thực hiện mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh trong ngày
Phó giám đốc Kỹ thuật – công nghệPhó giám đốc sản xuất-chất lượng Phó giám đốc thiết bị và an toànPhó giám đốc BHXH - VSMT
Phòng chế thử mẫuPhòng kỹ thuật công nghệPhòng kế hoạch vật tưPhòng quản lý chất lượng
Phòng tiêu thụPhòng Hành chính-Tổ chứcPhòng Kinh doanh-XNK Phòng Kế toán-Tài chính
Phòng bảo vệBan vệ sinh
CN và MT Trạm y tế Phân xưởng cơ năng
Phân xưởng cắt 1Phân xưởng cắt 2Phân xưởng cánPhân xưởng may giầy vảiPhân xưởng may giầy thể thaoPhân xưởng gò, bao gói giầy vải Phân xưởn gò, bao gói giầy thể thao
Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức quản lý công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D
Kế toán trưởng : điều hành bộ máy kế toán thực thi theo đúng chế độ hiện hành, vào các sổ tài khoản, xét duyệt các báo cáo của công ty trước khi gửi lên giám đốc đồng thời là người đề xuất với giám đốc về các chính sách tài chính, các chiến lược kinh doanh nhưng cũng phải chịu trách nhiệm trước ban giám đốc, các bên hữu quan về các số liệu mà kế toán cung cấp.
Kế toán phó : gồm 2 người, thay mặt kế toán trưởng giải quyết các công việc khi kế toán trưởng đi vắng đồng thời phụ trách việc xét duyệt các khoản thu,chi, theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm và các tài khoản liên quan Thực hiện việc tập hợp chi phí và tính giá thành đối với từng mã sản phẩm.
Các kế toán viên : phụ trách từng phần hành cụ thể được giao, nhập số liệu, tính toán, ghi chép phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào tài khoản liên quan và chịu sự quản lý trực tiếp của Kế toán trưởng
- Kế toán vật tư: gồm 4 nhân viên có nhiệm vụ là theo dõi tình hình nhập – xuất, đối chiếu phiếu xuất kho cho từng phân xưởng với bảng định mức vật tư, cấp, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý đối với lãnh đạo những trường hợp vật tư nhập kho không đảm bảo chất lượng
- Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của TSCĐ hàng tháng và tiến hành trích khấu hao TSCĐ phân bổ cho từng đối tượng liên quan.
- Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính lương và các khoản phụ cấp của từng người ở từng bộ phận, phòng ban sau đó lập bảng tổng hợp tiền lương từng phân xưởng và toàn công ty.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng: có nhiệm vụ hạch toán các chứng từ ngân hàng
- Kế toán thanh toán: theo dõi chi tiết tình hình thanh toán công nợ với từng đơn vị bán hàng trong và ngoài nước
- Kế toán BHXH: có nhiệm vụ tính và trích các khoản BHXH, BHYT,
KPCĐ cho toàn bộ CNV trong Công ty theo đúng quy định.
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D
Kế toán vật tưKế toán tiền lương Kế toán tiền gửi ngân hàng Kế toán thanh toán Kế toán BHXH
- Thủ quỹ: hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi, kế toán thực hiện việc thu, chi đối với khách hàng và cuối ngày kế toán sẽ vào sổ tổng hợp thu chi.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:
Sơ đồ 2.3 : Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ cung cấp thông tin
2.1.4.2 Hình thức sổ kế toán:
Căn cứ vào đặc điểm công tác quản lý và tổ chức sản xuất với trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên kế toán, Công ty đã tổ chức ghi sổ theo hình thức “ Nhật ký chứng từ” đồng thời sử dụng phần mềm kế toán Standard song song để hỗ trợ quá trình ghi chép, lập sổ sách
Kế toán máy tại Công ty : Để tổ chức công tác kế toán thuận tiện và hiệu quả, giảm bớt khối lượng tính toán cho các nhân viên kế toán, đảm bảo cung cấp
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D
Kế toán TSCĐ, tập hợp CPSX và tính GTSP
Các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày
Chứng từ gốc Vào các phần mềm kế toán chi tiết
Bảng dữ liệu kế toán chi tiết
Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính chính xác, kịp thời thì Công ty đã và đang sử dụng phần mềm kế toán Standard Trình tự xử lý các nghiệp vụ kế toán trên phần mềm máy vi tính được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.4 : Trình tự xử lý các nghiệp vụ kế toán trên phần mềm máy tính tại công ty
Hàng ngày, khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từ các chứng từ ban đầu, các kế toán viên sẽ nhập đầy đủ các thông tin trên các chứng từ vào các phần hành kế toán chi tiết, sau đó máy tính sẽ lưu thông tin trên máy dưới dạng các bảng dữ liệu chi tiết chuẩn bị lên báo cáo chi tiết khi cần, đồng thời từ các bảng
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D
Sổ kế toán dữ liệu kế toán chi tiết máy tính sẽ xử lý, lên các báo cáo tổng hợp và sổ kế toán liên quan.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 1141 TC-QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính và sửa đổi theo thông tư 89/2002 ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001
Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty: 47 1 Phân loại chi phí sản xuất tại công ty
2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất tại công ty
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình có chu kỳ sản xuất ngắn, vốn lưu động quay vòng nhanh, sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng hoặc theo thiết kế của doanh nghiệp nên cơ cấu CPSX để sản xuất chế tạo sản phẩm tại công ty tương đối ổn định, ít có biến động lớn Căn cứ vào tình hình thực tế tại công ty, căn cứ vào tình hình hạch toán và chế độ hiện hành, để phục vụ công tác tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty được thuận lợi, CPSX được phân loại thành các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí NVL trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung Đặc điểm của từng khoản mục cụ thể như sau:
- Chi phí NVL trực tiếp: có đặc điểm rất phong phú về chủng loại bao gồm nhiều thứ, nhiều loại mang tính năng, tác dụng khác nhau Bao gồm:
+ Chi phí NVL chính: gồm vải các loại như vải phin (xanh, mộc, chàm, thưa…), vải chéo (dầy, trung, mịn…), vải bạt (chỉ số sợi 10, 8, 3x3, pecô…)… + Chi phí NVL phụ: gồm gạc xô, chỉ, chun, nhám, băng dính (màu, bông, gai, sẫm…), visa (trắng, màu…), eva, dây giầy, odê…
+ Chi phí nhiên liệu gồm: than để chạy lò hơi, xăng để chạy máy…
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D
+ Chi phí công cụ phụ tùng như: dao dập, vòng bi, thép góc, tôn mạ, ổ máy khâu, kim máy khâu, chao ổ máy, rơle, băng tải, giơăng, cuaroa, phụ tùng thay thế… NVL trực tiếp của công ty hầu như là mua ngoài như mút nhập của công ty Vạn Thành; chỉ may nhập của công ty Phong Phú; vải nhập của công ty Lợi Thành, Tân Lập, Khúc Tân; bột nhẹ nhập của công ty Chí Tường; thùng catton nhập của công ty văn hóa phẩm Hà Nội; dây giầy nhập của công ty Tiến Đạt; túi nilon nhập của công ty Việt Hoa; odê nhập của công ty Tây Hồ… Chi phí NVL chiếm một tỉ lệ khá lớn trong tổng CPSX nên chỉ cần một sự biến động nhỏ về chi phí NVL cũng làm thay đổi GTSP
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp làm thêm giờ, làm đêm, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
- Chi phí sản xuất chung bao gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm các khoản chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương cho nhân viên phân xưởng, quản đốc và các nhân viên quản lý khác.
+ Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong quản lý phân xưởng, bảo hiểm lao động
+ Chi phí khấu hao TSCĐ, khấu hao máy móc thiết bị phân xưởng
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí điện, nước, điện thoại và các chi phí dịch vụ khác trong sản xuất của công ty
+ Chi phí bằng tiền khác: là chi phí dùng chung cho phân xưởng như tiền ăn ca ba, tiền bồi dưỡng độc hại.
Ngoài ra, công ty còn phân loại CPSX theo yếu tố chi phí để thuận tiện cho việc lập báo cáo tài chính, bao gồm:
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D
+ Chi phí NVL ( NVL, nhiên liệu động lực )
+ Chi phí nhân công (tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ) + Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí khác bằng tiền
2.2.2 Đối tượng kế toán tập hợp CPSX Đối tượng tập hợp CPSX có liên quan trực tiếp đến công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP, ảnh hưởng đến tính chính xác của thông tin kế toán vì vậy việc xác định đối tượng tập hợp chi phí đúng và phù hợp với hoạt động và quản lý là khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức kế toán CPSX và phục vụ việc tính GTSP được kịp thời và đúng đắn. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình là từng phân xưởng và từng chi tiết của sản phẩm.
Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp CPSX là ở chỗ công ty có 7 phân xưởng đảm nhận từng phần công việc trong qui trình sản xuất sản phẩm giản đơn, khép kín, ở các phân xưởng có nửa thành phẩm cho đến giai đoạn sản xuất cuối cùng.
Việc theo dõi chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi chi tiết ở từng phân xưởng vì tính độc lập của các phân xưởng này Mặt khác, công ty là một doanh nghiệp sản xuất lớn, việc tập hợp chi phí cho từng phân xưởng sẽ đảm bảo tính chặt chẽ và chi tiết Bên cạnh đó đối với chi phí NVL, công ty cũng tập hợp theo phân xưởng nhưng để phục vụ công tác tính giá thành thì chi phí được tập hợp theo từng mã sản phẩm bởi vì từng chi tiết của sản phẩm lại đòi hỏi một thứ NVL khác nhau nên có khi một thứ vật tư lại cung cấp cho nhiều phân xưởng
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D khác nhau Chính vì vậy chi phí NVL trực tiếp được tập hợp theo từng mã sản phẩm, từng chi tiết của sản phẩm. Đối với CPSX chung, do không thể tập hợp cho từng đối tượng gánh chịu nên công ty tập hợp theo từng nội dung cụ thể và cuối kỳ sẽ được phân bổ cho các đối tượng chịu theo tiêu thức phân bổ của công ty Chi phí phát sinh ở phân xưởng cơ năng sẽ được công ty tập hợp vào CPSX chung.
2.2.3 Đặc điểm công tác tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty: Ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình công tác kế toán tập hợp CPSX được thực hiện trên máy, nhưng do các khoản phải trả công nhân viên được thực hiện ở phòng tổ chức nghĩa là việc tính toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương đều do phòng tổ chức thực hiện Sau đó phòng tổ chức chuyển “Bảng tổng hợp đơn giá tiền lương theo mã giầy”, “Bảng thanh toán tiền lương và BHXH”, “Bảng tổng hợp lương” cho kế toán tiền lương để thực hiện tính toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp CPSX và tính GTSP Vì vậy phần kế toán chi phí nhân công trực tiếp được làm thủ công còn kế toán chi phí NVL được thực hiện hoàn toàn trên máy Kế toán NVL chỉ cần nhập dữ liệu vào máy, máy sẽ tự động tính toán và đưa ra các bảng biểu, sổ sách cần thiết.
Cuối tháng, kế toán tiền lương tính toán, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cùng với kế toán NVL và các kế toán khác chuyển các bảng biểu và sổ sách liên quan đến các khoản chi phí sản xuất chung sang cho kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP đồng thời căn cứ vào các báo cáo về chi phí sản xuất chung ở dưới các phân xưởng gửi lên, kế toán giá thành tiến hành tính toán, phân bổ, đánh giá sản phẩm dở dang để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Vì vậy phần
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D kế toán chi phí sản xuất chung và một phần kế toán giá thành sản phẩm được thực hiện trên máy. Để tổ chức kế toán tập hợp CPSX vào các đối tượng tập hợp chi phí: theo phân xưởng, theo từng mã sản phẩm, theo từng chi tiết của sản phẩm, công ty đã tổ chức cài đặt, mã hóa các đối tượng ( khai báo mã vật tư ) Việc khai báo nhóm mã vật tư trên phần mềm máy tính được thực hiện theo quy trình sau:
- từ màn hình giao diện của phần mềm kế toán Standard, vào mục hệ thống trên màn hình sẽ xuất hiện các hệ thống
- kích đúp chuột trái vào nút Inpút, chọn “Khai báo nhóm vật tư” sẽ xuất hiện màn hình “Cập nhật danh mục mã vật tư” khi đó khai báo tên vật tư và mã qui định của vật tư đó.
+ nút mới: cho phép khai báo thêm vật tư mới
+ nút tìm: cho phép tìm kiếm bất kỳ loại vật tư nào
+ nút lọc: cho phép lọc
+ nút ra: cho phép thoát khỏi màn hình “Cập nhật danh mục mã vật tư”
Sau mỗi lần khai báo ở các cột ấn Enter, kết thúc việc khai báo ấn Esc
Ví dụ : khi mã hóa bạt 3419 mộc 0.8
- chọn hệ thống mã vật tư
- ấn vào nút “mới” và ta sẽ khai báo đầy đủ thông tin vào màn hình:
+ tên loại vật tư: NVL chính
+ tên vật tư: vải 3419 mộc 0.8
Sau khi khai báo xong ta ấn Esc để kết thúc, nếu cần sửa thì ta ấn vào nút
“sửa”, nếu cần xóa thì ấn vào nút “xóa”…
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan
Nhập dữ liệu vào máy
Máy tính xử lý dữ liệu
- Bảng tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp Bảng tính GTSP chi tiết theo mã…
Sổ chi tiết các TK, Sổ Cái các TK
Tương tự như vậy có thể khai báo các mã sản phẩm ( mã giầy ) khác.
Sau khi nhập tài liệu chứng từ ban đầu ( đối với phần kế toán thực hiện trên máy ) hay những tài liệu kế toán đã qua xử lý ( đối với phần kế toán làm thủ công ), máy tính sẽ tự tiến hành tập hợp CPSX, áp dụng phương pháp tính giá thành mà công ty đã ngầm định và tính ra GTSP
Trình tự xử lý trên máy tính tập hợp CPSX và tính GTSP được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.5: Trình tự xử lý trên máy tính kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP
2.2.4 Hệ thống tài khoản, chứng từ sổ sách sử dụng để tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP
2.2.4.1 Hệ thống tài khoản sử dụng: Để tập hợp CPSX, công ty sử dụng những tài khoản sau:
- TK 152 “ Nguyên vật liệu ”, tài khoản này được mở chi tiết như sau:
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D
- TK 153 “ Công cụ dụng cụ “
- TK 154 “ Giá trị sản xuất kinh doanh dở dang “, TK này có 2 TK chi tiết như sau:
+ TK 1541 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang “
- TK 621 “ Chi phí NVL trực tiếp “, tài khoản này được chi tiết như sau: + TK 6211 “ Chi phí NVL trực tiếp cho hàng nội địa “, tài khoản này lại được mở chi tiết theo từng mã giầy
TK 6211-AS.01 “ Chi phí NVL trực tiếp sản xuất mã giầy AS.01”
TK 6211-ATG01 “ Chi phí NVL trực tiếp sản xuất mã giầy ATG01 “
TK 6211-ISA01 “ Chi phí NVL trực tiếp sản xuất mã giầy ISA01 “
TK 6211- CPS05 “ Chi phí NVL trực tiếp sản xuất mã giầy CPS05 “
+ TK 6212 “ Chi phí NVL trực tiếp cho hàng xuất khẩu “, tài khoản này lại được mở chi tiết theo từng mã giầy
TK 6212- AS.01 “ Chi phí NVL trực tiếp sản xuất mã giầy AS.01 “
TK 6212-FE574 “ Chi phí NVL trực tiếp sản xuất mã giầy FE574 “
- TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp “, TK này được mở chi tiết cho từng phân xưởng của công ty
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D
+ TK 622-PX cắt 1, TK này lại được chi tiết cho từng mã giầy
+ TK 622-PX cắt 2, TK này cũng được mở chi tiết cho từng mã giầy
- TK 627 “ Chi phí sản xuất chung “, TK 627 được chi tiết như sau:
+ TK 6271 “ Chi phí nhân viên phân xưởng “
+ TK 6272 “ Chi phí vật liệu “
+ TK 6273 “ Chi phí công cụ dụng cụ “
+ TK 6274 “ Chi phí khấu hao TSCĐ “
+ TK 6277 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài “
+ TK 6278 “ Chi phí khác bằng tiền “
2.4.2.2 Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng
Chứng từ, sổ sách sử dụng để tổ chức kế toán CPSX và tính GTSP tại công ty bao gồm:
+ Bảng cấp vật tư cho sản xuất
+ Bảng tổng hợp chi phí vật tư theo mã sản phẩm
+ Bảng phân bổ nguyên vật liệu
+ Phiếu theo dõi lương sản phẩm
+ Xác nhận tiền lương sản phẩm
+ Báo cáo giải trình lương sản phẩm
+ Bảng tổng hợp tiền lương theo mã sản phẩm
+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
+ Bảng thanh toán tiền lương
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D
+ Chứng từ hóa đơn mua ngoài
+ Chứng từ chi tiền mặt
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
+ Bảng tập hợp CPSX tính GTSP
+ Bảng tính giá thành chi tiết
+ Sổ chi tiết các TK 627, TK 154
+ Sổ Cái các TK 621, TK 622, TK 627, TK 154
2.2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Một số nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình đã dần khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong ngành Giầy da Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị đứng đầu của ngành Giầy da Khởi đầu với muôn vàn khó khăn, công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình đã không ngừng nỗ lực trong sản xuất, vượt qua nhiều khó khăn thử thách để ngày càng vững vàng và phát triển Công ty đã dựa vào sự cố gắng của chính mình để tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao với mẫu mã đa dạng, giá thành phù hợp Hiện nay, hiệu quả về đầu tư mở rộng sản xuất giầy thể thao tiếp tục được phát huy, uy tín thương hiệu Giầy Thượng Đình được duy trì và ngày càng phát triển thu hút được nhiều khách hàng xuất khẩu và nội địa, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, và đặc biệt đã góp sức vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước Đó là kết quả của một quá trình phấn đầu không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên toàn công ty, từ việc chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch đến việc hạch toán sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý Với sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo các qui luật kinh tế, không ngừng cải tổ bộ máy quản lý,
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất, công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao. Đạt được những thành tích trên có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán tài chính trong công ty Tổ chức công tác kế toán đã được công ty hết sức chú trọng, quan tâm
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình, qua tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em nhận thấy:
Về công tác kế toán:
Nhìn chung, công tác kế toán được tổ chức phù hợp với đặc điểm quản lý cũng như đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ và phù hợp với yêu cầu công việc, khả năng và trình độ của từng nhân viên nên đã ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo công ty ra các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh Vì vậy, mặc dù khối lượng công việc kế toán của công ty là khá lớn nhưng phòng Kế toán – Tài chính vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn là tập thể lao động xuất sắc Phần hành kế toán NVL, tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm là phức tạp nhất thì đã có sự hỗ trợ đắc lực của phần mềm kế toán, các phần hành còn lại được tính toán thủ công, nhập số liệu thích hợp để phầm mềm vi tính tự động lên sổ và in ra khi cần thiết.
Hình thức sổ sử dụng:
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức sổ “Nhật ký chứng từ” đảm bảo tính đầy đủ và chặt chẽ Việc ghi chép trên sổ được tiến hành thường xuyên và tỉ mỉ, đảm bảo phản ánh thực tế chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và sự thay đổi giá thành kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi việc kiểm tra, đối chiếu.
Tuy nhiên để đảm bảo tính gọn nhẹ trong tổ chức công tác kế toán, công ty đã tổ chức được một hệ thống sổ sách, bảng biểu, chứng từ riêng đó là các bảng tập hợp chi phí sản xuất theo mã sản phẩm… vẫn đảm bảo theo đúng nguyên tắc, chế độ hiện hành và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt vẫn đảm bảo tính toán đầy đủ, chính xác CPSX cũng như GTSP.
Công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP:
- Quản lý CPSX và tính GTSP: nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP nên công ty đã tổ chức quản lý CPSX và GTSP tương đối chặt chẽ, việc phân loại CPSX là tương đối đầy đủ và phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công việc ghi chép bắt đầu từ phân xưởng lập chứng từ rồi chuyển số liệu lên máy vi tính theo một qui trình thống nhất và liên tục tạo điều kiện sử dụng và tiết kiệm CPSX
- Về việc xác định đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính GTSP: đối tượng tập hợp CPSX là các phân xưởng, các mã sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là từng mã sản phẩm hoàn thành Việc xác định này là hoàn toàn hợp lý vì công ty sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín, mỗi phân xưởng chỉ tiến hành sản xuất một công đoạn của sản phẩm, vì vậy công ty không tính giá thành bán thành phẩm mà chỉ tính giá thành của sản phẩm hoàn thành vả lại chỉ có sản phẩm hoàn thành mới được bán ra ngoài.
- Trình tự hạch toán CPSX và tính GTSP: công tác kế toán CPSX và tính GTSP ở công ty được các nhân viên kế toán thực hiện theo đúng trình tự qui
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D định với các khoản mục chi phí rõ ràng và tương đối đầy đủ Từ việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP đến việc tập hợp CPSX và tính GTSP đều phù hợp với đặc điểm tổ chức sổ sách, đặc điểm qui trình sản xuất và phù hợp với đối tượng đã xác định Mặc khác, bộ phận kế toán xác định rõ từng phần hành công việc nên trình tự hạch toán theo một quy trình thống nhất và liên tục, được thực hiện rất kịp thời, thuận lợi cho việc tập hợp CPSX và tính GTSP + Về chi phí NVL trực tiếp: công ty đã tổ chức quản lý tốt NVL về mặt hiện vật, việc cấp vật tư cho sản xuất là có định mức nên tận dụng được công suất của máy móc, theo dõi NVL xuất dùng cho sản xuất cũng như gia công khá chặt chẽ, có tài khoản theo dõi riêng.
+ Về chi phí nhân công trực tiếp: việc áp dụng hình thức lương sản phẩm đối với công nhân sản xuất sản phẩm đã khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động, khai thác được nội lực của công ty cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng sức lao động, công nhân sản xuất có ý thức, trách nhiệm hơn đối với công việc được giao.
+ Về phương pháp tính giá thành: hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp giản đơn để tính GTSP sản xuất ra Phuơng pháp này không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá mà còn phù hợp với đặc điểm tính giá thành.
3.1.2 Một số hạn chế và tồn tại:
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình còn tồn tại một số hạn chế trong tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP, cụ thể như sau:
- Về hình thức sổ kế toán:
Hình thức sổ “Nhật ký – chứng từ” mà công ty đang sử dụng hiện nay là khá phổ biến Tuy nhiên công ty là một doanh nghiệp sản xuất với qui mô lớn,
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D khối lượng ghi chép, kế toán nhiều, rất phức tạp, mà đối tượng tập hợp CPSX và tính GTSP là từng phân xưởng, từng mã sản phẩm thì việc áp dụng hình thức sổ kế toán trên tỏ ra không phù hợp với công việc kế toán có áp dụng phần mềm máy vi tính Để đơn giản hóa công việc ghi chép tính toán, công ty đã thay các Bảng kê, Nhật ký chứng từ bằng các bảng tổng hợp chi phí theo mã sản phẩm. Với việc không sử dụng các bảng kê và các nhật ký chứng từ thì điều duy nhất giúp có thể nhận biết công ty sử dụng hình thức sổ “Nhật ký – chúng từ” đó là mẫu sổ Cái các tài khoản Do vậy, nên chăng công ty có thể lựa chọn hình thức sổ khác phù hợp hơn với công tác kế toán có sử dụng phầm mềm kế toán máy đồng thời vẫn đúng với chế độ, quy định của Nhà nước.
- Việc phân loại chi phí sản xuất:
Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D
Từ những ưu điểm và hạn chế như trên,với tư cách là một sinh viên thực tập em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất của mình với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Ý kiến thứ nhất: Lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp
Thực tế em thấy rằng công ty đang sử dụng hệ thống sổ sách có phần giống với hình thức sổ “Nhật ký chung” hơn là hình thức “Nhật ký – chứng từ”, điều duy nhất giúp nhận ra hình thức sổ “Nhật ký – chứng từ” mà công ty đang áp dụng là kết cấu của sổ Cái các tài khoản Để đảm bảo tính đơn giản, gọn nhẹ về mặt lâu dài thì theo ý kiến của em, công ty nên thay đổi hình thức sổ kế toán, chuyển sang áp dụng hình thức sổ “Nhật ký chung” vì hình thức này có ưu điểm: mẫu sổ đơn giản dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công công tác kế toán và đảm bảo thuận tiện trong việc ứng dụng kế toán máy đồng thời vẫn đúng chế độ. Mẫu sổ Nhật ký chung thể hiện ở phụ lục, và trình tự ghi sổ như sơ đồ 1.10 trang 27. Ý kiến thứ hai: Điều chỉnh và hạch toán NVL xuất thừa so với định mức:
Hiện nay công ty xuất vật tư cho sản xuất theo định mức nhưng không hề kiểm kê số vật liệu xuất thừa cho phân xưởng, tổ, đội sản xuất Việc cấp thiếu thường phổ biến hơn, khi cấp thiếu thì các phân xưởng sẽ báo cáo và xin cấp bổ sung, nhưng khi cấp NVL rồi, các phân xưởng sử dụng tiết kiệm thì sẽ không được hạch toán cụ thể, phần chi phí này rất có thể bị lãng phí, lại không khuyến khích các phân xưởng tiết kiệm chi phí NVL trực tiếp Vì vậy, công ty cần có kế hoạch xử lý đối với phần NVL đã cấp cho các phân xưởng sử dụng nhưng không sử dụng hết vừa là để tiết kiệm chi phí sản xuất vừa khuyến khích các tổ đội
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D nâng cao năng suất sản xuất, có ý thức trong việc tiết kiệm chi phí vật liệu trong sản xuất nhằm hạ giá thành sán phẩm, bởi vì việc cấp vật tư theo định mức chỉ là tính toán trên giấy tờ không thể chính xác hoàn toàn trong thực tế dù việc dự toán có hoàn hảo đến đâu chăng nữa, chính vì vậy công ty nên xem xét vấn đề này để điều chỉnh chi phí theo thực tế một cách trung thực nhất, chính xác nhất.
Có thể hạch toán như sau:
- nếu phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân, ghi
- khi có quyết định xử lý, ghi:
Có TK 711 Ý kiến thứ ba: Về việc áp dụng quy định mới trong trích khấu hao TSCĐ
Hiện nay, công ty vẫn trích khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng. Công ty nên áp dụng thông tư 206/QĐ-BTC ngày 13 tháng 12 năm 2003 hướng dẫn việc trích khấu hao mới do Bộ Tài Chính ban hành để đảm bảo đúng chế độ. Hơn nữa, công ty vẫn tiến hành phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ khá tổng quát, việc công ty tiến hành theo dõi chi tiết TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao cho từng phân xưởng, tổ đội là việc nên làm, giúp cho công tác kế toán quản trị được kịp thời
Mặt khác, số lượng sản phẩm sản xuất ra cũng như số lượng đơn đặt hàng của công ty là thường và khá ổn định, công ty có thể tiến hành tính khấu hao theo số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ, như vậy sẽ đảm bảo tối đa công
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D suất máy mà lại tỏ ra hợp lý hơn theo nguyên tắc giá trị TSCĐ chuyển dịch dần vào sản phẩm Ý kiến thứ tư: Về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn: Để ổn định CPSX giữa các kỳ, do nguyên giá TSCĐ tại công ty rất lớn và đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty mang tính thời vụ, nếu xảy ra sự cố hỏng máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất bất ngờ thì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sản xuất kinh doanh vì chi phí sửa chữa rất tốn kém Cho nên công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, chủng loại TSCĐ cũng như thời hạn sử dụng máy móc thiết bị để lập kế hoạch về kinh phí sửa chữa lớn TSCĐ Ví dụ, đối với những TSCĐ tham gia nhiều vào quá trình sản xuất thì cần được nâng cấp thường xuyên để nâng cao năng lực hoạt động của máy móc thiết bị thì nên trích với tỷ lệ cao so với nguyên giá để thường xuyên đảm bảo khả năng hoạt động hết công suất Việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn cũng giống như hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất đòi hỏi kế toán phải hạch toán cả TK 335 vào bảng tập hợp CPSX và tính GTSP Khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ sẽ có thêm một yếu tố chi phí nữa trong chi phí sản xuất chung và cũng được phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí. Như vậy, nó sẽ làm chi phí sản xuất chung tăng lên một lượng tuy nhiên mức tăng này sẽ không ảnh hưởng lớn tới tổng CPSX cũng như GTSP sản xuất Việc làm này sẽ hợp lý hơn là để khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn mới tính vào CPSX sẽ đẩy CPSX cũng như GTSP kỳ đó tăng cao. Ý kiến thứ năm: Trích trước tiền lương nghỉ phép:
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D
Hiện nay, công ty chưa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất mà chỉ dựa vào sự xét duyệt của phòng Tổ chức để tính toán khoản chi phí này trong kỳ phát sinh Điều này sẽ dẫn đến tình trạng không ổn định, gây ảnh hưởng đến CPSX và GTSP giữa các kỳ khi có quá nhiều công nhân nghỉ phép Việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sẽ giúp cho công ty đảm bảo ổn định được CPSX, tránh được biến động lớn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Để lập kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, công ty phải căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép hàng năm để tính ra tiền lương nghỉ phép trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch năm và tỷ lệ trích trước theo công thức: Ý kiến thứ sáu: Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung:
Hiện nay, công ty tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức mã giầy nội địa chịu 1 phần còn mã giầy xuất khẩu chịu 2 phần chi phí Công ty không nên chỉ phân bổ theo một tiêu thức như vậy Theo em, để đảm bảo tính chính xác, công ty nên phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí nhân công trực tiếp vì như vậy cũng đã đảm bảo là chi phí cho
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D
Tỷ lệ trích theo kế hoạch lương nghỉ phép năm
Tổng số lương phép trả cho CNSX chính theo kế hoạch năm
Số trích trước theo kế hoạch lương phép của
Lương chính trả cho CNSX trong tháng x
Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch lương nghỉ phép của CNSX
Tổng số tiền lương chính phải trả cho CNSX chính theo kế hoạch các mã giầy xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn hơn mã giầy nội địa mà còn đảm bảo tính chính xác hơn Hơn nữa, việc công ty tính toán chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo nguyên tắc cân bằng như vậy là không hợp lý bởi cách chia như vậy nếu xét tổng quát thì có thể hợp lý nhưng tính trên từng đơn vị sản phẩm thì GTSP là không chính xác Theo ý kiến của em, công ty nên phân bổ CPSX chung theo nhiều tiêu thức khác nhau:
- Đối với chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí NVL công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung có thể phân bổ theo tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất.
- Đối với chi phí bằng tiền, chi phí dịch vụ mua ngoài có thể phân bổ theo chi phí NVL trực tiếp.
Bên cạnh đó, theo xu hướng mà kế toán quản trị có vai trò ngày càng quan trọng nhất là đối với phần hành kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP thì công ty nên chia chi phí sản xuất chung thành biến phí và định phí trong đó phần định phí công ty có thể tính toán dựa vào tình hình sản xuất thực tế vì sản xuất đã đi vào ổn định thì định phí hoàn toàn có thể tính được, phần biến phí sẽ tùy thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra và như vậy công ty có thể thực hiện cách phân bổ chi phí sản xuất chung như đang thực hiện.
Ví dụ : CPSX chung của công ty được phân bổ theo chi phí NVL trực tiếp, thì CPSX chung phân bổ cho từng mã giầy theo công thức sau:
CPSX chung phân bổ cho từng mã = Tổng CPSX chung
Tổng chi phí NVL trực tiếp x Chi phí NVL trực tiếp của từng mã
Trong trường hợp này CPSX chung phân bổ cho mã AS.01 không kể bao bì sẽ là
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D
Số lượng SPDD cuối kỳ
Số lượng sản phẩm hỏng trong kỳ CPSX sản phẩm hỏng
CPSX sản phẩm dở dang cuối kỳ Chi phí NVL chính phát sinh trong kỳ sản xuất sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Số lượng sản phẩm hỏng trong kỳ x
Và CPSX chung sản xuất mã AS.01 cả bao bì là:
Tương tự như vậy, ta phân bổ cho các mã giầy khác và CPSX chung của tất cả các mã giầy sẽ thay đổi theo biểu 3.1 và giá thành của mã giầy AS.01 sẽ thay đổi theo biểu 3.2 Như vậy GTSP có tăng lên song không đáng kể lại đảm bảo được tính ổn định của giá thành và hợp lý hơn nữa. Ý kiến thứ bảy: Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng
Tại công ty, khi xuất hiện bán thành phẩm hỏng công ty luôn quy trách nhiệm cho công nhân sản xuất, đồng thời cũng chưa phân bổ chi phí sản xuất chung cho bán thành phẩm hỏng Việc làm này gây bất lợi cho công ty vì xuất hiện bán thành phẩm hỏng là điều không thể tránh khỏi, chủ yếu sản phẩm hỏng là do công nhân sản xuất song cũng không thể tránh được những nguyên nhân khách quan khác Theo em, đối với sản phẩm hỏng công ty nên có biện pháp hạch toán sản phẩm hỏng đối với từng nguyên nhân bằng cách xác định số lượng, giá trị sản phẩm hỏng, tính đến các nguyên nhân gây hỏng khác để hạch toán chính xác thiệt hại sản phẩm hỏng, từ đó tìm nguyên nhân khắc phục.
Theo em, công ty nên hạch toán sản phẩm hỏng như sau:
- thống kế số lượng sản phẩm hỏng
- xác định chi phí sản xuất sản phẩm hỏng theo công thức:
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D
- Xác định nguyên nhân gây hỏng để hạch toán chính xác vào TK 152, TK
+ tập hợp các khoản thiệt hại:
Nợ TK 1381 – thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức
Có TK 152: chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa lại được
Có TK 154: chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không thể sửa chữa
+ xử lý giá trị sản phẩm hỏng:
Nợ TK 1388; TK 152: giá trị bắt bồi thường, chi phí thu hồi (nếu có)
Nợ TK 811: giá trị thiệt hại được tính trừ vào chi phí khác
Có TK 1381 Ý kiến thứ 8: Đổi mới thông tin cho kế toán quản trị
Một số phương hướng nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
Trong điều kiện hiện nay, CPSX và GTSP đang là vấn đề then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định phù hợp với tính hình thực tế của doanh nghiệp và sự biến động của thị trường Vì vậy, việc không ngừng hoàn thiện công tác kế toán đặc biệt là kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP không chỉ là mối quan tâm hàng đầu mà còn là yêu cầu cần thiết, khách quan đối với mỗi doanh nghiệp Chính vì thế mà trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình, em đã rất cố gắng tìm hiểu thực tế, nâng cao kiến thức nghiệp vụ về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP Trên cơ sở đó, em đã phân tích một số ưu nhược điểm và mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất với mong muốn góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP của công ty.
Mặc dù đã đi sâu tìm hiểu nhưng do khả năng và kinh nghiệm thực tế bản thân còn hạn chế, không đủ để có thể nói rằng đề tài được viết đã phản ánh đầy đủ công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty và lý giải đầy đủ các vấn đề liên quan Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ phòng kế toán và các bạn để luận văn của em thực sự có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – Tiến sĩ Trần Quý Liên, cùng toàn thể các cán bộ phòng Kế toán – Tài chính ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu!
Sinh viên: Trần Thu Hà Lớp Kế Toán 44D