1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hạch toán tscđ với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tscđ tại công ty cổ phần đầu tư tam đảo

128 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo
Tác giả Hoàng Thị Thu Hà
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Trường học Khoa Kế toán
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 240,02 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (3)
    • I. Cơ sở lý luận chung về kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp (3)
      • 1. Khái niệm, đặc điểm TSCĐ (3)
        • 1.1. Khái niệm TSCĐ (0)
      • 2. Phân loại TSCĐ (4)
        • 2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện (5)
        • 2.2. Phân loại theo quyền sở hữu (6)
        • 2.3. Phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng (0)
        • 2.4. Các cách phân loại khác (9)
      • 3. Đánh giá TSCĐ (9)
        • 3.1. Nguyên giá của TSCĐ (0)
        • 3.2. Giá trị hao mòn và khấu hao TSCĐ (0)
        • 3.3. Giá trị còn lại của TSCĐ (20)
    • II. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán TSCĐ (20)
      • 1. Yêu cầu quản lý TSCĐ (20)
      • 2. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ (21)
    • III. Nội dung công tác kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp (21)
      • 1. Hạch toán chi tiết TSCĐ (21)
      • 2. Hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ biến động TSCĐ (23)
        • 2.1. Tài khoản sử dụng (0)
        • 2.2. Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ (24)
      • 3. Hạch toán khấu hao TSCĐ (26)
      • 4. Hạch toán sửa chữa TSCĐ (27)
      • 5. Hệ thống sổ sách sử dụng trong công tác kế toán TSCĐ (29)
    • IV. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp (31)
      • 1. Sự cần thiết phải phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ (31)
      • 2. Các chỉ tiêu phân tích và nội dung phân tích (32)
        • 2.1. Phân tích tình hình biến động TSCĐ (0)
        • 2.2. Phân tích tình hình trang bị TSCĐ (34)
        • 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ ................................................34 Hoàng Thị Thu Hà (0)
      • 3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ (35)
  • PHẦN II THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TAM ĐẢO (37)
    • I. Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo (37)
      • 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty (37)
      • 2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty (37)
      • 3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty (40)
      • 4. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty (43)
        • 4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán (0)
        • 4.2. Khái quát về chế độ kế toán (0)
    • II. Thực trạng hạch toán TSCĐ tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo (51)
      • 1. Đặc điểm TSCĐ và nhiệm vụ của tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo (51)
        • 1.1. Đặc điểm TSCĐ và yêu cầu quản lý (51)
        • 1.2. Nhiệm vụ của tổ chức hạch toán TSCĐ (52)
      • 2. Phân loại và đánh giá TSCĐ (54)
        • 2.1. Phân loại TSCĐ (54)
        • 2.2. Đánh giá TSCĐ (55)
      • 3. Nguyên tắc tổ chức hạch toán TSCĐ (58)
      • 4. Hạch toán một số nghiệp vụ biến động TSCĐ tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo (58)
        • 4.1. Hạch toán tăng TSCĐ (0)
        • 4.2. Hạch toán giảm TSCĐ (0)
      • 5. Hạch toán khấu hao TSCĐ (87)
        • 5.1. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ (87)
        • 5.2. Hạch toán khấu hao TSCĐ (88)
      • 6. Hạch toán sửa chữa TSCĐ (90)
        • 6.1. Phân loại sửa chữa TSCĐ (90)
        • 6.2. Hạch toán sửa chữa TSCĐ (0)
      • 7. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo (96)
        • 7.1. Phân tích tình hình biến động TSCĐ (0)
        • 7.2. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ (0)
  • PHẦN III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TAM ĐẢO (99)
    • I. Đánh giá chung về công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo ...............................................................................93 Hoàng Thị Thu Hà (99)
      • 1. Ưu điểm (100)
      • 2. Tồn tại (102)
        • 2.1. Về phân loại TSCĐ (0)
        • 2.2. Về việc lập và luân chuyển chứng từ (0)
        • 2.3. Về sổ sách sử dụng (0)
        • 2.4. Về hạch toán chi tiết (104)
        • 2.5. Về hạch toán tổng hợp (104)
        • 2.6. Về khấu hao TSCĐ (0)
        • 2.7. Về sửa chữa lớn TSCĐ (105)
        • 2.8. Về đánh giá lại TSCĐ (105)
        • 2.9. Về công tác kiểm kê TSCĐ (105)
        • 2.10. Về quản lý TSCĐ (0)
    • II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo (106)
      • 2. Về việc lập và luân chuyển chứng từ (108)
      • 3. Về sổ sách sử dụng (108)
      • 4. Về hạch toán chi tiết (109)
      • 5. Về hạch toán tổng hợp (111)
      • 6. Về khấu hao TSCĐ (111)
      • 7. Về sửa chữa lớn TSCĐ (114)
      • 8. Về đánh giá lại TSCĐ (114)
      • 9. Về công tác kiểm kê TSCĐ (114)
    • III. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ (115)
      • 1. Sự cần thiết và điều kiện để hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo (115)
      • 2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo (116)
        • 2.1. Lựa chọn cơ cấu TSCĐ hợp lý (116)
        • 2.2. Lựa chọn đúng đắn phương án đầu tư mua sắm TSCĐ (117)
        • 2.3. Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề, khả năng vận hành và sử dụng TSCĐ (117)
        • 2.4. Tăng cường chặt chẽ công tác tổ chức quản lý TSCĐ nhằm tránh thất thoát (117)
        • 2.5. Tổ chức tốt công tác kế toán và phân tích tình hình sử dụng TSCĐ (0)
  • KẾT LUẬN (70)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Cơ sở lý luận chung về kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp

lý và sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp

1 Khái niệm, đặc điểm TSCĐ

Sự tăng trưởng của nền kinh tế đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực, trong đó tài sản được coi là một nguồn lực quan trọng và cần thiết, nhất là trong điều kiện đất nước ta đang tập trung phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững Sự phát triển của nền kinh tế xã hội xét đến cùng bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất mà trước hết là công cụ lao động. TSCĐ được coi là công cụ lao động quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với tất cả các doanh nghiệp và với toàn bộ nền kinh tế quốc dân Để tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh và các hoạt động khác, đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động, phân phối và sử dụng một khối lượng TSCĐ nhất định Nếu không đặt vấn đề quản lý TSCĐ một cách có hiệu quả thì cũng có nghĩa chúng ta đang sử dụng các nguồn lực to lớn một cách lãng phí

Dưới góc độ kế toán, TSCĐ trong doanh nghiệp được hiểu là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp (Giáo trình Kế toán tài chính – NXB Thống kê – 2004).

Theo chế độ tài chính hiện hành (Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC), một tài sản được ghi nhận là TSCĐ của doanh nghiệp khi thoả mãn các điều kiện sau:

 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó: : Lợi ích kinh tế do tài sản mang lại được biểu hiện ở việc tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng của sản phẩm, dịch vụ khi doanh nghiệp kiểm soát và sử dụng tài sản đó

 Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách tin cậy: Tiêu chuẩn này yêu cầu một tài sản nào đó muốn được ghi nhận là TSCĐ thi phải có cơ sở khách quan để xác định giá trị ban đầu của nó.

 Có thời gian hữu dụng từ một năm trở lên: Tiêu chuẩn này nhằm cụ thể hoá tiêu chuẩn thứ nhất của TSCĐ Lợi ích kinh tế trong tương lai do việc sử dụng TSCĐ không phải là trong một năm tài chính mà ít nhất là 2 năm

 Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên: Theo quan điểm của chế độ tài chính hiện hành, một tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên thì được coi là có giá trị lớn

Trong doanh nghiệp TSCĐ có nhiều chủng loại khác nhau với đặc điểm và tính chất khác nhau Nhưng nhìn chung khi tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp chúng có những đặc điểm sau:

- Tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh và vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng.

- Giá trị TSCĐ hao mòn dần, đối với những TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị của chúng chuyển dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Những TSCĐ dùng cho các hoạt động khác như hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án thì giá trị TSCĐ giảm dần trong quá trình sử dụng.

- TSCĐ vô hình khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng bị hao mòn do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và do những hạn chế về luật pháp… nên giá trị của TSCĐ vô hình cũng dịch chuyển dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

TSCĐ có nhiều loại với đặc trưng kỹ thuật, công dụng, thời gian mua sắm và sử dụng của mỗi loại khác nhau Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ nhất thiết phải tiến hành phân loại TSCĐ. Phân loại TSCĐ là sắp xếp TSCĐ thành từng loại, từng nhóm theo những tiêu thức nhất định Có thể phân loại TSCĐ theo nhiều tiêu thức khác nhau nhưng trong kế toán thường sử dụng các tiêu thức: Theo hình thái biểu hiện, theo quyền sở hữu và theo tình hình sử dụng TSCĐ.

2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện

Theo cách phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.

 TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình TSCĐ hữu hình được chia thành các nhóm như sau:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: Là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống…

- Máy móc, thiết bị: Là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây truyền công nghệ, máy móc thiết bị đơn lẻ…

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải…

Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán TSCĐ

1 Yêu cầu quản lý TSCĐ Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, TSCĐ luôn là một thành phần quan trọng cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là nền tảng cho sự phát triển Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, TSCĐ trong nền kinh tế quốc dân và trong các doanh nghiệp ngày càng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng Điều này càng đặt ra cho công tác quản lý TSCĐ những yêu cầu ngày càng cao đòi hỏi TSCĐ phải được quản lý chặt chẽ về cả hiện vật lẫn giá trị

Công tác quản lý TSCĐ cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng: Do TSCĐ sẽ tồn tại lâu dài trong doanh nghiệp cho nên TSCĐ phải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghiTSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

- Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo ba chỉ tiêu giá trị là: Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.

- Xây dựng quy chế quản lý TSCĐ, như: Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc bảo quản , sử dụng TSCĐ.

- Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ bình thường.

- Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

2 Nhiệm vụ kế toán TSCĐ Để đáp ứng yêu cầu quản lý trên và để cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho công tác quản lý TSCĐ trên cớ sở tuân thủ những nguyên tắc nói trên, hạch toán TSCĐ trong các doanh nghiệp phải bảo đảm các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của TSCĐ trong phạm vi toàn doanh nghiệp, cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong từng doanh nghiệp.

- Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sửa chữa - kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ tài chính quy định.

- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, tập hợp chính xác và phân bổ hợp lý chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh.

Nội dung công tác kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp

1 Hạch toán chi tiết TSCĐ

TSCĐ trong doanh nghiệp là các tài sản có giá trị lớn cần phải được quản lý theo từng đối tượng ghi TSCĐ Chính vì thế trong các doanh nghiệp đều phải tiến hành kế toán chi tiết TSCĐ Đây là khâu quan trọng và phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán TSCĐ Thông qua kế toán chi tiết TSCĐ sẽ cung cấp các chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu TSCĐ, tình hình phân bổ TSCĐ theo bộ phận sử dụng cũng như tình hình bảo quản, trách nhiệm vật chất của các bộ phận và cá nhân trong công việc bảo quản và sử dụng TSCĐ Các chỉ tiêu quan trọng đó là căn cứ để doanh nghiệp cải tiến trang bị và sử dụng TSCĐ, phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ, nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện tuần tự theo các bước sau:

- Đánh số TSCĐ: là việc gắn cho mỗi TSCĐ một số hiệu theo nguyên tắc nhất định Việc đánh số TSCĐ có tác dụng thống nhất được giữa các bộ phận liên quan trong việc theo dõi, quản lý và sử dụng TSCĐ, thuận tiện cho việc sắp xếp TSCĐ theo các chỉ tiêu quản lý, tiện cho tra cứu, đối chiếu khi cần thiết, đồng thời tăng cường và ràng buộc được trách nhiệm vật chất của các bộ phận và cả cá nhân trong bảo quản và sử dụng TSCĐ.

- Kế toán chi tiết TSCĐ: Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện theo từng đối tượng ghi TSCĐ cả ở bộ phận kế toán doanh nghiệp và cả các đơn vị, bộ phận bảo quản, sử dụng TSCĐ theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật.

+ Ở bộ phận kế toán doanh nghiệp: Khi có TSCĐ mới đưa vào sử dụng, doanh nghiệp phải lập hội đồng giao nhận gồm có đại diện bên giao, đại diện bên giao, đại diện bên nhận và một số uỷ viên để lập “Biên bản giao nhận TSCĐ” cho từng đối tượng TSCĐ Đối với những TSCĐ cùng loại, giao nhận cùng một lúc, do cùng một đơn vị chuyển giao thì có thể lập chung một biên bản Sau đó phòng kế toán phải sao lục cho mỗi đối tượng ghi TSCĐ một bản để lưu vào hồ sơ riêng cho từng TSCĐ Mỗi bộ hồ sơ TSCĐ bao gồm:

“Biên bản giao nhận TSCĐ”, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật và các chứng từ khác có liên quan Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ, kế toán mở thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của doanh nghiệp Thẻ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký xác nhận Thẻ này được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ Khi lập xong, thẻ TSCĐ được dùng để ghi vào “Sổ TSCĐ”, sổ này được lập chung cho toàn doanh nghiệp Khi phát sinh nghiệp vụ giảm TSCĐ, tuỳ theo từng trường hợp giảm TSCĐ mà doanh nghiệp phải lập các chứng từ như “Biên bản giao nhận TSCĐ”, “Biên bản thanh lý TSCĐ”… Trên cơ sở các chứng từ này kế toán ghi giảm TSCĐ trên các “Sổ TSCĐ” Trường hợp di chuyển TSCĐ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp thì kế toán ghi giảm TSCĐ trên “Sổ TSCĐ”của bộ phận giao và ghi tăng trên “Sổ TSCĐ” của bộ phận nhận.

+ Ở đơn vị, bộ phận sử dụng: Tại các phòng, ban hay đội, công trường, phân xưởng hoặc các xí nghiệp thành viên trực thuộc doanh nghiệp sử dụng:

“Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ do đơn vị mình quản lý và sử dụng Căn cứ ghi sổ này là các chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ Đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì hệ thống chứng từ có thể khác nhau theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp Tuy nhiên Nhà nước vẫn quy định một số chứng từ bắt buộc đối với các doanh nghiệp để thống nhất việc chuyển tải đúng, đầy đủ nội dung kinh tế phát sinh và phục vụ cho hạch toán kế toán đúng đắn sau này Theo chế độ kế toán hiện hành các chứng từ ban đầu về kế toán TSCĐ gồm có:

 Biên bản giao nhận TSCĐ - Mẫu 01-TSCĐ/HD

 Biên bản thanh lý TSCĐ - Mẫu 02-TSCĐ/HD

 Biên bản bàn giao TSCĐ SCL hoàn thành - Mẫu 03-TSCĐ/HD

 Biên bản đánh giá lại TSCĐ - Mẫu 04-TSCĐ/HD

 Biên bản kiểm kê TSCĐ - Mẫu 05-TSCĐ/HD

 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Mẫu 06-TSCĐ/HD

2 Hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ biến động TSCĐ

2.1 Tài khoản sử dụng Để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động TSCĐ theo nguyên giá, doanh nghiệp sử dụng TK 211 – “TSCĐ hữu hình”, TK 212 – “TSCĐ thuê tài chính” và TK 213 – “TSCĐ vô hình”

SDĐK: NG TSCĐ hiện có đầu kỳ

NG TSCĐ tăng NG TSCĐ giảm trong kỳ trong kỳ

SDCK: NG TSCĐ hiện có cuối kỳ

- TK 211 “TSCĐ hữu hình” được chi tiết thành 6 tiểu khoản như sau:

TK 2112 “Nhà cửa, vật kiến trúc”

TK 2113 “Máy móc, thiết bị”

TK 2114 “Phương tiện vận tải, truyền dẫn”

TK 2115 “Thiết bị, dụng cụ quản lý”

TK 2116 “Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm”

TK 2118 “TSCĐ hữu hình khác”

- TK 213 “TSCĐ vô hình” được chi tiết thành 7 tiểu khoản:

TK 2131 “Quyền sử dụng đất”

TK 2133 “Bản quyền, bằng sáng chế”

TK 2134 “Nhãn hiệu hàng hoá”

TK 2135 “Phần mềm máy vi tính”

TK 2136 “Giấy phép và giấy phép nhượng quyền”

TK 2138 “TSCĐ vô hình khác”

Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như TK212, TK214, TK111, TK112, TK133, TK331, TK711, TK811…

2.2 Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ

TSCĐ của doanh nghiệp có thể tăng do nhiều trường hợp: do mua sắm, xây dựng, được cấp trên cấp, được tài trợ biếu tặng hoặc cũng có thể tăng do đi thuê.

Sơ đồ 1.1: Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ

2.3 Hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ

TSCĐ của doanh nghiệp cũng giảm do nhiều nguyên nhân: do nhượng bán, thanh lý, do mang góp vốn liên doanh, do dùng để thanh toán vốn cho chủ sở hữu hoặc có thể do trả lại TSCĐ đi thuê.

Sơ đồ 1.2: Hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ

Thuế GTGT nằm Nhận TSCĐ thuê tài chính

Nhận lạ i vốn góp liên doanh bằng TSCĐ

TSCĐ thừa không rõ nguyên nhân hoàn lạ i bằng TSCĐ

Nhận quà biếu, quà tặng, viện trợ không liên doanh bằng TSCĐ

Nhà nứơc cấp hoặc nhận vốn góp lắp đặt, triển khai

TSCĐ hình thành qua XD đặt, triển khai chi phí XD, lắp

TK 241 khÊu trõ (nÕu cã)

TK 133 Giá mua và phí tổn của TSCĐ thông qua lắp đặt

3 Hạch toán khấu hao TSCĐ

Theo chế độ kế toán hiện hành, kế toán khấu hao TSCĐ được thực hiện trên tài khoản 214.

Giá trị hao mòn TSCĐ Giá trị hao mòn tăng giảm do giảm TSCĐ do trích KH TSCĐ

TK211, 212, 213 thanh lý, trao đổi không tựơng tự

Giá trị còn lạ i của TSCĐ nhựơng bán

Giá trị hao mòn giảm giảm NG

Góp vốn liên doanh bằng TSCĐ

TK412 chênh lệch Trả vốn góp liên doanh hoặc điều chuyển cho đơn vị khác

Trao đổi TSCĐ tựơng tự

TK627,641,642 TK811 chênh lệch và do các nguyên nhân khác

Tài khoản 214 được chia thành 3 tiểu khoản:

2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình

2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

2143: Hao mòn TSCĐ vô hình

Sơ đồ 1.3: Hạch toán khấu hao TSCĐ

Số khấu hao đã trích Định kỳ trích khấu hao của TSCĐ giảm TSCĐ vào chi phí

TK811 Điều chỉnh tăng số KH đã

GTCL của trích trong kỳ nếu số đã trích

TSCĐ giảm nhỏ hơn số phải trích (do

TK 2411,2413 thay đổi phương pháp KH và thời gian sử dụng)

KC tăng giá trị hao mòn TK 431,466 khi nhận được quyền sở hữu Hao mòn TSCĐ dùng

TSCĐ thuê tài chính vào hoạt động dự án… Điều chỉnh giảm số KH đã trích trong kỳ nếu số đã trích lớn hơn số phải trích

4 Hạch toán sửa chữa TSCĐ

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ cần phải được bảo dưỡng hoặc sửa chữa khi chúng bị hư hỏng, nhằm duy trì năng lực hoạt động bình thường củaTSCĐ Chi phí sửa chữa TSCĐ là chi phí gián tiếp cho quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vậy nó phải được phân bổ vào chi phí kinh doanh của các kỳ hạch toán Tuy nhiên, cách thức phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh phụ thuộc vào tính chất của từng loại hình sửa chữaTSCĐ Tuỳ theo mức độ sửa chữa người ta chia nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ của doanh nghiệp thành: Sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, và sửa chữa nâng cấp TSCĐ.

Sửa chữa thường xuyên TSCĐ là công việc sửa chữa nhỏ, có tính chất bảo dưỡng hoặc thay thế những chi tiết, bộ phận nhỏ của TSCĐ Đặc điểm của loại hình sửa chữa nhỏ là thời gian tiến hành sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa chiếm một tỷ trọng không đáng kể so với tổng chi phí kinh doanh trong kỳ, vì vậy chi phí sửa chữa nhỏ thường được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh của kỳ hạch toán mà nghiệp vụ sửa chữa diễn ra.

Sửa chữa lớn TSCĐ là công việc sửa chữa có tính chất khôi phục năng lực hoạt động của TSCĐ, thay thế các bộ phận quan trọng của nó, thời gian diễn ra nghiệp vụ sửa chữa lớn thường kéo dài, chi phí sửa chữa chiếm một tỷ trọng đáng kể so với chi phí kinh doanh của từng kỳ hạch toán Vì vậy, theo nguyên tắc phù hợp, chi phí sửa chữa lớn phải được phân bổ vào chi phí kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán khác nhau Trong quan hệ với công tác kế hoạch, nghiệp vụ sửa chữa lớn TSCĐ được chia thành 2 loại là sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch và sửa chữa TSCĐ ngoài kế hoạch.

Sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ là loại hình sửa chữa có tính chất tăng thêm tính năng hoạt động của TSCĐ hoặc kéo dài tuổi thọ của nó Bản chất của nghiệp vụ sửa chữa nâng cấp TSCĐ là một nghiệp vụ đầu tư bổ sung cho TSCĐ.

Sơ đồ 1.4: Hạch toán sửa chữa TSCĐ

5 Hệ thống sổ sách sử dụng trong công tác kế toán TSCĐ

Theo chế độ kế toán hiện hành, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng bắt buộc phải lựa chọn một hình thức sổ kế toán phù hợp để ghi chép các số liệu kế toán Hiện nay, có năm hình thức kế toán mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:

- Hình thức kế toán Nhật ký chung;

- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái;

- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;

- Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ;

Chi phí sửa chữa thừơng xuyên và SC nâng cấp

CPSC lớ n theo kế hoạ ch

Trích trứơc chi phí SCL theo kế hoạ ch

KÕt chuyÓn CPSCL theo KH TK711

Kết chuyển chi phí sửa ch÷a n©ng cÊp

Thuế GTGT đựơc vựơt dự toán khÊu trõ (nÕu cã)

KÕt chuyÓn phần dự toán thừa phÝ kinh doanh n¨m nay CPSCL ngoài KH phân bổ vào chi Tập hợ p CPSC lớ n

Phân bổ CPSCL vào chi phí kinh doanh

- Hình thức kế toán trên máy vi tính.

Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điểu kiện trang thiết bị, kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó, gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán.

Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp

1 Sự cần thiết phải phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ

TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có cũng như trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp TSCĐ mà đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Do đó, việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ để từ đó có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian cũng như công suất máy móc thiết bị sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng TSCĐ là mục đích của việc trang bị TSCĐ trong các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh cơ cấu TSCĐ, hoàn thiện những khâu yếu trong quản lý TSCĐ hiện có là biện pháp tốt nhất để sử dụng vốn một cách hiệu quả và tiết kiệm

2 Các chỉ tiêu phân tích và nội dung phân tích

2.1 Phân tích tình hình biến động TSCĐ

TSCĐ của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, mỗi loại lại có vai trò và vị trí khác nhau đối với quá trình sản xuất, kinh doanh Chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu và tình trạng kỹ thuật Để phân tích tình hình tăng giảm và đổi mới TSCĐ cần tính và phân tích các chỉ tiêu: a) Hệ số tăng TSCĐ = Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ

Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào sản xuất, kinh doanh trong kỳ Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ bao gồm cả những TSCĐ cũ thuộc nơi khác khi điều đến. b) Hệ số giảm TSCĐ = Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ

Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào sản xuất, kinh doanh trong kỳ

Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ bao gồm những TSCĐ hết hạn sử dụng, đã thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng được điều động đi nơi khác không bao gồm khấu hao. c) Hệ số đổi mới TSCĐ =

Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ (kể cả chi phí hiện đại hoá) Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ d) Hệ số loại bỏ TSCĐ = Giá trị TSCĐ cũ, lạc hậu, giảm trong kỳ

Giá trị TSCĐ có ở đầu kỳ

Hai hệ số (a) và (b) phản ánh chung mức độ tăng giảm thuần tuý về quy mô TSCĐ Còn hai hệ số (c) và (d), ngoài việc phản ánh tăng giảm thuần tuý về TSCĐ, còn phản ánh trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật, tình hình đổi mới trang thiết bị của doanh nghiệp Khi phân tích, có thể so sánh các hệ số trên giữa cuối kỳ và đầu kỳ, hoặc giữa thực tế và kế hoạch để thấy được phương hướng đầu tư, đổi mới trang thiết bị của doanh nghiệp.

Tiếp theo, cần phân tích kết cấu của TSCĐ Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng của từng loại, từng bộ phận TSCĐ chiếm tỷ trong toàn bộ TSCĐ xét về mặt giá trị Phân tích kết cấu TSCĐ là xem xét, đánh giá tính hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng loại, từng bộ phận TSCĐ Trên cơ sở đó, xây dựng đầu tư TSCĐ theo một cơ cấu hợp lý, nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng chúng Cần chú ý rằng, cơ cấu TSCĐ phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng ngành, từng doanh nghiệp.

Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa Mặt khác, quá trình hao mòn TSCĐ diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất, kinh doanh Nghĩa là sản xuất càng khẩn trương bao nhiêu thì trình độ hao mòn càng nhanh bấy nhiêu Bởi vậy, việc phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng còn mới hay cũ hoặc mới, cũ ở mức nào, có biện pháp đúng đắn để tái sản xuất TSCĐ Để phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, cần phân tích chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ, bằng công thức tính:

Hệ số hao mòn TSCĐ = Tổng mức khấu hao TSCĐ

+ Nếu hệ số hao mòn TSCĐ càng gần tới 1, chứng tỏ TSCĐ càng cũ và doanh nghiệp phải chú trọng đến việc đổi mới và hiện đại hoá TSCĐ.

+ Nếu hệ số hao mòn càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu, chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp đã được đổi mới.

2.2 Phân tích tình hình trang bị TSCĐ

Phân tích tình hình trang bị TSCĐ là đánh giá mức độ đảm bảo TSCĐ, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất cho lao động, cho một đơn vị diện tích sản xuất… trên cơ sở có kế hoạch trang bị thêm TSCĐ, nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Chỉ tiêu thường dùng để phân tích:

NG TSCĐ bình quân một công nhân trong ca lớn nhất Nguyên giá TSCĐ

Số công nhân trong ca lớn nhất

Chỉ tiêu này phản ánh chung trình độ trang bị TSCĐ cho công nhân Chỉ tiêu này càng tăng, chứng tỏ trình độ cơ giới hoá của doanh nghiệp càng cao:

NG thiết bị sản xuất bình quân cho một công nhân trong ca lớn nhất = Nguyên giá thiết bị sản xuất

Số công nhân trong ca lớn nhất Chỉ tiêu này phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật cho công nhân Chỉ tiêu này càng tăng, chứng tỏ trình độ trang bị kỹ thuật ngày càng cao.

Xu hướng chung là NG thiết bị sản xuất bình quân cho một công nhân tăng với tốc độ tăng nhanh hơn NG TSCĐ bình quân cho một công nhân Có như vậy, mới tăng nhanh quy mô năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động.

2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ

Hiệu quả sử dụng TSCĐ là mục đích của việc trang bị TSCĐ trong các doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết cấu TSCĐ, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ Đồng thời sử dụng có hiệu quả TSCĐ hiện có là biện pháp tốt nhất sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ được tính bằng công thức:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Giá trị sản lượng sản phẩm

NG bình quân của TSCĐ

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản lượng sản phẩm Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc quản lý và sử dụng TSCĐ tốt Như vậy:

Giá trị sản lượng sản phẩm = NG bình quân của TSCĐ x Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Từ công thức trên, chỉ tiêu sản lượng sản phẩm biến động do ảnh hưởng của hai nhân tố Đó là NG bình quân của TSCĐ và hiệu suất sử dụng TSCĐ Có thể vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu giá trị sản lượng sản phẩm Trong đó, hiệu suất sử dụng TSCĐ là nhân tố phát triển sản xuất theo chiều sâu, có thể tăng lên vô tận.

3 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TAM ĐẢO

Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo

1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Tên Việt Nam : Công ty Cổ phần đầu tư Tam Đảo

Tên Tiếng Anh : Tam Đảo Joint Stock Investerment Company

Công ty có trụ sở chính đặt tại: xã Hợp Châu - Huyện Tam Đảo - Tỉnh Vĩnh Phúc

Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1903000025 do Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 9 tháng 6 năm 2003 với số vốn điều lệ là 15.000.000.000 đồng. Công ty được thành lập trên cơ sở tự nguyện cùng góp vốn của các cổ đông, được tổ chức hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/06/1999

Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo thuộc sở hữu của các cổ đông; có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, được mở tài khoản đồng Việt Nam và tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng; có điều lệ và tổ chức hoạt động; có vốn điều lệ và chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ bằng số vốn đó; hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh.

2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo có mục tiêu hoạt động là đầu tư xây dựng, vận hành và khai thác sân golf 18 lỗ tại huyện Tam Đảo-Vĩnh Phúc.Công ty có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là các dịch vụ phục vụ cho sân golf như dịch vụ câu lạc bộ hội viên, nhà ăn, dịch vụ cửa hàng và sân tập golf, du lịch sinh thái và các dịch vụ phụ trợ khác Ngoài các nội dung, ngành nghề kinh doanh trên, trong quá trình hoạt động Công ty có thể mở rộng ngành nghề kinh doanh để đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty theo quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty.

Công ty được thành lập do 3 cổ đông sáng lập, gồm:

- Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị

- Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4

- Công ty cổ phần Trường Tiến

Với mục đích kinh doanh dịch vụ golf, Công ty đã tiến hành thực hiện dự án xây dựng sân golf 18 lỗ tại xã Hợp Châu - Tam Đảo - Vĩnh Phúc chia làm hai giai đoạn Giai đoạn 1 với 9 lỗ golf đầu tiên được đưa vào khai thác hoạt động ngày 17/10/2005 Giai đoạn 2 với 9 hố golf tiếp theo được hoàn thành vào ngày 07/01/2007 Khu nghỉ mát và sân golf Tam Đảo là một quần thể nghỉ mát và sân golf 18 lỗ hàng đầu nằm trên vùng núi Tam Đảo, cách Hà Nội 70km về phía Tây Bắc Theo như quy hoạch tổng thể, điểm nổi bật của Khu nghỉ mát chính là sân golf hàng đầu được Tập đoàn quản lý và tiếp thị thể thao nổi tiếng thế giới IMG thiết kế, bên cạnh đó còn có các tiện nghi hoàn hảo dành cho gia đình như bể bơi, sân tennis, matxa, chăm sóc sắc đẹp, trung tâm hội nghị và các phòng nghỉ tiện nghi Ngoài dự án sân golf, Công ty còn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng biệt thự nằm trong quần thể khu nghỉ mát và sân golf Khu hạ tầng biệt thự thuộc dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh khu sân golf, biệt thự Tam Đảo bao gồm 290 lô có diện tích mỗi lô từ 950-1500m 2 , nằm trong tổng thể cảnh quan thiên nhiên với nhiều cây xanh, thảm cỏ bên cạnh là các hồ nước, suối, thác nước tự nhiên Khu biệt thự được qui hoạch dọc theo hai sườn đồi dưới chân núi Tam Đảo, bao quanh sân golf cao cấp 18 lỗ và là một phần của khu nghỉ mát Tam Đảo Chỉ trong một thời gian ngắn đưa vào khai thác và sử dụng, khu nghỉ mát và sân golf Tam Đảo đã thu hút một lượng khách đáng kể, là một địa điểm phù hợp cho những kỳ nghỉ cuối tuần và các hình thức hội họp, tổ chức sự kiện kết hợp với du lịch Trong thời gian hoạt động, để đáp ứng nhu cầu đầu tư và kinh doanhCông ty đã một lần tiến hành tăng số vốn điều lệ từ 15 tỷ VNĐ lên 30 tỷ VNĐ vào cuối năm 2005

Bảng2.1: Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động của Công ty

Chi phí 3.989.554.148 14.123.295.855 10.133.741.707 254 Tổng lợi nhuận sau thuế 548.029.998 1.489.456.583 941.426.585 172

Tổng tài sản bình quân 206.915.139.445 287.304.120.355 80.388.980.910 39 Lợi nhuận/Tài sản bình quân 0.0026486 0.0051843 0.0025357 96

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy:

Về doanh thu: Doanh thu của Công ty năm 2005 là khoảng 4,5 tỷ, đến năm 2006 đã tăng thêm khoảng 11 tỷ lên thành 15,5 tỷ tương đương với tỷ lệ tăng gấp 2,44 lần

Về chi phí: Chi phí của Công ty cũng tăng lên từ 3,9 tỷ năm 2005 lên thành 14 tỷ năm 2006 ( tăng thêm 10 tỷ hay tăng 2,54 lần) Ta thấy tỷ lệ tăng về chi phí của Công ty lớn hơn tỷ lệ tăng về doanh thu Công ty cần có biện pháp sử dụng hiệu quả chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận.

Về lợi nhuận sau thuế: Mặc dù tỷ lệ tăng về doanh thu nhỏ hơn tỷ lệ tăng về chi phí nhưng về số tuyệt đối thì doanh thu vẫn lớn hơn chi phí làm cho lợi nhuận của Công ty năm sau tăng so với năm trước Năm 2005 lợi nhuận của Công ty chỉ khoảng 548 triệu nhưng đến năm 2006 đã tăng lên khoảng 1.489 triệu.

Về tài sản: Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy được rằng tổng tài sản của Công ty rất lớn và không ngừng tăng lên năm sau cao hơn năm trước Năm 2005 chỉ khoảng 206 tỷ đến năm 2006 đã là 287 tỷ, tăng lên khoảng 80 tỷ hay tăng 39%.

Về lao động: Do yêu cầu của hoạt động kinh doanh mà số lượng lao động của Công ty ngày càng tăng lên Tuy nhiên sự tăng lên về số lượng không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người lao động Cụ thể, thu nhập bình quân một lao động tăng lên qua các năm Từ năm 2005 là 1.125.000đ/người/tháng đến năm 2006 là 1.432.000đ/người/tháng Điều này cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh của Công ty càng ngày càng phát triển thể hiện ở chổ là thu nhập bình quân của người lao động tăng lên, đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống, khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với Công ty và tích cực cống hiến.

Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án khu du lịch nghỉ mát và sân golf ở Tam Đảo Đặc biệt là hoàn thiện hạ tầng khu biệt thự để bàn giao cho khách hàng Đồng thời Công ty có kế hoạch quản lý và khai thác hoạt động của sân golf 18 lỗ đã hoàn thành phục vụ cho khách đến chơi golf Không những làm vừa lòng những khách hàng cũ mà còn mở rộng chiến dịch quảng cáo làm cho nhiều người biết đến và lựa chọn dịch vụ của Công ty Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt nhất là trong ngành nghề kinh doanh dịch vụ, Công ty phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện mình. Lựa chọn mô hình cơ cấu quản lý phù hợp, có hiệu quả Xây dựng bộ máy kế toán chuyên nghiệp nhằm quản lý tình hình tài chính của Công ty đồng thời đáp ứng nhu cầu về thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo Công ty Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nâng cao về trình độ chuyên môn, có nhiệt tình với công việc và tích cực gắn bó lâu dài với Công ty

3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty

Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo là một Công ty cổ phần với sự góp vốn của 3 thành viên Để phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty, Công ty Cổ phần đầu tư Tam Đảo đã tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức phân tán Mỗi phòng ban đều có chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn riêng Tuy nhiên vẫn có mối liên hệ chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo công tác quản lý được linh hoạt, thông suốt và hiệu quả Cụ thể Công ty được tổ chức theo mô hình sau:

Hội đồng quản trị Ban Giám đốc

Khối Văn phòng BQL Dự án

Hành chính P Kinh doanh Đại hội cổ đông

Kinh doanh thẻ Kinh doanh biệt thự Ban điều hành

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

 Đại hội cổ đông gồm tất cà các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

 Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.

 Ban Giám đốc của Công ty gồm Giám đốc và Phó Giám đốc Giám đốc do Hội đồng quản trị tuyển dụng, bổ nhiệm và được sự uỷ nhiệm đủ quyền hạn cần thiết để thi hành quyết định của Hội đồng quản trị Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Giám đốc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình phù hợp với Điều lệ Công ty, các nội quy, quy chế nội bộ khác của Công ty và trên cơ sở tuân thủ pháp luật Công ty có một phó giám đốc giúp việc cho giám đốc Phó giám đốc quản lý và điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của giám đốc.

 Ban Kiểm soát của Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Nhiệm vụ của ban kiểm soát là kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính; kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty; thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về hoạt động của Ban kiểm soát.

 Các phòng ban chức năng: Công ty được tổ chức thành 3 ban chức năng Trong mỗi một ban lại chia ra làm nhiều bộ phận khác nhau

* Ban điều hành: chịu trách nhiệm tổ chức khai thác hoạt động của sân golf Đứng đầu ban điều hành là Giám đốc điều hành golf

Thực trạng hạch toán TSCĐ tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo

1 Đặc điểm TSCĐ và nhiệm vụ của tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo

1.1 Đặc điểm TSCĐ và yêu cầu quản lý

Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo có ngành nghề kinh doanh là dịch vụ sân golf và các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho hoạt động của sân golf như dịch vụ câu lạc bộ hội viên, nhà ăn, dịch vụ cửa hàng và sân tập golf, du lịch sinh thái và các dịch vụ phụ trợ khác… Ngoài ra, Công ty đang ở giai đoạn cuối của quá trình xây dựng cơ bản và bắt đầu đi vào kinh doanh nên TSCĐ chủ yếu của Công ty là máy thiết bị, phương tiện vận tải, máy móc và thiết bị công tác, thiết bị, dụng cụ quản lý… Để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho dự án khu nghỉ mát và sân golf 18 lỗ, Công ty đã chú trọng đầu tư trang bị máy móc thiết bị hiện đại,chủ yếu là các máy móc chuyên dụng Đây đều là những máy móc với kỹ thuật tiên tiến được nhập từ các nước như Nhật Bản, Mỹ, Úc, Canada…

Nguồn vốn dùng để đầu tư cho TSCĐ là nguồn vốn tự có và một phần vốn tín dụng Để sử dụng có hiệu quả và phát huy hết năng lực sản xuất của TSCĐ Công ty đã tổ chức quản lý TSCĐ cả về hiện vật lẫn giá trị Trách nhiệm quản lý TSCĐ được phân định rõ ràng cho từng bộ phận sử dụng Mọi TSCĐ trong công ty phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm có biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan) TSCĐ được phân loại, thống kê và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ

Mỗi TSCĐ được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định - Số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định

Công ty vẫn phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ bình thường.

Về mặt hiện vật: Khi phát sinh nghiệp vụ tăng TSCĐ, từng bộ phận chịu trách nhiệm mua TSCĐ sẽ tập hợp chứng từ liên quan lập thành bộ Hồ sơ TSCĐ giao cho phòng kế toán.

Về mặt giá trị: Phòng kế toán căn cứ vào bộ hồ sơ do các bộ phận chuyển lên để tiến hành lập sổ sách, theo dõi TSCĐ về mặt nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính Công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ để có biện pháp xử kịp thời lý tránh tình trạng thất thoát, lãng phí TSCĐ Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

1.2 Nhiệm vụ của tổ chức hạch toán TSCĐ

- Tổ chức phân loại và đánh giá TSCĐ theo chế độ hiện hành

- Tổ chức hạch toán ban đầu các nghiệp vụ tăng giảm và khấu hao TSCĐ

- Tổ chức ghi chép các nghiệp vụ tăng giảm khấu hao TSCĐ trên hệ thống sổ chi tiết, sổ tổng hợp về TSCĐ theo chế độ kế toán và theo tính đặc thù của TSCĐ của Công ty

- Tổ chức hệ thống báo cáo về TSCĐ theo đúng chế độ và yêu cầu cầu của Ban điều hành Công ty.

2 Phân loại và đánh giá TSCĐ

Do đặc điểm TSCĐ của Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo là vừa phục vụ xây dựng cơ bản vừa phục vụ sản xuất kinh doanh cho nên TSCĐ của Công ty đa dạng về chủng loại với đặc trưng kỹ thuật khác nhau Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý cũng như tổ chức hạch toán kế toán Công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ dựa vào một số tiêu thức khác nhau:

 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành:

Do TSCĐ của Công ty được đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau nên việc phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành giúp Công ty tổ chức quản lý theo dõi TSCĐ một cách hợp lý và có phương pháp tính khấu hao thích hợp nhằm thu hồi vốn và đảm bảo phát huy hiệu quả của TSCĐ TSCĐ của Công ty được hình thành chủ yếu từ ba nguồn bao gồm vốn tự có, vốn vay thương mại và từ các nguồn vốn huy động khác Năm 2006, vốn tự có chiếm khoảng 7,7%, vốn vay thương mại chiếm khoảng 59,85% và từ các nguồn vốn huy động khác chiếm khoảng 32,45% Như vậy có thể thấy khả năng tự hạch toán và huy động vốn của Công ty chưa được hiệu quả Công ty chưa có sự chủ động trong hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.2: Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành

Nguồn hình thành Năm 2005 Năm 2006

Nguyên giá Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị còn lại Vốn tự có 1.099.170.743 964.505.619 2.615.721.964 2.284.368.371

Vốn vay thương mại 8.536.474.366 7.490.626.493 20.314.444.901 17.741.058.126 Vốn huy động khác 4.628.184.934 4.061.161.927 11.013.798.414 9.618.595.970 Cộng 14.263.830.044 12.516.294.038 33.943.965.280 29.644.022.468

(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán)

 Phân loại theo hình thái biểu hiện:

Ngay khi phát sinh nghiệp vụ làm tăng TSCĐ, kế toán sẽ tiến hành phân loại TSCĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý trong quá trình sử dụng và làm căn cứ cho việc tính toán phân bổ khấu hao Theo cách phân loại này cho biết được cơ cấu TSCĐ của Công ty theo hình thái biểu hiện được chia thành hai nhóm: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Trong mỗi nhóm lại được chia thành các phân nhóm khác nhau thuận lợi cho việc quản lý theo dõi.

Bảng 2.3: Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện

Loại tài sản Năm 2005 Năm 2006

Nguyên giá Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị còn lại TSCĐ hữu hình 13.790.311.20

Nhà cửa, vật kiến trúc 1.103.224.897 963.422.016 6.694.089.288 5.834.100.726 Thiết bị, phương tiện vận tải 965.321.785 842.994.264 2.677.635.716 2.333.640.291 Máy móc, thiết bị công tác 11.445.958.30

3 9.995.503.418 23.429.312.511 20.419.352.542 Thiết bị, dụng cụ quản lý 275.806.224 240.855.504 669.408.929 583.410.073 TSCĐ vô hình 473.518.836 473.518.836 473.518.836 473.518.836 Trong đó

(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán) 2.2.Đánh giá TSCĐ

TSCĐ tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo được đánh giá theo ba chỉ tiêu là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại Công tác đánh giá TSCĐ được thực hiện theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003

2.2.1 Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá

 Với TSCĐ tăng do mua sắm:

NG = Gt – Cm + T + Cp + Lv – Tk – Th

Cm: Chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng mua

T: Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp cho Nhà nước ngoài giá mua không được hoàn lại

Cp: Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đến trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử…

Lv: Lãi tiền vay phải trả trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng

Tk: Các khoản thuế trong giá mua hoặc phí tổn được hoàn lại

Th: Giá trị sản phẩm, dịch vụ thu được khi chạy thử

 Với TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành theo phương thức giao thầu:

Nguyên giá = Giá quyết toán công trình xây dựng + lệ phí chước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác

 Với TSCĐ tự xây dựng hoặc tự sản xuất, tự triển khai:

Nguyên giá = Giá thành thực tế TSCĐ + chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản đến trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các khoản chi phí không hợp lý…)

 Với TSCĐ là quyền sử dụng đất

Nguyên giá = Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp + chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí chước bạ… (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất)

Ngoài ra nguyên giá quyền sử dụng đất có thể là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình.

2.2.2 Đánh giá TSCĐ theo giá trị hao mòn

Giá trị hao mòn thể hiện phần vốn đầu tư vào TSCĐ đã thu hồi tính đến một thời điểm nào đó Hiện nay công ty áp dụng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng Phần lớn các TSCĐ của công ty đều được mua sắm mới và được đưa vào sử dụng trong một khoảng thời gian chưa dài Căn cứ các quy định trong Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành theo Quyết điịnh số 206/2003/QĐ-BTC, trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng công ty tiến hành xác định thời gian sử dụng dự kiến và đăng ký với cơ quan quản lý. Mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ được xác định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định trung bình hàng năm của tài sản cố định Thời gian sử dụng

Từ mức trích khấu hao trung bình hàng năm ta có thể tính được mức trích khấu hao trung bình hàng tháng như sau:

Mức trích khấu hao Mức trích khấu hao trung bình năm của TSCĐ trung bình hàng tháng của tài sản cố định 12

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TAM ĐẢO

Đánh giá chung về công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo .93 Hoàng Thị Thu Hà

Sau bốn tháng thực tập tại Công ty cổ phần đẩu tư Tam Đảo, em đã tiến hành tìm hiểu về tình hình hoạt động của công ty và đi sâu vào hoạt động của phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo là một công ty mới được thành lập trong vài năm gần đây Thời gian đầu là giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản dự án sân golf 18 lỗ và hạ tầng cho khu biệt thự Từ cuối năm

2005, công ty đã đưa vào hoạt động sân golf 9 lỗ, đáp ứng nhu cầu chơi golf cho một lượng khách phần lớn là giới doanh nhân và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam Đây là một thị trường tiềm năng để công ty có thể khai thác thế mạnh của mình trong tương lai Là một trong những nhà tiên phong trong một lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ ở Việt Nam, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo tài tình của ban giám đốc công ty, tinh thần làm việc nhiệt tình và có trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, sau một thời gian đi vào hoạt động công ty đã đã đạt được một số kết quả nhất định.

Hiện tại, TSCĐ tuy chưa phải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty nhưng nó giữ một vị trí quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ như Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo Trong thời gian tới, khi tất cả các hạng mục công trình xây dựng cơ bản được hoàn thành bàn giao thì tỷ trọng của TSCĐ trong tổng tài sản sẽ tăng lên Ngoài ra công ty luôn chú ý chủ động nâng cao, đổi mới

Kế toán 45C trang thiết bị máy móc hiện đại nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu phục vụ kinh doanh của công ty Với một khối lượng TSCĐ lớn như thế sẽ gây ra không ít khó khăn trong việc quản lý thế nào cho có hiệu quả và không lãng phí Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Công ty đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, tổ chức tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh Công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán TSCĐ luôn được chú trọng

Trong thời gian qua, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán TSCĐ nói riêng đã có những thay đổi đáng kể, mang lại một số kết quả nhất định Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn tồn tại những thiếu sót cần được bổ sung, khắc phục kịp thời.

 Về công tác kế toán nói chung:

Nhìn chung có thể nhận thấy công tác tổ chức bộ máy kế toán tại công ty là hợp lý, đáp ứng được yêu cầu quản lý chung của công ty trong giai đoạn hiện nay Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, có sự phân công công việc hợp lý Toàn bộ công tác kế toán từ việc thu thập, xử lý chứng từ, cập nhật số liệu, phân tích tình hình hoạt động đến việc kiểm tra công tác kế toán đều được nhân viên kế toán tiến hành chặt chẽ Đó là sự kết hợp giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết nhằm đảm bảo công tác kế toán được tiến hành song song, thực hiện việc kiểm tra đối chiếu số liệu thường xuyên Bộ máy kế toán được tổ chức đảm bảo các nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc bất vị thân Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn, năng lực, nhiệt tình với công việc, có kinh nghiệm về lĩnh vực kế toán, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ.

Hệ thống chứng từ kế toán được tổ chức ghi chép theo đúng chế độ kế toán về biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình công ty cũng đã lập một số sổ sách chứng từ riêng theo mẫu của công ty Đây là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo và đúng với quy định Hoàng Thị Thu Hà

Kế toán 45C của Bộ tài chính Việc lựa chọn hình thức Nhật ký chung cũng giúp cho việc hạch toán của công ty được thực hiện dễ dàng, đơn giản và thuận lợi

Hệ thống tài khoản kế toán của công ty được tiến hành mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán Điều này giúp cho việc theo dõi thuận tiện, nhanh chóng. Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo là một công ty có ngành nghề kinh doanh đặc thù, hơn nữa công ty đang ở giai đoạn vừa đầu tư xây dựng cơ bàn vừa hoạt động kinh doanh , khối lượng công việc còn nhiều kể cả công việc của kế toán Các nghiệp vụ phát sinh đa dạng, phức tạp, khối lượng công việc kế toán vừa phần xây dựng vừa phần kinh doanh khiến cho bộ phận kế toán gặp rất nhiều khó khăn Tuy nhiên đội ngũ kế toán của công ty có trình độ chuyên môn cao và đồng đều, có nhiều năm kinh nghiệm làm kế toán nên có thể xử lý được một khối lượng công việc lớn Ngoài ra các kế toán viên còn được sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử hiện đại và phần mềm kế toán chuyên dùng Việc sử dụng phần mềm kế toán AC Net là phù hợp với chế độ và chuẩn mực kế toán Nhờ có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán mà công tác kế toán được thực hiện nhanh chóng, chính xác, quản lý thông tin có hệ thống và tiện lợi, giảm nhẹ khối lượng công việc cho các kế toán viên đồng thời giúp cho bộ máy kế toán gọn nhẹ hơn Bộ máy kế toán của công ty hoạt động có hiệu quả góp phần giúp các nhà điều hành nắm được tình hình hoạt động của công ty và có cơ sở để đưa ra các quyết định quản trị của mình.

 Về công tác hạch toán kế toán TSCĐ:

Kế toán TSCĐ là một phần hành quan trọng trong công tác kế toán của Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo Công tác kế toán TSCĐ đã góp phần giúp các nhà quản lý theo dõi sát sao tình hình sử dụng và có thông tin kịp thời trong việc ra quyết định Kế toán TSCĐ đã hạch toán tăng, giảm TSCĐ, theo dõi khấu hao TSCĐ trên hệ thống sổ sách chi tiết và tổng hợp tương đối đầy đủ và đúng chế độ Tình hình biến động tăng giảm TSCĐ đều được phản ánh kịp thời trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ và hợp pháp theo quy trình nghiêm ngặt và thống nhất.

Kế toán đã tiến hành phân loại TSCĐ hiện có của Công ty theo đúng quy định của Nhà nước và phù hợp với đặc điểm TSCĐ của Công ty phục vụ việc quản lý được dễ dàng, thuận lợi Kế toán luôn nắm vững thực trạng TSCĐ của công ty về tình trạng kỹ thuật, thời gian sử dụng từ đó có thể tham mưu cho Ban lãnh đạo trong các quyết định như đầu tư đổi mới hay thanh lý nhượng bán những TSCĐ không còn sử dụng hoặc vẫn đang được sử dụng nhưng mang lại hiệu quả không cao.

Sự phân công phân nhiệm giữa các thành viên đã tạo điều kiện cho mỗi người có khả năng đi sâu và nâng cao nghiệp vụ của mình, bộ máy kế toán gọn nhẹ, có thể kiểm tra, đối chiếu giữa các nghiệp vụ kinh tế nhanh chóng, thuận tiện.

Phòng Tài chính – kế toán cũng đã phối hợp với các phòng ban khác tiến hành kiểm kê TSCĐ để kiểm tra, đối chiếu số liệu trên sổ sách với thực tế, đảm bảo trùng khớp số liệu.

Việc quản lý TSCĐ được thực hiện theo đúng chế độ Công ty đã xây dựng được quy chế quản lý tài sản áp dụng trong toàn Công ty trong đó quy định trách nhiệm vật chất của từng cá nhân, bộ phận sử dụng tài sản nhằm nâng cao trách nhiệm trong quá trình mua sắm, sử dụng và bảo quản TSCĐ.

Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Tuy nhiên, bên cạnh đó tổ chức bộ máy kế toán vẫn còn có một số tồn tại như:

Nhìn chung, việc phân loại TSCĐ mà công ty hiện đang thực hiện là tương đối phù hợp Cách phân loại theo nguồn hình thành và theo hình thái biểu hiện là cần thiết nhưng chưa đầy đủ

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo

Xuất phát từ những tồn tại và tình hình cụ thể của công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo trong công tác hạch toán kế toán, căn cứ vào những quy định và chế độ hiện hành của Nhà nước và Bộ Tài chính trong công tác kế toán, em xin có một vài kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán ở công ty như sau:

Công ty nên tiến hành phân loại TSCĐ theo mục đích và tình hình sử dụng Có như thế mới đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho Ban lãnh đạo Công ty theo dõi về mục đích sử dụng để có kế hoạch đầu tư phù hợp Có thể chia theo các chỉ tiêu như sau:

Mục đích sử dụng Nguyên giá Giá trị còn lại

TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh

TSCĐ dùng cho phúc lợi

Việc phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện của Công ty như trên cũng chưa hợp lý lắm Tuy kế toán có phân thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình nhưng phần TSCĐ vẫn còn chưa đầy đủ Xu thế phát triển hiện nay là tỷ trọng TSCĐ vô hình trong tổng tài sản ngày càng tăng Trên bảng cân đối kế toán Hoàng Thị Thu Hà

Kế toán 45C của công ty có khoản mục TSCĐ vô hình nhưng chỉ đề cập đến quyền sử dụng đất Ngoài chỉ tiêu đó, Công ty cần tính đến những tài sản vô hình nhưng chiếm một giá trị lớn và quan trọng Đó là: chi phí thành lập doanh nghiệp, phần mềm máy tính, bản quyền, giấy phép và giấy nhượng quyền, giá trị thương hiệu, TSCĐ vô hình khác… Có như thế mới phản ánh đúng thực trạng tài sản của Công ty, tránh sai lệch khi tiến hành phân tích hoạt động kinh tế tài chính, đưa đến thông tin trung thực và chính xác với Ban lãnh đạo Công ty và các cơ quan quản lý Là một công ty cổ phần, xu hướng trong tương lai là sẽ niêm yết hoạt động trên thị trường chứng khoán, Công ty cần xem xét đến vấn đề này để giúp cho việc xác định giá trị doanh nghiệp được chính xác.

Với việc mã hoá TSCĐ, Công ty cần lựa chọn phương pháp mã hoá sao cho ngắn gọn, dễ nhớ và thuận lợi khi cần theo dõi Công ty có thể sử dụng mã hoá theo kiểu phân cấp, dùng ngay chính số hiệu tài khoản của nó làm mã số

Nhà cửa, vật kiến trúc 2112

Thiết bị, phương tịên vận tải 2113 Máy móc, thiết bị công tác 2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý 2115

Trong mỗi nhóm có thể chia thành các phân nhóm Chẳng hạn đối với nhóm thiết bị dụng cụ quản lý có thể chia như sau:

Phân nhóm TSCĐ Mã phân nhóm

Kế toán 45C Đối với từng bộ phận sử dụng có thể chia thành:

Bộ phận sử dụng Mã bộ phận

Ban quản lý dự án 01

Với bộ ký mã hiệu như trên khi mã hoá các TSCĐ ta có thể sắp xếp theo thứ tự:

Mã nhóm Mã phân nhóm Mã bộ phận sử dụng Số thứ tự của TSCĐ Chẳng hạn có một máy vi tính được sử dụng tại phòng kế toán thuộc khối văn phòng (số thứ tự là 01) ta có mã hiệu của tài sản đó là: 2115.01.03.01

2 Về việc lập và luân chuyển chứng từ

Công ty cần sử dụng thống nhất hệ thống chứng từ và tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính. Nhất là các mẫu chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính

Việc tập hợp chứng từ phải được tiến hành kịp thời để tạo điều kiện cho việc hạch toán hàng ngày của kế toán Tránh tình trạng dồn đọng chứng từ đến cuối tháng, cuối quý khiến cho công việc hạch toán dễ sai sót nhầm lẫn. Đặc biệt là đối với các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ Với các nghiệp vụ tăng TSCĐ do mua sắm hoặc xây dựng cơ bản khi đã bàn giao đưa vào sử dụng, các bộ phận liên quan cần nhanh chóng tập hợp các chứng từ có liên quan chuyển cho kế toán để hạch toán ghi sổ nhằm theo dõi quản lý và kịp thời tính trích khấu hao nhằm phản ánh đúng tình hình kinh tế tài chính của Công ty.

3 Về sổ sách sử dụng Để khắc phục những hạn chế về mẫu sổ sách Công ty nên sử dụng đúng mẫu sổ do Bộ tài chính ban hành Như vậy vừa thuận lợi cho việc ghi chép, kiểm tra đối chiếu số liệu vừa thực hiện đúng chế độ Có thể sử dụng mẫu sổ như sau:

Năm:… Đơn vị: VNĐ Ngày, tháng ghisổ

Chứng từ Diễn giải Đã ghi Sổ cái

Số trang trước chuyển sang

(Ký, họ tên) Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) Tổng Giám đốc

Số hiệu: ……… Đơn vị: VNĐ thángNgày ghi sổ

Số hiệu TKĐƯ Phát sinh

Số trang trước chuyển sang

Cộng chuyển sang trang sau Ngày… tháng… năm…

Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng Giám đốc

4 Về hạch toán chi tiết

Thẻ TSCĐ là công cụ cần thiết để theo dõi, quản lý TSCĐ nếu biết sử dụng tốt Công ty có thể thiết kế lại mẫu thẻ, thêm vào một số tiêu thức cần

Kế toán 45C thiết nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn chỉ thông qua việc theo dõi trên thẻ.

Có thể thiết kế mẫu thẻ như sau:

THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Ngày… tháng… năm … lập thẻ Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số … ngày … tháng … năm …. Tên, ký mã hiệu TSCĐ:

Nước sản xuất: Năm sản xuất:

Bộ phận quản lý sử dụng: Năm đưa vào sử dụng:

Thời gian khấu hao dự kiến: Ngày tính khấu hao:

Phương pháp tính khấu hao: Tài khoản chi phí:

Công suất (diện tích thiết kế) Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày … tháng … năm ….

Nguyên giá tài sản cố định Giá trị hao mòn tài sản cố định Ngày, tháng, năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn Giá trị còn lại

Số TT Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng ĐVT Số lượng Giá trị

Ghi giảm TSCĐ chứng từ số… ngày… tháng… năm….

Khi phát sinh nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ và đã được lập thẻ TSCĐ thì nên in ra và lưu ngay vào bộ hồ sơ TSCĐ để đáp ứng yêu cầu theo dõi sự biến động của TSCĐ và công tác quản lý được thuận lợi hơn Đồng thời với việc phân loại theo mục đích sử dụng kế toán cũng cần phải mở sổ chi tiết TSCĐ theo mục đích sử dụng để tiện theo dõi Công việc ghi sổ cũng nên Hoàng Thị Thu Hà

Kế toán 45C thực hiện ngay khi phát sinh nghiệp vụ, không nên để dồn tích đến cuối tháng, cuối quý mới ghi sổ.

5 Về hạch toán tổng hợp

Như ở phần sổ sách về TSCĐ ở trên cũng đã có nói, khi kế toán tiến hành hạch toán vào sổ sách kế toán thì các nghiệp vụ tăng giảm về TSCĐ là căn cứ vào ngày trên chứng từ để hạch toán chứ không căn cứ vào ngày thực tế ghi sổ Điều này là phản ánh không đúng bản chất nghiệp vụ Công ty nên tiến hành xem xét lại công tác sao cho đúng với nguyên tắc phù hợp của kế toán.

Trong công thức tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng nên đưa vào chỉ tiêu giá trị thu hồi ước tính khi tiến hành thanh lý những TSCĐ đã hết khấu hao Thực tế, bất cứ TSCĐ cho dù đã khấu hao hết nhưng vẫn còn một phần giá trị có thể thu hồi được dưới dạng phế liệu Có tính đến phần giá trị này thì mới phản ánh đúng thực tế hao phí của TSCĐ trong quá trình tham gia sản xuất Nếu không tính đến giá trị thu hồi ước tính sẽ làm cho mức khấu hao được tính vào chi phí cao hơn so với thực tế

Theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng quy định trong quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính thì:

Mức khấu hao Nguyên giá của TSCĐ - Giá trị thu hồi ước tính trung bình năm của TSCĐ Số năm sử dụng ước tính

Mức khấu hao trung bình năm

Mức khấu hao trung bình tháng 12 Đối với thời gian sử dụng ước tính, Công ty nên xem xét lại thời gian hữu ích của TSCĐ Với những TSCĐ chịu tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc tần suất sử dụng nhiều dẫn đến tỷ lệ hao mòn vô hình lớn cần lựa chọn đăng ký phương pháp khấu hao phù hợp với tốc độ hao mòn của TSCĐ nhằm thu hồi nhanh nguồn vốn để có điều kiện đổi mới phương tiện , TSCĐ.

Ngày đăng: 12/07/2023, 22:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Đặng Thị Loan (2005). Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. Nxb Thống kê, Hà Nội Khác
2. PGS.TS Phạm Thị Gái (2004). Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh.Nxb Thống kê, Hà Nội Khác
3. Bộ Tài chính (2006). Hướng dẫn lập chứng từ kế toán, hướng dẫn ghi sổ kế toán. Nxb Tài chính, Hà Nội Khác
4. Quyết định 203/2006/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính 5. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính 4. Chế độ kế toán Khác
6. Tài liệu do phòng Tổ chức – hành chính và phòng Tài chính – kế toán công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo cung cấp Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w