1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phỏt triển kinh tế làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ đồng kỵ bắc ninh

101 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phỏt Triển Kinh Tế Làng Nghề Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Đồng Kỵ - Bắc Ninh
Tác giả Lờ Thị Thành
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Nông Nghiệp
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 160,18 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (3)
    • 1.1. Một số khái niệm cơ bản (3)
      • 1.1.1. Khái ni m chung v làng ngh ệ ề ề (3)
      • 1.1.2. Khái niệm ONMT (6)
    • 1.2. Đặc điểm của làng nghề (8)
      • 1.2.1. Làng nghề tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp (8)
      • 1.2.2. Tay nghề của người lao động trong làng nghề (8)
      • 1.2.3. Nguyên vật liệu của làng nghề thường là tại các địa phương (8)
      • 1.2.4. Sản phẩm của làng nghề chủ yếu mang tính đơn chiếc,có tính thẩm mỹ (9)
      • 1.2.5. Hình thức tổ chức và quản lý trong các làng nghề chủ yếu dưới dạng hộ gia đình,ngoài ra còn có sự hình thành các tổ hợp tác và các doanh nghiệp (9)
    • 1.3. Vai trò của làng nghề (11)
      • 1.3.2. Các làng nghề góp phần làm tăng giá trị sản xuất và tăng thu ngân sách của tỉnh (12)
      • 1.3.3. Các làng nghề góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Ninh theo hướng CNH, HĐH (12)
      • 1.3.4. Các làng nghề góp phần xây dựng cuộc sống nông thôn mới và giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp (13)
      • 1.3.5. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống (13)
    • 1.4. Làng nghề và phát triển bền vững (14)
      • 1.4.1. Định nghĩa phát triển bền vững (14)
      • 1.4.2. Nội dung của phát triển bền vững (15)
      • 1.4.3. Xu hướng phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (20)
      • 1.4.4. Những đặc điểm của làng nghề liên quan đến phát triển bền vững (20)
    • 1.5. Mối quan hệ giữa phát triển làng nghề và ô nhiễm môi trường (21)
      • 1.5.1. Thực trạng và những thách thức đối với môi trường Việt Nam (21)
      • 1.5.2. Những nguyên nhân dẫn đến ONMT tại các làng nghề (23)
      • 1.5.3. Vai trò của bảo vệ môi trường trong sự nghiệp phát triển bền vững (25)
    • 1.6. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề (26)
      • 1.6.1. ONMT là khuyết tật của nền kinh tế thị trường (26)
      • 1.6.2. Sở hữu Nhà nước về tài nguyên và môi trường (27)
      • 1.6.3. Những bài học của các quốc gia trên thế giới (27)
      • 1.6.4. Tình trạng và những thách thức đối với môi trường Việt Nam (27)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ĐỒNG KỴ VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ ĐỒNG KỊ - BẮC NINH (29)
    • 2.1. Đặc điểm tự nhiên địa bàn nghiên cứu (29)
      • 2.1.1. Vị trí địa lý (29)
      • 2.1.2. Địa hình (29)
      • 2.1.3. Khí hậu và thời tiết (29)
      • 2.1.4. Đặc điểm đất đai của huyện (30)
    • 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội (30)
      • 2.2.1 Đặc điểm dân số lao động và xã hội (30)
      • 2.2.2. Tình hình phát triển về kinh tế (34)
    • 2.3. Làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh và thực trạng phát triển kinh tế của làng nghề (37)
      • 2.3.1. Qúa trình hình thành làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh (37)
      • 2.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh (40)
      • 2.3.3. Những đóng góp của làng nghề và hạn chế của làng nghề Đồng Kỵ–Bắc Ninh (49)
    • 2.4. Thực trạng ONMT trong làng nghề Đồng Kỵ – Bắc Ninh (52)
      • 2.4.1. Môi trường nước (52)
      • 2.4.2. Hiện trạng môi trường không khí (55)
      • 2.4.3. Ô nhiễm đất (56)
      • 2.4.4. Ô nhiễm chất thải (57)
    • 2.5. Đánh giá tác động của ONMT đến phát triển kinh tế làng Đồng Kỵ-Băc Ninh (57)
      • 2.5.1. Tác động đến đời sống và sức khoẻ của người dân (57)
      • 2.5.2 Tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp (58)
    • 2.6. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với giải quyết ô nhiễm môi trường tại làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh (59)
      • 2.6.1. Các văn bản pháp lý hay tổ chức các hoạt động chống ONMT (59)
      • 2.6.2. Những tồn tại trong công tác QLNN với vấn đề ONMT làng nghề (62)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ĐỒNG KỴ&GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (68)
    • 3.1. Định hướng phát triển làng nghề Đồng Kỵ (68)
      • 3.1.1. Quan điểm phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Từ Sơn (68)
      • 3.1.2. Định hướng phát triển làng nghề ở huyện Từ Sơn (70)
    • 3.2. Các giải pháp phát triển làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh và giải quyết vấn đề ONMT (72)
      • 3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh (72)
        • 3.2.1.2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực (73)
        • 3.2.1.3. Về khoa học công nghệ (75)
        • 3.2.1.4. Về vốn đầu tư (77)
      • 3.2.2. Giải pháp giải quyết vấn đề ONMT tại làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh (78)
        • 3.2.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường giáo dục và truyền thông BVMT (87)
    • 3.3. Đề suất một số kiến nghị (89)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái ni m chung v làng ngh ệ ề ề

Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về làng nghề, có nhiều khái niệm về làng nghề khác nhau như TS Dương Bá Phượng trong “ Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá” đã định nghĩa làng nghề là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông hay Ths Nguyễn-Sỹ trong Luận văn

Thạc sĩ “Sự phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá” đã đưa ra khái niệm làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập Như vậy, ta có thể định nghĩa làng nghề như sau: “làng nghề là một thôn ( làng) có một nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập và nghề đó thu hút đại đa số lao động trong làng đồng thời đem lại thu nhập chính cho người dân của thôn (làng) đó”.

Hiện tại cả nước có hơn 1.450 làng nghề phân bố trên 58 tỉnh thành trong cả nước, riêng vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 55,2% với hơn 800 làng nghề Trong số này có những làng nghề truyền thống như làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội),làng dệt lụa Hà Đông (Hà Tây), làng chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), làng tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh), làng đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) và có những làng nghề mới được hình thành trên cơ sở sự lan toả của các làng nghề truyền thống như làng nghề xây dựng Nội Duệ, làng chế biến lương thực thực phẩmCát Quế (Hà Tây) Xét về yếu tố ngành nghề có làng nghề tiểu thủ công nghiệp(chiếm khoảng 85%), làng nghề dịch vụ như làng nghề dịch vụ vận tải thuỷ TrungKênh (Bắc Ninh), làng nuôi trồng thủy sản An Bình (Bắc Ninh)

Một bộ phận không nhỏ trong làng nghề ở nước ta đó là các làng nghề truyền thống Đối tượng này chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các làng nghề, khoảng 85%. Làng nghề truyền thống là khái niệm bao hàm khái niệm về “làng nghề” và “nghề truyền thống” Nghề truyền thống ở đây là những nghề cổ truyền, có lịch sử lâu đời và còn duy trì được đến ngày nay Các tiêu chí là nghề truyền thống gồm 3 tiêu chí sau: Nghề xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính từ thời điểm đề nghị công nhận; Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc dân tộc; Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Nghề truyền thống tạo nên nét văn hoá đặc trưng cho vùng nghề và cho cả dân tộc Như vậy, làng nghề truyền thống có thể được hiểu là một làng nghề đã hình thành từ lâu đời và còn được duy trì đến ngày nay; sản phẩm có tính cách riêng biệt đặc thù, có giá trị văn hoá lịch sử của địa phương được nhiều nơi biết đến, phương thức truyền nghề theo cha truyền con nối hoặc gia đình, dòng tộc” Làng nghề truyền thống là một di sản văn hoá vật thể quan trọng trong nền văn hoá Việt Nam, những làng nghề như tranh dân gian Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đã và đang tạo nên vốn quý đó cho dân tộc

Là làng nghề được hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện nhất định để hình thành và phát triển.

Có nhiều cách phân loại làng nghề đó là: Phân loại theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới; phân loại theo nghành sản xuất, loại hình sản phẩm; phân loại theo quy mô sản xuất, trình độ công nghệ; phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm; phân loại theo thị trường tiêu thụ sản phẩm Với những cách phân loại như trên để phuc vụ cho mục đích nghiên cứu chuyên đề lựa chọn cách phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm.

Có chất thải nguy hại vượt quá quy định

Có ít nhất một thông số môi trường đặc trưng cho làng nghề cao hơn 5 lần TCCP

Có ít nhất một thông số môi trường đặc trưng cho làng nghề từ 2 đến 5 lần TCCP

Có ít nhất một thông số môi trường đặc trưng cho làng nghề nhỏ hơn 2 lần TCCP

Các số liệu đặc trưng môi trường trong dòng thải của làng nghề Ô nhiễm nặng Ô nhiễm trung bình Ô nhiễm nhẹ

Làng nghề không gây ô nhiễm

 Phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm

Theo cách phân loại này ta có làng nghề ô nhiễm nặng, làng nghề ô nhiễm trung bình và làng nghề ô nhiễm nhẹ Căn cứ để xác định mức độ ô nhiễm của làng nghề có thể minh họa ở hình 1.

Hình 1: Sơ đồ đánh giá mức độ ô nhiễm tại các làng nghề Đánh giá sơ lược về mức độ ô nhiễm môi trường của các làng nghề được thể hiện trong bảng 1

Bảng 1: Đánh giá mức độ ô nhiễm của các nhóm làng nghề

Mức độ ô nhiễm Môi trường nước

Môi trường không khí Chất thải rắn

Nặng Nhẹ TB Nặng Nhẹ TB Nặng Nhẹ TB Ươm tơ, dệt vải X X X

Chế biến lương thực, thực phẩm X X X

Nguồn: Tổng hợp thống kê của nhóm nghiên cứu

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 tại Điều 1 thì môi trường được định nghĩa như sau:

“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”

Như vậy, môi trường là tổng hoà các mối quan hệ giữa tự nhiên và con người trong đó bao gồm cả yếu tố vật chất nhân tạo, chúng tạo nên một thể thống nhất tác động trực tiếp tới đời sống của con người, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.

 Vai trò của môi trường: Môi trường là tất cả những gì xung quanh ta, cho ta cơ sở để tồn tại, sinh sống và phát triển Vai trò của môi trường thể hiện trên các mặt sau:

+ Môi trường là nơi con người khai thác nguồn nguyên vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống;

+ Môi trường là nơi cư trú và cung cấp thông tin cho con người;

+ Môi trường là nơi chứa chất thải;

+ Môi trường là không gian sống và cung cấp các dịch vụ cảnh quan.

Như vậy, môi trường có vai trò đặc biệt trong cuộc sống của con người, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người Bên cạnh đó mối quan hệ giữa con người với môi trường là mối quan hệ hai chiều, có tác động trực tiếp qua lại với nhau Con người vừa là nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đồng thời cũng là tác nhân thúc đẩy môi trường phát triển Để phát huy vai trò của môi trường, làm cho môi trường có tác động tích cực đến con người thì con người với tư cách là chủ thể tác động phải có trách nhiệm và ý thức BVMT, làm cho môi trường cân bằng và trong sạch.

Liên quan đến khái niệm ONMT là “Tiêu chuẩn môi trường”, theo Luật

BVMT năm 1993 thì “TCMT là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường” Cơ cấu của hệ thống TCMT bao gồm các nhóm chính sau:

+ Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển, nước thải; Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải; Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp; Tiêu chuẩn bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

Đặc điểm của làng nghề

1.2.1 Làng nghề tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp

Theo điều tra hiện nay thì đa phần các làng nghề tập chung chủ yếu ở các vùng quê nông thôn, số ít còn lại thường nằm trong các thành thị hay ngoại thành Trước đây các làng nghề chưa được chú trọng phát triển như hiện nay nên các ngành tiểu thủ công nghiệp chỉ được xem như là một ngành phụ, là ngành tạo thêm thu nhập và việc làm cho người người nông dân lúc nhàn dỗi, còn nghề chính vẫn là làm nông nghiệp Do đó các ngành tiểu thủ công nghiệp chưa được chú trọng phát triển nên sự phát triển của nó chỉ mang tính tự phát và phát triển manh mún và có tính thời vụ Chính vì vậy mà nó có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp.

1.2.2 Tay nghề của người lao động trong làng nghề Đa phần người lao động trong làng nghề có trình độ kỹ thuật cao, tay nghề tinh xảo, khéo léo có đầu óc thẩm mỹ và đầy tính sáng tạo Đặc biệt trong các làng nghề tồn tại lâu đời từ đó hình thành nên những làng nghề thủ công truyền thống như làng nghề gốm sứ Bát Tràng có bề dày lịch sử 500 năm, nghề khảm trai Chuyên Mỹ(Hà Tây) có từ thế kỷ XII, làng giấy gió Dương Ô (Bắc Ninh) có lịch sử trên 800 năm thì điều nói trên càng được thể hiện và điều đó giải thích sản phẩm cuả làng nghề là sản phẩm đặc trưng và độc quyền của làng nghề truyền thống.

1.2.3 Nguyên vật liệu của làng nghề Đa phần các làng nghề tồn tại và phát triển là do các làng nghề đó có sẵn nguồn nguyên để duy trì và phục vụ cho hoạt động sản xuất Không chỉ có các sản phẩm tại địa phương mà còn do một bộ phận thương lái mang từ các địa phương khác mang đến nữa Ngoài việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên ra các làng nghề còn tận dụng được những phế phẩm,phế liệu của các ngành khác như nghề rèn, đúc gang, đồng Như vậy vừa tận dụng được những nguyên liệu thừa của các ngành khác vừa bảo vệ được môi trường.

Tại làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh nguyên vật liệu dùng trong sản xuất là các loại gỗ như gỗ gụ, gỗ chắc, gỗ lim, gỗ hương, gỗ mun hầu hết các loại gỗ là loại gỗ có gía trị cao và được nhập từ rừng trong nước như tại Đắc Lắc, Vinh, Thành Phố HCM những lô gỗ được lấy từ kho của kiểm lâm hoặc được vận chuyển từ Lào hoặc Campuchia đây là tình trạng đáng báo động về tài nguyên quốc gia vì lượng gỗ tiêu thụ hàng năm của làng nghề là rất lớn và lượng lớn là gỗ lậu, không được phép của kiểm lâm.

1.2.4 Sản phẩm của làng nghề chủ yếu mang tính đơn chiếc,có tính thẩm mỹ cao mang đậm bản sắc dân tộc,văn hoá

Số lượng làng nghề nhiều nên rất đa dạng và phong phú.Chính vì thế mà các sản phẩm làm ra cũng rất đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng.

Do các sản phẩm được làm ra chủ yếu bằng thủ công chứ không phải theo dây truyền máy móc nên số lượng làm ra không nhiều, chủ yếu mang tính đơn chiếc Cũng chính các sản phẩm mang đặc tính đơn chiếc đồng thời lại được tạo ra dưới bàn tay khéo léo, sáng tạo của người nghệ nhân nên các sản phẩm làm ra có tính thẩm mỹ cao mang đậm bản sắc dân tộc.

1.2.5 Hình thức tổ chức và quản lý trong các làng nghề chủ yếu dưới dạng hộ gia đình,ngoài ra còn có sự hình thành các tổ hợp tác và các doanh nghiệp

Các làng nghề chủ yếu được hình thành và phát triển từ lâu đời nên yêu cầu về cơ sở hạ tầng không đòi hỏi cao như các ngành nghề khác Trong khi đó vốn đầu tư cho phát triển làng nghề không lớn nhưng giá trị làm ra thì không nhỏ, thời gian thu hồi vốn kinh doanh nhanh, độ rủi ro ít Nếu như các ngành nghề cao như dịch vụ,công nghiệp, xây dưng…đòi hỏi phải có trình độ quản lý cao và phức tạp thì việc quản lý cơ sở làng nghề không đòi hỏi phải có trình độ cao hiểu biết rộng, không phúc tạp, phù hợp với trình độ của chủ hộ, chủ doanh nghiệp vốn xuất thân từ nông dân Các hộ cá thể là các tổ chức kinh tế đóng vai trò chủ đạo chính trong việc phát triển các làng nghề Các sản phẩm ở các làng nghề được làm ra chủ yếu dựa trên công nghệ, quy trình sản xuất thủ công hoặc bán cơ khí Các hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra tại nhà đó vừa là nơi sinh hoạt hàng ngày của hộ vừa là nơi diễn ra sản xuất do đó mà các nhà xưởng, nơi sản xuất ra sản phẩm làng nghề đa phần là của chủ hộ chứ không phải thuê mướn.

Vai trò của làng nghề

* Những đóng góp tích cực của làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở Bắc Ninh trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KTXH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn Những đóng góp đó được thể hiện trên các mặt sau:

1.3.1 Các làng nghề góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn

Khả năng giải quyết việc làm của các làng nghề cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn là rất lớn Hàng năm, các làng nghề đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động nông thôn, riêng năm 2005 giải quyết việc làm cho hơn 3 vạn lao động Hiện nay, trong các làng nghề, bình quân mỗi hộ gia đình làm nghề truyền thống có từ 5-

6 thợ lao động thường xuyên và 3-4 thợ lao động thời vụ, ở các cơ sở bình quân từ 30-32 lao động và 10-12 lao động thời vụ Các làng nghề không chỉ thu hút lao động trong làng mà còn thu hút lao động ở các vùng lân cận Làng nghề đồ gỗ Đồng

Kỵ đã giải quyết việc làm cho hơn 8.000 lao động của thôn và gần 4.000 lao động của các xã khác, hầu hết tất cả người dân trong làng đều có việc làm, từ người trung tuổi cho đến thanh thiếu niên nghỉ học đều có phần việc tuỳ theo khả năng sức khoẻ của mình Riêng làng nghề sắt thép Đa Hội, hàng năm tạo công ăn việc làm cho gần 1.500 lao động của làng và thu hút từ 800 - 1.000 lao động ở các vùng xung quanh

Từ chỗ có việc làm ổn định thì thu nhập của người lao động cũng được cải thiện rõ rệt Nơi nào có làng nghề phát triển thì nơi đó người lao động có thu nhập cao và mức sống cao hơn các vùng khác Nếu so sánh mức thu nhập của lao động thì thu nhập của lao động ngành nghề cao hơn khoảng 4-5 lần của lao động thuần nông Thu nhập bình quân của lao động tại làng nghề Đồng Kỵ khoảng 1,5-2triệu đồng/tháng, với những ông chủ sản xuất mức thu nhập cao hơn nhiều lần, có khi lên đến vài chục triệu đồng/tháng; Làng Đa Hội, ngày công bình quân của người lao động vào khoảng70.000đ, hiện nay Đa Hội đã có hàng chục ông tỷ phú với doanh thu hàng năm khoảng vài tỷ đồng Thu nhập bình quân đầu người của các làng nghề ở Bắc Ninh hiện nay đạt khoảng 600USD/năm, cao hơn mức thu nhập bình quân của tỉnh khoảng 150 USD và cao hơn mức của cả nước khoảng 200USD.

1.3.2 Các làng nghề góp phần làm tăng giá trị sản xuất và tăng thu ngân sách của tỉnh

Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực làng nghề, nhất là những làng nghề TTCN trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh Tổng giá trị sản xuất của các làng nghề liên tục tăng qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2001-2005 là 31,9% Năm 2001, tổng giá trị sản xuất của các làng nghề là 923.610 triệu đồng chiếm 11,2% tổng giá trị sản xuất của cả tỉnh và chiếm 78,2% giá trị sản xuất ngoài quốc doanh Sang năm 2005, tổng giá trị sản xuất của khu vực làng nghề tăng lên 2.783.667 triệu đồng, gấp 3 lần năm 2001, chiếm 75% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và hơn 30% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh Theo đà tăng trưởng này thì đóng góp của các làng nghề vào tổng giá trị sản xuất của tỉnh có thể lên tới trên 3.000 tỷ đồng Đóng góp ngân sách của các làng nghề trong tỉnh cũng tăng theo mức tăng của giá trị sản xuất Năm 2003, tổng số thuế thu được từ các làng nghề đạt 18.934 triệu đồng, chiếm 4,2% tổng thu ngân sách của tỉnh; năm 2004 là 42.991, chiếm 4,4% triệu đồng; năm 2005 tăng lên 49.248 triệu đồng, chiếm 4,6% [15] Trong số các làng nghề có đóng góp vào ngân sách nhà nước cao thì Đa Hội, Phong Khê, Phú Lâm, Đồng Kỵ và Văn Môn là những làng nghề tiêu biểu Đây là những làng nghề phát triển, có giá trị sản xuất hàng năm cao và có số doanh nghiệp nhiều Làng nghề giấy Phong Khê, năm

2003 nộp ngân sách Nhà nước 5.794 triệu đồng, năm 2004 nộp 6.913 triệu đồng và năm 2005 là 9.338 triệu đồng Làng sắt thép Đa Hội năm 2004 tổng số thuế nộp ngân sách là 4.365 triệu đồng, năm 2005 là 5.892 triệu đồng.

1.3.3 Các làng nghề góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Ninh theo hướng CNH, HĐH

Trong quá trình vận động và phát triển, các làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc góp phần tăng tỷ trọng của CN-TTCN và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm 70-80% Rõ ràng là sự phát triển của các làng nghề có tác động tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH và xu hướng này đang ngày một gia tăng khi mà các làng nghề ngày càng phát triển.

1.3.4 Các làng nghề góp phần xây dựng cuộc sống nông thôn mới và giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp

Cùng với sự phát triển kinh tế của các làng nghề là sự thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn ngày nay Hạ tầng cơ sở kỹ thuật của các làng nghề như đường xá, cầu cống đã được bê tông hoá toàn bộ; tỷ lệ các hộ được dùng nước sạch từng bước được nâng cao; điện, điện thoại và phát thanh truyền hình được phủ sóng ở tất cả các làng nghề; nhà cao tầng nhiều hơn; đời sống của người dân ngày càng văn minh, chất lượng cuộc được cải thiện rõ rệt, họ nhạy bén và khôn khéo trong nền kinh tế thị trường hơn so với người dân ở những vùng nông thôn thuần nông Bên cạnh đó, do có công việc ổn định với mức thu nhập khá mà các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút…cho đến các vấn đề xã hội mang tính chất vĩ mô như thất nghiệp, di dân tự do đã giảm đáng kể, mô hình nông thôn mới đang dần được hình thành và phát triển.

1.3.5 Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống

Làng nghề, ngành nghề phát triển kéo theo sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề: như giao thông được nâng cấp và cải tạo, thiết chế văn hoá ở cơ sở được quan tâm xây dựng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt về vật chất, đồng thời bảo tồn phát huy giá trị bản sắc văn hoá của các làng nghề tại địa phương.

Lịch sử phát triển làng nghề gắn với sự phát triển văn hoá của dân tộc Mỗi làng nghề gắn với các sản phẩm làm ra chứa đựng nét độc đáo của văn hoá dân tộc, là di sản quý báo mà cha ông ta đã tạo ra và truyền laị cho con cháu làm vẻ vang cho tỉnh và cho đất nước Vì vậy bảo tồn và phát triển các ngành nghề thủ công là tăng thêm sức mạnh cội nguồn, tăng giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam đối với bạn bè thế giới.

Làng nghề và phát triển bền vững

1.4.1 Định nghĩa phát triển bền vững

Trước hết ta xem xét về phát triển bền vững các làng nghề như sau: Uỷ ban thế giới về Môi trường và phát triển lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm về phát triển bền vững, đó là: “ Sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai.’’ Như vậy phát triển làng nghề bền vững là tạo cho thế hệ tương lai của các làng nghề một cuộc sống tốt hơn Do đó cần quan tâm tới mục tiêu phát triển bền vững các làng nghề trong nước.

Phát triển bền vững các làng nghề là một bộ phận trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước, được đặt ra trong khuôn khổ quan niệm về phát triển bền vững đất nước có chú ý tới những yếu tố đặc thù của các làng nghề Theo đó, phát triển bền vững làng nghề là việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả ngày càng cao trong bản thân làng nghề, bảo đảm các vấn đề về xã hội làng nghề lành mạnh như về việc làm và thu nhập của người dân, về tình hình sức khoẻ và y tế cộng đồng… gắn với việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống của làng nghề.

Như vậy, bảo đảm phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam phải được xem xét trên hai góc độ:

Thứ nhất: Bảo đảm duy trì tính chất bền vững và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của bản thân làng nghề Bao gồm bảo đảm các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề; bảo đảm khả năng cạnh tranh của các làng nghề và bảo đảm chất lượng môi trường trong nội bộ các làng nghề.

Thứ hai: Tác động lan toả tích cực của làng nghề đến hoạt động KTXH và môi trường của địa phương, khu vực có làng nghề Đây là yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá sự phát triển bền vững của làng nghề Nó không chỉ thể hiện sự phát triển “khoẻ mạnh” của làng nghề mà còn biểu hiện “sức khoẻ” đó có tác dụng như thế nào đối với vùng, địa phương có làng nghề.

Kinh tế bền vững Xã hội bền vững

1.4.2 Nội dung của phát triển bền vững

Từ khái niệm phát triển bền vững, thực chất là một sự phát triển có tính tổng hợp cao và có hệ thống ta thấy nội dung của phát triển bền vững gồm ba thành phần cơ bản sau:

1.4.2.1 Môi trường bền vững Đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa BVMT tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống, cho con người và các sinh vật sống trên trái đất. Đồng thời trong bất kỳ phương án quy hoạch phát triển nào theo hướng bền vững cũng cần phải tính toán kỹ mối tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên sao cho sự phát triển KTXH không làm suy thoái hoặc huỷ diệt môi trường, bảo tồn tài nguyên, ngăn chặn ô nhiễm.

 Tiêu chí phản ánh môi trường: Đây là tiêu chí quan trọng, nó phản ánh tính bền vững của làng nghề và những ảnh hưởng ngoại lai tích cực đến các vùng xung quanh làng nghề Làng nghề phát triển bền vững trước hết phải có khả năng tự tổ chức, xử lý tốt vấn đề môi trường do mình gây nên, ngoài ra còn phải làm thế nào để nó không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống và sức khoẻ của con người, BVMT sinh thái.

Tiêu thức đánh giá việc bảo đảm môi trường cho khu vực trong và ngoài làng nghề cần tập trung vào ba yếu tố chính sau đây:

+ Khả năng duy trì vấn đề đa dạng hoá sinh học: hình thành những khu vực, những hình thức tạo môi trường phong phú cho làng nghề, có thể là trong hoặc bên cạnh làng nghề.

+ Chống ONMT: có phương án xử lý ô nhiễm, hệ thống kỹ thuật chống ô nhiễm, các phương án phòng chống và giải quyết hệ quả ô nhiễm. Đánh giá môi trường dựa trên những chỉ tiêu về môi trường, cụ thể là về môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, chất thải, dựa trên những chỉ tiêu đánh giá môi trường nêu rõ qua các bảng sau :

Bảng 2 : Một số chỉ tiêu chuyên môn đánh giá môi trường không khí

Thông số Giải thích tên chất Đơn vị TVVN

SO2 Lưu huỳnh đioxit mg/m 3 0,35- 0,5

THC Nồng độ chất hữu cơ mg/m 3 1,5

Butyl axeta Butyl axeta mg/m 3 -

Nguồn: theo tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường

Bảng 3 : Một số chỉ tiêu chuyên môn đánh giá môi trường nước thải

Thông số Giải thích tên chất Đơn vị TVVN

5945 - 2005 pH Nồng độ Ph mg/l 5,5-9

SS Chất lơ lửng mg/l 100

COD Nhu cầu oxi hoá học mg/l 100

BOD Nhu cầu oxi sinh học mg/l 50 Độ màu Độ màu Pt - Co - Độ kiềm Độ kiềm mg/l -

Dầu mỡ Dầu mỡ mg/l 1

Coliform 1 loại vi khuẩn có trong nước MPN/100ml 10.000

Nguồn: theo tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường

Bảng 4: Một số chỉ tiêu chuyên môn đánh giá môi trường nước mặt

Thông số Giải thích tên chất Đơn vị TVVN

5942 - 1995 pH Nồng độ pH mg/l 5,5-9

COD Nhu cầu oxi hoá học mg/l 25

DO Hàm lượng oxi hoà tan mg/l >= 2

SS Chất lơ lửng mg/l 80

Dầu mỡ Dầu mỡ mg/l 0,3

Coliform Coliform MPN/100ml 10.000 Độ kiềm Độ kiềm mg/l -

Nguồn: theo tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường

Bảng 5 : Một số chỉ tiêu chuyên môn đánh giá môi trường nước ngầm

Thông số Giải thích tên chất Đơn vị TVVN

1329 – 2002 BYT/QĐ** pH Nồng độ pH mg/l 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5

TSS Tổng chất lơ lửng mg/l 750 – 1500 -

COD Nhu cầu oxi hoá học mg/l 19 -

Dầu mỡ Dầu mỡ mg/l - -

Coliform Coliform MPN/100ml - - Độ cứng

(theo CaCO3) Độ cứng mg CaCO3-/l 300 - 500 300 Độ màu Độ màu Pt - Co 5-50 -

Nguồn: theo tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường

Bảng 6: Một số chỉ tiêu chuyên môn đánh giá môi trường đất

Thông số Tên chất Đơn vị TVVN 6962/2001

Fe Sắt ppm 0,25 Độ chua - (mgđl/100g đất) 0,55

Nguồn: theo tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường

Là xã hội cần được chú trọng vào phát triển sự công bằng xã hội và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được Thông qua các chỉ số như “chỉ số phát triển con người (HDI)”, người ta có thể đo được mức độ phát triển xã hội bền vững, cụ thể như sau: chỉ số HDI càng gần

1 thì càng phát triển Một đất nước mà có hệ số Gini càng nhỏ và chỉ số HDI càng gần 1 thì nước đó được coi là có xã hội bền vững.

1.4.2.3 Bền vững về kinh tế Đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao; cơ cấu kinh tế phải hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định; lấy hiệu quả nhập thấp phải có GDP bình quân đầu người tăng vào khoảng 5% mới có thể xem là bền vững về kinh tế Nếu thấp hơn, nền kinh tế ấy không thể xem là bền vững.

1.4.3 Xu hướng phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực càng tạo điều kiện cho làng nghề phát triển theo hướng xuất khẩu Xu hướng thị trường hoá nền kinh tế, quốc tế hóa kinh tế và việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực ngày càng tạo điều kiện cho làng nghề phát triển theo hướng xuất khẩu thuận lợi hơn Bên cạnh đó xu hướng phát triển làng nghề bền vững Từ đó làng nghề sẽ chuyển từ thủ công sang công nghiệp vừa và nhỏ hiện đại Bên cạnh đó, do chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho hàng ngoại tràn vào trong nước cũng tạo ra sự cạnh tranh găy gắt hơn, một bộ phận TTCN của làng nghề có nguy cơ không cạnh tranh được ngay ở thị trường trong nước Đặc biệt đối với một số mặt hàng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, nhưng không được chú trọng hiện đại hoá, cho nên đã để mất thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế.

Xu hướng đưa cơ khí thay thế một phần lao động thủ công Trong điều kiện đổi mới cơ chế kinh tế hiện nay, ở nhiều làng nghề đã có xu hướng đưa cơ khí thay thế một phần lao động thủ công như nghề mộc đã sử dụng máy cưa, máy bào, máy khoan… nghề làm bún, bánh đa, giò chả đã làm bằng máy, ở các làng dệt phần lớn các hộ gia đình đã sử dụng máy dệt hiện đại

Tóm lại, làng nghề ở nước ta đang tích cực vận động theo hướng ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, trên cơ sở đó để duy trì và mở rộng ngành nghề Ngoài ra còn tập trung đổi mới công nghệ, trang thiết bị cơ khí kết hợp với công nghệ truyền thống để sản phẩm làm ra có chất lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước

1.4.4 Những đặc điểm của làng nghề liên quan đến phát triển bền vững

Mối quan hệ giữa phát triển làng nghề và ô nhiễm môi trường

1.5.1 Thực trạng và những thách thức đối với môi trường Việt Nam

Hiện trạng môi trường nước ta trong những năm vừa qua cho thấy ONMT đang ngày một gia tăng, môi trương đất, môi trường nước và môi trường không khí ngày càng xuống cấp, sự đa dạng hoá sinh học bị xâm phạm nghiêm trọng Tình trạng ONMT diễn ra ở cả khu vực thành thị lẫn khu vực nông thôn và miền núi ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ của người dân Bên cạnh đó,ONMT đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình thực hiện phát triển bền vững, đó là:

- ONMT ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển KTXH Phát triển KTXH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng như của cả loài người trong quá trình phát triển Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.

Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ONMT tự nhiên hoặc nhân tạo Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến phát triển KTXH thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động KTXH trong khu vực.

- ONMT là một trở ngại to lớn trong sự phát triển của đất nước và làm nguy hại đến tương lai của các thế hệ sau.

ONMT càng cao đòi hỏi chúng ta phải bỏ ra những chi phí càng lớn để khắc phục tình trạng ô nhiễm và duy trì chất lượng môi trường Việc này không chỉ làm cạn kiệt nguồn lực của nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận những cơ hội cho sự phát triển Nhằm giảm thiểu ONMT chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội được bền vững BVMT là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai Nếu một sự phát triển có mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường, làm cho các thế hệ sau không còn điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ con người…), thì sự phát triển đó không có ích gì Nếu hôm nay thế hệ chúng ta không quan tâm và không làm tốt công tác bảo vệ môi trường, làm cho môi trường bị huỷ hoại thì trong tương lai, con cháu chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ.

1.5.2 Những nguyên nhân dẫn đến ONMT tại các làng nghề

Vai trò của các làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ngày càng được khẳng định Hàng năm, các làng nghề đã cung cấp cho hàng vạn lao động nông thôn có việc làm ổn định với mức thu nhập khá; làm tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hoá cho nền kinh tế; đa dạng hoá kinh tế nông thôn và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc Các kết quả đó là bằng chứng cho một hướng đi đúng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì tình trạng ONMT trong các làng nghề đã trở lên bức xúc, nguyên nhân xuất phát từ:

 Một là, hầu hết các làng nghề đều có lịch sử phát triển lâu đời thậm chí có làng nghề đã có lịch sử 600-700 năm, khu vực sản xuất ở liền với khu dân cư, việc quy hoạch các làng nghề là không có, hạ tầng cơ sở đã hư hỏng hoặc có làm mới nhưng lại chắp vá và không có quy hoạch để đảm bảo vệ sinh môi trường. Hàng ngày ô nhiễm từ khâu sản xuất đã ảnh hưởng trực tiếp đến người dân Người lao động ở trong các làng nghề hầu như phải hứng chịu trọn vẹn những loại ô nhiễm do việc nhà ở của mình cũng là công xưởng sản xuất Việc không có quy hoạch và hạ tầng cơ sở cũ kỹ càng làm cho ONMT trở lên trầm trọng do không xử lý được chất thải từ các khu sản xuất và sinh hoạt của người dân, các chất thải bị lắng đọng không có chỗ thoát đã làm cho môi trường nước và môi trường đất vốn đã bị ô nhiễm lại càng ô nhiễm hơn.

 Hai là, do tính chất là truyền thống, các nghề tiểu thủ công nghiệp lại sử dụng những công cụ lao động thô sơ, kỹ thuật lao động và công nghệ sản xuất thì lạc hậu, cũ kỹ nên việc ONMT là không thể tránh khỏi Việc sản xuất không đi đôi với việc BVMT, các chất thải độc hại được thải ra từ những dây truyền sản xuất lạc hậu không được xử lý ngay trong quá trình sản xuất đã làm gia tăng thêm mật độ ô nhiễm.

 Ba là, nhận thức của người dân về BVMT kém Người lao động ở đây vốn là những lao động thủ công có được nghề nghiệp thông qua việc kế thừa và truyền nghề từ đời này qua đời khác, cuộc sống và công việc sản xuất của họ chủ yếu dựa vào thói quen và đã tạo ra một nếp sinh hoạt khó thay đổi Thêm vào đó là ý thức BVMT kém, người dân hết sức bàng quản trước tình trạng ONMT Xu hướng chạy theo lợi nhuận đã khiến những hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề không mấy quan tâm đến trách nhiệm BVMT Đây chính là một trở ngại không nhỏ trong việc giảm thiểu ONMT ở các làng nghề.

 Bốn là, dù đã có sự quan tâm từ các cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý và cải thiện môi trường các làng nghề nhưng hiệu quả không cao Các dự án BVMT làng nghề những năm gần đây thường là những giải pháp tình thế hoặc là giải quyết được chỗ này nhưng lại làm ô nhiễm chỗ khác Việc tuyên truyền vận động người dân trong việc BVMT không thường xuyên, còn mang nặng tính hình thức, phong trào, công tác quản lý ô nhiễm không được chú trọng, quy hoạch thiếu đồng bộ… là những nguyên nhân làm cho tình trạng ONMT trong các làng nghề không những không giảm đi mà đôi khi còn gia tăng.

Những nguyên nhân trên đây lý giải phần nào về tình trạng ONMT trong các làng nghề ngày càng gia tăng và trầm trọng Tình trạng ô nhiễm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển bền vững các làng nghề truyền thống Bên cạnh những mặt tích cực mà làng nghề đã đem lại như phát triển kinh tế, phát triển xã hội, làm cho xã hội nông thôn Việt Nam ngày càng một khởi sắc thì tình trạng ONMT lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người dân Một lý do đơn giản là việcONMT ngày một lan rộng từ môi trường không khí, môi trường nước đến môi trường đất Các chất thải ngày ngày được tích tụ trong không khí, trong nước và trong đất không được xứ lý là những hiểm hoạ mà con cháu chúng ta phải gánh chịu Tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư sống trong làng nghề và khu vực xung quanh Do đặc trưng sản xuất làng nghề nên khối lượng nước thải lớn Cống rãnh chứa nước thải là những ổ dịch bệnh tiềm tàng, là môi trường tốt cho côn trùng truyền bệnh ra người và gia súc Như vậy tình trạng ONMT trong làng nghề ở Bắc Ninh đang ngày một gia tăng.Điều này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đến đất đai và nguồn nước sinh hoạt, đồng thời còn ảnh hưởng đến chính các cơ sở sản xuất trong làng nghề Rõ ràng là việc phát triển KTXH hiện tại đã và đang làm tổn hại đến lợi ích của thế hệ tương lai và điều này có nghĩa là không có phát triển bền vững

1.5.3 Vai trò của bảo vệ môi trường trong sự nghiệp phát triển bền vững

Môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu, được tất cả các quốc gia quan tâm đặc biệt Quỹ môi trường thế giới (World environment fund- WEF) sẵn sàng hỗ trợ và cho các quốc gia vay ưu đãi để thực hiện các dự án BVMT Đối với Việt Nam, vấn đề BVMT đã được xây dựng thành “Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010. Mới đây nhất, Luật BVMT ra đời và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 đã tạo ra khung khổ chính sách pháp lý cụ thể cho hoạt động quản lý và BVMT Như vậy, Đảng và Nhà nước đã thực sự quan tâm đến vấn đề môi trường, coi BVMT là một trong 3 chính sách hàng đầu của quốc gia (môi trường, kinh tế và xã hội) Trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội, chính sách về BVMT luôn được lồng ghép và thực hiện song song Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã chú trọng đầu tư ngân sách cho các hoạt động sự nghiệp BVMT, chiếm khoảng 1% tổng chi ngân sách nhà nước từ năm 2006 và theo Chiến lược là 2% vào năm 2010 Tỷ lệ này tuy còn nhỏ so với các nước phát triển song cũng đã thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong vấn đề BVMT và thực hiện phát triển bền vững.

Phát triển bền vững là một vấn đề có tính cấp thiết liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và xuyên suốt nhiều thời đại Quản lý môi trường, bảo vệ, cải thiện môi trường, sử dụng hợp lý các yếu tố môi trường và các điều kiện thuận lợi của môi trường nhằm phục vụ sự tồn tại và phát triển kinh tế-xã hội là những nội dung quan trọng trong hoạt động hiện nay và mai sau của toàn thế giới.

Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã coi phát triển bền vững được thể hiện trước tiên ở việc nâng cao, cải thiện chất lượng sống của con người theo phạm vi khả năng chịu đựng được của các hệ sinh thái Đó chính là mục tiêu về phát triển bền vững.

Một sự phát triển mà BVMT không được nhất thể hoá trong quá trình phát triển, không được coi là bộ phận cấu thành của quá trình phát triển thì sự phát triển đó không thể bền vững Một nền kinh tế bền vững về mặt môi trường là một nền kinh tế tuân thủ các nguyên lý cơ bản hoặc các quy luật về khả năng bền vững Đó là các nguyên lý có thực, giống như các nguyên lý về khí động lực học hoặc nhiệt động lực học; cũng như vậy, một hệ thống kinh tế bền vững về mặt môi trường cũng phải tuân thủ nguyên lý về khả năng bền vững Một xã hội có thể vi phạm các quy luật về bền vững môi trường trong thời gian ngắn, nhưng không thể vi phạm trong thời gian dài.

Trong thập niên đầu của thế kỷ 21, quan điểm phát triển bền vững của ViệtNam đã được thể hiện rõ trong văn kiện Đại hội Đảng IX và Chiến lược phát triểnKTXH 2001-2010 Theo đó, phát triển bền vững của Việt Nam là: “phát triển nhanh,hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT” và “phát triển KTX gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” Phát triển bền vững ở Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề

1.6.1 ONMT là khuyết tật của nền kinh tế thị trường

Nói như vậy bởi lý do sau : Ô nhiễm Trong xã hội hiện đại, nền kinh tế thị trường đôi khi chúng ta dễ dàng bỏ qua sự kiện rằng hoạt động kinh tế sử dụng một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên đầu vào khác nhau Ví dụ các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên, năng lượng mặt trời và gió cung cấp các nguồn đầu vào.).Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp thường không quan tâm triệt để tới vấn đề ô nhiễm môi trường mà họ chỉ quan tâm tới lợi nhuận,làm thế nào để có thể thu được nhiều lợi nhất Họ thường không đầu tư vào cải tạo môi trường, rác thải công nghiệp thường đổ ra môi trường mà không hề qua xử lý Họ không phải bỏ ra chí phí để xử lý rác thải ONMT là ngoại ứng tiêu cực của nền kinh tế thị trường Như vậy trong nền king tế thị trường mọi chủ thể kinh tế đều chạy theo mục tiêu “lợi nhuận” thì vấn đề BVMT sẽ bị bỏ quên Vì vậy ta nói ONMT là khuyết tật của nền kinh tế thị trường Lý thuyết kinh tế hiện đại chỉ ra rằng chỉ với “bàn tay vô hình” của thị trường thì không thể điều tiết và khắc phục những thất bại mà cần phải có “bàn tay hữu hình” của Nhà nước Nhà nước với các công cụ quản lý của mình, can thiệp vào thị trường để điều tiết sản xuất, khắc phục những thất bại do kinh tế thị trường gây ra

1.6.2 Sở hữu Nhà nước về tài nguyên và môi trường

Tài nguyên thiên nhiên và môi trường là sở hữu của toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu Như vậy, Nhà nước không thể giao cho đối tượng nào khác chịu trách nhiệm chính về quản lý môi trường, trách nhiệm đó phải thuộc về nhà Nhà nước Hơn nữa, với quyền lực và các công cụ quản lý của mình thì chỉ có Nhà nước mới có đủ năng lực để quản lý và chịu trách nhiệm trước toàn dân các vấn đề về tài nguyên và môi trường.

1.6.3 Những bài học của các quốc gia trên thế giới

Kinh nghiệm thực tế của các quốc gia trên thế giới chỉ ra rằng cần phải có sự quản lý Nhà nước về BVMT Đối với các nước phát triển, ví dụ như Nhật Bản là quốc gia tiên phong đi đầu trong nhóm các nước đã phát triển, hiện nay đang truyền bá kinh nghiệm cho các quốc gia phát triển sau là cùng với sự phát triển KTXH phải có sự quản lý Nhà nước về môi trường, bởi lẽ như họ trước đây do không quan tâm tới vấn đề môi trường mà chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế nên phải trả giá quá đắt cho sự phát triển của mình Kinh nghiệm của Singapore cũng chỉ ra rằng, ngay trong chiến lược phát triển KTXH của mình, Nhà nước đã rất chú trọng đến quản lý môi trường, chính vì vậy mà thành tựu đạt được của họ hiện nay đã được thế giới thừa nhận là có tình bền vững.

1.6.4 Tình trạng và những thách thức đối với môi trường Việt Nam

Hiện trạng môi trường nước ta trong những năm vừa qua cho thấy ONMT đang ngày một gia tăng, môi trương đất, môi trường nước và môi trường không khí ngày càng xuống cấp, sự đa dạng hoá sinh học bị xâm phạm nghiêm trọng Tình trạng ONMT diễn ra ở cả khu vực thành thị lẫn khu vực nông thôn và miền núi ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ của người dân Bên cạnh đó, trong những năm tới, chúng ta còn phải đối mặt với nhứng thách thức về môi trường như:

+ Đó là tình trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị BVMT thấp kém, lạc hậu, ONMT ngày một gia tăng, trong khi đó khả năng đầu tư cho môi trường của Nhà nước cũng như các doanh nghiệp đều bị hạn chế.

+ Sự gia tăng dân số, di dân tự do và đói nghèo tiếp tục gây ra những áp lực lớn đối với tài nguyên và môi trường.

+ Nhận thức về môi trường và phát triển bền vững chưa đẩy đủ, ý thức BVMT trong xã hội còn thấp.

+ Tổ chức và năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng yêu cầu.

+ Thách thức trong việc lựa chọn các lợi ích trước mắt về kinh tế và lâu dài về môi trường và phát triển bền vững.

+ Những mặt trái của hội nhập quốc tế và tự do hoá thương mại toàn cầu nhất là sắp tới Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO gây ra nhiều tác động phức tạp về mặt môi trường.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ĐỒNG KỴ VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ ĐỒNG KỊ - BẮC NINH

Đặc điểm tự nhiên địa bàn nghiên cứu

Từ Sơn có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thành phố Bắc Ninh 12 km, thuộc vùng kinh tế phát triển Về địa giới hành chính

Từ Sơn có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Yên Phong - Bắc Ninh,

- Phía Nam giáp huyện Gia Lâm - Hà Nội,

- Phía Đông giáp huyện Tiên Du - Bắc Ninh,

- Phía Tây giáp huyện Gia Lâm và Đông Anh - Hà Nội.

Khu vực Từ Sơn nói chung có địa hình cao ráo bằng phẳng, cốt cao độ dao động từ 4,5m - 6,5m độ, có chỗ gò cao 7,0m-15m Cấu tạo địa tầng chủ yếu là đất sét pha có cường độ chịu lực khá và ổn định, đáp ứng nhu cầu xây dựng công trình

Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, TTCN…

2.1.3 Khí hậu và thời tiết

Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên khí hậu thời tiết của huyện Từ Sơn mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với hai mùa rõ rệt.

Ngoài ra ở Từ Sơn vào các tháng mùa hạ còn bị ảnh hưởng của gió bão kèm theo mưa lớn kéo dài nhiều ngày, tạo ngập úng cho một số vùng trũng của huyện gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của dân cư Vào mùa đông đôi khi có sương muối xuất hiện làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

2.1.4 Đặc điểm đất đai của huyện

Huyện Từ Sơn có tổng diện tích (DT) đất tự nhiên là 6133,23 ha (chiếm 7,64% diện tích tự nhiên của tỉnh), phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính xã Toàn huyện có 10 xã và một thị trấn, xã có diện tích đất tự nhiên lớn nhất là xã Đình Bảng có 845,2 ha chiếm 13,78%, thị trấn Từ Sơn có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất là 29,44 ha chiếm 0,48%, diện tích đất tự nhiên bình quân trên đầu người 0,05 ha, đây là mức thấp so với toàn tỉnh (bình quân toàn tỉnh khoảng 0,09 ha/người) [19]. Đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất, chiếm 3739,28 ha (chiếm 60,97%), tiếp đó là đến đất chuyên dùng, đất thổ cư, đất chưa sử dụng Diện tích đất nông nghiệp trong những năm qua giảm bình quân mỗi năm 2,11%, diện tích đất này có xu hướng giảm qua các năm do nhu cầu về đất thổ cư và đất chuyên dùng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế của huyện, năm 2006 giảm so với năm 2004 là 162,99 ha. Đất chuyên dùng có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện, đặc biệt là đối với sự phát triển ngành nghề CN-TTCN nông thôn Trước tình hình phát triển kinh tế như hiện nay, việc tăng lên của diện tích đất chuyên dùng là tất yếu và việc lấn sang đất sản xuất nông nghiệp là không tránh khỏi.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.2.1 Đặc điểm dân số lao động và xã hội

+ Tình hình dân số - lao động của huyện qua các năm 2004 - 2006 được thể hiện qua bảng 7 Hiện nay, toàn huyện có 32.804 hộ với 129.452 nhân khẩu; số hộ nông nghiệp là 4.942 hộ (chiếm 15,07%), hộ phi nông nghiệp là 27.862 hộ (chiếm 84,93%), trong đó hộ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là 12.180 hộ (chiếm 43,72% số hộ phi nông nghiệp) Trong những năm qua, hộ phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên, năm

2004 là 24.051 hộ (chiếm 80,56%) thì năm 2006 là 27.862 hộ, bình quân mỗi năm tăng7,63% Mặt khác, số hộ nông nghiệp có xu hướng giảm, bình quân mỗi năm giảm7,71% Điều này cho thấy số hộ làm nông nghiệp đã chuyển dần sang các lĩnh vực khác, chủ yếu là ngành nghề TTCN Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng tăng, tỷ trọng ngành TTCN đã chiếm phần đa số, bên cạnh ngành thương mại - dịch vụ.

+ Hệ thống giao thông – vận tải: huyện có hệ thống giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh: quốc lộ 1A đi qua, có chiều dài 8 km, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn chạy qua huyện, quốc lộ 1B đi qua với chiều dài 4,5 km Đường liên xã, trục thôn, ngõ xóm hầu hết được bê tông hóa.

+ Các cơ sở Y tế: Tuy còn khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nhưng ngành y tế đã có nhiều cố gắng trong việc khám chữa bệnh Đến nay huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế dự phòng và 11/11 xã, thị trấn có trạm y tế với đội ngũ y bác sỹ đã được đào tạo chuyên môn tốt phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Tuy vậy việc quản lý hành nghề y dược tư nhân chưa chặt chẽ, công suất sử dụng giường bệnh còn thấp, việc kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thường xuyên.

+ Hệ thống giáo dục- đào tạo: Được phát triển khá toàn diện, hiện nay toàn huyện có 4 trường phổ thông trung học (trong đó có 1 trường dân lập), 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, có 22 trường tiểu học và trung học cơ sở, 59 nhà trẻ mẫu giáo Đến nay đã có 11/11 xã, thị trấn có trường học xây dựng kiên cố Nằm trên địa bàn huyện còn có trường Đại học Thể dục thể thao Trung ương I, trường Cao đẳng công nghệ Bắc Hà,trường Cao đẳng thuỷ sản và trường Trung cấp quản lý kinh tế

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh (%)

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 05/04 06/05 BQ

1 Tổng số hộ Hộ 29.474 100,00 30.456 100,00 31.142 100,00 103,33 102,25 102,79 1.1 Hộ nông nghiệp Hộ 9.142 31,02 6.821 22,40 5.078 16,31 74,61 74,45 74,53 1.2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 20.332 68,98 23.635 77,60 26.064 83,69 116,25 110,28 113,22 Trong đó: Hộ ngành nghÒ TTCN Hé 8.874 43,65 10.520 44,51 12.180 46,73 115,88 115,78 115,83

2 Tổng số nhân khÈu khÈu 123.65

3.2 Lao động phi nông nghiệp lđ 49.395 68,44 58.612 76,22 68.319 83,20 118,66 116,56 117,61 Trong đó - Lao động TTCN Ld 24.495 49,59 31.094 53,05 38.191 55,90 103,21 106,98 105,37

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Từ Sơn

2.2.2 Tình hình phát triển về kinh tế

Với số dân xấp xỉ là 130 nghìn người trên diện tích canh tác là 4.060 ha, huyện Từ Sơn được coi là nơi đất chật người đông Vì thế từ xưa đến nay người dân nơi đây không chỉ trông chờ vào ngành nông nghiệp Nhiều nghề truyền thống ở các làng xã đã được duy trì lâu đời và phát triển qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử, nhất là trong thời kỳ đổi mới Đó là nghề đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Quang, Phù Khê, Hương Mạc; sắt thép ở Châu Khê, Đình Bảng; dệt ở Tương Giang; sơn mài ở Đình Bảng, Đồng Quang; xây dựng ở Đồng Nguyên, Tương Giang

Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua các năm 2005- 2006 Tổng giá trị sản xuất của huyện không ngừng tăng lên qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 17,07%. Đóng góp lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2006 là ngành CN-TTCN đạt 1.871,8 tỷ đồng (chiếm 60,18%), sau đó đến ngành thương mại dịch vụ đạt 1.080,6 tỷ đồng (chiếm 34,74%) và cuối cùng là ngành nông nghiệp đạt 158,17 tỷ đồng (chiếm 5,09%) Qua số liệu về cơ cấu các ngành (theo giá cố định năm 1994) chúng ta thấy đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm theo hướng tăng dần tỷ trọng CN- TTCN và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp Đây là dấu hiệu đáng mừng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Từ Sơn, khẳng định hướng đi đúng của các cấp lãnh đạo, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh (%)

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 05/04 06/05 BQ

124,5 5 1.1 Ngành nông, lâm, thủy sản tr.đ 158.46

2.1 Tổng GTSX/hộ tr.đ/hộ 59,28 69,26 87,03

2.3 Tổng GTSX/lđ tr.đ/lđ 24,21 27,43 33,01 121,0

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Từ Sơn

Làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh và thực trạng phát triển kinh tế của làng nghề

2.3.1 Qúa trình hình thành làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh

Nằm cách Hà Nội khoảng 25 km, thôn Đồng Kỵ - huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh từ lâu vốn nổi tiếng với nghề sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ. Cùng với sự phát triển của tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây thì bộ mặt của Đồng Kỵ cũng có nhiều biến đổi Giờ đây làng cổ Đồng Kỵ đã được mở mang với quy mô lớn, trực thuộc khu công nghiệp Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và trở thành một làng nghề nổi tiếng không những ở trong nước mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới.Và mỗi khi nhắc tới làng nghề Đồ gỗ Đồng Kỵ người ta lại trầm trồ về một ngôi làng giàu có với nghề trạm khắc gỗ truyền thống.

Làng nghề Đồng Kỵ được hình thành do sức lan toả của làng nghề xung quanh đó là từ nghề đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê ở Từ Sơn có vị trí địa lý sát với làng nghề Đồng Kỵ Làng nghề này có lịch sử hình thành cách đây hơn 400 năm, từ thời nhà Lê-Trịnh Trải qua hàng trăm năm tồn tại nghề đồ gỗ mỹ nghệ đã hình thành hoàn thiện tại hai làng Phù Khê Đông và Phù Khê Thượng Trong quá trình phát triển của làng nghề, nghề trạm mộc của Phù Khê đã lan toả ra hàng loạt các làng lân cận như làng Nghĩa Lập, làng Tiến Bào, làng Đồng Hương, làng Mai Động, làng Kim Bảng, làng Hương Mạc, hay đi xa hơn là làng Cao Thọ (Gia Bình), làng Tuyên

Bá (Lương Tài) Điển hình của sự lan toả của nghề trạm mộc Phù Khê này là làng Đồng Kỵ (Từ Sơn) Làng Đồng Kỵ trước đây có nghề làm pháo, nhưng sau khi có Nghị định số 406/NĐ-CP của Chính phủ về việc cấm đốt pháo thì nghề làm pháo của làng Đồng Kỵ không còn nữa, một số người dân ở đây chuyển sang buôn bán hàng đồ gỗ mỹ nghệ sản xuất từ xã Phù Khê, với sự năng động và nhạy bén của mình, ngày nay làng Đồng Kỵ đã trở thành một làng đồ gỗ mỹ nghệ nổi tiếng trong cả nước, thậm trí còn nổi tiếng hơn làng đồ gỗ mỹ nghệ gốc Phù Khê

Tổng số dân của Đồng Kỵ hơn 3.300 hộ với hơn 16.880 người, trong đó số hộ tham gia sản xuất là 2.691 hộ (chiếm 80%) Thu hút 12.000 lao động (8.000 lao động địa phương và 4.000 lao động làm nghề từ nơi khác) Thu thập bình quân hàng năm của lao động làm nghề khá cao(10 – 12 triệu /người).

Quy mô sản xuất của hộ gia đình trong thôn có sự khác nhau, phần lớn là các hộ sản xuất nhỏ có doanh thu từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng với thu nhập 1,5 – 2 triệu đồng/tháng chiếm khoảng 94% Số còn lại là các hộ sản xuất lớn (thành lập hợp tác xã hoặc công ty TNHH) với doanh số có thể đạt tới 100 triệu đồng/tháng.

Gỗ là nguyên liệu cơ bản cho quá trình sản xuất Gỗ nguyên liệu được sử dụng bao gồm các loại gỗ có giá trị cao thuộc nhóm quý hiếm như gụ, trắc, mun, lim, gương trong đó nhiều nhất là gỗ chắc và gụ, đặc biệt còn có cả pơmu Bên cạnh đó quá trình sản xuất còn sử dụng nhiều nguyên vật liệu và hoá chất khac như keo (cồn), bột đắp, giấy ráp, và đối với sản phẩm hoàn thiện còn dùng thêm cả sơn và vecni.

Lượng gỗ nguyên liệu sử dụng phụ thuộc vào quy mô của cơ sở sản xuất:

+ Tổng lượng gỗ sử dụng cho cả thôn ước tính khoảng 20.000m3/năm.

+ Quy mô hộ gia đình 4 – 6 bộ bàn ghế/tháng là khoảng 1 -2 m3 gỗ/tháng.

+ Quy mô lớn ƠHTX, công ty TNHH) lượng gỗ sử dụng có thể lên đến trên dưới 10m3/tháng.

Giấy ráp và keo cồn cũng là loại vật liệu được sử dụng phổ biến và đàng kể trong sản xuất:

+ Lượng giấy ráp và khoảng từ 0.3 – 0,4 kg/1 đơn vị sản phẩm.

+ Lượng keo cồn dùng trong lắp ráp, ghép hình thường là từ 0,3 – 1 kg/1 đơn vị sản phẩm.

Thực tế lượng giấy ráp và keo cồn phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng gỗ, diện tích bề mặt sản phẩm cânn đánh bóng(kiểu dáng), mức độ gia công bề mặt(loại sản phẩm).Ngoài ra trong sản xuất còn sử dụng bột đá, bột đắp với số lượng ít Đối với sản phẩm hoàn chỉnh có sử dụng thêm vecni và sơn BU.

Làm nhẵn, sửa khuyết tật

Làm phẳng, tạo hình(chà, đánh nền, trạm trổ)

Dựng thô, vào khung Đánh thuốc Điện Điện

Vỏ trai Điện, giấy ráp Điện Điện Điện

Bụi, tiếng ồn Chất thải rắn (gỗ vụn, mùn cưa) c a)

Chất thải rắn (dăm bào)

Hơi dung môi hữu cơ

Tiếng ồn Chất thải rắn (mùn gỗ, vỏ trai

Bụi gỗ, tiếng ồn, hơi keo Chất thải rắn (mùn gỗ, giấy ráp thải)

(chà, đánh nền, trạm trổ)

Tiếng ồn Chất thải rắn (vụn gỗ)

Bụi, tiếng ồn Chất thải rắn (mùn gỗ)

Hình 2 :Quy trình sản xuất đồ gỗ ppt

2.3.2 Thực trạng phát triển kinh tế làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh

2.3.2.1 Thực trạng về vốn và công nghệ sản xuất

Vốn và công nghệ sản xuất là hai yếu tố đầu vào quan trọng đối với sự phát triển của các làng nghề Những năm qua, tình trạng thiếu vốn diễn ra ở hầu hết các làng nghề Từ chỗ thiếu vốn, dẫn đến công nghệ sản xuất không được đổi mới đã ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các làng nghề.

Vốn của các doanh nghiệp và các hộ sản xuất trong làng nghề được huy động chủ yếu từ hai nguồn chính là vốn tự có và vốn vay Thực tế vốn tự có trong các làng nghề hiện nay chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu tổng vốn huy động, khoảng từ 30-40% còn lại chủ yếu là vốn vay Tuy nhiên, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng gặp phải nhiều trở ngại Đã có hàng loạt các ngân hàng thương mại như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Sài Gòn thương tín…mở chi nhánh tại các vùng có nhiều làng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân ở đây, song những ràng buộc về lãi suất vay và điều kiện thế chấp vẫn là những rào cản khiến cho các cơ sở sản xuất khó tiếp cận với nguồn vồn này Mức lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện còn rất cao khoảng 1%/tháng, bên cạnh đó tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp thấp, thường là 60% Nhu cầu vay của các cơ sở sản xuất là rất lớn, tuy nhiên tài sản lớn nhất của họ chủ yếu là diện tích đất đang ở lại bị định giá rất rẻ do đó lượng vốn mà họ vay được quá thấp so với nhu cầu Những lý do này dẫn đến tình trạng thiếu vốn của các cơ sở sản xuất trong làng nghề ngày một gia tăng.

Bảng 9: vốn sản xuất nghề mộc của hộ ở làng Đồng Kỵ Tổng vốn

Khá (tr.đ) Trung bình(tr.đ) Nghèo(tr.đ)

Nguồn: Phòng thống kê huyện Từ Sơn

Qua bảng thấy rằng vốn sản xuất của hộ qua các năm tăng dần Do các hộ mở rộng sản xuất và do giả vật liệu gỗ tăng nhanh qua các năm vì vậy lượng vốn cần để sản xuất tăng lên.

Do thiếu vốn, nên công nghệ sản xuất tại các làng nghề chậm được cải tiến và nâng cấp Hầu hết các dây truyền sản xuất đều đã lạc hậu, tự tạo, đã qua sử dụng của các cơ sở công nghiệp, hiệu suất hoạt động thấp và sản xuất ra những sản phẩm chất lượng không cao, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường Tỷ lệ tự động hoá và cơ khí hóa trong dây truyền sản xuất tại các làng nghề thấp Đối với làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ dây chuyền sản xuất đã được đổi mới tương đối, việc cơ khí hoá công cụ lao động đã được người lao động dần dần áp dụng như máy cưa, máy bào, mắt khoan, máy quay đã thay thế về cơ bản sức lao động của con người và cho năng suất lao động cao.

Mặc dù đã có nhiều thay đổi nhưng nhìn chung công nghệ sản xuất trong làng nghề vẫn còn thô sơ, lạc hậu Vấn đề về vốn vẫn là yếu tố quyết định đến công nghệ sản xuất Do đó, Nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng cần phải có những biện pháp, chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn và công nghệ sản xuất cho làng nghề.

2.3.2.2 Thực trạng về mặt bằng cho sản xuất

Nhìn chung diện tích mặt bằng dành cho sản xuất của làng nghề chật hẹp, nhỏ bé Tình trạng phổ biến là sử dụng ngay nhà ở để làm nơi sản xuất, hầu hết các khu sản xuất đều nằm liền kề khu dân cư, thậm chí có nơi khu sản xuất và khu dân cư là một Diện tích dành cho tập kết nguyên vật liệu cũng nằm trong tình trạng đó Người dân ở đây sử dụng ngay đường giao thông trước nhà, hay đường ngõ làm nơi tập kết nguyên vật liệu Người dân xây xưởng sản xuất ngay trong chính khuôn viên diện tích nhà mình, họ lắp đặt hàng loạt các máy như máy cưa, máy trà, máy bào trước sân và sản xuất luôn tại đó Nguyên vật liệu được tập kết dải dọc theo con đường làng,bất kỳ chỗ trống nào cũng có thể được sử dụng làm sân bãi chứa vật liệu ngoài ra, hệ thống nhà xưởng chủ yếu được làm bằng lán, lợp tấm fibrô xi măng, không có khu vực cho khu máy bào rất bụi Chính những yếu tố này là một trong những nguyên nhân gây lên tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề Đứng trước tình trạng thiếu diện tích mặt bằng cho sản xuất, trong những năm qua, chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã cho thành lập các cụm công nghiệp làng nghề để nhằm mục đích tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất có đủ diện tích để xây nhà xưởng mở rộng sản xuất Các cụm công nghiệp làng nghề được hình thành như Đồng Kỵ, Châu Khê, Phong Khê, Đình Bảng, Văn Môn đã bước đầu giải quyết được các vấn đề về mặt bằng Làm ăn phát đạt, đất làng Đồng

Kỵ trở nên đắt giá hơn bao giờ hết, thậm chí bẻ gãy cả quy luật thị trường Vào thời điểm thị trường nhà đất được xem là "đóng băng", giá chuyển nhượng đất ở Đồng

Kỵ vẫn cứ tăng vòn vọt Do đất trong làng chật chội, từ năm 2001, Đồng Kỵ xây dựng cả một cụm công nghiệp đồ gỗ rộng hơn chục ha phục vụ cho làng nghề truyền thống Chưa đầy 2 năm sau, cụm công nghiệp đã được lấp đầy với sự hiện diện của khoảng 100 công ty, xí nghiệp, HTX Đất cụm công nghiệp chỉ có giá trị thuê 50 năm, vậy mà một nền đất khoảng 120m2 mặt tiền trục chính đường làng, chủ yếu để làm phòng trưng bày - giới thiệu sản phẩm, cũng đã hơn 2 tỉ đồng Còn đất chủ quyền tư nhân trên cùng trục đường này, dân kinh doanh địa ốc ở đây hét giá thấp nhất 25-30 triệu đồng/m2.

Thực trạng ONMT trong làng nghề Đồng Kỵ – Bắc Ninh

Nguồn phát sinh nước thải tại Đồng Kỵ chủ yếu là nước thải sinh hoạt, ngoài ra có nước mưa Nước thải sản xuất chỉ phát sinh ở công đoạn rửa

Bảng 14: Đặc tính nước thải Đồng Kỵ

TT Nguồn phát sinh Đặc tính nước thải

1 Nước mưa chảy tràn Chứa mùn cưa, mảnh vụn gỗ, ngoài ra còn có cả phân, rác…

2 Nước thải sinh hoạt Chứa nhiều vi sinh vật và các chất hữu cơ thể hiện ở giá trị

Coliform, COD, BOD, TN, TP cao

Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh

Bảng 15 Kết quả phân tích chất lượng nước thải và nước mặt tại Đồng Kỵ

Chỉ tiêu Đơn vị TCVN

Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh

N1: Mẫu nước mặt lấy ở mương thoát chung

N2: Mẫu nước mặt lấy ở sông Ngũ Huyện Khê - cách cầu 100m về phía thượng nguồn

N3: Mẫu nước thải lấy ở cống thải chung

N4: Mẫu nước thải lấy ở rãnh thải một hộ gia đình

Kết quả phân tích được so sánh với tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 (tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt) và tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 (tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước thải công nghiệp).

+ Nước mặt khu vực làng nghề Đồng Kỵ có các chỉ tiêu về COD, BOD, Coliform đều vượt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể: COD vượt TCCP 3,03 lần; BOD tại mương thoát nước vượt TCCP 1,36 lần; coliform vượt TCCP 1,6 lần.

+ Nước thải tại Đồng Kỵ chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn qua khu vực sản xuất Chính vì vậy, tại cống thải chung của làng nghề nước thải chứa nhiều chất hữu cơ (COD vượt TCVN 1,08 lần); chất lơ lửng (SS vượt TCCP 1,14 lần)

Bảng 16 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm

Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh

N5: Nước giếng khoan số 1 trước lọc N6: Nước giếng khoan số 1 sau lọc

N7: Nước giếng khoan số 2 trước lọc N8: Nước giếng khoan số 2 sau lọc

*: Tiêu chuẩn áp dụng cho nước ngầm

**: Tiêu chuẩn áp dụng cho nước ăn uống

Từ kết quả phân tích cho thấy: trong nước giếng khoan cả trước và sau khi lọc, hàm lượng Mn đều vượt TCCP Hàm lượng Mn 2+ trước lọc vượt TCVN 5944-1995 từ 4,87-5,22 lần; hàm lượng Mn 2+ sau lọc vượt tiêu chuẩn nước sinh hoạt (1329 BYT/QĐ) 1,2 lần; Hàm lượng Fe trong nước giếng khoan sau lọc vượt TCCP (1329 BYT/QĐ) từ 1,2-1,6 lần; các thông số khác đều đạt yêu cầu.

2.4.2 Hiện trạng môi trường không khí

Bảng 17 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí làng nghề Đồng Kỵ

Cuối hướng gió 0,27 0,01 0,018 1,292 0,0346 15,765 0,051 Đầu hướng gió 0,25 0,008 0,03 1,15 0,0311 13,529 0,029

Hộ chà gỗ 1 0,43 0,02 0,028 1,388 0,0261 10,175 0,0218 Khu nhà trẻ 0,2 0,01 0,038 1,422 0,0223 11,195 0,0295 TCVN 5937/5938-

Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh

Do hoạt động sản xuất nằm ngay trong khu dân cư nên khi đánh giá mức độ ô nhiễm của các chất trong môi trường không khí, chúng tôi so sánh với tiêu chuẩn không khí xung quanh Từ kết quả cho thấy:

+ Tại công đoạn cắt xẻ, pha gỗ nguyên liệu, và công đoạn đánh bóng gia công bề mặt là những công đoạn phát sinh nhiều bụi nhất Nồng độ bụi vượt TCCP từ 1,0-1,67 lần Nhìn chung bụi từ các máy cưa xẻ, pha gỗ có kích thước lớn thường dễ lắng Bụi từ các máy chà, máy đánh giấy ráp có kích thước nhỏ và dễ phân tán nên là nguồn gây ô nhiễm bụi đáng quan tâm nhất không chỉ đối với vị trí sản xuất mà còn đối với môi trường không khí xung quanh của làng nghề.

+ Hơi dung môi hữu cơ phát sinh trong quá trình sản xuất, đặc biệt là ở các khâu đánh thuốc (sơn hoặc đánh vec ni) hoàn thiện sản phẩm cũng ảnh hưởng rất lớn tới môi trường không khí Nồng độ Axeton cao hơn môi trường nền từ 0,214-0,248 mg/m 3 ;

Bảng 18 Kết quả phân tích chất lượng đất làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ

Kết quả phân tích pHKCl

Khu vực cống chung 7,1 1,22 0,005 0,88 0,12 Đất gần Đình làng 7,3 3,13 0,1878 0,0262 1,08 Đất gần đường làng 7,2 3,21 0,198 0,0362 1,56

Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh

Nhận xét: Đất tại vị trí có thải bỏ chất thải từ hoạt động sản xuất (như bờ mương, cống thải chung) đều có các giá trị tổng C, tổng N, tổng P, độ mùn thấp hơn khu vực không chịu tác động của hoạt động sản xuất (đình làng, đường làng) Điều đó cho thấy hoạt động sản xuất có tác động đến chất lượng đất tại Đồng Kỵ.

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất chủ yếu là các mùn gỗ, đầu mẩu… đa số lượng chất thải này được tận dụng lại làm nhiên liệu đun nấu hoặc các chi tiết nhỏ hơn, vì vậy ảnh hưởng trực tiếp từ chất thải rắn sản xuất tới môi trường đất không đáng kể Tuy nhiên do sự phát triển sản xuất nên nhu cầu sử dụng đất tăng nhanh và ngày càng có xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất phục vụ sản xuất Tổng lượng chất thải rắn tại xã Đồng Quang hiện nay khoảng 19 tấn/ngày, trong đó lượng chất thải rắn công nghiệp là 8,5 tấn/ngày tương đương 48%.

Đánh giá tác động của ONMT đến phát triển kinh tế làng Đồng Kỵ-Băc Ninh

2.5.1 Tác động đến đời sống và sức khoẻ của người dân

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư sống trong làng nghề và khu vực xung quanh Do đặc trưng sản xuất làng nghề nên khối lượng nước thải lớn Cống rãnh chứa nước thải là những ổ dịch bệnh tiềm tàng, là môi trường tốt cho côn trùng truyền bệnh ra người và gia súc như sau:

Bảng 19 Tỷ lệ mắc các bệnh của người dân đến khám tại làng nghề Đồng Kỵ

Loại bệnh Đối tượng mắc bệnh Tỷ lệ (%)

Bệnh về đường hô hấp Trẻ em, người già 45 – 79,5

Bệnh về đường tiêu hoá Các lứa tuổi 8 – 18,5

Bệnh viêm da Các lứa tuổi 4,5 – 15,6

Bệnh đau mắt Các lứa tuổi 9- 15

Bệnh còng lưng, trĩ, vôi hoá cột sống, thần kinh toạ, tai nạn nghề nghiệp Người già, trung tuổi 7 – 12,3

Bệnh phụ khoa Nữ giới 13 – 25

Sảy thai, thai lưu Nữ giới 14,8

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khoa học kinh tế cộng đồng 2006

Nước thải còn gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt, tạo điều kiện phát sinh một số bệnh về đường tiêu hoá, bệnh phụ khoa, bệnh đau mắt…trong đó bệnh phụ khoa chiếm chủ yếu (13-38%), bệnh về đường tiêu hoá (8-30%), bệnh viêm da (4,5-23%), bệnh đường hô hấp (6-18%), bệnh đau mắt (9-15%)

Theo thống kê, cứ 100 người đến khám (cả trẻ em và người lớn) thì số người bị các bệnh về đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất, tập trung chủ yếu vào viêm họng, viêm xoang Số người bị bệnh về đường tiêu hoá chiếm tỷ lệ vừa (nguyên nhân chính cũng không hẳn do nguồn nước mà là do cách ăn uống sinh hoạt thất thường của người dân).

Số người bị còng lưng, trĩ, thần kinh toạ chiếm tỷ lệ thấp, đa số do làm việc quá sức, lại trong môi trường làm việc bị ô nhiễm Các làng nghề thủ công mỹ nghệ người lao động thường hay mắc các bệnh như bệnh ngoài da, bệnh về phổi, viêm xoang và đặc biệt là các bệnh nghề nghiệp như còng lưng, trĩ, vôi hoá cột sống, thần kinh tọa và tai nạn trong khi lao động.

Chính vì tỷ lệ mắc bệnh trong các làng nghề thường xảy ra thường xuyên, nhiều người chữa nhiều lần bệnh trở thành mãn tính, Do vậy, nhiều công ty, doanh nghiệp cũng bức xúc và muốn tìm cách khắc phục tình trạng trên, Qua phỏng vẫn thấy trình độ hiểu biết của các chủ doanh nghiệp, người dân địa phương và đặc biệt là công nhân tại các nơi khác đến làm đều chưa hiểu được tính nguy hiểm của các bệnh, công nghệ xử lý rác thải như thế nào đầu tư ra sao,…chỉ một vài doanh nghiệp thắc mắc sao không có cơ quan nào chuyên về môi trường đến tư vấn và hướng dẫn cho họ cách giảm ô nhiễm nguồn nước, trong không khí và bụi…

2.5.2 Tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp

Hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề ở Bắc Ninh hiện nay vẫn bao gồm 2 ngành sản xuất chính đó là nghề truyền thống và sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của người dân Tình trạng ONMT trong các làng nghề những năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực này Do ảnh hưởng của các chất thải từ các xưởng sản xuất đã huỷ hoại hàng chục hécta trồng lúa và trồng màu; nguồn nước thải bị ô nhiễm nặng nề đã trực tiếp làm tê liệt hệ thống kênh mương tưới tiêu cho đồng ruộng, làm bạc màu đất và xâm phạm nghiêm trọng đến tính đa dạng sinh học Tại nhiều làng nghề cây trồng phát triển chậm và cho năng suất thấp sinh vật sống trong các ao hồ, kênh mương bị cạn kiệt dần do ảnh hưởng của các loại hoá chất phát thải ra trong quá trình sản xuất

Bảng 20: năng suất lúa làng Đồng Kỵ theo khu đất qua các năm

Năng suất 2004 ( Tạ/ Sào ) 2005( Tạ/ Sào ) 2006( Tạ/ Sào )

Cách xa nguồn nước thải(trên

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Từ Sơn

Theo điều tra, những diện tích trồng lúa gần khu vực có nguồn nước thải thì năng suất lúa giảm hẳn so với khu vực trồng lúa cách đó khoảng 200 – 500 m. Năng suất lúa giảm từ 30-50 % năng suất đạt tiêu chuẩn của giống lúa, thậm trí có nơi sát gần với nguồn nước thải, năng suất giảm tới 90%, biểu hiện nép hoàn toàn trên 1 nhánh lúa hoặc nép trên 90%/ 1 nhánh lúa.

Như vậy tình trạng ONMT trong làng nghề ở Bắc Ninh đang ngày một gia tăng.Điều này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đến đất đai và nguồn nước sinh hoạt, đồng thời còn ảnh hưởng đến chính các cơ sở sản xuất trong làng nghề

Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với giải quyết ô nhiễm môi trường tại làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh

2.6.1 Các văn bản pháp lý hay tổ chức các hoạt động chống ONMT

Thực hiện Luật BVMT và Quy chế BVMT, những năm qua với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, Uỷ ban nhân nhân tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo các cấp, các ngành và các địa phương trong toàn tỉnh thực hiện việc BVMT như ban hành các văn bản pháp lý hay tổ chức các hoạt động chống ONMT, cụ thể:

 Về công tác quy hoạch

Nhằm tạo điều kiện về diện tích mặt bằng cho các cơ sở sản xuất, tách các khu sản xuất ra khỏi khu dân cư, giảm thiểu tình trạng ONMT trong các làng nghề,trong những năm qua UBND tỉnh Bắc Ninh đã quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề Đồng Kỵ (diện tích 10ha) Việc ra đời các cụm công nghiệp đã đáp ứng kịp thời nguyện vọng của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề về mặt bằng, về địa điểm sản xuất, về môi trường sống Đã có rất nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất đăng ký thuê đất và xây dựng nhà xưởng tại đây, hiện tại tất cả các cụm công nghiệp làng nghề đã được lấp đầy trong khi đó nhu cầu của các đơn vị sản xuất khác vẫn còn rất lớn Chính sách di dời các cơ sở sản xuất ra các khu quy hoạch bước đầu đã đạt được kết quả khả quan, hầu hết các cơ sở lớn gây ONMT nghiêm trọng đã chuyển ra khu quy hoạch, môi trường làng nghề được cải thiện một phần Theo báo cáo hiện trạng môi trường của Sở Tài nguyên môi trường Bắc Ninh cho thấy tình trạng ô nhiễm môi ở các làng nghề sau khi có các cụm công nghiệp tuy có giảm đi nhưng vẫn còn ô nhiễm nặng nề do vẫn còn quá nhiều cơ sở sản xuất chưa di chuyển đi được Có hai nguyên nhân khách quan: một là do diện tích các cụm công nghiệp được quy hoạch còn quá nhỏ so với nhu cầu (chỉ đáp ứng được từ 30-40% nhu cầu); hai là các cơ sở sản xuất không đủ điều kiện về vốn để thuê và xây dựng xưởng sản xuất trong khu quy hoạch Ngoài ra còn có nguyên nhân chủ quan: do thiếu sự quản lý chặt chẽ của các cấp có thẩm quyền trong việc cấp phép đầu tư xây dựng đã dẫn đến tình trạng có nhiều doanh nghiệp lớn, với lợi thế về vốn đã thuê được nhiều đất nhằm mục đích đầu cơ sau cho thuê lại, hoặc là xây nhà ở, hoặc làm cửa hàng giới thiệu sản xuất Đây là dấu hiệu bất bình đẳng trong công tác cấp phép đầu tư và hoàn toàn sai mục đích của công tác quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề Cụm công nghiệp Đồng Kỵ, hiện nay trong tổng số 10ha được quy hoạch thì diện tích nhà xưởng sản xuất chỉ khoảng 4-5ha chiếm 40-50% diện tích cả cụm, diện tích còn lại là nhà ở, cửa hàng giới thiệu sản phẩm và phục vụ kinh doanh khác Cụm công nghiệp Đồng Kỵ giờ đây hầu như đã trở thành khu đô thị mới xen kẽ với sản xuất và do đó mục tiêu của quy hoạch cụm là không đạt kết quả.

 Về chi ngân sách cho các hoạt động BVMT

Chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học và BVMT tăng dần về số tuyệt đối qua các năm, nhưng tỷ trọng so với tổng chi ngân sách trên địa bàn lại giảm:Năm 2001 là 4.805 triệu đồng chiếm 0,84% so với tổng chi ngân sách, năm 2005 tăng lên 1.473 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 0,55% so với tổng chi ngân sách, tức là giảm

0,29% so với năm 2000 Sự giảm về số tuyệt đối này là do các năm gần đây, số chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học giảm, còn số chi cho hoạt động BVMT tăng lên. Năm 2004 tổng chi ngân sách cho riêng hoạt động BVMT (không tính chi thường xuyên và các sự nghiệp khác) là 566 triệu đồng, tăng lên 970 triệu đồng vào năm

2005 và dự toán năm 2006 là 1.056 tỷ đồng Theo chương trình hành động số 80 của Tỉnh uỷ Bắc Ninh con số này sẽ tiếp tục được nâng cao để đảm bảo chi cho hoạt động sự nghiệp BVMT không dưới 1% tổng chi ngân sách của tỉnh trong các năm tới.

Hình 3: Chi ngân sách nhà nước cho BVMT

Nguồn:Báo cáo chi ngân sách hàng năm- Sở Tài chính Bắc Ninh

Về công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT

Thực hiện chương trình phối hợp hành động, Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Ninh đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể triển khai các khoá tập huấn với thời gian từ 1-3 ngày, tổng số cán bộ được đào tạo là 612 người cụ thể như sau:

 Công tác quản lý nhà nước về môi trường các làng nghề

- Hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tiến hành thường xuyên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của các dự án đầu tư trên địa bàn các khu, cụm công nghiệp làng nghề Từ năm 1997 đến nay, Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Ninh đã thẩm định 175 dự án đầu tư, riêng năm 2005 thẩm định được 73 dự án Trong quá trình thẩm định, một số dự án sau khi thẩm định đã phải thay đổi địa điểm, đình chỉ sản xuất hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh để phù hợp với phân khu chức năng của quy hoạch tổng thể các khu, cụm công nghiệp làng nghề. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp sau khi đã được phê duyệt dự án đầu tư chưa nghiêm túc thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường hàng năm, thậm chí có cơ sở không đầu tư xây dựng các hạng mục công trình xử lý chất thải theo cam kết.

- Phối hợp với các ngành Y tế, công nghiệp, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ sở sản xuất thực hiện lộ trình xử lý triệt để các cơ sở gây ONMT nghiêm trọng theo Quyết định số 64/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

- Năm 2005, Sở Tài nguyên và môi trường đã xây dựng Chương trình quan trắc nước mặt và nước thải với 39 vị trí, quan trắc 54 vị trí về chất lượng môi trường không khí Các kết quả quan trắc và phân tích môi trường được cập nhật theo từng quý phục vụ cho việc đánh giá diễn biến chất lượng môi trường các khu vực và xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm theo đúng tiến độ và chất lượng chuyên môn cao.

- Thành lập Trạm quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh Bắc Ninh và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2006 trên cơ sở hệ thống thiết bị kỹ thuật và nguồn lực của phòng Quản lý môi trường đã được dự án môi trường Việt Nam-Canada đào tạo từ năm 2001-2006 Hiện nay, Trạm quan trắc và phân tích môi trường đã có thể tiến hành lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu về nước thải như: Các chỉ tiêu về chất hữu cơ, kim loại nặng và lấy mẫu, phân tích một số chỉ tiêu về khí thải cơ bản.

- Đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động Phòng phân tích môi trường đạt tiêu chuẩn quốc gia Toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật trang bị cho Phòng Phân tích được dự án môi trường Việt Nam-Canada tài trợ.

2.6.2 Những tồn tại trong công tác QLNN với vấn đề ONMT làng nghề

 Thứ nhất: Nhân lực mỏng, trình độ quản lý, chuyên môn của cán bộ quản lý hạn chế

Tính đến đầu năm 2005, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý về môi trường ở Bắc Ninh đã được hoàn thiện từ cấp tỉnh đến cấp xã Tuy nhiên trong hệ thống tổ chức bộ máy này còn có nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng.

Tại cấp tỉnh: Phòng Môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) hiện có

6 cán bộ và 9 cán bộ thuộc Trung tâm quan trắc môi trường (thành lập đầu năm

2006) Trong đó, trình độ đại học là 100% và trình độ chuyên ngành môi trường là 73,35 (với 11 người).

Tại cấp huyện: Phòng Tài nguyên và Môi trường của các huyện trung bình có từ 6-8 cán bộ, trình độ Đại học chiếm từ 75%-100% chủ yếu là các chuyên ngành đất đai, thuỷ lợi, và kinh tế nông nghiệp, không hề có cán bộ có chuyên môn về môi trường, thậm chí có những huyện, có cán bộ được đào tạo chính quy về môi trường thì lại được phân công ở các phòng khác Điển hình là huyện Từ Sơn (một huyện có nhiều làng nghề nhất tỉnh và tình trạng ONMT ở các làng nghề cũng rất nghiêm trọng), Phòng Tài nguyên và Môi trường có 2 cán bộ được phân công quản lý về môi trường nhưng không hề có chuyên môn về môi trường, trong khi cán bộ được đào tạo chính quy ngành môi trường lại đang làm ở phòng Kinh tế Phòng Tài nguyên và Môi trường Yên Phong có 6 cán bộ cũng không có ai được đào tạo chính quy về môi trường. Đối với cấp xã, chỉ có một cán bộ duy nhất kiêm các nhiệm vụ: địa chính, giao thông và môi trường và cũng không có kiến thức về môi trường.

Tại Ban quản lý các khu công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề chưa có bộ phận quản lý về môi trường Đối với năng lực quản lý của các phòng, ban có liên quan cũng được thừa nhận là vừa yếu, vừa thiếu nên tất yếu sẽ làm cho vấn đề BVMT ít được quan tâm và đề cập trong các chính sách quản lý Bên cạnh đó, ý thức của cán bộ quản lý môi trường từ cấp tỉnh tới cấp xã còn mang nặng tính địa phương, cục bộ, quan niệm còn thiếu tính khoa học, chưa quan niệm đúng về BVMT tại các làng nghề, thường cho rằng việc người dân phát triển làng nghề điều quan trọng là mục tiêu phát triển kinh tế còn vấn đề ONMT bị xem nhẹ, còn lấy tình làng nghĩa xóm để giải quyết các vấn đề về môi trường.

Như vậy, nhân lực để quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã hiện nay còn thiếu và thiếu người có chuyên môn về môi trường Những cán bộ quản lý này cũng không được tập huấn nghiệp vụ thường xuyên dẫn đến trình độ quản lý về môi trường không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

 Thứ hai: Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, sự phối hợp và trao đổi thông tin không kịp thời

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ĐỒNG KỴ&GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Định hướng phát triển làng nghề Đồng Kỵ

3.1.1 Quan điểm phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Từ Sơn

Cùng với quá trình vận động của nền kinh tế, trong những năm tới, các làng nghề ở Bắc Ninh có những thay đổi cả về quy mô và tính chất Những làng nghề có đủ khả năng thích nghi với cơ chế thị trường sẽ tiếp tục phát triển, bên cạnh đó cũng có những làng nghề sẽ bị mai một, thậm chí có nguy cơ mất nghề Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 (năm 2005) nhấn mạnh: “phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KTXH của tỉnh” hay trong Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm giai đoạn 2006-2010 cũng đã đưa ra phương hướng: “ trong những năm tới cần đẩy mạnh phát triển các làng nghề mà sản phẩm đang có sức cạnh tranh trên thị trường nhất là những làng nghề sản xuất sắt thép, đồ gỗ mỹ nghệ, giấy; tiếp tục hỗ trợ những làng nghề có sức phát triển kém, có những biện pháp nhằm khôi phục những làng nghề đã mai một” Thực trạng phát triển các làng nghề ở Bắc Ninh trong những năm qua cho thấy đã có những bước phát triển vượt bậc góp phần không nhỏ vào sự phát triển KTXH của cả tỉnh nói chung và của địa phương có làng nghề nói riêng Trên cơ sở những luận chứng đó, phát triển các làng nghề ở Bắc Ninh trong những năm tới cần quán triệt các quan điểm sau đây:

* Phát triển làng nghề là một mắt xích quan trọng trong phát triển KTXH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đây là quan điểm nhấn mạnh vai trò của phát triển làng nghề trong phát triển KTXH của tỉnh nói chung và của khu vực nông thôn nói riêng, nó là bộ phận cấu thành và là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng CNH, HĐH Phát triển làng nghề không những không thể tách rời mà còn có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với phát triển các yếu tố KTXH khác Chúng bổ trợ cho nhau, tương tác với nhau để tạo nên sự phát triển chung, thống nhất và bền vững Quan điểm này cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải lồng ghép yếu tố phát triển làng nghề trong hệ thống các chính sách phát triển KTXH chung của tỉnh, của địa phương có làng nghề.

* Phát triển làng nghề trên cơ sở phát huy các thế mạnh truyền thống và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn

Những năm qua, yếu tố truyền thống đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của các làng nghề, nó tạo nên bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo cho các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh Với những sản phẩm tinh xảo, có giá trị và tính nghệ thuật cao cùng với đội ngũ những người thợ tài hoa đã góp phần tạo nên danh tiếng cho các làng nghề Những yếu tố truyền thống này, đã và đang làm cho làng nghề có đủ sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường Bên cạnh đó, phát triển làng nghề còn là điều kiện để tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp ở nông thôn Quan điểm này chỉ ra rằng cần phải chú trọng phát huy và khai thác triệt để những thế mạnh từ tính lịch sử lâu đời của làng nghề để thúc đẩy làng nghề phát triển, từ đó giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn.

* Mở rộng tính chất hàng hoá của các sản phẩm làng nghề, kết hợp phát triển làng nghề với phát triển du lịch

Sản phẩm của các làng nghề Bắc Ninh phong phú và đa dạng, hầu hết các sản phẩm đều rất tinh xảo, có giá trị và tính nghệ thuật cao, hơn nữa lại là những sản phẩm được thị trường ưa chuộng ngày càng có nhu cầu cao Đây là những lợi thế để làng nghề ở Bắc Ninh phát triển Để phát huy những lợi thế này, cần phải mở rộng tính chất hàng hoá của sản phẩm, đầu tư dây truyền thiết bị để đa dạng hoá sản phẩm hơn nữa, từng bước phát huy và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Các làng nghề ở Bắc Ninh ngoài danh tiếng về sản phẩm độc đáo do đôi bàn tay tài hoa của những người thợ tạo nên còn được biết đến như những miền quê của lịch sử và văn hoá truyền thống Khách thập phương đến các làng nghề ngoài mục đích mua sản phẩm của làng còn có mục đích là đi dã ngoại, vãn cảnh và thăm thú những miền quê đậm chất nông thôn Việt Nam Cho nên, ngoài khai thác thế mạnh của sản phẩm cần chú ý và tận dụng một nguồn tài nguyên quan trọng nữa của làng nghề đó là du lịch văn hoá.

Phát triển làng nghề phải đi đôi với bảo tồn những giá trị truyền thống, những giá trị mà thiên nhiên ưu đãi để khai thác tổng hợp mọi lợi thế thúc đẩy các làng nghề ngày càng phát triển hơn.

* Tổ chức sản xuất làng nghề để có điều kiện đổi mới công nghệ gắn với BVMT

Việc đổi mới công nghệ, từng bước hiện đại hoá, cơ khí hoá dây truyền sản xuất có vai trò quan trọng, nó không chỉ làm tăng năng suất lao động, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn có vai trò làm tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu, giảm thiểu phát thải góp phần làm giảm tình trạng ONMT như hiện nay Như vậy, quán triệt quan điểm này cần tổ chức sản xuất làng nghề để có điều kiện đổi mới công nghệ toàn diện, gắn việc đổi mới với BVMT thúc đẩy phát triển bền vững làng nghề

* Phát triển làng nghề trên cơ sở đa dạng hoá sinh học và BVMT

Trong những năm qua, tình trạng ONMT ở các làng nghề không những không giảm đi mà ngày một gia tăng Môi trường nước, đất và không khí bị ô nhiễm nặng nề, sự đa dạng hoá sinh học bị xâm phạm nghiêm trọng Nếu như trước đây, tỷ lệ ao hồ và cây xanh chiếm khoảng 35-40% diện tích của làng nghề thì ngày nay tỷ lệ này chỉ còn khoảng 5% Tình trạng này làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân, tỷ lệ bệnh tật do ONMT gây lên ngày càng cao Với xu thế này, chắc chắn trong tương lai, các thế hệ sau sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề mà không có cái giá nào của sự phát triển ngày trước có thể gánh chịu được Do đó, phát triển làng nghề cần kết hợp với việc giảm thiểu ONMT, từng bước khắc phục các sự cố do ONMT gây lên Việc áp dụng các biện pháp “sản xuất sạch hơn” và công nghệ sản xuất theo hướng “thân thiện với môi trường” là cần thiết và cấp bách, có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững của các làng nghề.

3.1.2 Định hướng phát triển làng nghề ở huyện Từ Sơn

Từ những quan điểm trên, phát triển làng nghề ở Bắc Ninh trong những năm tới cần tập trung vào các hướng sau:

Một là : Củng cố các làng nghề hiện có, tập trung đầu tư phát triển và mở rộng các làng nghề có điều kiện phát triển tốt, bảo tồn và khôi phục các làng nghề cũ, các làng nghề có nguy cơ mai một Tiếp tục quy hoạch và xây dựng các cụm CN làng nghề theo ngành hàng và theo khu vực làng nghề.

Với 62 làng nghề hiện có, trong đó 74% là những làng nghề phát triển tốt và khá như các làng nghề Đa Hội, Đồng Kỵ, Phù Khê, Phong Khê, Đại Bái còn lại 16% là những làng nghề phát triển cầm chừng, có nguy cơ mai một và mất nghề như các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, ươm tơ dệt lụa, tranh dân gian Đứng trước tình trạng này cần có những chính sách nhằm phát triển các làng nghề hiện có, tập trung đầu tư về vốn và khoa học kỹ thuật để thúc đẩy các làng nghề đang hoạt động tốt như các làng nghề sắt thép Đa Hội, các làng nghề thủ công mỹ nghệ Đồng Kỵ, làng nghề sản xuất và tái chế giấy Phong Khê, đúc đồng Đại Bái. Việc tập trung đầu tư nhằm hỗ trợ các làng nghề này phát triển có vai trò quan trọng, nó tạo nên những làng nghề mũi nhọn, những cụm làng nghề phát triển mạnh mẽ Từ sức lan toả của các làng nghề nó góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khu vực nông thôn. Đối với các làng nghề kém phát triển hoặc hoạt động cầm chừng, cần chọn lọc những làng nghề mà sản phẩm vẫn được người tiêu dùng chấp nhận và có cơ hội tồn tại, nhất là với những làng nghề mang giá trị văn hoá dân tộc cao để có những chính sách ưu tiên hỗ trợ về về thị trường, vốn, về công nghệ sản xuất nhằm bảo tồn và phát huy có hiệu quả các làng nghề này Bên cạnh việc phát triển, bảo tồn và khôi phục các làng nghề hiện có cần xây dựng và hình thành các làng nghề mới sản xuất những sản phẩm đang có nhu cầu cao và được thị trường ưa chuộng như vật liệu xây dựng, đồ thủ công mỹ nghệ

Hình thành các cụm CN làng nghề theo ngành hàng và theo khu vực làng nghề có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy ngành nghề phát triển, việc quy hoạch tập trung sẽ là điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất hỗ trợ nhau trong quá trình thu gom nguyên liệu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mặt khác là điều kiện để nhận sự hỗ trợ mọi mặt của các đối tác liên quan nhất là việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường và đặc biệt là thu hút vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước.

Hai là : Đầu tư về vốn và trang thiết bị kỹ thuật cho các làng nghề theo hướng kết hợp khoa học kỹ thuật hiện đại với công nghệ kỹ thuật truyền thống, tạo ra những sản phẩm tinh xảo giữ được bản sắc và hiệu quả sản xuất cho các làng nghề Hiện tại, công nghệ sản xuất của các làng nghề vẫn là công nghệ truyền thống, tỷ lệ cơ khí hoá và tự động hoá trong sản xuất không cao, người thợ vẫn phải sử dụng đôi bàn tay là chính Nhiều làng nghề thiết bị sản xuất chủ yếu là tự tạo, dây truyền sản xuất lạc hậu và đã qua thanh lý của các cơ sở công nghiệp, điều này đã làm cho năng suất thấp, hiệu suất sử dụng nguyên nhiên liệu không cao, gây ONMT và không an toàn cho người lao động Do đó việc đầu tư về vốn và công nghệ cho các làng nghề là cần thiết Để thực hiện được điều này cần phải huy động vốn từ các nguồn như nguồn vốn tự có của các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề, vốn đầu tư từ ngân sách của địa phương, vốn vay của các tổ chức tín dụng, đồng thời phải khai thác triệt để các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài nhằm tranh thủ kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại để phát triển làng nghề tốt hơn.

Ba là : Phát triển làng nghề chú trọng giảm thiểu ONMT và đa dạng hoá sinh học để thực hiện phát triển bền vững. Để thực hiện phát triển bền vững phải đảm bảo đồng thời phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường Với tình trạng ONMT đang ngày một gia tăng tại các làng nghề hiện nay thì vấn đề BVMT môi trường và đa dạng hoá sinh học lại có vai trò quyết định trong việc thực hiện phát triển bền vững Các chính sách phát triển làng nghề phải hướng tới việc đảm bảo cho môi trường trong sạch, giảm thiểu tình trạng phát thải vào môi trường nước, môi trường không khí và môi trường đất, đồng thời đảm bảo tính đa dạng hoá sinh học như ao hồ mặt nước, cây xanh, cảnh quan cho làng nghề.

Các giải pháp phát triển làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh và giải quyết vấn đề ONMT

3.2.1 Nhóm giải pháp phát triển làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh

3.2.1.1 Giải pháp về mặt bằng sản xuất

Quy hoạch các cụm công nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất của các hộ trong làng nghề, tạo điều kiện cho các hộ có được mặt bằng sản xuất rộng dãi để có thể sản xuất đựợc nhiều mặt hàng và nhằm giảm bớt tình trạng lấn chiếm đất đai công cộng như đường giao thông, và đường làng tình trạng này rất phổ biến tại làng nghề và là vấn đề khó giải quyết tại làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh hiện nay vì ý thức của người dân và do sự yếu kém của địa phương nơi đây Cần xây dựng các KCN & CCN và đưa vào hoạt động đúng như mục đích của quy hoạch, tránh tình trạng như đã nói ở trên là : Các hộ, các doanh nghiệp đăng ký thuê đất tại đây đã không di dời cơ sở sản xuất đến Cụm mà thay vào đó là xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm hay xây nhà ở, một số hộ còn cho thuê lại với mục đích kinh doanh Kết quả là vấn đề mặt bằng không những không được giải quyết mà còn nảy sinh các vấn đề phức tạp như ô nhiễm môi trường, tranh chấp đất đai… công tác quy hoạch còn phải tính đến khả năng giải quyết ô nhiễm môi trường của Cụm, hạ tầng kỹ thuật đầu tư chưa thoả đáng Khi quy hoạch tỉnh cần có quy hoạch khu dân cư để có phương án đền bù hỗ trợ tái định cư cho các hội gia đình, cá nhân bị thu hồi đất Điều này không chỉ giúp việc đền bù được thỏa đáng mà còn tạo điều kiện để cho người bị thu hồi đất có điều kiện phát triển kinh tế, giải quyết tốt vấn đề này sẽ làm công tác đền bù giải phóng mặt bằng được nhanh chóng và thuận lợi

3.2.1.2 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yêu cầu thiết yếu đặt ra đối với các làng nghề trong tỉnh.

Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung, kéo theo đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân có tay nghề cao và thợ làng nghề rất lớn Vì vậy, phải đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cả về quy mô, chất lượng để có một lực lượng lao động có trình độ trong các làng nghề.

 Thu hút lao động trong làng nghề.

Số lượng và quy mô nghề và làng nghề ngày càng mở rộng nhanh chóng đã thu hút được rất nhiều lao động tham gia vào khu vực làng nghề Ngoài việc giải quyết được việc làm cho người lao động có thu nhập ổn định, phát triển nghề và làng nghề còn góp phần vào ổn định chính trị xã hội khu vực nông thôn Xuất phát từ thực tiễn đó, tỉnh cần có cơ chế, chính sách khuyến khích hợp lý cho các DN, CSSX làng nghề tuyển dụng theo đối tượng lao động theo thứ tự ưu tiên:

+ Lao động các làng nghề nằm trong dự án khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.

+ Lao động tại các địa phương và các hộ gia đình, cá nhân đã được cấp quyền sử dụng đất, bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, điểnm công nghiệp.

+ Người lao động bị thu hồi đất gặp khó khăn khi chuyển nghề và tìm kiếm việc làm mới (đặc biệt là với những lao động trên 35 tuổi).

- Để duy trì lực lượng nòng cốt trong làng nghề: các thợ giỏi, thợ cả, nghệ nhân cần có chính sách ưu đãi thỏa đáng:

+ Tổ chức truyền nghề, dạy nghề được thu tiền của học viên trên nguyên tắc thỏa thuận.

+ Được miễn giảm các loại thuế theo quy định.

+ Được mời đến dự các hội nghị về phát triển công nghiệp, hội nghị thi đua khen thưởng hàng năm của tỉnh, huyện xã

 Đào tạo lao động trong làng nghề Đào tạo nguồn nhân lực trong làng nghề là yêu cầu cấp bách hiện nay để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa sản xuất, tiếp thu công nghệ mới Ngoài việc gia tăng về số lượng lao động của các thợ thủ công trong làng nghề Đối với lao động trong các nghề, còn phải nâng cao chất lượng lao động của các thợ thủ công Đối với thợ cả, thợ giỏi bồi dưỡng trở thành nghệ nhân. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và đổi mới xã hội, đẩy mạnh, xã hội hóa công tác dạy nghề, đào tạo nghề, truyền nghề, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động UBND tỉnh, SLĐ-TBXH đã giao cho Trung tâm hỗ trợ đào tạo, dạy nghề cung ứng nguồn nhân lực, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động (đơn vị sự nghiệp thuộc Sở LĐ-TBXH) và dành một phần kinh phí hỗ trợ việc đào tạo dạy nghề, truyền nghề cho nông dân, lao động làng nghề, kinh phí này lấy từ nguồn kinh phí khuyến công và Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.

- Lao động có tay nghề là một ưu thế của việc phát triển sản xuất ở tất cả các lĩnh vực Ở các làng nghề bên cạnh những ưu thế về nguồn lao động trẻ nhưng cũng có một hạn chế đó là phần lớn lao động chưa qua đào tạo cần phải lập mới một hệ thống các trung tâm đào tạo nghề, dạy và truyền nghề phù hợp với nhu cầu về lao động có tay nghề của các vùng công nghiệp làng nghề như: Chạm bạc, đúc đồng, đồ gỗ mỹ nghệ, chế biến NSTP… Tăng cường trang thiết bị dạy nghề cho các trường, gắn đào tạo tại trường với việc thực hành ngay trong làng nghề để nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động Ưu tiên dạy những nghề truyền thống của địa phương và những nghề mới du nhập có hiệu quả kinh tế cao.

- Tạo môi trường thuận lợi để các lao động trẻ đem hết tài năng, trí tuệ sáng tạo trong công việc; khuyến khích làm ra các sản phẩm có mẫu mã kiểu dáng phù hợp với xu thế thời đại Khuyến khích các DN, các cơ sở sản xuất luôn quan tam đến quyền lợi thiết thực của người lao động như đóng BHXH, BHYT và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

3.2.1.3 Về khoa học công nghệ

Bản thân các cơ sở sản xuất trong làng nghề không đủ khả năng tự giải quyết các vấn để về đối với công với công nghệ, thiết kế, cải tiến máy móc thiết bị Mặt khác lại thiếu thông tin về các vấn đêt đó như: Không biết rõ trong nghề hiện đã có những loại máy móc nào, mua ở đâu, chất lượng của máy móc như thế nào Để giúp các cơ sở sản xuất trong làng nghề giảm bớt khó khăn trong lĩnh vực này UBND tỉnh, Sở Công Thương (trước đây là Sở Công nghiệp) cần quan tâm, chỉ đạo hơn nữa Trung tâm Khuyến công tư vấn phát triển công nghiệp tư vấn cho các DN đổi mới máy móc thiết bị.

- Khuyến khích các DN đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và thiết bị, hiện đại hóa công nghệ theo phương châm kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và công nghệ cổ truyền nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm Các làng nghề phải áp dụng CKH- ĐKH vào trong sản xuất.

Các cơ quan Nhà nước quản lý về khoa học kỹ thuật cần tìm hiểu, thu thập các thông tin về kỹ thuật, công nghệ thiết bị và cung cấp cho các cơ sở sản xuất để các cơ sở sản xuất, DN làng nghề có hướng tự đổi mới, nâng cao trình độ về khoa học kỹ thuật

- Các dự án làng nghề có ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật được sủ dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và kinh phí khuyến công của tỉnh, huyện và các nguồn vốn khác Các đề tài khoa học phục vụ cho chương trình phát triển nghề và làng nghề được tỉnh ưu tiên xem xét và tạo điều kiện cấp kinh phí để thực hiện đề tài.

- Cấp giấy chứng nhận ưu tiên đầu tư cho các DN làng nghề theo quy định của pháp luật, miễn giảm thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, dây truyền công nghệ hiện đại ứng dụng trong làng nghề.

- Đối với các dự án sử dụng thiết bị công nghệ tiên tiến được hưởng chính sách ưu đãi của tỉnh về kinh phí hỗ trợ vốn sự nghiệp khoa học công nghệ Có các chính sách miễn giảm thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân với các dự án sản xuất có sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại gây ô nhiễm môi trường để DN có kinh phí để xử lý tình trạng ô nhiễm do DN mình thải ra.

- Đối với cán bộ khoa học kỹ thuật: Các chi phí cho việc học tập nâng cao tình độ, tham quan khảo sát máy móc thiết bị làng nghề ở các khu vực tỉnh khác và nước ngoài được hỗ trợ 50-100% chi phí.

Đề suất một số kiến nghị

+ Đề nghị Nhà nước có chính sách, cơ chế hợp lý để phát triển làng nghề như cho vay vốn ưu đãi, tận dụng tối đa các nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế cho việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống

+ Tổ chức và tham gia có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo, giới thiệu hàng hóa, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, tham gia các đoàn khảo sát thị trường nhằm giới thiệu và khuếch trương các sản phẩm và hoạt động của mình.

+Đưa công nghệ thông tin, các phưong tiện thông tin đại chúng và những thành tựu khoa học công nghệ mới vào phát triển làng nghề Nghiên cứu nắm bắt thị trường bao gồm thông tin về đặc điểm thị trường, hàng hóa, chất lượng và giá cả,phương thức mua bán, thị hiếu người tiêu dùng, các chính sách và quy định liên quan cho người dân làng nghề

+ Nhà nước cần bố trí ngân sách nhất định để đầu tư kết cấu hạ tầng cho các làng nghề.

+ Giúp đỡ các làng nghề ổn định thị trường, cung cấp thông tin thị trường, xây dựng thương hiệu, quảng bá giới thiệu sản phẩm làng nghề.

+ Hỗ trợ các làng nghề trong việc đổi mới công nghệ, kỹ thuật và đa dạng hóa sản phẩm.

+ Chính sách đối với các nghệ nhân:

- Tỉnh cần có những quy định cụ thể về phong tặng nghệ nhân và các giải thưởng cho các nghệ nhân, thợ giỏi.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân, thợ giỏi phát huy tối đa năng lực và truyền bá kinh nghiệm để duy trì và phát triển làng nghề truyền thống.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân tiếp thu những kiến thức mới tiên tiến để phát triển làng nghề truyền thống phù hợp với xu thế hội nhập.

- Chính sách đối với lao động thủ công

- Hỗ trợ đào tạo thợ thủ công trong các ngành nghề truyền thống phù hợp với đặc điểm của tỉnh từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm.

- Thực hiện các chính sách xã hội đối với lao động thủ công.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý nội bộ đối với phát triển làng nghề nông thôn

- Nhà nước chịu tránh nhiệm về quy hoạch , chỉ đạo thực hiện quy hoạch, ban hành, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các quy định, hướng dẫn có tính pháp quy về xây dựng phát triển nghề và làng nghề.

 Qua phân tích thực trạng ONMT và công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề BVMT trong các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua Đồng thời trên cơ sở đánh giá những thách thức mà phía nhà nước phải đối mặt trong quản lý ONMT tại các làng nghề Nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra luận văn đề xuất một số giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước đối với vấn đề ONMT thúc đẩy phát triển bền vững các làng nghề trong những năm tới như sau:

 Tổ chức thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất tại các cụm công nghiệp, làng nghề và tiến hành phân loại các cơ sở sản xuất theo 3 mức độ :

+Loại cơ sở gây ONMT sẽ bị xử phạt cảnh cáo.

+Loại cơ sở gây ONMT nghiêm trọng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

+Loại cơ sở gây ONMT đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị đình chỉ sản xuất

 Thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

+Tất cả các cơ sở sản xuất trên địa bàn các xã có làng nghề phải tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện việc đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam

 Các cơ sở sử dụng đất trái phép, đất cho thuê không đúng thẩm quyền sẽ phải đình chỉ sản xuất và thu hồi đất

 tuyên truyền rộng rãi và phát động các chiến dịch làm vệ sinh môi trường.

Sản xuất sạch hơn (SXSH) đối với một quá trình sản xuất bao gồm :

-Lựa chọn, sàng lọc các loại nguyên liệu ít gây ô nhiễm môi trường, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm khối lượng cũng như tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải

-Tái sử dụng tuần hoàn nước thải, thu hồi bột dư thừa.

-Lắp đặt hệ thống tụ bù nhằm giảm thát thoát điện năng.

-Lắp đặt hệ thống bảo ôn nhiệt đối với nồi hơi và đường ống dẫn tránh thất thoát nhiệt năng và tiết kiệm nhiên liệu đốt.

Trên cơ sở phân loại các tác động đến môi trường, trình độ phát triển của từng làng nghề và mức độ cấp thiết của các loại hình ô nhiễm, có thể lựa chọn các giải pháp xử lý cuối đường ống phù hợp như sau :

 Hệ thống xử lý khí bụi và hơi dung môi tại làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ.

-Các cơ sở sản xuất có sử dụng hệ thống máy cưa, máy bào, máy đánh bóng phải lắp đặt hệ thống máy hút bụi xong trong tháng 10 năm 2006.

-Các cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có sử dụng các loại sơn làm bóng bề mặt sản phẩm và sơn phủ bề mặt phải hoàn thiện hệ thống thu hồi và xử lý hơi dung môi hữu cơ xong trước tháng 12 năm 2006.

Qua những nghiên cứu ở trên có thể thấy rằng vấn đề ONMT không phải là vấn đề mang tính toàn cầu mà có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tất cả các nước muốn phát triển bền vững Cùng với tầm quan trọng của các làng nghề trong quá trình CNH – HĐH vấn đề ONMT tại các làng nghề đang là mối quan tâm và cần được giải quyết vì ảnh hưởng của môi trường đến phát triển kinh tế làng nghề Tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng cả về mức độ và phạm vi Đặc biệt là các làng nghề truyền thống, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư nhận biết được vai trò quan trọng và tình trạng ONMT tại làng nghề Nhà nước và chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã và đang triể khai và đưa ra các biện pháp, chính sách nhằm giảm thiểu ONMT Vấn đề quan trọng là càn phải nâng cao nhận thức của người dân về môi trường và ý thức bạo vệ môi trường điều này chứng tỏ hơn bao giờ hết trong thời diểm hiện nay vấn đềONMT trong các làng nghề rất đáng quan tâm trong môi trường hội nhập và nếu chúng ta không bắt đầu ngay từ hôm nay thì nguy cơ tụt hậu cảu chúng ta sẽ là không xa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình kinh tế môi trường

2 Luật bảo vệ môi trường năm 1993

3 Luật bảo vệ môi trường năm 2006

4 Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2000

5 Sở tài nghuyên và môi trường tinh Bắc Ninh (2005) Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tinh Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2005

6 UBND tỉnh Bắc Ninh , kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 – 2010

7 Trung tâm công nghệ xử lý môi trường (Bộ Tư lệnh hoá học),2005, Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2006-2020 và Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh giai đoạn 2006-2010

8 Th.s Nguyễn-Sỹ, Làng nghề ở Bắc Ninh, Tạp chí Cộng sản số 14/2001.

1 http://www.nea.gov.vn/thongtinmt/noidung/ hnm_3_08_06.htm

2 http://www.nea.gov.vn/thongtinmt/noidung/ nt_26_07_06.htm

3 http://www.nea.gov.vn/thongtinmt/noidung/ sggp4_27_07_06.htm

4 http://www.nea.gov.vn/thongtinmt/noidung/ ttx_3_08_06.htm

5 http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code40

6 http://www.va21.org/uutien/3congnghiephoa/langnghe- onhiem2.htm

7.http://www.bacninh.bit.vn

8.http://www.nld.com.vn

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 3

1.1 Một số khái niệm cơ bản 3

1.1.1 Khái ni m chung v làng nghệ ề ề 3

1.2 Đặc điểm của làng nghề 8

1.2.1 Làng nghề tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp 8

1.2.2 Tay nghề của người lao động trong làng nghề 8

1.2.3 Nguyên vật liệu của làng nghề thường là tại các địa phương 8

1.2.4 Sản phẩm của làng nghề chủ yếu mang tính đơn chiếc,có tính thẩm mỹ cao mang đậm bản sắc dân tộc,văn hoá 9

Ngày đăng: 12/07/2023, 11:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w