1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp

83 10 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 13,39 MB

Nội dung

Đề tài trình bày cơ sở lý luân chung và thực tiễn tình hình phát triển kinh tế làng nghề chung ở Việt Nam; tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế làng nghề tỉnh Bắc Ninh; phương hướng và giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế làng nghề tỉnh Bắc Ninh.

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA HA NOI

KHOA KINH TẾ

000 z

NGUYÊN HỮU NIÊN

PHAT TRIEN KINH TE LANG NGHE Ứ TỈNH BẮC NINH THUC TRANG VA GIAI PHAP

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa Mã số: 50201

;

LUẬN VĂN THẠC SŸ KHOA HỌC KINH TẾ

Người hướng dân khoa học : TS NGUYEN BiCH

Ha Noi, 2001

Trang 2

MUC LUC

121 MỞ ĐẦU

Chương I : Cơ sở lý luận chung và thực tiên tình hình phát triển

kinh tế làng nghề ở Việt Nam

11 Khái niệm về làng nghề và những điều kiện can thiết cho sự phát

triển kinh tế của làng nghề 1.1.1 Khái niệm làng nghề 1.1.2 Đặc điểm về sản phẩm và hình thức tố chức sản xuất kinh doanh của làng nghề 1.1.3 Những điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế làng nghề 1.1.3.1 Thị trường 1.1.3.2 Lao động 1.1.3.3 V6n va céng nghé 1.1.3.4 Cơ sở hạ tầng

1.1.3.5 Kinh nghiệm truyền thống

1.1.3.6 Hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước

1,2 Vai trò kinh tế của làng nghề trong nền kinh tế quốc dân 1.2.1 Tang giá trị sản lượng hàng hoá

1.2.2 Giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập cho người lao động 1.2.3 Bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống, góp phần giữ gìn bản sắc

văn hoá dân tộc

1.3 Thục tiễn tình hình phát triển kinh tế làng nghề ở Việt Nam 1.3.1 Thời kỳ trước đổi mới (1975 - 1985)

1.3.2 Thời kỳ đổi mới đến nay (1986 -> này) L

Chương 2 : Tiềm nang va thực trạng phát tgjen kinh té lang nghé

tinh Bac Ninh

2.1 Tiêm năng phát triển kinh tế làng nghề tính Bác Ninh

Trang 3

2.2.3.3 Về kỹ thuật công nghệ 2.2.3.4 Về thị trường

3.2.4 Môi trường sinh thái

2.2.5 Hình thức tổ chức sán xuất kinh doanh

2.2.6 Hiệu quả kinh tế - xã hội của phát triển kinh tế làng nghề .2.6.1 Về giá trị tổng sản phẩm .2.6.2.Về giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân ron wv .2.6.3 Về nộp ngân sách Nhà nước 2.3 Đánh giá, nhạn xét chung Chương 3 : Phương hướng và giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế làng nghề tỉnh Bắc Ninh 3.1 Phương hướng

3.1.1 Phát triển kinh tế làng nghề phải gần với thị trường

3.1.2 Phát triển kinh tế làng nghề gắn với da dạng hoá các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh

3.1.3 Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại

3.1.4 Khôi phục làng nghề cũ, củng cố làng nghề hiện có, phát triển làng nghề mới

3.1.5 Phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo đảm môi trường sinh thái

3.2 Những giải pháp chủ yếu

3.2.1 Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề

3.2.3 Chuyển giao công nghệ thích hợp và đổi mới công nghệ cho

làng nghề

3.2.4 Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho làng nghề

Trang 4

LOI MO BAU

1 Tính cấp thiết của đề

Bắc Ninh là tỉnh nông nghiệp nhưng diện tích đất canh tác bình quân

đầu người rất thấp, sản lượng lương thực bình quân đầu người mới đạt 473 kg Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé, hiện mới đạt 1.289,8 tỷ đồng (giá cố định năm 1994); kim ngạch xuất khẩu mới ở

mức khiêm tốn (15,1 triệu USD năm 1999), Trong khi đó, tiểm năng để mở rộng phát triển một ngành công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp hàng hố

quy mơ lớn hầu như không có; hiện số cơ sở, giá trị sản xuất, mức độ thu hút lao động cúa công nghiệp trung ương, công nghiệp dịa phưuơng ở Bắc Ninh còn rất nhỏ

Tình hình này đặt Bắc Ninh trước những bức xúc: cần phải giải quyết việc làm cho số lao động nông nghiệp dôi dư, cần phải tăng thu nhập để nâng cao mức sống cho người dân Vậy phải phát triển kinh tế ! Nhưng phát triển theo hướng nào?

Ở dây chúng tôi thấy Bắc Ninh có thế mạnh là địa phương có hệ

thống làng nghề phát triển lâu đời và hiện đang đóng góp những giá trị to

lớn vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế

Trang 5

chọn vấn đê "Phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh: Thực trạng và giải pháp" lầm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình

2 Lịch sử vấn đề :

Phát triển kinh tế làng nghề ở nông thôn là vấn đề có tính cấp thiết nên đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Đến nay đã có một số công trình khoa học được công bố như sau:

- "Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam", luận văn thạc sỹ của tác giá Vũ Thị Thu, Hà Nội 1998

- "Đề án phát triển tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Hà Bắc đến năm

2000”, Sở Công nghiệp, Hà Bắc 8/1991

- "Một số vấn đề cơ bản về sự phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông

thôn tỉnh Hà Bấc”, luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Ty, Hà Nội

1991

- "Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp

tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá", Sở Công nghiệp

Bác Ninh, tháng 3/1998

Ngoài ra còn có nhiều đề tài, bài báo khác cũng đề cập đến vấn đề làng nghề nói chung và làng nghề Bắc Ninh nói riêng Tuy vậy, các để tài

này chưa để cập một cách có hệ thống, chưa rõ về thực trạng tình hình phát triển kinh tế làng nghề Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới hiện nay; chưa đưa ra hệ thống các giải pháp thiết thực, đồng bộ cho phát triển kinh tế làng nghề

Bac Ninh trong giải đoạn hiện này,

3 Muc dich nghiên cúu của đề tài:

Trang 6

4 Đối tương, pham ví nghiên cứu của đề tài:

- Đối tượng : Xem xét sự phát triển kinh tế làng nghề tỉnh Bắc Ninh dưới góc độ kinh tế chính trị

- Pham vi nghiên cứu của đề tài là làng nghề tỉnh Bắc Ninh trong thời

kỳ đối mới, đạc biệt những năm gần đây

5 Phương pháp nghiện

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, phân tích, khảo sát thực tế, kết hợp với sự kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố

6 Đóng góp của luân văn:

- Phân tích có hệ thống các mặt cơ bản về thực trạng phát triển kinh tế

làng nghề Bắc Ninh trong giai đoạn từ đổi mới đến nay

- Nêu ra xu hướng vận động và đề xuất một số giải pháp cơ bản để

phát triển kinh tế làng nghề trong giai đoạn hiện này

7 Kết cấu của luân văn:

Trang 7

° Chuong I:

CO SO LY LUAN CHUNG VA THUC TIEN

TINH HINH PHAT TRIEN KINH TE LANG NGHE OG VIET NAM 1.1 KHALNIEM VE LANG NGHE VA NHUNG DIEU KIEN CAN THIET

CHO SU PHAT TRIEN KINH TE CUA LANG NGHE:

1.1.1 Khái niệm lang nghé

Hiện nay quan niệm về làng nghề vẫn có nhiều ý kiến khác nhau Chúng tôi xin trích dẫn một vài quan niệm:

- Quan niệm thứ nhất : làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu

- Quan niệm thứ hai : làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, nhưng khơng nhất thiết tồn bộ dân làng đều làm nghề thủ công Người thợ thú công nhiều khi cũng là người làm nghề nông, nhưng do u cầu chun mơn hố họ chuyển sang sản xuất hàng thủ công ngay tại làng

- Quan niệm thứ ba: làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi

quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền

thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu

phường hội và có cùng tổ nghề

- Quan niệm thứ tư: làng nghề là những làng ở nông thôn có các

ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu

nhập so với nghề nông Trong dó phải có từ 35 - 40% số hộ trở lên chuyên làm nghề thủ công nghiệp, thu nhập từ nghề phải chiếm trên 50% tống thu nhập của họ và giá trị của nghề phải chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương

Từ những cách tiếp thị trên chúng tà thấy rằng làng nghề gắn liền với

Trang 8

Làng là nói tới kiểu tổ chức dân cư đạc trưng Nó là nơi quần tụ sinh sông của những người có cùng quan hệ huyết thống, có địa vực không gian sinh sống nhất định, có phong tục tập quán riêng

Phần lớn các làng xưa kia đều là nơi sản xuất nông nghiệp Sau đó do yêu cầu cuộc sống dòi hỏi ngày càng nhiều sản phẩm hơn, một số nghề mới phí nông nghiệp đã xuất hiện, có các hộ vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm

nghề, hoạc có hộ tách khỏi nông nghiệp để chuyên sản xuất nghề đã xuất hiện Dần dần nghề phi nông nghiệp đã chiếm ưu thế Phần lớn các nghề

trong làng nghề thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp Ngày nay, do sự phát triển của kinh tế hàng hoá, nghề nghiệp được mở rộng sang cả lĩnh vực dịch vụ Đã xuất hiện các làng làm nghề buôn bán

Như vậy, yếu tố nghề trong làng nghề ta không nên hiểu là tất cả các nghề tạo ra thu nhập, tạo việc làm, có thao tác riêng biệt nói chung, mà nghề ở đây là những nghề phi nông nghiệp Bởi vì, nếu ta quan niệm nghề nói chúng thì làng nào cũng là làng nghề cả

Ở trên, các quan niệm đặt ra yêu cầu đối với làng nghề thì lĩnh vực

nghề phải chiếm ưu thế, phải có phần lớn số hộ sinh tử với nghề Điều này chúng tôi cho rằng là cần thiết để xét xem hiện tại đây có phải là làng nghề

hay không Nhưng nếu cứ lấy tiêu chuẩn này để áp vào thực tế các làng nghề

hiện nay mà phân ra thì có nhiều làng xưa kia có thể cả làng làm nghề, nhưng nay chỉ còn vài hộ, thậm chí có làng không còn hộ nào làm nghề nữa,

và thế là ta loại ra khỏi đối tượng nghiên cứu Quan niệm như vậy theo chúng tôi là chưa đủ Nghiên cứu sự phát triển của làng nghề phải gắn với lịch sử phát triển của nó Đối với các làng nghề mà ngày nay không còn

phát triển nữa, nhưng trước kia đã có thời kỳ phát triển thì chúng tôi vẫn xếp

vào đối tượng nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của nó, từ đó có thể rút ra xu hướng vận dộng nói chung cho các làng nghề

Trang 9

phí nông nghiệp chiếm ưu thế vẻ số hộ, số lao động, số thu nhập so với nghề

nông

Dua vào thời gian hình thành ta có thể chía làng nghề thành làng nghề

mới và làng nghề truyền thống

- Làng nghề truyền thống là những làng nghề đã xuất hiện từ lâu đời

trong lịch sử và tồn tại đến ngày nay Có làng nghề đã xuất hiện cách đây

hàng tram, thậm chí hàng nghìn năm

- Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan toa của các làng nghề truyền thống hoặc là sự du nhập nghề mới trong những năm gần dây (những năm sau cách mạng), đặc biệt trong thời kỳ đổi mới

chuyển sang nền kinh tế thị trường

1.1.2 Đặc điểm về sản phẩm và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề:

1.1.2.1 Về sản phẩm:

Phần lớn sản phẩm của làng nghề mang tính dơn chiếc, chứa đựng tính nghệ thuật cao, được tạo ra bằng công nghệ thủ công truyền thống, sử dụng nhiều sức lao động thủ công,mặt hàng sản xuất tương đối ổn định (có

tính bảo thủ) về chủng loại, mẫu mã, quy cách do các quy ước của gia tộc, dòng họ, làng quy định Tuy nhiên ngày nay với nền kinh tế hàng hoá

và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sản phẩm của làng nghề đang có chuyển biến mới Các sản phẩm phần lớn vẫn sử dụng lao động thủ

công, song ở nhiều khâu đã áp dụng máy móc, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới

Chẳng hạn nghề đệt vải trước kia dệt bằng khung đệt thủ công phải quay

bằng tay, nay đã thay bằng máy Trong nghề thêu đã sử dụng máy vi tính để

thiết kế mẫu và vẽ hoa tiết; trong nghề gốm đã sử dụng máy nhào nguyên

liệu, trong nghề gô đã sử dụng máy cưa, máy đánh bóng

Trang 10

ở Phù Tiên (Hưng Yên) chuyển sang nghề sản xuất phao biển Có làng

nghề phải nâng cao chất lượng, mẫu mã mật hàng truyền thống để đáp ứng

yêu cầu mới của thị trường Chẳng hạn nghề gốm sứ Bát Tràng ngày nay

mặt hàng truyền thống vẫn là gốm sứ nhưng người sản xuất đã tìm tồi, sáng

tạo rất nhiều mẫu mã khác nhau, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt trình độ thẩm mỹ cao Chính vì vậy mà sản phẩm gốm sứ của Bát Tràng đã chiếm được lòng mến mộ của người tiêu dùng trong và ngoài nước Cũng trong giai đoạn hiện nay, nếu sản phẩm của làng nghề không kịp thích ứng được yêu

cầu thị trường thì làng nghề đó sẽ bị phá sản Ví dụ làng gồm Ánh Hồng (Dong Triéu - Quang Ninh) do cham đổi mới sản phẩm truyền thống, kết

qua không tiêu thụ được hàng hoá làm ra, dẫn đến sản xuất bị điêu đứng Ở Hải Dương, trong số 42 làng nghề hiện có 12 làng (chiếm 28,5%) hoạt động

dang gap khó khăn và 3 làng (chiếm 7,2%) có nguy cơ thất truyền Đó là

những làng nghề mà sản phẩm không thích ứng được như cầu thị trường

Như vậy, đối với sản phẩm của làng nghề trong nền kinh tế hàng hoá

phải luôn tự đổi mới cho phù hợp với xu thế thị hiếu của thị trường hiện đại luôn biến động

1.1.2.2 Về hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

- Không gian sản xuất của làng nghề nằm trong phạm vi làng, gần

khu dân cư sinh sống và phần lớn họ tận dụng ngày nhà mình là nơi sản

xuất Cách bố trí như vậy có tiện lợi là không phải đầu tư nhà xưởng, kho

tăng, tiện cho lao động làm việc Họ có thể làm tranh thủ lúc nào cũng được

Tuy nhiên, hình thức này không phù hợp với sản xuất quy mô lớn có tính chất công nghiệp, hay những mặt hàng có khả năng gây ô nhiễm môi trường Do vậy, trong thời gian qua đã có những cơ sở dị dời không gian gia đình để sản xuất ở một nơi có dịa bàn rộng và tiện nghỉ hơn

Trang 11

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, ở nông thôn đại bộ phận các gia đình đầu tư vào hợp tác xã Thời kỳ này, nghề thủ công được coi như một nghề phụ bổ sung cho sản xuất nông nghiệp Về tổ chức, trong

môi hợp tác xã nông nghiệp thường có một đội ngành nghề tập hợp tất cả

mọi người dân làm nghề khác nhau, kể cả kiêm nhiệm cũng như chuyên nghiệp

Lao động trong các làng nghề thủ công được tính công điểm và huởng theo chế độ công điểm trong hợp tác xã Ngoài ra, trong làng nghề còn tồn

tại các xí nghiệp quốc doanh Số hộ lao động tự do cá thể rất ít Bước sang cơ chế thị trường, đa số các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp đã bộc lộ những mặt yếu kém trong tổ chức sản xuất và quản lý, dẫn đến tình trạng năng suất lao động thấp, nang lực sáng tạo tay nghề giỏi không được phát huy, đời

sống xã viên gặp khó khăn Trước tình hình đó, nhiều làng nghề, nhiều hợp

tác xã đã giải thể

Hiện này, các hợp tác xã kiểu mới đang bước đầu hình thành Quá trình phân hoá hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp đang diễn ra xu hướng sau:

+ Xu hướng tách hợp tác xã thành hộ cá thể: đây là xu hướng chủ đạo + Xu hướng chuyển hợp tác xã thành xí nghiệp tư nhân

+ Xu hướng chuyển hợp tác xã thành hợp tác xã cổ phần

Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề được đa dạng hoá, được phát triển tuỳ theo từng mức độ của lực lượng sản xuất Hiện này, ngoài hai hình thức là xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã còn lại ở một số nơi, ở làng nghề các loại hình tổ chức sau dây là phổ biến:

Hình thức hộ gia đình: dây là hình thức phổ biến nhất hiện nay

Hình thức này phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ

Trang 12

- Hình thức doanh nghiệp tư nhân: một số tư nhân, cá thể có vốn, có

kinh nghiệm, làm an phat dat da đứng lên thành lập đoanh nghiệp tư nhân Họ có thể trực tiếp tổ chức sản xuất hoặc làm khâu cung ứng dịch vụ cho làng nghề Ngoài các hình thức trên còn có công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã cổ phần Tóm lại, làng nghề hiện nay có nhiều hình thức sản xuất đa dạng tuỳ theo tính chất làng nghề, mức độ phát triển Bang | - Co cau lao động làng gốm sứ Bát Tràng Loại hình kinh tế | Số lao động (người | Cơcấu(%) | | Tổng số: 7 9.500 | 100/00 -1 Xí nghiệp quốc doanh 1.220 12,85 2, Hợp tác xã TP 3.Tưnhn | — 500 — 5,26

4 Hộ gia đình Nguon: S6 liéu diéu tra của Viện thông tin kinh tế công nghiệp, Bộ Công nghiệp 7.680 ‘| 80,84

1.1.3 Những điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế làng

nghề:

1.1.3.1 Thị trường:

Trong nền sản xuất tự cũng, tự cấp hay bao cấp thì người sản xuất không quan tâm đến yếu tố thị trường Nhưng trong nền kinh tế hàng hoá, mọi điều tiết từ sản xuất, trao đổi, tiêu dùng đều do thị trường với những quy

luật của nó tự quyết định Do vậy, người sản xuất không thể sản xuất những gì mình thích hoặc mình có khả năng, mà phải xuất phát từ yêu cầu thị

Trang 13

nên sản xuất của Việt Nam đang bước vào sản xuất hàng hoá và ngày càng phát triển Do đó, đặt làng nghề vào cơ chế chung của nên sản xuất hàng hoá Làng nghề muốn tồn tại được thì sản phẩm của làng nghề phải có thị trường tiêu thụ, nếu không có thị trường thì làng nghề sẽ bị mai một di Điều này trong những năm qua ở các làng nghề Việt Nam đã chứng tỏ Làng nghề nào mở rộng được thị trường trong nước, nước ngoài thì làng nghề ấy phát

triển mạnh (Chẳng hạn nghề gốm sứ mỹ nghệ, nghề gô mỹ nghệ ) còn

những làng nghề có thị trường nhỏ hẹp hoặc không có thị trường thì đang có nguy cơ thủ hẹp (chẳng hạn nghề làm nón lá, tranh, nấu mật, đan rổ rá )

Ngay cả những nghề có khả năng phát triển thì cũng không phải làng nghề nào cũng phát triển được Cùng sản xuất một mặt hàng nhưng làng nào có thị trường rộng thì làng đó phát triển, còn làng nào không chiếm lĩnh được thị trường thì không phát triển được Ví dụ làng gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) có thị trường thì phát triển rất mạnh, còn làng gốm sứ Ánh Hồng (Quảng

Ninh) không có thị trường thì bị sa sút

Ngoài ra để cho làng nghề phát triển nó không chỉ cần thị trường tiêu

thụ hàng hoá mà còn cần các thị trường hỗ trợ khác như thị trường các yếu tố đầu vào, thị trường vốn, thị trường công nghệ

1.1.3.2 Lao dong :

Không một quá trình sản xuất nào lại không cần có sự tham gia của người lao động Nguồn lực lao động ta xét ở hai khía cạnh số lượng và chất

lượng lao động Cả hai yếu tố này đều ảnh hưởng tới sản xuất Nếu số lượng đồi dào sẽ là tiểm năng nguồn lực to lớn cùng cấp cho sản xuất với giá cả rẻ,

đó là thuận lợi lớn Bởi vì trong các yếu tố cấu thành giá thành hàng hoá, thì

giá cả sức lao động của nhân công chiếm một tỷ trọng lớn Yếu tố nữa đối

với lực lượng lao động ta cần xét đến là chất lượng của nó Chất lượng lao động phản ánh ở tình độ, kỹ nâng nghề nghiệp, các phẩm chất phù hợp với

Trang 14

Chất lượng lao động kém dan đến sản phẩm kém chất lượng Trong nen sản xuất hang hoá, yếu tố lao động cũng sẽ quyết định thành công hay thất bại Suy cho cùng tất cá đều do con người quyết định Có công nghệ hay Khong do con người, có thị trường hay không cũng do còn người, có sản

phẩm chất lượng hay không cũng do con người Mọi yếu tố trong quá trình

sản xuất Không tách rời con người Do đó, đối với làng nghề trong nền sản

xuât hàng hoá con người là yếu tô rất quan trọng

1.1.3.3 Vốn, công nghệ, nguyên vạt liệu:

- Vốn là yếu tố quan trọng của nguồn lực Trước đây, sản xuất của

làng nghề còn mang tính tự cấp, tự túc, quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ thô sơ thì yêu cầu về vốn không lớn Ngày nay, muốn sản xuất hàng hố phải chun mơn hố, quy mô lớn Không có vốn thì không mua sắm được các yếu tố cần thiết cho sản xuất dược Ý tướng kinh doanh chỉ có thể thực hiện được khi có vốn

- Công nghệ là yếu tố quyết định tới năng suất, chất lượng, giá thành

sản phẩm Công nghệ phù hợp cho phép khai thác được nguồn lực lao động,

mang lại hiệu quả cao cho vốn đầu tư Công nghệ không phù hợp làm lãng

phí nguồn lực, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh Một công nghệ phù hợp

với sản xuất của làng nghề khi nó khai thác được tiềm năng lao động, vốn

của làng nghề, đồng thời nó phản ánh được xu thế tiến bộ của khoa học kỹ

thuật, đáp ứng được xu hướng phát triển của thị trường

- Nguyên vật liệu: là một bộ phận của yếu tố đầu vào, nó tham gia vao

quyết dịnh chất lượng, giá cả hàng hoá Nếu sản xuất gồm nguồn nguyên liệu ổn

định, có chất lượng cao thì sản xuất có nhiều thuận lợi Còn trường hợp nguồn

nguyên liệu khó khan, giá cao, không ổn định sẽ gây trở ngại tới sản xuất Do

đó, sản xuất trong làng nghề cần tạo được nguồn nguyên liệu đủ, ốn định, tiện lợi để giảm chỉ phí sản xuất

Trang 15

Cơ sở hạ tầng cho sản xuất làng nghề cũng như quá trình sản xuất nói

chung dêu cần: diện, nước, giao thông, thông tin, y tế, van hoá, giáo dục,

dịch vụ Quá trình sản xuất thuận lợi hay khó khăn là do yếu tố này quyết

định Ngày nay yếu tố cơ sở hạ tầng càng có vai trò quan trọng khi nền sản

xuất hàng hoá đã đạt tới trình độ phân công quốc tế Yêu cầu về giao nhận hàng phái đúng thời hạn; thông tin thi trường phải nhanh, tiếp cận thị trường

và quảng bá hàng hố rất cần đến thơng tin hiện đại, các hoạt động giao

dịch cũng cân đến thông tin hiện đại

Do đó, để phát triển kinh tế làng nghề rất cần đến một cơ sở hạ tầng tốt có khả năng đáp ứng dược yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá hiện đại

Tuy nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng cần tương xứng với trình độ phát triển của làng nghề

1.1.3.5 Kinh nghiệm truyền thống:

Đặc trưng của sản xuất trong làng nghề là vẫn còn yếu tố thủ công

Mỗi làng nghề tồn tại được là nhờ tính đặc sắc trong sản phẩm của mình Đó là các bí quyết nghề nghiệp, các kỹ nãng, kỹ xáo nghề được đúc kết lưu truyền

qua nhiều thế hệ Yếu tố này phái qua thời gian dài sinh tử với nghề người ta mới lĩnh hội được Trong nền sản xuất hàng hoá rất cần có những sản phẩm mang tính độc đáo Kinh nghiệm truyền thống sẽ tạo ra tính độc đáo của sản phẩm Đây là yếu tố rất cần góp phần vào sự thành công của làng nghề Do vậy muốn phát triển làng nghề ta phải phát huy yếu tố truyền thống

1.1.3.6 Hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước

Hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước bao gồm các công

cụ chính sách: chính sách thuế, lãi suất, vay vốn, công nghệ, đất đài, giáo

dục đào tạo, giải quyết việc làm, thị trường, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, tất cả các chính sách của Nhà nước đều có

tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đối với sản xuất nói chung va

Trang 16

triển rất cân có hệ thống chính sách phù hợp sát thực tạo điền kiện khai thác

tiểm nâng, giải phóng sức sản xuất, thúc đấy làng nghề vươn lên

1.2 VAI TRÒ KINH TẾ CỦA LÀNG NGHỀ TRONG NỀN KINH TẾ

QUOC DAN,

1.2.1 Tăng giá trị sản lượng hàng hoá

Sự phát triển của làng nghề góp phần quan trọng vào sư gia tăng giá trị sắn phẩm của các địa phương, Chẳng hạn, ở Nam Định và Hà Nam, năm 1996 giá trị sản xuất của làng nghề đạt 150 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1989), chiếm 41% gid trị công nghiệp ngoài quốc doanh, ở Thái Bình, nam

1996, giá trị sản lượng của làng nghề đạt gần 50 tỷ đồng, bằng 30% giá trị

công nghiệp toàn tỉnh Nhiều làng nghề có thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi

năm, Ví dụ, làng dệt Vạn Phúc (Hà Tây) đạt trên 10 tỷ đồng/năm, làng chế biến nông sản thực phẩm Dương Liễu (Hà Tây) đạt trên 30 tỷ đồng/năm và

đặc biệt làng gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) dạt trên dưới 100 tỷ đồng/năm) Các làng nghề phát triển vừa tạo nhiều sản phẩm phong phú cho đất nước, vừa làm tầng giá trị hàng hoá, đồng thời tăng giá trị xuất khẩu để thu ngoại

tệ

1.2.2 Giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập cho người lao động Làng nghề phát triển có khả năng thu hút số lượng lao động dư thừa lớn hiện này ở nông thôn Lao động nông thôn hiện nay mới sử dung 70%

quỹ thời gian lao động, nếu qui đổi tương đương với khoảng 9 triệu lao động cân có việc làm Trong khi đó bình quân đất dai/đầu người ở nước ta thấp

Do vậy, phát triển kinh tế làng nghề là một hướng quan trọng để giải quyết việc làm ở nông thôn, Trong những năm qua, làng nghề đã tham gia tích cực

Trang 17

Bang 2 - So liệu điều tra của 9 tinh về số hộ, số lao động làng nghề ị - Tỉnh, thành | Số làng | Tổng số hộ | Số hộ làm| Tổng lao động cue pho nghé | trong lang nghé trong lang nghé + |lLaChu | 20 | 532 18 1356 50 2 |Ninh Binh 2 | 961 52 | 2379 | 131 —| 3 |ThanhHoa | 70 | 698 23 | — 1333 610 4 jQuảngNnh | 13 | 84 | 589 | 91 | T - 5 |Khánh Hoa 26 695 160 1747 ‘789 6 |SongBe | 2 | 173 | 695 | 358 | 149 | 7 |TâyNnh | 14 | 191 175 4650 487 8 |TPH6ChMih| 66 | 1049 | 355 228 | 90 | 9 |Bến | 2 | 98 | 243 | 3275 8812

Nguồn : Số liệu điều tra năm 1995 của các cơ sở lao động thương binh và xã hội

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay cả nước có khoảng trên 1400 làng nghề Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung đông nhất tới trên 700 làng nghề, thu hút gần 600.000 lao động Theo số liệu thống kê của các

Sở công nghiệp, nông nghiệp các tỉnh năm 1998, ở Thái Bình có 88.505 lao

động làm nghề; ở Hà Tây có 113.956 lao động làm nghề; Ninh Bình có

87.221 lao động làm nghề trong các làng nghề

Làng nghề giải quyết lao động, tạo thú nhập cho người làm Thủ nhập

của hộ làm nghề hiện cao gấp L,8 - 4,5 lần thu nhập của hộ thuần nông Thu

nhập của người lao động ở các làng nghề phát triển hiện nay khá cao và ổn định Ví dụ, lao động giản đơn làm gốm sứ ở Bát Tràng (Hà Nội) có thu nhập bình quân 900 nghìn đồng/tháng; thợ điêu khắc gỗ ở Thanh Thuy (Hà

‘Tay) c6 thu nhập 800 nghìn đồng/tháng

1.2.3 Bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống, góp phần giữ gìn bản

sac van hoa dan tộc

Trang 18

đồng đoàn kết, trọng tình cảm ) nó lại có giá trị độc đáo của văn hoá nghề Như việc tôn kính tổ nghề thể hiện tỉnh thần uống nước nhớ nguồn, tôn vinh

nghề nghiệp Hay những lễ hội thí các sản phẩm nghề thể hiện khát vọng vươn tới cái đẹp, hướng tới sự hoàn mỹ, đồng thời qua lễ hội càng tăng thêm tỉnh thần cộng đồng, tạo nguồn hứng khởi để tiếp tục một năm sản xuất hang say đạt nhiều thành công mới Mỗi sản phẩm của làng nghề vừa là vật dụng sinh hoạt nhưng nó cũng là tác phẩm nghệ thuật Qua mỗi tác phẩm nay ta tim thấy ở đây những khát vọng, từ tưởng, tình cảm, tâm sự, triết lý trong cuộc sống mà người nghệ nhân đã gửi gắm vào dó Những vật phẩm này ngày nay nó vừa có giá trị giáo dục, đồng thời nó là một bảo tàng sống

phan ánh văn hoá đặc sắc của dân tộc

1.3 THUC TIEN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ Ở

VIỆT NAM

1.3.1 Thời kỳ trước đổi mới (1975 - 1985)

Từ 1975 đất nước đã thông nhất, sự nghiệp xây dựng kinh tế được

triển khai trên phạm vi cả nước Nhưng đây là thời kỳ làng nghề Việt Nam

phải đương đầu với những khó khăn lớn Thời kỳ này xuất hiện mâu thuẫn lớn trong làng nghề: mâu thuẫn giữa quyền lợi riêng của người thợ với lợi

ích tập thể, mà tập trung ở người có tay nghề cao, có vốn, có khả năng sản

xuất, nhưng bị gò ép vào hợp tác xã, phải chịu sự điều hành kém hiệu quả

của Ban quản lý

Đứng trước tình hình ấy, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Đăng và Nhà nước đã có quyết định cho phép các cơ sở sản xuất tự nhân, cá

thể được quyền độc lập tự chú trong sản xuất kinh doanh Vì vậy, trong 5Š

năm cuối tiểu thủ công nghiệp đã có những bước phát triển đáng kể

eye BL Cie GAZ)

rm YEG Vall, Tite T

Trang 19

Bảng 3- Kết quả sản xuất của ngành tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 1981 - 1985 1981 1982 1983 1984 Đơn vị tính | 1985 Giá trị tổng sản phẩm| triệu đổng |27.713,6 | 32.005,4 | 36.786,1 | 40.424,6 | 48.503,2 TTCN ——————— —— — —— Giá trị sản phẩm binh, nghin dong 172 | 19,9 228 25,1 | 26,3 | quan/lao dong | Gia ti hang hoa TTCN| triệu rúp-đô la | 161,4 205,1 202,2 230,1 2355 xuất khẩu Gia tri hang hoa xuất khẩu| rúp-dđôla | 1006 | 1289 | 1369 | 143/0 | 135,8 bình quân/lao động

Nguồn : Niên giám thong ké từng năm từ 1981 - 1985

Tuy 3 năm sau có bước phát triển hơn, nhưng vẫn bị bó hẹp trong cơ

chế bao cấp Sự phát triển của làng nghề gặp nhiều trở ngại Tình trạng trên làm cho người thợ không nhiệt huyết gắn bó với nghề Chính vì vậy, yêu cầu cần đổi mới toàn diện cơ chế kinh tế

1.3.2 Thời kỳ đổi mới đến nay (từ 1986 -> nay)

1hời kỳ đổi mới !986- 1992-

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã quyết định sự nghiệp đổi mới trong đó có đổi mới kinh tế, đánh dấu bước chuyển mới trong đời

sống kinh tế ở nước ta Hàng loạt chính sách, chủ trương đổi mới về kinh tế

đã dược bàn hành:

- Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4/1998) khẳng định đơn vị kinh tế

hộ giữ vai trò tự chủ trong nông, lâm nghiệp 08 U & & ehiey

- Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị (17/8/1988) về đổi mới cơ chế chính sách đối với cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh

- Ngày 30/6/1990 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khố VHI đã thơng qua 2

Trang 20

rên cơ sở chủ trương, chính sách, pháp luật mới, sản xuất kinh doanh

trong làng nghề da bat dau khoi sac Phong trao thi dua sang tao trong làng

nghề được phát động Điển hình là hội thi truyền thống thủ cơng mỹ nghệ

tồn quốc năm 1987 với trên 4.500 mẫu hàng Năm 1988 hàng thủ công

xuất khẩu đạt hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, các mẫu hàng thủ công đã được 960 huy chương các loại Một số làng nghề được phục hồi phát

triển rất nhanh như gốm sứ Bát Tràng, chạm, khám điêu khác ở Hà Tây, Bắc

Ninh

Sáu một thời giản hoạt động trong cơ chế thị trường, nhiều hợp tác xã do yếu Kém năng lực quản lý, chưa thích ứng được với cơ chế mới, trong khi đó sức ì của cơ chế cũ để lại còn nạng nề Vì vậy, đã rơi vào tình trạng sa sút, đời sống xã viên cực kỳ khó khăn Nhiều hợp tác xã đứng trước bờ giải

thể, thêm nữa từ năm 1990 trở di, tình hình thế giới có biến động lớn, đặc

biệt là sự tàn rã của hệ thong XHCN ở Đông Âu và Liên Xô làm cho nhiều mặt hàng thù công mỹ nghệ của làng nghề mất thị trường tiêu thụ, trong khi

đó thị trường mới chưa được thiết lập Chính sách kinh tế mở cửa tạo điều kiện cho hàng ngoại tràn vào trong nước Hàng ngoại trốn thuế với giá rẻ,

mẫu mã dep, da dang làm cho nhiều sản phẩm của làng nghề khốn đốn trong cạnh tranh, Nhiều sản phẩm có nguy cơ bị tiêu diệt Có thể nói trong

giải đoạn từ 1990 - 1992 là những năm phát triển khó khán nhất của làng

nghề Phần lớn các HTX không tru duge da tự giái thể, lực lượng lao động trong các làng nghề giảm dần Ở Hà Tây, một địa phương có nhiều làng nghề nhất nước ta cũng chỉ còn 63.312 người năm 1991 so với 110.000

người lầm nghề năm 1988

Giá trị sản xuất ở các HTX giám sút nhanh chóng Chẳng hạn, ở Hà

Trang 21

Bang 4 - Gia tri san xuat HTX TTCN 6 Ha Noi giai doan 1986 - 1993 Đơn vị : tỷ đồng 200 150 141,8 100 923 91,9 50 ‘ 0 58,7 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993

Nguồn : Sở khoa học công nghệ môi trường Hà Nội

Thời kỳ từ 1993 trở lại đây:

Sau một thời gian giảm sút, nhiều địa phương đã vươn lên tìm tồi thị trường để tiêu thụ sản phẩm Thị trường trong nước và quốc tế dần được thiết lập Sản phẩm của làng nghề đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới: Đài

Loan, Singapor, Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Đức, Đàn Mạch Sản phẩm dược dối mới mẫu mã phong phú Chẳng hạn, ở làng dệt Vạn Phúc trước kia

chỉ có gần chục mẫu hoa văn, này đã có 40 - 50 mẫu hoa vấn khác nhau, Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh rất đa dạng Hiện nay trong làng nghề có các loại hình: doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân, IỨTX, hộ cá thể, tổ hợp sản xuất

Nhưng hình thức phổ biến chiếm ưu thế là hộ gia đình

Trang 22

Nhờ nắm bat duge nhu cau phat trién cia thị trường, nhiều làng nghề

đã được khôi phục và mở rộng Tính đến 3/1997 cả nước đã có 1.650.000 người làm nghề thủ công truyền thống °' Dự kiến trong tương lai, số hộ, số lao động, số làng nghề ngày càng tầng theo số liệu bảng sau:

Bang 5 - Số lao động làm việc trong các nghề truyền thống của cả nước Độ da Dự kiến Dự kiến ¬ : vr đã 5 Ụ u Chỉ tiêu DVT 1995 2000 2003 2010 Dan s6 ca nude nghin 74.047 82.078 88.363 95.192 người Lực lượng lao động - 40.153 46.383 $2,353 59.450 cả nước Số làng nghề làng 1450 1.700 1.950 2.200 Số hộ làm nghề hộ 451.383 686.000 975.000 1.320.000 Số lao động làm nghìn 1.375,68 2.072,30 2.971,25 4.022,70 nghé truyén thong người % so với lực lượng % 3,43 4,47 5,67 6,76 ca nude

Nguồn - - Dự báo dân số thời kỳ 1995 - 2010 của UBQG - Dân số và KHHGĐ

- Dự báo nguồn lao động 1995 - 2010 của Trung tâm dân số và lao động

Làng nghề phát triển, số hộ tham giá vào lao động nghề tăng lên, chiếm tỷ lệ khá cao trong làng nghề Chẳng hạn, ở Hà Tây có 88 làng nghề trong đó tỷ trọng lao động ngành nghề của làng nghề chiếm 72% tổng số lao

động nông thôn Nhiều làng nghề áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào

sản xuất Làng gốm sứ Bát Tràng đã dùng máy nhào trộn đất thay thế cho lao động thủ công, dùng lò hộp đốt bằng ga thay cho lồ tròn đốt bằng than cúi như trước đây

Trang 23

Kinh tế làng nghề phát triển, thu nhập của người lao động tăng lên Chẳng hạn: Ở làng gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) lao động giản đơn đạt thu nhập bình quân 480.000đ/ người/ tháng, lao động kỹ thuật đạt 900.000d/ người/ tháng

Nhìn chung kinh tế làng nghề đang trên đà phát triển, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá

Tuy vậy, để phục vụ cho yêu cầu phát triển vững chắc, làng nghề có một số vấn để đặt ra cần giải quyết,

- Về chủ trương chính sách pháp luát:

“Trong những năm qua mặt dù Nhà nước có nhiều chính sách tác động đến sự phát triển cúa làng nghề, nhưng vẫn còn thiếu những chính sách thúc đấy tích cực mạnh mẽ Mọi công việc từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều

do các cá nhân tự lo liệu Làng nghề nào tìm được thị trường thì tồn tại và

phát triển, làng nghề nào không có thị trường thì gặp khó khăn, thậm chí có

nguy cơ mất nghề Chẳng hạn, ớ Hải Dương trong số 42 làng nghề hiện có

12 làng (chiếm 28,5%) hoạt động còn khó khán và 3 làng (chiếm 7,2%) có

nguy cơ thất truyền Đồng thời ở Hải Dương cồn có tới 12 làng nghề truyền thống đã bị thất truyền qua các thời kỳ khác nhau C, Làng nghề vẫn nằm

ngoài lề các chương trình nghiên cứu khoa học Trong suốt thời gian khá dài các ngành nghề thủ công và làng nghề phát triển một cách tự phát, thiếu vắng sự trợ giúp của các cơ quan nghiên cứu hướng dẫn đổi mới công nghệ, mẫu mã, cũng cấp thông tin về thị trường

Cần phải tiến hành đồng bộ các chính sách + Chính sách vay vốn

+ Chính sách thuế

+ Chính sách công nghệ

+ Chính sách dào tạo lao động

* PS Duong Bá Phượng, làng nghề và những thành tó , Tạp chí nghiên cứu Kinh tế, số

Trang 24

+ Chính sách mở rộng thị trường

+ Chính sách hỗ trợ đối với mốt số sản phẩm quan trọng, một số làng

nghề mới

- Về vốn dau tu cho san xuất:

Mặc dù có nhiều nguồn vốn cho vay đối với làng nghề, song làng

nghề vẫn thiếu vốn Bởi các nguồn vốn vay chính thức của Nhà nước thường

ngắn hạn, khó khăn trong xét duyệt, quy mô vốn nhỏ, còn nếu các hộ sản xuất phải vay ngoài thì lãi suất lại rat cao,

Bảng 6 - Tỷ lệ hộ - cơ sở ngành nghề được trợ giúp vay vốn từ các chương trình và chia theo mức độ đánh giá về tác dụng của trợ giúp Đơn vị : % c Hệ Cơ sở chuyên ngành nghề Hộ ngành nghề

Chương trình Wi oy gia wie Trong dé danh gia

vay vốn | Đảng kể | gạng ey | Chua 8 | vạy vốn | Đáng kể ew Chưa rõ

3uỹ quốc gia giải quyết| 0,63 | 100/00 18 | 5690 | 41,38 | 172

/iệc làm

Xoá đói giảm nghèo 0,58 57,89 ; 36,84 ” 5,26

Tin dung nongthon | 1063 | 5294 | 4708 256 | 64,29 | 3452 | 119

Tín dụng EC_ 009 | 6667 | 3333 |

Sac chuang tinh khac | 3/75 | 8333 | 1067 [113 | 8378 | 1331 | 270

Nguồn: Kết quả điều tra ngành nghề nông thôn - Tổng hợp 112 cơ sở

chuyên ngành nghề, 784 hộ chuyên và 2495 hộ ngành nghề kiêm

Cục chế biển nông lâm sản và ngành nghề nông thôn năm 1996

Như vậy, thiếu vốn vẫn là tình trạng chung của các cơ sở sản xuất Nếu không có sự nỗ lực của các cơ sở và sự giúp đỡ của Nhà nước thì khó giải quyết được

- Ván đề môi trường

Do hạn chế về vốn, kỹ thuật, ở các làng nghề hiện nay vẫn chưa đặt vấn đề xây dựng các dự án xứ lý chất thái, khói, bụi cho người sản xuất, Nhiều làng nghề tình trạng môi trường đã đến mức báo động Chẳng hạn ở

Trang 25

làng gom Bat Trang (Ha Noi) cé mat do dan s6 2500 - 3000 ngudi/km’

Trong lang nhà 6 ké san sat voi 1.100 16 nung I6n nhé Hang nam str dung

khoáng 7 vạn tấn than và xử lý 10 van tấn đất nguyên liệu, cộng thêm khoảng 300 lượt xe ô tô môi ngày chạy qua Tình hình ô nhiễm môi trường

này đã gây ảnh hướng tới sức khoẻ người dân Tỷ lệ bệnh phổi hoặc đường

ruột chiếm 70%, gần 100% bị đau mất hột Mùa hè nhiệt độ trong làng

chênh cao hơn so với ngoài 1,5 - 29C Ở làng nghề Vĩnh Lộc (Thạch Thất - Hà Tây) có nghề làm cày bừa, rèn, mỗi năm dân làng sử dụng khoảng 2.000

tấn sắt thép các loại, chủ yếu là phế liệu Những phế liệu này được chất thành đống để ngoài trời Khi mưa, gỉ sắt rửa cuốn trôi ngấm xuống đất, một phần đổ ra ao hồ, kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước Bên cạnh đó, hàng nghìn líL nước có chứa hoá chất từ bể mụ sắt đổ vào nguồn nước Nguồn

nước này ngấm xuống giếng ăn gây nguy hại đến sức khoẻ người dân trong

vùng

- Văn đề thị trường tiêu thu sân phẩ”h:

Trong một thời gian dài, thị trường của làng nghề chưa được quan tâm

đúng mức Khi thị trường các nước XHCN bị thu hẹp, nhiều sản phẩm của làng nghề bị đình đốn, phá sản Thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn

Thời gian gần đây, thị trường xuất khẩu có được mở rộng, nhưng khối lượng chưa nhiều, yêu cầu về chất lượng, mẫu mã rất khắt khe, trong khi đó nhiều làng nghề không đáp ứng kịp

Tình hình hàng hoá nước ngoài xâm nhập cạnh tranh ngày càng gay gát trên thị trường nội dịa làm cho sản phẩm bị ứ thừa nhiều

- Về trình đô quản lý, trình do tay nghề của người lao đông

Trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề của người lao động còn thấp, thợ chi dược kèm trong một thời gian ngắn, chủ yếu theo phương pháp

Trang 26

Laực lượng lao động trong các làng nghề hiện nay có tay nghề thấp Số

hộ chưa qua đào tạo chiếm ŠI,5 - 61,8% và chủ cơ sở chiếm 43,5% Số chủ hộ

không biết chữ chiếm 1,3 - 1,6%; trình độ văn hoá lớp 7 - 8/12 chiếm đa sốt” Trình độ cần bộ quản lý rong làng nghề, chủ doanh nghiệp nhìn chung cũng còn thấp Chủ yếu quản lý bằng kinh nghiệm Đối tượng được

đào tạo rất ít Họ thiếu hiểu biết về luật pháp, về kiến thức kinh doanh trong

kinh tế thị trường

Trên đây là những trở ngại chính tới sự phát triển kinh tế làng nghề Để tạo diều kiện cho làng nghề phát triển cần sự quan tâm giải quyết từ phía các cơ quan Nhà nước

(*) TS Nguyễn Thiện Luân, về phát triển ngành nghề ở nông thôn nước ta, Tạp chí Kinh

tế nông nghiệp, 4/1998, tr 2 - 3

Trang 27

Chuong 2:

TIEM NANG VA THUC TRANG

PHAT TRIEN KINH TE LANG NGHE TINH BAC NINH

2.1 TIEM NANG PHAT TRIEN KINH TE LANG NGHE BAC NINH

- Bắc Ninh có diện tích đất tự nhién 1A 799,71 km?, dan s6 946.218 người, Mật độ dân số 1183 người/kmi”, thuộc diện cao so với cả nước (đồng

bằng sông Hồng II82 ngườikm”; đồng bằng sông Cứu Long 426

ngudi/km’; ving Bắc Trung Bộ 210 người/km”; vùng duyên hải miền Trung 178 người/km?) Về đơn vị hành chính của Bắc Ninh bao gồm : I thị xã, 7 huyện, 5 phường, 3 thị trấn và I 15 xã Bảng 7 -Tình hình phân bố dân cư theo đơn vị hành chính như sau: Huyện, thị | Mat do (người/km!)_ eee Bac Ninh 2854 : Yên Phong — — Jo gn — QuếVõ MS | TinDu - —— 1201 | Từ§ơn l 1896 — Thuận Thành = ee 1201 Luong Tai " a 1003 Gia Bình a " 929 a

Nguồn: Niên giám thống ké Bắc Ninh năm 2000

Dân số Bắc Ninh phân bố chủ yếu ở nông thôn Theo niên giám thống kê năm 1999 thì dân số thành thị là 88,2 nghìn người, dân số nông thôn là 853,2 nghìn người (chiếm trên 90%, dân số)

Với mật độ dân số khá cao lại tập trung chủ yếu ở nông thôn, đây là nguồn lao động đồi đào cùng cấp cho các làngnghề ở Bắc Ninh phát triển

Trang 28

- Bắc Ninh có vị trí khá thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế làng nghề nói riêng: năm trong vùng châu thổ sông Hồng,

một vùng có trình độ văn hoá, phát triển sớm và cao bậc nhất nước ta; nằm

trong vùng kinh tế động lực của miền Bắc Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho giao thong hang hoá:

+ Vé dudng b6; c6 dudng quéc 16 1, 1A, 18, 38, chay qua

+ Về đường sông : có sông Cầu, sông Đuống chảy qua trong đó có

cảng lớn Đáp Cầu

+ Về đường sắt : có tuyến Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua Ngoài ra rất gần tuyến Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Thái Nguyên

+ Về hàng không : Tiếp giáp sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay quân

sự Gia Lâm,

Với vị trí và hệ thống giao thông như vậy, Bắc Ninh có đầy đủ điều kiện thuận lợi để tiếp cận các thị trường lớn cho giao lưu hàng hoá làng nghề

- Trong mấy năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đang có chuyển biến tích cực tạo đà cho giai đoạn sau Từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, GDP tăng trưởng với nhịp độ cao, bình quân 11,6% năm; giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp gấp 4 lần so với năm chưa tái lập tỉnh Cơ cấu kinh tế đang có chuyển biến theo hướng cơng nghiệp hố: bốn

năm qua, tỷ trọng sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng từ 24,1% lên 35,1%, nông nghiệp giảm từ 46% xuống còn 38,2% Đời sống nhân dân được ổn

định So với năm 1996, số hộ nghèo đói giảm từ 14,1% xuống dưới 8% 63

xã hoàn thành phổ cập THCS, tý lệ tăng dân số giảm từ 1,51% (1996) xuống

1,22%

Trang 29

km đường các loại trong đó rải nhựa hơn 100 km Với sự hỗ trợ của Trung

ương và đầu tư của địa phương cầu Hồ bác qua sông Đuống đã hoàn thành tạo điều kiện lưu thông kinh tế giữa 2 vùng nam bắc Bắc Ninh Đến nay gần

700 thôn có đường ô tô, nhiều thôn đã bê tông hoá đường, lát gạch đến tận

xóm ngõ 100% hộ dân có điện sinh hoạt và điện sản xuất Bình quân 2,5 hộ

dan có Ï máy điện thoại, tăng gấp 4 lần nãm 1996 Hơn 80% số xã có điểm bưu điện - vã hoá, một số điểm có dịch vụ Internet phục vụ nhân dân khai thác Gần 70% số phòng học, 50% số Trạm y tế xã phườg được xây dựng kiên cố

Công tác tu bổ đê điều dược tiến hành thường xuyên Trong 4 năm qua đã xây dựng 6 trạm bơm mới, trong đó có trạm bơm lớn như Tân Chi H,

Van Thai, Kim Đôi HH; cải tại nâng cấp 1Ô trạm bơm đầu mối, hàng chục trạm bơm đồng nội, xây thêm l trạm biến áp 110 KV, đang tiến hành xây

trạm biến áp Đông Bình, bổ sung máy cho các trạm đã có, nâng công suất tăng 50% so với năm 1996, Đây là những cơ sở hạ tầng hết sức cần thiết tạo

điều kiện thuận lợi cho kinh tế làng nghề và kinh tế Bắc Ninh phát triển

- Làng nghề Bắc Ninh có lịch sử lâu đời Quá trình phát triển ấy đã để lại những giá trị truyền thống hết sức quý báu cho sự phát triển của làng

nghề hôm nay Bắc Ninh có nhiều làng nghề cổ truyền xuất hiện sớm trong

lịch sử Vào thời nhà Lý, cả nước có 64 làng nghề, riêng Bắc Ninh đã có 14

làng

Nhiều làng nghề cổ truyền mà sản phẩm đã gắn chặt với tên làng và trở thành quen thuộc đối với người dân khắp nước: tranh Đông Hồ, đồng Đại Bái, gốm Phù Lãng, mộc Đồng Ky, xây dựng Đình Cả, rượu Đại Lâm,

sắt Đà Hội Hiện nay trong số 58 làng nghề của tỉnh có tới 30 làng là làng nghề truyền thống Ở các làng nghề truyền thống này, vốn kinh nghiệm

nghề nghiệp hàng nghìn năm được lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau; công

nghệ truyền thống Những yếu tố này tạo nên nét độc đáo cho sản phẩm của làng nghề Điều này rất quan trọng cho sự phát triển hôm nay để tạo ra

Trang 30

bản sắc riêng cho sản phẩm làng nghề Thiếu nó sản phẩm làng nghề mất di

tính hấp dẫn riêng

- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ văn hoá, khả năng tiếp thu

nhanh; có đôi bàn tay khéo léo, lĩnh hội được kinh nghiệm truyền thống

Trong các làng nghề truyền thống có lực lượng nghệ nhân có nhiều kinh

nghiệm đang truyền dạy, đào tạo thế hệ tương lai Lực lượng lao động Bắc Ninh được tiếp cận với các Trung tâm văn hoá lớn nên có cơ hội dễ dàng để

nâng cao trình độ, học tập kinh nghiệm về phát triển quê hương

Nhiều làng nghề tuy đã bị mai một do biến động của thị trường (làng tranh, làng thêu, làng tơ tằm, làng đan lát ) nhưng kinh nghiệm nghề

nghiệp, lực lượng lao động vẫn còn và sản sàng có thể lập lại nghề được nếu

có chú trương khôi phục Nhiều làng nghề phát triển (mộc mỹ nghệ, sắt thép, giấy, xây dựng, thương mại ) có khả năng mở rộng sản xuất và lan

rộng sang các làng khác nếu được tạo điều kiện phát triển

- Tiểm năng phát triển thị trường của làng nghề Bắc Ninh cũng rất

lớn Hiện làng nghề Bắc Ninh có tới trên 20 loại sản phẩm hàng hoá và dịch

vụ khác nhau phục vụ nhụ cầu thị trường Sự phong phú này cho phép làng

nghề phát triển đa dạng Trong số các sản phẩm của làng nghề Bắc Ninh, nhiều sản phẩm đang tích cực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng (Sản phẩm chế biến từ tỉnh bột, nông sản, giấy, đồ gồ, vải ); có sản phẩm phục vụ nhu cầu xây dựng: sắt thép, sứ, đúc nhôm

đồng, một số sản phẩm có khả năng vừa tiêu thụ trong nước, vừa là hàng

xuất khẩu được: mộc mĩ nghệ, gốm sứ mĩ nghệ, chạm đồng, nhôm mỹ nghệ, tranh giấy, sơn mài, sơn dầu mỹ nghệ, hàng thảm len, đay, nếu khơi dậy

dược hết khả năng da dang của sản phẩm thì tiểm năng phát triển của làng

nghề còn rất lớn

Trong những năm qua, làng nghề Bắc Ninh đã bước đầu đưa sản

Trang 31

còn nhiều lớn mạnh Cái khó lớn nhất hiện này là thông tin và sự tiếp cận thị

trường

Tóm lại, Bắc Ninh có nhiều tiém năng để phát triển kinh tế làng nghề

Tuy vậy, để khơi dậy những tiểm năng to lớn này, làng nghề Bắc Ninh còn gap mot số khó khan can tiép tục giải quyết

- Ruộng đất canh tác ít, số lao động có nhu cầu việc làm lớn Tỷ lệ thất nghiệp năm 1997 là 7,03%; năm 1998 (7,24%); nám 1999 (7,77%)

Số lao động thiếu việc làm còn lớn Bảng 8 - Tình hình lao động việc làm Đơn vị : người Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Số người có việc làm 490.333 | 481.058 | 482.784 | 469.433 Số người thiếu việc làm | 281.133 | 403.879 | 473.385 | 459.034

Nguồn: Niên giám Thống kê 2000 - Cục thống kê Bắc Ninh

Lao động nông thôn chưa sử dụng hết quỹ thời gian (Năm 1999 mới

sử dụng 71,9%, năm 2000 là 71,1%)

- Cơ sở hạ tầng tuy có tiến bộ song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu

phát triển của làng nghề Hiện một số tuyến đường quốc lộ chạy qua tỉnh bị xuống cấp nặng, mặt đường nhỏ hẹp Trong thời gian tới cần cải tạo, nâng cấp đường I8, đường 38, đường l6 Các đường liên thôn, liên xã phần lớn

vẫn là đường đất Chất lượng đường kém, mùa mưa đi lại rất khó khăn Tuyến đường nối Từ Sơn di các xã Đồng Quang, Phù Khê, Châu Khê mật dộ thám giá giao thông rất đông, đường nhỏ hẹp nên thường xuyên xảy ra ach tác Cần sửa chữa khẩn trương tuyến đường này để đảm bảo giao thông cho

trung tâm sản xuất gỗ mỹ nghệ, sắt Tuyến đường đi từ Bắc Ninh tới các

thôn sản xuất giấy Dương Ổ, Đào Xá rất xấu, đường đất thấp, mặt đường phổ phê Đoạn đường này thường xuyên có ô tô trọng tải lớn ra vào chuyên

Trang 32

chớ giấy và nguyên liệu, nên khi gập trời mưa đường lây lội Đoạn đường di từ Bac Ninh tới làng nấu rượu Đại Lâm là con đường đất, mật độ tham gia

giao thông cũng rất đông, mùa khô đường bụi, mùa mưa đường trơn lầy lội Đường dĩ vào làng gốm sứ Phù Lãng là đường đồi đốc đi lại rất khó khăn

Nói chúng các tuyến đường giao thông chưa đáp ứng được so với yêu cầu phát triển kinh tế Cần phải được mở rộng, cải tạo, nâng cấp các tuyến dường hiện có

Hệ thống điện ở các làng nghề còn chấp vá, thiếu quy hoạch tổng thể, dẫn đến cung cấp điện năng không day du, kém an tồn, thất thốt lớn làm giá thành nâng lên Trong thời gian tới cần quy hoạch lại nâng cấp đường

dây, nâng cấp trạm biến áp để cúng cấp đây đủ diện cho sản xuất và sinh

hoạt

Chuẩn bị xây dựng cơ sở hạ tầng đường, điện, nước, thông tin cho các cụm công nghiệp làng nghề đang và chuẩn bị xây dựng, để nhanh chóng

phục vụ sản xuất

Tiếp cận hoàn thiện hệ thống bưu điện xã Phấn đấu 100% xã có trạm bưu điện Nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin bưu điện Tiếp tục phát triển mạng lưới điện thoại tới tất cả các thôn, hạ giá lắp đặt, tạo điều kiện cho người dân có thể sử dụng được dịch vụ này để phục vụ kinh tế

2.2 THUC TRANG PHAT TRIEN KINH TE LANG NGHE TINH BAC

NINH:

2.2.1 Số lượng làng nghề và cơ cấu :

Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện này có Š8 làng nghề, trong đó có 30 làng

nghề truyền thống và 28 làng nghề mới

Trang 33

Bảng 9 - Cơ cấu theo don vị hành chính và theo ngành ố là Ngành Huyện ly Tai „ Chế = _ thống Tsan | piến dựng Tmại | V.tải Từ Sơn 16 9 12 2 2 Tién Du 4 2 2 2 , Yén Phong 15 “6 : 14 a 1 Gia Binh 6 3 5 Luong Tai 7 2 b 1 Thuận Thành § 4 1 4 TC Quê = x _ TT ; he : io s hàn 40 woe ' sii ‘0 st 4 để |, 4 7 ¡ Ps

Số liệu trên cho thấy làng nghề Bắc Ninh phân bố không đều, tập trung nhiều nhất ở huyện Từ Sơn và Yên Phong, còn ít nhất là huyện Tiên

Du Phần lớn các làng nghề tập trung ở ngành công nghiệp chế biến tiểu thủ công nghiệp (49 làng), còn lại xây dựng 4 làng, thương mại 3 làng, thuỷ sản

1 lang, van tai 1 làng

Trang 34

- Sản xuất công cụ cầm tay bang kim loại,

- Chế biến gô và mộc cao cấp

- Can kéo thép

Nhìn vào cơ cấu mật hàng tiểu thủ công nghiệp của làng nghề Bắc

Ninh ta thay san phẩm chủ yếu là các tư liệu sinh hoạt phục vụ cho con

người Những ngành hàng này phần lớn sản xuất bằng phương pháp thủ

công, sứ dụng lao động chân tay là chính (như đồ gồ, sản xuất các sản phẩm từ tỉnh bột; hàng từ nứa lá, tranh dan gian), tuy nhiên mặt hàng ngày này có

thể sản xuất bằng phương pháp công nghiệp sử dụng máy móc và tiến bộ khoa học kỹ thuật (như sản xuất dụng cụ bằng thép, sản xuất tơ tằm, đan

lưới vó, rượu) Với những mặt hàng này, làng nghề phải cạnh tranh với hàng hố cơng nghiệp ngày càng gay gất và đạt ra yêu cầu phải đổi mới công nghệ liên tục thì mới tồn tại được

2.2.2 Về sản phẩm:

- Sản phẩm của làng nghề Bắc Ninh rất phong phú và đang dạng Hiện có tới gần 20 mặt hàng chính khác nhau, có sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (mì, bún, bánh, rượu, đồ gỗ, gốm .) có sản phẩm phục vụ sản xuất (thép, cầy bừa, dụng cụ cầm tay bằng sắt, đúc nhôm đồng ), có

sản phẩm phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật (tranh, khẩm, đúc đồng, gốm, đồ gỗ mỹ nghệ ), có sản phẩm là dịch vụ vận tải, thương mại

Một số sản phẩm của làng nghề trong những năm qua đã được xuất

khẩu: gỗ mỹ nghệ, hàng mây tre, hàng thêu ren, hàng tơ tằm

Một số sản phẩm đã từng xuất khẩu nhưng nay bị mất thị trường,

chưa thấy lại được: hàng tranh, hàng sơn mài, sơn đầu, hàng thẩm, hàng mành trúc

Hiện nay có một số sản phẩm hàng hoá của làng nghề Bac Ninh có

khá năng xuất khẩu được nếu tích cực tìm Kiếm thị trường và đổi mới sản

Trang 35

- Có sản phẩm có khả năng phát triển tốt, có sản phẩm đang gap khó khan cụ thể điển hình như sau:

+ Ngành đệt: nổi lên các xã Tương Giang (Từ Sơn) Cả xã với 6 làng có 70% số hộ gia đình làm nghề dệt Hiện xã có 1.500 khung đệt lắp động

cơ điện, thủ hút 4000 lao động, ngoài ra còn thủ hút lao động từ các xã khác

đến làm thuê Sản phẩm chú yếu là vải màn, khăn mật Sản lượng hàng năm tới 60.000 mét vải màn và hàng triệu chiếc khăn mặt Thu nhập từ ngành dệt

đạt 5 - 6 ty déng/nam

Nhìn chung, ngành dệt đang được phục hồi Sản phẩm đệt tiêu thụ

được song sức ép cạnh tranh đối với ngành này rất lớn Sản phẩm dệt của Bắc Ninh phải cạnh tranh với các cơ sở khác trong cả nước Với các nhà máy lớn, đồng thời phải cạnh tranh với các hàng ngoại nhập Để có thể đứng

vững được, ngành đệt phải tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng và tìm kiểm mặt hàng phù hợp

+ Gỗ mỹ nghệ: tập trung ở cụm Đồng Ky - Phù Khê - Hương Mạc (Từ Sơn) Sản phẩm chính là : tủ, sập, giường, bàn ghế, đôn, bình phong,

tượng, câu đối, tranh với kiểu dáng cổ rất phong phú, được chạm khắc tỉnh

xảo Các sản phẩm này được tiêu thụ ở nhiều nước trên thế giới, được khách hàng đánh giá cao Sản xuất phát triển, thu nhập của người dân từ 8 - 10 triệu đồng/hộ/năm, cá biệt có hộ thu từ 40 - 50 triệu đồng

+ Nghề làn giấy: điển hình là làng Dương Ổ (Yên Phong) có 1.500 hộ với 7.000 khẩu Số hộ làm nghề giấy chiếm 77% lực lượng lao động sử dụng vào nghề từ 1.500 - 2.000 người Ngoài ra, cồn thu hút từ bên ngoài

khoảng 10% Sản phẩm chủ yếu là bao bì, giấy vệ sinh, giấy in Thủ nhập

bình quân lao động nghề từ 500-600.000 đồng/tháng Trong tương lai có

nhiều khả năng phát triển

+ Nghề xây dựng : nổi lên có làng Nội Duệ (Tiên Du) trong những nam gần đây phát triển rất mạnh, đã thành lập 3 công ty trách nhiệm hữu

Trang 36

gia ti gan 100 tỷ đồng, thụ hút thường xuyên 294 lao động Ngoài ra ở đây

còn thành lập các chủ nhỏ nhận thầu xây dựng các công trình xây lấp khấp nước Nghề này trong tương lai vẫn còn nhiều hứa hẹn phát triển, nó yêu cầu người thợ vừa có tay nghề khéo lại phải có Kiến thức xây dựng hiện đại Các

chủ thầu có vốn, có thiết bị kỹ thuật, có trình độ kiến trúc để đảm đương nhận thầu các công trình lớn Thế mạnh hiện nay đối với các làng nghề ở Bác Ninh là người thợ có tay nghề giỏi, các chủ thầu đã có nhiều năm đi xây

dựng ở các nơi nên đã mở được thị trường rộng lớn

+ Nghề cơ khí: nổi lên có các làng Đa Hội (Từ Sơn) làm nghề nông cụ truyền thống từ 400 - 500 năm, nay chuyển sang sản xuất nhiều sản

phẩm cơ khí phục vụ công nghiệp và nông nghiệp Hiện nay, Đa Hội có 909/1090 hộ với 2.942 lao động làm nghề Ngoài số lao động địa phương, hàng ngày ở đây da thu hút hơn 1.000 lao động từ nơi khác đến làm thuê

Những năm qua, Đa Hội đã đầu tu hơn 600 máy móc trang thiết bị mới cho sản xuất, trong đó có 66 máy cán thép từ ® 6 - ® 22 mm, 300 máy

đột dập các loại, 130 máy hần bấm, hàng chục lò nung sát có công suất từ 3

- 6 tấn/ngày Mỗi năm sản xuất trên 10.000 tấn sắt thép xây dựng, bao gồm:

dây thép ® 6 - ® 8, sắt cây ® 12 - ® 14 - ® 18, cửa xếp, cửa hoa, đỉnh, vành xe thồ Một năm giá trị sản lượng đạt khoảng 30 tỷ đồng, lương người lao

động bình quân từ 600.000đ - 700.000d/háng Nghề sắt cơ khí trong những năm tới nhụ cầu xây dựng tầng, nên vẫn có nhiều khả năng phát triển Nên chuyển hướng sản xuất các sản phẩm phục vụ xây dựng và công nghiệp Tuy nhiên hiện nay giá thếp trong nước ta vẫn còn cao do được bảo hộ Sản phẩm của Đa Hội hiện nay có lợi thế giá rẻ do chất lượng không cao, qui mô

nhỏ, tận dụng được lao động và phế liệu tại chỗ Về lâu dài, phải tính tới khả

Trang 37

+ Nghề làm bún, bánh, mộc dân dụng, nấu rượu: sản phẩm của các

lang nghé nay chủ yếu tiêu dùng ở khu vực địa phương Yêu cầu kỹ thuật không cao nên hiện nay ở hầu hết mọi nơi đều có thể sản xuất được, cho nên rất khó mớ rộng thị trường Vì thế quy mô sản xuất không phát triển được chí hoạt động cầm chừng Sản phẩm cúa các làng nghề này đang gặp khó khan, thu nhap của người lao động rất thấp

+ Nghề dan lát tre, nứa, lá: sản phẩm của các làng nghề này là những vật dụng phục vụ đời sống gia đình nông thôn như: rổ, rá, thúng, xảo, nón, quang, giỏ Nhưng hiện nay nhiều sản phẩm công nghiệp đang dần thay thế sản phẩm này Do vậy, sản phẩm của ngành hàng này cũng gặp rất nhiều khó khăn,

không tiêu thụ được, giá sản phẩm lại rất thấp Trong những năm tới khó có khá năng phát triển, chỉ nên dừng lại ở quy mô vừa phải Hướng những cơ sở có khả năng đổi mới sản phẩm, sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu

+ Nghề làm gốm : hiện nay chỉ có xã Phù Lãng (Quế Võ) làm nghề này

Phù Lãng xưa kia đã nổi tiếng với sản phẩm chum, vại, âu, vò, tiểu với mầu

men đa lượn đặc trưng Đã có thời kỳ phát triển rất mạnh, cả xã làm gốm Hiện này nhú cầu về những sản phẩm truyền thống của Phù Lãng đang giảm sút, do

nhiều hàng hoá mới thay thế, Sản phẩm tỏ ra không thích ứng được với yêu cầu

thị trường Do vậy, trong những năm tới, Phù Lãng nên chuyển đổi mặt hàng

của mình theo hướng làm các sản phẩm mỹ nghệ, các sản phẩm công nghiệp

Bởi vì cũng làm gốm sứ, nhưng Bát Tràng phát triển rất mạnh thu nhập hàng trăm tỷ đồng mỗi năm

+ Nghề làm tranh, làm cày bừa : hiện nay nhụ cầu về sản phẩm tranh

rất khó bán, chỉ tiêu thụ được số lượng nhỏ Do vậy nhiều hộ gia đình đã bỏ

nghề Nghề làm tranh Đông Hồ trước đây cả làng đều làm, người mua bán

tấp nập quanh năm, nay cá làng chỉ còn hui hộ giữ được nghề Sản phẩm chủ yếu là bán cho khách du lịch, còn nhú câu dân cư tiêu thụ không đáng kể

Làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một đi, một số hộ chuyển sang làm

Trang 38

do nhu céu thi rudng tong nước da thay đổi Do vậy hướng đi tới nên chuyển đổi sang mật hàng mới Đối với sản phẩm tranh dân gian, đây là sản phẩm màng tính mỹ thuật thể hiện vấn hoá dân tộc, cần duy trì ở mức độ báo tồn, đồng thời quảng bá ra nước ngoài để tìm thị trường mới

Về sản xuất cày bừa có làng Đông Xuất (Yên Phong) xưa kia phát

triển rất mạnh nay sản phẩm làm ra gặp khó khan do không có thị trường

tiêu thụ Một số hộ đã chuyển sang làm mộc dân dụng

Tóm lại, điểm qua một số sản phẩm chú yếu của làng nghề Bắc Ninh, chúng tôi thấy rằng:

- Những làng nghề phát triển được là do sản phẩm có tính độc đáo, biết đối mới cho phù hợp với yêu cầu thị trường (gỗ mỹ nghệ, xây dựng, thép, giấy)

- Những nghề có tương lai phát triển tốt là những nghề đồi hỏi tay nghề khéo léo của người thợ thủ công mà trong các công đoạn sản xuất máy móc chỉ thay thế được một phần, còn cơ bản vẫn phải dùng đến lao động thủ

cơng Giá trị hàng hố là giá trị nhân công lao động

- Những nghề có thể áp dụng sản xuất bằng phương pháp công nghiệp

sản phẩm trong những năm tới vẫn có khả năng phát triển chiếm lĩnh được

thị trường do lợi thế sản xuất quy mô nhỏ, giá lao động rẻ, chỉ phí cơ sở hạ

tầng không cao Song những sản phẩm này phải đối diện với sức cạnh tranh

của hàng hoá công nghiệp ngày càng tăng Do vậy, phải luôn đồi hỏi nâng

cao chất lượng sản phẩm, không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất

- Đối với ngành nghề mà sản phẩm chỉ tiêu thụ tại chỗ, hoặc đang bị

mất dần thị trường thì không nên mớ rộng quy mô sản xuất, cần chuyển đổi

mặt hàng thích hợp

2.2.3 Nguồn lực phát triển kinh te làng nghề: 2.2.3.1 Về vốn:

Trước đây, sản xuất dưới hình thức tự cũng, tự cấp thì nhủ cầu vốn

Trang 39

nay, trong nền sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải thay đổi quy mô, công nghệ sản xuất, Muốn vậy, phải có nguồn vốn lớn Trong những năm qua, làng nghề Bắc Ninh đã huy động nhiều nguồn vốn khác nhau: vốn tự có, vốn vay từ người thân, vốn vay nóng tư nhân, vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng Nhụ cầu về vốn đối với một số ngành nghề phát triển hiện nay rất lớn

Ví dụ, ở làng Dương Ổ (Yên Phong) có nhụ cầu đầu tư 66 dây chuyền sản xuất giấy hiện đại (với loại nhỏ giá 300 triệu đồng, loại lớn giá l - 1,5 ty đồng/dây chuyền) Eần có tới 40 tỷ đồng, chưa kể nhà xưởng, mat bang,

kho số vốn này vượt quá khả năng tài chính của hộ gia đình Nếu đi vay tư

nhân, lãi suất rất cao, có nơi có lúc tới 4 - 5% /tháng

Qua khảo sát ở 100 hộ thuộc 7 làng nghề Bắc Ninh cho thấy tổng vốn kinh doanh bình quân một hộ là 98,6 triệu đồng, trong đó vốn dưới dạng trang thiết bị là 49,5 triệu đồng, tuy nhiên vốn kinh doanh của các làng có khác nhau Dương Ổ bình quân 250 triệu đồng, Đa Hội 213,3 triệu đồng,

Mẫn Xá 81,79 triệu đồng, Phù Khê 48,93 triệu đồng, Đại Bái 21 triệu đồng,

Đồng Ky 32,14 triệu đồng, Phù Lãng 22 triệu đồng Trong đó, vốn tự có

chiếm tới 68,5%, còn lại 31,5% được huy động từ bên ngoài gia đình Số hộ

di vay từ ngân hàng chiếm 67,5%, vay bạn bè 22,1%, vay họ hàng 10,4%

Bảng 10 - Tình hình vốn tại các làng nghề Bac Ninh tính đến 10/1998 Đơn vị : triệu đồng

Huyện Số làng Tổng số Nguồn vốn Loại vốn

Trang 40

Những năm gần đây, ngân hàng đã tích cực cho làng nghề vay vốn

dưới các hình thức: vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc lam, tin dung EC, von từ quỳ xoá đói giám nghèo Tuy nhiên số lượng vốn vay chưa nhiều (môi hộ chỉ được vay vài triệu đồng), thời hạn vốn vay ngắn nên rất khó

khan cho đổi mới trang thiết bị máy móc Nguồn vốn vay chủ yếu chỉ dùng vào việc mua nguyên liệu Hiện nay làng nghề còn có thể vay được các

nguồn vốn của ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng đầu tư song thủ tục còn

khó khăn Qua tìm hiếu chúng tôi thấy rằng vướng mắc hiện nay là thủ tục

thế chấp vay Ngân hàng khẳng định sẩn sàng cho làng nghề vay vốn nhưng phải có thế chấp, nhất là các doanh nghiệp bước đầu làm ăn Doanh nghiệp muốn vay phải có tài sản thế chấp, những hiện nay phần lớn các tài sản của họ khi mua, bán (máy móc) khơng có hố đơn nên không có căn cứ để định

gid tài sán, Để tháo gỡ vướng mắc này, Tỉnh uý đã có chủ trương thành lập Ban định giá tài sản cho làng nghề để nhanh chóng tạo điều kiện xét duyệt thủ tục vay vốn của doanh nghiệp Tuy vậy, đây mới chỉ là ý tưởng chứ chưa

thực hiện được, do chưa có đội ngũ cán bộ, chưa thống nhất được cơ chế đánh giá

Như vậy, làng nghề Bắc Ninh vẫn dang đứng trước khó khăn, nan giải

về vốn Không có vốn thì không đổi mới trang thiết bị được rồi dẫn đến hàng hố khơng cạnh tranh được, hàng hố khơng bán được thì lại dẫn đến khó khăn về vốn

2.2.3.2 Về lao động;

Trước những năm đổi mới, lao động trong làng nghề chủ yếu làm việc trong hợp tác xã, tổ sản xuất Bởi vì, trong giai đoạn này ta động viên các hộ gia đình cá thể vào lam an tap thể, Mô hình này ban đầu có sức cổ vũ mạnh mẽ người lao động, số hợp tác xã, số lao động tiểu thủ công nghiệp tăng lên rất nhanh, Tuy nhiên, mô hình hợp tác xã trong thời pián này bộc lộ một số hạn chế như gò ép, chưa tôn trọng lợi ích kinh tế của cá nhân người lao

Ngày đăng: 22/12/2021, 10:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w