1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia giai đoạn 2012 – 2015 và bài học kinh nghiệm cho việt nam

99 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Môi Trường Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Malaysia Giai Đoạn 2012 – 2015 Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Tác giả Nguyễn Ánh Phước
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ánh
Trường học Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 3,45 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG FDI (17)
    • 1.1. Một số khái niệm (17)
      • 1.1.1. Khái niệm đầu tư (17)
      • 1.1.2. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (17)
      • 1.1.3. Khái niệm môi trường đầu tư (18)
      • 1.1.4. Khái niệm môi trường FDI (20)
    • 1.2. Đặc điểm của môi trường FDI (20)
      • 1.2.1. Đặc điểm của môi trường đầu tư (20)
      • 1.2.2. Đặc điểm của môi trường FDI (22)
    • 1.3. Các yếu tố của môi trường FDI (22)
      • 1.3.1. Môi trường tự nhiên (22)
      • 1.3.2. Môi trường chính trị - pháp luật (24)
      • 1.3.3. Môi trường kinh tế (27)
      • 1.3.4. Môi trường văn hoá (31)
    • 1.4. Vai trò của môi trường đầu tư trong việc thu hút FDI (35)
      • 1.4.1. Lợi thế sở hữu (Ownership) (36)
      • 1.4.2. Lợi thế địa điểm (Location) (36)
      • 1.4.3. Lợi thế về nội hóa (internalization) (37)
  • CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG FDI CỦA MALAYSIA TỪ NĂM 2012 - 2015 22 (38)
    • 2.1. Giới thiệu sơ lược về đất nước Malaysia (38)
      • 2.1.1. Các thông tin cơ bản (38)
      • 2.1.2. Điều kiện tự nhiên, con người (0)
      • 2.1.3. Lịch sử (40)
      • 2.1.4. Tổng quan kinh tế (40)
    • 2.2. Tổng quan Môi trường FDI của Malaysia giai đoạn 2012 – 2015 (41)
      • 2.2.1. Môi trường tự nhiên của Malaysia (41)
      • 2.2.2. Môi trường chính trị - pháp luật của Malaysia (42)
      • 2.2.3. Môi trường kinh tế của Malaysia (49)
      • 2.2.4. Môi trường văn hóa của Malaysia (54)
    • 2.3. Vai trò của MTĐT của Malaysia trong việc thu hút FDI (59)
      • 2.3.1. Vai trò của MTĐT của Malaysia đối với lợi thế O (59)
      • 2.3.2. Vai trò của MTĐT của Malaysia đối với lợi thế L (65)
      • 2.3.3. Vai trò của MTĐT của Malaysia đối với lợi thế I (68)
  • CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MALAYSIA CHO VIỆT NAM (0)
    • 3.1. Đánh giá môi trường FDI của Malaysia (70)
      • 3.1.1. Phân tích điểm mạnh (70)
      • 3.1.2. Phân tích điểm yếu (75)
    • 3.2. Vai trò của MTĐT Việt Nam trong thu hút FDI giai đoạn 2012 đến 2015 – (76)
      • 3.2.1. Đối với lợi thế O (76)
      • 3.2.2. Đối với lợi thế L (79)
      • 3.2.3. Đối với lợi thế I (81)
    • 3.3. Bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Malaysia (85)
      • 3.3.1. Ổn định chính trị và an ninh kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu (85)
      • 3.3.2. Xây dựng chính sách FDI ổn định và nhất quán, pháp luật công khai minh bạch, tôn trọng các cam kết quốc tế (85)
      • 3.3.3. Đưa ra chiến lược phát triển kinh tế với mục tiêu cụ thể thông qua các chương trình hành động toàn diện, có sức ảnh hưởng lan tỏa (86)
      • 3.3.4. Cải cách thủ tục hành chính (86)
      • 3.3.5. Tăng cường phòng chống và giảm tham nhũng tại Việt Nam (86)
      • 3.3.6. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và xử lý tranh chấp kịp thời (87)
      • 3.3.7. Tăng cường tự do hóa tài chính (89)
      • 3.3.8. Tăng chất lượng thị trường lao động Việt Nam (91)

Nội dung

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG FDI

Một số khái niệm

Theo Luật Đầu tư của Việt Nam năm 2005 thì “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Trong phạm vi một quốc gia, đầu tư có thể chia ra: Đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước Phân loại theo dòng chảy của vốn đầu tư, một quốc gia có thể là nước nhận đầu tư hoặc là nước đầu tư Xét về phương thức quản lý vốn đầu tư, đầu tư quốc tế bao gồm các hình thức như: Đầu tư gián tiếp nước ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tín dụng thương mại quốc tế…Ngày nay, Đầu tư nước ngoài là một trong những hình thức cơ bản của hoạt động kinh tế quốc tế và ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tổng đầu tư do xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ

1.1.2 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): Đầu tư trực tiếp phản ánh mục tiêu đạt được một lợi ích lâu dài của một thực thể thường trú của một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) trong một doanh nghiệp lưu trú trong một nền kinh tế khác (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp) "Lợi ích lâu dài" ngụ ý sự tồn tại của một mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp và sự ảnh hưởng đánh kể đến việc quản lý sau này (OEDC 2008, tr 48-49)

Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".

Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF): Đầu tư trực tiếp là một loại hình đầu tư xuyên biên giới gắn với một đối tượng cư trú trong một nền kinh tế có quyền kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý của một doanh nghiệp đang cư trú tại một nền kinh tế khác (IMF 2010, tr 100)

Còn ở Việt Nam, Luật Đầu tư 2005 có những định nghĩa như sau: Điều 3.2: Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Điều 3.6: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại Điều 3.12: Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư.

Luật đầu tư 2014 của Việt Nam lại không có định nghĩa “đầu tư trực tiếp” hay

“đầu tư nước ngoài” mà chỉ có khái niệm Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Như vậy, FDI xét theo định nghĩa pháp lý của Việt Nam là hoạt động bỏ vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam với điều kiện họ phải tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.

Chúng ta có thể thấy mỗi định nghĩa có thể có các cách diễn đạt khác nhau tuy nhiên có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của FDI bao gồm: (1) FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận; (2) Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư; (3) Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc lỗ lãi; (4) FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua máy móc thiết bị, phát minh, sáng chế…

1.1.3 Khái niệm môi trường đầu tư

Khi đứng trước một quyết định đầu tư nhằm thu lại lợi nhuận từ đồng vốn mình bỏ ra, bất cứ nhà đầu tư nào cũng sẽ đứng trước câu hỏi đầu tiên đó là “đầu tư ở đâu?” cho dù đó là vốn ODA, FDI hay là các nguồn vốn nước ngoài mang tính thương mại khác. Kinh nghiệm thu hút các nguồn tài chính nước ngoài lẫn trong nước chỉ ra rằng việc quyết định điểm đến của các nhà đầu tư lại phụ thuộc rất nhiều vào môi trường đầu tư.

Tại Việt Nam khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực thi chính sách đổi mới mở cửa hội nhập với thế giới thì vấn đề hoàn thiện môi trường đầu tư là việc làm tất yếu để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và nó đã thực sự đem lại hiệu quả Môi trường đầu tư là một thuật ngữ không phải mới mẻ nhưng đến nay vẫn có rất nhiều tranh luận về khái niệm này Môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu Sau đây là một số khái niệm về môi trường đầu tư:

- Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố đặc thù địa phương hình thành nên các cơ hội và động cơ để doanh nghiệp có thể đầu tư một cách có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất (World bank 2005, trang 1)

- Môi trường đầu tư là một danh mục chính sách, quy định và các yếu tố thể chế cung cấp những biện pháp khuyến khích đầy đủ và đủ mạnh để thúc đẩy khu vực tư nhân đầu tư vào các dự án xã hội mong muốn (Weingast, 1992, tr1)

- Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố, điều kiện và chính sách của nước tiếp nhận đầu tư chi phối đến hoạt động đầu tư nước ngoài (Nguyễn Văn Tuấn 2005)

- Môi trường đầu tư là một tổng thể, gồm các yếu tố vật chất, luật pháp, kinh tế và chính trị giúp một quốc gia trở thành điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và là địa điểm mà các doanh nghiệp trong nước dù có quy mô khác nhau, hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau, đều mong muốn được đầu tư (NCIF, 2006, tr1)

Đặc điểm của môi trường FDI

1.2.1 Đặc điểm của môi trường đầu tư

1.2.1.1 MTĐT có tính tổng hợp

MTĐT là một tổng thể do nhiều yếu tố như tự nhiên, chính trị pháp luật; kinh tế; văn hóa cùng ảnh hưởng đan xen đến lưu lượng cũng như xu hướng đầu tư Trong rất nhiều yếu tố này, mặc dù tác động của mỗi yếu tố đến lưu lượng, xu hướng và lợi nhuận đầu tư là khác nhau nhưng chúng đều là những yếu tố bắt buộc để tạo nên một môi trường đầu tư tốt và hoàn chỉnh

Vì vậy, các nhà đầu tư khi đưa ra quyết sách đầu tư cần xem xét các yếu tố một cách toàn diện chứ không chỉ xem xét độc lập từng yếu tố Đối với nước chủ nhà, khi cải thiện MTĐT cũng cần xem xét ảnh hưởng của quá trình cải thiện này tới các đối tượng khác nhau và trong tổng thể của nền kinh tế (李尔华李尔华-Lý Nhĩ Hoa 2005, tr.87)

1.2.1.2 MTĐT có tính tương hỗ

Môi trường đầu tư là một tổng thể hữu cơ, hầu hết các bộ phận đều hỗ trợ và ảnh hưởng lẫn nhau, là điều kiện của nhau để tạo thành một hệ thống môi trường đầu tư hoàn chỉnh, trong đó nếu bất kì một yếu tố nào biến đổi đều có thể khiến các yếu tố còn lại của môi trường đầu tư phát sinh những phản ứng liên hoàn, dẫn tới sự thay đổi trong toàn bộ môi trường đầu tư Một khi môi trường đầu tư thay đổi tất yếu sẽ ảnh hưởng đến nhận định của các nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến quy mô và xu hướng đầu tư (李尔华李尔 华-Lý Nhĩ Hoa 2005,tr.87)

1.2.1.3 MTĐT có tính vùng miền

MTĐT có tính vùng miền là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của môi trường đầu tư quốc gia Tính vùng miền của môi trường đầu tư tồn tại khiến cho một dự án đầu tư hoặc một hình thức đầu tư có thể áp dụng được ở địa điểm này nhưng lại không thể áp dụng được ở một địa điểm khác Chính vì vậy, khi nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư vừa phải tính đến yếu tố quốc gia vừa phải tìm đúng vùng đầu tư cụ thể nhằm đạt được mục đích đầu tư của mình (李尔华李尔华-Lý Nhĩ Hoa 2005,tr.87)

Do các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư có tính động, vì vậy môi trường đầu tư cũng biến đổi không ngừng Sự biến động của các yếu tố hoăc cải thiện môi trường đầu tư hoặc sẽ làm môi trường đầu tư xấu đi Do đó, khi tiến hành đầu tư các nhà đầu tư cần tìm kiếm và phát hiện ra tính quy luật cũng như xu hướng vận động của các yếu tố từ đó lựa chọn phương thức, xu hướng và quy mô đầu tư cho phù hợp.(李尔华李尔华-

1.2.1.5 MTĐT có tính đương đối Đối với cùng một môi trường đầu tư nhưng với những hoạt động đầu tư khác nhau sẽ cho ra những tác dụng khác nhau, có thể với dự án nào đó là môi trường đầu tư tốt nhưng với những dự án khác lại không phải Đây chính là tính tương đối của môi trường đầu tư Nguyên nhân dẫn đến đặc điểm này là do hoạt động đầu tư vốn dĩ đã là một hoạt động mang tính tương đối, mỗi hoạt động đầu tư khác nhau thì yêu cầu môi trường đầu tư khác nhau và chịu mức độ tác động của cùng một yếu tố môi trường cũng khác nhau.

Ví dụ, nếu đầu tư dự án thâm dụng lao động thì nhạy cảm với yếu tố chi phí lao động; đầu tư dự án thâm dụng kỹ thuật thì nhạy cảm với yếu tố kỹ thuật; còn nếu đầu tư dự án thâm dụng tài nguyên thì nhạy cảm đối với điều kiện tài nguyên Tính tương đối của môi trường đầu tư gợi ý cho mọi người khi đánh giá và cải thiện môi trường đầu tư, không chỉ có thể xuất phát từ sự cộng sinh đánh giá và cải thiện tổng thể mà còn nên đánh giá và cải thiện môi trường đầu tư xuất phát từ tính đặc thù của từng hoạt động đầu tư cụ thể (綦建 红 - Qi Jianhong 2005, tr 91)

1.2.2 Đặc điểm của môi trường FDI

Môi trường FDI ngoài việc có đầy đủ các đặc điểm của môi trường đầu tư như ở phần trên, do có yếu tố “đầu tư nước ngoài” nên sẽ có thêm một số đặc điểm như:

- Môi trường FDI có phạm vi liên quan rộng và phức tạp hơn MTĐT Khi hoạt động FDI diễn ra, tại nước đầu tư sẽ xuất hiện thêm một loạt những vấn đề mới như: thu nhập từ thuế của doanh nghiệp FDI, quản lý ngoại hối, thu chi quốc tế, thanh toán quốc tế, thương mại xuất nhập khẩu…

- Môi trường FDI có tính ổn định kém, rủi ro cao Do hoạt động FDI liên quan đến nhiều nước nên sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường luật pháp chính trị của nhiều nước khác nhau vì vậy rất khó kiểm soát, không ổn định và luôn tiềm tàng rủi ro.

Các yếu tố của môi trường FDI

Những yếu tố thuộc môi trường đầu tư có ảnh hưởng quyết định đến thu hút FDI mà FDI lại ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Vai trò của các yếu tố của môi trường đầu tư đối với việc thu hút FDI cũng thay đổi theo thời gian Các yếu tố của môi trường FDI như môi trường tự nhiên, chính trị - pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của môi trường FDI, từ đó có tác động tới quyết định và hành vi đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Môi trường tự nhiên thường đề cập đến các điều kiện môi trường được hình thành không phải do yếu tố con người, chủ yếu bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,địa hình, khí hậu Môi trường địa lý tự nhiên của mỗi nước cũng như việc sử dụng và mức độ hiệu quả của môi trường địa lý tự nhiên ở mỗi quốc gia có sự khác biệt rất lớn, và nó có những ảnh hưởng khác nhau đến việc sản xuất, kinh doanh của các công ty đa quốc gia Ví dụ như chi phí khai thác, mức độ khai thác dễ hay khó, trữ lượng, chủng loại của các mỏ tài nguyên nhiên; khoảng cách giữa địa điểm khai thác và thị trường tiêu thụ trong tương lai, điều kiện giao thông cũng như khí hậu ảnh hưởng tới các dự án đầu tư Ngày nay, mục tiêu theo đuổi của các công ty đa quốc gia khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chính là chiến lược toàn cầu, trong đó mặt quan trọng là đạt được tối ưu hóa trong việc bố trí sản xuất và tận dụng tài nguyên trong phạm vi toàn cầu.

1.3.1.1 Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên

Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu chỉ sự phân bố, chất lượng và khả năng sử dụng của tài nguyên, ví dụ như dầu, khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên đất và tài nguyên thủy điện Tài nguyên thiên nhiên là các loại của cải khác nhau do thế giới tự nhiên mang lại cho một quốc gia nào đó Đối với những nước có thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên hoặc có nguy cơ thiết hụt tài nguyên doanh nghiệp có thể tiến hành xuất khẩu sang những nước đó; đối với những nước tài nguyên phong phú, doanh nghiệp lại có thể lợi dụng nguồn tài nguyên này đầu tư xây dựng nhà xưởng và tiêu thụ các sản phẩm do mình sản xuất ra.

Sự biến đổi và phát triển của môi trường tự nhiên cũng có thể gây ra một số mối đe dọa hoặc cơ hội thị trường cho doanh nghiệp, vì vậy bộ phận quản lý của doanh nghiệp cần phải nghiên cứu phân tích xu hướng vận động của môi trường tự nhiên Xu hướng vận động chính trong lĩnh vực này hiện là: một số tài nguyên thiên nhiên thiết hụt hoặc sắp thiếu hụt; giá dầu trên thị trường quốc tế biến động lớn; mức độ ô nhiễm môi trường EI ngày càng tăng; tại rất nhiều quốc gia Chính phủ dần gia tăng quản lý đối với tài nguyên thiên nhiên vì vậy các dự án đầu tư trong lĩnh vực này cũng được quy định rất chặt chẽ.

1.3.1.2 Vị trí địa lý, khí hậu

Môi trường địa lý là yếu tố đầu tư trực tiếp quốc tế không tể kiểm soát được Việc hiểu rõ ảnh hưởng của sự khác biệt về địa lý giữa các quốc gia đối với tình hình kinh tế là một trong những tiêu chuẩn đánh giá quan trọng đối của môi trường FDI Đặc điểm của khí hậu, điều kiện địa lý rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của sản phẩm và hiệu quả của đầu tư trực tiếp quốc tế

1.3.2 Môi trường chính trị - pháp luật

Theo nghiên cứu của Czinkota, Ronkainen, Moffett (2011), môi trường chính trị và pháp luật của nước sở tại ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nước ngoài theo nhiều cách khác nhau Một nhà đầu tư giỏi sẽ biết quy mô của các quốc gia mà công ty định tiến hành hoạt động đầu tư để họ có thể làm việc trong các thông số hiện có và từ đó lên kế hoạch lường trước những thay đổi có thể xảy ra Các công ty đa quốc gia thường thích đầu tư vào một đất nước có Chính phủ ổn định và thân thiện, nhưng những quốc gia như vậy không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm được Các nhà đầu tư phải liên tục theo dõi chính sách và sự ổn định của Chính phủ để xác định khả năng thay đổi chính trị có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động đầu tư của mình.

Rủi ro chính trị tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới nhưng phạm vi rủi ro lại rất khác nhau giữa các quốc gia, rủi ro chính trị thấp nhất ở các nước có lịch sử ổn định, nhất quán và ngược lại rủi ro chính trị có xu hướng cao ở các quốc gia không có lịch sử như vậy Thông thường, các nhà đầu tư có thể gặp phải 3 loại rủi ro chính đó là: rủi ro về quyền sở hữu (owner risk); rủi ro trong hoạt động (operate risk) và rủi ro di chuyển (transfer risk).

+ Rủi ro về quyền sở hữu: xảy ra khi các hoạt động bị đe dọa bởi sự tiếp quản hoặc tước đoạt của Chính phủ, chủ sở hữu có thể mất đi tài sản ở nước ngoài của mình. Đây được gọi là chủ nghĩa bảo hộ hay quốc hữu hóa kinh doanh

+ Rủi ro trong hoạt động: xảy ra khi các chính sách của Chính phủ nước nhận đầu tư có thể cản trở công việc kinh doanh như tài chính, tiếp thị hoặc quyền sở hữu.

+ Rủi ro di chuyển: sự nguy hiểm trong việc chuyển lợi nhuận ra và vào một quốc gia bị ngăn cản bởi các quy tắc và quy định của Chính phủ

Hiện nay, mối nguy cơ lớn ở nhiều quốc gia đang gặp phải đó là xung đột và bạo lực Rõ ràng nhà đầu tư sẽ cân nhắc rất kỹ trước khi tiến hành đầu tư ở một quốc gia có những rủi ro cao như vậy.

Bị chiếm hữu tài sản cũng là một rủi ro thường gặp khi một quốc gia có Chính phủ mới hoặc xuất hiện một lập trường mới là chủ nghĩa dân tộc và phản đối đầu tư nước ngoài Khi chiếm hữu tài sản, Chính phủ có bồi thường cho chủ sở hữu nhưng thường thấp hơn giá trị đầu tư.

Rủi ro bị tịch thu tài sản tương tự như việc chiếm đoạt vì nó dẫn đến việc chuyển giao quyền sở hữu từ công ty sang nước tiếp nhận nhưng khác ở chỗ nó không liên quan đến việc bồi thường cho công ty Một số ngành công nghiệp dễ bị tổn thương hơn so với các doanh nghiệp khác trong việc tịch thu và tước đoạt vì tầm quan trọng đối với nền kinh tế nước chủ nhà như các lĩnh vực khai khoáng, năng lượng, tiện ích công cộng và ngân hàng.

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng đã chuyển từ tịch thu và tước quyền sở hữu sang các hình thức kiểm soát tinh vi hơn, chẳng hạn như sự nhập tịch Mục tiêu của nhập tịch cũng vẫn là để giành quyền kiểm soát đối với đầu tư nước ngoài tuy nhiên phương pháp này có khác biệt một chút Thông qua việc nhập tịch, Chính phủ yêu cầu giao quyền sở hữu và trách nhiệm quản lý Chính phủ cũng có thể áp đặt các quy định để đảm bảo rằng một phần lớn sản phẩm được sản xuất tại địa phương hoặc phần lớn lợi nhuận được giữ lại trong nước Những thay đổi trong luật lao động, bảo vệ bằng sáng chế và các quy định về thuế cũng được sử dụng cho mục đích nhập tịch.

Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài đều phải đối mặt với một số rủi ro khác ít nguy hiểm hơn rủi ro chính trị nhưng có lẽ lại phổ biến hơn Chính những tham vọng của Chính phủ cũng như tình hình chính trị của nước nhận đầu tư dẫn tới việc Chính phủ áp đặt các quy định kinh tế hoặc luật để hạn chế hoặc kiểm soát các hoạt động quốc tế của doanh nghiệp như:

+ Thu phí kiểm soát ngoại hối;

+ Áp dụng chính sách thuế để kiểm soát các tập đoàn và vốn của họ;

+ Quy định giá cả hàng hóa và dịch vụ kiểm soát giá cả của các sản phẩm hoặc dịch vụ nhập khẩu.

Vai trò của môi trường đầu tư trong việc thu hút FDI

Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều lý thuyết đánh giá về vai trò của môi trường đầu tư trong việc thu hút FDI trong đó lý thuyết chiết trung của John Dunning là một trong những lý thuyết được nhiều người biết đến nhất Lý thuyết này được Dunning phát triển dựa trên lý thuyết nội bộ hóa (internalization) trước đó và lần đầu tiên đưa ra năm 1979, sau đó tiếp tục phát triển lý thuyết này vào năm 1988 và năm 1993 (Miguel, António, José 2007, tr 3) Trong lý thuyết của mình, Dunning đã đưa ra mô hình OLI và phát hiện ra rằng môi trường đầu tư ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư qua ba yếu tố đó là: yếu tố về lợi thế O (ownership), yếu tố về lợi thế địa điểm - lợi thế L (location) và yếu tố về lợi thế nội hóa - lợi thế I (internalization) Vì vậy, để thu hút FDI môi trường đầu tư cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát huy ba lợi thế trên và tiến tới ra quyết định sử dụng hình thức FDI thay vì lựa chọn xuất khẩu (export) hay sử dụng hình thức cấp giấy phép (licensing).

1.4.1 Lợi thế sở hữu (Ownership) Đối với một công ty để thực hiện các hoạt động xuyên biên giới, nó phải sở hữu một số lợi thế so với các công ty khác như thương hiệu, kỹ thuật sản xuất, kỹ năng kinh doanh Những lợi thế sở hữu này sẽ là tiền đề cho hoạt động FDI.

Trước khi đưa ra quyết định đầu tư, doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn môi trường đầu tư dựa trên lợi thế thực tế của công ty, ví dụ một công ty có lợi thế về thương hiệu sẽ có xu hướng lựa chọn những thị trường có luật bảo vệ sở hữu trí tuệ phát huy tác dụng tốt để giảm thiểu các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình đầu tư kinh doanh; một công ty có lợi thế về kỹ thuật sản xuất sẽ lựa chọn một nước có nền ngành công nghệ chưa phát triển bằng và đang cần sử dụng lợi thế kỹ thuật sản xuất của mình; những công ty có lợi thế về kỹ năng kinh doanh sẽ quan tâm tới những nước hay khu vực có môi trường kinh doanh minh bạch, thủ tục hành chính nhanh chóng, dễ dàng, quyền lợi của nhà kinh doanh đầu tư được đảm bảo.

1.4.2 Lợi thế địa điểm (Location)

Mức độ hoạt động của các công ty nước ngoài ở nước sở tại cũng phụ thuộc vào lợi thế địa điểm mà nước chủ nhà cung cấp (lợi thế L) Lợi thế L có thể dưới hình thức nguồn lực tài nguyên, thị trường cũng như chi phí sản xuất thấp hơn Trong số các nước đang phát triển, thuế nhập khẩu cao và hàng rào phi quan thuế quan cũng có thể được xem là những lý do quan trọng cho hoạt động FDI

Các nghiên cứu cho thấy các môi trường đầu tư có các cơ sở kinh tế và thể chế tốt hơn có xu hướng được ưa chuộng, so với các môi trường truyền thống như tiếp cận với nguyên vật liệu và chi phí lao động (Dunning 1998, tr 45-66) Những yếu tố này là yếu tố bên ngoài của các doanh nghiệp nhưng là yếu tố bên trong đối với Chính phủ của nước tiếp nhận đầu tư Nói cách khác, Chính phủ có thể làm cho lãnh thổ của mình hấp dẫn đối với nhà đầu tư bằng cách xây dựng các chính sách thuận lợi cho nhà đầu tư. Hơn nữa, khi xây dựng được một môi trường đầu tư tốt, các nước còn có cơ hội chủ động lựa chọn nguồn vốn FDI phù hợp với điều kiện phát triển của quốc gia mình Khả năng chọn lọc và hấp thụ FDI của môi trường đầu tư của một quốc gia rất quan trọng vì nó góp phần đảm bảo chiến lược phát triển của quốc gia đó Chúng ta có thể nhận thấy sự chủ động trong việc tiếp nhận nguồn vốn FDI của các nước phát triển, họ có môi trường đầu tư có lợi thế địa điểm cao vì thế có thể chủ động điều chỉnh dòng vốn FDI để có khả năng hấp thu tốt nhất và do vậy họ cũng chiếm tới 55% FDI toàn cầu. (UNCTAD 2016, tr 4) Đây cũng chính là một trong những lý do quan trọng giải thích tại sao một số quốc gia lại hấp dẫn hơn các nước khác hay công ty chọn địa điểm này thay vì địa điểm khác

1.4.3 Lợi thế về nội hóa (internalization)

Lợi thế về nội hóa ảnh hưởng đến cách hoạt động của FDI Trong thuật ngữ kinh tế vi mô, FDI làm giảm chi phí giao dịch của các công ty đa quốc gia do sự không hoàn hảo của thị trường Thông qua việc nội hóa, các công ty đa quốc gia (MNC) có thể tăng lợi tức đầu tư bằng cách thực hiện các giao dịch, bao gồm các tài sản độc quyền của nó, thông qua hoạt động nội bộ (Bala 1998, tr 2) Nhờ đó giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng; tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty; tránh được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế.

Tuy nhiên trên thực tế lợi thế này có phát huy tác dụng hay không, tùy thuộc rất nhiều vào rất nhiều yếu tố của môi trường đầu tư ví dụ như thủ tục xuất nhập khẩu,chính sách quản lý ngoại hối, những điều chỉnh trong luật đầu tư, luật doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư

NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG FDI CỦA MALAYSIA TỪ NĂM 2012 - 2015 22

Giới thiệu sơ lược về đất nước Malaysia

Từ dữ liệu có trong The World factbook 2016 của Cơ quan tình báo Trung uơng Hoa Kỳ (CIA) về đất nước Malaysia và Hồ sơ thị trường Malaysia của Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công thương, chúng ta có thông tin cơ bản về đất nước Malaysia.

2.1.1 Các thông tin cơ bản

2.1.2 Điều kiện tự nhiên, con người

Liên Bang Malaysia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có diện tích 329.847 km2 bao gồm 13 bang chia thành 2 vùng địa lý:

Bán đảo Malaysia (Tây Malaysia) phía bắc giáp Thái Lan, phía đông giáp Biển Đông, phía nam giáp eo biển Singapore, phía tây giáp eo biển Malacca Gồm chín lãnh thổ quốc vương hồi giáo (Johor, Kedah, Kelantan, Negeri Sembilan, Pahang, Perak, Perlis, Selangor và Terengganu), hai bang dưới sự lãnh đạo của Thống đốc (Malacca và Penang), và hai lãnh thổ liên bang (Putrajaya và Kuala Lumpur)

Hải đảo Malaysia (Đông Malaysia) gồm hai bang Sabah và Sarawak ở phía Bắc đảo Borneo, giáp Brunei và Indonesia

Tên đầy đủ: Ma-lai-xi-a (Malaysia)

Thể chế chính trị: Quân chủ lập hiến

Ngày quốc khánh : 31 tháng 8 năm 1957 Đứng đầu nhà nước: Quốc vương – MUHAMMAD V (từ

13/12/2016) Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng Mohamed NAJIB bin Abdul Razak

(3/4/2009) Các đảng phái chính trị: Đa đảng

Thành viên của các tổ chức quốc tế: ADB, APEC, ASEAN, WTO…

Ngôn ngữ : Bahasa Malay, Tiếng Anh, Tiếng Trung v…v

Tỷ giá: USD/ringgits (MYR): 4,3 (2017)

Thủ đô của Malaysia là Kuala Lumpur, được thành lập vào năm 1857 tại nơi hợp lưu của hai dòng sông Klang và Gombak, Kuala Lumpur là một trong những thành phố năng động nhất Châu Á.

Khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều, ở miền Tây có lượng mưa tới 2.500mm Lượng mưa thay đổi theo mùa hơn là thay đổi theo nhiệt độ Gió mùa Đông Bắc từ tháng mười đến tháng hai và gió mùa Tây Nam từ tháng năm đến tháng chín đem theo nhiều mưa đến Malaysia.

Malaysia rất giàu tài nguyên khoán sản Các loại quặng kim loại chính là thiếc, nhôm, đồng và sắt Rất nhiều các kim loại thứ yếu khác được tìm thấy như mangan, antimon, thủy ngân, bôxit và vàng Việc sản xuất thiếc tạo nên một trong những trụ cột cho kinh tế phát triển Thiếc thường được tìm thấy ở những bãi bồi phù sa dọc triền dốc phía tây của nhánh chính vùng Tây Malaysia và những bãi bồi nhỏ hơn ở bãi biển phía tây của bán đảo Tuy nhiên, khoáng sản giá trị nhất của Malaysia là dầu khí và khí ga tự nhiên Các dàn khoan đều được đặt ngoài khơi, cách xa các bãi biển của vùng bán đảo và Sarawak Ngoài ra, Malaysia có trữ lượng lớn than, than bùn, gỗ, đất sét, cao lanh, silica, đá vôi, barite, phốt phát, đá granite, đá mable và tiềm năng thủy điện rất lớn.

Theo số liệu của CIA, tính tới tháng 7/2016 tổng dân số của Malaysia là gần 31 triệu người, đứng thứ 42 trên thế giới Tốc độ tăng dân số năm 2016 là 1,4% Dân số trong độ tuổi từ 25-54 chiếm tỉ lệ cao nhất là 41,06%, độ tuổi 15-24 chiếm 16,86%, độ tuổi 0 – 14 chiếm 28,16%, độ tuổi 55-64 chiếm 8,06%, độ tuổi trên 65 chiếm 5,86%. Ngôn ngữ chính thức của Malaysia là tiếng Bahasa Malay, bên cạnh đó người dân còn sử dụng tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Tamil, tiếng Telugu, Malayalam, Panjabi, Thái Lan…

Hồi giáo là tôn giáo chính thức của Malaysia, chiếm 61,3%; tiếp theo đó là Phật giáo chiếm 18,9%, Thiên chúa giáo 9,2%; Hinđu 6,3%; Khổng giáo, Đạo giáo và các tôn giáo truyền thống khác của Trung Quốc 1,3% (CIA Factbook 2017)

Từ thế kỷ 16 trở về trước các tiểu vương quốc trên bán đảo Malaysia thường bị các vương quốc ở Nam Thái Lan và Indonesia đô hộ Sau này các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh đã tới vùng này chiếm Malaca, Sabah, Singapore Năm 1896, Anh lập Liên hiệp các quốc gia Mã lai gồm các tiểu bang Perak, Selagor, Negri Sembilan và Pahang Một số tiểu bang khác (Johor, Keda, Perlis, Kelantan) cũng nhận sự bảo hộ của Anh mặc dù không tham gia Liên hiệp.

Năm 1941, Nhật chiếm bán đảo Malaysia, năm 1946, Nhật đầu hàng Anh định lập lại chế độ thuộc địa nhưng gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của nhân dân Malaysia. Năm 1948, Anh buộc phải ký với các tiểu vương hiệp ước thành lập Liên bang Malaysia, công nhận chủ quyền của các tiểu vương, trừ Penang và Malaca trước là lãnh thổ của Anh, các bang này có thống đốc bang Hội nghị Luân đôn (London) 1956 quyết định trao trả độc lập cho Malaysia Ngày 31/8/1957 Liên bang Malaysia trở thành quốc gia độc lập, theo chế độ quân chủ lập hiến Ngày 16/9/1963, bang tự trị Singapore gia nhập Liên bang Mã lai Đến năm 1965, quan hệ giữa Chính phủ Liên bang với Bang tự trị Singapore trở nên căng thẳng và ngày 9/8/1965, bang tự trị Singapore tách khỏi liên bang Mã Lai trở thành nước Cộng hòa Singapore (Cục xúc tiến thương mại 2013, tr 7)

Theo số liệu của World Bank năm 2016, Malaysia là nước có thu nhập trung bình cao với GNI đầu người năm 2015 đạt 10570 USD, GDP (2015) là 298 tỷ USD, tăng trưởng kinh tế năm 2015 là 5% Nền kinh tế Malaysia đã được chuyển đổi từ những năm 70 từ sản xuất các nguyên vật liệu thô thành nền kinh tế đa ngành nghề Sau khi nhậm chức, cựu Thủ tướng ABDULLAH cố gắng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế bằng cách hướng nguồn đầu tư vào khu vực công nghệ cao, công nghệ y tế Những nỗ lực này của ông đã được Tân thủ tướng Najip tiếp tục thực hiện Thủ tướng Najib cũng tiếp tục đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ nội địa và giảm bớt việc nền kinh tế phải dựa quá nhiều vào xuất khẩu Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện tử, dầu khí,dầu cọ, cao su vẫn là đầu tầu của nền kinh tế Ngành dầu khí vẫn đóng góp phần lớn vào ngân sách Chính phủ Malaysia tiếp tục thu được nhiều lợi nhuận từ việc xuất khẩu dầu,khí đốt do giá năng lượng trên thế giới đang tăng cao Tuy nhiên do giá gas và khí đốt trong nước cũng tăng, kết hợp với tài chính thắt chặt, đã buộc Kuala Lumpur phải giảm thiểu sự hỗ trợ từ Chính phủ Chính phủ cũng bớt phụ thuộc vào nhà cung cấp khí đốt là Petronas, công ty đóng góp hơn 40% trong tổng thu nhập quốc dân Ngân hàng Trung ương vẫn duy trì được tỷ giá ngoại tệ và cơ chế điều hành cũng được thực hiện tốt đã hạn chế những rủi ro tài chính của Malaysia trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

Là Quốc gia xuất khẩu dầu khí, Malaysia được hưởng lợi từ việc giá năng lượng thế giới tăng cao Việc giảm giá dầu toàn cầu trong nửa cuối 2014 đã làm Malaysia thất thu và giảm giá trị đồng Ringit Chính phủ đang cố giảm bớt sự phụ thuộc vào tập đoàn nhà nước Petronas Ngân hàng Negara Malaysia (Ngân hàng nhà nước) duy trì dự trữ ngoại hối lớn, được quản lý tốt giúp Malaysia ít bị ảnh hưởng hơn bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu Ngành dầu khí đóng góp lớn vào doanh thu của Chính phủ, việc giá dầu giảm làm Chính phủ bị ảnh hưởng nặng nề về tài chính Malaysia là quốc gia xuất khẩu lớn, do vậy cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề khi giá cả hàng hóa bị giảm sút trên toàn cầu (CIA Factbook 2017)

Tổng quan Môi trường FDI của Malaysia giai đoạn 2012 – 2015

2.2.1 Môi trường tự nhiên của Malaysia

2.2.1.1 Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên của Malaysia

Như đã giới thiệu ở trên, Malaysia là đất nước đặc biệt giàu về tài nguyên khoáng sản Thiếc và dầu mỏ là hai nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị của kinh tế Malaysia Malaysia từng là nước sản xuất thiếc hàng đầu thế giới cho tới khi thị trường này sụp đổ đầu thập niên 1980 Chỉ tới năm 1972 dầu mỏ và khí tự nhiên mới thay thế thiếc trở thành mặt hàng chính trong lĩnh vực khai mỏ Dầu mỏ và khí tự nhiên được tìm thấy tại các mỏ dầu ngoài khơi Sabah, Sarawak và Terengganu đã có đóng góp đặc biệt lớn vào nền kinh tế Malaysia tại các địa phương đó Các sản phẩm khoáng sản khác cũng khá quan trọng gồm nhôm, đồng, vàng, bô xít, quặng sắt và than cùng với các khoáng sản công nghiệp như đất sét, cao lanh, silica, đá vôi, barite, phốt phát và các sản phẩm đá cắt như đá granite và đá mable khối hoặc tấm

Theo số liệu của CIA năm 2015, trữ lượng dầu khí Malaysia ở mức 3,6 tỷ thùng (đứng thứ 30 thế giới) còn trữ lượng khí thiên nhiên 1,183 nghìn tỉ m3 (đứng thứ 23 trên thế giới) Trong những năm gần đây, do khủng hoảng dầu thô thế giới nên giá dầu thô của Malaysia cũng bị ảnh hưởng tuy nhiên theo chỉ số các nhà đầu tư TOGY 1 của

1 Chỉ số các nhà đầu tư TOGY là chỉ số đo lường sự tự tin của các nhà đầu tư dầu khí thể hiện qua mức đầu tư của

Malaysia 2015 dựa trên phản hồi của 65 giám đốc điều hành dầu khí đầu tư tại nước này được khảo sát từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015 thì vẫn có tới 89,2% người được hỏi cho biết điều kiện kinh doanh trên thị trường dầu khí hiện tại là tích cực chỉ giảm nhẹ một chút so với con số 95,8% năm 2014 (TOGY Malaysia 2015, tr.10) Do có ưu thế về sản lượng dầu mỏ và khoáng sản nên đây chắc chắn sẽ là hai ngành kinh tế mũi nhọn để thu hút FDI của Malaysia

2.2.1.2 Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu của Malaysia

- Vị trí địa lý: Malaysia nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, là cửa ngõ để tiếp cận các nước khác trong khu vực với tổng dân số hơn 622 triệu người (ASEAN

- Khí hậu: Malaysia là một trong những quốc gia có khí hậu nóng ẩm đặc trưng. Bản thân Malaysia trung bình chịu sức tàn phá từ 6 đến 8 cơn bão là một tỷ lệ khá thấp nếu so với Philippin và Việt Nam, không núi lửa, động đất ít xảy ra Khí hậu nóng ẩm cùng với năng lượng về gió nhiều tạo cho Malaysia có khí hậu tương đối dễ chịu Do đó việc thích nghi với môi trường tự nhiên tại đây dễ dàng cho rất nhiều người Chính những đặc điểm này đã tạo ra lợi thế cho Malaysia trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

2.2.2 Môi trường chính trị - pháp luật của Malaysia

2.2.2.1 Môi trường chính trị của Malaysia

Malaysia là nước theo thể chế quân chủ lập hiến Quân vương là nguyên thủ quốc gia được hội nghị 9 tiểu vương bầu 5 năm 1 lần Tuy nhiên, quyền lực của nhà vua bị hạn chế, chỉ mang tính nghi lễ Quốc vương phải chấp nhận ý kiến của Thủ tướng, không có quyền bãi bỏ dự thảo luật do nghị viện đưa ra và không có đặc quyền không chịu trách nhiệm về dân sự và hình sự Bộ máy nhà nước Malaysia cũng được chia thành 3 ngành: Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp Lập pháp do Quốc hội đảm nhiệm. Hành pháp do Chính phủ thực hiện Tư pháp do toà án thực hiện Về hình thức cấu trúc: Malaysia theo hình thức liên bang với 13 bang và 2 lãnh thổ thuộc liên bang Mỗi bang đều có chính quyền riêng của mình Tuy nhiên, các bang này không được xem là các thực thể có chủ quyền Các bang đều có cơ quan lập pháp, hành pháp nhưng không có họ tại một thị trường nhất định Người tham gia sẽ được yêu cầu đưa ra phản hồi tích cực hoặc tiêu cực trong một bộ câu hỏi về thị trường. cơ quan tư pháp Một số điểm nổi bật trong thể chế chính trị của Malaysia có thể kể đến như: Là nước duy nhất trong ASEAN theo thể chế Liên bang; Trong bộ máy Nhà Nước có Uỷ ban chống tham nhũng; Hoạt động của Nội các không được quy định trong Hiến pháp mà do phong tục, tập quán quy định.

- Thể chế chính trị: là một yếu tố tối quan trọng của mỗi quốc gia, không dễ dàng thay đổi và không chỉ phục vụ cho mục đích kinh tế mà cả chính trị, xã hội, an toàn, an ninh quốc gia; vì vậy chúng ta tạm không luận bàn hình thức thể chế nào là phù hợp để phát triển kinh tế Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét hiệu quả hoạt động của thể chế chính trị thông qua một chỉ số đang được sử dụng trên toàn thế giới do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đưa ra WEF sử dụng chỉ số đánh giá môi trường thể chế như 1 trong

12 chỉ số thành phần để đánh giá năng lực cạnh tranh của các nước trên thế giới Các chỉ số này được đánh giá dựa trên 70% dữ liệu khảo sát từ các doanh nghiệp tư nhân trên thế giới và 30% dữ liệu từ thống kê Từ số điểm tổng hợp được, WEF đã thực hiện xếp hạng các quốc gia theo thứ tự từ cao đến thấp để làm căn cứ tham khảo cho các nhà đầu tư khi muốn tìm hiểu về môi trường thể chế tại nước ngoài

Bảng 2.1 Xếp hạng thể chế của Malaysia và một số nước trong khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2012 – 2015 2 Quốc gia

Xếp hạng (từ cao xuống thấp) 2012-2013

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng Malaysia luôn nằm trong nhóm 30 nước xếp hạng cao của thế giới và vị trí xếp hạng đang dần được cải thiện qua các năm Xét trong trong khu vực Đông Nam Á vị trí xếp hạng của Malaysia chỉ đứng sau Singapore, điều đó cho thấy môi trường thể chế của Malaysia là tương đối ổn định cho các nhà đầu tư nước ngoài.

- Rủi ro chính trị: Tập đoàn PRS 3 đã tiến hành xếp hạng mức độ rủi ro chính trị

2 Số liệu được tác giả tổng hợp từ báo cáo cạnh tranh toàn cầu của WEF các năm 2012-2015

3 PRS là tập đoàn chuyên xếp hạng và dự báo rủi ro chính trị rủi ro quốc gia của các nước/ khu vực trên thế giới từ năm 1979 Để biết thêm thông tin về Tập đoàn PRS và các sản phẩm rủi ro, hãy truy cập: www.prsgroup.com hoặc liên hệ theo số (315) 431-0511 và sales@prsgroup.com của các nước từ thấp đến cao tương ứng mới mức độ rủi ro chính trị từ cao đến thấp. Theo bảng số liệu bên dưới chúng ta thấy mức độ rủi ro của Malaysia đứng ở vị trí số

78 thấp hơn so với Singapore 23 bậc (là nước có thứ hạng cao nhất trong các nước Đông Nam Á).

Bảng 2.2 Bảng xếp hạng mức độ rủi ro chính trị của các nước khu vực Châu Á –

Nước/ khu vực 10/2016 Năm 2015 Năm 2014 Năm 2012 Năm

Một tổ chức xếp hạng khác là A.M Best cũng xếp hạng mức độ rủi ro của Malaysia năm 2016 ở mức độ vừa phải Các căn cứ đưa ra là do (1) tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất đã mất 2/3 phiếu bầu ưu thế trong các cuộc tranh cử năm 2008 và 2013.

(2) Chính phủ đưa ra kế hoạch hành động lần thứ 11 với hi vọng tăng năng suất và khả năng cạnh tranh qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng và nguồn lực Malaysia được đánh giá là một quốc gia đầu tư thân thiện khi được xếp đứng thứ 18/189 quốc gia trong cuộc khảo sát mức độ kinh doanh dễ dàng của Ngân hàng thế giới năm 2016 (3) Thủ tướng

Najib đã phải chịu sự trợ giúp của Chính phủ sau vụ bê bối tham nhũng liên quan đến quỹ đầu tư nhà nước 1MDB Najib phải đối mặt với các cáo buộc bao gồm việc chiếm đoạt và phân bổ sai quỹ mặc dù không có khả năng ông ta bị bãi chức (4) Các mối quan tâm khác của Chính phủ bao gồm mức độ tham nhũng cao, chủ nghĩa gia đình, nguy cơ khủng bố gia tăng và sự quan liêu thiếu hiệu quả.

Biểu đồ 2.1 Tóm lược xếp hạng rủi ro chính trị của Malaysia năm 2016

- Rủi ro kinh tế: A.M.Best cũng đánh giá mức độ rủi ro kinh tế của Malaysia năm

2016 ở mức thấp căn cứ vào những đặc điểm sau: (1) mặc dù nền kinh tế khá đã dạng nhưng Malaysia vẫn là một nhà xuất khẩu khí hydrocarbon quan trọng với khoảng 15% GDP và chiếm 30% doanh thu của Chính phủ và 15% giá trị xuất khẩu là từ ngành hydrocarbon (2) Ngành xây dựng, dịch vụ, sản xuất phát triển sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mức tiêu dùng trong nước cũng được kỳ vọng có khả năng phục hồi (3) Malaysia là một nước tích cực tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN.

2.2.2.2 Môi trường pháp luật của Malaysia

Hệ thống pháp lý của Malaysia là một hệ thống hỗn hợp giữa luật phổ thông Anh

Mỹ, luật Hồi giáo và luật theo phong tục Trong hệ thống pháp luật Malaysia hệ thống thường có hai loại là dân sự và hình sự Thẩm quyền của toà án trong các vấn đề dân sự hoặc hình sự có trong Đạo luật Tòa án cấp dưới năm 1948 và Toà án Tư pháp 1964 Hệ thống tòa án của Malaysia được giải thích như hình dưới đây:

Biểu đồ 2.2 Hệ thống luật pháp của Malaysia

Vai trò của MTĐT của Malaysia trong việc thu hút FDI

2.3.1 Vai trò của MTĐT của Malaysia đối với lợi thế O Để đánh giá vai trò của môi trường đầu tư tại Malaysia trong việc thu hút FDI thông qua các chính sách nhằm phát huy lợi thế chủ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài về thương hiệu, kỹ thuật sản xuất, kỹ năng kinh doanh …chúng ta sẽ xem xét trên một số khía cạnh đó là: sự ổn định của môi trường chính trị pháp luật của Malaysia trong các chỉ tiêu sự độc lập về tư pháp, mức độ tôn trọng luật pháp, sự ổn định chính trị và mức độ kiểm soát tham nhũng Chỉ tiêu này sẽ có tác động rất lớn đến hai chỉ tiêu tiếp theo là quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu vật chất; Mức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có bảo vệ quyền trí tuệ, bằng sang chế và bản quyền; Mức độ bảo vệ quyền sở hữu vật chất bao gồm bảo về quyền sở hữu vật chất, thủ tục đăng ký tài sản hay mức

7 Số liệu trong bảng do tác giả tổng hợp từ Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF từ các năm 2012 đến 2015 độ tiếp cận các khoản vay Tất cả những tiêu chí này sẽ được phân tích thông qua Chỉ số quyền sở hữu quốc tế (IPRI) do Liên đoàn quyền sở hữu Hoa Kỳ (Property Rights Alliance - PRA) công bố hàng năm đối với 128 quốc gia/ khu vực với thang điểm 10 xếp từ cao xuống thấp Tiếp đó chúng ta sẽ xem xét những con số cụ thể về tình hình thu hút FDI của Malaysia từ phía các nước đối tác để đánh giá những đối tác có những lợi thế nào đã đến đầu tư tại Malaysia.

2.3.1.1 Sự ổn định của môi trường chính trị pháp luật

Môi trường chính trị và pháp luật đưa ra cái nhìn sâu sắc về sức mạnh thể chế của một quốc gia và quyết định khả năng một quốc gia thực thi các chỉ tiêu về quyền sở hữu

Số liệu trong Biểu đồ 2 5 cùng với những phân tích trong phần môi trường chính trị của Malaysia (Mục 2.2.2) cho chúng ta thấy môi trường chính trị pháp luật của Malaysia trong khu vực trong những năm 2012 đến 2015 là tương đối ổn định, đạt mức 5,7 – 5,8 điểm và chỉ đứng sau Singapore trong khu vực Đông Nam Á Trong đó chỉ tiêu độc lập tư pháp của nước này năm 2016 đạt số điểm cao nhất trong số 4 chỉ tiêu đạt 6,6 điểm hơn Thái Lan 1,6 điểm tuy nhiên lại kém Singapore 2,5 điểm Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tự do của hoạt động tư pháp dưới sự ảnh hưởng của hệ thống chính trị và các tập đoàn kinh doanh Sự độc lập của cơ quan tư pháp là cơ sở đảm bảo sự hỗ trợ của hệ thống tòa án đối với những tài sản cá nhân của các nhà đầu tư Chỉ tiêu tuân thủ pháp luật (đo lường chất lượng thực thi hợp đồng, quyền sở hữu, cảnh sát, tòa án, khả năng xảy ra tội phạm, bạo lực) và chỉ tiêu kiểm soát tham nhũng (đo lường mức độ sử dụng điện công cộng vào mục đích cá nhân, các chi phí không chính thức trong nền kinh tế) cũng ở mức khá tuy nhiên tiêu chí ổn định chính trị lại được PRA đánh giá thấp hơn cả Tuy nhiên nếu xét về tổng quan chung thì môi trường chính trị pháp luật của Malaysia vẫn tương đối khả quan cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Biểu đồ 2.5 So sánh sự ổn định của môi trường chính trị pháp luật của Malaysia với một số nước khu vực Đông Nam Á từ năm 2012 – 2015 (Đơn vị: điểm)

Malaysia Singapore Thái Lan Việt Nam Indonesia

Bảng 2.9 So sánh xếp hạng môi trường chính trị pháp luật của Malaysia với một số nước khu vực Đông Nam Á năm 2016 (đơn vị: điểm) Malaysia Singapore Thái Lan Việt Nam Indonesia

Tổng điểm 6.1 8,3 4.3 4.4 4.4 Độc lập tư pháp 6,6 7,6 5.1 4.1 5.1

Tuân thủ pháp luật 6.3 8,8 4.7 4.4 4.3 Ổn định chính trị 5,7 7,5 3.2 5.0 4.3

2.3.1.2 Quyền sở hữu trí tuệ

PRA đánh giá quyền sở hữu trí tuệ thông qua ba chỉ tiêu là mức độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; bảo vệ bằng sáng chế và bảo vệ bản quyền

Giai đoạn từ năm 2012, chỉ số quyền sở hữu trí tuệ của Malaysia khá ổn định và có chiều hướng tăng nhẹ từ 6,1 điểm năm 2013 lên 6,3 điểm năm 2015 và vẫn luôn đạt mức cao hơn rõ rệt so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia trừ Singapore Điều này chứng tỏ nỗ lực của Chính phủ Malaysia trong việc cải thiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài vì bảo vệ tài sản độc quyền vốn là một trong những lí do quan trọng khiến các nhà đầu tư sử dụng hình thức FDI thay vì xuất khẩu hay cấp giấy phép ở nước ngoài

Biểu đồ 2.6 So sánh quyền sở hữu trí tuệ của Malaysia với một số nước khu vực Đông Nam Á từ năm 2012 – 2015 (Đơn vị: điểm)

Malaysia Singapore Thái Lan Việt Nam Indon esia

Năm 2016, chỉ số xếp hạng quyền sở hữu trí tuệ của Malaysia đạt 6,4 điểm đứng thứ 32 trên tổng số 128 nước được xếp hạng, đứng thứ 8 trên tổng số 20 nước châu Á- châu Đại Dương được xếp hạng Trong ba chỉ tiêu được đánh giá thì mức độ bảo về quyền sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế của Malaysia tương đối tốt, đạt 7,4 điểm, chỉ kém Sigapore lần lượt la 1,3 và 1 điểm và đều cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia.

Bảng 2.10 Xếp hạng quyền sở hữu trí tuệ của Malaysia năm 2016 (đơn vị: điểm) Điểm số Xếp hạng toàn cầu Xếp hạng khu vực

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 7,4 23/128 6/20

Bảo vệ bằng sáng chế 7,4 46/108 10/19

Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ bản quyền của Malaysia vẫn cần được chú trọng hơn nữa vì trong ba chỉ tiêu đánh giá đây là chỉ tiêu thấp nhất và có điểm số thấp hơn rất nhiều so với hai chỉ tiêu còn lại (2,8 điểm) kéo tổng điểm của Malaysia ở tiêu chí này xuống chỉ còn 6,4 điểm Để đuổi kịp Singapore trong chỉ tiêu này Malaysia vẫn còn khoảng cách khá xa tới 2,2 điểm.

Bảng 2.11 So sánh xếp hạng quyền sở hữu trí tuệ của Malaysia với một số nước khu vực Đông Nam Á năm 2016 (đơn vị: điểm) Malaysia Singapore Thái Lan Việt Nam Indonesia

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Bảo vệ bằng sáng chế 7,4 8.4 6,5 6,9 5,5

2.3.1.3 Quyền sở hữu vật chất

Một chế độ quyền sở hữu mạnh mẽ đòi hỏi sự tự tin của người dân về hiệu quả của nó trong việc bảo vệ quyền sở hữu tư nhân Nó cũng cung cấp cho các giao dịch thống nhất liên quan đến việc đăng ký tài sản và cho phép truy cập vào tín dụng cần thiết để chuyển đổi tài sản thành vốn Vì những lý do này, các mục sau đây được sử dụng để đo tính bảo vệ quyền sở hữu bản quyền tư nhân: bảo về quyền sở hữu vật chất, thủ tục đăng ký tài sản hay mức độ tiếp cận các khoản vay.

Biểu đồ 2 7 so sánh quyền sở hữu vật chất của Malaysia so với một số nước trong khu vực từ năm 2012 – 2015 trong đó ở tiêu chí này Malaysia có điểm số khá cao và có xu hướng tăng từ 7,5 điểm năm 2012 lên 7,7 điểm năm 2015, chỉ kém Singapore 0,4 điểm hơn nữa tiêu chí này của Singapore lại đang có xu hướng giảm nhẹ

Biểu đồ 2.7 So sánh quyền sở hữu vật chất của Malaysia với một số nước khu vực Đông Nam Á từ 2012 – 2015 (đơn vị: điểm)

Bảng 2.12 So sánh quyền sở hữu vật chất của Malaysia với một số nước khu vực Đông Nam Á (đơn vị: điểm) Malaysia Singapore Thái Lan Việt Nam Indonesia

Bảo vệ tài sản vật chất 7.3 8,8 5.2 4,8 5,5 Đăng ký tài sản 9,5 9,8 9,9 8,1 9,1

Malaysia Singapore Thái Lan Việt Nam Indonesia

Xem xét từng thành phần trong tiêu chí, chúng ta thấy điểm đăng ký tài sản của Malaysia năm 2016 rất cao đạt 9,5 điểm, điều này cho chúng ta biết thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản của Malaysia diễn ra khá dễ dàng Qua đó thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ Malaysia trong việc cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư Tiếp đến là chỉ tiêu tiếp cận vốn vay, việc tiếp cận các khoản vay ngân hàng mà không có tài sản thế chấp là một sự ủy thác cho mức độ phát trển của các định chế tài chính của một quốc gia Đây cũng là một trong những tiêu chí đặc biệt quan trọng được các nhà đầu tư quan tâm bởi nó liên quan đến quá trình chu chuyển, huy động vốn trong quá trình kinh doanh Ở chỉ số này Malaysia thậm chí còn cao hơn Singapore và nhiều nước khác trong khu vực.

2.3.1.4 Đánh giá lợi thế O của Malaysia qua số liệu thu hút FDI theo đối tác đầu tư

Trước khi xem xét những đối tác nào đã đầu tư vào Malaysia chúng ta sẽ tìm hiểu tình hình thu hút FDI ròng của Malaysia từ 2012 – 2015 và so sánh với một số nước trong khu vực.

Biểu đồ 2.8 So sánh luồng FDI ròng giữa Malaysia và một số nước khu vực Đông

Nam Á từ năm 2012 – 2015 (đơn vị: Tỷ USD)

- Luồng FDI ròng vào Malaysia từ 2012 – 2015: Nhìn vào Biểu đồ 2 8 ta thấy luồn thu hút FDI của Malaysia nhỏ hơn so với Indonesia và nhỏ hơn rất nhiều so với Singapore, tuy nhiên luồng vốn chảy vào có xu hướng tăng ở mức 8,09 tỷ USD năm

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MALAYSIA CHO VIỆT NAM

Đánh giá môi trường FDI của Malaysia

Qua những phân tích về môi trường đầu tư FDI của Malaysia cũng như vai trò của nó trong việc thu hút FDI của Malaysia, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét, đánh giá về môi trường đầu tư FDI của Malaysia như sau:

3.1.1.1 Chính sách FDI đồng bộ, thông thoáng, nhất quán và minh bạch

Từ năm 1970 trở lại đây, Malaysia đã xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách thu hút FDI tương đối đồng bộ, thông thoáng, nhất quán và minh bạch đối với các nhà đầu tư nước ngoài Bên cạnh những cam kết bảo đảm sở hữu; tạo lập môi trường chính trị - xã hội ổn định; nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật; chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ… Malaysia còn có những chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế Qua đó, đã tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Chính sách thuế thu hút FDI của Malaysia ngoài tính ổn định, minh bạch, chính sách thuế thu hút FDI của Malaysia cũng thể hiện tính linh hoạt, kịp thời bổ sung, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế Chính sách thuế thu hút FDI đã hướng vào một số lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Malaysia, từ đó góp phần tạo lập cơ cấu ngành kinh tế năng động và hiệu quả hơn

3.1.1.2 Chi phí ra nhập thị trường cạnh tranh, thủ tục nhanh chóng, quyền lợi của nhà đầu tư được đảm bảo Đối với những nhà đầu tư nước ngoài, chi phí và thủ tục ra nhập thị trường là những yếu tố đầu tiên đảm bảo cho sự kinh doanh thuận lợi của họ tại thị trường đó. Trong bối cảnh việc cạnh tranh để thu hút nguồn FDI chất lượng cao trong khu vực diễn ra ngày càng khốc liệt như hiện nay, mọi Chính phủ đều cần phải tăng cường cải cách thủ tục hành chính, giảm giấy phép con và tạo thuận lợi cho nhà đầu tư thâm nhập thị trường Những năm gần đây, Malaysia đã làm rất tốt việc này và đang dần tiến tới rút ngắn khoảng cách với Singapore trong vấn đề thu hút FDI.

Khi kinh doanh tại thị trường Malaysia, nhà đầu tư nhận thấy mức độ rủi ro về chính trị ở mức độ vừa phải, mức độ rủi ro về kinh tế ít, mức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu vật chất tương đối cao khiến các nhà đầu tư an tâm khi ra quyết định kinh doanh tại thị trường này Một khi doanh nghiệp không có niềm tin đối với thị trường thì dù có sở hữu lợi thế O hay L thì mô hình OLI cũng sẽ không thể thiết lập do độ trễ trong quyết định đầu tư

3.1.1.3 Malaysia đang có sự chuyển dịch kinh tế mạnh mẽ

Malaysia đã tiến triển từ một nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp và các mặt hàng chủ yếu sang nền kinh tế dựa vào sản xuất, xuất khẩu thúc đẩy các ngành công nghệ cao, các ngành công nghiệp có tri thức và sử dụng nhiều vốn Để phát triển đất nước, Chính phủ đã tạo ra một khuôn khổ bao gồm Bốn trụ cột để thúc đẩy sự thay đổi của đất nước.

Bốn trụ cột đó là: (1) Chính sách 1 Malaysia; (2) Chương trình chuyển đổi kinh tế (ETP); (3) Chương trình chuyển đổi Chính phủ; (4) Kế hoạch Malaysia lần thứ 10 năm

2010 – 2015 và kế hoạch Malaysia lần thứ 11 (2016 – 2020)

Chương trình chuyển đổi quốc gia (NTP) để thực hiện Mô hình kinh tế mới (NEM) của Malaysia gồm hai thành phần đó là Chương trình chuyển đổi kinh tế (ETP) và Chương trình chuyển đổi Chính phủ (GTP) Trong khi GTP có những cải cách mạnh mẽ trong việc đẩy lùi nạn tham nhũng, giảm tội phạm, nâng cao đời sống của những gia đình có thu nhập nhấp, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, cải thiện giao thông công cộng đô thị và nâng cao chất lượng học tập của học sinh; thì ETP tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như: dầu lửa, khí đốt và năng lượng; dầu cọ và cao su; dịch vụ tài chính; du lịch; dịch vụ thương mại; điện tử và điện dân dụng; bán buôn và bán lẻ; giáo dục;chăm sóc sức khỏe; hạ tầng, dịch vụ viễn thông; nông nghiệp và phát triển thủ đô KualaLumpur thành một thành phố mang tầm quốc tế vào năm 2020 Với việc thực hiện chương trình ETP, nền kinh tế Malaysia tiếp tục chuyển sang một mô hình kinh tế dựa chính vào dịch vụ, với đóng góp của khu vực này vào khoảng 58-65% nền kinh tế; phấn đấu đến năm 2020 sẽ tạo ra khoảng 3,3 triệu việc làm mới, trải khắp từ thành thị tới nông thôn; phát triển kinh tế theo hướng bền vững, thông qua các chương trình như xây dựng nguồn năng lượng thay thế, bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy du lịch sinh thái.Mục tiêu của các chương trình này là nhằm đưa Malaysia trở thành nền kinh tế phát triển có thu nhập cao vào năm 2020 (HCCI – WTO 2013)

Trong giai đoạn cuối của NTP, Malaysia chú trọng hơn đến “nền kinh tế xanh”. Phát biểu tại Hội nghị hướng tới tăng trưởng xanh ở Malaysia diễn ra ngày 21/4/2015, Tổng Giám đốc Cơ quan Kế hoạch kinh tế Malaysia, Rahamat Bivi Yusoff cho biết Chính phủ nước này sẽ dành 3 tỷ ringgit/năm trong 5 năm tới để đưa các sáng kiến công nghệ xanh vào phát triển kinh tế, hướng tới phát triển kinh tế bền vững và thân thiện môi trường Theo bà Yusoff, trọng tâm chính của phát triển nền kinh tế xanh là tiêu thụ và sản xuất bền vững, với năng suất và chất lượng cao, trong khi sử dụng ít tài nguyên và gây ô nhiễm ở mức tối thiểu.

Chiến lược phát triển kinh tế rõ ràng, trên quy mô toàn diện đã khiến WEF đánh giá Malaysia xếp hạng số 18 trên 144 nước chỉ số về cạnh tranh toàn cầu GNI đầu người của Malaysia năm 2014 cũng đã tăng lên 11120 USD, gần đạt tới mức thu nhập cao là 12.475 USD và được coi là đã thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

3.1.1.4 Malaysia có cơ sở hạ tầng phát triển hoàn thiện

Malaysia là một nước có sơ sở hạ tầng phát triển đầy đủ từ cơ sở hạ tầng tổng thể đến đường giao thông, đường sắt, đường thủy, đường hàng không cũng như cơ sở hạ tầng điện Năm 2015, nước này xếp thứ 24 trên 140 quốc gia về cơ sở hạ tầng theo đánh giá của WEF với hệ thống giao thông liên hoàn giữa đường tàu hỏa, tàu điện trên không, tàu điện ngầm tốc độ cao; hệ thống 7 cảng biển quốc tế sầm uất là trung tâm trung chuyển hàng đi toàn thế giới (phát triển nhất là cảng Port Klang và cảng Tanjung Pelepas); với vị trí trung tâm khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Malaysia, hệ thống sân bay quốc của Malaysia cũng trở thành một cửa ngõ lý tưởng của châu Á. Phương tiện vận chuyển hàng hóa được phát triển tốt trong sáu sân bay quốc tế - Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur (KLIA) , Sân bay Quốc tế Penang, Sân bay Quốc tế Langkawi và Senai sân bay quốc tế tại bán đảo Malaysia, Kota Kinabalu sân bay quốc tế ở Sabah, và Kuching - sân bay quốc tế ở Sarawak

Các ngành ở Malaysia chủ yếu nằm ở hơn 500 khu công nghiệp và Khu tự do được phát triển trên toàn quốc Các khu này được phân loại là các khu chế xuất, đáp ứng yêu cầu của các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu Ngoài ra còn có các khu công viên chuyên biệt đã được phát triển để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp cụ thể (MIDA 2015-2016)

Theo kết quả theo bảng xếp hạng chỉ số đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu của hãng thiết kế và tư vấn toàn cầu Arcadis công bố tháng 3/2016 thì Malaysia đứng thứ 2 châu Á và đứng thứ 5 toàn cầu về thu hút đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng Hãng Arcadis cho biết, nền kinh tế mạnh và việc duy trì chính sách đầu tư dài hạn vào cơ sở hạ tầng đã giúp Malaysia trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất châu Á đối với các nhà đầu tư Theo Kế hoạch phát triển Malaysia lần thứ 11 mà Chính phủ nước này đưa ra năm 2015, phát triển cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt mục tiêu đưa quốc gia trở thành nước phát triển vào năm 2020 Do đó, Malaysia đang tập trung tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao sức sản xuất và hỗ trợ kinh tế phát triển. Các dự án lớn dự kiến được hoàn thành ở quốc gia Đông Nam Á này vào năm 2020 bao gồm dự án hệ thống vận chuyển nhanh Klang Valley, dự án đường cao tốc liên bán đảo Borneo dài 2.000 km và dự án đường cao tốc bờ Tây Khi các dự án này xong xuôi, sẽ có thêm 93.000 km đường mới, tăng 68% mạng lưới đường bộ ở Malaysia trong khi đầu tư vào mạng lưới đường sắt đô thị cũng tăng 32%.

3.1.1.5 Quy chế ngoại hối tự do, thuận lợi cho nhà đâu tư nước ngoài

Như đã phân tích ở phần 2.3.3.3, Malaysia có chính sách quản lý ngoại hối tự do với nhiều quy định thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài như tự do chu chuyển dòng vốn, tự do mở tài khoản ngân hàng, vay vốn ngoại tệ, mua bảo hiểm tài sản, thậm chí là phát hành trái phiếu để huy động nguồn vốn từ đồng RM Ở Malaysia có hệ thống dịch vụ tài chính hùng hậu gồm các ngân hàng trong nước và nước ngoài với mạng lưới chi nhánh phủ đều toàn quốc Các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng phát triển nhằm bổ sung cho các ngân hàng trong việc huy động tiết kiệm và đáp ứng nhu cầu tài chính của nền kinh tế.

Malaysia cũng nổi lên là người tiên phong trong việc phát triển tài chính Hồi giáo và có hệ thống tài chính Hồi giáo toàn diện bao gồm Ngân hàng Hồi giáo, Thị trường vốn Hồi giáo, Takaful và Retakaful, và Thị trường Tiền tệ Liên ngân hàng Hồi giáo.Các nhà xuất khẩu tại Malaysia cũng có thể tận dụng các cơ sở tín dụng, bảo hiểm xuất khẩu và bảo lãnh do Ngân hàng Xuất nhập khẩu Malaysia Berhad (EXIM Bank) cung cấp Để bổ sung cho hệ thống tài chính của Malaysia, Chính phủ đã thành lậpTrung tâm Tài chính và Kinh doanh Quốc tế Labuan (Labuan IBFC) trên đảo Labuan nằm ngoài bờ biển phía bắc Borneo Các công ty ở Labuan được hưởng thuế tối thiểu

Cơ quan Dịch vụ Tài chính Labuan (Labuan FSA) là cơ quan một cửa dẫn đầu và điều phối việc phát triển Labuan IBFC (MIDA 2015-2016)

3.1.1.6 Malaysia có lực lượng lao động có trình độ

Cũng thông tin của MIDA tại trang thông tin trực tuyến của cơ quan này, Malaysia cung cấp cho các nhà đầu tư một lực lượng lao động trẻ, có trình độ và có năng suất với chi phí cạnh tranh với các nước khác ở châu Á Được hỗ trợ liên tục của Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực trong tất cả các lĩnh vực, chất lượng của lực lượng lao động của Malaysia được đánh giá là một trong những nước tốt nhất trong khu vực Trình độ học vấn tương đối cao và lao động bước ra từ trường trung học có ít nhất 11 năm giáo dục cơ bản. Để tăng cường lao động cho đào tạo nghề Chính phủ đã ra mắt Quỹ phát triển nguồn nhân lực (HRDF) để khuyến khích đào tạo, đào tạo lại và nâng cao kỹ năng trong khu vực tư nhân Người sử dụng lao động trong các ngành sản xuất và dịch vụ đóng góp cho quỹ này có đủ điều kiện để xin trợ cấp để bù đắp hoặc trợ cấp các chi phí phát sinh trong việc đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động của họ.

Bộ Phát triển Kỹ năng (DSD) trước đây gọi là Hội đồng Dạy nghề Quốc gia thuộc

Vai trò của MTĐT Việt Nam trong thu hút FDI giai đoạn 2012 đến 2015 –

3.2.1 Đối với lợi thế O Để có căn cứ so sánh vai trò của MTĐT Việt Nam và Malaysia trong việc thu hút FDI thông qua các chính sách nhằm phát huy lợi thế chủ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta cũng xem xét Chỉ số quyền sở hữu quốc tế (IPRI) tương tự như trường hợp của Malaysia

3.2.1.1 Sự ổn định của môi trường chính trị - pháp luật

Cùng sử dụng Biểu đồ 2 5 và Bảng 2 9 so sánh mức độ ổn định của môi trường chính trị Việt Nam và Malaysia chúng ta thấy điểm số của Việt Nam qua các năm cũng giống như Malaysia hầu như không thay đổi qua các năm tuy nhiên điểm số của ViệtNam thấp hơn của Malaysia 1,2 – 1,4 điểm trong đó các điểm thành phần như tính độc lập tư pháp, tuân thủ pháp luật, ổn định chính trị hay việc kiểm soát tham nhũng ViệtNam đều kém với Malaysia rất nhiều Điều này chứng tỏ hệ thống pháp luật của ViệtNam còn chưa nghiêm minh và cần phải cải thiện rất nhiều.

3.2.1.2 Quyền sở hữu trí tuệ

Cũng như chỉ số về pháp luật chính trị, điểm số về mức độ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam từ năm 2012 – 2015 tăng nhẹ từ 3,8 lên 4,1 điểm (Biểu đồ 2 6) Điểm số bảo vệ bằng sáng chế cao hơn hẳn do các doanh nghiệp đã chủ động đi đăng ký bằng sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ hoặc thông qua các công ty về sở hữu trí tuệ để bảo vệ tài sản độc quyền của mình Tuy nhiên luật bản quyền của Việt Nam hiện nay còn khá yếu ớt vì vậy mức độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ bản quyền của Việt Nam không được đánh giá cao đặc biệt là việc tôn trọng bản quyền tác giả Mặc dù điểm bảo vệ bản quyền của Malaysia không cao nhưng Việt Nam thấp hơn Malaysia 2,3 điểm (xem Bảng 2 11)

Bảng 3.18 Xếp hạng quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam năm 2016 Điểm số/

10 điểm Xếp hạng toàn cầu

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 4.4 82 /128

Bảo vệ bằng sáng chế 6.9 53 /108

3.2.1.3 Quyền sở hữu vật chất

Từ Biểu đồ 2 7 chúng ta thấy quyền sở hữu vật chất của Việt Nam từ năm 2012 –

2015 luôn ở mức thấp nhất trong nhóm nước Đông Nam Á gồm Malaysia, Singapore, Thái Lan và Indonesia Số điểm qua các năm cao nhất là 5,8 điểm năm 2012 nhưng vẫn thấp hơn nước cao nhất là Singapore 2,4 điểm và thấp hơn Malaysia 1,7 điểm

Bảng 3.19 Xếp hạng quyền sở hữu vật chất của Việt Nam năm 2016 Điểm số/

10 điểm Xếp hạng toàn cầu

Bảo vệ tài sản vật chất 4,8 89 trong số 128 Đăng ký tài sản 8,1 106 trong số 127

Tiếp cận khoản vay 2,7 82 trong 128

Tuy nhiên, trong năm 2016, chỉ tiêu đăng ký tài sản của Việt Nam đạt 8,1 điểm, tuy vẫn thấp hơn các nước trong khu vực nhưng cũng ở mức khá cao thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí giấy phép con của Chính phủ.

3.2.1.4 Đánh giá lợi thế O của Việt Nam qua số liệu thu hút FDI theo đối tác đầu tư – so sánh với Malaysia

Trước khi xem xét những đối tác nào đã đầu tư vào Việt Nam chúng ta sẽ so sánh luồng FDI ròng vào Việt Nam và Malaysia từ 2012 – 2015 và so sánh với một số nước trong khu vực

Biểu đồ 3.9 So sánh luồng FDI ròng giữa Việt Nam, Malaysia và một số nước khu vực Đông Nam Á từ năm 2012 – 2015

- Luồng FDI ròng vào Việt Nam từ 2012 – 2015: Nhìn vào Biểu đồ 3 9 ta thấy dòng FDI vào Việt Nam liên tục tăng qua các năm từ 8,37 tỷ USD năm 2012 lên 11,08 tỷ USD năm 2015, tăng 32,4% và tăng hơn 28% so với năm trước đó là năm 2014. Trong khi đó đường FDI của Malaysia từ năm 2012 – 2015 là một đường gấp khúc, luồng FDI vào Malaysia đang trong đà tăng mạnh năm 2013 nhưng tới năm 2014, 2015 lại bị sụt giảm Nguyên nhân của sự sụt giảm này ở Malaysia là do do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới Trong khi đó do Việt Nam không phải nước xuất khẩu dầu mỏ là chủ đạo nên mức ảnh hưởng không nhiều như Malaysia, hơn nữa trong năm 2015 Việt Nam đã đàm phán thành công nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới nên uy tín trên thị trường quốc tế nhờ đó cũng được nâng cao và luồng vốn FDI vào Việt Nam cũng theo chiều hướng tăng lên

Luồng FDI ròng (tỷ USD) n ă m

Indon esia Việt Nam Thái L an

Malaysia Singapore Tuyến tính (Việt Nam)

Bảng 3.20 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2015)

STT Đối tác Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký

- Thu hút FDI của Việt Nam theo đối tác đầu tư: Theo số liệu lũy kế của Cục đầu tư nước ngoài – Tổng cục thống kê Việt Nam, tính tới ngày 31/12/2015, Hàn Quốc vẫn là quốc gia có tổng số dự án đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất với 4.970 dự án, tổng số vốn đăng ký là 45.191 triệu USD; sau đó là Nhật Bản với 2.914 sự án, tổng số vốn đăng ký là 38.973 triệu USD, tiếp đến là Singapore và Đài Loan và Anh Cũng như với trường hợp của Malaysia, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam đều là những tập đoàn lớn có lợi thế về thương hiệu và đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế L và lợi thế I ví dụ như Sam Sung của Hàn Quốc; Canon, Nikon của Nhật Bản, VSIP của Singapore, Vedan của Đài Loan…

3.2.2.1 Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên

Nếu như Malaysia là nước giàu tài nguyên về thiếc và khoáng sản thì Việt Nam cũng là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản,…Các nhà đầu tư đến với Việt Nam quan tâm trước hết là đất đai, sau đó là rừng tự nhiên và khoáng sản (bao gồm cả dầu khí)

Bên cạnh đó Việt Nam còn có nguồn nguyên liệu thô dồi dào như bông, sợi, cao su cũng là một trong những tài nguyên thu hút các doanh nghiệp FDI thâm dụng tài nguyên đầu tư vào Việt Nam

3.2.2.2 Lợi thế về lao động

Với dân số hơn 95 triệu người trong đó có gần 55 triệu người trong độ tuổi lao động, Việt Nam được coi là nước có lực lượng lao động dồi dào đứng thứ 12 trên thế giới (CIA 2016) Nhiều doanh nghiệp nước ngoài hiện này đầu tư vào Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế lao động dồi dào, chi phí thấp của Việt Nam Tuy nhiên, hiện Việt Nam chỉ có lợi thế về phân khúc lực lượng lao động tay nghề thấp Đa số các công ty đa quốc gia đầu tư tại thị trường Việt Nam đề sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí để đào tạo lao động trước khi sử dụng Trong khi đó, đối với những lao động cần có kỹ năng và tay nghề cao thì Malaysia vẫn được đánh giá cao hơn Việt Nam rất nhiều Malaysia luôn đứng trong top 25/144 nước (vị trí 19/140 năm 2015) có thị trường lao động hiệu quả còn Việt Nam chỉ đứng ở vị trí 52 năm 2015.

3.2.2.3 Lợi thế về cơ sở hạ tầng, giao thông

Trong báo cáo đánh giá của WEF về cơ sở hạ tầng quốc gia, Việt Nam chỉ đứng thứ 95 trên 144 nước được xếp hạng về cơ sở hạ tầng trong năm 2012 Qua các năm, tuy xếp hạng của Việt Nam đang dần cải thiện từ vị trí 95 của năm 2012 lên vị trí 76 năm

2015, tuy nhiên Việt Nam vẫn bị đánh giá là một nước có cơ sở hạ tầng yếu kém lạc hậu và có khoảng cách khá xa so với Malaysia và Singapore (xem Bảng 2 15) Qua đây, chúng ta có thể thấy rõ ràng cơ sở hạ tầng không phải là lợi của Việt Nam để thu hút FDI.

3.2.2.4 Lợi thế về vị trí địa lý

Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi nằm ở vị trí đắc địa của khu vực Đông Nam Á Các tuyến đường hàng không và hàng hải trên thế giới đều rất gần Việt Nam tạo điều kiện cho Việt Nam giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới Bên cạnh đó Việt Nam cũng là cửa ngõ để các nước trên thế giới thâm nhập vào các nước trong khu vực Đông Nam Á với hơn 600 triệu dân Như vậy, cả Việt Nam và Malaysia đều có điểm tương đồng trong lợi thế về vị trí địa lý.

3.2.2.5 Đánh giá lợi thế L của Việt Nam qua số liệu thu hút FDI theo lĩnh vực

Từ cơ cấu FDI vào Việt Nam theo ngành (Bảng 3 21) ta thấy các dự án đầu tư vào Việt Nam từ nước ngoài chủ yếu trong lĩnh vực chế biến chế tạo với 10.764 dự án, có số vốn đầu tư hơn 162 tỷ USD, sau đó đầu tư bất động sản với 500 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 50 tỷ USD, tiếp đến là các ngành dịch vụ như sản xuất và phân phối điện,khí, nước, điều hòa hay dịch vụ lưu trú và ăn uống và đứng thứ 5 là ngành xây dựng.Trong khi đó, Malaysia chủ yếu thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, khai thác mỏ và khai thác đá (bao gồm dầu khí) và lĩnh vực dịch vụ.

Bảng 3.21 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2015)

Stt Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký

1 Công nghiệp chế biến, chế tạo 10.764 162.772,71

2 Hoạt động kinh doanh bất động sản 500 50.896,40

3 Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa 109 12.567,54

4 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 445 11.950,27

Bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Malaysia

3.3.1 Ổn định chính trị và an ninh kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu

Trên phạm vi quốc tế cũng như trong khu vực, cuộc cạnh tranh thu hút FDI đang diễn ra gay gắt do ngày càng nhiều quốc gia chuyển hướng theo kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, mở cửa để buôn bán và đầu tư với thế giới Do vậy, Chính phủ các nước thường xuyên điều chỉnh các chính sách trực tiếp tác động và chính sách có liên quan đến FDI nhằm phát huy lợi thế so sánh của từng quốc gia.

Trong thế giới hiện đại, lợi thế so sánh của một nước đã thay đổi Tài nguyên thiên nhiên vẫn là một lợi thế, nhưng không còn giữ vị trí trọng yếu như trong thời kỳ công nghiệp thâm dụng tài nguyên là phổ biến Yếu tố địa điểm cũng là một yếu tố có vai trò quan trọng nhưng cũng có thể thay đổi ít nhiều do tiến bộ trong công nghệ thông tin, giao thông, vận tải và viễn thông Ngày nay, ổn định chính trị và an ninh kinh tế, an toàn xã hội trở thành lợi thế nổi trội trong một thế giới đầy biến động cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tổ chức khủng bố quốc tế Chính vì vậy, trước khi tiến hành thu hút FDI Việt Nam cần tạo dựng cho mình một hệ thống chính trị ổn định, ít biến động và an toàn cho nhà đầu tư.

3.3.2 Xây dựng chính sách FDI ổn định và nhất quán, pháp luật công khai minh bạch, tôn trọng các cam kết quốc tế

Kinh nghiệm thực tế cũng đã chỉ ra rằng, yếu tố quan trọng hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài chính là tính ổn định trong chính sách thu hút FDI Khi Chính phủ thay đổi chính sách thì cần tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, tránh làm thiệt hại lợi ích của nhà đầu tư Trong trường hợp bất khả kháng, Chính phủ áp dụng chính sách không có lợi cho nhà đầu tư thì cần thực hiện nguyên tắc không truy cứu những sự việc đã diễn ra hoặc bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do chính sách mới gây ra.

Bên cạnh đó, xây dựng một chế độ pháp luật công khai, minh bạch; cam kêt thực hiện đúng những quy định trong các cam kết quốc tế đã ký kết như các quy định của WTO hay ASEAN…là điều cần thiết để tạo dựng niềm tin đối với doanh nghiệp quốc tế Các doanh nghiệp sẽ an tâm đầu tư khi biết mình được hưởng lợi từ các cam kết quốc tế và được pháp luật quốc tế bảo vệ.

3.3.3 Đưa ra chiến lược phát triển kinh tế với mục tiêu cụ thể thông qua các chương trình hành động toàn diện, có sức ảnh hưởng lan tỏa

Rõ ràng Chương trình chuyển đổi quốc gia của Malaysia nhằm thực hiện mô hình kinh tế mới với những mục tiêu cụ thể vào vào năm 2020 và được triển khai một cách quyết liệt trên toàn đất nước Malaysia đã mang lại cho nước này những kết quả đáng khích lệ Tương tự như vậy, Việt Nam cần xây dựng những Chương trình hành động toàn diện và có sức lan tỏa để xây dựng một thể chế kinh tế đồng bộ, có sự gắn kết cao. Tránh những chính sách rời rạc, mang chính chất cục bộ và đôi khi chồng cheo, đối kháng lẫn nhau

3.3.4 Cải cách thủ tục hành chính

Tại hội thảo“ Giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện dự án đầu tư” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 20/8/2016 đánh giá thủ tục đầu tư và các thủ tục đầu tư có liên quan đang là rào cản trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam và cần thiết phải sửa đổi Luật Đầu tư và các văn bản, thủ tục khác liên quan đến Luật Đầu tư.

Trong thời gian sắp tới, để nâng cao hiệu quả sửa dụng vốn FDI và thu hút thêm nguồn vốn mới, cần thiết phải đơn giản hoá các quy định pháp luật về quy trình, thực hiện đầu tư phức tạp, chồng chéo và không thống nhất; đưa ra những quy định, hướng dẫn cụ thể về điều kiện đầu tư; quy định ưu đãi đầu tư chưa nhất quán và phù hợp thực tiễn…, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư yên tâm hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đồng thời vẫn kiểm soát được chất lượng đầu tư, kiên quyết xử lý các nhà đầu tư cố tình làm ăn gian dối, không trung thực.

3.3.5 Tăng cường phòng chống và giảm tham nhũng tại Việt Nam

Cần thiết phải đẩy mạnh giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong toàn xã hội về phòng chống và giảm tham nhũng ở Việt Nam Trước mắt là một số biện pháp như sau: Điều chỉnh, xác định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành pháp từ Trung ương tới địa phương phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước vừa có hiệu lực, vừa có hiệu quả hơn theo hướng tinh gọn, chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp hợp lý,công khai, minh bạch; chú trọng cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, ở tất cả các ngành, các cấp bảo đảm tính thống nhất theo cơ chế một cửa; công khai hóa các thủ tục hành chính, đặc biệt là những thủ tục hành chính đối với những công việc phát sinh tham nhũng như: Cấp giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở, thủ tục thu phí, lệ phí, đăng ký kinh doanh, cấp quota, hàng hóa xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, xét duyệt cấp phát vốn ngân sách, thủ tục vay vốn ngân hàng, xét duyệt phân bổ các dự án lớn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ…

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng chống tham nhũng, lãng phí Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng chống tham nhũng, lãng phí Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật…

- Bảo vệ người tố cáo và đấu tranh chống tham nhũng cùng gia đình họ bằng sức mạnh luật pháp và an ninh, đồng thời cũng nghiêm trị những sự lợi dụng chống tham nhũng để tố cáo sai, vu khống, làm nhục, làm hại người khác vì những động cơ xấu.

- Từng bước thực hiện chế độ tiền lương theo hướng bảo đảm cho cán bộ, công chức, viên chức có nguồn thu nhập chủ yếu bằng lương, sống bằng lương và có mức sống khá trong xã hội.

- Đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội quan tâm Tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với một số lĩnh vực trọng điểm; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, gây lãng phí.

3.3.6 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và xử lý tranh chấp kịp thời

Việc tạo dựng và củng cố giá trị của mọi đối tượng Sở hữu trí tuệ là một quá trình đầu tư tốn kém về vật chất và trí tuệ Do vậy, việc sao chép, mô phỏng, thậm chí đánh cắp nguyên vẹn các thành quả sáng tạo kỹ thuật – kinh doanh của đối thủ cạnh tranh là biện pháp hấp dẫn nhất để đạt mục tiêu lợi nhuận và chiến thắng Nguy cơ chiếm đoạt các sản phẩm trí tuệ là nguy cơ thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng trong các nền kinh tế công nghiệp hoá Bởi vậy, việc ngăn chặn nguy cơ này là vấn đề ám ảnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, họ sẽ chỉ chấp nhận chuyển giao công nghệ và thực hiện các biện pháp đầu tư, nếu họ nhận thấy đủ cơ hội khai thác an toàn, hiệu quả công nghệ đó ở quốc gia dự định đầu tư.

Hiện nay, với mỗi quốc gia, doanh nghiệp, năng lực Sở hữu trí tuệ là một trong những năng lực nội sinh quan trọng hàng đầu để phát triển bền vững Quốc gia, doanh nghiệp nào có được càng nhiều quyền Sở hữu trí tuệ thì năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp đó càng cao Với các nước đang phát triển, năng lực cạnh tranh thường thấp, khả năng tiếp cận thị trường hạn chế, cho nên để có thể phát triển bền vững và hội nhập hiệu quả, cần thiết phải đánh giá đúng vị trí quan trọng của Sở hữu trí tuệ Cách tốt nhất là phải tiếp cận các chuẩn mực quốc tế về Sở hữu trí tuệ nhằm xây dựng hệ thống Sở hữu trí tuệ có hiệu quả Điều đó làm cho hoạt động Sở hữu trí tuệ xét trên phạm vi quốc gia ngày càng có khuynh hướng tiến gần hơn tới chuẩn mực chung của thế giới.

Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế (song phương và đa phương) về bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ Hiện nay, chúng ta đã là thành viên của các Điều ước quan trọng như Công ước Paris, Thoả ước Madrid, Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp ước hợp tác Patent, Công ước Benre về bản quyền… và đặc biệt là Hiệp định TRIPS Ngoài ra, các Điều ước quốc tế đa phương và song phương liên quan đến việc khiếu nại, xét xử, trọng tài, thi hành bản án, quyết định, tương trợ tư pháp… giữa Việt Nam và các nước là những cơ sở quan trọng trong công tác thực thi quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.

Ngày đăng: 11/07/2023, 17:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w