Bài giảng Hệ sinh thái và đa dạng hệ sinh thái
Trang 1HỆ SINH THÁI VÀ ĐA DẠNG
HỆ SINH THÁI
Ở nước ta thì cũng có nhiều loài động vật đặc hữu :
Hơn 100 loài và phân loài chim đặc hữu: Gà lôi lam mào trắng, gà lôi lam mào đen, Trĩ sao, Khướu mỏ dài, Khướu đầu đen, Khướu mã mun v.v
Hơn 78 loài và phân loài thú đặc hữu: Vooc mũi hếch,vooc vá,cu li nhỏ,Vooc trắng, vooc đen, chà vá
Nhiều loài có giá trị kinh tế và thực tiễn như voi, tê
giác,trâu rừng, bò xám, vượn, sếu đầu đỏ, sao la
Trang 2Các động vật đặc hữu quý hiếm cần được bảo vệ
Trang 3Mang lớn( mang bầm)
Megamuntiacus vuquangensis
Mang Trường Sơn Caninmuntiacus spiralis
Trang 4Sao la ( Pseudoryx nghetinhensis) Bò sừng xoắn ( preudonovibos)
Trang 5II HỆ SINH THÁI VÀ ĐA DẠNG
HỆ SINH THÁI
Nội dung chính:
Khái niệm hệ sinh thái.
Cấu trúc của hệ sinh thái.
Đa dạng hệ sinh thái và các hệ sinh thái cơ bản trên Trái Đất.
Đa dạng hệ sinh thái chính ở Việt Nam.
Trang 6trúc dinh dưỡng, tạo đa dạng loài và hình thành các chu
trình vật chất.
Trang 7Hệ sinh thái
Ta có thể minh họa hệ sinh thái bằng :
Hệ sinh thái = Quần xã SV+Môi trường xung quanh+ Năng lượng
Tuy nhiên thì tùy vào từng đối tượng hay mục đích nghiên cứu thì hệ sinh thái có thể rộng hay hẹp, có thể có ranh giới hay không có gianh giới, có thể là kín hay là mở v.v
Trang 8Cấu trúc của hệ sinh thái
* Cấu trúc hệ sinh thái bao gồm:
- Sinh vật sản xuất: Là những sinh vật tự
dưỡng, gồm các loài thực vật và một
số loại nấm, vi khuẩn có khả năng
quang hợp và hóa tổng hợp Nhờ hoạt
động quang hợp và hóa tổng hợp của
chúng mà tạo nên được các chất thiết
yếu cho chúng cũng như cho các sinh
vật tiêu thụ khác.
- Sinh vật tiêu thụ: Là những sinh vật dị
dưỡng như là các loài động vật và các
vi sinh vật không có khả năng quang
hợp và hóa tổng hợp, chúng sống là
nhờ sử dụng nguồn thức ăn ban đầu do
các sinh vật tự dưỡng tạo ra.
Trang 9Cấu trúc của hệ sinh thái
-Sinh vật phân hủy: Là tất cả các vi
sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh
Trong quá trình phân hủy các
chất, chúng tiếp nhận nguồn năng
lượng hóa học để tồn tại và phát
triển, đồng thời giải phóng các
chất từ các hợp chất phức tạp tạo
ra môi trường dưới dạng các
khoáng chất đơn giản hoạc các
nguyên tố hóa học ban đầu tham
gia vào chu trình: CO2, O2, N2…
Sinh vật phâ n hủy
Trang 10Cấu trúc của hệ sinh thái:
-Các chất vô cơ (CO2, O2, H2O, CaCO3…)
- Các chất hưu cơ cần thiết: (protein, gluxit, lipit, vitamin, hoocmon, enzim v.v.)
- Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…)
Trang 11II Đa dạng hệ sinh thái
và các hệ sinh thái cơ bản
Khái niệm:
“Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú của mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật, mọi quá trình sinh thái cũng như những biến đổi trong từng hệ sinh thái”
Các khu hệ sinh thái chính trên Trái Đất được chia ra và phụ thuộc vào khí hậu, theo vĩ độ và theo lục địa của Trái Đất.Có các vùng khí hậu cơ bản như:
-Vùng ôn đới lạnh Thái Bình Dương.
-Vùng cận nhiệt đới gần biển.
-Vùng nhiệt đới cận biển.
Trang 12II Đa dạng hệ sinh thái và các khu hệ sinh thái
Các hệ sinh thái chính :
Hệ sinh thái trên cạn Hệ sinh thái dưới nước
Trang 13Các hệ sinh thái chính trên
Trái Đất( trên cạn)
Hệ sinh thái hoang mạc ( deserts)
Trang 14Các hệ sinh thái chính trên cạn:
Hệ sinh thái đài nguyên(Tundra))
Trang 15Các hệ sinh thái chính trên cạn:
Hệ sinh thái đồng cỏ Hệ sinh thái savan (savana)
Trang 16Các hệ sinh thái chính trên cạn:
Hệ sinh thái rừng
Trang 17Đa dạng hệ sinh thái Việt Nam
Việt Nam nằm trong điều kiện nhiệt đới gió mùa ẩm
thuận lợi cho sự phát triển của cây rừng Và do điều kiện đại hình phức tạp, cắt xẻ mạnh chi phối sự phân hóa các điều kiện khí hậu và đất đai nên nói chung rừng tự nhiên
ở Việt Nam rất đa dạng về thành phần loài, cấu trúc phức tạp chủ yếu là rừng hỗn hợp với nhiều loại cây lá rộng
Trang 18Các hệ sinh thái ở Việt Nam
1 Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu thảm thực vật này ở Việt Nam thường gặp ở vùng có độ cao trung bình cách mặt nước biển dưới 1.000 m ở Miền Nam và 700m ở miền bắc Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-25oC.vd: như rừng Quốc Gia Cúc Phương
Trang 192 Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới: phát triển trong điều kiện khô hơn,ở các vùng như Quảng Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ Tây Nguyên…
Lượng mưa hàng năm vào khoảng 600-1200 mm, mùa khô kéo dài 4-6 tháng Kiểu này thì có cấu trúc đơn giản
Hệ sinh thái rừng hỗn giao nhiệt đới vùng núi
Trang 203.Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi: diện tích núi đá vôi ở Việt Nam có 1.152.200 ha, trong đó diện tích rừng được che phủ
là 396.200 (chiếm 34.45%) (1999) Phân bố theo vĩ độ từ Hà Tiên cho đến Cao Bằng
Trang 224.Hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên: Có hai loại là:
- Hệ sinh thái rừng lá kim á nhiệt đới núi thấp
- Hệ sinh thái rừng lá kim ôn đới núi cao trung bình
Trang 235 Hệ sinh thái rừng thưa:
Trang 246 Các hệ sinh thái đất ngập nước:là những vùng đầm lầy
than bùn, ngập nước bất kể là tự nhiên hay là nhân tạo,
nước chảy tạm thời hay là nước tù, kể cả là nước mặn,
ngọt hay lợ v v đều là những vùng đất ngập nước Ở loại
hệ sinh thái này thì rất đa dạng về loại hình tự nhiên và
nhân tạo
Trong đó một số hệ sinh thái đặc trưng và điển hình như:
Hệ sinh thái rừng tràm.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Các hệ sinh thái bãi triều ngập nước và các rạn đá ngầm
Các hệ sinh thái rạn san hô .v.v
Trang 26Rừng Tràm
Hệ sinh thái san hô ở Phú Quốc
Trang 27 Ngoài ra thì ở Việt Nam còn có rất nhiều các hệ sinh thái như:
• Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao, khô nhiệt đới
• Kiểu rừng khô vùng cao.