DIỄN THỂ SINH THÁI KHÁI NIỆM Trong quá trình tồn tại và phát triển, quần xã luôn luôn biến đổi. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau, từ dạng khởi đầu, được thay thế lần lượt bởi các dạng quần xã tiếp theo và cuối cùng thường dẫn tới một quần xã tương đối ổn định. Diễn thế sinh thái xảy ra do những nguyên nhân sau: - Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. - Chính tác động của quần xã lên ngoại cảnh làm biến đổi mạnh mẽ ngoại cảnh đến mức gây ra diễn thế - Tác động vô ý thức (đốt, chặt, phá rừng ) hay có ý thức (cải tạo thiên nhiên, khai thác rừng, lấp hồ ) của con người. Như vậy, song song với quá trình diễn thế là quá trình biến đổi về khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất. Trong diễn thế, hệ thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành quần xã mới. CÁC LOẠI DIỄN THẾ Có 3 loại diễn thế: diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh và diễn thế phân huỷ. A. Diễn thế nguyên sinh Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn (đảo mới hình thành trên tro tàn núi lửa, đất mới bồi ở lòng sông). Nhóm sinh vật đầu tiên được phát tán đến đó hình thành nên quần xã tiên phong. Tiếp đó là một dãy quần xã tuần tự thay thế nhau. Khi có cân bằng sinh thái giữa quần xã và ngoại cảnh thì quần xã ổn định trong một thời gian tương đối dài. 1. Diễn thế trên cạn Điển hình là trường hợp sinh vật chiếm lĩnh lại hòn đảo Krakatau ở Inđônêxia đã bị núi lửa phun tàn phá từ năm 1883 và phủ lên một lớp đá bọt và tro dày khoảng 30m. Từ một đảo tro, đá bọt vô sinh, sau vài năm có tảo, địa y, quyết xuất hiện trước, tiếp đó là thực vật thân cỏ có hoa, rồi đến các thực vật thân gỗ cùng các động vật phổ biến ở địa phương. Sau 50 năm đã hình thành lại quần xã gần như trước khi núi lửa phun. 2. Diễn thế dưới nước Trong quá trình các ao, hồ, sông bị bồi cạn thì các thực vật có sẵn trong nước đã tham gia đáng kể vào sự khởi đầu của diễn thế nguyên sinh. Giai đoạn đầu thường là những quần thể thực vật sống trôi nổi (bèo ) hoặc chìm trong nước (rong ) và những động vật sống cùng với các cây này. Khi đất bồi tụ nhiều làm thành bãi thì các thực vật có rễ cắm trong bùn như sen, súng, trang v.v. xuất hiện. Điều kiện này chuẩn bị cho những quần thể vật thuỷ sinh mọc nhô lên khỏi mặt nước như nghể, cỏ nến, lau. Sau đó là các cây bụi mọc, lộc vừng hoặc rừng thấp có nhiều loại cây dại trong họ Cà phê. Giai đoạn cuối của quá trình diễn thế khi đất cạn đã hình thành là rừng cây cao to với những cây 2 lá mầm chiếm ưu thế. Sự phát triển và thay thế của hệ thực vật kéo theo sự phát triển và thay thế hệ động vật tương ứng. B. Diễn thế thứ sinh Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở một môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. Quần xã này vốn tương đối ổn định nhưng do thay đổi lớn về khí hậu, bị xói mòn, bị bão phá hại hay do con người chặt cây, đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây nhập nội (ví dụ, trồng rừng bạch đa`n, rừng keo lá chàm) làm thay đổi hẳn cấu trúc quần xã sinh vật. C. Diễn thế phân huỷ Diễn thế phân huỷ là quá trình không dẫn tới một quần xã sinh vật ổn định, mà theo hướng dần dần bị phân huỷ dưới tác dụng của nhân tố sinh học. Đây là trường hợp diễn thế của quần xã sinh vật trên xác một động vật hoặc trên một cây đổ. TẦM QUAN TRỌNG THỰC TẾ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DIỄN THẾ Nhờ nghiên cứu diễn thế mà ta có thể nắm được qui luật phát triển của quần xã sinh vật, hình dung được những quần xã tồn tại trước đó và dự đoán những dạng quần xã sẽ thay thế trong những hoàn cảnh mới. Ví dụ: Các nhà lâm học Việt Nam đã phát hiện qui luật diễn thế rừng lim tại vùng Hữu Lũng (Bắc Giang) như sau: R ừng lim (nguyên sinh hay R ừng sau sau Trảng cây Tr ảng cây bụi Tr ảng cỏ phục hồi) gỗ Từ những hiểu biết về diễn thế ta có thể xây dựng những qui hoạch dài hạn về nông, lâm, ngư nghiệp, tổ chức những đơn vị kinh doanh trên cơ sở tính toán khoa học. Sự hiểu biết về diễn thế cho phép ta chủ động điều khiển sự phát triển của diễn thế theo hướng có lợi cho con người bằng những tác động lên điều kiện sống như: cải tạo đất, đẩy mạnh biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, tiến hành các biện pháp thuỷ lợi, khai thác, bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên. . chất. Trong diễn thế, hệ thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành quần xã mới. CÁC LOẠI DIỄN THẾ Có 3 loại diễn thế: diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh và diễn thế phân. DIỄN THỂ SINH THÁI KHÁI NIỆM Trong quá trình tồn tại và phát triển, quần xã luôn luôn biến đổi. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự. phân huỷ. A. Diễn thế nguyên sinh Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn (đảo mới hình thành trên tro tàn núi lửa, đất mới bồi ở lòng sông). Nhóm sinh vật đầu