TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC
ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC (ĐMLĐKH) VÀ SỰ CẦN THIẾT
1 Các khái niệm có liên quan.
Lao động là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người Dưới bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào, quá trình lao động cũng đều diễn ra trong sự kết hợp của ba yếu tố: công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động
Con người luôn tìm mọi biện pháp để làm cho quá trình lao động, quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao hơn cũng tức là làm tăng năng suất lao động Để đạt được mục đích này, một mặt không ngừng cải tiến kỹ thuật, đổi mới máy móc thiết bị Mặt khác, phải tổ chức lao động chặt chẽ, khoa học, hợp lý Muốn tổ chức lao động khoa học, hợp lý thì điều cần thiết trước hết là phải biết được số lượng và chất lượng lao động cần phải có để hoàn thành một sản phẩm hay một khối lượng công việc.
Theo C.Mác "bản thân số lượng lao động thì đo bằng thời gian lao động và thời gian lao động lại đo bằng những phần của thời gian như: ngày, giờ, phút "(C.Mác, Tư bản quyển 1 tập I) Như vậy, bản thân của những thước đo thời gian (ngày, giờ, phút) không nói lên được số lượng lao động và không thể trở thành thước đo lao đông được Thời gian muốn trở thành thước đo lao động, nó phải thể hiện số lượng lao động sống tất yếu phải hao phí để sản xuất ra sản phẩm Thời gian tất yếu để sản xuất ra sản phẩm là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào được tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ làm việc trung bình trong những điều kiện bình thường so với hoàn cảnh kinh tế nhất định Trong điều kiện đó ta có khái niệm về mức lao động như sau:
Mức lao động là lượng lao động hoa phí được qui định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng, trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
1.2.Định mức lao động Để có được mức lao động giao cho người lao động thực hiện phải dựa trên cơ sở, quá trình xây dựng, xét duyệt, ban hành, áp dụng, quản lý thức hiện, sửa đổi mức phù hợp với thực tiễn và dự tính áp dụng vào sản xuất những biện pháp tổ chức - kỹ thuật có năng suất cao Quá trình đó gọi là công tác định mức lao động.
Vậy, định mức lao động là môn khoa học kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu trong việc quản lý lao động, đồng thời là một công tác khá phức tạp đòi hỏi người cán bộ định mức phải có trình độ nghiệp vụ vững chắc Mặt khác, công tác định mức lao động có quan hệ trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, đặc biệt người lao động trực tiếp sản xuất
2 Các loại mức. Để có thể sử dụng các thành tựu khoa học và kinh nghiệm tiên tiến trong ĐMLĐ thì phải hiểu rõ và nắm chắc bản chất các loại mức được áp dụng trong thực tiễn Mức lao động có nhiều dạng và mỗi dạng thể hiện một nội dung, điều kiện tổ chức sản xuất nhất định Tuỳ vào từng loại công việc sản xuất và điều kiện sản xuất mà mức lao động có thể xây dựng dưới các dạng khác nhau.
Mức thời gian là lượng thời gian hao phí cần thiết được quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định. Đơn vị đo Mtg là giây, phút, giờ trên đơn vị sản phẩm
Mức sản lượng là số lượng đơn vị sản phẩm (hoặc khối lượng công việc) quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Đơn vị đo mức sản lượng là đơn vị sản phẩm trên đơn vị thời gian (phút, giờ, ca).
Mức sản lượng thường được xây dựng trên cơ sở mức thời gian và dùng công thức:
Trong đó : Msl: Mức sản lượng.
Như vậy, Mtg và Msl là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau Tuỳ theo từng điều kiện và đặc điểm của sản xuất mà người ta tính Mtg hay Msl
Mức phục vụ là số lượng nơi làm việc, đơn vị thiết bị, diện tích sản xuất trong doanh nghiệp quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định, công việc ổn định và lặp lại có chu kỳ.
Mức quản lý là số lượng người hay số bộ phận do một người lãnh đạo phụ trách với trình độ thành thạo phù hợp với điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Trong thực tế, Mtg là cơ sở để tính các loại mức khác Nó được xây dựng trong điều kiện tổ chức sản phẩm làm ra có lượng hao phí lớn Mức sản lượng thường xây dựng, áp dụng trong điều kiện sản phẩm làm ra có lượng hao phí ít Mức phục vụ áp dụng trong điều kiện kết quả sản xuất không được đo bằng những số đo tự nhiên (chiếc, cái ) và đối với công nhân phục vụ.
3 Sự cần thiết phải xây dựng mức. Định mức lao động là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức lao động, tổ chức sản xuất và quản lý lao động trong xí nghiệp Định mức lao động hợp lý sẽ tạo khả năng kế hoạch hoá tốt hơn quá trình sản xuất, xác định đúng số lượng lao động cần thiết trong năm, khuyến khích sử dụng nguồn dự trữ trong sản xuất, là cơ sở để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của công nhân viên.
3.1.ĐMLĐ là cơ sở để phân phối theo lao động Định mức lao động là thước đo hao phí lao động để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định Vì vậy, mức lao động là căn cứ để tiến hành trả công theo hao phí lao động trong sản xuất Đơn giá tiền lương được tính theo công thức sau:
Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân:
Trong đó: ĐG: Đơn giá tiền lương
L : Mức lương cấp bậc công việc
T : Mức thời gian Tiền lương thực lĩnh là :
Qtt : Sản lượng thực tế §G= L
Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm của tổ nhóm:
Tiền lương của tổ nhóm tính theo công thức : L = ĐG Q0tt
Q0tt : Mức sản lượng thực tế của cả tổ
CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ĐMLĐKH
Trong thực tế sản xuất, công tác định mức lao động rất cần thiết để đưa ra các mức yêu cầu người lao động thực hiện Người ta thường sử dụng nhiều phương pháp để định mức lao động Tuỳ theo quy mô và loại hình sản xuất để lựa chọn phương pháp hợp lý nhất, có hiệu quả nhất Các phương pháp định mức lao động thường được áp dụng có thể phân thành hai nhóm: nhóm phương pháp tổng hợp và nhóm phương pháp phân tích.
1 Nhóm các phương pháp tổng hợp.
Nhóm phương pháp tổng hợp là nhóm phương pháp xây dựng mức lao động không dựa trên cơ sở nghên cứu, phân tích các bộ phận bước công việc và điều kiện tổ chức - kỹ thuật hoàn thành nó, mà chủ yếu dựa vào kết quả nghiệm thu sản phẩm hoặc kinh nghiệm để xác định mức lao động cho toàn bộ bước công việc.
Nhóm phương pháp tổng hợp có 3 phương pháp :
-Phương pháp dân chủ bình nghị. a Phương pháp thống kê: Là phương pháp xây dựng định mức dựa vào các tài liệu thống kê về thời gian hao phí thực tế để hoàn thành bước công việc (giống hoặc tương tự) ở thời kỳ trước Lượng thời gian (sản lượng) được xác định là mức lao động thường lấy giá trị trung bình. b Phương pháp kinh nghiệm: Là phương pháp xây dựng định mức dựa vào kinh nghiệm chủ quan đã tích luỹ được của cán bộ định mức, quản đốc phân xưởng hoặc những công nhân có thâm niên trong sản xuất. c Phương pháp dân chủ bình nghị: `Là phương pháp xác định bằng cách cán bộ định mức dự tính bằng thống kê hoặc kinh nghiệm rồi đưa cho công nhân cùng thảo luận quyết định. Định mức theophương pháp tổng hợp có những ưu - nhược điểm sau:
* Ưu điểm: Đơn giản, tốn ít thời gian, công sức và trong thời gian ngắn cũng có thể xây dựng được mức.
* Nhược điểm: Không phân tích được tỷ mỉ năng lực sản xuất, các điều kiện tổ chức - kỹ thuật cụ thể, không nghiên cứu và sử dụng được tốt những phương pháp sản xuất tiên tiến của người lao động; không xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý ; không khai thác được các khả năng tiềm tàng trong sản xuất, công tác mà ngược lại nó còn hợp pháp hoá những thiếu xót đó, kìm hãm nâng cao năng suất lao động, khiến mức đặt ra thường thấp hơn so với khả năng thực hiện của người lao động
2 Nhóm các phương pháp phân tích (Các phương pháp ĐMKTLĐ):
Nhóm các phương pháp phân tích là các phương pháp định mức lao động dựa trên cơ sở phân tích quá trình sản xuất, quá trình lao động, các bước công việc cần định mức, các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí để xác định hao phí thời gian cần thiết cho mỗi yếu tố và xác định mức lao động cho cả bước công việc.
Nhóm này có 3 phương pháp :
-Phương pháp phân tích khảo sát.
-Phương pháp so sánh điển hình.
Phương pháp phân tích tính toán là phương pháp định mức lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các tài liệu kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức thời gian cho từng bước công việc.
* Ưu điểm : Mức xác định được nhanh và chính xác.
* Nhược điểm : Phải có đầy đủ tài liệu tiêu chuẩn thời gian và cán bộ định mức phải nắm vững nghiệp vụ, thành thạo về kỹ thuật Phương pháp này áp dụng cho những bước công việc thuộc loại hình sản xuất hàng loạt lớn và vừa.
2.2.Phương pháp phân tích khảo sát
Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp định mức lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các tài liệu
M T kỹ thuật và tài liệu khảo sát việc sử dụng thời gian của người lao động ngay tại nơi làm việc để tính mức lao động cho từng bước công việc Căn cứ vào các tài liệu khảo sát sẽ tính được thời gian tác nghiệp trong ca (Ttn ca)
Mức lao động được tính bằng công thức :
Trong đó : MTg:Mức thời gian
Tca :Thời gian ca làm việc.
TTnca:Thời gian tác nghiệp trong ca làm việc.
TTN:Thời gian tác nghiệp một đơn vị sản phẩm.
* Ưu điểm : Mức lao động được xây dựng chính xác, đồng thời còn tổng kết được kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của người lao động, cung cấp được tài liệu để cải tiến tổ chức lao động và xây dựng các tiêu chuẩn định mức lao động kỹ thuật đúng đắn.
* Nhược điểm : Tốn thời gian, cán bộ định mức phải thành thạo nghiệp vụ, am hiểu kỹ thuật. Chỉ áp dụng cho những công việc trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.
2.3.Phương pháp so sánh điển hình
Phương pháp so sánh điển hình là phương pháp xây dựng mức dựa trên những hao phí của mức điển hình và những nhân tố ảnh hưởng, quy đổi xác định mức.
Mức lao động cho mỗi bước công việc trong nhóm được xác định theo công thức sau:
Trong đó : Mtgi : Mức thời gian của bước công việc i.
Msli: Mức sản lượng của bước công việc i.
Mtg1: Mức thời gian bước công việc điển hình
Msl1: Mức sản lượng bước công việc điển hình.
*Ưu điểm :Mức được xây dựng nhanh, tốn ít công sức.
*Nhược điểm : Độ chính xác không cao, chỉ áp dụng xây dựng cho bước công việc thuộc loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc.
NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC
1 Yêu cầu đối với công tác định mức lao động. Định mức lao động chịu tác động của nhiều nhân tố nhất là những thành tựu khoa học kỹ thuật Bên cạnh đó định mức lao động còn chịu tác động của các yêú tố sau:
-Các điều kiện lao động khi tiến hành công việc.
-Các yếu tố liên quan đến v+ấn đề tổ chức
-Các yếu tố liên quan đến phương pháp lao động tiên tiến trong sản xuất. Khi định mức lao động được tính toán đầy đủ các yếu tố trên thì được gọi là định mức có căn cứ khoa học và các mức được xây dựng là các mức có căn cứ khoa học Những mức như vậy sẽ thúc đẩy công nhân vươn tới những kết quả lao động cao nhất, trong điều kiện sản xuất nhất định Do đó, yêu cầu của công tác định mức lao động là :
+Định mức lao động phải được xây dựng có căncứ khoa học, tức là phải phân tích các yếu tố có ảnh hưởng tới sản xuất và phải tổ chức chụp ảnh ngày làm việc, bấm giờ thời gian tác nghiệp.
+Trong quá trình tính toán xây dựng định mức lao động phải căn cứ vào các thông số kỹ thuật quy định cho sản phẩm, quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và tổ chức nơi làm việc hợp lý.
+Khi xây dựng mức phải xác định độ phức tạp lao động và cấp bậc công việc, bố trí lao động hợp lý, phương pháp lao động tiên tiến.
+Công nhân phải chấp hành tốt, tích cực thực hiện định mức lao động tham gia cải tiến tổ chức lao động và xây dựng mức.
+Khi thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh thì phải điều chỉnh mức lao động, đưa ra mức mới.
2 Xây dựng các mức lao động.
Xây dựng các mức lao động gồm các quy trình sau:
2.1.Xác định quá trình sản xuất ra sản phẩm và quá trình lao động để thực hiện bước công việc
Quá trình sản xuất là quá trình làm ra một loại sản phẩm nào đó cần thiết cho tiêu dùng xã hội thường được thực hiện khép kín trong doanh nghiệp Tuỳ theo công nghệ sản xuất, quá trình sản xuất thường chia ra các quá trình bộ phận.
Quá trình sản xuất bao gồm :
-Quá trình chuẩn bị sản xuất (thiết kế sản phẩm, xây dựng quá trình công nghệ, chuẩn bị máy móc thiết bị, nhà xưởng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng ).
-Quá trình kiểm tra kỹ thuật, chất lượng sản phẩm.
-Quá trình phục vụ sản xuất (vận chuyển, sửa chữa, phục vụ năng lượng, dụng cụ, nguyên vật liệu ).
Quá trình công nghệ là quá trình quan trọng nhất của quá trình sản xuất, là quá trình làm thay đổi chất lượng của đối tượng lao động (thay đổi hình dáng kích thước tính chất lý hoá ) để trở thành sản phẩm nhất định.
Tuỳ sự phát triển sản xuất (công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất) quá trình sản xuất bộ phận được phân chia thành các bước công việc
Bước công việc là một bộ phận của qúa trình sản xuất được thực hiện trên một đối tượng lao động nhất định (cùng loại nguyên vật liệu, một chi tiết máy) tại nơi làm việc nhất định do một hoặc một nhóm người thực hiện. Đặc trưng cơ bản của bước công việc là sự cố định về đối tượng lao động, người công nhân và nơi làm việc.
Sự phân chia quá trình sản xuất thành các bước công việc là cơ sở để phân phối hợp lý công việc giữa những người thực hiện, để tổ chức và lập kế hoạch hoá lao động đúng đắn, để tính kết quả hoạt động của công nhân Nhờ có sự phân chia quá trình sản xuất thành các bước công việc, trên mỗi bước công việc xác định được hao phí lao động do đó có thể tính được lao động hao phí của toàn bộ quá trình sản xuất.
Bước công việc là đối tượng của định mức, khi tiến hành định mức thường căn cứ vào bước công việc để định mức.
Về mặt công nghệ lại chia ra :
-Giai đoạn chuyển tiếp : là bộ phận đồng nhất về công nghệ của bước công việc, nó được biểu thị bằng sự cố định của bề mặt gia công, dụng cụ và chế độ gia công.
Trong loại hình sản xuất hàng khối, mỗi bước công việc thường chỉ có một giai đoạn chuyển tiếp, còn trong loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc mỗi bước công việc thường bao gồm một số giai đoạn chuyển tiếp
-Bước chuyển tiếp: là một phần việc như nhau lặp đi lặp lại trong giai đoạn chuyển tiếp
Bước công việc được phân chia thành các thao tác, rồi chia thành các động tác và cuối cùng chia thành các cử động. a Thao tác lao động.
Thao tác là tổ hợp các hoạt động của công nhân nhằm thực hiện một mục đích nhất định về công nghệ
Nhờ việc xác định thao tác ta có thể phân tích xác định hợp lý quá trình làm việc của công nhân, đảm bảo không có thao tác thừa, trùng lặp gây tổn thất, tăng thêm thời gian hoàn thành công việc b Động tác. Động tác là một bộ phận của thao tác biểu thị bằng những cử động chân tay và thân thể người công nhân nhằm mục đích lấy hay di chuyển một vật nào đó Sự phân chia thao tác thành các động tác nhằm mục đích hợp lý hoá hơn nữa quá trình lao động của công nhân. c Cử động.
Cử động là một phần của động tác được biểu thị bằng sự thay đổi một lần vị trí các bộ phận cơ thể của công nhân.
Như vây, sự phân chia nhỏ các quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành tạo điều kiện nghiên cứu độ dài chu kỳ sản xuất, đề ra biện pháp rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, dự kiến kết cấu hợp lý các bước công việc, các thao tác làm việc tiên tiến, để tổ chức sản xuất, tổ chức lao động xây dựng mức lao động có căn cứ khoa học.
Mặt công nghệ Mặt lao động
Sơ đồ 1 : Sự phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành:
2.2.Phân loại hao phí thời gian làm việc của người lao động Để định mức lao động có căn cứ khoa học cần phải nghiên cứu có hệ thống việc sử dụng thời gian trong quá trình làm việc Qua nghiên cứu thời gian hao phí sẽ tìm thấy thời gian làm việc có ích cần thiết và thời gian lãng phí trong ca sản xuất, tìm nguyên nhân của những thời gian làm việc lãng phí đề ra biện pháp nhằm xoá bỏ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất những lãng phí nâng cao tỷ trọng thời gian làm việc có ích trong ngày.
Thời gian làm việc trong ngày của người lao động được ký hiệu là Tca được chia ra:
Thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất - gọi là thời gian được định mức - ký hiệu là Tđm
Thời gian lãng phí còn gọi là thời gian không được định mức - ký hiệu là Tkđm. a Thời gian được tính trong mức (T đm ).
Là thời gian người công nhân làm những công việc để hoàn thành sản phẩm Thời gian được tính trong mức bao gồm các loại thời gian sau:
- Thời gian chuẩn kết (Tck): là thời gian người lao động dùng và việc chuẩn bị phương tiện sản xuất, công tác để thực hiện khối lượng công việc được giao và tiến hành mọi hoạt động có liên quan đến việc hoàn thành khối lượng công việc đó Gồm có: thời gian nhận nhiệm vụ, bản vẽ, nhận dụng cụ, dọn vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.Thời gian này chỉ hao phí một lần cho cả loạt sản phẩm, không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm và độ dài thời gian làm việc trong công tác.
-Thời gian tác ngiệp (Ttn): là thời gian trực tiếp hoàn thành bước công việc Nó được lặp đi lặp lại qua từng đơn vị sản phẩm.
Trong thời gian tác nghiệp bao gồm:
+Thời gian chính: là thời gian làm cho đối tượng lao động thay đổi về mặt chất lượng (hình dáng, kích thước,tính chất lý hoá…)
+Thời gian phụ: là thời gian công nhân hao phí vào các hoạt động cần thiết để tạo khả năng làm thay đổi chất lượng, đối tượng lao động.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐMLĐ TẠI CÔNG TY SỨ VIGILANCE
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Tên công ty: Công ty TNHH TM và Sản Xuất Lương Phú Đại diện: Ông Nguyễn Viết Tuyền - Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: Tân Triều - ThanhTrì - Hà Nội
Văn phòng: Số 12M Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội Điện thoại: 0422429207: Fax 0437345483
Tổng kho: 47 Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội Điện thoại: 0437335511 sản xuất tại khu công nghiệp Tiền Hải Thái Bình
Tài khoản: 85111.0001398 Ngân hàng Sacombank- Sở GD Hà Nội
Công ty TNHH TM & SX Lương Phú được ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập số 153/ GP/ TLDN ngày 15 tháng 02 năm 2000 sở kế hoạch đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 402894 ngày 22 tháng 3 năm 2000.
Công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh vào tháng 10 năm 2000. Năm đầu hoạt động
Thời gian đầu mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ còn hạn chế Chưa có nhiều lao động lành nghề Do vậy cần phải tuyển dụng và đào tạo công nhân viên Bên cạnh đó lại có rất nhiều đối thủ cạnh tranh
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có tài khoản giao dịch riêng tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định
Năm 2000 sản sẩm đầu tiên kinh doanh là bán vật liệu xây xựng, chủ yếu sản xuất phân phối chậu rửa INOX Lucky,khi thị trường inox lucky đã vào được kênh phân phối các tỉnh ,ở hà nội ,thành phố hồ chí minh,đến năm 2001 công ty đầu tư dây truyền sản xuất sứ ở tại khu công nghiệp tiền hảI tháI bình,vì ở đay khí ga rất tiềm năng ,thuận lợi cho việc sản xuất Đến giưã năm 2002 công ty bắt đầu ra được lô hàng đầu tiên,do kỹ thuẫt lúc đó còn non nên sản phẩm bị vỡ và cong vênh rất nhiều ,do sự lãnh đạo đúng đắn của ban lãnh đạo và chung vai góp sức của toàn thể cán bộ công nhân viên đã dần khắc phục được lỗi của sản phẩm Đến năm 2004 công ty đă gây dựng được thương hiệu trên thị trường và thị trường đã chấp nhận vì chất lưọng ổn định và giá thành hợp lý Đến năm 2006 doanh thu của công ty đã tăng gấp 2 lần so với năm 2004 ,lúc này mặt hàng sứ vigilance đã có mặt trên khắp cả nước ,đơn đặt hàng của các bạn hàng rất là nhiều ,có lúc công ty sản xuất không kịp đáp ứng cho các bạn hàng. Đến giữa năm 2008 và đầu năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới công ty cũng ảnh hưởng nặng nề,do sự đoàn kết và lòng yêu nghề và sự chia sẻ với công ty nên công ty đã vẫn giữ được nhịp độ sản xuất, Đến giữa năm 2009 công ty đã trở lại nhịp độ sản xuất bình thường và đời sống của cán bộ công nhân viên lại đI vào ổn định.
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐMLĐKH
Nguyên vật liệu dùng sản xuất sứ vệ sinh bao gồm nguyên liệu để sản xuất hồ và nguyên vật liệu để chế tạo men Nguyên vật liệu để chế tạo hồ bao gồm các loại : Đất sét, đất cao lanh, Feldspar, Quartz Các nguyên vật liệu này chủ yếu được khai thác trong nước do một số nhà cung cấp cung ứng cho Công ty Hiện nay, Công ty đang sử dụng đất sét ở Hải Dương, Cao lanh và Quartz ở Yên Bái, Feltspar ở Yên Bái và Phú Thọ.
Nguyên vật liệu để chế tạo men gồm các loại : Cao lanh, Feldspar, Quartz,ZnSiO4,
CaCO3, ZnO, thuỷ tinh lỏng,chất chống vữa , bột màu , thạch cao Nguyên vật liệu chế tạo men vừa nhập ngoại vừa dùng ở trong nước
Trước khi nhập vào kho các của Công ty các nguyên vật liệu đều phải qua sự kiểm tra của phòng kỹ thuật -KCS theo các thông số kỹ thuật đã được thông qua trước giữa nhà cung cấp và Công ty Nhờ đó mà sản phẩm của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn quốc tế Với các nguồn nguyên liệu dồi dào nên Công ty chưa bao giờ phải ngừng sản xuất vì lý do thiếu nguyên liệu Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất của công nhân được diễn ra liên tục.
2 Máy móc thiết bị. Định mức lao động chịu tác động của các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật Chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty sứ vigilance là sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp phục vụ nhu cầu dân dụng và công nghiệp Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những mục tiêu chủ yếu của Công ty để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường
Hàng năm, Công ty vẫn đầu tư xây dựng mới và cải tiến máy móc cho hiện đại hơn.
Vì thế, công tác định mức lao động cũng phải thường xuyên thay đổi, xây dựng lại cho phù hợp với trình độ hiện đại của máy móc và thiết bị.
Tính đến cuối năm 2009 tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 300 người (không tính lao động thời vụ) trong đó:
Bảng 1: Số lượng cán bộ công nhân viên Công ty sứ vigilance.
Loại lao động Số người Tỷ lệ (%)
+LĐ sản xuất sứ vệ sinh.
+LĐ cơ khí, cơ giới.
Nhìn vào bảng ta thấy, tỷ lệ lao động nữ của Công ty chiếm tỷ lệ 16.7%, tỷ lệ này là thấp tuy nhiên đây là do đặc điểm nghành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty Với nguồn lao động đông đảo là một điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc chọn lựa những người có năng lực thật sự, nhưng cũng là một thách thức nếu Công ty không có chính sách quản lý lao động hợp lý.
3.2.Về chất lượng. Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Công ty chúng ta có thể căn cứ vào một số tiêu thức sau:
*Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động :
Cùng với trình độ văn hoá thì trình độ chuyên môn kỹ thuật là tiêu trí để phản ánh mặt chất, phản ánh khả năng làm việc thực tế của người lao động Trình độ lao động của Công ty sứ vigilance xét theo chỉ tiêu này được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2: Bảng cơ cấu trình độ lao động theo trình độ đào tạo
Stt Đơn vị Đại học Cao đẳng
8 Nhà máy sứ Tiền Hải 5 5 7 187 15
9 Xí nghiệp sx khuôn mẫu
Công ty sứ vigilance hiện tại có có một đội ngũ lao động có trình độ tương đối cao.
Tỷ lệ người có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 15.66%, tỷ lệ người có trình độ trung cấp 8.33%, sơ cấp là 68% và lao động chưa qua đào tạo là 8% Mặt khác, tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo của Công ty còn khá cao (chiếm 8%) Điều này cho thấy trong thời gian tới Công ty cần phải chú trọng đào tạo đội ngũ trung cấp và sơ cấp, nhất là nên đào tạo kỹ thuật viên trung cấp sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình sản xuất của Công ty.
* Về độ tuổi: Nhìn chung lao động của Công ty có độ tuổi tương đối trẻ Số lao động