TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chittakone MEUANGPAK HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC S[.]
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ đó chỉ ra các hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra gồm:
- Lý luận về quản lý dự án xây dựng; khái niệm, nội dung quản lý dự án; các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thời gian qua, từ đó chỉ rõ những thành công, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- Về nội dung: Nghiên cứu, đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng với các nội dung: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện và điều phối thực hiện dự án; kiểm tra, giám sát và nghiệm thu; thanh quyết toán vốn đầu tư.
- Về không gian nghiên cứu của đề tài là các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào phụ trách.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng từ năm 2018 đến 2021, đề xuất phương hướng và giải pháp đến năm 2025.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng các thông tin, dữ liệu thứ cấp được lấy từ từ các tài liệu thống kê hàng năm, các chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết đầu tư phát triển của Nhà nước Lào và của
Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; báo cáo kết quả của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng từ năm 2018 đến 2021 Trên cơ sở các tài liệu thứ cấp đó, đề tài sử dụng các phương pháp dùng để nghiên cứu sau:
- Phương pháp kế thừa: tham khảo các tài liệu thứ cấp, các bài viết đã được công bố, đề tài sẽ kế thừa những số liệu có liên quan để hoàn thiện các nội dung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Phương pháp thống kê, mô tả: luận văn sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho phân tích quá trình đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Viêng Chăn.
- Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: Trên cơ sở các thông tin, dữ liệu từ các tài liệu thứ cấp, tác giả tổng hợp, xử lý các số liệu liên quan đến thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2016-2021 nhằm đưa ra số liệu chuẩn nhất qua các nguồn thông tin.
- Phương pháp phân tích, so sánh: phân tích tương quan giữa các yếu tố liên quan đến đề tài, so sánh số liệu giữa các năm nhằm giúp phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2016-2021 thời gian qua thuận lợi và đạt kết quả tốt.
- Phương pháp đánh giá, đưa ra nhận xét: trên cơ sở so sanh các dữ liệu liên quan đến thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2016-2021, đánh giá được kết quả đạt được và những hạn chế để làm cơ sở cho đề xuất giải pháp.
Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý dự án Cho thấy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý dự án Luận văn của tác giả sẽ kế thừa các lý luận và thực tiễn về quản lý dự án từ đó phát triển cơ sở lý luận về quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
1.5.1 Các nghiên cứu tại nước ngoài
Nguyễn Văn Phúc (2008), “Quản lý dự án - cơ sở lý thuyết và thực hành” Sách chuyên khảo của tác giả đã tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản về dự án nói chung và quản lý dự án nói riêng Bên cạnh những trình bày giới thiệu về các khái niệm công cụ như khái niệm “dự án”, “quản lý dự án” trong giáo trình đã đi sâu phân tích cụ thể nội dung quản lý dự án theo các khâu của chu trình dự án, bắt đầu từ khâu chuẩn bị dự án, lập kế hoạch dự án đến thực hiện dự án Những kết quả nghiên cứu đó có ý nghĩa tham khảo quan trọng nhất định đối với luận văn trong việc định nghĩa các khái niệm cũng như xác định nội dung quản lý dự án. Đoàn Phan Anh (2017), “Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình” tác giả đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn NSNN tại các tổ chức công, công trình cũng như các bài học kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng (ĐTXD) của một số quốc gia từ đó rút ra các bài học, đưa ra tiêu chí, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích: khâu lập kế hoạch vốn; lập, thẩm định phê duyệt dự án; đấu thầu, lựa chọn nhà thầu; kiểm soát thanh toán vốn; quyết toán vốn đầu tư; thanh tra, kiểm tra giúp tác giả có những nhận định và đánh giá bước đầu về công tác quản lý dự án ĐTXD nói chung và quản lý chi phí ĐTXD nói riêng
Trần Tuấn Nghĩa (2014), “Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước tại Hà tĩnh” tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác tổ chức, quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn NSNN, đưa ra các tiêu chí, các nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ đó phân tích, đánh giá thực trạng, rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của nó qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Hà tĩnh Luận văn này giúp tác giả có những đánh giá rõ hơn về nội dung quản lý dự án ĐTXD.
Phạm Hữu Vinh (2011), “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại
Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5” tác giả đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý dự án đầu tư ở doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng hoạt động quản lý dự án đầu tư của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5, rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư.
Phạm Hữu Tiến (2016), “Quản lý các dự án đ ầu t ư x ây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội” tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN, đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các dự án đầu tư xây dựng phân tích, đánh giá thực trạng,rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng.
Hoàng Đỗ Quyên (2008), “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án Công trình điện Miền Bắc” tác giả đề tài vận dụng những lý luận chung “dự án đầu tư” “quản lý dự án” để làm rõ công tác quản lý dự án đầu tư của Ban quản lý dự án Công trình điện Miền Bắc; phân tích thực trạng, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong nội dung quản lý, phương pháp quản lý cũng như cách thức tổ chức thẩm định và tìm ra nguyên nhân của hạn chế đó và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Công trình điện Miền Bắc.
Phạm Huy Phong (2016), “ Quản lý các dự án đầu tư đường tuần tra biên giới tại Ban quản lý dự án 47- Bộ Quốc phòng” tác giả đề tài đưa ra những lý luận chung “Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ”
“Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông” các đặc điểm của dự án cũng như nội dung cần quản lý, các tiêu chí đánh giá, những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án, phân tích thực trạng, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong các nội dung quản lý, và tìm ra nguyên nhân của hạn chế đó và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án tại Ban quản lý dự án 47- Bộ Quốc phòng.
Tạ Văn Khoái (2009), “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam” Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả tập trung hệ thống hóa có bổ sung một số lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ NSNN gồm các nội dung về hoạch định, xây dựng khung pháp luật, ban hành và thực hiện cơ chế, tổ chức bộ máy và kiểm tra, kiểm soát Trên cơ sở đó phân tích đánh giá thực trạng thực hiện quản lý nhà nước và đề xuất giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với các dự án này.
- Channiphone Xaiyalath (2018), Hoàn thiện công tác quản lý dự án về chất lượng công trình xây dựng của Ban quản lý dự án tỉnh Chămpasắc, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Chămpasắc giai đoạn 2010-
2017, chỉ rõ những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại hạn chế và nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Chămpasắc giai đoạn 2018-2022 tầm nhìn đến 2030.
- ViengThong Onpadith (2018), Hoàn thiện công tác quản lý dự án về chi phí đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2010- 2017, chỉ rõ những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại hạn chế và nguyên nhân và đề xuất nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2018-2022 tầm nhìn đến 2030
- Somephet Seuanvilay (2019), Hoàn thiện công tác quản lý dự án về chất lượng công trình xây dựng của Ban quản lý dự án tỉnh Phongsaly, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Phongsaly giai đoạn
2014– 2018 và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Phongsaly.
- Somphathai Inmala (2020), Hoàn thiện công tác quản lý dự án về chất lượng công trình xây dựng của Ban quản lý dự án tỉnh Luông Prabang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý dự án Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án tỉnh Luông Prabang giai đoạn 2015 - 2019, chỉ rõ những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại hạn chế và nguyên nhân và đề xuất nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng Ban quản lý dự án tỉnh Luông Prabang giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn đến 2035.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .11
Khái niệm, phân loại của dự án và Quản lý dự án đầu tư xây dựng.11 1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng
2.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng
Theo khoản 5, điều 4 Luật xây dựng của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào số 05/2009/QH ngày 26/11/2009thì dự án đầu tư xây dựng được định nghĩa như sau “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng” [9].
Hay theo Bùi Ngọc Toàn thì: Dự án là sự chi phí tiền và thời gian để thực hiện một kế hoạch nhằm mục đích tạo ra một sản phẩm duy nhất [19].
Cũng có nhiều ý kiến xem xét dự án một cách chi tiết hơn, qua đó đưa ra những ý kiến đầy đủ hơn về dự án Chẳng hạn có ý kiến cho rằng ‘‘Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực ’’[14].
2.1.1.2.Khái niệm dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng là dự án có xây dựng, tức là có sự đầu tư cho quá trình xây dựng Do vậy đã có nhiều ý kiến về dự án, theo đó, dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng để, sửa chữa, cải tạo công trình nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định [17]
Theo khoản 15, điều 3 của Luật xây dựng của CHDCND Lào số 05/2009/QH ngày 26/11/2009 thì dự án đầu tư xây dựng được định nghĩa như sau“Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”.[9]
Dự án đầu tư xây dựng có thể hiểu là một quá trình biến ý tưởng đầu tư XDCT thành hiện thực trong sự ràng buộc về kết quả (chất lượng), tiến độ (thời gian) và nguồn lực (chi phí) đã xác định trong hồ sơ dự án và được thực hiện trong những điều kiện không chắc chắn (rủi ro) Dự án đầu tư xây dựng bao gồm dự án xây dựng mới công trình, dự án cải tạo nâng cấp mở rộng các công trình đã đầu tư xây dựng.[10]
*Dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN Đối với các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập kế hoạch dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN chịu sự ràng buộc chặt chẽ của các quy định về quản lý ngân sách, quản lý đầu tư, quản lý chi phí,… như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, các Nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư, quản lý chi phí đầu tư, hợp đồng xây dựng, các Thông tư, Quyết định của các Bộ, Nghành có liên quan.
2.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng, cụ thể như sau:
Theo quy mô và tính chất
Theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư, các dự án đầu tư xây dựng được chia thành nhiều loại khác nhau Ở bối cảnh xây dựng của Lào, luật đầu tư công (CHDCND Lào) đã phân biệt dự án thành dự án quan trọng quốc gia và 3 nhóm A, B, C Các loại này được quy định chi tiết tại phụ lục I của Nghị định của CHDCND Lào số 05/2011/NĐ-CP ngày 26/11/2011, về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Theo nguồn vốn đầu tư
Theo nguồn vốn đầu tư, dự án ĐTXD được chia thành các loại sau [9]:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách, gồm:
+ Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh;
+ Dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; + Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của các đơn vị hành chính sự nghiệp công.
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
Phân loại theo dự án đầu tư xây dựng các tiêu chí khác
- Theo hình thức đầu tư:
+ Dự án đầu tư xây dựng mới;
+ Dự án đầu tư xây dựng mở rộng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa;
- Theo hình thức hợp tác kinh doanh: bao gồm các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT, BTO
Việc phân loại dự án đầu tư xây dựng là với mục đích phân định rõ các quy định về thẩm quyền, điều kiện năng lực của tổ chức và cá nhân, quản lý về thời gian, chi phí, những điểm cần chú ý trong quản lý dự án (phạm vi quản lý, tổ chức thực hiện ) [9]
2.1.3 Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng
Hình 2.1 Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng
Giai đoạn chuẩn bị dự án
Giai đoạn chuẩn bị dự án bao gồm các công việc như sau (hình 1.2) [9]
Hình 2.2 Các công việc trong giai đoạn chuẩn bị dự án
Trình tự đầu tư đối với dự án là thứ tự các công việc của dự án được sắp xếp và thực hiện theo một trình tự nhất định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện thuận lợi và hiệu quả thực hiện cao nhất.[9]
Giai đoạn chuẩn bị dự án
Giai đoạn thực hiện dự án
Giai đoạn kết thúc XD và đưa công trình của DA vào
Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có)
Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo KT-KT đầu tư xây dựng đề xem xét, quyết định đầu tư
Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án
Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có)
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có)
Lựa chọn nhà thầu tư vấn (khi cần)
Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng, đối với công trình thiết kế 3 bước hoặc 2 bước
Cấp phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng)
Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng
- Thi công xây dựng công trình (kể cả lắp đặt thiết bị công trình và thiết bị công nghệ)
- Giám sát thi công xây dựng
- Nghiệm thu công việc, giai đoạn
- Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành
Nghiệm thu và Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành
Vận hành, chạy thử và thực hiện các CV cần thiết khác
Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng, theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 của Luật xây dựng của nước CHDCND Lào số 05/2010/QH, ngày
12/07/2010 được quy định cụ thể như hình 1.1, gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn thực hiện dự án
Hình 2.3 Các công việc quản lý dự án giai đoạn thực hiện dự án
Hoàn thành hồ sơ hoàn công XD công trình
Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
Bảo hành công trình xây dựng Quyết toán và thanh lý hợp đồng XD
Giai đoạn thực hiện dự án bao gồm toàn bộ các công việc từ khi có quyết định đầu tư cho đến khi hoàn thành các CT, hạng mục công trình trong dự án Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc được trình bày trong hình 1.3.
Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng
Giai đoạn kết thúc dự án gồm các công việc như sau (hình 1.4).
Hình 2.4 Các công việc dự án trong giai đoạn kết thúcxây dựng và bàn giao công trình của dự án
Riêng đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phân mà mỗi dự án thành phần có thể vận hành độc lập hoặc được phân kỳ đầu tư thì dự án thành phân được quản lý thực hiện như một dự án độc lập Việc phân chia dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tư phải được quy định cụ thể trong quyết định đầu tư.
Các công việc của dự án có thể được thực hiện theo phương pháp tuần tự, phương thức kết hợp, xen kẽ các công việc trong giai đoạn thực hiện và kết thúc xây dựng nhằm rút ngắn thời gian thực hiện dự án.
Có những việc của một số dự án có thể làm gối đầu hoặc làm song song để rút ngắn thời gian thực hiện.
Tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Có nhiều tiêu chí để đánh giá kết quả công tác quản lý các dự án xây dựng Tuy nhiên trong luận văn này tác giả sử dụng các tiêu chí sau:
2.3.1 Tiêu chí về tiến độ thực hiện dự án
Bản chất của tiến độ xây dựng là kế hoạch thời gian thi công xây dựng của dự án Kế hoạch tiến độ là kế hoạch thời gian thực hiện các phần công việc được sắp xếp có tổ chức, có trình tự và được kiểm soát cũng như toàn bộ dự án xây dựng được hoàn thành có tổ chức, đều được biểu diễn bằng các sơ đồ chỉ ra sự liên quan giữa thời gian bắt đầu và kết thúc của các công việc của dự án.
Quản lý tiến độ là một nội dung quan trọng của quản lý thực hiện dự án Mục đích của quản lý tiến độ là làm sao để dự án hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và nguồn lực cho phép, đáp ứng những yêu cầu đã định về chất lượng.
Phương pháp quản lý tiến độ là trên cơ sở kế hoạch thực hiện dự án đã được lập, sử dụng các công cụ thích hợp để xác định các công việc, quan hệ tương tác giữa các công việc, điểm bắt đầu và điểm kết thúc hoàn thành dự án, thời gian dự trữ của các công việc, tối ưu hoá phân phối nguồn lực, có kế hoạch theo dõi kiểm soát tiến độ, chi phí, điều hành dự án.
Tiến độ, thời gian để thực hiện dự án đầu tư là một trong những yếu tố đầu vào để phân tích hiệu quả tài chính của dự án, việc không đáp ứng được tiến độ sẽ làm phát sinh thêm nhiều chi phí có liên quan, nhiều rủi ro có thể xảy ra không ngoại trừ trường hợp dự án đầu tư không kết thúc, không thể thực hiện được do tiến độ thi công kéo dài.
Trong công tác quản lý tiến có các yêu cầu cơ bản sau:
- Các bước triển khai một dự án phải đúng tiến độ.
- Tiến độ tổng thể phải đảm bảo không bị chậm.
- Tiến độ thực hiện các bước phải phù hợp với các thủ tục đi theo.
2.3.2 Tiêu chí về chất lượng dự án
Chất lượng dự án thể hiện đầu tiên từ việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đảm bảo phù hợp với các quy định, cải cách hành chính và rút ngắn thời gian chuẩn bị; đồng thời đảm bảo chất lượng ở từng khâu tiếp theo của dự án ĐTXD.
Một dự án có chất lượng thì ngay từ khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán sẽ là tiền đề tạo ra chất lượng cho toàn bộ dự án Một dự án thay đổi phương án đầu tư, phương án kỹ thuật, kể cả sai sót trong thiết kế - tổng dự toán phải thay đổi nhiều lần sẽ là nguyên nhân thất bại cho các khâu - giai đoạn tiếp theo, gây ra thất thoát, lãng phí nguồn lực rất lớn về tài sản, con người.
Chất lượng quản lý dự án còn thể hiện ở giai đoạn thi công xây dựng công trình, đúng, đủ về mặt khối lượng theo thiết kế; việc tổ chức nghiệm thu chất lượng công trình đúng thiết kế được phê duyệt không?
2.3.3 Tiêu chí về chi phí dự án
Khi tiến hành thực hiện dự án ĐTXD thì chi phí cần thiết cho các công việc đề ra thường thấp hơn hoặc cao hơn so với giá trị dự toán được duyệt đó.
Do vậy mục tiêu của quản lý chi phí dự án của Ban quản lý dự án là làm sao cho chi phí thực trả cho các công việc thực hiện dự án không vượt so với dự toán được duyệt Các chi phí phải được tính đúng, tính đủ nhưng phải hợp lý so với các quy định của pháp luật Ban quản lý dự án kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí phát sinh không vượt tầm kiểm soát.
Quá trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong công tác quản lý dự án phải tuân theo một số nguyên tắc sau:
- Các chi phí tập hợp cho dự án phải đúng, đủ và phải hợp lý
- Phải kiểm soát được chi phí thực hiện dự án.
- Trong quá trình quản lý dự án thì việc lựa chọn được nhà thầu cung ứng theo đúng trình tự và quy định hay không, lựa chọn được nhà thầu có tiêu chuẩn tốt nhất thực hiện các công việc liên quan của dự án và quản lý quá trình thực hiện theo đúng các yêu cầu về thời gian, tiến độ, chất lượng, chi phí một cách tốt nhất.
2.3.4 Tiêu chí về thanh, quyết toán
Mỗi một dự án đầu tư xây dựng sau khi đã được nghiệm thu đều được thanh quyết toán Công tác thanh, quyết toán phải phải đúng trình tự thủ tục, các quy định về thanh, quyết toán theo đúng luật, các nghị định và các thông tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng của nhà nước hiện hành.
Việc quản lý công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư đảm bảo đúng đối tượng, mục đích, đúng tiến độ nhưng phải tiết kiệm, hiệu quả theo quy định về quản lý tài chính của Nhà nước.
Nguyên tắc khi tạm ứng; thanh toán; thu hồi vốn tạm ứng thực hiện theo quy định quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
2.4.1 Nhóm các nhân tố khách quan
Một là nhóm chính sách, pháp luật
Nhà nước định ra pháp luật và sử dụng làm công cụ để quản lý nền kinh tế thị trường Pháp luật giúp giải quyết hai mối quan hệ cơ bản nhất trong lĩnh vực kinh tế là quan hệ giữa nhà nước với các chủ thể kinh tế và giữa các chủ thể kinh tế với nhau, duy trì được các giá trị của nền kinh tế thị trường và các quan hệ kinh tế xã hội không bị hỗn loạn Nhờ có pháp luật mà hoạt động đầu tư XDCB được vận hành đúng quỹ đạo.
Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng phải được thể chế hoá, các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Hệ thống các chính sách pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và do vậy có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Hệ thống chính sách pháp luật vừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản Hệ thống chính pháp pháp luật đầy đủ nhưng không sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm nản lòng các nhà đầu tư và do vậy gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Hai là về công tác kiểm tra, giám sát, sự phối hợp của các cơ quan liên quan
Dự án có thể hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hay không cũng phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, các cấp ngành có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát đối với các công trình xây dựng của nhà nước nếu sự phối hợp đó là chặt chẽ, có khoa học thì sẽ là cơ sở vững chắc góp phần tạo nên hiệu quả quản lý dự án ĐTXD.
Ba là sự biến động của thị trường.
Nếu kinh tế đất nước phát triển ổn định tạo điều kiện thuận lợi để nhà nước tăng thu ngân sách và thực hiện được nhiều chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong đó có việc phát triển các dự án đầu tư xây dựng. Ngược lại nền kinh tế không ổn định rơi vào trạng thái khủng hoảng, lạm phát cao, giá cả không ổn định tăng cao…đầu tư xây dựng từ NSNN gặp khó khăn và đặc biệt là chi phí dự án tăng lên không kiểm soát ảnh hưởng đến dự toán được duyệt, đến tiến độ của dự án cũng như chất lượng, chi phí của công trình sẽ không đảm đảo đúng
2.4.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Một là về năng lực, trách nhiệm của các bên tham gia dự án đầu tư xây dựng
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN thì con người tham gia quản lý đầu tư có ý nghĩa quyết định, chi phối toàn bộ các nhân tố khác và sự tác động tiêu cực hay tích cực của nó sẽ quyết định đến hiệu quả quản lý dự án ĐTXD. Đối với các bên tham gia dự án, năng lực của nhà QLDA và năng lực của các bên còn lại là nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến sự thành công của dự án Trong thực tế năng lực của CĐT, ban quản lý, tư vấn, nhà thầu thi công, nhà cung cấp thiết bị có ảnh hưởng lớn đến thành công của dự án.
Yếu tố về năng lực của CĐT, ban quản lý đóng vai trò quan trọng từ khi lập kế hoạch cho đến khi kết thúc dự án Đây là nhóm yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của dự án. Đặc điểm của việc quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản là nguồn vốn đầu tư thường không thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư và việc quản lý liên quan đến rất nhiều chủ thể, do đó việc quản lý là rất phức tạp và đòi hỏi năng lực, trách nhiệm của mỗi chủ thể quản lý phải phù hợp với mỗi khâu của quá trình quản lý, trong đó trách nhiệm của mỗi chủ thể quản lý có ý nghĩa quyết định Nếu người quyết định đầu tư và chủ đầu tư tinh thần trách nhiệm không cao sẽ dễ gây ra thất thoát, lãng phí trong quản lý sử dụng vốn đầu tư
Hai là về năng lực, trình độ của cán bộ quản lý dự án.
Trong đó trình độ, năng lực làm việc của cán bộ quản lý là quan trọng nhất đối với công tác quản lý dự án Chính vì vậy, trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng đều cần có cán bộ đủ năng lực, phẩm chất Cụ thể, đội ngũ cán bộ làm quy hoạch, kế hoạch phải đáp ứng được yêu cầu để theo kịp những thay đổi khách quan trên thị trường, phải nắm bắt được định hướng phát triển; Năng lực cán bộ của nhà thầu và tư vấn phải đảm bảo thực hiện tốt công việc lập, khảo sát, thiết kế xây dựng, tư vấn giám sát thi công và thi công xây dựng; Cán bộ thẩm định quyết toán phải có chuyên môn, kinh nghiệm để thực hiện quyết toán đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.
Ba là về bộ máy quản lý dự án: Một bộ máy vận hành tốt phụ thuộc vào: Nhân lực và các vấn đề về tổ chức nhân sự hay chính là nhân tố con người; Các nguồn lực khác như trang thiết bị, công nghệ, cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc …Phụ thuộc vào công nghệ quản lý: chất xám, tài sản vô hình tích luỹ qua thời gian vận hành, quản lý dự án
Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng tại các Ban Quản lý dự án và bài học kinh nghiệm cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
án và bài học kinh nghiệm cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc
Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
2.5.1 Kinh nghiệm trong công tác QLDA tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Chămpasak
Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn: Ban QLDA Đầu tư Xây dựng tỉnh Chămpasak được thành lập theo Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 05/6/2010 của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Chămpasak với chức năng thay mặt UBND tỉnh Chămpasak quản lý các dự án giao thông trong địa bàn tỉnh Chămpasak. Ban QLDA đầu tư xây dựng tỉnh Chămpasak với chức năng đại diện chủ đầu tư, được UBND tỉnh Chămpasak giao nhiệm vụ quản lý, giám sát kỹ thuật thi công một số dự án do UBND tỉnh Chămpasak làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh Chămpasak Tư vấn, giám sát, quản lý các dự án xây dựng khác theo quy định hiện hành của Nhà nước khi được UBND tỉnh Chămpasak đồng ý Để quản lý tốt các dự án được giao, Ban QLDA đã có thực hiện tốt các nội dung như:
+ Quy định rõ ràng trách nhiệm của các tổ chức khảo sát, giám sát khảo sát, thiết kế trong hợp đồng thực hiện nội dung lập, thẩm định, phê duyệt dự án.
+ Nhận thấy rõ ảnh hưởng của quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đến chất lượng, tiến độ dự án nên Ban QLDA liên tục nghiên cứu hoàn thiện, tinh gọn quy trình.
+ Khi triển khai thi công phải đảm bảo các nhà thầu huy động thiết bị, nhân sự phù hợp với hồ sơ đề xuất.
+ Công tác giải phóng mặt bằng được ưu tiên, tạo thuận lợi cho các đơn vị triển khai thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng.
+ Ban QLDA thuê các công ty tư vấn có uy tín để thực hiện nghiệp vụ
2.5.2 Kinh nghiệm trong công tác QLDA tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Phongsaly
Có một số kinh nghiệm của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Phongsaly trong việc quản lý chất lượng công trình mà Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Làocó thể tham khảo, học tập:
- Cán bộ Ban QLDA có 27 người nhưng tổ chức bộ máy quản lý các phòng ban nhiệm vụ khoa học, chuyên nghiệp trong công tác quản lý và không chồng chéo nhiệm vụ và trách nhiệm giữa các tổ.
- Lãnh đạo Ban thường xuyên quan tâm đến đời sống, công việc, trình độ của cán bộ trong Ban QLDA, động viên, đưa các cán bộ trong ban đi bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ở tỉnh Chămpasak và thủ đô Viêng Chăn.
- Đối với các dự án quy mô lớn, phức tạp, Ban QLDA chủ động thuê đơn vị tư vấn QLDA, tư vấn giám sát, thẩm định thiết kế có năng lực đảm bảo để hỗ trợ hoặc giúp Ban QLDA trong công tác quản lý chất lượng công trình, bên cạnh đó cử cán bộ của Ban QLDA đồng thời giám sát cùng các đơn vị tư vấn để nâng cao trình độ chuyên môn trong thực tế Công tác lựa chọn các nhà thầu tư vấn khảo sát, tư vấn thiết kế, thi công xây dựng rộng rãi chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm đạt được mục tiêu chính là lựa chọn và ký hợp đồng được với nhà thầu có trình độ năng lực cao, đảm bảo thành công cho dự án.
- Đầu tư cơ sở vật chất như máy tính, phương tiện đi lại, điều kiện làm việc, cử cán bộ trong ban đi học, tiếp cận các chương trình quản lý dự án mới,
… nhằm đáp ứng và nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án và quản lý chất lượng công trình xây dựng một cách khoa học và chính xác.
2.5.3 Bài học rút ra cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- Nâng cao chất lượng cán bộ tham gia dự án như cán bộ khảo sát, giám sát khảo sát, cán bộ thi công, giám sát thi công….
- Xây dựng quy trình tác nghiệp để điều phối thực hiện dự án như quy trình tổ chức thi công, quy trình nghiệm thu, quy trình xử lý sự cố và khối lượng phát sinh
- Quy trình quản lý chất lượng được thiết lập bởi tổ chức chuyên nghiệp về quản chất lượng công trình Điều này rất quan trọng để Ban học hỏi và xây dựng một hệ thống phù hợp với tình hình hiện tại của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, việc học hỏi tiếp thu những kinh nghiệm trong quản lý vốn, quản lý đầu tư và quản lý chất lượng công trình xây dựng là một việc làm cần thiết
- Cần căn cứ vào thực tế tình hình quản lý xây dựng của chủ đầu tư dự án hay của các Ban quản lý dự án xây dựng để lựa chọn từng lĩnh vực cụ thể ở mỗi quốc gia sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu thực tiễn chứ không nên áp dụng một cách máy móc mô hình quản lý xây dựng nói chung và quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng của quốc gia đó Bởi mỗi quốc gia đều có những đặc thù riêng trong các lĩnh vực xây dựng công trình, xã hội, con người, nhận thức, phong tục tập quán Đó là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới quản lý nhà nước nói chung và trong công tác quản lý chất lượng dự án công trình xây dựng nói riêng.
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC
Khái lược về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2016 -2021
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Bộ Quốc phòng Lào) được thành lập từ năm 2009 theo Quyết định số 11/QĐ-BQP Lào ngày 24/1/2009.
Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có chức năng giúp Bộ Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong công tác quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng do Bộ Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trực tiếp làm Chủ đầu tư.
*Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Các dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thực hiện theo hình thức
“Tự thực hiện”, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với vai trò, trách nhiệm là người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng để trực tiếp quản lý dự án, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng có pháp nhân, con dấu, tài khoản và bộ máy, nhân sự là các cán bộ, công chức có chuyên môn về xây dựng, kinh tế xây dựng từ các vụ, đơn vị trong cơ quanBan Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và một số ít tuyển dụng mới.
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG, LÀO
Ban QLDA Vụ Kế hoạch Tài chính
Nhà thầu xây dựng Nhà thầu lắp đặt thiết bị
Chất lượng, tiến độ, chi phí, an toàn
Vụ Kế hoạch - Tài chính là đơn vị có nhiệm vụ lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư dài hạn, trung hạn và hàng năm đối với các dự án đầu tư phát triển, theo dõi, tổng hợp việc thực hiện và đề xuất điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết; Thẩm định dự án, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu, thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư; Giám sát, đánh giá việc quản lý sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính hợp pháp khác tại cơ quan Bộ Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Hình 3.1 Sơ đồ quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Nguồn: Tác giả tổng hợp Đối với các nhiệm vụ tư vấn như lập dự án, thiết kế, đấu thầu, Bộ Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thuê các đơn vị tư vấn để cung cấp dịch vụ Số lượng dự án tuy không nhiều nhưng đều có tính chất, ý nghĩa chính trị đối với hoạt động của Bộ Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Đảng và Nhà nước Lào nói chung.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật theo nhiệm vụ và quyền hạn được ủy quyền:
- Thay mặt Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng được giao quản lý các dự án do Đối với các nhiệm vụ tư vấn như lập dự án, thiết kế, đấu thầu, Bộ Quốc phòng Lào thuê các đơn vị tư vấn để cung cấp dịch vụ.
Số lượng dự án tuy không nhiều nhưng đều có tính chất, ý nghĩa chính trị đối với hoạt động của Bộ Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Đảng và Nhà nước Lào nói chung.
Bộ Quốc phòng là chủ đầu tư và phải bảo đảm nguyên tắc: Từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng được thể hiện trong quyết định thành lập Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng.
- Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình quy mô lớn, phức tạpBan quản lý các dự án đầu tư xây dựng được phép thuê các tổ chức tư vấn có kinh nghiệm, năng lực để phối hợp thực hiện theo các giai đoạn của dự án.
- Trong thời gian qua, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình do Bộ Quốc phòng Lào làm chủ đầu tư.
3.1.2 Đặc điểm các dự án do B an Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ
Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quản lý
Công tác quản lý DA ĐTXD công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thực hiện trong thời gian vừa qua, ngoài đặc điểm như quản lý công trình xây dựng nói chung còn có một số đặc điểm riêng nổi bật như sau:
Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng Lào
3.2.1 Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án
Lập dự án đầu tư
- Ban QLDA lựa chọn và xây dựng kế hoạch: Lựa chọn các đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư, tư vấn mặt bằng; lập đề cương khảo sát, lập dự án đầu tư, lập phương án giải phóng mặt bằng, đo vẽ bản đồ địa chính, lập báo cáo tác động môi trường, khảo sát lập phương án kỹ thuật – dự toán rà phá bom mìn vật liệu nổ.
- Lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế, lập dự án đầu tư và tư vấn về mặt bằng: Ban Quản lý Dự án lập Hồ sơ yêu cầu của công tác điều tra khảo sát, lập thiết kế cơ sở, điều tra lập phương án tổng thể giải phóng mặt bằng ; đơn vị tư vấn lập Hồ sơ đề xuất; sau khi đánh giá hồ sơ đề xuất sẽ làm quyết định chỉ định thầu và ký kết hợp đồng.
- Khảo sát lập dự án: Các đơn vị tư vấn thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng đã ký kết dưới sự giám sát của đại diện Ban QLDA tại hiện trường.
- Lập hồ sơ dự án đầu tư: Bao gồm Tên dự án và địa điểm xây dựng;Chủ đầu tư dự án; tổ chức tư vấn lập dự án; hình thức đầu tư; mục tiêu đầu tư; quy mô dự án và giải pháp kỹ thuật; tổng mức đầu tư; nguồn vốn đầu tư; phương pháp thực hiện dự án; thời gian thực hiện dự án.
Thẩm định dự án đầu tư
Các dự án đầu tư xây dựng do Ban QLDA lập được Vụ kế hoạch Tài chính thẩm định, Bộ Quốc phòng Lào phê duyệt.
Công tác khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công.
Lập nhiệm vụ phương án kỹ thuật khảo sát: Phòng Quản lý kỹ thuật chủ trì cùng Phòng Kế hoạch hướng dẫn đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế lập nhiệm vụ phương án kỹ thuật khảo sát, thiết kế BVTC kèm theo dự toán; đồng chí Phó Giám đốc kỹ thuật kiểm tra, Giám đốc ký, trình lãnh đạo Văn phòng phê duyệt.
Ký kết hợp đồng Khảo sát thiết kế BVTC: Phòng Quản lý Kỹ thuật chủ trì, phối hợp với Phòng Hành chính Kế toán, thảo hợp đồng để Giám đốc ký hợp đồng khảo sát thiết kế.
Tổ chức khảo sát, lập hồ sơ thiết kế BVTC - dự toán: Phòng Quản lý Kỹ thuật hướng dẫn đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế lập kế hoạch khảo sát báo cáo đồng chí Phó Giám đốc kỹ thuật kiểm tra, Giám đốc ra văn bản chấp thuận.
Công tác giám sát khảo sát triển khai như giai đoạn giám sát khảo sát lập dự án đầu tư nhưng do Phòng Quản lý Kỹ thuật phụ trách (hợp đồng giám sát khảo sát có thể ký chung cho cả hai giai đoạn khảo sát, hoặc ký riêng); thuê giám sát khảo sát hoặc cán bộ Ban QLDA tự tổ chức giám sát (Phòng Quản lý kỹ thuật).
Các bước nghiệm thu kết quả khảo sát, nghiệm thu hồ sơ thiết kếBVTC – DT cũng thực hiện như giai đoạn một do đồng chí Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật chỉ đạo, Phòng Quản lý Kỹ thuật chủ trì phối hợp cùng với các Phòng khác thực hiện.
Sau khi lựa chọn được nhà thầu thực hiện công tác khảo sát thiết kế, lãnh đạo Ban Quản lý luôn chú trọng quan tâm phối hợp với tư vấn thiết kế để lựa chọn các phương án kỹ thuật hợp lý và tiết kiệm nhất cho Nhà nước. Đối với các vướng mắc về thiết kế trong quá trình thi công, cán bộ bộ Ban QLDA sẽ yêu cầu tư vấn thiết kế trực tiếp xuống công trường để giải quyết Đối với các thay đổi nhỏ, có thể tiến hành ghi nhật ký công trường, đối với các thay đổi lớn sẽ yêu cầu tư vấn thiết kế có bản vẽ chỉnh sửa và trình chủ đầu tư phê duyệt.
Công tác thẩm tra, thẩm định: Bước thẩm tra do Ban QLDA thực hiện; Việc thuê tư vấn thẩm tra do Phòng Quản lý Kỹ thuật chọn đơn vị tư vấn, báo cáo Giám đốc phê duyệt; Phòng Quản lý Kỹ thuật phối hợp với Phòng Hành chính kế toán dự thảo hợp đồng để Giám đốc ký kết với đơn vị tư vấn thẩm tra, đồng thời theo dõi, đôn đốc việc thẩm tra, tổ chức để đồng chí Phó Giám đốc kỹ thuật nghiệm thu kết quả thẩm tra.
Hoàn thiện hồ sơ sau khi có quyết định phê duyệt: Căn cứ vào quyết định phê duyệt, Phòng quản lý Kỹ thuật đôn đốc, hướng dẫn đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ, đồng chí Phó Giám đốc kỹ thuật ký, đóng dấu Ban QLDA phát hành cho đơn vị thi công, giám sát thi công.
Công tác công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án chưa thật sự tuân thủ các yêu cầu của quản lý, ban quản lý dự án chưa thực hiện nghiêm túc các nội dung của công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, kết quả là có tới 5 dự án chưa đảm bảo chất lượng tốt nhất do thiếu sót ngay từ các khâu thiết kế, dự toán, mời thầu, thẩm định đánh giá hồ sơ dự thầu
STT Tên gói thầu Nội dung gói thầu
Giá trị hợp đồng(triệu kíp)
Các thiếu soát và nguyên nhân Phân tích trách nhiệm
Xây dựng phần cọc khoan nhồi, tường barret, móng; Xây dựng phần thô + hoàn thiện + phần điện chiếu záng,
- Không tính toán đến sự trượt giá củacác vật tư nhập khẩu.
- Quá trình thẩm định, đánh giá hồ sơ dự thầu không phát hiện ra sự thiếu sót
- Trách nhiệm của đơn vị thẩm định hồ sơ thầu.
- Trách nhiệm của Ban QLDA và nhà thầu trong quá trình thương thảo ký kết hợp đồng
Xây dựng trạm biến áp
Thiết kế tính thiếu 400m cáp; 01 tủ điện giá trị 2 tỷ kíp Nhà thầu có chào đề xuất thay thế trong HSDT
- Trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế.
- Trách nhiệm của Ban QLDA trong quá trình kiểm soát thiết kế.
- Trách nhiệm của đơn vị thẩm định và tư vấn đấu thầu.
Xây dựng hệ thống quản lý minh
5.255 Thiết kế tính thiếu điểm nối cao cấp giữa các hệ
- Trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế.
- Trách nhiệm của đơn vị thẩm định và tư vấn đấu thầu.
Lắp đặt hê thống PCCC hệ thống Camear + thiết bị PCCC và thiết bị Camera
Thiết kế tính thiếu 01 bể nước 174m3, giá trị 1,5 tỷ kíp
- Trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế.
- Trách nhiệm của Ban QLDA trong quá trình kiểm soát thiết kế.
- Trách nhiệm của đơn vị thẩm định và tư vấn đấu thầu.
Hệ thống mạng lan + thiết bị
Thiết kế và hồ sơ mời thầu phải lập lại, điều chỉnh toàn bộ do thời gian đấu thầu lâu và điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng thực tế
- Trách nhiệm của Ban QLDA trong quá trình kiểm soát thiết kế.
- Trách nhiệm của đơn vị thẩm định và tư vấn đấu thầu.
- Hệ thống khóa từ phải bỏ do không phù hợp khi sử dụng và đã có khóa cơ
- Trách nhiệm của Ban QLDA trong quá trình kiểm soát thiết kế.
- Trách nhiệm của đơn vị thẩm định và tư vấn đấu thầu.
Nguồn Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng Lào
Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình quản lý dự án có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tiến độ của công trình Phòng kế hoạch giúp lãnh đạo Ban QLDA thực hiện các công việc liên quan đến đấu thầu lựa chọn nhà thầu Bao gồm các công việc sau:
Lập dự toán: Phòng kế hoạch lập dự toán bao gồm: Thông số kỹ thuật;
Ví dụ công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng Lào
Ví dụ: Gói thầu cơ điện 19A thuộc dự án Nhà làm việc các cơ quan Bộ Quốc phòng Lào và Văn phòng Bộ Quốc phòng Lào bao gồm 10 gói thầu nhỏ trong suốt một năm không thể đấu thầu thành công vì thường rơi vào trường hợp lúc mua hồ sơ dự thầu có khoảng 10 nhà thầu, đến lúc đóng thầu chỉ còn khoảng 2-3 nhà thầu và sau khi sơ tuyển chỉ còn lại một nhà thầu đáp ứng,điều này làm mất đi tính cạnh tranh và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu Ban QLDA đã phải điều chỉnh kế hoạch đấu thầu và xin ý kiến của trong lĩnh vực cơ điện còn chưa cao Do vậy khi lập hồ sơ mời thầu, nhiều tiêu chí và các điều kiện tiên quyết đề ra với mức độ trung bình theo các quy định hiện hành nhưng các nhà thầu tham dự không thực hiện nổi
Ví dụ tại dự án nhà làm việc các cơ quan Bộ Quốc phòng Lào và Văn phòng Bộ Quốc phòng Lào gói thầu số 20 - Xây dựng hệ thống quản lý tòa nhà thông minh Ban QLDA, đơn vị tư vấn thiết kế quá trình kiểm tra, kiểm soát thiết kế đã không phát hiện hồ sơ thiết kế tính thiếu điểm nối cao cấp giữa các hệ thống, giá trị 1 tỷ kíp Làm chậm tiến độ thi công, tăng chi phí.
Ví dụ tại dự án nhà Nhà làm việc các cơ quan Bộ Quốc phòng Lào và Văn phòng Bộ Quốc phòng Lào phần hạng mục thiết kế phần cửa chống cháy, đèn báo cháy khu vực thang bộ thuộc gói thầu xây lắp số 17 trùng lặp với thiết kế của gói thầu PCCC thuộc phần cơ điện Hoặc phần khóa cửa thuộc gói thầu xây lắp số 17 đã có nhưng ở gói thầu kiểm soát vào ra lại có hệ thống khóa từ Như vậy trên cùng một cánh cửa có 2 loại khóa gây bất tiện trong việc sử dụng và không đảm bảo thẩm mỹ, gây lãng phí.
Cụ thể trong các gói thầu của dự án nhà làm việc các cơ quan Bộ Quốc phòng Lào hầu hết đều có nhiều sai sót giữa thiết kế và thực tế Hoặc khi thực hiện gói thầu nội thất, hệ thống bàn ghế trong hội trường thay đổi cả về số lượng và vị trí dẫn đến hệ thống bàn gọi thuộc gói thầu điện nhẹ đã được nhập khẩu bị thừa ra phải xử lý thế nào? Trong khi đó tiến độ thi công không còn quỹ thời gian dự trữ
Ví dụ tại dự án Xây dựng công trình Nhà làm việc không thường xuyên của Bộ Quốc phòng Lào tại tỉnh Luangprabang
+ Đối với hạng mục cấp thoát nước tại các dự án, công tác quản lý thiết kế xây dựng của Ban quản lý dự án còn một số bất cập, chưa phù hợp như: sở, căn cứ thiết kế áp dụng, chưa được tính toán dựa trên các phương án liên quan tới tính kinh tế, kỹ thuật Thực tế việc áp dụng thiết kế tuyến ống théplàm cho chi phí đầu tư lớn hơn, quá trình thi công, vận hành sửa chữa phức tạp hơn so với ống nhựa HDPE Một số công trình có điều kiện địa hình, địa chất tương tự nhau nhưng thiết kế chiều rộng hố đào tuyến ống (cùng một loại ống) khác nhau (rộng từ 0,3m đến 0,4m) không thống nhất, thiếu căn cứ.
+ Đối với hạng mục xây dựng: có một số hạng mục thiết kế còn khá sơ sài, không đầy đủ các chi tiết gây khó khăn cho việc thi công và quản lý chất lượng, như: phần tôn lợp mái không có kích thước chi tiết 2 đầu hồi, không có chi tiết liên kết giữa tường và lan can hành lang, cầu thang; không có bản vẽ bố trí nội thất, làm cơ sở thiết kế, lắp đặt hệ thống thiết bị điện nước cho phù hợp, đảm bảo công năng sử dụng và tính thẩm mỹ của công trình
+ Hồ sơ thiết kế ở công trình không chỉ rõ yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng đối với một số loại vật tư, vật liệu chính đưa vào thi công xây dựng công trình (ví dụ như: xi măng, sắt, thép, cát, đá ) làm cơ sở cho công tác lập dự toán, đồng thời làm cơ sở căn cứ cho việc kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai thi công xây dựng công trình.
+ Hồ sơ chất lượng vẽ rất kém: cụ thể là nét vẽ rất mờ, không rõ ràng đường kích thước, không ghi đường kích thước hoặc tiêu chuẩn áp dụng.Nhiều bản vẽ không đủ dấu xác nhận của đơn vị thẩm tra và của Ban quản dự toán còn một số sai sót chưa được chính xác như: dự toán thiếu phù hợp, sai tăng khối lượng so với hồ sơ thiết kế, qua thanh tra phát hiện giá trị sai phạm do dự toán sai tăng
Bảng 3.6 Chất lượng hoạt động tư vấn giám sát
Số lần lập biên bản vắng mặt tại hiện trường
Số lần thay đổi TVGS Trưởng
1 Nhà làm việc cơ quan Bộ Quốc phòng
Lào và Văn phòng Bộ Quốc phòng Lào
Xây dựng công trình Nhà làm việc không thường xuyên của Bộ Quốc phòng Lào tại tỉnh Luangprabang
Xây dựng trường trung cấp nghề của
Bộ Quốc phòng Lào tại tỉnh Luang
Xây dựng công trình doanh traị quân đội của Bộ Quốc phòng Lào tại tỉnh
Xây dựng công trình Nhà làm việc không thường xuyên của Bộ Quốc phòng Lào tại tỉnh Chăm Pa Sắc
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Tên dự án, công trình Tình trạng thực hiện
Lỗi chất lượng khi kiểm tra
1 Dự án Nhà làm việc cơ quan Bộ Quốc phòng
Lào và Văn phòng Bộ Quốc phòng Lào
Bê tông dầm mái khi tháo cốt pha bị rỗ nhiều vị trí, Khu vệ sinh bị thấm
Thi công ẩu, không xử lý chống thấm trước khi thi công các phần việc tiếp theo
3 Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nhà làm việc không thường xuyên của Bộ Quốc phòng Lào tại tỉnh Luangprabang
Hoàn thành Cốt thép sàn và dầm hở
Sơn không đúng chủng loại
Chất lượng thi công bê tông kém, không đúng thiết kế làm hở cốt thép
4 Xây dựng các công trình doanh trị quân đội của
Bộ Quốc phòng Lào tại tỉnh Savannakhet
Sàn bị nứt Chất lượng thi công bê tông không đúng thiết kế
5 Xây dựng trường trung cấp nghề của Bộ Quốc phòng Lào tại tỉnh Luang Nam Tha
Cửa sổ phía ngoài công trình bị cong vênh
Sơn bề mặt bị xuống màu
Cửa sổ và sơn không đúng chủng loại trong thiết kế
6 Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nhà làm việc không thường xuyên của Bộ Quốc phòng Lào tại tỉnh Chăm Pa Sắc
Không hoàn thành Đá granit lát mặt bậc hành lang bị vỡ một số vị trí Sân bê tông bị nứt nhiều mảng, bó vỉa bị trượt một số vị trí Đá không đúng chủng loạiThi công ẩu không đúng mác bê tông
Ví dụ tại dự án Đầu tư xây dựng công trình Nhà làm việc không thường xuyên của Bộ Quốc phòng Lào tại tỉnh Chăm Pa Sắc
- Đối với hạng mục xây dựng: Thi công thiếu lượng tôn lợp mái, xà gồ thép, vì kèo mái, xây tường thu hồi, tường chắn mái, thiếu khối lượng thép lan can cầu thang, linh kiện thiết bị điện, thu sét, xây móng bó hè và rãnh thoát nước.
- Đối với hạng mục điện sinh hoạt: Thi công thiếu khối lượng bê tông lót móng, bê tông móng cột, thép móng néo và khối lượng đào, đắp đất tiếp địa.
- Nhật ký thi công xây dựng công trình do một số nhà thầu lập không đúng theo quy định và không đánh số trang, không đóng dấu giáp lai (giáp lai không đúng), không cập nhật đầy đủ diễn biến tình hình thi công hàng ngày diễn ra tại hiện trường Hệ thống biên bản nghiệm thu không đầy đủ theo quy định tại Nghị định của CHDCND Lào số 02/2011/NĐ-CP ngày 08/09/2011, về quản lý chất lượng công trình xây dựng, cụ thể: Không có biên bản nghiệm thu nội bộ, phiếu yêu cầu nghiệm thu; Tổ chức nghiệm thu chất lượng vật liệu một lần cho toàn tuyến; nghiệm thu khi chưa có kết quả thí nghiệm Ngoài ra việc bố trí cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp tại hiện trường không đúng với nhân sự như đã cam kết trong hồ sơ trúng thầu Qua kiểm tra hiện trường bằng trực quan các hạng mục công trình đã thi công xong và bàn giao đưa vào sử dụng, nên đoàn thanh tra đào kiểm tra một số điểm của các hạng mục nằm sâu dưới đất Đào kiểm tra một số điểm nhận thấy:
+ Về khối lượng: chiều dài toàn tuyến kiểm tra đo bằng thước mét chiều dài tuyến đúng theo thiết kế; chiều dài rãnh dọc đảm bảo tổng chiều dài theo hồ sơ thiết kế, kích thước hình học, mặt cắt ngang của rãnh cơ bản đúng theo hồ sơ thiết kế; Các công trình trên tuyến đủ theo thiết kế Song thực tế kiểm tra việc thi công đào mái taluy tại một số điểm không đảm bảo độ dốc vát mái ta luy theo hồ sơ thiết kế.
+ Về chất lượng: Cơ bản đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế, nhưng một số công việc không đảm bảo chất lượng, cụ thể: Kết cấu lớp đá dăm tiêu chuẩn dày 14cm tỷ lệ cấp phối tại một số điểm kiểm tra phát hiện đường kính đá có kích thước lớn hơn (4x6), thậm trí đá có đường kính lớn hơn 10cm.
+ Về chất lượng khối xây rãnh dọc mác vữa tại một số điểm cho thấy (kiểm tra bằng trực quan) mạch vữa xây tại một số vị trí không no vữa, đào kiểm tra lớp đáy tại một vị trí không xây mà lót cấp phối sông suối và láng vữa dày 3cm Một số công trình tuy đã được đưa vào khai thác sử dụng, có công trình được tới hơn 3 năm, nhưng đã xuất hiện một số đoạn hư hỏng nhưng chưa được bảo trì Đối với công tác giám sát thi công: việc giám sát của nhà thầu tư vấn giám sát chưa thực sự sát sao, không thường xuyên đôn đốc nhà thầu hằng ngày cập nhật đầy đủ các công việc diễn ra ngoài hiện trường và lập hệ thống biên bản nghiệm thu tại thời điểm tổ chức nghiệm thu dẫn đến việc ghi nhật ký trở thành mang tính chất “hồi ký” ghi lại quá trình thi công, hệ thống biên bản nghiệm thu không đầy đủ theo quy định tạiNghị định của CHDCND Lào số 02/2011/NĐ-CP ngày 08/09/2011, về quản lý chất lượng công trình xây dựng (quy định hiện hành tại thời điểm thực hiện dự án).
Đánh giá chung về quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng Lào
3.4.1 Đánh giá kết quả đạt được
Những năm qua, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là chủ thể quản lý mọi hoạt động đầu tư xây dựng phục vụ hoạt động của Bộ Quốc phòng Lào về nội dung,nguồn vốn, nhân lực đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Kết quả, tổng số đã có 03 công trình dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đều đạt chất lượng tốt, khá đáp ứng mục tiêu dự án đề ra Bao gồm các công trình: Dự án Nhà làm việc các cơ quan Bộ Quốc phòng Lào; Dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nhà làm việc không thường xuyên của Bộ Quốc phòng Lào tại tỉnh Luangprabang; Dự án Đầu tư xây dựng trường trung cấp nghề của Bộ Quốc phòng Lào tại tỉnh Luang Nam Tha
Dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nhà làm việc không thường xuyên của Bộ Quốc phòng Lào tạitỉnh Chăm Pa Sắc
Các dự án khác cũng đang gấp rút chuẩn bị hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng như: Dự án Đầu tư xây dựng các công trình doanh trị quân đội của
Bộ Quốc phòng Lào tại tỉnh Savannakhet Dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nhà làm việc không thường xuyên của Bộ Quốc phòng Lào tại tỉnh Chăm
Pa Sắc Có thể nói rằng việc hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng có ý nghĩa rất lớn, đã đáp ứng phần lớn các yêu cầu về diện tích làm việc của các cơ quan
Bộ Quốc phòng Lào, góp phần xây dựng bộ mặt kiến trúc cảnh quan của địa phương văn minh, hiện đại Không có sự cố công trình gây sập đổ Một số công trình đã và đang được thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng…
Thứ nhất về chất lượng dự án
Thời gian vừa qua các dự án đầu tư xây dựng sau khi thi công xong đưa vào khai thác sử dụng đảm bảo chất lượng tốt, công trình cơ bản ổn định qua thời gian sử dụng (bảng 3.5).
Về cơ bản, Ban quản lý các dự án ĐTXD đã quản lý chất lượng dự án được khá tốt Ban QLDAquản lý chất lượng theo từng hạng mục, từng phần việc cụ thể giúp cho dự án công trình đảm bảo được thời gian thi công, chi phí cũng như chất lượng của công trình Từ đó, Ban QLDA có thể tránh được những sai sót không đáng có, đồng thời sẽ dễ dàng sửa chữa ngay khi phát hiện ra sai sót.
- Về cơ bản, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ bản của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong những năm qua luôn cập nhật, bám sát trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mới về công tác quản lý chất lượng như Nghị định của CHDCND Lào số 02/2011/NĐ-CP ngày 08/09/2011 về quản lý chất lượng công trình xây dựng về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; thường xuyên cập nhật các tiêu chuẩn, quy chuẩn mới về xây dựng, các loại vật liệu xây dựng mới sử dụng trong thiết kế, thi công công trình cho các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.
- Chất lượng dự án được đảm bảo ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư Tuy nhiên còn có một số ít dự án có sai sót trong thiết kế, làm dự toán phải thay đổi do tư vấn không lường hết được các yếu tố địa chất, thời tiết
- Chất lượng dự án ở giai đoạn thi công xây dựng công trình, đúng, đủ về mặt khối lượng theo thiết kế; nghiệm thu đúng thực tế thi công.
Công tác nghiệm thu về chất lượng giai đoạn công trình, hoàn thành công trình được Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng -
Bộ Xây dựng kiểm tra; Hệ thống Phòng cháy chữa cháy được Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Cứu hộ và cứu nạn nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng Các đơn vị thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát như Thanh tra xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng theo định kỳ sẽ thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về xây dựng Một số dự án lớn được Kiểm toán Nhà nước được đưa vào chương trình và tổ chức kiểm toán về hồ sơ pháp lý, các chi phí liên quan.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, tất cả các máy tính trong đơn vị đều được kết nối internet nên việc tiếp cận với các Văn bản mới và sự trao đổi giao lưu cũng được dễ dàng hơn nên việc cập nhật thông tin cũng nhanh hơn Chủ động nắm bắt kịp thời các chế độ, chính sách, thông tư, hướng dẫn về quản lý chất lượng dự án giúp cho dự án có chất lượng tốt, đáp ứng được các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư.
Thứ hai về Tiến độ thực hiện
Ban Quản lý các dự án ĐTXD đã lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm, hàng tháng, hàng quý (bảng 3.4)
Các bước triển khai một dự án cơ bản đúng tiến độ, đúng quy trình: Các khâu đúng trình tự, đối với các công việc nối tiếp, đảm bảo công việc này xong, công việc khác mới thực hiện tiếp, giai đoạn sau thực hiện theo giai đoạn trước, còn đối với các công việc thực hiện song song cần phải đảm bảo cùng hoàn thành trước thời gian thực hiện (nhóm) công việc khác sau đó.
Các phòng nghiệp vụ trong Ban Quản lý dự án luôn ý thức được sự quan trọng của công tác thanh toán vì có thanh toán được vốn đầu tư thì vốn của dự án mới được phân bổ tiếp về và nhà thầu mới có thể tiếp tục triển khai thi công Vì vậy các hồ sơ thanh toán đều được các cán bộ của Ban QLDA kiểm soát và bổ sung đầy đủ các tài liệu liên quan trước khi chuyển xuống bộ phận thanh toán để chuyển đi kho bạc.
Bộ phận thanh toán của Ban Quản lý luôn nhanh chóng hoàn thành các thủ tục tạm ứng cho các nhà thầu để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thực hiện các gói thầu Cũng như kịp thời báo cáo cấp trên về tình hình sử dụng vốn đầu tư, soạn thảo các tham mưu cho cấp trên về tình hình thiếu vốn của các dự án.
Thứ ba về chi phí dự án
Quá trình quản lý chi phí đầu tư trong công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tương đối tốt:
Phương hướng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng Lào
4.1.1 Kế hoạch đầu tư xây dựng của Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2021 – 2025
Giai đoạn 2021 – 2025, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tiếp tục triển khai nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Bộ Quốc phòng Lào Một số dự án của Bộ Quốc phòng Lào chuẩn bị triển khai gồm:
Một là đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp Trụ sở quân đội tại các địa phương
Qua số liệu thống kê cho thấy có tới 48 Trụ sở doanh trại quân đội chưa có trụ sở riêng, đang làm việc chung trụ sở với Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân hoặc các cơ quan chính quyền, đoàn thể khác Có 15 Trụ sở doanh trại quân đội đã được Bộ Quốc phòng Lào, Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở hoặc bàn giao trụ sở từ đơn vị khác nhưng các trụ sở này đều được đưa vào sử dụng đã lâu, đến nay đã xuống cấp, thiết bị, hệ thống kỹ thuật lạc hậu, …
Từ thực trạng trên, để đáp ứng nhu cầu cần thiết về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Bộ Quốc phòng Lào, các cơ quan của Bộ Quốc phòng Lào tại các địa phương, Bộ Quốc phòng Lào đã định hướng, nghiên cứu lập dự án
“Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp Trụ sở doanh trại quân đội tại các địa phương” Tổng mức đầu tư : 614.486 triệu kíp
Hai là đầu tư xây dựng Thư viện Quốc phòng Lào
Hiện nay, toàn bộ diện tích dành cho hoạt động làm việc, tra cứu, kho sách, các không gian đọc được bố trí tại tầng hầm Nhà Quốc phòng Lào với tổng diện tích 500m2, các khu chức năng, thông tin số, nghiên cứu và tương tác giữa Thư viện Quốc phòng Lào với độc giả chưa được triển khai do thiếu không gian, nhiều tài liệu, sách phải xếp trồng trong kho Nhà nước CHDND Lào đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, vì vậy Thư viện Quốc phòng Lào không chỉ đóng vai trò là trung tâm tư liệu lập pháp phục vụ cho
Bộ Quốc phòng Lào mà còn phục vụ cho công tác nghiên cứu pháp luật của hệ thống hành pháp, tư pháp cũng như các trường đại học Đây là một bài toán đặt ra trong sự phát triển của Thư viện Quốc phòng Lào Trong thời gian tới khối lượng văn bản, tài liệu phiên họp sẽ ngày một gia tăng (bản giấy và bản số) Do đó việc thành lập một phòng đọc tra cứu chuyên về nghị sự là một vấn đề cấp bách đối với Thư viện Quốc phòng Lào Từ thực trạng trên, để đáp ứng nhu cầu cần thiết về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Thư viện Quốc phòng Lào, Bộ Quốc phòng Lào đã định hướng nghiên cứu lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Thư viện Quốc phòng Lào Chi phí đầu tư xây dựng: 122 tỷ kíp.
Ba là đầu tư xây dựng Nhà khách Bộ Quốc phòng Lào
Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ phục vụ hoạt động của Bộ Quốc phòng Lào còn lạc hậu và phân tán, nhiều công trình đã xuống cấp, một số cơ sở còn phải đi thuê, đi mượn vv Không có địa điểm đón tiếp được toàn bộ đại biểu khi tham dự kỳ họp khiến việc phục vụ hội họp, ăn nghỉ, công tác đảm bảo an ninh, giao thông đi lại và chăm sóc sức khỏe gặp nhiều khó khăn, phát sinh nhiều khoản chi cho ngân sách, gây khó khăn trong thực hành tiết kiệm.
Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng mới Nhà khách Bộ Quốc phòng Lào sau khi phá bỏ công trình hiện trạng đã xuống cấp Đây là nơi tổ chức hội nghị, hội thảo, phục vụ ăn nghỉ của đại biểu Quốc phòng Lào trong các kỳ họp, của các cơ quan Quốc phòng Lào, phục vụ đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc và dự hội nghị, hội thảo của Bộ Quốc phòng Lào
Công trình yêu cầu được thiết kế xây dựng đúng quy trình quy phạm hiện hành, phù hợp với quy hoạch chung của thủ đô Viêng Chăn, có kiến trúc đẹp, hiện đại vừa đáp ứng ngay nhu cầu sử dụng trước mắt vừa có thể phát triển đầu tư chiều sâu trong tương lai Chi phí đầu tư xây dựng: 351 tỷ kíp.
4.1.2 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến năm 2025
Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư ngân sách trong đầu tư xây dựng công trình, chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư và khai thác các kết quả của đầu tư; Đảm bảo quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng công trình theo quy hoạch kiến trúc và thiết kế kỹ thuật được duyệt, đảm bảo sự bền vững và mỹ quan, áp dụng công nghệ xây dựng tiên tiến, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý.
Trong thời gian tới, mục tiêu chính của quản lý các dự án đầu tư xây dựng là đảm bảo việc quản lý các dự án đúng tiến độ và chất lượng đề ra; đẩy nhanh công tác giải ngân, thanh quyết toán công trình kịp thời tạo uy tín cho cấp trên để trong tương lai được giao quản lý các dự án quan trọng hơn, có quy mô lớn hơn; đào tạo thêm các cán bộ tư vấn giám sát để thực hiện công tác giám sát đúng quy trình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để đạt được những mục tiêu trên, hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN có những phướng hướng cụ thể như sau:
+ Nâng cao chất lượng thẩm định phê duyệt các nội dung của dự án. Chất lượng thẩm định phê duyệt dự án là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả dự án.
+ Tiếp tục hoàn chỉnh các chế độ, tiêu chuẩn quy phạm về thiết kế, hoàn thiện quy trình về thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
+ Nâng cao vai trò của hoạt động tư vấn, giám sát:
Cần nâng cao công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn hơn nữa, lựa chọn được các nhà thầu tư vấn có năng lực, trình độ chuyên môn tốt.
Ban Quản lý các dự án ĐTXD cần thực sự quyết liệt hơn nữa đối với đơn vị Tư vấn giám sát, cần có các chế tài cụ thể đối với Tư vấn giám sát khi để xảy ra các lỗi soát xét hồ sơ, vi phạm về chất lượng công trình.
+ Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu phải đúng đắn, khách quan công bằng Nhận thức đúng vai trò lựa chọn đơn vị tốt vào tham gia dự án đối với hiệu quả thực hiện dự án Từ đó có những biện pháp nâng cao chất lượng chỉ định thầu tránh cơ chế “ xin cho”.
+ Trong nghiệm thu, thanh toán thường xẩy ra hiện tượng khối lượng đề nghị thanh toán lớn hơn khối lượng thực tế Điều đó có thể do nhà thầu cố tình đề nghị nghiệm thu tăng không đúng khối lượng thực tế để hưởng lợi hoặc người nghiệm thu không kiểm tra hoặc không phát hiện ra. Để hạn chế tình trạng này cần có những quy định gắn chặt trách nhiệm cá nhân giám sát Người giám sát thi công phải theo dõi chặt chẽ hàng ngày, ghi nhật ký đầy đủ, ký xác nhận với nhà thầu thi công xây dựng khối lượng hoàn thành, khối lượng vật liệu đưa vào công trường…
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng Lào đến năm 2025
4.2.1 Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng Đối với chủ đầu tư
Phải nghiên cứu nắm rõ những quy định của pháp luật trong hoạt động xây dựng trong lĩnh vực quản lý dự án xây dựng công trình nói chung và trong đó có quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng Nâng cao năng lực cho các chủ thể bằng việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn các nghiệp vụ liên quan để các chủ đầu tư không thuộc phạm vi lĩnh vực xây dựng hiểu và nắm được những quy trình, tiêu chuẩn trong quá trình xây dựng trên cơ sở đó thực hiện tốt công việc được giao.
Trước khi đấu thầu, Chủ đầu tư phải yêu cầu đơn vị dự kiến đấu thầu gửi hồ sơ năng lực, Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ năng lực của đơn vị này có đảm bảo yêu cầu về năng lực để có thể đáp ứng yêu cầu, tính chất của hồ sơ thiết kế cũng như kỹ thuật thi công hay không.
Công tác thẩm tra thiết kế, giám sát công tác khảo sát và kết quả khảo sát, các Chủ đầu tư phải chú trọng và quan tâm theo dõi một cách chặt chẽ, có hệ thống, không được coi nhẹ Nguồn vốn phải bảo đảm bố trí theo tiến độ triển khai thi công công trình. Đối với ban quản lý các dự án ĐTXD
- Để có hiệu quả quản lý đầu tiên và trước nhất Giám đốc dự án phải thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn cũng như cọ xát để tăng thêm nhiều kinh nghiệm quản lý thì mới ra được các quyết định chính xác, hợp lý và khách quan trong quá trình quản lý dự án.
- Thực hiện tốt công tác đánh giá năng lực, điều chuyển cán bộ, nhân viên vào vị trí thích hợp nhất, phù hợp với điều kiện năng lực của mỗi cá nhân.
- Nghiêm khắc trong công tác tự phê bình và phê bình cá nhân, bộ phận của đơn vị Nghiêm túc nhìn nhận những mặt mạnh, mặt yếu để kịp thời chấn chỉnh mặt yếu, bồi dưỡng mặt mạnh, phải có những cá nhân tốt mới tạo nên tập thể tốt.
- Ngày càng xây dựng tinh thần trách nhiệm cao cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận, công việc giao phải cụ thể để mỗi cá nhân, bộ phận có trách nhiệm với công việc mình được giao tránh trường hợp người này ỷ lại vào người kia gây mất hiệu quả công việc.
- Tạo điều kiện để cạnh tranh lành mạnh giữa các cá nhân, các bộ phận trong đơn vị Tạo không khí thi đua để nâng cao hiệu quả công việc cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên.
- Thống nhất, phối hợp hoạt động giữa các thành viên, bộ phận trong Ban QLDA: Xây dựng cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, cụ thể cho các đơn vị, phòng ban và từng cá nhân, tránh trường hợp chồng chéo về quyền hạn cũng như trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án Có chế độ giao ban, các cuộc họp trao đổi thông tin cần thiết giữa các lãnh đạo, trưởng phòng để có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất giữa các phòng ban chức năng và các thành viên tham gia dự án.
- Tổ chức các hội thảo, chuyên đề về công tác quản lý chất lượng như quản lý chất lượng trong công tác khảo sát thiết kế, quản lý chất lượng trong quá trình thi công Các phòng nghiệp vụ của Ban trao đổi, thảo luận đề xuất các biện pháp cải tiến để nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý dự án Hàng năm cử cán bộ, chuyên viên đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ như Quản lý dự án, giám sát dự án, kỹ sư định giá
Tổ chức đánh giá các công trình đã hoàn thành để rút ra những kinh nghiệm trong quản lý chất lượng công trình cho từng thành viên trong Ban quản lý các dự án ĐTXD.
Trong các buổi sinh hoạt Đảng, chính quyền thường xuyên kiểm điểm, nhắc nhở các cán bộ, chuyên viên của ban rèn luyện ý thức bản thân, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của hurb tịch Cay Son Phon Vi Han…để nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý dự án. Đối với đơn vị tư vấn thiết kế
Không nên quá lạm dụng phần mềm trong tính toán thiết kế, nên xem đó là công cụ hỗ trợ Tư vấn thiết kế phải đề bạt người có chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện thiết kế; làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế.
Kết quả khảo sát, các tiêu chuẩn được áp dụng phù hợp cho từng công trình cụ thể với để đáp ứng được yêu cầu từng bước thiết kế.
Khi lập dự án, thiết kế: phải đưa ra được quy mô dự án, thiết kế đưa ra cho được phương án thiết kế khả thi để lựa chọn cho phù hợp với điều kiện địa chất tại nơi xây dựng công trình của địa bàn. Đối với tư vấn giám sát
Tư vấn giám sát cần phối hợp các đơn vị lẫn nhau để thực hiện những công việc trong suốt quá trình thực hiện dự án nhằm phục vụ tốt hơn công tác giám sát chất lượng thi công công trình.