TỔNG QUAN CHUNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
1.1.1 Tên, quy mô và địa chỉ của Công ty Cổ phần May Thăng Long
Tên công ty: Công ty Cổ phần May Thăng Long
Tên thường gọi: Công ty may Thăng Long
Tên giao dịch quốc tế: Thang Long Garment Joint Stock Company
Biểu tượng của công ty:
Trụ sở chính: 250 Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 8623372
Website: www.thaloga.com.vn
Năm 2003, Công ty được chuyển đổi sang hình thức công ty Cổ Phần theo quyết định 165/QĐ-BCN ngày 14/10/2003 của Bộ Công nghiệp và lấy tên là Công ty cổ phần May Thăng Long Công ty trở thành công ty cổ phần Nhà Nước và Nhà nước nắm cổ phần chi phối 51% và được cấp Giấy
CNĐKKD số: 0103003573 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần 1 ngày 13/01/2004 Đến năm 2007 Công ty chuyển đổi chủ sở hữu theo Quyết định 42/QĐ-BCT của Bộ Công thương ban hành ngày 15/02/2007 từ doanh nghiệp có 51% vốn cổ phần Nhà nước sang 100% Cổ phần do các cổ
1 đông góp vốn Hiện nay, Công ty là đơn vị liên kết của Tập đoàn Dệt may Việt Nam:
Số lượng Cổ phần: 118.864 cổ phần
Mệnh giá 1 Cổ phần: 100.000 VNĐ/1cổ phần
Từ một doanh nghiệp nhà nước, Công ty may Thăng Long đã luôn luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới và đến nay là Công ty cổ phần may Thăng Long với 100% vốn góp cổ đông.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 08/05/1958, Bộ ngoại thương ra quyết định thành lập Công ty may mặc xuất khẩu – tiền thân của công ty cổ phần may Thăng Long ngày nay. Đây là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên ở Việt Nam, có trụ sở đặt tại 15-Cao Bá Quát Khi mới thành lập Công ty chỉ có 400 máy đạp chân vớ 550 công nhân có chút hiểu biết về may mặc, nhưng ngay trong năm thành lập đầu tiên (1958) CBCNV trong công ty đã vượt lên mọi khó khăn, thiếu thốn và đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 12,8% Năm 1959, Công ty được giao kế hoạch gấp 3 lần năm 1958 nhưg Công ty vẫn hoàn thành và đạt 102% kế hoạch Đồng thời trong thời gian này, Công ty cũng đã mở rộng và có quan hệ với rất nhiều khách hàng nước ngoài như Liên Xô, Đông Âu, Tiệp Khắc… Năm 1961, Công ty bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
(1961 - 1965) Trước đòi hỏi phải mở rộng quy mô, Công ty đã được chuyển về trụ sở mới tại 250 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội vào tháng 7 năm
1961 Các bộ phận phân tán trước kia, nay đã thu về một mối tạo nên một dây chuyển sản xuất khép kín khá hoàn chỉnh từ khâu nguyên vật liệu, cắt, may, là, đóng gói.
SV: Đào Lệ Diễm Trang Đến 31/08/1965, Công ty có sự thay đổi lớn về mặt tổ chức theo quyết định của Bộ ngoại thương Bộ phận gia công đã tách thành đơn vị sản xuất độc lập với tên gọi Công ty gia công may mặc xuất khẩu sau đó được đổi tên thành Xí nghiệp may mặc xuất khẩu.
Công ty thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và kế hoạch 5 năm lần thứ hai diễn ra trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, Công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn, Công ty phải thay đổi địa điểm 4 lần, đổi tên 4 lần, 5 lần thay đổi các cán bộ chủ chốt, nhưng các CBCNV trong Công ty vẫn quyết tâm hoàn thành kế hoạch sản xuất được giao.
Trong giai đoạn từ 1976 – 1980, Công ty tập trung vào một số hoạt động như: thực hiện triển khai là đơn vị thí điểm của toàn ngành may mặc, trang bị thêm máy móc, cải tiến dây chuyển công nghệ…Đến năm 1979, xí nghiệp được đổi tên mới thành Xí nghiệp may Thăng Long.
Từ năm 1980 – 1985, Công ty bước vào việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba Đây cũng là giai đoạn nước ta đang bắt đầu xây dựng XHCN vì thế nên Công ty luôn phải tìm tòi đổi mới để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội mới Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, Công ty cũng như các đơn vị khác đều gặp rất nhiều khó khăn Nhưng với sự cố gắng, số lượng sản phẩm được xuất khẩu sang một số nước như: Liên Xô, Đức, Thuỵ Điển… vẫn tăng lên trong từng năm (năm 1981 số sản phẩm xuất khẩu là 2.669.771, năm 1985 đã lên tới 3.382.270).
Năm 1983, sau 25 năm thành lập, Xí nghiệp may Thăng Long đã đượcNhà Nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhì Năm 1986 đánh dấu một sự thay đổi lớn khi cơ chế bao cấp được xoá bỏ, thay vào đó các đơn vị phải tự hạch toán kinh doanh trong cơ chế thị trường khắc nghiệt, đúng lúc đó thì thị trường truyền thống với những bạn hàng dễ tính của các nước XHCN mất hoàn toàn Công ty đứng trước muôn vàn lựa chọn có tính quyết định đến
1 sự tồn vong của doanh nghiệp Phát huy truyền thống, kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình hoạt động xuất khẩu cộng với sự đoàn kết nhất trí cao, dân chủ và phát huy trí tuệ tập thể, Ban lãnh đạo Công ty đã chuyển hướng sản xuất kinh doanh từ thụ động chờ đợi khách hàng, sang tích cực mở rộng thị trường, tìm kiếm nhiều khách hàng mới tại các nước Tây Âu và các nước Châu Á, Châu Phi Đồng thời Ban lãnh đạo công ty cũng quyết định đầu tư 20 tỷ đồng để đổi mới dây chuyền công nghệ, thay thế toàn bộ máy móc thiết bị cũ của CHDC Đức trước đây bằng máy móc thiết bị hiện đại hơn của CHLB Đức và Nhật Bản.
Nhờ đổi mới tư duy quản lý và khả năg thích ứng nhanh với môi trường cạnh tranh mới nên năm 1991, Công ty là đơn vị đầu tiên trong ngành may mặc được Nhà Nước cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp, điều này giúp tiết kiệm chi phí đưa ra và nâng cao hiệu quả kinh doanh Đến tháng 6 năm 1992, Công ty trở thành đơn vị đầu tiên được Bộ công nghiệp cho phép chuyển đổi từ loại hình xí nghiệp sang loại hình công ty, Công ty có tên gọi mới là Công ty may Thăng Long theo quyết định số 218TC/LĐ-CNN ngày 24/3/1993. Cùng với sự thay đổi này, Ban lãnh đạo công ty đã nhanh chóng nắm bắt được xu thế mới của ngành, Công ty đã quyết định đầu tư mua đất và thành lập một xí nghiệp ở Hải Phòng mở rộng quy mô sản xuất Việc mở rộng thị trường, tìm kiếm những khách hàng mới vẫn được Công ty chú trọng Nhờ nó mà đến nay, Công ty đã có quan hệ với khách hàng ở hầu khắp các châu lục trên Thế giới.
Năm 1995, mặc dù Hiệp định thươg mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chưa được ký kết, nhưng Công ty đã ký được hợp đồng xuất khẩu quần áo bò, quần áo dệt kim, quần âu với số lượng lớn sang thị trường này Đồng thời thị trường trong nước cũng đã bắt đầu được khai thác Trong năm 1993, Công ty đã đăng ký bản quyền thươg hiệu THALOGA tại thị trường Việt Nam Nhanh
SV: Đào Lệ Diễm Trang nhạy nắm bắt được yêu cầu của thị trường, Công ty đã thúc đầy hoạt động kinh doanh của mình Năm 1993, một trung tâm thươg mại và giới thiệu sản phẩm được đầu tư và đặt tại 39 Ngô Quyền Công ty may Thăng Long đã trở thành công ty đầu tiên ở phía Bắc chuyển đổi kết hợp cả hoạt động sản xuất và kinh doanh Bắt đầu từ năm 2000, Công ty thực hiện hoạt động theo hệ thống quản lý ISO 9001-2000 theo tiêu chuẩn SA 8000.
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty May Thăng Long có chức năng nghiên cứu, thiết kế mẫu, sản xuất và kinh doanh sản phẩm may mặc tiêu dùng trong và ngoài nước Kinh doanh xuất khẩu trực tiếp, gia công sản phẩm may mặc có chất lượng cao. Công ty May Thăng Long chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc Mặt hàng của công ty rất đa dạng về chủng loại Sản phẩm của Công ty chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu nên đòi hỏi:
- Có chất lượng cao: mọi sản phẩm sản xuất ra đều phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của người tiêu dùng.
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy
Từ tháng 10 năm 2003, theo quyết định 165/2003/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp, Công ty may Thăng Long trở thành Công ty Cổ phần May Thăng Long, do đó bộ máy tổ chức quản lý có sự thay đổi lớn Phương thức quản lý chuyển từ việc tập trung vào một số lãnh đạo, chịu sự chia phối của cấp trên sang phương thức tự quyết, chịu sự lãnh đạo và kiểm soát của một bộ phận là các cổ đông trong Công ty.
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả cao, cung cấp kịp thời mọi thông tin kinh doanh nói chung và của Công ty may Thăng Long nói riêng Sự cồng kềnh, chồng chéo hay đơn giản hóa quá mức bộ máy tổ chức quản lý đều không ít nhiều mang đến những ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình sản xuất kinh doanh của bản thân Công ty Vì vậy, trong toàn bộ quá trình dài hình thành và phát triển của mình, Công ty may Thăng Long luôn cố gắng hoàn thiện tốt bộ máy tổ chức quản lý của mình nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tối ưu
SV: Đào Lệ Diễm Trang
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
(Nguồn: Văn phòng Công ty cổ phần May Thăng Long)
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Công ty may Thăng Long - Hà Nội áp dụng hình thức tổ chức quản lý theo kiểu “chức năng -trực tuyến” có nghĩa là các phòng ban tham mưu với ban giám đốc theo từng chức năng nhiệm vụ của mình, giúp ban giám đốc điều hành và ra quyết định đúng đắn có lợi cho Công ty.
Hiện nay, việc thực hiện quản lý kinh doanh được tiến hành theo hai cấp: cấp công ty và cấp xí nghiệp.
Thứ nhất là bộ máy quản lý ở cấp Công ty Bộ máy tổ chức bao gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc Trong đó: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty thông qua biểu quyết Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị Thay mặt hội đồng quản trị điều hành công ty là Tổng giám đốc Hiện nay, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty là ông Đặng Xuân Trưởng.
Ban kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động của Đại hội đồng cổ đông và đứng đầu là Trưởng ban kiểm soát Hiện nay, ban kiểm soát của công ty gồm Trưởng ban kiểm soát là bà Tôn Thanh Lam và hai uỷ viên ban kiểm soát.
Tổng giám đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty Hội đồng quản trị là cơ quan bổ nhiệm hay bãi miễn Tổng giám đốc Tổng giám đốc của công ty là ông Lê Hồng Phong.
SV: Đào Lệ Diễm Trang
Bộ máy giúp việc là các phó giám đốc (bao gồm có phó giám đốc điều hành kỹ thuật, phó giám đốc điều hành sản xuất, phó giám đốc điều hành nội chính và phó giám đốc điều hành tài chính) và các phòng ban chức năng Các phòng ban chức năng bao gồm:
Văn phòng công ty có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự, các mặt tổ chức của công ty, quan hệ đối ngoại, giải quyết các vấn đề chính sách liên quan đến người lao động.
Phòng kỹ thuật chất lượng có nhiệm vụ quản lý, phác thảo tạo mẫu các mặt hàng theo các đơn đặt hàng và nhu cầu của công ty, là nơi kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đóng gói và đưa vào nhập kho.
Phòng kinh doanh nội địa có chức năng tổ chức tiêu thụ hàng hoá nội địa, quản lý hệ thống bán hàng, các đại lý bán hàng cho công ty và theo dõi tổng hợp báo cáo tình hình kết quả kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của các cửa hàng, đại lý.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng tháng, quý, năm; tổ chức và quản lý công tác xuất nhập khẩu hàng hoá, đàm phán soạn thảo hợp đồng với khách hàng nước ngoài.
Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ tập hợp số liệu đó một cách đầy đủ và trung thực theo các chế độ kế toán hiện hành Không những thế phòng kế toán– tài vụ còn có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc để đưa ra các biện pháp, chiến lược phù hợp với đường lối phát triển của công ty Phòng kế toán tài vụ có trách nhiệm lập các báo cáo tài chính cũng như các báo cáo quản trị,qua đó cung cấp các thông tin tài chính của công ty cho các đối tượng quan tâm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Phòng kế hoạch sản xuất tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hoá trong kho cũng như vận chuyển, cấp phát nguyên vật liệu đến từng đơn vị theo lệnh sản xuất.
Hệ thống cửa hàng thời trang là các cửa hàng thời trang, trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm của công ty.
Xí nghiệp dịch vụ đời sống làm công tác dịch vụ phục vụ cho đời sống của công nhân viên trong công ty cũng như quản lý trường mầm non, nhà xe, các dịch vụ vệ sinh, bảo vệ…
Thứ hai là bộ máy quản lý ở cấp xí nghiệp: bộ máy quản lý ở các xí nghiệp sẽ trực tiếp điều hành công việc ở xí nghiệp theo yêu cầu của cấp trên. Trong các xí nghiệp thành viên có Ban giám đốc xí nghiệp gồm Giám đốc xí nghiệp, các phó giám đốc xí nghiệp và bộ phận giúp việc cho giám đốc xí nghiệp – đó là các nhân viên thống kê phân xưởng, các tổ trưởng sản xuất, nhân viên lao động tiền lương, cấp phát thống kê… Đối với các trung tâm và cửa hàng thời trang có cửa hàng trưởng và các nhân viên cửa hàng.
QUY MÔ VÀ NĂNG LỰC
1.3.1 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một yếu tố mang tính quyết định trong quá trình sản xuất nhất là đối với các công ty trong lĩnh vực dệt may Đồng thời, nó cũng là một trong những động lực quan trọng đảm bảo cho công ty không ngừng phát triển và đứng vững trên thị trường Đây cũng chính là một trong những nhân tố giúp Công ty cổ phần May Thăng Long ngày càng lớn mạnh.
Do đặc thù của công việc đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận, không cần nhiều đến lao động cơ bắp nên lao động nữ trong Công ty chiếm số lượng lớn hơn
SV: Đào Lệ Diễm Trang lao động nam Năm 2009, lao động nữ chiếm 88.48%, lao động nam chiếm 11.52%.
Trình độ của nguồn nhân lực của công ty là rất cao Năm 2007, số lao động có trình độ đại học, trên đại học chiếm 3.76% tổng số lao động với số lượng người là 121 người; tuy có giảm so với 2 năm trước nhưng tốc độ giảm nhẹ và không đáng kể Trong khi đó, số công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông tương đối ổn định, chỉ tăng lên với tốc độ nhỏ
Thu nhập bình quân của nhân viên trong Công ty cũng từng bước được nâng cao Thu nhập bình quân của nhân viên trong Công ty năm 2008 tăng 11,54% so với năm 2007, năm 2009 tăng 17,24% so với năm 2008.
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Thu nhập bình quân (người /tháng) 1.300.000 1.450.000 1.700.000
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Công ty may Thăng Long)
Các chính sách phúc lợi, đãi ngộ và đào tạo người lao động được thực hiện theo đúng pháp luật và điều lệ của Công ty Người lao động được ký hợp đồng lao động theo điều 27 Bộ luật lao động và thông tư 21/LĐTBXH ngày 12/10/1996 của Bộ Lao động thương binh xã hội Trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo điều 10 Nghị định 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ
Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động Hiện nay, Công ty may Thăng Long đang khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên học đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuật nâng cao tay nghề
1.3.2 Tài sản và nguồn vốn Để có thể đi vào hoạt động đòi hỏi bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng có những nguồn lực nhất định để trang trải cho các hoạt động của đơn vị
2 mình Trong những năm vừa qua, Công ty cổ phần May Thăng Long đã không ngừng gia tăng nguồn lực của mình để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh Để thấy rõ tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty ta đi vào phân tích qua các phần sau:
Qua 3 năm 2007, 2008 và 2009, tổng tài sản của Công ty liên tục tăng lên và tốc độ tăng khá nhanh Năm 2008, tổng tài sản của Công ty gấp 1,06 lần năm 2007 Đến năm 2009, tổng tài sản đã tăng lên và gấp 1,14 lần năm 2008. Đi sâu vào phân tích ta thấy, trong sự tăng lên của tổng tài sản năm 2008 thì TSNH tăng mạnh, gần bằng 1,2 lần năm 2007 Tuy nhiên sự tăng lên này chủ yếu là do sự tăng lên của CKĐT TCNH và Tiền và CKTĐ Tiền, CKĐT TCNH chiếm 10,31% trong TSNH năm 2008 còn Tiền và CKTĐ Tiền năm
2008 tăng gần bằng 5,5 lần so với năm 2007 Hàng tồn kho giảm mạnh xuống gần bằng 1,4 lần năm 2007 Như vậy, trong năm 2008 lượng sản phẩm của Công ty bán được đã tăng mạnh Bên cạnh đó các khoản PTNH cũng giảm nhẹ, gánh nặng cho Công ty được giảm bớt Đây là một tín hiệu tốt nên Công ty cần tiếp tục thực hiện các chính sách hiện tại để tăng lượng bán sản phẩm và thu nợ ngắn hạn Năm 2008, TSDH giảm đi nhưg không đánh kể so với năm 2007 Trong đó TSCĐ giảm mạnh gần 1,5 lần do Công ty quyết định đầu tư vào bất động sản Như vậy, trong năm 2007 Công ty chú trọng vào việc đầu tư vào bất động sản vì đây được coi là kênh đầu tư an toàn và có lợi nhuận cao.
Qua 3 năm 2007, 2008 và 2009, tổng tài sản của Công ty liên tục tăng lên và tốc độ tăng khá nhanh Năm 2008, tổng tài sản của Công ty gấp 1,06 lần năm 2007 Đến năm 2009, tổng tài sản đã tăng lên và gấp 1,14 lần năm 2008. Đi sâu vào phân tích ta thấy, trong sự tăng lên của tổng tài sản năm 2008 thì TSNH tăng mạnh, gần bằng 1,2 lần năm 2007 Tuy nhiên sự tăng lên này chủ
SV: Đào Lệ Diễm Trang yếu là do sự tăng lên của CKĐT TCNH và Tiền và CKTĐ Tiền, CKĐT TCNH chiếm 10,31% trong TSNH năm 2008 còn Tiền và CKTĐ Tiền năm
2008 tăng gần bằng 5,5 lần so với năm 2007 Hàng tồn kho giảm mạnh xuống gần bằng 1,4 lần năm 2007
Bảng 1-1: Tình hình tài sản của Công ty cổ phần May Thăng Long qua 3 năm 2007 – 2009 ĐVT: Triệu đồng
Tài sản Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
II Tài sản cố định 58.823 44,98 38.151 27,51 72.855 46,14 (20.672) (35,14) 34.704 90,96
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty may Thăng Long )
SV: Đào Lệ Diễm Trang
Như vậy, trong năm 2008 lượng sản phẩm của Công ty bán được đã tăng mạnh Bên cạnh đó các khoản PTNH cũng giảm nhẹ, gánh nặng cho Công ty được giảm bớt Đây là một tín hiệu tốt nên Công ty cần tiếp tục thực hiện các chính sách hiện tại để tăng lượng bán sản phẩm và thu nợ ngắn hạn Năm
2008, TSDH giảm đi nhưg không đánh kể so với năm 2007 Trong đó TSCĐ giảm mạnh gần 1,5 lần do Công ty quyết định đầu tư vào bất động sản Như vậy, trong năm 2007 Công ty chú trọng vào việc đầu tư vào bất động sản vì đây được coi là kênh đầu tư an toàn và có lợi nhuận cao.
Vào năm 2009, tổng tài sản của Công ty tăng lên khá mạnh gần bằng 1,12 lần năm 2008 Xét trong cơ cấu TSDH thì sự tăng lên này chủ yếu là do TSCĐ tăng mạnh so với năm 2008.Điều này chứng tỏ Công ty chú trọng mua sắm tài sản để mở rộng quy mô Đây là một chính sách phát triển hợp lý của Công ty cổ phần May Thăng Long trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế bởi chỉ có chú trọng phát triển sản xuất, đáp ứng được các đơn đặt hàng thì doanh nghiệp mới có thể đứng vững được
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
1.4.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Bộ máy kế toán của một công ty được tổ chức phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty đó. Công ty Cổ phần may Thăng Long là một doanh nghiệp thống nhất độc lập, có quy mô lớn, các đơn vị thành viên trực thuộc hoàn toàn, không có sự phân tán quyền lực quản lý hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính Do đó, bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung Phòng kế
SV: Đào Lệ Diễm Trang toán tài vụ tại công ty là trung tâm, là nơi thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty cổ phần May Thăng Long)
1.4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, bộ máy kế toán của Công ty may Thăng Long được tổ chức theo hình thức tập trung Toàn bộ công việc kế toán của công ty được tập trung ở phòng kế toán tài vụ Tại các
Kế toán vốn bằng tiền; Kế toán
Kế toán vật tư; Kế toán kho thành phẩm nội địa
Kế toán kho thành phẩm XK; kho NVL
KT tập hợp chi phí
KT vật tư; KT kho thành phẩm nội địa
Thủ kho; Nhân viên thống kê của các xí nghiệp và phân xưởng
3 xí nghiệp thành viên không tổ chức bộ máy kế toàn riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kế toán thống kê.
Dựa trên quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty cùng mức độ chuyên môn hoá và trình độ cán bộ, phòng kế toán tài vụ được biên chế chín người và được tổ chức theo các phần hành kế toán như sau: Đứng đầu là kế toán trưởng (cô Phan Thị Song Hoài), là người tổ chức và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính của doanh nghiệp Đồng thời cũng là người kiểm soát mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp Kế toán trưởng của công ty có nhiệm vụ tổng hợp và lập các Báo cáo thuế và là người phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và các cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đề lien quan đến tài chính của công ty.
Tiếp đến là phó phòng kế toán (ông Dương Tiến Đạt), là người làm kế toán tổng hợp Tổng hợp và lập các báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán quản trị gửi cho ban quản trị của công ty.
Sau đó là các kế toán viên và thủ quỹ được phân công như sau:
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tập hợp chi phí kiêm kế toán kho bao bì (chú Lê Hồng Khoảng): có nhiệm vụ hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, tính và lập các bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH theo từng bộ phận Hàng tháng căn cứ vào sản lượng của các xí nghiệp và đơn giá lương, hệ số lương, đồng thời nhận các bảng thanh toán lương do các nhân viên thống kê ở các xí nghiệp gửi lên, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tổng hợp số liệu. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện công tác kế toán ở kho bao bì.
Kế toán vật tư và kế toán kho thành phẩm nội địa (chị Phạm Hồng Yến): có nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song, phụ trách tài khoản 152, 153 Cuối tháng, kế toán vật tư
SV: Đào Lệ Diễm Trang tổng hợp số liệu, lập bảng kê theo dõi nhập, xuất, tồn đối với từng loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, sau đó nộp báo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành Khi có yêu cầu kế toán vật tư và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại vật tư, đối chiếu với sổ kế toán, nếu có thiếu hụt sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý, lập biên bản kiểm kê Đối với kho thành phẩm nội địa cũng cần phải theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn đối với từng loại hàng hoá để tiêu thụ trong nước Theo dõi giá vốn hàng bán, tình hình xuất hàng cho đại lý, hàng quý tính giá xuất cho từng mặt hàng.
Kế toán tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán công nợ phải trả người bán (chị Trần Thuý Mai): có nhiệm vụ hàng tháng nhận báo cáo từ các xí nghiệp gửi lên, tổng hợp phần chế biến bán thành phẩm, nhận số liệu từ các bộ phận kế toán khác để tính giá thành sản phẩm cho từng mã hàng Đồng thời cũng có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ phải trả người bán.
Kế toán vốn bằng tiền, kế toán TSCĐ, kế toán tiền vay và chi phí chờ phân bổ (chị Nguyễn Thị Giang): có trách nhiệm theo dõi các khoản thu, chi có liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng tháng phải lập bảng kê tổng hợp Sec, sổ chi tiết tiền mặt, đối chiếu sổ sách với thủ quỹ, với sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng hàng tháng Theo dõi các khoản vay (vay dài hạn, vay ngắn hạn) của công ty
Kế toán kho nguyên vật liệu, kho phụ liệu và kho thành phẩm xuất khẩu (anh Vũ Huy Long): có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại nguyên vật liệu, phụ liệu và của từng hàng hoá để đem xuất khẩu.
Kế toán công nợ (xuất khẩu và nội địa) và kế toán các khoản tạm ứng(chị Hoàng Khánh Vân): có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ, tình hình thanh toán đối với các khách hàng nội địa và các khách hàng nước ngoài Đồng thời có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ tạm ứng.
Thủ quỹ (chị Nguyễn Thị Yến): chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Công ty Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để nhập, xuất quỹ, ghi sổ quỹ Cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán vốn bằng tiền.
Tại kho, thủ kho phải tuân thủ theo chế độ ghi chép của Công ty, căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho để ghi thẻ kho Cuối tháng lập báo cáo nhập, xuất, tồn và chuyển lên phòng kế toán Công ty Ngoài ra, các nhân viên này phải chấp hành nội quy hạch toán nội bộ của Công ty về cấp phát nguyên vật liệu theo định mức trước khi nhập kho và xuất kho.
Các nhân viên thống kê tại xí nghiệp là những người phải trực tiếp theo dõi từ khi nguyên vật liệu đưa vào sản xuất đến khi giao thành phẩm cho Công ty Cụ thể, nhân viên thống kê phải theo dõi:
Từng chủng loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng của xí nghiệp.
Số lượng bán thành phẩm, tình hình nhập, xuất kho thành phẩm và số lượng sản phẩm hoàn thành để tính lương cho cán bộ công nhân viên.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
2.1.1 Phân tích tăng trưởng tiêu thụ hàng hóa tại Công ty cổ phần May Thăng Long
Bảng 2-1: Bảng phân tích tốc độ tăng trưởng doanh thu tiêu thụ qua 3 năm 2007-2009 ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
2 Tốc độ tăng trưởng định gốc
3 Tốc độ tăng trưởng liên hoàn
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm 2007-2009)
Qua bảng phân tích trên ta thấy doanh thu tiêu thụ của Công ty trong 3 năm qua có xu hướng giảm đi Tổng doanh thu tiêu thụ năm 2008 tăng so với năm 2006 nhưng tốc độ tăng thấp Doanh thu tiếp tục tăng trong năm 2009, tăng gấp 1,01 lần so với năm 2007 nhưng giảm đi 0,95% so với năm 2008, tốc độ tăng ít hơn bởi vì trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng, là một doanh nghiệp lớn và kinh doanh chủ yếu các mặt hàng về may mặc nên Công ty cũng ít nhiều bị ảnh hưởng không thể đạt kết quả như kế hoạch đặt ra Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Công ty đã đề ra kế hoạch là đạt doanh thu 120.000 triệu đồng vào năm 2009 nhưng chỉ đạt
105.795 triệu đồng, đạt 88,16% Công ty không hoàn thành kế hoạch đề ra đồng thời doanh thu cũng giảm so với năm 2008. Để có kết luận cụ thể và chính xác hơn ta cần đi sâu vào tìm hiểu và phân tích tình hình tiêu thụ các mặt hàng kinh doanh của Công ty.
2.1.3 Phân tích tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu tại Công ty cổ phần May Thăng Long
Công ty cổ phần May Thăng Long là doanh nghiệp thương mại kinh doanh nhiều mặt hàng dệt may, kết quả tiêu thụ của Công ty là kết quả tiêu thụ tổng hợp của nhiều loại sản phẩm Trong đó có những mặt hàng tiêu thụ tốt đem lại lợi nhuận cao cho Công ty Ví dụ như: sơ mi, dệt kim, Jacket, quần áo bò Ở đây ta đi vào phân tích tình hình tiêu thụ các mặt hàng thép có doanh thu tiêu thụ lớn nhất tại Công ty, nhằm chỉ ra những khó khăn, thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm này để có biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ của Công ty.
SV: Đào Lệ Diễm Trang
Bảng 2-2: Tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu qua 3 năm 2007-2009 ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo doanh th của phòng kế toán tài vụ)
Bảng 2-2 cho thấy doanh thu tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu của Công ty qua các năm Cụ thể năm 2008 doanh thu mặt hàng sơ mi tăng mạnh, gần 1,1 lần so với năm 2007, mặt hàng dệt kim và Jacket cũng tăng mạnh gần 1,1 lần so với năm 2007 Tuy nhiên, sản phẩm quần áo bò và các loại khác doanh thu giảm nhẹ Trong thời gian 2007 – 2008 lạm phát cao làm giá cả tăng vọt nên dù nhu cầu quần áo không tăng nhiều nhưng lạm phát tăng cũng làm cho doanh thu qua các năm cũng tăng theo Năm 2009, doanh thu của các sản phẩm như sơ mi, dệt kim và Jacket lại giảm nhẹ, không đáng kể Doanh thu của sản phẩm khác và quần áo bò tăng nhẹ, có thể do nhu cầu về các loại sản phẩm này tăng, một phần Công ty chưa kiểm soát được chi phí nên giá bán tăng làm lượng bán giảm dẫn đến doanh số giảm và Công ty chỉ tập trung và các đơn đặt hàng Tuy nhiên sản phẩm này không phải sản phẩm chủ lực của Công ty nên việc kinh doanh không mang tính bền vững, chỉ kinh doanh khi thị trường cần nên vào năm 2009 thì doanh thu của các sản phẩm khác tăng 3,08% so với năm 2008.
Các mặt hang chủ yếu của Công ty vẫn là sơ mi, dệt kim, Jacket và quần áo bò nên doanh thu của các mặt hàng này biến động nhẹ và đảm bảo doanh thu của Công ty Chính vì vậy, Công ty cần tiếp tục nâng cao chất lượng các mặt hàng truyền thống của mình để tạo chỗ đứng vững chắc cho mình, giúp Công ty phát triển bền vững.
2.1.3 Phân tích tình hình tiêu thụ theo thời gian
Khi tiêu thụ sản phẩm, thời điểm tiêu thụ cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến doanh thu tiêu thụ của Công ty Có những sản phẩm tiêu thụ mạnh ở thời điểm này nhưng lại có những sản phẩm tiêu thụ mạnh ở thời
SV: Đào Lệ Diễm Trang điểm khác Đó chính là yếu tố tiêu thụ theo thời vụ Các mặt hàng của Công ty chủ yếu là quần áo thời trang nên yếu tố mùa vụ cũng có tác động không nhỏ tới việc tiêu thụ các mặt hàng của Công ty.
Nhìn vào bảng số liệu (Bảng 2-3)cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty có biến động ở các thời điểm khác nhau Nhìn chung được chia thành 2 mùa rõ rệt Quý II và quý III là thời gian thuộc mùa nóng chính vì vậy thuận lợi cho việc mặc các trang phục mỏng, nhẹ và mát, nhu cầu mặc đẹp tăng cao nên nhu cầu về các mặt hàng như áo sơ mi các loại và quần âu nam cũng cao Đây là thời điểm Công ty tiêu thụ được hàng hóa mạnh nhất Năm 2007 doanh thu hai quý này chiếm tổng giá trị Trong năm 2008 chiếm và trong năm 2009 là Như vậy mùa nóng lượng hàng tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với mùa lạnh.
Bảng 2-3: Bảng phân tích tình hình tiêu thụ theo thời gian ĐVT: Triệu đồng
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
(Nguồn: Báo cáo doanh thu của phòng kế toán tài vụ) Để kinh doanh hiệu quả và thu được lợi nhuận nhiều thì Công ty cần nắm rõ đặc điểm này để có chính sách sản xuất và tiêu thụ hợp lý, ưu tiên sản xuất vào
4 kịp thời vào lúc cần thiết Tránh tình trạng thiếu hụt sản phẩm, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.1.4 Phân tích hiệu suất hoạt động tiêu thụ
Kết quả hoạt động tiêu thụ được thể hiện thông qua công tác bán hàng Do vậy, ta cần đi vào xem xét hiệu suất công tác bán hàng của Công ty Các chỉ tiêu được tính như sau:
- Doanh thu thuần và giá vốn dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh
- Vốn kinh doanh , hàng tồn kho bình quân dựa vào bảng cấn đối kế toán
Bảng 2-4: Bảng phân tích hoạt động tiêu thụ qua 3 năm 2007-2009 ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
3 Vốn kinh doanh bình quân
4 Hàng tồn kho bình quân
5 Hiệu suất sử dụng vốn bình quân (5=1/3)
6 Số vòng quay hàng tồn kho (6=2/4)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm 2007-2009)
Từ bảng phân tích trên ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh vào năm
2009 giảm nhẹ so với năm 2008 và năm 2007 Trong giai đoạn trên cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thu được hơn 4 đồng doanh thu thuần Do vốn kinh doanh biến động qua các năm nên hiệu suất sử dụng vốn cũng biến động qua 3 năm.
Như vậy, vào năm 2009 Công ty kinh doanh kém hiệu quả, đồng vốn bỏ ra thu
SV: Đào Lệ Diễm Trang về được ít doanh thu hơn so với những năm trước Trong thời gian hiện tại, nền kinh tế bị khủng hoảng gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao, do vậy việc tăng giá bán các mặt hàng thời trang cần phải thận trọng và có thời gian để điều chỉnh.
Về tốc độ chu chuyển hàng hóa cũng biến đổi qua 3 năm Điều này là do lượng hàng hóa tiêu thụ qua các năm biến động khác nhau Năm 2008 lượng hàng tồn kho được giải phóng nhiều hơn năm 2009 do Công ty có chính sách hợp lý để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Vì vậy, Công ty cần tiếp tục thúc đẩy các chiến lược của mình đồng thời cải tiến công tác bán hàng của các cửa hàng, trung tâm giới thiệu sản phẩm và chi nhánh để góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, từ đó làm tăng hiệu suất hoạt động tiêu thụ của Công ty.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
2.2.1 Phân tích kết quả kinh doanh qua 3 năm 2007-2009
Qua số liệu bảng phân tích (Bảng 2-5) ta thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty vào năm 2008 tăng mạnh, gần 1,5 lần so với năm 2007 Lợi nhuận trước thuế năm 2008 tăng chủ yếu là do lợi nhuận từ HĐKD tăng, chi phí tài chính và chi phí bán hàng giảm Năm 2009, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, gần bằng 0,7 lần so với năm 2008, lợi nhuận giảm chủ yếu là do chi phí QLDN và bán hàng tăng mạnh, lợi nhuận thuần và lợi nhuận khác không đủ bù đắp cho các chi phí này. Đối với lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: qua 3 năm 2007-2009 lợi nhuận của Công ty đều biến động phức tạp Năm 2008, lợi nhuận tăng mạnh và bù đắp được phần lỗ do năm 2007 đem lại Năm 2009 lợi nhuận giảm mạnh
4 gần bằng 0,2 lần năm 2008 Tình hình lợi nhuận qua các năm này chứng tỏ Công ty kinh doanh không có hiệu quả cao.
+ Doanh số bán ra vào năm 2008 tăng so với năm 2007 Trong khi đó, năm
2009 giảm so với năm 2008 Do quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2008 và năm 2009 biến động khá mạnh Năm 2007 thị trường và chủng loại mặt hàng của Công ty kinh doanh hẹp và ít hơn so với những năm gần đây, trong đó có một số thị trường và mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả, nên Công ty đã nghiên cứu tìm hiểu tâm lý, tập quán tiêu dùng, thị hiếu của khách hàng trên từng thị trường và đã hạn chế hoặc không kinh doanh nữa một số mặt hàng không mang lại lợi nhuận hoặc mang lại lợi nhuận thấp Việc thay đổi chính sách bán hàng đã có hiệu quả rõ rệt làm cho doanh số năm 2008 tăng cao mặc dù lạm phát làm giá bán tăng Sang năm 2009 do các đối thủ cạnh tranh cũng đã có những chiến lược thích hợp tăng tính cạnh tranh, điều nãy đã ảnh hưởng đến doanh số bán của Công ty.
Bảng 2-5: Phân tích chung tình hình lợi nhuận của Công ty qua 3 năm
SV: Đào Lệ Diễm Trang
Các khoản giảm trừ DT
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty may Thăng Long)
+ Giá vốn hàng bán vào năm 2008 và năm 2009 đều giảm, giá vốn hàng bán năm 2009 giảm nhanh hơn năm 2008 Điều này cho thấy lượng hàng mà Công ty kinh doanh vào năm 2009 và năm 2008 đã giảm so với những năm trước Đối với lợi nhuận từ hoạt động tài chính: hoạt động tài chính của Công ty bị lỗ qua 3 năm, do chi phí tài chính, mà chủ yếu là chi phí lãi vay, lớn hơn nhiều
4 so với doanh thu hoạt động tài chính Năm 2008 hoạt động tài chính lỗ ít hơn năm 2007, do doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2008 tăng mạnh gấp 12 lần so với năm 2007 trong khi chi phí tài chính giảm mạnh so với năm 2007, chi phí lãi vay cũng giảm so với năm 2007 Đây cũng là một dấu hiệu tốt vì gánh nặng về chi phí tài chính đã giảm xuống
Trong năm 2009, Công ty bị lỗ gấp 1,05 lần năm 2008 Xét từng bộ phận cấu thành ta thấy doanh thu từ hoạt động tài chính vào năm 2009 giảm mạnh chỉ bằng 0,05 lần năm 2008 còn chi phí tài chính tăng lên so với năm 2008, trong đó lãi vay phải trả vào năm 2009 cao hơn 1,05 lần so với năm 2008 Đây là một dấu hiệu đáng lo vì số lượng vốn vay đã tăng cao so với năm 2008 Trong chi phí hoạt động tài chính thì chi phí lãi vay lớn nên có thể nói trong năm 2009 Công ty có gánh nặng về tài chính Điều này cũng ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty, Công ty cần có các biện pháp để giảm các khoản vay để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thuận lợi. Đối với lợi nhuận khác: thu nhập từ các hoạt động khác của năm 2007 khá cao nhưng đến năm 2008 thì dừng lại và đến năm 2009 thì tăng lên bằng gần 0,17 lần năm 2007 Vào năm 2007 Công ty tiến hành thanh lý các tài sản hết hạn sử dụng của nhà máy làm cho doanh thu từ các hoạt động khác của Công ty tăng lên Do lợi nhuận khác có được từ các hoạt động bất thường và không có tính ổn định, cho nên ảnh hưởng không lớn lắm đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Do quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty biến động nên nếu chỉ dừng lại ở việc so sánh tình hình biến động của từng chi tiêu thì chưa đánh giá được chính xác tình hình kinh doanh của Công ty Do vậy, nên xem xét sự biến động của các chỉ tiêu so sánh với doanh thu thuần (coi doanh thu thuần là gốc) để biết
SV: Đào Lệ Diễm Trang được cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng giá vốn, chi phí và lợi nhuận.
Giá vốn hàng bán: vào năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có
79,86 đồng giá vốn thấp hơn so với năm 2007 là 1,87 đồng Điều này cho thấy năm 2008 nguồn nguyên vật liệu có giá rẻ hơn năm 2007 Sang năm 2009, cứ
100 đồng doanh thu thuần thì có 72,63 đồng giá vốn thấp hơn so với năm 2008 là 7,23 đồng, nguồn hàng Công ty vào năm 2009 có giá thấp hơn so với năm 2008, Công ty cần phải duy trì và tìm thêm những nguồn hàng có giá rẻ như vậy mà vẫn đảm bảo chất lượng để hạ giá vốn và tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của mình.
Lợi nhuận gộp: vào năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu thì có được 20,13 đồng lợi nhuận gộp, cao hơn so với năm 2007 là 1,86 đồng Nguyên nhân là do giá vốn năm 2008 thấp hơn năm 2007 Năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có 27,37 đồng lợi nhuận, cao hơn so với năm 2008 một lượng là 7,24 đồng, sở dĩ lợi nhuận gộp vào năm 2009 tăng là do giá cốn hàng bán giảm.
Bảng 2-6: Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu so với doanh thu thuần trong 3 năm 2007-2009 ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỉ lệ so với DTT (%)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm của phòng kế toán tài vụ)
SV: Đào Lệ Diễm Trang
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì công ty thu được 2,26 đồng lợi nhuận, cao hơn so với năm 2007. Năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì Công ty thu được 0,4 đồng thấp hơn so với năm 2008 là 1,86 đồng Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh biến động không đều qua 3 năm Điều này cho thấy Công ty kinh doanh chưa hiệu quả vì lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu có ỹ nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng: năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì phải trang trải 4,63 đồng chi phí bán hàng, thấp hơn so với năm 2007 là 1 đồng Năm
2009, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì phải chịu 8,58 đồng chi phí bán hàng, cao hơn so với năm 2008 là 3,95 đồng Hoạt động bán hàng rất được Công ty coi trọng, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến doanh số tiêu thụ Do đó, Công ty luôn có chủ trương phục vụ khách hàng một cách chu đáo nhất như: nhân viên bán hàng phải khéo léo, linh hoạt, niềm nở với khách Tuy nhiên, chi phí cho hoạt động này cần được tính toán và xem xét
Chi phí bán hàng tăng mạnh trong năm 2009 Khi xem xét chi phí bán hàng cần phải đặt trong mối quan hệ với tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận Đối với Công ty cổ phần May Thăng Long, chi phí bán hàng của năm
2008 có hiệu quả hơn năm 2007 Tuy nhiên, trong năm 2009 tốc độ tăng của chi phí bán hàng cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận đồng thời so với chi phí bán hàng của năm 2008 Do vậy, Công ty cần có những biện pháp để hạ thấp chi phí mà vẫn đảm bảo công tác bán hàng có hiệu quả nhằm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Nam 2008 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì phải trang trải 7,1 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, cao hơn so với năm
2007 là 0,24 đồng Như vậy, năm 2008 Công ty chú trọng đến việc củng cố bộ
5 máy quản lý, cơ sở vật chất cho nên làm chi phí quản lý tăng lên, đây là một yếu tố làm lợi nhuận của năm 2008 ít đi nhưng vẫn tăng so với năm 2007. Năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có 11,92 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp cao hơn năm 2008 một luợng là 4,82 đồng, cao gấp 20,08 lần so với mức tăng của năm 2007-2008 Ðiều này cho thấy Công ty chưa cắt giảm được một số chi phí quản lí không cần thiết để cải thiện kết quả kinh doanh mà những chi phí đó còn tăng nhiều hơn năm trước.
Lợi nhuận trước thuế: Vào năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có 2,26 đồng lợi nhuận trướcc thuế, tăng 0,92 đồng so với năm 2007 Năm
2009 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có 1,08 đồng lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2008 một lượng là 1,18 đồng Tổng lợi nhuận trước thuế tăng là do sự giảm xuống của giá vốn hàng bán, chi phí quản lý và sự tăng lên của lợi nhuận khác Hơn nữa, lợi nhuận trước thuế năm 2009 giảm là do chi phí tài chính và QLDN năm 2009 cũng tăng mạnh so với năm 2008 làm cho lợi nhuận trước thuế tăng lên Tuy nhiên lợi nhuận khác tăng lên cũng đóng góp một phần vào sự tăng lên của lợi nhuận trước thuế nhưng nó không mang tính ổn định nên lợi nhuận khác tăng chưa hẳn đã là dấu hiệu tốt cho Công ty.
Tóm lại: thông qua kết quả phân tích trên ta thấy cả ba năm công ty đều có lãi Năm 2008, tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng 172%, đây là một dấu hiệu tốt bởi vì lợi nhuận tăng lên là do nguồn hàng giá rẻ và doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng lên Năm 2009, tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty giảm 52,53% nhưng đây dấu hiệu hoàn toàn không tốt, tổng lợi nhuận giảm chủ yếu là chi phí QLDN tăng 166,38% còn hoạt động khác của Công ty sinh lời ít hơn Trong năm 2008 và năm 2009, Công ty đã có nhiều nỗ lực để tăng doanh số bán hàng nhất là những mặt hàng chủ yếu của Công ty – những mặt hàng mang lại lợi nhuận cao, doanh thu đã tăng lên do giá vốn
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG.…
3.1.1 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Là một Công ty lớn, trong những năm vừa qua Công ty cổ Phần may Thăng Long đã có những biến chuyển phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nước ta
Nhìn chung, thị trường tiêu thụ của công ty đang ngày càng được mở rộng, chính sách tiêu thụ hàng hóa khá tốt, hệ thống kho bãi cửa hàng được bố trí tương đối hợp lí và thuận tiện cho công tác tiếp nhận và bảo quản hàng
SV: Đào Lệ Diễm Trang hóa Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên của Công ty có chuyên môn cao, năng động, nhiệt tình nhạy bén, nắm bắt nhanh chóng nhu cầu thị trường Ngoài ra, Công ty còn có đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực và kinh nghiệm trong quản lí và điều hành sản xuất kinh doanh.
Công ty luôn chú trọng tìm ra nguồn hàng có chất lượng tốt Hiện nay, Công ty vừa tiến hành sản xuất vừa tiến hành kinh doanh các ngành nghề mà Công ty đã đăng ký thêm, rất đa dạng và phong phú
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi Công ty cũng gặp những khó khăn nhất định Là một đơn vị chuyển đổi từ đơn vị trực thuộc DNNN thành CTCP, việc chuyển đổi từ đơn vị trực thuộc thành đơn vị hạch toán độc lập, bước đầu còn nhiều khó khăn.
Trước hết là nguồn vốn, nguồn vốn của Công ty hiện nay chủ yếu là vốn vay ngân hàng.Vì vậy, Công ty không chủ động trong việc sử dụng vốn phục vụ các yêu cầu kinh doanh Hơn nữa, hàng năm Công ty phải chi trả khoản lãi vay khá lớn, chính điều này tác động khá lớn đến kết quả kinh doanh của Công ty
Bên cạnh đó, Công ty còn gặp sự cạnh trạnh gay gắt từ các đơn vị kinh doanh khác đang hoạt động nhỏ lẻ và các công ty may mặc khác trong và ngoài nước.
3.1.2 Đánh giá chung về công tác kế toán
Về bộ máy kế toán, do công ty có quy mô khá lớn nên bộ máy kế toán cũng khá phức tạp Công ty cũng đã tổ chức bộ máy kế toán tập trung, phân cấp trách nhiệm và nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận.
Về hình thức kế toán: hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính dựa trên hình thức Nhật kí–chứng từ Điều này đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán, giúp giảm nhẹ khối lượng công việc của
7 kế toán, đồng thời việc xử lí thông tin nhanh chóng kịp thời, hạn chế những sai sót nhầm lẫn trong quá trình ghi chép.
Về tổ chức hệ thống sổ kế toán: hệ thống chứng từ được tổ chức đầy đủ khoa học, chặt chẽ, theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành Việc sử dụng các bảng kê chứng từ thay cho nhật kí chứng từ làm giảm đi khối lượng công việc hàng ngày của kế toán, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, dễ dàng đối chiếu, kiểm tra khi có sai sót Hiện nay, Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán EFFECT, nhờ vậy công việc của kế toán cũng đơn giản nhẹ nhàng hơn, việc cung cấp thông tin cũng nhanh chóng, chính xác, kịp thời hơn.
Việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: hiện nay công ty đang xây dựng hệ thống tài khoản tương đối phù hợp với yêu cầu quản lý, đảm bảo tính khoa học hợp lí theo chế độ tài khoản thống nhất theo quyết định15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ tài chính.Ngoài ra, để đáp ứng các yêu cầu quản lí, Công ty còn mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 theo dõi tạm ứng, các khoản chi phí, và mở thêm đối tượng chi tiết để theo dõi công nợ.