1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng Cường Quản Lý Hoạt Động Bán Buôn Vốn Oda Tại Sở Giao Dịch Iii – Nh Đt&Ptvn.docx

69 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường Quản Lý Hoạt Động Bán Buôn Vốn ODA Tại Sở Giao Dịch III – NH ĐT&PTVN
Tác giả Phạm Minh Đức
Trường học Ngân hàng K21
Thể loại đề tài
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 99,61 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN BUÔN (2)
    • 1.1. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG BÁN BUÔN (2)
      • 1.1.1. Khái niệm hoạt động Ngân hàng bán buôn (2)
      • 1.1.2. Vai trò của hoạt động Ngân hàng bán buôn (5)
      • 1.1.3. Những nội dung chủ yếu của hoạt động Ngân hàng bán buôn (5)
    • 1.2. VỐN ODA VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VỐN ODA (6)
      • 1.2.1. Khái quát về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) (6)
      • 1.2.2. Hoạt động Ngân hàng bán buôn vốn ODA (8)
    • 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BÁN BUÔN VỐN ODA (9)
    • 1.4. KINH NGHIỆM BÁN BUÔN VỐN ODA CỦA MỘT SỐ NƯỚC (11)
    • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III (13)
      • 2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỞ GIAO DỊCH III – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (13)
        • 2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Sở Giao dịch III (14)
        • 2.1.2. Tình hình hoạt động của Sở Giao dịch III (14)
      • 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BÁN BUÔN VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III17 1. Khái quát về các nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch III (17)
        • 2.2.1.1. Dự án Tài chính nông thôn I (17)
        • 2.2.1.2. Dự án Tài chính nông thôn II (20)
        • 2.2.1.3. Dự án Tài chính nông thôn III (21)
        • 2.2.2. Thực trạng quản lý bán buôn vốn ODA tại Sở Giao dịch III (24)
          • 2.2.2.1. Dự án tài chính nông thôn I (24)
          • 2.2.2.2. Dự án Tài chính nông thôn II (28)
      • 2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III - NH ĐT&PT VN (38)
        • 2.3.1. Kết quả đạt được (38)
        • 2.3.2. Hạn chế đối với hoạt động ngân hàng bán buôn vốn ODA tại Sở Giao dịch III - NHĐT&PTVN (41)
          • 2.3.2.1. Chưa thu hút được nhiều vốn ODA mới (0)
          • 2.3.2.2. Việc tăng cường năng lực thể chế cho các định chế tài chính còn nhiều bất cập (41)
          • 2.3.2.3. Công tác giải ngân còn nhiều vướng mắc (0)
          • 2.3.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát chưa được chặt chẽ (43)
          • 2.3.2.5. Công tác trích lập dự phòng rủi ro cho hoạt động bán buôn vốn ODA chưa có quy chế cụ thể (0)
        • 2.3.3. Nguyên nhân (44)
          • 2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan (44)
          • 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan (46)
    • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG BÁN BUÔN VỐN (49)
      • 3.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG PT HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN BUÔN TẠI SỞ GIAO DICH III TRONG THỜI GIAN TỚI (49)
      • 3.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III (53)
        • 3.2.2. Nâng cao năng lực thể chế cho hoạt động ngân hàng bán buôn vôn ODA tại SGD III - NHĐT&PTVN................................................................................55 3.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất và có năng lực.56 (55)
      • 3.3. KIẾN NGHỊ (59)
        • 3.3.1. Kiến nghị với các nhà tài trợ (59)
        • 3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ (60)
        • 3.4.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (62)
        • 3.4.4. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (63)

Nội dung

Đề tài TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN BUÔN VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Đề tài Tăng cường quản lý hoạt động bán buôn vốn ODA tại Sở Giao d[.]

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN BUÔN

HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG BÁN BUÔN

1.1.1 Khái niệm hoạt động Ngân hàng bán buôn

Khoảng một thập kỷ trở lại đây, trong hoạt động ngân hàng, chúng ta đã quen dần với việc sử dụng các khái niệm hoạt động ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ.

R.S Sayers và những tác giả trước ông đề cập đến nghiệp vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh là bao gồm những gì mà ngày nay chúng ta coi đó là nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ Đây là kiểu ngân hàng hoạt động trong những đường phố lớn, những vùng nông thôn, do các nhà ngân hàng làm nhiệm vụ thanh toán séc, giao dịch với các chủ nợ và các công ty có quy mô nhỏ và trung bình.

Khái niệm hoạt động ngân hàng bán buôn (wholesale banking operations) được sử dụng lần đầu tiên vào cuối thập kỷ 60 của thế kỷ 20 ở Anh (David Cox, Shelagh Hefernan ở Anh, Geogre H Hempel, Linda Allen ở Mỹ) Do sự hình thành và phát triển của các thị trường vốn bán buôn, các ngân hàng khi đó đã bắt đầu tham gia vào các thị trường này và cho vay đối với số lượng vốn khổng lồ có được từ đi vay, từ đó hình thành và phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán buôn.

Tại Việt Nam, trong vốn từ vựng tiếng Việt chỉ có khái niệm bán buôn tức là bán cho người kinh doanh trung gian, chứ không bán thẳng cho người tiêu dùng, đối lại với bán lẻ là bán với số lượng ít và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Khái niệm ngân hàng bán buôn được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1996 khi Việt Nam tiếp nhận dự án ODA từ Ngân hàng thế giới (WB) – Dự án tài chính nông thôn Theo đó, chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước ViệtNam làm chức năng: “Ngân hàng bán buôn của dự án” (Công văn số 5551/QHQT ngày 02/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ) Tiếp đó là Hiệp định tín dụng phát triển của Dự án tài chính nông thôn II, hai bên Việt Nam và WB đã nhiều lần sử dụng khái niệm Ngân hàng bán buôn Thủ tướng Chính phủ chấp nhận giao choNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (NHĐT&PTVN) hoạt động Ngân hàng bán buôn nguồn vốn của dự án Cụ thể, trong quyết định số 285/QĐ – TTg ngày18/04/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quyết định đầu tư dự án TCNT giai đoạn

II có ghi rõ : “NHĐT&PTVN là Ngân hàng bán buôn của dự án, chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện dự án theo đúng những quy định đã được thỏa thuận và thống nhất với WB”.

Tìm hiểu về tính chất và mục tiêu hoạt động ta thấy hoạt động ngân hàng bán buôn tại Việt Nam gắn với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của các tổ chức tài chính quốc tế và các nước viện trợ Nguồn vốn này thường không có lãi suất (lãi suất 0%), chỉ chịu phí dịch vụ từ 0,75 – 1% (tùy từng dự án) Về cơ chế vận hành thì nhà tài trợ cho Chính phủ vay qua một Ngân hàng bán buôn để ngân hàng này cho vay lại qua các định chế tài chính được lựa chọn tham gia bán lẻ cho người vay cuối cùng với lãi suất bằng hoặc xấp xỉ với lãi suất huy động vốn trên thị trường tại cùng thời điểm Ngân hàng bán buôn nhận được phí hoa hồng (khoảng 2%), phần còn lại trả cho Bộ Tài chính để bù đắp rủi ro ngoại hối và trả phí cho Nhà tài trợ Các định chế bán lẻ cho vay tới người vay cuối cùng theo lãi suất thị trường và phải chịu rủi ro cho khoản vay Xét về bản chất thì loại hình kinh doanh này giống như bán buôn trong thương mại tức là cung cấp tín dụng qua khâu trung gian là các định chế tài chính chứ không cho vay thẳng tới khách hàng.

Sau khi xem xét việc sử dụng khái niệm này tại các nước khác nhau trên thế giới và việc sử dụng nó trong điều kiện hệ thống ngân hàng Việt Nam, ta có thể đi tới một khái niệm sát với cách hiểu thông dụng như sau:

Hoạt động Ngân hàng bán buôn là dịch vụ ngân hàng dành cho các định chế tài chính và các dịch vụ ngân hàng được cung ứng với số lượng lớn

Các hoạt động ngân hàng thỏa mãn nội hàm của khái niệm này có thể bao gồm hoạt động bán buôn tín dụng ODA, những giao dịch lớn trên thị trường liên ngân hàng, các giao dịch lớn trên thị trường công cụ nợ Chính phủ, hoạt động đồng tài trợ và một số hoạt động khác Trong số đó, hoạt động bán buôn nguồn vốnODA là đáng chú ý và có ý nghĩa thực tiễn nhất.

1.1.2 Vai trò của hoạt động Ngân hàng bán buôn

- Vai trò trung gian: Chuyển các khoản tài trợ Quốc tế thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh, cá nhân và các thành phần khác sử dụng theo đúng mục đích và yêu cầu của phía nhà tài trợ.

- Vai trò thực hiện chính sách: Một vai trò quan trọng của hoạt động Ngân hàng bán buôn đó là thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội.

Ngoài ra, hoạt động ngân hàng bán buôn cũng có một số vai trò khác như: vai trò thanh toán, vai trò bảo lãnh, vai trò đại lý,…

1.1.3 Những nội dung chủ yếu của hoạt động Ngân hàng bán buôn

Hoạt động huy động vốn

Nhu cầu vốn cho hoạt động của ngân hàng bán buôn là rất lớn Ngân hàng không chỉ huy động nguồn vốn từ các nguồn thông thường như tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi thanh toán của dân cư và tổ chức kinh tế, tiền gửi có kỳ hạn của TCKT và TCTD,… mà chủ yếu huy động vốn từ các nguồn vốn tín dụng quốc tế, đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.

Hoạt động cho vay

Trên cơ sở vốn lớn huy động được từ các nhà tài trợ như WB, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Quỹ tiền tệ Quốc tế,… sử dụng để cho vay chủ yếu dưới hình thức cho vay bán buôn Đây là hoạt động ngân hàng bán buôn chủ yếu, cho vay các định chế tài chính bán lẻ trong hạn mức tín dụng với lãi suất gần bằng lãi suất huy động vốn trên thị trường để tài trợ cho các hoạt động kinh tế quy mô vừa và nhỏ trên phạm vi toàn quốc.

Hoạt động dịch vụ khác

VỐN ODA VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VỐN ODA

1.2.1 Khái quát về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

ODA là tên viết tắt của ba chữ cái đầu trong tiếng Anh: “Official Development Assistant” có nghĩa là: “Hỗ trợ phát triển chính thức”.

Năm 1972, lần đầu tiên Tổ chức hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) đã đưa ra khái niệm về ODA như sau:

“ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước đang phát triển Điều kiện tài chính của các giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất là 25%.”

Những quan điểm về ODA thay đổi cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới Trước đây, đặc biệt là những năm trước thập kỉ 70 thế kỉ 20, ODA được coi là nguồn vốn viện trợ ngân sách của các nước phát triển dành cho các nước chậm phát triển và đang phát triển Theo quan điểm này, ODA chủ yếu mang tính tài trợ Ngày nay, trong thời kỳ toàn cầu hóa đã hình thành một xu thế hoàn toàn mới Quan điểm mới này cho rằng, ODA là một hình thức hợp tác phát triển của các nước công nghiệp hóa và các tổ chức tài chính quốc tế với các nước chậm phát triển và đang phát triển ODA sẽ mang lại lợi nhuận cho cả hai bên nước tiếp nhận vốn ODA cũng như bên tài trợ ODA đem lại cho các nước nhận viện trợ một nguồn vốn lớn, ưu đãi để đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế Trong khi đó, các nước nhận viện trợ thường gắn vốn viện trợ với việc mua hàng hóa và dịch vụ trong nước, làm chủ thị trường xuất khẩu, đem lại lợi nhuận cho hàng hóa, dịch vụ trong nước Ngoài ra, ODA còn dọn đường cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) chảy vào các nước nhận viện trợ.

Hình thức cung cấp ODA gồm 3 hình thức đó là:

- ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA mà bên nhận không phải hoàn trả cho bên tài trợ.

- ODA cho vay ưu đãi (còn gọi là tín dụng ưu đãi): nhà tài trợ cho nước cần vốn vay với lãi suất vào điều kiện ưu đãi sao cho “yếu tố không hoàn lại” đạt không dưới 25% tổng giá trị khoản vay.

- ODA hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần ODA cho vay (ưu đãi hoặc cho vay thương mại).

Phương thức cung cấp ODA bao gồm: (i) Hỗ trợ cán cân thanh toán; (ii) Hỗ trợ chương trình; (iii) Hỗ trợ dự án.

Viện trợ nước ngoài (bao gồm cả không hoàn lại và cho vay ưu đãi) thường gắn kết với hai mục tiêu cơ bản như:

- Thúc đẩy tăng trưởng dài hạn và giảm đói nghèo ở những nước đang phát triển.

- Tăng cường lợi ích chiến lược và chính trị của những nước tài trợ đối với các nước nhận viện trợ. Đối với các nước nhận viện trợ thì nguồn ODA có nhiều lợi thế như lãi suất thấp, thời hạn vay dài, thời gian ân hạn dài… và những yếu tố này đã tạo nên phần cho “không” kết tinh trong chính nguồn vay ODA ở mức cao từ 25% đến 100% mà các nguồn vốn huy động từ nước ngoài không thể nào có được Chính điều đó làm cho Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức dần dần trở thành nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược huy động và sử dụng của các nước đang phát triển để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế và trở thành một trong những nhu cầu tất yếu khách quan.

1.2.2 Hoạt động Ngân hàng bán buôn vốn ODA

Sau chiến tranh thế giới thứ II, tình hình kinh tế các nước gặp nhiều khó khăn, các Tổ chức tài chính quốc tế đã thực hiện viện trợ hỗ trợ phát triển chính thức cho các nước Châu Âu.

Sau thành công của hoạt động này, các Tổ chức tài chính quốc tế và các nước thuộc nhóm G7 đã bắt đầu chuyển từ viện trợ các nước Châu Âu sang chi vay hỗ trợ phát triển với các nước nghèo thuộc thế giới thứ 3 Tỷ lệ vốn tài trợ tăng cao nhưng một vấn đề đặt ra đó là hiệu quả sử dụng vốn Do tác động của các cuộc khủng hoảng năng lượng vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20 cũng như những yếu ké trong quản lý , sử dụng vốn ODA dẫn đến tình trạng nhiều nước nhận viện trợ tại Châu Mỹ Latinh, Châu Phi… lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, không có khả năng trả nợ hoặc tuyên bố phá sản nợ nước ngoài.

Trước thực trạng này, các tổ chức tài chính quốc tế buộc phải xem xét lại chính sách tài trợ của mình Các nhà tài trợ quốc tế đã điều chỉnh chiến lược tài trợ theo hướng hỗ trợ phát triển theo diện rộng bao gồm cả tài trợ cho cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, bình đẳng giới và tài trợ cho các nỗ lực xóa đói giảm nghèo tại các nước đang phát triển như tài trợ nông nghiệp, tài trợ cho khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ… Để vốn viện trợ đươc sử dụng và quản lý một cách hiệu quả, các nước nhận viện trợ đã có rất nhiều sáng kiến áp dụng trong đó đáng chú ý nhất và cũng thành công nhất là các dự án sử dụng hoạt động ngân hàng bán buôn để cho vay lại qua các định chế tài chính tại nước nhận viện trợ Điển hình là thành công của các nước Philippine, Indonesia…

Tại Việt Nam, khởi đầu của vốn ODA viện trợ là năm 1994 với Dự án Phục hồi nông nghiệp trị giá 96 triệu USD được WB tài trợ Sự thành công ban đầu của dự án này đã tạo niềm tin cho các nhà tài trợ quốc tế để tiếp tục tài trợ cho Việt Nam Tổng số vốn đã và đang thực hiện qua thể thức “ngân hàng bán buôn” khoảng hơn 600 triệu đô la Mỹ, bằng vốn tự có của 5 Ngân hàng thương mại quốc doanh hiện nay cộng lại, chưa kể hàng trăm triệu USD thuộc hợp phần tín dụng của nhiều dự án ODA khác cộng lại Tất cả các dự án loại này đều sử dụng phương thức bán buôn theo các biến thể khác nhau Thực tế hoạt động của các dự án ODA vận hành theo cơ chế ngân hàng bán buôn tại Việt Nam trng thời gian qua cho thấy đây là loại hình kinh doanh có hiệu quả cao.

Qua đó chúng ta thấy hoạt động ngân hàng bán buôn được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả trong bán buôn nguồn vốn tín dụng ODA của nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BÁN BUÔN VỐN ODA

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, tình hình kinh tế các nước gặp nhiều khó khăn Các tổ chức tài chính quốc tế đã thực hiện viện trợ hỗ trợ phát triển chính thức cho các nước Châu Âu.

Sau thành công của hoạt động này, các tổ chức tài chính quốc tế và các nước thuộc nhóm G7 đã bắt đầu chuyển từ viện trợ cho các nước Châu Âu sang cho vay hỗ trợ phát triển với các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba Tốc độ giải ngân vốnODA dành cho các nước đang phát triển đã tăng lên rất nhanh Nếu như tại thời điểm năm 1970, số vốn ODA tài trợ mới chỉ đạt 68,4 tỷ USD thì đến năm 1982,con số này tăng xấp xỉ 13 lần, đạt 846,6 tỷ USD Tỷ lệ vốn tài trợ tăng cao nhưng một vấn đề đặt ra đó là hiệu quả sử dụng vốn Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng vào thập kỷ 1970 cũng như những yếu kém trong khâu quản lý, sử dụng vốn ODA dẫn đến tình trạng nhiều nước nhận viện trợ tại châu Mỹ la tinh, Châu Phi… lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, không có khả năng trả nợ và tuyên bố phá sản nợ nước ngoài.

Trước tình trạng này, các tổ chức tài chính quốc tế buộc phải xem xét lại chính sách tài trợ của mình Họ nhận ra rằng muốn viện trợ ODA hiệu quả, bền vững, việc hỗ trợ nguồn vốn phải gắn với các chương trình cải cách kinh tế, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước gắn với khu vực tư nhân và xóa đói giảm nghèo Một nền móng vững chắc, một nền kinh tế phát triển sẽ đem lại hiệu quả dài lâu cho vốn ODA tài trợ Chính vì vậy các nhà tài trợ quốc tế đã đặt thêm nhiều điều kiện đối với các nước muốn vay ODA trong đó buộc các nước nhận viện trợ phải tiến hành điều chỉnh cơ cấu hay đổi mới kinh tế Mặt khác, các nhà tài trợ cũng thay đổi mục tiêu tài trợ, gắn mục tiêu phát triển kinh tế với các mục tiêu xã hội khác như phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường, đảm bảo tăng trưởng bền vững Các nhà tài trợ quốc tế đã điều chỉnh chiến lược tài trợ theo hướng hỗ trợ phát triển theo diện rộng bao gồm tài trợ cho cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, bình đẳng giới và tài trợ cho các nỗ lực xóa đói giảm nghèo tại các nước đang phát triển như tài trợ nông nghiệp, nông thôn, tài trợ cho khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ… Để vốn viện trợ được sử dụng và quản lý một cách hiệu quả, các nước nhận viện trợ đã có nhiều sáng kiến áp dụng, trong đó đáng chú ý nhất là các dự án sử dụng hoạt động ngân hàng bán buôn để cho vay lại qua các định chế tài chính tại nước nhận viện trợ.

Do nhà tài trợ ODA và chính phủ nước nhận viện trợ không thể trực tiếp tài trợ và giám sát một số lượng lớn các tiểu dự án nhỏ, họ phải ủy thác trách nhiệm này cho đơn vị thực hiện dự án Đơn vị thực hiện dự án tốt nhất ở đây là các ngân hàng phát triển hoặc các ngân hàng thương mại được Chính phủ chấp nhận Đây là phương cách hiệu quả nhất về mặt chi phí.

Nguồn vốn ODA thường có lãi suất ưu đãi nên nó cho phép trả một khoản phí cho ngân hàng bán buôn (chi phí hoạt động, giám sát và thu hồi nợ) mà vẫn không làm lãi suất tăng cao.

Ngoài việc cung cấp nguồn vốn cho phát triển, Chính phủ và nhà tài trợ còn tăng cường năng lực thể chế cho hệ thống trong nước Việc này giúp cho các nước nhận viện trợ tăng khả năng hấp thụ vốn đồng thời cho phép phân phối và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn vay.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán buôn vốn ODA:

- Năng lực của các định chế tài chính được chọn.

- Công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay của Chính phủ, các Bộ, ngành chủ quản…

- Năng lực của các cán bộ làm dự án.

KINH NGHIỆM BÁN BUÔN VỐN ODA CỦA MỘT SỐ NƯỚC

Với tính chất ưu đãi của nguồn vốn ODA là thời hạn cho vay dài, thời gian ân hạn cao cộng với điều kiện cho vay ưu đãi quy ra yếu tố cho không chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn cho vay, do đó vốn ODA đã trở thành một trong những nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược huy động và sử dụng vốn nước ngoài của các nước đang phát triển.

Các bài học kinh nghiệm rút ra từ việc tổng kết các dự án tín dụng ở một số nước bao gồm:

Thứ nhất, vốn ODA phải được giám sát, quản lý chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

Thứ hai, phải có sự quản lý phối hợp giữa các bộ, ngành chủ quản, các cơ quan chức năng của địa phương và ban quản lý dự án nhằm tăng cường giám sát, đảm bảo việc sử dụng vốn vay hiệu quả nhất, đúng mục đích của nhà tài trợ.

Thứ ba, việc lựa chọn các định chế tài chính vững mạnh rất quan trọng trong quá trình triển khai dự án ODA.

Thứ tư: đội ngũ cán bộ thực hiện dự án có trình độ là một yếu tố không kém phần quan trọng góp phần thực hiện thành công các dự án ODA.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III

BUÔN VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III

2.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỞ GIAO DỊCH III – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Sự hình thành và phát triển của Dự án tài chính nông thôn I do Ngân hàng Thế giới WB tài trợ được thực hiện bởi Ban quản lý các dự án Tín dụng quốc tế – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mang đến Dự án TCNT II cho Việt Nam Tuy nhiên, với sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam cũng như đáp ứng yêu cầu của WB, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 285/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2002 giao trách nhiệm cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đóng vai trò chủ đầu tư Dự án tín dụng Quốc tế lớn phát triển nông thôn Việt Nam, hoạt động với tư cách ngân hàng thực hiện phục vụ dự án Đồng thời thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ra Quyết định 167/QĐ-NHNN ngày 14 tháng 6 năm 2002 bàn giao nhiệm vụ của Dự án TCNT I do Ban quản lý các Dự án tín dụng Quốc tế của NHNN sang cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Theo Quyết định số 39/QĐ-HĐQT ngày 1/7/2003 của Hội đồng Quản trịNHĐT&PTVN, Sở Giao dịch III được thành lập như một chi nhánh cấp I củaNHĐT&PTVN với nhiệm vụ chính là đảm nhiệm vai trò chủ Dự án Tài chính nông thôn I và II, đồng thời đảm nhận chức năng đại lý ủy thác của NHĐT&PTVN.SGD III là một đơn vị hạch toán phụ thuộc trong hệ thống của NHĐT&PTVN, có bảng cân đối kế toán, con dấu riêng Do đặc thù trong hoạt động, SGD III được quyền độc lập cao hơn các chi nhánh khác của NHĐT&PTVN, được quyền giao dịch trực tiếp với các đối tác nước ngoài và các PFI trong nước.

2.1.1 Cơ cấu tổ chức của Sở Giao dịch III

Trải qua 8 năm thành lập và phát triển (2003 - 2010), từ chỗ chỉ có 9 phòng và 1 tổ với khoảng 60 nhân viên, SGD III đã phát triển thành 14 phòng với hơn

Mô hình tổ chức của Sở Giao dịch III được sắp xếp thành 4 khối như sau:

- Khối quản lý dự án: gồm các phòng: Quản lý dự án, Lựa chọn các định chế, Thẩm định, Môi trường, Đào tạo và Quản lý thông tin.

- Khối quản lý nội bộ: gồm các phòng: Tổ chức hành chính, Tài chính kế toán, Kế hoạch nguồn vốn.

- Khối tín dụng: gồm các phòng: Tổ chức hành chính, Tài chính kế toán, Kế hoạch nguồn vốn.

- Khối dịch vụ khách hàng: Phòng Dịch vụ khách hàng, Thanh toán Quốc tế,

Với đặc thù là ngân hàng bán buôn vốn ODA nên tại Sở Giao dịch III hiện nay, khối Quản lý dự án là khối phát triển hơn cả Khối Tín dụng và Dịch vụ khách hàng gồm hầu hết các phòng mới được thành lập và cơ cấu lại với mục đích phát triển cả nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ nên chưa phát triển như ở các ngân hàng thương mại khác Trong tương lai, việc phát triển hai khối dịch vụ này được chú trọng hàng đầu nhằm đa dạng hóa hoạt động, nâng cao tính cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

2.1.2 Tình hình hoạt động của Sở Giao dịch III

Về tình hình hoạt động kinh doanh, Sở Giao dịch III là chi nhánh mới thành lập nhưng lợi nhuận kinh doanh rất khả quan, đem lại nguồn lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho NHĐT&PTVN.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu của Sở Giao dịch III NHĐT&PTVN

So với năm 2008 Tuyệt đối

5 Số vốn mới (triệu USD) 742 1.000 1.450 145% 708 95%

7 Huy động vốn cuối kỳ 3.656 3.600 6.526 181% 2.870 79%

8 Huy động vốn bình quân 2.701 3.940 1.239 46%

9 Định biên lao động 82 100 106 24 29%

II Chỉ tiêu hiệu quả

2 Chênh lệch thu chi 104,2 116,8 171 146% 67 64%

5 Thu dịch vụ ròng 6,4 10 15,3 153% 9 139%

6 CL thu chi/ lao động bq 1,27 2 0,6 46%

7 Sử dụng HM D/A TCNT II (%) 93 84

III Chỉ tiêu chính theo WB

1 Số định chế tham gia dự án 23 25 2

2 Tỷ trọng DN TDH RDF II (%) 90

Ngày đăng: 10/07/2023, 09:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Lưu Thị Hương (chủ biên), 2002, Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Giáo trình “Kinh tế Đầu tư” – NXB Thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Đầu tư
Nhà XB: NXB Thống kê Hà Nội
2. Báo cáo thẩm định của Sở Giao dịch III – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Khác
4. Báo cáo thường niên của Sở Giao dịch III – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Khác
5. Một số luận văn tốt nghiệp của khóa trước Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w