1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoan thien hach toan von bang tien va nang cao 167595

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 115,95 KB

Cấu trúc

  • 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty (3)
    • 1.1. Đặc điểm hoạt động của tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (6)
      • 1.1.1. Nhiệm vụ,chức năng chủ yếu của tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (6)
      • 1.1.2 Nhiệm vụ của Văn phòng tổng công ty (7)
    • 1.3. Hoạt động của cảng biển (10)
    • 1.4. Hoạt động dịch vụ hàng hải (10)
  • 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của tổng công ty (11)
    • 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của văn phòng Tổng công ty.(Một số ban điển hình) (11)
    • 2.2. Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của bộ máy quản lý (12)
  • 3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại văn phòng tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (15)
    • 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy (15)
    • 3.2. Chức năng, nhiệm vụ (15)
    • 3.3. Chính sách kế toán (18)
  • CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN (25)
    • 1. Đặc điểm vốn bằng tiền tại Tổng công ty (25)
      • 2.1. Những quy định chung về công tác kế toán và quản lý kế toán vốn bằng tiền (25)
      • 2.2. Tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền (26)
        • 2.2.1. Kế toán tiền mặt tại quỹ (28)
        • 2.2.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. 41 3. Hạch toán tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ (41)
    • 4. Quy trình huy động vốn và thanh toán đầu tư mua tàu (53)
    • 5. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (56)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CƠ QUAN TỔNG CÔNG (58)
    • 2. Nhận xét về công tác kế toán vốn bằng tiền tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (60)
    • 3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (62)
      • 3.1: Sự cần thiết hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền (63)
      • 3.2: Một vài ý kiến nhằm hoàn thiện bộ máy kế toán và phần hành kế toán vốn bằng tiền (63)
  • KẾT LUẬN (40)

Nội dung

Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty

Đặc điểm hoạt động của tổng công ty Hàng Hải Việt Nam

1.1.1 Nhiệm vụ,chức năng chủ yếu của tổng công ty Hàng Hải Việt Nam

 Kinh doanh vận tải biển;

 Khai thác cảng, sửa chữa tàu biển, đại lý môi giới, cung ứng dịch vụ hàng hải;

 Xuất nhập khẩu phương tiện, vật tư, thiết bị chuyên ngành hàng hải, cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong nước và ngoài nước;

 Kinh doanh vận tải đường thuỷ, đường bộ;

 Sản xuất, mua bán, cho thuê phương tiện và thiết bị vận tải, bốc xếp chuyên ngành; phá dỡ phương tiện vận tải, bốc xếp cũ;

 Xây dựng, lắp đặt trang thiết bị và hoàn thiện các công trình chuyên ngành;

 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng;

 Dịch vụ vui chơi, giải trí;

 Đại lý giao nhận, bán buôn, bán lẻ hàng hoá, kinh doanh cửa hàng miễn thuế, cung ứng tàu biển;

 Nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho ngành;

 Gia công chế biến hàng xuất khẩu;

 Các hoạt động phụ trợ cho vận tải;

 Kinh doanh kho ngoại quan, thông tin chuyên ngành;

 Kinh doanh dịch vụ du lịch;

 Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh (kiốt, trung tâm thương mại);

 Vận tải đa phương thức;

 Đại lý giao nhận, bán buôn, bán lẻ hàng hoá, chất đốt;

 Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ôtô;

 Tổ chức nạo vét lòng sông, lòng hồ theo hợp đồng;

 Dịch vụ lai dắt tàu sông, tàu biển, các dịch vụ hỗ trợ hoạt động đường thuỷ;

1.1.2 Nhiệm vụ của Văn phòng tổng công ty

Văn phòng Tổng công ty thực hiện nhiệm vụ điều phối hoạt động của toàn bộ các doanh nghiệp thành viên Đây là nơi tập trung bộ máy quản lý, lãnh đạo cấp cao Các doanh nghiệp thành viên hoạt động dựa theo chỉ đạo từ văn phòng Tổng công ty và thừa lệnh cấp trên thực hiện nhiệm vụ của mình.

Các doanh nghiệp thành viên và bộ phận của Tổng công ty báo cáo hoạt động định kỳ để có thể điều phối hoạt động sao cho có hiệu quả.

1.2 Hoạt động của đội tàu biển Việt Nam

Do nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế,ngày 1/7/1970 Bộ GTVT quyết định thành lập Công ty vận tải biển Việt Nam-đơn vị vận tải mang tầm chính quy đầu tiên trên cơ sở hợp nhât các đội tàu với 217 phương tiện tổng trọng tải 34000 DWT đa số trọng tải 50-100 tấn.

+Giai đoạn từ 1976-1985:Ngoài vận tải lẻ chịu sự chỉ đạo sát sao của cấp trên và sự can thiệp trực tiếp của nhà nước trong những chiến dịch vận chuyển lương thực, thực phẩm từ nước ngoài về,các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, máy móc thiết bị, phân bón.Tháng 3/1975 công ty vận tải ven biển (Vietcoship) chuyên vận chuyển tuyến ngắn trong nước lực lượng tàu có trọng tải1000-9580DWT gồm 8 chiếc được giữ lại chuyên vận chuyển tuyến nước ngoài phục vụ xuất nhập khẩu.Từ đây Việt Nam bắt đầu tham gia vào các quan hệ quốc tế liên quan đến lĩnh vực Hàng hải.Từ năm 1978-1980 Cục Đường biển Việt Nam đặt đóng mới tại Anh 4 tàu –SD 14 trọng tải 15120 DWT là tàu thiết kế hiện đại lúc

+Giai đoạn 1986-1995:Trong 10 năm 1985-1995 mô hình quản lý ngành đường biển thay đổi liên tục từ Cục Đường biển Việt Nam chuyển sang Tổng cục Đường biển, sau đó lại đổi thành Liên hiệp Hàng hải Việt nam và tiếp đó là Cục Hàng hải Việt Nam.Xu hướng container hoá trong vận tải biển phát triển ngày càng mạnh mẽ Sự ra đời của liên doanh vận tải Việt-Pháp(GEMARTRANS) năm 1988 là sự khởi đầu của Việt Nam tham gia vào Phương thức vận chuyển tiên tiến trên thế giới.

+Từ năm 1996 đến nay:Tổ chức ngành Đường biển có những thay đổi quan trọng đánh dấu một bước tiến bộ trong tư duy đổi mới quản lý ở cấp vĩ mô Cục Hàng hải tách ra thành 3 tổ chức độc lập mang tính chuyên môn theo từng lĩnh vực:

+ Cục Hàng hải Việt Nam với chức năng quản lý nhà nước.

+ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam với chức năng kinh doanh, tập trung phát triển đội tàu, hệ thống cảng biển và các dịch vụ hàng hải.

+ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam chức năng xửa chữa đóng mới tàu thuỷ và các dịch vụ công nghiệp khác liên quan.

Hoạt động của đội tàu biển từ khi Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được thành lập nhìn chung có nhiều biến động Tổng công ty tập trung phát triển các loại tàu chuyên dụng như tàu chở hàng rời, tàu chở dầu thô dầu sản phẩm, container.

Năm 1996 đầu tư 2 tàu container đầu tiên: Văn Lang, Hồng Bàng cỡ 426 TEU. Năm 1997 mua tàu roro - container Diên Hồng sức chở 290 TEU hoặc 215 xe. Năm 1999 mua tàu Phong Châu (1088 TEU), tàu container đầu tiên của Việt Nam có sức chứa trên 1000TEU.

Năm 2000 đầu tư thêm 3 tàu container: Phú Xuân (1.113 TEU), Văn Phong (555TEU) và Kedah (1.020 TEU)

Năm 2003 nhận thêm 7 tàu với tổng trọng tải 103.121 DWT; Bán 6 tàu với tổng trọng tải 51.429 DWT.

Năm 2004 nhận thêm 8 tàu với tổng trọng tải 79.141 DWT; Bán 1 tàu với tổng trọng tải 5.494 DWT.

Tính từ năm 1995 đến năm 2006 tổng số tàu các loại được đầu tư phát triển theo triển khai chương trình đóng mới 32 tàu tại các Nhà máy đóng tàu trong nước với tổng trọng tải 403.260 DWT, tổng số vốn đầu tư là 6.340 tỷ đồng trong đó có 4.236 tỷ đồng vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển và các doanh nghiệp đã mua 43 tàu với tổng trọng tải 531.786 DWT, tổng vốn đầu tư 245 triệu USD, tương đương 3.700 tỷ đồng

Trọng tải đội tàu tăng từ 845.000 DWT năm 2000 lên 1,2 triệu DWT năm 2005; tuổi tàu trung bình giảm từ 18,5 tuổi năm 2000 xuống còn 17,5 tuổi năm 2005. Năm 2006 mua và đưa vào khai thác 03 tàu với tổng trọng tải 82.977 DWT và tổng mức đầu tư là 1.473 tỷ đồng Đồng thời cũng bán 04 tàu khai thác không hiệu quả với tổng trọng tải là 88.654 DWT Nhận bàn giao 04 tàu do Vinashin đóng với tổng trọng tải 44.000 DWT gồm 01 tàu 6.500 DWT và 03 tàu 12.500 DWT.

Năm 2007 sau khi Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ vướng mắc của Nghị định49/2006/NĐ-CP tổng công ty đã đầu tư mua được 30 tàu tổng trọng tải 752814DWT với tổng mức đầu tư khoảng 630 triệu USD trong đó có 5 tàu container,4 tàu chở dầu sản phẩm,21 tàu chở hàng khô.Ngoài ra tổng công ty tiếp nhận đưa vào khai thác có hiệu quả 4 tàu đóng mới tại công ty đóng tàu Bạch Đằng với tổng trọng tải 90000 DWT trọng tải tàu đầu tư trong năm 2007 gần bằng tổng trọng tải trong suốt mười năm vừa qua Tính đến 31/12/2007 toàn tổng công ty bao gồm 134 chiếc tàu với tổng trọng tải 2,1 triệu DWT Trong đó cơ cấu gồm

Hoạt động của cảng biển

Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam thành lập từ năm 1996 như một tổng công ty 91 trong công nghiệp hàng hải.Cho đến nay các cảng do VINALINES quản lý gồm 5 cảng (Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ ) Năm 1996 cảng Quảng Ninh trở thành doanh nghiệp thành viên, cảng Sài Gòn được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lao động Tính đến thời điểm hiện tại các cảng lớn đã có những trang thiết bị hiện đại cho xếp dỡ hàng hoá.Trong năm

2007 đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển trọng điểm như tập trung triển khai dự án cảng container vận tải tại Bến Đ- Sao Mai,dự án liên doanh khai thác bến 2, 3, 4 cảng Cái Lân(Quảng Ninh), dự án đầu tư cảng Đình Vũ(Hải Phòng), ngoài ra chuẩn bị tiến hành khởi công xây dựng dự án cảng trung chuyển quốc tế VânPhong-Khánh Hoà.

Hoạt động dịch vụ hàng hải

Các loại hình doanh nghiệp dịch vụ hàng hải phát triển nhanh đa dạng về chủng loại với nhiều doanh nghiệp như:Dịch vụ đại lý tàu biển, doanh nghiệp vận tải đường biển,dịch vụ lai dắt tàu song tàu biển, các dịch vụ hỗ trợ hoạt động đường thuỷ…

Các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải có trụ sở và các chi nhánh nằm giải rác trong phạm vi cả nước: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Sài Gòn,Vũng Tàu,Nha Trang,Quy Nhơn, Đồng Nai…

Tổng công ty đã tập trung nâng cao năng lực và sắp xếp tổ chức tốt các doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải,giao nhận hàng hoá, nhất là về mặt nghiệp vụ kinh doanh quốc tế để tăng cường năng lực cạnh tranh trong nước và mở rộng thị trường nước ngoài Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ với úng dụng công nghệ mới đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của tổng công ty

Sơ đồ bộ máy tổ chức của văn phòng Tổng công ty.(Một số ban điển hình)

Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam và phù hợp với phương pháp quản lý, điều hành thì Tổng công ty đã xây dựng bộ máy quản lý sao cho phù hợp.

Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức quản lý của Văn phòng Tổng công ty

Chủ tịch Hội đồng quản trị

Phó tổng giám đốc kinh Ban doan h đối ngoại

Ban kế hoạc h đầu tư

Ban tổ chức tiền lương

Ban tài chính kế toán thanh Ban tra

Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của VINALINES gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.

+Hội đồng quản trị : Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại VINALINES,có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của VINALINES.Hội đồng quản trị nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu nhà nước đầu tư Quyết định chiến lược kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm, ngành nghề kinh doanh …Quyết đinh hoặc phân cấp, uỷ quyền cho Tổng giám đốc quyết định các dự án, đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác, các phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh…

+ Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập có nhiệm vụ kiểm tra giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong việc ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ quy chế quản lý tài chính VINALINES, thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo lại và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật.

+ Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của VINALINES theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với Điều lệ của VINALINES và các Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

+ VINALINES có 5 Phó Tổng giám đốc do Tổng giám đốc đề nghị để Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng,khen thưởng kỷ luật, quyết định mức lương.

Các Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành VINALINES theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.

+ Kế toán trưởng cũng do Tổng giám đốc đề nghị để Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng,khen thưởng kỷ luật,quyết định mức lương Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của VINALINES, đề xuất các giải pháp và điều kiện tạo nguồn vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển VINALINES; giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính và phát huy các nguồn lực tài chính tại VINALINES theo pháp luật về tài chính, kế toán, có các quyền hạn, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

+ Bộ máy giúp việc gồm văn phòng, các ban chuyên môn, nghiệp vụ của VINALINES có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị , Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc Chức năng nhiệm vụ của văn phòng, các ban chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại quyết định thành lập, quyết định giao nhiệm vụ của Hội đồng quản trị hoặc của Tổng giám đốc.

Các phòng ban bao gồm:

 Ban kinh doanh đối ngoại.

 Ban kế hoạch đầu tư.

 Ban tổ chức tiền lương.

 Ban tài chính kế toán.

 Trung tâm nghiên cứu, lực lượng phát triển.

 Văn phòng tổng công ty.

 Ban thi đua tuyên truyền khen thưởng.

 Ban kiểm toán nội bộ.

 Ban khoa học kỹ thuật.

 Ban đóng mới tàu biển.

+ Các đơn vị hạch toán phụ thuộc:

Công ty xuất khẩu lao động hàng hải.

Công ty tư vấn hàng hải.

Công ty vận tải biển VINALINES.

Công ty Hàng hải VINALINES Nha Trang

Công ty Hàng hải VINALINES Cần Thơ

Công ty Hàng hải VINALINES Hải Phòng

Công ty Hàng hải VINALINES Sài gòn

Phó ban TC_KTTrưởng ban TC_KT

Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại văn phòng tổng công ty Hàng Hải Việt Nam

Sơ đồ tổ chức bộ máy

Để phù hợp với hoạt động quản lý tại văn phòng Tổng công ty thì bộ máy kế toán được tổ chức khái quát qua sơ đồ sau.

Sơ đồ3: Bộ máy kế toán tại Văn phòng Tổng công ty.

Chức năng, nhiệm vụ

Do đặc điểm hoạt động của của tổng công ty Hàng Hải Việt Nam mô hình công ty mẹ- công ty con, nên bộ máy quản lý tập trung Văn phòng tổng công ty

Thủ quỹ động từ cấp trên.Văn phòng tổng công ty thực hiện quản lý tập trung hoạt động ở văn phòng tổng công ty và các đơn vị thành viên, đồng thời chịu trách nhiêm báo cáo hoạt động lên Bộ ban ngành.

Bộ máy kế toán tại văn phòng tổng công ty mỗi người phụ trách các công việc khác nhau, là bộ phận giám sát toàn bộ hoạt động của tổng công ty, tham mưu cho cấp trên mọi lĩnh vực về hoạt động tài chính cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng có liên quan Đồng thời thực hiện các công việc theo điều lệ của kế toán và quy định của Nhà nước.

Kế toán tại Văn phòng tổng công ty thực hiện hạch toán theo dõi tình hình hoạt động của Cơ quan văn phòng tổng công ty, đồng thời hạch toán kế toán kết quả hoạt động của các đơn vị thành viên để phục vụ cho lập báo cáo kế toán Để thực hiện công tác kế toán một cách hiệu quả, bộ phận kế toán tài chính theo dõi mảng tài chính chung Ban kế toán tiền lương tổ chức theo dõi chi tiết tình hình tính lương, các khoản phụ cấp theo lương, tình hình thanh toán với toàn bộ cán bộ công nhân viên thuộc Cơ quan văn phòng tổng công ty.

Tổng công ty áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung tức kế toán trưởng trực tiếp điều hành các kế toán viên thông qua khâu trung gian nhận lệnh Trong ban có hai bộ phận riêng:Bộ phận kế toán và bộ phận tài chính.

Bộ phận kế toán hạch toán kế toán văn phòng, Tổng công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

Bộ phận tài chính quản lý tài chính các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên.

Các nhân viên phải chịu trách nhiệm trực tiếp về số liệu do mình phụ trách,đồng thời phải có trách nhiệm giải quyết các công việc còn dở dang do người trước đó bàn giao lại và có trách nhiệm bàn giao lại đầy đủ các tài liệu liên quan cho người tiếp nhận bàn giao Từng cá nhân phải chịu trách nhiệm bảo quản chứng từ sổ sách có liên quan đến công việc của mình trong thời kỳ chưa đưa vào lưu trữ và chịu trách nhiệm về tính chính xác các số liệu khi trình lãnh đạo ký duyệt.

1 trưởng ban kế toán tài chính: là người phụ trách công việc chung của cả ban, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, giám sát, đôn đốc bộ phận chấp hành các quy định chế độ kế toán Nhà nước một cách cập nhật nhất Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công tác kế toán tài chính của Tổng công ty.

1 phó ban kế toán tài chính: Giúp đỡ trưởng ban thực hiện giám sát, giao công việc và kiểm tra việc thực hiên Đồng thời tổng hợp báo cáo tài chính của tổng công ty khi các doanh nghiệp thành viên cung cấp tài liệu liên quan như Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp.

1 kế toán tiền mặt theo dõi tình hình tăng giảm tiền tại quỹ, điều chỉnh để đảm bảo đủ lượng tiền chi dùng cho doanh nghiệp.

2 kế toán công nợ theo dõi tình hình thanh toán công nợ của Tổng công ty với người bán, với khách hàng và thanh toán nội bộ với các doanh nghiệp thành viên.

2 kế toán xây dựng cơ bản : thực hiện công tác tài chính trong đầu tư xây dựng, theo dõi cấp phát vốn các công trình, các hạng mục công trình, thực hiện hạch toán kế toán trong đầu tư xây dựng.

1 kế toán tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán ở giai đoạn cuối cùng là tổng hợp và lập báo cáo kế toán ở kỳ, quý, năm.

3 kế toán ngân hàng :thực hiện chức năng giao dịch với ngân hàng cùng các bộ phận khác liên quan lập chứng từ thanh toán gửi ra ngân hàng đôn đốc việc thanh toán của ngân hàng Đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên, nhằm đảm bảo cho chi dùng của Tổng công ty, và thực hiện hạch toán các nghiệp vụ liên quan.

1 thủ quỹ chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý và kiểm soát quỹ tiền mặt, thu -chi tiền khi có phiếu thu, phiếu chi Mở sổ theo dõi các chứng từ phát sinh hàng ngày.Cuối mỗi tháng thủ quỹ lập Báo cáo quỹ để đối chiếu; kiểm tra với kế toán tổng hợp.

Chính sách kế toán

Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam có bộ máy kế toán áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/QĐ-BTC ban hành ngày 20-3-2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính thay thế cho quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành 01/11/ 1995

Năm tài chính của VINALINES bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 dương lịch và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch cùng năm.

Trong vòng 90 ngày sau khi kết thúc năm và 45 ngày sau khi kết thúc quý Tổng giám đốc phải trình Hội đồng quản trị báo cáo tài chính trong kỳ báo cáo và báo cáo hợp nhất của tổ hợp công ty mẹ-công ty con.

VINALINES thực hiện công khai tình hình tài chính theo quy chế dân chủ ở cơ sở và quy định của Nhà nước.

Do đặc điểm khác biệt của hoạt động kinh doanh đã ảnh hưởng đến công tác kế toán làm công tác kế toán có những nét đặc trưng riêng.

Thị trường vận tải đường biển mang tính chất toàn cầu do vậy hoat động thu tiền từ cung ứng dịch vụ thông qua hệ thống tài khoản ngân hàng tại 13 ngân hàng cả trong và ngoài nước nằm giải rác tại các đơn vị văn phòng chi nhánh và giao dịch chủ yếu diễn ra tại 4 ngân hàng chính Đồng thời để mở rộng quan hệ quốc tế và chính sách mở rộng thị trường ra thế giới nên tổng công ty sử dụng lượng lớn đồng ngoại tệ khác nhau như: USD, đồng EURO, nhân dân tệ, JPY…

Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoạc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua dễ dàng chuyển thành 1 lượng tiền, cũng như không có nhiều rủi ro trong vịêc chuyển đổi. Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán (đồng Việt Nam) được quy đổi theo tỷ giá phát sinh nghiệp vụ Tại thời điểm cuói năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân lien ngân hàng được ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày kết thúc niên độ kế toán Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại sử dụng các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.

Do kinh doanh vận tải biển nên giá trị tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản nên việc theo dõi khấu hao phân bổ khấu hao thường xuyên và tính khấu hao theo phương thức khấu hao theo đường thẳng. Đối với Bất động sản đầu tư bao gồm: Quyền sử dụng đất, nhà , cơ sơ hạ tầng thuộc sở hữu của cơ quan Tổng công ty bỏ ra nhằm mục đích thu lời từ việc cho thuê Nguyên giá của bất động sản đầu tư là toàn bộ các phí mà cơ quan Tổng công ty phải bỏ ra nhằm có được bất động sản đầu tư đến thời điểm xây dựng hoàn thành Chi phí liên quan Bất động sản đầu tư phát sinh sau ghi nhận ban đầu được ghi nhận là chi phí trong kỳ, trừ khi là chi phí này có khả năng chắc chắn làm cho Bất động sản đầu tư tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu thì ghi tăng nguyên giá Phương pháp khấu haoBất động sản đầu tư là khấu hao trước theo phương pháp đường thẳng dựa vào thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với hướng dẫn tại quyết định 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003.

Tổng công ty đánh giá hàng tồn kho theo giá gốc và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với ghi nhận doanh thu: Doanh thu cho thuê tàu được ghi nhận theo kỳ quyết toán quyết định trên hoá đơn thuê tàu căn cứ vào Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng tàu Doanh thu vận tải nội địa đường biển ghi nhận khi tàu rời cảng căn cứ vào thoả thuận lưu kho, giấy gửi hàng Doanh thu vận tải nội địa đường bộ ghi nhận hàng tháng căn cứ vào Biên bản đối chiếu xác nhận khối lượng vận chuyển đối với khách hàng Doanh thu dịch vụ tư vấn môi giới được ghi nhận khi dich vụ hoàn thành được chấp nhận thanh toán Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi dịch vụ đã hoàn thành được chấp nhận thanh toán và ước tính được chi phí tương ứng.

Theo hệ thống tài khoản theo quyết định 15/QĐ-BTC ban hành ngày 20-3-2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và được chi tiết theo từng đối tượng phát sinh nghiệp vụ Hệ thống tài khoản áp dụng hiện nay được chi tiết như sau:

TK 128-Đầu tư ngắn hạn

TK 1281-Đầu tư ngắn hạn-Tiền gửi có kỳ hạn.

Tk1282-Đầu tư ngắn hạn-Cho vay.

TK 411-Nguồn vốn kinh doanh

TK 41111-Nguồn vốn kinh doanh- Ngân sách

TK 41112-Nguồn vốn kinh doanh-Tự bổ sung.

TK 41113-Nguồn vốn kinh doanh-Vốn góp/ Huy động

TK 414-Quỹ đầu tư phát triển.

TK 4141-Quỹ đầu tư phát triển.-Quỹ đầu tư phát triển

TK 4142-Quỹ đầu tư phát triển-Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo.

TK 4144-Quỹ đầu tư phát triển-TSCĐ hình thành từ quỹ nghiên cứu khoa học.

TK 4212-Lãi chưa phân phối năm nay

TK 421235-Lãi chưa phân phối năm nay-Cho thuê lao động

TK 421237-Lãi chưa phân phối năm nay-Kinh doanh khách sạn, cho thuê văn phòng.

TK 421241-Lãi chưa phân phối năm nay-Hoạt động đầu tư chứng khoán.

TK 421242-Lãi chưa phân phối năm nay-Hoạt động góp vốn liên doanh.

TK 421243-Lãi chưa phân phối năm nay-Hoạt động cho vay vốn

TK 421246-Lãi chưa phân phối năm nay-Chênh lệch tỷ giá

TK 421247-Lãi chưa phân phối năm nay-Chênh lệch thu lãi tiền gửi ngân hàng.

TK 421248-Lãi chưa phân phối năm nay-Hoạt động tài chính khác.

TK 42127-Lãi chưa phân phối năm nay-Từ các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc.

TK511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tk 51136-Dịch vụ tư vấn và môi giới.

TK 511372-Cho thuê văn phòng.

TK6427-Chi phí dịch vụ mua ngoài.

TK64271-Chi phí dịch vụ mua ngoài-Chi phí điện nước.

TK64272-Chi phí dịch vụ mua ngoài-Chi phí thông tin.

TK64274-Chi phí dịch vụ mua ngoài-Chi phí thuê văn phòng.

TK64278-Chi phí dịch vụ mua ngoài-Dịch vụ khác.

Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của Tổng công ty đều lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh , nội dung chứng từ đầy đủ, chỉ tiêu rõ rang trung thực, chính xác Chứng từ phải lập đủ số liên quy định và đảm bảo cho đúng quy định của chứng từ kế toán.

Các bước luân chuyển chứng từ kế toán:

Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ.

Ký nhận của kế toán viên, kế toán trưởng, và Tổng giám đốc.

Phân loại, sắp xếp, định khoản và ghi sổ kế toán.

Lưu trữ bảo quản chứng từ kế toán.

Các chứng từ kế toán được kiểm tra tính trung thực, rõ ràng, đẩy đủ của các chỉ tiêu trên chứng từ Kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của nghiệp vụ phát sinh ghi trên chứng từ, đối chiếu chứng từ với các tài liệu có liên quan để đảm bảo chính xác.

*Giới thiệu về phần mềm kế toán

Tại Văn phòng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam áp dụng phần mềm kế toán Eureka là phần mềm kế toán đặc trưng cho ngành hàng hải.

Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi có, tài khoản ghi nợ để nhập dữ liệu vào máy Theo quy trình của phần mềm kế toán các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan Các dữ liệu phát sinh cùng với Báo cáo trung gian được lưu trữ dưới dạng cơ sở dữ liệu kế toán và được quản trị một cách hợp nhất bởi hệ quản lý cơ sở dữ liệu dể phục vụ cho quá trình xử lý dữ liệu, chiết xuất ra các báo cáo kế toán theo yêu cầu Cuối tháng hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập Báo cáo tài chính Việc dối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và đảm bảo chính xác theo thông tin đã được nhập trong kỳ Kế toán viên có thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi in.

*Vận dụng hệ thống Báo cáo kế toán

Báo cáo kế toán: Cán bộ kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán Báo cáo tài chính được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán Báo cáo tài chính được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị Trong khi lập và trình bày Báo cáo tài chính tuân thủ nguyên tắc được quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “ Trình bày Báo cáo tài chính” ban hành theo quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003.

*Hình thức sổ kế toán

Tổng công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là Chứng từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, có cùng nội dung kinh tế, có chứng từ gốc đính kèm.

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong cả năm, theo thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và có chứng từ gốc đính kèm.Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợp chi tiết

Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra

Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN

Đặc điểm vốn bằng tiền tại Tổng công ty

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ của công ty hoặc mua sắm vật tư, hàng hoá sản xuất kinh doanh vừa là kết quả của của hoạt động của công ty hoặc thu hồi các khoản nợ Quy mô vốn bằng tiền là loại vốn có tính luân chuyển cao nên thường mắc thiếu sót và xảy ra tiêu cực Vì vậy cần phải tổ chức quản lý chặt chẽ và có hiệu quả loại vốn này.

Tổng công ty luôn có các biện pháp thủ tục nhằm bảo vệ loại vốn này một cách an toàn Trong quá trình sử dụng vốn bằng tiền cần phải tuân theo các nguyên tăc, chế độ quản lý tiền tệ thống nhất của Nhà nước ban hành Lượng tiền mặt tại quỹ của công ty không được vượt quá mức tồn quỹ đã thoả thuận với Ngân hàng theo thoả thuận trong hợp đồng thương mại.

Vốn bằng tiền vô cùng quan trọng trong hoạt động của Tổng công ty vì vậy mọi người đều có trách nhiệm chung trong quản lý, bảo quản và phát hiện sai sót.

2.Một số vấn đề chung về công tác quản lý và hạch toán kế toán vốn bằng tiền.

2.1 Những quy định chung về công tác kế toán và quản lý kế toán vốn bằng tiền

Tổng công ty sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán Nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh có phát sinh các nghiệp vụ có sử dụng ngoại tệ thì Tổng công ty quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố Chênh lệch đánh giá lại sẽ đưa vào tài khoản doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.

Công ty không sử dụng vàng bạc đá quý

Vốn bằng tiền là loại tài sản mà doanh nghiệp nào cũng có và sử dụng vào những mục đích khác nhau và có yêu cầu quản lý từng loại nhằm quản lý chặt chẽ tình hình thu, chi và đảm bảo an toàn cho từng loại sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích.

Chính vì vậy lãnh đạo công ty đã đưa ra một số quy định trong công tác quản lý vốn bằng tiền như sau:

 Các khoản thu, chi tiền mặt qua quỹ của công ty đều phải được chứng minh bằng các chứng từ phê duyệt như Phiếu thu, Phiếu chi…

 Sổ quỹ tiền mặt do thủ quỹ quản lý, mọi khoản thu;chi tiền mặt đều phải được ghi trong Sổ quỹ tiền mặt, phải cập nhật và tính số tồn quỹ hàng ngày.

 Phiếu chi tiền mặt phải được kế toán trưởng kiểm tra, ký xác nhận và được Tổng giám đốc hay Phó tổng giám đốc được uỷ quyền ký duyệt.

 Các chứng từ thanh toán đính kèm theo phiếu thu, phiếu chi phải hợp pháp, hợp lệ và được kế toán trưởng kiểm tra trước khi lập phiếu.

 Các chứng từ ngân hàng đảm bảo đầy đủ và được cập nhật thường xuyên khi phát sinh nghiệp vụ.

2.2 Tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền

Kế toán vốn bằng tiền bao gồm kế toán tiền mặt và kế toán tiền gửi ngân hàng.

Kế toán tiền mặt do nhân viên kế toán tiền trực tiếp theo dõi tình hình thanh toán bằng tiền mặt, viết phiếu thu, phiếu chi, theo dõi thu chi và theo dõi số dư tiền mặt để đối chiếu với thủ quỹ.

Nhân viên kế toán ngân hàng theo dõi việc thanh toán qua ngân hàng về tiền Việt Nam, ngoại tệ, séc, séc chuyển khoản, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi,…thường xuyên thực hiện giao dịch với ngân hàng,đối chiếu số dư tài khoản,chứng từ, sổ sách.

*Tổ chức sử dụng hệ thống tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán hạch toán vốn bằng tiền tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Các tài khoản sử dụng:

Chi tiết thành 2 tiểu khoản:

TK 1112: Tiền mặt -Ngoại tệ.

TK 112: Tiền gửi ngân hàng.

Chi tiết thành 2 tiểu khoản:

TK 112: Tiền gửi ngân hàng-VNĐ.

TK 112: Tiền gửi ngân hàng-Ngoại tệ.

Phiếu thu, Phiếu chi, uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi, Giấy đề nghị thanh toán,…

*Sổ sách kế toán sử dụng hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Do Tổng công ty áp dụng hình thức ghi sổ là Chứng từ ghi sổ nên các sổ sách thường sử dụng là:

Sổ chi tiết TK 111, Sổ chi tiết TK 112.

*Luân chuyển chứng từ kế toán vốn bằng tiền: Chứng từ kế toán vốn bằng tiền là cơ sở để thu thập thông tin đầy đủ và chính xác về tình hình tăng, giảm của các

Khi nhận được chứng từ cần kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ: các yếu tố phát sinh trên chứng từ, tính chính xác của các số liệu , tính đầy đủ của chữ ký những người có liên quan

Quá trình luân chuyển chứng từ diễn ra như sau:

+Từ các chứng từ gốc như Hợp đồng kinh doanh, Hoá đơn GTGT, Giấy đề nghị thanh toán, Giấy đề nghị tạm ứng, …tuỳ theo yêu cầu của các khoản tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng mà kế toán tiền mặt hay kế toán ngân hàng sẽ kiểm tra lập Phiếu thu, Phiếu chi hay viết séc, Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi Sau đó kế toán phần hành đưa chứng từ trình kế toán trưởng và Tổng giám đốc ký duyệt Kế toán phần hành chịu trách nhiệm cập nhật số liệu vào các sổ kế toán chi tiết Hàng ngày kế toán phần hành lập Chứng từ ghi sổ và Sổ dăng ký chứng từ ghi sổ để làm căn cứ vào sổ cái.

+Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ để lập chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ kế toán chi tiết sẽ được lưu một bản trong Bảng tổng hợp chứng từ gốc, một bản được đóng lại thành quyển và lưu giữ kèm với sổ kế toán chi tiết. Các chứng từ này được bảo quản, lưu trữ khi hết thời hạn sẽ được bộ phận lưu trữ đem đi huỷ.

2.2.1.Kế toán tiền mặt tại quỹ

Tổng công ty giữ một lượng tiền mặt trong hạn mức quy định để chi tiêu cho những nhu cầu thường xuyên Mọi khoản thu, chi tiền mặt đều có chứng từ kèm theo là phiếu thu, phiếu chi với đầy đủ chữ ký theo quy định Sau khi đã thu , chi tiền thủ quỹ phải đóng dấu “Đã thu tiền” và “Đã chi tiền” để xác minh nghiệp vụ thu, chi đã diễn ra trên chứng từ Cuối ngày thủ quỹ căn cứ vào chứng từ thu, chi để ghi vào Sổ quỹ tiền mặt và đưa cho kế toán tiền mặt ghi sổ Cuối ngày thủ quỹ tiến hành kiểm kê số tiền thực tế tồn quỹ, đối chiếu với kế toán tiền mặt giữa sổ quỹ và Sổ kế toán xem có chênh lệch không để tìm nguyên nhân và cách giải quyết Kế toán tiền mặt sau khi nhân được Báo cáo quỹ do thủ quỹ chuyển đến phải tiến hành kiểm tra và định khoản, sau đó theo trình tự thời gian phát sinh các nghiệp vụ tiến hành nhập số liệu vào máy Sau hai tuần kế toán thành lập Ban kiểm kê quỹ tiền mặt do kế toán trưởng tiến hành để kiểm tra, đối chiếu số tiền thực tế có liên quan đồng thời lập Bảng kiểm kê quỹ có đầy đủ chữ ký của những người tham gia.

Chứng từ thường sử dụng trong hạch toán tăng, giảm tiền mặt là Phiếu thu, Phiếu chi Phiếu thu, Phiếu chi thường lập thành 3 liên, góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ đơn vị Phiếu thu, chi phải đóng thành quyển và ghi số từng quyển dùng trong năm và ghi số của từng phiếu Số phiếu phải đánh liên tục trong một kỳ kế toán, ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu, thu tiền, chi tiền phải ghi đầy đủ các thông tin trên tờ phiếu Phiếu thu (phiếu chi) đặt giấy than viết thành 3 liên, 1 liên ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền( nhận tiền), 1 liên lưu tại nơi lập phiếu.

Các nghiệp vụ tăng giảm tiền tương ứng là:

Thu từ cho thuê văn phòng, thu từ đầu tư tài chính, thu do tạm ứng thừa, lĩnh tiền gửi ngân hàng về quỹ, lãi tiền vay và tiền gửi ngân hàng , thu từ hoạt động khác Các khoản, các nghiệp vụ chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, chi tạm ứng, chi thanh toán các hội nghị, tiếp khách…

Quy trình huy động vốn và thanh toán đầu tư mua tàu

Sau khi xem xét Tổng công ty quyết định lập dự án đầu tư mua tàu mà quy mô của dự án đó cần phải sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng, Ban tài chính-kế toán tiến hành công tác huy động vốn Lãnh đạo Ban tiếp nhận hồ sơ Dự án đầu tư mua tàu, kiểm tra và phân công chuyên viên nghiên cứu chuẩn bị cho công tác huy động vốn.

Sau khi nghiên cứu Dự án, lập danh sách các tổ chức tín dụng có khả năng cho vay vốn phù hợp với các điều kiện đưa ra, lãnh đạo ban xem xét trình Lãnh đạo Tổng công ty, xin ý kiến tiến hành lập Hợp đồng vay vốn và Lãnh đạo tiến hành ký kết vay vốn.

Chuyên viên kế toán ngân hàng dưới sự chỉ đạo của Ban làm thủ tục giải ngân, đồng thời lập bảng theo dõi vốn vay, lịch trả gốc và lãi Thực hiện việc trả gốc và lãi đúng kỳ.

Sau đây là bản tóm tắt trình tự thực hiện quy trình thanh toán tiền đầu tư mua tàu gồm các bước như sau

B1: thu thập hồ sơ tài liệu liên quan đến con tàu

Chuyên viên được phân công làm thủ tục thanh toán tiền mua tàu có trách nhiệm thu thập các Hồ sơ tài liệu từ các Ban liên quan như Dự án đầu tư, Quyết định mua tàu, Giấy phép mua tàu, Hợp đồng mua tàu…trình lãnh đạo Ban.

B2: Kiểm tra hồ sơ tài liệu

Lãnh đạo Ban kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ tài liệu đã được thu thập, chỉnh sửa, bổ sung nếu thiếu.

B3: Lập hồ sơ xin mở tài khoản.

Chuyên viên thu thập hồ sơ pháp lý, điền vào mẫu đơn xin Mở tài khoản lập Bộ hồ sơ xin mở tài khoản trình Lãnh đạo Ban.

B4: Kiểm tra hồ sơ mở tài khoản

Sau khi kiểm tra, chỉnh sửa thì Lãnh đạo Ban trình Lãnh đạo Tổng công ty.

B5: Duyệt hồ sơ mở tài khoản.

Lãnh đạo Tổng công ty xem xét ký duyệt các mẫu xin mở tài khoản.

B6: Hoàn thiện việc mở tài khoản

Chuyên viên lấy các chữ ký liên quan đến tài khoản xin mở , gửi toàn bộ hồ sơ xin mở tài khoản cho ngân hàng Lấy thông báo số hiệu tài khoản gửi Lãnh đạo Ban và các Ban có liên quan.

B7: Lựa chọn cách thức, thời gian chuyển tiền.

Do Lãnh đạo Ban và các Ban có liên quan xem xét và thống nhất.

B8: Làm thủ tục chờ chuyển tiền.

Chuyên viên làm lệnh chuyển tiền theo các mẫu của ngân hàng, số tiền theo yêu cầu của Lãnh đạo Ban, chuẩn bị các chứng từ liên quan đến số tiền sẽ chuyển để xuất trình khi có yêu cầu.

B9: Ký duyệt lệnh chuyển tiền

Lãnh đạo Ban, Lãnh đạo Tổng công ty kiểm tra và ký duyệt lệnh chuyển tiền.B10: Làm thủ tục chuyển tiền.

Chuyên viên làm thủ tục chuyển tiền theo yêu cầu của ngân hàng, theo dõi,lấy xác nhận tiền đã vào tài khoản…

B11: Thu thập chứng từ, hạch toán.

Chuyên viên thu thập các hoá đơn chứng từ liên quan dến việc chuyển tiền mua tàu và tất toán tài khoản mua tàu, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh.

B12: Lãnh đạo Ban kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quá trình thu thập hồ sơ, mở tài khoản, chuyển tiền và hạch toán.

Chuyên viên có nhiệm vụ lưu hồ sơ trong thời hạn quy định.

Chứng từ vay vốn mà Tổng công ty thường sử dụng là: Hợp đồng mua tàu, Khế ước nhận nợ,…

Sau đây là mẫu khế ước nhận nợ mà Tổng công ty sử dụng

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Họ và tên người nhận tiền:

Tổng số tiền ngân hàng chấp nhận cho vay theo Giấy đề nghị vay vốn ngày

Dư nợ đến ngày xin vay:

Số tiền nhận nợ lần này:

Mục đích sử dụng tiền vay

Thời hạn trả nợ cuối cùng:

Kế hoạch trả nợ cụ thể:

Người nhận Cán bộ TP Giám đốc NH tiền vay tín dụng tín dụng

Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền thông qua các chỉ tiêu tài chính sau:

Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động

Tỷ suất thanh toán của vốn lưu độngTổng số vốn bằng tiền

Tổng số tài sản lưu động

Tỷ suất này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động, thực tế cho thấy nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt, đó là biểu hiện của ứ đọng vốn hay thiếu tiền để đảm bảo thanh toán.

Tỷ suất thanh toán tức thời

Tổng số vốn bằng tiền

Tỷ suất thanh toán tức thời = Tổng số nợ ngắn hạn

Tỷ suất này này nhỏ hơn 0,5 thì cho thấy tình hình thanh toán của doanh nghiệp có thể gặp khó khăn vì vậy phải tìm biện pháp huy động lượng vốn bằng tiền về để đảm bảo khả năng thanh toán hiện thời.

Phân tích bảng Đơn vị 1000đ

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động

Tỷ suất thanh toán tức thời

Ta thấy tỷ suất thanh toán của vốn lưu động qua hai năm đều lớn hơn 0,5 như vậy chứng tỏ tình trạng ứ đọng vốn trong hoạt động, việc sử dụng vốn chưa thực sự đem lại kết quả cao Tổng công ty nên tìm biện pháp giải ngân đồng vốn lưu động như theo hạn mức sử dụng còn lại có thể đầu tư dài hạn, hoặc cho vay

Tỷ suất thanh toán tức thời quá cao cho thấy khả năng chi trả nợ ngắn hạn của Tổng công ty là rất lớn do lượng vốn bằng tiền trong cơ quan là nhiều đáp ứng được nhu cầu tiều dùng.

Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Tổng công ty cho thấy sự cần thiết phải chú trọng hơn nữa vào công tác phân tích tài chính để có những biện pháp tài sẵn có Hiện nay phòng kế toán cần bố trí cán bộ có khả năng chuyên phân tích tình hình tài chính nhằm đảm bảo cho công tác tài chính của Tổng công ty thực sự có hiệu quả hơn và góp phần hơn nữa trong hiệu quả hoạt động chung.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CƠ QUAN TỔNG CÔNG

Nhận xét về công tác kế toán vốn bằng tiền tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

Trong công tác hạch toán kế toán tại Cơ quan Tổng công ty thì hạch toán vớn bằng tiền là một khâu vô cùng quan trọng Chính vì vậy mà Tổng công ty có các biện pháp tôt trong việc tổ chức hạch toán cũng như quản lý và sử dụng vốn bằng tiền.

Việc hạch toán các phần hành được thực hiện trên máy vi tính nên công việc của kế toán tiến hành nhanh chóng và thuận tiện, số liệu được cập nhật thường xuyên nên thông tin do kế toán cung cấp mang tính liên tục và chính xác. Việc thu, chi tiền phải thường xuyên báo cáo, đảm bảo giám sát hoạt động của Tổng công ty

Việc giữ gìn và bảo quản Tiền mặt trong két được đảm bảo tính an toàn cao, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật hàng ngày nên thông tin kinh tế mang tính liên tục và chính xác Công tác kế toán tổng hợp được đơn giản hoá tới mức tối đa, cho phép ghi chép kịp thời một cách tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh liên quan trực tiếp đến sự biến động của vốn bằng tiền.

Về chứng từ sử dụng

Hệ thống chứng từ được Tổng công ty áp dụng đúng với quy định chung của pháp luật Khi phát sinh các nghiệp vụ luôn được đảm bảo đầy đủ chứng từ kế toán và được kế toán phản ánh vào sổ sách kế toán tương ứng.

Việc luân chuyển chứng từ được bố trí tuần tự, khoa học thuận tiện cho việc ghi chép.

Có các chứng từ đặc trưng khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến vốn bằng tiền, các chứng từ thống nhất từ trên Tổng công ty đến các đơn vị thành viên Các chứng từ được bảo quản, lưu trữ theo đúng chuẩn mực kế toán quy định.

Về tài khoản sử dụng

Tổng công ty đã sử dụng tương đối đầy đủ các tài khoản theo quy định của Bộ tài chính, việc sử dụng thống nhất hệ thống tài khoản được công ty áp dụng trong hạch toán vốn bằng tiền Việc hạch toán vốn bằng tiền với sử dụng tài khoản chi tiết theo từng đối tượng phát sinh nghiệp vụ như TK 112 chi tiết Tìên gửi ngân hàng tại các ngân hàng khác nhau Tổng công ty đã xoá bỏ được tài khoản 113-“ Tiền đang chuyển” vì thực chất không theo dõi bất kỳ khoản tiền đang chuyển nào.

Tuy nhiên vẫn còn một vài hạn chế sau:

Vì không lưu giữ ngoại tệ tại quỹ và ở ngân hàng nên công ty không sử dụng tài khoản 07 như vậy sẽ không thể biết được tình hình biến động ngoại tệ tại Tổng công ty.

Tổng công ty không sử dụng tài khoản 413 “chênh lệch tỷ giá hối đoái” để đánh giá lại các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính cũng như xử lý chênh lệch tỷ giá cuối năm tài chính của các hoạt động khác Tài khoản này sẽ tính ra được lãi, lỗ về tỷ giá sau mới kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính đảm bảo nguyên tắc thận trọng và đánh giá được sự biến động của tỷ giá có tác động đến hoạt động của Tổng công ty như thế nào.

Về sổ sách kế toán

Sổ sách kế toán được lập và ghi chép rõ ràng, rành mạch Việc lưu trữ thông tin và lập sổ sách đã được thực hiện trên máy vi tính và chỉ in ra với sổ sách cần thiết phục vụ cho quản lý nên Tổng công ty đã trực tiếp giảm được một phần chi phí, đồng thời giảm được một phần số lượng các chứng từ và sổ sách phải lưu trữ.

Hình thức ghi sổ mà cơ quan Tổng công ty đang áp dụng là hình thức Chứng từ ghi sổ, hình thức này rất phù hợp với công tác và trình độ quản lý của tổng công ty Đồng thời hình thức ghi sổ dễ áp dụng cho phần mềm kế toán giúp cung cấp thông tin, dữ liệu kế toán một cách nhânh chóng, chính xác.

Bên cạnh đó vẫn còn một vài điểm khác biệt như: Hệ thống sổ sách tổng hợp chưa được đầy đủ, Cơ quan văn phòng Tổng công ty không sử dụng Sổ cái tài khoản Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng.

Về báo cáo kế toán

Công tác kế toán áp dụng đầy đủ các báo cáo theo quy định kế toán bao gồm Báo cáo tài chính và các Báo cáo quản trị Với phần hành vốn bằng tiềnTổng công ty có sử dụng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo đúng quy định của Bộ tài chính và sử dụng Báo cáo quỹ là hai báo cáo quan trọng trong quản lý lưu thông tiền tệ Việc lập báo cáo này giúp cho công ty tổng hợp được các khoản thu, chi trong kỳ.

Ngày đăng: 10/07/2023, 07:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w