1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án phân tích hoạt động kinh tế

52 824 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 283,5 KB

Nội dung

Nên doanh nghiệp cũng kết hợp vừa nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu về để tiêu thụ trong nước và phục vụ cho nhu cầu sản xuất của chính doanh nghiệp.. Biến động này có thể do các nguyên n

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế phát triển hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp kinh doanh những dịch vụ khác nhau Do đó, việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển là vấn đề được các nhà quản trị chú ý quan tâm Đặc biệt hơn là ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Chính

sự kiện đó đã làm cho môi trường kinh doanh của nước ta trở nên náo nhiệt

và sôi động hơn nữa Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nỗ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có thể phát triển bền vững

Chính vì vậy để tồn tại và phát triển thì nhà doanh nghiệp cần biết vị trí của mình đang ở đâu trên một đấu trường gồm rất nhiều đối thủ cạnh tranh Cần nắm rõ phương pháp kinh doanh như thế nào, triển vọng ra sao nhất là trong thời kỳ hội nhập, vấn đề này càng trở nên cần thiết.

Để kinh doanh có hiệu quả và đứng vững trong thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp, các nhà quản lý phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, thấy rõ mặt mạnh và những tồn tại, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp, các quyết định hợp lý trong kinh doanh

Để nắm được vấn đề này và đề ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất đứng trên phương diện là một nhà quản lý chúng ta sẽ thực hiện phân tích cụ thể tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Đồ án phân tích bao gồm các phần sau:

- Phần I : Cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh tế

- Phần II: Nội dung phân tích

- Phần III: Kết luận và kiến nghị.

Trang 2

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

§1-Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế 1.Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế.

Phân tích hoạt động kinh tế là công cụ cơ bản để người quản lý nhận thức

về doanh nghiệp, nó trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học,

có hiệu quả các hoạt động kinh tế Muốn doanh nghiệp hoạt động một cách liên tục, nhịp nhàng, hiệu quả, nhà quản lý phải thường xuyên và kịp thời đưa ra những quyết định để tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp có tính khoa học, phù hợp, khả thi Thông qua việc phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, người quản lý có thể có những nhận thức đúng đắn, khoa học, toàn diện và sâu sắc về doanh nghiệp, về các điều kiện, các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu việc phân tích đạt yêu cầu sẽ giúp cho người quản lý thấy được thực trạng của doanh nghiệp, xác định được mặt mạnh, lợi thế cũng như những yếu kém, tụt hậu, ngoài ra còn thấy được những khă năng tiềm tàng cũng như như những khả năng chưa được khai thác hết của doanh nghiệp Qua đó đưa

ra được những biện pháp, kế hoạch, những quyết định phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh Ngoài ra, thông qua việc phân tích hoạt động kinh tế, có thể thấy được tác động và mức độ ảnh hưởng của các chính sách Nhà nước đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

ví dụ như chính sách tiền lương, các chính sách về lao động, chính sách thuế Bằng những chính sách này, Nhà nước có thể điều tiết nền kinh tế, đảm bảo sự ổn định và phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, điều đó thể hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước.

2 Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế.

Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế vừa là định hướng hoạt động của doanh nghiệp, vừa là thước đo đánh giá kết quả hoạt động của doanh

Trang 3

nghiệp Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà xác định mục đích cho phù hợp Mục đích chung thường gặp bao gồm:

- Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiên các nhiệm

vụ được giao, đánh giá việc chấp hành chế độ, chính sách của Nhà nước…

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

- Xác định nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân tố làm ảnh hưởng trực tíêp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế.

- Đề xuất các biện pháp và phương hướng để cải tiến phương pháp kinh doanh, khai thác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

§2-Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài

1.Phương pháp so sánh.

Là phương pháp được vận dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định

vị trí và xu hướng biến động của hiện tượng, đánh giá kết quả Các phương pháp so sánh bao gồm:

1.1.So sánh bằng số tuyệt đối.

So sánh bằng số tuyệt đối phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời kỳ là tăng hay giảm bằng số tuyết đối.

∆y = y1 – y0Trong đó:

∆y : mức biến động tuyệt đối

y1 : giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu

y0 : giá trị chỉ tiêu kỳ gốc

1.2.So sánh bằng số tương đối.

So sánh bằng số tương đối cho thấy xu hướng biến động , tốc độ phát triển, kết cấu của hiện tượng nghiên cứu.

1.2.1.Số tương đối kế hoạch.

Trang 4

Số tương đối kế hoạch dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu kinh tế.

kKH: số tương đối kế hoạch dạng đơn giản

y1 : giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu

y0 : giá trị chỉ tiêu kỳ gốc

- Dạng liên hệ: khi tính toán cần liên hệ với một chỉ tiêu liên quan để xác định mức biến động tương đối, qua đó đánh giá sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu có hợp lý không.

∆y’= y1 – yk.ILHTrong đó :

∆y’ : số tương đối kế hoạch dạng liên hệ

y1 : giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu

yk : giá trị chỉ tiêu kỳ kế hoạch

ILH : tỷ lệ giữa giá trị chỉ tiêu liên hệ kỳ nghiên cứu so với kỳ

kế hoạch

1.2.2.Số tương đối động thái.

Số tương đối động thái phản ánh xu hướng biến động, tốc độ phát triển của chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian.

t : số tương đối động thái

y1 : giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu

y0 : giá trị chỉ tiêu kỳ gốc

1.2.3.Số tương đối kết cấu.

Trang 5

Sử dụng số tương đối kết cấu nhằm xác định tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể Qua đó, xác định được bộ phận nào đóng vai trò quan trọng trong tổng thể và đánh giá kết cấu của hiện tượng nghiên cứu có hợp lý không.

2.Phương pháp chi tiết.

2.1.Chi tiết theo thời gian.

Kết quả kinh doanh là kết quả của một quá trình do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình trong từng đơn

vị thời gian xác định không đồng đều Vì vậy ta phải chi tiết theo thời gian nhằm giúp cho việc đánh giá kết quả được sát, đúng và tìm được những giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh.

Tác dụng:

- Xác định thời điểm mà hiện tượng kinh tế xảy ra tốt nhất, xấu nhất.

- Xác định tiến độ phát triển, nhịp điệu phát triển của hiện tượng kinh tế.

2.2.Chi tiết theo địa điểm.

Có những hiện tượng kinh tế xảy ra tại nhiều địa điểm khác nhau với những tính chất và mức độ khác nhau, vì vậy cần phân tích chi tiết theo địa điểm.

Tác dụng:

Trang 6

- Xác định những đơn vị, cá nhân tiên tiến hoặc lạc hậu.

- Xác định sự hợp lý hay không hợp lý trong việc phân phối nhiệm vụ sản xuất giữa các đơn vị, cá nhân.

- Đánh giá tình hình hạch toán kinh doanh nội bộ.

2.3.Chi tiết theo các bộ phận cấu thành.

Chi tiết theo các bộ phận cấu thành giúp ta biết được quan hệ cấu thành của các hiện tượng và kết quả kinh tế, nhận thức được bản chất của các chỉ tiêu kinh tế Từ đó giúp cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được chính xác, cụ thể và xác định được nguyên nhân cũng như trọng điểm của công tác quản lý.

3 Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

3.1-.Phương pháp cân đối

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ tổng đại số Cụ thể để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu nghiên cứu chỉ cần tính chênh lệch giưã trị số kỳ nghiên cứu và trị số kỳ gốc của bản thân nhân tố đó, không cần quan tâm đến các nhân tố khác.

* Khái quát :

y = a +b +c

- Xác định giá trị chỉ tiêu ở kỳ gốc: y0 = a0 + b0 + c0

- Xác định giá trị chỉ tiêu ở ky nghiên cứu: y1 = a1 + b1 + c1

- Xác định đối tượng phân tích:

∆y = y1 – y0 = (a1 + b1 + c1) – (a1 + b1 + c1)

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

+ Ảnh hưởng của nhân tố a đến y:

Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ya = a1 – a0

Ảnh hưởng tương đối: δya = (∆ya.100)/y0 (%)

+ Ảnh hưởng của nhân tố b đến y:

Trang 7

Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆yb = b1 – b0

Ảnh hưởng tương đối: δyb = (∆yb.100)/y0 (%)

+ Ảnh hưởng của nhân tố c đến y:

Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆yc = c1 – c0

Ảnh hưởng tương đối: δyc = (∆yc.100)/y0 (%)

Cộng tổng ảnh hưởng của các nhân tố:

∆y = ∆ya + ∆yb + ∆yc

δ = δya + δyb + δyc

PHẦN 2: NỘI DUNG PHÂN TÍCH

II PHÂN TÍCH KIM NGẠCH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO MẶT HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP.

1,LẬP PHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ VÀ BẢNG PHÂN TÍCH

a, Lập phương trình kinh tế và xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu

- Tổng kim ngạch nhập khẩu: ΣKN (USD)

- Giá trị nhập khẩu máy móc thiết bị: KNMM (USD)

- Giá trị nhập khẩu xăng dầu: KNXD (USD)

- Giá trị nhập khẩu phôi thép:KNPT (USD)

- Giá trị nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu: KNCD (USD)

- Giá trị nhập khẩu nguyên liệu may mặc: KNNLM (USD)

- Giá trị nhập khẩu hóa chất: KNHC (USD)

- Giá trị nhập khẩu ô tô: KNOT (USD)

- Giá trị nhập khẩu khí gas: KNGAS (USD)

- Phương trình kinh tế: ΣKN = KNMM + KNXD + KNPT + KNCD + KNNLM + KNHC+ KNOT + KNGAS.

- Xác định đối tượng phân tích: Chênh lệch tổng kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc:

Δ ∑ KN = ∑ KN1 - ∑ KN0 = 105.489.759 - 113.903.487 = -8.413.729(103đ)

Trang 8

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ΣKN

+ Ảnh hưởng của giá trị nhập khẩu máy móc thiết bị (KNMM) đến tổng kim ngạch nhập khẩu(ΣKN)

Ảnh hưởng tuyệt đối:

Trang 9

+ Ảnh hưởng của giá trị nhập khẩu hóa chất (KNHC) đến tổng kim ngạch nhập khẩu(Σ KN)

Ảnh hưởng tuyệt đối:

Ảnh hưởng tuyệt đối:

ΔyKNOT = KNOT1 - KNOT0 = 40.053.979,98- 53.225.853,77

Ảnh hưởng tuyệt đối:

ΔyKNGAS = KNGAS1 - KNGAS0 = 69.233.576,25- 59.062.300,18

= 10.171.276,07

Ảnh hưởng tương đối: δy KNGAS = (ΔyKNGAS * 100)/ Σ KN

= (10.171.276,07*100)/ 317.198.175= 3,21

b, Lập bảng phân tích

Theo yêu cầu của đề bài, đề bài đã cho 8 mặt hàng Tổng kim ngạch nhập

khẩu(ΣG) và % tỷ trọng của từng mặt hàng từ 1-7 Ta tính được tỷ trọng của mặt hàng thứ 8 bằng cách lấy 100 % trừ đi tổng % các mặt hàng còn lại Từ đó lập được bảng phân tích kim ngạch nhập khẩu của công ty theo các mặt hàng.

2, NHẬN XÉT CHUNG QUA BẢNG

Theo bảng phân tích kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của công ty ta thấy, các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm là xăng dầu, nguyên liệu may mặc và ô tô Trong đó, mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm nhiều nhất là nguyên liệu may mặc với giá trị nhập khẩu giảm 19.807.678,31 USD tương đương với 42,42% Mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm ít nhất là xăng dầu với giá trị nhập khẩu giảm 8.429.548,83 USD tương đương giảm 15,47% Các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng là máy móc thiết bị, phôi thép, chất dẻo nguyên liệu, hóa chất và khí gas Trong đó, mặt hàng có kim ngạch tăng nhiều nhất là khí gas với kim ngạch nhập khẩu tăng 10.171.276,07 USD tương đương tăng 17,22 % và mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng ít nhất là máy móc thiết bị với giá trị tăng 936.256,74 USD tương đương tăng 5,1%.

Trang 10

3, PHÂN TÍCH CHI TIẾT KIM NGHẠCH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

3.1, Mặt hàng máy móc, thiết bị.

Theo bảng phân tích kim ngạch nhập khẩu của công ty theo mặt hàng ta thấy, tại kỳ gốc kim ngạch nhập khẩu của máy móc thiết bị là 18.365.774,33 USD chiếm 5,79% tổng ty trọng kim ngạch nhập khẩu của kỳ gốc Tại kỳ nghiên cứu, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng máy móc, thiết bị tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng, giá trị đạt 19.302.031,07 USD chiếm 6,39% tổng kim ngạch nhập khẩu tại kỳ nghiên cứu tăng 5,1% tương đương với 936.256,74 USD so với kỳ gốc, làm ảnh hưởng 0,3 đến tổng kim ngạch nhập khẩu Biến động tăng này có thể do một số nguyên nhân sau:

1, Doanh nghiệp chủ động nhập khẩu thêm số lượng máy móc, thiết bị về để phục

vụ nhu cầu trong nước Doanh nghiệp vừa thực hiện hoạt động sản xuất, vừa hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Nên doanh nghiệp cũng kết hợp vừa nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu về để tiêu thụ trong nước và phục vụ cho nhu cầu sản xuất của chính doanh nghiệp Đây là nguyên nhân chủ quan.

2, Ở kỳ nghiên cứu giá máy móc, thiết bị nhập khẩu tăng lên so với kỳ gốc Đây là nguyên nhân khách quan.

3, Doanh nghiệp có một bộ phận thực hiện việc sản xuất kinh doanh Mà trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp cần thay mới một số máy móc, thiết bị đã khấu hao hết

Vì thế nên kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị của doanh nghiệp cũng tăng lên Đây là nguyên nhân chủ quan.

4, Nhu cầu thay mới máy móc, thiết bị đã khấu hao hết của các doanh nghiệp trong nước tăng lên, do vậy doanh nghiệp đã tăng kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết

bị của mình lên Đây là nguyên nhân khách quan.

5, Giá máy móc, thiết bị trên thị trường thế giới tăng, nên phía bên đối tác đã tăng giá máy móc, thiết bị Do vậy nên giá máy móc, thiết bị do doanh nghiệp nhập khẩu về đã tăng lên Đây là nguyên nhân khách quan.

Trong các nguyên nhân kể trên, giả định rằng nguyên nhaan chính làm cho kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị của doanh nghiệp tăng lên là nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân thứ hai.

Doanh nghiệp chủ động nhập khẩu thêm số lượng máy móc, thiết bị về để phục vụ nhu cầu trong nước Doanh nghiệp tổ chức công tác khảo sát thị trường và nhận thấy rằng tại kỳ nghiên cứu nhu cầu về máy móc thiết bị trên thị trường nội địa tăng, bên cạnh đó tình hình cung cấp máy móc thiết bị của Việt Nam kém, vì vậy

mà doanh nghiệp đã chủ động nhập khẩu máy móc, thiết bị về để phục vụ nhu cầu trong nước Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực tác động tốt tới doanh nghiệp.

Biện pháp: Doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu thị trường dự đoan chính

xác nhu cầu, lưu ý cả về thời gian để tiến hành nhập khẩu máy móc thiết bị về phục

vụ nhu cầu trong nước.

Trang 11

Giá máy móc thiết bị nhập khẩu tại kỳ nghiên cứu tăng Do nguyên liệu đầu vào để làm ra các chi tiết của máy móc, thiết bị tăng lên ở thị trường nước ngoài vì vậy mà chi phí sản xuất ra máy móc tăng, nên công ty bạn hàng nước ngoài của doanh nghiệp đã tăng giá bán máy móc, thiết bị Điều này làm cho kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty tăng lên Đây là nguyên nhân khách quan tác động đến doanh nghiệp mang tính tích cực.

3.2 -Phân bón

Qua bảng phân tích ta thấy trong kỳ nghiên cứu giá trị sản xuất của mặt hàng phân bón đạt 3.311.135(103đ) tăng 175.251(103đ) so với kỳ gốc hay tăng 5,6%, đây cũng là mặt hàng có giá trị sản xuất tăng ít nhất trong tổng số mặt hàng của doanh nghiệp, chỉ làm ảnh hưởng 0,45% đến tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp Biến động này có thể do các nguyên nhân sau:

- Nhu cầu tiêu dùng tăng nhưng không quá lớn

- Chất lượng sản phẩm được cải thiện làm vừa lòng khách hàng

- Giá nguyên liệu đầu vào giảm

- Công tác marketing được đẩy mạnh

Việt Nam có bản chất là một nước nông nghiệp, mang đậm màu sắc của nền văn hóa lúa nước Vì vậy mà khi nhắc tới Việt Nam người ta nghĩ ngay tới quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới sau Thái Lan Bởi vậy

mà mặc dù đang đi theo xu hướng công nghiệp hóa nhưng Việt Nam vẫn coi nông nghiệp là ngành sản xuất chính Và sản phẩm phân bón luôn là người bạn của nhà nông Nằm trong vùng khí hậu ôn đới nên một năm có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông dược phân hóa rõ ràng và mùa nào cũng trồng được loại rau, củ, trái cây phù hợp với đặc điểm khí hậu của mùa đấy Điều này khiến cho việc sử dụng các loại phân bón để tăng hiệu quả cho cây trồng là

vô cùng cần thiết dẫn tới việc giá trị sản xuất phân bón cũng tăng thêm Doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất và cho ra đời các dòng sản phẩm phân bón tạo được hiệu quả cao nhất cho cây trồng đồng thời các dòng sản phẩm này nên làm từ các nguyên liệu hữu cơ nhằm không gây ô nhiễm môi trường

và an toàn cho người sử dụng.

Trang 12

Đây là nguyên nhân khách quan tích cực làm cho giá trị sản xuất phan bón tăng lên

Khi xét đến việc mua bán bất kỳ một sản phẩm nào thì điều đầu tiên mà

khách hàng quan tâm đó chính là chất lượng của sản phẩm Đối với người nông dân cũng vậy, họ chỉ chọn mua và tin dùng đối với dòng phân bón mang lại lợi ích kinh tế cao khi sử dụng và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường Chính vì lẽ đó mà doanh nghiệp đã sản xuất ra dòng sản phẩm phân bón có chất lượng tốt hơn so với dòng sản phẩm cũ và đã được người dân tin dùng Điều này dẫn tới việc giá trị sản xuất của phân bón tăng.

vỏ cây nguyên liệu giấy,…đã kích thích việc sản xuất nhiều hơn sản phẩm phân bón Nói cách khác là làm tăng giá trị sản xuất của mặt hàng phân bón Đây là nguyên nhân khách quan tích cực dẫn tới việc giá trị sản xuất phân bón tăng.

Để có thể quảng bá rộng rãi sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường, ngay từ đầu kỳ doanh nghiệp đã tập trung quan tâm đến các chiến lược marketing Doanh nghiệp đã đem sản phẩm của mình đến trưng bày tại các hội chợ nông nghiệp Đẩy mạnh việc quảng cáo qua các phương tiện truyền

Trang 13

thông như ti vi, radio Không những thế doanh nghiệp còn là nhà tài trợ chính trong một số chương trình truyền hình truyền hình thực tế dành cho bà con nông dân như: Chương trình lục lạc vàng, vượt lên chính mình… Điều này đã góp phần quảng bá thương hiệu dòng sản phẩm phân bón của doanh nghiệp tới bà con nông dân một cách nhanh chóng và hiệu quả Vì vậy làm lượng tiêu thụ sản phẩm phân bón của doanh nghiệp tăng kéo theo doanh thu tăng đồng thời kích thích gia tăng giá trị sản xuất phân bón của doanh nghiệp.

50.777.330,57 USD chiếm 16,81% tổng kim ngạch nhập khẩu tại kỳ nghiên cứu tăng 11,87% tương đương với 5.386.271,73 USD so với kỳ gốc, làm ảnh hưởng 1,7 đến tổng kim ngạch nhập khẩu Biến động tăng này có thể do một số nguyên nhân sau:

1, Thuế nhập khẩu phôi thép tại kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc Tại kỳ nghiên cứu, để bảo hộ ngành thép trong nước, nhà nước ta đã có chính sách tăng thuế nhập khẩu với mặt hàng phôi thép vào nước ta Đây là nguyên nhân khách quan.

2, Công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp đạt kết quả cao Doanh nghiệp tăng cường công tác nghiên cứu thị trường trong nước, tìm kiếm được nhiều nguồn khách hàng mặc dù nhà nước có chính sách bảo hộ nhưng doanh nghiệp vẫn đứng vững được Đây là nguyên nhân chủ quan.

3, Uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng ngày càng tăng cao nên tình hình tiêu thụ được tiến triển nhanh hơn Đây là nguyên nhân khách quan.

4, Việc thay đổi cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động của doanh nghiệp đem lại hiệu quả cao Đây là nguyên nhân chủ quan.

Trang 14

5, Ngành công nghiệp đóng tàu của nước ta đang vực dậy sau một thời gian trì trệ Nhân biết được tình hình này, doanh nghiệp đã chủ động tăng nhập khẩu thép chuyên dụng đóng tàu Đây là nguyên nhân chủ quan.

Trong các nguyên nhân kể trên, giả định rằng 2 nguyên nhân chính làm cho kim ngạch nhập khẩu phôi thép tăng lên là nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân thứ hai.

Thuế nhập khẩu phôi thép tại kỳ nghiên cứu tăng Sản lượng phôi thép trong nước tăng mạnh so với kỳ gốc, mà nhu cầu trong nước lại tăng rất ít, trong khi đó tổng công suất của các đơn vị sản xuất phôi thép đã đạt mức sản lượng dự kiến tiêu thụ Bên cạnh đó trong kỳ nghiên cứu, sẽ có thêm một số nhà máy hoạt động nâng tổng công suất phôi thép lên cao Nguồn cung này không những đáp ứng được nhu cầu trong nước rồi mà còn có thể xuất khẩu Bên cạnh đó, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Nga, Đài Loan thuộc Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đang chào bán phá giá phôi thép vào Việt Nam vì vậy mà doanh nghiệp tăng nhập khẩu về để bán thị trường trong nước Do đó để bảo hộ sản xuất cho các doanh nghiệp trong nước, nhà nước

có chính sách tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng phôi thép nhập khẩu Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp đạt hiệu quả Từ đầu kỳ nghiên, nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp đã chủ động lập kế hoạch , tiến hành tìm kiếm khách hàng, hướng vào khách hàng tiềm năng, thêm vào đó doanh nghiệp nhân cơ hội các doanh nghiệp nước ngoài đang chào bán phá giá với giá rẻ, nên đã tăng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng phôi thép Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực ảnh hưởng đến doanh nghiệp Doanh nghiệp cần có biện pháp

+ Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các cán bộ nghiên cứu thị trường để công tác thu thập thông tin, lập kế hoạch, tìm kiếm nguồn hàng cũng như thị

trường tiêu thụ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.

+ Cần duy trì tốt mối quan hệ với bạn hàng lâu năm, dành cho họ những ưu tiên để họ trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp.

3.4, Mặt hàng chất dẻo nguyên liệu

Theo bảng phân tích kim ngạch nhập khẩu của công ty theo mặt hàng ta thấy, tại kỳ gốc kim ngạch nhập khẩu của chất dẻo nguyên liệu là 29.277.391,55 USD chiếm 9,23% tổng ty trọng kim ngạch nhập khẩu của kỳ gốc Tại kỳ nghiên cứu, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng chất dẻo nguyên liệu tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng, giá trị đạt 33.378.316,65 USD chiếm 11,05% tổng kim ngạch nhập khẩu tại kỳ nghiên cứu tăng 14,01% tương đương với 4.100.925,1 USD so với kỳ gốc, làm ảnh hưởng 1,29 đến tổng kim ngạch nhập khẩu Biến động tăng này có thể do một

số nguyên nhân sau:

1, Do doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng phẩm nên doanh nghiệp nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu có chất lượng cao Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực

Trang 15

2, Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm làm giả giống hệt sản phẩm

mà doanh nghiệp sản xuất Doanh nghiệp cần có chủ trương giảm hiện tượng này Đây là nguyên nhân khách quan.

3, Trong kỳ trước giá chất dẻo nguyên liệu tăng lên đột biến, vì vậy doanh nghiệp

đã cắt giảm lượng hàng trữ Vì vậy trong kỳ này, doanh nghiệp đã tăng sản lượng nhập khẩu để bù cho lượng dự trữ hụt ở kỳ trước Đây là nguyên nhân khách quan.

4, Do chất dẻo nguyên liệu trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước Nắm bắt được tình hình này doanh nghiệp đã tăng sản lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu về để bán ra thị trường trong nước Làm cho kim ngạch nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của doanh nghiệp tăng Đây là nguyên nhân

5, Doanh nghiệp mở thêm đại lý bán hàng, nên tăng cường sản xuất sản phẩm để đáp ứng Do đó đã tăng sản lượng nhập khẩu nguyên liệu Đây là nguyên nhân chủ quan.

Trong các nguyên nhân kể trên, giả định rằng có nguyên nhân chính làm cho kim ngạch nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của doanh nghiệp tăng là nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân thứ hai

Chủ động nghiên cứu thị trường tìm kiếm các doanh nghiệp có chất lượng nguyên liệu chất dẻo tốt mà giá cả phải chăng

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm làm giả giống hệt mẫu mã sản phẩm mà doanh nghiệp với chất lượng kém hơn chất lượng của doanh nghiệp rất nhiều Làm cho các khách hàng trên thị trường hoang mang, để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp đã có chính sách chống làm giả bằng cách sản xuất ra bao

bì sản phẩm mang màu sắc riêng của doanh nghiệp nên doanh nghiệp có chính sách nhập khẩu các nguyên liệu chất dẻo có chất lượng cao, giá các loại nguyên liệu đó cao, do đó kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu chất dẻo tăng Đây là nguyên nhân khách quan tác động tích cực đến doanh nghiệp.

3.5 Mặt hàng nguyên liệu may mặc

Theo bảng phân tích kim ngạch nhập khẩu của công ty theo mặt hàng ta thấy, tại kỳ gốc kim ngạch nhập khẩu của nguyên liệu may mặc là 46.691.571,36 USD chiếm 14,72% tổng ty trọng kim ngạch nhập khẩu của kỳ gốc Tại kỳ nghiên cứu, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng nguyên liệu may mặc giảm cả về giá trị lẫn tỷ trọng, giá trị đạt 26.883.893,05 USD chiếm 8,9% tổng kim ngạch nhập khẩu tại kỳ nghiên cứu giảm 42,42% tương đương với 19.807.678,31 USD so với kỳ gốc, làm ảnh hưởng 6,42 đến tổng kim ngạch nhập khẩu Biến động tăng này có thể do một

số nguyên nhân sau:

Trang 16

1, Doanh nghiệp chú trọng vào hoạt động xuất, nhập khẩu nên đã cắt giảm hoạt động sản xuất, nên đã làm sản lượng nhập khẩu giảm Đây là nguyên nhân chủ quan.

2, Bên cung cấp nguyên vật liệu ở nước ngoài tăng giá Do đó doanh nghiệp giảm kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu may mặc Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.

3, Tại kỳ nghiên cứu, do đối tác của công ty đã vi phạm hợp đồng, giao chậm hàng cho doanh nghiệp Đây là nguyên nhân khách quan.

4, Do doanh nghiệp tìm được đối tác nguyên liệu may mặc trong nước nên đã giảm

số lượng nhập khẩu, do đó dẫn đến kim ngạch nguyên liệu may mặc giảm Đây là nguyên chủ quan tích cực.

5, Do trong quá trình vận chuyển hàng từ nước ngoài về nước công tác bảo quản kém nên đã giảm kim ngạch nhập khẩu nguyên liêu may mặc Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.

Trong các nguyên nhân kể trên, giả định rằng hai nguyên nhân chính làm cho kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu may mặc giảm là nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân thứ hai.

Nhận thấy rằng, trên thị trường có nhiều đối thủ lớn mà khó có thể cạnh tranh được, vì vậy doanh nghiệp chủ động giảm số lượng sản phẩm sản xuất ra để tập trung vào hoạt động xuất nhập khẩu Do đó sản lượng nhập khẩu nguyên liệu may mặc của doanh nghiệp giảm đi, dẫn đến kim ngạch nhập khẩu giảm Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực Doanh nghiệp cần có biện pháp.

Doanh nghiệp nên lực chọn kỹ khi quyết định giảm lượng sản xuất hàng bán vì cũng đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường, giờ quyết định tập trung vào hoạt động xuất nhập khẩu sẽ gặp khó khăn hơn trong việc cố gắng lấy lại thị phần của hàng hóa của mình.

Tại kỳ nghiên cứu, do nguồn nguyên vật liệu may mặc trên thế giới khan hiếm, nên doanh nghiệp bạn đã chủ động tăng giá nguyên vật liệu may mặc, thêm vào đó các hãng tàu đồng loạt tăng giá cước vận chuyển nên tác động một phần làm cho giá của nguyên vật liệu nhập khẩu tăng lên Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.

Trang 17

1, Giá các dịch vụ nhập khẩu tăng lên làm cho sô tiền doanh nghiệp bỏ ra để có thể nhập khẩu hóa chất tăng Do đó làm kim ngạch nhập khẩu hóa chất tăng lên Đây

là nguyên nhân khách quan.

2, Việc kinh doanh sản xuất, bán hàng trong nước của doanh nghiệp phát triển, do

đó doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất Điều này làm cho lượng hóa chất cần dùng tăng lên Dẫn đến kim ngạch nhập khẩu hóa chất tăng lên.

3, Nhu cầu về hóa chất để sản xuất trên thị trường tăng Hóa chất là nguyên liệu rất quan trọng trong sản xuất, mặt hàng này cần thiết trong tất cả các ngành sản xuất,

do đó doanh nghiệp đã chủ động tăng kim ngạch nhập khẩu hóa chất về để phục vụ sản xuất trong nước Đây là nguyên nhân chủ quan.

4, Tại kỳ nghiên cứu, nhà nước quy định tăng thuế nhập khẩu với một số loại hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam trong đó có mặt hàng hóa chất Do đó, chi phí nhập khẩu tăng từ đó làm cho km ngạch nhập khẩu hóa chất tăng lên Đây là nguyên nhân khách quan.

5, Doanh nghiệp chưa đủ khả năng để có thể tự mình làm quy trình nhập khẩu hóa chất, do đó doanh nghiệp phải thuê ngoài dịch vụ làm quy trình nhập khẩu Do công ty làm quy trình nhập khẩu cho doanh nghiệp tại kỳ nghiên cứu, gặp khó khăn, sự cố nên không thể làm quy trình Do vậy doanh nghiệp phải thuê công ty với chi phí khác đắt hơn Điều này làm cho kim ngạch nhập khẩu hóa chất của doanh nghiệp tăng.

Trong các nguyên nhân kể trên, giả định có hai nguyên nhân làm cho kim ngạch nhập khẩu hóa chất tăng là nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân thứ hai

Giá các dịch vụ nhập khẩu tăng Tại kỳ nghiên cứu, giá các dịch vụ để nhập khẩu hàng hóa về tăng lên như giá: hải quan, thuê tàu, chi phí tại cảng… làm cho chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có thể nhập khẩu về tăng lên Đây là nguyên nhân khách quan tác động tiêu cực đến doanh nghiệp.

Việc kinh doanh sản xuất, bán hàng trong nước của doanh nghiệp phát triển

Doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa có bộ phận sản xuất để bán hàng, vừa có bộ phận để thực hiện việc xuất, nhập khẩu hàng hóa Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi nên tại kỳ nghiên cứu đã mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước Do vậy số lượng hóa chất cần dùng cho sản xuất của doanh nghiệp tăng, đã góp phần làm tăng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng hóa chất của doanh nghiệp, góp phần làm cho kimk ngạch nhập khẩu tăng Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực

Doanh nghiệp cần có biện pháp

Trong giai đoạn tới doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng tầm quan trọng của hóa chất trong các ngành sản xuất đối với các doanh nghiệp, công ty khác trong nước và với nhu cầu của chính mình Chú ý đến nhu cầu sử dụng của mặt hàng này, và tạo mối quan hệ đối tác chiến lược ngay từ bây giờ.

3.7 -Than đá

Trang 18

Qua bảng phân tích ta thấy trong kỳ nghiên cứu giá trị sản xuất của mặt hàng than đá đạt 7.679.993(103đ) tăng 2.414.805(103đ) so với kỳ gốc hay tăng 45,9%, đây cũng là mặt hàng có giá trị sản xuất tăng nhiều nhất trong tổng số mặt hàng của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng 6,24% đến tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp Biến động này có thể do các nguyên nhân sau:

- Doanh nghiệp áp dụng thiết bị công nghệ máy móc hiện đại vào việc khai thác than đá.

- Xuất khẩu than sang thị trường nước ngoài ngày một tăng.

- Do nhu cầu sử dụng than đá của các nhà máy nhiệt điện và ngành luyện kim trong nước.

- Tìm kiếm và phát hiện ra mỏ than đá mới với trữ lượng lớn

Nền kinh tế ngày càng chuyển sang công nghiệp hóa khiến cho việc khai thác các mỏ than cũng dần chuyển từ thủ công như đào xới sang hình thức khai thác có sử dụng dàn máy móc thiết bị hiện đại Điều này giúp cho việc khai thác ngày càng trở nên dễ dàng hơn và số lượng sản xuất lớn hơn gấp nhiều lần đồng thời giảm bớt nguy cơ rủi ro lao động cho các công nhân mỏ Các biện pháp cần thực hiện để duy trì điều này đó là:

- Không ngừng đầu tư thêm các thiết bị công nghệ hiện đại vào việc khai thác.

Đây là nguyên nhân chủ quan tích cức dẫn đến việc làm gia tăng giá trị sản xuất của than đá.

Mặc dù vậy việc áp dụng công nghệ và máy móc hiện đại vào khai thác than khiến cho môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm Việc khai thác không ngừng sẽ dẫn tới việc đất bị xói mòn và tạo thành các hố sụt lún Vì vậy doanh nghiệp nên áp dụng thêm một số công nghệ vào việc giảm bớt khí thải từ máy móc ra môi trường, việc khai thác nên có giới hạn và quản lý việc khai thác chặt chẽ tránh xảy ra hiện tượng khai thác bừa bãi.

Trang 19

Ngày nay, không chỉ những nước không thể khai thác than mới phải nhập khẩu mà ngay cả các quốc gia khai thác lớn nhất trên thế giới cũng phải nhập than Nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than có chất lượng Than sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng trưởng cao Tăng trưởng của thị trường than sẽ mạnh nhất tại châu Á, nơi mà nhu cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất xe hơi và nhu cầu dân sinh tăng cao theo mức sống ngày càng được cải thiện Trong bối cảnh này thì Việt Nam lại là quốc gia phong phú về nguồn tài nguyên khoáng sản đặc biệt là có trữ lượng lớn về các mỏ than Vì vậy việc xuất khẩu than sang các nước bạn trong khu vực là điều tất yếu xảy ra và doanh nghiệp là một trong số các nhà cung cấp đó Điều này khiến cho việc xuất khẩu than đá không ngừng gia tăng nhanh chóng khiến giá trị sản xuất mặt hàng này của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.

Đây là nguyên nhân khách quan tích cực làm ảnh hưởng tới giá trị sản xuất của than đá.

Như chúng ta vẫn biết thì than đóng vai trò sống còn với sản xuất điện,

luyện kim và vai trò này sẽ còn được duy trì trong tương lai Theo cục thống

kê thì khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trì trong tương lai (dự báo cho đến năm 2030) Do vậy việc tiêu thụ than đá trong nước cũng không ngừng tăng Điều này đã làm cho doanh thu về mặt hàng than đá tăng lên và doanh thu tăng đã kích thích các doanh nghiệp không ngừng gia tăng giá trị sản xuất của than đá ( có cả doanh nghiệp mà ta đang xét).

Đây là nguyên nhân khách quan tích cực khiến giá trị sản xuất than đá của doanh nghiệp gia tăng.

Việt Nam là một trong các quốc gia may mắn được thiên nhiên ban cho một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng Trong đó có nguồn

Trang 20

tài nguyên về khoáng sản và đặc biệt là than đá Vì vậy việc tìm kiếm và phát hiện ra các mỏ than mới trên lãnh thổ quốc gia không phải là quá khó khăn Nhất là đối với các doanh nghiệp được đầu tư một hệ thống công nghệ máy móc hiện đại Nhờ vào việc áp dụng công nghệ máy móc hiện đại mà doanh nghiệp đã phát hiện ra mỏ than đá mới với trữ lượng lớn Việc này khiến cho giá trị sản xuất than đá của doanh nghiệp gia tăng Tuy vậy doanh nghiệp vẫn cần phải có một số biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý :

- Tiếp tục đầu tư cho hệ thống giám sát, dò tìm những mỏ than đá mới nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng ngày một tăng.

Đây cũng chính là một trog số các nguyên nhân chủ quan tích cực khiến cho than đá gia tăng về giá trị sản xuất ở mức cao nhất trong tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp.

3.8, Mặt hàng khí gas

Theo bảng phân tích kim ngạch nhập khẩu của công ty theo mặt hàng ta thấy, tại kỳ gốc kim ngạch nhập khẩu của khí gas là 59.062.300,18 USD chiếm 18,62% tổng ty trọng kim ngạch nhập khẩu của kỳ gốc Tại kỳ nghiên cứu, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng khí gas tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng, giá trị đạt 69.233.576,25 USD chiếm 22,92% tổng kim ngạch nhập khẩu tại kỳ nghiên cứu tăng 17,22% tương đương với 10.171.276,07 USD so với kỳ gốc, làm ảnh hưởng 3,21 đến tổng kim ngạch nhập khẩu Biến động tăng này có thể do một số nguyên nhân sau:

1, Điều kiện khai thác trên biển thuận lợi, do đo lượng cung về khí gas trên thế giới tăng Doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu để tiêu thụ thị trường trong nước Đây là nguyên nhân khách quan.

2, Doanh nghiệp nhận thêm hợp đồng cung ứng khí gas nhập khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh trong nước Đây là nguyên nhân chủ quan.

3, Doanh nghiệp có kế hoạch tăng sản lượng nhập khẩu để đạt được như kế hoạch

đề ra Đây là nguyên nhân chủ quan.

4, Được chính phủ hộ trợ cho hoạt động nhập khẩu, do nhu cầu trong nước quá lớn

mà các daonh nghiệp trong nước không thể đáp ứng được hết Đây là nguyên nhân khách quan.

5, Công tác nghiên cứu thị trường về cả nguồn nhập khẩu đầu vào lẫn nguồn tiêu thụ trong nước đạt hiệu quả cao, ký kết được hợp đồng cung cấp với một số khách hàng Đây là nguyên nhân chủ quan.

Trong các nguyên nhân kể trên, giả định hai nguyên nhân chính làm cho kim ngạch nhập khẩu khí gas tăng là nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân thứ hai.

Trang 21

Do điều kiện khai thác thuận lợi Trong kỳ nghiên cứu, tình hình bão, thiên tai trên biển giảm nhiều so với kỳ gốc Do đó các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường khai thác trên biển làm tăng sản lượng trên thế giới, lượng cung lớn Do đó doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu khí gas về để tiêu thụ trong nước Điều này dẫn tới kim ngạch nhập khẩu khí gas của doanh nghiệp tăng lên Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp làm tốt công tác chào bán và marketing, doanh nghiệp đã nhận được nhận được một số công ty chuyên phân phối khí gas trong nước Đây là thắng lợi lớn của doanh nghiệp vì hợp đồng những hợp đồng này có giá trị cao và trong thời gian dài Do vậy ngay từ đầu kỳ nghiên cứu doanh nghiệp

đã tăng cường hoạt động nhập khẩu khí gas về để cung cấp cho các công ty bạn hàng Nhờ đó mà kim ngạch nhập khẩu khí gas của doanh nghiệp tăng lên Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.

Biện pháp: Doanh nghiệp cần thiết lập nhiều mối quan hệ hơn với các công ty

phân phối gas trong nước, và thông qua đó mở rộng thị trường đến các công ty và các đại lý Giữ vững uy tín và chất lượng, cung ứng kịp thời và đúng giá.

4 TIỂU KẾT CHƯƠNG II

4.1, Kết luận

Qua bảng phân tích tình hình thực hiện kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng, ta thấy tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu giảm 4,77% so với kỳ gốc, tương đương giảm 15.131.961 USD.

Nhóm các mặt hàng có km ngạch nhập khẩu giảm là xăng dầu, nguyên liệu may mặc và ô tô Trong đó, mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm nhiều nhất là nguyên liệu may mặc kỳ nghiên cứu giảm 42,42% so với kỳ gốc tương đương với giảm 19.807.678,31 USD ảnh hưởng 6,42 đến tổng kim ngạch Mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm ít nhất là xăng dầu, kỳ nghiên cứu giảm 15,47% so với kỳ gốc tương đướng với 8.429.548,83 USD ảnh hưởng 2,66 đến tổng kim ngạch nhập khẩu.

Nhóm các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng là máy móc, thiết bị; phôi thép; chất dẻo nguyên liệu; hóa chất và khí gas Trong đó mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng nhiều nhất là khí gas kỳ nghiên cứu tăng 17,22% so với kỳ nghiên cứu tương đương với 10.171.276,07 USD.Mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng ít nhấ là chất dẻo nguyên liệu kỳ nghiên cứu tăng 14,01% so với kỳ gốc tương đương với 4.100.925,1 USD ảnh hưởng 1,29 đến tổng kim ngạch nhập khẩu Mặt hàng khí gas là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất ở cả kỳ gốc và kỳ nghiên cứu, tại kỳ gốc khí gas chiếm 18,62% tổng kim ngạch nhập khẩu và chiếm 22,92% tại kỳ nghiên cứu.

Nhìn chung, qua bảng phân tích ta thấy số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng nhiều hơn giảm, nhưng tăng thì ít mà giảm thì nhiều Như vậy tổng kim ngạch nhập khẩu ở kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc

Biến động này có thể do các nguyên nhân chính sau:

* Nguyên nhân chủ quan

Trang 22

- Nguyên nhân chủ quan tích cực

• Doanh nghiệp chủ động nhập khẩu thêm số lượng máy móc, thiết bị về để phục

vụ nhu cầu trong nước Doanh nghiệp vừa thực hiện hoạt động sản xuất, vừa hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Nên doanh nghiệp cũng kết hợp vừa nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu về để tiêu thụ trong nước và phục vụ cho nhu cầu sản xuất của chính doanh nghiệp.

• Doanh nghiệp có chính sách sản xuất kinh doanh hợp lý, nên giảm được lượng hao phí xăng dầu trong quá trình sản xuất

• Công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp đạt kết quả cao Doanh nghiệp tăng cường công tác nghiên cứu thị trường trong nước, tìm kiếm được nhiều nguồn khách hàng mặc dù nhà nước có chính sách bảo hộ nhưng doanh nghiệp vẫn đứng vững được.

• Do doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng phẩm nên doanh nghiệp nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu có chất lượng cao.

• Việc kinh doanh sản xuất, bán hàng trong nước của doanh nghiệp phát triển, do

đó doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất Điều này làm cho lượng hóa chất cần dùng tăng lên Dẫn đến kim ngạch nhập khẩu hóa chất tăng lên.

• Doanh nghiệp nhận thêm hợp đồng cung ứng khí gas nhập khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh trong nước.

- Nguyên nhân chủ quan tiêu cực

• Doanh nghiệp chú trọng vào hoạt động xuất, nhập khẩu nên đã cắt giảm hoạt động sản xuất, nên đã làm sản lượng nhập khẩu giảm.

• Do khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp giảm,nên không có đủ vốn để nhập khẩu dẫn đến giảm kim ngạch

* Nguyên nhân khách quan.

- Nguyên nhân khách quan tích cực

• Ở kỳ nghiên cứu giá máy móc, thiết bị nhập khẩu tăng lên so với kỳ gốc

Trang 23

• Thuế nhập khẩu phôi thép tại kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc Tại kỳ nghiên cứu, để bảo hộ ngành thép trong nước, nhà nước ta đã có chính sách tăng thuế nhập khẩu với mặt hàng phôi thép vào nước ta.

• Điều kiện khai thác trên biển thuận lợi, do đo lượng cung về khí gas trên thế giới tăng Doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu để tiêu thụ thị trường trong nước.

• Nguyên nhân khách quan tiêu cực.

• Nhu cầu về xăng về xăng dầu trong nước giảm mạnh, dẫn tới doanh nghiệp mất

đi một số khách hàng tiềm năng Điều này dẫn tới số lượng nhập khẩu xăng dầu giảm và kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của doanh nghiệp giảm.

• Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm làm giả giống hệt sản phẩm

mà doanh nghiệp sản xuất Doanh nghiệp cần có chủ trương giảm hiện tượng này.

• Bên cung cấp nguyên vật liệu ở nước ngoài tăng giá Do đó doanh nghiệp giảm kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu may mặc.

• Giá các dịch vụ nhập khẩu tăng lên làm cho sô tiền doanh nghiệp bỏ ra để có thể nhập khẩu hóa chất tăng Do đó làm kim ngạch nhập khẩu hóa chất tăng lên.

• Do hiện nay ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển Nên giảm nhu cầu mua ô tô nguyên chiếc.

4.2, Kiến nghị.

a, Biện pháp.

- Doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu thị trường dự đoan chính xác nhu cầu, lưu ý cả về thời gian để tiến hành nhập khẩu máy móc thiết bị về phục vụ nhu cầu trong nước.

- Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các cán bộ nghiên cứu thị trường để công tác thu thập thông tin, lập kế hoạch, tìm kiếm nguồn hàng cũng như thị

trường tiêu thụ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.

- Cần duy trì tốt mối quan hệ với bạn hàng lâu năm, dành cho họ những ưu tiên để họ trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp

- Chủ động nghiên cứu thị trường tìm kiếm các doanh nghiệp có chất lượng

nguyên liệu chất dẻo tốt mà giá cả phải chăng

- Doanh nghiệp nên lực chọn kỹ khi quyết định giảm lượng sản xuất hàng bán vì cũng đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường, giờ quyết định tập trung vào hoạt động xuất nhập khẩu sẽ gặp khó khăn hơn trong việc cố gắng lấy lại thị phần của hàng hóa của mình.

Trang 24

- Trong giai đoạn tới doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng tầm quan trọng của hóa chất trong các ngành sản xuất đối với các doanh nghiệp, công ty khác trong nước và với nhu cầu của chính mình Chú ý đến nhu cầu sử dụng của mặt hàng này, và tạo mối quan hệ đối tác chiến lược ngay từ bây giờ

- Doanh nghiệp cần có chủ trương làm sao để có thể quay vòng vốn tốt hơn, tránh trường hợp để mất cơ hội kinh doanh.

- Doanh nghiệp cần thiết lập nhiều mối quan hệ hơn với các công ty phân phối gas trong nước, và thông qua đó mở rộng thị trường đến các công ty và các đại lý Giữ vững uy tín và chất lượng, cung ứng kịp thời và đúng giá.

b, Phương hướng

Ngoài các biện pháp trên, trong thời gian tới doanh nghiệp cần:

- Mở rộng thị trường bằng cách giao lưu, tìm đối tác để mua hàng nhập khẩu, cũng như các khách hàng trong nước, nhằm mở rộng thêm nguồn hàng nhập khẩu cũng như tiêu thụ đầu ra cho hàng nhập khẩu về và doanh nghiệp do chính doanh nghiệp sản xuất ra.

- Doanh nghiệp giao lưu, học hỏi tiếp thu những knh nghiệm hay và quý báu từ các đối tác, học hỏi được quy trình làm các thủ tục nhập khẩu nhanh gọn và giảm được chi phí.

- Tích cực nghiên cứu để nắm bắt các chính sách thuế, chính sách khuyến khích của nhà nước tận dụng những ưu đãi, giảm thuế để nhập khẩu hàng hóa.

- Nghiên cứu mức tiêu thụ hàng hóa mà doanh nghiệp nhập khẩu về, cũng như sản phẩm mà doanh nhiệp bán ra.

- Tập trung khai thác năng lực sẵn có của doanh nghiệp như phát huy tiềm năng của nguồn nhân lực có trình độ cao của công ty, nâng cao hiệu quả công tác tổ

chức quản lý của doanh nghi

Chương II: Phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất theo

Trang 25

- Đề xuất các biện pháp về công nghệ kỹ thuật, tổ chức quản lý nhằm giảmthiểu chi phí một cách hợp lý, giảm bớt chi tiêu cho các yếu tố chi phí gây tổn thất,lãng phí ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2 Ý nghĩa

- Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí vềlao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra cso liên quan tới hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định Vì vậy phân tích chi phísản xuất theo yếu tố là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp hữu hiệu nhằm tiếtkiệm chi phí một cách hợp lý, hiệu quả trên cơ sở nội dung kinh tế của các khoảnchi phí Từ đó đưa ra phương hướng để cải thiện công tác quản lý chi phí

- Việc phân tích này giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình thực hiện cácchế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến chi phí doanh nghiệp Trên cơ

sở đó doanh nghiệp có thể đề xuất phương hướng, giải pháp giúp thực hiện tốt cácchế độ chính sách một cách hợp lý và hiệu quả tốt nhất

Trang 26

III Nhận xét chung

Nhìn chung qua bảng ta thấy tất cả chi phí sản xuất theo yếu tố của doanhnghiệp có xu hướng biến động tăng Ở kỳ nghiên cứu tổng chi phí tăng từ29.810.254(103đ) ở kỳ gốc lên 36.100.568(103đ) ở kỳ nghiên cứu, tăng 21,1% tươngứng với việc doanh nghiệp bội chi 6.290.315(103đ) về mặt tuyệt đối và 689.820(103đ)

về mặt tương đối.Trong đó yếu tố có biến động tăng nhiều nhất là yếu tố chi phí dịch

vụ mua ngoài Cụ thể, tăng 1.538.927(103đ) hay tăng 84,6% so với kỳ gốc, tương ứngdoanh nghiệp bội chi 1.538.927 (103đ) về mặt tuyệt đối và 1.197.297 (103đ) về mặttương đối, ảnh hưởng đến 5,16% tổng chi phí Chỉ tiêu có biện động tăng ít nhất là chỉtiêu chi phái khác bằng tiền, tăng 2,2% tương ứng với mức bội chi 113.509 (103đ) vềmặt tuyệt đối và tiết kiệm 855.377(103đ) về mặt tương đối, làm ảnh hưởng 0,38% tổngchi phí Còn lại là chi phí nhân công, chi phí nguyên, vật liệu, chi phí công cụ, dụng

cụ, trả lãi tiền vay và khấu hao tài sản có mức độ tăng tương ứng lần lượt là 30,2%,15%, 43,1% 8,6% và 15%

Chi phí của doanh nghiệp có xu hướng tăng khá cao vì vậy doanh nghiệpcần xem xét lại vấn đề này

IV Phân tích chi tiết

1-Chi phí nhân công

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy chi phí công nhân của donh nghiệp ở kỳnghiên cứu tăng 30,2% so với kỳ gốc, tương ứng doanh nghiệp bội chi2.271.070(103đ) về mặt tuyệt đối và 859.745(103đ) về mặt tương đối, ảnh hưởngtăng 7,62% tổng chi phí Như vậy yếu tố chi phí nhân công tăng là không hợp lý.Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau:

- Doanh nghiệp mở rộng quy mô, mở thêm các chi nhánh và xưởng sản xuất mớinên cần tuyển thêm nhiều lao động

- Mức lương tối thiểu tăng

- Chi phí đào tạo đội ngũ công nhân viên tăng

- Doanh nghiệp tăng tiền thưởng để khuyến khích và tạo động lực cho nhân viênlàm việc có hiệu quả và phát huy được hết tiềm năng

Xét nguyên nhân thứ 1:

Ngày đăng: 29/05/2014, 06:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w