Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
209 KB
Nội dung
Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1:GiỚI THIỆU CHUNG VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI CẢNG 1.1.CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ GIAO NHẬN. 1.1.1.Ðịnh nghĩa về giao nhận và người giao nhận (freight forwarding and freight forwarder): Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá. Theo luật thương mại Việt nam thì Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để gioa hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác. Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác. 1.1.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận Ðiều 167 Luật thương mại quy đinh, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây: - Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. - Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng - Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. - Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm. - Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. Cụ thể: SVTH: Đặng Đức Cường Lớp :KTN51-ĐH2 MSV: 40672 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Chăm sóc chu đáo với hàng hóa mà người giao nhận được ủy thác để tổ chức vận chuyển, đồng thời người giao nhận phải thực hiện mọi sự chỉ dẫn về nững vấn đề cơ liên quan đến hàng hóa. - Nếu người giao nhận là một đại lí thì người giao nhận phải hành động theo sự ủy thác của bên giao đại lí. - Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những tổn thất bị gây nên vì lỗi lầm hay sai sót của bên thứ ba. Chẳng hạn như là: người bốc xếp, vận chuyển, bảo quản…. được kí kết bằng các hợp đồng phụ. - Trường hợp người giao nhận là người ủy thác thì ngoài các trách nhiệm như là một đại lí nói trên thì người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về những hành vi sơ suất do bên thứ ba gây nên mà người giao nhận đã sử dụng để thực hiện hợp đồng. - Trong trường hợp vận tải đa phương thức thì người giao nhận đóng vai tò là một bên chính khi thu gom hàng lẻ để gửi ra nước ngoài hay là người tự tổ chức vận chuyển, trong trường hợp này người giao nhận đóng vai trò như một đại lí hay người ủy thác. - Trong các quy định của luật liên quan đến gửi hàng vận chuyển của Việt Nam có một số điểm mà luật quy định khá rõ ràng, chẳng hạn như người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, tổn thất gồm: + Do lỗi của khách hàng hay người được khách hàng ủy thác. + Do lỗi của khách hàng hay người được khách hàng giao cho thực hiện hoạt động bảo quản, bốc xếp hàng hóa. + Do khuyết tật của hàng hóa. + Do hành động bất khả kháng. + Trách nhiệm của người giao nhận trong mợi trường hợp không ddowcj vượt quá giá trị của hàng hóa tại địa điểm đích. + Người giao nhận sẽ không được hưởng miễn trách nếu không chúng minh được những tổn thất và thiệt hại không phải do lỗi của mình gây lên. 1.1.3. Trách nhiệm của người giao nhận a. Khi là đại lý của chủ hàng Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về: + Giao hàng không đúng chỉ dẫn + Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn. SVTH: Đặng Đức Cường Lớp :KTN51-ĐH2 MSV: 40672 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan + Chở hàng đến sai nơi quy định + Giao hàng cho người không phải là người nhận + Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng + Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế + Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên. Tuy nhiên, chứng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình. b. Khi là người chuyên chở (principal) Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng. Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây: SVTH: Đặng Đức Cường Lớp :KTN51-ĐH2 MSV: 40672 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác - Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp - Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá - Do chiến tranh, đình công - Do các trường hợp bất khả kháng. Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình. 1.1.4. Những công việc chính người giao nhận có thể đảm nhận: 1.1.4.1. Hành động thay mặt người xuất khẩu: Theo đó, người giao nhận với tư cách là người xuất khẩu sẽ trực tiếp liên lạc, tìm kiếm bạn hàng, tiến hành kí kết hợp đồng xuất khẩu với tư cách là nhà xuất khẩu và hưởng thừ lao trực tiếp từ các hợp đồng đó. 1.1.4.2. Hành động thay mặt người nhập khẩu: Theo đó, người giao nhận với tư cách là người nhập khẩu sẽ tiến hành mọi thủ tục cần thiết để nhập khẩu hàng hóa đồng thời hưởng thù lao cho hoạt động thay mặt nhà nhập khẩu. 1.1.4.3. Hành động như một nhà đại lí. Người giao nhận cũng thể làm đại lí thực hiện một số công việc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như: khai thuê hải quan, làm các thủ tục book tàu cho hàng xuất khẩu hay lấy lệnh giao hàng và vận chuyển hàng về công ty đối với hàng nhập khẩu. 1.2 GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI CẢNG. 1.2.1.Khái niệm: Giao nhận hàng hóa tại cảng bao gồm lưu kho,đóng gói,bốc hàng lên tàu,dỡ hàng ra khỏi tàu,nhận hàng từ người gửi và giao hàng cho người nhận. Công việc cụ thể của người giao nhận là thay mặt cho cảng tiến hành kiểm đếm,giao và nhận hàng từ phiá các chủ hàng,bảo quản hàng hóa trong khu vực cảng. Nghiệp vụ giao nhận là sự kết hợp những nguyên tắc ,thể lệ do Nhà nước,do cảng ban hành với trình độ năng lực của mình để đáp dụng vào trong công việc giao nhận hàng hóa. SVTH: Đặng Đức Cường Lớp :KTN51-ĐH2 MSV: 40672 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sản phẩm của người lao động là khối lượng hàng hóa kiểm đếm được ghi trên những chứng từ hợp pháp. 1.2.2.Đặc điểm công tác giao nhận hàng hóa tại cảng -Là một khâu liên hoàn trong dây chuyền hoạt động sản xuất ở cảng,nếu bị ắc tắc trong khâu giao nhận sẽ làm ngưng trệ các hoạt động xếp dỡ khác. -Điều kiện làm việc rất khắc nghiệt. - Địa bàn hoạt động làm việc rất rộng lớn,có nhiều khu vực trải dài. - Hàng hóa đa dạng nhiều laoij với số lượng lớn,kí mã hiệu phức tạp. - Điều kiện quản lí hàng hóa rất khó khăn,phức tạp do tính chất và đặc điểm riêng của hàng háo và kho bãi. - Hệ thống chứng từ giao nhận nhiều loại,các thủ tục giao nhận phải kết hợp đúng đắn giữa các quy định của cảng và của Nhà nước cùng với điều kiện sản xuất thực tế. - Quan hệ tiếp xúc với nhiều bên. 1.2.3.Ý nghĩa của công tác giao nhận hàng hóa Trong công tác giao nhận người giao nhận lấy danh nghĩa của người ủy thác để giao dịch công việc của người ủy thác do đó phải mẫn cán khi thực hiên nhiệm vụ của mình,phải trung thực với người ủy thác và phải chịu trách nhiệm trực tiếp với các chủ hàng. Trong hoạt động sản xuất của cảng,công tác giao nhận liên quan trực tiếp đến mọi hoạt động sản xuất của cảng: - Người giao nhận kiểm đếm hàng hóa lập chứng từ nhanh chóng,chính xác tạo điều kiện cho công nhân ,phương tiện xếp dỡ nhanh chóng,đẩy nhanh giải phóng tàu tránh ách tắc do các phương tiên đỗ làm hàng. - Biết cách quy hoạch,sắp xếp hàng hóa có khoa học,tiết kiệm được diện tích và số lần hcuyeen chở cảu phương tiện. -Biết bảo quản,quản lí hàng háo theo đúng kí mã hiệu,chủng laoij rõ ràng sẽ tránh gây hư hỏng,nhầm lẫn,mất mát.giảm bớt tình trạng phải bồi thường từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận. - Nguồn doanh thu do công tác giao nhận đem lại chiếm một tỉ lệ lớ trong ổng doanh thu cảu cảng. - Giao nhận với chất lượng tốt sẽ tạo được thiện cảm với các bạn hàng,nâng cao uy tín cảu cảng,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. SVTH: Đặng Đức Cường Lớp :KTN51-ĐH2 MSV: 40672 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.2.4.Các cơ quan liên qua trong công tác giao nhận hàng hóa tại cảng biển 1.2.4.1.Cảng biển - Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hàng. - Giao hàng xuất khẩu cho tầu và nhận hàng nhập khẩu từ tầu nếu được uỷ thác - Kết toán với tầu về việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết khác để bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng. - Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự uỷ thác của chủ hàng xuất nhập khẩu. - Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng - Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hoá do mình gây nên trong quá trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ. - Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi. - Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong các trường hợp sau: + Không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi của cảng. + Không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao kiện, dấu xi vẫn nguyên vẹn + Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do kỹ mã hiệu hàng hoá sai hoặc không rõ (dẫn đến nhầm lẫn mất mát) 1.2.4.2.Chủ tàu,hãng tàu Khi tàu đến cảng ,phải tuân theo các luật lệ của cảng và thực hiên theo đúng các quy ước quốc tế về vận tải biển. Chịu trách nhiệm về viêc bốc dỡ hàng hóa cẩn thận,chu đáo trong quá trình vận chuyển. Cung cấp cho cảng các tài liệu về hàng hóa,về tàu và các tìa liệu lên qua đến hàng hóa. Phải chuẩn bị mọi phương tiện và điều kiện tốt nhất để làm hàng. Tàu phải có trách nhiệm kí xác nhận vào các chứng từ liên quan khi kết thúc việc dỡ hàng 1.2.4.3.Các chủ hàng nội địa SVTH: Đặng Đức Cường Lớp :KTN51-ĐH2 MSV: 40672 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kí kết các hợp đồng bốc dỡ,giao nhận,bảo quản hàng hóa với cảng,cung cấp cho cảng những thông tin và các chứng từ ,tài liệu cần thiết để cảng có kế hoạch cho phù hợp. Khi hàng đến cảng,chuẩn bị sẵn các phương tiện vận chuyển đến cảng nhanh chóng và làm các thủ tục cần thiết để giao nhận hàng hóa. Giao nhận hàng phải đẩm bảo định mức xếp dỡ của cảng,nếu không cảng sẽ xếp lên kho bãi và phải chịu mọi chi phí phát sinh;luôn cử người cùng với cảng giám sát kiểm đếm hàng hóa và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thời gian làm hàng tại cảng. 1.2.4.4.Cơ quan hải quan Tiến hành các thủ tục hải quan,thực hiên việc kiểm tra,giám sát,kiểm soát hải quan đối với tàu biển và hàng hóa xuất nhập khẩu,đảm bảo thực hiện các quy định của nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hóa,về thuế xuất khẩ,thuế nhập khẩu,tiến hành các biện pháp phát hiên,ngăn chặn,diều tra,xử lí các hành vi buôn lậu gian lận thương mại,vận chuyển trái phép hàng hóa,tiền tệ qua cửa khẩu. Là một thành viên chứng kiến việc giám định hàng háo tổn thất tại cảng. 1.2.4.5.Cơ quan bảo hiểm Tiến hành công tác bảo hiểm đối với hàng hóa ,bù đắp vào những tổn thất hàng hóa xảy ra trong quá trình vận chuyển,xếp dỡ,giao nhận và bảo quản hàng hóa,thông qua công tác bảo hiểm tham gia các hoạt động khác nhằm đề phòng các tổn thất đối với hàng hóa. 1.2.4.6.Cơ quan giám định Giám định tất cả các lĩnh vực hàng hóa: số lượng, khối lượng, phẩm chất, quy cách đóng gói và các điều kiện bao bì hàng hóa Giám định hàng hóa bị tổn thất hư hỏng, mất mát trong quá trình bốc dỡ,giao nhận,vận chuyển nhằm xác định,đánh giá hiện trạng tổn thất thực tế và mức độ tổn thất. Giám định điều kiện kĩ thuật của các phương tiện vận tải,phương tiện xếp dỡ,nơi bảo quản là những nguyên nhân gây tổn thất,hư hỏng hàng hóa. Các đánh giá,kết luận của cơ quan giám định về chất lượng,số lượng hàng hóa là cơ sở khách quan để cảng giao nhận hàng với tàu,với chủ hàng và cảng bảo vệ quyền lợi cho mình. SVTH: Đặng Đức Cường Lớp :KTN51-ĐH2 MSV: 40672 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.2.4.7.Cơ quan kiểm đếm Kiểm đếm số lượng phân loại ghi kí mã hiệu xác định vận đơn và nhận xét trạng thái bao bì bên ngoài của từng kiện hàng,hướng dẫn công nhân xếp hàng theo đúng sơ đồ hầm tàu,thay mặt cho tàu kiểm tra số lượng hàng đã giao nhận khi có sự tranh chấp của các bên. 1.2.4.8.Cơ quan đại lí tàu biển Thay mặt cho tàu làm việc với cảng,với chủ hàng khi tàu đến cảng,điều định việc bốc dỡ,giao nhận,chuyển tải hàng hóa đưa hàng hóa vào các kho bãi Điều định việc bồi thường hàng hóa bị mất mát,tổn thất,nhầm lẫn,giúp đỡ mọi giao dịch của tàu với cảng,với chủ hàng và các cơ quan nhà nước để giải quyết mọi việc cần thiết của tàu. 1.2.5.Nguyên tắc ,phương thức giao nhận hàng hóa tại cảng biển 1.2.51 .Phương thức: Việc giao nhận hàng hoá các bên được quyền lựa chọn phương thức có lợi nhất và thoả thuận cụ thể trong hợp đồng. Nguyên tắc chung về giao nhận hàng hoá là nhận bằng phương thức nào thì giao bằng phương thức ấy. Phương thức giao nhận gồm: − Giao nhận nguyên bao, kiện, bó, tấm, cây, chiếc. − Giao nhận nguyên hầm cặp chì. − Giao nhận theo số lượng, trọng lượng, thể tích theo phương thức cân, đo, đếm. − Giao nhận theo mớn nước. − Giao nhận theo nguyên container niêm chì. − Kết hợp các phương thức giao nhận nói trên. − Các phương thức giao nhận khác. 1.2.5.2 .Nguyên tắc: Cảng giao hàng cho người nhận hàng theo nguyên tắc: - Người nhận hàng phải xuất trình chứng từ hợp lệ xác nhận quyền được nhận hàng và có chứng từ thanh toán các loại cước phí cho cảng. SVTH: Đặng Đức Cường Lớp :KTN51-ĐH2 MSV: 40672 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Người nhận hàng phải nhận liên tục trong một thời gian nhất định khối lượng hàng hoá trong một vận đơn hoặc giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hoá tương đương hoặc một lệnh giao hàng. - Cảng giao nhận hàng hoá cho người nhận hàng theo phương thức giao nhận theo các phương thức quy định trên. - Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao, kiện hoặc dấu xi chì còn nguyên vẹn. - Trường hợp hàng hoá giao nhận theo phương thức nguyên bao, kiện, bó, tấm, cây, chiếc, nếu có rách vỡ phát sinh thì giao nhận theo thực tế số hàng rách vỡ phát sinh. Tình trạng hàng hoá rách vỡ phải được xác lập bằng văn bản và có chữ ký của các bên liên quan. 1.2.6.Hệ thống chứng từ 1.2.6.1.Khái niệm: Chứng từ là một văn bản có chữ được thể hiện trên giấy trong đó chứa các thông tin và cung cấp bằng chứng cho các sự việc,sự kiện. 1.2.6.2.Các chứng từ trong giao nhận hàng hóa tại cảng Giấy kiểm nhận hàng với tàu(Tally report) -Mục đích:Giấy kiểm nhận hàng với tàu là một chứng từ pháp lí chứng minh kết quả thu được trong một ca sản xuất,được áp dụng từ mã hàng đầu tiên đén mã hàng cuối cùng khi nhận hàng với tàu.Giấy kiểm nhận hàng với tàu thể hiện kết quả kiểm đếm giao nhận số lượng,trọng lượng,chất lượng và hiện trạng hàng hóa tổn thất,làm bằng chứng để kết toán tàu khi giao nhận xong với một con tàu. -Phạm vi sử dụng:chỉ sử dụng khi giao nhận hàng hóa với tàu. Lệnh giao nhận hàng -Mục đích:Lệnh giao nhận hàng là chứng từ pháp lí để các chủ hàng đến cảng nhận hàng và đơn vị giao hàng cho các chủ hàng là căn cứ để biết giao nhận hàng thừa,thiếu,là cơ sở để thu cước phí giao nhận,bốc xếp,lưu kho bãi với chủ hàng. -Phạm vi sử dụng:cấp cho các chủ hàng để chủ hàng tiến hành giao nhận hàng hóa,chuyển thẳng ngoài cầu tàu và trong kho bãi của cảng,chỉ cấp một lệnh cho một chủ hàng và một đơn vị đang bảo quản hàng hóa đó hoặc đang tiến hành xếp dỡ hàng hóa đó. Phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho SVTH: Đặng Đức Cường Lớp :KTN51-ĐH2 MSV: 40672 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp -Mục đích: + là chứng từ pháp lí xác nhận số hàng giao cho các chủ hàng nội địa,là căn cứ để theo dõi sản lượng và tình hình thực hiện lệnh đi thẳng hoặc lệnh xuất kho bãi. + là căn cứ để các đơn vị quản lí hàng hóa theo dõi sảng lượng hàng hóa xuất hàng ngày,là căn cứ để thanh toán cước phí xếp dỡ,lưu kho hàng hóa với chủ hàng. + là chứng từ gốc để văn phòng lưu giữ liên quan tới việc tranh chấp về hàng hóa với các chủ hàng. -Phạm vi sử dụng:sử dụng để giao hàng cho các chủ hàng cả ngoài cầu tàu và trong kho bãi cảng.Khi thiết lập phải ghi rõ ràng,đầy đủ,chính xác số lượng,hiện trạng của hàng hóa,ghi rõ động tác bốc xếp. Giấy vận chuyển hàng(giấy vận chuyển nội bộ) -Mục đích:là bằng chứng giao nhận giữa người giao ,người vận chuyển và người nhận số lượng hàng hóa thực tế trên phương tiện vận tải của cảng,đồng thời là một chứng từ chuyển giao trách nhiệm hàng hóa giữa người giao,người nhận và người vận chuyển,là cơ sở để thiết lập bản kê hàng thực nhập ở trong kho bãi. -Phạm vi sử dụng:chỉ dùng cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa trong phạm vi nội bộ của cảng:từ tàu vào kho bãi,từ kho bãi này sang kho bãi khác,từ kho ra xe. Phiếu chuyển hàng hư hỏng(nội bộ) -Mục đích:là bằng chứng giao nhận và chuyển giao trách nhiệm về hàng hóa hư hỏng giữa người giao,người vận chuyển và người nhận,là chứng từ chứng minh nguồn gốc hư hỏng hàng hóa trong suốt ca giao nhận. -Phạm vi sử dụng:chỉ dùng trong phạm vi nội bộ cảng. Bảng kê hàng thực nhập -Mục đích: + là chứng từ xác nhận số lượng hàng thực nhập vào kho bãi của từng máng,từng ca,từng tàu giữ người giao nhận cầu tàu và người giao nhận trong kho bãi. + là bản tổng hợp số lượng hang hóa thực tế nhập vào trong kho bãi của cảng,là cơ sở để thống kê báo cáo hàng nhập kho bãi hàng ngày,là căn cứ để người kết toán hàng hóa ở kho bãi kiểm tra,theo dõi hàng hóa thực nhập vào kho bãi để đối chiếu với kết toán tổng hợp của tàu. -Phạm vi sử dụng:chỉ sử dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập từ tàu đưa vào kho bãi cảng để bảo quản. SVTH: Đặng Đức Cường Lớp :KTN51-ĐH2 MSV: 40672 10 [...]... Lệnh giao nhận hàng cho các chủ hàng lẻ nhận hàng tại kho CFS Thủ tục tiếp theo tương tự như giao hàng từ kho bãi đi đối với hang ngoài container 3.2 QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG CONTAINER NHẬP KHẨU TẠI CẢNG 3.2.1 Quy trình giao nhận hàng container nhập khẩu phải lưu kho bãi tại cảng Đối với hàng phải lưu kho bãi của Cảng, việc giao nhận gồm 2 công đoạn lớn sau : Cảng nhận hàng từ tàu và Cảng giao hàng. .. phải có kế hoạch phù hợp không chỉ để duy trì hoạt động mà còn hướng tới xây dựng khu cảng container quốc tế lớn nhất miền Bắc SVTH: Đặng Đức Cường Lớp :KTN51-ĐH2 MSV: 40672 21 Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 3 :QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG CONTAINER TẠI XÍ NGHIỆP XẾP DỠ TÂN CẢNG 3.1 CÁC QUY ĐỊNH THỦ TỤC GIAO NHẬN VÀ KẾT TOÁN HÀNG CONTAINER TẠI CẢNG 3.1.1 Giao nhận và kết toán với tàu 3.1.1.1 Giao container. .. bản chính) Giao nhận: − Bộ phận thủ tục thu các chứng từ trên, cấp “Phiếu giao nhận Container- ÉIR” cho chủ hàng − Chủ hàng mang : Phiếu giao nhận Container- EIR” xuống văn phòng Bãi/Đội giao nhận để nhận container 3.1.2.2 Giao hàng rút từ container lên phương tiện chủ hàng − Thủ tục và giao nhận như giao nguyên container − Trường hợp hàng trong mottj container được rút làm nhiều lần giao lên nhiều... • Cảng nhận D/O , B/L và các giấy tờ cân thiết từ chủ hàng Cũng tương tự như khâu nhận hàng từ cảng, tuy nhiên trong nghiệp vụ này thì quy trình thủ tục nhận hàng được diễn ra trước khi Cảng nhận hàng từ Tàu Chủ hàng phải cung cấp cho Cảng các giấy tờ : Lệnh giao hàng ( D/O) : chủ hàng phải đến hãng tàu đổi B/L để lấy lệnh giao hàng này Đây là cơ sở chứng minh quy n sớ hữu của chủ hàng với lô hàng. .. bị xếp dỡ, công nghệ thông tin trên mặt bằng Tân Cảng Hải Phòng. 1 đạt 17,6 triệu tấn, cũng như đáp ứng sự tăng trưởng hàng hóa qua cảng khu vực Hải Phòng Theo dự kiến, đến năm 2015, lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng đạt sản lượng khoảng 55 triệu tấn, trong đó, cảng Hải Phòng đóng góp 22,5 triệu tấn, riêng Xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng sẽ đạt trên 8 triệu tấn Trong quá trình thực hiện quy. .. nhân viên giao nhận Đội/ bãi container của cảng 3.1.2.5 Khai thác container hàng chung chủ tại kho CFS Hàng lẻ gom tại kho chờ xuất: − Thủ tục giao nhận đối với hàng gom tại kho tương tự hàng tập kết kho bãi − Khi đóng hàng vào container tại kho: căn cứ Lệnh giao hàng( đóng hàng xuất) của Hãng tàu, bộ phận thủ tục làm Lệnh xuất kho, Phiếu giao nhận EIR để đóng hàng vào container − Khi xuất container. .. thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 2:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP XẾP DỠ TÂN CẢNG 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Dự án Tân Cảng Hải Phòng tại Đình Vũ (Tân Cảng Đình Vũ) được đầu tư bằng nội lực của Cảng Hải Phòng, có quy mô 7 cầu tàu với tổng chiều dài 1.405m, giúp tàu 2 vạn tấn đầy tải dễ dàng ra vào làm hàng Khi thực hiện dự án này, Cảng Hải Phòng được giao sử dụng quỹ đất rộng 55 ha tại khu vực bán... sẽ tiến hành tính cước xếp dữ cho từng hãng Về phía chủ hàng thì nhân viên giao nhận cảng và giao nhận của chủ hàng sau khi đối chiếu số lượng hàng trên WSS thì nhân viên giao nhận cảng sẽ ký vào lệnh giao hàng thẳng cho chủ hàng để chủ hàng có thể mang hàng về Để có thể mang hàng về chủ hàng cần phải hoàn thành thêm một số mục nữa như nộp phí xếp dỡ, làm thủ tục hải quan cho lô hàng 3.2.Kiến nghị,đề... Tàu và Cảng sẽ ký vào biên bản đó Phía chủ hàng có thê trực tiếp lập COR , hoặc thư dự kháng đối với hàng tổn thất không rõ rệt − Bước 4: Giao hàng cho chủ hàng Cảng sẽ tiến hành giao hàng cho chủ hàng ngay tại cầu tàu Chủ hàng sẽ đưa phương tiện của mình vào để trở hàng về kho theo như kế hoạch, đảm bảo tiến độ bóc xếp của cảng Chủ hàng sẽ xuất trình cho nhân viên giao nhận tại cảng lệnh giao hàng thẳng,... hành dỡ hàng Việc dỡ hàng được tiến hành theo như kế hoạch của Cảng và đc sự đồng ý của các bên Trong quá trình dỡ hàng sẽ có nhân viên giao nhận của cả 3 bên là Cảng, Tàu và từ phía Chủ hàng Nhận viên giao nhận của chủ hàng sẽ tiến hành giao nhận trực tiếp với Tàu, Cảng chỉ đong vai trò dỡ hàng Nhân viên giao nhận cảng theo dõi dựa trên bản Working Senquence Sheet Nhân viên giao nhận đối chiếu SVTH: . hàng. SVTH: Đặng Đức Cường Lớp :KTN51-ĐH2 MSV: 40672 18 Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Tổ chức thống kê sản lượng, sơ kết hàng tháng, lập các báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất về tình hình sản xuất. của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. - Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn. gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. Cụ thể: SVTH: Đặng Đức Cường Lớp :KTN51-ĐH2 MSV: 40672 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Chăm sóc chu đáo với hàng hóa mà người giao nhận được ủy thác để tổ