1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án Phân tích hoạt động kinh tế ĐH Hàng Hải 2015

49 567 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 401 KB
File đính kèm bảng.rar (16 KB)

Nội dung

Đồ án Phân tích hoạt động kinh tế ĐH Hàng Hải 2015. Đồ án Phân tích hoạt động kinh tế ĐH Hàng Hải 2015 .Đồ án Phân tích hoạt động kinh tế ĐH Hàng Hải 2015 .Đồ án Phân tích hoạt động kinh tế ĐH Hàng Hải 2015 .Đồ án Phân tích hoạt động kinh tế ĐH Hàng Hải 2015

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi hội nhập kinh tế quốc tế, có rất nhiều các công ty doanh nghiệp đã được thành lập và cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Để đảm bảo tồn tại và phát triển, mỗi công ty hay doanh nghiệp đều phải có các chiến lược phương hướng và

Trang 2

cách phân tích rõ ràng cụ thể Chính vì vậy việc hình thành bộ môn phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là vấn đề cần quan tâm.

Thật vậy, muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì tất cả các doanh nghiệp đều phải hoạt động một cách có hiệu quả nhất Muốn hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp phải có những chiến lược về quản

lý, về điều hành, sản xuất đúng đắn, kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển tốt Để thực hiện điều này người quản lý điều hành doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng

Để có thể đưa ra những quyết định có chất lượng cao thì nhà quản lý doanh nghiệp phải có nhận thức sâu sắc đúng đắn về các vấn đề kinh tế, xã hội, kỹ thuật

có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Muốn vậy doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá , phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Từ đó tìm ra những nguyên nhân gây tác động tích cực, tiêu cực, rút ra các thiếu sót, tồn tại, những tiềm năng chưa được khai thác hết và đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời

Đồ án môn học này phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu đảm bảo hàng xuất khẩu theo mặt hàng và tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường Đồ án phân tích hoạt động kinh tế gồm ba phần:

Phần 1: Lý luận chung về phân tích hoạt động kinh tếPhần 2: Nội dung phân tích

Phần 3: Kết luận và kiến nghịTrong quá trình làm đồ án, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Phong Nhã Mặc dù đã cố gắng hết sức song bài làm của em sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo Em xin chân thành cảm ơn !

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

1.1 Cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh tế.

1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh tế.

Trang 3

- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể gồm nhiều hoạt động như hoạt động sản xuất, hoạt động thương mại, hoạt động tài chính…

- Mỗi hoạt động kinh doanh lại gồm nhiều quá trình như hoạt động sản xuất bao gồm các quá trình cung ứng, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ; Hoạt động thương mại bao gồm quá trình mua hàng, dự trữ, bán hàng

- Hoạt động kinh doanh chịu tác động của nhiều nhân tố từ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp Nhân tố bên trong như quyết định giá cả, kết cấu sản phẩm; nhân tố bên ngoài như chính sách thuế, sự cạnh tranh trên thị trường…

- Do đó, phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp cần phải đánh giá từng hoạt động, từng quá trình, từng nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thì mới nhận biết đúng về hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh tế là quá trình phân chia các hiện tượng kinh tế - đối tượng phân tích( quá trình, điều kiện, kết quả kinh doanh) thành các bộ phận

và sử dụng các phương pháp phân tích để đánh giá hiện tại và quá khứ, dự báo xu hướng phát triển tương lai nhằm tìm ra biện pháp kinh doanh tiếp theo có hiệu quả hơn.

Phân tích hoạt động kinh tế gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu phân tích hoạt động kinh tế là các quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế gắn liền với các nhân tố ảnh hưởng

1.1.3 Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh tế.

Phân tích hoạt động kinh tế có ý nghĩa cho các đối tượng sau:

a) Nhà quản trị doanh nghiệp

- Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp các thông tin sau:

+ Kết quả thực hiện từng mục tiêu của kế hoạch kinh doanh đạt được ở mức độ nào, hoàn thành hay không

Trang 4

+ Khả năng tài chính mạnh hay yếu, thanh toán nợ và thu hồi nợ tốt hay không.

+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hay xấu

+ Lợi thế, khó khăn, rủi ro, xu hướng phát triển kinh doanh như thế nào.+ Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện từng mục tiêu kế hoạch kinh doanh

+ Năng lực tiềm tàng

- Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin để nhà quản trị ra những quyết định kinh doanh tốt:

+ Lập kế hoạch kinh doanh kỳ sau thích hợp

+ Chọn phương hướng, biện pháp kinh doanh có hiệu quả hơn

b) Ngân hàng, nhà đầu tư

- Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp cho nhà quản trị ngân hàng, nhà đầu tư các thông tin:

+ Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu

+ Khả năng thanh toán nợ của các doanh nhiệp cao hay thấp

+ Tỷ số nợ - quan hệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp,

tỷ trọng trong từng loại vốn vay và vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn, biết doanh nghiệp đang vay nhiều hay ít hơn bao nhiêu so với vốn chủ sở hữu

+ Lợi thế, khó khăn, rủi ro, xu hướng phát triển kinh doanh như thế nào

- Phân tích kết quả kinh doanh cung cấp để nhà đầu tư, ngân hàng ra quyết định cho vay, đầu tư hay bán hàng chịu hay không

c) Cơ quan quản lý

- Phân tích hoạt động kinh doanh cung cấp cho cơ quan chức năng của nhà nước thông tin của doanh nghiệp:

+ Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu

+ Lợi thế, khó khăn, rủi ro, xu hướng phát triển kinh doanh như thế nào

Trang 5

- Cung cấp thông tin đề cơ quan chức năng đưa ra các biện pháp kiểm soát nền kinh tế, hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

1.1.4 Mục đích phân tích hoạt động kinh tế.

- Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chấp hành chế độ, chính sách nhà nước

- Xác định nhân tố và mức độ ảnh hưởng của nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích

- Xác định nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các nhân tố

- Đề xuất phương hướng và biện pháp để cải tiến phương pháp kinh doanh, khai thác khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh

1.1.5 Nội dung phân tích hoạt động kinh tế.

Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế được cụ thể bằng các chỉ tiêu:

- Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh

+ Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh

+ Ví dụ: giá trị sản xuất, chi phí sản xuất, chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận

- Phân tích các yếu tố của quá trình kinh doanh

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

+ Ví dụ: Chỉ tiêu nguyên vật liệu, chỉ tiêu năng suất lao động, chỉ tiêu số lượng lao động, số máy móc thiết bị…

Trang 6

1.1.6 Nguyên tắc phân tích.

- Phân tích từ việc đánh giá chung, sau đó phân tích từng nhân tố

- Phân tích đảm bảo tính toàn diện, khách quan

- Phân tích thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với các hiện tượng kinh tế

để thấy nguyên nhân phát triển của hiện tượng

- Phân tích trong sự vận động và phát triển của hiện tượng kinh tế để thấy xu hướng phát triển và tính quy luật của hiện tượng

- Phải sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu phân tích

1.2 Hệ thống chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng trong phân tích.

1.2.1 Chỉ tiêu phân tích.

a) Khái niệm

Chỉ tiêu trong phân tích là tiêu thức phản ánh nội dung, phạm vi hiện tượng kinh tế Ví dụ: Chỉ tiêu doanh thu, chi phí… Tùy vào mục đích và nội dung phân tích mà lựa chọn chỉ tiêu cho thích hợp

b) Phân loại chỉ tiêu

- Theo nội dung kinh tế:

+ Chỉ tiêu biểu hiện kết quả: Doanh thu, lợi nhuận, tổng kim ngạch xuất khẩu

+ Chỉ tiêu biểu hiện điều kiện: Lao động, tổng máy móc thiết bị, tổng số vốn, vật tư

- Theo tính chất của chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu khối lượng (số lượng) là chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả hay điều kiện kinh doanh Ví dụ: tổng doanh thu, tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

+ Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng các yếu tố hay hiệu suất kinh doanh VD: hiệu suất sử dụng vốn, năng suất lao động, giá thành sản phẩm

- Theo phương pháp tính toán:

Trang 7

+ Chỉ tiêu tuyệt đối: thường dùng để đánh giá quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh tại thời gian và không gian cụ thể.

+ Chỉ tiêu tương đối: thường dùng trong phân tích các quan hệ kinh tế giữa các bộ phận(cơ cấu) hay xu hướng phát triển của chỉ tiêu

+ Chỉ tiêu bình quân:nhằm phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu

- Theo cách biểu hiện:

+ Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị hiện vật:chỉ tiêu có đơn vị tính phù hợp với đặc điểm vật lý

+ Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị giá trị: là chỉ tiêu có đơn vị tính là tiền tệ

+ Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị thời gian: là chỉ tiêu có đơn vị tính là thời gian

b) Phân loại nhân tố

- Căn cứ theo nội dung kinh tế: Phân làm 2 loại

+ Nhân tố điều kiện: là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp VD: số lượng lao động, máy móc thiết bị, vật tư , tiền vốn

+ Nhân tố kết quả: là những nhân tố ảnh hưởng dây chuyền đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó ảnh hưởng từ khâu cung ứng đầu vào

Trang 8

đến sản xuất, đến tiêu thụ và đến tình hình tài chính của doanh nghiệp VD: Giá cả nguyên liệu đầu vào, khối lượng hàng hóa tiêu thụ được.

- Căn cứ theo tính tất yếu của nhân tố:

+ Nhân tố chủ quan: là nhân tố mà nó phát triển theo hướng nào, mức độ bao nhiêu, phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp như trình độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, tiết kiệm hao phí nguyên vật liệu

+ Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh và tác động như một tất yếu ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp: giá cả thị trường, thuế suất

- Căn cứ theo tính chất của nhân tố:

+ Nhân tố số lượng: phản ánh qui mô sản xuất và kết quả kinh doanh.+ Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu suất hoạt động của quá trình, kết quả kinh doanh

- Căn cứ theo xu hướng tác động:

+ Nhân tố tích cực: là nhân tố có tác động tốt làm tăng quy mô kết quả sản xuất kinh doanh → cần tận dụng ưu thế

+ Nhân tố tiêu cực: là nhân tố phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh( giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh) → hạn chế ảnh hưởng

1.3 Các phương pháp kĩ thuật trong phân tích.

1.3.1 Phương pháp so sánh.

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định mức độ đạt được, khả năng thực hiện, mức độ và xu hướng biến động của chỉ tiêu bằng cách so sánh trị số các chỉ tiêu

Có nhiều cách thức so sánh nên khi phân tích phải căn cứ vào mục đích phân tích để lựa chọn phương pháp thích hợp So sánh cần đảm bảo tính thống nhất phương pháp tính, đơn vị tính, thời gian tính, phạm vi tính Tác dụng của phương pháp so sánh:

+ Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch: so sánh thực hiện với kế hoạch.+ Xác định nhịp độ, tốc độ phát triển: so sánh hai kì

Trang 9

+ Xác định mức độ tiên tiến hoặc lạc hậu giữa các đơn vị: so sánh các đơn vị.

+ Xác định khả năng: so sánh thực tế với định mức, khả năng với nhu cầu

1.3.1.1 So sánh bằng số tuyệt đối.

- So sánh hiệu số giữa trị số (mức độ) kì thực tế và trị số (mức độ) kì gốc của chỉ tiêu

- Phản ánh mức chênh lệch của chỉ tiêu – mức độ biến động tuyệt đối – chênh lệch tuyệt đối

∆Y = Y1–Y0

Y1 : mức độ kì nghiên cứu

Y0 : mức độ kì gốc

1.3.1.2 So sánh bằng số tương đối.

a) Số tương đối kế hoạch

- Phản ánh mức độ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu

+ Số tương đối kế hoạch dạng giản đơn

kht = Y1/Ykh

kht : tỷ lệ hoàn thành kế hoạch

Y1 : mức độ( trị số) thực hiện

Ykh : mức độ kì kế hoạch+ Số tương đối kế hoạch dạng liên hệ

kht = Y1/mức độ kì gốc đã điều chỉnh+ Số tương đối kế hoạch dạng kết hợp – số tương đối có tính tới hệ số điều chỉnh

Mức độ biến động tương đố i= Y1 –Y0×kc

kc : hệ số tính chuyển – hệ số điều chỉnh b) Số tương đối động thái

- So sánh giữa mức độ kì nghiên cứu và mức độ kì gốc

t = Y1/Y0×100(%)+ Số tương đối động thái gốc cố định

Trang 10

+ Số tương đối động thái liên hoàn.

c) Số tương đối kết cấu

- Biểu hiện mối quan hệ giữa giữa mức độ đạt được của từng bộ phận so với mức độc của tổng thể

- Cho biết vai trò, vị trí của từng bộ phận trong tổng thể

1.3.2 Phương pháp chi tiết.

a) Chi tiết theo thời gian

- Nội dung:

+ Hoạt động kinh doanh tiến hành liên tục và kết quả kinh doanh từng khoảng thời gian thường không đồng đều => cần phân tích chi tiết theo từng khoảng thời gian thích hợp

+ Ví dụ: phân tích giá trị sản xuất theo quý, tháng, năm

Trang 11

+ Ví dụ: Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo các xí nghiệp thành phần.

- Tác dụng:

+ Xác định điển hình tiên tiến của công ty

+ Xác định tính hợp lý trong việc phân công nhiệm vụ giữa các đơn vị thành phần

+ Đánh giá kết quả từng đơn vị thành phần trong tổng công ty

c) Chi tiết theo bộ phân cấu thành

b) Nguyên tắc thực hiện

- Sắp xếp nhân tố theo trình tự: nhân tố số lượng đứng trước, chất lượng đứng sau nếu cùng số lượng hoặc chất lượng thì sắp xếp theo mối quan hệ nhân quả - cái nào có trước – cái nào có sau

Trang 12

- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố theo trình tự đã sắp xếp.

- Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì cố định các nhân tố còn lại

- Nhân tố nào chưa xác định mức độ ảnh hưởng thì cố định theo trị số gốc

- Nhân tố nào đã xác định mức độ ảnh hưởng thì cố định theo trị số kì nghiên cứu

c) Ví dụ

- Chỉ tiêu Y; Nhân tố ảnh hưởng: a,b,c

- Phương trình kinh tế: Y = a.b.c

+ Giá trị kì gốc = a0.b0.c0

+ Giá trị kì nghiên cứu = a1.b1.c1

- Xác định đối tượng nghiên cứu: ∆Y = Y1 - Y0 = a1.b1.c1 - a0.b0.c0

- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

+ Nhân tố a

Tuyệt đối: ∆Ya = a1.b0.c0 - a0.b0.c0

Tuơng đối: δYa = ∆Ya / Y0 × 100 (%) + Nhân tố b

Tuyệt đối: ∆Yb = a1.b1.c0 – a1.b0.c0

Tuơng đối: δYb = ∆Yb / Y0 × 100 (%)+ Nhân tố c

Tuyệt đối: ∆Yc = a1.b1.c1 – a1.b1.c0

Tuơng đối: δYc = ∆Yc / Y0 × 100 (%)

- Tổng ảnh hưởng của các nhân tố:

∆Ya + ∆Yb + ∆Yc = ∆Y

δYa + δYb + δYc = δY

1.3.3.2 Phương pháp số chêch lệch.

- Là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn

- Đây là kết quả của quá trình nhóm các thừa số chung của phương pháp thay thế liên hoàn

Trang 13

- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:

+ Nhân tố a

Tuyệt đối: ∆Ya = a1.b0.c0 - a0.b0.c0 = (a1-a0).b0.c0

Tuơng đối: δYa = ∆Ya/Y0×100(%) + Nhân tố b

Tuyệt đối: ∆Yb = a1.b1.c0 –a1.b0.c0b = a1.(b1–b0).c0

Tuơng đối: δYb = ∆Yb/Y0×100(%)+ Nhân tố c

Tuyệt đối: ∆Yc = a1.b1.c1 –a1.b1.c0 = a1.b1.(c1 –c0) Tuơng đối: δYc = ∆Yc/Y0×100(%)

Tổng ảnh hưởng

∆Ya+∆Yb+∆Yc = ∆Y

δYa+ δYb+δYc = δY

1.3.3.3 Phương pháp cân đối.

- Là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chi tiêu phân tích khi các nhân tố có mối quan hệ tổng số

- Xác định mức độ ảnh hưởng:

Tuyệt đối: ∆Yi = a1i –a0i

Tương đối: δ Yi = (a1i –a0i)/Y0×100(%)

1.4 Tổ chức phân tích.

1.4.1 Phân loại phân tích.

1.4.1.1 Căn cứ thời điểm.

- Phân tích trước kinh doanh: thẩm định, dự báo, lập phương án kinh doanh

- Phân tích trong kinh doanh: xem xét, đánh giá, điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý

- Phân tích sau kinh doanh: đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành kế hoạch

và dự báo, tìm biện pháp cho kì tiếp theo

1.4.1.2 Căn cứ thời hạn.

- Phân tích thường xuyên: phân tích khi cần thiết, phục vụ thông tin kịp thời cho nhà quản lý

Trang 14

- Phân tích định kì: phân tích theo thời hạn đã ấn định trước.

1.4.1.3 Căn cứ nội dung.

- Phân tích toàn bộ: phân tích tất cả nội dung của hiện tượng kinh tế

- Phân tích chuyên đề: Phân tích 1 nội dung của hiện tượng kinh tế

1.4.1.4 Căn cứ phạm vi phân tích.

- Phân tích điển hình: phân tích 1 đơn vị

- Phân tích tổng thể: phân tích toàn bộ doanh nghiệp

1.4.2 Tổ chức phân tích.

1.4.2.1 Chuẩn bị.

- Lập kế hoạch phân tích: Xác định nội dung, phạm vi, mục đích và thời gian phân tích

- Phân công người thực hiện

- Thu nhập, kiểm tra và xử lý số liệu: kế hoạch, định mức, dự toán, báo cáo tổng kế, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, tài liệu hạch toán

- Phân tích chi tiết từng nhân tố:

+ Chủ thể, thời gian, biến động, địa điểm, nguyên nhân

+ Kết luận nguyên nhân chủ quan, khách quan, tiêu cực, tích cực

c) Kết luận kiến nghị

- Tổng hợp lại nguyên nhân, nêu bật nguyên nhân chủ yếu, chính

- Đánh giá những mặt được, chưa được, những tồn tại, khuyến điểm, khó khăn, tiềm năng của của doanh nghiệp

Trang 15

- Đề xuất giải pháp trên cơ sở những nguyên nhân và xây dựng định hướng phát triển trong tương lai.

1.4.2.3 Báo cáo kết quả phân tích.

PHẦN II: NỘI DUNG PHÂN TÍCH

CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU

ĐẢM BẢO HÀNG XUẤT KHẨU THEO MẶT HÀNG

Trang 16

Trên cơ sở đó, đề xuất một số phương hướng và biện pháp thích hợp nhằm

tổ chức tốt hơn kế hoạch mua hàng phục vụ cho kế hoạch xuất khẩu hàng hóa

1.1.2 Ý nghĩa.

Tăng cường xuất khẩu hàng hoá hợp lý có ý nghĩa kinh tế to lớn trong việc góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế quốc dân, tăng thu nhập dân cư và giải quyết tốt chính sách lao động xã hội, sử dụng có hiệu quả khả năng của sản xuất, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và nâng cao địa vị kinh tế nước nhà trên trường quốc tế Vì vậy, ta phải phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu đảm bảo hàng xuất khẩu theo mặt hàng

1.2 Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu đảm bảo hàng xuất khẩu theo mặt

hàng.

1.2.1 Phương trình kinh tế

ΣG = GDM + GDT + GCS + GGD + GG + GTD

Trong đó:

ΣG : Tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu (103 đồng)

GDM : Giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng dệt may (103 đồng)

Trang 17

GDT : Giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng dầu thô (103 đồng)

GCS : Giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng cao su (103 đồng)

GGD : Giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng giày dép (103 đồng)

GG : Giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng gạo (103 đồng)

GTD : Giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng than đá (103 đồng)

1.2.2 Lập bảng phân tích.

1.2.3 Đánh giá chung.

Thông qua số liệu tính toán ở bảng phân tích trên, ta thấy tổng giá trị hàng

đảm bảo xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Phương Nam đã tăng so với kỳ gốc Cụ thể, tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu ở kỳ gốc là 165,32 tỷ

Trang 18

đồng, đến kỳ nghiên cứu là 181,08 tỷ đồng, như vậy kỳ nghiên cứu đã tăng 15,76

tỷ đồng so với kỳ gốc về mặt tuyệt đối, tương đương với mức tăng 9,53% về mặt tương đối Trong đó:

+ Ở kỳ gốc giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu mặt hàng gạo chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 26,76% và giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu mặt hàng dầu thô chiếm

tỷ trọng nhỏ nhất, chiếm 8,88%

+ Ở kỳ nghiên cứu giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu mặt hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 28,59% và giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu mặt hàng dầu thô vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, chiếm 7,59%

Các nhân tố có giá trị tăng là giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của các mặt hàng dệt may, cao su, giày dép và than đá Trong đó, giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu mặt hàng dệt may có tốc độ tăng lớn nhất với mức tăng 11,20 tỷ đồng, tương đương tăng 27,61% Giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu mặt hàng giày dép có tốc độ tăng nhỏ nhất với mức tăng 2,26 tỷ đồng, tương ứng tăng 8,50%

Các nhân tố có giá trị giảm là giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của các mặt hàng gạo và dầu thô Trong đó, giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu mặt hàng gạo có tốc độ giảm lớn nhất với mức giảm 3,48 tỷ đồng, tương đương giảm 7,87% Giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu mặt hàng dầu thô có tốc độ giảm nhỏ hơn với mức giảm 0,93 tỷ đồng, tương ứng giảm 6,34%

Giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng dệt may tăng làm tăng tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu nhiều nhất, cụ thể làm tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu tăng 6,77%

Giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng gạo giảm làm giảm tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu nhiều nhất, cụ thể làm tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu giảm 2,10%

Sở dĩ có sự biến động trên là do một số các nguyên nhân sau:

+ Nhu cầu tiêu dùng gạo và dầu thô giảm Thị trường dầu thô dư cung, giá dầu giảm khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng, dẫn đến giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng dầu thô giảm so với kỳ gốc

Trang 19

Đối với mặt hàng gạo, gạo Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ gạo Thái Lan và Campuchia, vì vậy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác

để xuất khẩu tại kỳ nghiên cứu

+ Nhu cầu tiêu dùng của các mặt hàng khác như dệt may, cao su, giày dép và than đá đều tăng lên, doanh nghiệp kí kết thêm được nhiều hợp đồng xuất khẩu hơn tại kỳ nghiên cứu khiến cho giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của các mặt hàng này đều tăng lên so với kỳ gốc

1.2.4 Phân tích chi tiết từng nhân tố.

a) Nhân tố giá trị hàng đảm dảo xuất khẩu mặt hàng dệt may.

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, ở kỳ gốc giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng dệt may đạt 40,57 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 24,54% tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu Tuy nhiên, sang kỳ nghiên cứu đã vươn lên chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 51,77 tỷ đồng và chiếm 28,59% tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu Như vậy ở kỳ nghiên cứu, giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng này tăng 27,61% so với kỳ gốc tương ứng với mức tăng về mặt giá trị tuyệt đối là 11,20 tỷ đồng Điều này làm tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu tăng 6,77% Biến động tăng này do các nguyên nhân sau:

1 Số đơn đặt hàng mặt hàng dệt may của doanh nghiệp nhận về tăng lên Do

uy tín của doanh nghiệp tăng, cùng các biện pháp xúc tiến thương mại nên nhiều người biết đến doanh nghiệp Nên khi có nhu cầu họ đã tìm đến doanh nghiệp để đặt hàng Chính vì vậy mà giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng dệt may trong kỳ nghiên cứu tăng Đây là một nguyên nhân chủ quan tích cực

Biện pháp đặt ra ở đây là doanh nghiệp tiếp tục giữ vững và nâng cao uy tín của mình Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tiến hành duy trì hoạt động xúc tiến thương mại cùng quan hệ hợp tác hợp tác với các doanh nghiệp cung ứng có nguồn hàng ổn định và chất lượng

2 Doanh nghiệp nhận thấy nhu cầu về mặt hàng quần áo công sở ở thị trường EU tăng cao nên chủ động liên hệ với các xí nghiệp may mặc để thu gom hàng đồng thời ký kết thêm được nhiều các hợp đồng xuất khẩu mặt hàng này

Trang 20

Điều này là do doanh nghiệp làm tốt công tác nghiên cứu thị trường Đây là nguyên nhân chủ quan mang tính tích cực.

Biện pháp đặt ra ở đây là doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời những nhu cầu của khách hàng

3 Các doanh nghiệp cung ứng hàng thay đổi mẫu mã sản phẩm, quần áo bắt kịp xu hướng thời trang khiến cho nhu cầu tiêu dùng tăng lên Số lượng đơn đặt hàng theo đó cũng tăng, khiến giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt dệt may tăng Đây là nguyên nhân khách quan mang tính tích cực

4 Doanh nghiệp cung ứng chủ động lắp đặt thêm máy móc hiện đại vào sản xuất khiến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm được nâng cao, đáp ứng được thị hiếu khách hàng, khiến họ quan tâm hơn tới sản phẩm của mình cho nên giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt dệt may theo đó tăng lên Đây là nguyên nhân khách quan mang tính tích cực

b) Nhân tố giá trị hàng đảm dảo xuất khẩu mặt hàng dầu thô.

Qua bảng phân tích ta thấy giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng dầu thô ở kỳ nghiên cứu đạt 14,68 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 8,88% Trong kỳ nghiên cứu, giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng dầu thô đạt 13,75 tỷ đồng, chiếm 7,59% tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu Như vậy, giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng này biến động giảm một lượng là 6,34% tương ứng với giá trị giảm đi là 0,93 tỷ đồng, có ảnh hưởng giảm đến tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu là 0,56% Biến động giảm này do các nguyên nhân sau:

1 Ở kỳ nghiên cứu, giá dầu thô đã liên tục lao dốc, doanh nghiệp phải chủ động cắt giảm sản lượng xuất khẩu mặt hàng này Vì vậy, giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng dầu thô ở kỳ nghiên cứu đã giảm so với kỳ gốc Đây là nguyên nhân chủ quan mang tính tiêu cực

Biện pháp đặt ra ở đây là doanh nghiệp cần theo sát diễn biến tình hình thị trường dầu thô thế giới để có thể điều chỉnh giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng dầu thô một cách hợp lý và khoa học

2 Nhu cầu sử dụng dầu thô giảm do việc sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế an toàn với môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,… tăng cao ở

Trang 21

kỳ nghiên cứu Điều này khiến việc xuất khẩu dầu thô gặp khó khăn, giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng dầu thô ở kỳ nghiên cứu đã giảm so với kỳ gốc Đây là nguyên nhân khách quan mang tính tiêu cực đối với doanh nghiệp.

3 Tình trạng dư cung trên thị trường dầu thô thế giới khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cạnh tranh, tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu mặt hàng này, do vậy giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng dầu thô ở kỳ nghiên cứu đã giảm so với kỳ gốc Đây là nguyên nhân khách quan mang tính tiêu cực đối với doanh nghiệp

4 Trong kỳ nghiên cứu, điều kiện tự nhiên không thuận lợi so với kỳ gốc đã ảnh hưởng tới việc khai thác dầu Trong kỳ nghiên cứu, thời tiết và điều kiện tự nhiên trên biển không thuận lợi Biển động nhiều, mưa bão xảy ra làm ảnh hưởng đến quá trình khai thác của các dàn khoan trên biển Đặc biệt nhiều giếng khai thác chủ đạo thuộc thân dầu móng mỏ Bạch Hổ và Sư Tử Vàng xảy ra hiện tượng ngập nước ngoài dự kiến làm ảnh hưởng đến năng suất khai thác của các dàn khoan Đây là nguyên nhân khách quan mang tính tiêu cực

c) Nhân tố giá trị hàng đảm dảo xuất khẩu mặt hàng cao su.

Nhìn vào bảng ta thấy, ở kỳ gốc giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng cao su đạt 17,94 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 10,85% tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu, sang kỳ nghiên cứu đã tăng lên, đạt 20,54 tỷ đồng và chiếm 11,34% tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu Như vậy ở kỳ nghiên cứu, giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng này tăng 14,45% so với kỳ gốc, tương ứng với mức tăng là 2,59 tỷ đồng về mặt tuyệt đối Điều này làm tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu tăng 1,57% Biến động tăng này do các nguyên nhân sau:

1 Nhu cầu nhập khẩu cao su thiên nhiên vào Trung Quốc tăng mạnh so với

kỳ gốc Hiện nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu nguyên liệu cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam Trung Quốc đang thúc đẩy sản xuất trong nước

và xuất khẩu, do đó kéo theo nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu tăng lên, trong đó có cao su thiên nhiên Doanh nghiệp nhận được nhiều hơn đơn hàng xuất khẩu mặt hàng này sang Trung quốc so với kỳ gốc, vì vậy giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu

Trang 22

của mặt hàng cao su tăng ở kỳ nghiên cứu Đây là nguyên nhân khách quan mang tính tích cực.

2 Ở kỳ nghiên cứu, các công ty đối tác đã tích cực chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo nhu cầu thị trường và có những sản phẩm xuất xưởng là bán hết ngay Các công ty giảm lượng cao su SVR L, 3L, tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, sản xuất các loại mủ dễ bán như CV 50, 60, mủ ly tâm, mủ tờ xông khói Vì vậy, ở kỳ nghiên cứu, doang nghiệp đã tăng thu mua các loại mủ cao su bán chạy này nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Đây là nguyên nhân chủ quan mang tính tích cực

Biện pháp đặt ra ở đây là doanh nghiệp cần tiếp tục nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của thị trường để tăng giá trị thu mua kết hợp đa dạng hóa sản phẩm

3 Trên thị trường, ở kỳ nghiên cứu, sản lượng cao su tại Indonesia sụt giảm Tại kỳ nghiên cứu, Indonesia phải đối mặt với điều kiện thời tiết khô tăng cường từ tháng 9 đến tháng 12, đất khô làm cản trở những người nông dân chăm sóc cây của

họ và ảnh hưởng đến sản xuất Vì vậy, doanh nghiệp đã giành được một số hợp đồng, khiến giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng cao su tăng so với kỳ gốc Đây là nguyên nhân khách quan mang tính tích cực

4 Doanh nghiệp đàm phán và ký thêm được hợp đồng xuất khẩu lượng lớn cao su RSS 3 và TSR 20 sang Nhật Bản dùng để sản xuất lốp ô tô Doanh nghiệp

đã làm tốt công tác tìm kiếm bạn hàng, tổ chức đàm phán và ký kết hợp đồng hiệu quả với những cam kết chặt chẽ về tiêu chuẩn chất lượng của mặt hàng Đây là nguyên nhân chủ quan mang tính tích cực

Biện pháp đặt ra ở đây là doanh nghiệp cần tích cực tìm kiếm thêm nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu cao su hơn nữa, tổ chức tốt khâu đàm phán và ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài, tạo cho họ sự tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp

d) Nhân tố giá trị hàng đảm dảo xuất khẩu mặt hàng giày dép.

Qua bảng trên ta thấy, ở kỳ gốc giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng giày dép đạt 26,55 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 16,06% tổng giá trị hàng đảm

Trang 23

bảo xuất khẩu, sang kỳ nghiên cứu đã tăng lên, đạt 28,80 tỷ đồng và chiếm 15,91% tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu Như vậy ở kỳ nghiên cứu, giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng này tăng 8,50% so với kỳ gốc, tương ứng với mức tăng là 2,26 tỷ đồng Điều này làm tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu tăng 1,36% Biến động tăng này do các nguyên nhân sau:

1 Nhu cầu về mặt hàng giày dép trẻ em trên thị trường Trung Quốc ở kỳ nghiên cứu tăng cao Vì vậy, doanh nghiệp ký thêm được nhiều hợp đồng xuất khẩu giày dép hơn, khiến cho giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng giày dép tăng Đây là nguyên nhân khách quan mang tính tích cực

2 Doanh nghiệp đối tác đã tổ chức lại tạo ra bộ máy quản lý giỏi, thay đổi chính sách đào tạo nguồn nhân lực nhằm tạo ra đội ngũ nhân công lao động lành nghề, khiến cho chất lượng của nguồn hàng của doanh nghiệp tăng mạnh Do vậy, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng, kéo theo biến động tăng của giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng giày dép Đây là nguyên nhân khách quan mang tính cực

3 Ở kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp kinh doanh thêm mặt hàng giày thể thao xuất khẩu sang Mỹ Với lợi thế giá rẻ, mẫu mã phong phú, số lượng tiêu thụ mặt hàng giày thể thao của doanh nghiệp tại thị trường này ngày một tăng và được ưa chuộng Điều này góp phần làm giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng giày dép tăng lên Đây là nguyên nhân chủ quan mang tính tích cực

Biện pháp đặt ra ở đây là doanh nghiệp cần duy trì nguồn hàng có mẫu mã

đa dạng, giá rẻ nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng Bên cạnh đó, doanh nghiệp tiếp tục phát triển việc kinh doanh mặt hàng giày thể thao tại Mỹ, giữ vững lợi thế và đảm bảo chất lượng sản phẩm

4 Doanh nghiệp quyết định mở rộng sang các thị trưởng tiểu ngạch mới là Isarel và Ba Lan Doanh nghiệp đã kí kết được một số hợp đồng có giá trị không nhỏ tại các thị trường mới này Đây là các thị trường đầy tiềm năng, kéo theo việc doanh nghiệp cần thu gom mặt hàng này nhiều hơn Vì thế, giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng giày dép tăng lên Đây là nguyên nhân chủ quan mang tính tích cực

Trang 24

Biện pháp đặt ra ở đây là doanh nghiệp tiếp tục mở rộng việc kinh doanh và nghiên cứu, thăm dò kĩ lưỡng tại các thị trường mới này, quản lý tốt các hoạt động bán hàng và quảng bá sản phẩm nhằm tăng thu cho doanh nghiệp.

e) Nhân tố giá trị hàng đảm dảo xuất khẩu mặt hàng gạo.

Qua bảng phân tích ta thấy giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng gạo

ở kỳ nghiên cứu đạt 44,24 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 26,76% Trong kỳ nghiên cứu, giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng gạo giảm xuống, đạt 40,76 tỷ đồng, chiếm 22,51% tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu Như vậy, giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu của mặt hàng này biến động giảm một lượng là 7,87% tương ứng với giá trị giảm đi là 3,48 tỷ đồng Điều này ảnh hưởng giảm đến tổng giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu là 2,10% Biến động giảm này do các nguyên nhân sau:

1 Do ở kỳ nghiên cứu, thời tiết xấu khiến cho việc thu mua hàng hóa khó khăn Vào thời gian lúa chuẩn bị thu hoạch trong kỳ, thường xuyên xảy ra những trận bão liên tiếp bất thường, bà con nông dân không kịp ứng phó, lúa bị đổ Việc gặt lúa gấp gáp với khối lượng lớn khiến cho những máy sấy hoạt động hết công suất suốt ngày đêm nhưng cũng không thể sấy khô hết thóc, khiến cho thóc bị nảy mầm Khối lượng thóc doanh nghiệp thu mua cũng không được như mong muốn Hạt thóc khi bị ngấm nước khi trà vỏ thì tỷ lệ hạt vỡ nhiều Việc thu mua gạo trong nước gặp khó khăn Do vậy, giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu mặt hàng gạo bị giảm

so với kỳ trước Đây chính là nguyên nhân khách quan mang tính tiêu cực

2 Ở kỳ nghiên cứu, sản lượng gạo tại các nước như Campuchia, Thái Lan tăng mạnh khiến thị trường dư cung, doanh nghiệp gặp thách thức lớn trong việc cạnh tranh tìm kiếm đối tác xuất khẩu với hai nước này Hơn nữa, lâu nay, chất lượng gạo Việt Nam so với hai nước, đặc biệt là Thái Lan cũng rất thấp Hạt cơm không to, dẻo và ngọt bằng Vì vậy, ở kỳ nghiên cứu, giá trị hàng đảm bảo xuất khẩu mặt hàng gạo đã bị giảm Đây là nguyên nhân khách quan mang tính tiêu cực

3 Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã đánh mất một số hợp đồng của các khách hàng truyền thống ở Trung Quốc Ở kỳ gốc, do doanh nghiệp không bảo quản hàng hóa trong kho tốt, dẫn tới gạo mốc hỏng làm giảm giá trị Doanh nghiệp

Ngày đăng: 15/06/2016, 22:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w