1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án Thanh toán quốc tế Đại học Hàng Hải 2015

30 2,6K 57

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 220 KB
File đính kèm Chứng từ kèm theo.rar (175 KB)

Nội dung

Đồ án môn học Thanh toán quốc tế Đại học Hàng Hải 2015.Sau khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Để có được kết quả này, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của ngoại thương – chiếc cầu nối kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới. Việc mở ra các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế ngày càng rộng rãi đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng quốc tế.Trong hoạt động buôn bán quốc tế hiện nay, có rất nhiều phương thức thanh toán như chuyển tiền, nhờ thu, mở sổ ghi nợ, uỷ thác nhờ thu, bảo đảm thư, tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, chỉ có phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đảm bảo lợi ích cao nhât của cả hai bên. Việc thanh toán bằng phương thức này sẽ ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của người bán và người mua. Chính vì vậy, đồ án môn học thanh toán quốc tế đã trình bày chi tiết cụ thể về phương thức tín dụng chứng từ, đem lại những kiến thức hữu ích cho sinh viên.Đồ án môn học thanh toán quốc tế gồm hai phần:Chương 1: Viết giấy đề nghị mở LCChương 2: Lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của LC

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 :VIẾT GIẤY ĐỀ NGHỊ MỞ L/C 3

1.1 Cơ sở lý luận về mở L/C 3

1.2 Căn cứ vào hợp đồng mua bán để viết giấy đề nghị mở L/C 8

1.3 Giải thích cách viết giấy đề nghị mở L/C theo hợp đồng cụ thể 10

CHƯƠNG 2: LẬP BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN THEO YÊU CẦU CỦA L/C 14

2.1 Cơ sở lý luận về chứng từ thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ 14

2.2 Lập bộ chứng từ thanh toán trên cơ sở L/C đã cho 17

2.3 Giải thích cách lập từng loại chứng từ 18

KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựunhất định Để có được kết quả này, chúng ta không thể phủ nhận những đónggóp to lớn của ngoại thương – chiếc cầu nối kinh tế Việt Nam và kinh tế thếgiới Việc mở ra các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế ngày càng rộng rãiđòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dịch

vụ ngân hàng quốc tế

Trong hoạt động buôn bán quốc tế hiện nay, có rất nhiều phương thứcthanh toán như chuyển tiền, nhờ thu, mở sổ ghi nợ, uỷ thác nhờ thu, bảo đảmthư, tín dụng chứng từ Tuy nhiên, chỉ có phương thức thanh toán tín dụngchứng từ đảm bảo lợi ích cao nhât của cả hai bên Việc thanh toán bằng phươngthức này sẽ ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của người bán và người mua Chính

vì vậy, đồ án môn học thanh toán quốc tế đã trình bày chi tiết cụ thể về phươngthức tín dụng chứng từ, đem lại những kiến thức hữu ích cho sinh viên

Đồ án môn học thanh toán quốc tế gồm hai phần:

Chương 1: Viết giấy đề nghị mở L/CChương 2: Lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C

Trang 3

CHƯƠNG 1 :VIẾT GIẤY ĐỀ NGHỊ MỞ L/C

1.1 Cơ sở lý luận về mở L/C.

1.1.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngânhàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người xin mởthư tín dụng) sẽ trả một khoản tiền nhất định cho người thứ ba (Người hưởng lợicủa thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba kí phát trong phạm

vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng thanh toán bộ chứng từthanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng

Thư tín dụng thương mại (Letter Credit) hay L/C là văn bản pháp lý trong

đó ngân hàng mở L/c cam kết trả tiền cho người bán nếu họ xuất trình được bộchứng từ thanh toán phù hợp với L/C L/C được hình thành dựa trên cơ sở hợpđồng mua bán Sau khi ngân hàng mở L/C rồi thì L/C hoàn toàn độc lập với hợpđồng mua bán

Văn bản pháp lý điều chỉnh là Quy tắc và thực hành thống nhất về Tíndụng chứng từ (Uniform Customs And Practice For Documentary Credit) UCP

400, UCP 500, UCP 600

1.1.2 Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ.

a) Người xin mở thư tín dụng (Applicant)

Là người mua, người nhập khẩu hàng hóa dịch vụ

Trang 4

- Được ngân hàng đứng ra thay mặt mình cam kết trả tiền cho người XK

- Được ngân hàng cấp tín dụng trong trường hợp kí quỹ nhỏ hơn 100%

- Được ngân hàng đứng ra kiểm tra bộ chứng từ mà người XK xuất trình

b) Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary)

Là người bán, người xuất khẩu hay người thứ ba do người hưởng lợi thứnhất chỉ định

*) Nghĩa vụ:

- Kiểm tra L/C trước khi giao hàng, nếu nội dung của L/C có vấn đề gì thìphải tự chỉnh lại và giao hàng theo L/C không giao hàng khi chưa cóhoặc L/C chưa hợp lý

- Lập và xuất trình chứng từ đến ngân hàng mở qua ngân hàng thông báo,chứng từ đó phải phù hợp với L/C và uỷ thác cho Ngân hàng đòi tiền

*) Quyền lợi:

- Đựơc ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền (được ngân hàng trả tiền và chấpnhận trả tiền tuỳ loại L/C)

- Có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi thư tín dụng thông qua người NK

c) Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing Bank/Openning Bank)

Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, là ngân hàng cấp tín dụngcho người xuất khẩu

*) Nghĩa vụ:

- Ngân hàng có trách nhiệm mở thư tín dụng theo yêu cầu của người NK

- Sau khi mở thư tín dụng phải chuyển bản gốc đến cho người XK thôngqua ngân hàng thông báo

- Nhận và kiểm tra chứng từ do người XK xuất trình tuỳ thuộc vào kết quảkiểm tra mà ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền Nếu chứng từ phù hợp vớiL/C thì trả tiền và ngược lại

*) Quyền lợi:

Trang 5

- Sau khi trả tiền người XK ngân hàng sẽ xuất trình L/C đòi tiền người NK,nếu người NK trả tiền thì trao chứng từ cho người NK ngược lại ngânhàng có toàn quyền xử lý lô hàng đó.

d) Ngân hàng thông báo (Advising Bank)

Là ngân hàng ở nước người hưởng lợi

*) Nghĩa vụ:

- Không có nghĩa vụ dịch bản gốc của L/C mà chỉ nhận và chuyển bản gốccủa L/C đến người hưởng lợi (người XK);

- Có nghĩa vụ kiểm tra tính chân thật của L/C trước khi chuyển;

- Nhận chứng từ của người XK gửi đến ngân hàng mở

- Khi ngân hàng mở L/C trả tiền (chấp nhận) hoặc từ chối thì ngân hàngthông báo sẽ chuyển tiền hoặc thông báo về người XK

- Trong trường hợp được uỷ quyền của ngân hàng mở thì ngân hàng thôngbáo có thể kiểm tra L/C và trả tiền cho người XK

*) Quyền lợi: Ngân hàng sẽ được thu lệ phí, được miễn trách nhiệm trongtrường hợp bất khả kháng

Ngoài 4 đối tượng trên trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từcòn có thể có thêm các ngân hàng như ngân hàng xác nhận nếu là loại thư tíndụng xác nhận; là ngân hàng thanh toán nếu ngân hàng mở thư tín dụng khôngtrực tiếp thanh toán mà chỉ định một ngân hàng khác thanh toán tiền cho ngườixuất khẩu; ngân hàng thương lượng; ngân hàng chuyển nhượng

1.1.3 Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ.

Trang 6

(1): Người nhập khẩu làm đơn xin mở tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêucầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hàng hóa hưởng lợi.

(2): Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở L/C ngân hàng mở L/C sẽ

mở một thư tín dụng và thông uqa ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuấtkhẩu thông báo về việc mở L/C vè chuyển L/C đến người xuất khẩu

(3): Khi nhận dược thông báo, ngân hàng sẽ thông báo cho người xuất khẩutoàn bộ nội dung thông báo về việc mở L/C Khi nhận được L/C ngân hàng nàyphải chuyển ngay cho người xuất khẩu

(4): Người xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu khôngchấp nhận thì đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hợpđồng

(5): Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêucầu của thư tín dụng, xuất trình thông qua ngân hàng thông báo, báo cho ngânhàng mở thư tín dụng xin thanh toán

(6): Ngân hàng thông báo L/C xuất trình bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng mở L/C

Trang 7

(7): Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra toàn bộ chứng từ thanh toán nếu phùhợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu Nếu không phù hợp ngânhàng từ chối thanh toán và trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.

(8): Ngân hàng mở tín dụng đòi tiền ở người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từcho người nhập khẩu

(9): Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp với L/c thì trả tiền lại chongân hàng Nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền

1.1.4 Nguyên tắc cơ bản khi viết giấy yêu cầu mở L/C

Viết giấy yêu cầu mở L/C để gửi đến ngân hàng là một khâu quan trọngcủa phương thức tín dụng chứng từ vì chỉ trên cơ sở của giấy này ngân hàng mới

có căn cứ để mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng lợi và sau đó ngườixuất khẩu mới giao hàng Về mặt pháp lý giấy yêu cầu mở L/C là một khế ướcdân sự vì vậy nội dung của chứng từ phải đầy đủ, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ,tránh những sơ xuất gây ra hiểu nhầm, lẫn lộn quyền lợi và nghĩa vụ của các bêntham gia

Theo quy định của ngân hàng ngoại thương Việt Nam, người xin mở L/C củanước ta phải:

- Viết giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu theo mẫu in sẵn của ngânhàng Sau đó điền vào những nội dung cần thiết

- Giám đốc các đơn vị xin mở L/C phải ký vào giấy yêu cầu mở Nếu uỷquyến phải tuân theo quy định uỷ quyền hiện hành ở nước ta

- Các đơn vị xin mở L/C phải ký vào giấy yêu cầu mở Nếu uỷ quyền phảitheo quy định uỷ quyền hiện hành ở nước ta

- Các đơn vị xin mở L/C phải làm 2 bản giấy yêu cầu mở tín dụng, cùngvới giấy này đơn vị nhập khẩu phải có 2 uỷ nhiệm chi: 1 để trả lãi lệ phí

mở L/C, 1 để ký quỹ mở L/C

- Nếu ngân hàng đồng ý mở L/C cho đơn vị xin mở L/C thì giám đốc ngânhàng phải ký vào góc trái cuối cùng của giấy xin mở L/C và ghi rõ số hiệuL/C đã mở, ngày mở L/C ở bên cạnh chữ ký của giám đốc ngân hàng

Trang 8

Như vậy, giấy yêu cầu mở tín dụng nhập khẩu này đã trở thành khế ước dân

sự 2 bên, cụ thể nó được xem như 1 dạng hợp đồng đặc biệt giữa người xin mởL/C và ngân hàng

1.1.5 Cơ sở viết giấy yêu cầu mở L/C.

Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán khá phức tạp đòi hỏi cácbên liên quan tham gia phải am hiểu thủ tục và chuyên môn Có thể nói ngườinhập khẩu là người khởi đầu thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ saukhi 2 bên ký hợp đồng ngoại thương Ở giai đoạn này căn cứ vào hợp đồngngoại thương đã ký kết nhà nhập khẩu sẽ lập giấy đề nghị mở L/C, nhà nhậpkhẩu cần lưu ý:

- Đơn vị mình có đủ điều kiện để ngân hàng mở L/C hay không, nếu khôngphải uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện mở L/C

- Những điều khoản của hợp đồng ngoại thương có đủ cơ sở ràng buộcngười xuất khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi của mình hay chưa

*) Điều kiện của người xin mở:

- Người NK phải có đăng ký kinh doanh hợp lệ

- Người NK viết giấy đề nghị mở L/C

- Người NK phải có tiền ký quỹ hoặc đặt cọc

- Xuất trình một bản sao của hợp đồng mua bán

- Xuất trình giấy phép nhập khẩu nếu hàng hóa thuộc nhóm hàng nhà nướcquản lý

*) Ký quỹ theo yêu cầu:

Để đảm bảo cho việc thanh toán L/C khi đến hạn, ngân hàng thường yêucầu đơn vị xin mở L/C thực hiện ký quỹ số tiền ký quỹ vào tài khoản riêng,không được hưởng lãi để dành cho việc thanh toán L/C Số tiền ít hay nhiềuphụ thuộc vào quan hệ của đơn vị với ngân hàng, tình hình tài chính củangân hàng nhập khẩu, khả năng tiêu thụ lô hàng

*) Lập giấy đề nghị xin mở L/C:

Trang 9

Giấy đề nghị mở L/C được lập căn cứ vào các điều khoản thoả thuận tronghợp đồng ngoại thương, có chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng Nếu hợpđồng không quy định người mua có thể lựa chọn một ngân hàng thích hợp.

1.2 Căn cứ vào hợp đồng để viết giấy xin mở L/C.

1.2.1 Hợp đồng mua bán căn cứ để viết giấy đề nghị xin mở L/C.

mở L/C ngày 10/08/2015

Kính gửi: TECHCOM BANK, chi nhánh Hải Phòng

Trong hợp đồng không quy định ngân hàng mở nên nhà nhập khẩu Công tyTNHH MỘT THÀNH VIÊN PHỤ TÙNG VÀ PHIN LỌC chọn Ngân hàngthương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam là ngân hàng uy tín, kinh nghiệmtrong lĩnh vực thanh toán quốc tế và có quan hệ thanh toán lâu năm với doanhnghiệp

(31D) Date and Place of Expiry: 10/09/2015 in Singapore

Ngày hết hạn hiệu lực phải sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp

lý Thới gian này lớn hơn hoặc bằng 21 ngày làm việc ( thường là 21 ngày ).Vậythời hạn hiệu lực của L/C là từ ngày giao hàng muộn nhất là 20/08/2015 cộngthêm 21 ngày sẽ là ngày hết hiệu lực của L/C tức 10/09/2015

Nơi chấm dứt thời hạn hiệu lực của L/C là ở bên nước người bán nhằmtạo điều kiện thuận lợi cho người bán trong việc chủ động nhận thanh toán và để

tỏ sự thiện chí của bên mua

(50) Applicant (Full name and address).

Doanh nghiệp điền tên và địa chỉ của mình

Name: SPARE PARTS AND FILLTRATION CO.,LTD (P&F Co.,Ltd)

Trang 10

Address: Group 2, Quarter 4C Cam Trung Ward, Cam Pha City

Quang Ninh Province, Viet Nam

Contract person: NGUYEN QUANG MINH

Tel/Fax: +(84) 33.3933433/+(84) 33.3933433

Người yêu cầu mở L/C là người nhập khẩu (bên mua) đó là SPARE

PARTS AND FILLTRATION CO.,LTD (P&F Co.,Ltd) theo hợp đồng đã ký.

(59) Beneficiary (Full name and address).

Doanh nghiệp điền tên và địa chỉ của người hưởng lợi

Name: DONALDSON FILTRATION ASIA PACIFIC PTE LTD

Address: No 3, Changi Business Park Vista, #02-01 Singapore 486501 Contract person: Christopher lee

Tel/Fax: +65 63117373/+65 63117399

Người hưởng lợi là người xuất khẩu (bên bán) đó là DONALDSONFILTRATION ASIA PACIFIC PTE LTD theo hợp đồng đã ký

(32B) Currency code, Amount

Doanh nghiệp dựa vào điều khoản 1: Commodity and price của hợp đồng

để điền số tiền tổng giá trị của hợp đồng bằng số và bằng chữ

USD12,000.00

US Dollar Twelve thousand only.

(41D) Available with: any bank by negotiation.

Khi L/C được phát hành, người thụ hưởng có thể mang bộ chứng từ đếnbất ký một ngân hàng nào tại quốc gia đó để có thể thương lượng để chiết khấu

bộ chứng từ trước Như vậy có nghĩa là Ngân hàng người thụ hưởng đã trả tiềncho người hưởng trước khi Ngân hàng người nhập khẩu trả tiền Tất nhiên sẽchiết khấu ít hơn giá trị thực của bộ chứng từ và khi chiết khấu khi cảm thấy bộchứng từ đó hoàn toàn hơp lệ với quy định của L/C

(42C) Drafts at sight for 100% of invoice value

Vì theo điều khoản 3: Payment trong hợp đồng quy định: By IrrevocableLetter of Credit at sight for contract value in favor of the Seller

Trang 11

(43P) Partial shipment: not allowed

Theo điều khoản 4: Terms of delivery trong hợp đồng quy định khôngđược giao hàng từng phần

(43T) Transhipment: not allowed.

Theo điều khoản 4: Terms of delivery trong hợp đồng quy định khôngđược chuyển tải

(44A) Loading on Board/Dispatch…at/from: Singapore port, Singapore (44B) For Transportation to …: HaiPhong port, Viet Nam

Theo điều khoản 4: Terms of delivery trong hợp đồng quy định việc vậnchuyển hàng hoá từ cảng Singapore port, Singapore đến cảng HaiPhong port,Viet Nam

(44C) Lastest shipment date: 20/08/2015

Tại điều khoản 4: Terms of delivery trong hợp đồng quy định ngày giaohàng muộn nhất vào ngày 20 tháng 8 năm 2015

(45A) Description of Goods/Service:

800 Pcs of Fuel Filter / Water Separator Spin P555010, Singapore Origin

Terms of shipment: CIF HaiPhong Incomterms 2010

Dựa vào Điều khoản 1: Commodity and price của hợp đồng

(46A) Documents required and other documents:

Việc lựa chọn các chứng từ cần thiết dựa vào điều khoản 3: Paymenttrong hợp đồng :

- Signed Commercial Invoice in 03 originals and quote the credit number

- 3/3 set of Original Clean Shipped on Board Ocean Bill of Lading madeout to order of Techcombank marked “Freight Prepaid”, notify theApplicant, show the credit number and country of loading port

- Certificate of Origin issued by Singapore International Chamber ofCommerce in 01 originals C/O must not be hand-written except forsignature

- Detailed Packing List issued by the seller in 03 originals

Trang 12

- Full set of originals of Insurance Policy/Certificate in assignable form andendorsed in blank for 110% of invoice value covering all risks showingclaim payable in Vietnam, Vietnam in invoice currency and indicating thetotal number of originals issued.

- Certificate of Quality/Quantity issued by manufacturer in originals

(71B) Charges:

All charges outside Vietnam and reimbursement fees for : Beneficiary

Tất cả những phí ngân hàng phát sinh ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam sẽ

do người hưởng lợi chịu

Confirmation fees, if any for: Beneficiary’s Account

Phí xác nhận (nếu có) được tính cho: tài khoản của người hưởng lợi

Trong hợp đồng không quy định rõ, tuy nhiên theo thông lệ, chi phí phátsinh ở nước nào thì bên đó chịu

(48) Period for Presentation: Within 21 days after the date of shipment

documents but within validity of the credit

Quy định thời gian mà bộ chứng từ phải được xuất trình để thanh toánnhưng trong hợp đồng không quy định rõ Nếu L/C không quy định rõ thời điểmxuất trình bộ chứng từ để thanh toán thì thời hạn hiệu lực của chứng từ thường

là 21 ngày kể từ ngày giao hàng

(49) Confirmation Instruction: Confirm

Confirming bank: JPMorgan Chase Bank N.A., Singapore Branch

(57D) Advising Bank: JPMorgan Chase Bank N.A., Singapore Branch (78) Special Clause: TT reimbursement claim: Acceptable

Tùy theo độ tín nhiệm giữa ngân hàng phát hành và người nhập khẩu,khảnăng thanh toán, uy tín , phương án nhập khẩu của nhà nhập khẩu có khả thi haykhông mà ngân hàng sẽ áp dụng mức kỹ quỹ mở L/C khác nhau Độ tín nhiệmcàng cao thì mức ký quỹ càng nhỏ thậm chí không càn ký quỹ (0%), ngược lạiđối với các doanh nghiệp mới quan hệ lần đầu với ngân hàng, … Thì mức kýquỹ có thể lên tới 100% giá trị của L/C

Trang 13

Do đã có sự hợp tác lâu dài với Techcombank, công ty ký quỹ 25% Cuốicùng là chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng, cùng với con dấu xác nhận của

cơ quan

Trang 14

CHƯƠNG 2: LẬP BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN

THEO YÊU CẦU CỦA L/C2.1 Cơ sở lý luận về chứng từ thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ.

2.1.1 Tầm quan trọng của bộ chứng từ thanh toán

Những chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình là một nội dung thenchốt của L/C, bởi vì chứng từ quy định trong L/C là một bằng chứng của Ngườixuất khẩu chứng minh rằng đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúngnhững quy định trong L/C Do vậy, Ngân hàng phát hàng L/C phải dựa vào đó

để tiến hành trả tiền cho Người xuất khẩu, nếu bộ chứng từ phù hợp với nhữngđiều quy định trong L/C

2.1.2 Yêu cầu khi lập bộ chứng từ

Về chứng từ, ngân hàng phát hành L/C thường yêu cầu người hưởng lợiL/C phải thoả mãn những điều kiện sau:

- Các loại chứng từ mà Người hưởng lợi L/C phải xuất trình Số loạichứng từ tối thiểu thường được quy định trong hợp đồng Trên cơ sở hợp đồngnày, Người nhập khẩu quy định cụ thể hoá các loại chứng từ mà người xuấtkhẩu phải xuất trình

- Số lượng bản chính và bản sao chứng từ của mỗi loại

- Yêu cầu ký phát các loại chứng từ đó như thế nào

Cụ thể, để được Ngân hàng thanh toán, chứng từ phải đảm bảo các điềukiện:

- Chứng từ phải đủ: L/C yêu cầu cần những loại chứng từ gì thì ngườixuất khẩu phải chuẩn bị từng ấy chứng từ, yêu cầu mỗi loại chứng từ cần baonhiêu bản, bao nhiêu bản chính, bao nhiêu bản sao thì người xuất khẩu cũngphải lập đủ số bản yêu cầu

Trang 15

- Chứng từ phải đúng: tính hợp lý của từng loại chứng từ, ngày ghi trênmỗi chứng từ, số tham chiếu cũng như nội dung của từng loại chứng từ phải phùhợp với nhau và phù hợp với những quy định trên L/C.

- Bộ chứng từ cần được lập trên cơ sở những quy định của thư tín dụng.Trên cơ sở đó, người hưởng lợi muốn được thanh toán phải xuất trình bộchứng từ phù hợp với L/C và phải xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C Vìvậy có thể nói cơ sở để lập bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu đó chính

là L/C Chính vì lý do đó này mà trong L/C, người yêu cầu mở không nên đưaquá nhiều nội dung chi tiết và người yêu cầu mở L/C sẽ phải chịu rủi ro về sự

mơ hồ ghi trong đơn yêu cầu phát hành L/C

2.1.3 Các chứng từ trong phương thức L/C.

a) Bill of Lading (Vận đơn đường biển)

Vận đơn đường biển là loại chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu,thuyền trưởng, đại lý hoặc người làm thuê cho chủ tàu) cấp cho người gửi hàngnhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển gồm ba chứcnăng cơ bản sau:

- Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng đểchở

- Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đườngbiển

- Là một chứng từ sở hữu hàng hóa

Có 5 loại:

b) Invoice (Proforma Invoice hoặc Commercial Invoice)

Hoá đơn là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán Nó là yêu cầu của người

Ngày đăng: 15/06/2016, 14:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w