1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn tỉnh trà vinh

210 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

f

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ISO 9001:2015

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã ngành: 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan rằng luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh: “Phân

tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh” là

công trình nghiên cứu của tác giả thực hiện Nội dung trong luận án được phân tích đúng sự thật và chưa được cơng bố và trình bày trên các cơng trình nghiên cứu khác

Tất cả nguồn được trích dẫn, tham khảo và kế thừa đều thể hiện một cách rõ ràng, trung thực, đầy đủ trong danh mục các tài liệu tham khảo được trình bày trong luận án

Trà Vinh, ngày tháng năm 2023

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

chuyên đề đến hoàn thành luận án nghiên cứu

Xin nhận lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đến quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và những người đã hỗ trợ cung cấp thơng tin trong q trình thực hiện nghiên cứu

Trân trọng cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt vii

Danh mục bảng viii

Danh mục hình x

Tóm tắt xi

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 7

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 7

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 7

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 7

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

1.5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 8

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 10

2.1 KHỞI NGHIỆP (ENTREPRENEURSHIP) 10

2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG 14

2.2.1 Doanh nhân khởi nghiệp (Entrepreneurs) 14

2.2.2 Lý thuyết tâm lý học 17

2.2.3 Lý thuyết xã hội học 18

2.2.4 Lý thuyết kinh tế học 19

2.2.5 Lý thuyết nguồn lực khởi nghiệp 21

2.2.6 Lý thuyết ý định khởi nghiệp 22

2.3 KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN LIÊN QUAN ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP 23

2.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 24

2.4.1 Trong nước 24

Trang 6

2.5 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 46

2.6 XÂY DỰNG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA THANH NIÊN 48

2.6.1 Các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp 48

2.6.2 Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu đề xuất 52

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 54

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 54

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu 54

3.1.1.1 Nghiên cứu sơ bộ 54

3.1.1.2 Nghiên cứu chính thức 55

3.1.2 Quy trình nghiên cứu 56

3.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 58

3.2.1 Nghiên cứu định tính và điều chỉnh thang đo gốc 59

3.2.2 Nghiên cứu sơ bộ định lượng 64

3.2.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 65

3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 71

3.4 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 72

3.5 XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI 72

3.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 80

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 87

4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 87

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHỞI NGHIỆP TẠI TỈNH TRÀ VINH 94

4.2.1 Thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh Trà Vinh 96

4.2.2 Chính sách hiện hành 96

4.3 MƠ TẢ THƠNG TIN NHÂN KHẨU HỌC 99

4.4 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO 101

4.4.1 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo sự đam mê khởi nghiệp 101

4.4.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo sự sẵn sàng kinh doanh 102

4.4.3 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố kinh nghiệm kinh doanh 102

4.4.4 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo tâm thế khởi nghiệp 103

4.4.5 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo môi trường thể chế 104

Trang 7

4.4.7 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo giáo dục khởi nghiệp 105

4.4.8 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo động cơ khởi nghiệp 106

4.4.9 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo rào cản khởi nghiệp 107

4.4.10 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo ý định khởi nghiệp 107

4.5 PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP 109

4.5.1 Kết quả phân tích nhân tố đối với biến độc lập 109

4.5.2 Kết quả phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc 113

4.5.3 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến 114

4.5.4 Kiểm định vi phạm giả thuyết hồi qui 117

4.5.4.1 Dị tìm vi phạm các giả định hồi quy 117

4.5.4.2 Kiểm định sự khác biệt về ý định khởi nghiệp (Entrepreneur Intention) đối với các biến kiểm soát 121

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 127

5.2 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 128

5.2.1 Về phương diện lý thuyết 128

5.2.2 Về phương diện thực tiễn 129

5.3 HÀM Ý QUẢN TRỊ 129

5.3.1 Hàm ý quản trị về sự đam mê khởi nghiệp 130

5.3.2 Hàm ý quản trị về động cơ khởi nghiệp 132

5.3.3 Hàm ý quản trị về hành vi khởi nghiệp 132

5.3.4 Hàm ý quản trị về Giáo dục khởi nghiệp 133

5.3.5 Hàm ý quản trị về môi trường thể chế 134

5.3.6 Hàm ý quản trị về sự sẵn sàng kinh doanh 135

5.3.7 Hàm ý quản trị về tâm thế khởi nghiệp 135

5.3.8 Hàm ý quản trị về kinh nghiệm kinh doanh 136

5.3.9 Hàm ý quản trị về rào cản khởi nghiệp 137

5.4 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 137

5.4.1 Hạn chế của luận án 137

5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 138

Trang 9

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Diễn giải

ANOVA: Phân tích phương sai (Analysis of variance) AVE: Phương sai trích trung bình

(Average Variance Extracted) DN: Doanh nghiệp

DNKN: Doanh nghiệp khởi nghiệp DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐMST: Đổi mới sáng tạo

ĐTMH: Đầu tư mạo hiểm

EEM: Event Entrepreneur Model EFA:

EAO

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) Enterprise application outsourcing

GEM: Global Entrepreneurship Monitor (Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu) GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn HSTKN: Hệ sinh thái khởi nghiệp

SME: Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and Medium Enterprise) TOT: Tập huấn cho người đào tạo lại (Training for trainers) TPB: Lý thuyết dự đinh hành vi (Theory of planned behavior) VCCI: Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam

(Vietnam Chamber of Commerce and Industry) VIF: Hệ số phóng đại phương sai

(Variance inflation factor) VN: Việt Nam

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

Bảng 2.1 Lược khảo tóm tắt cơng trình nghiên cứu liên quan đến ý định khởi nghiệp 43

Bảng 2.2 Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu 52

Bảng 3.1 Thang đo sự đam mê khởi nghiệp 60

Bảng 3.2 Thang đo sự sẵn sàng kinh doanh 60

Bảng 3.3 Thang đo kinh nghiệm kinh doanh 61

Bảng 3.4 Thang đo tâm thế khởi nghiệp 61

Bảng 3.5 Thang đo môi trường thể chế 62

Bảng 3.6 Thang đo hành vi khởi nghiệp 63

Bảng 3.7 Thang đo động cơ khởi nghiệp 63

Bảng 3.8 Giáo dục khởi nghiệp 64

Bảng 3.9 Rào cản khởi nghiệp 64

Bảng 3.10 Đánh giá độ tin cậy thang đo sự đam mê khởi nghiệp 65

Bảng 3.11 Đánh giá độ tin cậy thang đo sự sẵn sàng kinh doanh 66

Bảng 3.12 Đánh giá độ tin cậy thang đo kinh nghiệm kinh doanh 66

Bảng 3.13 Đánh giá độ tin cậy thang đo tâm thế khởi nghiệp 67

Bảng 3.14 Đánh giá độ tin cậy thang đo môi trường thể chế 67

Bảng 3.15 Đánh giá độ tin cậy thang đo hành vi khởi nghiệp 68

Bảng 3.16 Đánh giá độ tin cậy thang đo giáo dục khởi nghiệp 68

Bảng 3.17 Đánh giá độ tin cậy thang đo động cơ khởi nghiệp 69

Bảng 3.18 Đánh giá độ tin cậy thang đo rào cản khởi nghiệp 69

Bảng 3.19 Đánh giá độ tin cậy thang đo ý định khởi nghiệp 70

Bảng 3.20 Thống kê các biến trong mô hình sau khi phân tích Cronbach’s Alpha 70

Bảng 3.21 Diễn giải các biến trong mơ hình nghiên cứu 74

Bảng 4.1 Thứ hạng các chỉ số trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam 2013-2017 93

Bảng 4.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 99

Bảng 4.3 Cơ cấu mẫu theo địa bàn 101

Bảng 4.4 Thang đo sự đam mê khởi nghiệp 102

Bảng 4.5 Thang đo sự sẵn sàng kinh doanh 102

Trang 11

Bảng 4.7 Thang đo kinh nghiệm kinh doanh với 05 biến quan sát (bỏ biến BE6) 103

Bảng 4.8 Thang đo tâm thế khởi nghiệp 104

Bảng 4.9 Thang đo môi trường thể chế với 7 biến quan sát 104

Bảng 4.10 Thang đo môi trường thể chế với 06 biến quan sát (bỏ biến IE7) 105

Bảng 4.11 Thang đo hành vi khởi nghiệp 105

Bảng 4.12 Thang đo giáo dục khởi nghiệp 106

Bảng 4.13 Thang đo Động cơ khởi nghiệp với 06 biến quan sát 106

Bảng 4.14 Thang đo Động cơ khởi nghiệp với 05 biến quan sát (bỏ biến MO5) 107

Bảng 4.15 Thang đo rào cản khởi nghiệp 107

Bảng 4.16 Thang đo ý định khởi nghiệp 108

Bảng 4.17 Thống kê các biến trong mô hình sau khi phân tích Cronbach’s Alpha 108

Bảng 4.18 Kiểm định KMO và Bartlett đối với biến độc lập KMO and Bartlett's Test 109

Bảng 4.19 Tổng phương sai được giải thích đối với biến độc lập 110

Bảng 4.20 Ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrixa) 112

Bảng 4.21 Kiểm định KMO và Bartlett đối với biến phụ thuộc 114

Bảng 4.22 Tổng phương sai được giải thích đối với biến phụ thuộc 114

Bảng 4.23 Đánh giá độ phù hợp của mơ hình 115

Bảng 4.24 Phân tích phương sai 115

Bảng 4.25 Kết quả phân tích hồi quy 116

Bảng 4.26 Kết quả kiểm định giả thuyết mơ hình nghiên cứu 120

Bảng 4.27 Kiểm định sự khác biệt ý định khởi nghiệp theo yếu tố giới tính 121

Bảng 4.28 Kiểm định sự khác ý định khởi nghiệp theo độ tuổi 122

Bảng 4.29 Kiểm định sự khác biệt ý định khởi nghiệp theo nền tảng gia đình 123

Bảng 4.30 Kiểm định sự khác biệt ý định khởi nghiệp theo trình độ giáo dục 124

Bảng 4.31 Kiểm định sự khác biệt ý định khởi nghiệp theo dân tộc 125

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Số hiệu hình Tên hình Trang

Hình 1.1 Ý định khởi nghiệp tại Việt Nam 2017 4

Hình 1.2 Độ tuổi khởi nghiệp tại Việt Nam 2017 5

Hình 2.1 Mơ tả Chu kỳ khởi nghiệp 13

Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất 53

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 56

Hình 3.2 Quy trình xây dựng bảng câu hỏi 73

Hình 4.1 Nhận thức về cơ hội khởi nghiệp tại Việt Nam 89

Hình 4.2 Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam 90

Hình 4.3 Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới phân theo vùng 91

Hình 4.4 Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo địa phương ở ĐBSCL 91

Hình 4.5 Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới phân theo lĩnh vực 92

Hình 4.6 Biểu đồ tần số Histogram 117

Hình 4.7 Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot 118

Trang 13

TÓM TẮT

Nghiên cứu về khởi nghiệp nói chung và ý định khởi nghiệp nói riêng đã thu hút nhiều sự chú ý của học giả nghiên cứu đến từ nhiều lĩnh vực và phương pháp tiếp cận khác nhau Điều này là do bởi ý định khởi nghiệp không những phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân mà còn phụ thuộc cả về ngữ cảnh cụ thể

Có hai bước chính để phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên, gồm: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với hai phương pháp: (1) nghiên cứu định tính thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm xây dựng, điều chỉnh và bổ sung thang đo các khái niệm trong mơ hình; (2) nghiên cứu định lượng sơ bộ để đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) với kích thước mẫu là 110 Nghiên cứu chính thức được tiến hành bằng phương pháp định lượng với kích thước mẫu là 400

Trang 14

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chương 1 được thiết kế thành 6 nội dung với mục tiêu đưa ra bức tranh toàn cảnh cho luận án Các nội dung được trình bày bao gồm: (1) lý do chọn đề tài; (2) mục tiêu nghiên cứu; (3) đối tượng và phạm vi nghiên cứu; (4) phương pháp nghiên cứu; và cuối cùng (5) cấu trúc của luận án

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay, một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát triển đất nước là sự tăng lên về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Vì thế, khởi nghiệp đang là chủ đề rất được quan tâm của chính phủ, với mục tiêu tăng tỷ lệ doanh nghiệp/dân số Việt Nam, đặc biệt là thúc đẩy sự tạo lập doanh nghiệp trong giới trẻ (Cục Phát triển Doanh nghiệp, 2017)

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, “ở Châu Âu và Mỹ, thúc đẩy tinh thần doanh nhân được coi là hạt nhân cho tăng trưởng kinh tế” Các trường đại học ở Mỹ luôn tiên phong trong thúc đẩy đào tạo khởi sự kinh doanh trong nhà trường Kết quả là các trường đại học ở Mỹ như Học viện Công nghệ MIT hàng năm có khoảng 150 cơng ty mới được thành lập, hiện nay MIT có tổng số 5000 doanh nghiệp đã được thành lập tuyển dụng 1,1 triệu nhân viên và có doanh thu trung bình năm lên tới 230 tỷ USD Các quốc gia trên thế giới như Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ… đều có kế hoạch Quốc gia và các hỗ trợ chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp nhỏ (GEM, 2016)

Về lý thuyết, thời gian qua, nhiều nghiên cứu tập trung khai thác khởi sự doanh nghiệp, tinh thần khởi nghiệp, và những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp Trong thời gian gần đây, Busenitz và cộng sự (2000), Aldrich và Zimmer (1986), hay Gartner (1988) cũng đóng góp đáng kể các khái niệm liên quan đến xu hướng khởi nghiệp của cá nhân

Trang 15

và Goic, 2001; Aldrich và Zimmer, 1986; Gartner, 1988; Lee và cộng sự, 2011; Shane và cộng sự, 2003; Busenitz và cộng sự, 2000; McMullen và Kier, 2016) có cùng kết quả nghiên cứu chỉ ra người có sự tương đồng về đặc điểm tính cách như sự thân thiện, qaun trọng đạt thành quả, năng lực làm việc, dám chịu rủi ro, sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề,… có khả năng khởi nghiệp cao Vì vậy, các tác giả này xây dựng nên một danh mục các đặc điểm doanh nhân để dự báo ý định khởi nghiệp Trường phái thứ ba quyết định khởi nghiệp xuất phát từ ý định của một cá nhân, do đó, phụ thuộc vào thái độ của người đó về vấn đề khởi nghiệp Trường phái này tiếp cận theo hướng tâm lý học nhằm dự báo hành vi khởi nghiệp (Ajen, 1987; Shapero và Sokol, 2009; Fayolle và Linan 2014; Krueger và cộng sự, 2000)

Robinson và cộng sự (1991) xây dựng mô hình thái độ về khởi nghiệp “Entrepreneurial Attitude Orientation” (EAO) có 4 nội dung cụ thể gồm nhu cầu thành tích; sáng tạo; kiểm sốt cá nhân đối với hành vi; và lịng tự trọng Thế mạnh ở mơ hình EAO là “có nhiều chiều hướng chi tiết hơn, làm tăng mối tương quan với hành vi thực tế và giảm sự biến thiên khơng giải thích được”.

Tuy vậy, mơ hình EAO chưa được kiểm định các giả thuyết phù hợp ở các nền văn hóa khác nhau cũng như ở Việt Nam Hơn nữa, các nghiên cứu hiện có dựa trên mơ hình này lại cho các kết quả nghiên cứu thiếu tính nhất quán Trong giai đoạn hiện nay, nhóm nghiên cứu khác lại tiếp cận theo hướng xem xét các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp Về ý định khởi nghiệp, nguồn vốn con người bao gồm: kinh nghiệm (Carsrud và Brannback, 2011), kiến thức, kỹ năng, tầm nhìn, khả năng xử lý công việc (De Clercq và cộng sự, 2013), chấp nhận sự mơ hồ (Kautonen và cộng sự, 2013); chấp nhận rủi ro (Gupta, 2012), gia đình (Maija và cs, 2012), giáo dục khởi nghiệp (Nabi và Linan, 2011; Hechavarria và cs, 2012), và nguồn vốn tài chính (Banjo và cộng sự, 2015) Theo Lee và cộng sự, 2011 đã chỉ ra rằng giáo dục kinh doanh sẽ giúp kích hoạt các khía cạnh nghệ thuật, sáng tạo và nhận thức của các doanh nhân Do vậy, việc kiểm định mô hình EAO có đánh giá tác động của yếu tố giáo dục và bao gồm cả yếu tố sáng tạo, có thể là phù hợp hơn

Trang 16

Hiện tại, tỷ lệ doanh nghiệp so với dân số bình qn cịn thấp, của Việt Nam chỉ khoảng 140 người có 1 doanh nghiệp, trong khi đó, tỷ lệ này ở ASEAN là 80-100 người có 1 doanh nghiệp; còn các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu là 10 -12 người có 1 doanh nghiệp" (VCCI, 2020)

Chính phủ cũng đã có chính sách khuyến khích và thúc đẩy thành lập doanh nghiệp và trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như sự tích cực triển khai các hoạt động trợ giúp doanh nghiệp như việc thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ tín dụng nhân dân ở một số địa phương nhằm tạo điều kiện cho các doanh nhân vay vốn để khởi sự kinh doanh và phát triển (Chương trình thanh niên Khởi nghiệp) Ngồi ra, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, Hiệp hội… cũng có các chương trình tư vấn hỗ trợ, đào tạo quản trị doanh nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm thúc đẩy và khuyến khích thành lập doanh nghiệp Việt Nam sở hữu một môi trường kinh doanh thuận lợi cho khởi sự kinh doanh như nền kinh tế tăng trưởng nhanh, dân số đông Tuy nhiên khởi sự kinh doanh ở sinh viên Việt Nam còn thấp, phần lớn sinh viên ra trường đều có xu hướng đi đăng ký tuyển dụng ở các doanh nghiệp đang hoạt động, rất ít người muốn khởi sự kinh doanh

Trang 17

Hình 1.1 Ý định khởi nghiệp tại Việt Nam 2017

(Nguồn: Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam (GEM-Global report 2017/2018))

Nếu xét theo độ tuổi khởi nghiệp tại Việt nam, theo kết quả nghiên cứu GEM 2017/18, tỷ lệ người nằm trong độ tuổi 25-34 tham gia vào giai đoạn khởi sự kinh doanh cao nhất Điều này cũng đúng ở Việt Nam khi mà có đến 32% tỷ lệ người trong nhóm tuổi này tham gia vào giai đoạn khởi sự kinh doanh, bỏ cách xa so với các nhóm tuổi khác Cũng như ở các nước phát triển ở giai đoạn I, tỷ lệ người trong độ tuổi 18-24 tham gia vào khởi nghiệp ở Việt Nam cũng khá cao so với các nước phát triển ở giai đoạn II và giai đoạn III, đạt 22% Một trong những lý do của thực trạng này là do tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở các nước nhóm I thường cao hơn, do vậy xu hướng khởi sự tự tạo việc làm cho mình cũng cao hơn Theo báo cáo của Bộ Lao động và Thương binh xã hội, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên năm 2017 ở Việt Nam đã tăng lên Đó cũng là lý do nghiên cứu chọn thanh niên khởi nghiệp tại Trà Vinh mang tính đại diện cho lực lượng

Trang 18

Hình 1.2 Độ tuổi khởi nghiệp tại Việt Nam 2017

(Nguồn: Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam (GEM-Global report 2017/2018))

Bên cạnh đó, thể chế đối với kinh tế tư nhân ở nước ta đã có những bước phát triển rõ rệt với những văn bản chính sách quan trọng Nghị quyết số 10-NQ/TƯ ngày 3/6/2017 của Ban chấp hành trung ương Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đề ra ba mục tiêu: thứ nhất, gia tăng số lượng doanh nghiệp, phấn đấu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020, năm 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp và năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp; Thứ hai, kinh tế tư nhân đóng góp vào tăng cường GDP, đến năm 2021 khu vực kinh tế này sẽ đóng góp 50 – 60% GDP; Thứ ba, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh

Khởi nghiệp qua việc tạo lập các doanh nghiệp mới đổi mới sáng tạo là động lực cho phát triển kinh tế Doanh nghiệp phát triển cả số lượng và chất lượng là thể hiện sự phát triển của một nền kinh tế Kết quả nghiên cứu của Cardon và Kirk (2015) đã chỉ ra khởi nghiệp có mối tương quan chặt với tăng trưởng kinh tế địa phương Những nơi có doanh nghiệp được thành lập với tỷ lệ cao thì thường có tốc độ phát triển kinh tế cao Các công ty khởi nghiệp ngồi việc đóng góp vào GDP của nền kinh tế còn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội và làm giàu cho bản thân chủ doanh nghiệp Chính vì vậy nhiều chính sách hỗ trợ và nỗ lực để thúc đẩy việc khởi sự kinh doanh trong giới trẻ, đặc biệt trong thanh niên khuyến khích họ khơng đi làm thuê mà hãy tự tạo việc làm được chính phủ các nước phát triển cũng như đang phát triển quan tâm triển khai thực hiện nhằm làm gia tăng thêm số lượng doanh nghiệp góp phần cho phát triển kinh tế

Trang 19

hoạch đầu tư, 2019) Trước nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế - xã hội của thanh niên, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã tổ chức phát động nhiều phong trào nhằm phát huy tinh thần xung kích tình nguyện của tuổi trẻ; đồng thời tổ chức tư vấn, định hướng và giới thiệu việc làm cho thanh niên; hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp; khuyến khích, động viên thanh niên nơng thơn lập nghiệp tại q hương “Đến nay, tồn tỉnh đã duy trì các mơ hình câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên phát triển kinh tế; mơ hình thanh niên làm kinh tế giỏi với thu nhập bình quân 80 triệu đồng/năm Trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều gương thanh niên là chủ các doanh nghiệp và thanh niên làm kinh tế giỏi khởi nghiệp thành công”

Tuy nhiên, thanh niên cũng thiếu những kiến thức trong phân tích thị trường, tìm kiếm cơ hội, hoạch định chiến lược kinh doanh, phân tích rủi ro và chưa có các kỹ năng, sự tự tin trong khởi nghiệp

Đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội nhất là cơ sở còn nhiều hạn chế về trình độ, kỹ năng và khả năng tạo điều kiện cho thanh niên tham gia phát triển kinh tế Nội dung hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu trong việc đồn kết tập hợp thanh niên trong tình hình mới, chưa theo kịp với nhu cầu của thanh niên Người đứng đầu tổ chức Đoàn một số nơi thiếu chủ động, sáng tạo trong việc gắn nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên với hoạt động Đoàn - Hội và các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế; một số cơ sở Đồn chưa chủ động đảm nhận các chương trình, cơng trình, dự án phát triển kinh tế của địa phương và nguồn lực dành cho thanh niên phát triển kinh tế còn hạn chế; một số cấp ủy Đảng, chính quyền ở cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến thanh niên và thiếu niềm tin, chưa an tâm vào thế hệ trẻ nên chưa dám giao cho Đoàn - Hội đảm nhận các chương trình, cơng trình, dự án phát triển kinh tế tại địa phương

Lý giải cho tình trạng chỉ thích làm th, khơng thích làm chủ của thanh niên, có ý kiến cho rằng, chương trình giáo dục phổ thơng và đại học hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu kiến thức về khởi nghiệp tại Việt Nam; giáo trình chú trọng vào lý thuyết, chưa đề cao thực hành và kiến thức thực tiễn Trên thị trường cũng vắng bóng những đơn vị đào tạo về khởi nghiệp dành cho sinh viên đại học và các dịch vụ công cụ hỗ trợ khởi nghiệp Chính vì những lý do đó, thanh niên Việt Nam thiếu kiến thức, thiếu tự tin và tầm nhìn cần thiết để khởi nghiệp

Trang 20

có niềm đam mê và tự tin khởi nghiệp Xuất phát từ câu hỏi này thì nghiên cứu về “Phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” là rất cần thiết và được lựa chọn để thực hiện luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh; từ đó, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của thanh niên trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp trong thanh niên tại tỉnh Trà Vinh

- Phân tích mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh

- Kiểm định sự khác biệt về ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh theo các tiêu chí nhân khẩu học

- Đề xuất các hàm ý quản trị để nâng cao ý định khởi nghiệp của thanh niên trong thời gian tới

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Các yếu tố nào tác động đến ý định khởi nghiệp trong thanh niên tại tỉnh Trà Vinh? - Mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh như thế nào?

- Có hay khơng sự khác biệt về ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh theo các tiêu chí nhân khẩu học?

- Hàm ý quản trị nào cần đề xuất để nâng cao ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới?

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của

thanh niên trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Đối tượng khảo sát: nghiên cứu tập trung vào đối tượng thanh niên theo Luật

Thanh niên, là các thanh niên có tuổi từ 18 đến 34 tuổi

Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung vào các cá nhân thanh niên chưa khởi nghiệp

Trang 21

và đo lường các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tại tỉnh Trà Vinh; từ đó, đề xuất các hàm ý quản trị để nâng cao ý định khởi nghiệp trong thời gian tới

Thời gian nghiên cứu:

Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu từ năm 2017 – 2020, số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2019

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận án đã triển khai thực hiện với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp Phương pháp này được sử dụng với mục đích kiểm định mơ hình nghiên cứu, triển khai hai thời kỳ: (1) phân tích định tính và định lượng sơ bộ nhằm kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung và chuẩn hóa thang đo (2) phân tích định lượng chính thức nhằm kiểm định các giả thuyết - Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính được tiến hành qua việc thảo luận nhóm với nhằm mục tiêu để điều chỉnh thuật ngữ phù hợp, chuẩn hóa và thêm thang đo tương thích với bối cảnh và tiến trình khởi nghiệp tại Việt Nam Bên cạnh đó, các câu hỏi trong bảng khảo sát về ý định khởi nghiệp của thanh niên được làm rõ và dễ tiếp cận hơn Có 2 nhóm được thảo luận và cụ thể như sau: Nhóm 1 có 8 chuyên gia am hiểu khởi nghiệp; Nhóm 2 có 10 thanh niên từng khởi nghiệp

- Việc sử dụng phương pháp phân tích định lượng được triển khai qua khảo sát Nghiên cứu định lượng sơ bộ theo phương pháp thu thập mẫu thuận tiện (cỡ quan sát mẫu là 110 thanh niên) Nghiên cứu định lượng chính thức thơng qua bảng phỏng vấn được chuẩn bị sẵn đối với các thanh niên tại tỉnh Trà Vinh Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện với 400 quan sát được thu thập, được phân bổ tại các địa bàn có tỷ lệ người dân tộc khá cao, đặc thù của tỉnh Trà Vinh

- Số liệu thu thập sẽ được nhập, làm sạch và kiểm định sơ bộ qua phương pháp phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi qui đa biến và kiểm định sự khác biệt về các yếu tố nhân khẩu học

1.5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Luận án có cấu trúc 05 chương như sau:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Trang 22

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu nền hành vi và ý định khởi nghiệp, từ đó xác định cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu, lược khảo các tài liệu đã nghiên cứu, phát hiện khoảng trống nghiên cứu Từ đó xây dựng được mơ hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 giới thiệu về xây dựng thang đo, cách chọn mẫu, công cụ thu thập dữ liệu, q trình thu thập thơng tin được tiến hành như thế nào, các kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê được sử dụng trong luận án

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu qua phân tích định lượng: Kiểm định độ tin cậy của số liệu thang đo, phân tích các nhân tố khám phá, phân tích hồi quy để xác định các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Trà Vinh, phân tích sự khác biệt về ý định khởi nghiệp theo nhân khẩu học

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Trang 23

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 2 được cấu trúc bao gồm: (1) Các lý thuyết liên quan đến khởi nghiệp; (2) Các lý thuyết nền tảng về hình thành và thực thi khởi nghiệp; (3) Lý thuyết về ý định khởi nghiệp; (4) Lý thuyết khác có liên quan nội dung nghiên cứu Qua các lý thuyết gốc được phân tích, khái niệm nghiên cứu trong luận án được hình thành, phát hiện khoảng trống nghiên cứu và xây dựng mơ hình nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của thanh niên

2.1 KHỞI NGHIỆP (ENTREPRENEURSHIP)

Khái niệm về Khởi nghiệp đã thay đổi theo thời gian với cách tư duy của các nhà nghiên cứu khác nhau Theo Richard (1734), Khởi nghiệp là sự tự làm chủ doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào Trong khi đó, Drucker (1985) khẳng định hoạt động này bao hàm ba yếu tố cơ bản như sự cải tiến, sự chấp nhận rủi ro và sự chủ động Theo Stevenson (1989) Khởi nghiệp là q trình theo đó các cá nhân nhận thức rõ ràng về sự sở hữu doanh nghiệp phát triển ý tưởng cho việc kinh doanh, tìm hiểu quá trình trở thành một doanh nhân và thực hiện việc bắt đầu và phát triển của một doanh nghiệp Đến đầu thế kỷ 21, định nghĩa Khởi nghiệp hay tự làm chủ doanh nghiệp càng được làm rõ hơn, nó được giải thích là “tư duy và quá trình tạo ra và phát triển hoạt động kinh tế bằng cách kết hợp sự chấp nhận rủi ro, sáng tạo hoặc sự cải tiến trong một tổ chức mới đang tồn tại” – theo Ủy ban cộng đồng Châu Âu (2003) Oviatt & McDougall (2005) thì cho rằng Khởi nghiệp là sự khám phá, thực hiện, đánh giá và khai thác những cơ hội để tạo nên những sản phẩm và dịch vụ trong tương lai

Trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật đó là một khái niệm đa chiều, Khởi nghiệp là việc mở một doanh nghiệp mới hay là tự làm chủ, tự kinh doanh Trên các góc độ nghiên cứu khác nhau thì Khởi nghiệp được gắn liền với các thuật ngữ và lĩnh vực nghiên cứu rất khác nhau Khởi nghiệp được gắn chủ yếu với hai nghĩa và hai hướng nghiên cứu chính như sau:

Trang 24

(Kolvereid, L.1996) Theo hướng nghiên cứu này, Khởi nghiệp là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự làm chủ công việc kinh doanh của chính mình và th người khác làm cơng cho họ (Linan, F, Chen, Y.W, 2006) Làm thuê được hiểu là cá nhân sẽ làm việc cho một doanh nghiệp hoặc một tổ chức do người khác làm chủ Như vậy, Khởi nghiệp được hiểu là tự tạo việc làm theo nghĩa trái với đi làm thuê, là tự làm chủ, tự mở doanh nghiệp và thuê người khác làm việc cho mình

- Trong lĩnh vực Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Khởi nghiệp gắn với thuật ngữ “tinh thần doanh nhân” và các nghiên cứu trong lĩnh vực này được hiểu và định nghĩa khác nhau Nếu hiểu theo nghĩa hẹp “tinh thần doanh nhân” là việc một cá nhân bắt đầu khởi sự công việc kinh doanh của riêng mình (Begley và cộng sự, 2001) hay là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu hoặc là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh hay mở cửa hàng kinh doanh Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì “tinh thần doanh nhân” lại là một thái độ làm việc đề cao tính tự chủ, sáng tạo, đổi mới và chấp nhận rủi ro tạo ra các giá trị mới trong các doanh nghiệp hiện tại, là sự đổi mới, là một phong cách nhận thức và suy nghĩ, là dự định phát triển nhanh Hiện nay, các nhà nghiên cứu lý thuyết lẫn thực tiễn rất đa dạng trong khái niệm và khuôn khổ nghiên cứu về tinh thần doanh nhân Tinh thần doanh nhân với nghĩa rộng hơn thường được các học giả nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh và quản trị chiến lược

- Giữa Khởi nghiệp hiểu theo nghĩa tự tạo việc làm và theo nghĩa tinh thần doanh nhân có sự khác biệt Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía cạnh tự làm chủ chính mình, khơng đi làm th trong khi tinh thần doanh nhân cịn có thể bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng cơ hội thị trường nhưng lại không trực tiếp quản trị doanh nghiệp mà thuê người khác nên vẫn có thể đi làm thuê cho các doanh

nghiệp khác Nghiên cứu về Khởi nghiệp trong đề tài này được hiểu theo nghĩa hẹp của

tinh thần doanh nhân, theo đó Khởi nghiệp là việc một cá nhân tận dụng cơ hội thị trường để tạo dựng một công việc kinh doanh mới

Trang 25

nhân thực hiện tiến trình này thường được hiểu là doanh nhân khởi nghiệp (từ tiếng Anh gọi là Entrepreneur) và thường hoạt động khởi nghiệp được thực hiện ở giai đoạn đầu trong vòng từ 01 đến 03 năm (tiếng Anh thường gọi là a nascent entrepreneur) Khởi nghiệp cịn được định nghĩa là khả năng tìm kiếm, nắm bắt cơ hội, sáng tạo ra những phát minh mới và nghiên cứu thành những sản phẩm và dịch vụ cụ thể để cung cấp cho thị trường (Audretsch, 2002).Low & MacMillan (1988) định nghĩa khởi nghiệp (Entrepreneurship) như là một quá trình tạo lập kinh doanh mạo hiểm (Business Ventures) Tương tự, Stevenson & Jarillow (1990) định nghĩa khởi nghiệp là một q trình mà trong đó cá nhân theo đuổi các cơ hội bất kể hiện có hay khơng họ có kiểm sốt hay sở hữu các nguồn lực

Amitt et al (1993) thu hẹp định nghĩa về khởi nghiệp và xem khởi nghiệp là một quá trình tìm kiếm lợi nhuận từ sự kết hợp các nguồn lực có giá trị, mới, và độc nhất trong một mơi trường đầy rủi ro và khó tiên lượng được Mặt khác, khởi nghiệp cần được hiểu rộng hơn không chỉ giới hạn ở việc thành lập một tổ chức mới có thể hoặc khơng thể tạo lập nên được giá trị (Aldrich & Ruef, 1999) Điều này có thể được hiểu là do bởi q trình khởi nghiệp có thể tạo lập giá trị và thành cơng và ngược lại cũng có thể thất bại và tạo lập giá trị là con số khơng Q trình tạo lập giá trị theo Mishra & Zachary (2014) có vai trị quan trọng để hình thành nên khái niệm khởi nghiệp Theo đó, hành vi khởi nghiệp là kết quả sau một quá trình chịu tác động bởi ý định khởi nghiệp và khao khát có được thành tựu từ hành vi khởi nghiệp Dĩ nhiên q trình này có liên quan đến khả năng nhận biết cơ hội khởi nghiệp của mỗi cá nhân (nhóm), để từ đó hình thành nên năng lực doanh nhân nhằm mục đích cuối cùng là đạt được kết quả (thành tựu) Theo đó, nhận biết cơ hội khởi nghiệp được xem là điều kiện cần để hình thành năng lực doanh nhân, điều này cũng có nghĩa là khi một cá nhân nhận biết được cơ hội và biết cách kết hợp với nguồn lực hiện có (hoặc chưa và sẽ có) để khai thác được cơ hội khởi nghiệp thì đây sẽ là điều kiện đủ để hình thành năng lực doanh nhân

Trang 26

ra một hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới" Điều này cũng có nghĩa là khái niệm khởi nghiệp có thể được hiểu rộng ra và khơng bó hẹp do bởi nó có liên quan đến đổi mới (cơng nghệ, quy trình quản lý, Marketing), sáng tạo ra một hình thức mới hồn tồn hoặc chỉ dựa trên nền tảng kinh doanh cũ, thị trường hiện có để sáng tạo ra hình thức kinh doanh mới hoặc cách tiếp cận mới, xây dựng phân khúc thị trường mới, sản phẩm mới khác biệt với những hình thức, sản phẩm, và dịch vụ hiện có trên thị trường, tìm kiếm những khoảng trống của thị trường hay thị trường bỏ ngỏ chưa được khai thác Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp khởi nghiệp là tạo được tính đột phá và tăng trưởng đến mức tối đa có thể Giống với khởi nghiệp, lập nghiệp cũng có thể hướng đến mức tăng trưởng cực lớn hoặc quy mơ cực lớn và mang tính dài hạn, tuy nhiên không nhất thiết hàm chứa các đặc điểm về sự đột phá về công nghệ mới hay sáng tạo mà có thể chỉ phát triển và kế thừa trên nền tảng kinh doanh hiện có Chu kỳ khởi nghiệp theo định nghĩa của GEM được mơ tả trong hình 2.1

Hình 2.1 Mơ tả Chu kỳ khởi nghiệp

(Nguồn: Kelly el al., 2012)

Tóm lại: khái niệm về khởi nghiệp khơng chỉ đề cập đến q trình thiết kế và

Trang 27

là tạo lập giá trị trong mơi trường kinh doanh rủi ro và khó tiên lượng Giá trị ở đây không chỉ đơn thuần là lợi nhuận kiếm được mà còn nhằm mục tiêu phụng sự xã hội, đem lại lợi ích cho người dùng và cho xã hội Môi trường kinh doanh rủi ro có thể được hiểu là kỳ vọng về thành tựu đạt được trong tương lai từ sự đổi mới và xác suất để nhận biết được thành tựu ấy là khơng biết trước Tiến trình khởi nghiệp có thể chịu tác động bởi các yếu tố bên trong lẫn bên ngồi mà trong đó tạo lập rủi ro kinh doanh có thể được thực hiện bởi một cá nhân riêng lẻ hoặc một nhóm hay tổ chức Hoạt động khởi nghiệp khơng bị giới hạn về mặt vị trí, có thể là nội địa, nước ngồi, rộng hơn là ở quy mơ tồn cầu Tương tự, doanh nhân khởi nghiệp cũng có thể lựa chọn hình thức nhượng quyền tiến trình kinh doanh thay vì phải phát triển sản phẩm hay thực hiện tiến trình kinh doanh ngay từ lúc khởi đầu Quan trọng hơn, định nghĩa khởi nghiệp khơng chỉ bị bó hẹp có liên quan đến lĩnh vực đổi mới cơng nghệ mà cịn mở rộng có liên quan đến đổi mới sản phẩm, đổi mới hoạt động Marketing, đổi mới quy trình quản lý, vận dụng cách tiếp cận mới trên sản phẩm cũ, thị trường cũ cũng có thể được xem là các thành phần của khái niệm khởi nghiệp

2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG

2.2.1 Doanh nhân khởi nghiệp (Entrepreneurs)

Có 02 cách tiếp cận chính khi định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp Một là cách tiếp cận về đặc điểm cá nhân của người khởi nghiệp Hai là cách tiếp cận hành vi Theo cách tiếp cận đặc điểm cá nhân người khởi nghiệp thì doanh nhân khởi nghiệp được hiểu là có một hoặc nhiều đặc điểm cá nhân cụ thể có liên quan đến hành vi khởi nghiệp (Landström & Benner, 2010) Chẳng hạn như doanh nhân khởi nghiệp thường được đúc kết là những người có tính sáng tạo, tố chất lãnh đạo, không ngại rủi ro, nắm bắt cơ hội, tự chủ, tự hiệu quả Theo cách tiếp cận hành vi thì định nghĩa này thường tập trung vào những gì mà doanh nhân khởi nghiệp thực hiện hành động cụ thể thay vì mơ tả họ là ai và theo hướng này thường rất khó quan sát trong thực tế Cách tiếp cận đầu tiên sẽ được chúng tôi sử dụng trong báo cáo này nhằm khám phá và mơ tả hình ảnh doanh nhân khởi nghiệp họ là ai? Nhân tố nào thúc đẩy hay cản trở hành vi khởi nghiệp?

Trang 28

các nguồn lực nhằm đạt được các giá trị phù hợp tốt nhất trong môi trường kinh doanh rủi ro (Amit et al., 1993) Rủi ro trong môi trường kinh doanh được xem là điểm mấu chốt trong tiến trình khởi nghiệp mà trong đó những giá trị lợi ích có được trong tương lai đến từ sự đổi mới và xác suất để nhận biết giá trị lợi ích này là khơng tiên lượng trước được

Tuy nhiên, mặc dù đặc điểm của doanh nhân khởi nghiệp thường khó quan sát kể cả trước và sau khi đã khởi nghiệp thành công hoặc thất bại (nếu như thất bại là do kém may mắn hoặc do thiếu năng lực khởi nghiệp, thất bại do yếu tố thị trường có thể là do sự lựa chọn lệch lạc hoặc thiếu thơng tin) (Amit et al., 1993) thì khảo sát đặc điểm doanh nhân trước khi thực hiện khởi nghiệp đã chiếm ưu thế trong nhiều nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm do hạn chế được tính bất đối xứng trong vấn đề chọn mẫu Thật vậy, nhiều nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết cho thấy có 04 đặc điểm cá nhân chính thường được dùng để mơ tả doanh nhân khởi nghiệp, đó là: nhu cầu thành tựu (need for achievement), kiểm soát bản thân (the internal locus of control), xu hướng chấp nhận rủi ro cao (high risk-taking propensity) và khả năng chịu đựng sự mơ hồ (tolerance for ambiguity)

Nhu cầu thành tựu cao khiến doanh nhân khởi nghiệp phải thiết lập các mục tiêu rõ ràng và quyết tâm đạt được mục tiêu ấy bằng nỗ lực của bản thân và khao khát nhận được sự phản hồi tích cực (McClelland, 1961) Kiểm soát bản thân ngụ ý là doanh nhân khởi nghiệp có thể định đoạt được cuộc đời bằng chính hành động của riêng mình (Rotter, 1966) Doanh nhân khởi nghiệp là những người có năng lực chịu đựng được sự mơ hồ cao hơn so với những nhà quản lý (Amit et al., 1993) Tuy nhiên, khơng có đủ bằng chứng cho thấy doanh nhân khởi nghiệp so với nhà quản lý là những người chấp nhận rủi ro cao hơn (Wu & Knott, 2006) Hơn nữa, sự bất đối xứng về chọn mẫu quan sát (sample selection) có thể xảy ra khi lựa chọn quan sát sau tiến trình khởi nghiệp (ex-post) thay vì tiến trình trước khởi nghiệp (ex-ante) về đặc điểm của những doanh nhân thành công trong khi bỏ qua hoặc thiếu thông tin về đặc điểm của những doanh nhân thất bại Hơn nữa, đặc điểm doanh nhân khởi nghiệp (bất kể khởi nghiệp thành công hay thất bại) có thể khác nhau tùy thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp (Peterman & Kennedy, 2003; Wu & Wu, 2008)

Trang 29

“Muốn trở thành kỳ lân, các bạn phải có khát vọng rất lớn, tầm nhìn rõ ràng”; “Đã khởi nghiệp, startup nào cũng mong muốn thành công, trở thành “kỳ lân” Nhưng trước hết startup phải có lịng tin bởi nếu khơng tin tưởng thì khơng thể thành cơng Do đó, niềm tin vào thành công là rất quan trọng để các bạn chinh phục hành trình kỳ lân” - Ơng Phạm Phú Ngọc Trai, nhà sáng lập và Chủ tịch công ty tư vấn kinh doanh Hội nhập toàn cầu (GIBC) – Trích bài “Startup Việt và khát vọng kỳ lân”, Trang 7- Báo Tiền Phong số ra Thứ Ba, ngày 31/12/2019

“Các doanh nghiệp cần luôn phải đổi mới sáng tạo mới có thể tồn tại Phải lấy nỗi sợ hãi bị đào thải để làm động lực sáng tạo Bởi xã hội ln có sự đào thải nên nỗi sợ hãi này luôn thường trực, và đây cũng là động lực cho sự đổi mới Bởi khi sáng tạo một cách chủ động sẽ tốt hơn là bị đẩy vào tình thế bị động”

Tiếp theo, “Để quyết định có nên startup hay khơng, người sáng lập nên tự đặt cho mình những câu hỏi sau: Startup của mình có phải là tiên phong trong thị trường hay khơng? Nếu khơng tiên phong thì có khác biệt hay khơng? Nếu vẫn khơng khác biệt thì có nhiều tiền hay không, giống như câu chuyện của Vingroup; nếu vẫn khơng có nhiều tiền thì phải tìm hiểu xem thị trường có đủ lớn để nhiều player (người tham gia) hay không? Nếu câu trả lời đều là không thì startup đó nên dừng lại, vì kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt”, người đứng đầu Nexttech nhấn mạnh

Cuối cùng, “trong quá trình tiếp xúc với các startup, shark Bình khẳng định, các startup thường rất yếu về quản trị tài chính, có những startup hết tiền rồi mới biết mình đã hết tiền từ lâu, đã tiêu cả vào tiền của các nhà cung cấp, đối tác của mình”

Chia sẻ về đặc điểm doanh nghiệp khởi nghiệp, Bà Lê Diệp Kiều Trang, CEO Go-Viet, nhấn mạnh rằng “Khả năng thích nghi, theo tơi, đó là yếu tố quan trọng nhất…có nhiều kinh nghiệm thì khả năng thích nghi càng tốt hơn”- Nguồn: Trích bài “Nỗi đau nhân sự của các startup Việt Nam” –www.khoinghieptre.vn

Trang 30

người xung quanh; (8) Năng lực thích nghi; (9) Thiếu kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp; (10) nguồn lực (vốn)

2.2.2 Lý thuyết tâm lý học

Lý thuyết tâm lý học tập trung vào khía cạnh tinh thần hoặc cảm xúc của một cá nhân hướng đến hành vi khởi nghiệp, trong đó có nhấn mạnh vai trò đặc điểm cá nhân của người khởi nghiệp đối với hành vi này (Landström, 2010) Thật vậy, bản thân doanh nhân khởi nghiệp và đặc điểm cá nhân đóng vai trị then chốt để lý giải cho hành vi khởi nghiệp Chẳng hạn, doanh nghiệp khởi nghiệp có đặc điểm khác với người khơng phải là doanh nhân khởi nghiệp như mức độ mở đối với trãi nghiệm, sự ổn định về mặt cảm xúc (Baron, 2000)

Một trong những lý thuyết tâm lý học được sử dụng khá phổ biến ngày nay đó là lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được xây dựng bởi Ajzen năm 1991 (Alexander & Honig, 2016) Lý thuyết này được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) của Fishbein & Ajzen (1975) nhằm giải thích làm thế nào ý định có thể dự đoán được hành vi thực tế, đặc biệt khi mơ hình này có thể đề xuất được một khung lý thuyết chặt chẽ, có khả năng tổng quát cao để hiểu và tiên lượng được hành động khởi nghiệp

Kế tiếp, ý định khởi nghiệp lại phụ thuộc vào ba tác nhân chính Một là thái độ

cá nhân hướng đến hành động (Attitude toward behavior), thể hiện mức độ mà một

người có thái độ tích cực hay khơng tích cực hướng đến thực hiện hành động (Ajen, 1991) Nếu thái độ hướng đến hành động càng tích cực bao nhiêu thì càng lớn hơn ý

định cá nhân này sẽ thực hiện hành động Hai là quy chuẩn chủ quan (Subjective norm),

đó là sự tự nhận thức của cá nhân về áp lực xã hội (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh, ) khi quyết định có hay khơng thực hiện hành động (Nabi et al., 2011; Krueger et al., 2000) Sự ủng hộ và động viên từ xã hội được xem là một thành phần vốn xã hội cần thiết để cá nhân tham gia vào hành vi khởi nghiệp

(Alexander & Honig, 2016) Ba là nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavior

Control) đề cập đến sự nhận thức về khả năng và tính khả thi để thực hiện hành vi theo

Trang 31

(Kolvereid&Moen, 1997) Điều này cũng có nghĩa là thái độ và quy chuẩn chủ quan càng thuận lợi đồng thời với khả năng kiểm sốt hành vi nhận thức càng cao thì ý định của một cá nhân muốn thực hiện hành vi càng cao (Ajzen, 1991)

Nói chung, thái độ khởi nghiệp, quy chuẩn chủ quan và kiểm sốt hành vi khơng nhất thiết thúc đẩy một cá nhân sẽ tham gia vào quá trình tạo lập kinh doanh rủi ro mà

gián tiếp thơng qua ý định Điều này cũng có nghĩa là đặc điểm vốn có (demographics) như tuổi tác, giới tính, trình độ và bản chất hay cá tính (pesonalities) của mỗi cá nhân

như năng lực chịu đựng sự mơ hồ, đổi mới, và sáng tạo là các biến ngoại sinh và cũng có thể có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hành vi (thực sự) khởi nghiệp thông qua thái độ, trong khi thái độ lại có tác động gián tiếp đến hành vi (thực sự) khởi nghiệp thông qua ý định (Krueger, 1993)

2.2.3 Lý thuyết xã hội học

Lý thuyết này cho rằng ngữ cảnh (mơi trường kinh doanh, chính trị, luật pháp, văn hóa) và mạng lưới xã hội có tác động đến tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của doanh nhân (Granovetter, 1985, 1992; Thornton et al., 2011) Điều này là do bởi việc gắn kết với mạng lưới xã hội sẽ tạo ra các giá trị giúp doanh nhân khởi nghiệp có thể khai thác được nguồn vốn tài chính, thông tin, nhân sự tiềm năng và quyền truy cập thông tin của các khách hàng, sự hỗ trợ cả về vật chất lẫn tình cảm của các thành viên trong mạng lưới, đặc biệt là các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp (Thornton et al., 2011) Trong khi đó ngữ cảnh mơi trường kinh doanh, chính trị, luật pháp của chính phủ, khách hàng, cạnh tranh và nhân lực cũng có ảnh hưởng đến tinh thần doanh nhân và kết quả thành bại của doanh nhân khởi nghiệp Chẳng hạn, văn hóa, tín ngưỡng và phong tục của một cộng đồng cũng có ảnh hưởng đến thái độ và hành vi doanh nhân (Baskerville, 2003) Điều này là do bởi môi trường văn hóa khác nhau có thể dẫn đến sự khác nhau trong thái độ khởi nghiệp của doanh nhân và hành vi khởi nghiệp (Shance, 2000)

Trang 32

nhiều người và chứa đựng vô số các tác lực bên ngoài Chẳng hạn như nhận thức về sự mong muốn hay khao khát khởi nghiệp, xu hướng hành động và tính khả thi là các biến có khả năng tiên lượng về ý định khởi nghiệp

Ngữ cảnh xã hội đối với ý định khởi nghiệp là quan trọng, đặc biệt là khả năng thích nghi của doanh nhân khởi nghiệp (Linksvayer & Janssen, 2008) Nhiều nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của cá nhân người khởi nghiệp thay vì chú trọng đến đặc điểm văn hóa hay chủ nghĩa tập thể ở từng quốc gia cụ thể Điều này là quan trọng vì ở quốc gia có nền văn hóa tập thể ảnh hưởng của mạng lưới xã hội, nhóm, gia đình và cộng đồng có ảnh hưởng đến hành vi khởi nghiệp của từng cá nhân

2.2.4 Lý thuyết kinh tế học

Một trong những lý thuyết kinh tế học và hành vi khởi nghiệp điển hình là lý thuyết giá trị kỳ vọng được xây dựng lần đầu tiên bởi Feather (1982, 1992) Lý thuyết

giá trị kỳ vọng còn được gọi là lý thuyết động cơ (Cognitive-motivational theory) có

liên quan đến mức độ kỳ vọng của cá nhân với giá trị mong đợi (có thể tích cực hoặc tiêu cực) nhằm hướng đến mục tiêu cụ thể Lý thuyết này giả định rằng một cá nhân có kỳ vọng cao về việc có được một việc làm và quyết định đặt kỳ vọng về giá trị của việc này cao hơn để có được việc làm (hay tầm quan trọng của việc làm) sẽ có động lực cao để có được cơng việc đó và hẳn nhiên sẽ tham gia vào hành vi tìm kiếm việc làm cao

hơn (Job-seeking behavior)(Lynd‐ Stevenson, 1999) Thêm vào đó, lý thuyết này cịn

cho rằng kỳ vọng về việc làm và tầm quan trọng của nó tương tác theo cách thức để tạo ra động lực nhiều hơn và cao hơn so với tác động của kỳ vọng việc làm và tầm quan trọng của việc làm khi xem xét từng thành phần đơn lẻ Điều này cũng có nghĩa là nếu kỳ vọng và mức độ quan trọng của công việc càng cao, cá nhân sẽ càng có động cơ hơn để tham gia vào hành vi tìm kiếm việc và xác suất để có được việc làm trong tương lai là rất cao Như vậy, nếu xem xét hành vi khởi nghiệp là một sự lựa chọn của mỗi cá nhân và cũng là hành vi tự tạo việc làm cho bản thân (self-employed) thay vì phải đi làm thuê thì lý thuyết này cũng có thể được áp dụng khi xem xét hành vi doanh nhân khi mà cá nhân đó sẽ lựa chọn nghề nếu nghề đó tiềm năng mang lại hữu ích kỳ vọng là cao

nhất (Douglas & Shepherd, 2000)

Trang 33

công ty Mô hình lý thuyết tối đa hóa hữu dụng (Utility maximizing response—the

one-period model) hay cịn được gọi là mơ hình một giai đoạn xem xét hành vi khởi nghiệp

như là một quyết định lựa chọn nghề của một cá nhân Theo lý thuyết này, các cá nhân sẽ đưa ra quyết định chọn nghề nếu hành động này có chứa đựng sự hứa hẹn, triển vọng và hữu ích mong đợi là cao nhất (hoặc có tâm lý hài lịng) Ngược lại, một số thành phần trong q trình ra quyết định hành động có lẽ khơng mang lại cho cá nhân đó sự hài lịng Các thành phần này sẽ bù trừ phần nào đó hữu dụng mong đợi có được từ các thành phần mang đến sự hài lòng của cá nhân khi đưa ra quyết định chọn nghề Trong ngữ cảnh lựa chọn nghề, Douglas & Shepherd (2000) cho rằng những cá nhân sẽ mong đợi đạt được hữu dụng từ khoản thu nhập có khả năng chi trả và kể cả hữu dụng hay bất đồng lợi ích từ nỗ lực làm việc, gánh chịu rủi ro, làm việc độc lập, cũng như các điều

kiện làm việc khác

Để mơ hình hóa sự lựa chọn giữa làm thuê hay làm chủ của một cá nhân trong

giai đoạn tiếp theo, Douglas & Shepherd (2000) đã xây dựng hàm hữu dụng như sau:

Uj = F (Yj, Wj, Rj, Ij, Oj) Trong đó:

- Uj là hữu dụng được mong đợi trong giai đoạn tiếp theo từ công việc thứ j; - Yj là thu nhập được mong đợi trong giai đoạn tiếp theo từ công việc thứ j; - Wj là nỗ lực làm việc được mong đợi trong giai đoạn tiếp theo từ công việc thứ j;

- Rj là rủi ro dự đoán trong giai đoạn tiếp theo từ công việc thứ j;

- Ij là sự độc lập được mong đợi trong giai đoạn tiếp theo từ công việc thứ j; - Oj là các điều kiện làm việc khác mong đợi trong giai đoạn tiếp theo từ công việc thứ j;

Trang 34

có việc làm bởi có thể cá nhân có phát sinh thu nhập hoặc các nguồn hữu dụng khác Do vậy, cá nhân có ý định trở thành doanh nhân tự làm chủ nếu hữu dụng mong đợi từ lựa chọn ưu tiên làm chủ cao hơn so với hữu dụng mong đợi từ việc làm thuê Một trong hai ý định này địi hỏi phải có sẵn cơ hội về việc làm có liên quan, hoặc sự sẵn có của cơ hội tạo lập kinh doanh rủi ro và khoản vốn tài trợ để khai thác cơ hội này trở nên rõ ràng hơn Nếu cơ hội việc làm thuê đủ hấp dẫn xuất hiện trước khi cơ hội tạo lập kinh doanh rủi ro và/hoặc có vốn tài trợ xuất hiện, thì cơ hội làm thuê sẽ giống như được xem là một phản ứng tối đa hóa hữu dụng hoặc ngược lại

2.2.5 Lý thuyết nguồn lực khởi nghiệp

Lý thuyết khởi nghiệp dựa trên nguồn lực cho rằng việc tiếp cận nguồn lực của các nhà sáng lập là một yếu tố tiên lượng quan trọng về hành vi khởi nghiệp do xét thấy cơ hội và tăng trưởng do sự gắn kết được với nguồn lực (mới) mang lại (Alvarez & Busenitz, 2001) Do đó, khả năng tiếp cận được các nguồn lực sẽ giúp tăng cường khả năng phát hiện và hành động theo từng cơ hội được phát hiện (Davidson & Honing, 2003) Vốn tài chính, vốn xã hội (mạng lưới mối quan hệ) và vốn nhân lực có thể đại diện cho ba loại lý thuyết khác có gắn kết chặt chẽ với lý thuyết khởi nghiệp dựa trên

nguồn lực Cụ thể, theo lý thuyết vốn tài chính hay thanh khoản (Financial capital/

Liquidity Theory) lập luận rằng những người có vốn tài chính có nhiều khả năng có được

các nguồn lực để khai thác hiệu quả các cơ hội kinh doanh và thành lập được công ty

(Davidson & Honing, 2003) Kế tiếp, lý thuyết vốn xã hội hay mạng lưới xã hội (Social

capital or Social network Theory) lập luận rằng mối quan hệ xã hội với nhà cung cấp

nguồn lực càng mạnh chừng nào thì cá nhân càng dễ dàng tiếp cận với nguồn lực và khai thác tốt cơ hội để khởi nghiệp nhanh chừng ấy (Shane & Eckhardt, 2003), đặc biệt là phù hợp cho các doanh nhân mới khởi nghiệp ở giai đoạn đầu nhằm tận dụng tốt việc khám phá và khai thác cơ hội khởi nghiệp (Aldrich & Cliff, 2003) Cuối cùng, lý thuyết

vốn nhân lực (Human capital Entrepreneurship Theory) lập luận rằng có 02 thành phần

Trang 35

2.2.6 Lý thuyết ý định khởi nghiệp

Ý định khởi nghiệp (tiếng Anh là Entrepreneurial Intention) được định nghĩa là

ý định bắt đầu khởi sự kinh doanh của một cá nhân, một trạng thái thúc đẩy cá nhân đi đến quyết định thành lập doanh nghiệp mới (Wu & Wu, 2008;Miranda et al., 2017) Lý thuyết này có tương quan mật thiết với tiến trình tạo lập rủi ro kinh doanh và phù hợp với động cơ khởi nghiệp dựa trên nhu cầu cần thiết Theo lý thuyết này, doanh nhân khởi nghiệp sẽ phát triển ý định khởi nghiệp được tích lũy từ sự tự nhận thức về tư duy

và hành động tùy thuộc vào khả năng thích nghi Khả năng thích nghi (Adaptability)

được định nghĩa là năng lực tự điều chỉnh để phù hợp với tình huống mới (Merriam-Webster, 1987) Khả năng thích nghi càng cao dẫn đến ý định khởi nghiệp càng cao Sau đó, doanh nhân khởi nghiệp gia tăng ý định khởi nghiệp bằng cách đưa ý định khởi

nghiệp này vào tiến trình tạo lập rủi ro kinh doanh thơng qua cơ chế xem xét tính khả

thi (Feasibility modulator) của ý định hay ý tưởng kinh doanh và nhanh chóng sau đó

sẽ biến ý tưởng này trở thành lối tư duy thích nghi với việc thiết lập các mục tiêu, kế hoạch, và nói chung là có thể lượng hóa được ý tưởng kinh doanh rủi ro này Như vậy, doanh nhân có ý định khởi nghiệp càng cao càng giống như sẽ tham gia sâu vào tiến trình cân nhắc tính khả thi của ý định Kế tiếp, doanh nhân khởi nghiệp sẽ tự nối kết với hành động cụ thể như phân tích sơ bộ nguồn lực sẵn có, sự thích nghi và sự cam kết của các nguồn lực sẵn có, và có thể chia sẻ ý tưởng tạo lập kinh doanh rủi ro với những người khác nhằm xác định có hay khơng ý tưởng này là phù hợp hay không phù hợp cho cả tư duy và hành động Quan trọng hơn, ở thời điểm này, doanh nhân khởi nghiệp sẽ tự cân nhắc, suy xét, điều chỉnh lại ý định khởi nghiệp sau khi cân nhắc giữa tính khả thi và tính hiệu quả để từ đó hình thành nên năng lực khởi nghiệp

Như vậy, ý định được xem là một cầu nối quan trọng giữa ước mơ khởi nghiệp và hiện thực hóa ước mơ trở thành doanh nhân dù cho có xấu hay tốt hơn thì nó vẫn thể hiện xu hướng đó Nếu khơng có ý định thì cơ hội cũng là vô nghĩa hoặc là ngược lại Tuy nhiên, ý định khởi nghiệp bởi một cá nhân hay một nhóm thường được giả thuyết là độc lập và tách rời với cơ hội khởi nghiệp (Mishra & Zachary, 2014) Hơn nữa, ngữ cảnh xã hội thay vì đặc điểm cá nhân hay nhận thức của cá nhân cũng có tác động mạnh

đến ý định khởi nghiệp, đặc biệt là sự phù hợp với khả năng thích nghi (adaptability)

Trang 36

khởi nghiệp, mạng lưới kinh doanh, gia đình, và cộng đồng thì ý định khởi nghiệp càng được củng cố thêm sức mạnh (Coase & Wang, 2011)

2.3 KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN LIÊN QUAN ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP

Nguồn gốc nghiên cứu tập trung về ý định khởi nghiệp (entrepreneurial intent – EI) được viết bởi 1 chuỗi bài báo do Shapero (1975), Shapero & Sokol (1982), Bird (1988), và Katz & Gartner (1988) (Christopher Shlaegel & Michael Koning, 2014)

Ý định Khởi nghiệp là một phạm trù phức tạp liên quan tới nhiều hoạt động như nhận biết và đánh giá cơ hội, động cơ, tìm kiếm và phân bổ nguồn lực, chấp nhận rủi ro, sáng tạo giải quyết vấn đề, quản trị doanh nghiệp (Ajzen, 1987)

Mặc dù, nhiều tác giả nước ngoài đã đưa ra nhiều lý thuyết lý giải về ý định khởi nghiệp, tuy nhiên một trong những mơ hình lý thuyết được biết đến nhiều nhất đó là mơ hình nhận thức hành vi xã hội hay còn gọi là lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) Vấn đề trọng tâm của lý thuyết này cho rằng ý định tham gia vào hành động cụ thể là sự sẵn sàng thực hiện một hành vi nhất định của một cá nhân và ý định này được

giả định là có tương quan cao với hành động thực tế Ý định khởi nghiệp trong nghiên

cứu này được định nghĩa là sự tự cam kết và thấu hiểu của một cá nhân khi cá nhân này dự định thành lập mới ngành nghề kinh doanh và chủ động thực hiện nó trong tương lai Thật vậy, ý định khởi nghiệp đã được chứng minh là một biến tiên đoán tốt về hành

vi khởi sự doanh nghiệp Quan trọng hơn, lý thuyết hành vi kế hoạch nhấn mạnh rằng ý định tham gia vào hành vi thực sự chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố động cơ bên trong: thái độ hướng đến hành vi (hay mức độ mà một cá nhân đánh giá tích cực hay tiêu cực của hành vi), quy ước chủ quan (hay sự tự tham chiếu ý kiến từ gia đình, bạn bè, những người có tầm ảnh hưởng đối với hành vi do cá nhân này thực hiện) và nhận thức về kiểm soát hành vi (hay việc cá nhân nhận thức có dễ hay khơng khi thực hiện hành vi) Lý thuyết này cho rằng thái độ hướng đến hành vi, quy ước chủ quan và nhận thức về kiểm sốt hành vi có mối quan hệ thuận chiều với ý định thực hiện hành vi

Trang 37

nhân cảm nhận về tính khả thi (sự tự tin) trong mô hình SEE (Shaperos Model of the Entrepreneurial Event) của Shapero và Sokol vì đều đề cập tới khả năng của một cá nhân trong việc hoàn thành các hành vi khởi nghiệp

2.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.4.1 Trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2019) “Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam” Kết quả nghiên cứu đã phân tích rõ các yếu tố tác động khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam; từ đó, đề xuất các giải pháp thúc đẩy khởi sự kinh doanh cho thanh niên Việt Nam trong thời gian tới Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi qui đa biến Kết quả nghiên cứu đã kiểm định một số biến mới trong bối cảnh mới là Việt Nam bao gồm: yếu tố thuộc về bản thân, yếu tố liên quan đến giáo dục KSKD, yếu tố thuộc về môi trường (Hệ thống pháp luật, hỗ trợ từ chính phủ, truyền thống kinh doanh của gia đình) đến dự định KSKD trong mơi trường văn hóa, kinh tế, xã hội có nhiều nét đặc trưng như Việt Nam Hay đánh giá so sánh dự định khởi sự của thanh niên (độ tuổi từ 18-30) ở Việt Nam cũng như các nghiên cứu so sánh giữa thanh niên ở thành thị với thanh niên ở nông thôn hoặc giữa sinh viên với những người đã tốt nghiệp Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ giới hạn ở việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh, chưa làm rõ ý định khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam

Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2015) “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học” Qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến, tác giả đã khẳng định sự tác động của các nhân tố môi trường tới tiềm năng khởi sự kinh doanh bao gồ ý kiến người xung quanh, vị trí xã hội của doanh nhân, hình mẫu chủ doanh nghiệp, năng lực khởi sự doanh nghiệp, ngành học, truyền cảm hứng của nhà trường, học môn khởi sự kinh doanh và tham gia hoạt động ngoại khóa khởi sự kinh doanh Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ xem xét ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường cảm xúc kết hợp với các yếu tố thuộc trải nghiệm cá nhân tới tiềm năng khởi sự kinh doanh

Trang 38

nghiên cứu của VCCI (2009); Lê Quân (2007) Một số nghiên cứu khác tiếp cận ở dạng động cơ khởi nghiệp như nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Kiệt (2016), năng lực khởi nghiệp của Nguyễn Quang Thu & cộng sự (2016) Đây là các căn cứ hữu dụng làm cơ sở cho nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của thanh niên dựa trên kế thừa các nghiên cứu thực nghiệm đã có

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Kim Pha (2016), “Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định Khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Trà Vinh” Nghiên cứu đã khảo sát 405 sinh viên bậc Đại học ở các ngành học khác nhau Bằng phương pháp thống kê mơ tả và mơ hình cấu trúc tuyến tính, nghiên cứu cho thấy những nhân tố ảnh hưởng dương đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thơng qua nhân tố sự tự tin về tính khả thi trong khởi nghiệp gồm: hoạt động giảng dạy, hoạt động ngoại khóa, ý kiến của những người xung quanh và sở thích kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến sự tự tin Sự tự tin về tính khả thi trong khởi nghiệp càng cao thì ý định khởi nghiệp của sinh viên càng tăng Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng sinh viên ở bậc Đại học, khơng phải là thanh niên có ý định khởi nghiệp

Tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền và Mai Võ Ngọc Thanh (2016), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khối ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng ở thành phố Cần Thơ” Thông qua phương pháp EFA và hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy, có 04 nhân tố tác động đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên: thái độ và sự đam mê, sự sẵn sàng kinh doanh, quy chuẩn chủ quan và giáo dục Trong đó, yếu tố thái độ và sự đam mê có tác động mạnh nhất đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên

Tác giả Đỗ Thị Hoa Liên (2016) Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định Khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Lao động - Xã hội (Cơ sở thành phố Hồ Chí Minh) Thơng qua mơ hình tiềm năng Khởi nghiệp kinh doanh của Krueger và Brazeal (1994) và lý thuyết Hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) Bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến, kết quả chỉ ra rằng có 05 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên bao gồm giáo dục và đào tạo tại trường đại học; kinh nghiệm và trãi nghiệm; gia đình và bạn bè; tính cách cá nhân và nguồn vốn

Trang 39

nhị phân Logistic Kết quả cho thấy có 06 nhân tố tác động đến ý định khởi sự doanh nghiệp: động lực trở thành doanh nhân, nền tảng gia đình, chính sách chính phủ và địa phương, tố chất doanh nhân, khả năng tài chính và đặc điểm cá nhân

2.4.2 Ngoài nước

Pruett & cộng sự (2009) chứng minh “văn hóa/quốc gia”, “yếu tố xã hội”, “tấm gương điển hình trong Khởi nghiệp”, “sự ủng hộ của gia đình”, “thiên hướng Khởi

nghiệp” tác động tích cực đến “ý định Khởi nghiệp”

Chand & Ghorbani (2011) cho rằng sự khác nhau về văn hóa quốc gia dẫn đến việc thành lập và quản lý doanh nghiệp theo những cách khác nhau (cách quản lý tài chính, cách kiểm sốt, huấn luyện nhân viên,…) Văn hóa quốc gia cũng đóng vai trị quan trọng trong việc thiết lập và sử dụng vốn xã hội Vì vậy, ở mỗi quốc gia khác nhau thì ý định Khởi nghiệp của thanh niên sẽ khác nhau

Sesen (2013) phân tích sâu hơn mơ hình Schwarz ở khía cạnh các yếu tố mơi trường bao gồm “thông tin kinh doanh”, “mối quan hệ xã hội” và “môi trường Khởi nghiệp ở trường đại học” Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoại trừ các yếu tố như “khả năng tiếp cận vốn”, “môi trường Khởi nghiệp ở trường đại học”, các yếu tố cịn lại như “thơng tin kinh doanh”, “mối quan hệ xã hội”, “môi trường Khởi nghiệp ở trường đại

học” tác động tích cực đến “ý định Khởi nghiệp”

Shane & cộng sự (2003) đã đề xuất “các nhóm yếu tố thuộc động cơ có khả năng ảnh hưởng đến ý định Khởi nghiệp như nhu cầu thành đạt, khao khát được độc lập, đạt được mục tiêu và các nhóm tính cách như chấp nhận rủi ro, niềm tin vào năng lực bản thân, kiểm soát bản thân, chịu đựng sự mơ hồ, đam mê, nỗ lực, có tầm nhìn có mối quan hệ với ý định Khởi nghiệp Tuy nhiên, nghiên cứu của Sesen (2013) không cung cấp bằng chứng thống kê để chứng minh “nhu cầu thành đạt” ảnh hưởng đến ý định Khởi nghiệp của sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ

Stephen và các cộng sự (2005) cũng đồng quan điểm đó khi cho rằng mơi trường thể chế như luật pháp, hỗ trợ của chính phủ,…là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố môi trường thể chế vừa thúc đẩy vừa cản trở đến ý định khởi nghiệp của cá nhân (Lüthje và Frank, 2003)

Trang 40

tương tác của mình Hệ thống thể chế gồm ba cấu thành quan trọng: (1) thể chế chính thức (luật, quy định, ); (2) thể chế phi chính thức (tục lệ, quy tắc xử thế, văn hóa, …) và (3) các cơ chế và biện pháp chế tài North (1990) cho rằng các thể chế khác nhau sẽ có các hiệu quả kinh tế khác nhau; các thể chế phát triển sẽ tạo ra nền kinh tế phát triển, trong khi một số khác lại phát triển các thể chế gây ra trì trệ Coase (1937) trong nghiên cứu về “Bản chất công ty” đã phát triển khái niệm thể chế của North (1990) vấn đề về chi phí giao dịch (chi phí bơi trơn, thông tin, )

Các nghiên cứu thực nghiệm ở các nước như Nguyen T V và cộng sự (2009), Díza-Casero (2012) cũng đã khẳng định về mối liên hệ giữa môi trường thể chế và ý định Khởi nghiệp của cá nhân Nguyen T V và cộng sự (2009) chỉ ra có sự tương tác giữa các yếu tố văn hóa và thể chế đối với tinh thần doanh nhân Cụ thể, ở các xã hội mà các chính sách luật pháp rõ ràng, các nguồn lực vật chất và tri thức hỗ trợ được cung cấp đẩy đủ cho sự hình thành doanh nghiệp thì cá nhân sẽ có động lực lớn để hình thành và phát triển doanh nghiệp Trong nghiên cứu này, môi trường thể chế được đo lường thông qua việc đánh giá của cá nhân về các yếu tố chính sách của chính phủ và địa phương và nhận thức về chi phí giao dịch trong quá trình Khởi nghiệp của các quốc gia

Turker và Selcuk (2009) nhấn mạnh vai trị tích cực của các bộ phận hỗ trợ chức năng trong môi trường giáo dục trong việc khuyến khích ý tưởng Khởi nghiệp của sinh viên Mơi trường giáo dục kinh doanh sẽ góp phần hỗ trợ và trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết Những kỹ năng kinh doanh như kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng kinh doanh cá nhân và kỹ năng quản lý doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự sẵn sàng khởi nghiệp của sinh viên (Yet Mee Lim và cộng sự, 2012)

Một nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa kiến thức Giáo dục khởi nghiệp và Ý định khởi nghiệp của Banjo Roxas (2014) cũng cho thấy kiến thức kinh doanh tác động trực tiếp và gián tiếp đến ý định Khởi nghiệp thông qua việc làm thay đổi đến nhận thức mong muốn khởi nghiệp và nhận thức về tính khả thi khởi nghiệp

Ngày đăng: 07/07/2023, 07:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w