1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tảo hôn thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

21 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

ĐỀ TÀI: Tảo hơn – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

TIỂU LUẬN

Trang 2

A/ LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển với những chuyển mình to lớntrong tất cả các lĩnh vực Kinh Tế - Văn Hóa – Xã Hội Đi đơi với nó, Nhà nướcta ln đưa ra những chủ trương chính sách nhằm xây dựng đất nước ngày càngtiến bộ hơn Một trong những chủ trương quan trọng là xây dựng chế độ hônnhân tự nguyện, tiến bộ, văn minh, hạnh phúc, bảo vệ tốt quyền lợi bà mẹ và trẻem, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu về hơn nhân và gia đình nhằm đưa các quan hệtrong lĩnh vực hơn nhân và gia đình vào khuôn khổ pháp lý nhất định, vừa đảmbảo được bản chất của hôn nhân chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa đảm bảo trật tự kỷcương của xã hội.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn tồn tại những cuộc hôn nhân vi phạm cácđiều kiện kết hôn, đặc biệt là vi phạm độ tuổi kết hơn, cịn được gọi là tảo hôn.

Cho con cái kết hôn ngay từ tuổi vị thành niên là một tập tục cổ xưaphương Đông Tập tục này thấy được rất rõ ở Trung Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ vàViệt Nam Với người phương Đông xưa, trong hơn nhân và gia đình, tình uđóng vai trị thứ yếu Nam nữ kết hơn phần nhiều khơng phải vì u nhau, và cóu nhau cũng chưa chắc đã lấy được nhau, trong quá trình ở với nhau bền vữnghơn những tình cảm ngẫu nhiên ban đầu Tuy nhiên, mỗi nước có cách thức,quan niệm và đối xử khác nhau về việc tảo hôn Riêng ở Việt Nam, từ năm 1945Nhà nước ta đã nghiêm cấm việc tảo hơn và điều này đã được cụ thể hóa trongluật Hơn nhân và gua đình năm 1959: “Cấm tảo hơn, cưỡng ép kết hôn, cản trởhôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãivợ Cấm lấy vợ lẽ” (Điều 3), các luật hơn nhân và gia đình năm 1986, 2000 vàhiện tại là 2014 đều có quy định về vấn đề này.

Trang 3

B/ NỘI DUNG

I/ Khái niệm tảo hơn

Xét ở góc độ xã hội, tảo hơn là việc hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôntheo luật định, nhưng đã chung sống với nhau như vợ chồng và khơng đăng kýkết hơn Xét ở góc độ pháp lý, theo khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia dình2014: “Tảo hơn là việc lấy vợ, lấy chồng khi cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôntheo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này”

Như vậy, về mặt pháp lý tảo hôn phải thoả mãn 2 điều kiện: đó là 2 bênnam nữ có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện độ tuổi quy định tại khoản1, điều 8 luật hôn nhân và gia đình 2014.

Theo khoản 1 điều 8 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 quy định độ tuổi kếthơn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên Ở Việt Nam mỗi thời kỳkhác nhau quy định về độ tuổi kết hôn khác nhau Sở dĩ pháp luật có quy địnhkhác nhau về độ tuổi kết hôn giữa nam và nữ đều xuất phát từ các nghiên cứukhoa học Mục đích chính của việc quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu ở đây là đểđảm bảo sức khỏe cho nam và nữ, đồng thời bảo đảm cho họ có đủ khả năngnhận thức để thực hiện trách nhiệm làm cha, làm mẹ, làm vợ, làm chồng củamình, đảm bảo cho cuộc sống của gia đình được ấm no, hạnh phúc và lâu dài.Ngồi ra việc quy định độ tuổi tối thiểu trong việc kết hôn nhằm đảm bảo chocon cái của vợ chồng sinh ra được khỏe mạnh và phát triển tốt cả về thể chất lẫntrí tuệ Bên cạnh đó việc quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu của nữ giới là từ đủ18 tuổi để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ sau khi kết hôn(quyền yêu cầu ly hôn, quyền tự quyết định các vấn đề liên quan đến bảnthân, ).

Trang 4

nhất là trẻ em gái Bởi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển chưa hồnthiện, việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậmquá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người, dẫn tới thối hóa và các dichứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của bố, mẹ và con.

II/ Căn cứ xác định tảo hơn là hình thức hơn nhân trái pháp luật theo quyđịnh của pháp luật hiện hành

Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ các điều kiện được pháp luậtquy định, không vi phạm các trường hợp cấm thì hơn nhân mới được coi là hợppháp Điều đó có nghĩa là, chỉ khi tuân thủ các điều kiện kết hơn, thì cuộc hơnnhân mới có giá trị pháp lý, giữa các bên mới phát sinh và tồn tại quan hệ vợchồng đúng nghĩa Nếu các bên nam, nữ quyết định kết hôn mà không tn thủcác quy định của pháp luật thì hơn nhân sẽ khơng được cơ quan có thẩm quyềncơng nhận

Tảo hôn là một trường hợp của kết hôn trái pháp luật mà theo khoản 5Điều 3 luật hơn nhân và gia đình 2014: "Kết hơn trái pháp luật là việc nam, nữđã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cảhai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.”

Như vậy, kết hôn trái luật được hiểu là việc hai bên nam, nữ thực hiệnviệc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng một trong haibên hoặc cả hai bên nam, nữ không đáp ứng được các điều kiện kết hơn về độtuổi, về ý chí của các bên, về năng lực hành vi dân sự, hành vi kết hôn bị cấmtheo quy định của pháp luật Khi việc kết hôn được tiến hành theo đúng quyđịnh của pháp luật thì quan hệ hơn nhân mới được coi là hợp pháp và được nhànước công nhận và bảo vệ Ngược lại, khi vi phạm các điều kiện kết hôn (ngaycả khi được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hơn) thì cuộchơn nhân đó vẫn bị coi là bất hợp pháp, trái pháp luật.

Trang 5

20 tuổi, hoặc nữ không đủ 18 tuổi, hoặc cả hai bên nam nữ đều không đủ độ tuổitrên mà vẫn tiến hành kết hôn thì đó là kết hơn trái pháp luật hành vi kết hôntrái pháp luật này là một trong những hành vi mà pháp luật cấm theo quy địnhtại điểm b, khoản 2, Điều 5, Luật Hơn nhân gia đình 2014.

Do đó, táo hơn là một trong những hình thức hơn nhân trái pháp luật, cụthể ở đây là vi phạm điều kiện về độ tuổi.

III/ Xử lý hành vi tảo hôn theo quy định của pháp luật

Theo quy định của Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014, tảo hôn là một trongnhững hành vi bị cấm Tùy theo mức độ vi phạm đối với từng trường hợp cụ thểcó thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính: Điều 47 Nghị định số110/2013/NĐ-CP quy định về hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn như

sau: “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với

hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn; Phạt tiền từ1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợchồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hơn mặc dù đã có quyết địnhcủa Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó”.

Như vậy, về hành vi tảo hơn, tổ chức tảo hơn bị xử phạt vi phạm hànhchính trong 2 trường hợp:

 Tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hơn;

 Hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủtuổi kết hơn mặc dù đã có quyết định của Tịa án nhân dân buộc chấm dứtquan hệ đó.

Trường hợp đã bị xử phạt hành chính mà vẫn tiếp tục quan hệ vợ chồng

trái pháp luật thì theo Điều 184 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Người nào tổ

Trang 6

Như vậy, hình phạt nặng nhất đối với tội tảo hơn là truy cứu trách nhiệmhình sự.

IV/ Thực trạng nạn tảo hôn đang diễn ra hiện nay

Trong những năm trở lại đây, cùng với việc ban hành các đạo luật về hơnnhân gia đình, Nhà nước đã không ngừng phổ biến, tuyên truyền rộng rãi quyđịnh của pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; treo băng rôn, khẩuhiệu, tranh cổ động để nâng cao hiểu biết người dân từ đó nâng cao ý thức tôntrọng, chấp hành pháp luật về độ tuổi kết hơn cũng như kế hoạch hóa gia đình.Nhiều người đã hiểu rõ và thay đổi quan điểm về thủ tục lạc hậu, chấp hành tốtquy định của pháp luật.

Tỉnh Yên Bái, một địa phương tiêu biểu về vấn nạn tảo hôn cũng đạt đượcnhiều tiến bộ Thông qua Dự án “Can thiệp làm giảm tình trạng tảo hơn và kếthơn cận huyết thống” triển khai ở 15 xã thuộc 4 huyện Văn Chấn, Văn Yên,Trạm Tấu và Mù Cang Chải, đồng bào đã được nâng cao nhận thức về tác hạicủa việc tảo hôn và kết hôn cận huyết thống Nhờ đó, số cặp tảo hơn đã giảm từ31,1% (năm 2011) xuống 22,2% (năm 2013) Năm 2014, số cặp tảo hơn cịn 77trường hợp Sáu tháng đầu năm 2015, chỉ có 31 trường hợp tảo hơn.

Trang 7

Theo số liệu điều tra của Vụ gia đình (Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻem) cho thấy 15 tỉnh, thành phố cả nước có trên 1% trẻ em ở độ tuổi 14 - 16 đãcó vợ chồng Các tỉnh có tỷ lệ trẻ em tảo hơn cao như Hà Giang: 5,72%, CaoBằng: 5,1%, Lào Cai 2,7%, Sơn La 2,6%, Quảng Trị 2,4% và Bạc Liêu 2,1%.Những địa phương trên có đến 22% tỷ lệ kết hơn khơng đăng ký vi phạm LuậtHơn nhân và Gia đình, phần lớn các cặp vợ chồng kết hôn trước tuổi luật định.Theo kết quả điều tra có 30,7% đối tượng kết hơn ở độ tuổi dưới 19, có 0,2% đốitượng kết hôn khi mới 9 tuổi, 0,3% đối tượng kết hôn k hi 14 tuổi, 1,0% kết hônkhi 15 tuổi, 3,3% kết hôn khi 16 tuổi, 5,8% kết hôn khi 17 tuổi và 15,6% kết hônkhi 18 tuổi.

Báo cáo cho biết: Từ năm 2015 đến tháng 8/2017 trên địa bàn toàn tỉnh sốngười tảo hơn là 1.771 người, trong đó: Năm 2015 là 566 người; 2016 là 776người; 8 tháng năm 2017 là 429 người Trong số 1.771 người tảo hôn, nam giớichiếm tỷ lệ trên 32%; nữ giới chiếm trên 67%.

Trung du miền núi phía Bắc là các tỉnh có tỷ lệ tảo hơn cao hơn so với cácvùng khác trong cả nước Trong độ tuổi từ 10-17 tuổi, cứ 10 em trai thì có 1 emcó vợ, 5 em gái có 1 em có chồng Các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao là Lai Châu, HàGiang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng Theo phong tục củanhiều dân tộc, trẻ em khi đến 14-15 tuổi hoặc thậm chí sớm hơn đã đến tuổidựng vợ, gả chồng Cha mẹ hai bên sẽ làm lễ ăn hỏi rồi làm lễ ăn hỏi cho con.Nếu bị chính quyền địa phương biết và can thiệp, họ sẽ xin khất để đến khi đủtuổi sẽ làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Trang 8

Tại khu vực Tây Nguyên, nạn tảo hôn cũng là một hiện tượng phổ biến.Theo Ủy ban dân số - gia đình và trẻ em huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, tồnhuyện có 14 xã nhưng xã nào cũng có tình trạng tảo hơn, xã vùng sâu có tỷ lệcao hơn Tổng số cặp vợ chồng tảo hôn của tỉnh là 213 cặp Tại Kon Tum, nơicó tỷ lệ đồng bào thiểu số là 53% cũng có tới 269 cặp vợ chồng tảo hơn TỉnhGia Lai có tới 974 cặp vợ chồng kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định củapháp luật.

Không riêng gì các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ hay Tây Nguyên, tạicác khu vực đồng bằng thành thị, tình trạng tảo hơn vẫn cịn diễn ra rải rác TạiAn Giang có 185 cặp vợ chồng tảo hơn, tại Đồng Tháp có 179 cặp, Ninh Thuận76 cặp.

Ngay cả 2 trung tâm kinh tế hàng đầu là Hà Nội và Thành phố Hồ ChíMinh vẫn cịn các cặp đơi tảo hôn với con số lần lượt là 42 và 37 cặp Từ các sốliệu nêu trên, có thể thấy, vấn nạn tảo hơn vẫn cịn diễn ra hầu khắp các địaphương trong cả nươc, từ Bắc vào Nam, từ thành phố đến nông thôn, từ miềnnúi đến đồng bằng.

V/ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hơn

1,Ngun nhân khác quan

Thứ nhất, là do ảnh hưởng của những quan niệm, thành kiến, phong tụctập quán cổ hủ, lạc hậu

Trang 9

cịn duy trì đến bây giờ Đối với họ, việc kết hôn chủ yếu được thực hiện theophong tục, tập quán và theo sự sắp đặt của cha, mẹ Việc lấy chồng, lấy vợ chỉcần có sự chứng kiến của hai bên cha, mẹ và sự chứng kiến của họ hàng, làngxóm Quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy vẫn còn tồn tại trong ý nghĩ củangười dân hiện nay Theo họ, hôn nhân không xuất phát từ tình yêu Cứ lấy nhauvề, chung sống với nhau, từ đó sẽ nảy sinh tình cảm Các đồng bào dân tộc thiểusố đã từng có những phong tục tập qn là những nét đẹp văn hóa Ví dụ, tục bắtvợ của dân tộc Mông đã từng là một nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt của ngườidân tộc Mơng, được nhiều người khám phá, tìm hiểu và thích thú với phong tụcnày Bên cạnh những bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc,từng cộng đồng, cũng tồn tại một số phong tục tập qn cịn mang tính lạc hậu,trong đó có những tập qn về hơn nhân có ảnh hưởng, tác động khơng nhỏ đếntình trạng tảo hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số Hiện nay, tục bắt vợ đã kéotheo nhiều hệ lũy, mà điển hình nhất là nạn tảo hôn Kết hôn sớm làm mất đi cơhội về học tập, việc làm tốt, cơ hội cải thiện đời sống và chăm sóc sức khỏe củangười trẻ tuổi, bà mẹ, trẻ em, đặc biệt là ảnh hưởng tới tỉ lệ tử vong, tỉ lệ suydinh dưỡng, thấp còi của trẻ em, dẫn tới ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.

Ở một số địa phương, cộng đồng người dân vẫn kết hơn theo độ tuổi trongtập qn dẫn tới tình trạng tảo hơn vẫn cịn tồn tại trong cộng đồng này Thực tếcho thấy, mặc dù đã được tuyên truyền pháp luật về hơn nhân và gia đình, bàcon hiểu được những quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn, song do phongtục tập quán lạc hậu đã đi vào cuộc sống của người dân từ rất lâu đời, các giađình “dựng vợ, gả chồng” cho con của họ từ rất sớm nên tình trạng tảo hơn vẫndiễn ra Vì chưa đủ tuổi theo luật định, nên việc đăng ký kết hôn không đượcthực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng hai bên gia đình vẫn tổchức đám cưới theo phong tục; họ hàng hai bên, cộng đồng dân cư của cả bảnvẫn mặc nhiên công nhận đó là một cặp vợ chồng

Trang 10

Trong nền kinh tế thị trường, con người dần biến đổi để thích nghi vớinhững điều kiện mới Quan điểm sống của họ cũng trở nên cởi mở, đơn giảnhơn, khơng bị gị bó bởi những quan niệm, thành kiến đạo đức xưa Giới trẻngày nay rất “thống” trong vấn đề hơn nhân và tình cảm Họ dễ dàng thiết lậpcác mối quan hệ với nhau Một trong những hệ lụy đó là việc chung sống như vợchồng giữa nam và nữ là chuyện hết sức bình thường.

2,Nguyên nhân chủ quanThứ nhất, về giáo dục:

Giáo dục là một yếu tố quan trọng nhất, phổ biến nhất làm ảnh hưởng tớitảo hôn Ở các nước đang phát triển trên thế giới, số trẻ đi học ngày càng tăngtrong suốt những năm qua Giáo dục có liên quan mật thiết với tảo hôn, liênquan đến cơ hội cho các thanh, thiếu niên học tiếp ở bậc trung học cơ sở haytrung học phổ thông hoặc bậc cao hơn nữa Tuy đã đạt được những thành tựunhất định về phổ cập giáo dục tiểu học, nhưng đối với vùng dân tộc thiểu số,nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn, tiếp cận giáo dục vẫn đang là một thách thứclớn đặt ra với vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tại các nước đang phát triển,nhiều trẻ em không đến trường, kể cả bậc tiểu học, là một trong những ngunnhân dẫn đến tình trạng tảo hơn với tỉ lệ cao Hơn nữa, giáo dục làm hẹp phạmvi kết hơn của phụ nữ, bởi lẽ nhìn chung, phụ nữ mong muốn kết hơn được vớingười đàn ơng ít nhất là có sự giáo dục tương đương với họ Mặt khác, phụ nữ(hoặc đàn ơng) có nền giáo dục tốt hơn sẽ nhận thức tốt hơn về vấn đề kết hôn,về luật pháp, về khả năng sinh sản và sức khỏe Điều này làm ảnh hưởng lớn tớiquyết định kết hơn của họ, khuyến khích họ trì hỗn kết hơn và mang thai

Trang 11

Điều đó đã khơng tác động tích cực vào nhận thức của học sinh về hơnnhân, gia đình và sức khỏe sinh sản Đồng thời, hoạt động giáo dục kỹ năngsống ở nhiều nhà trường còn đơn điệu, chưa khéo léo lồng ghép kiến thức vềhơn nhân gia đình trong các hoạt động ngoại khóa.

Nhiều nhà trường quan niệm rằng, nếu nói nhiều, khun bảo nhiều, dạycách phịng tránh nhiều thì khơng khác gì “vẽ đường cho hươu chạy” Nhiềuhoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao và các phong trào để tạo sân chơibổ ích, mang tính giáo dục cao cho học sinh ở nhiều nhà trường còn thiếu hoặcchưa sôi nổi.

Thứ hai, do hoạt động tuyên truyền pháp luật đến các địa phương, đặcbiệt là đến vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cịn gặp nhiều hạn chế vàchưa được phổ biến

Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân là một trong những vấnđề được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là công tác tuyên truyền về vấnđề dân số kế hoạch hóa gia đình Nhưng cơng tác tun truyền gặp nhiều khókhăn do trình độ nhận thức của người dân có nhiều chênh lệch Ở một số vùngđồng bào dân tộc thiểu số, họ khơng biết tiếng kinh nên rất khó để tiếp thu đượcnhững chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước Bên cạnh đó, cơ sở hạtầng cũng làm khó khăn cho cơng tác tun truyền vì ở những vùng giao thơngđi lại hết sức khó khăn Ngồi ra, công tác tuyên truyền không đạt hiệu quả caomột phần do đội ngũ tun truyền khơng nhiệt tình.

Thứ ba, do sự can thiệp của chính quyền địa phương đối với các trườnghợp tảo hơn cịn chưa mạnh mẽ, thiếu kiên quyết, thậm chí việc tảo hơn cịn diễnra ngay trong gia đình của những cán bộ đứng đầu chính quyền địa phương

Trang 12

xử phạt hành chính, nhưng nộp phạt xong rồi họ sẽ tiếp tục ở với nhau Cótrường hợp sau khi bị cấm, người phụ nữ đã tìm đến cái chết bằng lá ngón nênchính quyền xã cũng thơi, khơng cấm nữa Việc loại bỏ những phong tục, tậpquán lạc hậu nói chung, loại bỏ tục tảo hơn nói riêng ra khỏi xã hội sẽ có hiệuquả cao hơn nếu có sự nhiệt tình can thiệp của chính quyền địa phương một cáchmạnh mẽ và kiên quyết

VI/ Hậu quả của nạn tảo hôn gây ra

Về sức khỏe: Trước hết, việc kết hôn sớm ảnh hưởng đến thể chất của các

em, nhất là các em gái Tảo hôn sẽ làm cho sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởngđặc biệt là trẻ em gái dưới độ tuổi 15 mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thaivà sinh đẻ cao so với phụ nữ trên 20 tuổi Những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi cónhiều khả năng nhẹ cân hoặc chết non hơn những đứa trẻ khác Đây chính là sựcảnh báo thầm lặng về sức khỏe, bởi các nguyên nhân cốt lõi của tử vong vàbệnh tật của người mẹ không được quan tâm đúng mức Khi chưa đủ tuổi trưởngthành, cơ thể chưa phát triển hết, việc quan hệ tình dục sớm, mang bầu, rồi nicon khiến sự phát triển đầy đủ của người phụ nữ bị chậm lại, thối hóa Nhiềutrường hợp để lại di chứng nặng nề, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong Bêncạnh đó, việc ni con thiếu hiểu biết cũng như ý thức trách nhiệm chưa cókhiến đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, cịi cọc, dễ mắc bệnh…

Về mơi trường giáo dục: Trẻ em buộc phải kết hơn sớm ít khi được tiếp

Trang 13

Về kinh tế: Tảo hôn khiến khả năng kiếm sống hoặc đóng góp về kinh tế

cho gia đình là rất thấp dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao.gia đình phảichăm lo sức khỏe cho con nhiều hơn, tốn kém nhiều tiền của hơn và sẽ rất khóthốt khỏi đói nghèo, dịng dõi gia đình sẽ bị thối hóa, các thế hệ sau ngày càngnhỏ đi, dòng dõi càng ngày càng bị suy thối.

Khơng những thế, sau các đám cưới tảo hơn nhiều khi cũng khiến bố mẹvà các gia đình “trẻ con” phải cịng lưng trả nợ Nhiều gia đình phải vay mượn,cầm cố nhà cửa, ruộng nương để làm đám cưới Xong việc chưa kịp vui mừngđã phải mang trâu, mang thóc đi trả nợ Có nhà phải bán ruộng rồi kéo nhau đilàm thuê, làm mướn Đáng buồn hơn có gia đình phải bán cả nhà để trả nợ rồidắt díu nhau ra bìa rừng dựng lều ở tạm Một vấn đề nữa là ở những vùng dântộc, miền núi, đi kèm với nạn tảo hơn là tình trạng đẻ nhiều, đẻ dày Khơng hiếmnhững gia đình bố mẹ mới chỉ ngồi 20 tuổi mà lít nhít 3 - 4 đứa con Từ vấnnạn này thì chuyện thiếu ăn, thiếu mặc, trẻ con khơng được đi học, khơng đượcchăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng, y tế, văn hóa tinh thần là chuyện tất yếu.

Về tinh thần: Khi kết hôn sớm trẻ em sẽ không được nghỉ ngơi và thư

Trang 14

Về mặt xã hội: Hiện tượng tảo hôn là vi phạm pháp luật về hôn nhân, ảnh

hưởng xấu đến cộng đồng.

Tảo hơn có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển xã hội doảnh hưởng của chất lượng dân số, một xã hội mà tỷ lệ người thiểu năng về thểchất, thiểu năng về trí tuệ, người tàn tật, khuyết tật lớn sẽ là gánh nặng cho xãhội Nhiều cặp đi đến phá vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến quyềnlợi của trẻ em.

Đây chính là những ảnh hưởng lớn đối với trẻ em không chỉ hiện tại màcả tương lai Vì một tương lai tươi sáng cho các em, để cho các em có được sựphát triển tồn diện về thể chất, tinh thần cũng như tâm sinh lý, được tham giahọc tập, giao tiếp với với cộng đồng và xã hội mỗi chúng ta cần phải có nhữnghành động thiết thực như tuyên truyền, vận động cùng với các biện pháp xử lýnghiêm theo các quy định của pháp luật mới có tác dụng vừa giáo dục, vừa dănđe đối với những trường hợp vi phạm Có như vậy mới hạn chế thấp nhất tìnhtrạng tảo hơn đang diễn ra hiện nay.

Vấn nạn tảo hôn ở đồng bào dân tộc thiểu số đang là một thực trạng nhứcnhối ở một số địa phương Điều này không những vi phạm pháp luật mà cịn đểlại những hệ luỵ khó lường đối với cuộc sống của các cặp vợ chồng trẻ Chính vìvậy, đây là một tập tục lạc hậu cần phải loại bỏ trong đời sống xã hội hiện nay

VII/Giải pháp

1,Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong người dân

Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm đẩy lùi nạn tảo hôn Để hạn chếđược điều này cần:

Thứ nhất, phải đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền,

Trang 15

xa, miền núi, hải đảo Chính quyền địa phương cần tập huấn nâng cao kiến thức,kỹ năng tuyên truyền Các ban ngành, đoàn thể phải phát huy vai trị của mìnhtrong việc tun truyền phịng tránh nạn tảo hơn Thực hiện cơng tác tuntruyền, vận động, giáo dục phải mở rộng theo hướng xã hội hóa.

Tăng cường tun truyền, phổ biến, cung cấp thơng tin, kiến thức phápluật về hơn nhân và gia đình trong trường học: Đưa nội dung giáo dục giới tính;các quy định pháp luật về hơn nhân và gia đình (như điều kiện về độ tuổi kếthôn, những điều cấm trong hôn nhân…); về tác hại, hậu quả của tảo hơn vàotrong chương trình giáo dục ở trường phổ thơng trung học và phổ thông dân tộcnội trú Tăng cường cơng tác hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạtđồn, đội, câu lạc bộ, tổ, nhóm… trong trường học để tuyên truyền, cung cấpthông tin, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về hôn nhân và giađình đối với học sinh.

Trang 16

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động: Xây dựngvà nâng cao năng lực cán bộ truyền thông trên cơ sở là những công chức tư phápxã, cán bộ, đảng viên là người dân tộc và đội ngũ cộng tác viên dân số bản.Khảo sát, đánh giá, lựa chọn địa bàn, dân tộc và cam kết của địa phương để xâydựng và triển khai thực hiện dự án truyền thơng, mơ hình can thiệp đối với dântộc Mơng (là dân tộc có tỉ lệ tảo hơn cao nhất huyện).

Thứ hai, phải nâng cao trình độ dân trí cũng như ý thức pháp luật cho

người dân Đây là một giải pháp vừa quan trọng vừa khó khăn nhất Mọi hủ tụclạc hậu đều xuất phát từ sự kém hiểu biết, đặc biệt ở miền núi, biên giới, vùngsâu vùng xa, nơi có tình trạng tảo hơn diễn ra phổ biến.

Huy động trẻ em đến lớp, bảo đảm 100% trẻ em được phổ cập tiểu học vàphổ cập trung học cơ sở.

Đưa các nội dung hướng nghiệp dạy nghề vào nội dung giảng dạy cho họcsinh, đặc biệt hướng tới các nghề mà địa bàn huyện đang còn thiếu như sửa chữaxe máy, xây dựng.

Huy động tối đa các nguồn lực: Nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồnxã hội hóa và các nguồn tài trợ khác, tạo sự đồng thuận trong xã hội cùng chungtay góp phần giảm thiểu tỉ lệ tảo hôn trên địa bàn Hiện nay, nguồn kinh phíngân sách nhà nước cấp cho Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luậthuyện và công chức tư pháp xã là quá ít để phục vụ cơng tác tun truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về hơn nhân và gia đình nóiriêng.

2,Cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là nhân dân miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa.

Trang 17

nhà không cho đi học, không cho đến trường, ở nhà làm việc Đây vừa là nguyênnhân dẫn đến hiểu biết lạc hậu, vừa khiến cho công tác tuyên truyền giáo dụckhông phát huy hiệu quả đến cùng Do đó, phải kết hợp giữa nâng cao đời sốngvật chất, tinh thần với công tác phổ cập kiến thức.

Thứ nhất, cần có sự triển khai đồng bộ các chính sách phát triển kinh tế

gia đình của nhà nước Song song với đầu tư cho các vùng kinh tế động lực, cầnquan tâm đầu tư cho nơng thơn Ưu tiên hỗ trợ cho gia đình người dân chínhsách, gia đình đồng bào dân tộc, thiểu số, gia đình nghèo, gia đình vùng sâuvùng xa nhằm xóa bỏ sự chệnh lệch giữa các vùng, nâng cao đời sống nhân dan,xóa bỏ tư tưởng lạc hậu

Thứ hai, phải đảm bảo cho tất cả gia đình dân tộc thiểu số có đất để sản

xuấ và việc làm Góp phần hiệu quả cho cơng tác xóa đói giảm nghèo, nâng caohiểu biết về pháp luật.

Thứ ba, đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống

vật chất và tinh thần của người dân Xây dựng và nâng cấp các tuyến đường, cáctrụ sở văn hóa Tiếp tục mở các tuyến đường tới các bản, đặc biệt là vùng sâu,vùng xa, vùng biên giới Xây dựng, nâng cấp một số trường học trên địa bàn,xóa các lớp học tranh tre lứa lá.

3,Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hơn nhân và gia đình nói chung và những quy định về nạn tảo hơn nói riêng.

Trang 19

C/ KẾT LUẬN

Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, đặc biệt trong đồng bào dân tộc thiểu sốlà một cuộc chiến lâu dài và nhiều thách thức Để giải quyết vấn đề tảo hơnthì phải đi liền với giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội khác, tuy nhiênkhơng thể nóng vội, mà cần có cách tác động phù hợp, hiệu quả đối với cácdân tộc và vùng miền khác nhau, trong đó có cả người Kinh.

Trang 20

D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật Hơn Nhân và gia đình 2014, Nxb Lao động, Hà Nội.

2 Bộ luật hình sự 2015, Nxb Chính trị quốc gí, Hà Nội.

3 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tưpháp, hơn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp,hợp tác xã.

4.Thu Hường, Hệ lụy nặng nề do tảo hơn, Báo điện tử gia đình và xã hội,

18/12/2015.

5 Mai Tâm, Nạn tảo hôn ở Sơn La: Những điều vui buồn, Báo Công an

Nhân dân điện tử, 26/08/2012

6 An Hồng, Tình hình tảo hơn trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Đài phát thanh –

truyền hình tỉnh Lào Cai

7 Trung Kiên, Yên Bái nỗ lực giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống,

Báo dân tộc và miền núi, 14,09,2015.

8 Nguyễn Thị Vân Anh, Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc – Thực trạng và một số giảipháp, kiến nghị, Tạp chí dân chủ và pháp luật, 27/02/2017.

9 Phan Hịa, Sớm loại bỏ nạn tảo hơn ở Tây Nguyên, Báo Nhân dân điện tử,

Trang 21

MỤC LỤC

A/ LỜI MỞ ĐẦU .1

B/ NỘI DUNG 3

I/ Khái niệm tảo hôn 3

II/ Căn cứ xác định tảo hôn là hình thức hơn nhân trái pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành 4

III/ Xử lý hành vi tảo hôn theo quy định của pháp luật 5

IV/ Thực trạng nạn tảo hôn đang diễn ra hiện nay 6

V/ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hơn 8

1, Ngun nhân khác quan 8

2, Ngun nhân chủ quan 9

VI/ Hậu quả của nạn tảo hôn gây ra 11

VII/ Giải pháp 14

1, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong người dân 14

2, Cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là nhân dân miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa 16

3, Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hơn nhân và gia đình nói chung và những quy định về nạn tảo hơn nói riêng 17

C/ KẾT LUẬN .18

Ngày đăng: 06/07/2023, 21:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w