1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty vận tải hàng hoá đường sắt

66 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Kế Toán Tài Sản Cố Định Hữu Hình Tại Công Ty Vận Tải Hàng Hoá Đường Sắt
Tác giả Vũ Duy Long
Người hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Mỹ
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Năm xuất bản K38
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 85,67 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY VẬN TẢI HÀNG HOÁ ĐƯỜNG SẮT (7)
    • 1.1. Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại công ty (7)
      • 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm tài sản cố định hữu hình (7)
      • 1.1.2. Phân loại và đánh số tài sản cố định hữu hình (8)
    • 1.2. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình của công ty (11)
    • 1.3. Tổ chức quản lý tài sản cố định hữu hình trong công ty (14)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY VẬN TẢI HÀNG HOÁ ĐƯỜNG SẮT (16)
    • 2.1. Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại công ty (16)
      • 2.1.1. Thủ tục, chứng từ (16)
      • 2.1.2. Quy trình ghi sổ (19)
        • 2.1.2.1. Kế toán chi tiết tăng tài sản cố định hữu hình (19)
        • 2.1.2.2. Kế toán chi tiết giảm tài sản cố định hữu hình (29)
    • 2.2. Kế toán tổng hợp tài sản cố định hữu hình của công ty (38)
    • 2.3. Kế toán tổng hợp khấu hao tài sản cố định hữu hình của công ty (46)
    • 2.4. Kế toán tổng hợp sửa chữa tài sản cố định hữu hình của Công ty (56)
    • 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty và phương hướng hoàn thiện (57)
      • 3.1.1. Ưu điểm (57)
      • 3.1.2. Nhược điểm (59)
    • 3.2. Phương hướng hoàn thiện (60)
  • KẾT LUẬN (63)
    • Biểu 2.1 Hợp đồng kinh tế mua xe ôtô (21)
    • Biểu 2.2 Biên bản giao nhận xe ôtô (25)
    • Biểu 2.3 Biên bản thanh lý hợp đồng (27)
    • Biểu 2.4 Biên bản thanh lý tài sản cố định (32)

Nội dung

ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY VẬN TẢI HÀNG HOÁ ĐƯỜNG SẮT

Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại công ty

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tài sản cố định hữu hình

TSCĐ là những tư liệu lao động có vốn đầu tư ban đầu lớn và thời gian thu hồi vốn dài, chúng có giá trị lớn thời gian sử dụng lâu dài tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (Số 03 – TSCĐ hữu hình) TSCĐ phải có đủ cả 4 tiêu chuẩn sau :

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

- Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách tin cậy.

- Có thời gian hữu dụng từ 1 năm trở lên.

- Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên

Xuất phát từ ngành nghề kinh doanh của Công ty là Vận tải hàng hoá Đường sắt chính vì vậy TSCĐ HH chiếm vị trí vô cùng quan trọng Đặc điểm chung của chúng là có giá trị rất lớn, thời gian sử dụng dài, hàng năm được Công ty đầu tư nhiều TSCĐ HH chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của công ty trong đó

“phương tiện vận tải” có số lượng lớn và giá trị rất lớn

Tài sản cố định của Công ty được đầu tư hình thành từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu bằng hai nguồn là nguồn do ngân sách và nguồn vốn vay.

1.1.2 Phân loại và đánh số tài sản cố định hữu hình

* Phân loại: Để giúp cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ được thuận lợi hơn thì TSCĐ phải được phân loại thành từng loại, từng nhóm cụ thể Có một số cách phân loại sau đây :

- Theo hình thái biểu hiện : Theo cách phân loại này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2 loại là TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Trong đó TSCĐ HH bao gồm :

+ Nhà cửa, vật kiến trúc

+ Phương tiện vận tải, truyền dẫn

+ Thiết bị dụng cụ quản lý

- Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: Căn cứ vào quyền sở hữu các TSCĐ của doanh nghiệp được phân chia thành:

+ Tài sản cố định tự có là TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn liên doanh Đây là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

+ Tài sản cố định thuê ngoài là những TSCĐ mà doanh nghiệp phải đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Tùy theo điều khoản của hợp đồng thuê tài sản mà TSCĐ đi thuê được phân thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê lao động.

- Phân loại TSCĐ HH theo tình hình sử dụng :

+ TSCĐ HH chưa cần dùng

+ TSCĐ HH không cần dùng và chờ thanh lý.

Tại Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt TSCĐ HH của công ty được phân loại đúng theo chế độ kế toán của Bộ tài chính ban hành, TSCĐ HH chủ yếu bao gồm :

+ Nhà cửa, vật kiến trúc : gồm các văn phòng làm việc giao dịch ở công ty, các xí nghiệp trực thuộc công ty, các nhà ga, …

+ Máy móc thiết bị : gồm các thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh và các thiết bị văn phòng …

+ Phương tiện vận tải : các phương tiện phục vụ cho kinh doanh như các đầu máy, toa xe và các xe ô tô phục vụ cho văn phòng

+ Thiết bị dụng cụ quản lý

Ngoài ra Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt sử dụng các tài khoản sau để hạch toán TSCĐ :

TK 2111: Nhà cửa vật, kiến trúc

TK 2112: Máy móc,thiết bị

TK 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn

TK 2114: Thiết bị dụng cụ quản lý

TK 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc

Trong các TSCĐ HH của công ty thì phần “phương tiện vận tải” chiếm phần lớn trong đó ngoài các phương tiện phục vụ cho công tác văn phòng của công ty thì số lượng phương tiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh có số lượng rất lớn (chủ yếu là các toa xe hàng) Do đó chúng cần được đánh số để tiện cho công tác kiểm tra, quản lý phục vụ công tác hạch toán TSCĐ HH, việc đánh số cho các toa xe được thực hiện như sau:

- Đối với khổ đường 1m công ty sử dụng 6 số ( xxxxxx ) để đánh số cho các toa xe cụ thể cho từng chủng loại như sau:

+ Chủng loại G : Được đánh số bắt đầu bằng số 1 hoặc 2 ( 1xxxxx , 2xxxxx) ví dụ : 102365, 102366, … 221253, 221254

+ Chủng loại H : Được đánh số bắt đầu bằng số 3 hoặc 4 ( 3xxxxx , 4xxxxx) ví dụ : 345656, 345657, … 467568, 467569

+ Chủng loại N : Được đánh số bắt đầu bằng số 5 ( 5xxxxx) ví dụ :

+ Chủng loại M : Được đánh số bắt đầu bằng số 6 ( 6xxxxx) ví dụ :

+ Chủng loại HL ( toa hành lý ) : Được đánh số bắt đầu bằng số 7 ( 7xxxxx) ví dụ : 711724, 711725, …

+ Chủng loại P : Được đánh số bắt đầu bằng số 8 ( 8xxxxx) ví dụ :

+ Chủng loại CD ( toa chuyên dụng ) được đánh với 4 số ( xxxx) ví dụ

- Đối với khổ đường 1.435m thì cách đánh số tương tự như phương pháp trên nhưng các chủng loại toa xe được đánh số với 7 số ( xxxxxxx )

Tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình của công ty

Trong năm 2009, Công ty VTHH ĐS thực hiện mục tiêu “Đổi mới, an toàn và phát triển bền vững”, tổng doanh thu đã đạt hơn 820 tỷ đồng, tăng 17,2% so cùng kỳ Trong đó thu hàng hoá đạt 743.584.903 đồng, tăng 18,13% so cùng kỳ Tấn Km hàng hoá đạt 2 tỷ 818,22 triệu Tkm tăng 2,3% so cùng kỳ Tấn Km tính đổi đạt 3 tỷ 053,406 triệu Tkm tăng 1,7% so cùng kỳ Có được kết quả trên ngoài sự nỗ lực cố gắng của CBCNV còn có lý do khách quan là nhu cầu vận tải hàng hoá ngày càng tăng, đặc biệt là hàng Bắc- Nam và kinh nghiệm đã được tích lũy từ việc tổ chức các đoàn tàu hàng chuyên tuyến Hiện nay các đội tàu hàng chuyên tuyến của Công ty đã được tăng cả về lượng và về chất Năm 2009, Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp để tăng tấn số các tàu hàng chuyên tuyến Bắc-Nam từ 650 lên 800 tấn Số đoàn tầu phục vụ bình quân đạt 180,5 đoàn/ngày, tăng 4,5 đoàn/ngày so cùng kỳ Công tác an toàn các mặt được thực hiện khá tốt Không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng và nặng.

Công ty VTHHĐS đã đề ra nhiều giải pháp mạnh, thực hiện quyết liệt trên các lĩnh vực như tổ chức lại vận tải; sửa cơ chế điều hành nội bộ; đầu tư cho chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tiết kiệm chi phí, giảm giá thành vận tải; mở rộng nâng cao chất lượng dịch vụ; gia tăng thị phần và đa dạng hoá sản phẩm vận tải phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác năm 2010 Trong đó đạt 6 triệu 800 ngàn tấn hàng hoá xếp, 2,888 tỉ tấn km hàng hoá; 3,073 tỉ tấn km tính đổi; đặc biệt chỉ tiêu tổng doanh thu đạt 903 tỷ đồng; Phấn đấu đạt mức tăng trưởng về sản lượng vận tải và doanh thu tăng trưởng từ 11% trở lên; thu nhập bình quân tăng trưởng 7% trở lên.

Cũng trong năm 2009 thì tài sản cố định hữu hình của Công ty có sự tăng giảm khá lớn cụ thể là :

+ TSCĐ tăng : nguyên giá = 21.310.024.350 đồng, giá trị còn lại 17.969.080.995 đồng.

+ TSCĐ giảm : nguyên giá = 20.426.268.781 đồng, giá trị còn lại 2.240.951.194 đồng.

Việc tăng, giảm TSCĐ HH của Công ty diễn ra không chỉ ở tại cơ quan công ty mà còn ở các đơn vị thành viên nên không gây ảnh hưởng quá lớn đến nguồn vốn kinh doanh của công ty.

TSCĐ ở công ty tăng do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là mua sắm mới các thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như xây mới, đóng mới, điều chuyển trong nội bộ, trong ngành, …Còn TSCĐ giảm chủ yếu là do các tài sản đã cũ hỏng không còn khả năng sử dụng được đem đi thanh lý nhượng bán và ngoài ra còn do nguyên nhân điều chuyển trong nội bộ, trong ngành.

Sau đây em xin trích bảng “chi tiết tăng, giảm TSCĐ” của công ty trong năm 2009 :

Bảng 1.1: Chi tiết tài sản cố định giảm

STT Tên TSCĐ Nguyên giá Giá trị còn lại Lý do

1 Thanh lý máy photocopy 21.915.000 0 TLNB

8 5 xe P điều chuyển CTK SG 1.767.000.000 0 Đ/C ngành

Bảng 1.2: Chi tiết tài sản cố định tăng

STT Tên TSCĐ Nguyên giá Giá trị còn lại Lý do

1 2 bộ thiết bị giám sát an toàn 279.148.722 279.148.222 Mua mới

TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY đuôi

2 Trạm biến áp 225.973.375 225.973.375 Mua mới

5 Nhà bảo vệ ga Xuân Giao 44.159.702 44.159.702 Xây mới

6 Máy quay phim kỹ thuật số 21.436.364 21.436.364 Mua mới

8 1 cầu truyền tải xe nâng hàng 28.571.428 28.571.428 Mua mới

9 Máy ép phun nhựa 25HP 195.000.000 195.000.000 Mua mới

10 Máy vi tính (Máy chủ) 71.145.690 71.145.690 Mua mới

11 Tăng bổ sung TXĐM dự án

Tổ chức quản lý tài sản cố định hữu hình trong công ty

Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý TSCĐ

1 XN đầu máy Hà Lào 14 Ga Hoàng Mai

2 XN đầu máy Vinh 15 Ga Đông Hà

3 XN vận dụng toa xe hàng Hà Nội 16 Ga Sóng Thần

4 XN vận dụng toa xe hàng Sài Gòn 17 Ga Yên Viên

5 XN toa xe Vinh 18 Ga Đồng Đăng

6 XN toa xe Đà Nẵng 19 Ga Tiên Kiên

7 XN cơ khí xếp dỡ Sài Gòn 20 Ga Lâm Thao

8 XN vận tải đường sắt Hà Thái 21 Ga Lào Cai

9 XN vận tải đường sắt Hà Quảng 22 Ga Xuân Giao

10 Ga Giáp Bát 23 Ga Hải Phòng

11 Ga Thịnh Châu 24 Chi nhánh VTHH Đà Nẵng

12 Ga Bút Sơn 25 Chi nhành VTHH Sài Gòn

- Tổng giám đốc của công ty Bùi Tấn Phương : là người có quyền ra quyết định liên quan đến quyết định đầu tư, thanh lý, nhượng bán, … về tài sản cố định hữu hình.

- 3 Phó Tổng giám đốc (Kỹ sư Nguyễn Hữu Mỹ, Thạc sĩ Lê Duy Vân, Kỹ sư Trịnh Văn Quyết) : ngoài các nhiệm vụ chính của mình thì các phó Tổng giám đốc cũng có thể thay mặt Tổng giám đốc để ra các quyết định liên quan đến việc đầu tư, mua sắm mới, thanh lý nhượng bán, … tài sản cố định hữu hình

- Phòng Tài chính kế toán – kiểm thu của công ty : Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của TSCĐ trong phạm vi toàn công ty cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thương xuyên việc bảo quản TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ Tính toán và phân bổ chính xác khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ.

- Phòng kỹ thuật : có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra các tài sản cố định của Công ty và lập các báo cáo kỹ thuật gửi về phòng Tài chính Kế toán - Kiểm thu để làm chứng từ cho tài sản cố định

- Các đơn vị thành viên : do quy mô của Công ty VTHH ĐS rất lớn với nhiều đơn vị thành viên rải rác khắp cả nước nên các đơn vị thành viên là người quản lý trực tiếp về tài sản cố định tại đơn vị của mình Họ có trách nhiệm làm báo cáo gửi lên Công ty VTHH ĐS định kỳ về tình hình biến động tài sản cố định tại đơn vị của mình

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY VẬN TẢI HÀNG HOÁ ĐƯỜNG SẮT

Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại công ty

Công ty Vận tải hàng hóa Đường sắt áp dụng theo đúng quy định của bộ tài chính và các chuẩn mực kế toán hiện hành

- Thủ tục khi tăng tài sản cố định :

+ Trường hợp mua mới TSCĐ : Công ty tiến hành làm hồ sơ chào hàng với ít nhất 3 nhà thầu sau đó tiến hành chọn lấy 1 nhà cung cấp với các tiêu chí như chất lượng, uy tín, giá cả, bảo hành, …Sau đó 2 bên tiến hành ký kết hợp đồng, lập hóa đơn, khi các công việc trên kết thúc thì tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng và biên bản nghiệm thu Kế toán ghi tăng TSCĐ như sau :

+ Trường hợp tăng do nhận bàn giao trong ngành : Từ quyết định của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tiến hành lập biên bản giao nhận cùng với hồ sơ kỹ thuật và hồ sơ tài chính Kế toán ghi như sau :

Có TK 214+ Trường hợp tăng do hoán cải, nâng cấp : Từ hồ sơ quyết toán kế toán ghi như sau :

- Thủ tục khi giảm tài sản cố định :

+ Trường hợp giảm do thanh lý nhượng bán : Khi có quyết định thanh lý nhượng bán, công ty tiến hành tổ chức thanh lý nhượng bán Kế toán tiến hành ghi giảm sổ TSCĐ như sau :

Có TK 211 + Trường hợp giảm do điều chuyển trong ngành : Kế toán ghi như sau

Các chứng từ Công ty VTHH ĐS sử dụng như sau :

- Trường hợp mua sắm mới:

.Hợp đồng mua bán TSCĐ

.Giấy thông báo mời thầu

.Biên bản quyết định mua tài sản của đơn vị trúng thầu

.Quyết định của đơn vị trúng thầu

.Biên bản bàn giao TSCĐ

.Biên bản nghiệm thu TSCĐ

.Biên bản thanh lý hợp đồng

.Quyết định thanh lý TSCĐ

.Biên bản thanh lý TSCĐ

2.1.2.1 Kế toán chi tiết tăng tài sản cố định hữu hình

Tại Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt thì TSCĐ có thể được hình thành do được ngân sách cấp, do đầu tư mua sắm mới, TSCĐ tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành, …

- Trường hợp tăng TSCĐ HH do mua sắm mới:

Dựa vào nhu cầu cần tăng TSCĐ HH do bộ phận cần sử dụng đề nghị lập phiếu đề nghị trình lên Tổng giám đốc công ty Sau khi Tổng Giám đốc phê duyệt, ban quản lý đầu tư tiến hành mua sắm mới TSCĐ.

Sau đó dự án mua TSCĐ được ban quản lý đầu tư chọn nhà thầu bằng cách đấu thầu nhà cung cấp Trên hồ sơ đấu thầu Công ty ký kết hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp, tiếp đó theo hợp đồng kinh tế nhà cung cấp giao TSCĐ HH cho công ty để kiểm tra tài sản theo những điều khoản trong hợp đồng và tiến hành lập biên bản giao nhận Kết thúc việc bàn giao TSCĐ HH hai bên lập biên bản thanh lý hợp đồng và nhà cung cấp xuất hoá đơn GTGT kèm theo để công ty tiến hành thanh toán cho bên nhà cung cấp.

Sau đây em xin dùng nghiệp vụ mua xe ôtô Honda Civic làm ví dụ:

Văn phòng Công ty có nhu cầu được trang bị mới một xe ôtô nên lập biên bản đề nghị trình lên Tổng Giám đốc công ty Nếu Tổng Giám đốc phê duyệt thì sẽ ra quyết định lập tổ tư vấn về giá, tổ tư vấn có trách nhiệm lựa chọn nhà cung cấp.

Sau đó công ty tiến hành ký hợp đồng kinh tế với Honda ôtô Giải Phóng về việc mua ôtô Hai bên tiến hành giao xe, bên bán lập biên bản bàn giao xe, hoá đơn bán hàng giao cho công ty Sau khi hoàn tất hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng và lập biên bản thanh lý Căn cứ vào hoá đơn GTGT từ Honda Ôtô Giải Phóng,công ty tiến hành thanh toán bằng tiền gửi Ngân hàng đồng thời dựa vào các chứng từ khác để lập thẻ TSCĐ, ghi sổ kế toán chi tiết (Bảng 2.5, trang 31)

Biểu 2.1 : Hợp đồng kinh tế mua xe ôtô

Số: 09/HĐKT/2009 Căn cứ Luật Dân sự Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Căn cứ Luật Thương Mại của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên

Hôm nay ngày 23/06/2009, chúng tôi gồm:

I Bên A : Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt Đại diện : Ông Bùi Tấn Phương

Chức vụ: Tổng Giám đốc Địa chỉ: 130 Đường Lê Duẩn – Hà Nội

II Bên B: Honda ôtô Giải Phóng Đại diện : Ông Lưu Văn Tiến

Chức vụ: Phó giám đốc làm đại diện Địa chỉ: Km9 Quốc lộ 1A, phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP HàNội

Hai bên cùng thoả thuận ký vào hợp đồng kinh tế với các điều khoản sau: Điều 1: Nội dung của hợp đồng :

Bên B đồng ý bán, bên A đồng ý mua 01 xe ôtô Honda Civic 1.8 i-Vtec The Playful

Số khung : TF2-6890074 , Số máy : 8H-0462572 Điều 2: Thanh toán và giao nhận hàng

- Hình thức thanh toán: Tiền mặt, séc, hoặc uỷ nhiệm chi

- Thanh toán: Bên mua kiểm tra chất lượng, chạy thử ngay sau khi nhận xe

-Thanh toán 100% giá trị hợp đồng Thời gian thanh toán: Sau 45 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng Điều 3: Trách nhiệm các bên

Thực hiện các điều khoản về thanh toán theo điều 2.

- Cử cán bộ có đủ chuyên môn để hướng dẫn cho bên mua vận hành máy đúng quy trình quy phạm.

- Lập biên bản nghiệm thu và bàn giao sau khi hoàn thành công việc. Điều 4: Chất lượng và bảo hành

- Sản phẩm do bên B bàn giao đảm bảo đúng tiêu chuẩn, máy mới 100%.

- Bên B bảo hành miễn phí các sản phẩm trên trong vòng 12 tháng kể từ ngày giao hàng. Điều 5: Điều khoản chung:

- Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản ghi trên, mọi thay đổi trong hợp đồng đều phải được hai bên nhất trí thông qua văn bản Nếu không thống nhất sẽ đưa ra toà án kinh tế Hà Nội, mọi quyết định của toà án hai bên đều phải thực hiện.

- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký đến khi kết thúc hợp đồng.

- Hợp đồng được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau.

Hai bên nhất trí ký tên : Đại diện bên A Đại diện bên B

HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu số 01GTGT- 3LL

Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 22 tháng 7 năm 2009 Đơn vị bán hàng : Honda Ôtô Giải Phóng Địa chỉ: Km9 Quốc lộ 1A, phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội MST : 0800261113 Đơn vị mua hàng: Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt Địa chỉ: 130 đường Lê Duẩn - Hà Nội

MST : 0101042704 Hình thức thanh toán: Chuyển khoản

STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

Xe ô tô Civic 1.8 i-VTEC The

Thuế GTGT(Thuế suất VAT 10%): 48.670.000 đồng Tổng cộng số tiền thanh toán: 535.370.000 đồng

Số tiền viết bằng chữ : Năm trăm ba lăm triệu ba trăm bảy mươi nghìn đồng chẵn

-Hai bên tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng theo đúng luật sau khi giao nhận TSCĐ và thanh toán hoàn tất Đại diện bên A Đại diện bên B

Biểu 2.2 : Biên bản giao nhận xe ôtô

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BIÊN BẢN ôVề việc bàn giao ụtụ Civic 1.8 i-VTEC The Playful ằ

Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 09/HĐKT/2009 về việc mua bán ôtô Civic 1.8 i-VTEC The Playful ký ngày 23/06/2009 giữa Honda ôtô Giải Phóng với Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt.

I Bên A : Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt Đại diện : Ông Bùi Tấn Phương

Chức vụ : Tổng Giám đốc Địa chỉ : 130 đường Lê Duẩn – Hà Nội

II Bên B : Honda Ôtô Giải Phóng Đại diện : Ông Lưu Văn Tiến

Chức vụ : Phó Giám Đốc Địa chỉ : Km9 Quốc lộ 1A, phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP

Hai bên thống nhất tiến hành bàn giao ôtô Civic 1.8 i-VTEC Playful như sau : Điều 1 Nội dung bàn giao ôtô

Bên B đồng ý giao và bên A đồng ý nhận 01 ôtô hiệu Civic 1.8 i-VTEC Playful do Việt Nam sản xuất Điều 2 Thời gian giao ôtô 15h ngày 22/07/2009 Điều 3 Địa điểm giao ôtô Giao ôtô tại Công ty VTHH ĐS (Địa chỉ : 130 đường Lê Duẩn – Hà Nội) Điều 4 Kết luận Bên B giao ôtô hiệu Civic 1.8 i-VTEC Playful và các hồ sơ pháp lý của ôtô cho bên A Bên A đã thanh toán hết số tiền mua bán máy cho bên B.

Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau mỗi bên giữ 1 bản để cùng thực hiện

Biểu 2.3 : Biên bản thanh lý hợp đồng

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Hợp đồng kinh tế số 09/HĐKT/2009

- Căn cứ vào nội dung hợp đồng kinh tế số 09/HĐKT/2009 giữa Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt và Honda Ôtô Giải Phóng

- Căn cứ vào kết quả thực hiện hợp đồng

Hôm nay là ngày 17 tháng 08 năm 2009, chúng tôi gồm:

- Tên doanh nghiêp: Công ty Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt

- Địa chỉ: 130 đường Lê Duẩn – Hà Nội

- Đại diện: Ông Bùi Tấn Phương

- Chức vụ: Tổng Giám đốc

- Tên doanh nghiêp: Honda Ôtô Giải Phóng

- Địa chỉ: Km9 Quốc lộ 1A, phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP

- Đại diện : Lưu Văn Tiến

- Chức vụ: Phó giám đốc

Hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý hợp đồng số 09/HĐKT/2009 với những nội dung sau:

1 Xác nhận kết quả thực hiện hợp đồng: Bên B đã hoàn thành công việc cung cấp xe ô tô đúng chủng loại và nội dung như đã ký kết.

- Chất lượng kỹ thuật: Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật

- Thời gian và tiến độ: như đã ghi trong hợp đồng.

2 Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán.

Bên A đã thanh toán đầy đủ cho bên B theo phương thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt với số tiền là: 535.370.000 đồng.

Bằng chữ: Năm trăm ba mươi lăm triệu, ba trăm bảy mươi nghìn đồng chẵn.

3 Những điều khoản còn tồn tại và trách nhiệm sau khi thanh lý hợp đồng.

- Bên B: Bảo hành thiết bị đã cung cấp theo nội dung hợp đồng.

Biên bản này lập thành 4 bản có giá trị pháp lý như nhau mỗi bên giữ 2 bản Đại diện bên A Đại diện bên B

Công ty VTHH Mẫu số S23 - DN

130 Lê Duẩn – TP Hà Nội

THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Lập thẻ ngày 17 tháng 8 năm 2009

Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số… ngày … tháng… năm…

Tên TSCĐ: Ôtô Civic 1.8 i-VTEC The Playful

Ký hiệu, quy cách TSCĐ:

Số thẻ TSCĐ: NC - 16 Nước sản xuất: Việt Nam Tháng, năm đưa vào sử dụng: 22/07/2009

Công suất, (diện tích) thiết kế: Đơn vị quản lý, sử dụng : Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt

Nguyên giá tài sản cố định Giá trị hao mòn TSCĐ Giá trị còn lại

Ngày Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn Năm GTCL a b d 1 2 3 4 5 6

TSCĐ Ôtô Civic 1.8 i-VTEC The Playful

Hà nội, ngày 17 tháng 8 năm 2009 Lập biểu Kế toán trưởng

2.1.2.2 Kế toán chi tiết giảm tài sản cố định hữu hình

Tại Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt thì TSCĐ của công ty có thể giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, nhượng bán, thanh lý, … tuỳ theo từng trường hợp giảm TSCĐ mà công ty lập các chứng từ như biên bản giao nhận TSCĐ, “Biên bản thanh lý TSCĐ”, … Trên cơ sở này kế toán công ty ghi giảm TSCĐ trên các “Sổ tài sản cố định”

- Giảm TSCĐ do thanh lý nhượng bán

Ví dụ thanh lý máy photocopy cũ Công ty tiến hành kiểm kê định kỳ tài sản cố định để quản lý một cách có hiệu quả và cùng đó có biện pháp xử lý những TSCĐ hư hỏng cần thanh lý và nhượng bán (ở đây là máy photocopy cũ). Phòng kỹ thuật giới thiệu bán cho ông Nguyễn Minh Tú là nhân viên trong công ty, hai bên thỏa thuận giá sau khi Tổng giám đốc phê duyệt, công ty xuất hóa đơn bán máy cho người mua và giữ liên 1 của hóa đơn lại Tiếp đó lập biên bản thanh lý TSCĐ, kế toán ghi giảm TSCĐ và vào sổ kế toán chi tiết

(Trích sổ chi tiếtTSCĐ “Bảng 2.5, trang 31”)

HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu số 01GTGT-3LL

Liên 1: (Lưu) Ngày 5 tháng 9 năm 2009 Đơn vị bán hàng : Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt Địa chỉ: 130 đường Lê Duẩn - Hà Nội

Họ tên người mua hàng : Ông Nguyễn Minh Tú Đơn vị mua hàng: Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt Địa chỉ: 130 đường Lê Duẩn - Hà Nội

MST : 0101042704 Hình thức thanh toán: Tiền mặt

STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

Thuế GTGT(Thuế suất VAT 10%): 700.000đồng Tổng cộng số tiền thanh toán: 7.700.000đồng

Kế toán tổng hợp tài sản cố định hữu hình của công ty

Hàng năm Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt tiến hành công tác kiểm kê tài sản cố định để quản lý và phân loại tài sản từ đó có biện pháp sử dụng TSCĐ cho hiệu quả tốt nhất Cùng với đó đưa ra phương pháp xử lý những TSCĐ đã bị hư hỏng cần thanh lý nhượng bán và TSCĐ không cần dùng để thu hồi “Bảng 2.6 : Bảng tổng hợp kiểm kê TSCĐ, trang 44”

Quy trình ghi sổ tổng hợp tăng TSCĐ : Sau khi nhận được hồ sơ và các chứng từ có liên quan đến việc tăng TSCĐ HH, từ hoá đơn GTGT “Bảng 2.1, trang 20” kế toán vào sổ Nhật ký chung “Bảng 2.7, trang 36” sau đó ghi tăng TSCĐ trên Sổ cái tài khoản 211 “Bảng 2.8, trang 37”

Quy trình ghi sổ tổng hợp giảm TSCĐ : Dựa vào kết quả thanh lý kế toán hạch toán với các chứng từ có liên quan, từ hoá đơn GTGT “Bảng 2.3, trang 27” kế toán vào sổ Nhật ký chung “Bảng 2.7, trang 36” sau đó ghi giảm TSCĐ trên

Sổ cái tài khoản 211 “Bảng 2.8, trang 37”

Bảng 2.6 : Bảng tổng hợp kiểm kê tài sản cố định

STT Nhóm TSCĐ Theo sổ sách kế toán Theo kiểm kê thực tế Chênh lệch

Nguyên giá Giá trị còn lại chia theo nguồn Nguyên giá Giá trị còn lại Nguyên giá GTCL

Tổng Ngân sách Tự bổ sung Vốn vay Khác

I TSCĐ có nhu cầu sử dụng 1.516.924.208.255 279.473.502.379 59.234.630.694 0 220.238.871.685 0 1.516.924.208.255 279.473.502.379 0 0

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 1.016.957.000 494.888.067 494.888.067 0 0 0 1.016.957.000 494.888.067 0 0 a Nhà cửa : 1.016.957.000 494.888.067 494.888.067 0 0 0 1.016.957.000 494.888.067 0 0

- Nhà cửa khác 0 0 0 0 0 0 0 b Vật kiến trúc 0 0 0 0 0

2 Máy móc thiết bị 0 0 0 0 0 0 0 0 0 a Máy móc thiết bị động lực 0 0 0 0 b Máy móc thiết bị công tác 0 0 0 0

3 Dụng cụ đo lường thí nghiệm 0 0 0 0 0 0 0

4 Thiết bị phương tiện vận tải 1.514.675.579.543 278.851.309.828 58.612.438.143 0 220.238.871.685 0 1.514.675.579.543 278.851.309.828 0 0 a Phương tiện vận tải đường bộ 2.886.141.425 756.609.569 756.609.569 0 2.886.141.425 756.609.569 b Phương tiện vận tải đường sắt 1.510.472.115.396 278.094.700.259 57.855.828.574 220.238.871.685 0 1.510.472.115.396 278.094.700.259

- Toa xe 1.510.472.115.396 278.094.700.259 57.855.828.574 220.238.871.685 1.510.472.115.396 278.094.700.259 c Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng 0 0 0 d Phương tiện vận tải khác 1.317.322.722 0 0 1.317.322.722 0

II TSCĐ không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý

3 Thiết bị phương tiện vận tải 0 0

III TSCĐ hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi

IV TSCĐ thuê ngoài, nhận giữ hộ, nhận gia công, đại lý

Hà nội, ngày 28 tháng 02 năm 2009

Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái

Số hiệu TK Số tiền

Cộng trang trước chuyển sang :

Mua ôtô Honda Civic 1.8 i-VTEC Playful trả bằng tiền gửi Ngân hàng

Ghi giảm hao mòn cho máy photocopy

Thu tiền thanh lý máy photocopy

Bảng 2.8 : Sổ cái tài khoản 211

Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009

Chứng từ ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng

Số CT NT Số CT NT Nợ Có

Giảm TSCĐ do Đ/C 7 xe G cho CTKHN Giảm TSCĐ do Đ/C 7 xe G cho CTKHN Giảm TSCĐ do Đ/C 4 xe P cho CTKSG Giảm TSCĐ do Đ/C 1 xe P cho LHSK Giảm TSCĐ do T/lý 12 xe H/cải GCH Giảm TSCĐ do T/lý máy photocopy Tăng TSCĐ do mua mới ôtô Honda Civic Nhận bàn giao10 xe P từ CTK Sài Gòn

Tăng TSCĐ do mua mới máy chủ cơ quan công ty – XN DVKT&TM Tăng giá trị 120P dự án cải tạo lắp van xả đáy Tăng bổ sung vốn CSH & giá trị 350 xe 2005 Tăng bổ sung vốn CSH & giá trị 200 xe 2003 Giảm 40 toa xe thanh lý do LHKT

Giảm 40 toa xe thanh lý do LHKT

Kế toán tổng hợp khấu hao tài sản cố định hữu hình của công ty

Theo chế độ tài chính hiện hành, các doanh nghiệp có thể tính khấu hao theo 3 phương pháp là : phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.

Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng Mức khấu hao hàng năm của 1 TSCĐ được tính như sau :

Mức khấu hao = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm bình quân năm

Tỷ lệ khấu hao năm = 1

Số năm sử dụng dự kiến Mức trích khấu hao = Nguyên giá TSCĐ TSCĐ bình quân năm Số năm sử dụng định mức Mức khấu hao = Mức khấu hao TSCĐ bình quân năm

TSCĐ bình quân tháng 12(tháng)

Ví dụ: Tại phòng kế toán của công ty đang sử dụng một chiếc máy nén khí với nguyên giá 60.070.000 đồng, thời gian sử dụng dự kiến là 10 năm Tài sản cố định này được đưa vào sử dụng năm 2009, công ty tiến hành khấu hao cho máy nén khí như sau:

Mức khấu hao TB = 60.070.000 = 6.007.000 Hàng năm 10

Mức khấu hao TB = 6.007.000 = 500.583 Hàng tháng 12

Kế toán lập bảng tổng hợp mức trích khấu hao TSCĐ trong năm, sau đó từ bảng trích khấu hao của từng quý trong năm kế toán lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định và ghi sổ nhật ký chung sau đó vào sổ cái tài khoản 214.

Bảng 2.9 : Tổng hợp mức trích khấu hao tài sản cố định năm 2009

Chỉ tiêu Số tiền Chia theo nguồn

A.TSCĐ dùng trong SXKD 63.889.505.836 10.076.163.825 53.813.342.011 1.SXKD vận tải (SX chính) 63.889.505.836 10.076.163.825 53.813.342.011 Máy móc thiết bị động lực

Máy móc thiết bị công tác

Dụng cụ làm việc, đo lường

Thiết bị và phương tiện vận tải 63.753.648.513 9.940.306.502 53.813.342.011

Phương tiện vận tải bộ 295.497.611 295.497.611 0

Chưa điều chỉnh kiểm toán 297.316.000 297.316.000 Điều chỉnh kiểm toán 2008 -1.818.389 -1.818.389

Phương tiện vận tải đường sắt 63.458.150.902 9.644.808.891 53.813.342.011

Chưa điều chỉnh kiểm toán 63.260.155.901 9.446.813.890 53.813.342.011 Điều chỉnh kiểm toán 2008 53.140.991 53.140.991

Thiết bị và phương tiện vận tải khác

Chưa điều chỉnh kiểm toán 36.834.553 36.834.553 Điều chỉnh kiểm toán 2008 511.770 511.770

Nhà cửa, vật kiến trúc 98.211.000 98.211.000

2.SXKD ngoài vận tải (SX phụ)

Bảng 2.10 : Bảng trích khấu hao tài sản cố định quí 4/2009

Chỉ tiêu Tổng số Chia theo nguồn

A.TSCĐ dùng trong SXKD 13.142.036.624 9.686.675.655 3.455.360.969 1.SXKD vận tải (SX chính) 13.142.036.624 9.686.675.655 3.455.360.969 Máy móc thiết bị động lực

Máy móc thiết bị công tác

Dụng cụ làm việc, đo lường

Thiết bị và phương tiện vận tải 13.064.039.215 9.608.678.246 3.455.360.969

Phương tiện vận tải bộ 72.509.861 295.497.611

Chưa điều chỉnh kiểm toán 74.328.250 297.316.000 Điều chỉnh kiểm toán 2008 -1.818.389 -1.818.389

Phương tiện vận tải đường sắt 12.991.529.354 9.536.168.385 3.455.360.969

Chưa điều chỉnh kiểm toán 12.902.174.859 9.446.813.890 3.455.360.969 Điều chỉnh kiểm toán 2008 53.140.991 53.140.991

Chưa điều chỉnh kiểm toán 12.717.139 12.171.139 Điều chỉnh kiểm toán 2008 811.770 811.770

Nhà cửa, vật kiến trúc 64.468.500 64.468.500

2.SXKD ngoài vận tải (SX phụ)

Bảng 2.11 : Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ

STT Chỉ tiêu KH TK 627 TK 641 TK 642 TK 241

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 64.468.500 64.468.500

5 Tài sản cố định khác

Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái

Số hiệu TK Số tiền

Cộng trang trước chuyển sang :

Trích khấu hao tháng 12 nhà cửa, vật kiến trúc

Trích khấu hao tháng 12 dụng cụ quản lý

Trích khấu hao tháng 12 phương tiện vận tải

Bảng 2.13 : Sổ cái tài khoản 214

Chứng từ ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng

Số CT NT Số CT NT Nợ Có

Khấu hao TSCĐ Q4/2009- nhà cửa, VKT Khấu hao TSCĐ Q4/2009- dụng cụ quản lý Khấu hao TSCĐ Q4/2009- PTVT Điều chỉnh KH TSCĐ (toa xe) Điều chỉnh KH TSCĐ (toa xe) Điều chỉnh KH TSCĐ (toa xe) Điều chỉnh KH TSCĐ ( ô tô 7 chỗ ) Điều chỉnh KH TSCĐ ( máy photocopy )

Kế toán tổng hợp sửa chữa tài sản cố định hữu hình của Công ty

Sau một thời gian sử dụng TSCĐ có thể bị hư hỏng và chúng cần được bảo dưỡng hoặc sửa chữa Dựa theo mức độ hư hỏng của TSCĐ mà công ty áp dụng các nghiệp vụ sửa chữa khác nhau Kế toán ghi như sau:

Có TK 111, 112, 331 Một số chứng từ thường dùng của công ty trong nghiệp vụ sửa chữa là :

Trong năm 2009, Công ty Vận tải hàng hóa Đường sắt không có nghiệp vụ sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định hữu hình.

CHƯƠNG 3 : HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

TẠI CÔNG TY VẬN TẢI HÀNG HOÁ ĐƯỜNG SẮT

Đánh giá chung về thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty và phương hướng hoàn thiện

ty và phương hướng hoàn thiện

Vận tải hàng hóa đường sắt là phần hoạt động trọng yếu của Tổng công ty đường sắt Việt Nam với thị trường trải rộng trên toàn quốc Đối với Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt do đặc thù ngành nghề kinh doanh nên TSCĐ chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn vốn kinh doanh Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ đối với công ty nên Công ty vận tải hàng không ngừng cải thiện công tác hạch toán TSCĐ hữu hình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty

Bộ máy kế toán của Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt phải đảm nhiệm

1 khối lượng công việc rất lớn và phức tạp Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoạt động kế toán vừa được tổ chức theo công tác phân cấp lại vừa theo phương pháp chỉ đạo trực tuyến tạo thành phương pháp hỗn hợp Đây là phương pháp tổ chức bộ máy kế toán khoa học và rất phù hợp với mô hình công ty lớn có nhiều thành viên Với sự nhiệt tình, chu đáo và cẩn thận của các nhân viên phòng Tài chính

Kế toán - Kiểm thu cùng với sự lãnh đạo chính xác hiệu quả của ban Giám đốc công ty thì công tác kế toán TSCĐ HH tại công ty đã được thực hiện tốt

- Về mặt tổ chức quản lý TSCĐ HH

Tại Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt TSCĐ được quản lý một cách chặt chẽ, các phòng ban, phân xưởng, đơn vị thành viên khi sử dụng có trách nhiệm cao trong việc bảo quản TSCĐ Phòng Tài chính Kế toán - Kiểm thu phối hợp cùng với các phòng ban khác thường xuyên tiến hành kiểm kê TSCĐ HH để kiểm tra đối chiếu số liệu Công ty có một kế toán viên chuyên về tài sản cố định quản lý tất cả những sổ sách chứng từ có liên quan đến TSCĐ của công ty

- Về chứng từ kế toán

Công ty áp dụng đầy đủ và hợp lệ quy định của Bộ Tài chính đối với mỗi bộ chứng từ khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập, luân chuyển lưu trữ và bảo quản chứng từ Công tác luân chuyển chứng từ tại công ty được tổ chức một cách chặt chẽ theo đúng chức năng, quyền hạn của các bộ phận có liên quan.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có một hệ thống chứng từ của mình dưới sự cho phép của Bộ Tài chính Các chứng từ có thể là chứng từ chung hoặc chứng từ đặc thù Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm với số chứng từ mà mình sử dụng Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, hệ thống chứng từ của Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt bao gồm các chứng từ chung và nhiều loại chứng từ đặc thù

- Về tài khoản kế toán

Công ty áp dụng quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Về hình thức sổ kế toán

Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung” với hình thức ghi sổ này tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép, lưu trữ tài liệu

- Về hệ thống báo cáo

Theo quy định của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, hàng quý các đơn vị thành viên Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt phải lập các báo cáo tài chính gửi lên cho công ty Sau đó, kết hợp với báo cáo tài chính của cơ quan công ty thực hiện tổng hợp báo cáo gửi lên Tổng công ty Công ty áp dụng hệ thống báo cáo ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Ngoài những ưu điểm như trên thì hiện tại công ty vẫn còn tồn tại những nhược điểm hạn chế như sau:

- Thứ nhất : Về phương pháp tính khấu hao

Công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng phương pháp này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản, tổng mức khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng TSCĐ và không gây ra đột biến trong giá thành sản phẩm Nhưng phương pháp này lại có nhược điểm là trong nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết được sự hao mòn vô hình của TSCĐ.

- Thứ hai : Về công tác quản lý TSCĐ HH

Do quy mô của Công ty Vận tải hàng hoá Đường sắt gồm có 25 xí nghiệp thành viên trải dài khắp toàn quốc nên việc tập hợp những chứng từ liên quan đến TSCĐ HH của những xí nghiệp thành viên rất khó để kiểm tra tính chính xác Muốn kiểm tra tính chính xác của chúng thì phải đi xuống từng đơn vị để đối chiếu với chứng từ gốc Đây là công việc phức tạp, mất thời gian, tốn kém nên ít được tiến hành Điều đó có nghĩa tính chính xác của các chứng từ phụ thuộc vào các đơn vị gửi.

- Thứ ba : Về sổ sách kế toán

Công ty áp dụng mẫu sổ Nhật ký chung và sổ cái theo quyết định sổ 15/2006 của Bộ Tài chính nhưng mẫu sổ Công ty sử dụng không đúng theo mẫu sổ của Bộ Tài chính quy định Việc dùng mẫu sổ sai sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý và kiểm tra TSCĐ tại công ty.

Phương hướng hoàn thiện

Công ty cần sớm khắc phục các nhược điểm hạn chế để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ

- Để khắc phục nhược điểm của phương pháp khấu hao theo đường thẳng thì công ty có thể áp thêm 2 phương pháp khấu hao theo chế độ tài chính hiện hành là : phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần ( khấu hao nhanh) , phương pháp khấu hao theo sản lượng Đối với máy móc thiết bị,phương tiện vận tải là TSCĐ gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh thi công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (khấu hao nhanh).

- Công ty nên duy trì công tác kiểm kê định kỳ hàng năm để sớm phát hiện những trường hợp không chính xác về chứng từ TSCĐ và có biện pháp xử lý kịp thời Công ty cũng có thể thành lập ban thanh tra đặt tại các 3 miền để tiện cho công tác quản lý TSCĐ.

- Công ty nên sửa lại mẫu sổ Nhật ký chung và Sổ cái đang dùng cho đúng với mẫu sổ quy định của Bộ Tài chính để tạo điểu kiện thuận lợi cho công tác hạch toán TSCĐ, dưới đây là mẫu sổ chuẩn :

Bảng 3.1: Sổ nhật ký chung

Diễn giải Đã ghi sổ cái

Số trang trước chuyển sang

Cộng chuyển sang trang sau x x x

Năm … , Tên tài khoản … , Số hiệu…

NT ghi sổ Chứng từ

Số hiệu TK đối ứng

Số phát sinh trong tháng

Cộng số phát sinh thángCộng luỹ kế từ đầu quý

Ngày đăng: 06/07/2023, 17:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w