1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh hà thành

85 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:

Sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với sự ra đời và pháttriển của nền kinh tế hàng hoá để giải quyết nhu cầu thanh toán, phân phối vốn, phụcvụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân với đặc thùkinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ Vì thế, hoạt động ngân hàng chứa đựng rất nhiều tiềmẩn rủi ro mà chúng ta khó có thể biết trước được Hiện nay, tín dụng là một trongnhững hoạt động chính mang lại phần lớn doanh thu cho các ngân hàng Do vậy, rủi rotín dụng có thể đưa đến những hậu quả nặng nề cho các ngân hàng thương mại, từ giảmlợi nhuận hoạt động đến phá sản Mặt khác, với vai trị trung gian tài chính quan trọngcủa mình trên thị trường tài chính và nền kinh tế, một ngân hàng phá sản có thể kéotheo sự sụp đổ của nhiều ngân hàng khác, từ đó đe dọa sự ổn định của hệ thống ngânhàng và theo đó là cả nền kinh tế.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp và nguy cơkhủng hoảng tín dụng tăng cao Đặc biệt trong năm 2008 vừa qua, cuộc khủng hoảngkinh tế xảy ra với quy mô rộng khắp toàn cầu đã ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ đếncác doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng trong và ngoài nước Nhiều doanh nghiệpViệt Nam đứng trước tình trạng phá sản, khơng có khả năng thanh tốn các khoản nợvới ngân hàng Khối lượng các khoản nợ xấu của ngân hàng tăng lên Đứng trước tìnhhình đó, đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nâng cao cơng tác quản lýtín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro.

Trước tính cấp thiết đó, trong q trình thực tập tại phịng Kinh doanh Chi

nhánh NHNo&PTNT Hà Thành, em đã chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng tạiNgân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Hà Thành” để nghiên

cứu.

Mục đích nghiên cứu đề tài:

Trang 2

dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành Qua đó,đưa ra những giải pháp cũng như kiến nghị cụ thể.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tín dụng và một số giải pháp để phòng ngừa và hạn chếrủi ro tín dụng.

- Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro tín dụng và một số giải pháp để phịng ngừa và hạn chếrủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành trong giai đoạn 2007 - 2009

Phương pháp nghiên cứu:

Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra , phương pháp

được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp so sánh, phân tích kếthợp với phương pháp điều tra chọn mẫu và hệ thống hóa Bên cạnh đó, đề tài cũng vậndụng kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học liên quan để làm phong phú vàsâu sắc hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.

Kết cấu của chuyên đề:

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, chuyên đề được chia làm 3 nội dung chính:

Chương I: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà ThànhChương III: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo& PTNT Hà

Trang 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.Tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại

Khi nghiên cứu về Ngân hàng thương mại, các nhà kinh tế học đưa ra rất nhiềunhững quan niệm khác nhau về NHTM Người thì cho rằng: “NHTM là tổ chức tàichính nhận tiền gửi và cho vay tiền” Người khác lại nhận định: “NHTM là trung giantài chính có giấy phép kinh doanh của Chính phủ để cho vay tiền và mở tài khoản tiềngửi, kể cả các khoản tiền gửi có thể dùng séc” Sở dĩ có tình trạng này là do hoạt độngNHTM rất đa dạng, các thao tác trong từng nghiệp vụ Ngân hàng lại phức tạp và vấnđề này luôn biến động theo sự thay đổi chung của nền kinh tế Mặt khác, do tập quán,luật pháp của mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau đã dẫn đến những quan niệm vềNHTM khơng đồng nhất giữa các nước trên thế giới.

Có nhiều cách thể hiện khác nhau về các định nghĩa về ngân hàng thương mại,

nhưng nhìn chung, các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụhoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế [Rose P.S (2004), Quản trị Ngânhàng thương mại, NXB Tài chính, trang 4, chương 1]

Theo luật Mỹ : NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục cácdịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh tốn.

Cịn theo Luật ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính của Việt Namban hành ngày 24/5/1990 thì: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủyếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sửdụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanhtoán”.

Trang 4

Vai trò quan trọng của ngân hàng được hình thành từ hoạt động phong phú củamình Các hoạt động của Ngân hàng thương mại có thể được phân chia thành một sốhoạt động chính sau đây.

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn.

Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổchức kinh tế và cá nhân trong xã hội Vốn huy động bao gồm 2 loại chủ yếu là tiền gửivà nguồn huy động khác, bao gồm chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu [TS Tơ Ngọc Hưng,

Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh hoạt động ngân hàng, NXB Tài chính].

Tiền gửi là nguồn tài nguyên quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổngnguồn tiền của NHTM Ngân hàng huy động tiền gửi thơng qua việc cung cấp các loạihình tiền gửi khác nhau.

- Tiền gửi thanh toán: Là loại tiền gửi trong ngân hàng với mục đích tạo mộtnguồn tiền sẵn có cho mục đích thanh tốn, chi trả thơng qua hoạt động ngân hàng Dođó khơng có thời hạn cụ thể và lãi suất thấp.

- Tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn: Nguồn tiền gửi này cũng có thể được rút rabất cứ lúc nào, do đó cũng có lãi suất thấp Tuy nhiên, không giống tiền gửi thanh tốn,nguồn tiền gửi này khơng được dùng để thanh tốn Do đó, lãi suất nguồn tiền này vẫncao hơn tiền gửi thanh tốn.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là nguồn tiền gửi mà người gửi chỉ được rútra sau một khoảng thời gian nhất định đã được thỏa thuận ban đầu với mức lãi suất đãthỏa thuận Nếu người gửi phá vỡ thỏa thuận bằng cách rút tiền trước hạn thì ngânhàng sẽ đưa ra hình phạt, cụ thể là lãi suất.

Ngân hàng cịn có thể huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửingắn hạn và trái phiếu dài hạn Hai loại phiếu nợ này được các ngân hàng phát hànhtheo từng đợt, tùy theo mục đích sử dụng của từng thời kỳ và được sự chấp nhận củaNgân hàng trung ương hoặc Hội đồng chứng khốn Quốc gia.

1.1.2.2 Hoạt động tín dụng.

Trang 5

vụ kinh doanh ngân hàng, TS Tô Ngọc Hưng, Tín dụng là việc ngân hàng chuyểnnhượng tạm thời một lượng vốn cho khách hàng trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãisau một khoảng thời gian thỏa thuận Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở lịng tin giữa

ngân hàng và khách hàng.

Hoạt động tín dụng về cơ bản được chia ra thành các loại sau: Theo thời gian, có 3 loại tín dụng:

- Tín dụng ngắn hạn: Loại hình tín dụng này bao gồm các khoản vay có kỳ hạndưới 1 năm, do đó hạn chế được rủi ro do thời hạn thu hồi và quay vịng vốn nhanh.

- Tín dụng trung hạn: Tín dụng trung hạn thường có thời hạn từ 1 đến 5 năm,dùng cho các mục đích mua sắm tài sản cố định, đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất,xây dựng các cơng trình nhờ có khả năng thu hồi vốn nhanh.

- Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm, được cấp cho các hoạt động xâydựng cơ bản, xây dựng mới, cải tiến mở rộng với quy mơ lớn Loại tín dụng này có thờigian thu hồi vốn lâu, khả năng kiểm soát vốn bị hạn chế và tốc độ vịng quay vốnchậm.

Nhìn chung, trong ba loại tín dụng này thì tỷ trọng tín dụng ngắn hạn ở ngânhàng thường cao hơn tín dụng trung và dài hạn Đó là do các ngân hàng chủ yếu tài trợcho nhu cầu vốn lưu động của khách hàng Ngoài ra, tín dụng trung và dài hạn thườngcó rủi ro cao hơn và chi phí của nó cũng đắt hơn Các ngân hàng phân loại theo thờigian để quản lý tốt hơn nhằm đảm bảo an toàn và sinh lợi.

 Theo hình thức tài trợ, tín dụng được chia thành cho vay, bảo lãnh, cho thuê,

chiết khấu:

- Cho vay là việc ngân hàng giao tiền cho khách hàng với cam kết khách hàngphải hoàn trả gốc và lãi trong thời gian xác định Trong phần lớn các ngân hàng thươngmại, cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng.

Trang 6

- Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền ra mua tài sản để cho khách hàng thuê theonhững thoả thuận nhất định Có hai hình thức cho thuê là cho thuê nghiệp vụ và chothuê tài chính.

- Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàngtương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữumột thương phiếu chưa đến hạn.

 Theo tài sản đảm bảo, tín dụng được chia thành tín dụng có tài sản đảm bảo và

khơng có tài sản đảm bảo:

- Tín dụng có tài sản đảm bảo là việc ngân hàng cho khách hàng vay vốn dựatrên cam kết người nhận tín dụng là sẽ dùng tài sản đảm bảo để trả nợ trong một sốtrường hợp.

- Tín dụng khơng có tài sản đảm bảo: là hình thức tín dụng có thể được cấp chokhách hàng có uy tín, thường làm ăn thường xun có lãi hoặc các khoản vay của cáctổ chức lớn hay theo chỉ định của Chính phủ.

Ngồi ra, tín dụng ngân hàng còn được phân loại theo ngành kinh tế, theo đốitượng tín dụng, theo mục đích sử dụng vốn Việc phân loại tín dụng cho phép ngânhàng theo dõi rủi ro và sinh lợi, gắn liền với những lĩnh vực tài trợ để có chính sáchphù hợp.

1.1.2.3 Hoạt động đầu tư tài chính.

Ngồi nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngânhàng, khoản mục được đánh giá là nguồn quan trọng thứ hai, có liên quan và hỗ trợ, bổsung cho khả năng sinh lời của các nghiệp vụ cho vay là khoản mục chứng khoán.Ngân hàng tham gia vào thị trường chứng khoán dưới nhiều hình thức, thực hiện hoạtđộng đầu tư tài chính với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao khả năng thanh tốnvà đa dạng hóa tài sản, hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro trong hoạt độngngân hàng.

Các NHTM tiến hành nghiệp vụ đầu tư tài chính dưới 2 hình thức cơ bản: đầu tưchứng khốn và liên doanh liên kết.

Trang 7

khoán với tư cách là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, mua đi bán lại các chứng khoán đểkiếm lời.

NHTM thường đầu tư vào 2 loại chứng khốn chủ yếu có kỳ hạn dài là chứngkhốn do chính phủ hay chính quyền địa phương phát hành và chứng khốn do cáccơng ty, xí nghiệp phát hành Chứng khốn do Nhà nước phát hành có lợi nhuận thấp,song hầu như khơng có rủi ro do Nhà nước ln có nguồn đảm bảo khả năng thanhtoán lớn nhất là thuế và quyền lực phát hành tiền Trong khi đó, chứng khốn cơng tycó lợi nhuận cao hơn nhưng độ an toàn thấp hơn Các ngân hàng thường giữ chứngkhốn cơng ty để hưởng thu nhập hằng năm.

- Liên kết liên doanh: Trên thị trường tài chính, các ngân hàng cịn thực hiện cácmục tiêu chung của mình thơng qua hình thức liên doanh liên kết vốn với các xínghiệp, cơng ty Với tư cách là thành viên hùn vốn, NHTM có thể đứng ra mua cổphiếu của mình, từ đó trở thành thành viên sáng lập hay góp vốn kinh doanh, đồng thờicó thể cử người vào ban quản trị công ty.

1.1.2.4 Dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ.

Ngồi các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống, trong môi trường cạnh tranh gaygắt, các NH luôn cố gắng mở rộng và ngày càng chú trọng vào các dịch vụ tiện íchnhằm thu hút khách hàng Trong đó, dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ là những lĩnh vựcdịch vụ ngày càng được các NH chú trọng cả về quy mô và số lượng, chất lượng

Dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp nhanh gọn và an tồn Ngân hàng đãkhơng ngừng cải tiến và ngày càng đưa ra nhiều hình thức thanh tốn thuận tiện chokhách hàng như séc, thư tín dụng, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thanh tốn qua thẻ…

Khơng chỉ ngừng lại ở việc cung cấp dịch vụ trong nước, ngày nay ngân hàngđã mở rộng liên kết với các ngân hàng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu thanh tốn nướcngồi của khách hàng với các phương tiện thanh toán đa dạng và tiện lợi.

Trang 8

1.1.2.5 Các hoạt động khác.

Bên cạnh các hoạt động chính, ngân hàng cịn cung cấp cho khách hàng một sốdịch vụ khác đi kèm nhằm làm đa dạng hóa các hoạt động của mình và đáp ứng đượcmọi yêu cầu cần thiết của khách hàng Một số dịch vụ được ngân hàng cung cấp như:

- Dịch vụ ủy thác: là dịch vụ quản lý tài sản được thực hiện dưới nhiều hìnhthức và cách sắp xếp khác nhau Dịch vụ ủy thác có thể được chia làm 3 lĩnh vựcchính: việc ấn định tài sản, điều hành dịch vụ ủy thác, giám hộ tài sản và hoạt động củacác cơ quan đại diện.

- Dịch vụ tư vấn: là việc ngân hàng dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của mìnhmà tư vấn cho khách hàng những lời khuyên tốt nhất, những hiểu biết sâu sắc nhất vềcác lĩnh vực mà khách hàng yêu cầu.

- Dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ bảo quản tiền gửi, nghiệp vụ ngân hàng trên thịtrường chứng khoán: đây là những hoạt động phức tạp và địi hỏi chun mơn, vì vậycác ngân hàng thường lập các công ty con hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực này đảmtrách.

1.1.3 Hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động quan trọng hàng đầu của các ngân hàng để tài trợ cho chi

tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ Hoạt động cho vay củangân hàng phuc vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạora sức sống cho nền kinh tế [Rose P.S (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB

Tài chính, Hà Nội]

Theo luật các tổ chức tín dụng nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều49 có ghi: “Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thứccho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh cho th tàichính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước”.

Các hình thức cấp tín dụng truyền thống mà ngân hàng cung cấp bao gồm:

1.1.3.1 Hoạt động chiết khấu thương phiếu:

Trang 9

chuyển nhượng dễ dàng, có tính đảm bảo cao và khả năng thanh tốn tương đối chắcchắn.

Chiết khấu thương phiếu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng,trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu những thương phiếu chưa đến hạnthanh toán cho ngân hàng để nhận về một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi lợi tức vàphí hoa hồng [TS Tơ Ngọc Hưng, Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, NXB

Thống kê].

Số tiền ngân hàng trả cho khách hàng được tính như sau:T = M – [M*i*t + H1 + H2]

Trong đó: M: Mệnh giá của thương phiếu I: Lãi suất chiếu khấu

T: Thời hạn chiết khấu

H1: Hoa hồng phí phụ thuộc theo thời gian H2: Hoa hồng cố định.

Ngân hàng đưa ra một số điều kiện đối với thương phiếu như cịn thời hạn thanhtốn theo quy định của ngân hàng Nhà nước, hợp lệ về mặt hình thức và nội dung,khách hàng phải chuyển nhượng quyền sở hữu cho ngân hàng dưới hình thức kí hậu.

Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu có nhiều ưu điểm:

- Nghiệp vụ chiết khấu ít rủi ro, khả năng thu hồi nợ khá chắc chắn vì đã cóthương phiếu đảm bảo.

- Là hình thức tín dụng khá đơn giản, ít phiền phức đối với ngân hàng.

- Chiếu khấu khơng làm đóng băng vốn của ngân hàng vì thời hạn chiết khấuthường ngắn, dưới 90 ngày và ngân hàng có thể dễ dàng xin tái chiếu khấu thươngphiếu ở Ngân hàng Trung ương.

- Tiền của khách hàng khi chiết khấu thường được chuyển vào tài khoản tiền gửicủa khách hàng, bởi vậy nó tạo ra nguồn vốn cho khách hàng.

1.1.3.2 Hoạt động cho vay.

Theo Rose P.S, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, “Cho vay là

Trang 10

- Cho vay thấu chi Theo quy chế cho vay 1627 do NHNN Việt Nam ban hành,cho vay theo hạn mức thấu chi là “việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằngvăn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh tốn củakhách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt độngthanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn”.

Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi.

Số tiền lãi mà khách hàng phải trả = lãi suất thấu chi * thời gian thấu chi* số tiền

Đây là hình thức vay tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, chủ động và kịpthời, đồng thời có thủ tục đơn giản, linh hoạt để khơng gây phiền hà nhiều cho kháchhàng.

Tuy nhiên, hình thức vay này khơng có đảm bảo và ngân hàng khơng kiểm sốtđược mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng Vì vậy hình thức này chỉ được ápdụng cho những khách hàng quen thuộc và có uy tín.

- Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay tương đối phổ biến đối vớicác khách hàng khơng có nhu cầu vay vốn thường xuyên.

Mỗi lần vay, khách hàng và ngân hàng phải làm những thủ tục vay vốn cần thiếtvà ký kết hợp đồng tín dụng Nghiệp vụ này tương đối đơn giản và ngân hàng có thể dễdàng kiểm sốt mục đích sử dụng vốn vay và hạn chế rủi ro do khách hàng phải làmđơn và trình phương án vay.

- Cho vay theo hạn mức: Với hình thức này, tổ chức tín dụng và khách hàng xácđịnh thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.Hạn mức tín dụng có thể được tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ và là số dư tối đa tại thờiđiểm tính

Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn củakhách hàng Đây là hình thức cho vay thuận tiện với những khách hàng có quan hệ vaymượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinhdoanh và tốc độ lưu chuyển vốn tín dụng nhanh.

Trang 11

khoản thu bán hàng để trả nợ trước khi thanh toán cho nhà cung cấp và các khoản phảithu cùng hàng hóa trong kho đều trở thành tài sản đảm bảo cho khoản vay.

- Cho vay trả góp: Là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép kháchhàng trả nợ gốc làm nhiều lần trong thời hạn thỏa thuận Hình thức này nhằm tài trợkhuyến khích tiêu thụ hàng hóa và áp dụng tài trợ cho tài sản cố định và các hàng hóalâu bền.

- Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay thơng qua các tổ chức trung gian.Ngân hàng cho vay thơng qua các nhóm sản xuất, hợp tác xã,… Các tổ chức trung giannày đứng ra tín chấp cho các thành viên vay vốn hoặc bảo lãnh cho các thành viên,điều này tạo thuận tiện cho những người vay khi họ khơng có hoặc khơng đủ tài sản thếchấp.

1.1.3.3 Hoạt động cho thuê tài chính.

Cho th tài chính thường là hình thức tín dụng trung và dài hạn, trong đó ngânhàng mua tài sản và cho khách hàng thuê với thời hạn nhất định, sao cho ngân hàngphải thu được gần đủ giá trị của tài sản cho thuê cộng thêm một khoản lãi Theophương thức này, người thuê được sử dụng tài sản mà mình cần trên cơ sở đi th, giúpcơng ty giảm bớt được chi phí mua mà thay vào đó là chi tiền thuê tài sản hàng kỳ chongân hàng.

Cho thuê tài chính có những điểm giống và điểm khác với cho vay truyền thống.Trước hết, ngân hàng xuất tiền với kỳ vọng thu về cả gốc và lãi sau một thời hạn nhấtđịnh, cũng phải đối đầu với rủi ro khi khách hàng kinh doanh không hiệu quả, khôngtrả tiền thuê đầy đủ và đúng hạn Tuy nhiên, với hình thức này, tài sản cho thuê vẫnthuộc sở hữu của ngân hàng, do đó ngân hàng có quyền thu hồi nếu việc sử dụng khơngđúng mục đích Cho th tài chính cũng khơng có tài sản đảm bảo, đồng thời có nhữngtài sản cho th đặc thù địi hỏi chi phí cao nên rủi ro đối với ngân hàng là khá cao.

1.1.3.4 Hoạt động bảo lãnh.

Trang 12

Bảo lãnh là hình thức tài trợ thơng qua uy tín, trong đó ngân hàng chỉ phải xuấttiền khi khách hàng không thực hiện được cam kết Bảo lãnh được coi như tài sảnngoại bảng và khi ngân hàng đứng ra trả nợ thay cho khách hàng, khoản chi trả nàyđược chuyển vào nội bảng, cấu thành nợ quá hạn Vì vậy, bảo lãnh cũng chứa đựng rủiro như một khoản vay truyền thống và ngân hàng cân phải phân tích khách hàng nhưkhi thực hiện các khoản vay khác.

Bảo lãnh được thực hiện dưới nhiều hình thức, nhưng chủ yếu bao gồm:

- Bảo lãnh bảo đảm tham gia dự thầu: ngân hàng cam kết với chủ đầu tư về việctrả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm các quy định trong hợpđồng dự thầu.

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: ngân hàng cam kết việc chi trả tổn thất hộ kháchhàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng như cam kết, gây tổn thất chobên thứ ba.

- Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước: cam kết của ngân hàng về việc sẽhoàn trả tiền ứng trước cho bên mua (người hưởng bảo lãnh) nếu bên cung cấp (ngườiđược bảo lãnh) khơng trả.

- Bảo lãnh đảm bảo hồn trả vốn vay (bảo lãnh vay vốn): ngân hàng cam kết vớingười vay về việc hoàn trả gốc và lãi thay nếu khách hàng của ngân hàng không trảđược.

- Bảo lãnh bảo đảm thanh toán: ngân hàng cam kết với việc sẽ thanh toán tiềntheo hợp đồng thanh toán cho người thụ hưởng nếu khách hàng của ngân hàng khơngthanh tốn đủ.

1.2 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.

1.2.1 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Trang 13

Trong lĩnh vực kinh tế thì rủi ro được coi là những tổn thất mà các doanh nghiệpphải chấp nhận khi kinh doanh Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ – tín dụng, ngân hàngcũng phải chấp nhận điều đó Và thực tế đã chứng minh rằng khơng có một ngành kinhdoanh nào mà khả năng dẫn đến rủi ro lại có thể lớn như kinh doanh tiền tệ.

Do đặc thù kinh doanh tiền tệ nên ngân hàng có rất nhiều loại rủi ro khác nhau,

được phân loại theo nhiều tiêu thức song đều có bản chất chung, đó là khả năng gây ratổn thất cho ngân hàng Về cơ bản, hoạt động ngân hàng thương mại thường phải đốimặt với những rủi ro sau:

 Rủi ro lãi suất.

Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến gắn với những thay đổicủa lãi suất và nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kì hạn của tài sản và nguồn, quymơ và kì hạn các hợp đồng kì hạn [PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Giáo trình NHTM,

NXB ĐH Kinh tế Quốc Dân]

Khi lãi suất biến động sẽ tạo ra rủi ro cho hoạt động đầu tư của các ngân hàng.Lãi suất tăng lên sẽ làm giảm thấp giá thị trường của các chứng khoán nợ được pháthành trước đó, và mức độ thiệt hại tài chính tỷ lệ thuận với kỳ hạn của mỗi chứngkhốn Ngồi ra, các thời kỳ tăng lãi suất cịn được ghi nhận bởi nhu cầu tín dụng leothang và bởi vì cấp tín dụng là ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng, nên các khoản đầutư vào chứng khoán buộc phải thanh lý để tạo ra nguồn ngân quỹ để cho vay Khi phảibán chứng khoán trong điều kiện giá cả bất lợi như vậy tất yếu sẽ dẫn đến tổn thất vềvốn đáng kể cho ngân hàng

Ngoài ra, khi lãi suất thị trường thay đổi, ngân hàng cịn có thể gặp phải rủi rogiảm giá trị tài sản Như chúng ta đã biết, giá trị thị trường của tài sản có hay tài sản nợlà dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ Do đó, nếu lãi suất thị trường tăng lênthì mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng lên, giá trị hiện tại của tài sản có và tài sảnnợ giảm xuống và ngược lại Nếu kì hạn của tài sản có và tài sản nợ khơng cân xứngvới nhau, khi lãi suất thị trường tăng, có sự giảm giá trị rõ rệt giữa tài sản có và tài sảnnợ, từ đó có thể dẫn đến thiệt hại về tài sản của ngân hàng

 Rủi ro tín dụng

Trang 14

không đúng hạn RRTD không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà nó cịn bao gồmnhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như: bảo lãnh, tài trợthương mại, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ …

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất trong các loại rủi ro mà ngân hàng gặpphải, nó thường xuyên xảy ra và gây ra những hậu quả nặng nề nhất không chỉ đối vớingân hàng Rủi ro tín dụng của ngân hàng gắn liền với rủi ro của khách hàng vay vốn.Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, rủi ro tín dụng xảy ra cịn là vì khách hàng cố ý khơngtrả nợ gốc và lãi cho ngân hàng, có ý đồ chiếm dụng vốn Khi rủi ro tín dụng xảy racó thể làm tê liệt khả năng thanh tốn của ngân hàng, thậm chí đưa ngân hàng đến bờvực phá sản Chính vì vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh, các ngân hàng khơngđược xem nhẹ vấn đề rủi ro tín dụng.

 Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là tổn thất xảy ra cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoảnthực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến.

Rủi ro thanh khoản phát sinh khi người gửi tiền có nhu cầu rút tiền gửi ở ngânhàng ngay lập tức Ngân hàng có thể phải đối mặt với rủi ro thanh khoản trong các tìnhhuống như: dân chúng mất lịng tin vào ngân hàng, hoặc nhu cầu rút tiền có tính chấtthời vụ mà ngân hàng khơng dự tính trước được địi hỏi ngân hàng phải chi trả ngay lậptức một khoản tiền lớn hơn mức bình thường Trong bối cảnh đó, chi phí để huy độngvốn bổ sung sẽ tăng lên đáng kể do lượng vốn cung ứng trên thị trường giảm Hậu quảlà ngân hàng sẽ phải bán một số tài sản có mức thanh khoản thấp hơn để đáp ứng nhucầu rút tiền của người gửi Do phải bán khẩn cấp một số tài sản với giá thấp khiến chokhả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng bị đe doạ Đặc biệt, rủi ro thanh khoảntrong trường hợp nghiêm trọng, nếu hầu hết những người gửi tiền đều đồng loạt yêucầu ngân hàng phải trả lại tiền gửi của họ sẽ dẫn đến, ngân hàng đang từ chỗ phải đốiphó với rủi ro thanh khoản đến chỗ phải đối mặt với rủi ro phá sản.

 Rủi ro tỷ giá

Trang 15

ra thu nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời Tuy nhiên có những thay đổi tỷ giá ngoàidự kiến sẽ dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.

Để có thể phịng ngừa rủi ro tỷ giá, ngân hàng phải làm cân xứng giữa tài sản cóvà tài sản nợ đối với mỗi loại ngoại tệ trong bảng cân đối tài sản Tuy nhiên, cho dù giátrị tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ là cân xứng với nhau đối với từng loại ngoại tệthì ngân hàng cũng chỉ mới loại trừ được rủi ro tỷ giá, còn rủi ro lãi suất ngoại tệ vẫncó thể phát sinh nếu các kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ là khơng cânxứng với nhau Vì vậy, chỉ khi nào ngân hàng làm cho tài sản có và tài sản nợ bằngngoại tệ cân xứng với nhau cả về số lượng và kì hạn thì mới có thể phịng ngừa đượcrủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất ngoại tệ một cách triệt để

Các tỷ giá và mức lãi suất giữa các quốc gia (giữa các đồng tiền) có mối tươngquan khơng chặt chẽ với nhau Do vậy, ngân hàng có thể tận dụng đặc điểm này bằngcách đa dạng hố cơ cấu tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ nhằm giảm rủi ro tỷ giá.

 Rủi ro kinh doanh

Các ngân hàng thuộc mọi qui mô, mọi nền kinh tế đều phải đối mặt với một loạirủi ro gắn liền với sự suy thoái kinh tế của thị trường mà họ đang phục vụ Những xuhướng tiêu cực này thường được gọi là rủi ro kinh doanh Điều này thường được biểuhiện bởi sự giảm sút doanh số bán hàng, gia tăng các vụ phá sản và tình trạng sa thảinhân cơng hàng loạt của nhiều doanh nghiệp trong khu vực Những trạng thái tiêucực này, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến danh mục cho vay của ngân hàng

Do rủi ro kinh doanh luôn hiện hữu nên nhiều ngân hàng đã dựa vào danh mụcđầu tư chứng khoán để bù trừ cho các tác động của rủi ro kinh tế đối với danh mục chovay Điều này có nghĩa là, ngân hàng sẽ mua nhiều chứng khốn của nhiều doanhnghiệp nằm ngồi khu vực thị trường cho vay hiện thời của ngân hàng nhằm mục đíchđa dạng hóa danh mục đầu tư và cân bằng với rủi ro tác động lên trên các khoản vay

 Rủi ro lạm phát

Trang 16

tư vào các chứng khốn ngắn hạn và có lãi suất thả nổi, ngân hàng có thể giảm thiểutác động bất lợi của lạm phát đối với tài sản đầu tư và đem lại cho ngân hàng một sựnăng động lớn hơn trong việc đáp ứng với mọi sức ép lạm phát

 Rủi ro khác

Những rủi ro khác bao gồm: thay đổi thuế đột ngột, ảnh hưởng của chiến tranhlàm cho các điều kiện trên thị trường tài chính thay đổi đột biến khơng dự tính trước,sự sụp đổ đột ngột của thị trường chứng khoán, rủi ro chộm cắp, lừa đảo

Cuối cùng phải kể đến các rủi ro bắt nguồn từ yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phátgia tăng, sự biến động của giá cả hàng hố, thất nghiệp đều có ảnh hưởng đến sự biếnđộng lãi suất, bộc lộ rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

1.2.2 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN

thì rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ratổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng khơng thựchiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.

Trang 17

phiếu hoặc lãi suất các khoản cho vay, ngược lại ngân hàng thường mất tồn bộ phầnlãi suất và có thể một phần hay toàn bộ vốn gốc, điều này cịn phụ thuộc vào khả năngbồi hồn của tài sản thế chấp và kết quả của việc thanh lý tài sản trong trường hợpngười đi vay bị phá sản.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu củaNHTM nên rủi ro tín dụng là loại rủi ro chiếm tỷ lệ lớn, thường xuyên xảy ra và gâyhậu quả nặng nề nhất đối với hoạt động của ngân hàng Rủi ro tín dụng là rủi ro phứctạp nhất, quản lý và phịng ngừa khó khăn nhất Nó địi hỏi ngân hàng phải có nhữnggiải pháp đồng bộ, hữu hiệu mới có thể hạn chế, ngăn ngừa bớt rủi ro, giảm tối thiểunhững thiệt hại có thể xảy ra.

1.2.2.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay

Các yếu tố chủ quan từ phía khách hàng vay chính như: khả năng kinh doanh vàquản lý yếu kém hay khách hàng có hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật… cũng có thểgây ra các tổn thất cho ngân hàng Trong trường hợp này, nếu ngân hàng cho vay pháthiện ra sớm thì rủi ro có thể được ngăn chặn.

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấukinh tế, khách hàng đi vay thường gặp rủi ro sau:

- Thiệt hại từ phía thị trường đầu vào: Giá cả của các yếu tố đầu vào: nguyên vậtliệu, nhân cơng cùng với các chi phí phục vụ cho sản xuất tăng làm giảm đi nguồn thudự tính của khách hàng Vì thế việc trả nợ cho ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Thị trường đầu ra biến động: Thị trường đầu ra nếu có những biến động phứctạp, giá cả giảm xuống thấp cũng sẽ làm nguồn thu của khách hàng giảm xuống Ngoàira, sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng, cung vượt quá cầu, hoạt động marketing yếu kém…cũng gây nên tình trạng ứ đọng sản phẩm làm ảnh hưởng tới nguồn trả nợ cho ngânhàng của khách hàng.

- Rủi ro về khả năng tài chính của khách hàng: Nguồn vốn tự có thấp hay thunhập của khách hàng không ổn định, khách hàng sẽ không có khả năng tự khơi phụckhi gặp khó khăn Vì vậy cũng sẽ mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.

Trang 18

giản hơn, để đạt mục đích được vay vốn ngân hàng, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọithủ đoạn để ứng phó với ngân hàng như mua chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tàichính sai lệch Trong trường hợp này, nếu khơng phát hiện ra, ngân hàng sẽ đánh giásai về khả năng tài chính của khách và cho vay vốn với khối lượng và thời hạn khônghợp lý, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn là rất cao.

 Nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay

- Do chính sách của ngân hàng không phù hợp, đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao,đặc biệt là thiếu sự kiểm soát chặt chẽ Cán bộ tín dụng cần có sự phê duyệt của lãnhđạo trước khi giải ngân Vì vậy, nếu cấp trên khơng có sự kiểm tra, đánh giá xem quyếtđịnh của cán bộ có thực sự chính xác khơng thì nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng rất cao.Hơn nữa, sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng vẫn phải tiếp tục theo dõi khách hàng đểkịp thời phát hiện ra dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề Tuy nhiên đối với nhiềucán bộ, việc theo dõi này chỉ mang tính hình thức Do đó, nếu các cấp quản lý khơngcó sự giám sát chặt chẽ đối với cán bộ tín dụng, hoạt động của các cán bộ tín dụng sẽkhơng hiệu quả, thậm chí dẫn đến những sai phạm đạo đức trong cho vay và thu nợ

- Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng yếu kém,dẫn đến cán bộ tín dụng khơng đánh giá chính xác về khách hàng và phương án vayvốn, từ đó làm phát sinh những hợp đồng tín dụng kém an tồn Cùng với sự hạn chếvề trình độ là vấn đề phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng Đặc thù nghề nghiệp buộcmột cán bộ tín dụng phải khơng những có trình độ mà cịn phải có đạo đức tốt Cán bộtín dụng có phẩm chất đạo đức kém, khơng có tinh thần trách nhiệm, dễ bị cám dỗ bởivật chất thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng bằng cách cho vay chỉ dựa trên mốiquan hệ với khách hàng, dựa trên lợi ích cá nhân mà bỏ qua những điều kiện, quy địnhvà thủ tục cần thiết.

- Rủi ro từ vấn đề bảo đảm tiền vay Trong hoạt động tín dụng, việc đảm bảo tàisản cho các khoản vay được định giá gốc và ký kết giữa ngân hàng và khách hàng Rủiro có thể xảy ra khi ngân hàng không đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo hoặc khi giátrị tài sản thế chấp có biến động theo chiều hướng xấu.

Trang 19

chuyên gia ngân hàng cho rằng, đa dạng hoá là giải pháp phịng ngừa rủi ro tín dụnghữu hiệu nhất Mặc dù biết rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hoá danh mục đầu tưnhưng nhiều ngân hàng chỉ cho vay một hoặc hai ngành hoặc một vài doanh nghiệplớn, nhóm kinh doanh đơn lẻ Một danh mục đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào một ngànhhay một loại mặt hàng là rất nguy hiểm vì khơng ngành nào là khơng có rủi ro

- Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng Về cơ cấu, lãisuất của một khoản vay phải được xác định ở mức đảm bảo bù đắp được chi phí đầuvào, chi phí quản lý, phần lợi nhuận mong muốn và đặc biệt, phần bù đắp rủi ro củakhoản vay Khách hàng được đánh giá có mức độ rủi ro càng cao thì phần bù rủi rocàng lớn Nhưng vì cạnh tranh nên một số ngân hàng có thể chấp nhận mức giá cho vaythấp, thậm chí chỉ đủ chi phí đầu vào và chi phí quản lý chứ khơng tính đến phần bù rủiro Việc làm đó trong dài hạn khơng những làm giảm lợi nhuận mà cịn làm tăng tínhrủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

 Nguyên nhân bất khả kháng

Đây là những nguyên nhân gây nên rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàngdo mơi trường bên ngồi tác động vào Ngun nhân này xuất hiện đột ngột, khó đốn,khó kiểm sốt, nó thường gây ra những thiệt hại lớn cho khách hàng và ngân hàng Baogồm các nguyên nhân cụ thể sau:

- Do sự thay đổi chính sách của chính phủ

Mỗi khi nền kinh tế có biến động thì ngay lập tức chính phủ phải đưa ra cácchính sách kinh tế mới phù hợp với điều kiện hiện hành nhằm hạn chế những ảnhhưởng xấu tới toàn bộ nền kinh tế Các chính sách của chính phủ thường xuyên quantâm và có sự thay đổi kịp thời gồm có:

+ Chính sách tài chính: Chính sách này có liên quan đến cơ chế thu chi ngânsách chính phủ.

+ Chính sách tiền tệ: Chính phủ sử dụng các cơng cụ như: lãi suất chiết khấu, tỷlệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở… để điều chỉnh mức cung tiền tệ khi cóbiến động xảy ra.

Trang 20

- Nguyên nhân từ phía mơi trường pháp lý

Hoạt động của các ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực khácnhau của nền kinh tế, nó mang tính xã hội cao Do đó, khi hệ thống pháp luật ổn định,lành mạnh thì mơi trường kinh doanh của ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi Ngược lại,nếu mơi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì rất dễ bị lợi dụng, gây nêntình trạng tham ơ, chiếm đoạt tài sản…

- Môi trường tự nhiên

Những biến động về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của khách hàng Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, điều kiệntự nhiên là yếu tố khó dự đốn, thường xảy ra bất ngờ, với thiệt hại lớn ngồi tầm kiểmsốt của con người Vì vậy, khi có thiên tai địch họa xảy ra khách hàng sẽ có nguy cơtổn thất lớn, dự án kinh doanh khơng có nguồn thu… Điều đó đồng nghĩa với việcngân hàng phải chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình.

- Mơi trường kinh tế - xã hội

Những biến động về kinh tế - xã hội trong một nước chịu ảnh hưởng của nhữngbiến động từ nền kinh tế thế giới Đó là nguyên nhân làm phát sinh những rủi ro tronghoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế, trongđó hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa nhiều nguy cơ rủi ro lớn nhất.

1.2.2.3.Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng

Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng sẽ phải gánh chịu một khoản tổn thất tronglợi nhuận đạt được, thậm chí có thể dẫn đến phá sản ngân hàng Khơng dừng lại đó, tácđộng dây chuyền trong hệ thống ngân hàng có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đốivới hệ thống ngân hàng và với toàn bộ nền kinh tế.

 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tới hoạt động của ngân hàng.

- Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng.

Trang 21

năng bù đắp cho những thiếu hụt đó thì ngân hàng sẽ đổ vỡ và phá sản Như vậy,RRTD ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng, làm giảm tính thanh khoảncủa ngân hàng.

- Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Tín dụng là một hoạt động mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng Khi rủiro tín dụng xảy ra tức là ngân hàng đã không thể thu được lãi của các khoản nợ vay đểlàm tăng thu nhập cho ngân hàng Hơn nữa, khi phát sinh các khoản nợ q hạn, ngânhàng phải trích lập dự phịng rủi ro từ lợi nhuận sau thuế, phải tốn thời gian và chi phícho việc thu hồi nợ Do đó, RRTD ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận củangân hàng.

- Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng.

Là một trung gian tài chính, một trong những chức năng tài chính cơ bản củangân hàng là huy động vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế để chuyển đến nhữngđối tượng có nhu cầu sử dụng, góp phần lưu thơng vốn trong nền kinh tế Một ngânhàng muốn huy động được nhiều vốn trong nền kinh tế thì cần tạo được sự tín nhiệmcủa khách hàng Ngân hàng với nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng cao sẽ đặt ra câu hỏi vềnăng lực và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cũng như sự an tồn của đồng vốn huyđộng Khi đó, các cá nhân, tổ chức sẽ khơng cịn muốn gửi tiền của mình ở ngân hàngđó nữa do lo ngại cho sự an tồn đồng vốn của mình, điều này sẽ kéo theo nhiều rủi rokhông mong muốn khác cho ngân hàng.

- Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến phá sản ngân hàng.

Khi rủi ro tín dụng ở mức độ nhẹ sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, nghiêmtrọng hơn, RRTD ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và khi vấn đề khơng được giảiquyết nhanh chóng, ngân hàng có thể đi đến phá sản Khi RRTD xảy ra liên tiếp khiếnngân hàng khơng kiểm sốt được, các khoản tiền bù đắp sẽ làm giảm tính thanh khoảncủa ngân hàng, làm giảm dần vốn chủ sở hữu Trong khi đó, uy tín của ngân hàng giảmsút có thể dẫn tới tình trạng rút tiền ồ ạt, gây ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng Mộtngân hàng mất tính thanh khoản sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản là rất lớn.

 RRTD ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.

Trang 22

NHTM để thực hiện các chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ổn định nềnkinh tế đất nước Do vậy, một sự sụp đổ trong hệ thống ngân hàng sẽ kéo theo nhữnghệ quả xấu đối với các ngành khác và tồn nền kinh tế.

Hoạt động tín dụng của ngân hàng dựa trên cơ sở huy động các nguồn tiền nhànrỗi của dân cư và của nền kinh tế và sau đó dùng nguồn tiền này để cho vay với lãi suấtcao hơn lãi suất huy động vốn nhằm thu lợi nhuận Khi một ngân hàng gặp khó khăn,nó có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế, gây nên các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ.Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn của ngân hàng, khiđó làm người gửi tiền mất lòng tin và họ sẽ đồng loạt rút tiền gửi Vì vậy, ngân hàng sẽlâm vào tình trạng khó khăn, gây mất ổn định trong toàn hệ thống ngân hàng và hệthống tài chính của quốc gia đó Nếu một ngân hàng sụp đổ thì khi đó thiếu đi mộtphần vốn cung cấp cho các doanh nghiệp, cá nhân vay, vì vậy một phần làm nền kinhtế chậm lại Rủi ro tín dụng xảy ra làm cho ngân hàng chậm hoặc khơng có khả năngthu hồi vốn để tiếp tục cho vay Do đó, RRTD làm giảm khả năng quay vòng vốn củanền kinh tế, giảm khả năng cung cấp vốn và tốc độ lưu chuyển vốn trong nền kinh tế.

 RRTD ảnh hưởng tới khách hàng.

Rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng, khi mà họ phải đối mặt vớinguy cơ mất vốn, mất nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay mất quyềnsử dụng những dịch vụ tiện ích mà ngân hàng cung cấp Khách hàng của ngân hàng lànhững đối tượng hết sức đa dạng trong nền kinh tế, từ hộ gia đình, người hưu trí, tổchức xã hội hay các tổ chức kinh tế Cho dù là đối tượng khách hàng nào và bất kì loạihình sản phẩm, dịch vụ nào của ngân hàng mà họ đang sử dụng, RRTD xảy đến chongân hàng cũng có những ảnh hưởng nhất định đến những đối tượng khách hàng này.

Trang 23

1.2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng.

Từ những nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng phải quản lý rủi rotín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra Do đó, ngân hàngcó thể cụ thể hóa thành một số chỉ tiêu để phản ánh và nhận biết rủi ro tín dụng đượcsớm hơn.

- Đánh giá RRTD thơng qua việc phân loại các nhóm nợ.

Theo điều 6, quyết định 493/2005/QĐ–NHNN ban hành về quy định phân loạinợ, trích lập và sử dụng dự phịng tín dụng, và khoản 3, điều 1 quyết định số18/2007/QĐ–NHNN sửa đổi bổ sung, các khoản nợ của tổ chức tín dụng phải đượcphân loại theo 5 nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm những khoản nợ trong hạn được đánh

giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn; các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngàyvà các khoản nợ khác theo quy định.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;

các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu được đánh giá là có khả năng thu hồi cảgốc và lãi; và các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2 theo quy định.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180

ngày; các khoản nợ cơ cấu lại theo thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnhkỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định; và các khoản nợ khác đượcphân vào nhóm 3 theo quy định.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

các khoảng nợ cơ cấu lại theo thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thờihạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ2 và các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định.

e) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360

Trang 24

Như vậy, quyết định 18 được ban hành đã bổ sung, sửa đổi làm rõ hơn các quyđịnh phân loại nợ của quyết định 493 Theo đó, nợ quá hạn dưới 90 ngày được phânchia vào cả nhóm 1 và nhóm 2, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ có thể được phân vào cảnhóm 2 và nhóm 3 thay vì chỉ xếp vào nhóm 2 như quyết định 493 Tương tự, nợ đượccơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạntrên 90 ngày được xếp vào nhóm nợ cao hơn so với quyết định 493 Như vậy, quyếtđịnh 18 đã thắt chặt quy định về việc phân loại các nhóm nợ, đặc biệt đối với nợ cơ cấulại thời hạn trả nợ Quyết định 18 cũng hướng dẫn chi tiết hơn việc xếp hạng nợ đối vớicác khoản nợ cơ cấu lại lần thứ 2 và thứ 3.

- Chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Theo khoản 5, điều 2 quyết định 493 của ngân hàng Nhà nước ban hành: nợ quáhạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn so vớithời hạn trên hợp đồng tín dụng Khi một khoản nợ khơng trả được vào kỳ hạn, tồn bộnợ gốc cịn lại của hợp đồng tín dụng.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ * 100%

Chỉ tiêu này thường được sử dụng để đanh giá chất lượng tín dụng của ngânhàng Thơng thường, khi tỷ lệ nợ quá hạn ở mức dưới 5% thì hoạt động kinh doanh củangân hàng được coi là bình thường Tỷ lệ này lên tới trên 5% đồng nghĩa với dự đoánhoạt động kinh doanh của ngân hàng đang yếu kém, thu nhập bị ảnh hưởng và có khảnăng gặp rủi ro tín dụng cao.

- Chỉ tiêu nợ khó địi và tỷ lệ nợ khó địi

Nợ xấu, hay cịn gọi là nợ khó địi, là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo quyđịnh tại quyết định 493 và quyết định bổ sung sửa đổi số 18 Nhìn chung, nợ khó địi làcác khoản nợ quá hạn kèm theo một số tiêu chí khác như nợ quá hạn theo thời hạn đãcơ cấu lại, khơng có tài sản đảm bảo, tài sản khơng bán được,…

Tỷ lệ nợ khó địi = Nợ khó đòi / Tổng dư nợ * 100%

Trang 25

- Dự phòng rủi ro.

Theo khoản 2, điều 2 quyết định 493 quy định: “Dự phòng rủi ro là khoản tiềnđược trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chứctín dụng khơng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết Dự phịng rủi ro được tính theo dư nợgốc và được hạch tốn vào chi phí tín dụng của tổ chức tín dụng” Lượng trích dựphịng phản ánh chi phí vốn mà ngân hàng phải bỏ ra vì lượng trích dự phịng này ngânhàng phải dự trữ mà khơng được sử dụng để quay vịng vốn Lượng trích dự phịng caođồng nghĩa với chi phí vốn ngân hàng bỏ ra càng lớn, đây là điều mà ngân hàng khôngmong muốn.

Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Theo mục 4, khoản 3, điều 1, quyết định 18, tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đốivới 5 nhóm nợ được quy định như sau: Trích lập 0% cho nợ nhóm 1, trích lập 5% chonợ nhóm 2, trích lập 20% cho nợ nhóm 3, trích lập 50% cho nợ nhóm 4 và trích lập100% cho nợ nhóm 5 Cũng theo khoản 4, điều 1, quyết định 18, số tiền dự phòng cụthể đối với từng khoản nợ được tính theo cơng thức:

R = max {0, (A-C)} * r

Trong đó: R là số tiền dự phịng cụ thể phải trích A là số dư nợ gốc của khoản nợ

C là giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo r là tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

Ngồi ra, theo điều 9, mục 2 quyết định 493, tổ chức tín dụng thực hiện tríchlập và duy trì dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1đến nhóm 4 theo quy định.

Tỷ lệ trích dự phịng = Trị giá dự phịng / Tổng dư nợ * 100%

- Lãi treo và tỷ lệ lãi treo

Lãi treo là các khoản lãi mà khách hàng khi đến hạn trả lãi mà không trả đượchoặc không trả đủ Lãi treo làm giảm thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng.

Tỷ lệ lãi treo = Lãi treo phát sinh / Tổng thu nhập * 100%

Trang 26

- Các chỉ tiêu khác

Bên cạnh các chỉ tiêu định tính như trên, cịn có nhiều chỉ tiêu khác, cả chỉ tiêuđịnh tính và định lượng có thể được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng của một ngânhàng Đó là những chỉ tiêu như hiệu suất sử dụng vốn, tính đa dạng hóa của tài sản, tàisản đảm bảo, tình hình tài chính của các phương án vay, mơ hình xếp hạng tín dụngkhách hàng, quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng, mơi trường kinh tế, tàichính nói chung và diễn biến từng môi trường kinh doanh,…

1.3 Một số nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Chính sách tín dụng và quy trình cấp tín dụng

Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏi phải cósự kết hợp và chỉ đạo chung thơng qua các chính sách, qui tắc và sự kiểm sốt chung.Một chính sách tín dụng tốt phải thể hiện được chiến lược cho vay của ngân hàng trongmột giai đoạn cụ thể, là cơ sở hình thành nên thủ tục cho vay Chính sách tín dụng cầnvạch ra phương hướng hoạt động và một khung tham chiếu rõ ràng, làm căn cứ để xemxét nhu cầu vay vốn của khách hàng Mặt khác, chính sách tín dụng cũng khơng nênquy định q chặt chẽ sẽ bóp nghẹt tính sáng tạo của cán bộ tín dụng Do vậy, việc đềra một chính sách tín dụng phù hợp là hết sức cần thiết, và đó là nền tảng cho hoạtđộng tín dụng của ngân hàng.

Quy trình cấp tín dụng là do Ban giám đốc ngân hàng quyết định, được xây dựngmột cách chi tiết và quán triệt xuống từng chi nhánh ngân hàng, từng cán bộ ngânhàng Quy trình phân tích tín dụng cần thể hiện những nội dung mà cán bộ tìn dụngphải thực hiện khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro như phân tích tình hình sản xuất kinhdoanh, thẩm định dự án, thẩm định tào sản đảm bảo, lịch sử của người đi vay, mục đíchvay, kiểm tra, kiểm sốt việc sử dụng vốn vay,… Áp dụng một quy trình tín dụng chặtchẽ và được tuân thủ nghiêm ngặt sẽ giúp ngân hàng ra các quyết định cấp tín dụngđúng đắn, tiết kiệm thời gian chi phí, và đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh củangân hàng, giảm thiểu những rủi ro không mong muốn.

1.3.1.2 Công tác quản lý trong nội bộ ngân hàng

Trang 27

tác nghiệp Nhưng điều đó khơng có nghĩa là các chức năng đó được thực hiện riêng rẽ,mà trên thực tế các chức năng đó có quan hệ mật thiết với nhau, có tác động qua lại lẫnnhau Nếu sự phối hợp giữa các chức năng này càng chặt chẽ thì càng tạo điều kiệnthuận lợi cho cán bộ quản lý rủi ro trong việc thu thấp và xử lý thông tin một cách đầyđủ và kịp thời nhất Từ đó họ sẽ đưa ra được những quyết định xử lý chính xác, gópphần hạn chế rủi ro tín dụng Do đó, cơng tác quản lý từ phía ban lãnh đạo là hết sứcquan trọng để đạt được sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong nội bộ ngân hàng nhằmthực hiện các nghiệp vụ nhanh chóng và an tồn.

Cơng tác quản lý trong bộ phận tín dụng cần linh hoạt, thích ứng theo từng thờikì và có hình thức quản lý khoản tín dụng chặt chẽ sẽ giúp ngân hàng có thể hạn chếđược rủi ro tín dụng Bên cạnh đó, đa dạng hóa các loại hình tín dụng là một nhân tốgiúp ngân hàng phân tán rủi ro Ngân hàng khơng nên tập trung cấp tín dụng cho mộtđối tượng khách hàng, một ngành nghề, một thị trường mà nên cố gắng đa dạng hóa,cung cấp nhiều hình thức tín dụng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng trên cơ sởmột số nhóm khách hàng và một số thị trường mục tiêu Việc tập trung các khoản nợvào một nhóm khách hàng hay một thị trường sẽ dẫn đến nguy cơ cao cho ngân hàngkhi có những biến động trong thị trường nghành nghề đó.

1.3.1.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng quản lý rủi ro nói chungvà rủi ro tín dụng nói riêng của NHTM Liên quan đến yếu tố con người có hai nhân tốchính tác động đến khả năng quản lý tín dung của ngân hàng là trình độ và tư cách đạođức Dù cho nguồn thơng tin thu thập được có chính xác và đầy đủ đến đâu, công nghệngân hàng hiện đại như thế nào nhưng người sử dụng chúng không có trình độ thì rấtkhó để có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn Cán bộ tín dụng ngồi trình độchun mơn nghiệp vụ, cịn cần có những hiểu biết rộng về các nghành nghề trong xãhội và cập nhật những diễn biến trong nền kinh tế Điều này địi hỏi cán bộ tín dụngcần có kinh nghiệm dày dạn và sự linh hoạt, nhạy bén khi thực hiện nghiệp vụ Bêncạnh đó, tư cách đạo đức của cán bộ quản lý cũng rất quan trọng Một người cán bộtrung thực, khơng tham lam, làm việc vì ngân hàng sẽ góp phần khơng nhỏ trong việcnâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng.

Trang 28

Cán bộ tín dụng đưa ra quyết định cho vay chủ yếu dựa trên nguồn thông tin đầuvào họ thu thập được Do vậy, nếu thông tin thu thập được chính xác và đáng tin cậythì giúp cho cán bộ tín dụng đưa ra được quyết định cho vay đúng đắn, từ đó giúp hạnchế rủi ro tín dụng, và ngược lại.

Nguồn chủ yếu cho cán bộ tín dụng khai thác thường là từ hệ trung tâm thôngtin liên ngân hàng, từ báo cáo tài chính, tài liệu do khách hàng cung cấp; ngồi ra họcịn tự thu thấp từ internet, các mối quan hệ bên ngoài,… hệ thống thông tin do ngânhàng Nhà nước Việt Nam cung cấp hỗ trợ các ngân hàng về tình hình tín dụng củakhách hàng trên toàn hệ thống liên ngân hàng Đây là một kênh thơng tin giúp các ngânhàng có thể kiểm tra đánh giá khách hàng đầy đủ hơn, nhằm đưa ra các quyết định cấptín dụng đúng về hạn mức cho vay và thời hạn tín dụng, cách thu hồi nợ nhằm giảmthiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng Kênh thông tin này cũng giúp cho ngân hàng cóthơng tin chính xác hơn về các khách hàng lần đầu tiên đến với ngân hàng.

1.3.2 Các nhân tố khách quan

1.3.2.1 Mơi trường kinh tế, chính trị

Mơi trường kinh tế, chính trị ổn định là yếu tố nền tảng cho sự phát triển và hoạtđộng làm ăn hiệu quả của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và ngân hàngnói riêng Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tê, do đó hoạt động của nó phụthuộc rất nhiều vào nền kinh tế và môi trường tài chính trong và ngồi nước Nền kinhtế đang trên đà đi lên với một thị trường tài chính lành mạnh sẽ trợ giúp các ngân hànghoạt động hiệu quả, hạn chế được rủi ro khi mà các khách hàng của ngân hàng cũng cóđiều kiện kinh doanh thuận lợi Một xã hội ngày càng ổn định, dân trí cao, đội ngũnhân viên với trình độ lành nghề, trình độ quản lý cao và hiểu biết về khách hàng sẽgiúp hạn chế những rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng nói chung và với hoạt động tíndụng nói riêng.

1.3.2.2 Mơi trường luật pháp và các chính sách của Nhà nước

Trang 29

phú đa dạng để đáp ứng nhu cầu của thị trường Vì vậy, chính sách và các quy định củaNhà nước càng đòi hỏi chặt chẽ và mở rộng hơn nữa, đi sâu vào từng nghành nghề,từng lĩnh vực, đưa ra những quy định về cách thức hoạt động Điều này không nhữnggiúp các doanh nghiệp có định hướng đúng, tuân thủ pháp luật, đảm bảo quyền lợi chodoanh nghiệp khi tham gia kinh doanh mà nó quy định trách nhiệm của doanh nghiệpvới chính phủ và các đối tác của mình.

1.3.2.3 Trình độ quản lý và phương án vay của khách hàng

Những khoản tín dụng được cấp cho những khách hàng có khả năng quản lý tốtsẽ đảm bảo cho khả năng thu hồi vốn của ngân hàng, hạn chế rủi ro tín dụng Nhữngphương án vay tốt với điều kiện khả thi, tính toán các yếu tố hợp lý là một trong nhữngđiều kiện đầu tiên để khách hàng có thể được vay vốn tại ngân hàng Tuy nhiên,phương án vay hợp lý không phải là yếu tố đảm bảo chắc chắn cho thành công củaphương án kinh doanh, để đồng vốn đầu tư của chủ đầu tư và của ngân hàng được sửdụng hiệu quả và sinh lời cịn cần đến trình độ quản lý của người thực hiện dự án Đâylà yếu tố quan trọng, đóng vai trị quan trọng giúp khách hàng trả nợ cho ngân hàng.Nếu như người đi vay khơng có khả năng quản lý việc sử dụng vốn cho đúng mục đíchvà hiệu quả, khả năng thu hồi vốn của ngân hàng sẽ rất khó khăn khi mà bản thânngười vay cũng gặp khó khăn, đặc biệt đối với các khách hàng là các doanh nghiệphoạt động kinh doanh.

1.3.2.4 Ý thức trách nhiệm của khách hàng

Trang 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNHNHNO&PTNT HÀ THÀNH

2.1 Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành

2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNTHà Thành

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân chi nhánh có tên gọi là Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mơ, là chinhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long Bắt đầu đi vào hoạtđộng vào ngày 12/03/2001, Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mơ gồm một phòng giaodịch mang tên phòng giao dịch Kim Đồng Ngày 12/01/2004 Chi nhánh Chợ Mơ mởthêm phòng giao dịch Trương Định theo quyết định số 31/QĐ-TCCB&ĐT của GiámĐốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.

Theo quyết định số 1291/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/11/2007 của Chủ tịch Hộiđồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Chợ Mơ được nâng cấp thành chinhánh cấp I mang tên Chi Nhánh NHNo&PTNT Hà Thành trực thuộc NHNo&PTNTViệt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2008 đồng thời chuyển trụ sở vềsố nhà 236, phố Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội Nhận thức rõ tráchnhiệm của mình trong việc cung cấp các dịch vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụngân hàng và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanhvà yêu cầu mở rộng mạng lưới chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam đồng thời tạođiều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng,chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tưtrang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng khang trang, sạch đẹp Nhờ có những quyết sáchtốt, đổi mới nhận thức, kiên quyết khắc phục điểm yếu là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờvậy chỉ sau hơn hai năm hoạt động chi nhánh đã có đủ tiền mặt và nguồn vốn thoả mãncơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng.

Trang 31

2009 chi nhánh có 5 phịng giao dịch huy động nguồn vốn, dịch vụ Ngân hàng và đangkhông ngường mở rộng quy mô.

Là chi nhánh mới đi được nâng cấp và đi vào hoạt động kinh doanh, chi nhánhNHNo&PTNT Hà Thành đã và đang phấn đấu, từng bước xây dựng và trưởng thànhtoàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượngtín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác.

Chi nhánh được giao và thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Huy động vốn ngắn hạn,trung và dài hạn của các tổ chức và cá nhân.

- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong và ngoài nước.- Vay vốn ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân.- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá.

- Thực hiện thanh toán giữa các khách hàng.- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ.

- Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốctế.

- Thực hiện chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức.

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức

Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành là đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT ViệtNam nên cũng hoạt động theo mơ hình tổng cơng ty 90, hoạt động theo luật các tổ chứctín dụng, có tư cách pháp nhân, thời hạn hoạt động là 99 năm, có quyền tự chủ về tàichính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh.

Từ khi được nâng cấp và chuyển địa điểm, theo quy chế tổ chức và hoạt độngcủa NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh đã sắp xếp tổ chức bộ máy theo mơ hình chinhánh cấp I gồm có 5 phịng nghiệp vụ tại trụ sở chính của chi nhánh tại 236 Lê ThanhNghị và 5 phòng giao dịch trực thuộc, bao gồm: Phòng giao dịch Trương Định, phònggiao dịch Kim Liên, phòng giao dịch Lê Đại Hành, phòng giao dịch Chợ Mơ và phònggiao dịch Kim Đồng Các phòng nghiệp vụ và phòng giao dịch đáp ứng được yêu cầunhiệm vụ được giao và hoạt động có hiệu quả.

Trang 32

BAN GIÁM ĐỐCPhịng Kế tốn và ngân quỹPhịng hành chính – tổ chứcPhịng Mar-ketingPhịng Kiểm sốt nội bộPhịng Kế hoạch và kinh doanh

trình độ khác là 8 người Lao động làm chuyên môn nghiệp vụ: Ban giám đốc 3 người,Giám đốc và Phó giám đốc phịng giao dịch 5 người, tín dụng và thanh tốn quốc tế 24người, kế toán ngân quỹ 37 người, kiểm tra – kiểm soát viên 3 người, dịch vụMarketing 6 người và hành chính nhân sự 13 người.

(Số liệu đến 31/12/2009-Trích báo cáo cơng đồn chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành )

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành:

Các phịng ban có các chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Ban giám đốc:

 Giám đốc chi nhánh điều hành mọi hoạt động của Ban giám đốc, Giám đốc

Trang 33

 Phó giám đốc là người cố vấn tham mưu trợ giúp Giám đốc trong quá trìnhquản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong phạm vi cho phép được sử ủy nhiệmcủa Giám đốc Phó giám đốc có quyền thay mặt Giám đốc ra quyết định và chịu tráchnhiệm pháp lý trước các quyết định đó.

 Ngồi ra trong Ban lãnh đạo Chi nhánh có các trưởng, phó phịng, ban do

Tổng giám đốc quyết định bổ nhiệm, với quyền hạn do Giám đốc chi nhánh quyết địnhdựa trên quy định của NHNo&PTNT.

- Phịng kế hoạch – kinh doanh:

Bao gồm: tín dụng, thanh toán quốc tế, nguồn vốn, kinh doanh tiền tệ.

Chức năng:

 Tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng quý,

hàng năm đồng thời đề xuất các biện pháp để chấp hành.

 Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh theo phạm vi phân công

Nhiệm vụ:

 Là đầu mối tổng hợp các số liệu hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh,

giúp lãnh đạo Chi nhánh đánh giá kết quả thực hiện theo từng thời kỳ.

 Theo dõi và lập kế hoạch cân đối nguồn vốn cũng như việc sử dụng các loại

nguồn vốn đó (vốn cho vay, vốn huy động, vốn ngắn hạn, dài hạn…) từ đó tham mưucho lãnh đạo trong việc đẩy mạnh hoặc hạn chế huy động vốn Thực hiện cho vay, bảolãnh kinh doanh, phối hợp với các phịng nghiệp vụ để đảm bảo tốt cơng tác thơng tintheo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc.

 Tổ chức và điều hành tài sản nợ, tài sản có bằng tiền của chi nhánh để đảm

bảo kinh doanh có hiệu quả, an tồn đúng pháp luật

- Phịng kế tốn – ngân quỹ:

Chức năng:

 Tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh trong việc điều hành quản lý tài sản theo

Trang 34

 Làm đầu mối chi nhánh trong việc nghiên cứu khai thác công nghệ hiện đạiphục vụ kinh doanh, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Nhiệm vụ:

 Tổ chức thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn kịp thời, chính xác, phản ánh

trung thực khách quan theo chế độ kế tốn nhằm đảm bảo an tồn về tài sản cho ngânhàng và khách hàng; làm báo cáo cân đối quyết toán quý, năm đầy đủ, kịp thời.

 Thực hiện cơng tác thanh tốn chuyển tiền trong nước và quốc tế; hạch toán

thu chi tiền gửi, tiền vay, kỳ phiếu, trái phiếu và thực hiện các dịch vụ đại lý ủy thácgiữa chi nhánh và các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế theo hợp đồng đúng chế độđồng thời cung cấp thông tin số liệu cho cơng tác thanh tốn, kiểm tra, kiểm tốn.

- Phịng hành chính – tổ chức:

Chức năng: Tham mưu cho lãnh đạo xây dựng nguồn nhân lực cho chi

nhánh thông qua việc đề xuất, đề ra các tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ, đào tạo nguồnnhân lực phục vụ hoạt động kinh doanh, xây dựng các chế độ quản lý cán bộ, quản lýtài sản, chế độ thi đua khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên.

Nhiệm vụ: Quản lý lưu trữ hồ sơ cán bộ công nhân viên, kiến nghị với lãnh

đạo trong việc điều động, bổ sung lao động cho các phòng ban, phối hợp với các phịngban để theo dõi tình hình, sơ kết tổng kết thi đua định kỳ.

- Phòng Marketing:

 Chịu trách nhiệm marketing tín dụng, tư vấn cho khách hàng sử dụng sản

phẩm tín dụng, dịch vụ và danh mục về các vấn đề liên quan.

 Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng

và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.

- Phịng Kiểm sốt nội bộ:

Có nhiệm vụ kiểm sốt tồn bộ hoạt động của Ngân hàng, giám đốc và cácphòng chức năng xem có đảm bảo quy chế của NHNo&PTNT Việt Nam hội sở chính,của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và theo các luật định do Nhà nước quy định haykhông.

Trang 35

Trong những năm qua, ngành ngân hàng tài chính của nước ta khơng ngừngphát triển, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong các ngân hàng quốc doanh được cải thiệnđáng kể Vốn điều lệ của các ngân hàng không ngừng được bổ sung để đáp ứng tỷ lệ antoàn theo quy định của quốc tế Bên cạnh đó, Nhà nước và các cơ quan chức năng nóichung, cũng như NHNN nói riêng cũng đã đưa ra nhiều chính sách nhằm ổn định mơitrường kinh tế vĩ mơ, tạo điều kiện phát triển tồn diện hệ thống ngân hàng.

Cùng với xu hướng đó, NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánhNHNo&PTNT Hà Thành nói riêng đã khơng ngừng mở rộng để đáp ứng đòi hỏi thựctế Ngân hàng đã nâng cấp các phòng giao dịch, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ,nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Vớikhẩu hiệu “tận tình chu đáo phục vụ khách hàng” và phương châm “tín nhiệm là trênhết”, tồn thể cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo quyết tâm phát triển chi nhánh trởthành chi nhánh hàng đầu trong hệ thống Nhìn chung trong những năm vừa qua chinhánh NHNo&PTNT Hà Thành đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao trong tất cả các

lĩnh vực.

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn tại chi nhánh

Ngay từ khi được thành lập, dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc Chi nhánh cũngnhư của hội sở, hoạt động huy động vốn được chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành đặcbiệt quan tâm Trong những năm qua, hoạt động huy động vốn của chi nhánhNHNo&PTNT Hà Thành đều có sự tăng trưởng Nhưng đặc biệt tốc độ tăng trưởngnăm 2008 đạt khá cao Sở dĩ có điều này là do chi nhánh đã chuyển từ chi nhánh cấp 2lên chi nhánh cấp 1 và mở rộng thêm một số các phòng giao dịch mới

Bảng 2.1 Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các nămChỉ tiêu31/12/2007 31/12/200831/12/2009Tổng NVHĐ (triệu đồng)- Nội tệ (triệu đồng)- Ngoại tệ (ngàn USD)552.201479.1802.6932.322.0122.054.01215.7232.404.0161.410.01654.891Tốc độ tăng trưởng 62,4% 320,6% 4%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007,2008,2009 của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành)

Trang 36

giảm 648 tỷ so với năm 2008, giảm 1510 tỷ so với kế hoạch năm 2009 Nguyên nhân làdo các đợt huy động vốn trên địa bàn trong năm 2009, các tổ chức tín dụng khác huyđộng với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất quy định của NHNo&PTNT Việt Nam

Nguồn vốn huy động bằng nội tệ thường chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồnvốn (năm 2008 chiếm trên 80% tổng nguồn vốn huy động) Nguồn vốn bằng ngoại tệvẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn Vì vậy ngân hàng phải nâng cao tỷ trọngnguồn ngoại tệ để làm cân bằng hơn nguồn vốn giữa nội tệ và ngoại tệ.

Bảng 2.2 Nguồn vốn huy động theo cơ cấu thành phần kinh tế

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu31/12/200731/12/2008

31/12/2009

Số tiền%Số tiền%Số tiền%

Theo thành phần kinh tế-TG TCKT&TD khác-TG dân cư449.18973.01286,7%13,3%2.122.567199.44591,5%8,5%2.086.598317.42686,8%13,2%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007,2008,2009 của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành)

Về cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế bao gồm: tiền gửi của dân cư vàtiền gửi của các tổ chức kinh tế, trong đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷtrọng đáng kể qua các năm Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế sẽ giúp ngânhàng thuận lợi trong cơng tác quản lí vốn vì đây là nguồn vốn lớn, chi phí quản lí đốivới loại vốn này thường thấp hơn nhiều so với các vốn khác, nhưng các doanh nghiệpgửi vốn chủ yếu là để giao dịch Vì vậy nguồn vốn này có tính ổn định khơng cao.Ngồi nguồn vốn từ doanh nghiệp, ngân hàng cũng cần gia tăng nguồn vốn đối với dâncư, để thu hút thêm nhiều khách hàng là dân cư và tạo sự cân bằng cần thiết cho nguồnvốn.

Bảng 2.3 Nguồn vốn huy động theo cơ cấu kì hạn tiền gửi

Trang 37

Chỉ tiêu31/12/200731/12/200831/12/2009

Số tiền%Số tiền%Số tiền%

Theo thời hạn huyđộng vốn-TGKKH-TGCKH<12 tháng-TGCKH >12 thángđến dưới 24 tháng-TGCKH >24 tháng261.453105.16752.649103.62347%22%11%20%72.249157.0021.546.228545.1863,1%6,7%66,6%23,6%147.757221.1711.966.56186.5816,1%9,2%81,8%2,9%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007,2008,2009 của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành)

Trang 38

Có thể thấy, nguồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành tăng trưởngmạnh qua các năm nhưng nguồn vốn vẫn thiếu sự ổn định và cần nâng cao hơn nữachất lượng nguồn vốn, đồng thời phải tăng khả năng huy động nguồn vốn từ dân cư.

2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn tại chi nhánh

Hoạt động tín dụng bao giờ cũng là một hoạt động quan trọng và chiếm vị tríchủ đạo trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Trong hai năm gầnđây, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động xấu đến hoạt độngngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng Nhận thức được những biếnđộng và khó khăn đó, chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp quản trị rủi ro, kiểm soátchặt chẽ các khoản tín dụng Bên cạnh việc khống chế, thu hồi nợ từ các khách hàng sửdụng các khoản tín dụng đã cấp khơng hiệu quả, kiên quyết khơng cấp tín dụng cho cáckhách hàng có tình hình tài chính yếu kém không minh bạch, hoạt động kinh doanhkhông hiệu quả.

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng dư nợ tại chi nhánh giai đoạn 2007-2009

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007,2008,2009 của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành)

Đối với chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành thì hoạt động tín dụng vẫn có tốcđộ tăng trưởng so với năm trước nhưng nó đã giảm dần trong việc đem lại nguồn thu

2315304236707582400100000200000300000400000500000600000700000800000

Năm 2007Năm 2008Năm 2009

Trang 39

càng xấu đi, sức vay của khách hàng giảm sút làm cho ngay cả các chi nhánh đã hoạtđộng lâu năm với nguồn vốn, dư nợ cao, có khách hàng truyền thống và đội ngũ cán bộtinh nhuệ cũng cịn gặp khó khăn trong việc xoay sở với chính sách tiền tệ, chínhsách tín dụng nên đối với chi nhánh thì việc gặp phải khó khăn trong thời gian qua làtất yếu, dễ hiểu.

Bên cạnh đó, là một chi nhánh mới được nâng cấp, sự cạnh tranh giữa các tổchức tín dụng, cạnh tranh ngay đối với các chi nhánh hoạt động lâu năm trong hệ thốngthông qua mạng lưới, kinh nghiệm, chính sách tiếp cận khách hàng cũng là vấn đề hếtsức nhạy cảm, thử thách đối với chi nhánh Vì vậy, đó là lí do để NH hạn chế rủi ro,giảm thiểu các khoản vay khó trả, dần dần thích ứng với mơi trường cạnh tranh mới.

Là một chi nhánh thuộc hệ thống NHNo&PTNT, chi nhánh Hà Thành thực hiệnhoạt động tín dụng nhằm phát triển nông nghiệp và nông thôn, hỗ trợ nhu cầu phục vụcho xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà nông, các chi phí phục vụ sản xuất nơng nghiệp…Ngồi ra, chi nhánh cũng thực hiện các khoản cho vay, tài trợ theo dự án, phương ánđối với doanh nghiệp, hộ sản xuất nhỏ và cho vay dân cư (cho vay tiêu dùng)

Trước hết, ta xem xét quy mô tín dụng của chi nhánh trong những năm gần đây.

Bảng 2.4 Hoạt động tín dụng của Chi nhánh những năm gần đây

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu31/12/200731/12/200731/12/2008

1.Doanh số cho vay-Số tiền

-So với năm trước

536.048-5,3%795.716+48,44%1.290.725+62,21%2.Doanh số thu nợ-Số tiền

-So với năm trước

608.986+30,38%603.576-9,91%958.476+58,8%3.Tổng dư nợ-Số tiền

-So với năm trước

231.530-24,52%423.670+82,99%758.240+78,97%4.Nợ xấu / Tổng dư nợ (%) 0,11% 0,21% 2,3%

Trang 40

Bảng tổng hợp trên cho thấy những biến động đáng kể trong hoạt động cho vaycủa chi nhánh trong giai đoạn 2007- 2008 Tổng dư nợ và doanh số cho vay năm 2008đã tăng lên so với năm 2007 (mặc dù năm 2007 giảm so với năm 2006) đã cho thấyhiệu quả của việc nâng cấp lên chi nhánh cấp 1 và những nỗ lực của chi nhánh trongviệc tích cực mở rộng hoạt động cho vay khách hàng Tổng dư nợ năm 2008 tăng lên82,99 % so với năm trước Như vậy, chi nhánh đã rất nhanh chóng thích ứng với môitrường địa bàn mới và xây dựng được mối quan hệ với khách hàng trong một thời gianngắn Tuy nhiên, năm 2008 là năm có nhiều biến động tiêu cực, nền kinh tế chịu nhiềutác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu Mơi trường kinh doanh xấu đi khiếndoanh số thu nợ giảm đi so với năm 2007

Nhưng đến năm 2009, chi nhánh đã từng bước vượt qua thử thách và đạt đượckết quả kinh doanh khá khả quan Cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăngtrên 50% so với năm 2008 Điều đó cho thấy, chi nhánh đã có các biện pháp hợp lí đểkhắc phục khó khăn Tuy tổng dư nợ tăng ít hơn so với năm 2008 (78,97%) nhưng đãkhẳng định được chiến lược khai thác khách hàng trong hoạt động cho vay của chinhánh

Ngày đăng: 06/07/2023, 17:36

w