1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa ứng xử của người hà nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay

108 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 84,82 KB

Nội dung

Trang 1

Mở đầu1 Tính cấp thiết của đề tài

Qua 5 năm triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa” trên địa bàn Hà Nội (2000 - 2005), việc xây dựng văn

hóa ứng xử của ngời Hà Nội trong điều kiện kinh tế thị trờng, hội nhập quốctế, đã đợc các ban, ngành, đoàn thể tham gia hởng ứng Phong trào xây dựngcác gia đình, làng, khu phố, tổ dân phố văn hóa đã góp phần tích cực vào việchình thành văn hóa ứng xử của ngời Hà Nội từ cơ sở.

Từ năm 2001, tiêu chí xây dựng “Ngời Hà Nội: Văn minh Thanh lịch -Hiện đại” đợc triển khai tới từng ban, ngành, đoàn thể, xã, phờng, thị trấn Bớcđầu đã có một số ban, ngành, đồn thể cụ thể hóa các tiêu chí này Thí dụ:Thành đồn Hà Nội đã xây dựng tiêu chí: “Tuổi trẻ Thủ đơ: sức khỏe, trí tuệ,đồn kết, sáng tạo, thanh lịch, tình nguyện” hay Hội Nơng dân tổ chức thảoluận tiêu chí: “Ngời nông dân Thủ đô: Văn minh - Thanh lịch - Hiệnđại” Hầu hết các đoàn thể Thành phố (Phụ nữ, Liên đoàn lao động, Cựuchiến binh) trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình đã triển khai thảo luậnxây dựng tiêu chí: “Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại” phù hợp đối tợng, đoànviên thuộc tổ chức mình quản lý Đây là một cách làm hay để xây dựng vănhóa ứng xử ngời Hà Nội một cách cụ thể, thiết thực gắn với đặc điểm lứa tuổi,giới tính, nghề nghiệp, địa bàn c trú, lao động và công tác.

Nhng hiện nay, về mặt nhận thức, vẫn cha khắc phục đợc cách nghĩ có

Trang 2

sống văn hóa ngời Hà Nội cũng cịn hạn chế do cha hồn thiện đợc tiêu chíchung thể hiện đầy đủ những phẩm chất tiêu biểu của ngời Hà Nội và do chacụ thể hóa tiêu chuẩn các chuẩn mực văn hóa cho các đối tợng cụ thể (thanhniên, phụ nữ, cán bộ, công nhân )

Về mặt thực tiễn, khâu chỉ đạo xây dựng (hay cách làm) vẫn mang tính

áp đặt xuống cơ sở; nhiều phong trào cha xác định rõ trách nhiệm chủ trì,trách nhiệm tham gia phối hợp của các ban ngành, đoàn thể Vì thế khơng ítphong trào văn hóa cịn nghiêng nhiều về bề nổi, nặng về hình thức, cha đạtđến chiều sâu và chất lợng cần thiết.

Thực tế hiện nay ở Hà Nội tồn tại nhiều hành vi ứng xử, lời nói xơ bồ,thiếu văn hóa, nhất là ở giới trẻ Một bộ phận ngời dân Hà Nội không tôntrọng những giá trị đạo đức truyền thống và cách mạng Cách thức ứng xử vớimôi trờng thiên nhiên, với môi trờng xã hội và với bản thân ở một bộ phận ng-ời dân Thủ đơ cha hịa quyện thành một thể thống nhất, mà đây lại là mộttrong những tiêu chí cơ bản của văn hóa ứng xử.

Cơng cuộc đổi mới theo định hớng XHCN trên địa bàn Thủ đô đang đặtra những yêu cầu mới cao hơn đối với việc phát triển văn hóa, xây dựng “NgờiHà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại”, để ngời Hà nội vừa là ngời thamgia thực hiện, vừa là ngời hởng thụ các thành tựu của công cuộc đổi mới H-ớng tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đại hội toànquốc lần thứ X của Đảng, những yêu cầu mới, cao hơn đối với việc xây dựngvăn hóa ứng xử của ngời Hà Nội, càng đợc đặt ra một cách cấp bách hơn, rõràng hơn, nhất là từ cơ sở.

Xuất phát từ thực tế trên đây, tơi chọn đề tài “Văn hóa ứng xử của ngờiHà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành

Văn hóa học

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 3

- Sở Văn hố - Thơng tin Hà Nội (1974), Ngời Hà Nội thanh lịch, Nxb HàNội Cơng trình tập trung phân tích đánh giá những giá trị văn hóa và biểu hiện

chất thanh lịch ở ngời Hà Nội trong lịch sử và trong cuộc sống hàng ngày lúc đó.Các tác giả đặc biệt nhấn mạnh nét đẹp thanh lịch trong cuộc sống tập thể.

Trong thời kỳ đổi mới có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến đềtài của luận văn, cụ thể:

- Nhiều tác giả (1993), Nhân cách văn hóa trong bảng giá trị Việt Nam,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Các tác giả tập trung làm rõ nhân cách văn hóabiểu đạt cho những giá trị cơ bản trong bảng giá trị Việt Nam và cũng gópphần tích cực vào việc hình thành bảng giá trị Việt Nam Trong nhân cách vănhóa, tính cách, hành động văn hóa, mơi trờng văn hóa có mối quan hệ thốngnhất biện chứng

- Vũ Khiêu, Nguyễn Vĩnh Cát (1991), Văn hóa Thủ đơ hơm nay và ngàymai, Sở Văn hố - Thơng tin Hà Nội Thơng qua việc phân tích, đánh giá văn

hóa Thủ đơ qua 45 năm xây dựng và phát triển (1945 - 1990), nhất là mục “Bộmặt Thủ đô qua nếp sống ngày nay”, các tác giả đã làm rõ sự biến đổi cáchthức ứng xử trong sinh hoạt vật chất, tinh thần và cuộc vận động xây dựngNếp sống văn minh - Gia đình văn hóa khi mới bớc vào đổi mới Các tác giảdự báo xu hớng phát triển nếp sống văn hóa tiếp theo qua mối quan hệ ứng xửtrong gia đình, giao tiếp xã hội và sinh hoạt cá nhân; tức là những nội dung cơbản trong văn hóa ứng xử với mơi trờng xã hội và với bản thân.

- Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà

Nội Cho đến nay công trình đã đợc tái bản lần thứ hai Trong đó tác giả dànhhai chơng để bàn về văn hóa ứng xử với môi trờng tự nhiên và môi trờng xãhội Văn hóa ứng xử đợc tác giả quan niệm gồm hai hàm nghĩa: tận dụng vàứng phó thơng qua giao lu và tiếp biến văn hóa.

- Trần Văn Bính (chủ biên) (2000), Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hộitụ và tỏa sáng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Tuy không trực tiếp bàn về

Trang 4

Long - Hà Nội (văn học, kiến trúc, mỹ thuật, giáo dục, lễ hội ), các tác giả đãcung cấp một cái nhìn tổng quan về diễn trình lịch sử, về đặc điểm chung củavăn hóa ứng xử và mối tơng quan giữa văn hóa Thăng Long - Hà Nội với vănhóa các vùng, miền trên đất nớc (Phú Xuân - Huế, Sài Gòn - TP Hồ ChíMinh) Hội tụ và tỏa sáng là đặc trng tiêu biểu của văn hóa Thăng Long - HàNội, trong đó có văn hóa ứng xử của nó.

- Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2001), Nếp sống ngời Hà Nội, Viện

Văn hóa và Nxb Văn hố - Thơng tin, Hà Nội Tập thể các tác giả làm rõ kháiniệm nếp sống, đánh giá khái quát quá trình phát triển của nếp sống ngờiThăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử và dự báo biến đổi nếp sốngtrong thời kỳ CNH, HĐH Từ phân tích thực trạng nếp sống hiện nay các tácgiả đã chỉ ra những vấn đề tồn tại và đề xuất kiến nghị xâydựng nếp sống ngờiHà Nội trong thời gian tới

- Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2002), Văn hóa ứng xử của ngời Hà Nộivới môi trờng thiên nhiên, Viện Văn hóa và Nxb Văn hố - Thơng tin, Hà Nội.

Các tác giả tập trung làm rõ mối quan hệ giữa mơi trờng thiên nhiên và văn hóaứng xử đối với môi trờng thiên nhiên ở ngời Hà Nội, từ truyền thống đến hiện đại.Trớc thách thức của tồn cầu hóa trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH các tácgiả đã đề xuất một số phơng hớng, quan điểm, giải pháp và điều kiện xây dựngvăn hóa ứng xử của ngời Hà Nội với mơi trờng thiên nhiên.

Nhìn chung, cho đến nay cha có cơng trình nào trực tiếp nghiên cứu chủđề văn hóa ứng xử của ngời Hà Nội trong thời kỳ đổi mới Các cơng trình nêuở trên là sự gợi ý và cung cấp một số cơ sở luận cứ, luận chứng để hoàn thànhviệc nghiên cứu đề tài của luận văn.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Trang 5

- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn này gồm:

+ Nghiên cứu làm rõ quan niệm, đặc điểm, vai trò văn hóa ứng xử củangời Hà Nội trong thời kỳ đổi mới.

+ Nghiên cứu làm rõ thực trạng văn hóa ứng xử của ngời Hà Nội trongthời kỳ đổi mới, chủ yếu là những năm gần đây.

+ Nghiên cứu đề xuất một số yêu cầu và giải pháp nhằm tiếp tục xâydựng văn hóa ứng xử của ngời Hà Nội hiện nay.

4 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tợng nghiên cứu của luận văn là: xây dựng văn hóa ứng xử, tức làxây dựng hệ thống thái độ và cách thức giao lu, tiếp biến văn hóa của ngời HàNội trong mối quan hệ với mơi trờng thiên nhiên, xã hội và bản thân.

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là: xây dựng văn hóa ứng xử của ngờiHà Nội trên địa bàn Thủ đô trong thời kỳ đổi mới, nhất là trong những nămgần đây.

5 Phơng pháp nghiên cứu của luận văn

Trên cơ sở lý luận, phơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởngHồ Chí Minh, đờng lối văn hóa của Đảng, luận văn chủ yếu sử dụng phơngpháp nghiên cứu: lịch sử - logic, phân tích số liệu điều tra xã hội học, phântích so sánh và phân tích hệ thống trên cơ sở gắn lý luận với thực tiễn.

6 Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn

- Luận văn làm rõ đặc điểm văn hóa ứng xử của ngời Hà Nội trong thờikỳ đổi mới và đề xuất một số yêu cầu, giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng vănhóa ứng xử của ngời Hà Nội hiện nay.

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các học viên khi nghiêncứu về chuyên ngành Văn hóa học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

7 Kết cấu của luận văn

Trang 6

Chơng 1

Quan niệm, đặc điểm, vai trò văn hóa ứng xử và xây dựng văn hóa ứng xử của ngời hà Nội

trong thời kỳ đổi mới hiện nay

1.1 Quan niệm, đặc điểm văn hóa ứng xử và xây dựng vănhóa ứng xử của ngời Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay

1.1.1 Quan niệm về văn hóa ứng xử và xây dựng văn hóa ứng xử

Quan niệm về văn hóa ứng xử.

Trong cơng trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, tác giả Trần Ngọc Thêmkhơng trình bày một định nghĩa về văn hóa ứng xử, nhng đã xác định nhữngnội hàm của khái niệm này Tác giả cho rằng, các cộng đồng chủ thể văn hóa tồntại trong quan hệ với hai loại môi trờng: môi trờng tự nhiên (thiên nhiên, khíhậu ) và mơi trờng xã hội (các dân tộc, quốc gia láng giềng…) Với mỗi loại) Với mỗi loạimơi trờng đều có cách thức xử thế phù hợp là: tận dụng môi trờng (tác động tíchcực) và ứng phó với mơi trờng (tác động tiêu cực) [43, tr.16-17] Đối với môi tr-ờng tự nhiên, việc ăn uống là tận dụng, còn mặc, ở, đi lại là ứng phó Đối vớimơi trờng xã hội - tác giả xác định: “bằng các quá trình giao lu và tiếp biếnvăn hóa, mỗi dân tộc đều cố gắng tận dụng những thành tựu của các dân tộclân bang để làm giàu thêm cho nền văn hóa của mình; đồng thời lại phải loứng phó với họ trên các mặt trận quân sự, ngoại giao ” [43, tr.17].

Theo tác giả, văn hóa ứng xử với mơi trờng tự nhiên và mơi trờng xã hộicó hai hàm nghĩa là: tận dụng và ứng phó Có thể coi đó là thái độ ứng xử.Cách thức thể hiện thái độ này là giao lu và tiếp biến văn hóa.

Trang 7

giả gồm 3 chiều quan hệ: với thiên nhiên, xã hội và bản thân Văn hóa ứng xửgắn liền với các thớc đo mà xã hội dùng để ứng xử Đó là các chuẩn mực xãhội

Cụ thể văn hóa ứng xử thông thờng đợc chi phối bởi bốn hệ chuẩn mựccơ bản của nhân cách: hệ chuẩn mực trong lao động; hệ chuẩn mực trong giaotiếp; hệ chuẩn mực gia đình; các chuẩn mực phát triển nhân cách Trong quátrình ứng xử, con ngời phải lựa chọn giữa cái thiện và cái ác, cái đúng và cáisai, cái đẹp và cái xấu, cái hợp lý và cái phi lý…) Với mỗi loại trong một cộng đồng nhấtđịnh Sự lựa chọn này bị chi phối cũng bởi bốn hệ chuẩn mực là: hệ chuẩnmực đạo đức, hệ chuẩn mực luật pháp, hệ chuẩn mực thẩm mỹ và trí tuệ, hệchuẩn mực về niềm tin.

Đây là một cơng trình tập trung làm rõ văn hóa ứng xử với mơi trờngthiên nhiên, cho nên hai chiều quan hệ với xã hội và với bản thân con ngờikhơng phải là đối tợng nghiên cứu.

Ngồi hai cơng trình trên đây trực tiếp bàn về văn hóa ứng xử cịn có thểkể đến những cơng trình khác dới dạng các chuyên đề khoa học, bài tạp chí,bài báo đề cập đến một phơng diện nhất định của văn hóa ứng xử Chẳng hạntrong chun luận “Tình ngời Giao tiếp và văn hóa giao tiếp” thuộc cơngtrình “Văn hóa và giáo dục Giáo dục và văn hóa”, tác giả Trần Trọng Thủyquan niệm, giao tiếp chính là phơng tiện thể hiện của tình ngời Văn hóa giaotiếp của con ngời có liên quan chặt chẽ với các kỹ năng giao tiếp đặc trng, đợc

hình thành ở họ, ví dự kỹ năng “chỉnh sửa” các ấn tợng ban đầu về ngời khác

khi mới làm quen với họ; tôn trọng các quan điểm, sở thích, thị hiếu, thóiquen…) Với mỗi loại của ngời khác…) Với mỗi loại [13, tr.123 - 124].

Nh vậy, cho đến nay ở Việt Nam, khái niệm văn hóa ứng xử đã đợc gián

Trang 8

động và cả kỹ năng lựa chọn đều bị chi phối bởi các giá trị đợc biểu hiện dớidạng chuẩn mực cơ bản của xã hội.

Đây là những tiền đề nhận thức cần thiết để xác định quan niệm về vănhóa ứng xử và xây dựng văn hóa ứng xử ở Thủ đô Hà Nội.

Trớc tiên, theo chúng tơi, văn hóa ứng xử đợc hình thành từ các khuôn

mẫu ứng xử; từ các hoạt động trong quan hệ của con ngời với môi trờng thiênnhiên, môi trờng xã hội đã hình thành những khn mẫu ứng xử của con ngờiđối với thế giới thiên nhiên, xã hội và đối với nhau.

Khuôn mẫu ứng xử là các hành động ứng phó và xử lý đợc lặp lại mộtcách lâu bền ở đa số cá nhân trong cộng đồng xã hội thuộc các cấp độ khácnhau, từ địa phơng nhỏ (làng, xã, huyện), đến vùng, miền, cả nớc, khu vực vàthế giới Nó đợc tổng quát hóa, tiêu chuẩn hóa và hợp thức hóa để làm mẫumực chỉ dẫn cho các cá nhân và cả cộng đồng xã hội đó.

Khn mẫu ứng xử gồm 4 tiêu chí [49, tr.37-38]:- Sự lặp đi lặp lại của các ứng xử thông thờng;

- ứng xử đợc đa số ngời trong cộng đồng cùng thực hiện thống nhất theomột cách;

- Chuẩn mực xã hội hay quy tắc (quy chế) ứng xử;- ý nghĩa xã hội của ứng xử.

Căn cứ vào các tiêu chí này có thể thấy trong các cộng đồng xã hội, nhấtlà ở các cộng đồng “ làng” với lịch sử văn hóa dài hàng trăm năm, có bốn loạikhn mẫu ứng xử sau [49, tr.103-104]:

Trang 9

chạp, thờ cúng tổ tiên và những ngời có cơng giáo dỡng, tục khơng ăn thịt bịở các cộng đồng ấn Độ giáo,

- Tập quán (hoặc tập tục) là các tục lệ hình thành từ thói quen và khơngchịu sức ép lớn của xã hội Việc vi phạm các tập quán này có thể khơng gâynên những xúc phạm lớn về tinh thần trong cộng đồng và d luận xã hội có thểcũng khơng điều chỉnh Thí dụ tập qn ăn bằng đũa hay bằng thìa, bắt tay,ơm hơn nhau khi gặp mặt và chia tay, sử dụng dao cắt úp tay nh ở Việt Namhay cắt ngửa tay nh ở châu Âu,

- Thông lệ (hoặc thông tục) là khuôn mẫu ứng xử ít có tính cỡng chế Đólà một số nghi thức xã giao trong ứng xử, nh cách chào hỏi, cách biểu thị sựtán thởng bằng vỗ tay hay tung hoa,

- Cấm kỵ (hoặc kiêng kỵ) là những chuẩn mực đạo đức nghiêm ngặt Nóđợc quy tắc hóa và mang tính bắt buộc mạnh mẽ nhất Đây là hình thức cấmđốn có thởng, có phạt và mang tính luật lệ nghiêm minh Thí dụ cấm khơngđợc loạn ln, cấm con gái không đợc chửa hoang, cấm không đợc xúc phạmbề trên,

Trong bốn loại khn mẫu ứng xử trên, thì sự phân loại hai dạng đầu làphong tục, tập quán chỉ có ý nghĩa rất tơng đối, vì chúng hay lẫn với nhau Vàtrong cả bốn dạng khn mẫu đó, đều có hủ tục Chẳng hạn đó là những tụchèm của địa phơng này, loại ngời này nhng có thể thành hủ tục đối với địa ph-ơng khác, loại ngời khác Sự kéo dài quá mức và không đúng chỗ, đúng lúccủa phong tục, tập tục cũng sẽ bị coi là hủ tục.

Sau nữa, các khuôn mẫu ứng xử hay văn hóa ứng xử ln có tính lịch sử

Trang 10

Trình độ của lực lợng sản xuất xã hội thể hiện trình độ đã đạt đợc của con ngờitrong mối quan hệ với tự nhiên; cịn trình độ quan hệ sản xuất phản ánh trình độđã đạt đợc của con ngời trong mối quan hệ xã hội.

Từ đó có thể suy rộng ra rằng, văn hóa ứng xử phụ thuộc vào môi trờngthiên nhiên, môi trờng xã hội và mơi trờng văn hóa.

Mơi trờng thiên nhiên gồm:

Thế giới tự nhiên hay gọi là thiên nhiên thứ nhất, tồn tại ngoài sự tácđộng của con ngời và cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của con ngời và mọisinh vật Đó là các dạng vật thể (đất, nớc, khơng khí ) và các dạng sinh vật,kể cả con ngời

Thế giới thiên nhiên thứ hai: thiên nhiên có sự tác động của con ngời vàdo con ngời tạo ra một bản sao từ thiên nhiên thứ nhất để làm thành một thếgiới mới (nhà ở, kết cấu hạ tầng nông thôn, đô thị, cây trồng, vật nuôi ).Thiên nhiên thứ hai này, kể cả con ngời, là một bộ phận, hơn nữa là một bộphận đặc thù của tự nhiên hay của thiên nhiên thứ nhất [7, tr.13 - 14] Thiênnhiên thứ hai bao gồm cả môi trờng xã hội và mơi trờng văn hóa, vì đều là mơitrờng mà con ngời đã thích nghi và biến đổi.

Mơi trờng xã hội là môi trờng của các mối quan hệ và tác động qua lại giữangời và ngời Xã hội, theo C.Mác, “cho dù nó có hình thức gì đi nữa - là cái gì ? làsản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con ngời”[26, tr.657] Từ các mốiquan hệ và tác động này, đã hình thành cơ sở hạ tầng của xã hội, trớc tiên và cơbản là phơng thức sản xuất của xã hội và tơng ứng với nó là cơ cấu xã hội -giai cấp Cùng với việc sáng tạo ra những giá trị vật chất kinh tế, con ngờicũng sáng tạo ra các giá trị xã hội khác Các giá trị này là cơ sở và định hớngcơ bản cho việc phát triển các quan hệ xã hội và các mối tác động qua lại giữangời với ngời Các giá trị vật thể, phi vật thể này đã tạo ra một môi trờng sốngmới của con ngời - đó là mơi trờng văn hóa.

Trang 11

tr-ờng văn hóa là ln vận hành theo một hệ thống các giá trị văn hóa đợc cảcộng đồng chấp nhận và làm theo.

Có thể coi hệ thống giá trị là chỉ số đánh giá trình độ đã đạt đợc của mơitrờng văn hóa Giá trị, theo Các Mác quan niệm, gồm giá trị sử dụng và giá trịtrao đổi, để phân biệt rõ các hàm nghĩa giá cả, phẩm giá, phẩm chất, ý nghĩaxã hội của phạm trù giá trị Giá trị có mặt khách quan và mặt chủ quan: mặtkhách quan là những thực thể thiên nhiên và xã hội cũng nh mối liên hệ củachúng để tạo ra giá trị Mặt chủ quan là thái độ, cách thức lựa chọn giá trị vàquy trình đánh giá giá trị thơng qua các cá nhân và xã hội Qua sự phân biệthai mặt khách quan và chủ quan này có thể thấy rằng, giá trị chủ yếu tồn tại,phát triển thông qua cái chủ quan Mà cái chủ quan thì ln mang tính lịch sử- cụ thể.

Giá trị, dù đó là vật thể hay t tởng, là vật thực hay vật ảo, luôn luôn đợccác thành viên xã hội tin tởng mạnh mẽ và coi nh một biểu tợng quan trọngtrong đời sống tinh thần của họ và cần đến nó nh một nhu cầu thực thụ Giátrị, vì thế, là nhân tố nền tảng quyết định thái độ và hành động của cá nhân vàcộng đồng; nó đóng vai trị điều chỉnh thái độ và hành động của cá nhân vàcộng đồng, để định đoạt lợi ích xã hội của họ Nói khác đi, giá trị là nền tảngvà đóng vai trị định vị văn hóa ứng xử; nó quy định tính lịch sử - cụ thể củavăn hóa ứng xử.

Và sau nữa, do văn hóa ứng xử là văn hóa hành động (ứng phó và xử lý)

của con ngời trong mơi trờng văn hóa lịch sử - cụ thể, cho nên nó đợc thể hiệnvà thực hiện thông qua những khuôn mẫu (chuẩn mực, tiêu chí, quy ớc, quychế ) và cả những kỹ năng ứng xử Các khuôn mẫu này cơ bản dựa vào cácgiá trị của nhân cách văn hóa mà mỗi ngời hay cộng đồng tự xác định theo các

hệ chuẩn mực của xã hội và xã hội đòi hỏi sự “trở thành” của nhân cách Các

Trang 12

giá trị văn hóa vào đời sống thờng nhật theo những lợi ích khác nhau, cho nên,chúng có hệ số biến dạng không phải là nhỏ Phải trải qua một khoảng thờigian nhất định mới có thể sàng lọc đợc những chuẩn mực, tiêu chí hợp lý,vừa phản ánh đúng đợc các giá trị văn hóa, vừa có thể cụ thể hóa đợc nhữnggiá trị này thành các tiêu chí đợc đa số thành viên xã hội tin tởng và dễ nhớ,dễ làm theo Thực tế cho thấy các khuôn mẫu ứng xử truyền thống nh phongtục, tập quán , đều đã đợc sàng lọc, trải nghiệm qua những thời kỳ lịch sửkhác nhau, trớc khi chúng trở thành giá trị văn hóa cộng đồng, giá trị văn hốdân tộc.

Văn hóa ứng xử còn đợc thể hiện, thực hiện bằng những kỹ năng ứng xử.Các kỹ năng này chỉ đạt đến chuẩn mực văn hóa khi chúng đợc rèn luyện, bồidỡng bởi những t tởng, đạo đức, lối sống có văn hóa Các kỹ năng này đợchình thành chủ yếu thơng qua con đờng giáo dục Hồ Chí Minh xác định:

“Ngủ thì ai cũng nh lơng thiện,Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền.Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

(Nhật ký trong tù).Các kỹ năng ứng xử có thể gồm:

- Kỹ năng “chỉnh sửa” các ấn tợng ban đầu khi mới giao tiếp để hạn chếnhững sai lệch trong cảm nhận về vẻ bề ngoài của đối tợng giao tiếp (nh mộthiện tợng thiên nhiên, một con ngời cụ thể ).

- Kỹ năng bớc vào giao tiếp một cách không định kiến.

Trang 13

Cuối cùng, tính chất nền tảng có tính định hớng cơ bản và xuyên suốt

của văn hóa ứng xử là thái độ ứng xử.

Thái độ ứng xử đối với việc lựa chọn, thực hiện khuôn mẫu ứng xử; tháiđộ ứng xử trong môi trờng thiên nhiên, xã hội và văn hóa cụ thể; thái độ đốivới việc thể hiện, thực hiện các kỹ năng ứng xử Nghĩa là thái độ đóng vai trịđịnh hớng và có ý nghĩa xun suốt của văn hóa ứng xử Nó là một phần nềntảng và có tính định hớng của văn hóa ứng xử.

Có thể quan niệm thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt t tởng, tình cảmvà lựa chọn của chủ thể, để có phản ứng ban đầu đối với tình huống hoặc quátrình ứng xử mà kết quả là chủ thể phải đặt ra đợc các nhiệm vụ cụ thể đồngthời sẵn sàng giải quyết đợc các nhiệm vụ đó Thái độ là kết quả tổng hợp vàbiểu hiện năng lực của t tởng, đạo đức, lối sống và tính cách của mỗi ngời; haynói khác đi, nó là kết quả và biểu hiện năng lực của nhân cách trong q trìnhứng xử.

Từ việc phân tích các hàm nghĩa của văn hóa ứng xử có thể quan niệm:văn hóa ứng xử là hệ thống thái độ, khuôn mẫu, kỹ năng ứng xử của cá nhânvà cộng đồng ngời trong mối quan hệ với môi trờng thiên nhiên, xã hội và bảnthân, dựa trên những chuẩn mực xã hội, nhằm bảo tồn, phát triển cuộc sốngcủa cá nhân và cộng đồng ngời hớng đến cái đúng, cái tốt, cái đẹp.

Quan niệm về xây dựng văn hóa ứng xử

Từ quan niệm về văn hóa ứng xử, có thể thấy rằng đây là loại hình vănhóa hành động của con ngời trong mối quan hệ với môi trờng thiên nhiên, xãhội và bản thân Vì thế có thể định hớng, điều chỉnh đợc các hành động này h-ớng vào mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc.

Trang 14

lối của Đảng ta là khơng chỉ giải thích thế giới, mà quan trọng hơn, còn hớngvào việc cải biến thế giới Bởi vì, trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH, đơ thịhóa và hội nhập quốc tế, đã và đang xuất hiện những khía cạnh tiêu cực; chonên chí ít phải điều tiết những hiện tợng này để bảo đảm cho lối ứng xử mới,năng động, hiện đại diễn ra trên cơ sở kế thừa, phát huy nếp ứng xử truyềnthống Nguồn lực văn hóa đợc tích tụ, phát triển qua 20 năm đổi mới cũng chophép xây dựng văn hóa ứng xử, trong đó có văn hóa ứng xử của ngời Hà Nội.

Xây dựng văn hóa ứng xử khơi dậy, phát triển những lời nói hay, nhữngviệc làm tốt, những phong cách đẹp; là làm cho cái đúng, cái tốt, cái đẹp lantỏa, phát huy tác dụng và tiếp tục phát triển trong thực tế Nói khác đi, xâydựng văn hóa ứng xử là khơi dậy, tận dụng, phát triển các yếu tố tích cực, tiếnbộ, hữu ích trong q trình hình thành văn hóa ứng xử; đồng thời phải hạnchế, khắc phục những yếu tố tiêu cực cản trở quá trình hình thành văn hóa ứngxử phù hợp với mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc.

Thực chất của xây dựng văn hóa ứng xử là thực hiện các biện pháp t t-ởng, chính trị, văn hóa, quản lý và cả kinh tế, nhằm khơi dậy, phát triển cácthái độ ứng xử, các khuôn mẫu ứng xử, các kỹ năng ứng xử có văn hóa củacác hành động ứng xử Đồng thời phải có những chế tài hạn chế, loại bỏnhững lối ứng xử phi văn hóa và phản văn hóa.

Trang 15

Khơi dậy và phát triển là hai cách thức xây dựng văn hóa ứng xử; trongkhơi dậy và phát triển đều có điều tiết, hạn chế, loại bỏ cái tiêu cực Xây dựngvăn hóa ứng xử trong điều kiện xây dựng nhà nớc pháp quyền XHCN, tấtnhiên sẽ đặt trọng tâm vào các biện pháp có tính pháp luật nghiêm minh kếthợp với cách thức điều chỉnh của phong tục tập quán truyền thống và nhữngbiện pháp tự quản của các tế bào xã hội (gia đình, xóm làng, tổ dân phố, cơ

quan, trờng học, doanh nghiệp ), để văn hóa ứng xử “sống” và phát triển

cùng cộng đồng.

1.1.2 Một số đặc điểm văn hóa ứng xử và xây dựng văn hóa ứng xửcủa ngời Hà Nội

Đặc điểm văn hóa ứng xử của ngời Hà Nội là một phần không thể táchrời đặc điểm của văn hóa tinh thần hay văn hóa phi vật thể Thăng Long - HàNội Cho đến nay, các nhà nghiên cứu về văn hóa Thăng Long - Hà Nội đãkhái quát giá trị lịch sử - văn hóa tinh thần của Thăng Long - Hà Nội gồmnhững đặc điểm sau [6, tr.68-97]:

- Yêu nớc, bất khuất, kiên cờng “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mấtnớc, khơng chịu làm nơ lệ”.

Trọng tình nghĩa và đạo lý, tinh thần cộng đồng cao gắn kết cá nhân -gia đình - làng xã - Tổ quốc.

- Lòng nhân ái, khoan dung, tinh thần yêu chuộng hòa bình.- Đầu óc thực tế, đức tính cần cù, sáng tạo.

- Trọng học thức, chuộng cái đẹp.- Giao tiếp thanh lịch.

Trang 16

Từ những gợi ý trên đây có thể khắc họa một số đặc điểm của văn hóaứng xử của ngời Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

- Một là, thái độ và cách thức ứng xử với môi trờng thiên nhiên của ngời

Hà Nội đã chuyển từ chuẩn mực truyền thống nơng nhờ và mô phỏng thiênnhiên với nhịp sống “đều đều” sang chuẩn mực khai thác và biến đổi thiênnhiên với nhịp sống ngày một nhanh hơn trong quá trình đẩy mạnh CNH,HĐH, đơ thị hóa và hội nhập quốc tế trên địa bàn Thủ đô.

Hà Nội là vùng sông, hồ Sông Hồng (trớc đây gọi là sông Cái, sông NhịHà) có nhiều nhánh chảy qua và chảy quanh Hà Nội, nh các sông: Tô Lịch,Kim Ngu, Lừ, Sét, Nhuệ Hà Nội có nhiều hồ: Trúc Bạch, Tây, Hồn Kiếm,Thiền Quang (Ha Le), Bẩy Mẫu, Thành Công, Thanh Nhàn, Linh Đàm Cácsông, hồ tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài động, thực vật Tất cả đãtạo cho Hà Nội một cảnh sắc thiên nhiên đẹp và thơ mộng.

Cảnh sắc thiên nhiên góp phần tạo nên phong thái ngời Hà Nội ung dung,hịa nhã tuy sống giữa đơ hội phồn hoa náo nhiệt Cũng gần giống c dân nôngthôn, c dân Hà Nội, nhất là ở ngoại thành, cho đến đầu thập niên 90 - thế kỷXX, vẫn cơ bản sống hài hòa với thiên nhiên Sự hài hòa trong ứng xử với thiênnhiên ở ngời dân Hà Nội (và cả nớc) thể hiện qua ba mức độ:

- Sống nơng nhờ và thuận theo thiên nhiên, có ý thức hịa đồng với thiênnhiên, thậm chí tơn thờ thiên nhiên theo phơng châm “đất có Thổ cơng, sơngcó Hà bá”.

- Cố gắng tận dụng tối đa và khai thác có giới hạn các nguồn tài nguyênthiên nhiên sẵn có để phục vụ các nhu cầu: ăn, mặc, ở, đi lại của con ngời.

- ứng phó nhạy bén và phù hợp với những thay đổi của các điều kiệnthiên nhiên.

Trang 17

phơng Đông với môi trờng sống đầy chất thiên nhiên Triết lý hài hòa vớithiên nhiên chịu ảnh hởng sâu sắc của đạo Nho, đạo Phật và đạo Lão Triết lýđó cơ bản dựa trên hai mảng giá trị: hồ đồng - tơn trọng thiên nhiên; nơngnhờ - mơ phỏng thiên nhiên trong q trình tận dụng và ứng phó với thiênnhiên Các giá trị này thể hiện qua một số quan niệm cơ bản sau:

- Quan niệm Thiên - Địa - Nhân hay Thiên - Nhân hợp nhất Theo đó,Trời - Đất là thiên nhiên, là gốc của sự sống con ngời Con ngời sống dựa vàoTrời - Đất, chết lại trở về với đất Do vậy, con ngời và thiên nhiên là một khốiliên thơng bền chặt; trong đó con ngời phải hịa đồng với thiên nhiên, tôntrọng thiên thiên Mọi việc nơng nhờ, mơ phỏng thiên nhiên đều trong khnkhổ hịa đồng - tôn trọng thiên nhiên.

- “Mu sự tại Nhân, thành sự tại Thiên” là biểu hiện của triết lý tôn trọng- tôn thờ, nơng nhờ - phụ thuộc vào thiên nhiên trong điều kiện thiên nhiênmiền nhiệt đới thay đổi thất thờng và xã hội còn kém phát triển.

- “Nhân định thắng Thiên” biểu hiện tính hịa đồng tích cực của con ngờivới thiên nhiên và khả năng mô phỏng - khai thác thiên nhiên ở con ngời.

Trang 18

Từ giữa thập niên 90 đến nay, đã diễn ra sự biến đổi khá rõ trong vănhóa ứng xử của ngời Hà Nội với môi trờng thiên nhiên Trong điều kiện khônggian nội thành đợc nâng cao bởi các nhà cao tầng che lấp hàng cây, ao, hồ vàcác khu đô thị mới, khu công nghiệp đang dần phủ khắp ngoại thành, cáchthức giao hòa giữa ngời Hà Nội với mơi trờng thiên nhiên đang có sự biến đổitrên nhiều phơng diện Từ chỗ nơng nhờ - mô phỏng thiên nhiên với nhịp sống

“đều đều”, ngời Hà Nội đang đẩy mạnh khai thác và biến đổi thiên nhiên với

nhịp sống ngày một nhanh hơn.

Về ăn đã thấy thiên về xu hớng chế biến theo lối thủ công hoặc côngnghiệp Về mặc đã nổi lên xu hớng dùng quần áo may sẵn, tự chọn Về ở đãcơ bản chuyển sang các dạng nhà cao tầng, bê tơng hóa Về đi lại đã chủ yếudùng các phơng tiện cơ giới, nhất là xe máy.

Hàng cây, mặt nớc đã trở thành điểm kinh doanh Các di tích lịch sử -văn hóa đã là điểm đến của các tua du lịch Không chỉ mặt đất, mà giờ đâykhông gian cũng đã đợc tận dụng phục vụ cho cuộc mu sinh của ngời dân, kểcả tại nhiều làng ngoại thành Cùng với việc tăng cờng tận dụng thiên nhiên,ngời Hà Nội đã đổi mới cách thức ứng phó với thiên nhiên bằng những phơngtiện ngày càng hiện đại: từ chỗ nơng nhờ - mô phỏng thiên nhiên dần chuyểnsang khai thác - can dự vào thiên nhiên ở mức độ nào đó.

- Hai là, trong thời kỳ đổi mới, trên cơ sở phát huy truyền thống yêu

nớc, nhân ái của dân tộc, truyền thống văn hiến gần 1000 năm Thăng Long -Hà Nội và truyền thống “Thủ đơ anh hùng”, văn hóa ứng xử của ngời -Hà Nộicơ bản thể hiện và khẳng định thái độ, cách thức giao lu, tiếp biến các giá trịkhoan dung, trọng học thức, chuộng cái đẹp, u hịa bình trớc sự xuất hiệncủa những hành vi ứng xử theo kiểu cá nhân, thực dụng và thiếu đạo đức trongquan hệ giao tiếp của một bộ phận ngời Hà Nội, nhất là ở giới trẻ.

Trang 19

biến đổi và mở ra nhiều hớng phát triển mới trong văn hóa ứng xử ở cả haichiều cạnh: tích cực và tiêu cực Chỉ trong một vài năm, từ chỗ hàng hóachiếm một ví trí khơng đáng kể trong đời sống mọi mặt của thành phố, đã

chuyển sang “tình trạng” hàng hóa từ các cửa hàng của Nhà nớc, tập thể, t

nhân tràn ra cả hè phố Hàng hóa lu thơng, mà đằng sau nó là đồng tiền nhmáu của cơ thể, chừng mực nào đó, đóng vai trị vận hành tồn bộ đời sốngkinh tế - xã hội Sự làm giàu đợc khuyến khích Nội, ngoại thành, đều nêu g-ơng những ngời làm ăn giỏi, những ngời làm giàu chính đáng.

Tình hình đó hồn tồn phù hợp với tâm lý con ngời và tạo nên bầukhơng khí phấn khởi tự nhiên trong tồn xã hội Thái độ của ngời dân đãchuyển biến theo hớng bơn trải thị trờng, chứ khơng cịn nhẩn nha, ung dungtheo lối “quần chùng áo dài” Lao động giờ đây là phải gắn với nghề nghiệp,với việc làm có thu nhập Thái độ đối với nghề nghiệp cũng thay đổi, từ chỗcoi trọng các nghề “bàn giấy”, với “biên chế nhà nớc” sang các nghề sản xuấtra của cải và kinh doanh bơn trải với lao động trong kinh tế hộ hoặc kinh tếngoài quốc doanh, kể cả tại doanh nghiệp của nớc ngồi Thái độ đối với giađình, bạn bè, cộng đồng cũng thay đổi theo hớng tôn trọng sự lựa chọn, sởthích cá nhân nhiều hơn

Kết quả chung của những biến đổi đó là đã khắc phục đợc những quanniệm đối lập, có khi thái quá giữa đen - trắng, thiện - ác, tốt - xấu, đức - tài Ngày nay, ngời Hà Nội thờng quan niệm những cặp phạm trù ấy một cáchthực tế trong trục thời gian và không gian cụ thể của đời sống cá nhân và trongtừng cộng đồng nhỏ (lớp học, tổ sản xuất, bạn buôn bán làm ăn) rồi mới đếnthành phố, cả nớc và thế giới.

Trang 20

Cùng với tinh thần khoan dung là thái độ, lối ứng xử trọng học thức đợcthể hiện khá rõ ở ngời Hà Nội ngày nay Nhng khác với truyền thống, việctrọng học thức giờ đây đợc thể hiện ở việc trọng nghề nghiệp, chứ không chỉdừng ở việc thông thạo kinh sử “Một nghề cho chín, hơn chín, mời nghề”hiện đã chín muồi trong thái độ, lối ứng xử của nhiều ngời Hà Nội Quy luậtcạnh tranh thị trờng đã thúc đẩy sự chín muồi đó Bên cạnh những nghề đợcxã hội trọng vọng, nh nghề nhà giáo, thầy thuốc, nhà khoa học thì “ngời sảnxuất”, “ngời bn bán” cũng đợc coi trọng Việc chọn nghề ngày nay đa dạng,miễn sao có thu nhập chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội, chứ khôngchỉ giới hạn trong các nghề công chức, cán bộ nhà nớc.

Trong bối cảnh ấy, truyền thống thẩm mỹ của ngời Hà Nội cũng biếnđổi và cái đẹp ngày càng đợc coi trọng khi cái ăn, cái mặc, cái ở khơng cịncâu thúc đa số ngời dân Thủ đơ Thái độ, lối ứng xử có tính thẩm mỹ của ngờiHà Nội từ trong lịch sử đã đợc nâng lên tầm văn hóa thanh lịch, từ tiếng nóinội thành Hà Nội đến nét hào hoa, phong nhã trong cách làm và cách ăn, cáchhọc và cách chơi ở họ Thí dụ cách trồng hoa, cây cảnh và các nghề thủ cơngmỹ nghệ tinh xảo là thể hiện cho tính thẩm mỹ trong cách sản xuất, kinhdoanh.

Trang 21

Thái độ, lối ứng xử khoan dung, chuộng học thức và cái đẹp tất nhiên sẽdẫn đến thái độ, lối ứng xử hịa bình của ngời Hà Nội Mơi trờng thiên nhiên,xã hội thanh bình Ngời Hà Nội khơng còn chống cằm ủ dột với chè chát, rợuđắng nh vào cuối những năm 70 đầu những năm 80 thế kỷ trớc, mà hối hả làm

ăn và râm ran cơm bụi, nhà hàng Đổi mới đã “kéo” nhiều ngời Hà Nội tham

gia vào các quan hệ sản xuất kinh doanh, vui chơi, giải trí Bầu khơng khí lànhmạnh đó đợc ngời Hà Nội đón nhận bằng cái miệng hay cời và lời nói khơnngoan Tất cả đã kiến tạo nên một thành phố u hịa bình theo đánh giá củabạn bè thế giới Năm 1999, Hà Nội đã đợc tổ chức văn hoá, giáo dục(UNESCO) của Liên hiệp quốc công nhận danh hiệu: “Thành phố vì hồbình”.

Những giá trị truyền thống trong văn hóa ứng xử của ngời Việt Nam rõràng đợc phát huy và thể hiện rõ nét ở ngời Hà Nội trong thời kỳ đổi mới.Khoan dung, chuộng học thức, trọng cái đẹp, u hịa bình là đặc điểm nổi bậttrong văn hóa ứng xử của ngời Hà Nội trong thời kỳ đổi mới Các giá trị nàyđợc thể hiện và khẳng định trớc sự xuất hiện của những thái độ và hành vi ứngxử theo kiểu cá nhân, thực dụng và thiếu đạo đức trong một bộ phận ngời HàNội, nhất là ở giới trẻ.

Cần khẳng định rằng, những thái độ và hành vi thiếu văn hóa này khơngphải là đặc điểm văn hóa ứng xử của ngời Hà Nội Ngay ở những cá nhân cókhuynh hớng hành xử theo kiểu cá nhân, thực dụng và thiếu đạo đức cũngkhơng hồn tồn bị sa ngã với cách thức ứng xử phi văn hóa đó Luật pháp,truyền thống văn hóa, d luận xã hội là rào cản khách quan đối với việc pháttriển cách thức ứng xử này.

Trang 22

tệ nạn xã hội…) Với mỗi loại) cho nên cũng sẽ dung túng những thái độ, hành vi ứng xử cánhân, thực dụng, phi đạo đức ở những ngời tham gia các hoạt động kinh tế đó.

Trớc những biến thái phức tạp trong quá trình hình thành đặc điểm vănhóa ứng xử của ngời Hà Nội trong điều kiện kinh tế thị trờng, định hớngXHCN và hội nhập quốc tế, cần phải bồi dỡng, phát huy các giá trị khoandung, chuộng học thức, trọng cái đẹp, yêu hòa bình trong văn hóa ứng xử củangời Hà Nội, để hạn chế tối đa những mặt trái trong lối ứng xử của một bộphận ngời dân.

- Ba là, ngời Hà Nội có phong cách ứng xử thanh lịch, linh hoạt với

tiếng nói ở nội thành thuộc loại chuẩn của ngơn ngữ cả nớc

Phong cách ứng xử chính là sự thể hiện ổn định của lối ứng xử trên cơ sởkết hợp nhuần nhuyền giữa thái độ, khuôn mẫu và kỹ năng ứng xử Phongcách ứng xử thanh lịch của ngời Hà Nội trớc tiên thể hiện ở “ngời thanh tiếngnói cũng thanh” Tiếng nói ở nội thành Hà Nội là kết quả tổng hợp và thănghoa tiếng nói của “tứ chiếng”, của cả nớc trong một môi trờng đậm chất vănhóa - văn minh Phong cách ứng xử thanh lịch của ngời Hà Nội đợc thể hiện ởcác phơng diện sau:

+ Nếp cảm, nếp nghĩ: thiên về cân bằng - linh hoạt Nếp cảm, nếp nghĩlà phơng tiện tình cảm, ý thức của văn hóa ứng xử Nó là cơ sở định hớng tháiđộ, cách thức và kỹ năng ứng xử dần dần hình thành khn mẫu ứng xử dựatrên những chuẩn mực văn hóa Sự hài hịa giữa mơi trờng thiên nhiên, xã hộivà văn hóa ở Thăng Long - Hà Nội đã tạo nên nếp cảm, nếp nghĩ thiên về cânbằng - linh hoạt của ngời Hà Nội Tính cân bằng - linh hoạt tạo nên hình hài,động thái của thanh lịch Đây là nét đặc trng của văn hóa ứng xử Hà Nội so

với văn hóa ứng xử Huế thiên về cân bằng - tĩnh, và văn hóa ứng xử ở Thành

phố Hồ Chí Minh thiên về cân bằng - năng động.

Trang 23

hào hoa, tao nhã trong sinh hoạt thờng nhật nhuốm sang cả cách thức làm ăncủa ngời Hà Nội.

- Nếp ứng xử với môi trờng xã hội: thể hiện ở tính khoan hịa trong ứngxử với phong tục, tập quán truyền thống, với tôn giáo, khoa học, công nghệ,

với ngời “tứ chiếng”, ngời cả nớc và ngời nớc ngoài.

Nh vậy, đặc điểm thanh lịch của ngời Hà Nội thể hiện trong tiếng nói,dáng đi và nhuốm cả sang cách làm - cách ăn, cách học - cách chơi, cách giaotiếp giữa ngời với ngời Đặc điểm thanh lịch của ngời Hà Nội có đặc trng làlinh hoạt (hoặc có tính mở) Linh hoạt (mềm dẻo) là một tính chất cơ bản củathanh lịch ở ngời Hà Nội Với tính chất này, nét thanh lịch của ngời Hà Nộicũng biến đổi một cách tiệm tiến hay ổn định trong q trình vận động, pháttriển của văn hóa ứng xử ở Thăng Long - Hà Nội.

1.2 Vai trò xây dựng văn hóa ứng xử của ngời Hà Nội trongthời kỳ đổi mới hiện nay

Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, nhất là từ giữa thập niên 90, khi Hà Nộibớc vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH, đơ thị hóa và hội nhập quốc tế vớinền kinh tế thị trờng định hớng XHCN đã từng bớc làm biến đổi quan hệ củangời dân Thủ đô với môi trờng thiên nhiên, xã hội, bản thân một cách sâu sắc,khác rất nhiều so với văn hóa ứng xử truyền thống

Trong bối cảnh ấy, việc xây dựng văn hóa ứng xử của ngời Hà Nội là rấtquan trọng, và đợc thể hiện thông qua các chiều cạnh sau:

Một là, xây dựng văn hóa ứng xử của ngời Hà Nội góp phần xây dựngNg

ời Hà Nội: Văn minh -Thanh lịch

Trang 24

Thực tế cho thấy nội dung xây dựng văn hóa ứng xử thấm vào nhiều tiêuchí xây dựng ngời Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch, phù hợp với điều kiện kinhtế - xã hội - văn hóa Thí dụ Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố đang hớng vàocác chuẩn mực ngời phụ nữ Thủ đô “Trung hậu Sáng tạo Đảm đang -Thanh lịch” và phát động một số phong trào văn hóa nh “Phụ nữ Thủ đơ tíchcực học tập, lao động sáng tạo, thực hành tiết kiệm, xây dựng gia đình vănminh, hạnh phúc” hoặc phong trào “ Vì mơi trờng trong sạch, phụ nữ và nhândân Thủ đô không đổ rác, phế thải ra đờng và nơi công cộng”, ở một sốngành, đoàn thể khác, nhất là Liên đồn Lao động Thành phố cũng có nhữnghoạt động tích cực theo hớng cụ thể hóa tiêu chí “Ngời Hà Nội: Văn minh -Thanh lịch - Hiện đại” gắn với môi trờng sản xuất, kinh doanh hoặc công tác

Nội dung các phong trào văn hóa của các quận, huyện, ngành, đoàn thểở Hà Nội hầu nh trớc hết đều tập trung vào thái độ cách thức ứng xử từ giađình đến ngồi xã hội (cơ quan, trờng học, doanh nghiệp, nơi công cộng ).Chẳng hạn, ngành VHTT Hà Nội đang phối hợp với các ngành xây dựng cácquy ớc thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng (rạp chiếu phim, biểu diễnnghệ thuật, cửa hàng, bến xe, nhà ga ) với các nội dung tập trung vào thái độ,hành vi ứng xử văn minh, lịch sự.

Thực tế cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng văn hóa ứng xửđối với việc xây dựng “Ngời Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch” phải bắt đầu từviệc xây dựng những hành vi ứng xử có văn hóa của từng nhóm ngời thuộcmỗi ngành, mỗi giới, nhất là thanh niên, và tại từng tế bào xã hội (gia đình, tr-ờng học, doanh nghiệp ) là nơi có thể từng bớc hình thành đợc “Ngời Hà Nội:Văn minh - Thanh lịch”.

Trang 25

số ngời Hà Nội Cũng với tiến trình nh vậy mới hình thành đợc các khn mẫuứng xử có văn hóa ở các ngành, các giới Một khi văn hóa ứng xử đợc hình thànhở mức độ nào đó ngời Hà Nội sẽ có nhiều thái độ hành vi (hay hành động) vănhóa Phải thơng qua hành động con ngời nói chung, trong đó có ngời Hà Nội,mới có khả năng rèn luyện, bồi dỡng nhân cách văn hóa.

Đó chính là ý nghĩa và cũng là tác dụng của việc xây dựng văn hóa ứngxử của ngời Hà Nội đối với quá trình xây dựng “Ngời Hà Nội: Văn minh -Thanh lịch - Hiện đại”.

Hai là, xây dựng văn hóa ứng xử của ngời Hà Nội góp phần tích cực vàoq trình gắn kết phát triển văn hóa với xây dựng Ngời Hà Nội: Văn minh -Thanh lịch - Hiện đại

Xét về nguyên tắc, phát triển văn hóa Hà Nội theo mục tiêu tiên tiến,đậm đà bản sắc Thăng Long - Hà Nội và dân tộc tất nhiên không tách rời mụctiêu xây dựng “Ngời Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại” Tuy nhiên,trong nội dung cụ thể, nhất là trong cách thức tiến hành xây dựng giữa pháttriển văn hóa, xây dựng con ngời có một số nét đặc thù, nhất là do tác độngcủa các điều kiện khách quan về kinh tế - xã hội.

Trang 26

Trong khi đó, q trình xây dựng “Ngời Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch- Hiện đại” trực tiếp nhằm vào việc bồi đắp những phẩm chất cơ bản của ngờiHà Nội Cách thức bồi đắp tất nhiên phải thông qua các biện pháp t tởng,chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa Nh vậy, phát triển văn hóa - khơng phảilà biện pháp duy nhất để xây dựng con ngời, đành rằng đó là biện pháp trựctiếp và chủ yếu.

Vì thế có thể thơng qua xây dựng văn hóa ứng xử với thiên nhiên, xã hộivà bản thân để hình thành các mối quan hệ khăng khít giữa phát triển văn hóavà xây dựng con ngời Việc xây dựng văn hóa ứng xử, dựa vào các chuẩn mựcvăn hóa để hớng đến mục tiêu hình thành khn mẫu ứng xử có văn hóa củacon ngời với tính chất là năng lực hành động và phơng diện biểu hiện của“Ngời Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại”.

Xây dựng văn hóa ứng xử địi hỏi các ngành, các giới, trong đó có cảnhững ngời làm trong ngành văn hoá, những văn nghệ sĩ chuyên nghiệp,những ngời kinh doanh dịch vụ văn hóa, phải tham gia với t cách vừa là chủthể, vừa là đối tợng của xây dựng văn hóa ứng xử Đó là một mối dây liên hệkhá tin cậy giữa phát triển văn hóa và xây dựng con ngời.

Xây dựng văn hóa ứng xử cơ bản là xây dựng các khn mẫu ứng xửtrong xã hội Do đó khơng chỉ văn hóa mà cả t tởng, chính trị và cả kinh tế cũngphải tham gia Đây là điều kiện, môi trờng xã hội thuận lợi để khai thác, pháthuy năng lực sáng tạo của con ngời với t cách là chủ thể gắn kết khơng chỉ qtrình phát triển văn hóa và xây dựng con ngời trên địa bàn Hà Nội

Ba là, xây dựng văn hóa ứng xử của ngời Hà Nội góp phần tổ chức vàđiều tiết mối quan hệ thống nhất giữa môi trờng thiên nhiên, môi truờng xãhội và ngời Hà Nội, trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, đơ thị hóa và hộinhập quốc tế.

Trang 27

cách thức ứng xử của ngời Hà Nội Đây là quá trình con ngời tác động mạnhmẽ, khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên Mối quan hệ của ngờiHà Nội với môi trờng thiên nhiên khác dần về chất so với mối quan hệ trongvăn hóa truyền thống: từ hịa đồng - tơn trọng và nơng nhờ - mô phỏng thiênnhiên đến khai thác - biến đổi thiên nhiên Kết quả của quá trình biến đổi nàylà biến mơi trờng tự nhiên với quy mô ngày càng lớn Cụ thể là đô thị nộithành đã tăng lên khoảng hai lần, từ 4 quận nay thành 9 quận Các khu côngnghiệp và đô thị mới loang khắp ngoại thành Ngay trong nội bộ nhiều làngngoại thành, nhất là ở ven đô cũng diễn ra q trình CNH, HĐH, đơ thị hóavới tốc độ khá nhanh Ngoại thành khơng cịn chủ yếu đợc đặc trng bởi nôngnghiệp - nông thôn nh là chỉ báo về sự hiện diện của môi trờng tự nhiên.

Thông qua quá trình khai thác - biến đổi mạnh mẽ mơi trờng tự nhiên,nguồn của cải vật chất do ngời Hà Nội tạo ra ngày càng lớn và tập trung chủyếu tại đơ thị Thêm vào đó, mặt trái của q trình giao lu, hội nhập thế giớivà cơ chế thị trờng có sự tác động, ảnh hởng của lối sống thực dụng, thói quentiêu dùng, hởng thụ vật chất đến bộ phận không nhỏ ngời dân, nhất là lớp trẻ.Thực tế đó phá vỡ mối quan hệ truyền thống giữa giá trị vật chất và giá trị tinhthần của nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội nói riêng và văn hóa Việt Nam nóichung vốn đợc đặc trng ở u thế của giá trị tinh thần Môi trờng xã hội vì thế có

nhiều biến đổi và cả biến động, nhất là khi tốc độ “nhập khẩu” nhiều giá trị

tinh thần của nớc ngồi trong q trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế Cơ chế thịtrờng với quy luật cạnh tranh làm cho môi trờng xã hội dồi dào sức sống, songđồng thời nó cũng làm cho nhịp sống của con ngời, xã hội và cả thiên nhiêntrở nên hối hả, mất điều hịa và khơng giữ đợc trạng thái cân bằng.

Trang 28

Chìa khóa giải quyết hệ vấn đề phức tạp này là ngời Hà Nội phải đổimới và tìm ra cách nghĩ, cách làm mới, trớc hết là trong thái độ và cách thứcứng xử đối với thiên nhiên, xã hội và bản thân Xây dựng văn hóa ứng xử củangời Hà Nội, là nhằm vào điểm mở đầu và điểm nút, có thể tạo dựng đợc mốiquan hệ cân bằng ba chiều, giữa môi trờng thiên nhiên, môi trờng xã hội vàbản thân con ngời với t cách là sản phẩm và chủ thể kiến tạo môi trờng thiênnhiên, môi trờng xã hội cùng mối quan hệ giữa chúng.

Kết luận chơng 1

Trên cơ sở đánh giá khái quát các quan niệm về văn hóa ứng xử, luậnvăn chỉ rõ quá trình hình thành và các tính chất của văn hóa ứng xử nh là tiềnđề để xác định quan niệm về văn hóa ứng xử và xây dựng văn hóa ứng xử

Ba đặc điểm của văn hóa ứng xử của ngời Hà Nội trong thời kỳ đổi mớihiện nay là kết quả kế thừa truyền thống văn hóa ứng xử Thăng Long - Hà Nội vàcũng thể hiện những giá trị văn hóa mới đang hình thành trong thời kỳ đổi mới.

Trang 29

Chơng 2

Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của ngời hà Nội trong những năm gần đây

2.1 Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của ngời dân đôthị Hà Nội trong những năm gần đây

2.1.1 Mơi trờng thiên nhiên và văn hóa ở đơ thị Hà Nội để xây dựngvăn hóa ứng xử

Mơi trờng thiên nhiên của đô thị Hà Nội: là tổng hợp toàn bộ thế giới

vật chất của tự nhiên (thiên nhiên thiên tạo) và của thiên nhiên do con ngời tạora (thiên thiên nhân tạo) Có thể nói mơi trờng thiên nhiên ở nội thành chủ yếulà thiên nhiên nhân tạo Tại các đô thị ngoại thành (các thị trấn) thiên nhiênthiên tạo (tự nhiên) và thiên nhiên nhân tạo vẫn giao hịa với nhau Các sơngTơ Lịch, Kim Ngu đã đợc chỉnh trị và kè bờ Đoạn sông Hồng chảy qua nộithành Hà Nội cũng đang đợc nghiên cứu chỉnh trị Các hồ: Hoàn Kiếm,TrúcBạch, Tây, Bảy Mẫu, Ba Mẫu, Thiền Quang, Thành Công, Đống Đa, GiảngVõ đã và đang đuợc nạo vét hoặc chỉnh trang, tôn tạo ven bờ Từ giữa thậpniên 90 (thế kỷ XX) Hà Nội đã chú trọng vai trò cây xanh và vành đai câyxanh ở nội đô và ven đô Việc phân bố cây xanh đợc chấn chỉnh lại, nhất là tạikhu vực phía Bắc Thành phố Đã chú ý hạn chế trồng cây theo kiểu vờn tạp tạicác tuyền phố mới

Trang 30

Các di tích lịch sử - văn hóa đợc đẩy mạnh tơn tạo, nh Văn Miếu - QuốcTử Giám, một số di tích trong Thành cổ Hà Nội, di tích cách mạng, đền, chùa,phủ, nhất là xung quanh khu vực Hồ Gơm, Hồ Tây Các di tích này trở thànhđiểm đến của khách du lịch với ý nghĩa tích cực là biến những nơi này thànhnhững tiểu mơi trờng văn hóa thiên nhiên.

Dấu hiệu rõ nhất của việc cải thiện môi trờng thiên nhiên ở nội thành làtại một số nơi đã có chim bay lợn và làm tổ; đã chú ý đến tỉ lệ diện tích nhà ởnói riêng và các thể khối kiến trúc nói chung với diện tích cây xanh, thảm cỏvà khơng gian sinh thái

Môi trờng sinh thái ở nội thành cũng đợc cải thiện, nhất là nớc sạch vàthu gom rác thải Hệ thống thoát nuớc Thành phố hiện chủ yếu là hệ thốngcống chung để thoát cả nớc ma, nớc thải sinh hoạt và công nghiệp Gần đây,tại một vài khu phố đã bắt đầu xây dựng hệ thống phân loại nớc thải riêng Từnăm 2001 tình hình cung cấp nớc sạch đợc cải thiện hơn, nhờ triển khai thựchiện chơng trình cấp nớc sạch Phần Lan tại nhiều khu phố Hà Nội (cả nội,ngoại thành) hiện có 9 nhà máy nớc chính Số hộ dân đợc dùng nớc sạch tăngtừ 68% (1996) lên 97,8% trong những năm gần đây.

Việc thu gom rác cơng nghiệp, rác sinh hoạt đã có tiến bộ nhất định.Công ty Môi trờng đô thị Hà Nội hiện thu gom đợc khoảng 1.980m3/ngày; tứclà chiếm khoảng 40 - 60% lợng rác thải của toàn Thành phố Đã bớc đầu đadạng hóa các hình thức xử lý chất thải rắn, nh chôn lấp tại các bãi rác Thànhphố (Mễ Trì, Lâm Du, Tây Mỗ, Nam Sơn), ủ phân hữu cơ tại Nhà máy chếbiến rác Cầu Diễn, đốt rác thải bệnh viện tại Tây Mỗ, Cầu Diễn.

Trang 31

giao thơng gây ra, khói bụi công nghiệp đang làm phát sinh nhiều vấn đềtrong quản lý môi trờng thiên nhiên - sinh thái và gây ảnh hởng tiêu cực đếnthái độ, cách thức ứng xử của con ngời.

Mơi trờng xã hội và văn hóa đơ thị Hà Nội: là toàn bộ các quan hệ dân

số, kinh tế, văn hóa…) Với mỗi loại bao quanh và liên quan đến đời sống con ngời ở đô thị Trong thời kỳ 1990 - 2004, tỉ lệ dân số đô thị ở Hà Nội đã tăng từ 45,4%(năm 1990) lên khoảng 58% (năm 2004) và sẽ còn tiếp tục tăng trong nhữngnăm tới Mức tăng này của Thành phố Hồ Chí Minh là gần 10%, Hải Phịng3%, Đà Nẵng gần 6% Mức tăng chung của cả nớc là 5% Mức tăng dân số đôthị Hà Nội là cao nhất nớc Hàng năm số ngời nhập c vào Hà Nội giao động từ40.000 - 60.000 ngời, trong khi số xuất c ra khỏi Thành phố chỉ vào khoảng50% số đến Dân số nội thành Hà Nội tăng nhanh, chủ yếu do mức tăng cơhọc trong điều kiện diện tích dành cho đô thị hầu nh không tăng Cho nên mậtđộ dân số ở nội thành Hà Nội rất cao: năm 1989 là 2.185 ngời/km2 thì hiệnnay gần 3.100 ngời/km2 Mật độ này đã cao hơn 2,5 lần Thành phố Hải Phịngvà hơn cả Thành phố Hồ Chí Minh.

Sự phát triển dân số ở đô thị, nhất là ở nội thành Hà Nội hiện nay có đặcđiểm là giảm sinh, tăng tuổi thọ bình quân trong dân c và gia tăng dân số lao

động trẻ nhập c vào Thành phố Kết quả là diễn ra q trình “già hóa” dân số

Trang 32

động Hà Nội, đã có hơn 10.000 ngời có trình độ trên đại học; hơn 200.000 ng-ời có trình độ đại học và hơn 100.000 ngng-ời có trình độ trung cấp.

Nguồn nhân lực có chất lợng cao là điều kiện thuận lợi để phát triểnkinh tế Q trình chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhất làsự phát triển các thể chế kinh tế thị trờng định hớng XHCN trong những nămgần đây đã thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động kinh tế, văn hóa của ngời dânđơ thị Hà Nội.

Q trình xã hội hóa các hoạt động kinh tế diễn ra theo hớng đa dạnghóa hình thức sở hữu, tổ chức, quản lý và phân phối; từ đó thúc đẩy dân chủhóa khơng chỉ trong lĩnh vực kinh tế Q trình dân chủ hóa sẽ xác lập ngàycàng đầy đủ hơn các quyền và nghĩa vụ của các công dân và của các cộngđồng dân c đô thị (tổ dân phố, khu tập thể, cộng đồng nghề nghiệp, tổ chức tínngỡng - tơn giáo.v.v ).

Các quan hệ và hoạt động văn hóa của ngời dân đơ thị Hà Nội cũng pháttriển theo hớng xã hội hóa, dân chủ hóa Biểu hiện rõ nhất là sự phát triển củacác câu lạc bộ văn hóa, các cụm văn hóa - thể thao theo hình thức tự quản.Thành phố hiện có 23 nhà văn hóa của các ngành, đồn thể, trờng đại học vớihàng trăm câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật Riêng Cung Văn hóa Lao động hữunghị Việt - Xơ hiện nay có 26 câu lạc bộ sở thích với gần 3.000 hội viên thờngxuyên học tập, sinh hoạt Hàng năm thu hút gần 75.000 lợt ngời tham gia, nhằmthỏa mãn nhu cầu văn hóa nghệ thuật của ngời dân đơ thị.

Trang 33

Sự đa dạng các mối quan hệ và hoạt động dịch vụ văn hóa phản ánh tính gắnkết giữa văn hóa với kinh tế, kinh tế với văn hóa Đây là một dạng gắn kết cơ bảnđể hình thành các mối dây liên hệ thiết yếu đối với mơi trờng xã hội, mơi trờngvăn hóa Nhng phải nói rằng, sự gắn kết giữa kinh tế và văn hóa trong điều kiệnthể chế kinh tế thị trờng định hớng XHCN cha hoàn thiện Nên đã xuất hiện khơngít tiêu cực làm vẩn đục mơi trờng xã hội, mơi trờng văn hóa, ví dụ các tệ nạn xãhội, văn hóa phẩm ngồi luồng, sản phẩm phi văn hóa, phản văn hóa

Cùng với sự đa dạng hóa các quan hệ và hoạt động văn hóa, mức độ giao luvăn hóa của ngời dân đơ thị cũng diễn ra tấp nập và rộng mở hơn Giao lu vănhóa diễn ra giữa các cộng đồng trong nội thành, giữa nội và ngoại thành, giữa HàNội với các địa phơng trong cả nớc, giữa Hà Nội với khu vực và quốc tế.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, chỉ riêng trong lĩnh vực văn hóa nghệthuật Hà Nội đã tiến hành trao đổi giao lu các loại hình sân khấu, âm nhạc,mỹ thuật, múa, nhiếp ảnh, điện ảnh với 32 nớc trên thế giới thuộc tất cả cácchâu lục Sơ bộ thống kê có đến 12 cách thức trao đổi, giao lu các giá trị vănhóa nghệ thuật với nớc ngồi, nh tổ chức các tuần văn hóa, tổ chức các cuộcthi tìm hiểu về văn hóa của một số nớc trong khu vực và thế giới, trao đổi đoànnghệ thuật biểu diễn,…) Với mỗi loại [4, tr.76 - 85].

Tính gắn kết giữa môi trờng xã hội và môi trờng văn hóa ở đơ thị từ năm2001 đến nay có một chất xúc tác rất quan trọng là cuộc vận động “Tồn dân đồnkết xây dựng đời sống văn hóa” Cuộc vận động này đang thu hút sự tham gia phốihợp của các ngành, đoàn thể vào thực hiện 7 phong trào văn hóa chủ yếu sau đây:

- Xây dựng ngời tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến.- Xây dựng gia đình văn hóa

- Tồn dân đồn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân c.- Xây dựng làng, tổ dân phố, cụm dân c, ký túc xá văn hóa.

- Xây dựng cơng sở, doanh ngihệp, đơn vị lực lợng vũ trang thànhnhững đơn vị văn hóa.

Trang 34

Từ các phong trào chủ yếu này, các ngành, đoàn thể căn cứ vào điềukiện cụ thể đã phát động nhiều phong trào văn hóa gắn trực tiếp với chứcnăng, nhiệm vụ của mình, nh ngành Y tế phát động phong trào “Làng Văn hóa- Sức khỏe”, ngành Giáo dục - Đào tạo phát động phong trào “Nhà trờng Vănhóa - Học sinh: Văn minh, Thanh lịch, Hiện đại”, và xây dựng môi trờng tr-ờng học khơng có khói thuốc lá

Kết quả chính, nổi bật của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa” là hình thành những mơ hình cộng đồng dân c vănhóa nh: “ Làng Văn hoá”, “Tổ dân phố Văn hóa” Ngồi ra, trong quátrình triển khai cuộc vận động, ở mỗi địa phơng đều xuất hiện những mơhình riêng phù hợp thực tế: “ Cầu thang Văn hoá” ở Quận Cầu Giấy; “ Sốnhà Văn hoá” ở Quận Hoàn Kiếm; “ Ngõ Văn hoá” ở Quận Ba Đình; “Làng Văn hố - Xã Văn minh” ở Huyện Gia Lâm và các mơ hình khác nh :“Đơn vị Văn hóa”, “Ký túc xá Văn hóa” Đối với mơ hình “ Gia đình Vănhố” vẫn đợc đặc biệt coi trọng, tiếp tục duy trì và phát triển trên cơ sở sựkế thừa từ cuộc vận động xây dựng NSVM-GĐVH trớc đó.

Việc hình thành các mơ hình văn hóa ở đơ thị đánh dấu sự trởng thành củamơi trờng văn hóa Có thể nói các mơ hình văn hóa là những điển hình về sự pháttriển văn hóa với những khn mẫu văn hóa đã khá ổn định và phát huy trong thựctế cuộc sống dới dạng quy chế, quy ớc Môi trờng xã hội, môi trờng văn hóa làbối cảnh, điểm tựa để xây dựng văn hóa ứng xử của ngời dân Thủ đô

2.1.2 Kết quả và nguyên nhân kết quả xây dựng văn hóa ứng xửcủa ngời dân đô thị Hà Nội trong những năm gần đây

2.1.2.1 Kết quả xây dựng văn hóa ứng xử của ngời dân đô thị Hà Nộitrong những năm gần đây

- Một là, trong thời kỳ đổi mới, nhất là trong những năm gần đây, thái

Trang 35

Có thể quy thái độ ứng xử vào bốn phơng diện sau:

+ Lý tởng và niềm tin: Ngày nay hoài bão, ớc mơ, niềm tin chủ yếu xuấtphát từ cái riêng, rồi từ đó hớng đến cái chung Tính chất của lý tởng, ớc mơthiên về giá trị nhân văn.

Nhờ mức sống chung đợc cải thiện nên hầu nh đại đa số ngời dân đơ thịhiện nay có một thái độ sống tích cực, mà biểu hiện cụ thể là họ hối hả làm ănvà cũng giành thời gian th giãn Tuy nhiều ngời không cắt nghĩa đợc tờngminh lý tởng, niềm tin song họ nhận diện đợc cái đúng, cái tốt, cái đẹp trongnhững hiện tợng, sự vật không phải lúc nào cũng đơn giản ở thời kỳ đầu củakinh tế thị trờng định hớng XHCN, hội nhập quốc tế.

Qua một số cuộc trng cầu ý kiến của các đề tài nghiên cứu thuộc chơngtrình nghiên cứu “Giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa 1000 nămThăng Long - Hà Nội”, mã số 01X - 12, có thể thấy, đa số những ngời đợc hỏilựa chọn những giá trị: việc làm và thu nhập (ngày một cao); sức khoẻ cộngđồng; gia đình hịa thuận, hạnh phúc; nghề nghiệp chun mơn kỹ thuật; đồnkết tơng trợ xóm phố; từ thiện, ủng hộ ngời nghèo; hịa bình, dân chủ cơ sở,cơng bằng xã hội.

Nh vậy, trong thái độ của ngời dân đô thị không phải không có nhữnggiá trị chung nh: đồn kết, tơng trợ, hịa bình Có điều những giá trị chung đókhơng tách rời những lựa chọn cụ thể ở họ.

Trang 36

+ Nghề nghiệp: Công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra nhiều nghề mớitheo hớng tăng hàm hợng trí tuệ của nghề nghiệp hơn, nh các nghề dịch vụ tàichính - ngân hàng, quản trị kinh doanh, thơng tin điện tử Nó cũng tạo điềukiện thuận lợi cho việc lựa chọn nghề nghiệp trong khu vực nhà nớc nhất làngoài xã hội (các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội ).

Thái độ đối với nghề nghiệp của ngời dân đô thị ngày nay hớng chủ yếuvào những nghề sản xuất - kinh doanh, chứ không thiên vào các nghề “hànhchính - bàn giấy” nh thời cơ chế tập trung - bao cấp Tính năng động trong tháiđộ đối với nghề nghiệp còn thể hiện ở chỗ đa số ngời lao động trẻ không gắn lâudài với một việc làm nhất định; nghĩa là tính cơ động việc làm ở họ khá cao.

+ Kế thừa và phát huy truyền thống Thăng Long - Hà Nội và dân tộc:Trong thời kỳ đổi mới, ở nội thành đã triển khai trùng tu nhiều di tích lịch sử -văn hóa Nhiều lễ hội, nhiều loại hình -văn hóa nghệ thuật truyền thống, phongtục tập quán đợc phục hồi và phát triển.

Tình hình đó phản ánh thái độ “ơn cố tri tân” ở ngời dân đơ thị Thái độtơn kính đối với ông bà tổ tiên, với lễ tết, với phong tục tập quán đợc thể hiệnbằng chiều sâu tình cảm, tâm lý và với những hành động thiết thực, nh tởngniệm gia tiên, tham gia các lễ hội, thực hiện đầy đủ và trang trọng các tục lệhiếu, hỷ

- Hai là, trong cách thức ứng xử với môi trờng thiên nhiên đã có chuyển

biến tích cực, bên cạnh việc chuyển mạnh sang khai thác thiên nhiên cũng đãcó những hình thức tơn tạo, chăm sóc thiên nhiên.

Hiện nay, trong đơ thị đã hầu nh khơng cịn gặp cảnh bẻ cành, chặt cây,phá tổ chim, viết hoặc vẽ bẩn trong các trò nghịch ngợm của thanh, thiếu niênHà Nội Đã hạn chế rất nhiều tục hái lộc đầu xuân khiến nhiều cây đẹp ở HồGơm, Hồ Tây và một số đền, chùa nổi tiếng bị xơ xác mỗi dịp xuân về

Trang 37

Cách thức ứng xử của các tổ chức nhà nớc và xã hội đối với thiên nhiênđã hớng vào tôn tạo các cảnh quan sông, hồ, công viên, đờng phố gắn với câyxanh Các sông, hồ chính trong Thành phố đã và đang đợc trồng thêm nhiềucây mới, kè bờ và lát đờng bao Nội thành Hà Nội hiện có 43 cơng viên, vờnhoa với diện tích hơn 200.000ha Việc tu bổ, làm đẹp khơng gian mặt nớc, câyxanh ở nội đô đã tạo nên những khơng gian thiên nhiên có tính văn hóa (hayvăn hóa thiên nhiên) giữa lịng Thành phố.

Một số ngành, đồn thể duy trì phong trào trồng cây xanh tại các cơquan, trờng học Phong trào tổng vệ sinh tại các cơ quan, doanh nghiệp vàochiều thứ sáu và tại khu dân c vào sáng thứ bẩy hàng tuần đã đợc nhiều ban,ngành, đoàn thể và nhiều tầng lớp nhân dân hởng ứng.

Cách thức quản lý môi trờng thiên nhiên ở đô thị đã chú trọng vào vaitrò cây xanh và vành đai cây xanh ven đơ cũng nh tính liên hồn của câyxanh, thảm cỏ, sơng, hồ Mơi trờng sinh thái đô thị đợc quản lý tốt hơn, trớchết vào hai khâu nớc sạnh và thu gom rác thải.

- Ba là, cách thức ứng xử trong ăn, mặc, ở, đi lại và sử dụng thời gian rỗi

diễn ra theo hớng đơn giản, đa dạng và có tính hiện đại.

+ Về ăn: Ngày nay ăn khơng chỉ vì đói, mà để tiếp thêm năng lợng bơn

trải, làm việc Cơm bụi, cơm hàng, cơm tiệm đang dần phổ cập ở đơ thị.Những gia đình có thu nhập thấp có thể vẫn có cách ăn, món ăn đạm bạc Cịnnhững gia đình khá giả bớc đầu đã tìm thú vui ăn cơm hàng vào dịp sinh nhật,hội hè, giao lu Nhng ngời dân đô thị cơ bản vẫn giữ tập quán tiếp khách tạinhà.

Trang 38

chng để thắp hơng ngày tết Qua đó phần nào cho thấy xu hớng đơn giản trongcách ăn ở ngời đô thị.

Nhng bên cạnh xu hớng đơn giản có cả xu hớng đa dạng hóa cách ăn.Hiện nay có nhiều cách ăn: cơm bụi, cơm hàng, cơm tiệm, ăn làm việc, ăn -th giãn tại chợ ẩm -thực đêm ở Đồng Xuân, phố ẩm -thực Tống Duy Tân, ăn đặcsản, ăn cơm Tầu, cơm Nhật, cơm Tây, Các món ăn trở nên đa dạng hơn Bêncạnh những món ăn dân giã nh rau muống, đậu Mơ, da, cà là những món cába sa, cua biển, tơm sú…) Với mỗi loại, hoặc thực phẩm nhập ngoại; bên cạnh nớc chè, rợucuốc lủi, thuốc lào là bia hơi, bia chai, bia hộp, rợu ngoại, bánh kem, sữa tơi,

cà phê, nớc ngọt Bánh mỳ đã trở thành món ăn “truyền thống ” Tráng miệngbằng hoa quả đã thành một phần văn hóa ẩm thực thời hiện đại Các phơngtiện nấu nớng hiện đại khá phổ biến (bếp ga, nồi cơm điện, tủ lạnh, tủ thựcphẩm bằng tia la de).

Tại đơ thị, tính đa dạng thể hiện cả ở việc khai thác, phục hồi nhiều mónăn truyền thống và du nhập nhiều món ăn của khu vực và thế giới Theo điềutra của Sở Văn hóa - Thơng tin Hà Nội vào năm 1998 - 1999, ở Hà Nội có 78món ăn truyền thống Thí dụ đã xác định đợc 5 loại xơi, 17 loại phở, 5 loạinem, 3 loại bánh cuốn, 5 loại bún, 6 loại đồ uống

Cũng nh thể nói về sự đa dạng của các loại rợu, bia, hoa quả, bánh kẹocủa nớc ngoài Tại nhiều khách sạn, nhà hàng trong bảng thực đơn có rấtnhiều món ăn nớc ngồi, cả Đơng và Tây.

Trang 39

+ Về mặc: Cách mặc ở đô thị hiện nay đã khơng cịn dừng ở mức “mặc

ấm”, mà là mặc đẹp Quần áo may sẵn, tự chọn đặt theo yêu cầu riêng đã đadạng hóa kiểu và mầu sắc trang phục ở ngời nội thành Mốt thời trang (quần áo,đồ trang sức) đã trở nên phổ biến trong giới trẻ và phụ nữ khá giả Quần áo,giày, dép, mũ, nớc hoa, đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý phong phú vềchủng loại và màu sắc theo sự đa dạng hóa sở thích, thị hiếu Loại quần áo cũ(second hand) của nớc ngoài những năm trớc đợc nhiều ngời tìm mua, nay hầunh đã bị quên lãng Bởi lẽ, cách may quần áo của Hà Nội nói riêng và Việt Namnói chung hiện khơng khác nhiều cách may của các nớc Âu, Mỹ.

Cùng với việc đa dạng hóa mầu sắc, chủng loại quần áo là xu hớng hìnhthành các kiểu quần áo đồng phục của các trờng phổ thơng, của các câu lạc bộvăn hóa - thể thao, của một số doanh nghiệp.

Ngời đơ thị đã có ý thức hơn trong trang phục khi tham gia hoạt độngnơi công cộng Uỷ ban nhân dân Thành phố đã tiến hành xử phạt những ngờimặc quần áo lót ra phố Biện pháp này nếu đợc thực hiện nghiêm túc sẽ thúcđẩy việc chấn chỉnh cách ăn vận của ngời đô thị theo hớng có văn hóa hơn.

+ Về ở: Trong những năm gần đây nhà ở đợc cải thiện rõ rệt ở đơ thị.

Bằng hình thức Nhà nớc và nhân dân cùng làm nên từ mặt phố đến các ngõngách rất nhiều nhà cao tầng gần nh đồng loạt đợc xây dựng Nhà t nhân đãchuyển từ mốt ba tầng lên mốt năm tầng Nhà của các công ty trong nớc xâydựng, kinh doanh đã rất phổ biến ở nội đô, nhất là ven đô và đã chuyển cáckhu chung c sang các khu đô thị ngày càng hiện đại Nhà của Nhà nớc chothuê, nhà của các hộ dân nghèo nhìn chung cha đợc cải thiện và phổ biến lànhà cấp 4 hay loại nhà tập thể 4 5 tầng đợc xây dựng từ những năm 1960 -1970

Trang 40

mái nhọn của các kiểu kiến trúc khác nhau, khiến Thủ đơ cha có đợc khônggian kiến trúc thật đẹp, thống nhất, hiện đại cần phải có.

Việc tăng diện tích nhà ở và hiện đại hóa nội thất đã thay đổi nhiều thóiquen sinh hoạt của các gia đình khá giả Khơng ít ngời đã nói về “hội chứngnhà cao tầng”, tức là trạng thái tâm lý không cân bằng khi mới chuyển từ làmviệc, ngủ, nghỉ, sinh hoạt chung theo lối tập thể dới một mái nhà cấp bốn haymột căn hộ thuộc khu tập thể sang làm việc, nghỉ ngơi, sinh hoạt tại các phịngriêng Kiểu ở cá nhân đó đã mở rộng sinh hoạt theo sở thích cá nhân tại cáccăn phòng riêng và làm giảm các quan hệ giao tiếp giữa các thành viên giađình Cá nhân hóa “cái ở” gây nên sự đứt đoạn sâu sa không chỉ trong “vănhóa ở”, mà cả ở văn hóa gia đình Kèm theo nó là những biến đổi tích cực nhtính tự chủ cá nhân, song cũng có những biến đổi tiêu cực (tính ích kỷ, vụ lợi,mối quan tâm giữa các ngời thân trong gia đình, nhất là việc quan tâm ngờigià, con trẻ giảm sút).

Do nhà ở đợc cải thiện nên nhiều ngời dân đô thị đã chú ý đến thẩm mỹở Phịng khách đợc bài trí tùy theo hồn cảnh mỗi nhà Lịch tờng, tranh ảnh,cây cảnh ngày nay đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của hầu hết các giađình Thói quen sinh hoạt tùy tiện, khơng ngăn nắp, vệ sinh đã giảm.

Ngời dân đô thị, nhất là giới trẻ, hiện nay, quan niệm và thực hiện sự ctrú cơ động hơn Việc thay đổi chỗ ở để gần nơi làm việc, để tách khỏi bố mẹhay để giành nhà cho th khơng cịn hiếm ở ngời nội thành.

+ Về đi lại: Trong thời kỳ đổi mới diện tích nội thành đợc mở rộng Do

đó khoảng cách đi lại làm việc, sinh hoạt của ngời dân nội thành cũng lớnhơn Mức sống đợc cải thiện đã giúp rất nhiều ngời có thể mua sắm phơng tiệncơ giới, chủ yếu là xe máy Trong vài năm gần đây xuất hiện nhiều ô tô t nhânvà ngời nội thành cũng làm quen trở lại với phơng tiện giao thông công cộng(xe buýt).

Ngày đăng: 06/07/2023, 17:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban cán sự Đảng - Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội (2001), Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX và Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XIII, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu họctập Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IXvà Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XIII
Tác giả: Ban cán sự Đảng - Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội
Năm: 2001
2. Trần Văn Bính (2000), Văn hóa Thăng Long - Hà Nội, hội tụ và tỏa sáng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Thăng Long - Hà Nội, hội tụ và tỏasáng
Tác giả: Trần Văn Bính
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
3. Nguyễn Trọng Chuẩn (1992), "Tăng trởng kinh tế và những bảo đảm cần có nhằm duy trì môi trờng cho sự phát triển lâu bền", Tạp chí Triết học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trởng kinh tế và những bảo đảm cầncó nhằm duy trì môi trờng cho sự phát triển lâu bền
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1992
4. Nguyễn Viết Chức (2004), Báo cáo tổng quan Nghiên cứu giải pháp phát huy các giá trị, văn hóa nghệ thuật tiêu biểu Thăng Long - Hà Nội trong quá trình hội nhập quốc tế, Sở Văn hoá - Thông tin Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng quan Nghiên cứu giải phápphát huy các giá trị, văn hóa nghệ thuật tiêu biểu Thăng Long - HàNội trong quá trình hội nhập quốc tế
Tác giả: Nguyễn Viết Chức
Năm: 2004
5. Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2001), Nếp sống ngời Hà Nội, Viện Văn hóa và Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp sống ngời Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Viết Chức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 2001
6. Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2002), Những giá trị lịch sử văn hóa 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giá trị lịch sử văn hóa 1000năm Thăng Long - Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Viết Chức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
7. Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2002), Văn hóa ứng xử của ngời Hà Nội với môi trờng thiên nhiên, Viện Văn hóa và Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa ứng xử của ngời Hà Nộivới môi trờng thiên nhiên
Tác giả: Nguyễn Viết Chức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thôngtin
Năm: 2002
8. Đảng Cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ơng lần thứ 5, khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Ban chấp hànhTrung ơng lần thứ 5, khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
10. Đảng Cộng sản Việt Nam(2004), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ơng lần thứ 10, khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Ban chấp hànhTrung ơng lần thứ 10, khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
11. Phạm Duy Đức(1996), Giao lu văn hóa đối với sự phát triển văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao lu văn hóa đối với sự phát triển văn hóanghệ thuật Việt Nam hiện nay
Tác giả: Phạm Duy Đức
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
12. Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2003), Về phát triển văn hóa và xây dựng con ngời thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát triểnvăn hóa và xây dựng con ngời thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đạihoá
Tác giả: Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
13. Phạm Minh Hạc(chủ biên)(1998), Văn hóa và giáo dục, giáo dục và văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và giáo dục, giáo dục và vănhóa
Tác giả: Phạm Minh Hạc(chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
14. Lê Nh Hoa (chủ biên) (2000), Quản lý văn hóa đô thị trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc, Viện Văn hóa và Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý văn hóa đô thị trong điều kiệncông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc
Tác giả: Lê Nh Hoa (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Vănhoá - Thông tin
Năm: 2000
15. Lê Nh Hoa(chủ biên)(1999), Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay
Tác giả: Lê Nh Hoa(chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 1999
16. Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trờng văn hóa ở nớc ta hiện nay, từ góc nhìn giá trị học, Viện văn hóa và Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng môi trờng văn hóa ở nớc ta hiện nay, từ gócnhìn giá trị học
Tác giả: Đỗ Huy
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 2001
17. Đỗ Huy - Chu Khắc, Nhân cách văn hóa trong bảng giá trị Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân cách văn hóa trong bảng giá trị Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
18. Vũ Khiêu - Nguyễn Vĩnh Cát (1991), Văn hóa Thủ đô hôm nay và ngày mai, Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Thủ đô hôm nay và ngàymai
Tác giả: Vũ Khiêu - Nguyễn Vĩnh Cát
Năm: 1991
19. Đỗ Thị Ngọc Lan (1993), "Vai trò của lao động trong mối quan hệ thích nghi và cải tạo môi trờng tự nhiên của con ngời", Tạp chí Triết học, (1), tr. 12-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của lao động trong mối quan hệ thíchnghi và cải tạo môi trờng tự nhiên của con ngời
Tác giả: Đỗ Thị Ngọc Lan
Năm: 1993
20. Trờng Lu(1995), Văn hóa và phát triển, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và phát triển
Tác giả: Trờng Lu
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 1995

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w