1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn Hóa Ứng Xử Của Sinh Viên Lớp 2205Qlnc Khoa Hành Chính Học, Học Viện Hành Chính Quốc Gia.pdf

37 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Ứng Xử Của Sinh Viên Lớp 2205Qlnc Khoa Hành Chính Học, Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Hành chính học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 852,16 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (8)
  • 2. T ổ ng quan tình hình nghiên cứ u (9)
  • 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứ u (10)
  • 4. M ục đích và nhiệ m v ụ nghiên cứ u (10)
  • 5. Phương pháp nghiên cứ u (11)
  • 6. Đóng góp mớ i c ủa đề tài (11)
  • 7. B ố c ụ c c ủa đề tài (11)
  • CHƯƠNG I (13)
    • 1.1. M ộ t s ố khái niệm cơ sở (13)
      • 1.1.1. Văn hóa (13)
      • 1.1.2. Ứ ng x ử (13)
      • 1.1.3. Văn hóa ứ ng x ử (14)
      • 1.1.4. Sinh viên (14)
    • 1.2. Vai trò của văn hóa ứ ng x ử đố i v ới sinh viên (15)
    • 1.3 N ộ idung, hình thứ c c ủ a văn hóa ứ ng x ử (15)
      • 1.3.1. N ộ i dung c ủa văn hóa ứ ng x ử (15)
      • 1.3.2. Hình thứ c c ủa văn hóa ứ ng x ử (16)
  • CHƯƠNG II (19)
    • 2.1. Khái quát về l ớp 2205QLNC, khoa Hành chính họ c, H ọ c vi ện Hành chính Quố c gia (19)
      • 2.2.1. Nh ậ n th ứ c c ủa sinh viên về văn hóa ứ ng x ử (19)
      • 2.2.2. Đặc trưng văn hóa ứ ng x ử c ủa sinh viên (20)
      • 2.2.3. Y ế u t ố tác độ ng c ủa văn hóa ứ ng x ử đố i v ới sinh viên (21)
      • 2.2.4. Thành tự u, h ạ n ch ế và nguyên nhân về văn hóa ứ ng x ử c ủa sính viên… 20 Ti ể u k ết chương 2 (22)
  • CHƯƠNG III. (0)
    • 3.1. Giá trị văn hóa ứ ng x ử H ồ Chí Minh (24)
      • 3.1.1 Giá trị lý luậ n (24)
      • 3.1.2. Giá trị th ự c ti ễ n (26)
    • 3.2. M ộ t s ố gi ả i pháp (27)
      • 3.2.1. Phát huy vai trò, trách nhiệ m c ủa các chủ th ể trong b ồi dưỡng văn hóa ứ ng x ử cho sinh viên (27)
      • 3.2.2. Ti ế p t ục đổ i m ớ i n ội dung, hình thức, phương pháp bồ i dưỡng văn hóa ứ ng x ử cho sinh viên (28)
      • 3.2.3. Phát huy tính tích cự c, t ự giác cho sinhviên (28)

Nội dung

Trang 1 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA HÀNH CHÍNH HỌC TÊN ĐỀ TÀI: VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN LỚP 2205QLNC KHOA HÀNH CHÍNH HỌC, HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC H

T ổ ng quan tình hình nghiên cứ u

Đã có những sách và tài liệu tìm hiểu viết vềvăn hóa ứng xử của sinh viên như các đềtài dưới đây:

Nguyễn Thị Lan với bài viết “ Ứng xử của sinh viên-một nội dung quan trọng của văn hóa học đường” đã nhận định rõ ràng vai trò quan trọng văn hóa ứng xử của sinh viên trong mọi thời đại Trong bài viết tác giả cũng nêu một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên trong nhà trường và ngoài xã hội

Theo Phạm Thị Kim Thoa, “Khảo sát thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông- Đại học Thái Nguyên” đã trình bày kết quả khảo sát thực trạng và nguyên nhân dẫn đến những hành vi,thái độ ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông- Đại học Thái Nguyên

Phạm Ngọc Trung (2011) với cuốn sách “ Văn hóa học đường” chủ yếu xoay quanh vấn đề học đường, chỉ ra các yếu tố cơ bản tạo nên văn hóa học đường, những mối quan hệ như thầy- trò, sinh viên với sinh viên, gia đình sinh viên với các thầy cô Cuốn sách khái quát thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên tuy nhiên còn thiếu cơ sở thực tế,số liệu định lƣợng để có thể minh chứng các luận điểm, nghiên cứu đểcó kết quả định tính.

Công trình nghiên cứu luận án về đề tài văn hóa ứng xử nhƣ; Luận văn thạc sĩ Khoa Văn hóa học, Hà Nội: “Văn hóa ứng xử HồChí Minh với việc xây dựng con người hiện nay” Cao Hải Yến (2001); Luận văn văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kì đổi mới hiện nay

GS, Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục:Trong cuốn sách này, tác giả đã không trình bày khái niệm văn hóa ứng xử, nhƣng đã xác định những nội hàm của khái niệm này Tác giả cho rằng các cộng đồng chủ thể văn hóa tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường: môi trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu…) và môi trường xã hội (các quốc gia láng giềng) Với mỗi loại môi trường, đều có cách thức xử thế phù hợp là tận dụng và ứng phó

Nhƣ vậy, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề văn hóa ứng xử của sinh viên Nhƣng chƣa có tác giả nào nghiên cứu về: “ Văn hóa ứng xử của sinh viên lớp 2205QLNC,khoa Hành chính học,Học viện Hành chính Quốc gia” Chính vì vậy đề tài mang tính mới và cần đƣợc nghiên cứu ở khía cạnh khác nhau.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứ u

Văn hóa ứng xử của sinh viên

Phạm vi thời gian: Năm học 2022 -2023

Phạm vi không gian: Lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia

Phạm vi khách thể: 50 sinh viên lớp 2205QLNC,khoa Hành chính học,

Học viện Hành chính Quốc gia.

M ục đích và nhiệ m v ụ nghiên cứ u

Từ việc khảo sát thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên lớp 2205QLNC,khoa Hành chính học,Học viện Hành chính Quốc gia làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử của sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia trong thời gian tới

Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử của sinh viên

Khảo sát thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia Đề xuất giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử của sinh viên lớp 2205QLNC ,khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứ u

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu (phân tích, so sánh, tổng hợp)

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp xây dựng bảng hỏi

+ Phương pháp thống kê toán học

Đóng góp mớ i c ủa đề tài

Đề tài đã khảo sát và đƣa ra những số liệu thực tế về vấn đề văn hóa ứng xử của sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính

Quốc gia Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp nhà trường có cách nhìn nhận tổng quan về vấn đề văn hóa ứng xử của sinh viên, từ đó có những giải pháp góp phần nâng cao ý thức trong thời gian tới.

B ố c ụ c c ủa đề tài

Ngoài mởđầu,kết luận,tài liệu tham khảo và phụ lục đềtài đƣợc kết cấu 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử của sinh viên

Chương 2 Khảo sát thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia

Chương 3 Đề xuất giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử của sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia trong thời gian tới.

M ộ t s ố khái niệm cơ sở

Trong cuốnTìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc

Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.

Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hợp Quốc UNESCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.

Theo Từ điển Tiếng việt thông dụng, “ứng xử” là thể hiện thái độ, hành động thích hợp trước những việc có quan hệ giữa mình với người khác

Theo tác giả Nguyễn Văn Khoan: “ứng xử là cách sống ở đời, cách xử lý những sự việc, với những con người trong cuộc đời, ở trên đời” [60, tr.62]

Theo tác giảGiáo sƣ Đặng Xuân Kỳ: “ứng xử chỉcó trong giao tiếp, đƣợc thể hiện bằng ngôn từ, cử chỉ, thái độ, phong thái, phong độ của chủ thể đối với đối tƣợng và của chủ thểđối với bản thân mình trong quan hệ với đối tƣợng” [20, tr.184]. Ứng xử là một trong những giải pháp nhằm hướng tới "nhân hoà", trong công việc và cuộc sống có những đồng chí năng lực chuyên môn tốt nhƣng đôi khi bị mất "nhân hoà" vì lý do ứng xử Ứng xử là cả một khoa học tri thức và nghệ thuật, chúng ta không tham vọng là làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng các đồng chí cán bộ, giảng viên, sinh viên phải rèn luyện VHƢX "kính trên nhường dưới", ứng xử chân tình, thân thiện, tôn trọng mọi người biết thương yêu và hướng tới việc thiện, giúp nhau cùng tiến bộ Muốn thực hiện được như vậy, cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tìm hiểu văn hoá ứng xử trên một nguyên tắc tôn trọng và trân trọng lẫn nhau dù bất kì ai, ở vị trí nào, cương vị như thế nào, trong đơn vị hay ngoài xã hội

Nhƣ vậy, ứng xử của chủ thể rất phong phú, với nhiều cấp độ, với những phạm vi và tầm ảnh hưởng khác nhau, tùy theo vịtrí xã hội và uy tín của chủ thể

Nó diễn ra từ việc giải quyết các quan hệ cuộc sống thường nhật đến giải quyết các quan hệ chính trị ở tầm quốc gia và quốc tế, từ giải quyết quan hệ với mình, đến tập thể, cộng đồng dân tộc, thậm chí là loài người…

Văn hoá ứng xử là một trong những truyền thống đã có mặt từ rất lâu tại nước ta Văn hoá ứng xử là các giá trị cốt lõi để giải quyết vấn đề từ các vấn đề đơn giản cho đến phức tạp Văn hoá ứng xử sẽ đƣợc thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ, hành vi, tốcđộ xử lý vấn đề, v.v Văn hoá ứng xử cũng thể hiện tính cách của một người nào đó

Văn hóa ứng xử của người Việt là một nét đẹp truyền thống lâu đời cần được lưu giữ, là giá trị cốt lõi để giải quyết mọi vấn đề Khi đã hiểu sâu sắc ý nghĩa thực sự của nó ta mới thấy rằng: có những điều tưởng chừng rất phức tạp nhƣng lại đƣợc hóa giải một cách giản đơn nhờ biết ứng xử đúng cách.

Khái niệm văn hóa ứng xử được hiểu là cách ứng xử của con người đối với những sự việc diễn ra trong cuộc sống, đƣợc đánh giá thông qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành vi, tốc độ xử trí, Văn hóa ứng xử là liều thuốc chữa lành mọi mối quan hệ, là cách gắn kết tình thương giữa người với người, là tiền đề cho mọi sự trân trọng, yêu thương tồn tại trong xã hội.

Theo từ điển Tiếng Việt “sinh viên” chủ yếu là những người đăng ký vào trường hoặc cơ sở giáo dục khác tham gia các lớp học trong khóa học để đạt được mức độ thành thạo môn học theo hướng dẫn của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất kỳ hoạt động nào mà giảng viên chỉđịnh là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi bằng chứng về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký chính mình để đƣợc tham gia các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nó nhƣ là một phần của một số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức nhƣ vậy đóng vai trò cơ bản hoặc quyết định.

Vai trò của văn hóa ứ ng x ử đố i v ới sinh viên

Văn hóa ứng xử đóng vai trò rất quan trọng trong mọi mối quan hệ của con người Nó thể hiện hành vi, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ, nhân cách, đạo đức của cá nhân trong xã hội Với mỗi một mối quan hệ hay một môi trường, văn hóa ứng xử lại đóng vai trò khác nhau nhƣng luôn tuân theo những quan niệm, những giá trị chung phù hợp với hành vi, lối sống chuẩn mực của người Việt

Trong gia đình, ứng xử văn hóa chính là nét đẹp lâu đời, một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam: sự hoà thuận, chung thuỷ, tình nghĩa, lòng yêu thương và hy sinh cho con cái, tôn trọng và hiếu lễ với cha mẹ, anh em Nhiều gia đình luôn biết cách tạo dựng, giữ gìn những nét văn hóa ứng xử tạo nên nề nếp gia phong

Trong nhà trường, văn hóa ứng xử là một trong những yếu tố góp phần xây dựng bộ mặt nhà trường Điều đó được thể hiện qua các VHUX giữa GV và

N ộ idung, hình thứ c c ủ a văn hóa ứ ng x ử

1.3.1 N ộ i dung c ủa văn hóa ứ ng x ử

Bồi dƣỡng VHƢX cho sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học,

Học viện Hành chính Quốc gia theo văn hóa HồChí Minh bao gồm:

Một là, bồi dƣỡng cho sinh viên có trách nhiệm cao với tập thể, không ngừng tu dƣỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực, đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; ham học hỏi

Hai là, bồi dưỡng cho sinh viên có thái độ khiêm nhường, đúng mực, tôn trọng, đoàn kết, yêu thương bạn bè, gia đình; với đội ngũ cán bộ giảng viên; với mọi người xung quanh

Ba là, bồi dƣỡng cho sinh viên có văn hóa ứng xử với công việc theo văn hóa làm việc của HồChí Minh, bao gồm: Văn hóa làm việc dân chủ, văn hóa làm việc khoa học, văn hóa làm việc kỹ lƣỡng, văn hóa làm việc cụ thể, văn hóa làm việc tới nơi, tới chốn

1.3.2 Hình thứ c c ủa văn hóa ứ ng x ử

Về phương pháp, hình thức bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia cũng đƣợc thực hiện hết sức phong phú và linh hoạt Phương pháp, hình thức tác động thể hiện chiều sâu nhận thức các quy luật vận động, phát triển của văn hóa, tính năng động, sáng tạo của chủ thể Phương pháp, hình thức tác động của chủ thể, có thể làm cho đối tƣợng vận động, biến đổi nhanh hơn hay chậm lại tùy thuộc vào khả năng nhận thức và vận dụng của chủ thể Bồi dƣỡng VHƢX cho sinh viên thường sử dụng các phương pháp hình thức sau:

Bồi dƣỡng VHƢX cho sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học,

Học viện Hành chính Quốc gia thông qua hoạt động giáo dục, tự giáo dục ở nhà trường

Bồi dƣỡng VHƢX cho sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học,

Học viện Hành chính Quốc gia thông qua thực tiễn tổ chức, quản lý các hoạt động cho sinh viên trong quá trình học tập, công tác

Bồi dƣỡng VHƢX cho sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học,

Học viện Hành chính Quốc gia thông qua các phương tiện thông tin tuyên truyền

Trên đây là những hình thức, biện pháp cơ bản bồi dƣỡng VHƢX cho sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia Mỗi hình thức có tác dụng truyền tải nội dung dưới góc độ khác nhau Tuy nhiên, các hình thức này không tồn tại tách biệt, mà quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau

1.4 Đặc trƣng của văn hóa ứng xử

Khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp: trong các cuộc tiếp xúc, Người thường khiêm tốn, không bao giờ đặt mình cao hơn người khác, mà trái lại, luôn hòa nhã, quan tâm chu đáo đến những người xung quanh, nhất là với các cụ già, trẻ em, phụ nữ, người lao động Với một lời chào chân tình, một nụ cười niềm nở, một cử chỉ thân thiện…

Chân tình, nồng hậu, tự nhiên: khi gặp gỡ mọi người, với những cử chỉ thân mật, lời hỏi thăm chân tình, Người tạo nên bầu không khí thân mật, thoải mái, thân thiết nhƣ trong một gia đình Sự ân cần, nồng hậu, xóa bỏ mọi nghi thức, đi thẳng đến trái tim con người bằng tình cảm chân thực, tự nhiên, đó không phải là một “nghệ thuật xã giao” mà là sự phản ánh trung thực tâm hồn, đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh Người luôn luôn thể hiện thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng, khoan dung, khiêm nhường, độ lượng với con người Đó là lòng nhân đạo, tính nhân văn, là sự khoan dung, độ lƣợng trong hành xử ở cuộc sống

Linh hoạt, chủ động, biến hóa: VHƢX Hồ Chí Minh đạt tới sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm nồng hậu với lý trí sáng suốt, linh hoạt, uyển chuyển, sẵn sàng vì cái lớn mà châm chước cái nhỏ; là kết tinh của vốn hiểu biết sâu rộng, uyên bác; tài trí thông minh, nghị lực và bản lĩnh phi thường với phong thái giản dị, lạc quan, thẳng thắn, tự tin cùng phong cách lịch thiệp, nho nhã, mực thước khi giao tiếp ứng xử.

Vui vẻ, hòa nhã, xóa nhòa mọi khoảng cách: trong văn hóa giao tiếp, ứng xử với mọi người, Hồ Chí Minh, luôn xuất hiện với thái độ vui vẻ cùng với sự hóm hỉnh, năng khiếu hài hước, đã xóa đi mọi khoảng cách, những nghi thức trịnh trọng không cần thiết, tạo không khí chan hòa, gần gũi giữa lãnh tụ với quần chúng, giữa những người bạn, người đồng chí chân tình

Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là một nội dung đặc sắc trong hệ thống văn hóa HồChí Minh, một VHƢX văn hóa Bởi vì chính nhân cách lớn, cuộc đời oanh liệt, sự trải nghiệm trởlên huyền thoại với một tấm lòng thực sự vì nước vì dân, vì những giá trị phổ quát của nhân loại nhƣ hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, Hồ Chí Minh đã hoàn toàn thuyết phục mọi người bằng tình bạn và lòng tốt của con người Ứng xử của HồChí Minh mở ra một chân trời rộng lớn về tương lai và sự hiểu biết giữa các dân tộc VHƯX HồChí Minh đã tranh thủ được trái tim, khối óc của bạn bè năm châu, làm cho kẻ thù cũng phải ca ngợi, nể phục.

Khái quát về l ớp 2205QLNC, khoa Hành chính họ c, H ọ c vi ện Hành chính Quố c gia

Sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính

Quốc gia là một trong các lớp sinh viên năm nhất của Học viện Hành chính

Quốc gia.Lớp 2205QLNC gồm 80 sinh viên, trong đó có 44 bạn là nữ sinh ,31 bạn là nam sinh và 5 du học sinh Lào Các bạn sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia là con em đến từ các tỉnh thành trong nước và ngoài nước mang trong mình bao hoài bão kèm thêm những màu sắc dân tộc đa dạng và khác nhau để khi đến với Học viện Hành chính Quốc gia, các bạn lại mang chung một ƣớc mơ và những hy vọng là học tập và cống hiến tài năng, sức trẻ, trí tuệ của mình cho quê hương, đất nước

2.2 Khảo sát thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia

2.2.1 Nh ậ n th ứ c c ủa sinh viên về văn hóa ứ ng x ử

CÁCH ỨNG XỬ CHÂN TÌNH, VUI VẺ

CHAN HÒA, DÙNG TÌNH YÊU THƯƠNG ĐỂ XỬ LÝ VẤN ĐỀ CẢM THÔNG, THẤU HIỂU, CHIA SẺ

NĂNG LỰC TRÍ TUỆ, KHẢ NĂNG ỨNG

THEO BẠN VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN

LÀ? số người tham gia số lượng trả lời %

Biểu đồ 1:Nhận thức của sinh viên về văn hóa ứng xử

Qua biểu đồ,cho ta thấy có 50 sinh viên trong lớp trả lời Trong đó,có 10 sinh viên (5%) chọn văm hóa ứng xử của sinh viên là năng lực trí tuệ,khả năng ứng xử.Tiếp theo, 9 sinh viên (18%) chọn cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ là văn hóa ứng xử Sốđông sinh viên chọn chan hòa,dùng tình yêu thương để xử lý vấn đề là 30 sinh viên (60%) là văn hoa ứng xử.Số sinh viên còn lại chọn cách ứng xử chân tình, vui vẻ với 6 sinh viên (12%) Qua đây, ta cũng có thể thấy sinh viên trong lớp đã có những cái nhìn đúng đắn về văn hóa ứng xử Văn hóa ứng xử học đường thực chất là đề cập đến các giá trị,chuẩn mực văn hóa,điều chỉnh nhận thức,thái độ, hành vi,tác phong,cử chỉ ,lời nói của giáo viên,học sinh, sinh viên trong giao tiếp với mọi người xung quanh Đó là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục cho sinh viên Khi đất nước đang trong quá trình thời kì và phát triển hội nhập thì văn hóa ứng xử của sinh viên phải đƣợc nâng cao vì họ chính là chủ nhân tương lai của đất nước Vì vậy từ bây giờ chúng ta hãy học tập và rèn luyện đểcó một văn hóa ứng xử thật đẹp

2.2.2 Đặc trưng văn hóa ứ ng x ử c ủa sinh viên

Biểu đồ2: Đặc trưng văn hóa ứng xử của sinh viên

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN CÓ ĐẶC TRƯNG GÌ? số người tham gia số lượng trả lời %

Số liệu khảo sát trong bảng trên được thể hiện dưới dạng biểu đồ cột ngang Trong biểu đồ thể hiện tổng số50 sinh viên lớp 2205QLNC đã tham gia khảo sát thì có đến 32% sinh viên lựa chọn phương án “Chân thành, tự nhiên” Đây là đặc trƣng quan trọng hàng đầu đƣợc đa số sinh viên lựa chọn Có 24% sinh viên lựa chọn phương án “Khiêm nhường, tinh tế” Chỉ ra đặc trưng thứ hai của văn hóa ứng xử đƣợc khá nhiều bạn biết đến Có 14% sinh viên lựa chọn “Chủ động biến hóa” Và 6% còn lại chọn “Khoan dung độ lƣợng” Qua đây ta có thểsuy ra sinh viên lớp 2205QLNC đánh giá khách quan về đặc trƣng văn hóa ứng xử của sinh viên

2.2.3 Y ế u t ố tác độ ng c ủa văn hóa ứ ng x ử đố i v ới sinh viên

Biểu đồ 3:Yếu tốtác động của văn hóa ứng xử đối với sinh viên

Nhìn biểu đồ ta thấy 16% sinh viên đã lựa chọn phương án “Yếu tố về phía giảng viên”, “Yếu tố công nghệ thông tin” 24% sinh viên chọn “ Yếu tố môi trường” và phương án được nhiều sinh viên chọn nhiều nhất là “ Yếu tố gia đình” chiếm 44% Đa số mọi người cho rằng gia đình chính là yếu tố tác động

YẾU TỐ GIA ĐÌNH YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG YẾU TỐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

YẾU TỐ VỀ PHÍA GIẢNG VIÊN

THEO BẠN, CÓ NHỮNG YẾU TỐ NÀO TÁC ĐỘNG ĐẾN VHƢX CỦA SINH VIÊN?

% Số người trả lời Số lượng tham gia đến văn hóa ứng xử của sinh viên vì đó là môi trường sống của ta từ lúc còn nhỏ đến khi lớn lên

2.2.4 Thành tự u, h ạ n ch ế và nguyên nhân về văn hóa ứ ng x ử c ủa sín h viên

Văn hoá ứng xử của mỗi cá nhân có tác động không nhỏ đến sự phát triển của xã hội Thêm vào đó, sự phổ biến của công nghệ mang đến cho những người trẻ cơ hội tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau, giúp họ học cách hành động theo cáchtiến bộ, hợp lý và hợp lý hơn.

Mặt khác, lối sống gấp gáp, xô bồ mà một số bạn trẻ lựa chọn hướng đến cũng có thể tác động xấu đến văn hóa ứng xử Thanh thiếu niên ở độ tuổi ăn chƣa no, tính chƣa tới nơi tới chốn cực kỳ dễ bị dụ dỗ và thuyết phục do có những hành vi thiếu văn hóa

Một số hành vi văn hoá xấu của giới trẻ nhƣ hành vi cáu kỉnh, khó chịu, bất lịch sự và thiếu tôn trọng; chẳng hạn nhƣ chửi bới, dùng lời lẽ nặng nề để chỉ trích nhau; xả rác không quan tâm đến người khác; gây ồn ào nơi công cộng

Nhiều hành động phi đạo đức cũng khá đơn giản để nhìn thấy trên các trang mạng xã hội nhƣ Facebook, TikTok, và Twitter Vì bất đồng quan điểm với bạn thân, người già, và trẻ nhỏ, họ còn đăng lên mạng xã hội những lời lẽ thô tục, nói những điều tiêu cực Đặc biệt phổ biến trong xã hội ngày nay là sự suy đồi có thể thấy đƣợc trong cách sống của giới trẻ, sống buông thả, vui chơi và phớt lờ các chuẩn mực đạo đức

Một số cá nhân cũng háo hức tham gia vào các hành vi không mong muốn và họ sẽ không ngần ngại thử nghiệm những điều bị xã hội cấm hoặc sử dụng các cách bạo lực để giải quyết vấn đề nếu họ không thể tìm ra giải pháp khác.

Dựa vào các kết quả khảo sát chương 2 ta nhận thấy vẫn còn những sinh viên có VHƯX chưa được đúng chuẩn mực, phù hợp với môi trường học đường, cần phải bồi dƣỡng VHƢX phù hợp với nội dung, hình thức khoa học.

Giá trị văn hóa ứ ng x ử H ồ Chí Minh

3.1.1.1 Văn hóa ứ ng x ử H ồ Chí Minh là sự k ế th ừa và phát triển lên t ầ m cao m ới cách ứ ng x ử c ủa dân tộ c Vi ệ t Nam

Truyền thống dân tộc là một phần con người Hồ Chí Minh Là người am hiểu sâu sắc truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, am tường về truyền thống ứng xử của cha ông ta và cũng chính Người là kết tinh những giá trịtinh túy nhất trong đó Do đó, Hồ Chí Minh nắm rõ về cách xử lý các mối quan hệ của cha ông đồng thời đã vận dụng những giá trị tích cực đó vào sự nghiệp cách mạng

Những giá trị ứng xử của dân tộc đƣợc Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới trên nền tảng chủnghĩa Mác - Lênin

Lòng yêu nước là biểu hiện rõ nhất cách ứng xử của nhân dân đối với dân tộc, quốc gia Đối với người Việt Nam Tổ quốc là trên hết Thông qua cách ứng xử, Hồ Chí Minh đã vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin, vừa khơi dậy đƣợc truyền thống tốt đẹp ngàn năm của dân tộc, vừa bổ sung thêm những nhân tố mới, nâng chủnghĩa yêu nước truyền thống lên ngang tầm phát triển của thời đại trở thành chủnghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại

3.1.1.2 Văn hóa ứ ng x ử H ồ Chí Minh góp phần làm phong phú quan điể m c ủ a ch ủ nghĩa Mác Lênin và tinh hoa nhân loạ i v ề văn hóa ứ ng x ử

Văn hóa ứng Hồ Chí Minh còn là kế thừa và phát huy những giá trị tinh hoa ứng xử của nhân loại, những nghệ thuật trịnước của tiền bối đặt nó trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa nhân đạo cộng sản Đó là một văn hóa ứng xử có sự kết tinh của văn hóa ứng xử nhân loại và là hiện thân của văn hóa ứng xử nhân loại ở một tầm cao mới Văn hóa đó của Người có sự thống nhất giữa tính khoa học học, nghệ thuật, tính nhân văn, tất cả vì dân tộc, vì con người, mưu cầu hạnh phúc cho con người

3.1.1.3 Văn hóa ứ ng x ử H ồ Chí Minh là cơ sở lý luận trong tu dưỡ ng và thực hành đạo đức cách mạng cán bộ, đảng viên

Văn hóa ứng xử và đạo đức cách mạng có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong mỗi con người cách ứng xử văn hóa là cơ sở để tu dưỡng đạo đức cách mạng Ngƣợc lại, có đạo đức cao đẹp là cơ sở để xây dựng, hình thành cách ứng xử có văn hóa Văn hóa thực hành đạo đức cách mạng đƣợc hình thành và tôi luyện trong thực tế, đó là một quá trình Chính vì vậy, HồChí Minh yêu cầu phải thường xuyên, liên tục, lặp đi lặp lại trong thực tiễn cách mạng chứ không phải là những hành động nhất thời, lại càng không phải chỉ là những lời nói suông, nói hay hứa mà không làm Do đó, tu dƣỡng và thực hành đạo đức cách mạng phải bền bỉ suốt đời, chủ yếu trong thực tiễn là nguyên tắc rất quan trọng của người cách mạng Chỉ có như vậy, văn hóa tu dưỡng và thực hành đạo đức cách mạng mới đƣợc hình thành và phát triển

3.1.1.4 Văn hóa ứ ng x ử H ồ Chí Minh là hệ giá trị chu ẩ n m ực trong xây d ựng văn hóa ứ ng x ử m ớ i ở Vi ệ t Nam

Cách ứng xử có văn hóa, phép lịch sự trong giao tiếp là cần thiết trong đời sống xã hội Việt Nam Đó là những biểu hiện tốt đẹp của lối sống chung, của ý thức tôn trọng lẫn nhau, là sự quan tâm giữa người với người Phép lịch sự trong việc ứng xử là một sự tổng hợp các nghi thức đƣợc biểu hiện ra trong giao tiếp, nhƣng không phải là những ứng xử một cách máy móc, mà là những việc làm, lời ăn tiếng nói linh hoạt, nhiều vẻ gắn với từng hoàn cảnh, từng môi trường cụ thể và tùy theo đối tác gặp gỡ Cách ứng xử có tình, có nghĩa là phù hợp với văn hóa, lối sống của người Việt Nam Mối quan hệ giữa người với người trở nên đẹp đẽ, nhẹ nhàng hơn

Văn hóa là cái riêng độc đáo, mang dấu ấn cá nhân nhƣng không có nghĩa là không thể nhân rộng đƣợc Những đặc trƣng cơ bản của văn hóa ứng xử vừa mang tính độc đáo rất riêng của Hồ Chí Minh vừa mang tính phổ biến bởi tính dân tộc Do đó, chúng ta có thể chủ động đƣợc trong xây dựng văn hóa ứng xử cho mỗi người, đặc biệt là đối với cán bộ quản lý, lãnh đạo theo văn hóa ứng xử

HồChí Minh Văn hóa ứng xử không phải là bẩm sinh, có sẵn mà chủ yếu là kết quả của quá trình rèn luyện mà có Vì vậy, mỗi chủ thể, cần nhấn mạnh ở đây là cán bộ quản lý, lãnh đạo phải biết rèn luyện để có văn hóa ứng xử chính tâm, trong sáng, chân thành.

3.1.2.1 Văn hóa ứ ng x ử H ồ Chí Minh góp phần làm nên thành công c ủa cách mạ ng Vi ệ t Nam

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa ra đời, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền Trong lúc này cách mạng Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn, thử thách trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” cùng lúc phải đối phó với thù trong giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa xây dựng vừa củng cố chính quyền non trẻ Với văn hóa ứng xử của mình, Hồ Chí Minh đã cùng Đảng và Nhà nước vượt qua mọi khó khăn thử thách để thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến kiến quốc

3.1.2.2 Văn hóa ứ ng x ử H ồ Chí Minh là tấm gương sáng để xây dự ng v ăn hóa ứ ng x ử cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặ c bi ệt là cán bộ lãnh đạ o qu ản lý

Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần hiểu là bao gồm: cán bộ chủ chốt ở các cơ quan Đảng, chính quyền, lực lƣợng vũ trang, đoàn thể, ban ngành, tổ chức chính trị quần chúng từ xã, phường, trở lên, các cơ quan trường học, cơ quan nghiên cứu, bệnh viên và các doanh nghiệp nhà nước…Đây là đội ngũ có cấu trúc đa dạng bao gồm những cán bộ khác nhau về cương vị, trách nhiệm, quyền hạn…nhưng họcó đặc điểm chung là: người cán bộ, quản lý Người cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò quyết định đến sự thắng lợi của công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cán bộ là gốc của mọi việc, công việc thành công hay thất bại đều do năng lực cán bộ cao hay thấp mà ra

Học tập Hồ Chí Minh là biết yêu thương nhiều hơn Thực tiễn của đất nước đang đòi hỏi chúng ta phải trở lại với những giá trị văn hóa Hồ Chí Minh nói chung và văn hóa ứng HồChí Minh nói riêng Lịch sử chỉ diễn ra có một lần, nhưng viết sử thường được viết đi, viết lại nhiều lần Mỗi người, mỗi lần suy nghĩ và viết về HồChí Minh đều có thể hiểu thấu đƣợc những giá trịnhân văn từ những việc làm bình dịmà cao đẹp của Người.

M ộ t s ố gi ả i pháp

3.2.1 Phát huy vai trò, trách nhiệ m c ủa các chủ th ể trong b ồ i dưỡ ng văn hóa ứ ng x ử cho sinh viên Đây là giải pháp then chốt, có ý nghĩa quyết định đến bồi dƣỡng văn hóa ứng xử của sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia hiện nay

Các đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện, hoàn thành bồi dƣỡng VHƢX của sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia Đơn vị cơ sở là nơi trực tiếp làm cho mục đích, kế hoạch, nhiệm vụ bồi dƣỡng VHƢX của sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia, trở thành hiện thực Là nơi diễn ra quá trình tương tác biện chứng giữa chủ thể, khách thể, đối tượng, nội dung, phương pháp bồi dưỡng VHƯX của sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia Tất cả vai trò, trách nhiệm của chủ thể bồi dƣỡng VHƢX của sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia đều đƣợc thể hiện sinh động ở đây Vì vậy, các chủ thể cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Một là, tập trung quán triệt sâu sắc những quan điểm, nghị quyết của Đảng về bồi dưỡng văn hóa; các chỉ thị, hướng dẫn của cơ quan cấp trên về bồi dưỡng, phát triển văn hóa ứng xửcho sinh viên

Hai là, đẩy mạnh nâng cao chất lượng sinh hoạt, học tập, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên đểnâng cao nhận thức của các chủ thể

Ba là, tập trung nâng cao nhận thức cho các chủ thể về nội dung, ý nghĩa, đặc trưng văn hóa ứng xử HồChí Minh

Năm là, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện lệch lạc về nhận thức, những việc làm sai trái, thiếu trách nhiệm trong bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho sinh viên

3.2.2 Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng văn hóa ứ ng x ử cho sinh viên Đây là giải pháp có tác động trực tiếp đến hiệu quả bồi dƣỡng VHƢX cho sinh viên Thực tế cho thấy một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho bồi dƣỡng VHƢX cho sinh viên hiệu quả chƣa cao là do nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện chưa thiết thực, thiếu linh hoạt, chậm đổi mới giáo dục Mặt khác, việc đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp bồi dƣỡng VHƢX cho sinh viên chƣa đáp ứng kịp xu thế vận động chung của sự nghiệp xây dựng ngành giáo dục hiện nay Đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên thực trạng VHƢX cho sinh viên nhƣ đã trình bày ở trên.

3.2.3 Phát huy tính tích cự c, t ự giác cho sinh viên Đây là giải pháp có vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến kết quả bồi dƣỡng VHƢX của sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia VHƢX cho sinh viên đƣợc hình thành và phát triển là kết quả tác động của các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng, rèn luyện của các chủ thể, cùng với đó là sự rèn luyện, phấn đấu liên tục, bền bỉ của mỗi sinh viên Sự nỗ lực trong tự học, tự bồi dƣỡng, rèn luyện cho sinh viên phản ánh vai trò to lớn của chủ thể giữ vai trò trực tiếp, là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự hình thành và phát triển VHƢX cho sinh viên Quá trình bồi dƣỡng đòi hỏi mỗi sinh viên phải quán triệt sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí

Minh “phải lấy tự học làm cốt” Thực tiễn đã chứng minh, các chủ thể có quan tâm, đầu tƣ và cố gắng đến đâu nhƣng nếu bản thân sinh viên thiếu tích cực, thiếu tự giác học tập, không chịu khó tự xây dựng, tự phấn đấu, tự tu dưỡng trưởng thành thì cũng không thể nào bồi dưỡng được VHƯX Hồ Chí Minh cho sinh viên tốt đƣợc

Dựa vào các giải pháp trên sẽ góp phần làm lành mạnh hóa môi trường giáo dục đại học, giúp cải thiện mối quan hệ của sinh viên, tăng cường khả năng thích nghi với môi trường, công việc sau này Văn hóa ứng xử là một trong những nét đẹp, nội dung cần đƣợc quan tâm duy trì và bồi dƣỡng của văn hóa học đường Vấn đề xây dựng văn hóa học đường trong đó có văn hóa ứng xử phải đƣợc coi là trọng tâm và quan trọng nhất

Văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh phản ánh nhận thức và hành động mực thước gắn với thực tiễn cách mạng Việt Nam VHƯX HồChí Minh đã trởthành tấm gương, bài học quý giá, là chuẩn mực để bồi dưỡng VHƯX của sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia là tất yếu khách quan, đó là tổng thể các hoạt động có mục đích, tác động vào nhận thức, hành vi thói quen của học viên nhằm hình thành ở học viên những lề lối, cách thức, nguyên tắc, phương pháp ứng xử mang tính ổn định, bảo đảm cho học viên có văn hóa ứng xử phù hợp đáp ứng nhiệm vụ học tập tại Nhà trường cũng như trên cương vị công tác khi ra trường Để không ngừng nâng cao chất lượng GD - ĐT của Nhà trường nói chung và bồi dƣỡng VHƢX Hồ Chí Minh cho sinh viên nói riêng Đòi hỏi các chủ thể bồi dƣỡng VHƢX Hồ Chí Minh cho sinh viên cần quán triệt tốt các yêu cầu và tiến hành đồng bộ, linh hoạt các giải pháp: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lƣợng; đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp bồi dƣỡng; gắn quá trình bồi dƣỡng VHƢX với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tƣ tưởng, đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh; phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong bồi dƣỡng VHƢX; phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong Nhà trường Thực hiện tốt các giải pháp đó sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng VHƢX Hồ Chí Minh cho sinh viên trong Nhà trường

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Phạm Ngọc Anh (Chủ biên), Phong cách làm việc Hồ Chí Minh - giá trị lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015

2.Phạm Ngọc Anh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Thị Nhuần, Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội, 2017

3.Đinh Bá Âu, Xây dựng phong cách ứng xử của sinh viên đại học cảnh sát nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2016

4.Hoàng Chí Bảo (2005), “Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh - Giá trị và ý nghĩa”,

Tạp chí Cộng sản, số 11, tr 31-33

5.Báo Nhân dân, số593, ngày 17/10/1955.

6.Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2017

7.Bộ Chính trị- Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII,

Chỉ thị số 05-CT/TW về: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Hà Nội, 2016

8.Chủ tịch HồChí Minh trong lòng thế giới, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1979, tr.70

9 Thành Duy, Văn hóa đạo đức - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam,

Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2004

10.Nguyễn Thị Kim Dung (2014), “Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện qua lối sống”, Tạp chí Tuyên giáo, Hà Nội, tr 34-37

11.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,

12 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1-15, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011.

PHỤ LỤC 01 CÂU HỎI KHẢO SÁT

( Dành cho sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện

Hành chính Quốc gia ) Để góp phần tìm hiểu về văn hóa ứng xử của sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia và tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu : “Văn hóa ứ ng x ử c ủa sinh viên lớ p 2205QLNC, khoa Hành chính h ọ c, H ọ c vi ện Hành chính Quố c gia ” đạt kết quả, với kiến thức và kinh nghiệm của các bạn, vui lòng chọn ý đúng vào các câu hỏi nhƣ sau:

Câu hỏi 1: Văn hóa ứng xử của sinh viên là gì ?

A Cách cử xử chân tình, vui vẻ

B Chan hòa, dung tình yêu thương để xử lý vấn đề

C Cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ

D Năng lực trí tuệ, khảnăng ứng biến

Câu hỏi 2: Theo bạn, văn hóa ứng xử của sinh viên có đặc trƣng gì ?

Câu hỏi 3: Theo bạn, biểu hiện văn hóa ứng xử của sinh viên?

A Thiếu tôn trọng với giảng viên

B Sử dụng tại liệu trong các kì thi

C Cử chỉ thận thiện, thái độôn hòa, trang phục phù hợp

D Chống đối, không tuân theo quy định trường, lớp

Câu hỏi 4: Theo bạn, có những yếu tố nào tác động đến văn hóa ứng xử của sinh viên ?

A Yếu tốmôi trường giao tiếp

D Yếu tố về Gia đình

E Yếu tố về phía Giảng viên

( Dành cho sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện

Hành chính Quốc gia ) Để góp phần tìm hiểu về văn hóa ứng xử của sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia và tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu : “Văn hóa ứ ng x ử c ủa sinh viên lớ p 2205QLNC, khoa Hành chính h ọ c, H ọ c vi ệ n H ành chính Quố c gia ” đạt kết quả, với kiến thức và kinh nghiệm của các bạn, vui lòng chọn ý đúng vào các câu hỏi nhƣ sau:

Câu 1 Theo bạn đặc điểm văn hóa ứng xử của sinh viên gồm những đặc điểm nào?

Câu 2 Theo bạn văn hóa ứng xử tốt đem lại những lợi ích gì?

Câu 3.Theo bạn văn hóa ứng xử ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan nào?

Câu 4 Bạn đã có cho mình cách ứng xửkhéo léo hay chƣa?

Chân thành cảm ơn các bạn!

Phụ lục ảnh 1: Phỏng vấn sinh viên Lưu Phương Nhung sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu)

Phụ lục ảnh 2: Phỏng vấn sinh viên Nguyễn Thị Hương sinh viên lớp 2205QLNC, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia

Ngày đăng: 12/03/2024, 16:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w