TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM, MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Khái niệm về bất bình đẳng giới trong thu nhập
Bất bình đẳng giới trong thu nhập là phân biệt trong thu nhập được hưởng của lao động nam và lao động nữ mặc dù có cùng các đặc tính năng lực và năng suất lao động như nhau (Rio, C.D và các cộng sự, 2006) Đó chính là sự khác biệt giữa thu nhập của lao động nam và lao động nữ mặc dù họ có trình độ như nhau, kinh nghiệp làm việc như nhau, cùng làm một việc và năng suất lao động là như nhau.
Hiện nay, bất bình đẳng đang diễn ra dưới rất nhiều hình thức trong cuộc sống Theo tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Oganization) thì bất cứ sự phân biệt nào hình thành trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, khuynh hướng chính trị, nguồn gốc xã hội… mà có ảnh hưởng và làm tổn hại đến việc tiếp cận các cơ hội hay sự đối xử trong công việc và nghề nghiệp thì được coi là có sự bất bình đẳng.
Theo tài liệu “ Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách” của Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam xuất bản năm
2004 thì “Bất bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới” Nam giới và phu nữ cùng có đều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình, có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của xã hội trong quá trình phát triển, được hưởng tự do cà chất lượng cuộc sống một cách bình đẳng, được hưởng thành quả một cách bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội Theo khái niệm trên thì bình đẳng giới không phải là sự hoán đổi vai trò của nam và nữ từ thái cực này sang thái cực khác Và khái niệm này cũng không phải là sự tuyệt đối hoá bằng con số hay tỷ lệ ngang nhau mà là sự khác biệt về giới tính trong các vai trò sản xuất, tái sản xuất, vai trò chính trị và cộng đồng, đặc biệt là sự chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc các thành viên trong gia đình để tạo cơ hội và điều kiện cho nam, nữ phát triển toàn diện về mọi mặt Đồng thời khái niệm này còn đề cập đến việc tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bù đắp những khoảng trống do việc mang thai, sinh con và gánh vác phần lớn lao động gia đình đem lại.
Như vậy bất bình đẳng giới được hiểu là sự phân biệt trên cơ sở giới tính mà sự phân biệt này ảnh hưởng đến sự tham gia, đóng góp và hưởng thụ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển của con người Xét riêng trong lĩnh vực lao động thì sự bất bình đẳng giới thể hiện ở sự phân biệt trong việc tiếp cận các cơ hội, sự phân biệt đối xử trong công việc thừa hưởng các thành quả lao động giữa lao động nam và lao động nữ.
Trên thực tế có thể thấy có sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng giới ở hầu hết các xã hội Sự phân biệt đối xử thường được thấy ở bốn lĩnh vực là: lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận với các cơ hội kinh tế (Ví dụ: tham gia thị trường lao động, thu nhập) và tham gia vào lãnh đạo và tham chính Sự phân biệt đối xử này xuất phát từ quan niệm dập khuôn cho rằng phụ nữ có ít quyền tự quyết hơn, có ít nguồn lực để sử dụng hơn và có ít ảnh hưởng đối với quá trình ra quyết định có liên quan tới xã hội và cuộc sống riêng của họ Nó đặt người phụ nữ vào một vị trí phải phục tùng và bất lợi so với nam giới Điều này thường xảy ra, chẳng hạn, khi người phụ nữ bị từ chối cơ hội việc làm bởi khuôn mẫu giới là người đàn ông là người ra quyết định tốt hơn.
Các thước đo về bất bình đẳng
Bất bình đẳng giới được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và được đo bằng các chỉ tiêu khác nhau Trong báo cáo phát triển con người của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã đưa ra hai chỉ số:
Chỉ số phát triển giới (GDI)
Chỉ số này phản ánh những thành tựu trong các khía cạnh tương tự như chỉ số phát triển con người (HDI) (tuổi thọ bình quân, giáo dục, thu nhập) nhưng lại điều chỉnh các kết quả đó theo sự bất bình đẳng giới Trong mỗi nước, nếu giá trị và thứ tự hạng của GDI càng gần với HDI thì sự khác biệt giới theo giới tính càng nhỏ Nếu thứ hạng GDI thấp hơn thứ hạng HDI cho thấy sự phân phối không bình đẳng và phát triển con người giữa nam và nữ Ngược lại, nếu thứ hạng GDI là cao hơn, cho thấy một sự phân phối bình đẳng hơn về phát triển con người giữa nam và nữ.
Thước đo vị thế giới (GEM)
Thước đo này tập trung xem xét cơ hội của phụ nữ chứ không phải là khả năng (năng lực) của họ Nó chỉ ra sự bất bình đẳng ở ba khía cạnh:
Tham gia hoạt động chính trị và có quyền quyết định - được đo bằng tỷ lệ có ghế trong Quốc hội của phụ nữ và nam giới.
Tham gia hoạt động kinh tế và có quyền quyết định - được đo bằng tỷ lệ các vị trí lãnh đạo, quản lý do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm và tỷ lệ các vị trí trong ngành kỹ thuật, chuyên gia do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm.
Quyền đối với các nguồn lực kinh tế - đo bằng thu nhập ước tính của phụ nữ và nam giới (PPP-USD).
Thước đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập đã được nhà kinh tế, các nhà thống kê sử dụng nhiều trong các ngành phân tích thống kê là đường Lorenz và hệ số GINI Đường Lorenz Đường Lorenz cho thấy mối quan hệ định lượng thực sự giữa tỷ lệ phần trăm của dân số có thu nhập và tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận được trong một khoảng thời gian nhất định chẳng hạn là một năm.
Khoảng cách giữa đường chéo (đường 45%) và đường Lorenz là một dấu hiệu cho biết mức độ bất bình đẳng Đường Lorenz càng cách xa đường 45 0 thì mức độ bất bình đẳng càng lớn Điều đó cũng có ý nghĩa là phần trăm thu nhập của người nghèo nhận được giảm đi.
Hệ số GINI Đường Lorenz sử dụng đo lường mức độ bình đẳng được biểu thị bằng hình vẽ Hạn chế của đường Lorenz là không lượng hóa được mức độ bất bình đẳng và trong trường hợp so sánh 2 phân phối thu nhập, nếu đường Lorenz tương ứng với 2 phân phối của thu nhập khác nhau thì không thể xếp hạng sự bất bình đẳng được mà phải sử dụng thước đo biểu thị bằng con số.
Hệ số GINI (G) là thước đo được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu thực nghiệm Dựa và đường Lorenz có thể tính hệ số GNI Hệ số GINI chính là tỷ số giữa diện tích được giới hạn bởi đường Lorenz và đường 45 0 với diện tích tam giác dưới đường 45 0 (0