LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY
QUAN ĐIỂM VỀ TIỀN LƯƠNG
1 Các quan điểm về tiền lương và tổ chức quản lý tiền lương.
1.1 Quan điểm về tiền lương
Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá của yếu tố sức lao động mà người sử dụng (nhà nước, chủ doanh nghiệp) phải trả cho người cung ứng sức lao động, tuân theo các nguyên tắc cung, cầu, giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước Trong nền kinh tế thị trường phát triển, khái niệm tiền lương, tiền công được xem là đồng nhất cả về bản chất kinh tế, phạm vi và đối tượng áp dụng Nhưng ở các nước đang chuyển từ nền kinh tế mệnh lệnh sang nền kinh tế thị trường, khái niệm tiền lương thường được gắn với chế độ tuyển dụng suốt đời, hoặc một thoả thuận hợp đồng sử dụng lao động dài hạn, ổn định Nói chung khái niệm tiền lương có tính phổ quát hơn, và cùng với nó là một loạt các khái niệm: tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế, tiền lương tối thiểu
-Tiền lương danh nghĩa là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụng sức lao động trả cho người cung ứng sức lao động căn cứ vào hợp đồng thoả thuận giữa hai bên trong việc thuê lao động Trên thực tế, mọi mức lương trả cho người lao động đều là tiền lương danh nghĩa Song bản thân tiền lương danh nghĩa lại chưa thể cho ta một nhận thức đầy đủ về mức trả công thực tế cho người lao động.
-Tiền lương thực tế là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương của mình, sau khi đã đóng các khoản thuế theo quy định của Chính phủ Chỉ số tiền lương thức tế, tỉ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa và tỉ lệ nghịch với giá cả tại thời điểm xác định.
Ta có công thức sau: (1)
Trong đó: Itt là chỉ số tiền lương thực tế
Idn là chỉ số tiền lương danh nghĩa
Ig là chỉ số giá cả
-Tiền lương tối thiểu là số tiền nhất định trả cho người lao động tương ứng với trình độ lao động đơn giản nhất (không qua đào tạo) với điều kiện lao động và môi trường lao động bình thường.
Tiền lương nhỏ nhất chung phải được coi là tiền lương gốc của toàn bộ hệ thống tiền lương, là lưới an toàn cho tất cả những người làm công ăn lương trong toàn xã hội, mặt khác nó là cơ sở để tính toán các mức lương cơ bản, tính giá thành sản phẩm, tính phí lưu thông, tính toán một số chế độ bảo hiểm xã hội quan trọng như lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Mức lương tối thiểu có các đặc trưng cơ bản sau đây:
+Tương ứng với trình độ lao động đơn giản nhất.
+Cường độ lao động nhẹ nhàng nhất trong điều kiện lao động bình thường.
+Nhu cầu tiêu dùng ở mức tối thiểu cần thiết
+Tương ứng với giá các tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình hiện nay của đất nước.
1.2 Quan điểm về tổ chức quản lý tiền lương
Quản lý tiền lương, ở cấp độ vi mô là việc quản lý lương công nhân viên gồm một loạt những hoạt động quản lý nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức như lập kế hoạch, tổ chức, thực thi tiền lương (tổng ngạch tiền lương và tiền lương của từng công nhân), chế độ tiền lương, tiền lương đặc biệt sau đó là kiểm tra kết quả của những việc làm trên, đồng thời tiến hành lấy ý kiến phản ánh của công nhân Một chế độ tiền lương hợp lý và có sức hấp dẫn có thể kích thích tính tích cực trong công tác của nhân viên một cách hiệu quả, thúc đẩy nhân viên cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình, mục tiêu của tổ chức, nâng cao hiệu ích của tổ chức Đồng thời, nó còn thu hút và lưu giữ một đội ngũ nhân viên có tố chất cao và khả năng làm việc trên thị trường nguồn nhân lực đang cạnh tranh ngày càng gay gắt.
2 Các hình thức trả lương ở công ty
Tuỳ vào cơ sở để tính toán lượng tiền trả cho công nhân, tiền lương có thể được trả dưới hai hình thức: tiền lương trả theo thời gian và tiền lương trả theo sản phẩm.
2.1 Trả lương theo thời gian Đây là hình thức trả công dựa trên cơ sở mức tiền công đã được xác định cho công việc và số đơn vị thời gian thực tế làm việc, với điều kiện họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc tối thiểu đã được xây dựng trước nếu muốn tiếp tục được nhận mức tiền công cho công việc đó.
Tiền công trả theo thời gian thường được áp dụng cho các công việc sản xuất nhưng khó định mức được cụ thể; hoặc các công việc đòi hỏi chất lượng cao, các công việc mà năng suất, chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào máy móc, thiết bị hay các hoạt động tạm thời, sản xuất thử.
Hình thức này dễ hiểu, dễ quản lý, tạo điều kiện cho cả người quản lý và công nhân có thể tính toán tiền công một cách dễ dàng Song tiền công mà công nhân nhận được không liên quan trực tiếp đến sự đóng góp lao động của họ trong một chu kỳ thời gian cụ thể Để khắc phục được nhược điểm này có thể thực hiện trả công theo hai chế độ:
-Trả công theo thời gian đơn giản: theo thời gian thực tế làm việc và mức tiền công thời gian của công việc.
-Trả công theo thời gian có thưởng: gồm tiền công theo thời gian đơn giản cộng với tiền thưởng Tiền thưởng có thể được tính cho tất cả các sản phẩm được sản xuất, cũng có thể được tính cho số sản phẩm vượt mức hoặc cho mức độ thực hiện công việc xuất sắc.
2.2 Trả lương theo sản phẩm Để khuyến khích tăng năng suất lao động, người lao động còn có thể được trả công theo số lượng đơn vị sản phẩm mà họ sản xuất ra Trong hình thức này, tiền công của người lao động sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra và đơn giá trả công cho một đơn vị sản phẩm Công thức để tính tiền công cho người lao động như sau:
Trong đó: TC: Tiền công ĐG: Đơn giá Qtt: Số lượng sản phẩm thực tế Đơn giá được tính bằng cách chia mức lương giờ của công việc cho số đơn vị sản phẩm định mức mà người lao động có nghĩa vụ phải sản xuất trong một giờ hoặc nhân với mức lương giờ của công việc với số giờ định mức để sản xuất được một đơn vị sản phẩm.
Các mức lao động này thể hiện khối lượng sản phẩm mà người lao động cần sản xuất ra trong một đơn vị thời gian với nhịp độ làm việc bình thường Hình thức trả công này có tác dụng khuyến khích người lao động về mặt tài chính , thúc đẩy họ nâng cao năng suất lao động, đặc biệt đối với những người có mong muốn mạnh mẽ nâng cao thu nhập, vì lượng tiền công mà họ nhận được phụ thuộc trực tiếp vào lượng sản phẩm của họ Việc tính toán tiền công cũng đơn giản và có thể được giải thích dễ dàng đối với người lao động Tuy nhiên trả công theo sản phẩm rất dễ dẫn đến tình trạng người lao động không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu và sử dụng hợp lý máy móc, thiết bị Nhiều trường hợp người lao động không muốn làm những công việc đòi hỏi trình độ lành nghề cao vì khó vượt mức lao động Do đó tiền công trả theo sản phẩm chỉ phù hợp với những công việc mà ở đó dây chuyền sản xuất đảm bảo được liên tục, các công việc có thể định mức được, có tính lặp lại và không đòi hỏi trình độ lành nghề cao, năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào sự nỗ lực của người lao động và việc tăng năng suất không gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm.
Trả công theo sản phẩm có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào từng đối tượng.
2.2.1 Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.
Chế độ trả công này thường được áp dụng đối với những công nhân sản xuất chính mà công việc của họ mang tính độc lập tương đối, có thể định mức và kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt Tuỳ vào điều kiện sản xuất và quan điểm khuyến khích người lao động của doanh nghiệp , người lao động có thể được trả công theo đơn giá cố định, luỹ tiến hay luỹ thoái Đơn giá cố định được tính theo công thức sau đây: ĐG = L/Q hoặc ĐG = L*T Trong đó: ĐG: Đơn giá sản phẩm
L : Mức lương cấp bậc của công việc
NỘI DUNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG
-Tiền lương, tiền công, thu nhập phải thực sự là đòn bẩy kinh tế khuyến khích sản xuất phát triển Gắn tiền lương, tiền công, thu nhập với hiệu quả sản xuất, hiệu quả công tác nhằm thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ tay nghề, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
-Đảm bảo và duy trì nhu cầu sinh hoạt cơ bản của nhân viên.
-Đảm bảo năng suất lao động không ngừng tăng lên và tốc độ tăng tiền lương phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động
-Xây dựng chế độ phân phối tiền lương công bằng, hợp lý, thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.Thực hiện thống nhất cơ chế quản lý, phân phối tiền lương, tiền công và thu nhập trong toàn công ty.
-Xử lý chính xác các mối quan hệ để người quản lý và người được quản lý có trách nhiệm qua lại với nhau.
Có đảm bảo các yêu cầu của tổ chức quản lý tiền lương như trên mới giúp doanh nghiệp tồn tại và ngày càng phát triển Còn đối với người lao động thì có đủ chi phí để trang trải cho cuộc sống Đối với toàn xã hội là nguồn góp phần tạo ra sự công bằng, và đảm bảo cho sự ổn định và phồn thịnh của xã hội.
2 Các nhân tổ ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lý tiền lương
*Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
-Sự khác biệt về tiền lương theo vùng địa lý mà tổ chức doanh nghiệp đang cư trú.
-Các mong đợi của xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán.
-Các tổ chức công đoàn.
-Luật pháp và các quy định của Chính phủ.
-Tình trạng của nền kinh tế.
*Yếu tố thuộc về tổ chức
-Ngành, lĩnh vực sản xuất.
-Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
-Quy mô, cơ cấu trang thiết bị của doanh nghiệp.
*Yếu tố thuộc về công việc
-Đòi hỏi về trách nhiệm của công việc.
-Mức độ phức tạp, yêu cầu trình độ, khả năng của công việc
*Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động
-Trình độ thâm niên,kinh nghiệm của người lao động.
-Mức độ hoàn thành công việc
-Sự cố gắng cống hiến, tiềm năng của người lao động.
3.Nội dung tổ chức quản lý tiền lương
3.1 Cơ chế quản lý quỹ lương
Nhà nước quy định đơn giá tiền lương đối với những sản phẩm trọng yếu, sản phẩm đặc thù trong các doanh nghiệp, cụ thể là: Sản phẩm điện, xi măng, vận tải đường sắt,vận tải hàng không, dịch vụ bưu điện, xăng dầu và hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh, tổng công ty kim khí, công ty xuất nhập khẩu dầu khí.
Các sản phẩm còn lại, đơn giá tiền lương xây dựng theo hướng dẫn thống nhất và đăng ký với cơ quan Nhà nước.
*Quỹ tiền lương thực hiện gồm:
Quỹ tiền lương tính theo đơn giá và kết quả sản xuất kinh doanh; quỹ tiền lương của Giám đốc, Kế toán trưởng, Phó giám đốc; quỹ tiền lương bổ sung do thời gian không tham gia sản xuất đối với các doanh nghiệp xác định đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm.
Tổng quỹ tiền lương trên là chi phí hợp lệ trong giá thành sản phẩm và phí lưu thông để trả công lao động và làm căn cứ để xác định thuế lợi tức của doanh nghiệp.
*Nhà nước không hỗ trợ ngân sách cho các doanh nghiệp thực hiện chế độ tiền lương mới, việc trả lương phải theo kết quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước không thấp hơn mức quy định hiện hành, nộp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
3.2 Quản lý chế độ tiền lương
-Quản lý tiền lương: bao gồm quản lý tiền lương chung và quản lý tiền lương riêng của từng nhân viên Việc quản lý tiền lương chung được hiểu theo nghĩa hẹp có nghĩa là quản lý tất cả các chi phí trả cho nhân viên Còn quản lý tiền riêng nghĩa là quản lý việc phân phối tiền lương chung cho mỗi nhân viên, thường được thực hiện thông qua việc quản lý hệ thống tiền lương, quản lý kết cấu tiền lương và sự khác nhau giữa các bậc lương.
-Quản lý kết cấu tiền lương và phân phối tiền lương: là việc quản lý có liên quan tới yếu tố và tỷ lệ cấu thành tiền lương, cũng là việc quản lý căn cứ vào hệ thống tiền lương để tổng hợp lại những nội dung chi phí trong tiền lương và xác định xem mỗi nội dung chiếm tỷ lệ phần trăm bao nhiêu trong tổng số tiền lương
3.3 Quản lý tiền lương đặc biệt
-Quản lý tiền thưởng: là việc quản lý khoản tiền lao động ngoài tiền lương quy định chi trả cho nhân viên nhằm mục đích kích lệ Quỹ tiền thưởng được hình thành từ lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ khoản hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách và trích lập các quỹ theo quy định của Nhà nước, tối đa không quá 50% quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghiệp Ngoài quỹ tiền thưởng này, doanh nghiệp không được lấy bất kỳ nguồn nào khác để trả lương cho công nhân, viên chức.
Các chế độ tiền thưởng: Tiết kiệm vật tư, chất lượng sản phẩm, sáng kiến, doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
-Các khoản phụ cấp lương: Đối với mỗi lao động đều có một công việc riêng, thời gian làm việc và điều kiện làm việc khác nhau Do đó, để đảm bảo sự công bằng và khuyến khích người lao động tích cực làm việc Nhà nước đã đưa ra các quyết định về phụ cấp tiền lương cho người lao động.
Các khoản phụ cấp lương: Phụ cấp quốc phòng, phụ cấp thâm niên, phụ cấp độc hại phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp tổ trưởng tổ phó.
3.4 Đôn đốc, giám sát và kiểm tra việc quản lý tiền lương
Là hoạt động quản lý bao gồm phân tích, đánh giá, điều chỉnh chênh lệch trên nhiều phương diện của các hoạt động quản lý tiền lương để cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch tiền lương ở giai đoạn sau.
TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY
VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY.
Trả công lao động là một hoạt động quản lý nhân sự có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cho tổ chức đạt được hiệu suất cao cũng như tác động một cách tích cực tới đạo đức lao động của mọi người lao động Tuy nhiên, tác dụng của trả công còn tuỳ thuộc vào khả năng chi trả và ý muốn trả công của công ty cho người lao động trong tương quan với sự đóng góp của họ Một cơ cấu tiền lương hợp lý sẽ là cơ sở để xác định lượng tiền công công bằng nhất cho từng người lao động cũng như là cơ sở để thuyết phục họ về lượng tiền công đó.
Hiện nay Việt Nam có rất nhiều tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức con người trong đó chúng ta không thể không kể đến nạn tham ô, hối lộ…điều này thể hiện ở một số bộ phận không nhỏ trong công nhân viên chức Nhà nước Sở dĩ một phần cơ chế quản lý tiền lương không hiệu quả trong các tổ chức mà ra Do đó quản lý tiền lương đóng một vai trò quan trọng đối với một tổ chức nói riêng và đối với toàn xã hội nói chung Quản lý tiền lương hiệu quả sẽ tạo động lực cho người lao động làm việc hiệu quả, doanh nghiệp đạt được mục tiêu hoạt động sản xuất và xã hội thịnh vượng hơn.
Các tổ chức cần quản trị có hiệu quả chương trình tiền công, tiền lương của mình vì kết quả của chương trình đó có ý nghĩa đặc biệt lớn Tiền công không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn đến các tổ chức và xã hội.
* Đối với người lao động:
Người lao động quan tâm đến tiền lương vì nhiều lý do:
-Tiền công, tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động, giúp cho họ và gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt, dịch vụ cần thiết.
-Tiền công, tiền lương kiếm được ảnh hưởng đến địa vị của người lao động trong gia đình, địa vị của họ trong tương quan với các bạn đồng nghiệp cũng như giá trị tương đối của họ đối với tổ chức và đối với xã hội.
-Khả năng kiếm được tiền công cao hơn sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sự đóng góp cho tổ chức.
-Tiền công là một phần quan trọng của chi phí sản xuất Tăng tiền công sẽ ảnh hưởng tới chi phí, giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của công ty trên thị trường.
-Tiền công, tiền lương là công cụ để duy trì, giữ gìn và thu hút những người lao động giỏi, có khả năng phù hợp với công việc của tổ chức.
-Tiền công, tiền lương cùng với các thù lao khác là công cụ để quản lý chiến lược nguồn nhân lực và có ảnh hưởng đến các chức năng khác của quản lý nguồn nhân lực.
-Tiền công có thể ảnh hưởng quan trọng tới các nhóm xã hội và các tổ chức khác nhau trong xã hội Tiền công cao hơn giúp cho người lao động có sức mua cao hơn và điều đó làm tăng sự thịnh vượng của cộng động nhưng mặt khác cũng có thể dẫn tới tăng giá cả và làm giảm sức sống của những người có thu nhập không đuổi kịp mức tăng của gía cả Gía cả tăng cao lại có thể làm giảm cầu về sản phẩm và dịch vụ và dẫn tới giảm công việc làm.
-Tiền công đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc dân thông qua con đường thuế thu nhập và góp phần làm tăng nguồn thu của chính phủ cũng như giúp cho chính phủ điều tiết được thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY 20
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY 20 CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG
TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG
1 Sự hình thành và phát triển của công ty
1.1.Khái quát về Công ty 20
1.1.1Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty:Công ty 20
Trụ sở chính tại: Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Thành Phố
Giám đốc công ty: Thượng tá CHU ĐÌNH QUÝ
Công Ty 20 được thành lập năm 1957, là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh hàng dệt vải, dệt kim, sản phẩm may mặc phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu Kinh doanh vật tư thiết bị, nguyên liệu hoá chất phục vụ ngành dệt nhuộm Công ty vinh dự 2 lần được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1989 và năm 2001.
- Trang phục Quân đội, trang phục ngành
- Áo Jacket nam nữ các loại, quần âu, sơmi nam nữ, váy thời trang,quần áo thể thao, quần áo đua môtô, đồng phục, Complê, Veston
- Các sản phẩm dệt kim: Bít tất, khăn mặt, áo dệt kim
- Vải các loại: 100% Cotton, PC65/35, TC65/35, 100% Polyester…
- May: 5 triệu bộ sản phẩm/năm
- Dệt kim: 6 triệu áo dệt kim/năm; 6 triệu đôi tất/năm; 3 triệu khăn/năm
- Dệt vải: 19 triệu mét/năm
Tổng số cán bộ công nhân viên công ty: 4000 người
Công ty có đội ngũ công nhân lành nghề, trang thiết bị hiện đại đồng bộ của Mỹ, Nhật, Đức, Hàn quốc, … với trên 3.800 thiết bị dệt may và dệt vải các loại.
Sản phẩm của Công ty có mặt trên khắp thị trường trong nước và nhiều nước trên thế giới như: Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Achentina, Thụy Sỹ, Canada, Hàn Quốc, … Các sản phẩm của Công ty đã đem lại nhiều giải thưởng cao như huy chương vàng, bạc, bằng khen tại các hội chợ hàng công nghiệp, hội chợ Thời trang Việt Nam qua nhiều năm, và đã 5 năm liên tục đoạt các giải thưởng Quốc tế về chất lượng, kỹ thuật, uy tín thương mại được Hiệp hội Office & Trade leader Clup Tây Ban Nha trao tặng năm 1996, 1998, 2000, 2001 và 2002, Cúp chất lượng Quốc tế Châu Âu do Hiệp hội J*ban ImageAge Tây Ban Nha trao tặng năm 1997.
Hệ thống quản lý chất lượng của công ty được tổ chức BVQI (của Vương Quốc Anh) cấp chứng nhận ISo 9001/2000 và Trung tâm chứng nhận chất lượng QUACERT của Việt Nam cấp chứng nhận ISO 9001/2000. Đến nay công ty có 11 đơn vị thành viên đặt tại các tỉnh, thành phố + Xí nghiệp đo may cao cấp 1 (Gia lâm – Hà Nội)
+ Xí nghiệp may 3 (Thanh Xuân – Hà Nội)
+ Công ty cổ phần 199 (trước đây là xí nghiệp 199) (Phủ Lý – Hà Nam)+ Xí nghiệp dệt kim (Gia Lâm – Hà Nội)
+ Xí nghiệp may 6 (Thái Nguyên)
+ Xí nghiệp dệt vải (Nam Định)
+ Xí nghiệp may 8 (Thanh Hoá)
+ Xí nghiệp Thương mại (Hà Nội)
+ Trung tâm nghiên cứu mẫu mốt thời trang (Thanh Xuân – Hà Nội) + Trung tâm đào tạo nghề may (Thanh Xuân – Hà Nội)
+ Chi nhánh phía Nam (Đường Cộng Hoà – Thành phố Hồ Chí Minh) Công ty 20 là một địa chỉ tin cậy nhất của ngành Hậu cần quân đội đối với các sản phẩm quân trang Đồng thời công ty cũng là bạn hàng tin cậy, uy tín của nhiều đối tác với các sản phẩm là trang phục ngành, trang phục phục vụ công sở, quần áo đua mô-tô, Jacket các loại, Comple…
Công ty sẵn sàng hợp tác, đầu tư phát triển, liên doanh liên kết sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp, bạn hàng trong và ngoài nước trên nguyên tắc hợp tác bình đẳng cùng có lợi.
1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Thực hiện sản xuất kinh doanh phục vụ Quốc phòng, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu các mặt hàng dệt may…
+Nghiên cứu xây dựng kế hoạch đầu tư, chiến lược phát triển Công ty về ngành nghề, sản phẩm, thị trường, thiết bị công nghệ, con người, cơ cấu tổ chức, quản lý… phù hợp với quy định TCHC –BQP và pháp luật của Nhà nước…
+Đảm bảo chăm lo đời sống về vật chất và tinh thần cho lực lượng lao động của Công ty theo luật lao động và theo quy định của quân đội.
+Quản lý, sử dụng hiệu quả vốn được giao theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và theo quy định của Bộ quốc phòng.
+Giáo dục chính trị, tư tưởng, phát triển tổ chức đoàn thể cho cán bộ,Đảng viên, công nhân viên.
+Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, bảo vệ môi trường giữ gìn an ninh trật tự tại nơi Công ty đóng quân.
Trong 50 năm xây dựng và trưởng thành Công ty 20 liên tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao đóng góp xứng đáng cho sự thành công của cách mạng Việt Nam trong thời chiến cũng như trong thời bình.
1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20
Công ty 20- Bộ quốc phòng là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng cục hậu cần Bộ quốc phòng Công ty được thành lập theo quyết định 467/QĐ-QP ngày 4/8/1993 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và theo quyết định 1119/DM ngày 13/3/1996 của Văn phòng chính phủ.
Trước năm 1975, việc may đo quân phục cho cán bộ có nhiều hạn chế. Phiếu may đo được cấp cho từng người, quân trang may theo mẫu Do trình độ tay nghề và nhiều yếu tố khách quan khác, trang phục may sẵn theo phương thức này vừa không đảm bảo chất lượng vừa thiếu thống nhất, việc đảm bảo quân trang cho cán bộ thường bị động, lúng túng Để từng bước khắc phục tình trạng đó, từ năm 1956, lãnh đạo chỉ huy tổng cục hậu cần, cục quân nhu đã có dự định tổ chức một cơ sở may cho cán bộ do ngành quân nhu trực tiếp quản lý Cơ sở may quân trang cho cán bộ là tiền thân của xí nghiệp X20 và nay là công ty 20 Cơ sở may quân trang đó có tên gọi là “Xưởng may đo hàng kỹ” được thành lập ngày 18/2/1957, gọi tắt là X20, có nhiệm vụ may đo quân trang phục vụ cán bộ trung- cao cấp trong quân đội Vào thời gian đầu, X20 được tổ chức như một tổ hợp sản xuất nhỏ với 36 cán bộ- công nhân Kỹ thuật sản xuất hoàn toàn thủ công Nhưng ngay trong năm đầu tiên, Công ty
20 đã sản xuất được 16520 bộ quy chuẩn.
Ngày 12/2/1992, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 74b/QP, do Thượng tướng Đào Đình Luyện ký chuyển xí nghiệp may 20 thành công ty may 20.Công ty may 20 ra đời là một bước nhảy quan trọng Từ nay, Công ty đã có đầy đủ điều kiện, đặc biệt là tư cách pháp nhân trên con đường sản xuất kinh doanh.
Ngày 17/3/1998, Trung tướng Trương Khánh Châu - Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, ký quyết định số 319/1998/QĐ-QP về việc đổi tên và bổ sung ngành nghề cho Công ty may 20 Quyết định ghi rõ: Đổi tên Công ty may 20 thành Công ty 20 Như vậy, kể từ ngày ký quyết định này, Công ty 20 chính thức trở thành một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề.
Năm 1989 và năm 2001, Công ty vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “đơn vị anh hùng lao động” Đây là sự khích lệ lớn lao nhưng cũng rất xứng đáng với tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Công ty 20 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Cục Hậu Cần - Bộ Quốc Phòng, là một trong những doanh nghiệp ra đời sớm nhất của ngành hậu cần quân đội Gần 50 năm xây dựng và trưởng thành của công ty gắn liền với quá trình phát triển của ngành hậu cần nói riêng và nền công nghiệp quốc phòng của đất nước ta nói chung.Công ty được thành lập theo quyết định 467/QĐ_QP 4/8/1993 và quyết định số 119/ĐM-DN ngày 13/3/1996 của văn phòng Chính phủ.
2 Đặc điểm các yếu tố đầu vào, đầu ra có liên quan đến công tác tổ chức quản lý tiền lương